TÁT BÀ ĐA BỘ TỲ NI MA ĐẮC LẶC GIÀ

Hán dịch: Lưu Tống Tăng Ca Bạt Ma
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

CÁC VIỆC VỀ TỲ NI

1. Hỏi về giới Ba-la-di:

Tới đảnh lễ Thế tôn,
Pháp vương, Thánh chủng tử,
Hàng phục các ác hạnh,
Khéo điều phục đệ tử,
Tỳ-ni là tối thắng,
Nay con nói ít phần.
Như cây, rễ là gốc,
Cành lá nương rễ sanh,
Tất cả thiện pháp tụ,
Tỳ-ni là gốc rễ,
Lời Thế tôn đã dạy,
Như đê điều ngăn nước,
Nước chảy mạnh không vỡ,
Đê Tỳ-ni cũng vậy,
Ngăn dòng nước ác giới.
Phật và các Bồ tát,
Tối tôn trong loài người;
Phật Bích chi thanh tịnh,
Đệ tử của Mâu ni,
Ứng cúng A-la-hán ,
Cũng nói nhân Tỳ-ni,
Lìa được phược Hữu vi,
Đang lìa và sẽ lìa,
Đều trụ nơi Tỳ-ni.
Lìa Luật không giải thoát,
Nên phải siêng năng học.
Thánh chúng, Tăng hòa hợp,
Tạng bí mật của Phật,
Thường ở đời không diệt.
Đèn pháp soi thế gian,
Lìa Luật không tịch diệt.

Hỏi: phạm tội trong Tỳ-ni là tác hay là vô tác?

Đáp: Là tác và vô tác.

Hỏi: Phạm là Sắc hay là Phi sắc?

Đáp: Phạm là Sắc

Hỏi: Phạm là Khả kiến hay là Bất khả kiến?

Đáp: Phạm là Khả kiến.

Hỏi: Sao gọi là Khả kiến?

Đáp: là do thân làm

Hỏi: Sao gọi là Bất khả kiến?

Đáp: Đó là thân vô tác và khẩu tác vừa là vô tác.

Hỏi: Phạm là Hữu đối hay là Vô đối?

Đáp: Nếu là Tác thì gọi là Hữu đối, nếu là Vô tác thì gọi là Vô đối.

Hỏi: Phạm là Hữu lậu hay là Vô lậu?

Đáp: Phạm là Hữu lậu .

Hỏi: Phạm là Hữu vi hay là Vô vi?

Đáp: Phạm là Hữu vi.

Hỏi: Phạm là pháp thế gian hay là xuất thế gian?

Đáp: Phạm là pháp thế gian.

Hỏi: Phạm là nhiếp thuộc Ấm hay không nhiếp thuộc Ấm?

Đáp: Phạm là nhiếp thuộc Ấm.

Hỏi: Phạm là nhiếp thuộc Giới hay không nhiếp thuộc Giới?

Đáp là nhiếp thuộc Giới.

Hỏi: Phạm là thọ hay là không thọ?

Đáp: Phạm là thọ.

Hỏi: Là từ thọ sanh hay không từ thọ sanh?

Đáp: Là từ thọ sanh.

Hỏi: Phạm nên nói là bốn đại tạo hay không phải bốn đại tạo?

Đáp: là bốn đại tạo.

Hỏi: Là từ kiết sử sanh hay không từ kiết sử sanh?

Đáp: Là từ kiết sử sanh.

Hỏi: Là thuộc hữu ký hay là vô ký?

Đáp: Vừa là hữu ký vừa là vô ký.

Hỏi: Sao gọi là thuộc hữu ký?

Đáp: Là biết Phật đã chế giới mà cố ý phạm.

Hỏi: Sao gọi là thuộc vô ký?

Đáp: Là biết Phật đã chế giới nên không cố ý phạm.

Hỏi: Là ẩn mất hay không ẩn mất?

Đáp: Vừa là ẩn mất vừa là không ẩn mất.

Hỏi: Sao gọi là ẩn mất?

Đáp: Là biết Phật đã kết giới mà cố ý phạm.

Hỏi: Sao gọi là không ẩn mất?

Đáp: Là biết Phật đã kết giới nên không cố ý phạm. Giống như ẩn mất và không ẩn mất, nhiễm ô và không nhiễm ô cũng vậy.

Hỏi: Là nhiễm ô hay là không nhiễm ô?

Đáp: Là nhiễm ô.

Hỏi: Phạm là có tranh cãi hay là không tranh cãi?

Đáp: Là có tranh cãi.

Hỏi: Là có duyên hay là không duyên?

Đáp: Là không duyên.

Hỏi: Là tâm hay là phi tâm?, đáp là phi tâm.

Hỏi: Là tâm số hay là phi tâm số?

Đáp: Là phi tâm số.

Hỏi: Là có quả báo hay không có quả báo?

Đáp: Vừa có quả báo vừa không có quả báo.

Hỏi: Sao gọi là có quả báo?

Đáp: Nhớ có phạm là có quả báo.

Hỏi: Sao gọi là không có quả báo?

Đáp: Không nhớ có phạm là không có quả báo.

Hỏi: Phạm là nghiệp hay không phải nghiệp?

Đáp: Là nghiệp.

Hỏi: Phạm là từ ngoài vào hay là từ trong vào?

Đáp: Là từ ngoài vào.

Hỏi: Phạm nên nói là quá khứ, vị lai hay hiện tại?

Đáp: Có cả ba , quá khứ là việc đã phạm rồi nên sám hối; vị lai là việc chưa phạm, ắt sẽ phạm; hiện tại là hiện tiền phạm mà không phát lồ sám hối.

Hỏi: Phạm là thiện, bất thiện hay vô ký?

Đáp: Là bất thiện và vô ký, bất thiện là cố ý phạm giới Phật đã chế; vô ký là không cố ý phạm giới.

Hỏi: Phạm là nhiếp thuộc Dục giới, Sắc giới hay Vô sắc giới?

Đáp là nhiếp thuộc Dục giới.

Hỏi: Phạm là Học hay là Vô học?

Đáp: Không phải Học, cũng không phải Vô học.

Hỏi: Phạm là Kiến đế đoạn hay là Tu đoạn?

Đáp: Là tu đoạn.

Hỏi: Phạm tội là thuộc thân, khẩu hay ý?

Đáp: Thuộc thân là như Tỳ-kheo cố ý sát sanh, trộm cắp… cho đến tự tay đào đất, ăn phi thời, uống rượu…; thuộc khẩu là như Tỳ-kheo thật không có pháp hơn người mà nói là có, nói lời thô với người nữ… Trong đây không có loại phạm tội riêng thuộc về tâm.

