QUYỂN 3
II. MƯỜI BA PHÁP TĂNG TÀN:
1. Giới Cố Ý Làm Xuất Tinh:
Phật ở nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Ca-lưu-đà-di có phòng riêng, trong phòng riêng có giường độc tọa đẹp, trên trải nệm chăn đẹp, sau khi quét dọn sạch sẽ trong ngoài rồi lấy bình đựng đầy nước sạch để dùng. Hễ khi tâm dục phát sinh thì Ca-lưu-đà-di tự làm cho xuất tinh, lửa dục liền hết nên được an lạc trụ. Thời gian sau có các Tỳ kheo quen biết đến thăm Ca-lưu-đà-di hỏi: “Thầy có đủ kham nhẫn không, có được an lạc trụ không, có thiếu thốn không?” Liền đáp: “Tôi đủ kham nhẫn, được an lạc trụ, không thiếu thốn”, lại hỏi: “Làm thế nào thầy có thể đủ kham nhẫn, được an lạc trụ và không thiếu thốn?” Đáp: “Tôi có phòng riêng, có giường độc tọa đẹp… như đoạn văn trên cho đến câu lửa dục liền hết nên được an lạc trụ. Do nhân duyên này nên tôi đủ kham nhẫn, được an lạc trụ và không thiếu thốn”, các Tỳ kheo nói: “Thầy chẳng phải đủ kham nhẫn, bị khổ não hành mà cho là an lạc, việc mà thầy đã làm không phải pháp Sa-môn, không phải đạo tùy thuận, là hạnh bất tịnh, là điều mà người xuất gia không nên làm. Thầy không biết Thế tôn đã dùng đủ cách quở dục, dục tưởng; đủ cách khen ngợi ly dục tưởng, diệt dục nhiệt. Phật thường nói pháp dạy người ly dục, đối với dục thầy còn không nên sanh tâm, huống chi là làm nghiệp ác căn bản bất tịnh khởi kiết phược dục, nhuế si”, các Tỳ kheo đủ lời quở trách rồi đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi hỏi Ca-lưu-đà-di: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy, Thế tôn”, Phật dùng đủ lời quở trách: “Việc thầy đã làm không phải pháp Sa-môn… là điều mà người xuất gia không nên làm. Thầy là người ngu si, thầy không biết Ta đã dùng đủ cách quở trách dục, dục tưởng; đủ cách khen ngợi ly dục tưởng, diệt dục nhiệt. Ta thường dạy người nói pháp ly dục, đối với dục thầy còn không nên sanh tâm, huống chi làm nghiệp ác căn bản bất tịnh kiết phược dục nhuế si. Thầy ngu si đã dùng tay này thọ của tín thí cúng dường, tại sao lại dùng tay này làm hạnh bất tịnh?” Đủ lời quở trách rồi Phật bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ kheo cố ý xuất tinh, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Phật kiết giới rồi, các Tỳ kheo trong mộng xuất tinh, tâm sanh nghi hối đến chỗ A-nan bạch rằng: “Thế tôn đã kết giới xuất tinh, nay các Tỳ kheo trong mộng xuất tinh, tâm sanh nghi hối, xin thầy vì chúng tôi hỏi Phật việc này”, A-nan nhận lời, sau đó đến chỗ Phật bạch Phật rằng: “Thế tôn kết giới xuất tinh, nay các Tỳ kheo trong mộng xuất tinh tâm sanh nghi hối, con không biết trong mộng có tâm tưởng hay không?” Phật nói: “Có tâm tưởng nhưng không có làm”. Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng, đủ lời khen ngợi giới, khen ngợi người trì giới rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay giới này nên nói lại như sau:
Nếu Tỳ kheo cố ý xuất tinh phạm Tăng-già-bà-thi-sa, trừ trong mộng.
Tăng-già-bà-thi-sa: Tội này thuộc tăng, do ở trong Tăng có dư tàn nên ở trước Tăng sám hối thì tội được trừ diệt.
Trong giới này tướng phạm có ba: Một là khởi tâm dục muốn xuất tinh, hai là thân động, Ba là xuất tinh. Lại có ba trường hợp:
1. Vì thọ lạc: Tỳ kheo vì thọ lạc khởi dục muốn xuất tinh, thân động tinh xuất thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
2. Vì trị bịnh: Tỳ kheo vì trị bịnh, xem thử, tâm khởi dục, thân động nên tinh xuất thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
3. Vì tự thử: Tỳ kheo vì tự thử, tâm khởi dục, thân động nên tinh xuất thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Lại có bốn trường hợp: Một là động trong hư không, hai là khởi tâm dục, Ba là thân động, bốn là xuất tinh. Nếu Tỳ kheo vì thọ lạc, vì trị bịnh hay vì tự thử mà động trong hư không, khởi dục tâm, thân động xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Lại có năm trường hợp: Một là gãi chỗ tiểu tiện, hai là ấn chỗ tiểu tiện, Ba là khởi dục tâm, bốn là thân động, năm là xuất tinh. Nếu Tỳ kheo vì thọ lạc, vì trị bịnh, vì tự thử mà gãi chỗ tiểu tiện, ấn chỗ tiểu tiện, khởi dục tâm, thân động xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Tinh phân biệt có năm:
1. Tinh màu xanh là tinh của Chuyển luân thánh vương và Thái tử của Chuyển luân thánh vương.
2. Tinh màu vàng là tinh của những người con khác của Chuyển luân vương.
3. Tinh màu đỏ là tinh của đại thần tối thượng của Chuyển luân vương.
4. Tinh màu trắng là tinh của người đã trưởng thành.
5. Tinh màu nhạt là tinh của người chưa trưởng thành.
Nếu người xuất tinh xanh thì không xuất tinh màu vàng đỏ trắng, chỉ xuất tinh màu xanh; người xuất tinh vàng cũng không xuất tinh màu khác, chỉ xuất tinh màu vàng; người xuất tinh đỏ cũng không xuất tinh màu khác, chỉ xuất tinh màu đỏ; người xuất tinh màu trắng cũng không xuất tinh màu khác, chỉ xuất tinh màu trắng; người xuất tinh màu nhạt cũng không xuất tinh màu khác, chỉ xuất tinh màu nhạt. Nếu Tỳ kheo làm xuất tinh xanh do gãi, ấn chỗ chỗ tiểu tiện, khởi dục tâm, thân động, tinh xuất thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo làm xuất tinh vàng đỏ trăng nhạt do gãi, ấn chỗ tiểu tiện, khởi dục tâm, thân động, tinh xuất thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Người trong một lúc xuất tinh năm màu thì không có lý đó, nhưng nếu người nào nhiều lần hành dâm có thể xuất tinh năm màu hoặc người gánh nặng, đi xa do gân cốt rã rời nên có thể xuất tinh năm màu. Nếu Tỳ kheo khởi dục, dục tưởng, dục nhiệt, dục giác, không khởi tâm dục mà xuất tinh, thân không động mà tinh tự xuất thì không phạm. Nếu Tỳ kheo trên nam căn có ghẻ ngứa ung nhọt, vì trị bịnh nên gãi, ấn khiến tinh xuất thì không phạm. Nếu Tỳ kheo hơ lửa, nam căn nóng sờ chạm khiến tinh xuất thì không phạm. Nếu Tỳ kheo khi đi hai bắp vế chạm nhau, y chạm hay do đi xe thân động khiến tinh xuất thì không phạm; hoặc do không thấy hình tướng mà nhớ nghĩ nên tinh xuất thì không phạm.
