TÁT BÀ ĐA BỘ TỲ NI MA ĐẮC LẶC GIÀ

Hán dịch: Lưu Tống Tăng Ca Bạt Ma
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

23. Phần Tạp Sự (Tiếp Theo):

Hỏi: Như Phật dạy nơi biên địa đủ năm luật sư được truyền giới cụ túc cho người, nếu có đủ mười luật sư mà chỉ lấy năm vị để tác pháp truyền thọ giới thì có đắc giới không?

Đáp: Đắc giới nhưng các Tỳ-kheo phạm tội.

Hỏi: Như Phật dạy cất chứa y quá mười đêm thì phạm Xả đọa, thế nào là y dư?

Đáp: Nếu nhận vào tay, hoặc để trên đầu gối, trên vai và nghĩ đây là y của tôi thì gọi là y dư.

Hỏi: Tỳ-kheo được ngồi nằm trên giường của Thượng tòa không? – Trải ngọa cụ rồi ngồi nằm thì không phạm.

Hỏi: Như Phật dạy không được nắm đuôi bò qua sông, có được nắm đuôi các loài khác không? – trừ đuôi cọp, đuôi voi, đuôi ngựa và đuôi sư tử ra nắm đuôi các loài khác lội qua sông thì không phạm.

Hỏi: Nước đường có được thọ dùng trong bảy ngày không? – Được

– Mấy thời được dùng? – Cho đến chưa xả tự tánh

– Hòa nấu với loại dược bất tịnh thì được ăn hay không? – không được, chỉ dùng thoa thân, thoa ghẻ hoặc nhỏ mũi.

Hỏi: Mỡ bất tịnh nấu với muối thì được ăn hay không? – không được, nếu nấu với mỡ heo thì không phạm.

Hỏi: Tỳ-kheo tự tay tác tịnh năm loại giống hoặc dùng dao tịnh, hoặc dùng trảo tịnh thì có thành tịnh hay không? – Thành tịnh.

– Được ăn hay không? – Được ăn, trừ dùng hỏa tịnh; nếu hỏa tịnh thì giết chết cỏ, phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Cây ở đất bất tịnh, quả rơi xuống đất tịnh thì có được ăn không? – Không được ăn.

Hỏi: Tịnh nhân ở đất bất tịnh, tác tịnh trên đất bất tịnh thì có thành tịnh hay không? – Thành tịnh

– Được ăn hay không? – Được ăn, trừ dùng hỏa tịnh.

Hỏi: Tịnh nhân ở đất bất tịnh, tác tịnh trên đất tịnh thì có thành tịnh hay không? – Thành tịnh

– Được ăn hay không? – Được ăn, trừ dùng hỏa tịnh.

Hỏi: Thịt lươn được ăn hay không? – Không được.

Hỏi: Sữa người được uống hay không? – Không được, chỉ được nhỏ mắt.

Hỏi: Nước Tô-tỳ-la được uống phi thời hay không? – Bịnh thì được uống.

Hỏi: Tất cả các loại thịt bất tịnh đều không được ăn, thịt người được ăn hay không? – Không được

Nếu ăn thì phạm tội gì? – Phạm Thâu-lan-giá, trừ thịt người, các loại thịt bất tịnh khác có được ăn hay không? – Không được.

Hỏi: Thế nào là bất tịnh nhục? – Các loại thịt như thịt lươn, thịt rắn, ễnh ương, quạ… đều không được ăn.

Hỏi: Ngay ngày thọ Thời dược, Thất nhật dược, Chung thân dược hòa lẫn nhau thì được dùng hay không? – Như đã nói ở trước.

Hỏi: Không tự tay thọ dược, miệng không nói thọ, không bịnh có được dùng hay không? – Không được.

Hỏi: Thời dược, Phi thời dược, Thất nhật dược, Chung thân dược không tự tay thọ, miệng không nói thọ, để cách đêm có được dùng hay không? – Không được

– Tự tay thọ, nói thọ, nội túc thì được dùng hay không? – Không được nhưng nếu bịnh thì được dùng.

Hỏi: Thế nào là dưỡng bịnh? – Trừ tánh tội, còn lại đều là dưỡng bịnh.

Hỏi: Phật cho uống tám loại nước ép trái cây, mấy thời được dùng? – Cho đến chưa xả tự tánh đều được uống.

Hỏi: Bên người cuồng có được lấy y hay không? – Hoặc được hoặc không được. Nếu người cuồng không biết cha mẹ, huynh đệ, chị em ở đâu lại tự tay mang vật đến thí thì được thọ lấy; ngược lại nếu không biết cha mẹ… ở đâu và cũng không tự tay thí thì không được lấy.

Hỏi: Bên người cuồng nói thọ trì y thì có thành thọ trì không? – Nếu bỏ tự tánh thì thành thọ trì.

Hỏi: Tỳ-kheo ở một mình nếu có người cúng y, Tăng hiện tiền nên chia, lại không có Tỳ-kheo nào khác thì y này phải làm sao? – Tỳkheo này khi thọ y nên tâm niệm miệng nói: “Tôi ở trú xứ này được y, hiện tiền Tăng nên chia, trong đây không có Tăng, y này thuộc về tôi, của tôi, tôi thọ y này sẽ cắt rọc, may, nhuộm rồi thọ trì”, làm yết ma như vậy rồi nếu có Tỳ-kheo khác đến thì không nên chia; nếu chưa làm yết ma như trên thì nên chia, nếu không chia thì phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ-kheo được y cúng cho Tăng, ở ngoài giới tự lấy thì phạm Đột-kiết-la; nếu lấy với tâm trộm cắp thì tùy việc kết phạm; hai hay nhiều người cũng vậy.

Hỏi: Con của trưởng giả bị đuổi cúng y, có được thọ không? – Không được.

Nếu y cúng cho Tăng tự tự thì Tăng tự tứ nên chia; nếu cúng cho Tăng hiện tiền thì Tăng hiện tiền nên chia.

Hỏi: Trong an cư, Tỳ-kheo vì việc Tăng mà xuất giới nếu được y vật thì nên chia cho vị này, người phá an cư có được chia hay không? – Hoặc được hoặc không. Nếu có tiền hay hậu an cư rồi mà phá thì được chia; nếu đều không tiền hay hậu an cư thì không được chia.

Hỏi: Tỳ-kheo khán bịnh ra ngoài giới, sau đó Tỳ-kheo bịnh chết, có nên đem y của người bịnh cho người khán bịnh không? – Hoặc cho hoặc không cho. Nếu nguời khán bịnh vì người bịnh mà đi thì nên cho; nếu vì việc riêng của mình mà đi thì không nên cho.

Hỏi: Bạch y nuôi bịnh có nên cho hay không? – Nên cho phần ít; cho đến Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni cũng vậy.

Hỏi: An cư ở chỗ này mà khán bịnh ở chỗ khác, nếu người bịnh chết thì có nên cho y không? – Nên cho

Hỏi: Sa-di nuôi bịnh nên cho hết hay chỉ cho phần ít? – Hoặc cho hết hoặc chia đều. Nếu không có người khán bịnh, Tăng phải thứ lớp chăm sóc, nếu không chăm sóc thì phạm Đột-kiết-la. Nếu người được Tăng sai khán bịnh mà không khán bịnh thì phạm Đột-kiết-la; người bịnh nếu không nghe theo lời của người khán bịnh thì phạm Đột-kiết-la; người khán bịnh không thuận theo lời của người bịnh cũng phạm Độtkiết-la. Nếu có người cúng thí vật bất tịnh (tiền bạc vật báu), Tỳ-kheo nên nói: “Chúng tôi không được thọ vật bất tịnh này”, nên bảo họ đưa cho tịnh nhân, nếu được tịnh thì sẽ thọ.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ở bốn nơi an cư mà thành an cư không? – Có, nếu an cư trên giường cây đặt ở giữa bốn giới.

