TÁT BÀ ĐA BỘ TỲ NI MA ĐẮC LẶC GIÀ
Hán dịch: Lưu Tống Tăng Ca Bạt Ma
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 9
24. Ưu-Ba-Ly Vấn Pháp:
c . Hỏi về hai pháp Bất định:
Nếu có Ưu-bà-di đáng tin nói với Tỳ-kheo: “Tôi thấy Tỳ-kheo ____ phạm bốn Ba-la-di”, thì có nên tin theo lời nói đó để trị Tỳ-kheo hay không? – Nên tin.
Nếu có Ưu-bà-di đáng tin nói với Tỳ-kheo: “Tôi thấy Tỳ-kheo ____ ở trên thân phần hành dâm”, thì có nên tin theo lời nói đó để trị Tỳ-kheo hay không? – Không nên tin.
Nếu có Ưu-bà-di đáng tin nói với Tỳ-kheo: “Tôi thấy Tỳ-kheo ____ hành dâm với người nữ dòng Sát-đế-lỵ” thì có nên tin theo lời đó để trị Tỳ-kheo hay không? – Không nên tin, vì sao, vì Tỳ-kheo không tự nói. Nếu có hai người cùng thấy thì nên hỏi cả hai người, nếu cả hai cùng nói giống như lời Tỳ-kheo nói thì nên tin theo lời nói này để trị Tỳ-kheo. Trường hợp nói hành dâm với Bà-la-môn nữ, Tỳ xá nữ hay Thủ-đà-la nữ cũng vậy.
Nếu có Ưu-bà-di đáng tin nói với Tỳ-kheo: “Tôi thấy Tỳ-kheo __ __ khi đi, hành dâm nơi đường tiểu tiện”, thì có nên tin theo hay không? – Nếu có hai người cùng thấy thì nên hỏi cả hai người, nếu cả hai cùng nói giống như lời Tỳ-kheo nói thì nên tin theo lời nói này để trị. Trường hợp nói hành dâm nơi miệng và đường đại tiện cũng vậy.
Nếu có Ưu-bà-di đáng tin nói với Tỳ-kheo: “Tôi thấy Tỳ-kheo ____ ăn Đát-bát-na phi thời” thì nên hỏi Tỳ-kheo đó, nếu Tỳ-kheo nói tôi ăn đường thì nên tin theo lời này để trị. Trường hợp nói ăn đường phèn, mật… cũng vậy.
Nếu có Tỳ-kheo ăn đường phi thời, có Ưu-bà-di đáng tin nói với Tỳ-kheo: “Tôi thấy Tỳ-kheo ăn thịt phi thời”thì cũng nên bảo Tỳ-kheo tự nói, sau đó theo lời nói này để trị. Trường hợp nói ăn tô cũng vậy.
Có Tỳ-kheo xuất bất tịnh ở ngoài răng, có Ưu-bà-di đáng tin nói với Tỳ-kheo: “Tôi thấy Tỳ-kheo hành dâm nơi miệng”, cũng nên bảo Tỳ-kheo tự nói rồi theo lời nói này để trị. Trường hợp xuất tinh nơi đùi cũng vậy.
Có hai Ưu-bà-di đáng tin cùng đi trên đường thấy có hai Tỳ-kheo cũng cùng đi trên đường, một người thấy Tỳ-kheo làm xuất tinh, một người thấy Tỳ-kheo kia xúc chạm với người nữ liền đến nói với các Tỳkheo; Tăng cũng nên bảo hai Tỳ-kheo tự nói rồi theo lời nói này để trị. Trường hợp nhiều Tỳ-kheo cũng vậy, nằm ngồi cũng vậy. Nếu Ưu-bàdi thấy Tỳ-kheo phạm tội rõ ràng thì Tăng nên tin theo lời của họ để trị
Tỳ-kheo.
Nếu có Ưu-bà-di đáng tin nói với Tỳ-kheo: “Tôi thấy Tỳ-kheo _____ phạm bốn thiên tội sau”, Tăng cũng nên bảo Tỳ-kheo tự nói rồi theo lời nói này để trị. Nếu nói thấy phạm mười ba tội Tàn hoặc ba thiên tội sau cũng vậy.
d. Hỏi về ba mươi pháp Xả đọa:
Hỏi: Nếu Tỳ-kheo được một miếng vải, không thọ trì thì có nên xả hay không? – Không nên xả
– Nên thọ trì không? – Không nên thọ trì.