2. Giới Cố Ý Xúc Chạm Thân Người Nữ:
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Ca-lưu-đà-di vào sáng sớm đắp y mang bát vào thành khất thực, ăn rồi về phòng, đứng ở cửa phòng cầm cái khóa cửa suy nghĩ: “Nếu có người nữ muốn vào trong Tăng phường tham quan phòng xá, ta sẽ dẫn đi xem”, nghĩ rồi liền thấy có nhiều người nữ đi đến liền nói: “Các cô hãy đến đây, tôi sẽ dẫn đi xem phòng xá”. Sau khi dẫn đi các phòng rồi dẫn đến phòng của mình, cố ý xúc chạm thân họ, trong số đó người nữ nào thích thì yên lặng, người không thích liền chạy ra khỏi phòng nói với các Tỳ kheo: “Pháp của các Đại-đức là như vậy hay sao, không ngờ nơi an ổn lại có sợ hãi”, các Tỳ kheo hỏi: “Tại sao nơi an ổn lại có sợ hãi?” Các người nữ kể lại việc trên, các Tỳ kheo nghe rồi dùng lời an ủi rồi nói diệu pháp chỉ dạy cho họ được lợi hỉ. Sau khi họ ra về, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi hỏi Ca-lưu-đà-di:
“Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy, Thế tôn”, Phật dùng đủ lời quở trách: “Việc thầy đã làm không phải pháp Samôn… là điều mà người xuất gia không nên làm. Thầy là người ngu si, thầy không biết Ta đã dùng đủ cách quở trách dục, dục tưởng; đủ cách khen ngợi ly dục tưởng, diệt dục nhiệt. Ta thường dạy người nói pháp ly dục, đối với dục thầy còn không nên sanh tâm, huống chi làm nghiệp ác căn bản bất tịnh kiết phược dục nhuế si. Thầy ngu si đã dùng tay này thọ của tín thí cúng dường, tại sao lại dùng tay này làm hạnh bất tịnh?” Đủ lời quở trách rồi Phật bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ kheo do dục thạnh biến tâm, cố ý xúc chạm thân nữ hoặc nắm tay, cánh tay, đầu, tóc… bất cứ chỗ nào trên thân phần đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa”.
Dục thạnh biến tâm là tâm tham nhiễm, trói buộc; hoặc có trường hợp biến tâm không phải do dục thạnh, cũng không phải do tâm tham nhiễm trói buộc, đó là những người tâm loạn, cuồng si, tâm bịnh hoại. Người nữ phân biệt có lớn, vừa và nhỏ, đồng nữ hay không phải đồng nữ có thể làm việc dâm dục. Xúc chạm thân là cùng ở một chỗ. Tay là từ cổ tay đến ngón tay; Cánh tay là từ cổ tay đến vai; Tóc là đầu tóc hay kiếp-bối kết trên đầu tóc; mỗi mỗi thân phần là mắt, tai, mũi… Trong giới này tướng phạm có chín: sờ trên, sờ dưới, ôm, nắm, kéo lôi, nâng lên, hạ xuống, sờ mó chỗ đại tiểu tiện. Nếu Tỳ kheo dục thạnh biến tâm xúc chạm trên dưới đầu của người nữ không y thì phạm Tăng-giàbà-thi-sa; nếu xúc chạm mặt, cổ, hông, ngực… đều phạm Tăng-già-bàthi-sa; như thế cho đến ôm nắm, kéo lôi… cũng phạm như trên. Nếu Tỳ kheo nâng người nữ không y từ dưới đất để lên gò đất, hoặc từ trên gò đất để lên ghế ngồi, hoặc từ trên ghế ngồi để lên giường đơn, hoặc từ trên giường đơn để lên giường lớn, từ trên giường lớn để lên kiệu, từ trên kiệu để lên xe… đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo dục thạnh biến tâm nâng đở người nữ không y từ trên xe để lên kiệu, từ kiệu để lên giường lớn, từ giường lớn để lên giường đơn… đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo dục thạnh biến tâm xúc chạm trên đầu của người nữ có y thì phạm Thâu-lan-giá; xúc chạm mặt, cổ, hông, ngực… đều phạm Thâu-lan-giá; như thế cho đến ôm nắm kéo lôi… cũng phạm như trên. Nếu Tỳ kheo dục thạnh biến tâm nâng đở người nữ có y từ dưới đất để lên gò cao, từ gò cao để lên ghế, từ ghế để lên giường đơn … đều phạm Thâu-lan-giá. Nếu người nữ dục thạnh biến tâm xúc chạm trên đầu Tỳ kheo không y, Tỳ kheo có dục tâm, thân động thọ sự mơn trớn đó thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu xúc chạm trên mặt, cổ, hông, ngực… , Tỳ kheo có dục tâm thân động thọ sự mơn trớn đó cũng phạm như trên; như thế cho đến ôm nắm kéo lôi…, Tỳ kheo có dục tâm … cũng phạm như trên. Nếu người nữ dục thạnh biến tâm nâng đở Tỳ kheo không y từ dưới đất để lên gò cao, từ gò cao để lên ghế, từ ghế để lên giường đơn…, Tỳ kheo có dục tâm, thân động thọ sự mơn trớn đó đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu người nữ dục thạnh biến tâm nâng đở Tỳ kheo không y từ giường lớn lên giường đơn, từ giường đơn lên ghế… Tỳ kheo có dục tâm, thân động thọ sự mơn trớn đó cũng phạm như trên. Nếu người nữ dục thạnh biến tâm xúc chạm trên đầu Tỳ kheo có y, Tỳ kheo có dục tâm, thân động thọ sự mơn trớn đó thì phạm Thâu-lan-giá; xúc chạm trên mặt, cổ hông, ngực… Tỳ kheo có dục tâm… cũng phạm Thâu-lan-giá; như thế cho đến ôm nắm kéo lôi…, Tỳ kheo có dục tâm thân động… cũng phạm Thâu-lan-giá. Nếu người nữ dục thạnh biến tâm nâng đỡ Tỳ kheo có y từ dưới đất lên gò cao, từ gò cao lên ghế, từ ghế lên giường đơn …, Tỳ kheo có dục tâm, thân động thọ sự mơn trớn đó đều phạm Thâu-lan-giá; nếu người nữ dục thạnh biến tâm nâng đỡ Tỳ kheo có y từ giường lớn lên giường đơn, từ giường đơn lên ghế…, Tỳ kheo có dục tâm, thân động thọ sự mơn trớn đó cũng phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ kheo xúc chạm một người nữ phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu một Tỳ kheo xúc chạm hai, ba, bốn người nữ đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu hai Tỳ kheo xúc chạm bốn, ba, hai, một