– Ở đâu được y an cư? – Bốn nơi cùng cho một phần.

Nếu vải không đủ lượng mà may y tắm thọ trì thì phạm Đột-kiếtla, y phủ ghẻ cũng vậy. Nếu cất chứa ba loại y của ngoại đạo là y may bằng da, y dệt bằng lông và y kết bằng tóc thì phạm Thâu-lan-giá; trừ ba loại y trên, cất chứa các loại y khác thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Như Phật dạy y cũ không được thọ làm y Ca-hi-na, thế nào là y cũ? – Tức là y đã thọ làm y Ca-hi-na trước đó rồi.

Hỏi: Như Phật dạy y mới được thọ làm y Ca-hi-na, thế nào là y mới? – Tức là y lần đầu thọ làm y Ca-hi-na.

Hỏi: Như Phật dạy nên khởi ba tâm thọ y Ca-hi-na, thế nào là ba tâm? – Thọ vải mới rồi khi giặt, khi cắt rọc và khi nhuộm nên khởi ba tâm: “Y này Tăng sẽ thọ, nay thọ, đã thọ làm y Ca-hi-na”; nếu không khởi ba tâm này thì thọ không thành thọ, phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Như Phật dạy y để cách đêm thọ làm y Ca-hi-na thì thọ không thành thọ, thế nào là y để cách đêm? – Tức là y để quá mười đêm hoặc chỉ trải qua một đêm.

Hỏi: Như Phật dạy y bất tịnh thọ làm y Ca-hi-na thì không thành thọ, thế nào là y bất tịnh? – Tức là y mà liên tiếp ngày có được.

Hỏi: Như Phật dạy y cũ thọ làm y Ca-hi-na thì không thành thọ, thế nào là y cũ? – Tức là y mà Tỳ-kheo đã thọ làm ba y.

Hỏi: Như Phật dạy y được đập thọ làm y Ca-hi-na thì thành thọ, thế nào là y được đập? – Tức là y mới.

– Thế nào là y đả tịnh (được đập sạch)? – Tức là y hoại sắc khi chưa thọ làm y Ca-hi-na.

Hỏi: Tăng chia làm hai chúng, một chúng thọ, một chúng không thọ thì hai chúng có thành thọ không? – Chúng nào thọ thì thành thọ, chúng nào không thọ thì không thành thọ.

Hỏi: Tăng chia làm hai chúng, một chúng xả, một chúng không xả thì hai chúng có thành xả không? – Chúng nào xả thì thành xả, chúng nào không xả thì không thành xả.

Hỏi: Khi Tăng bị phá thì ai nên thọ? – Ai như pháp thì nên thọ. Nếu y chưa thành mà thọ làm y Ca-hi-na thì không thành thọ; y thành thì thọ thành thọ.

Trú xứ thọ y Ca-hi-na có mười lợi ích như trong Tỳ-ni, mặc y Tăng-già-lê vào tụ lạc có năm công đức, y tắm mưa cũng vậy.

Hỏi: Như Phật dạy trú xứ thọ y Ca-hi-na được lợi ích, thế nào là trú xứ được lợi ích? – Tức là được lợi ích của y Ca-hi-na.

Hỏi: Như Phật dạy y cấp thí được thọ làm y Ca-hi-na, thế nào là y cấp thí? – Còn mười ngày nữa mới đến tự tứ, nếu được cúng y thì y này gọi là y cấp thí, thọ làm y Ca-hi-na thì thành thọ.

Hỏi: Như Phật dạy y được trong ba tháng đều được thọ làm y Cahi-na, thế nào là y được trong ba tháng? – Tăng cựu trụ tự tứ vào ngày mười lăm, Tỳ-kheo khách đến đông hơn là đồng kiến đồng trụ mà tự tứ vào ngày mười bốn ; nếu Tăng cựu trú tùy thuận theo Tỳ-kheo khách để tự tứ thì y có được trong ngày này gọi là y được trong ba tháng, thọ làm y Ca-hi-na thì thành thọ.

Hỏi: Như Phật dạy Thời y được thọ làm y Ca-hi-na, thế nào là Thời y? – Tự tứ xong, trong một tháng sau được y thì gọi là Thời y.

Hỏi: Như Phật dạy y bất tịnh không được thọ làm y Ca-hi-na, thế nào là y bất tịnh? – Tức là y của tỳ-kheo chết để lại.

Hỏi: Có năm hạng người thọ y Ca-hi-na không gọi là thọ, đó là năm hạng người nào? – Đó là người không có tuổi hạ, người phá an cư, người hậu an cư, người an cư ở trú xứ khác và người bị tẫn.

Hỏi: Trong tám trường hợp xả y Ca-hi-na có mấy trường hợp cùng xả, mấy trường hợp không cùng xả? – Trừ hai trường hợp sau, các trường hợp khác đều là cùng xả.

Hỏi: Có trường hợp ngay ngày thọ y Ca-hi-na, ngay ngày đó liền xả mà không tác pháp yết ma hay không? – Có, nếu Tăng cựu trụ thọ y vào ngày mười sáu, Tỳ-kheo khách đến đông hơn cùng nói với nhau xả thì thành xả.

Hỏi: Thế nào là phá Tăng? – Là phi pháp tưởng là phi pháp mà phá Tăng thì bị đọa vào địa ngục Vô gián, có bốn câu:

– Một là phá Tăng không phải là thọ pháp, tức là phá tăng mà không thọ mười bốn việc.

– Hai là thọ pháp không phải là phá Tăng, tức là thọ mười bốn việc mà không phá Tăng.

– Ba là cũng thọ pháp cũng phá Tăng, tức là thọ mười bốn việc để phá Tăng.

– Bốn là không thọ pháp cũng không phá Tăng, tức là trừ ba trường hợp trên.

Hỏi: Khi Tăng hoại, xả giới có thành xả không? – Nếu như pháp thì thành xả.

Hỏi: Khi Tăng hoại, Tỳ-kheo-ni được bố tát không? – Được.

Hỏi: Khi Tăng bị phá, Tỳ-kheo làm Thác lại tra nên làm gì? – Nên ở trong chúng như pháp, không được đưa tin.

Hỏi: Khi Tăng hoại, có nên giáo giới cho Tỳ-kheo-ni không? – Nếu có người nói pháp ngữ thì nên giáo giới, nếu không có thì không nên giáo giới, Tỳ-kheo làm Thác lại tra nên ra ngoài giới để giáo giới.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo tùy thuận Tỳ-kheo bị tẫn thì phạm Đột-kiết-la, vậy người bị tẫn ở một mình hay là có bạn? – Phải ở một mình không có bạn, không được cùng ăn với người bị tẫn, nếu không biết là bị tẫn nên cùng ăn thì không phạm. Tỳ-kheo thọ pháp cùng ăn với Tỳ-kheo không thọ pháp thì không phạm, Tỳ-kheo không thọ pháp cùng ăn với Tỳ-kheo thọ pháp thì phạm Đột-kiết-la. Có bốn người tùy thuận phá Tăng thì gọi là phá Tăng.

Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo như vậy thì không được tẫn, thế nào là Tỳ-kheo như vậy?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo có oai đức lớn, trì kinh luật luận, đa văn, có nhiều tri thức, nhiều quyến thuộc… tẫn người như vậy thì phạm Thâulan-giá.

Hỏi: Có Tỳ-kheo tin ưa thì nên xuất tội, thế nào là Tỳ-kheo tin ưa? – Là nghe theo hay tin lời, nếu bảo sám hối mà không sám hối thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Nếu Tăng hoại, ai nên xả y Ca-hi-na? – Người nói pháp ngữ nên xả.

Hỏi: Người bị tẫn hạ ý tùy thuận chiết phục, có nên xả yết ma không? – Nên xả yết ma.

Hỏi: Nếu các Tỳ-kheo đồng ý thì nên cho ngọa cụ, thế nào là đồng ý? – Là tịch tĩnh không xúc não nhau.

Hỏi: Các Tỳ-kheo ở Tỳ-da-ly và Câu-xá-di nhóm họp một chỗ thì Tỳ-kheo làm Thác lại tra nên làm thế nào? – Nên ra ngoài giới bố tát.

Hỏi: Các Tỳ-kheo ở Tỳ-da-ly và Câu-xá-di bố tát chung thì có thành bố tát không? – Không thành bố tát.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo làm Thác lại tra bố tát chung với các Tỳ-kheo Tỳ-da-ly thì có thành bố tát không? – Thành bố tát.

Hỏi: Tỳ-kheo nên gởi dục cho Tỳ-kheo-ni cầu giáo giới, thế nào là gởi dục cầu giáo giới? – Tỳ-kheo nên nói: “Các cô hãy hòa hợp làm bố tát”.

Hỏi: Khi làm bố tát, Tăng bị phá làm hai bộ, có nên giáo giới cho Tỳ-kheo-ni không? – nên giáo giới.

– Giáo giới ở đâu? – Nên ra ngoài giới để giáo giới.

Hỏi: Như Phật dạy phi pháp không hòa hợp, phi pháp hòa hợp, như pháp không hòa hợp và như pháp hòa hợp, nghĩa như thế nào? – Trường hợp phi pháp không hòa hợp là đáng nên cho yết ma Khổ thiết thì lại cho yết ma tẫn và Tăng không hòa hợp. Trường hợp phi pháp hòa hợp là đáng nên cho yết ma Khổ thiết thì lại cho yết ma tẫn và Tăng hòa hợp. Trường hợp như pháp hòa hợp là trước tác bạch sau yết ma, Tăng cùng hòa hợp. Trái với điều này là như pháp không hòa hợp. Một

Tỳ-kheo tẫn một Tỳ-kheo, nhiều người tẫn bốn Tỳ-kheo thì phạm Đột-kiết-la; bốn người tẫn bốn người thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Khi tẫn Tỳ-kheo mà ngủ thì có thành tẫn hay không? – Nếu nghe tác bạch rồi ngủ thì thành tẫn, ngủ trước khi tác bạch thì không thành tẫn. Nếu khi Tăng tẫn Tỳ-kheo mà không đến thì nên lấy dục.

Hỏi: Thế nào là đến yết ma? – Tức là bốn Tỳ-kheo thanh tịnh cùng ở cho đến hai mươi người cũng vậy.

Hỏi: Nếu khi Sa-di muốn thọ giới cụ túc mà không nói cho con thọ giới thì có đắc giới không? – Đắc giới. Thức-xoa-ma-na và Sa-di-ni khi thọ giới cụ túc cũng vậy; người hành Biệt trú, người hành Bổn nhật trị, người hành Ma-na-đỏa cho đến người cầu xuất tội… mười hai hạng người cũng vậy.

Hỏi: Khi Tăng tác pháp tẫn, người bị tẫn ngủ thì có thành tẫn không? – Nếu nghe tác bạch thì thành tẫn, không nghe thì không thành tẫn; người nhập Diệt tận định cũng vậy. Khi Tăng bị phá thì tất cả yết ma tẫn đều không thành tẫn.

Hỏi: Nếu yết ma phi pháp thì tất cả yết ma là không hòa hợp hay là yết ma không hòa hợp thì tất cả yết ma là phi pháp? – Nếu Tỳ-kheo bị tẫn không hiện tiền, không tự nói tội, Tăng không bảo tự nói tội, không bảo nhớ nghĩ, không ở trong giới thì gọi là phi pháp; tất cả Tăng nhóm họp, người không đến gởi dục thì gọi là hòa hợp. Ngược với trường hợp trên thì gọi là yết ma như pháp không hòa hợp.

Hỏi: Khi bố tát, trong Tăng hỏi ba lần, tự nhớ mình có tội mà không phát lồ thì tất cả đều phạm tội phải không? – Nếu trong Tăng hỏi ba lần, nhớ có tội mà không phát lồ thì tất cả đều phạm tội; nếu tự nói tôi không phải là Tỳ-kheo cũng vậy.

Hỏi: Người biệt trụ tẫn Tỳ-kheo thì có thành tẫn không? – Thành tẫn, chỉ trừ yết ma thọ giới, các yết ma khác đều được làm.

Hỏi: Trước đã bạch Tăng rồi tẫn Tỳ-kheo thì có thành tẫn không? – Thành tẫn, có có một vị hoặc Tăng không biết mà tẫn Tỳ-kheo thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Tỳ-kheo bị phạt nếu hạ ý điều phục thì nên cho xả không? – Nên cho xả.

Hỏi: Một lần nói cho hai người thọ giới cụ túc thì có đắc giới không? – Không đắc giới.

Hỏi: Một lần nói cho bốn người thọ giới cụ túc thì có đắc giới không? – Không đắc giới.

Hỏi: Thọ dục đủ túc số bốn người để tẫn Tỳ-kheo thì có thành tẫn không? – Không thành tẫn, trường hợp tặc trú đủ túc số cũng vậy.

Hỏi: Đáng cho xả yết ma Khổ thiết mà lại cho xả yết ma Khu xuất thì có thành xả yết ma không? – Thành, vì xả yết ma Khổ thiết tức là xả yết ma Khu xuất .

Hỏi: Tác yết ma Khổ thiết để tẫn Tỳ-kheo thì có thành tẫn không? – Thành tẫn.

Hỏi: Yết ma Khu xuất có nghĩa gì? – Nghĩa là Tỳ-kheo thường phạm giới nếu không ngừng lại thì không cho y chỉ.

Hỏi: Yết ma Khổ thiết có nghĩa gì? – Nếu Tỳ-kheo không dứt tranh cãi, Tăng nên nói: “Nếu thầy không dứt tranh cãi thì Tăng sẽ gia tội cho thầy”.

Hỏi: Yết ma tẫn có nghĩa gì? – Nếu Tỳ-kheo Ô-tha-gia thì không được ở nơi ấy nữa.

Hỏi: Phát hỉ sám hối có nghĩa gì? – Nếu Tỳ-kheo làm mất lòng đàn việt, Tăng nên nói: “Nếu thầy không đến sám tạ đàn việt thì Tăng sẽ gia tội cho thầy”.

Có một việc nhiếp tất cả Tỳ-ni, đó là luật nghi; có một việc không nhiếp tất cả Tỳ-ni, đó là phi luật nghi; có một việc nhiếp tất cả tội phạm giới, đó là phi luật nghi; có một việc không nhiếp tất cả tội phạm giới, đó là luật nghi.