Hỏi: Nếu Tỳ-kheo mất y Ni-tát-kỳ thì làm sám hối gì? – Sám hối Ni-tát-kỳ.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chứa y dư quá mười ngày đêm mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu y này dùng vật bất tịnh xen tạp để may như lông lạc đà, lông dê… thì phạm Đột-kiết-la; lại có trường hợp trong mười ngày này Tỳ-kheo qua đời.
Hỏi: Nếu Tỳ-kheo được y rồi cất chứa năm ngày thì bịnh điên, đến lúc nào mới kết phạm? – khi nào được bổn tâm.
Hỏi: Y cất chứa quá mười ngày có được lìa ngủ đêm không? – Được, nếu liên tiếp ngày được y.
Hỏi: Có được dùng y của Tăng làm ba y để thọ trì hay không? – Được thọ trì
– Nếu đã thọ trì, lìa y ngủ đêm thì có nên xả hay không? – Không được xả, chỉ nên sám tội Ba-dật-đề.
Hỏi: Nếu Tỳ-kheo để y trong giới lại ra ngoài giới, hoặc để y ngoài giới lại vào trong giới thì có được lìa y ngủ đêm cho đến khi mặt trời mọc hay không? – Được.
Hỏi: Nếu y để trên đất, mặt trời mọc trên không; hoặc để y trên không, ánh mặt trời chiếu xuống đất thì ở trong giới khác không được lìa y ngủ đêm hay là ở chỗ không có kết giới, cách y bao xa thì gọi là lìa y ngủ đêm?
– Tùy theo tường rào của chùa (giới) rộng hay hẹp hoặc có hào hố hay không thì Tỳ-kheo được để y bên trong đó tùy ý cho đến khi mặt trời mọc. Trường hợp ba y của người học giới và năm y của tỳ-kheo-ni cũng vậy.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cất chứa vải hơn một tháng mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu là vải bất tịnh như trên, cất chứa quá một tháng thì phạm Đột-kiết-la; chứa y không đúng kích lượng quá một tháng cũng phạm Đột-kiết-la.
Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo được cất chứa y một tháng là vải như thế nào? – Đó là tịnh y.
– Thế nào là tịnh y? – Đó là loại vải mà Phật không chế ngăn.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni không phải bà con giặt y cũ cho đến nhuộm, đập mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu đã giặt rồi mà bảo giặt lại thì phạm Đột-kiết-la; ra dấu tay, đưa thư, sai sứ bảo giặt thì phạm Đột-kiết-la; bảo giặt y chưa nên giặt hoặc bảo giặt y của Tăng hoặc y Ni-tát-kỳ, y tịnh thí… đều phạm Đột-kiết-la; nhuộm đập cũng vậy.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo mặc tịnh y vào tụ lạc, y không rời thân mà phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo vào nhà bạch y, khi đi đại tiểu tiện bị dính bùn dơ, Tỳ-kheo-ni không phải bà con làm sạch lại giùm thì Tỳ-kheo phạm Xả đọa.
Khi Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni giặt y cũ, Tỳ-kheo-ni chuyển căn thì Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la, bảo nhuộm đập cũng vậy; trường hợp Tỳ-kheo tự chuyển căn cũng vậy. Nếu Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni vốn đã phạm giới… giặt, nhuộm đập y cũ đều phạm Đột-kiết-la.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo xin y từ cư sĩ và vợ cư sĩ không phải bà con mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo vừa định đi xin liền được cúng y thì phạm Đột-kiết-la. Xin y từ huỳnh môn, người hai căn, người vốn đã phạm giới, vốn không hòa hợp hoặc là Tặc trụ hoặc làm ô nhục Tỳ-kheo-ni đều phạm Đột-kiết-la. Không phải bà con mà tưởng là bà con nên đến xin thì Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la; nghi không biết là bà con hay không phải bà con mà đến xin thì Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la; bà con mà tưởng không phải bà con và nghi, đến xin đều phạm Đột-kiết-la. Khi chưa thọ giới cụ túc đến xin, khi chưa thọ giới cụ túc được y thì phạm Đột-kiết-la… có bảy trường hợp. Khi xin y, Tỳ-kheo chuyển căn thì phạm Đột-kiết-la; Tỳ-kheo-ni khi xin y chuyển căn cũng vậy. Nếu đến xin y cho người khác, được y thì Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la; vì bốn chúng kia xin y, được thì Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la; vì nhiều Tỳ-kheo đến xin, được thì Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la. Xin y từ huỳnh môn cũng vậy; xin y từ các phi nhân như rồng, Dạ-xoa, Cànthát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già… cũng vậy; xin y từ người vốn đã phạm giới… cũng vậy.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo quá sáu lần đến đòi y mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu theo đòi y từ phi nhân, hoặc giá tiền y để ở chỗ Sa-môn, Bà-la-môn; Tỳ-kheo quá sáu lần đến đòi thì phạm Đột-kiết-la, cho đến giá tiền y để ở chỗ người vốn đã phạm giới… cũng vậy.
Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc đến đòi y quá sáu lần đến đòi y mà lại phạm Xả đọa hay không?
Đáp: Có, đó là người học giới (Sa-di học hối).
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng Câu-xá-da mới làm phu cụ mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu làm cho người khác thì phạm Đột-kiết-la; hoặc người khác làm chưa xong, Tỳ-kheo làm tiếp giùm cho xong thì phạm Đột-kiết-la; hoặc dùng vật bất tịnh xen tạp để làm thì phạm Đột-kiết-la.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng lông dê thuần đen để làm phu cụ mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, giống như trên. Khi chưa thọ giới cụ túc làm phương tiện, khi chưa thọ giới cụ túc làm xong thì phạm Đột-kiết-la… có bảy trường hợp. Trường hợp Tỳ-kheo đã phạm giới… cũng phạm Đột-kiết-la.
Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc dùng lông dê thuần đen làm phu cụ mà lại phạm Xả đọa hay không? – Có, đó là người học giới (Sa-di học hối).
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng phu cụ chưa tới sáu năm liền may phu cụ mới mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo bịnh điên thì không phạm; hoặc làm cho người khác thì phạm Đột-kiếtla; hoặc người khác làm chưa xong, Tỳ-kheo làm tiếp giùm cho xong thì phạm Đột-kiết-la.
Khi đang làm chuyển căn thành nữ, sau đó lại chuyển căn thành nam mới làm xong thì phạm Đột-kiết-la; cho đến trường hợp người vốn đã phạm giới… cũng đều phạm Đột-kiết-la.
Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc dùng phu cụ chưa tới sáu năm liền may phu cụ mới mà lại phạm Xả đọa hay không?
Đáp: Có, đó là người học giới (Sa-di học hối).
Khi chưa thọ giới cụ túc làm phương tiện, khi chưa thọ giới cụ túc làm xong thì phạm Đột-kiết-la… có bảy trường hợp.
Tỳ-kheo mang lông dê đi trên không thì phạm Đột-kiết-la, đưa cho hoa nhân mang đi cũng phạm Đột-kiết-la.
Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc mang lông dê đi mà lại phạm Xả đọa hay không?
Đáp: Có, đó là người học giới (Sa-di học hối).
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni không phải bà con giặt, nhuộm, đập lông dê mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu đã giặt rồi mà bảo giặt lại thì phạm Đột-kiết-la; ra dấu tay, đưa thư, sai sứ bảo giặt thì phạm Đột-kiết-la; hoặc bảo giặt cho Tăng hoặc bảo giặt nhiều loại lông như lông lạc đà, lông nai, lông dê… đã làm thành thì đều phạm Đột-kiết-la; nhuộm đập cũng vậy. Trường hợp Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… thì phạm Đột-kiết-la.
Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc nhờ giặt nhuộm đập lông dê mà lại phạm Xả đọa hay không?
Đáp: Có, đó là người học giới (Sa-di học hối).
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tự tay lấy vàng bạc hoặc sai bảo người khác lấy mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu lấy không đúng, hoặc lấy thứ vụn hoặc nguyên khối hoặc đoạn hoại… thì phạm Đột-kiết-la; lấy loại tợ vàng bạc cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu lấy loại vàng bạc mà người trong nước cơ hiềm thì phạm Đột-kiết-la; nếu không cơ hiềm thì không phạm. Trường hợp Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… cầm lấy vàng bạc đều phạm Đột-kiết-la .
Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc tự tay cầm lấy vàng bạc mà lại phạm Xả đọa hay không?
Đáp: Có, đó là người học giới (Sa-di học hối)
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo mua bán vàng bạc vật báu mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu là vật tợ báu thì phạm Đột-kiết-la; mua bán vật báu với các phi nhân như rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, Atu-la, Ca-lầu-la, Khần-na-la, Ma-hầu-la-già thì phạm Đột-kiết-la; đổi chác với bà con hoặc với người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại thì phạm Đột-kiết-la. Nếu người vốn đã phá giới… mua bán đổi chác đều phạm Đột-kiết-la; nếu là người học giới mua bán đổi chác thì phạm Xả đọa. Khi mua bán đổi chác Tỳ-kheo chuyển căn thì phạm Đột-kiết-la, Tỳ-kheo-ni khi mua bán đổi chác chuyển căn cũng vậy. Khi chưa thọ giới cụ túc mua bán đổi chác, khi chưa thọ giới cụ túc được vào tay thì phạm Đột-kiết-la… có bảy trường hợp.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chứa bát dư quá mười đêm mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu là Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… thì phạm Đột-kiết-la; nếu là người học giới chứa bát dư quá mười đêm thì phạm Xả đọa; nếu chứa bát bể hay bát chưa nung thì phạm Đột-kiếtla.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chứa bát dư trọn đời mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo được bát, trong mười ngày thì qua đời; nếu bị điên cuồng tâm loạn thì chứa quá mười ngày không phạm.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chứa bát dư lâu ngày mà không phạm hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo gởi bát cho mà bát chưa được gởi đến hoặc giữ giùm người khác.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chứa bát dư một đêm mà lại phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni.
Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo-ni chứa bát dư một đêm thì phạm Xả đọa, có trường hợp Tỳ-kheo-ni chứa bát dư mười ngày mà không phạm hay không? – Có nếu Tỳ-kheo-ni chuyển căn thành Tỳ-kheo.
Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo có bát rồi nếu xin nữa thì phạm Xả đọa, bát này nên ở trong Tăng xả; nếu Tỳ-kheo một lần xin được nhiều bát, có phải tất cả bát dư này đều nên ở trong Tăng xả phải không? – Không phải xả hết, chỉ xả một bát, tất cả bát kia nên đem cho người đồng ý.
Hỏi: Tất cả bát đều ở trong Tăng đưa đổi phải không? – Không phải tất cả đều đưa đổi, chỉ đưa đổi một bát.
– Bát nào nên đưa đổi? – Là bát mà Tỳ-kheo phạm ưa thích nhất.
Nếu hai Tỳ-kheo cùng xin được một bát nữa thì phạm Đột-kiết-la; sai sứ hoặc ra dấu tay xin bát thì phạm Đột-kiết-la; mỗi người xin giùm cho nhau thì phạm Đột-kiết-la; Tỳ-kheo lấy vật của mình để đổi bát thì phạm Đột-kiết-la; đến chỗ ngoại đạo xin bát thì phạm Đột-kiết-la; đến chỗ Sa-môn , Bà-la-môn xin bát cũng vậy. Nếu Tỳ-kheo là người vốn đã phạm giới… xin bát nữa thì phạm Đột-kiết-la; nếu là người học giới xin bát nữa thì phạm Xả đọa. Khi chưa thọ giới cụ túc xin bát, khi chưa thọ giới cụ túc được bát thì phạm Đột-kiết-la… có bảy trường hợp.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cho Tỳ-kheo khác y rồi, sau đó đoạt lấy lại mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo thọ pháp cho Tỳ-kheo không thọ pháp y, sau đó đoạt lấy lại thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo thọ y là người vốn đã phạm giới…, đoạt lấy lại thì phạm Đột-kiết-la; nếu y đoạt lại là y không đúng kích lượng thì phạm Độtkiết-la. Nếu người cho chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni đoạt lấy lại thì
phạm Đột-kiết-la; người thọ y chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni, đoạt lấy lại thì phạm Đột-kiết-la.