người nữ đều phạm Tăng-giàbà-thi-sa; cho đến ba, bốn Tỳ kheo xúc chạm bốn, ba, hai, một người nữ đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Xúc chạm người nữ tưởng là người nữ thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; xúc chạm người nữ tưởng là người nam, huỳnh môn, hai căn cũng phạm Tăng-già-bà-thi-sa; xúc chạm người nam tưởng là người nam, huỳnh môn, hai căn, người nữ thì phạm Thâulan-giá; xúc chạm huỳnh môn tưởng là huỳnh môn, hai căn, người nữ, người nam cũng phạm Thâu-lan-giá; xúc chạm người hai căn tưởng là hai căn, người nữ, người nam, huỳnh môn cũng phạm Thâu-lan-giá. Nếu sự việc ở bên người nữ phạm Tăng-già-bà-thi-sa thì ở bên nữ phi nhơn phạm Thâu-lan-giá; nếu sự việc ở bên người nữ phạm Thâu-lan-giá thì ở bên nữ phi nhơn phạm Đột-kiết-la. Nếu tưởng là mẹ, chị, em, con gái xúc chạm thì không phạm; nếu vì cứu nạn nước, lửa hay dao, hay rời từ chỗ cao xuống hay gặp nạn trùng độc cắn, nạn ác quỷ đều không phạm; nếu xúc chạm mà tâm không nhiễm thì không phạm.
3. Giới Nói Lời Thô Tục Với Người Nữ:
Phật ở nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Ca-lưu-đà-di vào sáng sớm đắp y mang bát vào thành khất thực trở về, ăn xong rồi vào phòng… duyên khởi giống như giới trên, cho đến câu dẫn các người nữ vào phòng mình rồi nói với họ những lời thô tục bất tịnh, trong số đó người nữ nào ưa thích thì yên lặng, người nữ nào không ưa thích thì bỏ chạy ra ngoài nói với các Tỳ kheo: “Pháp của các Đại-đức là như vậy hay sao, không ngờ ở chỗ an ổn lại có sợ hãi”, các Tỳ kheo hỏi: “Vì sao nói rằng ở chỗ an ổn lại có sợ hãi?” Các người nữ kể rõ sự việc trên, các Tỳ kheo nghe rồi liền an ủi và nói diệu pháp chỉ dạy khiến cho họ được lợi hỉ. Sau khi họ ra về liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi hỏi Ca-lưu-đà-di: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy, Thế tôn”, Phật dùng đủ lời quở trách: “Việc thầy đã làm không phải pháp Sa-môn… là điều mà người xuất gia không nên làm. Thầy là người ngu si, thầy không biết Ta đã dùng đủ cách quở trách dục, dục tưởng; đủ cách khen ngợi ly dục tưởng, diệt dục nhiệt. Ta thường dạy người nói pháp ly dục, đối với dục thầy còn không nên sanh tâm, huống chi làm nghiệp ác căn bản bất tịnh kiết phược dục nhuế si. Thầy ngu si đã dùng tay này thọ của tín thí cúng dường, tại sao lại dùng tay này làm hạnh bất tịnh?” Đủ lời quở trách rồi Phật bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ kheo dục thạnh biến tâm nói lời thô tục bất tịnh với người nữ, thuận với pháp dâm dục thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Nói lời thô tục bất tịnh là tùy thuận pháp Ba-la-di, hay Tăng-giàbà-thi-sa, nhưng nhân duyên tội trọng này là ở nơi lời thô tục bất tịnh. Thuận với pháp dâm dục là hai thân cùng giao hội, do nam nữ tuổi trẻ tâm dục hừng thạnh nên nói lời thô tục bất tịnh.
Trong giới này tướng phạm có chín:
1. Khen là như Tỳ kheo đối trước người nữ khen ngợi ba sang môn là đẹp, không lớn, không nhỏ, không thô, không tế… cho đến một trăm lời, mỗi mỗi lời đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
2. Chê là như Tỳ kheo đối trước người nữ chê bai ba sang môn là xấu hoặc lớn hoặc nhỏ… cho đến một trăm lời, mỗi mỗi lời đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
3. Cầu xin là Tỳ kheo đối trước người nữ cầu xin được tùy ý làm việc dâm trong ba sang môn, cho đến nói một trăm lời, mỗi mỗi lời đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
4. Mong muốn là Tỳ kheo đối trước người nữ mong muốn được làm việc dâm trong ba sang môn, cho đến nói một trăm lời, mỗi mỗi lời đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
5. Hỏi ngược lại là Tỳ kheo hỏi người nữ: Cô chưa ở trong ba sang môn của chồng cô làm những việc như thế phải không, cho đến một trăm lời, mỗi mỗi lời đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
6. Sắp bày là Tỳ kheo ở trước người nữ nói: Tôi đã sắm sửa rượu thịt thức ăn… trải giường nệm tốt để được tùy ý làm việc dâm trong ba sang môn, cho đến nói một trăm lời, mỗi mỗi lời đều phạm Tăng-giàbà-thi-sa.
7. Chỉ bảo là Tỳ kheo chỉ bảo người nữ rằng: Cô ở trong ba sang môn tùy ý cho người nam-làm việc dâm thì được người nam yêu mến, nhẫn đến nói một trăm lời, mỗi mỗi lời phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
8. Trách mắng là Tỳ kheo trách mắng người nữ với lời thô hay tế, cho đến một trăm lời, mỗi mỗi lời phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu người nữ đối trước Tỳ kheo khen chê ba sang môn cho đến một trăm lời, Tỳ kheo tùy thuận tâm của người nữ trả lời, mỗi mỗi lời đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa; như thế cho đến người nữ đối trước Tỳ kheo trách mắng hoặc thô hoặc tế, cho đến một trăm lời, Tỳ kheo tùy thuận tâm của người nữ trả lời, mỗi mỗi lời đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu một Tỳ kheo đối trước một người nữ nói lời thô tục bất tịnh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu hai Tỳ kheo, cho đến ba, bốn Tỳ kheo đối trước bốn, ba, hai, một người nữ nói lời thô tục bất tịnh đều phạm Tăng-giàbà-thi-sa.
