TÁT BÀ ĐA BỘ TỲ NI MA ĐẮC LẶC GIÀ

Hán dịch: Lưu Tống Tăng Ca Bạt Ma
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

2. Hỏi Về Mười Ba Pháp Tăng-Già-Bà-Thi-Sa:

Trong lúc ngủ làm phương tiện, trong lúc ngủ xuất tinh thì không phạm; lúc thức làm phương tiện, trong lúc ngủ xuất tinh thì phạm Thâulan-giá; khi chưa thọ giới làm phương tiện, thọ giới cụ túc xong mà xuất tịnh thì phạm Thâu-lan-giá; khi thọ giới cụ túc làm phương tiện, khi thọ giới cụ túc xong mà xuất tinh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa; khi thọ giới cụ túc làm phương tiện, khi bạch xong xuất tinh thì phạm Thâu-langiá.

Hỏi: Nếu vậy từ chỗ nào cho Biệt trụ?

Đáp: Nên từ căn bản ban đầu đã phạm.

Hỏi: Như thế nào là xuất tịnh?

Đáp: Tinh xuất ra cho đến một lóng tay.

Hỏi: Như thế nào là biết khởi tâm xuất tinh theo thứ lớp?

Đáp: Đây gọi là biết: Khi là Tỳ-kheo phạm thì khi là phi Tỳ-kheo thanh tịnh; khi là phi Tỳ-kheo phạm thì khi là Tỳ-kheo thanh tịnh; khi là Tỳ-kheo phạm cũng khi là Tỳ-kheo thanh tịnh; khi là phi Tỳ-kheo phạm cũng là khi phi Tỳ-kheo thanh tịnh.

Hỏi: Thế nào là khi phi Tỳ-kheo (Tỳ-kheo-ni) phạm mà khi là Tỳ-kheo thanh tịnh?

Đáp: Trường hợp khi là phi Tỳ-kheo phạm mà khi là Tỳ-kheo thì thanh tịnh là nếu Tỳ-kheo-ni phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa bất cọng mà chuyển căn làm Tỳ-kheo thì tội này được diệt.

Hỏi: Thế nào là khi Tỳ-kheo phạm mà khi là phi Tỳ-kheo thanh tịnh?

Đáp: Trường hợp khi là Tỳ-kheo phạm mà khi là phi Tỳ-kheo thì thanh tịnh là nếu Tỳ-kheo phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa bất cọng mà chuyển căn làm Tỳ-kheo-ni thì tội này được diệt.

Hỏi: Thế nào là khi Tỳ-kheo phạm cũng khi là Tỳ-kheo thanh tịnh?

Đáp: Trường hợp khi là Tỳ-kheo (ni) phạm cũng khi là Tỳ-kheo (ni) thì thanh tịnh là nếu Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa mà như pháp trị thì được diệt tội, Tỳ-kheo-ni phạm Tăng-già-bà-thi-sa mà như pháp trị thì được diệt tội.

Lúc ngủ làm phương tiện, lúc thức xuất tinh, nếu biết thì phạm Thâu-lan-giá, không biết thì không phạm. Nếu nam căn khởi mà nghịch nước cầm nắm thì phạm Thâu-lan-giá, xuất tinh thì phạm Tăng-già-bàthi-sa.

Nếu xúc chạm người nữ mà nghi thì phạm Thâu-lan-giá, xúc chạm nơi răng, nơi chỉ toàn xương thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo yêu thương người nữ này mà xúc chạm người nữ khác thì phạm Thâu-langiá, nếu xúc chạm thân người nữ có hai căn thì phạm Thâu-lan-giá, nếu xúc chạm huỳnh môn cũng phạm Thâu-lan-giá; xúc chạm thân người nam thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu xúc chạm người nữ vì nhân duyên mịn màng ấm áp thì phạm Thâu-lan-giá; xúc chạm thân mẹ vì yêu quý mẹ thì không phạm, nếu vì mịn màng ấm áp thì phạm Thâu-lan-giá; cho đến xúc chạm chị em cũng vậy.

Cố ý nói lời thô với người khác thì phạm Thâu-lan-giá, bảo người khác nói cũng phạm Thâu-lan-giá… Tự khen ngợi mình cũng vậy.

Nếu làm mai mối, đem lời nói của người tự tại đến nói với người không tự tại thì phạm Thâu-lan-giá; tự tại là lúc ngủ, lúc ăn, lúc chơi đùa đều tự tại. Nếu mai mối tự trong thai cũng phạm Thâu-lan-giá; khi đánh nhau thắng chiếm đoạt người nữ thì phạm Thâu-lan-giá; làm mai mối cho người không con thì phạm Thâu-lan-giá; làm mai mối cho huỳnh môn, cho phi nhân nam, phi nhân nữ, người phạm hạnh hoặc người nam chuyển căn thành nữ, hoặc người nữ chuyển căn thành nam cho đến người vốn đã phạm giới, người gọc giới… đều phạm Thâu-lan-giá.

Xin làm phòng rồi mà không làm thì phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tự làm phòng không xin Tăng mà không phạm hay không?

Đáp: Có nếu bị muỗi mòng.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tự xin vật dụng làm phòng mà không phạm hay không?

Đáp: Có, làm phòng cho người khác, người khác làm thành thì phạm Thâu-lan-giá; hai người cùng làm cũng phạm Thâu-lan-giá. Nếu mười xin vật làm một phòng cho mười người thì mỗi người đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa; vật không hiện tiện mà làm phong, không xả phòng mà làm cho đến làm phòng ở nơi xa đều phạm Thâu-lan-giá; lấy vật dụng của mình để làm phòng cũng phạm Thâu-lan-giá.

Hỏi: Sao gọi là tự xin phòng?

Đáp là nếu có được vật dụng hoặc chưa có giá tiền. Làm phòng lớn cũng vậy.

Hỏi: Sao gọi là xin phòng?

Đáp: là khi Tăng hòa hợp tác pháp yết ma.