Hỏi: Có trường hợp làm việc này thì phạm và làm việc này mà không phạm không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo không thọ y Ca-hi-na mà chứa y dư, thường thường ăn, ăn biệt chúng, không bạch mà vào tụ lạc… tùy theo mỗi việc mà phạm. Ngược lại nếu Tỳ-kheo thọ y Ca-hi-na thì được chứa y dư, thường thường ăn, ăn biệt chúng, không bạch mà vào tụ lạc… đều không phạm.

Hỏi: Có trường hợp người làm yết ma thì phạm và có người làm mà không phạm không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo cho một Tỳ-kheo yết ma Bất kiến tẫn, yết ma Bất tác tẫn hoặc yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn. Tỳ-kheo này tự thấy tội, hạ ý tùy thuận, đến xin xả yết ma. Các Tỳ-kheo liền ở ngoài giới cho xả yết ma thì gọi là phạm; ngược lại nếu ở trong giới cho xả yết ma thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp nói làm yết ma thì phạm và nói làm yết ma mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo bị yết ma Bất kiến tẫn… hạ ý tùy thuận đến xin xả yết ma, các Tỳ-kheo ra ngoài giới cho xả yết ma, sau đó cùng Tỳ-kheo này cọng sự, cùng ở chung và giáo thọ. Tỳ-kheo khác thấy nói rằng: “Tăng đã cho Tỳ-kheo này yết ma Bất kiến tẫn…, thầy chớ nên cùng cọng sự…”, đáp là người này đã thấy tội và đã cho xả yết ma, liền hỏi là xả yết ma ở đâu, đáp là ở ngoài giới. Đây gọi là nói làm yết ma có phạm; ngược lại nếu ở trong giới cho xả yết ma tẫn thì gọi là nói làm yết ma không phạm.

Hỏi: Có trường hợp tự nói thì phạm và dù nói hay không nói đều phạm hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo ở trong năm thiên giới, phạm mỗi mỗi việc rồi tự nói có phạm, đó gọi là tự nói thì phạm. Tỳ-kheo đã phạm mỗi mỗi việc trong năm thiên giới rồi , dù nói hay không nói đều gọi là có phạm.

Hỏi: Có trường hợp do tự nói gọi là phạm và do người khác nói mà gọi là phạm hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo phạm mỗi mỗi việc ở trong năm thiên giới tự nói ra, đó là do tự nói gọi là phạm. Nếu các Tỳ-kheo nghe theo lời Ưu-bà-di đáng nói mà trị tội Tỳ-kheo phạm thì do người khác nói mà gọi là phạm.

Hỏi: Có trường hợp nhớ thì gọi là phạm và không nhớ cũng gọi là phạm hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo phạm mỗi việc trong năm thiện giới, nhớ hết hoặc chỉ nhớ một ít, đây là nhớ thì gọi là phạm; nếu đã phạm rồi, dù nhớ hết hay không nhớ một việc nào vẫn gọi là có phạm.

Hỏi: Có trường hợp hiện tiền phạm và hiện tiền không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu hiện tại tiền phạm thì gọi là hiện tiền phạm; hiện tại tiền không phạm thì gọi là hiện tiền không phạm. Hỏi: Có trường hợp phạm Ác tà kiến bất cọng trụ liền do việc này mà phạm đủ các loại Bất cọng trụ hay không?, đáp là có, như trước đã nói rõ.

Hỏi: Có trường hợp tác pháp yết ma Bất cọng trụ, liền do yết ma này mà phạm đủ loại Bất cọng trụ hay không?

Đáp là có, như trước đã nói rõ.

Hỏi: Có trường hợp tự nói Bất cọng trụ, liền do tự nói này mà phạm đủ loại Bất cọng trụ hay không?

Đáp: là có.

Hỏi: Có trường hợp phạm tội Tăng tác pháp yết ma, do việc này mà đông nhiều Tỳ-kheo hoặc hai, một Tỳ-kheo được tác pháp yết ma hay không?

Đáp: Có, như Ni tăng tác pháp yết ma không lễ bái, không cùng nói chuyện, không cúng dường cho Tỳ-kheo phạm tội, đông nhiều Tỳ0 kheo hoặc hai, một Tỳ-kheo cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp do việc này mà làm yết ma Khổ thiết, cũng do việc này mà làm yết ma Khu xuất, yết ma tẫn, yết ma chiết phục hay không?

Đáp: là có.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Ba-la-di và cũng từ việc này lại phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni phạm thân xúc chạm nhau là Ba-la-di, Tỳ-kheo phạm thân xúc chạm nhau lại là Tăng-già-bà-thi-sa.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Ba-la-di và cũng từ việc này mà phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, Tỳ-kheo-ni che giấu tội trọng thì phạm Ba-la-di, Tỳkheo che giấu tội trọng thì phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Ba-la-di và cũng từ việc này lại phạm Đột-kiết-la hay không?

Đáp: Có, Tỳ-kheo-ni tùy thuận Tỳ-kheo bị tẫn thì phạm Ba-la-di, Tỳ-kheo tùy thuận lại phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Tăng-già-bà-thi-sa và cũng từ việc này lại phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, Tỳ-kheo cố ý làm xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thisa, Tỳ-kheo-ni cố ý xuất tinh thì phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này phạm Tăng-già-bà-thi-sa và cũng từ việc này lại phạm Đột-kiết-la hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni khuyên Tỳ-kheo-ni khác thọ y thực từ người nam có tâm nhiễm ô thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; Tỳ-kheo khuyên thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Ba-dật-đề và cũng từ việc này lại phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni hay không?

Đáp: Có, Tỳ-kheo đòi thức ăn ngon thì phạm Ba-dật-đề, Tỳ-kheoni lại phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này phạm Ba-dật-đề và cũng từ việc này lại phạm Đột-kiết-la hay không?

Đáp: Có, Tỳ-kheo-ni đại tiểu tiện trên cỏ tươi thì phạm Ba-dậtđề, Tỳ-kheo lại phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp từ việc làm nhiễm ô Tỳ-kheo-ni mà không được xuất gia thọ giới cụ túc, cũng từ việc làm nhiễm ô Tỳ-kheo-ni lại được xuất gia thọ giới cụ túc hay không?

Đáp: Có, nếu là việc phi phạm hạnh làm nhiễm ô Tỳ-kheo-ni thì người nay không được xuất gia thọ giới cụ túc; nếu là việc xúc chạm làm nhiễm ô Tỳ-kheo-ni thì người này được xuất gia thọ giới cụ túc.

