TÁT BÀ ĐA BỘ TỲ NI MA ĐẮC LẶC GIÀ

Hán dịch: Lưu Tống Tăng Ca Bạt Ma
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 8

24. Ưu-Ba-Ly Vấn Pháp:

a. Hỏi về bốn Ba-la-di:

Tôn giả Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Nếu Tỳ-kheo dùng lực chú thuật hóa làm người nữ để cùng hành dâm súc sanh đực thì phạm tội gì?”, Phật bảo: “Nếu tự nhớ nghĩ mình là Tỳ-kheo, tự biết tôi là Tỳ-kheo mà làm việc không nên làm thì phạm Ba-la-di; nếu không nhớ biết thì phạm Thâu-lan-giá”. Lại hỏi: “Thế tôn, nếu Tỳ-kheo dùng lực chú thuật hóa làm súc sanh đực để cùng hành dâm với người nữ thì phạm tội gì?”, Phật bảo: “Nếu tự nhớ nghĩ mình là Tỳ-kheo thì phạm Ba-la-di, nếu không nhớ thì phạm Thâu-lan-giá”. Trường hợp Hai Tỳ-kheo dùng lực chú thuật hóa làm súc sanh để cùng hành dâm cũng như vậy.

Hỏi: Cùng hành dâm với người nữ như thế nào thì phạm Ba-ladi?

Đáp: Nếu hành dâm với tất cả người nữ mà có thể nắm bắt được thì đều phạm Ba-la-di, nếu không thể nắm bắt được thì phạm Thâu-langiá.

Lại hỏi: Hành dâm trong miệng tới mức độ nào thì phạm Ba-ladi?

Đáp: Nếu qua khỏi răng một lóng tay thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Hành dâm nơi hai đường như thế nào thì phạm Ba-la-di?

Đáp: Nếu qua khỏi da cho đến một lóng tay thì phạm.

Hỏi: Thân người nữ chết đã bị phá hoại, nếu họp lại để cùng hành dâm thì phạm tội gì? – Nếu hành dâm nơi hai đường thì phạm Ba-la-di, nơi miệng thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Hành dâm với xác người nữ bị mất đầu thì phạm tội gì? – nếu hành dâm nơi hai đường thì phạm Ba-la-di, nơi miệng thì phạm Thâulan-giá; làm lỗ trên thân để hành dâm thì phạm Thâu-lan-giá; hành dâm với tử thi nữ đã thối rửa thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Như Phật dạy hành dâm nơi ba sản môn thì phạm Ba-la-di, có trường hợp hành dâm nơi ba sản môn mà không phạm Ba-la-di hay không? – Có, nếu hai bên sản môn đã hoại thì phạm Thâu-lan-giá, sản môn khép kín cũng phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Như Phật dạy hành dâm nơi ba sản môn không hư hoại của người nữ còn sống thì phạm Ba-la-di, thế nào là sản môn không hư hoại? – Nếu hai bên không hư hoại.

Hỏi: Thế nào là sản môn hư hoại? – Tức là hai bên đã hư hoại hay thối rửa. Giống như người nữ còn sống, người nữ đã chết cũng vậy; giống như người nữ, nữ phi nhân cũng vậy; hành dâm với người nam, huỳnh môn cho đến với súc sanh cái hay đực cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo một mình ở trong phòng mà phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo có nam căn dài.

Hỏi: Nếu thân người nữ chết bị chặt đôi, Tỳ-kheo họp nối lại để cùng hành dâm thì phạm tội gì? – Nếu chỗ họp nối lại hiện rõ thì phạm Thâu-lan-giá, nếu không hiện rõ thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo hành dâm với người có nữ căn đã bị diệt thì phạm tội gì? – Phạm Thâu-lan-giá .

Hỏi: Như Phật dạy có gián cách hành dâm với có gián cách thì phạm Ba-la-di, có trường hợp Tỳ-kheo hành dâm với có gián cách mà không phạm hay không? – Có, nếu bọc nhiều lớp y thì phạm Thâu-langiá.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo hành dâm mà không phạm Bala-di hay không?

Đáp: Có, nếu người này vốn đã phạm giới, vốn không hòa hợp,

Tặc tru, ô nhiễm Tỳ-kheo-ni thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Tỳ-kheo hành dâm với người nữ trong lúc ngủ thì phạm tội gì? – Nếu biết mình là Tỳ-kheo thì phạm Ba-la-di, nếu không biết thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo ở trong hai người, tám người, mười người lấy phần thì phạm tội gì? – Nếu nói dối để lấy thì phạm Ba-dật-đề; nếu Tăng chia vật xong, lấy đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá.

Hỏi: Như Phật dạy lấy rời khỏi chỗ cũ thì phạm Ba-la-di, có trường hợp lấy rời khỏi chỗ cũ mà không phạm hay không? – Có, nếu đó là khinh vật không đáng giá.

Hỏi: Nếu có thương buôn nói với Tỳ-kheo: “Các thầy xuất gia khỏi phải đóng thuế, cho tôi gởi vật này qua chỗ thu thuế”, thì phạm tội gì?