Hỏi: Tỳ-kheo A-lan-nhã ở chỗ có sợ hãi, chỉ mặc một y đến nhà bạch y do có chút nhân duyên, nghĩ là sẽ trở về nhưng khi trở về có nạn khởi lên, không thể đến được chỗ để y thì Tỳ-kheo này có phạm lìa y ngủ đêm không? – Không phạm.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lìa y sáu đêm mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu đó là y bất tịnh thì phạm Đột-kiết-la; nếu là y Tăng-già-lê đã xin yết ma lìa y thì không phạm.
Hỏi: Như Phật dạy trước mùa mưa một tháng được xin y tắm mưa, trong nữa tháng nên may và cất chứa; có trường hợp Tỳ-kheo trước mùa mưa chưa tới một tháng đã xin y tắm mưa và cất chứa quá nữa tháng mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu đó là y bất tịnh thì phạm Đột-kiết-la, hoặc y tắm mưa này không đúng kích lượng thì phạm Độtkiết-la; hoặc Hai Tỳ-kheo cùng xin y tắm mưa thì phạm Đột-kiết-la.
Hỏi: Nếu tự tứ rồi, vua tính tháng nhuần, Tỳ-kheo được y cấp thí phải làm thế nào? – Nên tính số ngày, trong tháng an cư quá mười ngày thì phạm Xả đọa, vì y cấp thí không được làm y phi thời.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo được y cấp thí, cất chứa quá mười ngày mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu đó là y bất tịnh thì phạm Đột-kiết-la; nếu cất chỉ sợi bất tịnh để dệt y thì phạm Đột-kiết-la; hoặc y này không đúng kích lượng thì phạm Đột-kiết-la. Trường hợp Tỳ-kheo là người vốn đã phạm giới… cất chứa y cấp thí quá mười ngày thì phạm Đột-kiết-la; người học giới cất chứa y cấp thí quá mười ngày thì phạm Xả đọa.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo hồi chuyển y cúng cho Tăng về cho mình mà không phạm Xả đọa hay không? – Có, nếu đó là y của cha mẹ cúng cho Tăng, hồi chuyển về cho mình thì phạm Đột-kiết-la. Nếu thí chú cúng y cho Tăng chưa vào trong giới, Tỳ-kheo hồi chuyển về cho mình thì phạm Đột-kiết-la; nếu thí cho hai, bA-tỳ-kheo mà hồi chuyển về cho mình thì phạm Đột-kiết-la.
Hỏi: Nếu Tỳ-kheo phi thời được mía, phi thời ép lấy nước, phi thời lượt, phi thời nấu, phi thời thọ thì có được uống hay không? – Không được. Trường hợp tám loại nước uống, năm loại mỡ, sữa, dầu, thịt… cũng vậy.
Hỏi: Đối với Thời dược, Phi thời dược, Thất nhật dược, Chung thân dược nếu không tự tay thọ, không nói thọ thì có được dùng hay không? – Không được dùng.
– Nếu tự tay thọ mà không nói thọ thì có được dùng hay không? – Nếu không trải qua đêm thì người bịnh được dùng, không bịnh thì không được dùng.
Hỏi: Ngay nơi loại dược này xen tạp với loại dược kia thì được dùng không? – Không được
– Thời dược… cho đến Chung thân dược xen tạp nhau phi thời được dùng không? – Không được vì do hiệu lực của Thời dược; Thất nhật dược chỉ được dùng trong bảy ngày, quá bảy ngày thì không được dùng; Chung thân dược xen tạp với Thất nhật dược chỉ được dùng trong bảy ngày; Thời được phải dùng đúng thời, Phi thời dược phải dùng theo Phi thời dược, Thất nhật dược phải dùng theo Thất nhật dược và Chung thân dược dùng theo Chung thân dược; nếu thí hợp thí thì nên phân biệt.
e. Hỏi về Ba-dật-đề:
Hỏi: Nếu Tỳ-kheo mặc y phục ngoại đạo thì có thành xả giới không? – Không xả giới nhưng phạm Thâu-lan-giá; nếu có người hỏi thầy là ai, đáp là ngoại đạo thì Tỳ-kheo này phạm cố ý vọng ngữ Badật-đề.
