TÁT BÀ ĐA BỘ TỲ NI MA ĐẮC LẶC GIÀ

Hán dịch: Lưu Tống Tăng Ca Bạt Ma
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 10

24. Ưu-Ba-Ly Vấn Pháp (Tiếp Theo):

e. Hỏi về Ba-dật-đề (Tiếp Theo):

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo trải cỏ và lá cây trong phòng của tỳ-kheo, khi đi không thu dọn cũng không bảo người thu dọn mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… thì phạm Đột-kiết-la; hoặc ở trong phòng của chùa Ni hoặc của ngoại đạo cũng phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo biết trong chùa tăng đã có Tỳ-kheo đến ở trước liền gượng chen vào nằm ngồi để xúc não Tỳ-kheo đó mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… thì phạm Đột-kiết-la; hoặc đó là phi nhân xuất gia; hoặc Tỳ-kheo gượng chen vào ngồi nằm để xúc não phi nhân xuất gia thì phạm Đột-kiết-la. Trừ ở trong phòng, chùa của đệ tử Như lai, ở trong phòng nhà của người khác thì phạm Đột-kiết-la; trong phòng riêng của mình xúc não người khác cũng Đột-kiết-la.

Hỏi: Có tường hợp Tỳ-kheo vì sân giận tự kéo người khác hoặc bảo người kéo mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu kéo đuổi phi nhân xuất gia hoặc người vốn đã phạm giới… thì phạm Độtkiết-la; kéo lôi người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, người mù, điếc… đều phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo quăng bỏ y bát của tỳ-kheo ác ra ngoài cũng phạm Đột-kiết-la; trừ ở trong phòng, chùa của đệ tử Như lai, ở trong phòng nhà của người khác mà kéo lôi ra thì phạm Đột-kiết-la .

Nếu Tỳ-kheo dùng nước có trùng tưới lên cỏ, đất hay Cù-ma-da thì phạm Ba-dật-đề; trong cỏ đất có trùng cũng vậy.

Hỏi: có trường hợp Tỳ-kheo ở trên lầu gác, nằm ngồi trên giường có chân nhọn mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là phi nhân xuất gia hoặc Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… đều phạm Độtkiết-la. Người học giới nằm ngồi trên giường như vậy thì phạm Ba-dậtđề; người mù, điếc, câm thì phạm Đột-kiết-la; người điên cuồng tâm

loạn, tâm bịnh hoại thì không phạm. Tỳ-kheo nằm ngồi trên lầu gác của mình, trên giường có chân nhọn cũng không phạm; hoặc ngồi dưới gác trên giường không có chân nhọn thì không phạm. Trừ ở trong phòng, chùa của đệ tử Như lai, nằm ngồi trên lầu gác của người khác thì phạm Đột-kiết-la .

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lợp quá hai, ba lớp mà không phạm hay không? – Có, nếu dùng cỏ ván lợp thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo không được Tăng sai, đến giáo giới Tỳ-kheo-ni mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là Tỳkheo vốn đã phạm giới… hoặc người mù, điếc câm hoặc đó là phi nhân xuất gia… Tăng không sai mà đến giáo giới Tỳ-kheo-ni thì phạm Độtkiết-la. Người học giới nếu Tăng không sai mà đến giáo giới Tỳ-kheoni thì phạm Ba-dật-đề. Tỳ-kheo ở trong nước, Tăng không sai mà đến giáo giới cho ni ở biên địa; hoặc Tỳ-kheo ở biên địa, Tăng không sai mà đến giáo giới cho Tỳ-kheo-ni ở trong nước thì phạm Đột-kiết-la. Trường hợp giáo giới Ni đén lúc mặt trời lặn cũng vậy. Tỳ-kheo thành tựu năm đức, Tăng mới sai đi giáo giới Tỳ-kheo-ni.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nói các Tỳ-kheo vì lợi dưỡng nên đi giáo giới Tỳ-kheo-ni mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là phi nhân xuất gia hoặc là người vốn đã phạm giới…, hoặc là người mù, điếc câm thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo ở trong nước nói Tỳ-kheo ở biên địa hoặc Tỳ-kheo ở biên địa nói Tỳ-kheo ở trong nước thì phạm Đột-kiết-la; Tỳ-kheo thọ pháp nói Tỳ-kheo không thọ pháp thì phạm Đột-kiết-la. Nếu là người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại thì không phạm. Người học giới nói các Tỳ-kheo như vậy thì phạm Ba-dật-đề.