Đáp: Nếu nhận lời mà chưa mang qua được thì phạm Thâu-langiá; nếu làm phương tiện thì phạm Đột-kiết-la. Nếu thương buôn chưa đến chỗ thu thuế, mà Tỳ-kheo chỉ đường khác cho đi, thương buôn nghe theo đi thì Tỳ-kheo phạm Thâu-lan-giá. Nếu thương nhân chưa đến chỗ thu thuế nói với Tỳ-kheo: “Cho tôi gởi vật này qua, tiền phải đóng thuế sẽ cho Tỳ-kheo một nữa”, nếu nhận lời mà chưa mang qua được thì phạm Đột-kiết-la, nếu qua được chỗ thu thuế mà đủ năm tiền thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu thương nhân chưa đến chỗ thu thuế nói với Tỳ-kheo: “Cho tôi gởi vật này qua, tiền phải đóng thuế sẽ cho thầy hết”, nếu mang qua được mà đủ năm tiền thì Tỳ-kheo phạm Thâu-lan-giá. Khi đã đến chỗ thu thuế, nếu thương nhân nói với Tỳ-kheo: “Cho tôi gởi vật này qua”, Tỳ-kheo mang qua được mà đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di; nếu thương nhân nói với Tỳ-kheo: “Cho tôi gởi vật này qua, tiền phải đóng thuế sẽ cho Tỳ-kheo một nữa”, Tỳ-kheo mang qua được mà đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di; nếu thương nhân nói với Tỳ-kheo: “Cho tôi gởi vật này qua, tiền phải đóng thuế sẽ cho thầy hết”, Tỳ-kheo mang qua được mà đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Như Phật dạy lấy vật quý trọng rời khỏi chỗ cũ thì phạm Bala-di, có trường hợp lấy vật quý trọng rời khỏi chỗ cũ mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu thương buôn lén để vật phải đóng thuế vào trong đãy y, túi bát của tỳ-kheo; Tỳ-kheo không biết nên mang qua khỏi chỗ thu thuế thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo để vật phải đóng thuế trong miệng mà mang qua thì phạm Thâu-lan-giá; nếu vật phải đóng thuế này la vô giá thì phạm Ba-la-di, nếu có thể tính lường được thì phạm Thâulan-giá.

Hỏi: Như Phật dạy có năm cách trậm cắp là cưỡng đoạt lấy, nói lời dịu ngọt để lấy, lấy một cách cưc khổ, nhận người gởi rồi lấy và trộm pháp; trong năm cách lấy trộm này, cách nào phạm Ba-la-di?

Đáp: Trừ trộm pháp, bốn cách trộm cắp kia đều phạm Ba-la-di. Nếu xá lợi Phật có người giữ, vì mình mà lấy trộm, tính giá đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá; nếu vì giận ghét muốn cho không ai có được mà lấy trộm thì phạm Thâu-lan-giá; nếu vì tôn kính cúng dường, nói Phật là thầy tôi, thì dù tính giá đủ năm tiền cũng chỉ phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Tỳ-kheo lấy trộm kinh thì phạm tội gì? – Nếu tính giá đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá; nếu lấy để viết chép, 2 đọc tụng thì không phạm.

Hỏi: Tỳ-kheo lấy trộm vật trong miếu, trong tháp hay vật trang nghiêm trong nhà bạch y thì phạm tội gì? – Nếu có người coi giữ, lấy tính giá đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá; nếu là của phi nhân, lấy tính giá đủ năm tiền thì phạm Thâu-lan-giá, không đủ thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo đến nhà bạch y nói với vợ cư sĩ: “Cô hãy đưa cho tội vật”.

– Được thì phạm tội gì? – Nếu lấy tính giá đủ năm tiền thì phạm Thâu-lan-giá, không đủ thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Nếu trong đêm tối ở chỗ để y, bốn Tỳ-kheo cùng lấy trộm thì phạm tội gì? – Nếu vật chưa được chia thì phạm Thâu-lan-giá, chia xong tính lấy đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá.

Hỏi: Vật của người treo trên giá y, Tỳ-kheo lấy trộm thì phạm tội gì? – Lúc đang chọn lựa để lấy thì phạm Thâu-lan-giá, chọn lựa xong lấy tính giá được năm tiền thì phạm Ba-la-di. Nếu mang cả giá y đi thì phạm Thâu-lan-giá, khi lấy y vật rời khỏi giá y tính đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì phạm Thâu-lan-giá. Vật trong đãy y cũng vậy.

Hỏi: Tỳ-kheo lấy trộm giùm người khác thì phạm tội gì? – Phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Như Phật dạy lấy trộm năm tiền thì phạm Ba-la-di, có trường hợp Tỳ-kheo lấy năm tiền mà không phạm hay không? – Có, nếu tiền Ca-lê-tiên giá thấp.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lấy trộm y mà không phạm Ba-la-di hay không? – Có, nếu giá y không đủ năm tiền.

Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo lấy vật quý trọng dời để chỗ khác thì phạm Ba-la-di, có trường hợp dời để chỗ khác mà không phạm hay không? – Có, nếu đệ tử cộng hành và đệ tử cận trụ có tâm lấy trộm vật của Hòa thượng, A-xà-lê chuyển từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên thì phạm Thâu-lan-giá. Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nghi vật của người kia không biết phải hay không phải của người kia mà lấy, nếu vật thật là của người kia thì phạm tội gì? -Phạm Thâu-lan-giá, nếu vật không phải của người kia cũng phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Như Phật dạy lấy trộm năm tiền thì phạm Ba-la-di, thế nào là năm tiền? – Bốn Ca-ha-na bằng một Ca-lê-tiên, một Ca-lê-tiên trị giá hai mươi tiền, lấy trộm năm tiền thì phạm Ba-la-di.

Khi chưa thọ giới cụ túc phương tiện trộm, khi chưa thọ giới cụ túc lấy được thì phạm Đột-kiết-la; khi chưa thọ giới cụ túc phương tiện trộm, khi thọ giới cụ túc lấy được cũng Đột-kiết-la; khi chưa thọ giới cụ túc phương tiện trộm, khi thọ giới cụ túc rồi lấy được thì phạm Thâulan-giá; khi thọ giới cụ túc phương tiện trộm, khi thọ giới cụ túc rồi lấy được cũng Thâu-lan-giá; khi thọ giới cụ túc rồi phương tiện trộm, khi thọ giới cụ túc rồi lấy được vật rời khỏi chỗ cũ thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo đoạt lấy chùa, nhà, đất đai có mấy việc phạm Ba-la-di? – Có hai việc là đấu tránh và tướng ngôn đấu tránh (tranh cãi và kiện cáo) để đoạt lấy, nếu không thắng kiện còn đang tranh cãi thì phạm Thâu-lan-giá, nếu được thắng kiện tính đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di. Trường hợp ruộng vườn phòng xá… cũng vậy; lấy trộm trái cây, phá kho lẫm lấy trộm nếu làm một phương tiện mà lấy, tính đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá; nếu làm nhiều phương tiện, mỗi phương tiện lấy tính đủ năm tiền thì phạm Thâu-langiá. Ở cõi Phất vu đãi phương tiện lấy trộm, lấy tiền Ca-lê-tiên tính đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá; ở cõi Câu-da-ni cũng vậy, cõi Uất-đơn-việt thì không phạm vì ở cõi này không có sở hữu, không có nhiếp thọ.