Hỏi: Nếu Tỳ-kheo mang hình dáng cư sĩ thì có thành xả giới không? – Không xả giới nhưng phạm Đột-kiết-la; nếu có người hỏi thầy là ai, đáp là cư sĩ thì Tỳ-kheo này phạm cố ý vọng ngữ Ba-dật-đề.
Những việc khác tùy nghĩa nên hiểu.
Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo khác: “Thầy là người dòng Sát-đếlỵ xuất gia… cho đến dòng Thủ-đà-la xuất gia”hoặc nói thầy là thợ hớt tóc thì phạm cố ý vọng ngữ Ba-dật-đề. Nếu Tỳ-kheo dùng thiên nhãn để cử tội Tỳ-kheo khác thì phạm Đột-kiết-la, dùng thiên nhĩ cũng vậy.
Nếu Tỳ-kheo xướng lên rằng: “Trong Tăng có người phạm giới”, thì phạm cố ý vọng ngữ Ba-dật-đề; nếu Tỳ-kheo nói: “Thầy là người khuyết giới, giới rạn nứt, giới suy kém, giới nhơ”thì phạm cố ý vọng ngữ Ba-dật-đề. Nếu nói để giáo giới thì không phạm.
Nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo dòng Bà-la-môn xuất gia: “Thầy là thợ hớt tóc”thì phạm Đột-kiết-la; nếu có người hỏi thầy là ai, đáp là Tỳ-kheo-ni thì phạm cố ý vọng ngữ Ba-dật-đề; nếu đáp là Sa-di thì có thành xả giới không? – Không xả giới nhưng phạm cố ý vọng ngữ Badật-đề. Cho đến nói là Sa-di-ni, ngoại đạo, phi nhân… cũng vậy.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nói chê bai mà không phạm Ba-dậtđề hay không? – Có, nếu là người vốn đã phạm giới … chê bai thì phạm Đột-kiết-la; chê bai phi nhân xuất gia cũng Đột-kiết-la; chê bai các loài rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khần-na-la, Ma-hầu-la- già… xuất gia đều phạm Đột-kiết-la. Chê bai người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, người điếc, câm đều Đột-kiết-la; người ở trong nước chê bai người biên địa, người biên địa chê bai người ở trong nước… đều Đột-kiết-la. Sai sứ, ra dấu tay chê bai cũng Đột-kiết-la. Tỳ-kheo chê bai Tỳ-kheo thanh tịnh thì phạm Ba-dật-đề, chê bai bốn chúng kia thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni chê bai Tỳ-kheo-ni thì phạm Ba-dậtđề, chê bai bốn chúng kia cũng Đột-kiết-la; Thức-xoa-ma-na chê bai Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni thì phạm Đột-kiết-la; Sa-di, Sa-di-ni cũng vậy.
Tỳ-kheo ở bên Tỳ-kheo thanh tịnh nói hai lưỡi thì phạm Ba-dậtđề, bên bốn chúng kia nói hai lưỡi thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni bên Tỳ-kheo-ni nói hai lưỡi thì phạm Ba-dật-đề; bên bốn chúng kia nói hai lưỡi thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo ở bên người vốn đã phạm giới… cho đến ở bên người mù, điếc câm nói hai lưỡi đều phạm Đột-kiết-la; ở bên các loài phi nhân xuất gia nói hai lưỡi đều phạm Đột-kiết-la; Tỳkheo ở dưới đất nóily gián Tỳ-kheo ở trên không hoặc người ở trên hư nói ly gián Tỳ-kheo ở dưới đất… cho đến người ở trong nước nói ly gián người biên địa, hoặc người biên địa nói ly gián người ở trong nước mà họ không hiểu thì đều phạm Đột-kiết-la. Người học giới ở bên Tỳ-kheo thanh tịnh nói hai lưỡi thì phạm Ba-dật-đề; sai sứ, ra dấu nói thì phạm Đột-kiết-la.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo, Tăng đã như pháp diệt tránh rồi, phát khởi trở lại mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, đó là người vốn đã phạm giới… phát khởi trở lại thì phạm Đột-kiết-la. Người học giới phát khởi trở lại thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ-kheo khơi lại việc tranh cãi của người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại… người mù, câm điếc… cho đến các loài phi nhân xuất gia thì đều phạm Đột-kiếtla. Người ở trong nuớc khơi lại việc tranh cãi của người biên địa… cũng vậy; sai sứ, ra dấu cũng phạm Đột-kiết-la.