Dùng tay ra dấu hay sai bảo người khác vu báng Tỳ-kheo khác đều phạm Thâu-lan-giá; vu báng người vốn đã phạm giới, người học giới (Sa-di học hối) đều phạm Thâu-lan-giá; vu báng Sa-di thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo ở trong Tăng nói lời bất định rằng: “Tỳ-kheo kia hành dâm, lấy trộm năm tiền, giết người, nói pháp hơn người”, mà không nói rõ tên thì phạm Thâu-lan-giá; dùng tay ra dấu cũng vậy. Nếu Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy nói rằng: “Điều mà tôi nói là không có nhân duyên gì”, thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo đem việc này vu báng Tỳ-kheo-ni thì phạm Thâu-lan-giá; Tỳ-kheo-ni đem việc này vu báng Tỳ-kheo cũng phạm Thâu-lan-giá vì là cọng giới; nếu vu báng ba chúng dưới thì phạm Đột-kiết-la. Nếu vu báng nói rằng: “Thầy không phải là Tỳ-kheo, không phải Sa-môn, không phải Thích tử; thầy là Samôn xấu ác…” đều phạm Thâu-lan-giá. Đem các nạn sự để vu báng Tỳ-kheo thì phạm Đột-kiết-la, trừ bốn Ba-la-di, đem những việc khác vu báng đều phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo không được chấp thuận mà tẫn Tỳ-kheo thì có thành tẫn hay không?

Đáp: Không thành tẫn, các Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo không được chấp thuận mà tẫn Tỳ-kheo thì có thành tẫn hay không?

Đáp: Có, nếu chúng tăng đồng thời tác pháp tẫn.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo không được chấp thuận mà ở trong Tăng tẫn Tỳ-kheo thì có thành tẫn hay không?

Đáp: Có, nếu trước đã được chấp thuận.

Hỏi: Không bạch Tăng lại để cho người không hiểu tác pháp yết ma thì có thành yết ma hay không?

Đáp: Thành nhưng các Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la .

Hỏi: Không khiến cho nhớ nghĩ mà tẫn Tỳ-kheo thì có thành tẫn hay không?

Đáp: Thành nhưng các Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Không tác bạch yết ma mà tẫn Tỳ-kheo thì có thành tẫn hay không?

Đáp: Thành nhưng các Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la; không hiện tiền cũng vậy.

Hỏi: Tỳ-kheo không thọ pháp tẫn Tỳ-kheo tẫn Tỳ-kheo không thọ pháp thì có thành tẫn hay không?

Đáp: Thành tẫn nhưng các Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo thọ pháp tẫn Tỳ-kheo không thọ pháp và Tỳ-kheo không thọ pháp tẫn Tỳ-kheo thọ pháp cũng như vậy.

Hỏi: Nếu có Tỳ-kheo hỏi các Tỳ-kheo: “Tôi là Tỳ-kheo thọ pháp tẫn Tỳ-kheo này thì có thành tẫn hay không?”

Đáp: Nếu phi pháp tự nói thì không thành tẫn, nếu như pháp tự nói thì thành tẫn.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tác pháp yết ma cho bốn người mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu ngồi trên giường lớn, giường nhỏ tác pháp cho bốn người… đều không phạm.

Hỏi: Như Phật dạy là chúng thì không được yết ma cho chúng, có trường hợp là chúng yết ma cho chúng mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu ngồi trên giường lớn, giường nhỏ tác pháp thì không phạm.

Hỏi: Người ở trên hư không tác pháp yết ma cho người ở dưới mặt đất thì có thành yết ma hay không?

Đáp: Không thành, các Tỳ-kheo phạm tội đáng quở trách. Trường hợp người ở dưới mặt đất tác pháp yết ma cho người ở trên hư không, người ở trong giới tác pháp yết ma cho người ở ngoài giới… cũng như vậy.

Hỏi: Thế nào là người không thanh tịnh nhưng tướng thanh tịnh?

Đáp: Đó là Tỳ-kheo phạm Ba-la-di mà oai nghi thanh tịnh. Hỏi: Thế nào là người thanh tịnh mà tướng không thanh tịnh?

Đáp: Đó là người trì giới không phạm nhưng oai nghi không thanh tịnh.

Hỏi: Thế nào là người thanh tịnh mà tướng cũng thanh tịnh?

Đáp: Đó là người không phạm giới và oai nghi thanh tịnh.

Hỏi: Thế nào là người không thanh tịnh, tướng cũng không thanh tịnh?

Đáp: Đó là Tỳ-kheo phạm Ba-la-di, Tăng-già-bà-thi-sa và oai nghi không thanh tịnh.

3. Hỏi Về Hai Pháp Bất Định:

Hỏi: Như Phật dạy là nên tin vào lời của Ưu-bà-di đáng tin nói mà

trị tội Tỳ-kheo, có phải là tin vào lời của tất cả Ưu-bà-di đáng tin hay không?

Đáp: Nên hỏi Ưu-bà-di đáng tin này rằng: “Cô có thấy Tỳ-kheo này ở chỗ đó không?”, nếu đáp là có thì nên tin vào lời của Ưu-bà-di đáng tin nói mà trị tội Tỳ-kheo này. Nếu Ưu-bà-di đáng tin nói rằng: “Tôi thấy vị này ăn phi thời”, Tỳ-kheo lại nói là tôi ăn tô, mật thì nên tin vào lời của Ưu-bà-di đáng tin nói mà trị tội Tỳ-kheo này, cũng nên khiến cho Tỳ-kheo tự nói. Nếu Ưu-bà-di đáng tin nói rằng: “Tôi thấy vị này uống rượu”, Tỳ-kheo lại nói là tôi uống nước mật, nước Tô-tỳ-la thì nên tin vào lời của Ưu-bà-di đáng tin nói mà trị tội Tỳ-kheo này, cũng nên khiến cho Tỳ-kheo tự nói. Nếu Ưu-bà-di đáng tin nói rằng: “Tôi thấy vị này hành dâm”, Tỳ-kheo lại nói là tôi hành dâm ở đùi thì nên tin vào lời của Ưu-bà-di đáng tin nói mà trị tội Tỳ-kheo này, cũng nên khiến cho Tỳ-kheo tự nói. Nếu Ưu-bà-di đáng tin nói rằng: “Tôi thấy vị này hành dâm với súc sanh”, Tỳ-kheo lại nói là tôi chỉ hành dâm bên ngoài thân phần thì nên tin vào lời của Ưu-bà-di đáng tin nói mà trị tội Tỳ-kheo này, cũng nên khiến cho Tỳ-kheo tự nói. Cho đến thấy với long nữ, thiên nữ, Dạ-xoa nữ cũng như vậy. Nếu Ưu-bà-di đáng tin nói rằng: “Tôi thấy vị này cùng người nữ ở chỗ kia hành dâm”, Tỳ-kheo lại nói là tôi vì nhân duyên khác nên đến chỗ đó thì không nên tin vào lời của Ưu-bà-di đáng tin nói mà trị tội Tỳ-kheo này. Nếu Ưu-bà-di đáng tin nói rằng: “Tôi thấy vị này cùng người nữ đó hành dâm, người nữ đứng còn Tỳ-kheo ngồi”thì không nên tin vào lời của Ưu-bà-di đáng tin nói mà trị tội Tỳ-kheo này; cho đến bốn oai nghi cũng như vậy. Trong Bất định thứ hai, nếu Tỳ-kheo trong hai việc, mỗi mỗi việc đều không tự nói ra thì không nên tin vào lời của Ưu-bà-di đáng tin nói mà trị tội Tỳ-kheo này.