Hỏi: Tỳ-kheo lấy trộm tiền đồng có phạm Ba-la-di không? – Nếu tính giá đủ năm tiền thì phạm.

Hỏi: Như Phật dạy lấy trộm năm tiền thì phạm Ba-la-di, có trường hợp lấy trộm dưới năm tiền mà phạm Ba-la-di hay không? – Có, nếu tiền Ca-lê-tiên đắc giá.

Hỏi: Như Phật dạy lấy trộm năm tiền thì phạm Ba-la-di, có trường hợp lấy trộm năm tiền mà không phạm Ba-la-di không? – Có, nếu tiền Ca-lê-tiên thấp giá.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo trước có tâm trộm muốn lấy y, lấy rồi khởi tưởng là của mình thì phạm tội gì? – Trước phạm Thâu-lan-giá nhưng sau không phạm – Nếu trước khởi tưởng là của mình rồi mới lấy trộm thì trước không phạm nhưng sau nếu lấy đủ thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Như Phật dạy lấy trộm năm tiền thì phạm Ba-la-di, có trường hợp Tỳ-kheo lấy tiền của nhiều người mà không pạhm hay không? – có, nếu lấy chung của đại chúng thì phạm Thâu-lan-giá; nếu nhiều người cùng lấy cũng phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Như Phật dạy lấy trộm vật liệu bằng gỗ trị giá đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, có trường hợp Tỳ-kheo lấy trộm vật liệu bằng gỗ trị giá đủ năm tiền mà không phạm hay không? – Có, nếu lấy trộm cho người khác.

Hỏi: Như Phật dạy lấy trộm tóc vàng trị giá đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, có trường hợp Tỳ-kheo lấy trộm tóc bằng vàng trị giá đủ năm tiền mà không phạm hay không? – Có, nếu lấy trộm tóc vàng của phi nhân thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Tỳ-kheo lấy trộm nước thì phạm tội gì? – Nếu lượng nước lấy tính giá đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá; lấy trộm nước đê cũng vậy.

Hỏi: Như Phật dạy lấy trộm năm tiền thì phạm Ba-la-di, có trường hợp Tỳ-kheo lấy trộm trăm ngàn Ca-lê-tiên mà không phạm hay không? – Có, nếu tưởng là của mình hoặc tưởng đồng ý nên lấy, hoặc lấy tạm dùng hoặc bảo người khác lấy, hoặc tưởng là không có chủ nên lấy hoặc lấy mà không có tâm trộm. Lại có trường hợp lấy nhiều lần, mỗi lần lấy bốn tiền thì phạm một Thâu-lan-giá; nếu Tỳ-kheo trước có tâm trộm cắp, khởi tưởng là của mình nên lấy cất thì trước phạm Thâu-lan-giá nhưng sau không phạm; ngược lại nếu tưởng là của mình rồi khởi tâm trộm lấy cất thì trước không phạm, nhưng sau nếu lấy đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá. Nếu dùng tay ra dấu lấy cắp, lấy đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá.

Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo lấy vật quý trọng dời để các chỗ khác thì phạm Ba-la-di, có trường hợp dời để chỗ khác mà không phạm hay không? – Có, nếu một Tỳ-kheo gánh mang đến để một chỗ xa, sau đó một Tỳ-kheo khác dời để các chỗ khác thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo lấy trộm y của cư sĩ đồng ý thì phạm tội gì? – Phạm Thâu-lan-giá, nếu cư sĩ nói: “Y này con nay cúng cho thầy”, Tỳ-kheo nghe lời này rồi nhận lấy thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Tỳ-kheo biến vàng thành đồng để qua chỗ thu thuế thì phạm tội gì? – Phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Tỳ-kheo lấy trộm vật báu, vàng bạc làm cho hoại sắc thì phạm tội gì? – Nếu tính giá vật đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nhận vật của người gởi rồi sau không đưa lại thì phạm tội gì? – Nếu vật đó tính giá đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá. Lấy cất vật của người khác sau không đưa lại cũng vậy. Nếu Tỳ-kheo trước quyết định không đưa lại rồi mới lấy vật rời khỏi chỗ cũ mà không có tâm trộm thì phạm Thâu-lan-giá; nếu trước có tâm trộm lấy vật rời khỏi chỗ, sau đó mới quyết định không trả lại, vật đó tính giá đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâulan-giá.

Hỏi: Tỳ-kheo lấy vật tợ Ca-lê-tiên thì phạm tội gì? – Tùy giá kết phạm.

Hỏi: Tỳ-kheo lấy trộm đồ gốm sứ thì phạm tội gì? – Tùy giá kết phạm, dưới năm tiền thì phạm Thâu-lan-giá.

Khi chưa thọ giới cụ túc phương tiện trộm, khi chưa thọ giới cụ túc lấy được thì phạm Đột-kiết-la; khi chưa thọ giới cụ túc phương tiện trộm, khi thọ giới cụ túc lấy được cũng Đột-kiết-la; khi chưa thọ giới cụ túc phương tiện trộm, khi thọ giới cụ túc rồi lấy được thì phạm Thâulan-giá; khi thọ giới cụ túc phương tiện trộm, khi thọ giới cụ túc rồi lấy được cũng Thâu-lan-giá; khi thọ giới cụ túc rồi phương tiện trộm, khi thọ giới cụ túc rồi lấy được vật rời khỏi chỗ cũ thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo trộm voi ngựa lạc đà… thì phạm tội gì? – Nếu tự lấy trộm đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá. Nếu vì ganh ghét mà lấy thì phạm Thâu-lan-giá, giết chết để lấy thịt cũng vậy; nếu trộm để thả làm cho người khác sanh phiền não thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Khi là Tỳ-kheo phương tiện trộm, sau chuyển căn thành Tỳkheo-ni lấy được thì phạm tội gì? – lấy đủ năm tiền thì phạm Ba-la-di, không đủ thì Thâu-lan-giá. Trường hợp Tỳ-kheo-ni chuyển căn thành Tỳ-kheo cũng vậy.

