QUYỂN 56
TỤNG THỨ MƯỜI TỲ KHEO TỤNG
1. Giới Cụ Túc
Phật tại thành Vương xá, bảo các Tỳ-kheo: “Có mười trường hợp đắc giới cụ túc:
– Một là Phật Thế tôn không thầy, tự nhiên đắc giới cụ túc.
– Hai là năm Tỳ-kheo đắc đạo liền đắc giới cụ túc.
– Ba là trưởng lão Đại Ca-diếp tự thệ liền đắc giới cụ túc.
– Bốn là Tô-đà tùy thuận luận đáp lời Phật mà đắc giới cụ túc.
– Năm là Biên địa trì luật thứ năm được đắc giới cụ túc.
– Sáu là Tỳ-kheo-ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề thọ tám trọng pháp liền đắc giới cụ túc.
– Bảy là ni Bán-ca-thi sai sứ thọ giới cụ túc.
– Tám là Phật bảo thiện lai Tỳ-kheo liền đắc giới cụ túc.
– Chín là Quy mạng Tam bảo nói ba lần: Tôi theo Phật xuất gia, liền đắc giới cụ túc.
– Mười là Bạch tứ yết ma đắc giới cụ túc”.
Trong đây, ba trường hợp thiện lai đắcgiới, quy mạng nói ba lần đắc giới và Bạch tứ yết ma đắc giới thì lúc Phật chưa kết Bạch tứ yết ma đắc giới thì người quy mạng Tam bảo, nói ba lần tôi theo Phật xuất gia, được gọi là khéo thọ giới cụ túc; nhưng sau khi Phật đã kết Bạch tứ yết ma thọ giới thì trường hợp quy mạng này không còn gọi là đắc giới cụ túc nữa. Trường hợp thiện lai đắc giới thì dù trước hay sau khi kết Bạch tứ yết ma vẫn gọi là đắc giới cụ túc, vì sao, vì Phật là Pháp vương đã tự cho thọ giới thì không có tại Học địa mà mạng chung.
Tỳ-kheo-ni có ba trường hợp đắc giới cụ túc: Thọ tám trọng pháp, sai sứ thọ giới và Bạch tứ yết ma. Trong đây trường hợp thọ tám trọng
pháp duy nhất chỉ có người thọ đầu tiên là đắc iới, người sau thì không có đắc giới. Trường hợp sai sứ thọ giới như ni Bán-ca-thi, nếu người nữ muốn xuất gia gặp chướng ngại tương tự cũng được đắc giới. Người sứ được sai đến trong Tăng thọ giùm không nhiều, không ít rồi mới trở về nói lại cho ni Bán-ca-thi ba pháp y chỉ, thời tiết năm tháng thọ giới và tám pháp Ba-la-di. Nếu được như thế thì gọi là đắc giới cụ túc, nếu không như thế thì không gọi là đắc giới cụ túc.
Người được thọ giới cụ túc dù nam hay nữ, nếu không có các pháp ngăn (giá nạn) thì mới được thọ, nếu có các pháp ngăn thì không được thọ. Pháp ngăn đó là không có Hòa thượng, A-xà-lê, không có y bát, có phạm biên tội, vốn là bạch y, bất năng nam, ô nhục Tỳ-kheo-ni, người việt tế, tặc trụ, người giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, người ác tâm làm cho Phật bị thương. Nếu cho thọ sẽ làm hoen ố chúng tăng, người cho thọ thì phạm Đột-kiết-la.
Nếu người có các căn đầy đủ và không có các pháp ngăn, chủng tảnh, tên họ, sự nghiệp… Tăng nhất tâm hòa hợp nên như pháp hỏi xong rồi, đều không có pháp ngăn thọ giới mới được cho thọ giới. Đây gọi là khéo thọ giới cụ túc. Có mười ba hạng người không được thọ giới cụ túc, đó là Có mười pháp ngăn thọ giới, đó là phạm biên tội, vốn là bạch y, bất năng nam, ô nhục Tỳ-kheo-ni, người việt tế, tặc trụ, người giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, người ác tâm làm cho Phật bị thương, người phá Tăng, người bị yết ma tẫn và phi nhân.
Có hai loại yết ma, đó là yết ma trị tội và yết ma thành thiện. Yết ma trị tội gồm có yết ma Khổ thiết, yết ma Y chỉ, yết ma Khu xuất, yết ma Hạ ý và yết ma diệt tẫn. Yết ma thành thiện gồm có yết ma thọ giới, yết ma bố tát, yết ma tự tứ, yết ma Xuất tội và yết ma Bố thảo, do có công năng thành tựu pháp thiện nên gọi là yết ma thành thiện.
Việc yết ma là tùy chỗ, thuận theo nhân duyên mà làm yết ma. Ngăn yết ma là khi yết ma nếu tác bạch không như pháp hay xướng nói không như pháp hoặc phi pháp biệt chúng, nên hoại bỏ. Không ngăn yết ma là khi yết ma nếu tác bạch như pháp, xướng nói như pháp, như pháp hòa hợp chúng, không nên hoại bỏ.
Yết ma diệt tẫn là các Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo bị tẫn rằng: “Thầy đã bị cử tội, hãy đi đi, Tăng không cùng thầy làm việc chung nữa, vì sao, vì Tăng đã làm yết ma, thầy hay đi đi”.
Yết ma xả tẫn là Tăng cho giải yết ma tẫn, Tỳ-kheo bị tẫn được trở lại cùng tăng làm yết ma, cùng ở chung và cùng làm việc. Việc khổ thiết là nếu Tỳ-kheo ưa thích đấu tranh, Tăng nhân việc này cho yết ma.
Khổ thiết. Việc xuất tội tức là cử tội có ba là thấy nghe và nghi. Nếu muốn đem ba việc này cử tội người khác thì phải đúng thời không vì phi thời, việc cử tội là thật không vì hư dối, cử tội vì muốn làm lợi ích không vì vô ích, dùng lời dịu dàng cử tội không dùng lời thô sẳng, cử tội với tâm từ bi không vì sân giận. Việc nhân duyên là tùy nhân duyên của sự việc mà làm yết ma, như trong kinh Bạt-đa bà la có nói rộng về năm Nhiếp. Việc trị tội bao gồm bốn loại yết ma trị là yết ma Khổ thiết, yết ma Y chỉ, yết ma Khu xuất và yết ma Hạ ý. Việc trừ diệt là tùy nhân duyên của sự việc mà diệt tránh, khiến cho người tranh cãi tâm hối hận chiết phục, cung kính, nói lời dịu dàng thăm hỏi và từ bỏ việc tranh cãi.
Học có ba là thiện học Giới, thiện học Tâm, thiện học Huệ. Hoàn giới là nếu Tỳ-kheo nói tôi bỏ Phật tức là xả giới; hoặc nói tôi bỏ Pháp, bỏ Tăng, bỏ Giới, bỏ Hòa thượng, A-xà-lê, bỏ đồng Hòa thượng, đồng A-xà-lê, bỏ Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, bỏ Thức-xoa-ma-na, bỏ Sa-di, bỏ Sadi-ni. Hoặc nói các vị nên biết, tôi là bạch y, là Sa-di, không phải Tỳkheo, không phải Sa-môn Thích tử… cho đến nói không vui khi cùng học chung với các vị.
Không xả giới là nếu Tỳ-kheo khi điên cuồng hay khi tâm loạn, tâm bịnh hoại mà nói xả giới thì không gọi là xả giới; hay nói với người điên cuồng, tâm loạn, tâm bịnh hoại; hoặc một mình xả giới; hoặc một mình tưởng không phải một mình, không phải một mình tưởng là một mình; hoặc người ở trong nước nói với người ở biên địa không hiểu nhau; hoặc người ở biên địa nói với người ở trong nước không hiểu nhau; hoặc nói với người câm, người điếc, người câm điếc, người không biết gì; hoặc nói với phi nhơn, người ngủ mê, người nhập định; hoặc cách vách hoặc mình đang sân hoặc nói với người đang sân; hoặc nói trong mộng hoặc nói lúc tâm mình không an định; hoặc nói với người tâm không an định… các trường hợp trên đều không gọi là xả giới.
Giới suy kém nếu Tỳ-kheo ưu sầu không vui muốn bỏ giới, nhàm pháp Tỳ-kheo muốn bỏ pháp phục của bậc thánh để mặc y phục của bạch y; cần pháp bạch y không cần pháp Tỳ-kheo, cầu việc tại gia; lại nói: Tôi nhớ cha mẹ, anh chị em, họ sẽ dạy tôi nghề nghiệp sinh sống, sắp xếp cho tôi có chỗ ở tốt, xem tôi là thiện tri thức. Tỳ-kheo này ưu sầu không vui, không thích pháp Tỳ-kheo nữa, nhưng nếu nói ra lời thì cảm thấy hổ thẹn nên không nói rõ với ai là tôi phản giới hoàn tục, cho nên gọi là giới suy kém.
Việc tranh cãi Có bốn, đó là ngôn tránh, vô sự tránh, phạm tránh và thường sở hành tránh.
Nắm rõ sự việc là tùy nhân duyên của việc tranh cãi mà nắm rõ sự thật để diệt tránh.
Diệt tránh có bảy pháp là Hiện tiền diệt sự pháp, Ức niệm diệt sự pháp, Bất si diệt sự pháp, Tự ngôn diệt sự pháp, Thật mích diệt sự pháp, Đa mích diệt sự pháp và Như thảo bố địa diệt sự pháp.