4. Hỏi Về Ba Mươi Pháp Ni-Tát-Kỳ Ba-Dật-Đề:

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cất chứa y quá mười đêm mà không phạm Xả đọa hay không?

Đáp: Có, nếu y bị cháy, bị mất; nếu là thủy y, y đang may, y bằng lông, y bất tịnh cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cất chứa y dư trọn đời mà không phạm Xả đọa hay không?

Đáp: Có, trong mười đêm thì gặp vô thường (chết).

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cất chứa y dư hai mươi năm mà không phạm Xả đọa hay không?

Đáp: Có, nếu bị điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cất chứa y quá mười đêm, ngay nơi y này lại phạm lìa y ngủ đêm hay không?

Đáp: Có, nếu qua mười đêm may thành y thọ trì lại ra ngoài giới cho đến khi mặt trời mọc.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ngay trong ngày được y liền phạm Xả đọa hay không?

Đáp: Có, nếu liền ngày được y mà ngày trước phạm Xả đọa chưa sám hối, lìa y ngủ mà không thọ ba y lại cất chứa y quá mười đêm nên phạm Xả đọa.

Hỏi: Lìa Ni-sư-đàn ngủ đêm có phạm Xả đọa hay không?

Đáp: Phật dạy không được lìa ba y ngủ đêm, Ni-sư-đàn hoặc được lìa hoặc không được lìa vì Ni-sư-đàn không phải là loại y lìa ngủ đêm. Nếu nuôi bịnh mà cất giữ y quá mười thì phạm Xả đọa; cất chứa khăn tay, đãy lượt nước, mền nệm thọ trì không phạm; nếu không thọ trì hoặc xả rồi thọ lại tùy ý dùng.

Hỏi: Sao gọi là đập y?

Đáp: Nếu là y mới chưa trải qua bốn tháng thọ dụng thì y này không được đập; nếu là Thời y, trong bốn tháng thọ dụng y này thì gọi là được đập y.

Hỏi: Giới của Tăng và giới của ngoại đạo cùng trong một giới, cùng chung một cửa nếu lìa y ngủ đêm thì có phạm hay không?, đáp là nếu ngủ đêm ngay nơi cửa thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo để y ở chỗ ngoại đạo, ngủ đêm trong giới của Tăng mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu giới của ngoại đạo và giới của Tăng cùng trong một giới; giới cây cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo để y ở bốn chỗ, ngủ đêm ở chỗ khác mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu để trên giường nằm ngồi, nếu không đem ba y theo thì nên thọ y khác.

Hỏi: Như Phật dạy được cất chứa vải trong một tháng thì thọ như thế nào?

Đáp: Đây là trường hợp ba y không đủ, nếu ba y đã đủ thì không được cất chứa vải trong một tháng; vì không đủ ba y mong cầu trong một tháng sẽ được đủ thì nên cất chứa; nếu không được thì nên cắt rọc may thành y thọ trì, nếu không cắt rọc may thành y thọ trì thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, giống như trường hợp liền ngày có được y.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni không phải bà con giặt y mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu nhờ giặt y mới.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo không phải cha nhờ Tỳ-kheo-ni giặt y mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo-ni là mẹ; nếu giặt rồi bảo giặt nữa thì phạm Đột-kiết-la; nếu sai sứ, làm tướng nhờ giặt thì phạm Ni-tát-kỳ; nếu nhờ tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp, hai chúng ni dưới giặt y của Tăng hoặc y bất tịnh thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo thọ y từ Tỳ-kheo-ni không phải mẹ mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu thọ y từ mẹ là tặc trụ thì phạm Đột-kiết-la; nếu Tỳkheo-ni để y dưới đất rồi nói: “Đại đức, y này gởi cho đại đức tùy ý thọ dụng, tôi sẽ được công đức”, Tỳ-kheo lấy thọ dụng thì không phạm; nếu bảo người khác lấy thì phạm Đột-kiết-la; sai sứ, dùng tay ra dấu đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo-ni để y dưới đất rồi im lặng bỏ đi, Tỳkheo đồng ý thọ dụng thì không phạm; nếu nói: “Thọ dụng rồi đưa tiền cho tôi”thì không phạm; tạm mượn thọ dụng cũng không phạm. Thứcxoa-ma-na, Sa-di-ni để y cho cũng vậy. Nếu nói: “Trong tụ lạc đó có y cho đại đức”, Tỳ-kheo đến đó lấy thì phạm Đột-kiết-la, nếu im lăng tâm thọ, sau đó đồng ý thọ dụng thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo nói: “Tôi không được thọ y từ Tỳ-kheo-ni không phải bà con”, người kia im lặng để y dưới đất rồi bỏ đi, sau đó Tỳ-kheo đồng ý thọ dụng thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo thọ y từ Tỳ-kheo-ni là mẹ mà phạm Xả đọa hay không?

Đáp: Có, nếu thọ lấy vật khác.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo vào nhà bạch y, y không rời thân mà lại phạm Xả đọa hay không?

Đáp: Có, nếu y bị bùn đất làm dơ, Tỳ-kheo-ni phủi giũ; nếu Tỳkheo nhờ Tỳ-kheo-ni không phải bà con giặt Ni-sư-đàn thì phạm Xả đọa, giặt mền nệm gối đều phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Sao gọi là giặt?