Hỏi: Có trường hợp người tặc trụ lại được xuất gia thọ giới cụ túc hay không?

Đáp: Nếu đã trải quá hai, ba lần bố tát thì người này không được xuất gia thọ giới cụ túc; nếu chỉ trải qua một lần hay chưa trải qua lần nào thì người này được xuất gia thọ giới cụ túc.

Hỏi: Có trường hợp người phá Tăng lại được xuất gia thọ giới cụ túc hay không?

Đáp: Có, nếu tưởng là phi pháp mà phá Tăng thì người này không được xuất gai thọ giới cụ túc; nếu tưởng là pháp mà phá Tăng thì người này được xuất gia thọ giới cụ túc.

Hỏi: Có trường hợp người giết mẹ lại được xuất gia thọ giới cụ túc hay không?

Đáp: Có, nếu khởi tưởng là mẹ mình mà giết thì người này không được xuất gia thọ giới cụ túc; nếu tưởng là người khác mà giết thì người này được xuất gia thọ giới cụ túc; trường hợp giết cha, giết A-la-hán cũng vậy.

Tôn giả Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Thế tôn, giết mẹ có tâm thiện, tâm bất thiện và tâm vô ký hay không?”, Phật nói: “Có, giết mẹ có cả ba tâm thiện, tâm bất thiện và tâm vô ký. Nếu mẹ bịnh nặng, không muốn mẹ chịu khổ não lâu dài nên giết thì gọi là tâm thiện giết mẹ. Nếu vì tài sản, vì vợ con mà giết mẹ thì gọi là tâm bất thiện giết mẹ; nếu chặt cây, phá tường, đào đất lỡ làm chết mẹ thì gọi là tâm vô ký giết mẹ”.

Lại hỏi: Có phải tâm thiện, tâm bất thiện và tâm vô ký giết cha mẹ đều phạm Ba-la-di và tội nghịch hay không?

Đáp: Phải, nếu cha mẹ bị bịnh chịu khổ não nên khởi tâm giết để được lìa khổ não, đây gọi là tâm thiện giết cha mẹ mà phạm Ba-la-di và tội nghịch. Nếu vì tài lợi mà khởi tâm giết cha mẹ thì đây là tâm bất thiện giết cha mẹ phạm Ba-la-di và tội nghịch. Nếu làm phương tiện để giết rồi đi ngủ, khi ngủ cha mẹ chết thì đây là tâm vô ký giết cha mẹ phạm Ba-la-di và tội nghịch.

Hỏi: Có trường hợp dùng tâm thiện, tâm bất thiện và tâm vô ký giết cha mẹ mà không phạm Ba-la-di và tội nghịch hay không?

Đáp: Có, nếu cha mẹ bị bịnh nặng, cung dưỡng cơm cháo, thuốc thang; cha mẹ ăn uống xong liền mạng chung. Đây là tâm thiện giết cha mẹ mà không phạm Ba-la-di, cũng không phạm tội nghịch. Nếu giết mẹ của người khác hoặc mẹ là loài dê… thì đây là tâm bất thiện giết cha mẹ mà không phạm Ba-la-di cũng không phạm tội nghịch. Trường hợp bắn vào cây, vào vách, vào bia mà lại trúng nhằm cha mẹ, nhân đây mà chết; đây là tâm vô ký giết cha mẹ không phạm Ba-la-di cũng không phạm tội nghịch. Giống như trường hợp giết cha mẹ, giết A-la-hán cũng như vậy.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tịnh hạnh cùng ở chung trong giới lại không hòa hợp, Tăng tác pháp yết ma thì thành yết ma mà vẫn không phạm hay không?

Đáp: Có, Tỳ-kheo đó là Như lai.

Lại hỏi: Có năm loại thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa, có trường hợp chỉ nói một loại Ba-la-đề-mộc-xoa làm bố tát mà vẫn thành làm bố tát hay không?

Đáp: Có, đó là trường hợp nói ba lần bố tát.

Hỏi: Như Phật dạy là bạch y ở trong Tăng, Tăng làm bố tát thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa, thành thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa mà không phạm giới phải không?

Đáp: Có, đó là trường hợp vua Bình sa

Hỏi: có trường hợp Tỳ-kheo ở trong ba tâm là tâm thiện phạm hay tâm bất thiện phạm hay tâm vô ký phạm?

Đáp: Cả ba tâm, tâm thiện phạm là như Tỳ-kheo mới thọ giới chưa biết giới tướng nên tự tay nhổ cỏ trước tháp, tự làm sạch cỏ chỗ kinh hành, tự hái hoa…; tâm bất thiện phạm là như Tỳ-kheo cố ý phạm giới mà Phật đã kết; tâm vô ký phạm là nếu không cố ý phạm giới.

Hỏi: Đối với A-la-hán, trong ba tâm là tâm thiện phạm, hay tâm bất thiện phạm hay tâm vô ký phạm?

Đáp: Bậc A-la-hán nếu có phạm lỗi gì đều là do tâm vô ký.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Vì bậc A-la-hán lúc ngủ bị người khác khiêng để trên giường cao rộng lớn, hoặc khiêng để trên giường có người nữ; hoặc cùng phòng ngủ với người chưa thọ đại giới hai đêm rồi, sau người đó lén trở lại vào trong phòng nên khi thức dậy liền hối lỗi. Vì thế nên nói bậc A-la-hán phạm lỗi gì đều là do tâm vô ký.

Hỏi: Có trường hợp Phá tăng thì thọ mạng một kiếp và thọ mạng một kiếp là do phá Tăng không?

Đáp: Có bốn trường hợp, không phải Phá tăng thì thọ mạng một kiếp là nếu khởi tưởng là pháp mà Phá tăng; Thọ mạng một kiếp không phải do Phá tăng là như các long vương Y-la, Ma-na-tư, Ca-lưu-già-la, Nan-đà, Bạt-nan-đà, Ca-tỳ-la, A-nhiếp-ba-la, Diêm-la-vương tuy thọ mạng một kiếp nhưng không phải do Phá tăng; Phá tăng thì thọ mạng một kiếp là như Điều đạt phá Tăng; không phải do phá Tăng cũng không phải thọ mạng một kiếp là trừ ba trường hợp trên.

Hỏi: Có trường hợp Phá tăng thì thọ báo một kiếp và thọ báo một kiếp là do Phá tăng hay không?