Trừ diệt việc: Có năm nguyên nhân khiến sự việc dễ trừ diệt, đó là việc này bạch tăng, như lời Phật dạy diệt hai bộ bạn đảng, nói lời hòa nhã, dứt tâm sân hận của tỳ-kheo tranh cãi, Tỳ-kheo có tội có thể nói tội ra.
Nói là khi thuyết giới bố tát hoặc nói bốn việc hoặc nói mười ba việc. Không nói là khi thuyết giới bố tát, Thượng tòa thứ một ở trong trú xứ không biết, không tụng được thì Thượng tòa thứ hai nên nói; nếu cũng không tụng được thì thứ lớp đến Thượng tòa thứ ba… cho đến hạ tòa, nếu tất cả đều không tụng được thì gọi là không nói.
Pháp ở riêng một mình: Nếu Tỳ-kheo một mình ở nơi A-lan-nhã vào ngày bố tát, Tỳ-kheo này nên quét dọn chỗ bố tát, trải tòa ngồi… đầy đủ mọi thứ, nghĩ rằng: “Nếu có các Tỳ-kheo đến mà chưa làm bố tát thì sẽ cùng làm bố tát thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa”. Nếu không có ai đến thì nên lên trên tòa cao ngóng trông, khi thấy có Tỳ-kheo nào đến thì nên kêu đến để cùng làm bố tát; nếu đợi mãi không có ai đến thì nên trở về chỗ của mình, tâm niệm nghĩ rằng: “Hôm nay là ngày thứ mười bốn hoặc thứ mười lăm Tăng bố tát, con cũng ngày nay bố tát”. Như thế là một Tỳ-kheo đã làm bố tát xong.
Yết ma si: Nếu Tỳ-kheo điên cuồng, tâm loạn lúc đến bố tát, lúc không đến; hoặc khi Tăng nhóm họp, Tăng yết ma… lúc đến lúc không đến. Đối với Tỳ-kheo này, Tăng nên dùng pháp bạch nhị tác pháp Yết ma si, như trường hợp của tỳ-kheo Thi-việt. Yết ma Bất si là trừ yết ma si, các pháp yết ma khác đều gọi là bất si.
Không tiêu tín thí cúng dường: Nếu đàn việt bố thí cho người trì giới, người trì giới lại chuyển cho người phá giới; hoặc bố thí cho người chánh kiến, người chánh kiến lại chuyển cho người tà kiến nên gọi là không tiêu; nếu dùng quá lượng cũng gọi là không tiêu.
Mười trường hợp yết ma không hiện tiền, đó là yết ma phú bát, yết ma ngưỡng bát, yết ma Học gia, xả yết ma Học gia, yết ma tu sửa Tăng-già-lam, yết ma giám sát dân trong Tăng-già-lam, yết ma sai Sadi; Ni tăng tác pháp yết ma không lễ bái, không cùng nói chuyện, không cúng dường.
Phi yết ma: Loại yết ma cần túc số bốn người, nếu dưới bốn người thì không gọi là làm yết ma. Nếu bạch y làm người thứ tư hoặc Sa-di, dị đạo, không phải Tỳ-kheo; người bị tẫn về không thấy tội, không sám tội, không bỏ ác tà kiến và tội bất cọng trụ; người phạm các tội bất cọng trụ, phạm biên tội, người vốn là bạch y, bất năng nam, người ô nhục Tỳkheo-ni, người việt tế (tặc trụ); người giết cha mẹ, A-la-hán, người phá tăng, người ác tâm làm cho Phật bị thương làm người thứ tư trong túc số bốn người, đều không gọi là làm yết ma. Loại yết ma cần túc số năm người nếu dưới năm người thì không gọi là làm yết ma. Nếu bạch y làm người thứ năm hoặc Sa-di, dị đạo, không phải Tỳ-kheo; người bị tẫn về không thấy tội, không sám tội, không bỏ ác tà kiến và tội bất cọng trụ; người phạm các tội bất cọng trụ, phạm biên tội, người vốn là bạch y, bất năng nam, người ô nhục Tỳ-kheo-ni, người việt tế (tặc trụ); người giết cha mẹ, A-la-hán, người phá tăng, người ác tâm làm cho Phật bị thương, làm người thứ năm trong túc số năm người đều không gọi là làm yết ma. Loại yết ma cần túc số mười người, nếu dưới mười thì không gọi là làm yết ma. Nếu bạch y làm người thứ mười hoặc Sa-di, dị đạo, không phải Tỳ-kheo; người bị tẫn về không thấy tội, không sám tội, không bỏ ác tà kiến và tội bất cọng trụ; người phạm các tội bất cọng trụ, phạm biên tội, người vốn là bạch y, bất năng nam, người ô nhục Tỳ-kheo-ni, người việt tế (tặc trụ); người giết cha mẹ, A-la-hán, người phá tăng, người ác tâm làm cho Phật bị thương, làm người thứ mười trong túc số mười người đều không gọi là làm yết ma. Loại yết ma cần túc số hai mươi người, nếu dưới hai mươi người thì không gọi là làm yết ma. Nếu bạch y làm người thứ hai mươi, hoặc Sa-di, dị đạo, không phải Tỳ-kheo; người bị tẫn về không thấy tội, không sám tội, không bỏ ác tà kiến và tội bất cọng trụ; người phạm các tội bất cọng trụ, phạm biên tội, người vốn là bạch y, bất năng nam, người ô nhục Tỳ-kheo-ni, người việt tế (tặc trụ); người giết cha mẹ, A-la-hán, người phá tăng, người ác tâm làm cho Phật bị thương, làm người thứ hai mươi trong túc số hai mươi người, đều không gọi là làm yết ma.
Thiện là thiện pháp như trong Tỳ-ni đã nói rõ.
Xuất tội: Có năm trường hợp xuất tội như pháp, đó là không đối trước người phạm Bất cọng trụ, người hành Biệt trú và người chưa thọ giới cụ túc để xuất tội; xuất tội Tàn và xuất tội thấy. Bạch là bạch tăng việc này, nếu có việc Tăng thì phải bạch trong tăng trước.
Đơn bạch yết ma là nếu lìa tác bạch thì có thể hoại, nếu có tác bạch thì không thể hoại; Bạch nhị yết ma là nếu lìa tác bạch cũng không thành, hoặc xướng nói mà không bạch, hoặc bạch mà không xướng nói thì có thể hoại, tức là yết ma không thành. Nếu bạch trước rồi xướng yết ma sau thì không thể hoại. Bạch tứ yết ma là nếu lìa tác bạch hoặc bạch mà không xướng ba lần yết ma, hoặc xướng ba lần yết ma mà không bạch thì có thể hoại; nếu bạch trước rồi xướng ba lần yết ma sau thì không thể hoại. Tất cả các pháp yết ma đều căn cứ vào nghe biết này, nếu nói lại yết ma thì không có tội, nhưng nếu nói bớt không đủ số bạch nhị hay bạch tứ thì không gói là làm yết ma. Khi Tăng nhất tâm hòa hợp, nếu bạch mà chưa xướng yết ma hoặc xướng yết ma mà không bạch, Tăng liền đứng dậy đi thì người tác yết ma nên nói: “Các trưởng lão, xin các vị hòa hợp trở lại để tác bạch yết ma lại”. Nếu làm yết ma đầy đủ và như pháp thì yết ma thuộc loại không thể hoại.
Yết ma Khổ thiết là do Tỳ-kheo tranh cãi về ngôn thuyết, Tăng nên dùng pháp bạch tứ cho yết ma Khổ thiết.
Yết ma Y chỉ là do Tỳ-kheo ưa tạo tội, Tăng nên dùng pháp bạch tứ cho yết ma Y chỉ.
Yết ma Khu xuất là do Tỳ-kheo làm hạnh xấu, Ô-tha-gia, Tăng nên dùng pháp bạch tứ cho yết ma Khu xuất.
Yết ma Hạ ý là do Tỳ-kheo quở mắng bạch y, Tăng nên dùng pháp bạch tứ cho yết ma Hạ ý.
Yết ma Bất kiến tẫn là do Tỳ-kheo tạo tội mà không như pháp thấy tội, Tăng nên dùng pháp bạch tứ cho yết ma Bất kiến tẫn.
Yết ma Bất tác tẫn là do Tỳ-kheo tuy thấy tội nhưng không chịu như pháp trừ tội, Tăng nên dùng pháp bạch tứ cho yết ma Bất tác tẫn .
Yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn là do Tỳ-kheo tham chấp ác tá kiến, không chịu bỏ, Tăng nên dùng pháp bạch tứ cho yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn.
Yết ma Biệt trụ là ở trong mười ba việc, Tỳ-kheo tùy phạm một việc nào mà che giấu, tùy theo số ngày che giấu, Tăng dùng pháp bạch tứ cho yết ma Biệt trụ.
Yết ma Ma-na-đỏa là ở trong mười ba việc, Tỳ-kheo tùy phạm một việc nào mà không có che giấu, Tăng nên dùng pháp bạch tứ cho yết ma hành sáu đêm Ma-na-đỏa.
Yết ma Bổn nhật trị là nếu Tỳ-kheo trong khi hành Ma-na-đỏa mà phạm lại tội Tăng-già-bà-thi-sa, Tăng nên dùng pháp bạch tứ cho yết ma Bổn nhật trị, để hành lại từ đầu.