Lại hỏi: Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo trộm cắp thì phạm Ba-la-di, có trường hợp Tỳ-kheo trộm cắp mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu người này vốn đã phạm giới, vốn không hòa hợp hoặc là Tặc trụ hoặc làm ô nhục Tỳ-kheo-ni thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc trộm cắp mà lại phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, đó là người học giới (Sa-di học hối)

Hỏi: Tỳ-kheo biến người thành súc sanh để giết thì phạm tội gì? – nếu tự nhớ nghĩ mình là Tỳ-kheo thì phạm Ba-la-di, nếu không nhớ nghĩ thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo giết mẹ thì phạm Ba-la-di và tội nghịch, có trường hợp Tỳ-kheo giết mẹ mà không phạm Ba-la-di và tội nghịch hay không? – Có, nếu giết mẹ là ái mạn. Nếu Tỳ-kheo nếu muốn giết người khác mà giết lầm mẹ thì phạm Thâu-lan-giá; nếu Tỳ-kheo chặt cây mà chặt trúng mẹ, mẹ chết thì không phạm. Trường hợp giết lầm cha và A-la-hán cũng vậy. hai người cùng ngồi, Tỳ-kheo muốn giết người này lại giết lầm người kia thì phạm Thâu-lan-giá; muốn giết A-la-hán mà giết lầm người không phải là A-la-hán thì phạm Thâu- lan-giá, không phạm tội nghịch; muốn giết người không phải A-la-hán mà giết nhầm A-la-hán thì phạm Thâu-lan-giá; nếu tưởng là A-la-hán muốn giết nhưng lại không phải thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo có hai người mẹ, một người sanh, một người nuôi, giết người mẹ nào thì phạm Ba-la-di và tội nghịch? – Giết người mẹ thân sanh.

Hỏi: Nếu muốn xuất gia nên hỏi người mẹ nào?

Đáp: Nên hỏi người mẹ nuôi.

Nếu là súc sanh, Tỳ-kheo tưởng là người mà giết thì phạm Thâulan-giá; nếu là người, tưởng là súc sanh mà giết thì phạm Đột-kiết-la .

Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo làm cho người khác sẩy thai thì phạm Ba-la-di, có trường hợp Tỳ-kheo làm cho người sảy thai mà không phạm Ba-la-di không?

Đáp: Có, nếu người đó mang thai súc sanh; ngược lại nếu là súc sanh mang thai người mà làm cho sẩy thai thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo đẩy mẹ từ trên cao xuống, mẹ chết thì phạm Ba-la-di và tội nghịch, có trường hợp Tỳ-kheo làm thế mà không phạm hay không? – Có, nếu người mẹ chết trước khi té xuống thì Tỳ-kheo phạm Thâu-lan-giá, không phạm nghịch; giết cha và A-la-hán cũng vậy. Nếu trước làm phương tiện giết mẹ rồi tự sát, nếu người mẹ chết trước Tỳ-kheo thì Tỳ-kheo phạm Ba-la-di và tội nghịch; nếu Tỳ-kheo chết trước người mẹ thì Tỳ-kheo phạm Thâu-lan-giá; giết cha và A-lahán cũng vậy.

Nếu là người, Tỳ-kheo nghi là phi nhân mà giết thì phạm Thâulan-giá; nếu là mẹ, Tỳ-kheo nghi không phải là mẹ mà giết thì phạm Thâu-lan-giá, không phạm nghịch; giết cha và A-la-hán cũng vậy. Nếu là người này, Tỳ-kheo nghi không biết có phải là người này hay không mà giết thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo thấy người dẫn giặc sắp bị giết đi, giặc chạy thoát, người kia đuổi theo và hỏi Tỳ-kheo có thấy tên giặc chạy qua đây không, đáp là có thấy; nếu Tỳ-kheo nghĩ giặc là kẻ ác, có tâm muốn giết nên chỉ chỗ giặc trốn, giặc nhân đây bị bắt giết thì Tỳ-kheo phạm Ba-la-di, giặc không bị bắt giết thì Tỳ-kheo phạm Thâu-lan-giá; nếu là vô tâm chỉ chỗ, giặc bị bắt giết thì Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la, giặc không bị bắt giết, Tỳ-kheo cũng phạm Đột-kiết-la. Trường hợp nhiều tên giặc cũng vậy.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm cho cha mẹ chết mà không phạm Ba-la-di và tội nghịch không? – Có, nếu cha mẹ bịnh nặng, Tỳkheo dìu đỡ đứng dậy đi, cha mẹ nhân đây chết thì Tỳ-kheo không phạm Ba-la-di và tội nghịch.

Là mẹ, Tỳ-kheo tưởng không phải là mẹ mà giết thì phạm Thâulan-giá; không phải là mẹ, Tỳ-kheo tưởng là mẹ mà giết thì phạm Thâulan-giá; tưởng là phi nhân mà giết cũng Thâu-lan-giá.

Hỏi: Là người, Tỳ-kheo tưởng là người mà giết thì phạm Ba-la-di, có trường hợp Tỳ-kheo tưởng là người giết chết mà không phạm Ba-ladi không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo tự sát thì phạm Thâu-lan-giá; muốn giết người khác mà tự giết chết mình cũng phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo vì đùa giỡn mà đánh cha, nhân đây cha chết thì phạm tội gì? – Phạm Đột-kiết-la.

Khi chưa thọ giới cụ túc làm phương tiện, khi chưa thọ giới cụ túc cha chết thì phạm Đột-kiết-la; khi chưa thọ giới cụ túc làm phương tiện, khi thọ giới cụ túc cha chết cũng Đột-kiết-la; khi chưa thọ giới cụ túc làm phương tiện, khi thọ giới cụ túc rồi cha chết thì phạm Thâu-lan-giá; khi thọ giới cụ túc làm phương tiện, khi thọ giới cụ túc rồi cha chết cũng Thâu-lan-giá; khi thọ giới cụ túc rồi làm phương tiện, khi thọ giới cụ túc rồi cha chết thì phạm Ba-la-di.

