THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 52

TỤNG THỨ CHÍN ƯU BA LY VẤN PHÁP

1. Hỏi Việc Dâm Trong Bốn Ba-La-Di:

Phật tại nước Tỳ-da-ly, trưởng lão Ưu-ba-ly đến chỗ Phật đảnh lễ rồi bạch Phật: “Thế tôn, nếu Tỳ-kheo dùng chú thuật tự tạo ra hình súc sanh để hành dâm thì có phạm Ba-la-di hay không?”, Phật bảo: “Nếu tự nhớ nghĩ mình là Tỳ-kheo thì phạm Ba-la-di, nếu không nhớ thì phạm Thâu-lan-giá”. Lại hỏi: “Thế tôn, nếu hai Tỳ-kheo dùng chú thuật tự tạo ra hình súc sanh để cùng hành dâm thì có phạm Ba-la-di hay không?”, Phật bảo: “Nếu tự nhớ nghĩ mình là Tỳ-kheo thì phạm Ba-ladi, nếu không nhớ thì phạm Thâu-lan-giá”.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy hành dâm với nữ phi nhơn thì phạm Bala-di, sao gọi là nữ phi nhơn?

Đáp: Nếu có thể nắm bắt được thì gọi là phi nhơn.

Lại hỏi: Hành dâm trong miệng tới mức độ nào thì phạm Ba-ladi?

Đáp: Vào quá răng thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Nếu thân người nữ bị chặt làm hai, Tỳ-kheo nối lại rồi cùng hành dâm thì có phạm Ba-la-di không?

Đáp: Phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Nếu người nữ bị chặt đầu, Tỳ-kheo hành dâm trong miệng, có phạm Ba-la-di không?

Đáp: là phạm.

Lại hỏi: Nếu người nữ bị chặt đầu, Tỳ-kheo hành dâm ở đường tiểu tiện, có phạm Ba-la-di không?

Đáp: là phạm.

Lại hỏi: Nếu hành dâm ở nơi thân phần khác, có phạm Ba-la-di không?

Đáp: Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá; nếu xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Lại hỏi: Nếu hành dâm ở nơi môi ngoài răng thì phạm tội gì?.

Đáp: Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá; nếu xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, người nữ mới chết thân chưa hoại mà cùng hành dâm thì phạm Ba-la-di, sao gọi là thân đã bị hoại?

Đáp: Nếu nữ căn thối rửa hoặc khô hoặc bị côn trùng đục khoét, Tỳ-kheo hành dâm thì không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá; nếu xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Ngược với trên thì gọi là chưa hoại, Tỳ-kheo hành dâm thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Tỳ-kheo hành dâm trong thịt chín, có phạm Ba-la-di không?

Đáp: Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá; nếu xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo một mình vào trong nhà trống mà phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, như Tỳ-kheo Lam bà na và Tỳ-kheo Nhược tích.

Lại hỏi: Nếu người nữ thân bị tét nút, Tỳ-kheo làm cho dính lại rồi cùng hành dâm, có phạm Ba-la-di không?

Đáp: Không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá; nếu xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa .

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, Tỳ-kheo bọc nam căn rồi hành dâm vào trong ba đường cũng phạm Ba-la-di, có trường hợp bọc nam căn khi vào mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu dùng vải dày, da dày, bao cao su bọc nam căn, khi vào không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá; nếu xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo hành dâm mà không phạm Bala-di hay không?

Đáp: Có, nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc hành dâm mà lại phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, đó là Dữ học Sa-di (tức là Sa-di học hối)

2. Hỏi Việc Trộm Cắp Trong Bốn Ba-La-Di

Phật tại thành Vương xá, trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Thế tôn, nếu Tỳ-kheo đối với hai bộ chúng tám mươi người, thân ở trong số chúng nói hay lấy thẻ thì phạm tội gì?”, Phật bảo: “Lấy thẻ thì phạm Thâu-lan-giá, nếu nói tôi ở trong số chúng thì phạm Ba-dật-đề cố ý vọng ngữ”.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo đối với vật không phải tiền cũng không phải là y vật, dùng tâm trộm cắp đem dời chỗ khác, có phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, như trường hợp đánh xu bồ chơi quay số mà dùng tâm trộm quay chuyển răng.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo đến nói với giặc cướp: “Hãy đến lấy, tôi biết chỗ cất vật”, nhưng Tỳ-kheo thật không biết chỗ cất vật thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Ba-dật-đề cố ý vọng ngữ, nếu biết giặc không thể lấy được vật mà nói như thế thì phạm Đột-kiết-la. Nếu chỉ cho giặc lấy được năm tiền hay vật trị giá năm tiền vào tay thì phạm Ba-la-di .

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo qua cửa ải có vật đáng đóng thuế mà không đóng thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Ba-la-di, nếu thương nhân nói với Tỳ-kheo: “Cho tôi gởi vật này qua”, nếu Tỳ-kheo cho gởi, qua được cửa ải, vật này phải đóng thuế năm tiền hay vật trị giá năm tiền thì phạm Ba-la-di. Nếu thương nhân nói với Tỳ-kheo: “Cho tôi gởi vật này qua, tiền phải đóng thuế sẽ cho Tỳ-kheo một nữa”, Tỳ-kheo cho gởi vật qua, vật này phải đóng thuế năm tiền hay vật trị giá năm tiền thì phạm Ba-la-di. Nếu thương nhân nói với Tỳ-kheo: “Cho tôi gởi vật này qua, tiền phải đóng thuế sẽ cho thầy hết”, Tỳ-kheo cho gởi vật qua, vật này phải đóng thuế năm tiền hay vật trị giá năm tiền thì phạm Ba-la-di. Nếu thương nhân đến cửa ải phải đóng thuế, Tỳ-kheo lại chỉ đường khác cho đi qua mà không phải đóng thuế, vật này phải đóng thuế năm tiền hay vật trị giá năm tiền thì phạm Ba-la-di; nếu chưa đến của ải mà chỉ đường khác cho đi thì Tỳ-kheo phạm Thâu-lan-giá, vì đã đoạn mất tiền thu thuế của quan.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo qua cửa ải có vật phải đóng thuế cho đến năm tiền mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu người khác lén bỏ vào trong túi y, Tỳ-kheo không biết thì không phạm; nếu biết mà vẫn mang qua, vật này khó đếm được thì phạm Thâu-lan-giá, nếu không thể đếm được thì phạm Ba-la-di, nếu qua chỗ không phải là chỗ quan thuế thì phạm Thâu-lan-giá, nếu là chỗ quan thuế thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Có sáu cách lấy vật của người khác, đó là khổ thiết lấy, khinh mạn lấy, dùng tên người khác để lấy, xúc phạm mà lấy, nhận người gởi rồi lấy luôn và lấy lợi tức. Trong sáu cách lấy này, cách nào phạm Ba-la-di?