Đáp: Nhúng vào nước cho đến ba lần thì gọi là giặt.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo xin y từ cư sĩ, vợ cư sĩ không phải bà con mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu xin cho Tăng hoặc xin từ người hai căn thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo xin y từ cư sĩ, vợ cư sĩ mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu đó là cha mẹ hoặc xin vải may màn, y tắm mưa thì không phạm; nếu xin từ người học giới thì phạm Đột-kiết-la; xin y bất tịnh cũng phạm Đột-kiết-la; xin y Kiếp bối, Đầu sa thì phạm Đột-kiếtla. Khi thọ giới cụ túc xin, khi thọ giới cụ túc được y có bốn câu; nếu cư sĩ chuyển căn thành nữ hoặc Tỳ-kheo chuyển căn thành Tỳ-kheo-ni đều không phạm. Sai sứ, dùng tay ra dấu đều phạm Đột-kiết-la. Xin y từ phi nhân, súc sanh, chư thiên thì không phạm.

Nếu vì Sa-di may y mà Tỳ-kheo đến xin thì phạm Đột-kiết-la; vì nhiều Tỳ-kheo may y mà một Tỳ-kheo đến xin cũng phạm Đột-kiết-la; vì may y khi còn là bạch y, sau khi xuất gia rồi đến đòi thì phạm Độtkiết-la; vì may y khi thọ giới cụ túc, thọ giới cụ túc xong đến đòicũng phạm Đột-kiết-la, y này nên xả; nếu xin y từ trời rồng, Dạ-xoa và tất cả ngoại đạo đều không phạm; sai sứ, dùng tay ra dấu đều phạm Độtkiết-la.

Nếu phi nhân đưa giá tiền, phi nhân làm sứ, phi nhân là đàn việt thì không phạm; người đưa giá tiền, phi nhân làm sứ, phi nhân là đàn việt cũng không phạm; phi nhân đưa giá tiền, người làm sứ, người là đàn việt cũng không phạm; nếu người đưa giá tiền, người làm sứ, người là đàn việt thì phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng Kiều xa da mới làm Ni-sư-đàn mà không phạm Xả đọa hay không?

Đáp: Có, nếu làm xen tạp với Cù na, hoặc với Kiếp bối, Đầu cưu la hoặc với tóc, lông… đều phạm Đột-kiết-la; sai sứ, dùng tay ra dấu đều phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng Kiều xa da mới xen tạp làm phu cụ mà không phạm Xả đọa hay không?

Đáp: Nếu không tự làm hoặc làm thuần đen; tự làm cũng vậy. Nếu làm xong trải ngủ liền phạm tội.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm phu cụ mà phạm bốn Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu làm bằng kích lương của Phật, chưa đủ sáu năm, nhờ Tỳ-kheo-ni không phải là bà con giặt và cất chứa quá mười đêm; nếu làm thuần trắng hoặc bất tịnh thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm phu cụ chưa đủ sáu năm mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu trong sáu năm bỏ đạo, sau đó xuất gia thọ giới trở lại; bị cuồng si hoặc chuyển căn thành nữ cũng vậy; hoặc Tăng yết ma cho làm; đối với phu cụ bằng Kiều xa da cũng vậy; nếu làm cho người khác thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo thọ y Tăng-già-lê mà phạm Độtkiết-la hay không?

Đáp: Có, nếu y làm xen tạp bằng chỉ sợi vàng hoặc bạc, hoặc loại chỉ sợi quý báu; dù để dưới đất cho cũng không thọ dụng; nếu khi thọ tưởng là vàng thì phạm Xả đọa; nếu ở chỗ xa nhờ người lấy thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lấy vật từ mẹ mà phạm Xả đọa hay không?

Đáp: Có, nếu trao đổi vật khác thì phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo mua bán đủ các loại mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu sai bảo người chưa thọ giới cụ túc mua bán thì không phạm, nếu mua bán không như pháp thì phạm Đột-kiết-la. Mua bán với trời rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Mahầu-la-già… tất cả phi nhân thì phạm Đột-kiết-la; mua bán với bà con cũng phạm Đột-kiết-la. Mua bán với người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp, huỳnh môn… đều phạm Đột-kiết-la. Người học giới mua bán cũng phạm Đột-kiết-la; khi chưa thọ giới cụ túc mua bán, khi chưa thọ giới cụ túc được lợi thì phạm Đột-kiết-la… có tất cả bảy câu; người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại mua bán thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cất chứa bát quá mười đêm mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu trong mười đêm bị điên cuồng

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cất chứa bát dư trọn đời mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu đã ở trong Tăng xả và sám hối.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo có một bát, ngay nơi bát này lại phạm Xả đọa hay không?

Đáp: Có, nếu không thọ trì.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo có bát rồi lại xin bát khác, trọn đời không tịnh thí mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu là bát nhỏ.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo liền ngày xin được bát mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu bát dễ có được trong mười đêm

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo có bát chưa tới năm đường răng nứt, xin bát mới mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu hai hoặc ba người xin một bát thì phạm Đột-kiếtla.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tự xin chỉ sợi bảo thợ dệt dệt y mà không phạm Xả đọa hay không?

Đáp: Có, nếu xin cho Tăng thì không phạm; hoặc xin chỉ sợi bất tịnh rồi bảo thợ dệt dệt y thì phạm Đột-kiết-la; hoặc xin chỉ sợi từ người điên cuồng thì phạm Đột-kiết-la; sai sứ, dùng tay ra dấu xin đều phạm Đột-kiết-la. Nếu bảo thợ dệt dệt y cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đến chỗ thợ dệt mà không nói thì phạm Đột-kiết-la; nếu nói là dùng loại chỉ sợi xen tạp để dệt thì phạm Đột-kiết-la; nếu thợ dệt là huỳnh môn hay người hai căn, Tỳ-kheo đến nói với họ thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo có tâm sân hận đoạt lấy y của tỳkheo khác mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu đoạt y bất tịnh hoặc đoạt y của người học giới, tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp, Sa-di thì phạm Đột-kiết-la; sai sứ, dùng tay ra dấu bảo đoạt thì phạm Đột-kiết-la; nếu đoạt y chưa đủ lượng cũng phạm Đột-kiết-la; nếu người đoạt y chuyển căn thành nữ hay người bị đoạt y chuyển căn đều phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lìa y quá sáu đêm, không thọ y khác mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu một trong tám nạn khởi lên; hoặc trong ba y không có y dư khác mà an cư, trong một tháng Thời y được lìa y ngủ đêm, nếu quá hạn này thì phạm Xả đọa.