Yết ma Xuất tội là nếu Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa, hành Ma-na-đỏa xong, chúng tăng tâm vui, nên dùng pháp bạch tứ cho yết 330 ma Xuất tội, để đưA-tỳ-kheo phạm tội ra khỏi pháp bất thiện.
Hỏi: Vì sao phải trụ trong pháp thiện? Đáp: Vì hành Ma-na-đỏa Hỏi: Vì sao phải hành Bổn nhật trị?
Đáp: Vì để điều phục tâm Hỏi: Vì sao phải hành Ma-na-đỏa?
Đáp: Để được xuất tội.
Hỏi: Vì sao phải xuất tội?
Đáp: Để giới được thanh tịnh.
Hỏi: Vì sao biệt trú phải làm Ma-na-đỏa?
Đáp: Khi Tỳ-kheo hành biệt trú khiến cho các Tỳ-kheo tâm vui, nên các Tỳ-kheo phát tâm muốn cho Ma-na-đỏa.
Hỏi: Vì sao Bổn nhật trị là để chiết phục tâm?
Đáp: Vì khi hành việc này trở lại từ đầu sẽ khiến tâm được chiết phục, các Tỳ-kheo nghĩ: “Người này kiết sử sâu nặng, cho hành Bổn nhật trị để sanh hổ thẹn không tái phạm nữa”, lúc đó các Tỳ-kheo phát tâm cho Ma-na-đỏa.
Hỏi: Vì sao hành Ma-na-đỏa để xuất tội?
Đáp: Khi Tỳ-kheo hành Ma-na-đỏa khiến các Tỳ-kheo tâm vui, nghĩ rằng: Người này nhất tâm khéo làm pháp thiện, muốn được xuất tội, không muốn trái nghịch, chúng ta nên cho xuất tội.
Hỏi; vì sao xuất tội khiến cho giới thanh tịnh?
Đáp: Tỳ-kheo nếu được xuất tội tức là lìa tội lỗi, nên giới thanh tịnh. Như trong luật nói có hai hạng người thanh tịnh, đó là người trước nay không tạo tội và người tạo tội rồi như pháp trừ diệt. Tỳ-kheo này nếu được xuất tội thì giới thanh tịnh trở lại.
Yết ma Mích tội tướng là nếu Tỳ-kheo tự nói có phạm tội này, sau lại nói là không có. Tăng dùng pháp bạch tứ cho yết ma Mích tội tướng, như trường hợp Tỳ-kheo Tượng thủ.
A-Bạt-đề: năm loại tội gọi là A-Bạt-đề, đó là Ba-la-di, Tăng-giàbà-thi-sa, Ba-dật-đề, Ba-la-đề-đề-xá-ni và Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo làm năm loại tội này thì bị che ngăn không xa lìa nên gọi là A Bạt-đề.
Không A-Bạt-đề: Tỳ-kheo đối với năm loại tội trên nếu không làm, không che giấu, xa lìa, tịnh hai nghiệp thân khẩu, tịnh thọ mạng; cho đến người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại tạo tội hoặc không phải trước đó có làm thì gọi là không A-Bạt-đề. Tội A-Bạt-đề khinh: Là tội có thể sám hối trừ diệt. Tội A-Bạt-đề trọng: Là tội có thể dùng yết ma cho xuất tội. Tội Tàn A-Bạt-đề: Trong năm loại tội thì bốn loại tội
sau gọi là Tàn, có thể được trừ diệt. Tội Vô tàn A Bạt-đề: Loại tội thứ nhất gọi là Vô tàn. Tội ác: Chỉ cho tội Ba-la-di và Tăng-già-bà-thi-sa; tuy tất cả tội đều gọi là ác, nhưng hai tội này là ác trong ác nên gọi là tội ác. Tội không phải ác: Chỉ cho ba loại tội sau, so với hai loại tội đầu nên gọi là không phải ác. Tội có thể trị: Là tội có thể xuất, có thể diệt. Tội không thể trị: Là tội không thể xuất, không thể trừ diệt. Nhiếp tội: Là dùng một nhân duyên nhiếp hết tất cả tội đã phạm, cũng do một nhân duyên nên nói tất cả tội, tức là nhiếp ác luật nghi. Nhiếp không tội: Là dùng một nhân duyên nhiếp hết tất cả không phạm, cũng do một nhân duyên nên nói tất cả không tội, tức là nhiếp thiện luật nghi. Nói: Là Tỳ-kheo nên nói: “Trưởng lão đã phạm tội này, nên phát lồ chớ có che giấu, nên như pháp trừ diệt”. Nhớ nghĩ: Là Tỳ-kheo nên nói: “Trưởng lão hãy nhớ lại vào lúc nào, tại đâu đã phạm tội này”. Nói việc yết ma: Là Tỳ-kheo nên nói: “Trưởng lão ở trong đây không bạch với chúng tôi thì không được đi đến chỗ khác”. Yết ma Tát-da-la: Có năm loại, Tỳ-kheo nên nói với Tỳ-kheo khác: “Trưởng lão cho phép tôi nói việc này, nên ở chỗ này làm Tát-da-la, việc khác nên nên ở chỗ khác làm Tát-da-la, việc ____ sẽ tùy chỗ mà làm Tát-da-la”. Tỳ-kheo nói việc phạm tội để chỉ lỗi của người khác, cũng như ngựa dữ bứt dây dàm cột ở trên đầu bỏ chạy đi. Vu báng: Là việc vu báng, phương tiện vu báng. Vu báng phát khởi: Là phát khởi việc vu báng. Vu báng chấm dứt: Là không tạo việc này nữa.
Có năm cách cầu thính (xin cho phép cử tội), Tỳ-kheo đến nói với người khác: “Trưởng lão cho phép tôi nói việc của thầy, nói để thầy nhớ nghĩ, cho phép tôi nói ra việc này, xin cho phép tôi nói”. Có năm cách cho phép cử tội: Hoặc nói cứ nói, hãy nói, hãy nói ra, hãy làm cho tôi nhớ nghĩ, tôi cho phép thầy nói. Dụng thính: do được cho phép nói ra việc phạm tội của người khác nên nói, gọi là dụng thính.
Ngăn Ba-la-đề-mộc-xoa: Có mười loại ngăn như pháp, đó là khi nói Ba-la-đề-mộc-xoa, nếu có Tỳ-kheo phạm Ba-la-di hoặc muốn nói ra việc Ba-la-di; hoặc có Tỳ-kheo khinh hủy Tăng, muốn nói ra việc khinh hủy Tăng; hoặc có người xả giới, muốn nói ra việc xả giới; hoặc Tỳ-kheo không tùy thuận việc Tăng như pháp; hoặc thấy, nghe, nghi người khác phá giới, phá kiến, phá oai nghi. Do việc này nên ngăn.
Ngăn tự tứ: Có bốn loại như pháp ngăn tự tứ, đó là dùng phá giới có căn cứ, phá chánh kiến có căn cứ, phá chánh mạng có căn cứ và phá oai nghi có căn cứ để ngăn tự tứ.
Nội túc (bên trong cùng ngủ đêm): Nếu tác pháp yết ma kết tịnh địa rồi, ở bên trong Tăng phường cùng với thức ăn ngủ chung một chỗ thì đại Tỳ-kheo không nên ăn. Nội chữ (ở bên trong nấu): Nếu ở bên trong Tăng phường nấu thức ăn thì đại Tỳ-kheo không nên ăn. Tự chử (tự nấu): Đại Tỳ-kheo tự làm thức ăn, tự nấu thức ăn thì không nên ăn. Như Phật tại Tỳ-da-ly, lúc đó thời thế mất mùa đói kém, các đàn việt muốn làm thức ăn cúng Tăng nghĩ rằng: “Nếu ta làm thức ăn ở nhà, bạn bè và người thân đến đều phải chia cho; nếu Phật cho chúng ta ở trong Tăng phường nấu thì tốt”, Phật do nhân duyên này cho ở bên ngoài gần Tăng phường nấu thức ăn, do thấy có khói lửa bay lên nên nhiều người tụ đến xin, nếu cho thì không còn thức ăn cúng cho Tăng, nếu không cho thì sợ họ tới làm hại nên bạch Phật, Phật cho ở bên trong Tăng phường nấu. Khi nấu ở bên trong Tăng phường, Sa-di và người giữ vườn tự lấy trước ăn no đủ, còn dư mới đem cho Tăng, Tăng ăn không no nên ốm gầy, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay, gặp lúc thời thế đói kém như vậy, dù kết tịnh địa hay chưa kết, cho các Tỳ-kheo được tự nấu thức ăn ăn. Từ nay, nếu không phải vào lúc mất mùa đói kém thì kết tịnh địa rồi có hai việc không nên dùng, đó là nội túc và nội chử, Tỳ-kheo không nên ăn. Dù kết tịnh địa hay không kết, đại Tỳ-kheo tự làm thức ăn thì không nên ăn, nếu ăn thì phạm Đột-kiết-la”.