Hỉ: Có trường hợp Tỳ-kheo may y giùm cho Tỳ-kheo-ni không phải bà con mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… hoặc Tỳ-kheo may y giùm cho Tỳ-kheoni vốn đã phạm giới… thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo may giùm y cho Tỳ-kheo-ni là người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại thì không phạm. Tỳ-kheo may giùm y cho Tỳ-kheo-ni là phi nhân xuất gia, hoặc Tỳ-kheo là phi nhân xuất gia may y giùm cho Tỳ-kheo-ni không phải bà con thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo thọ pháp may giùm y cho Tỳ-kheoni không thọ pháp và ngược lại thì phạm Đột-kiết-la. Giới cho y cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đi chung đường với Tỳ-kheo-ni mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là phi nhân xuất gia hoặc Tỳ-kheo đi chung đướng với Tỳ-kheo-ni là phi nhân xuất gia thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… hoặc là người mù, điếc câm đi cùng với Tỳ-kheo-ni thì phạm Đột-kiết-la; ngược lại cũng vậy. Nếu Tỳ-kheo là người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại đi cùng Tỳ-kheo-ni thì không phạm; ngược lại cũng vậy. Tỳ-kheo thọ pháp đi chung đường với Tỳ-kheo-ni không thọ pháp thì phạm Đột-kiết-la, ngược lại cũng vậy. Người học giới đi chung đường với Tỳ-kheo-ni thì phạm Ba-dật-đề. Giới đi chung thuyền cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cùng ngồi với người nữ ở chỗ khuất mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… hoặc là phi nhân xuất gia, hoặc là người mù, điêc câm cùng ngồi thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo là người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại cùng ngồi với người nữ ở chỗ khuất thì không phạm. Người học giới cùng ngòi với người nữ ở chỗ khuất thì phạm Ba-dật-đề. Giới cùng ngồi với Tỳ-kheo-ni ở chỗ khuất cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni khen ngợi mà thọ được thức ăn lại không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… hoặc là người mù, điếc câm; hoặc đó là phi nhân xuất gia thì phạm Đột-kiết-la; trường hợp ngược lại cũng vậy. Nếu Tỳ-kheo là người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại thì không phạm. Người học giới thọ được thức ăn từ Tỳ-kheo-ni khen ngợi thì phạm Badật-đề. Tỳ-kheo thọ pháp thọ được thức ăn từ Tỳ-kheo-ni không thọ pháp khen ngợi hoặc ngược lại thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo nếu biết thức ăn làm cho người khác mà xin và được thì phạm Đột-kiết-la; không biết thì không phạm.

Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo ăn nhiều nơi thì phạm Ba-dật-đề, trừ nhân duyên, có trường hợp Tỳ-kheo thọ thỉnh hai nơi mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo đã thọ thỉnh thực nơi chỗ không có y, sau đó thọ thỉnh thực nơi chỗ có y thì không phạm lỗi thọ thực hai nơi; thọ thỉnh thực nơi chỗ có y thì không phạm. một chỗ được y, một chỗ tìm y thọ thỉnh thực thì không phạm. Có người nói với Tỳ-kheo: “Thầy hãy thọ thực nơi đây, tôi sẽ tìm y cho thầy”, Tỳ-kheo thọ thỉnh thực thì không phạm. Lại có người nói: “Thọ thực nơi đây rồi, tùy ý thọ nơi nào khác cũng được”, Tỳ-kheo thọ thực thì không phạm. Ngoài năm loại thức ăn, tùy ý ăn các loại thức ăn khác thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ở hai nơi thọ thỉnh thực không có y mà không phạm hay không? – Có, nếu đó là Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… hoặc Tỳ-kheo mù, điếc câm hoặc là phi nhân xuất gia thọ thỉnh hai nơi thì phạm Đột-kiết-la; Tỳ-kheo là người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ở nơi chỗ thí chủ cúng dường một bữa ăn, không bịnh mà ăn quá một bữa lại không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu ở chỗ của phi nhân thì không phạm, hoặc Tỳ-kheo làm chỗ ngủ qua đêm, ăn quá một bữa không phạm; nếu ở chỗ Samôn, Bà-la-môn khác ăn quá một bữa thì Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la; ở nhà bà con ăn quá một bữa không phạm. Ở nhà huỳnh môn, người hai căn, người mùa điếc câm… ăn quá một bữa thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo là người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, ăn quá một bữa không phạm. Người học giới ăn quá một bữa thì phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo vào nhà bạch y khất thực, có cư sĩ Bà-la-môn tùy ý cúng nhiều bánh và thức ăn, thọ quá hai, ba bát mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu vào nhà của phi nhân như trời rồng…, nhà ngoại đạo thọ quá hai, ba bát thì phạm Đột-kiết-la hoặc ngồi ăn tại đó thì không phạm; nếu thọ hai, ba bát rồi mà còn đi khất thực nữa thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo thọ pháp đến nhà thí chủ của tỳ-kheo không thọ pháp, thọ quá hai, ba bát thì phạm Đột-kiết-la; trường hợp ngược lại cũng vậy, cho đến Tỳ-kheo là phi nhân xuất gia hoặc là người vốn đã phạm giới… hoặc là người mù điếc câm… cũng vậy. Người học giới thọ quá hai, ba bát thì phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ăn xong tùy ý rồi, không thọ pháp dư thực lại ăn nữa mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu Tỳkheo bị bịnh, ăn chưa no, ăn tô mật cũng vậy. Nếu Tỳ-kheo ăn thức ăn bất tịnh xong tùy ý rồi, thọ pháp dư thực thì không thành thọ thực, phạm Ba-dật-đề; thức ăn bất tịnh là năm loại chánh thực.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ăn xong tùy ý rồi, thọ pháp dư thực, trong thức ăn đó thường thường ăn, tùy ý ăn mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… thì phạm Độtkiết-la; người học giới ăn như vậy thì phạm Ba-dật-đề .

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ăn biệt chúng mà không phạm Badật-đề hay không? – Có, trừ sáu nhân duyên được ăn biệt chúng không phạm; trự loại chánh thực, ăn loại thức ăn khác thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ăn phi thời mà không phạm Ba-dậtđề hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo ở ba cõi kia mà tính theo giời ăn của cõi Diêm phù đề thì không phạm.

Hỏi: ỡ cõi Phất vu đãi và cõi Câu-da-ni có được ăn thức ăn cách đêm hay không? – Không được ăn.

– Ở cõi Uất đơn việt được ăn thức ăn cách đêm hay không? – Được.

Hỏi: Có mấy loại thức ăn để cách đêm mà Tỳ-kheo không được ăn? – Có ba loại, đó là thức ăn cách đêm của Tăng, của tỳ-kheo và của người học giới. Có bốn loại thức ăn cách đêm mà Tỳ-kheo được ăn, đó là thức ăn cách đêm của tỳ-kheo-ni, của Thức-xoa-ma-na, của Sa-di và của Sa-di-ni. Tỳ-kheo-ni cũng như vậy.