Đáp: Trừ lợi tức, năm cách lấy kia đều phạm Ba-la-di, nếu lấy đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Lấy trộm xá lợi Phật thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, nếu với tâm cung kính nghĩ rằng: “Xá lợi Phật cũng là thầy ta”, do tâm thanh tịnh lấy nên không phạm.

Lại hỏi: Lấy trộm kinh thì phạm tội gì?

Đáp: Tùy trị giá bao nhiêu mà kết phạm, nếu trị giá chưa tới năm tiền thì phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu trộm lấy vật cúng dường trong chùa, tháp thì phạm tội gì?

Đáp: Nếu vật cúng dường này có người giữ thì tùy trị giá bao nhiêu mà kết phạm, nếu trị giá chưa tới năm tiền thì phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo thường ra vào nhà đàn việt, nói với vợ cư sĩ rằng: “Chồng cô đã hứa cho tôi vật như vậy, như vậy” thì phạm tội gì?

Đáp: Nếu dối nói là người chồng nói thì phạm Ba-dật-đề cố ý vọng ngữ, nếu được vật trị giá năm tiền vào tay thì phạm Ba-la-di; chưa tới năm tiền thì phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu bốn Tỳ-kheo dùng tâm trộm cắp đến chỗ tối có y cùng lấy trộm, có phạm Ba-la-di không?

Đáp: Chỉ phạm Thâu-lan-giá, nếu cùng chia thì tùy trị giá bao nhiêu mà kết phạm, nếu trị giá chưa tới năm tiền thì phạm Thâu-langiá. Nếu trên cây cọc có y vật, dùng tâm trộm cắp lấy rời khỏi chỗ ban đầu thì phạm Ba-la-di, lúc đang chọn lựa để lấy thì phạm Thâu-lan-giá, chọn lựa xong lấy được năm tiền hay vật trị giá năm tiền vào tay thì phạm Ba-la-di. Nếu mang cả cây cọc đi thì phạm Thâu-lan-giá, khi lấy y vật rời khỏi cây cọc thì phạm Ba-la-di. Trên giá y có y vật cũng như vậy.

Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo khác rằng: “Thầy có biết cư sĩ ____ có vật quý trọng như vậy như vậy không?”, đáp là biết, Tỳ-kheo này bảo đến lấy trộm mang về, Tỳ-kheo kia nghe lời đến lấy trộm vật rời khỏi chỗ ban đầu thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Có trường hợp lấy những vật không quý trọng mà phạm Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu những vật không quý trọng này họp lại trị giá năm

232 tiền thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo với tâm trộm cắp mang vật quý trọng di chuyển nhiều nơi mà lại không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo với tâm trộm cắp mang vật quý trọng của Hòa thượng, A-xà-lê mà sanh tâm nghi không biết vật này là của kia có hay không phải là của kia có; nếu vật này là thật của kia có thì Tỳ-kheo lấy trộm phạm Ba-la-di, nếu không phải là của kia có thì Tỳ-kheo lấy trộm phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy dùng tâm trộm cắp lấy năm tiền hay vật trị giá năm tiền vào tay thì phạm Ba-la-di, sao gọi là năm tiền?. Đáp: năm tiền tức là năm đại tiền, một đại tiền trị giá mười sáu tiểu tiền. Nếu là người chưa thọ giới cụ túc khởi tâm trộm cắp mà lấy năm tiền, lấy rời khỏi chỗ cũ thì phạm Đột-kiết-la; khi thọ giới cụ túc chưa xong mà lấy rời khỏi chỗ cũ cũng phạm Đột-kiết-la; khi thọ giới cụ túc xong mà lấy rời khỏi chỗ cũ thì phạm Ba-la-di; nếu người thọ giới cụ túc khởi tâm trộm cắp lấy nhưng lấy rời khỏi chỗ cũ không đủ năm tiền thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Như Phật đã dạy có hai truờng hợp trộm lấy đất: Một là nói với nhau mà lấy, hai là nêu tướng mà lấy. Nếu nói với nhau được thắng mà lấy thì có phạm Ba-la-di không?

Đáp: Không được thắng mà lấy thì phạm Thâu-lan-giá, nếu không được thắng mà lại làm tướng để được đất, đất này trị giá năm tiền thì phạm Ba-la-di; phòng nhà cũng như vậy. Nếu Tỳ-kheo lay cây cho rụng quả, trái cây rụng tùy trị giá bao nhiêu mà kết phạm.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo lấy vật của người ở cõi Câu-da-ni chừng bao nhiêu thì phạm Ba-la-di?

Đáp: Nếu vật trị giá năm tiền trở lên thì phạm Ba-la-di, ở cõi Phất vu đãi cũng như vậy.

Lại hỏi: Nếu lấy vật ở cõi Uất đơn việt chừng bao nhiêu thì phạm Ba-la-di?

Đáp: Vì người ở cõi kia vô ngã, không có sở thuộc nên không phạm.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo lấy đồ sắt đồ đồng tùy tính giá mà kết phạm, có trường hợp lấy trộm ba tiền đồng mà phạm Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu lúc đó tiền đồng đắc giá

Lại hỏi: Có trường hợp trộm năm tiền đồng mà không phạm Bala-di không?

Đáp: Có, nếu lúc đó tiền đồng mất giá.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo phá kho thóc để lấy thóc thì phạm tội gì?