Có người làm một việc mà phạm đại tội, đó là phá Tăng; lại có người làm một việc mà phạm đại tội, đó là tâm ác làm Phật bị thương chảy máu; lại có người làm một việc mà phạm đại tội, đó là phỉ báng Hiền thánh; lại có người làm một việc mà phạm đại tội, đó là tùy thuận phá Tăng; lại có người làm một việc mà phạm đại tội, đó là phỉ báng Như lai và chúng Hiền thánh. Có một việc phi pháp ngăn thuyết giới phạm đại tội, đó là không căn cứ; có một việc sát sanh phạm đại tội, đó là giết Phật Bích chi. Có người làm một việc mà phạm đại tội, đó là lấy trộm Tăng vật; lại có người làm một việc mà phạm đại tội, đó là hành dâm Tỳ-kheo-ni A-la-hán. Có một việc vọng ngữ phạm đại tội, đó là rỗng không mà nói là được pháp hơn người.

Có hai loại phạm tội, đó là bất thiện và vô ký; lại có hai loại phạm tội, đó là hữu dư và vô dư; lại có hai loại phạm tội ở miệng, đó là bất thiện và vô ký; lại có hai loại phạm tội ở thân, đó là bất thiện và vô ký; lại có hai loại phạm tội hữu dư, đó là bất thiện và vô ký; lại có hai loại phạm tội vô dư, đó là bất thiện và vô ký; lại có hai loại phạm tội, đó là vô ký ẩn mất và vô ký không ẩn mất; lại có hai loại phạm tội, đó là chướng ngại và không chướng ngại; lại có hai loại phạm tội, đó là cộng và bất cộng; lại có hai loại phạm tội, đó là Tỳ-kheo cùng Tỳ-kheo-ni và Tỳ-kheo-ni cùng Tỳ-kheo; Tỳ-kheo cùng Thức-xoa-ma-na và Thứcxoa-ma-na cùng Tỳ-kheo; Sa-di và Sa-di-ni cũng như vậy. Có hai loại phạm tội, đó là Tỳ-kheo cùng Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-tắc cùng Tỳ-kheo; Ưu-bà-di cũng vậy. Có hai loại mà tất cả thời đều phạm, đó là Phật tại thế và sau khi Phật diệt độ. Có hai loại phạm tội, đó là quốc độ nhiếp và phương xứ nhiếp; lại có hai loại phạm tội, đó là trọng và khinh; lại có hai loại phạm tội, đó là nên xuất tội và không nên xuất tội; lại có hai loại phạm tội, đó là xuất gia và nhập gia; lại có hai loại phạm tội, đó là có thể sám hối và không thể sám hội; lại có hai loại phạm tội, đó là chế và khai; lại có hai loại phạm tội, đó là khởi và không khởi; lại có hai loại phạm tội, đó là trọn đời và tạm thời; lại có hai loại phạm tội, đó là hoại và không hoại; Có hai loại phạm tội khinh, đó là hữu dư và vô dư; lại có hai loại phạm tội trọng, đó là hữu dư và vô dư; lại có hai loại phạm tội, đó là sám trọng khinh Thâu-lan-giá. Bạch y có hai loại phạm tội là sám hối và tâm sám hối. Có hai loại phạm tội, đó là có quả báo và không có quả báo; lại có hai loại phạm tội, đó là vào trong chúng và đối trước một người; Có hai loại phạm tội, đó là khéo dùng phương tiện không phạm tội và không khéo dùng phương tiện phạm tội.

Có hai loại hổ thẹn, đó là có mong cầu gì và không có mong cầu gì. Có hai loại Tăng đoán sự, đó là tác pháp yết ma và không tác pháp yết ma; Có hai loại Tăng đoán sự, đó là Tăng sai và không sai; Có hai loại Tăng đoán sự, đó là nói lời dịu hòa và nói lời thô sẳn; Có hai loại Tăng đoán sự, đó là người nói và người nghe; Có hai loại Tăng đoán sự, đó là thời nói đúng thời và phi thời nói phi thời; Có hai loại Tăng đoán sự, đó là rõ ràng và không rõ ràng; quyết đoán và không quyết đoán. Có hai loại Tăng đoán sự, đó là có ân huệ và không có ân huệ; Có hai loại Tăng đoán sự, đó là như dê bị thiến ác khẩu và không như dê bị thiến ác khẩu; Có hai loại Tăng đoán sự, đó là đa văn và không đa văn; Có hai loại Tăng đoán sự, đó là thông lợi A-hàm và không thông lợi A-hàm; Có hai loại Tăng đoán sự, đó là hiểu rõ và không hiểu rõ.

Có hai loại Tăng đoán sự, đó là như pháp và không như pháp; đúng thời và phi thời; biết suy xét và không biết suy xét.

Có hai loại phỉ báng Như lai: Phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; có hai loại phạm tội, đó là tác và vô tác; có hai loại điều phục: tẫn và chê trách.

Có hai loại phỉ báng Như lai: Có lòng tin mà hiểu sai lạc và không có lòng tin lại sân hận; ngược với hai pháp trên là bạch pháp.

Có hai loại tội là ác giới và ác kiến; có hai loại khổ thiết là phạt ở trong chúng và phạt riêng; có hai loại khu xuất là phạt và Tăng hòa hợp; có hai loại biệt trụ là người phạm giới biệt trụ và ngoài đạo biệt trụ. Có hai loại Bổn nhật trị là phạt và khiến cho giới đầy đủ; có hai loại Mana-đỏa là phạt và điều phục. Có hai loại quét dọn là phạt và tâm thiện; có hai loại thanh tịnh là tác thanh tịnh và vô tác thanh tịnh.

Có hai loại Tỳ-kheo tranh cãi là Tỳ-kheo tranh cãi với Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni tranh cãi với Tỳ-kheo-ni… cho đến Sa-di-ni cũng vậy.

Có ba loại phạm tội, đó là do tham, sân và si sanh; có ba loại phạm tội về thân, đó là do tham, sân, si sanh; có ba loại phạm tội về miệng, đó là do tham, sân và si sanh.

Có ba loại phi Tỳ-ni do tham, sân và si sanh; có ba loại Tỳ-ni về tham, sân và si.

Có ba pháp nhiếp tất cả tội: Nhân duyên, chế và phân biệt. Có ba loại yết ma nhiếp tất cả yết ma: Đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma, bạch tứ yết ma.

Có ba loại yết ma: Tăng yết ma, Thác-lại-tra yết ma và bố tát yết ma.

Có ba loại học: Tăng thượng giới học, tăng thượng định học và tăng thượng huệ học; lại có ba loại học là oai nghi, Tỳ-ni và Ba-la-đềmộc-xoa.

Có ba loại phạm tội, đó là thân khẩu và ý. Có ba loại tranh cãi là thiện, bất thiện và vô ký.

Có ba nghiệp là pháp, phi pháp và tợ pháp.

Có ba nhân duyên phá Tăng là nghe, thọ lấy thẻ và kiến lập hai bộ.

Có ba loại nên diệt là phạm, phạm rồi tự nói và tự nói đã phạm.

Có ba bậc thọ cúng dường là Như lai, Thượng tòa và đồng phạm hạnh.

Có ba bậc nên đứng dậy nghinh đón là Như lai, Thượng tòa và đồng phạm hạnh.

Có ba hạng người nên lễ bái, nếu không lễ bái thì phạm tội, đó là Hòa thượng, A-xà-lê và vị pháp ngữ cho biệt trụ. Có ba hạng người không lễ bái không có phạm tội, đó là người Bất cọng trụ, người hành Biệt trú và hạ tòa.