Hỏi: Nếu bát dính dầu mỡ dơ, dùng tro, đất, mạt vụn chà rửa ba lần mà vẫn không sạch hết chất dầu mỡ thì có được dùng bát đó để ăn hay không? – Được, vì sao, vì chẳng phải ăn chất dầu mỡ dính dơ.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo tay cầm bình đựng dầu, tô nên bỏ thì không được thọ thức ăn để ăn phải không (ác tróc)? – Hoặc được hoặc không được, nếu là người không biết xấu hổ cầm rồi liền thọ thức ăn mà ăn; nếu là người biết xấu hổ thì lở cầm hay cầm lộn, mới được thọ thức ăn ăn.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo lấy thức ăn muốn đưa cho Sa-di, Sa-di đưa lại cho Tỳ-kheo thì Tỳ-kheo có được ăn không? – Được

– Nếu Sa-di không đưa lại cho thì Tỳ-kheo có được đòi hỏi không?

– Không được đòi hỏi.

Hỏi: Nước muối mặn có được thọ không?

– Nếu để thêm muối thì được thọ, không để thêm muối thì không đuợc thọ. Nước đục soi thấy mặt thì không nên thọ, không thấy mặt thì nên thọ.

Hỏi: Người học giới có thọ pháp cho Tỳ-kheo không thọ pháp thức ăn thì có được ăn hay không? – Không được ăn. Trường hợp ngược lại cũng vậy. Tỳ-kheo thọ pháp và Tỳ-kheo không thọ pháp cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo không bịnh, đòi hỏi thức ăn ngon mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo ở bên bà con đòi hỏi thức ăn ngon thì không phạm.

Tỳ-kheo uống nước có trùng, tùy làm trùng chết bao nhiêu thì phạm bấy nhiêu Ba-dật-đề .

Hỏi: Có Tỳ-kheo ngồi ăn trong nhà ăn mà phạm biên tội hay không? – Có, nếu ăn thức ăn dâm dục thì phạm Ba-la-di .

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo gượng ngồi trong nhà ăn có vật báu mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu gượng ngồi trong nhà ăn của các phi nhân như trời rồng… thì phạm Đột-kiết-la; hoặc gượng ngồi tong nhà ăn của đồng nữm huỳnh môn, người hai căn, người căn bị hoại thì phạm Đột-kiết-la; ngồi trong nhà ăn của ba hạng người người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo là phi nhân xuất gia hoặc là người mù, điếc câm… cũng không phạm. Trường hợp đứng cũng vậy, trừ thỉnh thực thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tự tay cho nữ ngoại đạo lỏa hình thức ăn mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu cho thức ăn cách đêm thì phạm Đột-kiết-la, bảo người khác cho cũng Đột-kiết-la; nếu cho để giáo hóa thì không phạm; cho bà con cũng Đột-kiết-la; để trên đất cho cũng Đột-kiết-la; chia phần xong để trên đất bảo tùy ý ăn thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đến xem quân trận mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu có nhiều giặc cướp bị bắt, Tỳ-kheo vì nhàm lìa nên đến xem thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo đi xem quân trận của phi nhân thì phạm Đột-kiết-la. Giới ở trong quân trận quá hai đêm và xem quân đánh nhau cũng như vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo vì sân giận đánh Tỳ-kheo khac mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đánh Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… hoặc người mù, điếc… thì phạm Đột-kiết-la; ngược lại cũng vậy; đánh Tỳ-kheo là phi nhân xuất gia cũng Đột-kiết-la; ngược lại cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đánh Tỳ-kheo khác mà phạm trăm ngàn tội Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo vì sân giận ở trong chúng đại Tỳ-kheo quăng ném cát, tùy trúng bao nhiêu thì phạm Badật-đề bấy nhiêu, nếu quăng ném không trúng ai thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo che giấu tội thô của tỳ-kheo khác mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo che giấu tội nặng của tỳ-kheo vốn đã phạm giới… hoặc của phi nhân xuất gia thì phạm Đột-kiết-la; ngược lại cũng vậy. Người học giới che giấu tội thô của tỳ-kheo khác thì phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo khác hãy cùng đi đến đó, sẽ bảo cúng thức ăn ngon cho thầy, sau đó lại bảo đi đi mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… hoặc là phi nhân xuất gia thì Tỳ-kheo nói và đuổi về phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo ở trong nước nói và đuổi Tỳ-kheo biên địa như vậy cũng Đột-kiết-la; ngược lại cũng vậy, ra dấu tay đuổi về cũng Đột-kiết-la; đuổi Sa-môn, Bà-la-môn khác về cũng Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo không bịnh, đốt lửa nơi đất trống mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… hoặc là phi nhân xuất gia, hoặc là Tỳ-kheo mù điếc câm… thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo là người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại đốt lửa thì không phạm. Người ở trong nước đốt lửa cho người biên địa và ngược lại thì phạm Đột-kiết-la; ra dấu bảo đốt lửa cũng Đột-kiếtla. Nếu bị kẻ giặc hoặc phi nhân bảo đốt thì không phạm, đốt lửa cho Tăng hoặc cho Tỳ-kheo thanh tịnh thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ngủ chung với người chưa thọ giới cụ túc mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có nếu Tỳ-kheo ngủ chung với huỳnh môn, người hai căn quá hai đêm thì phạm Đột-kiết-la; ngủ với hóa nhân cũng Đột-kiết-la. Tỳ-kheo vốn đã phạm giới…, Tỳ-kheo mù điếc câm… ngủ với người chưa thọ giới cụ túc quá hai đêm thì phạm Đột-kiết-la. Người học giới ngủ chung với người chưa thọ giới cụ túc quá hai đêm thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo như pháp Tăng sự gởi dục xong, sau đó lại nói không gởi dục mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo thọ pháp gởi dục cho Tỳ-kheo không thọ pháp, sau đó nói không gởi dục thì phạm Đột-kiết-la; trường hợp ngược lại cũng vậy. Hoặc đó là Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… hoặc là phi nhân xuất gia, hoặc là người mù điếc câm…, sau đó nói không gởi dục đều phạm Đột-kiết-la. Người học giới gởi dục rồi, sau đó nói không gởi thì phạm Ba-dật-đề.