Đáp: Tùy tính theo thời giá mà kết phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lấy nhiều vật mà không phạm Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu lấy vật của chúng chưa chia, nếu trộm đồ gỗ thì tùy tính giá mà kết phạm. Tỳ-kheo trộm lấy nước cũng vậy, nếu khơi nguồn nước để lấy trộm nước cũng tính theo giá mà kết phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo trì giới thanh tịnh sợ tội, không cho mà lấy ngàn tiền mà không phạm Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo khởi tưởng là vật của mình, hoặc cho là đồng ý mà lấy, hoặc lấy dùng tạm, hoặc biết vật không có sở thuộc, hoặc điên cuồng tâm loạn và mắc bịnh hoang tưởng sai lầm thì không phạm. Nếu cư sĩ để ngàn tiền ở một chỗ, Tỳ-kheo có tâm trộm phương tiện muốn lấy, cư sĩ nói: “Tiền này con mang đến cúng cho thầy”, Tỳkheo nghe lời này rồi nhận lấy thì phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Có trường hợp lấy năm tiền rời khỏi chỗ cũ mà không phạm Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu một lần lấy một tiền rời khỏi chỗ cũ, không phải một lần lấy đủ năm tiền thì không phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Nếu số đông người có năm loại vật báu hoặc tợ vật báu chôn giấu trong đất, Tỳ-kheo dùng sức chú thuật hoặc dùng cỏ thuốc để phá hoại hoặc làm cho biến sắc, phá hoại lợi ích của người khác như vậy thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá

Nếu đàn việt thỉnh Tăng thọ thực, Tỳ-kheo theo thứ lớp chưa tới mình mà nói là tới phiên tôi nên đi, thì phạm Ba-dật-đề cố ý vọng ngữ, nếu sai sứ hay đưa tin, đưa thư thì phạm Đột-kiết-la, được thức ăn tùy tính theo giá mà kết phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dời vật quý trọng của người khác rời khỏi chỗ cũ mà không phạm Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu y vật của người khác để trên đất, kéo dời đi chưa ra khỏi giới thì không phạm Ba-la-di, chỉ phạm Thâu-lan-giá. Áo của cư sĩ ở chỗ Tỳ-kheo, Tỳ-kheo có tâm trộm phương tiện làm tướng nói là y của tôi thì phạm Ba-dật-đề cố ý vọng ngữ. Nếu cư sĩ nói: “Y này của tôi, nếu thầy muốn thì tôi sẽ cho”, Tỳ-kheo nhận lấy thì phạm Thâulan-giá.

Nếu Tỳ-kheo xi đồng thành sắc vàng để qua cửa ải thì phạm Thâu-lan-giá, nếu quan thuế hỏi có vật gì không, tuy có vật mà nói là không thì phạm Ba-dật-đề cố ý vọng ngữ. Nếu Tỳ-kheo vay mượn vật của người khác, sau đó lại nói là không có thì phạm Ba-dật-đề cố ý vọng ngữ. Nếu Tỳ-kheo nhận vật của người gởi, sau đó lại nói là không có nhận thì phạm Ba-dật-đề cố ý vọng ngữ, tùy theo tiền đã lấy hay vật đã lấy đều tính theo thời giá mà kết phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lấy nhiều vật mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu vật tuy nhiều nhưng trị giá chưa tới năm tiền thì không phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Nếu số đông người nuôi voi ngựa trâu dê…, những con vật này đem lại lợi ích cho họ, nếu Tỳ-kheo thả cho chúng đi thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo có tâm trộm cắp biến hình làm Tỳ-kheo-ni lấy rời khỏi chỗ cũ thì phạm Ba-la-di; nếu Tỳ-kheo-ni có tâm trộm cắp biến hình làm Tỳ-kheo lấy rời khỏi chỗ cũ cũng phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo trộm lấy vật quý trọng của người khác mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc trộm vật quý trọng của người mà lại phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, đó là Dữ học Sa-di (tức là Sa-di học hối)

3. Hỏi Việc Giết Hại Trong Bốn Ba-La-Di

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo dùng chú thuật biến hình làm súc sanh để giết người, có phạm Ba-la-di không?

Đáp: Nếu tự nhớ nghĩ mình là Tỳ-kheo thì phạm Ba-la-di, nếu không nhớ nghĩ thì phạm Thâu-lan-giá .

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo giết mẹ mà được đại phước, không phạm tội hay không?

Đáp: Có, Ái gọi là mẹ, nếu Tỳ-kheo giết thì được đại phước, không phạm tội.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo giết cha mà được đại phước, không phạm tội hay không?

Đáp: Có, Hữu lậu gọi là cha, nếu Tỳ-kheo giết thì được đại phước, không phạm tội

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo làm phương tiện để giết mẹ nhưng lại giết chết người không phải là mẹ, Tỳ-kheo này có phạm Ba-la-di và tội nghịch không?

Đáp: Không phạm, chỉ phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo làm phương tiện để giết người nhưng lại giết chết người mẹ mình, Tỳ-kheo này có phạm Ba-la-di và tội nghịch không?

Đáp: Không phạm, chỉ phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo làm phương tiện để giết người nhưng lại giết chết phi nhân thì phạm Thâulan-giá; nếu làm phương tiện giết phi nhân mà lại giết chết người thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo làm phương tiện để giết A-la-hán nhưng lại giết chết người không phải là A-la-hán, Tỳ-kheo này có phạm Ba-la-di và tội nghịch không?

Đáp: Không phạm, chỉ phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo làm phương tiện để giết người thường nhưng lại giết chết vị A-la-hán, Tỳ-kheo này có phạm Ba-la-di và tội nghịch không?

Đáp: Không phạm, chỉ phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo đối với vị thật là A-la-hán khởi tưởng không phải là A-la-hán mà sanh tâm giết, Tỳ-kheo này có phạm Ba-la-di và tội nghịch không?

Đáp: Có, phạm Ba-la-di và tội nghịch.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo đối với vị không phải thật là A-la-hán khởi tưởng là A-la-hán mà sanh tâm giết, Tỳ-kheo này có phạm Ba-la-di và tội nghịch không?

Đáp: Chỉ phạm Ba-la-di, không phạm tội nghịch.

Lại hỏi: Có người nữ bỏ Gia-la lạ, người nữ khác lấy lại để dùng, sau đó sanh con thì người nào là mẹ?

Đáp: Người nữ trước là mẹ.

Lại hỏi: Nếu người con này sau muốn xuất gia nên xin phép người mẹ nào?

Đáp: Nên xin phép người mẹ sau.

Lại hỏi: Nếu người con Tỳ-kheo này giết mẹ, giết người mẹ nào thì phạm Ba-la-di và tội nghịch?

Đáp: Giết người mẹ trước thì phạm Ba-la-di và tội nghịch.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm cho người sảy thai mà không phạm Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu người đó mang thai súc sanh.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm cho súc sanh sảy thai mà lại phạm Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu súc sanh đó mang thai người.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo muốn giết cha me, làm phương tiện để giết rồi tự gieo mình xuống hầm sâu, Tỳ-kheo này có phạm Ba-la-di và tội nghịch hay không?