Đáp: Có bốn trường hợp, không phải Phá tăng thì thọ báo một kiếp là nếu khởi tưởng là pháp mà Phá tăng; Thọ báo một kiếp không phải do Phá tăng là như các long vương Y-la, Ma-na-tư, Ca-lưu-già-la, Nan-đà, Bạt-nan-đà, Ca-tỳ-la, A-nhiếp-ba-la, Diêm-la-vương tuy thọ báo một kiếp nhưng không phải do Phá tăng; Phá tăng thì thọ báo một kiếp là như Điều đạt phá Tăng; không phải do phá Tăng cũng không phải thọ báo một kiếp là trừ ba trường hợp trên.

Hỏi: Có trường hợp Phá tăng là vì tà định và hễ tà định là Phá tăng hay không?

Đáp: Có bốn trường hợp, Phá tăng không phải vì tà định như khởi tưởng là pháp mà Phá tăng; không phải hễ tà định là Phá tăng như Lục sư ngoại đạo tuy tà định nhưng không Phá tăng; Phá tăng là vì tà định như Điều đạt do tà định mà Phá tăng; không phải Phá tăng vì tà định cũng không phải hễ tà định là Phá tăng là trừ ba trường hợp trên.

Hỏi: Có trường hợp Phá tăng là vì vô minh và hễ vô minh là Phá tăng hay không?

Đáp: Có bốn trường hợp, Phá tăng không phải vì vô minh như khởi tưởng là pháp mà Phá tăng; không phải hễ vô minh là Phá tăng như người giết cha mẹ, giết A-la-hán, làm thân Phật bị thương chảy máu tuy vô minh nhưng không Phá tăng; Phá tăng là vì vô minh như Điều đạt; không phải Phá tăng là vì vô minh cũng không phải hễ vô minh là Phá tăng là trừ ba trường hợp trên.

Hỏi: Tỳ-kheo có thể khởi việc phá Tăng hay Tỳ-kheo-ni… có thể khởi việc phá Tăng?

Đáp: Chỉ có Tỳ-kheo có thể khởi việc phá Tăng, không phải Tỳkheo-ni, Thức-xoa-ma-na… có thể khởi việc phá Tăng; ba chúng Ni chỉ có thể trợ giúp việc phá Tăng mà thôi. Lại nữa chỉ có Tỳ-kheo-ni mới có thể phá Tỳ-kheo-ni tăng; Tỳ-kheo, Thức-xoa-ma-na… không thể.

Hỏi: Phá Tăng thành tựu thì tội thành tựu phải không?

Đáp: Việc phá Tăng thành tựu thì tội phá Tăng thành tựu. Phá tăng phạm tội Thâu-lan-giá.

Hỏi: Tất cả người thọ pháp đều là Bất cọng trụ phải không?

Đáp: Có bốn câu, là thọ pháp không phải là Bất cọng trụ: Nếu thọ năm pháp thì gọi là thọ pháp, không gọi là Bất cọng trụ; là Bất cọng trụ không phải là thọ pháp: Nếu phạm mỗi việc Ba-la-di nhưng không thọ năm pháp; vừa là thọ pháp vừa là Bất cọng trụ: Vừa thọ năm pháp vừa phạm mỗi việc Ba-la-di; không phài là thọ pháp cũng không phải là Bất cọng trụ: Trừ ba trường hợp trên.

Hỏi: Tất cả người thọ pháp đều có đủ loại Bất cọng trụ phải không?

Đáp: có bốn câu.

Hỏi: Sao gọi là đủ loại Bất cọng trụ không phải là thọ pháp?

Đáp: Đó là Bất kiến tẫn, ác tà bất trừ tẫn…

Hỏi: Có trường hợp Bất cọng trụ liền có đủ loại Bất cọng trụ hay không?

Đáp: Có bốn câu, có đủ loại Bất cọng trụ nhưng không phải là Bất cọng trụ như ác tà bất trừ tẫn.

Hỏi: Có tẫn yết ma liền có đọa yết ma phải không?

Đáp: Có.

Hỏi: Thế nào là yết ma, thế nào là yết ma sự?

Đáp: Tội đã khởi là yết ma, sám hối tội là yết ma sự.

Hỏi: Sao gọi là y Ca-hi-na, sao gọi là thọ y Ca-hi-na, sao gọi là xả y Ca-hi-na?

Đáp: Tên gọi là y Ca-hi-na, có thể khởi tâm gọi là thọ y Ca-hina, có tám việc nên gọi là xả y Ca-hi-na.

Hỏi: Có trường hợp lấy ba tiền mà phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu Ca-lê-tiên trị giá mười hai tiền.

Hỏi: Có trường hợp lấy mười tiền hoặc năm tiền liền phạm Ba-ladi hay không?

Đáp: Có, nếu Ca-lê-tiên trị giá bốn mươi tiền hoặc trị giá hai mươi tiền.

Hỏi: Có trường hợp giảm thì phạm và giảm mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu giảm điều thiện thì phạm Ba-dật-đề, giảm điều ác thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp tăng thì phạm và tăng mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu tăng điều ác thì phạm Ba-dật-đề, tăng điều thiện thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp bằng kích lượng thì phạm và bằng kích lượng thì không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu may y bằng kích lượng y của Phật thì phạm Ba-dậtđề, may y bằng kích lượng của thân mình thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp không làm thì phạm và làm mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo được vải mới, khi nhuộm không dùng ba màu làm cho hoại sắc thì phạm, nếu dùng ba màu làm cho hoại sắc thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà người chưa nhập Sơ thiền (cho đến nhị, tam, tứ thiền) liền phạm Tăng-già-bà-thi-sa và nhập Sơ thiền (cho đến nhị, tam, tứ thiền) lại phạm Tăng-già-bà-thi-sa?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo sai Tỳ-kheo làm phòng xá, sau đó nhập Sơ thiền (cho đến nhị, tam, tứ thiền), trong thời gian nhập thiền, người kia làm xong phòng xá thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Hỏi: Có trường hợp phi Tỳ-kheo (Tỳ-kheo-ni) phạm mà Tỳ-kheo được thanh tịnh và Tỳ-kheo phạm mà phi Tỳ-kheo được thanh tịnh hay không?

Đáp: Trường hợp phi Tỳ-kheo phạm mà Tỳ-kheo được thanh tịnh là nếu Tỳ-kheo-ni phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa không đồng (bất cọng) mà chuyển căn làm Tỳ-kheo thì tội này được diệt. Trường hợp Tỳ-kheo phạm mà phi Tỳ-kheo được thoát là nếu Tỳ-kheo phạm tội Tăng-giàbà-thi-sa không đồng (bất cọng) mà chuyển căn làm Tỳ-kheo-ni thì tội này được diệt.