Ác tróc: Nếu Tỳ-kheo thọ trì tịnh giới mà cố ý tự lấy thức ăn thì không được ăn, vì là ác tróc. Không thọ: Nếu không được nam nữ, huỳnh môn hay người hai căn trao đưa thức ăn thì Tỳ-kheo không được ăn, vì không thọ. Ác tróc thọ: Nếu Tỳ-kheo tự lấy thức ăn trước, sau đó mới thọ từ tịnh nhân thì không được ăn, vì là ác tróc thọ. Đầu giờ trong ngày thọ: Như Phật tại Tỳ-da-ly, lúc thời thế đói kém, Phật bảo các Tỳkheo: “Từ nay gặp lúc đói kém như thế, cho các thầy ăn xong, không thọ pháp tàn thực được ăn thức ăn đã thọ vào đầu giờ trong ngày”. Thức ăn thọ vào đầu giờ trong ngày: Tức là Tỳ-kheo vào sáng sớm đến nhà người được cúng thức ăn mà chưa ăn, để đó cho đến giờ ăn trưa. Từ đây mang ra: Như Phật tại Tỳ-da-ly, lúc thời thế đói kém, Phật cho các Tỳkheo đến nhà đàn việt thọ thực rồi, được mang thức ăn từ nhà này ra, không thọ pháp tàn thực mà được ăn nữa.
Ăn trái cây: Như Phạm chí kết tóc Kê-ni-da mang nhiều trái cây đến dâng cúng Phật, Phật bảo đem chia cho chúng tăng, Phạm chí vâng lời Phật đem chia nhưng các Tỳ-kheo không thọ, nói rằng: “Chúng tôi ăn xong không thọ pháp dư thực nên không được thọ trái cây để ăn nữa”. Các Tỳ-kheo không biết làm sao liền bạch Phật, Phật nói: “Từ nay gặp lúc mất mùa đói kém, cho các Tỳ-kheo ăn xong không thọ pháp dư thực, được thọ các loại trái cây để ăn nữa”.
Lúc đó trưởng lão Xá-lợi-phất mắc bịnh máu nóng, thầy thuốc bảo nên ăn loại thực vật mọc ở trong ao, Xá-lợi-phất nói: “Phật chưa cho ăn các loại thực vật mọc trong ao”, liền bạch Phật, Phật nói: “Từ nay cho thọ các loại thực vật mọc trong ao để ăn”. Trưởng lão Đại Mụckiền-liên dùng thần thông lực, đi đến trong ao Mạn-đà-kỳ-ni để hái củ sen, củ sen to như bắp vế của người và trắng trong như đường phèn, nhựa chảy ra giống như sữa. Hái xong liền mang về cho Xá-lợi-phất, Xá-lợi-phất hỏi từ đâu mà có, đáp: “Tôi hái từ trong ao Mạn đà kỳ ni”, lại hỏi: “Ao ấy là chỗ của phi nhơn, vậy ai đã trao nó cho thầy?”, đáp: “Phi nhơn trao”, Xá-lợi-phất nói: “Phật chưa cho ăn thức ăn do phi nhơn trao”, liền đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Từ nay cho thọ thức ăn do phi nhơn trao để ăn”.
Lúc đó có người đem rất nhiều loại thực vật mọc ở trong ao đến cho các Trưởng lão, các Tỳ-kheo không thọ và nói: “Chúng tôi ăn rồi không thọ pháp dư thực nên không được thọ ăn nữa”. Các Tỳ-kheo không biết làm sao liền bạch Phật, Phật nói: “Từ nay gặp lúc mất mùa đói kém, cho các Tỳ-kheo ăn rồi không thọ pháp dư thực được thọ các loại thực vật mọc trong ao để ăn nữa”. Loại thực vật mọc trong ao như củ sen, ngó sen, củ ấu, củ súng và Kê đầu tử.
Thọ y Ca-hi-na được bảy lợi ích: Tùy ý chứa y dư, được lìa y ngủ đêm mà không mất y, thường thường ăn, ăn biệt chúng, quá ngọ không bạch thiện Tỳ-kheo mà vào tụ lạc; đàn việt thỉnh thọ thực, bữa ăn trước, bữa ăn sau tùy ý đến nhà khác, không mặc Tăng-già-lê mà vào tụ lạc. Có trú xứ hay không có trú xứ được vật thí y Ca-hi-na, nên thuộc về Tỳ-kheo an cư, không nên chia cho Tỳ-kheo khác. Ngược với trên gọi là không thọ. Xả y Ca-hi-na có tám: Lúc y đủ, lúc y thành, khi đi, khi nghe, khi mất, phát tâm, ra khỏi giới và khi xả. Ngược với trên gọi là không xả. Vật nên chia: Là vật thuộc Hiện tiền tăng nên chia. Trừ vật quý trọng của tỳ-kheo chết, các vật thường khác đều gọi là vật nên chia. Vật không nên chia: Là vật mà Hiện tiền tăng không nên chia. Trừ y bát … thuộc khinh vật của tỳ-kheo chết, các vật quý trọng khác bao gồm năm loại là đất của Tăng-già-lam, đất phòng xá, phòng xá của Tăng-giàlam, giường và ngọa cụ thì không nên chia, dù là Tăng hay ba, hai, một người đều không nên chia. Khinh vật: Là vật nên chia. Trọng vật: Là vật không nên chia. Vật thuộc về: Là vật thuộc về người khác ở trong tụ lạc, hay ở ngoài đất trống của nam, nữ hay huỳnh môn hay của người hai căn. Ngược với trên gọi là vật không thuộc về. Từ tay thọ vật: Thọ từ người khác đưa trao, bao gồm tất cả thức ăn từ miệng, trừ nước và tăm xỉa răng. Không phải từ tay thọ vật: Là vật không phải thọ từ người khác đưa trao, bao gồm những vật cần dùng như y bát… Vật là người: Như Phật cho Tăng phường, Phật điện sai bảo người (tịnh nhơn), những người này thuộc về Tăng trong tăng phường. Vật không phải người: Như Phật cho chứa nuôi voi, ngựa, lạc đà, bò, dê…, những vật này thuộc của Tăng trong Tăng phường.
Y nhân duyên: Là y thọ được từ trong các đại hội như Ban-giàvu-sắt… Y chết: Nếu trong năm chúng có người chết, y vật để lại năm chúng nên chia. Y phấn tảo: Có năm loại y phấn tảo không nên chứa cất, đó là y hỏa thiêu, y bò nhai, y chuột gặm, y của người nữ mới lấy chồng và năm là y của sản phụ. Bốn loại y phấn tảo được chứa là y nơi gò mả, y lấy trở về, y không có chủ và nạp y cũ rách. Quán tỷ: Như Phật cho Tỳ-kheo Tất-lân-già-bà-ta bịnh mũi dùng ống nhỏ thuốc vào mũi. Đao trị: Có những căn bịnh dùng cách trị khác không được, phải dùng dao trị nên Phật cho dùng dao trị. Nếu có thể dùng cách trị khác trị được mà dùng dao trị thì phạm Thâu-lan-giá. Trị bằng hoạt đế: Giống như trường hợp dao trị, nếu có cách trị khác mà dùng cách hoạt đế trị thì phạm Thâu-lan-giá. Cạo lông: Trừ râu tóc ra, cạo lông trên thân phần khác thì phạm Đột-kiết-la. Cạo tóc: Khi cạo tóc không được dời chỗ, nên ngồi một chỗ mà cạo tóc. Nên dùng: Như Tỳ-kheo có năm loại hạt, năm loại tịnh nên dùng; tám loại nước ép nên dùng nước sạch, ba loại y hoại sắc trong mười loại y nên dùng. Quả trái: Các Tỳ-kheo ở Tỳ-da-ly được nhiều trái cây mặc sức ăn, Phật bảo nên chia, khi chia có người lấy hai, ba phần khiến cho có người được nhiều, có người lại không được nên sanh tranh cãi. Phật bảo từ nay trái cây không nên chia, nên giao lại cho tịnh nhơn rồi dùng năm pháp tịnh của tỳ-kheo như lửa tịnh, dao tịnh, móng tay, chim anh vũ và nếu hạt không nẩy mầm thì được ăn.
Vật của người dùng ở trong nhân gian như giường bằng vàng bạc, lưu ly, pha lê thì Tỳ-kheo không nên ngồi nằm thọ dụng. Ngược lại nếu là của phi nhân như trời rồng thì được thọ dụng. Ngũ bách kiết tập Tỳni: Sau khi Phật vừa diệt độ, năm trăm Tỳ-kheo tập họp lại một chỗ để kết tập tất cả kinh, luật, luận. Thất bách kiết tập Tỳ-ni: Sau khi Phật diệt độ khoảng một trăm mười năm, ở Tỳ-da-ly xảy ra mười việc phi pháp, phi luật trái lời Phật dạy. mười việc này không đưa vào trong kinh luật vì trái với pháp và oai nghi, nên bảy trăm Tỳ-kheo tập họp lại một chỗ để trừ diệt việc này. Nhiếp Tỳ-ni: Hai bộ Ba-la-đề-mộc-xoa và nghĩa giải Tỳ-ni, tăng nhất, dư tàn tạp thuyết hoặc chung hoặc không chung đều gọi là Nhiếp Tỳ-ni. Mặc ấn: Có bốn mặc ấn và bốn đại ấn như trong kinh đã nói.
Hỏi: Thế tôn vì sao nói bốn mặc ấn này?
Đáp: Vì muốn nói tướng Phật pháp chân thật để các Tỳ-kheo đời sau hiểu rõ là Phật thuyết hay không phải là Phật thuyết, nên nói bốn mặc ấn.
Hỏi: Thế tôn vì sao nói bốn đại ấn?
Đáp: Vì thành tựu đại sự, không khiến cho các Tỳ-kheo lầm lộn nên nói bốn đại ấn.