Đáp: Nếu cha mẹ chết trước, Tỳ-kheo chết sau thì Tỳ-kheo phạm Ba-la-di và tội nghịch; nếu Tỳ-kheo chết trước, cha mẹ chết sau thì Tỳkheo phạm Thâu-lan-giá. Trường hợp làm phương tiện để giết rồi cầm dao tự sát cũng như vậy.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm cho cha mẹ chết mà không phạm Ba-la-di và tội nghịch không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo bịnh, cha mẹ đến thăm, Tỳ-kheo đi kinh hành té ngã trên mình cha mẹ làm cho cha mẹ chết, trường hợp này thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo bịnh, cha mẹ đến dìu đỡ về nhà, Tỳ-kheo đi khập khểnh nên té ngã trên mình cha mẹ làm cho cha mẹ chết, trường hợp này cũng không phạm. Nếu Tỳ-kheo muốn giết cha mẹ, sanh tâm nghi không biết có phải là cha mẹ hay không, khi tâm định biết rõ là cha mẹ mà giết thì phạm Ba-la-di và tội nghịch. Nếu Tỳ-kheo muốn giết người, sanh tâm nghi không biết là người hay phi nhân, khi tâm định biết rõ là người mà giết thì phạm Ba-la-di.

Có người bắt được giặc, dẫn đi giết, giặc bỏ chạy. Người này dùng thế lực của quan hay của tụ lạc truy tìm đuổi bắt, lúc đó Tỳ-kheo ngược đường đi đến, người đuổi bắt hỏi Tỳ-kheo có thấy giặc không, nếu Tỳkheo đối với tên giặc này trước đây có oán hận mà chỉ chỗ giặc trốn, do nguyên nhân này giặc bị bắtt và bị giết chết thì Tỳ-kheo phạm Bala-di. Nếu là một đám giặc chạy trốn, Tỳ-kheo chỉ chỗ, tên giặc bị bắt và bị giết không phải là người mà Tỳ-kheo oán hận thì Tỳ-kheo phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu thật là mẹ, Tỳ-kheo khởi tưởng không phải là mẹ để giết thì có phạm Ba-la-di và tôi nghịch không?

Đáp: Phạm Ba-la-di và tội nghịch.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo giết người mà không phạm Bala-di không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo tự sát thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo vì đùa giỡn mà làm cho người khác chết thì phạm Đột-kiết-la. Nếu là người chưa thọ giới cụ túc khởi phương tiện muốn giết người mà giết người thì phạm Đột-kiết-la; khi thọ giới cụ túc chưa xong mà giết người cũng phạm Đột-kiết-la; khi thọ giới cụ túc xong mà giết người thì phạm Ba-la-di; nếu người thọ giới cụ túc khởi tâm muốn giết người thì phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo giết người mà không phạm Bala-di hay không?

Đáp: Có, nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc giết người mà lại phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, đó là Dữ học Sa-di (tức là Sa-di học hối)

4. Hỏi Việc Vọng Ngữ Trong Bốn Ba-La-Di

Lại hỏi: Bên đại vọng ngữ, phạm khinh trọng như thế nào? Đáp: Nếu Tỳ-kheo nói: “Tôi thối thất quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-nahàm, A-la-hán”, do chưa được mà nói là thối thất nên phạm Thâu-langiá, nếu nói là tôi đắc quả thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Tôi đắc quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán”, có người gạn hỏi, liến nói là tôi không đắc thì Tỳ-kheo phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói là tôi thối thất quả A-la-hán hay quả A-na-hàm thì phạm tội gì?

Đáp: Nếu không đắc quả mà nói thối thất thì phạm Thâu-lan-giá, nếu nói là tôi đắc quả dưới, thối thất quả trên thì phạm Ba-la-di .

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Tôi là Học nhân (bậc Hữu học)”, có người gạn hỏi: “Học nhân như thế nào?”, đáp rằng: “Tôi đa văn, lợi căn, đọc tụng thông suốt, ngồi thiền không ai hơn. Pháp của tỳ-kheo là nên học tất cả thiện pháp nên gọi là Học nhân”, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, nếu nói tôi đắc pháp Vô lâu học nên gọi là Học nhân thì phạm Ba-la-di .

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Tôi là Vô học nhân (bậc vô học)”, có người hỏi: “Vô học như thế nào?”, đáp rằng: “Tôi không còn học nữa, tôi đa văn lợi căn, đọc tụng thông suốt và ngồi thiền nên gọi là Vô học nhân”, Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, nếu nói tôi không học pháp Vô lậu học nữa nên gọi là Vô học nhân thì phạm Ba-la-di .

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Tôi không sở hữu”, nếu có nguời hỏi: “Vô sở hữu như thế nào?”, đáp: “Tôi không có y bát, thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược… nên gọi là vô sở hữu”, Tỳkheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, nếu nói tôi không tham dục, sân hận và ngu si nên gọi là vô sở hữu thì phạm Ba-la-di .

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Thân của tôi là thân sau cùng”, có nguời hỏi: “Sao gọi là thân sau cùng”, đáp: “Thân của tôi trong quá khứ đã trải qua vô số sanh tử, đây là thân sau cùng nên nói là thân sau cùng”, Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, nếu nói thân phần này hết thì không còn thọ thân sau nữa nên gọi là thân sau cùng thì phạm Ba-la-di .

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo: “Thầy nên gọi tôi là Tuđà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán”, bị gạn hỏi liền nói là tôi không phải thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá .

Lại hỏi: Nếu có người nói với Tỳ-kheo: “Có nười nói thầy là Tuđà-hoàn… A-la-hán”, đáp: “Ai nói lời đó, tôi không phải Tu-đà-hoàn… A-la-hán”, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Tôi chứng quả Tu-đà-hoàn trong núi Kỳ-xà-quật, chứng quả Tư-đà-hàm ở núi Tỳ bà La-bà, chứng quả Ana-hàm ở núi Tát-bà-Sa-la và chứng quả A-la-hán ở núi Tát-bát-nacầu-ha”, có người gạn hỏi: “Vì nhân duyên gì thầy nói chứng quả Tuđà-hoàn trong núi Kỳ-xà-quật…?”, đáp: “Do tôi ở trong núi đọc tụng tư duy, tinh tấn tu tập cầu quả Tu-đà-hoàn… nên nói như vậy”, Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, nếu nói tôi ở trong núi Kỳ-xà-quật tu tập chứng được quả Tu-đà-hoàn… nên nói như vậy, thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Có người hỏi Tỳ-kheo: “Thầy có đắc quả không?”, lúc đó Tỳ-kheo trong tay đang cầm quả Am-bà, Chiêm-bà, Bà-la-đầu… nên nói là tôi được quả, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Nhà đàn việt ____ thỉnh Tỳ-kheo tùy ý thọ thực phải là bậc Tu-đà-hoàn… A-la-hán”, có người hỏi Tỳ-kheo đó là ai, đáp: “Là tôi, nhưng tôi không phải Tu-đà-hoàn… A-la-hán”, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Nhà đàn việt ____ trải tòa ngồi trang nghiêm chỉ dành cho bậc Tu-đà-hoàn… A-la-hán đến ngồi, tôi theo thứ lớp cũng đã ngồi trên tòa ấy, nhưng tôi không phải là Tu-đà-hoàn… Ala-hán”, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?, đáp là phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Có người hỏi Tỳ-kheo: “Những vật cần dùng hằng ngày như y phục, ẩm thực, thuốc thang, ngọa cụ… thầy có được từ đâu?, đáp: “Tôi thọ từ nhà đàn việt ____, vì đàn việt này nói rằng ai đắc quả Tuđà-hoàn… A-la-hán thì đến thọ lấy, tôi tuy đến lấy nhưng tôi không phải là Tu-đà-hoàn… A-la-hán”, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Tôi không sợ không sống, không sợ tiếng xấu, không sợ chết, không sợ cõi ác, không sợ đại chúng năm loại sợ này”, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, nếu nói tôi đã đoạn dứt năm loại sợ này thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Tôi đã đoạn hết kiết sử, dục phược và cái triền”, có người hỏi: “Đoạn dứt như thế nào?”, đáp: “Trong quá khứ, tôi đã làm cho kiết sử, dục phược và cái triền bại hoại hết rồi”, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, nếu nói tôi đã đoạn dứt hết kiết sử, dục phược và cái triền không còn nữa, thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Điều mà vị Thánh đệ tử đạt được, tôi cũng đạt được”, có người hỏi: “Thầy đạt được gì?”, đáp: “Tôi đọc tụng thông suốt, vấn nạn, ngồi thiền tư duy không lười biếng, đây là điều mà tôi đạt được”, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, nếu nói tôi đã đắc pháp mà vị Thánh đệ tử đã đắc thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Tôi tu tập năm căn, năm lực và bảy giác ý”, có người hỏi tu tập như thế nào, đáp: “Tôi đọc tụng thông suốt, vấn nạn, ngồi thiền tư duy không lười biếng, đây là điều mà tôi tu tập”, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, nếu nói tôi đã được năm căn, năm lực và bảy giác ý thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo hư dối nói đã được Thánh pháp mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo muốn nói quả Tu-đà-hoàn mà nói lộn quả Tư-đà-hàm… muốn nói quả A-na-hàm mà nói lộn quả A-la-hán thì không phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Hôm nay tôi không nhập định thế gian”, có người hỏi hôm qua thì thế nào, đáp là hôm qua cũng không nhập, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói tôi là đại sư, có người hỏi đại sư như thế nào, đáp: “Tôi vì người thuyết pháp giáo hóa, làm việc của bậc đại sư nên gọi là đại sư”, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, nếu nói vì tôi nói pháp của đại sư nên gọi là đại sư thì phạm Ba-la-di

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo nói tôi là Phật, có người hỏi Phật như thế nào, đáp: “Vì tôi biết ba bất thiện căn, mười bất thiện đạo là không nên làm, nên gọi là Phật”, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, nếu nói là vì biết Phật pháp nên gọi là Phật thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói tôi là đệ tử của Phật Tỳ bà thi, có người hỏi như thế nào là đệ tử của Phật Tỳ-bà-thi, đáp: “Nếu ai quy y Phật Thích-ca-mâu-ni tức là quy y Phật Tỳ-bà-thi, Phật Thi khi, Phật Tùy diếp, Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm Mâu ni, và Phật Ca-diếp”, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, nếu nói do có túc mạng thần thông biết được thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Có người hỏi Tỳ-kheo: “Thầy đắc được quả gì?”, lúc đó trong tay Tỳ-kheo đang cầm quả Am-la, Ba-na-tát, Diêm phù… liền nói là được quả, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì? Đáp: Phạm Thâu-lan-giá, nếu nói rõ việc của quả chứng thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo viết thư nói tôi là Tu-đà-hoàn… A-la-hán rồi đến nói với Tỳ-kheo: “Tuy trong thư tôi nói đã đắc quả, nhưng tôi thật chưa chứng quả”, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì?, đáp là phạm Thâulan-giá.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo hư dối nói là được Thánh pháp mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc hư dối nói là được Thánh pháp, lại phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, đó là Dữ học Sa-di (tức là Sa-di học hối)

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo một mình vào trong nhà trống mà phạm bốn tội Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, như Tỳ-kheo Lam-bà-na và Tỳ-kheo Nhược-tích làm việc dâm dục phạm dâm, ăn trộm thì trước đã làm phương tiện rồi mới vào nhà lấy trộm, giết người thì trước cũng đã làm nhân duyên rôi mới vào phòng giết và nói dối thì tự nói mình là A-la-hán, phạm tất cả bốn tội đều ở trong phòng này.

5. Hỏi Mười Ba Việc Của Tăng-Già-Bà-Thi-Sa

Phật tại nước Xá-vệ, trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật

Hỏi: Như Phật đã dạy cố ý xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, nếu Tỳ-kheo trong khi ngủ, tay vọc nam căn, tỉnh dậy xuất tinh thì phạm tội gì?

Đáp: Nếu tỉnh dậy không động tay vọc nữa thì không phạm, nếu còn động tay thì phạm Thâu-lan-giá; nếu lúc thức động tay vọc nam căn, khi ngủ mới xuất tinh thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo động tay nắm bóp nam căn cố ý làm xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu giữa chừng sanh tâm hối ngừng lại thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu là người chưa thọ giới cụ túc động tay vọc nam căn, xuất tinh thì phạm Đột-kiết-la; khi thọ giới cụ túc chưa xong mà xuất tinh cũng phạm Độtkiết-la; khi thọ giới cụ túc xong mà xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thisa.

Lại hỏi: Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa không nhớ ngày tháng thì nên tính từ ngày nào để trị tội?

Đáp: Nên tính từ ngày thọ giới cụ túc để trị.

Hỏi: Có trường hợp phi Tỳ-kheo (Tỳ-kheo-ni) phạm mà Tỳ-kheo được thoát, Tỳ-kheo phạm mà phi Tỳ-kheo được thoát không và người nào phạm tội thì người đó được thoát tội hay không?