9. Nếu Tỳ kheo đối trước người nữ tưởng là người nữ mà nói lời thô tục bất tịnh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; đối trước người nữ tưởng là người nam, huỳnh môn, hai căn mà nói lời thô tục bất tịnh thì phạm Thâu-lan-giá; đối trước người nam tưởng là người nam, huỳnh môn, hai căn, người nữ mà nói lời thô tục bất tịnh thì phạm Thâu-lan-giá; đối trước huỳnh môn tưởng là huỳnh môn, hai căn, người nam, người nữ mà nói lời thô tục bất tịnh thì phạm Thâu-lan-giá; đối trước người hai căn tưởng là người nữ, người nam, huỳnh môn, hai căn mà nói lời thô tục bất tịnh thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu sự việc ở bên người nữ phạm Tăng-già-bà-thi-sa, thì ở bên nữ phi nhơn phạm Thâu-lan-giá; nếu sự việc ở bên người nữ phạm Thâu-lan-giá thì ở bên nữ phi nhơn phạm Đột-kiết-la.
4. Giới Khen Người Nữ Đem Thân Cúng Dường:
Phật ở nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Ca-lưu-đà-di vào sáng sớm đắp y mang bát vào thành khất thực… duyên khởi giống như giới trên cho đến câu các Tỳ kheo an ủi rồi nói diệu pháp chỉ dạy cho các người nữ được lợi hỉ. Sau khi họ ra về, các Tỳ kheo liền đem việc này bạch
Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi hỏi Ca-lưu-đà-di:
“Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy, Thế tôn”, Phật dùng đủ lời quở trách: “Việc thầy đã làm không phải pháp Samôn… là điều mà người xuất gia không nên làm. Thầy là người ngu si, thầy không biết Ta đã dùng đủ cách quở trách dục, dục tưởng; đủ cách khen ngợi ly dục tưởng, diệt dục nhiệt. Ta thường dạy người nói pháp ly dục, đối với dục thầy còn không nên sanh tâm, huống chi làm nghiệp ác căn bản bất tịnh kiết phược dục nhuế si. Thầy ngu si đã dùng tay này thọ của tín thí cúng dường, tại sao lại dùng tay này làm hạnh bất tịnh?” Đủ lời quở trách rồi Phật bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ kheo dục thạnh biến tâm đối trước người nữ khen ngợi đem thân cúng dường, nói rằng: Cô hãy đem thân cúng dường cho người trì giới hành thiện, tu phạm hạnh như chúng tôi, trong các sự cúng dường việc làm này là cúng dường bậc nhất, thì Tỳ kheo này phạm Tăng-giàbà-thi-sa”.
Đem thân cúng dường là Tỳ kheo nói với người nữ hãy đem thân làm việc dâm dục cúng dường, đây là cúng dường bậc nhất trong các sự cúng dường. Trì giới là luật pháp đại giới thảy đều thọ trì; Hành thiện chánh kiến nhẫn nhục; phạm hạnh là hai thân không cùng giao hội.
Trong giới này tướng phạm có chín là thượng, đại, thắng, thiện, xảo, hảo, phước, diệu, khoái.
Thượng là Tỳ kheo nói với người nữ: Cô hãy đem thân làm việc dâm dục cúng dường cho chúng tôi là những người trì giới (hoặc hành thiện hoặc phạm hạnh), thì trong các sự cúng dường là thượng cúng dường, đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo nói với người nữ: Cô hãy đem thân làm việc cúng dường cho người trì giới hành thiện, người trì giới phạm hạnh, người hành thiện phạm hạnh, người trì giới hành thiện phạm hạnh, đây là thượng cúng dường thì Tỳ kheo này phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo nói với người nữ: Cô hãy đem thân làm việc dâm dục cúng dường cho không đại trì giới (hoặc không đại hành thiện hoặc không đại phạm hạnh), đây là thượng cúng dường thì Tỳ kheo này phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo nói với người nữ:
Cô hãy đem thân làm việc dâm dục cúng dường cho người không đại trì giới hành thiện, không đại trì giới phạm hạnh, không đại trì giới hành thiện phạm hạnh, đây là thượng cúng dường thì phạm Tăng-già-bà-thisa.
Nếu Tỳ kheo nói với người nữ: sao cô không đem thân làm việc dâm dục cúng dường cho chúng tôi là những người trì giới (hoặc hành thiện, hoặc phạm hạnh), đây là thượng cúng dường thì phạm Thâu-langiá. Nếu Tỳ kheo nói với người nữ: sao cô không đem thân làm việc dâm dục cúng dường cho người trì giới hành thiện, người trì giới phạm hạnh, người hành thiện phạm hạnh, người trì giới hành thiện phạm hạnh, đây là thượng cúng dường thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ kheo nói với người nữ: sao cô không đem thân làm việc dâm dục cúng dường cho người không đại trì giới (hoặc không đại hành thiện, hoặc không đại phạm hạnh), đây là thượng cúng dường thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ kheo nói với người nữ: sao cô không đem thân làm việc dâm dục cúng dường cho người không đại trì giới hành thiện, không đại trì giới phạm hạnh, không đại trì giới hành thiện phạm hạnh, đây là thượng cúng dường thì phạm Thâu-lan-giá.