Nếu dùng y bất tịnh hoặc y Kiếp-ba-đồ-sa để may y tắm mưa thì phạm Đột-kiết-la; nếu Tỳ-kheo tự tứ xong đến trú xứ khác, nơi này chưa tự tứ mà tùy ở chỗ đó cất chứa y tắm mưa thì phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lấy y từ mẹ mà phạm Ni-tát-kỳ Badật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu là y của Tăng mà hồi chuyển về cho mình thì phạm Xả đọa; thời dược và thất nhật dược cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lấy y của Tăng hồi chuyển về cho mình mà không phạm hay không?

Đáp: Nếu ở ngoài giới thì phạm Đột-kiết-la. Nếu ở trong giới của Tăng, không hòa hợp mà chia y thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo được dùng thời dược làm phi thời dược, thất nhật dược và tận hình dược hay không?

Đáp: Có, như mía là Thời dược, ép lấy nước làm Phi thời dược; đường là Thất nhật dược, đốt thành tro làm Chung thân dược, Hồ-ma cũng vậy; thịt là Thời dược, chiên lấy mỡ làm Thất nhật dược, đốt thành tro làm Chung thân dược .

Hỏi: Nếu Thất nhật dược để ở chỗ bất tịnh không trải qua đêm, không thọ trì thì có được trong bảy ngày thọ hay không? Đáp: Được, Chung thân dược cũng vậy. Nếu mỡ đã được lượt rồi, nấu với dầu thì được dùng trong bảy ngày, Tỳ-kheo khác cũng được dùng trong bảy ngày, nếu dùng để nhỏ mũi, nhỏ lỗ tai hay thoa chân đều không phạm.

5. Hỏi Về Chín Mươi Pháp Ba-Dật-Đề:

Hỏi: Có cư sĩ hỏi Tỳ-kheo: “Thầy là ai?”

Đáp: là ngoại đạo thì Tỳ-kheo này có xả giới hay không?

Đáp: Không xả giới nhưng phạm cố ý vọng ngữ Ba-dật-đề.

Hỏi: Có cư sĩ hỏi Tỳ-kheo: “Thầy là ai?”, đáp là cư sĩ thì Tỳ-kheo này có xả giới hay không?

Đáp: Không xả giới nhưng phạm cố ý vọng ngữ Ba-dật-đề. Nếu đáp là Hòa thượng cũng vậy.

Nếu Tỳ-kheo nói điên đảo là xin cho Hòa thượng ____ hoặc Axà-lê ____, người kia nghe theo lời đã nói mà cho đồ vật thì Tỳ-kheo phạm cố ý vọng ngữ Ba-dật-đề; thường xưng tên để xin cũng phạm Badật-đề. Không nghe mà nói là nghe, nghe mà nói là không nghe… đều phạm Ba-dật-đề. Nếu nói người kia mù lòa mà người đó thật không mù lòa thì phạm hai tội Ba-dật-đề là cố ý vọng ngữ và khinh chê; nói điếc, câm ngọng cũng vậy, cho đến nói các nghề công xảo khác cũng vậy, như nói thầy là dòng Bà-la-môn xuất gia hoặc thầy là thợ hớt tóc xuất gia… đều phạm.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo khi đi dùng thiên nhãn để xuất tội (cử tội) Tỳkheo thì có thành xuất tội hay không?

Đáp: Không thành xuất tội vì thiên nhãn không phải là sự, khi ngồi cũng vậy.

Hỏi: Tỳ-kheo ở trong Tăng xuất tội Tỳ-kheo thì có thành xuất tội hay không?

Đáp: Không thành xuất tội, Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la.

Nếu cố ý khinh chê tặc trụ, người học giới, người vốn không hòa hợp đều phạm Đột-kiết-la; khinh chê ba chúng dưới cũng phạm Độtkiết-la; sai sứ, dùng tay ra dấu khinh chê cũng phạm Đột-kiết-la.

Nếu dùng thiên nhĩ để nghe lời ly gián thì phạm Đột-kiết-la; ly gián tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp đề phạm Đột-kiết-la; sai sứ, dùng tay ra dấu ly gián đều phạm Đột-kiết-la; ly gián Tỳ-kheo-ni và ba chúng dưới đều phạm Đột-kiết-la.

Nếu đã diệt tội cho tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp mà phát khởi trở lại thì phạm Đột-kiết-la; sai sứ, dùng tay ra dấu để phát khởi lại cũng phạm Đột-kiết-la. Đã diệt tội cho Tỳkheo-ni và ba chúng dưới rồi mà còn phát khởi trở lại thì phạm Độtkiết-la.

Thuyết pháp cho người nữ đang ngủ thì phạm Đột-kiết-la; thuyết pháp cho tịnh nhân đang ngủ, tịnh nhân là người cõi Uất-đơn-việt hoặc là người ngu si, hoặc là người điếc, câm hoặc là người biên địa đều phạm Đột-kiết-la; thuyết pháp cho huỳnh môn, người hai căn đều phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Nếu tịnh nhân bên cạnh là người không thanh tịnh thì có được thuyết pháp cho người nữ hay không?

Đáp: Không được, vì sao, vì Phật có dạy chú nguyện cho tịnh nhân thì không phạm; nếu tịnh nhân bên cạnh là người mù, câm mà thuyết pháp cho người nữ thì phạm Đột-kiết-la; nếu tịnh nhân là người không diên cuồng hoặc là năm chúng thì thuyết pháp không phạm. Nếu không có tịnh nhân, thuyết pháp cho người thọ tám trai giới thì không phạm; hoặc dạy kinh hay hỏi đáp thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cùng người chưa thọ giới cụ túc đọc tụng cú pháp mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu cùng tụng với súc sanh; nếu cùng tụng với trời rồng quỷ thần… thì phạm Đột-kiết-la; cùng tụng với Sa-di, Sa-di-ni cũng phạm Đột-kiết-la; sai sứ, dùng tay ra dấu cùng tụng thì phạm Đột-kiếtla.

Hỏi: Vì sao nói tội Ba-la-di, Tăng-già-bà-thi-sa của tỳ-kheo cho người chưa thọ giới cụ túc nghe thì phạm Ba-dật-đề?

Đáp: Vì hai tụ giới này nhiếp hết các tội thô ác.

Hỏi: Có trường hợp nói được pháp hơn người cho người chưa thọ giới cụ túc nghe mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu nói cho ba chúng dưới nghe thì phạm Đột-kiết-la; nói cho bậc chánh kiến hoặc bậc Kiến đế nghe thì không phạm; nói cho người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại nghe đều phạm Đột-kiết-la; nói cho tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp, người học giới nghe đều phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ-kheo hồi chuyển Tăng vật cho Tỳ-kheo-ni tăng thì phạm Đột-kiết-la; sai sứ, dùng tay ra dấu hồi chuyển thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo chê trách mỗi nữa tháng thuyết giới vụn vặt này mà không phạm hay không?