Có ba loại sai là Tăng sai, riêng tư sai và Ba-la-đề-mộc-xoa sai; lại có ba loại sai là tăng sai, năm chúng sai và vua sai; lại có ba loại sai là Hòa thượng sai, A-xà-lê sai và Ưu-bà-tắc sai; lại có ba loại sai là Hòa thượng sai, A-xà-lê sai và Thượng tòa sai.

Có ba loại tự tứ là thỉnh tự tứ, thường thường tự tứ và thường tự tứ; lại có ba loại tự tứ là gởi dục tự tứ, thanh tịnh tự tứ và tâm tự tứ; lại có ba loại tự tứ là y tự tứ, thực tự tứ và dược tự tứ.

Có ba loại chế là nhân duyên khởi tội mà chế, giáo giới tội mà chế và do chiết phục mà chế.

Có ba loại yết ma là Tăng yết ma, vì thí chủ yết ma, và vì tài vật yết ma.

Có ba loại kiến lập là tài lợi, người và cương giới.

Có bốn loại biết là phạm, không phạm, thanh tịnh và không thanh tịnh.

Có bốn loại thanh tịnh là thấy, sám hối, giáo giới và xuất tội. Có bốn loại không dừng là tham, sân, si và cả tham sân si; ngược với trên là bốn loại dừng.

Có bốn chúng là chúng cạo bỏ râu tóc, chúng ô uế, chúng trí huệ và chúng tranh cãi.

Có bốn nhân duyên nên Phật cho các Tỳ-kheo được uống thuốc, đó là vì duyên sự, tùy quốc độ, tùy thời và vì người. Có bốn loại dược là bất tịnh và tịnh thọ dùng, tịnh và bất tịnh thọ dùng, bất tịnh và bất tịnh thọ dùng, tịnh và tịnh thọ dùng. Có bốn việc Như lai chế phục đệ tử, đó là chớ làm, chế phục, cầu xuất tội và vì pháp trụ lâu.

Có bốn cảnh giới của Như lai, đó là trí, pháp, người và thần túc. Ở trong bốn cảnh giới này mà Như lai chế giới, chế Tỳ-ni, chế Ba-la-đềmộc-xoa, Tu-đa-la, A-tỳ-đàm, chú thuật cứu cánh, Tỳ-ni tập, Tỳ-ni phát lồ tội, nhớ nghĩ tội, cơ hiềm tội, quốc độ tội; thanh tịnh, thọ thanh tịnh, thuyết thanh tịnh; tự tứ, người tự tứ, yết ma tự tứ, gởi dục tự tứ, thọ dục tự tứ, thuyết dục tự tứ, ngăn tự tứ; yết ma Khổ thiết, yết ma Khu xuất, yết ma tẫn, yết ma sám hối; cho thọ giới cụ túc, không cho thọ giới cụ túc, thọ đắc giới cụ túc, không thọ đắc giới cụ túc; y chỉ, cho y chỉ, nói y chỉ, thọ y chỉ; yết ma phi pháp, yết ma như pháp, yết ma tợ pháp, yết mA-tỳ-ni, yết ma phi Tỳ-ni, yết ma hòa hợp, yết ma không hòa hợp, yết ma có thể chuyển đổi, yết ma không thể chuyển đổi; Hòa thượng, A-xàlê và đệ tử, đồng ý, nhẫn nhục, sám hối, bảo sám hối, chánh thuận xả tất cả yết ma… tất cả các việc trên đều ở trong bốn cảnh giới của Như lai là trí, pháp, người và thần túc.

Có năm nhân duyên để thọ yết ma, đó là tự tác yết ma, người khác tác yết ma, hiện tiền tùy hỉ , gởi dục và xuất tội.

Có năm việc khổ thiết: Hoặc nói tôi sẽ đến trong Tăng này nói tội của thầy, hoặc nói tôi sẽ đến trong Tăng khác nói tội của thầy, hoặc nói tôi sẽ nói tội của thầy, hoặc nói tôi sẽ dẫn thầy đến trong Tăng, hoặc nói tôi nhất định sẽ cử tội thầy.

Có năm pháp cử tội thành tựu, đó là chân thật không hư dối, đúng thời không phải phi thời, tâm từ không phải sân hận, nói lời hòa dịu không phải lời thô sẳn, vì làm lợi ích không phải không làm lợi ích.

Có năm việc thành tựu thì Tỳ-kheo không làm cho Ưu-bà-tắc khởi tín kính, đó là chê bai Phật pháp Tăng, không có oai nghi, không học giới Tỳ-kheo.

Tỳ-kheo trì luật thọ việc tranh cãi trước nên nội quán năm pháp, suy xét kỹ rồi mới thọ việc tranh cãi, đó là quán ta có tinh tấn không, ta có phạm giới không, ta có thanh tịnh không, ta có đa văn không, ta có hiểu rõ Tỳ-ni không, có nhiễm theo đồ chúng xấu ác không, có như Tỳ-ni như lời Phật dạy không.

Có năm việc Tỳ-kheo trì luật không nên ở trong Tăng thọ việc tranh cãi, đó là nói lời khủng bố, xúc não người khác, nói quá lâu, nói nặng lời, nói lời không làm chúng vừa ý; ngược với trên thì nên thọ việc tranh cãi.

Có năm việc Tỳ-kheo trì luật không nên ở trong Tăng thọ việc tranh cãi, đó là nghe lời Tỳ-kheo xấu ác, nghe lời sai lầm, không hỏi Tỳ-kheo xấu ác ba lần; ngược với trên thì nên thọ việc tranh cãi.

Có năm việc Tỳ-kheo trì luật không nên ở trong Tăng thọ việc tranh cãi, đó là không hiểu lời nói của mình, không hiểu lời nói của người khác, không thích lời người khác nói, không thích lời mình nói, không đa văn; ngược với trên thì nên thọ việc tranh cãi.

Có năm việc Tỳ-kheo trì luật không nên ở trong Tăng thọ việc tranh cãi, đó là không cầu thỉnh, cố chấp, không hiểu rõ việc tranh cãi, không biết việc tranh cãi, không biết diệt tránh; ngược với trên thì nên thọ việc tranh cãi.

Có năm việc Tỳ-kheo trì luật không nên ở trong Tăng thọ việc tranh cãi, đó là không cầu thỉnh Thượng tòa, không đa văn, không biết Tỳ-ni, không có quyến thuộc, không cung kính Thượng trung hạ tòa và Tỳ-kheo làm Thác lại tra.

Có năm việc đối với Tỳ-kheo làm Thác lại tra nên tẫn, nên khu xuất, nên chê trách hoặc khiến cho sanh ư não chế phục, đó là nếu Tỳ-kheo làm Thác lại tra trì ác giới, phạm giới, tà kiến; không đa văn; không biết Tỳ-ni; không hổ thẹn; không biết chúng tăng là quyến thuộc lại trợ giúp Tỳ-kheo xấu ác.

Có năm việc Tỳ-kheo đoán sự nên biết: Một là kính Tăng, hai là tâm từ nói lời hòa dịu, ba là biết chỗ nào nên ngồi, khi xử đoán việc biết chỗ ngồi của mình, bốn là nên thuyết pháp cho người, nếu tự mình không thuyết được thì nên thỉnh người thuyết, năm là nghe người thuyết pháp hy thì nên khen ngợi.

Có năm việc Tỳ-kheo nên hành: Một là tâm như chổi quét, hai là trong Tăng tâm bình đẳng, không kiêu mạn; ba là trong Tăng không bàn nói quốc độ, không nói lời ác; bốn là trong Tăng như pháp tùy thuận, có tội thì sám hối, không tội thì im lặng; năm là đừng làm chúng khác với Tăng.