Như thế cho đến đại, thắng, thiện, xảo… tám tướng phạm còn lại đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo nói với người nữ: Hãy đem thân làm việc dâm dục cúng dường người trì giới là cúng dường thượng đại (hoặc thượng thắng, hoặc thượng thiện, hoặc thượng xảo, hoặc thượng hảo, thượng phước hoặc thượng diệu hoặc thượng khoái) đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu nói là đại thắng hoặc đại thiện hoặc đại xảo hoặc đại hảo, hoặc đại khoái cúng dường đều phạm Tăng-giàbà-thi-sa. Nếu nói là thắng thiện, thắng xảo, thắng phước, thắng diệu, thắng khoái cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu nói là thiện xảo, thiện diệu, thiện phước, thiện hảo, thiện khoái cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu nói là xảo diệu, xảo phước, xảo hảo, xảo khoái cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu nói là hảo phước, hảo diệu, hảo khoái cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu nói là phước diệu, phước khoái cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu nói là thượng đại thắng, thượng đại thiện, thượng đại xảo, thượng đại phước, thượng đại diệu, thượng đại hảo, thượng đại khoái cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu nói là đại thắng thiện, đại thắng xảo, đại thắng phước, đại thắng diệu, đại thắng hảo, đại thắng khoái cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu nói là thắng xảo thiện, thắng xảo diệu, thắng xảo phước, thắng xảo khoái cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu nói là xảo thiện diệu, xảo thiện phước, xảo thiện hảo,xảo thiện khoái cúng dường đều phạm Tăng-giàbà-thi-sa. Nếu nói là thiện diệu phước, thiện diệu hảo, thiện diệu khoái cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu nói là diệu phước hảo, diệu phước khoái cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu nói là thượng đại thắng xảo, thượng đại thắng thiện, thượng đại thắng diệu, thượng đại thắng phước, thượng đại thắng hảo, thượng đại thắng khoái cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu nói là thượng đại thắng xảo thiện, thượng đại thắng xảo diệu, thượng đại thắng xảo phước, thượng đại thắng xảo hảo, thượng đại thắng xảo khoái cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu nói là thượng đại thắng xảo thiện diệu, thượng đại thắng xảo thiện phước, thượng đại thắng xảo thiện hảo, thượng đại thắng xảo thiện khoái cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu nói là thượng đại thắng xảo thiện diệu phước, thượng đại thắng xảo thiện diệu hảo, thượng đại thắng xảo thiện diệu khoái cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu Tỳ kheo nói với người nữ: “Nếu cô đem ẩm thực, y phục, ngọa cụ, hương hoa cúng dường là cúng dường tối thượng; nhưng đem thân cúng dường lại là bậc thượng trong tối thượng”, thì Tỳ kheo này phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Như thế cho đến đại thắng xảo thiện diệu hảo khoái cũng như vậy.
Nếu một Tỳ kheo cho đến hai, ba, bốn Tỳ kheo đối trước một người nữ cho đến hai, ba, bốn người nữ khen ngợi đem thân cúng dường đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo đối trước người nữ tưởng là người nữ khen ngợi thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; đối trước người nữ tưởng là người nam, huỳnh môn, hai căn khen ngợi thì phạm Thâu-langiá; đối trước huỳnh môn tưởng huỳnh môn, hai căn, người nữ mà khen ngợi thì phạm Thâu-lan-giá; đối trước hai căn tưởng hai căn, người nữ, người nam, huỳnh môn thì phạm Thâu-lan-giá; nếu sự việc ở bên người nữ phạm Tăng-già-bà-thi-sa thì ở bên nữ phi nhơn phạm Thâu-lan-giá; nếu sự việc ở bên người nữ phạm Thâu-lan-giá thì ở bên nữ phi nhơn phạm Đột-kiết-la.
5. Giới Mai Mối:
Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó con của trưởng giả Lộc tử tên là Ca la thông minh lanh lợi, thường giải quyết mối nghi giùm cho mọi người. Cho nên nhà nào có con gái hay chị em gái, nếu có ai đến hỏi cưới đều đến hỏi ý kiến của Ca la: “Ông A đến hỏi cưới con gái (chị em gái) của tôi, người này tốt hay không tốt có thể cung cấp y thực cho vợ con hay không, nên cho cưới hay không nên cho cưới ?” Nếu Ca la nói không tốt, không nên cho cưới vì không thể cung cấp y thực cho vợ con thì người đó nghe theo không cho cưới; ngược lại nếu Ca la nói tốt nên cho cưới vì có thể cung cấp y thực cho vợ con thì người đó nghe theo liền cho cưới. Nếu người nam nào muốn tìm vợ hỏi cưới đều đến hỏi Ca la: “Tôi muốn cưới cô A, cô gái này tốt hay không tốt, có thể thành gia sự được không ?”, nếu ca la nói không tốt, không thể thành gia sự chớ nên cưới thì người đó nghe theo không hỏi cưới; ngược lại nếu Ca la nói tốt, có thể thành gia sự nên cưới thì người đó nghe theo liền hỏi cưới. Lại có trường hợp sau khi nghe lời Ca la cho cưới, con gái hoặc chị em gái của họ chịu nghèo cùng khổ sở, y thực không đủ; hoặc vốn đã nghèo cùng lại càng nghèo cùng khổ sở hơn, liền chê bai Ca la rằng: “Vì nghe theo lời của ca la nên con gái (chị em gái) của chúng ta phải rơi vào cảnh nghèo cùng”. Ngược lại nếu sau khi nghe lời Ca la cho cưới, con gái hoặc chị em gái của họ được giàu sang sung sướng, y thực đầy đủ; hoặc vốn đã giàu sang sung sướng lại càng sung sướng hơn, liền khen ngợi Ca la rằng: “Nhờ nghe theo lời Ca la nên nay con gái (chị em gái) của ta mới được giàu sang sung sướng như thế”; như thế Ca la hoặc được khen ngợi hoặc bị chê bai. Thời gian sau Ca la do lòng tin xuất gia, cạo bỏ râu tóc mặc Ca sa làm Tỳ kheo vẫn như trước kia làm mai mối. Nếu nhà nào có con gái hay chị em gái, có ai đến hỏi cưới đều đến hỏi ý kiến của-Tỳ kheo Ca la… giống như đoạn văn trên, cho đến câu như thế Tỳ kheo Ca la hoặc được khen ngợi hoặc bị chê bai. Tỳ kheo Ca la thường lui tới nhà đàn việt, có người hỏi Ca la: “Đại-đức có đến nhà ông A không, nếu có đến nhờ thầy nói giúp nhà đó gả con gái (chị em gái) cho con trai của tôi”, Ca la nhận lời, cứ như thế làm mai mối qua lại. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này hổ thẹn không vui liền quở trách Ca la rằng: “Tại sao là Tỳ kheo mà con làm mai mối”, quở trách rồi liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi hỏi Ca la: “Thầy thật đã làm việc này phải không ?” Đáp: “Thật vậy, Thế tôn”, Phật dùng đủ lời quở trách: “Việc thầy đã làm không phải pháp Sa-môn… là điều mà người xuất gia không nên làm. Thầy là người ngu si, thầy không biết Ta đã dùng đủ cách quở trách dục, dục tưởng; đủ cách khen ngợi ly dục tưởng, diệt dục nhiệt. Ta thường dạy người nói pháp ly dục, đối với dục thầy còn không nên sanh tâm, huống chi làm nghiệp ác căn bản bất tịnh kiết phược dục nhuế si.