Hợp dược: Loại dược thuộc củ, thân, cành, lá hoa và quả, mỗi mỗi loại hòa hợp sai khác nhau. Ngay ngày nay thọ bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược hòa hợp lại một chỗ thì trước giờ ngọ nên dùng, vì hiệu lực của thời dược là quá ngọ không được dùng. Nếu ngay ngày nay thọ thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược hòa hợp lại một chỗ thì trong thời phần nên dùng, vì hiệu lực của thời phần dược là quá thời phần thì không được dùng. Nếu ngay ngày nay thọ thất nhật dược và tận hình dược hòa hợp lại một chỗ thì trong vòng bảy ngày nên dùng, vì hiệu lực của thất nhật dược là quá bảy ngày thì không được dùng. Nếu là tận hình dược thì trọn đời được tùy ý lấy dùng.
Lại hỏi: Bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược để cách đêm có được thọ dùng không?
Đáp là không được.
Lại hỏi: Tỳ-kheo nếu tự lấy trước rồi mới theo tịnh nhân thọ thì có được dùng không?
Đáp là không được.
Lại hỏi: Bốn loại dược này nếu tay thọ, miệng thọ, Tỳ-kheo không bịnh có được dùng không?
Đáp: Không được dùng, nếu bịnh thì được dùng.
Pháp tịnh trong Tăng phường: Có năm loại vật báu hay tợ báu ở trong Tăng phường, Tỳ-kheo khi lấy cất nên suy nghĩ: “Đây là vật của ai, nếu người nào đến nhận thì sẽ trao trả lại cho họ”. Pháp tịnh trong rừng: Nhiều cây mọc tại một chỗ gọi là rừng, trong đây nên theo thứ lớp từ bậc Thượng tòa mà thọ gốc cây dừng nghỉ. Pháp tịnh về phòng xá: Trong Tăng phường có nhiều phòng xá riêng biệt, cũng nên theo thứ lớp từ bậc Thượng tòa mà thọ lấy phòng để ở. Trong đây tùy đàn việt phân xử cúng dường mà thọ. Pháp tịnh theo thời: Như lúc thời thế đói kém, lúc già bịnh, lúc có nhân duyên và lúc Phật khai cho. Pháp tịnh theo phương xứ: Như Tỳ-kheo ở cõi Diêm phù đề đến cõi Câu-da-ni thì nên theo thời ở cõi này mà thọ thực, ba phương kia cũng giống như vậy. Pháp tịnh theo quốc độ: Như các Tỳ-kheo đắc thần thông đến cõi nước xấu ác khất thực, họ để thức ăn trên đất trước mặt Tỳ-kheo rồi bỏ đi, các Tỳ-kheo không biết phải làm sao, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay khi đến quốc độ xấu ác, họ để thức ăn trên đất thì được thọ lấy ăn”, đó gọi là pháp tịnh theo quốc độ. Tùy pháp của quốc độ, như ở Biên địa năm người trì luật được truyền thọ giới cụ túc; ở quốc độ A-diệp-ba-già-a-bàn-đề được mang giày da một lớp, thường được tắm và trải nệm bằng da; ở quốc độ có tuyết lạnh được chứa mang giày ủng của thế tục. Pháp tịnh về y: Phật cho mặc mười loại y, đó là loại vải gai trắng, vải gai đỏ, Sô-ma, Súy-di-la, Khâm-bà-la, Kiếp-bối, Kiều-thi-da, y Bát-đầu-lộ, y Đầu-đầu-la, y Câu-già-la.
2. Pháp Tự Tứ
Tỳ-kheo an cư nên hòa hợp nhóm lại một chỗ, Tăng nên dùng ba việc tự tứ thấy, nghe và nghi để hỏi. Vì sao Phật cho tự tứ, vì để nhiếp tăng tốt hay xấu để giáo hóa, lúc đó như pháp xuất tội để được thanh tịnh.
Gởi tự tứ: Nếu Tỳ-kheo bịnh không đến được thì nên gởi tự tứ, nếu không bịnh mà khi tự tứ không đến thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳkheo sợ gặp mạng nạn hay phá giới hoặc một trong tám nạn xảy ra không ngừng được thì nên gởi tự tứ.
Pháp thọ tự tứ: Nếu Tỳ-kheo thọ tự tứ của tỳ-kheo khác thì nên thọ ở trong giới, nếu sợ gặp mạng nạn, phá giới hay một trong tám nạn sẽ xảy ra thì nên xuất giới đi.
Pháp nói tự tứ: Tỳ-kheo thọ tự tứ của người khác rồi nên đến trong Tăng nói, nếu không nói thì phạm Đột-kiết-la. Nếu người thọ tự tứ ngủ quên hay nhập định hay một trong tám nạn xảy ra không kịp nói thì không phạm.
Pháp bố tát: Mỗi nữa tháng các Tỳ-kheo nên hòa hợp nhóm lại một chỗ, tự xét lại mình ban ngày đã phạm tội gì, ban đêm đã phạm tội gì, từ ngày thuyết giới của nữa tháng trước đến nay có phạm tội không, nếu có phạm tội thì nên đến trước Tỳ-kheo tịnh giới đồng tâm như pháp sám hối, nếu không có Tỳ-kheo tịnh giới đồng tâm thì nghĩ là sau này nếu gặp được, tôi sẽ như pháp sám hối.
Hỏi: Vì sao Phật cho làm bố tát?
Đáp: Vì muốn cho các Tỳ-kheo an trú trong thiện pháp, bỏ pháp bất thiện; nếu bỏ pháp bất thiện thì được thanh tịnh. Pháp gởi thanh tịnh: Nếu Tỳ-kheo bịnh không đến được thì nên gởi thanh tịnh, nếu không bịnh mà khi bố tát không đến thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo sợ gặp mạng nạn hay phá giới hoặc một trong tám nạn xảy ra không ngừng được thì nên gởi thanh tịnh.
Pháp thọ thanh tịnh: Nếu Tỳ-kheo thọ thanh tịnh của tỳ-kheo khác thì nên thọ ở trong giới, nếu sợ gặp mạng nạn, phá giới hay một trong tám nạn sẽ xảy ra thì nên xuất giới đi.
Pháp nói thanh tịnh: Tỳ-kheo thọ thanh tịnh của người khác rồi nên đến trong Tăng nói, nếu không nói thì phạm Đột-kiết-la. Nếu người thọ thanh tịnh ngủ quên hay nhập định hay một trong tám nạn xảy ra không kịp nói thì không phạm.
Pháp dục: dục tức là phát tâm, trong Tăng sự như pháp, tùy tăng pháp mà gởi dục.
Pháp gởi dục: Nếu Tỳ-kheo bịnh không đến được thì nên gởi dục, nếu không bịnh mà khi có Tăng sự như pháp, không đến thì phạm Độtkiết-la. Nếu Tỳ-kheo sợ gặp mạng nạn hay phá giới hoặc một trong tám nạn xảy ra không ngừng được thì nên gởi dục. Người gởi dục nên nói: “Gởi dục đến, hoặc nói gởi dục”, thì gọi là được dục; nếu gởi bằng thân nghiệp cũng gọi là được dục; nếu thân và khẩu nghiệp đều không gởi thì không gọi là được dục. Lúc đó nên dẫn Tỳ-kheo này đến trong Tăng, nếu Tỳ-kheo này không đến được thì tất cả Tăng nên đến chỗ Tỳ-kheo này. Các Tỳ-kheo không được riêng làm yết ma, nếu riêng làm yết ma thì các Tỳ-kheo phạm tội. Pháp thọ dục: Nếu Tỳ-kheo thọ dục của tỳkheo khác thì nên thọ ở trong giới, nếu sợ gặp mạng nạn, phá giới hay một trong tám nạn sẽ xảy ra thì nên xuất giới đi.
Pháp nói dục: Tỳ-kheo thọ dục của người khác rồi nên đến trong Tăng nói, nếu không nói thì phạm Đột-kiết-la. Nếu người thọ dục ngủ quên hay nhập định hay một trong tám nạn xảy ra không kịp nói thì không phạm .
Pháp thanh tịnh: Là Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo khác: “Tôi thanh tịnh không có tội”.
Pháp gởi thanh tịnh: Nếu Tỳ-kheo bịnh không đến được thì nên gởi thanh tịnh, nếu không bịnh có thể đến đuợc mà không đến thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo sợ gặp mạng nạn hay phá giới hoặc một trong tám nạn xảy ra không ngừng được thì nên gởi thanh tịnh. Người gởi thanh tịnh nên nói: “Gởi thanh tịnh đến”, thì gọi là được thanh tịnh; nếu gởi bằng thân nghiệp cũng gọi là được thanh tịnh; nếu thân và khẩu 33 nghiệp đều không gởi thì không gọi là được thanh tịnh. Lúc đó nên dẫn Tỳ-kheo này đến trong Tăng, nếu Tỳ-kheo này không đến được thì tất cả Tăng nên đến chỗ Tỳ-kheo này. Các Tỳ-kheo không được riêng làm bố tát, nếu riêng làm bố tát thì các Tỳ-kheo phạm tội.
Pháp dục thanh tịnh: Nếu khi bố tát, Tăng muốn làm các loại yết ma, lúc đó nên cùng gởi dục và thanh tịnh.