Có năm loại đại tặc: Một là loại đại tặc có một trăm người vây quanh, hai là loại đại tặc đem vật của Tăng bốn phương cho người khác, ba là loại đại tặc tự nói ta là A-la-hán, bốn là loại đại tặc đối với nghĩa không mà Như lai giảng nói lại nói là ta nói, năm là loại đại tặc Tỳ-kheo phạm giới, không tinh tấn lại làm ác pháp, bên trong thối nát rỗng không, không phải Sa-môn mà tự nói là Sa-môn, không phải phạm hạnh mà tự nói là phạm hạnh, dẫn cả một trăm… cho đến năm trăm đồ chúng đi vào tụ lạc thành ấp thọ cúng dường.

Có năm cách trộm cắp, đó là cưỡng đoạt lấy, nói lời dịu ngọt để lấy, lấy một cách cưc khổ, nhận người gỡi rồi lấy và cho rồi lấy lại.

Có năm loại không nên khai thông, đó là không hổ thẹn, không nói lời dịu hòa, không đa văn, muốn cử tội người khác và không cầu thanh tịnh.

Có năm việc khi thí không nên tưởng là có phước, đó là thí cho người nữ, thí cho trâu đánh nhau, thí rượu, thì hình vẽ nam nữ và thí kỹ nhạc.

Có năm nhân duyên không được đến trước khi bố tát, đó là nạn vua, nạn giặc, nạn lửa, nạn nước, nạn trùng bò đi bằng bụng (rắn).

Tỳ-kheo đến nhà bạch y có năm việc không chánh niệm, đó là không bạch mà vào tụ lạc, không xem chỗ ngồi mà ngồi, cùng người nữ ngồi ở chỗ khuất, không có tịnh nhân mà vì thuyết pháp quá năm, sáu lời và không lấy tay đè xuống mà ngồi. Lại có năm lỗi: Một là gặp người nữ rồi cùng nói chuyện, hai là cùng nói chuyện rồi gần gũi, ba là gần gũi rồi khởi niệm xấu ác, bốn là khổi niệm xấu ác rồi phạm trọng giới, năm là phạm mà không biết phạm giới trước hay sau, không ưa thích tu phạm hạnh.

Có năm pháp thành tựu thì nên bảo đệ tử sám hối Hòa thượng: Một là không thân gần Hòa thượng, hai là không hổ thẹn, không nghĩ đến Hòa thượng; ba là tranh cãi với Hòa thượng, bốn là không cung kính, năm là không dùng pháp nhiếp Hòa thượng mà dùng tài nhiếp Hòa thượng. Nếu sám hối thì tốt, nếu không sám hối thì tùy việc kết phạm. Ngược với năm pháp trên thì nên thọ sám, nếu Hòa thượng không thọ sám thì tùy việc kết phạm. Đệ tử cận trụ của A-xà-lê cũng như vậy.

Có năm loại sai biệt, đó là Phật sai biệt, Pháp và Tăng sai biệt, yết ma sai biệt và đạo sai biệt. Ngược với trên là không sai biệt. Lại có năm loại sai biệt, đó là Phật sai biệt, Hòa thượng sai biệt, A-xà-lê sai biệt, yết ma sai biệt và Pháp sai biệt.

Có sáu nguồn gốc của của việc tranh cãi như trong Tăng nhât đã nói. Có sáu loại sai bảo: Tăng sai bảo, các bộ sai bảo, Hòa thượng và A-xà-lê sai bảo, Thượng tòa sai bảo và vua sai.

Có sáu việc Ưu-bà-tắc không nên làm, đó là ép dầu, nuôi Đười ươi, nhuộm bằng máu, mua bán rượu và bán dao trượng… các loại khí giới.

Có sáu loại tự tứ, đó là Tỳ-kheo tự tứ, Tỳ-kheo-ni tự tứ, hai bộ tăng tự tứ, Thực tự tứ, thanh tịnh tự tứ và tự tứ.

Có sáu loại hoại, đó là tự hoại, người khác hoại, giới hoại, kiến hoại, oai nghi hoại và mạng hoại. Ngược với trên là sáu việc thành tựu.

Có sáu lại ái kính, đó là thân nghiệp tự, khẩu nghiệp từ, ý nghiệp từ, Hiền thánh cộng giới, Hiền thánh đồng kiến và y bát dư được như pháp đều thí cho đồng phạm hạnh.

Có sáu cách trộm cắp gồm có năm cách như đã nói ở trước và thứ sáu là trộm pháp.

Có sáu pháp hiện tiền gọi là đắc giới cụ túc, đó là Phật hiện tiền, Pháp và Tăng hiện tiền, Hòa thượng và A-xà-lê hiện tiền, thứ sáu là người thọ giới hiện tiền.

Có sáu việc ở trong Pháp khó được đầy đủ, đó là nhiều tham dục, khó vừa ý, khó nuôi dưỡng, không biết đủ, không hiếu thuận, nhiều nghi, không cầu cứu cánh. Ngược với trên thì dễ đầy đủ.

Có bảy loại tài, đó là tín, giới, thí, văn, huệ, tàm và quí.

Có bảy lực, đó là tín, giới, thí, văn, huệ, tàm và quí.

Có bảy pháp: Một là như thật biết Sắc là khổ, hai là như thật biết Sắc là tập, ba là như thật biết Sắc là diệt, bốn là như thật biết Sắc là đạo, năm là như thật biết Sắc là ái, sáu là như thật biết Sắc là lỗi, bảy là như thật biết Sắc để lìa; Thọ tưởng hành thức cũng như vậy. Có bảy phương tiện, đó là quán bất tịnh, quán hơi thở, bốn niệm xứ, noãn, đảnh, nhẫn và thế đệ nhất pháp.

Có bảy báu, đó là: Bánh xe báu, voi báu, ngựa báu, nữ báu, thần coi giữ phục tàng báu, thần chỉ huy quân đội báu và ngọc ma ni báu.

Có bảy Giác báu, đó là: Niệm giác báu, Trạch pháp giác báu, Tinh tấn giác báu, Hỷ giác báu, Ỷ giác báu, Định giác báu và Xả giác báu.

Có bảy pháp diệt tránh, đó là Hiện tiền Tỳ-ni, Ức niệm Tỳ-ni, Bất si Tỳ-ni, Tự ngôn Tỳ-ni, Thật mích Tỳ-ni, Đa mích Tỳ-ni và Bố thảo Tỳ-ni.

Có bảy loại y, đó là y bằng giạ, y bằng vải gai, y dệt bằng sợi gai mặc vào mùa hè, y Câu-chi, y Câu-xá-da, y Kiếp-bối và y Sô-ma.

Có bảy pháp thối chuyển, đó là không kính Phật, pháp, Tăng và giới, phóng dật, không kính thiền định. Ngược với trên là bảy pháp tăng tấn.

Có bảy loại chế phục: Một là nơi như vậy thì không nên ở, hai là người như vậy thì chớ gần gũi, ba là chỗ như vậy chớ nương tựa, bốn là tụ lạc như vậy chớ nên đến, năm là đường như vậy chớ nên đi, sáu là nhà như thế thì không nên đến, bảy là người như vậy chớ cùng nói chuyện.

Có bảy loại bất tín như trong Khế kinh.