Lại hỏi: Như Phật dạy người tưởng là người mà giết thì phạm Ba-la-di, có trường hợp Tỳ-kheo giết người như thế mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu người này vốn đã phạm giới, vốn không hòa hợp hoặc là Tặc trụ hoặc làm ô nhục Tỳ-kheo-ni.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc giết người mà lại phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, đó là người học giới (Sa-di học hối)

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói tôi thối thất bốn Quả Sa-môn thì phạm tội gì? – Phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói tôi chứng được bốn Quả Sa-môn thì phạm tội gì? – Không được mà nói là được thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói tôi thối thất quả A-la-hán, A-na-hàm, Tưđà-hàm thì phạm tội gì? – Không phạm (thối thất có hai: Được rồi thối thất và chưa được mà thối thất, ở đây nói thối thất là ý nói chưa được mà thối thất nên không phạm; nếu thật không được mà thối thất lại nói là được rồi thối thất thì phạm Ba-la-di; nếu thật được mà thối thất thì không phạm).

Nếu Tỳ-kheo nói tôi là Học nhân hoặc nói tôi học Ba-la-đề-mộcxoa thì phạm Thâu-lan-giá; nếu nó tôi học các Thánh pháp như không, 3 vô sở hữu… thì phạm Ba-la-di; nếu nói tôi học kinh luật luận cũng vậy.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Thân của tôi là thân sau cùng” thì phạm tội gì? – Nếu muốn nói về pháp quá khứ đã diệt thì phạm Thâu-lan-giá; nếu nói sanh thật đã tận thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo đáng lẽ nói thầy là Tu-đà-hoàn… A-la-hán, mà lại nói tôi là Tu-đà-hoàn… A-la-hán thì phạm tội gì? – Phạm Thâu-langiá. Nếu Tỳ-kheo nói với bạch y: “Ai nói với ông tôi là Tu-đà-hoàn, không phải là Tư-đà-hàm… A-la-hán?”, sau đó lại nói tôi không phải là Tu-đà-hoàn… A-la-hán thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo muốn nói về quả Tu-đà-hoàn mà lại nói về quả Tư-đà-hàm… A-la-hán thì phạm tội gì? – Phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Tôi đắc quả Tu-đà-hoàn ở núi Kỳ-lêtiên, đắc quả Tư-đà-hàm ở núi Thất diệp, đắc quả A-na-hàm ở tinh xá Trúc lâm, đắc quả A-la-hán ở núi Kỳ-xà-quật” thì phạm tội gì? – Nếu ý muốn nói tôi ở những nơi ấy đọc tụng Tu-đa-la, tinh tấn không giãi đãi thì phạm Thâu-lan-giá; nếu cố ý vọng ngữ thì phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Nếu có người hỏi Tỳ-kheo đắc quả chưa, nếu đáp là đắc quả mà chỉ trái cây ở trong tay thì phạm tội gì? – Nếu ý ở nơi trái cây này thì phạm Thâu-lan-giá; nếu ý nói quả Sa-môn thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Tỳ-kheo khất thực ở nhà ____ là bậc Tuđà-hoàn… A-la-hán, nhưng tôi không phải là Tu-đà-hoàn… A-la-hán” thì phạm tội gì? – Phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói người thọ dụng y thực ngọa cụ thuốc men của cư sĩ ____ đều là bậc Tu-đà-hoàn… A-la-hán; tôi cũng thọ dụng nhưng tôi không phải là Tu-đà-hoàn… A-la-hán, thì phạm tội gì? – Phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói: “Cư sĩ ____ thỉnh nhiều Tỳ-kheo và trải đủ loại ngọa cụ, những vị đó đều là bậc Tu-đà-hoàn… A-la-hán; không có ai là phàm phu. Tôi cũng được thỉnh, cũng trải tòa cho tôi” thì phạm tội gì? – Phạm Thâu-lan-giá.

Lại hỏi: Có người hỏi Tỳ-kheo: “Những vật cần dùng hằng ngày như y phục, ẩm thực, thuốc thang, ngọa cụ… thầy có được từ đâu?

Đáp: “Tôi thọ từ nhà đàn việt ____, vì đàn việt này nói rằng ai đắc quả Tu-đà-hoàn… A-la-hán thì đến thọ lấy, tôi tuy đến lấy nhưng tôi không phải là Tu-đà-hoàn… A-la-hán”, thì Tỳ-kheo này phạm tội gì? – Phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói tôi không sợ hãi, không sợ chết, không sợ ác đạo thì phạm tội gì? – Nếu nhân thân này để nói quá khứ của thân này đã biến hoại thì phạm Thâu-lan-giá; nếu cố ý vọng ngữ nói được Thánh pháp thì phạm Ba-la-di, nói không sợ ác đạo cũng vậy.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói tôi đã giải thoát tất cả các kiết sử triền phược thì phạm tội gì? – Nếu nói các triền phược của quá khứ đã diệt thì phạm Thâu-lan-giá; nếu cố ý nói đã giải thoát tất cả triền phược thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói điều mà bậc Hiền thánh biết, tôi cũng được thì phạm tội gì? – Nếu ý nói tôi liễu đạt được kinh thì phạm Thâu-langiá; nếu cố ý nói được pháp Hiền thánh thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói tôi tu các pháp Căn, Lực, Giác, Đạo thì phạm tội gì? – Nếu ý muốn nói tôi đọc tụng thọ trì kinh ấy thì phạm Thâu-lan-giá; nếu cố ý vọng ngữ nói tu các pháp ấy thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói tôi sẽ giảng về quả Tu-đà-hoàn nhưng tôi không phải là Tu-đà-hoàn thì phạm tội gì? – Phạm Thâu-lan-giá, cho đến nói quả A-la-hán cũng vậy.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói tôi nhập thiền định thế tục nhưng không được trí thế tục thì phạm tội gì?- Phạm Thâu-lan-giá. Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói tôi là Thế tôn thì phạm tội gì? – Nếu ý ở nơi thuyết pháp giáo giới thì phạm Thâu-lan-giá; nếu cố ý vọng ngữ nói mình là Thế tôn thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói tôi là Phật thì phạm tội gì? – Nếu ý muốn nói tôi hiểu rõ pháp ác bất thiện thì phạm Thâu-lan-giá; nếu cố ý vọng ngữ nó mình là Phật thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói tôi là đệ tử của Phật Tỳ bà thi thì phạm tội gì? – Nếu ý muốn nói quy y Phật Thích-ca-mâu-ni cũng là quy y cả bảy Phật thì không phạm; nếu muốn nói mình có Túc mạng thông thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói có đắc quả, nhưng không được quả Tu-đàhoàn nên tôi không phải là Tu-đà-hoàn thì phạm tội gì? – Phạm Thâulan-giá.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo nói tôi đắc quả, người khác hỏi đắc quả gì, liền chỉ quả Xoài, quả Diêm phù trên tay thì phạm tội gì? – Phạm Thâulan-giá, nếu cố ý vọng ngữ nói mình chứng bốn Quả Sa-môn thì phạm Ba-la-di.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo viết sách nói mình chứng quả Tu-đà-hoàn thì phạm tội gì? – Phạm Thâu-lan-giá, cho đến quả A-la-hán cũng vậy.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo hư dối nói là được Thánh pháp mà không phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu người này vốn đã phạm giới, vốn không hòa hợp hoặc là Tặc trụ hoặc làm ô nhục Tỳ-kheo-ni thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc hư dối nói là được Thánh pháp, lại phạm Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, đó là người học giới ( Sa-di học hối)