Thầy ngu si, ta còn không khen ngợi người ít dục tâm huống chi là làm mai mối?” Đủ lời quở trách rồi Phật bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ kheo làm việc mai mối, đem lời người nam nói với người nữ, đem lời người nữ nói với người nam, hoặc thành việc vợ chồng hoặc thành việc tư thông, cho đến một lần giao hội thì Tỳ kheo này phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Làm việc mai mối là nhận lời của người tới lui qua lại làm mai mối. Người nữ được mười bốn hạng người bảo hộ: Cha bảo hộ, mẹ bảo hộ, cha mẹ cùng bảo hộ, anh em bảo hộ, chị em bảo hộ, cậu bảo hộ, cô bảo hộ, cả cô cậu cùng bảo hộ, bà con bảo hộ, dòng họ bảo hộ, tự bảo hộ, luật pháp bảo hộ và chống bảo hộ. Đem lời người nữ nói với người nAm-là người nữ nói với Tỳ kheo: “Thầy có thể chuyển lời nói này đến người nam kia không, đó là “Tôi muốn làm vợ ông hoặc muốn cùng ông tư thông, ông có thể làm chồng tôi hoặc cùng tôi tư thông không?” Hoặc “Tôi muốn gả con gái (chị em gái) cho ông, ông có thể làm chồng con gái (chị em gái) tôi không?”.
Đem lời người nam nói với người nữ là người nam nói với Tỳ kheo: “Thầy có thể chuyển lời nói này đến cô gái kia không, đó là: Tôi muốn lấy cô (hoặc con gái, chị em gái của cô) làm vợ hoặc muốn cùng cô (hoặc con gái, chị em gái của cô) tư thông”. Trượng phu có bảy loại vợ:
Một là vợ do tìm cầu được: Nhờ dùng chút ít tài vật mà tìm cầu được vợ.
Hai là vợ nhờ nước mà được: Nếu có người nắm tay và rưới nước vào lòng bàn tay của người con gái rồi trao cho mà được vợ.
Ba là vợ nhờ phá mà được: do cướp phá nước khác đoạt được rồi lấy làm vợ; hoặc nước phản nghịch đi thảo phạt đoạt được rồi lấy làm vợ.
Bốn là vợ tự đến mà được: do người nữ tự tâm tham ái thọ lạc tự nguyện đến làm vợ.
Năm là vợ nhờ y thực mà được: do người nữ không thể tự sinh sống, vì y thực nên tự nguyện đến làm vợ.
Sáu là vợ do hợp sanh mà được: Nếu người nữ nói với người nam: “Anh có tài sản, tôi cũng có tài sản, khi sanh con trai hay con gái chúng ta cùng nuôi dưỡng”, đây gọi là nhờ hợp lục sinh sống mà được vợ.
Bảy là vợ được trong chốc lát: Là chỉ cùng một lần giao hội.
Trong giới này tướng phạm là nếu Tỳ kheo nhận lời của người
chủ, tự đến nói với người kia rồi tự trở về báo lại thì phạm Tăng-giàbà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo tự nhận lời của người chủ, tự đến nói với người kia rồi sai sứ về báo lại cũng phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo tự nhận lời của người chủ, tự đến nói với sứ giả của người kia rồi sai sứ về báo lại cũng phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo tự nhận lời của người chủ, sai sứ đến nói với sứ giả của người kia rồi sai sứ về báo lại cũng phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo tự nhận lời của người chủ, sai sứ đến nói với người kia rồi tự mình về báo lại thì phạm Tăng-giàbà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo tự nhận lời của người chủ, sai sứ đến nói với người kia rồi sai sứ về báo lại cũng phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu Tỳ kheo từ sứ giả nhận lời của người chủ, sai sứ đến nói với người kia rồi sai sứ về báo lại thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo từ sứ giả nhận lời của người chủ, sai sứ đến nói với sứ giả của người kia rồi sai sứ về báo lại cũng phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo từ sứ giả nhận lời của người chủ, sai sứ đến nói với người kia rồi tự mình về báo lại thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo từ sứ giả nhận lời của người chủ, tự đến nói với người kia rồi tự trở về báo lại thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ kheo từ sứ giả nhận lời của người chủ, tự đến nói với người kia rồi sai sứ về báo lại thì phạm Tăng-già-bàthi-sa. Nếu Tỳ kheo từ sứ giả nhận lời của người chủ, tự đến nói với sứ giả của người kia rồi sai sứ về báo lại thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Trường hợp có hai Tỳ kheo nhận lời của người chủ, khi ra ngoài Tỳ kheo này nói với Tỳ kheo kia rằng: “Thầy nói luôn ý của tôi”, nếu Tỳ kheo kia đến nói với người kia rồi trở về báo lại cho người chủ biết thì cả hai đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu không trở về báo lại thì cả hai đều phạm Thâu-lan-giá. Nếu hai Tỳ kheo nhận lời của người chủ, khi ra ngoài Tỳ kheo này nói với Tỳ kheo kia rằng: “Thầy chớ nói ý của tôi”, Tỳ kheo kia đến nói với người kia rồi trở về báo lại thì Tỳ kheo kia phạm Tăng-già-bà-thi-sa, nếu không trở về báo lại thì phạm Thâu-lan-giá.
Trường hợp các Tỳ kheo vào nhà thí chủ, chủ nhà hỏi Tỳ kheo đi trước rằng: “Các thầy có đến nhà ông A không, nếu có nhờ các thầy nói giúp để nhà đó gả con gái (chị em gái) cho con trai của tôi ”, Tỳ kheo đi trước nói: “Chúng tôi không được làm mai mối”, Tỳ kheo đi sau nghe vậy liền đến nhà ông A nói rằng: “Ông có thể gả con gái (chị em gái) cho con trái của ông B không?” Sau đó trở về báo lại thì phạm Tănggià-bà-thi-sa, không trở về báo lại thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu chủ nhà hỏi Tỳ kheo đi sau: “Thầy có ra vào các nhà ông A, ông B không, nếu có nhờ thầy nói giúp để nhà đó gả con gái (chị em gái) cho con trai của tôi”, Tỳ kheo đi sau nói: “Chúng tôi không được làm mai mối”, Tỳ kheo đi trước nghe vậy liền đi đến các nhà đó nói với họ rằng: “Ông có thể gả con gái (chị em gái) cho con trai của ông C không?” Nếu trở về báo lại thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không trở về báo lại thì phạm Thâu-lan-giá.