Nếu Tỳ-kheo nói với người học giới: “Thầy không phải là người học giới” thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo khơi lại việc tranh cãi của bốn chúng kia thì phạm Đột-kiết-la; Tỳ-kheo-ni khơi lại việc tranh cãi của bốn chúng kia cũng vậy.
Hỏi: Như Phật dạy không có tịnh nhân thì Tỳ-kheo không được thuyết pháp cho người nữ, thế nào là không phải tịnh nhơn? – Tức là người ngu si, người điên, người biên địa, người ngủ, người say, người buông lung, người nhập định không nghi không hiểu. Nếu không phải tịnh nhân mà cho là tịnh nhân, thuyết pháp cho người nữ thì phạm Độtkiết-la; người nữ thanh tịnh nhưng tinh nhân không thanh tịnh, hoặc
người nữ không thanh tịnh nhưng tịnh nhân thanh tịnh mà Tỳ-kheo thuyết pháp cho người nữ thì phạm Đột-kiết-la. Nếu tịnh nhân là người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, người điếc… phi nhân… làm tịnh nhân, Tỳ-kheo thuyết pháp cho người nữ thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳkheo vốn là người phạm giới… không có tịnh nhân mà thuyết pháp cho người nữ thì phạm Đột-kiết-la. Người học giới không có tịnh nhân mà thuyết pháp cho người nữ thì phạm Ba-dật-đề.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cùng dọc tụng kinh với người chưa thọ giới cụ túc mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đọc tụng với súc sanh thì phạm Đột-kiết-la; đọc tụng với người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, người điếc câm… cho đến các phi nhân… đều phạm Đột-kiết-la.Tỳ-kheo là người vốn đã phạm giới… đọc tụng với ngưới chưa thọ giới cụ túc thì phạm Đột-kiết-la. Người học giới đọc tụng với người chưa thọ giới cụ túc thì phạm Ba-dật-đề. Tỳ-kheo đọc tụng với bốn chúng kia đều phạm Đột-kiết-la, Tỳ-kheo-ni cũng vậy.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nói tội thô của tỳ-kheo cho người chưa thọ giới cụ túc nghe mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo tự nói tội thô của mình thì phạm Đột-kiết-la; nói tội thô của bốn chúng kia thì phạm Đột-kiết-la; các loài phi nhân xuất gia tự nói tội thô của mình với người chưa thọ giới cụ túc thì phạm Đột-kiếtla, nói tội thô của tỳ-kheo cũng phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo nói tội thô của người vốn đã phạm giới… cho đến người học giới cho người chưa thọ giới cụ túc nghe đều phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo ở dưới đất nói tội thô của tỳ-kheo ở trên không hoặc ngược lại; người ở trong giới nói tội thô của người ở ngoài giới hoặc ngược lại. Cho đến người ở trong nước nói tội thô của người biên địa hoặc ngược lại, đều phạm Ba-dật-đề. Sai sứ ra dấu thì phạm Đột-kiết-la.
Nếu Tỳ-kheo đã được lậu tận, có người chưa thọ giới cụ túc hỏi thầy được lậu tận phải không; trong tay đang cầm quả liền đáp là được thì không phạm.
Hỏi: Có trường hợp Tăng đã chấp thuận đem vật đó cho người này, Tỳ-kheo hồi chuyển đem cho người khác mà không phạm Ba-dậtđề hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo hồi chuyển vật của Ni tăng đem cho người khác thì phạm Đột-kiết-la; hồi chuyển vật của Tăng cho phi nhân xuất gia đem cho người khác thì Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la. Phi nhân xuất gia hồi chuyển vật của tỳ-kheo… Sa-di-ni đem cho người khác cũng phạm Đột-kiết-la; hồi chuyển vật đã cho người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại đem cho người khác thì Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la; hồi 52 chuyển vật đã cho người vốn đã phạm giới… đem cho người khác thì Tỳ-kheo cũng phạm Đột-kiết-la; ngược lại cũng vậy. Nếu người học giới hồi chuyển vật của Tăng đã cho người này đem cho người khác thì phạm Ba-dật-đề; người ở trong nước hồi chuyển vật đã cho người biên địa và ngược lại đều phạm Ba-dật-đề.