Pháp gởi dục thanh tịnh: Nếu Tỳ-kheo bịnh không thể đến được thì nên gởi dục thanh tịnh, nếu không bịnh có thể đến được mà không đến thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo sợ gặp mạng nạn hay phá giới hay một trong tám nạn xảy ra thì nên gởi dục thanh tịnh. Người gởi dục nên nói: “Gởi dục thanh tịnh đến”, thì gọi là được dục thanh tịnh; nếu gởi bằng thân nghiệp cũng gọi là được dục thanh tịnh; nếu thân và khẩu nghiệp đều không gởi thì không gọi là được dục thanh tịnh. Lúc đó nên dẫn Tỳ-kheo này đến trong Tăng, nếu Tỳ-kheo này không đến được thì tất cả Tăng nên đến chỗ Tỳ-kheo này. Các Tỳ-kheo không được riêng làm bố tát, riêng làm yết ma; nếu riêng làm bố tát, yết ma thì các Tỳkheo phạm tội
Pháp thọ dục thanh tịnh: Nếu Tỳ-kheo thọ dục thanh tịnh của tỳkheo khác thì nên thọ ở trong giới, nếu sợ gặp mạng nạn, phá giới hay một trong tám nạn sẽ xảy ra thì nên xuất giới đi.
Pháp nói dục thanh tịnh: Tỳ-kheo thọ dục thanh tịnh của người khác rồi nên đến trong Tăng nói, nếu không nói thì phạm Đột-kiết-la. Nếu người thọ dục thanh tịnh ngủ quên hay nhập định hay một trong tám nạn xảy ra không kịp nói thì không phạm. Pháp xây tháp: Cư sĩ Cấp-cô-độc tín kính Phật pháp nên đến chỗ Phật đảnh lễ và bạch rằng: “Khi Thế tôn đi du hành các nước, con không được diện kiến, cúi xin Thế tôn lưu lại vật gì để con cúng dường”, Phật đưa ít tóc và móng tay cho cư sĩ và bảo nên cúng dường, cư sĩ bạch Phật: “Thế tôn cho con được xây tháp cúng dường móng tay và tóc này”, Phật chấp thuận cho cư sĩ xây tháp. Đất tháp: Là đất thuộc về tháp, đất ban đầu là đất vườn hay đất ruộng, nhưng khi xây tháp trên đó thì gọi là đất tháp. Pháp làm khám tháp: Phật cho làm khám tháp hay trụ tháp, cũng rộng cho làm tất cả pháp làm tháp. Vật tháp vô tận: Các thương nhơn ở Tỳ-da-ly đem vật tháp chuyển đổi sanh lợi, được lợi để cúng dường tháp, sau đó muốn đến xứ xa cầu lợi nên đem vật tháp này đến cho Tỳ-kheo và nói: “Trưởng lão, đây là vật tháp, thầy nên chuyển đổi sanh lợi, để được lợi cúng dường tháp”, Tỳ-kheo nói: “Phật chưa cho chúng tôi xuất vật tháp để sanh lợi, được lợi cúng dường tháp”, liền bạch Phật, Phật bảo:
“Cho tịnh nhân hay Ưu-bà-tắc trong Tăng phường chuyển đổi vật tháp sanh lợi, để được lợi cúng dường tháp”. Pháp cúng dường tháp vô tận: Phật cho dùng các màu sắc như trắng, đỏ, xanh, vàng… và các món trang nghiêm để cúng dường tháp. Pháp trang nghiêm tháp: Bao gồm các tòa kim cang, lầu gác cao, linh báu, tràng phan, lọng cho đến dùng các vật báu để trang nghiêm tháp như vàng, bạc, trân châu, xa cừ… Pháp dùng hoa hương, chuỗi anh lạc: Phật cho dùng các loại hương thơm, hương bột, hương thoa, các loại hoa, chuỗi anh lạc cho đến trổi âm nhạc để cúng dường tháp. Pháp kiên: Tỳ-kheo tùy ở trong phòng nào, trong đó tùy đàn việt phân xử được thọ cúng dường. Pháp kiên kiên: Nếu đàn việt cho Tỳ-kheo thức ăn uống và y mền, vì nhân duyên này, Tỳ-kheo nên xa lìa hai việc, đó là thường thường ăn và ăn biệt chúng. Pháp cháo: Phật cho dùng tám món cháo như cháo tô, cháo hồ ma, cháo dầu, cháo sữa, cháo đậu nhỏ, cháo đầu ma sa, cháo lỏng… khi ăn không phát ra tiếng.
Pháp ăn nhai: Phật cho ăn nhai chín loại thức ăn từ củ, thân, cành, lá, hoa, quả, thức ăn giã, mè, đường phèn và mật trắng, khi ăn không phát ra tiếng lớn. Pháp hàm tiêu: Phật cho dùng bốn loại dược hàm tiêu là tô, dầu, mật và thạch mật; Tỳ-kheo khi ăn nên suy nghĩ: “Tôi vì nhân duyên trị bịnh nên ăn, không vì ngon bổ”. Pháp ăn: Phật cho ăn năm loại thức ăn như cơm, bún, xôi nếp, thịt và cá; Tỳ-kheo khi ăn nên khởi tâm nhàm lìa vì để gìn thân mạng, nghĩ chớ nên thường thường ăn và ăn biệt chúng, lại tưởng như là thọ thức ăn dư.
Pháp bát: Phật cho chứa hai loại bát gốm sứ và bát sắt; không cho chứa tám loại bát bằng vàng, bạc, lưu ly, ma ni, bát đồng, bát bạch lạp, bát cây và bát đá.
Pháp y: Có bảy loại y không cần tác tịnh được tự ý cất dùng, đó là y Tăng-già-lê, Uất-đa-la-tăng, An-đà-hội, y tắm mưa, y che phủ ghẻ, Ni-sư-đàn và các y vật cần dùng như pháp khác.
Pháp Ni-sư-đàn: Phật cho cất chứa Ni-sư-đàn vì ái hộ ngọa cụ của tăng, nếu không có Ni-sư-đàn thì không được ngồi trên ngọa cụ của Tăng.
Pháp kim: Phật cho cất chứa hai loại kim may là kim bằng đồng và sắt với mũi kim như hạt lúa, mũi như đậu nhỏ và mũi kim tròn. Pháp ống đựng kim: Phật cho cất chứa ống đựng kim vì ái hộ kim, không để kim rơi mất, nếu lo tìm kiếm thì trở ngại việc hành đạo.
Pháp bình nước: Phật cho cất chứa bình đựng nước để giữ nước được sạch. Pháp bình nước thường dùng: Phật cũng cho cất chứa bình 30 đựng nước thường dùng để giữ nước được sạch, nắp đậy cũng như vậy.
Pháp Hòa thượng: Nếu các Tỳ-kheo không có Hòa thượng thì sẽ làm việc xấu hoặc có bịnh không ai chăm sóc, nên Phật cho được làm Hòa thượng. Hòa thượng nên dạy bảo, chăm sóc và thuyết pháp cho đệ tử, tuy Phật cho được làm Hòa thượng nhưng các Tỳ-kheo vẫn không muốn làm Hòa thượng, Phật bảo họ nên làm Hòa thượng.
Pháp đệ tử cọng hành: Đệ tử muốn đi đâu nên bạch Hòa thượng, khi đi nên đi theo sau Hòa thượng để cung cấp những vật cần dùng, thường đi theo sau không xa lìa, như pháp phụng sự không có ý trái nghịch. Làm việc gì cũng phải bạch Hòa thượng, trừ đại tiểu tiện, xỉa răng và đảnh lễ Phật, pháp, tăng.
Pháp A-xà-lê: Nếu các Tỳ-kheo không có A-xà-lê thì sẽ làm việc xấu hoặc có bịnh không ai chăm sóc, nên Phật cho được làm A-xà-lê. A-xà-lê nên dạy bảo, chăm sóc và thuyết pháp cho đệ tử, tuy Phật cho được làm A-xà-lê nhưng các Tỳ-kheo vẫn không muốn làm A-xà-lê, Phật bảo họ nên làm A-xà-lê.
Pháp đệ tử cận hành: Đệ tử muốn đi đâu nên bạch A-xà-lê, khi đi nên đi theo sau A-xà-lê để cung cấp những vật cần dùng, thường đi theo sau không xa lìa, như pháp phụng sự không có ý trái nghịch. Làm việc gì cũng phải bạch A-xà-lê, trừ đại tiểu tiện, xỉa răng và đảnh lễ Phật, pháp, tăng. Hòa thượng và A-xà-lê đối với đệ tử cọng hành và đệ tử cận hành nên khởi tưởng như con; đệ tử cọng hành và đệ tử cận hành đối với Hòa thượng và A-xà-lê nên khởi tưởng như cha. Nếu các vị làm được như vậy thì ở trong Phật pháp mới tăng trưởng thiện pháp.
Pháp Sa-di: Phật cho chứa nuôi Sa-di nhỏ nhất là bảy tuổi có thể đuổi được chim quạ trên các bữa ăn.
Pháp y chỉ: Lúc đó có khách Tỳ-kheo chưa đủ năm tuổi hạ, trời sắp tối đến trong Tăng phường cầu y chỉ, đứng chờ lâu nên ngất xỉu xuống đất mà chết. Các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay, ngay ngay đó đến không nên gấp cầu y chỉ, nên ngủ qua đêm rồi mới cầu y chỉ”. Lúc đó các Tỳ-kheo không hỏi tốt xấu, chỉ cốt được cầu y chỉ nên không thể tăng trưởng thiện pháp, Phật bảo: “Chớ chỉ cốt cầu y chỉ, nên xem xét Tỳ-kheo này có thể giáo hóa đệ tử được tốt hay không, nếu xét thấy người này có đủ công đức thì cho cầu y chỉ; nếu người không có đủ công đức thì nên cầu y chỉ lại”.