Tỳ-kheo trì luật có bảy công đức: Một là được Tỳ-kheo tôn kính, hai là được Tỳ-kheo-ni tôn kính, ba là người không tùy thuận khiến cho tùy thuận, bốn là thủ hộ bí tàng của Phật, năm là ca ngợi Phật pháp, sáu là hiểu rõ pháp tướng, bảy là khéo hay giáo giới. Do trì luật nên tất cà Sa-môn, Bà-la-môn đều đảnh lễ cúng dường.

Có bảy bậc trì luật, đó là Phật Tỳ bà thi, Phật Thi khi, Phật Tùy diếp, Phật Câu lưu tôn, Phật Câu nA-hàm Mâu ni , Phật Ca-diếp.

Có tám loại công đức, đó là công đức của cương giới, công đức về Sự, công đức y chỉ, công đức của Tăng chế, công đức của Tăng thí, công đức an cư, công đức cúng cho Tăng bốn phương và công đức dạy bảo.

Có tám loại xả y Ca-hi-na như trong Tỳ-ni.

Có tám loại giày không được mang, đó là: Giày cỏ, giày cỏ gai, giày Ca-ni-ca, giày đan chỉ sợi, guốc gỗ, guốc tre và giày đan bằng dây mây.

Hỏi: Thế nào là phá Tăng? – Có mười bốn việc phá Tăng như phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp… như trong Tỳ-ni. Không phải một Tỳ-kheo cho đến tám, chín người có thể phá Tăng; mà do hai nhân duyên khiến Tăng bị phá, đó là nói và đồng thọ thẻ.

Có tám pháp đem tội Ba-la-di không căn cứ vu báng Tỳ-kheo khác, phạm Tăng-già-bà-thi-sa: Một là vì sân giận không vui, hai là muốn khiến người khác thành không phải Tỳ-kheo, ba là muốn diệt pháp Sa-môn, bốn là tự mình không thanh tịnh, năm là nghi việc của người kia là hư nên quán sát người kia, sáu là như pháp cử tội này, bảy là nhất định sanh tranh cãi, tám là tranh cãi rồi chia rẽ thành chúng khác, không phải nhân giải thoát. Ngược với trên thì nên cử tội.

Có tám pháp diệt tham sân si tức là tám Thánh đạo

Có tám cấu uế, đó là nội cấu, y cấu, tài cấu, thực cấu, tịnh cấu, bất tịnh cấu, nhiếp thọ cấu và không nhiếp thọ cấu.

Có tám không căn cứ ngăn thuyết giới như trong Tỳ-ni.

Có chín pháp nương, đó là nương Phật, pháp, Tăng; nương Hòa thượng và A-xà-lê; nương chủng tộc, nương trú xứ, nương người và nương giới cụ túc .

Có chín pháp diệt sân hận như trong Khế kinh.

Tỳ-kheo A-la-hán Lậu tận việc nên làm đã làm cong, phạm hạnh đã lập thì không phạm các việc như: Tùy ái, tùy sân, tùy sợ, tùy si; không cố ý sát sanh, trộm cắp, dâm dục và vọng ngữ.

Sát sanh Có mười lỗi như trong Khế kinh, mười nghiệp đạo bất thiện cũng như trong Khế kinh và mười thiện nghiệp cũng vậy.

Có mười loại nhiếp thọ, đó là y, thực, ngọa cụ và dược nhiếp thọ; kinh luật và luận nhiếp thọ; phạm tội, thanh tịnh và xuất tội nhiếp thọ. Ngược với trên là không phải nhiếp thọ.

Có mười chướng nạn khi thọ giới cụ túc, đó là phi nhân, không xin, không bạch, yết ma không đầy đủ, tuổi không đủ hai mươi, giết hại cha mẹ, giết A-la-hán, phá Tăng, ác tâm làm Phật bị thương chảy máu. Ngược với trên là không chướng nạn.

Lại Có mười chướng nạn khi thọ giới cụ túc, đó là vốn đã phạm giới, tặc trú, không phải nam, hai căn, việt tế, vốn không hòa hợp, giết hại cha mẹ, giết A-la-hán, phá Tăng, ác tâm làm Phật bị thương chảy máu.

Có mười nạn, đó là nạn vua, nạn giặc, nạn lửa, nạn nước, nạn trùng bò đi bằng bụng (rắn), nạn người, nạn về mạng sống và nạn phạm hạnh.

Có mười loại Tỳ-ni, đó là Tỳ-kheo Tỳ-ni, Tỳ-kheo-ni Tỳ-ni, Cụ Tỳ-ni, thiểu phần xứ Tỳ-ni, nhất thiết xứ Tỳ-ni, diệt tham sân si Tỳ-ni, diệt tội Tỳ-ni và diệt tránh Tỳ-ni.

Có đầy đủ mười pháp xuất tội người khác được nhiều công đức, đó là chân thật không hư dối, đúng thời không phải phi thời, tâm từ

không phải sân hận, nói lời hòa dịu không phải lời thô sẳn, vì làm lợi ích không phải không làm lợi ích, tinh tấn, đa văn, trì giới, chánh niệm và trí huệ.

Có mười pháp thành tựu được nhiều công đức, đó là ý hoan hỉ, tôn trọng, cung kính, cúng dường, khen ngợi bậc vô học; giới, định, huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến thành tựu.

Có đầy đủ mười pháp thì nên cho xuất gia như trong Tăng nhất. Có mười lợi, đó là y lợi, pháp lợi, Tăng lợi, Hòa thượng lợi, A-xà-lê lợi; giới, định, huệ, giải thoát, và giải thoát tri kiến lợi.

Có mười loại nhất vị, đó là giới, định, huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến của bậc Hữu học; giới, định, huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến của bậc Vô học.

Nếu có đàn việc xây phòng xá hay chùa cho Tăng, sau đó hồi thí cho một người thì gọi là phi pháp thí và phi pháp thọ dụng, như trong Tăng nhất.

Có mười lợi công đức nên Phật chế giới:

– Một là nhiếp thủ Tăng,

– Hai là khéo nhiếp phục,

– Ba là khiến Tăng được an lạc trụ,

– Bốn là chiết phục người có tâm cống cao,

– Năm là khiến người tàm quý được an lạc,

– Sáu là khiến người không tin được tịnh tín,

– Bảy là khiến người đã tin được tăng trưởng,

– Tám là ngăn phiền não lậu hoặc đời này,

– Chín là đoạn nghiệp ác đời sau,

– Mười là khiến phạm hạnh trụ lâu.

Luật sư có mười công đức lợi: Một là biết có tội hay không tội, hai là biết tu hay không tu, ba là biết làm hay không làm, bốn là biết thanh tịnh hay không thanh tịnh, năm là tâm ý thường sáng suốt, sáu là được bốn chúng cúng dường, mười là không thọ giáo giới từ người khác. Sở dĩ được như vậy là vì người trì luật thủ hộ bí tàng tối thắng nên tất cả Sa-môn, Bà-la-môn đều đảnh lễ cúng dường, vì làm lợi ích cho nhiều chúng sanh, gieo trồng căn lành cho vô lượng chúng sanh, làm cho chánh pháp được trụ lâu.

Hỏi: Tất cả Tỳ-ni nhiếp trong mấy pháp?

Đáp: Lược nhiếp trong ba pháp là đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma, bạch tứ yết ma.

Lại hỏi: Một trăm lẻ một pháp yết ma có mấy loại đơn bạch yết ma, mấy loại bạch nhị yết ma, mấy loại bạch tứ yết ma?