Nếu Tỳ-kheo ở bên Tỳ-kheo bị tẫn, bị xuất tội (cử tội) cùng đồng pháp thực thì phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Nếu Sa-di khởi ác tà kiến nói pháp mà Như lai nói chướng đạo không phải là chướng đạo, các Tỳ-kheo đã cho yết ma tẫn, sau đó Sa-di sám hối từ bỏ thì các Tỳ-kheo có nên cho xả yết ma hay không? – Nên cho xả yết ma.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo được y mới nên làm cho hoại sắc mà không làm cho hoại sắc lại mặc, nhưng không phạm Ba-dật-đề hay không? – có nếu đó là y bất tịnh.

Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo tự tay lấy vật báu thì phạm Ba-dậtđề, có trường hợp Tỳ-kheo tự tay lấy vật báu mà phạm Tăng tàn hay không? – Nó, nếu vật báu đó là nữ báu hay tợ nữ báu thì phạm Tăng tàn; nếu có tâm trộm nữ báu này thì phạm Ba-la-di; trộm luân báu, ma ni báu thì phạm Đột-kiết-la; trộm voi báu, ngựa báu không phạm. Tỳ-kheo được nằm ngồi trên ngọa cụ bằng vàng bạc của phi nhân, cũng được thọ thức ăn đựng trong các vật dụng bằng vàng bạc của phi nhân.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chưa tới nữa tháng mà tắm lại không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu bị mưa ướt… các nhân duyên như trong Tỳ-ni thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cố ý giết súc sanh mà không phạm

Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo đó là người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại thì không phạm; nếu là Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… thì phạm Đột-kiết-la. Người học giới cố ý giết súc sanh thì phạm Ba-dật-đề; Sa-di cố ý giết súc sanh thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cố ý làm cho Tỳ-kheo khác sanh nghi hối mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, trừ trường hợp thọ giới cụ túc, đem những việc khác nói làm cho Tỳ-kheo khác sanh nghi hối thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… làm cho Tỳ-kheo thanh tịnh sanh nghi hối thì phạm Đột-kiết-la; ra dấu tay làm cho người khác sanh nghi hối cũng Đột-kiết-la; Tỳ-kheo ở trong nước làm cho Tỳkheo biên địa sanh nghi hối và ngược lại đều phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chọc lét Tỳ-kheo khác mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu chọc lét Tỳ-kheo thân căn bị hoại thì phạm Đột-kiết-la, hoặc cả hai đều thân căn bị hoại thì phạm Đột-kiết-la; chọc lét người chưa thọ giới cụ túc thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… chọc lét Tỳ-kheo khác và trường hợp nguợc lại đều phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đùa giỡn trong nước mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… hoặc là phi nhân xuất gia, giỡn trong nước thì phạm Đột-kiết-la. Trừ việc đùa giỡn trong nước, đùa giỡn những việc khác đều phạm Đột-kiết-la. Người học giới đùa giỡn trong nước thì phạm Ba-dật-đề. Đùa giỡn có năm cách là đùa giỡn, cười, vui thích, uốn mình như cá và lặn hụp.

Tỳ-kheo ngủ chung phòng nhà với người nữ thì phạm Ba-dật-đề. Người nữ là người có thể nắm bắt được; ngủ chung phòng với thiên nữ, long nữ… hoặc với súc sanh cái đều phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo ngủ chung với người nữ dưới gốc cây, hốc cây, rừng cây, bụi cỏ… đều phạm Đột-kiết-la. Người học giới ngủ chung phòng với người nữ thì phạm Badật-đề; Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… ngủ chung phòng với người nữ thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo khủng bố, dọa làm cho Tỳ-kheo khác sợ mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo dọa là phi nhân xuất gia hoặc người bị dọa là phi nhân xuất gia thì phạm Đột-kiếtla; Tỳ-kheo ở trong nước dọA-tỳ-kheo biên địa hoặc ngược lại thì phạm Đột-kiết-la; ra dấu tay dọa cũng Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo giấu y bát… của tỳ-kheo khác mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo giấu y bát là phi nhân xuất gia hoặc người bị giấu y bát là phi nhân xuất gia thì phạm Đột-kiết-la; ra dấu tay bảo người khác giấu cũng Đột-kiết-la; nếu giấu y bát phạm Xả đọa thì Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la; giấu y bát của tỳkheo là người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại thì phạm Đột-kiếtla. Tỳ-kheo thọ pháp giấu y bát của tỳ-kheo không thọ pháp hoặc ngược lại thì phạm Đột-kiết-la; giấu y bát của Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng Đột-kiết-la.

Tỳ-kheo thọ pháp cho Tỳ-kheo không thọ pháp y, sau đó tự ý lấy dùng thì phạm Đột-kiết-la; trường hợp ngược lại cũng vậy. Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… hoặc là phi nhân xuất gia cho Tỳ-kheo khác y rồi, sau đó tự ý lấy dùng cũng phạm Đột-kiết-la; trường hợp ngược lại cũng vậy. Người học giới cho Tỳ-kheo khác y rồi, sau đó tự ý lấy dùng thì phạm Ba-dật-đề.