Trường hợp một Tỳ kheo đi trên đường gặp một người nữ nói với Tỳ kheo rằng: “Thầy có thể nói với ông A gả con gái (chị em gái) cho con trai của tôi không?” Nếu Tỳ kheo nhận lời đến nói với ông A rồi trở về báo lại thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không trở về báo lại thì phạm Thâu-lan-giá. Như thế cho đến hai, ba, bốn người nữ cũng vậy hoặc hai, ba, bốn Tỳ kheo cũng vậy. Trường hợp một Tỳ kheo đi trên đường gặp một người nam nói với Tỳ kheo rằng: “Thầy có thể nói với ông A gả con gái (chị em gái) cho con trai của tôi không?” Tỳ kheo nhận lời đến nói với ông A rồi trở lại báo cho biết thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, nếu không trở lại báo thì phạm Thâu-lan-giá. Như thế cho đến hai, ba, bốn người nam cũng vậy hoặc hai, ba, bốn Tỳ kheo cũng vậy. Trường hợp Tỳ kheo đi rên đường gặp một người nữa và một người nam nói với Tỳ kheo rằng: “Thầy có thể nói với ông A gả con gái (chị em gái) cho con trai của chúng tôi không?” Tỳ kheo nhận lời đến nói với ông A… tướng phạm như trường hợp trên, như thế cho đến hai, ba, bốn người nữ và người nam cũng vậy hoặc hai. Ba, bốn Tỳ kheo cũng vậy. Trường hợp một Tỳ kheo đi trên đường gặp một người nữ và một huỳnh môn, cho đến hai, ba, bốn người nữ và huỳnh môn hoặc hai, ba, bốn Tỳ kheo tướng phạm cũng giống như trường hợp trên. Trường hợp một Tỳ kheo đi trên đường gặp một người nữ và người hai căn, cho đến hai, ba, bốn người nữ và người hai căn hoặc hai, ba, bốn Tỳ kheo tướng phạm cũng giống như trường hợp trên. Trường hợp một Tỳ kheo đi trên đường gắp một người nam và một huỳnh môn, cho đến hai, ba, bốn người nam và huỳnh môn hoặc hai, ba, bốn Tỳ kheo tướng phạm cũng giống như trường hợp trên. Trường hợp một Tỳ kheo đi trên đường gặp một người nam và người hai căn, cho đến hai, ba, bốn người nam và người hai căn hoặc hai, ba, bốn Tỳ kheo tướng phạm cũng giống như trường hợp trên. Trường hợp một Tỳ kheo đi trên đường gặp một huỳnh môn và người hai căn, cho đến hai, ba, bốn huỳnh môn và người hai căn hoặc hai, ba, bốn Tỳ kheo tướng phạm cũng giống như trường hợp trên. Trường hợp một Tỳ kheo đi trên đường gặp một người nữ, một người nam, một huỳnh môn và một người hai căn; cho đến hai, ba, bốn người nữ, người nam, huỳnh môn và người hai căn hoặc hai, ba, bốn Tỳ kheo tướng phạm cũng giống như trường hợp trên.
Trường hợp có hai vợ chồng cư sĩ giận nhau không hòa hợp, có một Tỳ kheo thường lui tới nhà đó sau khi thăm hỏi biết được nguyên do liền khuyên bảo hai người hòa hợp lại, khuyên bảo rồi sanh nghi không biết mình có phạm Tăng-già-bà-thi-sa không, liền đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Ba loại vợ do tài vật mà được, do nước rưới vào lòng bàn tay mà được và do cướp phá chiếm được, nếu đã làm giấy chứng nhận mà nói là không phải vợ tôi, luật pháp chưa xử đoán vẫn còn qua lại và chưa nói là không phải vợ tôi, Tỳ kheo khuyên bảo hòa hợp thì phạm Thâu-lan-giá; nếu đã làm giấy chứng nhận mà nói là không phải vợ tôi, luật pháp đã xử đoán không qua lại nữa và nói là không phải vợ tôi, Tỳ kheo khyên bảo hòa hợp thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa”.
Nhận lời của người có ba cách:
1. Oai nghi: Nếu Tỳ kheo nói với người chủ: “Ông thấy tôi qua lại ngồi đứng thì biết là được hay không được”.
2.Tướng: Nếu Tỳ kheo nói với người chủ: “Ông thấy tôi mới cạo tóc hay mặc Tăng-già-le hay cầm bát thì biết là được hay không được”.
3. Ước hẹn: Nếu Tỳ kheo nói với người chủ: “Ông thấy tôi khi ở trong chúng nói lớn tiếng hay phất y thì biết là được hay không được”.
Trở về báo lại có sáu cách: Miệng nói, viết thư, ấn dấu tay (ký tên), oai nghi, tướng và ước hẹn.
– Miệng nói: Nếu Tỳ kheo miệng nhận lời, sai sứ đến tự miệng nói với người kia, trở về tự miệng báo lại thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; cho đến viết thư, ký tên, oai nghi, tướng và kỳ hẹn báo lại đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
– Viết thư: Nếu Tỳ kheo miệng nhận lời rồi viết thư cho người kia và viết thư báo lại thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; cho đến ký tên, oai nghi, tướng, ước hẹn và tự miệng báo lại đều phạm Tăng-già-bà-thisa.
– Ký tên (ấn dấu tay, đóng dấu): Nếu Tỳ kheo tự miệng nhận lời rồi ký tên để nói cho người kia biết và ký tên để báo lại cho người chủ biết thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; cho đến dùng oai nghi, tướng, ước hẹn, tự miệng nói hay viết thư báo lại đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
– Dùng oai nghi.
– Dùng tướng.
– Ước hẹn cũng phạm giống như vậy.
Nếu Tỳ kheo nhận lời của người giàu sang đến nói với người giàu sang rồi trở về báo lại thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu nhận lời của người nghèo hèn đến nói với người giàu sang rồi trở về báo lại thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ kheo nhận lời của người kia mà hiểu được ý thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; nếu hiểu ý mà không nhận lời thì phạm Thâu-lan-giá; nếu nhận lời mà không hiểu được ý thì không phạm.