Đáp: Có hai mươi bốn pháp đơn bạch yết ma, bốn mươi bảy pháp bạch nhị yết ma, và ba mươi pháp bạch tứ yết ma

Hỏi: Hai mươi bốn pháp Đơn bạch yết ma gồm có những pháp nào? – Một là Oai nghi A-xà-lê đơn bạch, hai là đơn bạch hỏi pháp chướng đạo, ba là đơn bạch bố tát, bốn là khi bố tát, tất cả Tăng đều phạm tội đơn bạch, năm là khi bố tát tất cả Tăng nghi có tội đơn bạch, sáu là khi sắp tự tứ đơn bạch, bảy là khi tự tứ Tăng phạm tội đơn bạch, tám là khi tự tứ tất cả Tăng nghi có tội đơn bạch, chín là khi tự tứ ở trong Tăng phạm tội đơn bạch, mười là khi tranh cãi đơn bạch, mười một là khi tự tứ, tội tướng chưa định đơn bạch, mười hai là khi an cư đơn bạch, mười ba là một mình thọ y của tỳ-kheo chết đơn bạch, mười bốn là chia vật của tỳ-kheo chết đơn bạch, mười lăm là xả y Ca-hi-na đơn bạch, mười sáu là nói tội thô đơn bạch, mười bảy là tôn giả Đà-phiêu chia y cho Tỳ-kheo đơn bạch, mười tám hiện tiền chê trách đơn bạch, mười chín im lặng xúc não người khác đơn bạch, hai mươi là yết ma Học gia đơn bạch, hai mươi mốt là xả yết ma Học gia đơn bạch, hai mươi hai là yết ma phú bát đơn bạch, hai mươi ba là yết ma ngữa bát đơn bạch, hai mươi bốn là bố thảo đơn bạch.

Hỏi: Bốn mươi bảy pháp Bạch nhị yết ma gồm có những pháp nào? – Một là hiện tiền bố tát bạch nhị, hai là kết đại giới bạch nhị, ba là kết giới y bạch nhị, bốn là kết tiểu giới bạch nhị, năm là yết ma cuồng si bạch nhị, sáu là sai nguời tự tứ bạch nhị, bảy là sai người chia ngọa cụ bạch nhị, tám là kết tịnh địa bạch nhị, chín là may y Ca-hi-na bạch nhị, mười là thọ y Ca-hi-na bạch nhị, mười một là giữ y Ca-hi-na bạch nhị, mười hai là sám hối bạch y bạch nhị, mười ba là sai mười hai hạng người bạch nhị, hai mươi bốn là củ Thác lại tra bạch nhị, hai mươi lăm lăm là Tỳ do trà bạch nhị, hai mươi sáu là diệt tránh bạch nhị, hai mươi bảy là hành pháp xá la bạch nhị, hai mươi tám là xin làm phòng bạch nhị, hai mươi chín là làm phòng lớn bạch nhị, ba mươi là cử tội Tỳkheo bạch nhị, ba mươi mốt là Thượng tòa bạch nhị, ba mươi hai là xả bát bạch nhị, ba mươi ba là khiến bạch y không sanh tâm tín kính bạch nhị, ba mươi bốn là sai giáo giới Tỳ-kheo-ni bạch nhị, ba mươi lăm là Tân ba lê tỳ bạch nhị, ba mươi sáu, ba mươi tám là Ni tăng bạch nhị tác pháp yết ma không lễ bái, không cùng nói chuyện, không cúng dường; ba mươi chín là mắng chúng bạch nhị, bốn mươi là cất chứa trượng bạch nhị, bốn mươi mốt là cất chứa trượng lạc nang bạch nhị, bốn mươi hai là năm năm được lợi bạch nhị, bốn mươi ba là ngăn bố tát bạch nhị, bốn mươi bốn là bổn sự bạch nhị, bốn mươi năm là cho Tỳ-kheo-ni có con ngủ chung phòng bạch nhị, bốn mươi sáu là nối liền phòng bạch nhị, bốn mươi bảy là xuất giới ba mươi chín đêm bạch nhị. Có thuyết nói tất cả việc tác pháp yết ma đều nên bạch nhị; cũng có thuyết nói trừ thọ giới cụ túc và A-phù-ha-na, tất cả các việc khác đều nên bạch nhị.

Hỏi: Ba mươi pháp Bạch tứ yết ma gồm có những pháp nào? – Một là thọ giới cụ túc bạch tứ, hai là cho ngoại đạo bốn tháng biệt trú bạch tứ, ba là chúng tăng hòa hợp bố tát bạch tứ, bốn là cho khổ thiết bạch tứ, năm là cho y chỉ bạch tứ, sáu là cho khu xuất bạch tứ, bảy là cho bất kiến tẫn bạch tứ, tám là cho Bất tác tẫn bạch tứ, chín là cho ác tà bất trừ tẫn bạch tứ, mười là cho biệt trụ bạch tứ, mười một là cho biệt trụ Bổn nhật trị bạch tứ, mười hai là cho Ma-na-đỏa bạch tứ, mười ba là cho Ma-na-đỏa Bổn nhật trị bạch tứ, mười bốn là cho A-phù-ha-na bạch tứ, mười lăm là cho Ức niệm bạch tứ, mười sáu là cho Bất si bạch tứ, mười bảy là cho Thật mích bạch tứ, mười tám là phá tăng bạch tứ, mười chín là trợ giúp phá tăng bạch tứ, hai mươi là du hành bạch tứ, hai mươi mốt là tùy ái, sân sợ si bạch tứ, hai mươi hai là ác khẩu bạch tứ, hai mươi ba là ác tà bạch tứ, hai mươi bốn là Tỳ-kheo-ni tùy thuận Tỳ-kheo bị tẫn bạch tứ, hai mươi lăm lăm là Tỳ-kheo-ni nhiễm ô trụ bạch tứ, hai mươi sáu là cho Thức-xoa-ma-na học sáu pháp bạch tứ, hai mươi bảy là cho Sa-di học hối bạch tứ, bốn mươi tám, ba mươi là xả ba loại giới bạch tứ. Có thuyết nói tất cả yết ma đều nên bạch tứ .

Hỏi: Một trăm lẻ một pháp yết ma này có mấy loại được gởi dục, có mấy loại không được gởi dục?

Đáp: Trừ kiết giới yết ma, tất cả yết ma khác đều được gởi dục.

Hỏi: Một trăm lẻ một pháp yết ma này có bao nhiêu loại bốn người tác pháp, bao nhiêu loại năm người tác pháp, bao nhiêu loại mười người tác pháp, bao nhiêu loại hai mươi người tác pháp và bao nhiêu loại bốn mươi người tác pháp?

Đáp: Trừ tự tứ năm người, thọ cụ giới mười người, A-phù-ha-na hai mươi người, A-phù-ha-na cho Tỳ-kheo-ni phải đủ hai bộ tăng gồm bốn mươi người; tất cả các yết ma khác đều được làm với túc số bốn người.

Hỏi: Yết ma có nghĩa gì? – Nương vào việc đã làm gọi là yết ma.

Hỏi: Chữ thuyết trong đây có nghĩa gì? – Nương vào sự việc thì gọi là Sự, tùy nói yết ma gọi là thuyết.

Hỏi: Khổ thiết có nghĩa gì? – Do Tỳ-kheo tranh cãi nên cho khổ thiết.

Hỏi: Y chỉ có nghĩa gì? – Do Tỳ-kheo thường phạm giới nên cho y chỉ.

Hỏi: Khu xuất có nghĩa gì? – Do Tỳ-kheo Ô-tha-gia nên cho khu xuất. Các yết ma khác tùy theo nghĩa nên biết.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10