Thọ trì y có năm hạng người, tịnh thí y có bảy hạng người.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đem pháp Tăng-già-bà-thi-sa vu báng cho Tỳ-kheo khác mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là phi nhân xuất gia hoặc Tỳ-kheo vu báng phi nhân xuất gia đều phạm Đột-kiết-la. Người học giới vu báng Tỳ-kheo khác như vậy thì phạm Ba-dật-đề; Tỳ-kheo vu báng người học giới như vậy thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo ở trong nước vu báng Tỳ-kheo biên địa như vậy cũng phạm Đột-kiết-la, ngược lại cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đi chung với người nữ, không có người nam bên cạnh mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo đi chung với nữ hóa nhân, hoặc thiên nữ, long nữ… đều phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo là phi nhân xuất gia hoặc là người vốn đã phạm giới…, hoặc là người mùa điếc câm… đi chung với người nũ thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đi chung đường với giặc mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là Tỳ-kheo vốn đã phạm giới…, hoặc là phi nhân xuất gia, hoặc là người mù điếc câm… đi chung đường với giặc thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cho người chưa đủ hai mươi tuổi thọ giới cụ túc mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu người chưa đủ hai mươi tuổi mà Tỳ-kheo tưởng là đã đủ hai mươi tuổi thì không phạm – trong trường hợp này, được cùng ở chung bao lâu? – được cùng ở chung cho đến khi nào chưa biết chắc chắn, khi đã biết chắc chắn rồi thì không nên cho ở chỗ Tỳ-kheo mà nên cho thọ giới lại. Nếu không cho thọ giới lại, còn ở trong Tăng trải qua hai, ba kỳ bố tát hoặc bạch tứ yết ma thì người này gọi là tặc trụ, nên diệt tẫn.

Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo tự tay đào đất hay bảo người khác đào đều phạm Ba-dật-đề, đó là đào loại đất gì? – Đó là đào loại đất không bị đốt, không bị phá; nếu đất đã bị đốt, bị phá thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo đã thọ thỉnh bốn tháng xong, quá bốn tháng đòi hỏi nữa thì phạm Ba-dật-đề, có trường hợp Tỳ-kheo quá bốn tháng đến đòi hỏi nữa mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu bịnh thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo khác tôi không học pháp này mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo thọ pháp bảo Tỳ-kheo không thọ pháp học năm pháp, Tỳ-kheo không thọ pháp nói không học thì không phạm. Trường hợp Tỳ-kheo nói với phi nhân xuất gia hoặc phi nhân xuất gia nói với Tỳ-kheo, hoặc Tỳ-kheo ở trong nước nói với Tỳ-kheo biên địa, Tỳ-kheo biên địa nói với Tỳ-kheo ở trong nước không hiểu nhau thì phạm Đột-kiết-la. Người học giới nói với Tỳ-kheo khác như vậy thì phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đến rình nghe lén Tỳ-kheo khác tranh cãi mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu rình nghe lén Tỳ-kheo-ni tranh cãi cho đến Sa-di-ni tranh cãi thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo vốn đã phạm giới… đến rình nghe lén thì phạm Đột-kiết-la. Người học giới đến rình nghe lén thì phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo im lặng đứng dậy bỏ đi trong khi Tăng đang đoán sự mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu Tăng chưa tác bạch, Tỳ-kheo đứng dậy đi tiểu tiện rồi quay trở lại, hoặc đợi bạch rồi mới đi thì không phạm, hoặc đi đến chỗ vẫn còn nghe được tăng tác pháp thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo không cung kính Thượng tòa mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu khi Thượng tòa đoán sự mà nói phi pháp, Tỳ-kheo trẻ tuổi nói như pháp thì không phạm.

Hỏi: Nếu rượu thuốc làm từ gạo, nếp được lắng trong không đục, Tỳ-kheo có được uống phi thời không? – không được uống – nếu nước xay ép từ rễ, củ, quả…, Tỳ-kheo có được uống phi thời không? – Được

– Được uống trong bao lâu? – Cho đến khi chưa xả tự tánh, quá thời thì không được uống.