Pháp cho y chỉ: Nếu Tỳ-kheo đủ mười tuổi hạ thì được cho người khác y chỉ, nếu đủ mười tuổi hạ nhưng căn độn không có trí huệ thì không nên cho người y chỉ.
Pháp thọ y chỉ: Tỳ-kheo cầu y chỉ nên từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu, cởi bỏ giày dép, quỳ gối chắp tay trước Thượng tòa nói ba lần cầu y chỉ.
Pháp xả y chỉ: Có năm nguyên nhân xả y chỉ: Một là sư Ba-na-di, hai là tự bỏ trú xứ đi, ba là phản giới hoàn tục, bốn là bỏ bộ này đến trong bộ khác, năm là gặp lại Hòa thượng trước kia.
Pháp đất: Tùy ở chỗ đất nào muốn xây tháp hay Tăng phường, trước hết phải xét xem chỗ đất này rồi mới được xây cất. Nếu chỗ đất này xây cất không có cản trở chỗ đi lại, nơi đây có đủ rừng cây và nước sạch, ngày đêm yên tĩnh, ít muỗi mòng, ít gió, ít nóng, ít các loại trùng độc… Nếu không xem xét như thế mà liền xây cất tháp hay Tăng phường thì Tỳ-kheo xây cất phạm tội Đột-kiết-la.
Pháp Tăng phường: Phật cho ở trong Tăng phường được xây phòng xá, giảng đường, nhà ăn, nhà suởi ấm… cho đến lầu gác, nhà một tầng, nhà nóc nhọn… Phật cho chúng tăng coi giữ cũng cho một người coi giữ.
Pháp ngọa cụ: Phật cho các Tỳ-kheo được cất chứa ngọa cụ như giường dây có lỗ bệ to, giường dây có lỗ bệ nhỏ, gối, mền, nệm… Phật cho chúng tăng coi giữ, cũng cho một người coi giữ. Pháp tu sửa tháp và tăng phường: Lúc đó tháp và Tăng phường ở nước A-la-tỳ hư hoại, Phật hỏi A-nan vì sao không ai tu sửa, A-nan bạch Phật: “Vì Lục quần Tỳkheo coi giữ nên không ai chịu tu sửa”, Phật bảo: “Nếu tháp và Tăng phường hư hoại, Lục quần Tỳ-kheo không tu sửa thì chúng tăng nên làm yết ma sai người khác tu sửa”. Lúc đó người được yết ma sai tu sửa chỉ làm chút ít việc như lợp ngói, nhổ cỏ, lấp lỗ hổng trên nền, trên vách rồi không muốn làm nữa, Phật bảo: “Người làm chút ít như vậy, Tăng không nên làm yết ma sai, nên sai người có khả năng tu sửa nhiều, mới làm yết ma sai tu sửa tháp và tăng phường”.
Pháp của người tu sửa tháp và tăng phường: nếu Tỳ-kheo muốn xây tháp và Tăng phường mới, làm ngọa cụ mới thì Tăng nên làm yết ma sai trong thời gian mười hai năm, bỏ hết các việc khác để làm; nếu tu sửa lại tháp và tăng phưởng cũ hư hoại thì Tăng nên làm yết ma sai tu sửa trong gian gian là sáu năm, bỏ hết các việc khác để tu sửa.
Pháp cung kính: Nên theo thứ lớp từ bậc Thượng tòa mà đảnh lễ, đón tiếp, đưa tiễn, chắp tay, cung kính.
Pháp dùng tháo đậu: Phật cho dùng đậu nhỏ, đậu lớn, đậu ma-sa, Nhất-lê-tần-đà, càn thảo tiết, không được dùng ác loại hương tạp trừ người bịnh. Nếu không xin mà đàn việt tự cho thì được tùy ý dùng.
Pháp nước ép trái cây: Phật cho Tỳ-kheo dùng tám loại nước ép trái cây, đó là nước trái Chiêu-lê, nước trái Mạc-lê, nước trái Câu-la, nước trái xá-lê, nước trái Xá-đa, nước trái Bồ-đào, nước trái phả-lâu-sa và nước trái lê. Tám loại nước ép trái cây này lấy nước làm tịnh nên uống.
Pháp cỏ thuốc: Phật cho cất chứa các loại cỏ thuốc từ rễ, thân, cành, lá, hoa, quả. Tăng được cất chứa, một người cũng được cất chứa. Pháp nước uống Tô-tỳ-la: Như trường hợp Tỳ-kheo Xá-lợi-phất bị bịnh lạnh, Phật cho dùng nước uống Tô-tỳ-la.
Pháp da thuộc: Các loại da thuộc Tỳ-kheo không nên cất chứa mặc, không nên dùng ngồi, trừ giày da, giày phú la.
Pháp giày da: Phật cho hai loại giày da là giày da một lớp và giày da phá mạn tịnh. Không được dùng giày da có trang hoàng tạp sắc.
Pháp chống chân: Phật cho dùng hai vật để chống chân, đó là chống chân nghiêng và chống chân giường, tám vật chống chân khác không nên dùng.
Pháp ghế: Loại ghế khi ngồi dao động ra tiếng thì không nên dùng.
Pháp trượng: Phật cho làm trượng, trên đầu trượng làm nhiều vòng khoan bằng sắt hay bằng đồng. Khi Phật ở trong Hàn viên lâm, có nhiều loại bò sát, côn trùng độc cắn Tỳ-kheo nên Phật bảo khua tích trượng ra tiếng để xua đuổi chúng đi.
Pháp túi bọc tích trượng: Vì ái hộ tích trượng, không để cho mất, tìm cầu sẽ trở ngại cho việc hành đạo, Phật cho chứa túi bọc cất tích trượng.
Pháp ăn tỏi: Như trường hợp trưởng lão Xá-lợi-phất bị bịnh lạnh, Phật cho dùng thuốc hòa với tỏi dùng để trị bịnh.
Pháp dao cạo: Phật cho Tăng cất chứa dao cạo, một người cũng được cất chứa để cạo râu tóc.
Pháp túi đựng dao cạo: Vì ái hộ dao cạo không để cho mất, tìm cầu sẽ trở ngại cho việc hành đạo nên Phật cho chứa túi đựng dao cạo.
Pháp khóa cửa: Phật cho dùng móc khóa để giữ gìn phòng xá, giữ gìn phòng xá tức là giữ gìn tự thân, giữ gìn tự thân tức là giữ gìn ngọa cụ. Giống như móc khóa, ống khóa, chìa khóa cũng đều như vậy.
Pháp đi xe: Phật cho Tỳ-kheo bịnh được đi xe như trường hợp trưởng lão Tất-lân-già-bà-ta.
Pháp dù: Phật không cho cầm dù đi vào nhà bạch y, trừ khi xếp dù cầm đi vào.
Pháp quạt: Phật cho chúng tăng cất chứa quạt, một người cũng được cất chứa.
Pháp phất trần: Phật cho Tăng cất chứa cây phất, một người cũng được cất chứa.
Pháp gương: Phật không cho các Tỳ-kheo soi gương, soi mặt trong bát nước, trừ trên mặt có mụn nhọt.
Pháp trị mắt: Có năm vật dùng tô vẽ mắt, đó là vật đen, vật xanh trắng, mạt vụn của cỏ, mạt vụn của hoa, quả và nhựa cây. Phật bảo: “Không vì làm đẹp mà tô vẽ mắt, mà vì trị bịnh”.
Pháp làm thẻ trị mắt: Thẻ này làm bằng sắt, đồng, vỏ ốc, ngà voi, sừng. Phật cho dùng vật đựng vì ái hộ, không để cho mất, tìm cầu sẽ trở ngại cho việc hành đạo.
Pháp dùng hương hoa anh lạc: Tỳ-kheo không được đeo tràng hoa chuỗi anh lạc, nếu không xin mà được cho thì tùy ý nhận, sau đó mang đến cúng dường tháp Phật và tháp A-la-hán.
Pháp ca múa âm nhạc: Phật không cho Tỳ-kheo đi xem nghe, cũng không được bảo người khác đi xem nghe.
Pháp nằm: Tỳ-kheo không bịnh thì ban ngày không nên nằm, nếu trong đêm có đốt đuốc sáng cũng không nên nằm. Nếu ngủ thích ngáy thì nên thức dậy đi kinh hành, nếu không thể đi được thì nên đến chỗ khuất, không nên vì nhân duyên này làm não loạn ngừoi khác.
Pháp ngồi: Tỳ-kheo ban ngày nên ngồi hoặc kinh hành để ngăn pháp phiền não che đậy, đầu đêm cũng nên ngồi hoặc kinh hành, đến giữa đếm mới vào phòng ngủ nghỉ. Nên trải bốn lớp Uất-đa-la-tăng, Tăng-già-lê gối dưới đầu, nằm nghiêng bên hông phải, chồng gót chân, tướng sáng hiện tiền, nhớ nghĩ thức dậy. Cuối đêm thức dậy ngồi hay kinh hành cũng để ngăn pháp phiền não che đậy.