Đáp: Không có, trừ hai mươi mốt trường hợp không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nhổ cỏ mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, đó là cạo tóc; nếu Tỳ-kheo dùng tro đất phủ lên cỏ tươi thì phạm Đột-kiết-la. Nếu bảo người hái trái cho mình ăn thì phạm Độtkiết-la; hái nấm mèo cũng phạm Đột-kiết-la; người học giới (Sa-di học hối) hái thì phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ-kheo vì người khác mà mắng thì phạm Đột-kiết-la; mắng súc sanh cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu hỏi việc này mà trả lời việc khác thì phạm Đột-kiết-la; im lặng xúc não người khác cũng phạm Đột-kiếtla; nghe nói rồi mà không ghi nhớ thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo trải ngọa cụ nơi đất trống, khi đi không tự thu dọn cũng không bảo người thu dọn mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu là giường báu hoặc ở chỗ khuất do có cư sĩ nhiếp thủ nên khi đi không thu dọn thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo là tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp, người học giới khi đi không thu dọn thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo trải ngọa cụ của mình khi đi không thu dọn cũng không bảo người thu dọn thì phạm Đột-kiết-la; năm chúng cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo trải ngọa cụ của Tăng không tự thu cất cũng không bảo người thu cất mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu ngồi ở nhà cư sĩ hoặc ngọa cụ bị người chiếm đoạt thì không phạm, hoặc gần chỗ kinh hành cũng không phạm. Nếu tạm thời đứng dậy đi, không tự cất cũng không bảo người cất thì phạm Độtkiết-la; trừ ngọa cụ, các vật khác như ván cây, khúc cây thì tùy ý ngồi không phạm. Nếu Tỳ-kheo không dặn trao lại ngọa cụ mà đi, khi đến giữa đường gặp Tỳ-kheo khác nên dặn thu dọn giùm; nếu vị kia nhận lời mà không thu cất thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo muốn cất ngọa cụ vào trong phòng, cửa phòng đóng thì làm thế nào?

Đáp: Nên để bên vách hoặc dưới gốc cây hoặc ở chỗ không bị mưa làm hư.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo xua đuổi Tỳ-kheo mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Nếu chúng tăng là tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp, người học giới, Sa-di… cùng xua đuổi một Tỳ-kheo thì phạm Đột-kiết-la; sai sứ, dùng tay ra dấu xua đuổi hoặc ở trong phòng riêng đuổi ra thì phạm Đột-kiết-la; ở nơi đất trống xua đuổi cũng phạm Đột-kiết-la; xua đuổi ngạ quỷ cũng phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo biết Tỳ-kheo khác đến trước đã trải ngọa cụ rồi, mình đến sau gắng gượng tự trải hay bảo người trải ngọa cụ mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu đó là tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp, người học giới, Sa-di thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo không chống đỡ giường sút chân, ngồi nằm trên đó mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu ở trong chùa của tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp hoặc chùa của tỳ-kheo-ni hoặc chùa của ngoại đạo thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lấy nước có trùng tưới lên cỏ, đất mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu sai sứ, dùng tay ra dấu thì phạm Đột-kiết-la; dùng tô, lạc, sữa tưới lên trùng trong cỏ thì phạm Đột-kiết-la. Hỏi: có trường hợp Tỳ-kheo lợp nhà quá hai, ba lớp mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu sai sứ, dùng tay ra dấu hoặc bảo huỳnh môn làm thì phạm Đột-kiết-la.

Phòng lớn tức là phòng riêng hoặc phòng có chủ.

Hỏi: Sao gọi là giáo giới Tỳ-kheo-ni?

Đáp: Nếu nói về tám giới trọng gọi là giáo giới Tỳ-kheo-ni. Tỳkheo thọ pháp giáo giới cho Tỳ-kheo-ni không thọ pháp thì phạm Độtkiết-la; ngược lại cũng vậy. Giáo giới cho Tỳ-kheo-ni tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Giáo giới cho Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo nơi khác cũng được giáo giới thì có cần tác yết ma nữa hay là không làm?

Đáp: Trước đã tác yết ma rồi thì không cần tác nữa.

Hỏi: Có trường hợp Tăng không sai, Tỳ-kheo giáo giới Tỳ-kheoni mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu trước đã được sai rồi.

Hỏi: Nếu trú xứ chỉ có một Tỳ-kheo thì Tỳ-kheo-ni có nên đến cầu giáo giới hay không?

Đáp: Nên đến, trường hợp hai, ba vị cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo giáo giới Tỳ-kheo-ni đến mặt trời lặn mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu ở trong chùa tỳ-kheo-ni trong tụ lạc hoặc trong chùa gần tụ lạc, gần nhà cư sĩ thì không phạm; nếu ở ngoài tụ lạc thì phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đem y cho người không phải là mẹ mà không phạm hay không?

Đáp: Có, về mẹ có tất cả hai mươi mốt trường hợp; nếu đem y cho Tỳ-kheo-ni tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp, người học giới thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Như Phật dạy nếu Tỳ-kheo nói với Tỳ-kheo khác rằng: “Vì lợi cúng dường nên giáo giới Tỳ-kheo-ni thì phạm Ba-dật-đề”, có trường hợp Tỳ-kheo nói như thế mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu các phi nhân như trời, rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già… xuất gia làm Tỳ-kheoni.