Hỏi: Tỳ-kheo ở mấy nơi không bạch đi vào tụ lạc mà không phạm tội? – Có ba nơi, đó là A-lan-nhã, tụ lạc gần A-lan-nhã và thần túc đi trong hư không. Bạn cùng đi không hiểu lời nói của tỳ-kheo thanh tịnh, không bạch mà vào tụ lạc thì không phạm. Người ở dưới đất không bạch người ở trên hư không và ngược lại thì không phạm. Người ở ngoài giới 6 không bạch người ở trong giới và ngược lại đều không phạm. Nếu có Tỳ-kheo ở đó, không bạch mà vào tụ lạc thì phạm Ba-dật-đề. Tỳ-kheo không bạch Tỳ-kheo là phi nhân xuất gia hoặc là người vốn đã phạm giới… hoặc là Sa-môn , Bà-la-môn khác thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo thọ thỉnh thực rồi, trước giờ ăn và sau giờ ăn không bạch mà đi đến hai, ba nhà khác lại không phạm Badật-đề hay không? – Có, nếu chỗ thọ thỉnh khác có y thực thì không phạm, hoặc chỗ thọ thỉnh thực này không phải là năm loại chánh thực thì không phạm.

Nếu trời chưa sáng tỏ, vua chưa cất vật báu, Tỳ-kheo đến cửa thành thì phạm Đột-kiết-la, đến cửa thành của vua cõi trời Tứ thiên vương, Dạ-xoa… cũng phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo khi đang nghe thuyết giới nói là tôi nay mới biết giới này mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu đó là giới bất cọng thì không phạm, nếu đó là cọng giới thì phạm Badật-đề; trường hợp Tỳ-kheo-ni cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng ngà, sừng, xương làm ống đựng kim mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu làm cho người khác thì phạm Đột-kiết-la, người khác làm cho mình thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm chân giường cao quá tám ngón tay Như lai mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu chân giường làm bằng ngà, ma ni thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tự dùng chỉ sợi Đâu-la để khâu lại giường ngồi, giường nằm đã sút chỉ của tăng mà không phạm Ba-dật-đề hay không? – Có, nếu dùng vật khác vá vào thì phạm Đột-kiết-la .

Các giới như y phủ che ghẻ, y tắm mưa, ngọa cụ, may y bằng lượng y của Phật, y bất tịnh… cũng đều như vậy.

f. Hỏi về pháp Ba-la-đề-đề-xá-ni:

Ở nhà bạch y, nếu Tỳ-kheo thọ thức ăn từ ba hạng người vốn đã phạm giới, vốn không hòa hợp hoặc là Tặc trụ thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo ở trên hư không hoặc ở trong giới thọ thức ăn của tỳ-kheo-ni ở ngoài giới thì không phạm; thọ thức ăn từ bà con thì không phạm; thọ thức ăn từ người không phải bà con nhưng đồng ý cũng không phạm; sai sứ hay ra dấu để thọ thức ăn cũng không phạm.

Nếu Tỳ-kheo vào nhà bạch y khất thực, Tỳ-kheo-ni bảo cư sĩ cúng dường cho Tỳ-kheo thức ăn này, Tỳ-kheo thọ thì phạm Đột-kiết-la; thọ giùm cho người khác cũng Đột-kiết-la; ra dấu để thọ cũng Đột-kiết-la; nếu thọ từ bà con thì không phạm.

Nếu ở chỗ A-lan-nhã có khủng bố, Tỳ-kheo không bịnh mà ở trong đó thọ thức ăn thì phạm Đột-kiết-la. Như Phật dạy Tỳ-kheo nên nói với cư sĩ là nơi đây có khủng bố, cư sĩ hỏi Tỳ-kheo trong đây có giặc không, nếu có thì tôi sẽ báo vua, Tỳ-kheo nói không có thì ở ngoài giới thọ thức ăn không phạm; thọ thức ăn ở giữa đường cũng không phạm. Nếu Tỳ-kheo bảo cư sĩ đừng vào trong đó, cư sĩ tự ý vào thì Tỳ-kheo không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo thọ thức ăn trong nhà Học gia mà không phạm hay không? – Có, nếu Tỳ-kheo đã thọ thỉnh trước hoặc bịnh thì không phạm.

Tỳ-ni-ma-đắc lặc già lược có bảy ngàn bài kệ, mỗi bài kệ có ba mươi hai chữ, tổng cộng có ba mươi hai vạn bốn ngàn lời gồm mười quyển.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10