Hỏi: Có trường hợp khi không biết thì phạm tội và khi biết thì thanh tịnh hay không?

Đáp: Trường hợp không biết thì phạm là như Tỳ-kheo lúc ngủ bị người khác khiêng để trên giường cao rộng lớn… khi thức dậy liền hối lỗi.

Hỏi: Có trường hợp khi biết thì phạm tội và khi không biết thì thanh tịnh hay không?

Đáp: Trường hợp khi biết thì phạm là như Tỳ-kheo phạm Tănggià-bà-thi-sa, lúc đang tác pháp yết ma cho xuất tội, vừa nghe bạch liền ngủ cho đến khi yết ma xong.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nói một phương tiện mà phạm ba tội Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo khác rằng: “Thầy thấy tôi trộm vật quý trọng ____, giết người ____ và biết tôi đã nói đắc quả Ala-hán”, đây gọi là nói một phương tiện mà phạm ba tội Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo-ni nói một phương tiện mà phạm bốn tội Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni nói với Tỳ-kheo-ni khác rằng: “Cô thấy tôi trộm vật quý trọng ____, giết người ____, biết tôi đã nói đắc quả Ala-hán và biết tôi tùy thuận trợ giúp Tỳ-kheo bị tẫn”, đây gọi là nói một phương tiện mà phạm bốn tội Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ngồi một chỗ mà phạm các giới trong năm thiên hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo đọa vào việc ăn uống thì phạm Đột-kiếtla, trong nhà học gia tự tay thọ lấy năm loại thức ăn Khư-đà-ni hay năm loại Bồ-xà-ni thì phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni, không có tịnh nhơn bên cạnh mà thuyết pháp cho người nữ quá năm, sáu lời thì phạm Ba-dật-đề; nói lời thô với người nữ thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, thật không có mà nói là được pháp hơn người thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng một phương tiện mà phạm trăm ngàn tội hoặc hơn nữa hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo sân hận dùng một nắm đậu hay một nắm cát rãi lên đại chúng, tùy cát này rơi trúng người khác bao nhiêu thì theo đó phạm tội Ba-dật-đề bấy nhiêu.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lấy trộm vật quý trọng rời khỏi chỗ cũ mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu vật quý trọng đó là của phi nhân.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chưa từng phạm giới dù là Đột-kiếtla, nhưng người này không phải là Tỳ-kheo hay không?

Đáp: Có, đó là người mất căn.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo-ni chưa từng phạm giới dù là Độtkiết-la, nhưng người này không phải là Tỳ-kheo-ni hay không?, đáp có, đó là người mất căn.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo một mình ở trong phòng lại phạm bốn Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo có nam căn dài từ hạ bộ của mình hành dâm, trước đó làm phương tiện trộm cắp, sát sanh và nói dối tôi là Ala-hán.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ở trong phòng lại bị mất y và phá an cư hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo đã kiết hạ an cư, chưa tự tứ, chưa thọ pháp xuất giới bảy đêm lại để y trên giường mà ở trên hư không cho đến khi trời sáng thì gọi là phá an cư và mất y.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo giết Tỳ-kheo không phải là cha, cũng không phải A-la-hán mà lại phạm Ba-la-di thuộc tội nghịch hay không?

Đáp: Có, đó là người mẹ xuất gia thọ giới cụ túc chuyển căn.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo-ni giết Tỳ-kheo-ni không phải là mẹ, cũng không phải A-la-hán mà lại phạm Ba-la-di thuộc tội nghịch hay không?

Đáp: Có, đó là người cha xuất gia thọ giới cụ túc chuyển căn.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm việc phi phạm hạnh liền phạm Ba-la-di và cũng làm việc phi phạm hạnh mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu hành dâm với người nữ còn sống, nữ căn không hư hoại liền phạm Ba-la-di; nếu nữ căn đã hư hoại thì không phạm Ba-ladi.

Hỏi: Có trường hợp trộm cắp liền phạm Ba-la-di và cũng trộm cắp mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu trộm cắp vật quý trọng của người khác liền phạm Ba-la-di, nếu trộm cắp vật quý trọng của phi nhân thì không phạm Bala-di.

Hỏi: Có trường hợp giết người liền phạm Ba-la-di và cũng giết người mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có. Nếu là người khởi tưởng là người mà giết thì phạm Bala-di; nếu tưởng là loài khác mà giết thì không phạm, nếu muốn giết phi nhân mà lại giết lầm người thì không phạm Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp nói có pháp hơn người liền phạm Ba-la-di và cũng nói có pháp hơn người mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu không có khởi tưởng khác mà nói có pháp hơn người thì phạm Ba-la-di; nếu là Tăng thượng mạn mà nói thì không phạm Bala-di.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Ba-la-di và cũng từ việc này lại không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni thân xúc chạm nam tử thì phạm Ba-ladi, Tỳ-kheo thân xúc chạm người nữ lại không phạm Ba-la-di; Tỳ-kheoni che giấu tội trọng của tỳ-kheo-ni khác thì phạm Ba-la-di, Tỳ-kheo che giấu tội trọng của tỳ-kheo khác lại không phạm Ba-la-di; Tỳ-kheoni tùy thuận Tỳ-kheo bị tẫn thì phạm Ba-la-di, Tỳ-kheo tùy thuận lại không phạm Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Tăng-già-bà-thi-sa và cũng từ việc này lại không phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo thân xúc chạm thì phạm Tăng-già-bàthi-sa, Tỳ-kheo-ni lại không phạm Tăng-già-bà-thi-sa; Tỳ-kheo cố ý làm xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, Tỳ-kheo-ni lại không phạm Tăng-già-bà-thi-sa; Tỳ-kheo-ni thọ y thực từ người nam có tâm nhiễm ô thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, Tỳ-kheo lại không phạm Tăng-già-bàthi-sa.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này mà phạm Ba-dật-đề và cũng từ việc này lại không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, Tỳ-kheo-ni cố ý làm xuất tinh thì phạm Ba-dật-đề, Tỳkheo lại không phạm Ba-dật-đề; Tỳ-kheo đòi thức ăn ngon thì phạm Ba-dật-đề, Tỳ-kheo-ni lại không phạm Ba-dật-đề; Tỳ-kheo-ni đại tiểu tiện trên cỏ tươi thì phạm Ba-dật-đề, Tỳ-kheo lại không phạm Ba-dậtđề.

Hỏi: Có trường hợp từ việc này thì phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni và cũng từ việc này lại không phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni không bịnh mà đòi hỏi thức ăn ngon thì phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni, Tỳ-kheo không phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni .

Hỏi: Có trường hợp từ việc này thì phạm Đột-kiết-la và cũng từ việc này lại không phạm Đột-kiết-la hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo đại tiểu tiện trên cỏ tươi thì phạm Độtkiết-la, Tỳ-kheo-ni không phạm Đột-kiết-la; Tỳ-kheo-ni mặc y quá cao thì phạm Đột-kiết-la, Tỳ-kheo không phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo khi phạm giới lại thanh tịnh và khi thanh tịnh lại phạm giới hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo nói lời thô với người nữ mà chuyển căn thì gọi là khi phạm giới lại thanh tịnh; nếu Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thisa khi đang được cho yết ma Xuất tội lại không chắp tay, thân không tề chỉnh, trùm đầu… thì gọi là khi thanh tịnh lại phạm giới.

Hỏi: Có trường hợp xả giới khác liền được giới tự nhiên hay không?

Đáp: Có, nếu xả giới yết ma thì được giới tụ lạc.

Hỏi: Có trường hợp người khác nói với người khác thì phạm Bala-di và người khác nói với người khác lại phạm Tăng-già-bà-thi-sa hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo làm phương tiện phá Tăng hoặc Ô-tha-gia cho đến can ngăn ba lần mà không chịu bỏ thì phạm Tăng-già-bà-thisa.

Hỏi: Có trường hợp người khác nói với người khác lại phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo ác tà kiến cho đến can ngăn ba lần mà không chịu bỏ thì phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Có trường hợp người khác nói với người khác lại phạm Bala-đề-đề-xá-ni hay không?

Đáp: Có, Tỳ-kheo-ni xin thức ăn cho Tỳ-kheo thì phạm Ba-la-đềđề-xá-ni.

Hỏi: Có trường hợp người khác nói với người khác lại phạm Độtkiết-la hay không?

Đáp: Có, như Phật dạy Tỳ-kheo khi nghe thuyết Ba-la-đề-mộcxoa mỗi nữa tháng, nhớ mình có tội mà không phát lồ thì phạm Độtkiết-la.

Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo-ni xả giới không được xuất gia thọ giới cụ túc trở lại, có trường hợp Tỳ-kheo-ni xả giới mà được xuất gia thọ giới cụ túc hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni sau khi xả giới chuyển căn thành nam thì được xuất gia thọ giới cụ túc.

Hỏi: Như Phật dạy người phạm biên tội không được xuất gia thọ giới cụ túc, có trường hợp người phạm biên tội được xuất gia thọ giới cụ túc hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni phạm Ba-la-di Bất cọng trụ, xả giới rồi chuyển căn thành nam thì được xuất gia thọ giới cụ túc.

Tôn giả Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Thế tôn, có mấy loại yết ma?”, Phật nói: “Có một trăm lẻ một pháp yết ma”.

Lại hỏi: Có mấy loại đơn bạch yết ma, mấy loại bạch nhị yết ma, mấy loại bạch tứ yết ma?

Đáp: Có hai mươi bốn pháp đơn bạch yết ma, bốn mươi bảy pháp bạch nhị yết ma, và ba mươi pháp bạch tứ yết ma.

Hỏi: Một trăm lẻ một pháp yết ma này có mấy loại được gởi dục, có mấy loại không được gởi dục?

Đáp: Trừ kiết giới yết ma, tất cả yết ma khác đều được gởi dục.

Hỏi: Có mấy loại yết ma nhiếp tất cả các yết ma?

Đáp: Có ba loại yết ma nhiếp hết tất cả các yết ma. Đó là đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma, bạch tứ yết ma.

Hỏi: Có trường hợp người khác không nói cũng không dùng thân làm phương tiện mà lại phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác phạm trọng mà che giấu không phát lồ thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo phạm bốn thiên giới không phát lồ sám hối mà lại được thanh tịnh hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo phạm giới bất cọng trong bốn thiên, sau đó chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni thì được thanh tịnh.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo-ni phạm năm thiên giới không phát lồ sám hối mà lại được thanh tịnh hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni phạm giới bất cọng trong năm thiên, sau đó chuyển căn thành Tỳ-kheo thì được thanh tịnh.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo giết người mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu hai người ở cùng một chỗ, muốn giết người này lại giết lầm người kia.

Hỏi: Có trường hợp người khác hành dâm nhưng người khác nữa lại phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác hành dâm nhưng che giấu không phát lồ cho đến khi mặt trời mọc thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo khi đi lại phạm năm thiên giới hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo đi đến nhà học gia tự tay thọ lấy thức ăn thì phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni, không có tịnh nhơn bên cạnh mà thuyết pháp cho người nữ quá năm, sáu lời thì phạm Ba-dật-đề; nói lời thô với người nữ thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, thật không có mà nói là được pháp hơn người thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu có người phi luật nói là luật thì tìm cầu giới tướng ở đâu?

Đáp: Nên tìm trong mười bảy pháp của hai loại Ba-la-đề-mộcxoa, trong việc Tỳ-ni, trong Mục đa dà của phần Tăng nhất, trong Cộng và bất công của phần Nhân duyên, phần Kiết trong Tỳ-ni, phần Kiết trong Giới, trong ở trên mặt đất và ở trong hư không và ở trong chuyển căn.

Hỏi: Có ai không lìa tất cả cõi lại bị các cõi trói buộc hay không, có ai xuất gia trong thắng pháp, không diệt hết lậu hoặc mà được Vô dư niết bàn hay không?

Đáp: Đó là hóa nhơn. Lại hỏi giết hóa nhơn phạm tội gì, đáp là Thâu-lan-giá.

1. Hỏi về giới Dâm Ba-la-di

Phật tại nước Xá-vệ trong Kỳ thọ Cấp-cô-độc viên, lúc đó tôn giả Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Nếu Tỳ-kheo dùng chú thuật và thuốc tiên hóa làm súc sanh để hành dâm thì có phạm Ba-la-di hay không?”, Phật bảo: “Nếu tự nhớ nghĩ mình là Tỳ-kheo, tự biết tôi là Tỳ-kheo mà làm việc không nên làm thì phạm Ba-la-di; nếu không nhớ biết thì phạm Thâu-lan-giá”. Lại hỏi: “Thế tôn, nếu Hai Tỳ-kheo dùng chú thuật và thuốc tiên hóa làm súc sanh để cùng hành dâm thì có phạm Ba-la-di hay không?”, Phật bảo: “Nếu tự nhớ nghĩ mình là Tỳ-kheo thì phạm Ba-la-di, nếu không nhớ thì phạm Thâu-lan-giá; đối với nữ phi nhân cũng vậy”.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy hành dâm với nữ phi nhơn thì phạm Bala-di, sao gọi là nữ phi nhơn?