Pháp thiền trượng: Phật cho dùng pháp trượng và chỗ để pháp trượng, vì ái hộ không để cho mất, tìm cầu sẽ trở ngại cho việc hành đạo.
Pháp thiền đới: Phật cho Tỳ-kheo bịnh đau lưng được cột dây thiền, như trường hợp trưởng lão Xá-lợi-phất. Phật cho dùng ba loại dây thiền, đó là dây dệt thành, dây bện đan thành và dây bện bằng lông thú.
Pháp dây cột móc y: Phật cho dùng dây cột móc y để giữ y không rớt xuống, vì ái hộ không để cho mất, tìm cầu sẽ trở ngại cho việc hành đạo.
Pháp vén cột y: Trừ khi làm ở trên cao mới vén cột y, những lúc
3 khác thì không nên vén cột.
Pháp quăng ném: Phật cho quăng ném để gây ra tiếng động vì sợ có giặc, những lúc khác không nên làm.
Pháp đất: Phật cho thọ nhận đất để xây cất Tăng-già-lam và phòng xá. Sự việc là tranh cãi qua lại, vu báng nhau, xuất tội nhau, ghét nhau… Ngay nơi tự thân có làm ác như thế thì cũng khiến người khác làm ác, cả hai đều ác. Những việc lám suy não như vậy đều không nên làm, tất cả việc phá Tăng đều không nên làm. Có hai trường hợp phá Tăng là phá yết ma tăng và phá luân tăng. Phá yết ma tăng là nếu các Tỳ-kheo ở trong cùng một giới mà riêng lám bố tát, riêng làm yết ma. Phá pháp luân tăng là chỉ cho bát chánh đạo, khiến người khác bỏ đạo bát chánh vào trong tà đạo thì gọi là phá luân tăng.
3. Hành Pháp Của Tỳ-Kheo
Hành pháp của tỳ-kheo bị tẫn:
– Tỳ-kheo bị tẫn không được truyền đại giới cho người.
– Không được thọ người khác y chỉ.
– Không được nuôi Sa-di.
– Không được thọ Tăng sai giáo giới Tỳ-kheo-ni.
– Nếu đã được Tăng sai cũng không được đến giáo giới Tỳ-kheoni.
– Không được tái phạm tội đã phạm.
– Không được phạm tội tương tợ.
– Không được phạm tội nặng hơn tội này.
– Không được quở trách các yết ma.
– Không được quở trách người làm yết ma.
– Không được xuất tội Tỳ-kheo thanh tịnh.
– Không được thọ Tỳ-kheo thanh tịnh làm lễ, nghinh đón; cúng dường y bát, ngọa cụ… cho đến xoa bóp chân tay. Nếu không bịnh thì không được thọ người khác xoa bóp, tâm phải hối cải chiết phục.
– Không được cùng nói chuyện, cùng làm việc với Tỳ-kheo thanh tịnh, thường làm một mình để chiết phục tâm. Phải tùy thuận các Tỳkheo, nên đảnh lễ, đón tiếp và cúng dường các thứ. Những hành pháp trên nếu không tuân giữ thì suốt đời không được giải tẫn.
Hành pháp của tỳ-kheo bị Bất cọng trụ: Có hai trường hợp bị Bất cọng trụ: Một là tự làm việc Bất cọng trụ; Hai là Tăng cho yết ma không cùng ở chung. Tỳ-kheo bị Bất cọng trụ:
– Không được truyền đại giới cho người.
– Không được thọ người khác y chỉ.
– Không được nuôi Sa-di.
– Không được thọ Tăng sai giáo giới Tỳ-kheo-ni.
– Nếu đã được Tăng sai cũng không được đến giáo giới Tỳ-kheoni.
– Không được tái phạm tội đã phạm.
– Không được phạm tội tương tợ.
– Không được phạm tội nặng hơn tội này.
– Không được quở trách các yết ma.
– Không được quở trách người làm yết ma.
– Không được xuất tội Tỳ-kheo thanh tịnh.
– Không được thọ Tỳ-kheo thanh tịnh làm lễ, nghinh đón; cúng dường y bát, ngọa cụ… cho đến xoa bóp chân tay. Nếu không bịnh thì không được thọ người khác xoa bóp, tâm phải hối cải chiết phục.
– Không được cùng nói chuyện, cùng làm việc với Tỳ-kheo thanh tịnh.
– Không được thọ Tăng sai làm người trải tọa cụ, làm người sai Sa-di, làm người sai người giữ vườn, làm người xử phân thọ thỉnh, cho đến sai làm người thọ sự việc Tăng cũng đều không được thọ.
– Chớ phạm các Tỳ-kheo, nếu phạm các Tỳ-kheo thì tăng thếm các loại Bất cọng trụ.
Các Tỳ-kheo nên nói với Tỳ-kheo này: “Trưởng lão nên điều phục tâm ác, hạ mình trừ bỏ sân hận, kiêu mạn, đừng để Tăng họp các tội Bất cọng trụ. Nếu Tăng tẫn xuất thầy thì không có chỗ nào dung chứa thầy, thầy nên ở trong Tăng sám hối tội này, Tăng sẽ giải tội tẫn cho thầy, Tăng trú xứ khác không thể giải tẫn cho thầy được”. Nếu người này nghe rồi mà tâm không chiết phục thì nên tẫn xuất, cũng như ngựa dữ bứt dây dàm cột ở trên đầu mà bỏ chạy đi.
Hành pháp của tỳ-kheo làm Thác lại tra: Có hai mươi hai pháp từ lợi căn đa văn:
– Một là khéo biết nguồn gốc phát khởi của sự việc.
– Hai là khéo phân biệt sự tướng.
– Ba là khéo biết việc sai khác.
– Bốn là khéo biết đầu đuôi ngọn ngành của sự việc.
– Năm là khéo biết trọng khinh của sự việc.
– Sáu là khéo biết trừ diệt việc tranh cãi.
– Bảy là khéo biết diệt tránh rồi sẽ không phát khởi lại nữa.
– Tám là khéo biết người làm việc, người có việc.
– Chín là có thể chỉ dạy và có năng lực làm cho người khác tiếp nhận.
– Mười là có thể phương tiện nói lời dịu dàng và có năng lực làm cho người khác tiếp nhận.
– Mười một và mười hai là có năng lực tự chiết phục và khiến người khác tiếp nhận.
– Mười ba là biết hổ thẹn
– Mười bốn là tâm không kiêu mạn
– Mười lăm là không nói những lời cao ngạo
– Mười sáu, mười bảy và mười tám là ba nghiệp thân khẩu ý không dính mắc một bên.
– Mười chín và hai mươi là không tùy ái hành, sân hành.
– Hai mươi và hai mươi hai là không tùy bố hành, si hành.
Tỳ-kheo làm Thác lại tra thành tựu hai mươi hai pháp này thì có thể diệt tránh, không dựa vào hai bên bạn đảng để cầu pháp, cầu tài.
Hành pháp của người bị Thật mích tội tướng:
Nếu Tỳ-kheo trước tự nói là tôi có tội này, sau đó lại nói là không có, Tăng nên dùng pháp bạch tứ cho Thật mích tội tướng, như trường hợp Tỳ-kheo Tượng-thủ. Tỳ-kheo được cho yết ma Thật mích tội tướng là:
– Không được truyền đại giới cho người.
– Không được thọ người khác y chỉ.
– Không được nuôi Sa-di.
– Không được thọ Tăng sai giáo giới Tỳ-kheo-ni.
– Nếu đã được Tăng sai cũng không được đến giáo giới Tỳ-kheoni.
– Không được tái phạm tội đã phạm.
– Không được phạm tội tương tợ.
– Không được phạm tội nặng hơn tội này.
– Không được quở trách các yết ma.
– Không được quở trách người làm yết ma.
– Không được xuất tội Tỳ-kheo thanh tịnh.
– Không được thọ Tỳ-kheo thanh tịnh làm lễ, nghinh đón; cúng dường y bát, ngọa cụ… cho đến xoa bóp chân tay. Nếu không bịnh thì không được thọ người khác xoa bóp, tâm phải hối cải chiết phục.
– Không được cùng nói chuyện với Tỳ-kheo thanh tịnh, phải tùy thuận các Tỳ-kheo, nên đảnh lễ đón đưa và cúng dường các thứ. Nếu không tuân theo những hành pháp trên thì suốt đời không được giải yết ma này.
Hành pháp của Dữ học Sa-di (Sa-di học hối):
Nếu Tỳ-kheo phạm dâm dục rồi, cho đến trong khoảnh khắc khảy móng tay mà không sanh tâm cho giấu, Tăng nên Bạch tứ yết ma cho học pháp Tỳ-kheo trở lại, như trường hợp của tỳ-kheo Nan-đề, đó gọi là Dữ học Sa-di. Hành pháp của Sa-di dữ học là tất cả giới của Đại Tỳkheo đều phải giữ, nên đi sau, ngồi sau các đại Tỳ-kheo, nên dâng thức ăn uống cho các đại Tỳ-kheo, còn mình tự đến người chưa thọ đại giới thọ lấy thức ăn; được cùng đại Tỳ-kheo ngủ chung một phòng hai đêm, còn mình không được cùng người chưa thọ đại giới ngủ quá hai đêm. Được cùng các đại Tỳ-kheo làm hai loại yết ma là yết ma bố tát và yết ma tự tứ, nhưng không được xếp vào trong túc số Tăng để làm bố tát và các yết ma.