Đáp: Có, trường hợp phi Tỳ-kheo phạm mà Tỳ-kheo được thoát là nếu Tỳ-kheo-ni phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa không đồng (bất cọng) mà chuyển căn làm Tỳ-kheo thì tội này được diệt. Trường hợp Tỳ-kheo phạm mà phi Tỳ-kheo được thoát là nếu Tỳ-kheo phạm tội Tăng-giàbà-thi-sa không đồng (bất cọng) mà chuyển căn làm Tỳ-kheo-ni thì tội này được diệt. Trường hợp người nào phạm tội thì người đó được thoát tội là nếu Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa mà như pháp trị thì được diệt tội, Tỳ-kheo-ni phạm Tăng-già-bà-thi-sa mà như pháp trị thì được diệt tội.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cố ý xuất tinh mà không phạm Tănggià-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu chưa kết giới mà làm việc này.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cố ý xuất tinh mà không phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc cố ý xuất tinh mà lại phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, đó là Dữ học Sa-di (tức là Sa-di học hối)

Lại hỏi: Như Phật đã dạy xúc phạm hân nữ thì phạm Tăng-giàbà-thi-sa, có trường hợp Tỳ-kheo xúc chạm thân nữ mà không phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu người nữ đó thân căn hư hoại, Tỳ-kheo xúc chạm thì phạm Thâu-lan-giá, hoặc Tỳ-kheo thân căn hư hoại mà xúc chạm thân nữ thì phạm Thâu-lan-giá. Tỳ-kheo hẹn với người nữ, nghi không biết có phải là người nữ không, nếu thật là nữ mà xúc chạm thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; hoặc nghi không biết là người hay phi nhơn, nếu thật là người nữ mà xúc chạm thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳkheo dùng móng tay, răng, lông, chỗ không có thịt để xúc chạm thân nữ thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo yêu thương người nữ này mà xúc chạm người nữ khác thì phạm Thâu-lan-giá, nếu xúc chạm thân người nữ có hai căn thì phạm Thâu-lan-giá, nếu xúc chạm người nữ bất năng cũng phạm Thâu-lan-giá. Tỳ-kheo xúc chạm thân người nam thì phạm Thâu-lan-giá, nếu Tỳ-kheo vừa xúc chạm người nữ mà người nữ chuyển căn thành người nam thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo vừa xúc chạm người nữ liền chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo-ni xúc chạm thân nữ thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo vừa xúc chạm người nam mà người nam chuyển căn thành nữ, Tỳ-kheo xúc chạm thân nữ thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ-kheo vừa xúc chạm người nam liền chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo-ni xúc chạm thân người nam thì phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo-ni vừa xúc chạm người nam mà người nam chuyển căn thành người nữ, Tỳ-kheo-ni xúc chạm người nữ thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo-ni vừa xúc chạm người nam liền chuyển căn thành Tỳ-kheo, Tỳ-kheo xúc chạm thân nam thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo-ni xúc chạm thân nữ mà người nữ lại chuyển căn thành nam, Tỳ-kheo-ni xúc chạm thân nam thì phạm Bala-di. Nếu Tỳ-kheo-ni xúc chạm thân người nữ liền chuyển căn thành Tỳ-kheo, Tỳ-kheo xúc chạm thân nữ thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa .

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo xúc chạm thân người nữ mà không phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu vì lạnh, vì nóng, vì ấm, không có tâm nhiễm thì không phạm. Nếu xúc chạm người nữ bất năng thì phạm Thâu-lan-giá, xúc chạm người nữ nhập diệt tận định thì phạm Thâu-lan-giá. Lại nữ, nếu vì cứu nạn như cứu lửa, cứu nước, cứu đao binh, cứu ác thú… thì không phạm.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nói lời thô với người nữ mà không

phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu vì người khác mà nói lời thô, hoặc sai người, hoặc bản tánh nói thô hoặc viết thư hoặc hiện tướng thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu nói lời thô với người nữ bất năng, người nữ có hai đường hợp một, người nữ nhập diệt tận định thì phạm Thâu-lan-giá .

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đối trước người nữ tự khen ngợi để được cúng dường thân mà không phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu vì người khác mà tự khen mình, hoặc sai người, hoặc viết thư hoặc hiện tướng thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu tự khen ngợi mình với người nữ bất năng, người nữ có hai đường hợp một, người nữ nhập diệt tận định để mong được cúng dường thân thì phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu mai mối việc nam nữ phối hợp rồi, khi thành Tỳkheo lại đến trợ giúp thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm Thâu-lan-giá. Nếu cư sĩ muốn hẹn với người nữ nên nhờ Tỳ-kheo nói giúp, Tỳ-kheo đến nói với người nữ, người nữ không nhân lời, Tỳ-kheo trở lại nói cho cư sĩ biết thì Tỳ-kheo phạm Thâu-langiá. Nếu Tỳ-kheo nhận lời của người giàu sang đến nói với người nghèo hèn, hoặc nhận lời của người nghèo hèn đến nói với người giàu sang thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu nhận lời của người giàu sang đến nói với người giàu sang, hoặc nhận lời của người nghèo hèn đến nói với người nghèo hèn thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Lại hỏi: Chừng mức độ nào thì gọi là người giàu sang?