Đáp: Nếu có thể nắm bắt được thì gọi là phi nhơn, đối với súc sanh cái cũng vậy. Nếu không thể nắm giữ mà cùng hành dâm, xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, không xuất tinh thì phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Hành dâm trong miệng tới mức độ nào thì phạm Ba-ladi?

Đáp: Nếu vào quá một lóng tay thì phạm Ba-la-di, không quá thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu bên trong nứt tét mà ba sản môn không hoại cũng phạm Ba-la-di; nếu đầu bị chặt mà hành dâm vào nơi yết hầu thì phạm Thâu-lan-giá, xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Hỏi: Như thế nào là sản môn hư hoại?

Đáp: Nếu chung quanh sản môn bị hư hoại mà hành dâm thì phạm Thâu-lan-giá, xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

Hỏi: Hành dâm nơi đường đại tiện như thế nào thì phạm Ba-ladi?

Đáp: Nếu qua khỏi da cho đến một lóng tay thì phạm; nơi đường tiểu tiện cũng vậy, hành dâm mà không chạm vào trong ba sản môn thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Như thế nào là sản môn của người nữ bị hư hoại?

Đáp: Nếu sản môn bị hoại hết hoặc hoại phân nữa mà hành dâm thì phạm Thâu-lan-giá, xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu nữ căn bị cắt, trùng không ăn, không bị thiêu đốt, ba sản môn không hoại mà hành dâm thì phạm Ba-la-di; nếu bị nhiều trùng ăn, bị thiêu đốt mà hành dâm thì phạm Thâu-lan-giá, xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thisa. Người nữ còn sống cũng vậy, nếu nữ căn của người nữ còn sống bị hoại một nữa mà hành dâm cũng phạm Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo một mình ở trong phòng mà phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo có nam căn dài tự đưa vào hai đường hành dâm thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo hành dâm nơi đường tiểu tiện mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo nam căn bị cắt hoặc người nữ nữ căn bị cắt hoặc cả hai đều bị cắt mà cùng hành dâm thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nơi đường tiểu tiện vào chỗ tiểu tiện mà không phạm hay không?

Đáp: Có, đó vào trong bô tiểu tiện.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo hành dâm với người nữ mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu ban đầu hành dâm với người có hai căn thì phạm Ba-la-di, nếu hành dâm với thạch nữ do căn nhỏ nên không thể hành dâm được thì phạm Thâu-lan-giá, nếu xuất tinh thì phạm Tăng-già-bàthi-sa.

Hỏi: Sao gọi là thọ lạc, thọ lạc có nghĩa gì?

Đáp: Nếu cả thân tâm đều thọ lạc thì đó là nghĩa của thọ lạc.

Người vốn đã phạm giới mà hành dâm thì phạm Đột-kiết-la.

2. Hỏi về giới Trộm Ba-la-di:

Phật tại thành Vương xá, tôn giả Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Thế tôn, nếu Tỳ-kheo tính số người để lấy phần cho tám người, mười người rồi lấy hết thì thế nào là như pháp, thế nào là phi pháp?”, Phật nói: “Trước là như pháp, sau là phi pháp “.

Hỏi: Như vậy thì phạm tội gì?

Đáp: Nếu việc xong, tính đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nghe người khác bảo dời vật đem để nơi khác mà phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu thương buôn bảo Tỳ-kheo: “Thầy không bị thu thuế, hãy mang vật có đóng thuế này qua ải giúp tôi”, nếu Tỳ-kheo mang vật này qua khỏi chỗ thu thuế thì phạm Ba-la-di; chưa qua khỏi chỗ thu thuế thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo chỉ các thương nhơn đi đường khác để khỏi bị thu thuế, họ nghe theo và trốn được thuế thì Tỳkheo phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo trước không biết trong đãy y của tỳ-kheo khác có vật phải đóng thuế mà mang giúp qua thì không phạm, nhưng người để vật trong đãy trốn được thuế nếu đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di; nếu không đủ thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo bảo Tỳ-kheo không tuổi hạ mang vật có đóng thuế đi thì phạm Thâu-langiá, qua khỏi chỗ thu thuế nếu đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di; Tỳ-kheo không tuổi hạ do không hỏi rõ mà mang đi nên phạm Đột-kiết-la. Nếu nương hư không để mang vật phải đóng thuế qua khỏi chỗ thu thuế thì phạm Thâu-lan-giá, qua các chỗ khác thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo mang vật vô giá qua khỏi chỗ thu thuế, việc xong thì phạm Ba-la-di; nếu mang vật của mình qua khỏi chỗ thu thuế đủ số năm tiền thì phạm Ba-la-di. Nếu khi chưa thọ giới phương tiện lấy trộm, khi chưa thọ giới cụ túc trộm được thì phạm Đột-kiết-la; khi đã thọ giới cụ túc rồi mà trộm được thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lấy trộm tóc vàng mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu đó là tóc của trời, rồng, quỷ thần.

Nếu Tỳ-kheo lấy trộm giá y gồm cả y mang đi, tính đủ số năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì phạm Thâu-lan-giá; nếu trừ y ra, giá y tính đủ năm tiền cũng phạm Ba-la-di, không đủ thì phạm Thâulan-giá. Nếu Tỳ-kheo bảo Tỳ-kheo khác lấy trộm vật cho người khác, Tỳ-kheo kia có tâm trộm cắp mà lấy thì cả hai đều phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo, người khác không bảo trộm cắp mà lại tự trộm cắp cho họ thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo muốn lấy cắp y Kiếp bối mà lấy nhầm y Sô-ma… thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo bảo Tỳ-kheo khác lấy trộm mỗi loại trong bảy loại y, Tỳ-kheo kia có tâm trộm tự lấy thì phạm Ba-la-di, Tỳ-kheo bảo lấy thì phạm Thâu-lan-giá, nếu khởi tâm nghi mà lấy thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Như Phật dạy lấy trộm năm tiền thì phạm Ba-la-di, vậy lấy những gì bằng năm tiền thì phạm Ba-la-di?

Đáp: Nếu lấy vật trị giá hai mươi tiền gọi là Ca-ha-na, một Ca-lê tiên trị giá bằng bốn Ca-ha-na.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lấy trộm vật không rời khỏi chỗ mà lại phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, như lấy ruộng đất nhà cửa hoặc Tỳ-kheo hái quả trên cây tính đủ số năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì phạm Thâu-langiá. Nếu Tỳ-kheo phá bồ lúa để trộm lấy lúa, ngay ở phương tiện ban đầu nếu tính đủ số thì phạm Ba-la-di, không đủ thì phạm Thâu-lan-giá; nếu trộm lấy nhiều loại đồ vật cũng phạm Ba-la-di.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo trộm cắp tiền đồng mà phạm Ba-ladi hay không?