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo một mình vào trong phòng mà phạm bốn tội Ba-la-di hay không?

Đáp: Có, nếu trước đó Tỳ-kheo đã trộm cắp, phương tiện sát sanh, biết khi mình vào phòng ự nói là A-la-hán và có nam căn dài tự hành dâm.

b. Hỏi về mười ba Tăng-già-bà-thi-sa:

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo khi đi tinh xuất thì phạm tội gì? – Không phạm, nếu khi thức làm phương tiện, khi ngủ tinh xuất thì phạm Thâu-langiá; nếu khi thức làm phương tiện, khi thức tinh xuất, biết là tinh xuất thì phạm Tăng tàn; làm phương tiện khác thì phạm Thâu-lan-giá; nếu phương tiện làm cho thọ lạc thì phạm Thâu-lan-giá; nếu ngưng làm mà tinh đột nhiên xuất thì không phạm. Nếu nắn bóp mà tinh không xuất thì phạm Thâu-lan-giá; nếu khi chưa thọ giới cụ túc làm phương tiện, khi chưa thọ giới cụ túc xuất tinh thì phạm Đột-kiết-la… có tất cả chín trường hợp.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo đã phạm Tăng tàn mà không biết ngày giờ thì lúc nào cho biệt trụ? – Nên tính từ ngày mới thọ giới.

Nếu Tỳ-kheo đè xoa để thọ lạc thì phạm Thâu-lan-giá, lúc tự xuất tinh thọ lạc thì phạm Thâu-lan-giá, chạm nam căn để thọ lạc cũng phạm Thâu-lan-giá. Trong hư không động, tinh xuất cũng Thâu-lan-giá; khi đi động, tinh xuất cũng Thâu-lan-giá.

Hỏi: Có trường hợp khi là Tỳ-kheo phạm, khi là phi Tỳ-kheo thanh tịnh; khi là phi Tỳ-kheo phạm, khi là Tỳ-kheo thanh tịnh; khi là Tỳ-kheo phạm cũng khi là Tỳ-kheo thanh tịnh; khi là phi Tỳ-kheo phạm cũng là khi phi Tỳ-kheo thanh tịnh hay không?

Hỏi: Thế nào là khi Tỳ-kheo phạm mà khi là phi Tỳ-kheo thanh tịnh?

Đáp: Nếu Tỳ-kheo phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa bất cọng mà chuyển căn làm Tỳ-kheo-ni thì được thanh tịnh.

Hỏi: Thế nào là khi phi Tỳ-kheo (Tỳ-kheo-ni) phạm mà khi là Tỳ-kheo thanh tịnh?

Đáp: nếu Tỳ-kheo-ni phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa bất cọng mà chuyển căn làm Tỳ-kheo thì được thanh tịnh.

Hỏi: Thế nào là khi là Tỳ-kheo (ni) phạm cũng khi là Tỳ-kheo (ni) thì thanh tịnh là nếu Tỳ-kheo (ni) phạm Tăng-già-bà-thi-sa mà đã như pháp sám hối.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo khi ngủ thì phạm, khi thức thì thanh tịnh; khi thức thì phạm, khi ngủ thì thanh tịnh hay không? – Có, khi ngủ phạm, khi thức thanh tịnh là nếu Tỳ-kheo khi ngủ bị nhấc để lên giường cao, sau đó có người nữ vào ngủ đêm; Tỳ-kheo khi thức dậy biết liền như pháp sám hối. Khi thức phạm, khi ngủ thanh tịnh là nếu Tỳ-kheo phạm Tăng tàn, lúc Tăng cho yết ma A-phù-ha-na, Tỳ-kheo nghe bạch xong liền ngủ, trong lúc ngủ Tăng yết ma xong.

Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo xuất tinh phạm Tăng tàn, trừ trong mộng. Có trường hợp Tỳ-kheo cố ý xuất tinh mà không phạm hay không? – Có, nếu làm trước (Phật chưa chế giới). Hỏi: Có trường hợp không phải làm trước, Tỳ-kheo cố ý xuất tinh mà không phạm hay không? – Có, nếu làm cho người khác xuất tinh hoặc tạo cảnh giới cho người khác.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cố ý xuất tinh mà không phạm hay không? – Có, nếu người này vốn đã phạm giới, vốn không hòa hợp hoặc là Tặc trụ hoặc làm ô nhục Tỳ-kheo-ni thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc cố ý xuất tinh mà lại phạm Tăng tàn hay không?

Đáp: Có, đó là người học giới (Sa-di học hối).