Đáp: Cho đến nói ba lần khiến quan thọ dụng thì gọi là giàu sang. Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo khác: “Thầy mua người nữ, hoặc nói hãy mua người này” thì phạm Thâu-lan-giá, nếu mua rồi, việc hợp ngẫu thành thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu người nữ này mang thai nam, người nữ kia mang thai nữ, Tỳ-kheo mai mối cho họ đính ước nhau thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo đem lời của chủ nhân chuyển nói cho người khác, cho đến ba người thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo từ bên sứ giả nhận lời rồi chuyển nói cho người khác, sau đó trở lại nói cho chủ nhân biết thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ-kheo mai mối cho người nam bất năng, người nữ bất năng, người nữ có hai đường hợp một và thạch nữ thì phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm mai mối mà không phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu nữ là người, nam-là phi nhân hoặc nam-là người, nữ là phi nhân, hoặc cả hai đều là phi nhân, Tỳ-kheo làm mai mối cho họ thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu cư sĩ hẹn với nguời nữ rồi hỏi Tỳ-kheo là người nữ đang ở đâu, đáp là ở bên ngoài tường thì Tỳ-kheo phạm Thâulan-giá. Nếu Tỳ-kheo với tâm tỉnh táo nhận lời, khi đến người kia nói với tâm cuồng loạn thì phạm Thâu-lan-giá; nếu tâm cuồng loạn nhận lời, đến người kia nói với tâm tỉnh táo thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Có cư sĩ đến trong chúng tăng nói rằng: “Các thầy nói với cư sĩ ____ để họ gả con gái hoặc chị em gái cho con tôi”, một Tỳ-kheo nhận lời đến nói với cư sĩ kia thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu chúng tăng sai một Tỳ-kheo đến nói giúp cho cư sĩ thì chúng tăng phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Có hai cư sĩ là bạn thâm giao, vợ của hai người đều mang thai, người này nói với người kia: “Nếu vợ tôi sanh trai, vợ anh sanh gái thì anh gả con gái cho con trai tôi; ngược lại nếu vợ tôi sanh gái, vợ anh sanh trai thì tôi sẽ gả con gái cho con trai của anh”. Vợ người này sanh con trai, người con trai này lớn lên cha mẹ đều qua đời, gia đình trở nên nghèo khó; vợ của người bạn sanh con gái, gia đình giàu có thấy vậy liền bội ước không chịu gả con gái cho. Người con trai này đến nói với Tỳ-kheo thường lui tới nhà rằng: “Xin thầy đến nói với người con gái kia rằng: Khi cô chưa sanh ra, hai bên cha mẹ đã đính ước, nay thấy tôi gia cảnh sa sút nghèo khó nên bội ước không chịu gả cô cho tôi, nhưng cô không nên như vậy, cô hãy đến với tôi”, nếu Tỳ-kheo nhận lời đến nói, người nữ này nghe rồi liền đến hòa hợp với người nam này. Lúc đó Tỳ-kheo sanh nghi không biết mình có phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không, đem việc này bạch Phật, Phật bảo không phạm, chỉ phạm Thâu-langiá. Nếu Tỳ-kheo nhận lời người nam dến nói với người nữ mà người nAm-lại chuyển căn thành nữ, Tỳ-kheo mai mối cho hai người nữ thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo nhận lời người nữ đến nói với người nam mà người nữ lại chuyền căn thành nam, Tỳ-kheo mai mối cho hai người nam thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo nhận lời mai mối rồi lại chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni cũng phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ-kheo-ni nhận lời người nam dến nói với người nữ mà người nAm-lại chuyển căn thành nữ, Tỳ-kheo-ni mai mối cho hai người nữ thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo-ni nhận lời người nữ đến nói với người nam mà người nữ lại chuyền căn thành nam, Tỳ-kheo-ni mai mối cho hai người nam thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo-ni nhận lời mai mối rồi lại chuyển căn thành Tỳ-kheo cũng phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu là người chưa thọ giới cụ túc nhận lời mai mối, rồi đến nói với người kia thì phạm Đột-kiết-la; khi thọ giới cụ túc chưa xong mà đến nói với người kia cũng phạm Đột-kiết-la; khi thọ giới cụ túc xong mà đến nói với người kia thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu Tỳ-kheo làm cho cha mẹ hòa hợp lại thì phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm mai mối mà không phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu người này trước kia đã phá giới hoặc là Tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc làm mai mối mà lại phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, đó là Dữ học Sa-di (tức là Sa-di học hối)

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, nếu Tỳ-kheo xin làm phòng xá cho mình thì nên làm đúng lượng, có trường hợp Tỳ-kheo xin làm phòng xá cho mình mà không phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu theo chúng tăng xin đất, không xin làm phòng mà lại làm phòng trên đất đó thì phạm Thâu-lan-giá; nếu xin làm phòng mà không xin đất thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tự xin làm phòng mà không phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu người khác làm chưa xong, sau đó Tỳ-kheo làm tiếp cho xong thì phạm Thâu-lan-giá, hoặc Tỳ-kheo làm phòng chưa xong mà xả giới thì phạm Thâu-lan-giá .

Lại hỏi: Khoảng chừng bao nhiêu thì gọi là phòng?

Đáp: Trong phòng chứa đủ bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi của một người thì gọi là phòng, giới nhà lớn cũng vậy.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, Tỳ-kheo dùng pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng Tỳ-kheo thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, có trường hợp Tỳkheo dùng pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng mà không phạm Tănggià-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu viết thư hay sai sứ hay hiện tướng, hoặc vu báng người trước đã phá giới, tặc trụ, người trước nay vốn là bạch y, người bị tẫn, người phạm Bất cọng trụ hay đủ loại Bất cọng trụ, người điên cuồng, tâm loạn, người tâm bịnh hoại. Vì sao, vì những người này tâm không an ổn. Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo là tôi phạm dâm, Tỳ-kheo này nghe rồi liền đem việc không căn cứ vu báng là phạm sát, trộm cắp, nói dối thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo là tôi phạm trộm, Tỳ-kheo này nghe rồi liền đem việc không căn cứ vu báng là phạm dâm, sát, vọng thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳkheo nói với Tỳ-kheo là tôi phạm tội giết người, Tỳ-kheo này nghe rồi liền đem việc không căn cứ vu báng là phạm dâm, trộm, vọng thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo là tôi phạm đại vọng ngữ, Tỳ-kheo này nghe rồi liền đem việc không căn cứ vu báng là phạm dâm, sát, trộm thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ-kheo đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng Tỳ-kheo-ni cũng phạm Tăng-già-bàthi-sa.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo-ni đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng cho Tỳ-kheo-ni mà không phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, giống như trường hợp của tỳ-kheo ở trên, cho đến câu nếu Tỳ-kheo-ni đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng cho Tỳ-kheo cũng phạm Tăng-già-bà-thi-sa; Tỳ-kheo (Tỳ-kheo-ni) đem pháp Bala-di không căn cứ vu báng cho Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni đều phạm Đột-kiết-la; Thức-xoa-ma-na đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đều phạm Đột-kiết-la; Sa-di đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng cho Sa-di, Sa-di-ni, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na đều phạm Đột-kiết-la; Sa-di-ni đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng cho Sa-di-ni, Tỳkheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng cho Tỳ-kheo như pháp thì phạm tội; nếu vu báng tội giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu vu báng tội ác tâm làm Phật bị thương chảy máu thì phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng Tỳ-kheo không như pháp thì có phạm tội không?