Đáp: Có, nếu Ca-lê-tiên trị giá hai mươi tiền đồng.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo trộm tượng bằng vàng mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu tượng trị giá không đủ năm tiền thì phạm Thâu-langiá, trộm tóc vàng cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo trộm lấy vật đựng nước mà phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu vật ấy trị giá đủ năm tiền. Nếu Tỳ-kheo lấy trộm vàng hoặc vàng chưa hoại tướng, tính đủ số năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo vay mượn vật của người khác mà nói là không có thì phạm cố ý vọng ngữ Ba-dật-đề, nếu không trả lại thì phạm Thâu-lan-giá; nếu Tỳ-kheo nhận vật của người gởi mà nói là không nhận cũng vậy. Nếu là tặc trụ trộm cắp thì phạm Đột-kiếtla, người vốn đã phạm giới lại trộm cắp thì phạm Đột-kiết-la, người học giới (Sa-di học hối) trộm cắp thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Sao gọi là rời khỏi chỗ?

Đáp: Vật đang ở chỗ cũ mà đem dời đến chỗ khác.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đã bạch tứ yết ma thọ giới cụ túc, trong bốn Ba-la-di không phạm một giới nào mà không phải là Tỳ-kheo hay không?

Đáp: Đó là người hai căn.

3. Hỏi về giới Sát Ba-la-di:

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo dùng chú thuật, thuốc tiên biến người khác thành súc sanh rồi giết thì có phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Là có.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo giết mẹ mà không phạm Ba-la-di và tội nghịch hay không?

Đáp: Có, nếu muốn giết người khác mà giết lầm mẹ thì phạm Thâu-lan-giá, muốn giết mẹ mà giết lầm người khác cũng phạm Thâulan-giá. hai người chìm trong nước, muốn giết người này lại giết lầm người kia thì phạm Thâu-lan-giá; muốn giết phàm phu mà giết lầm Ala-hán thì phạm Thâu-lan-giá, không phạm nghịch; muốn giết A-la-hán mà giết lầm phàm phu cũng phạm Thâu-lan-giá; muốn giết A-la-hán và giết đúng A-la-hán thì phạm Ba-la-di và tội nghịch.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo làm cho người sảy thai thì phạm Ba-la-di; nếu người mẹ này muốn phá thai, người nữ khác cho uống thuốc giữ thai đợi thời gian sau sanh ra liền nuôi dưỡng, Tỳ-kheo giết người mẹ nào thì phạm Ba-la-di và tội nghịch?

Đáp: Đó là người mẹ muốn phá thai .

Hỏi: Nếu muốn xuất gia nên hỏi người mẹ nào?

Đáp: Nên hỏi người mẹ nuôi dưỡng.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm cho người sảy thai mà không phạm Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu người đó mang thai súc sanh.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm cho súc sanh sảy thai mà lại phạm Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu súc sanh đó mang thai người. Nếu bảo người khác rằng từ trên cao nhảy xuống hoặc nhảy vào nước, lửa sẽ được an ổn; người đó nghe lời làm theo mà chết thì Tỳ-kheo phạm Ba-la-di. Nếu muốn giết mẹ mà giết lầm cha thì phạm Thâu-lan-giá, nếu muốn giết cha mà giết lầm mẹ cũng phạm Thâu-lan-giá.

4. Hỏi về giới Vọng Ba-la-di:

Nếu Tỳ-kheo nói tôi thối thất bốn Quả Sa-môn thì phạm Ba-la-di; nếu nói tôi đã chứng đắc mà bị thối thất, không nói rõ quả vị thì phạm Thâu-lan-giá, nếu nói rõ quả vị thì phạm Ba-la-di. Nếu nói tôi là Học nhân thì phạm Thâu-lan-giá, nếu nói rõ quả vị trong ba quả Sa-môn thì phạm Ba-la-di. Nếu nói tôi là vô sở hữu, không còn tham dục, sân nhuế thì phạm Ba-la-di; nếu nói đời này là đời cuối cùng thì phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo nói với cư sĩ: “Ai nói với ông tôi là A-la-hán”, do nói không thật nên phạm Thâu-lan-giá; nếu Tỳ-kheo nói với cư sĩ: “Ông được lợi ích lớn nên tôi mới vào nhà ông”, hỏi lợi ích gì, nếu tự nói có Thánh pháp thì phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo nói với thí chủ: “Người thọ dụng phòng của ông là A-la-hán nhưng tôi không phải là A-la-hán”, thì phạm Thâu-lan-giá; cho đến nói thọ dụng các vật như y bát, ngọa cụ… cũng vậy. Nếu Tỳ-kheo nói: “ở chỗ kia trải đủ loại ngọa cụ cho bậc Tuđà-hoàn…, tôi cũng đã ở chỗ ấy”, thì phạm Ba-la-di; nếu Tỳ-kheo nói: “Tôi không còn đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh”, thì phạm Thâu-langiá. Nếu nói chứng đắc bốn Quả Sa-môn thì phạm Ba-la-di; nếu nói đã lìa kiết sử thì phạm Ba-la-di; nếu Tỳ-kheo nói: “Những pháp mà Thanh văn đạt được, tôi cũng đạt được”, thì phạm Ba-la-di; nếu nói được năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi, tám Thánh đạo cũng vậy; nếu nói tôi thối thất Sơ thiền cho đến nói tu thiền thuận nghịch theo thứ lớp cũng Bala-di. Nếu nói tôi đối với bố thí là vô sở hữu thì phạm Thâu-lan-giá; nói tôi là Phật cũng phạm Thâu-lan-giá; nói tôi là thầy của trời người cũng phạm Thâu-lan-giá. Nói tôi là đệ tử của Phật Tỳ bà thi thì phạm Bala-di, nói tôi đắc quả cũng phạm Ba-la-di. Nếu nói tôi được pháp hơn người với người điếc, người câm, người câm điếc, người nhập định đều phạm Thâu-lan-giá. Nếu nói tôi được pháp hơn người với người trước đã phạm giới, người học giới (Sa-di học hối), tặc trụ… đều phạm Đột-kiết-la. Nếu nói tôi tu từ bi hỉ xả là vọng ngữ thì phạm Ba-la-di; ra dấu tay nêu tướng thì phạm Thâu-lan-giá.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10