Nếu Tỳ-kheo hẹn với Tỳ-kheo-ni đi trong hư không thì phạm Độtkiết-la; khi chưa thọ giới cụ túc cùng hẹn, thọ giới cụ túc xong cùng đi thì phạm Đột-kiết-la; Tỳ-kheo đi trên hư không, Tỳ-kheo-ni đi dưới đất thì phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ-kheo cùng ngồi ở chỗ khuất với thiên nữ có thể nắm giữ được thì phạm Đột-kiết-la; ngồi với Tỳ-kheo-ni cũng vậy.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo nhờ Tỳ-kheo-ni khen ngợi mà được thức ăn lại không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu khen ngợi người khác, người khác ăn thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo trước đã thọ cư sĩ thỉnh, sau đó Tỳ-kheo-ni khan ngợi bảo cư sĩ thỉnh Tỳ-kheo đó, cư sĩ nói là đã thỉnh rồi thì Tỳ-kheo không phạm; tịnh thí thức ăn cho Tỳ-kheo-ni và ba chúng dưới đều không phạm; không biết Tỳ-kheo-ni khen ngợi mà ăn thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo thọ thỉnh thực ở nhiều nơi mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu trước đã tịnh cho người khác hoặc vì bịnh hoặc ở nhiều nơi thọ bà con thỉnh thực thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo thọ thỉnh thực rồi ngay nơi chỗ ngồi hoặc chỗ khác đem thức ăn đến, tác ý không thọ thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo thọ thỉnh, có người nói: “Đại đức, còn có thức ăn nhưng tôi không thỉnh đại đức lần nữa”thì không phạm. Nếu Tỳ-kheo thọ hai loại thức ăn là Khư-đà-ni và Bồ-xà-ni, không tác tịnh mà ăn cũng không phạm. Tỳ-kheo trước đã thọ thỉnh thực, có người nói: “Đại đức nhớ tôi thỉnh thực, tôi không thỉnh đại đức lần nữa”thì không phạm. Tỳ-kheo trước đã thọ thỉnh thực, có người nói: “Đại đức, tôi còn có thức ăn tùy theo bịnh, tôi không thỉnh đại đức lần nữa”thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo thọ thỉnh hai nơi, không cho người khác một nơi mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu đó không phải là chánh thực; nếu Tỳ-kheo thọ thỉnh thực rồi, có người nói rằng: “Đại đức tự đến nhà tôi, tôi không thỉnh đại đức lần nữa”thì không phạm. Lúc đang ngồi có người thỉnh thực, nếu trước chưa thọ thỉnh thực thì không phạm; ngay nơi chỗ nhất tọa thực, có người khác thỉnh thực thì không phạm; thường thỉnh thực cũng không phạm, vì thương xót nên thọ thỉnh thực cũng không phạm; thọ thức ăn do cư sĩ để dành cho (trường thực) cũng không phạm; một người lấy phần cho hai người cũng không phạm. Thức ăn bất tịnh, dùng tay ra dấu thọ thì phạm Đột-kiết-la; người điên cuồng thỉnh thực, nghi nên thọ chỗ khác thỉnh thực thì không phạm; Tỳ-kheo thọ thỉnh thực rồi cho lại cho Tỳ-kheo thọ pháp thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp ở một nơi thọ hai nhà thỉnh thực mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu thọ thỉnh thực ở Long cung, miếu thờ trời và nhà của ngoại đạo.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo thọ hai, ba bát thức ăn mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu ở nhà ngoại đạo, miếu thờ trời, thờ Dạ-xoa thì không phạm; nếu dùng tay ra dấu để thọ thì phạm Đột-kiết-la; trừ bánh, thọ các loại thức ăn khác đều không phạm. Nếu thọ hai, ba bát rồi sai người khác mang đi thì phạm Đột-kiết-la .

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ăn rồi, tùy ý không thọ pháp dư thực lại ăn nữa mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu bịnh, ăn tô, mật cũng vậy; ăn thức ăn bất tịnh (chánh thực) rồi tùy ý thọ pháp dư thực thì không gọi là thọ thực, phạm Ba-dậtđề. Nếu Tỳ-kheo này là tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp, người học giới thì phạm Đột-kiết-la .

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ăn biệt chúng mà không phạm Badật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu đi quá nữa do tuần hoặc ra khỏi giới hoặc ở trên hư không ăn thì không phạm, như Phật đã dạy trừ khi có nhân duyên, ăn biệt chúng không phạm.

Hỏi: Vì tất cả nhân duyên hiện tại tiền hay là mỗi mỗi nhân duyên hiện tại tiền?

Đáp: Vì mỗi mỗi nhân duyên hiện tại tiền được ăn biệt chúng không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo phi thời ăn loại thức ăn Khư-đà-ni và Bồ-xà-ni mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu đến cõi Uất đơn việt, theo giờ ăn ở cõi đó thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ngồi một chỗ ăn mà phạm bốn tội Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu không thọ thực mà ăn, thức ăn không thanh tịnh, ăn phi thời và thức ăn để cách đêm thì khi vừa ăn liền phạm bốn tội Badật-đề.

Hỏi: Thức ăn cách đêm ở cõi Uất đơn việt có được ăn không?

Đáp: Được ăn, các cõi khác cũng vậy. Có ba hạng người được ăn cách đêm, đó là tặc trụ, người học giới, người vốn không hòa hợp; Tỳkheo không được ăn.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ăn thức ăn cách đêm mà không phạm hay không?

Đáp: Có, thức ăn cách đêm của tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo được ăn; thức ăn cách đêm của tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni được ăn. Nếu miệng bát bị mẻ, thức ăn còn dính trong bát phải hết sức chú ý, rửa ba lần cho sạch rồi mới dùng thọ thực thì không phạm. Nếu đem cho Sa-di, Sa-di trả lại, Tỳ-kheo dùng thọ thực không phạm; đem thức ăn cách đêm cho người khác, người khác trả lại, nếu ăn thì phạm Đột-kiết-la, nếu tự không thọ thực thì không phạm. Ở cõi Uất đơn việt không thọ thức ăn mà ăn thì không phạm; các cõi khác thì không được.

Hỏi: Khi Tỳ-kheo ăn, tịnh nhân sớt loại thức ăn Khư-đà-ni, Bồxà-ni vào bát thì có thành thọ hay không?

Đáp: Nếu từ khước được thì từ khước, nếu không từ khước được thì được ăn; nếu là nước đục, nước muối, nước tro thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp tự xin thức ăn ngon mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu xin từ rồng, Dạ-xoa… các phi nhân hoặc xin từ bà con thì không phạm.

Nước có trùng nên lượt.

Nếu cùng huỳnh môn ngồi ở chỗ khuất hoặc ngồi trong nhà hoặc trong nhà không tự tại thì phạm Đột-kiết-la. Nhà không tự tại là nếu trong nhà có cha mẹ, bà con, trong đó tự tại ngồi thì không phạm; nếu nhà có nhiều con và dâu, chưa phân chia tài sản thì gọi là nhà không tự tại; dù đã phân chia tài sản, nếu ngồi trong nhà của người lấy vợ thì phạm Ba-dật-đề; ngồi trong chùa đã bị chủ đoạt hoặc trong chùa của ngoại đạo thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cùng ngồi mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu cùng ngồi trên hư không.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cùng ngồi ở chỗ khuất mà không phạm hay không?