Đáp: Có, nếu vu báng người trước đã phá giới, hoặc tặc trụ hoặc trước nay vốn là bạch y hoặc viết thư hay sai sứ hay hiện tướng, hoặc vu báng người bị tẫn, người phạm Bất cọng trụ hay đủ loại Bất cọng trụ, người điên cuồng, tâm loạn, người tâm bịnh hoại. Vì sao, vì những người này tâm không an ổn. Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo là tôi giết mẹ, Tỳkheo này nghe rồi liền đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng là giết cha, giết A-la-hán thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu vu báng tội ác tâm làm Phật bị thương chảy máu, phá Tăng thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo là tôi giết cha, Tỳ-kheo này nghe rồi liền đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng là giết mẹ, giết A-la-hán thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu vu báng tội ác tâm làm Phật bị thương chảy máu, phá Tăng thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳkheo là tôi giết A-la-hán, Tỳ-kheo này nghe rồi liền đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng là giết cha, giết mẹ thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu vu báng tội ác tâm làm Phật bị thương chảy máu, phá Tăng thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo là tôi phá Tăng, Tỳ-kheo này nghe rồi liền đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng là giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu vu báng tội ác tâm làm Phật bị thương chảy máu thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo là tôi với ác tâm làm Phật bị thương chảy máu, Tỳ-kheo này nghe rồi liền đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng là giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu vu báng tội phá Tăng thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo-ni đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng Tỳ-kheo-ni như pháp thì phạm tội; nếu vu báng tội giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán thì phạm Tăng-già-bàthi-sa; nếu vu báng tội ác tâm làm Phật bị thương chảy máu, phá Tăng thì phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo-ni đem tôi ngũ nghịch không căn cứ vu báng cho Tỳ-kheo-ni không như pháp thì có phạm tội không?

Đáp: Có, giống như trường hợp của tỳ-kheo ở trên cho đến câu nếu Tỳ-kheo đem tôi ngũ nghịch không căn cứ vu báng cho Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo-ni đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng cho Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni đều phạm Đột-kiết-la; Thức-xoa-ma-na đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Tỳ-kheo, Tỳkheo-ni đều phạm Đột-kiết-la; Sa-di đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng cho Sa-di, Sa-di-ni, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na đều phạm Đột-kiết-la; Sa-di-ni đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng cho Sa-di-ni, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo đem việc không căn cứ vu báng lá phá hết giới thì phạm Thâu-lan-giá; nếu vu báng là phá bốn giới trọng thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Lấy chút tội thuộc trong Ba-la-di không căn cứ vu báng cũng giống như vậy.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy các Tỳ-kheo nên dịu dàng khuyên can trước, nếu các Tỳ-kheo không dịu dàng khuyên can trước mà liền bạch tứ yết ma can ngăn thì có như pháp hay không?

Đáp: Nếu liền tác pháp can ngăn như vậy thì người tác pháp yết ma phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Nếu chưa bạch tứ yết ma mà đuổi đi ra thì có được gọi là đuổi hay không?

Đáp: Được gọi là đuổi nhưng người tác pháp yết ma phạm Độtkiết-la .

Lại hỏi: Nếu chưa dịu dàng khuyên can ba lần, liền ở trong giới biệt thỉnh người làm yết ma thì có đắc yết ma không?

Đáp: Đắc yết ma nhưng người tác pháp yết ma phạm Thâu-langiá vì làm nhân duyên phá Tăng; nếu chúng tăng biết thì chúng tăng phạm tội. Nếu chưa làm yết ma Xuất tội mà Tỳ-kheo phạm tội lại nêu tội của các Tỳ-kheo, nói là tùy ái, tùy sân, tùy sợ, tùy si thì Tỳ-kheo này phạm Đột-kiết-la .

Lại hỏi: Người này có nên can ngăn không?

Đáp: Không nên can.

Lại hỏi: Nếu can thì có như pháp không?

Đáp: Không như pháp.

Nếu được làm yết ma Xuất tội rồi, Tỳ-kheo này nêu tội của các Tỳ-kheo, nói là tùy ái, tùy sân, tùy sợ, tùy si thì Tỳ-kheo này phạm Thâu-lan-giá .

Lại hỏi: Người này có nên can ngăn không?

Đáp: nên can.

Lại hỏi: Nếu can thì có như pháp không?

Đáp: như pháp.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, nếu các Tỳ-kheo không cử tội, không khiến nhớ nghĩ mà Tỳ-kheo phạm tội tự thân làm việc không cùng nói chuyện thì phạm Đột-kiết-la, Tỳ-kheo này có nên khuyên can không?

Đáp: Không nên can.

Lại hỏi: Nếu can thì có thành khuyên can không?

Đáp: Không thành.

Lại hỏi: Nếu các Tỳ-kheo cử tội, khiến nhớ nghĩ, Tỳ-kheo phạm tội tự thân làm việc không cùng nói chuyện thì phạm Thâu-lan-giá, Tỳkheo này có nên khuyên can không?

Đáp: nên can.

Lại hỏi: Nếu can thì có thành khuyên can không?

Đáp: Thành.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo phạm tội ở dưới đất, người tác pháp yết ma ở trên cao thì có được yết ma can ngăn không?

Đáp: Không được

Lại hỏi: Tỳ-kheo phạm tội ở trên cao, người tác pháp yết ma ở dưới đất thì có được yết ma can ngăn không?

Đáp: Không được

Lại hỏi: Tỳ-kheo phạm tội ở trong giới, người tác pháp yết ma ở ngoài giới thì có được yết ma can ngăn không?

Đáp: Không được.

Lại hỏi: Tỳ-kheo phạm tội ở ngoài giới, người tác pháp yết ma ở trong giới thì có được yết ma can ngăn không?

Đáp: Không được.

Lại hỏi: Nếu cả hai đều ở trong giới thì có được yết ma can ngăn không?

Đáp: là được.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ở trong bốn trú xứ can ngăn, được can ngăn mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu có cây gỗ hay giường chõng nối liền bốn giới lại, Tỳ-kheo ngồi trên đó yết ma can ngăn thì được can ngăn cả bốn nơi.

Lại hỏi: Nếu Tỳ-kheo ở một nơi mà can ngăn đủ bốn nơi thì có được như pháp không?

Đáp: Nếu có cây gỗ hay giường chõng nối liền bốn giới lại, Tỳkheo ngồi trên đó yết ma can ngăn đủ bốn nơi được như pháp.

Lại hỏi: Có trường hợp một người ở một nơi yết ma can ngăn bốn người ở bốn nơi, mỗi mỗi người đều được can ngăn mà lại không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu có cây gỗ hay giường chõng nối liền bốn giới lại, Tỳkheo ngồi trên đó một lúc có thể dùng một yết ma như pháp can ngăn bốn người ở bốn nơi, khiến cho mỗi mỗi người đều được can ngăn.