Hỏi: Như Phật dạy Tỳ-kheo xúc chạm người nữ thì phạm Tăng tàn, có trường hợp Tỳ-kheo xúc chạm người nữ mà không phạm hay không? – Có, nếu xúc chạm người nữ thân căn hư hoại thì phạm Thâulan-giá; nếu xúc chạm người nữ bịnh ghẻ lở… cũng Thâu-lan-giá; nếu Tỳ-kheo thân căn hư hoại cũng vậy, cả hai thân căn đều hư hoại thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo nghi không biết là nữ hay không phải nữ mà xúc chạm thì phạm Thâu-lan-giá; nếu yêu thương người này mà xúc chạm người kia thì phạm Thâu-lan-giá; xúc chạm răng, tóc… chân đều phạm Thâu-lan-giá. Người nữ xúc chạm răng, tóc… chân của tỳ-kheo thì Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la; Tỳ-kheo xúc chạm Tỳ-kheo cho đến người nam, huỳnh môn, người hai căn và bất nam đều phạm Thâu-lan-giá.

Tỳ-kheo khi xúc chạm người nữ bỗng chuyển căn thành Tỳ-kheoni thì phạm Thâu-lan-giá; nếu xúc chạm người nam mà người nam bỗng chuyển căn thành nữ thì Tỳ-kheo phạm Tăng tàn; nếu xúc chạm người nam mà Tỳ-kheo chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni thì phạm Ba-la-di; nếu xúc chạm người nam mà cả hai đều chuyển căn thì Tỳ-kheo phạm Thâu-lan-giá.

Tỳ-kheo-ni khi xúc chạm người nam, người nam bỗng chuyển căn thành nữ thì Tỳ-kheo-ni phạm Thâu-lan-giá; nếu xúc chạm người nam mà Tỳ-kheo-ni chuyển căn thành Tỳ-kheo thì phạm Thâu-langiá; nếu xúc chạm người nữ mà cả hai đều chuyển căn thì Tỳ-kheo-ni phạm Thâu-lan-giá; nếu xúc chạm Tỳ-kheo mà Tỳ-kheo-ni chuyển căn thành Tỳ-kheo thì phạm Thâu-lan-giá; Tỳ-kheo xúc chạm Tỳ-kheo-ni bỗng chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni thì phạm Thâu-lan-giá, xúc chạm Tỳ-kheo-ni đang nhập Diệt tận định thì phạm Thâu-lan-giá; xúc chạm người nữ không có tâm nhiễm ô thì phạm Đột-kiết-la, nếu tưởng là mẹ, là chị em, là con gái mà xúc chạm thì không phạm; nếu là vợ cũ, Tỳkheo không có tâm nhiễm ô mà xúc chạm thì phạm Đột-kiết-la. Nếu nắm tay hay bồng, cõng để cứu người nữ ra khỏi các nạn lửa, nước, sư tử… thì không phạm.

Hỏi: Tỳ-kheo ở bên người nữ nói lời thô thì phạm Tăng tàn, có trường hợp Tỳ-kheo nói như vậy mà không phạm hay không? – Có, nếu vì người khác mà nói thì Tỳ-kheo phạm Thâu-lan-giá; nếu ở bên huỳnh môn, người hai căn nói lời thô thì phạm Thâu-lan-giá; bên Tỳ-kheo-ni nhập Diệt tận định nói lời thô cũng Thâu-lan-giá. Trường hợp khen ngợi thân mình cũng vậy.

Hỏi: Có pháp nào không phải quá khứ, không phải hiện tại cũng không phải vị lai hay không? – Có, đó là mai mối, nếu nhận lời đi mai mối thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Nếu trở về báo lại thì phạm tội gì? – Phạm Tăng tàn. Nếu một nam và một nữ trước đã ước hẹn với nhau, Tỳ-kheo hỏi có hợp không thì phạm Đột-kiết-la; trường hợp tự tại và không tự tại cũng vậy. Tự tại là giàu có được vua quan, các trưởng giả tin tưởng; ngược lại là không tự tại, nếu Tỳ-kheo nhận lời của người không tự tại đến mai mối cho người tự tại thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo nói mua người nữ thì phạm Đột-kiết-la, nói mua người nữ tên _____ thì phạm Thâu-langiá, ở chỗ mua người nữ làm mai mối thì phạm Thâu-lan-giá.

Nếu một nữ nhớ một nam, một nam nhớ một nữ, Tỳ-kheo làm mai mối cho họ thì phạm Thâu-lan-giá, mai mối không thành cũng Thâu-langiá. Nếu Tỳ-kheo cứ làm mai mối qua lại thì phạm Tăng tàn, nếu làm mai mối sau khi họ đã qua lại với nhau thì phạm Thâu-lan-giá. Tỳ-kheo làm mai mối cho huỳnh môn, người hai căn thì phạm Thâu-lan-giá; làm mai mối cho người điên cuồng tâm loạn với người điên cuồng tâm loạn thì phạm Thâu-lan-giá; làm mai mối cho người điên cuồng tâm loạn với người không điên cuồng tâm loạn cũng Thâu-lan-giá; làm mai mối cho người không điên cuồng tâm loạn với người điên cuồng tâm loạn cũng Thâu-lan-giá; nếu cà đều không điên cuồng tâm loạn mà làm mai mối rồi trở về báo lại thì Tỳ-kheo phạm Tăng tàn.

Nếu cư sĩ nói với chúng tăng: “Các thầy có thể đến nhà cư sĩ ___ nói giúp họ gả con gái cho con trai tôi hoặc tôi muốn gả con gái cho con trai của họ, được không?”, các Tỳ-kheo nhận lời đến nói rồi báo lại cho cư sĩ thì các Tỳ-kheo đều phạm Tăng tàn; nếu chúng tăng đồng ý sai một Tỳ-kheo đến nói rồi báo lại cho cư sĩ thì các Tỳ-kheo cũng phạm Tăng tàn; nếu một Tỳ-kheo tự ý đến đó nói rồi báo lại cho cư sĩ thì Tỳ-kheo này phạm Tăng tàn, chúng tăng không sai thì không phạm. Tỳ-kheo mai mối cho đồng nữ thì phạm Thâu-lan-giá, nếu nhận lời rồi mà chuyển căn thì phạm Thâu-lan-giá, hoặc khi trở về báo lại mà chuyển căn cũng Thâu-lan-giá; hoặc khi nhận lời rồi mà chuyển căn, đến nói rồi về báo lại cũng Thâu-lan-giá. Khi chưa thọ giới cụ túc nhận lời, khi chưa thọ giới cụ túc đến nói rồi về báo lại thì phạm Đột-kiết-la; khi chưa thọ giới cụ túc nhận lời đến nói, khi thọ giới cụ túc về báo lại cũng Đột-kiết-la; khi chưa thọ giới cụ túc nhận lời đến nói, khi thọ giới cụ túc rồi về báo lại thì phạm Thâu-lan-giá; khi thọ giới cụ túc nhận lời đến nói, khi thọ giới cụ túc rồi về báo lại cũng Thâu-lan-giá; khi thọ giới cụ túc rồi nhận lời đến nói, khi thọ giới cụ túc rồi về báo lại thì phạm Tăng tàn.