6. Giới Xây Cất Chùa Quá Lượng:
Phật ở nước A-la-tỳ, lúc đó các Tỳ kheo A-la-tỳ tự xin vật liệu xây cất chùa rộng lớn, thường theo các thí chủ xin các vật liệu như gạch ngói, búa đục, bồn chậu, cây gỗ, xe chở… do nhân duyên này phế bỏ việc tụng kinh tọa thiền hành đạo. Lúc đó Trưởng lão Đại Ca diếp sáng sớm đắp y mang bát vào thành khất thực, các cư sĩ vừa thấy Đại Ca diếp đi đến liền than trách: “Sa-môn Thích tử nói tu thiện công đức, nay tự xin vật liệu xây cất chùa rộng lớn, thường theo chúng tôi xin các vật liệu, do nhân duyên này phế bỏ việc tụng kinh hành đạo. Chúng tôi cúng dường cho những người không biết đủ, khó nuôi như thế là mất lợi”, Đại Ca diếp nghe rồi tâm không vui, sau khi khất thực xong trở về đem việc này bạch Phật rồi nói: “Cúi xin Thế tôn chế các Tỳ kheo làm nhà có hạn lượng”, Phật im lặng nhận lời, Đại Ca diếp biết Phật đã nhận lời, sẽ hộ tâm các cựu Tỳ kheo nên đảnh lễ Phật rồi đi. Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi hỏi các Tỳ kheo: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy, Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo mà tự xin vật liệu làm chùa rộng lớn, thường theo các cư sĩ xin vật liệu, dính mắc vào công việc xây cất phế bỏ việc tụng kinh hành đạo”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên nay kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:
Nếu Tỳ kheo tự xin vật liệu xây cất chùa, không có thí chủ tự làm thì phải làm đúng lượng là chiều dài mười hai gang tay của Tu-già-đà, bên trong rộng bảy gang tay. Tỳ kheo đó phải hỏi các Tỳ kheo để các Tỳ kheo chỉ chỗ không có nạn, không có chướng ngại. Nếu Tỳ kheo tự xin vật liệu xây cất chùa, không có thí chủ tự làm mà không hỏi các Tỳ kheo, làm quá lượng thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
Tự xin là Tỳ kheo theo xin các cư sĩ hoặc được một trăm tiền, năm mươi tiền nhẫn đến một tiền. Chùa là gồm nhà tắm, nhà ấm, điện đường, lầu gác… Không có thí chủ là việc xây cất chùa không có thí chủ đứng ra đầu tư, bao gồm nam, nữ, huỳnh môn hay hai căn. Tự làm là vì mình mà làm không vì chúng tăng. Kích lượng là tính theo kích lượng
50 gang tay của Phật, dài mười hai gang tay, bên trong rộng bảy gang tay. Hỏi là hỏi Tăng; Chỉ chỗ là Tăng chỉ chỗ; Chỗ nạn là có các nạn như rắn rít côn trùng cho đến có hang chuột; ngược với trên là chỗ không nạn. Chỗ chướng ngại là bốn phía chùa trong vòng một tầm có đất của tháp, đất của quan, đất của cư sĩ, đất của ngoại đạo, đất của-Tỳ kheo ni, hoặc có đá to nước chảy, cây to hầm sâu… các chướng ngại như thế thì Tăng không nên chỉ cho xây cất; ngược với trên là chỗ không có chướng ngại thì Tăng nên chỉ.
Tỳ kheo này nên theo Tăng xin chỉ chỗ xây cất, pháp xin như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ kheo này nên từ tòa đứng dậy trịch bày vai hữu, quỳ gối chắp tay bạch rằng:
Các Trưởng lão nhất tâm niệm, con là Tỳ kheo …………… tự xin xây cất chùa, không có thí chủ tự làm ở chỗ không có nạn, chỗ không có chướng ngại. Nay theo Tăng xin chỉ chỗ xây cất, xin Tăng thương xót chỉ chỗ cho con xây cất. (3 lần)
Tăng nên cân nhắc: Nếu Tỳ kheo này nói là chỗ không có nạn mà thật có nạn thì không nên chỉ; nếu nói là chỗ không có chướng ngại mà thật có chướng ngại thì không nên chỉ; nếu nói là không có nạn, không có chướng ngại mà thật có nạn có chướng ngại thì không nên chỉ. Ngược lại nếu nói là không nạn, quả thật không nạn thì Tăng nên chỉ; nếu nói là không có chướng ngại, quả thật không có chướng ngại thì Tăng nên chỉ; nếu nói là không có nạn không có chướng ngại, quả thật là không có nạn không có chướng ngại thì Tăng nên chỉ. Pháp chỉ là Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng tác pháp Bạch-nhị-yết-ma như sau:
Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo…….. này tự xin xây cất chùa, không có thí chủ tự làm ở chỗ không có nạn, không có chướng ngại, nay theo Tăng xin chỉ chỗ xây cất, Nếu Tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay chỉ chỗ xây cất cho Tỳ kheo ………. Bạch như vậy.
Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo ……………. này tự xin xây cất chùa, không có thí chủ tự làm ở chỗ không có nạn, không có chướng ngại, nay theo Tăng xin chỉ chỗ xây cất, Tăng thương xót chỉ chỗ xây cất. Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng chỉ chỗ xây cất cho Tỳ kheo tự xin làm nhà, không có thí chủ tự làm ở chỗ không có nạn, không có chướng ngại thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng chỉ chỗ cho Tỳ kheo………….. tự xin xây cất chùa, không có thí chủ tự làm ở chỗ không có nạn không có chướng ngại đã xong. Tăng chấp thuận vì im lăng, việc này xin nhớ giữ như vậy.
Tướng phạm trong giới này là Tỳ kheo tự xin xây cất chùa nếu làm không như pháp thì phạm, làm quá lượng thì phạm, không hỏi Tăng thì phạm, xây cất ở chỗ có nạn thì phạm, ở chỗ có chướng ngại thì phạm, làm quá lượng và không hỏi Tăng thì phạm, làm quá lượng và ở chỗ có nạn thì phạm, quá lượng và ở chỗ có chướng ngại thì phạm, không hỏi Tăng và ở chỗ có nạn thì phạm, không hỏi Tăng và ở chỗ có chướng ngại thì phạm; làm quá lượng, không hỏi Tăng và xây cất ở chỗ có nạn thì phạm; làm quá lượng, không hỏi Tăng và xây cất ở chỗ có chướng ngại thì phạm.
Nếu Tỳ kheo nói với Tỳ kheo khác rằng: “Thầy hãy xây cất chùa giùm tôi”, nói rồi liền đi. Thời gian sau chùa được xây cất xong, nếu chùa làm không như pháp thì phạm, làm quá lượng thì phạm; không hỏi Tăng, Tăng không chỉ chỗ thì phạm; làm ở chỗ có nạn, có chướng ngại thì phạm; làm quá lượng và không hỏi Tăng thì phạm… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo nói với Tỳ kheo khác: “Thầy hãy xây cất chùa giùm tôi”, nói rồi liền đi. Thời gian sau chùa chưa làm xong, Tỳ kheo chủ trở về tự làm cho xong, nếu chùa làm không như pháp thì phạm, làm quá lượng thì phạm, không hỏi Tăng thì phạm, làm ở chỗ có nạn thì phạm, ở chỗ có chướng ngại thì phạm… giống như đoạn văn trên.
Nếu vì Phật, vì Tăng mà xây cất chùa thì không phạm, hoặc được chùa đã xây cất trước rồi thì không phạm.