Đáp: Nếu ngồi ở trong đại chúng.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ngồi ăn ở chỗ khuất mà phạm Ba-ladi hay không?

Đáp: Có, nếu ăn dục (người nữ là thức ăn của người nam nên gọi là ăn dục)

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ngồi ở chỗ khuất ăn mà phạm Badật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu ngồi ở chỗ khuất ăn tô, dầu, mật, đường và uống nước có trùng.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo dùng nước có trùng mà không phạm hay không?

Đáp: Nếu trong nước có trùng lớn, tắm rửa thì phạm Đột-kiết-la; sai sứ, dùng tay ra dấu cũng phạm Đột-kiết-la .

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo tự tay đưa thức ăn cho ngoại đạo mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu ngoại đạo là bà con hoặc bị bịnh hoặc họ muốn xuất gia hoặc dùng tay ra dấu cho thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo đến xem quân trận xuất hành mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu đó là quân của trời, rồng, A-tu-la thì phạm Đột-kiếtla; nếu bị bốn binh bao vây hoặc vua cho gọi hoặc gặp một nạn trong tám nạn thì không phạm; ở trong chùa hay trong nhà cũng không phạm. Ở trong quân trận hai đêm xem diễn tập cũng vậy.

Nếu Tỳ-kheo đánh ba hạng người tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp thì phạm Đột-kiết-la; dùng vật ném nhiều Tỳkheo, tùy trúng bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu; không trúng thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo làm một phương tiện mà phạm trăm ngàn tội Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu Tỳ-kheo nắm cát hay đậu ném vào các Tỳ-kheo, tùy trúng hay không trúng như trên đã nói. Nếu Tỳ-kheo cầm dao chỉa vào chúng Tỳ-kheo thì phạm nhiều tội Ba-dật-đề; nếu chỉa vào bốn hạng người tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp, người học giới thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Che giấu tội trọng của phi Tỳ-kheo có thành tội che giấu hay không?

Đáp: Không thành tội che giấu, đối với ba hạng người tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp cũng không gọi là che giấu. Nếu Tỳ-kheo thấy Tỳ-kheo khác phạm tội trọng, Tỳ-kheo ấy nói là tôi không có phạm, Tỳ-kheo này không nói với người khác thì không gọi là che giấu. Nếu Tỳ-kheo che giấu tội trọng của tỳ-kheo thì phạm Ba-dật-đề; che giấu tội trọng của tỳ-kheo-ni và ba chúng dưới thì phạm Đột-kiết-la; che giấu tội trọng của người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại thì không phạm.

Hỏi: Nếu ở bên người điên cuồng sám hối thì có thành sám hối hay không?, đáp là không thành sám hối.

Hỏi: Diệt tẫn Sa-di rồi nên xả hay không nên xả?

Đáp: Nên xả, nếu Sa-di đến trong Tăng xin sám hối hoặc khi bố tát sám hối thì nên nhiếp thủ.

Tỳ-kheo khi bố tát, nhớ mình có tội khởi tâm phát lồ sám hối thì không gọi là che giấu.

Nếu Tỳ-kheo xua đuổi Tỳ-kheo-ni và ba chúng dưới thì phạm Đột-kiết-la; ở trong nhà ngoại đạo mà xua đuổi Tỳ-kheo hoặc sai sứ đuổi Sa-di thì phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ-kheo bỏ tô, dầu, mật vào trong lửa thì phạm Đột-kiết-la; nếu đốt xương, y vật cũ thì phạm Đột-kiết-la; bỏ củi vào trong lửa cũng phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cùng người chưa thọ giới cụ túc ngủ quá hai đêm mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu cùng ngủ nơi bờ rào, bên vách tường, dưới gốc cây thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo cùng người chưa thọ giới cụ túc ngủ quá hai đêm mà phạm hai tội Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu cùng ngủ với Sa-di hai đêm, đêm thứ ba cùng ngủ với người nữ.

Trường hợp Sa-di nói rằng: “Tôi biết lời Phật dạy là dâm dục không chướng ngại đạo”, nếu Sa-di ở trong Tăng hòa hợp sám hối thì nên nhiếp thọ.

Nếu Tỳ-kheo gởi dục cho Tỳ-kheo không thọ pháp rồi sau đó quở trách thì phạm Đột-kiết-la, trường hợp ngược lại cũng vậy. Nếu tác pháp yết ma cho tặc trụ, người vốn đã phạm giới, người vốn không hòa hợp, cho ba chúng dưới, đã gởi dục rồi sau đó quở trách thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo mặc y không hoại sắc mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu mặc y bất tịnh như y Kiếp ba đầu sa thì phạm Độtkiết-la; y bất tịnh hoại sắc tác tịnh rồi mặc thì phạm Đột-kiết-la. Nếu là y hoại sắc của tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni được mặc cho đến Sa-di-ni cũng được mặc; y tịnh của tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo được mặc cho đến Sa-di cũng được mặc. Khăn lau chân, khăn tay, đãy lượt nước, túi đựng bát… đều nên tác tịnh.

Hỏi: Nếu y của tỳ-kheo bị quốc vương, trưởng giả đoạt lấy, sau đó trả lại thì có nên tác tịnh lại hay không?

Đáp: Không, vì trước đã tác tịnh rồi.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lấy vật báu hay vật tợ báu mà không phạm Ba-dật-đề hay không?

Đáp: Có, nếu lấy vật báu của trời, rồng, quỷ thần thì phạm Độtkiết-la; nếu sai sứ lấy vật báu ở chỗ _____ thì phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo lấy ngọc châu Ma ni mà không phạm hay không?

Đáp: Nếu lấy Ma ni thủy tinh thì phạm Đột-kiết-la; nếu khởi niệm là lấy cất giùm người khác, sau sẽ đưa trả lại cho họ thì không phạm.

Hỏi: Có trường hợp Tỳ-kheo ngồi nằm trên giường vàng, giường báu mà không phạm hay không?

Đáp: Có, nếu ở các chỗ của trời, rồng, quỷ thần thì không phạm.

Nếu Tỳ-kheo được dao nên hoại tướng của dao rồi mới thọ dụng.

Nếu Tỳ-kheo ngồi trên chỗ ngồi bằng vàng bạc thì phạm Độtkiết-la; xúc chạm vàng bạc cũng phạm Đột-kiết-la.

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10