Lại hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm mai mối mà không phạm Tăng tàn hay không?

Đáp: Có, nếu người này vốn đã phạm giới, vốn không hòa hợp hoặc là Tặc trụ hoặc làm ô nhục Tỳ-kheo-ni.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc làm mai mối, lại phạm Tăng tàn hay không?

Đáp: Có, đó là người học giới (Sa-di học hối).

Tỳ-kheo làm mai mối cho người nam với phi nhân nữ hoặc người nữ với phi nhân nam, hoặc cả hai đều là phi nhân thì phạm Thâu-langiá. Có người hỏi Tỳ-kheo có thấy người nữ ở đâu không, nếu đáp là thấy ở chỗ ____ thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo hành biệt trụ liền hành biệt trụ xong, hành Ma-na-đỏa liền hành Ma-na-đỏa xong hay không? – Có, nếu Tỳkheo phạm Tăng tàn không che giấu, Tăng cho hành Ma-na-đỏa, Tỳkheo hành Ma-na-đỏa xong lại phạm hai tội Tăng tàn, một tôi che giấu một đêm, một tội che giấu hai đêm; Tăng cho hành biệt trụ, Tỳ-kheo hành biệt trụ cho tội che giấu một đêm xong, kế hành biệt trụ cho tội che giấu hai đêm, qua đêm thứ ba , Tăng cho hành Ma-na-đỏa, Tỳ-kheo liền hành Ma-na-đỏa xong.

Nếu Tỳ-kheo tự xin vật liệu làm phòng mà không theo Tăng xin thì phạm Tăng tàn; xin vật liệu rồi mà không làm phòng thì phạm Thâulan-giá; theo Tăng xin rồi mà không làm cũng phạm Thâu-lan-giá; làm phòng nữa chừng không làm xong cũng Thâu-lan-giá; làm phòng cho người khác rồi tự ở cũng phạm Thâu-lan-giá; phòng người khác chưa lợp mà lợp giùm cũng phạm Thâu-lan-giá. Nếu làm phòng chưa xong mà nói tôi là Sa-di, huỳnh môn, người hai căn… nói giống như xả giới thì phạm Thâu-lan-giá. Trường hợp làm phòng lớn cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng Tỳ-kheo khác mà không phạm Tăng tàn hay không? – có, nếu dùng tay ấn dấu hoặc sai sứ hoặc nghe từ người khác mà vu báng thì phạm Thâu-lan-giá; cho đến viết thư nói Tỳ-kheo ____ phạm Ba-la-di cũng phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo vu báng người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, người mù, điếc, câm, người đang ngủ, đang nhập định đều phạm Thâu-lan-giá. Vì sao, vì những người này tâm không trụ tự tánh; vu báng huỳnh môn cũng phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng người khác mà không phạm Tăng tàn hay không? – Có, nếu người này vốn đã phạm giới, vốn không hòa hợp hoặc là Tặc trụ hoặc làm ô nhục Tỳ-kheo-ni thì phạm Đột-kiết-la.

Lại hỏi: Có trường hợp người không thọ giới cụ túc vu báng người khác mà lại phạm Tăng tàn hay không?

Đáp: Có, đó là người học giới (Sa-di học hối).

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo tự nói tôi làm việc phi phạm hạnh là đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng người khác thì phạm tội gì? – Phạm Tăng tàn.

Hỏi: Tỳ-kheo nếu đem việc Ba-la-di không căn cứ vu báng Tỳkheo-ni thì phạm tội gì? – Phạm Tăng tàn; ấn dấu tay hay sai sứ thì phạm Thâu-lan-giá.

Tỳ-kheo-ni đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng Tỳ-kheoni khác thì phạm Tăng tàn; vu báng Tỳ-kheo cũng phạm Tăng tàn; vu báng ba chúng dưới thì phạm Thâu-lan-giá; Tỳ-kheo vu báng ba chúng dưới cũng phạm Thâu-lan-giá; Thức-xoa-ma-na vu báng Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo đem tội nghịch không căn cứ vu báng Tỳ-kheo khác thì phạm tội gì? ____ phạm Tăng tàn; vu báng Tỳ-kheo khác phạm Tăng tàn thì phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ-kheo nói giết hại cha mẹ, giết A-la-hán, phá Tăng, ác tâm làm Phật bị thương chảy máu thì phạm Đột-kiết-la thì Tỳ-kheo này phạm Tăng tàn; vì sao, vì vu báng những tội vô gián thì không phải là Tỳ-kheo; ngoài tội vô gián ra, đem những tội khác vu báng thì phạm Thâu-lan-giá hoặc Đột-kiết-la; nếu ấn dấu tay hay sai sứ hay chuyền nói vu báng người khác tạo tội ngũ nghịch không căn cứ, đều phạm Thâu-lan-giá; nếu viết thư nói Tỳ-kheo _____ phạm ngũ nghịch thì phạm Thâu-lan-giá.

Tỳ-kheo đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng cho người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại… như trên, đều phạm Thâu-lan-giá, vì họ tâm không trụ tự tánh. Đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng cho người vốn đã phạm giới… như trên, đều phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo tự nói mình đem tội ngũ nghịch không căn cứ vu báng cho người khác… như trên thì phạm Tăng tàn. Trường hợp vu báng Tỳ-kheo-ni và ba chúng dưới cũng như trên; Tỳ-kheo-ni vu báng Tỳ-kheo và ba chúng dưới cũng như trên; Thức-xoa-ma-na vu báng Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni thì phạm Đột-kiết-la.

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10