TẠI SAO NIỆM PHẬT KHÔNG ĐƯỢC NHẤT TÂM?
(Thư Học Phật Số 83)
Btg Bảo Đăng

Nhân có nhiều Phật tử phương xa đến thăm chùa, ngậm ngùi nhắc tưởng đến Tôn sư Thích Hải-Quang Niệm Phật Tăng đã viên tịch đến nay gần 2 năm rồi, và cho Bảo-Đăng biết:

– Hiện nay Phật tử khắp nơi đang hành trì Mật Tịnh pháp môn của Ngài để lại, đã cứu độ rất nhiều chúng sanh hữu duyên thoát qua nhiều khổ nạn, Ma nạn và có được chút trí huệ để phân biệt “chân, giả” trong cửa đạo. Họ có được chút chánh kiến, chánh trí, chánh tư duy và nhất là gặp được Chánh Pháp để tu tập, hy vọng bảo đảm cho con đường vãng sanh Tây phương Cực lạc của họ sau nầy.

HỎI:

Chúng ta đều là một phàm phu kém trí huệ, nghiệp tội nhiều, phước ít, đức mỏng, lại thường hay cố chấp, ích kỷ, ganh tỵ, hơn thua, sân hận, tranh đấu, tham cầu (đủ thứ), nhất là ham vui, thích thị phi, nên giải đãi tu hành v.v…Lại kém phước không gặp được chân sư chỉ dạy đúng pháp, vì thế mà ngày càng khó gặp được người chân thật tu hành cầu giải thoát và khó gặp được người có tứ vô lượng tâm! Dù cho Niệm Phật nhiều thế mấy cũng rất khó mà được “nhất tâm”, và khó mà được tiêu nghiệp tội!

Vậy ngoài việc tu Niệm Phật, Trì Chú, và cần phải tu tập thêm những gì để  “trợ hạnh” cho  được “nhất tâm”?

ĐÁP:

A-DI-ĐÀ PHẬT, quý vị cũng biết Phật đã huyền ký rồi:

– Hiện nay chúng sanh đang sống trong thời kỳ Mạt Pháp, ở trong cuối thời pháp vận thứ tư là “Tháp tự kiên cố”, đang bước qua giai đoạn đầu của thời kỳ chót là “Đấu tranh kiên cố”, tâm chúng sanh luôn bị điên đảo, hơn thua, tranh chấp, giết hại, ếm đối lẫn nhau không chút từ tâm, cho nên ngày càng ít có người hiểu biết rõ phương cách tu tập đúng pháp của nhà Phật. Vì thế không có người đắc đạo, ít có người được vãng sanh về cõi Phật lắm!

Bên Trung Hoa, cũng vào trong khoảng thời gian “Tháp tự kiên cố” nầy, đa phần chỉ lo hướng về việc cất chùa to, xây tháp cao, đúc Phật tượng lớn. Ít có ai chịu học hiểu rộng Phật Pháp để được trí-huệ của Phật cả.

Thuở xưa, có một bậc cao tăng ngộ đạo là Tỉnh Công, gặp một vị tôn túc trưởng lão bảo

với Ngài rằng:

“Ngày kia ông ra hoằng hóa, dưới tòa ông có đến 1000 tăng chúng, song không có kẻ nào là bậc chân chánh xuất gia cả!”

Quả nhiên,

Sau Ngài Tỉnh Công đáp lại lời yêu cầu của Ngài Tiền Công, về trụ-trì ở một ngôi chùa lớn nọ, tăng chúng quy tụ về “xuất gia” có đến trên số ngàn, song chỉ toàn là thích tụng Kinh để gieo căn lành, phước báo ở tương lai mà thôi, chớ không có vị nào ngộ đạo cả, thì làm gì có đắc đạo!

HỎI:

Tại sao trong chùa có đến hơn cả ngàn vị tăng, mà vị Trưởng Lão kia lại nói “không có kẻ nào là bậc xuất gia cả”?

ĐÁP:

Bởi vì bậc cổ đức quan niệm rằng:

Nghĩa chân thật của chữ “XUẤT GIA” là phải:

– Ra khỏi “nhà tam giới” (tức là giải thoát khỏi ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới).

Hoặc:

– Ít ra cũng phải ra khỏi nhà “phiền não”…

Chớ không phải là chỉ:

– Rời khỏi nhà “thế tục”, vào chùa cạo đầu, mặc áo cà sa…tụng kinh, niệm Phật là đủ đâu.

Trong Kinh Niết Bàn dạy rằng:

“Người xuất gia chính là người nghèo nhất trong tất cả người nghèo trên thế gian nầy!”

Tại sao?

Vì người xuất gia ấy:

– Không có gia đình, cha mẹ, vợ con, anh chị em, thân bằng, quyến thuộc chi cả, mà suốt đời chỉ sống trơ trọi có một mình.

– Không có một chỗ trú ngụ nhất định nào cả, mà nay đi xin ăn chỗ nầy, mai đi khất thực ở chốn khác.

– Trên mình chỉ có một bình bát và ba cái Y đắp thay đổi mà thôi.

Như vậy chẳng nghèo thì gọi là gì?