Nếu Tỳ-kheo lấy cát đất phủ lên cỏ tươi thì phạm Đột-kiết-la; rung cây làm cho quả chín rụng thì phạm Đột-kiết-la; làm cho quả sống rụng thì phạm Ba-dật-đề. Tỳ-kheo tự chặt gãy cây thì phạm Ba-dật-đề; sai sứ, ra dấu tay bảo người khác chặt cây thì phạm Đột-kiết-la. Người học giới rung cây làm cho quả chín rụng thì phạm Đột-kiết-la, quả sống rụng thì phạm Ba-dật-đề; Tỳ-kheo dùng thần thông lực làm gãy cây thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo nói: “Ông hãy đến đó chặt gãy cây như thế như thế” thì phạm Đột-kiết-la; tưới nước nóng lên cỏ, cỏ chết thì phạm Ba-dật-đề, cỏ không chết thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo làm chết năm loại giống thì phạm năm Ba-dật-đề; để năm loại giống ở chỗ gió thổi nắng nung hoặc để gần lửa, nếu năm loại giống không bị hư thì phạm Đột-kiết-la, giống bị hư thì phạm năm Ba-dật-đề. Người vốn đã phạm giới… làm chết năm loại giống thì phạm Đột-kiết-la; người học giới làm chết cây cỏ thì phạm Ba-dật-đề, ném đồ vật làm chết cây cỏ thì phạm Đột-kiết-la.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo hiềm trách Tỳ-kheo khác mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo là phi nhân xuất gia hiềm trách Tỳ-kheo thanh tịnh thì phạm Đột-kiết-la; ngược lại cũng Đột-kiết-la. Tỳ-kheo hiềm trách người vốn đã phạm giới… cũng phạm Đột-kiết-la; hiềm trách người mù, điếc… người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại cũng phạm Đột-kiết-la. Người học giới hiềm trách Tỳkheo thì phạm Ba-dật-đề; người ở trong nước hiềm trách người biên địa và ngược lại đều phạm Ba-dật-đề. Tỳ-kheo một mình tưởng không phải một mình, hoặc không phải một mình mà tưởng là một mình, hoặc một mình tưởng là một mình lẩm bẩm hiềm trách thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo hiềm trách Tỳ-kheo khác, Tỳ-kheo đó không nghe thì phạm Đột-kiết-la.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo xúc não Tỳ-kheo khác mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, ngoài việc phạm tội ra, đem việc khác để xúc não Tỳ-kheo khác thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo là người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, mù, điếc… xúc não người khác thì phạm Đột-kiết-la; phi nhân xuất gia xúc não người khác thì phạm Đột-kiết-la; Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… xúc não người khác cũng Đột-kiết-la; ngược lại Tỳ-kheo xúc não người vốn đã phạm giới… cũng Đột-kiết-la. Người học giới xúc não người khác thì phạm Ba-dậtđề. Người ở trong nước xúc não người biên địa và ngước lại đều phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo xúc não bốn chúng kia thì phạm Đột-kiết-la; sai sứ, ra dấu tay để xúc não người khác thì phạm Đột-kiết-la.
Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo trải ngọa cụ của Tăng ở nơi đất trống hoặc bảo người khác trải,không tự cất cũng không bảo người cất mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu ngọa cụ đó bất tịnh, Tỳ-kheo không tự cất cũng không bảo người cất thì phạm Đột-kiết-la. Ngọa cụ bất tịnh là ngọa cụ được làm bằng nhiều loại lông xen tạp như lông lạc đà, lông dê, lông nai… Hoặc ngọa cụ có kích lương cao đến tám ngón tay hoặc hơn, Tỳ-kheo không cất và không bảo người cất thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo là người vốn đã phạm giới… ở trong chùa hoặc đến chùa khác, trải ngọa cụ không cất và không bảo người cất thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo trải ngọa cụ của bạch y, sau đó không cất thì phạm Đột-kiết-la; trải ngọa cụ của mình mà không dọn cất cũng Đột-kiết-la. Tỳ-kheo đến chùa của tỳ-kheo-ni trải ngọa cụ, sau đó bỏ đi mà không thu dọn thì phạm Đột-kiết-la; ở trong chùa của Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng vậy.