Chính vì sự xuất gia là cao quý và khó làm như vậy, cho nên người xuất gia phải cố gắng giữ sự thanh cao của một“người con Phật”, y theo giới luật của Phật chế mà mình đã thọ để hành trì.

Như thế nào?

Chính là phải:

Đừng nên làm các hạnh của người thế tục.

Đừng nên quyên mộ và cất chứa tiền bạc, quý kim.

Đừng nên bày vẻ ra bất cứ điều chi có thể làm tốn kém cho hàng Phật tử tại gia cả.

Đừng nên vì bạc tiền mà phải quỵ lụy nơi người đời, hoặc làm sứ giả cho các nhà quyền quý, cao sang, vương hầu, khanh tướng v.v…

Mà:

– Làm nhẹ đi cái sự xuất gia thanh bạch của mình vàtổn lây tiếng xấu đến cho Phật đạo nữa.

Như thế thì thử hỏi làm sao cho tròn bổn phận của kẻ xuất gia đối với Tam Bảo được?

Chính vì thế mà:

– Ngài ẤN QUANG Đại Sư cũng không quyên mộ, khuyến hóa chi cả. Ngài quán xét vào thời mạt vận nầy, đạo đức con người lần lần suy giảm, nhân căn hầu hết đều kém yếu…Phần đông đều chỉ ở vào trình độ:

– Giữ Tam quy, ngũ giới,

– Tụng Kinh, Niệm Phật,

– Ăn chay, làm lành mà thôi.

Đại Sư cũng dạy rằng:

“Người tu TỊNH ĐỘ thì phải tu TỊNH NGHIỆP

Và phải:

Giữ luân thường(còn gọi là cang thường) tức là “Tam cang, Ngũ thường”.

Làm hết bổn phận mình.

Dứt niệm tà.

Gìn lòng thành kính.

Trừ bỏ các điều ác.

Ưa làm những việc lành.

Đừng giết hại.

–  Cố gắng ăn chay.

Thương tiếc và hộ trì mạng sống loài vật.

TÍN, NGUYỆN, Niệm Phật cầu sanh về Tây phương Cực lạc.

Nếu như:

* Người chân thật niệm Phật trước phải vì ông, bà, cha, mẹ và anh chị em…

Kế đến phải vì:

– Bạn bè, thân thuộc, xóm giềng, làng nước và tất cả những người hữu duyên, mà đem pháp môn Tịnh Độ nầy khuyến dạy, nhắc nhở nhau đồng tu tập, chẳng luận là người có “tin làm” hay không, miễn sao cố gắng hết sức mình để chỉ dẫn, khiến cho mọi người đều biết được “pháp tu mầu nhiệm” nầy mà thôi.

* Người niệm Phật: Nếu như có tấm lòng chơn thiết, luôn “niệm tưởng” đến đức Phật A-DI-ĐÀ, thì kẻ đó tự có thể nhờ vào“từ lực” (sức từ bi cứu giúp) của Phật hộ trì, khiến cho qua khỏi được các tai nạn lớn như đao binh, nước, lửa…

Dù cho có bị túc nghiệp (là nghiệp nhân gây tạo trong quá khứ) sâu dầy.

Hoặc ở vào trong những trường hợp chuyển quả báo nặng nơi địa ngục, thành ra quả báo nhẹ trong đời nầy, mà bỗng nhiên bị các nạn ấy đưa đến (đao binh, nước, lửa).

Nếu như bình nhật có lòng “Tin sâu, Nguyện thiết” tất phải tu chánh hạnh niệm Phật (đây là hành cái SỰ niệm Phật).

SỰ tu trì nầy đều tùy theo thân phận và hoàn cảnh của mình mà lập, chớ không có bắt buộc hoặc nhứt định là phải theo một pháp thức cố định nào cả.

Chẳng hạn như nếu người không có làm việc, không có bận bịu chi cả, thì nên:

– Từ sáng đến chiều, từ chiều đến tối, lúc đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tịnh v.v…

Hoặc khi ăn cơm, mặc quần áo, cùng (cả những khi) đại, tiểu tiện…

Trong tất cả 3 thời đều phải giữ câu hồng danh A-DI-ĐÀ PHẬT không rời khỏi nơi tâm và miệng.

a.- Nếu khi thân mình sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề thì Niệm Phật ra tiếng.

b.- Nếu lúc nằm, ngủ nghỉ, lúc đại tiểu tiện, tắm rửa, hoặc ở chỗ không được thanh khiết, sạch sẽ, thì phải niệm thầm, chớ không nên niệm ra tiếng. Niệm thầm hay niệm ra tiếng công đức vẫn đồng nhau không khác.

* Người niệm Phật: Nếu như muốn cho tâm của mình không còn “tham luyến chi đến việc trần lao bên ngoài” để chuyên tâm niệm Phật cho được “quy nhứt”, cũng không có phương pháp chi lạ cả, chỉ là:

Đừng quên cái chết đang rình rập bên mình, chẳng biết xảy ra lúc nào!

Phải nên biết rằng:

Ta từ trước đến nay, tạo ra vô lượng, vô biên nghiệp ác.

Như trong kinh Hoa Nghiêm đã nói:

 “Giả sử như các nghiệp ác kia mà có hình tướng, thì khắp cả mười phương hư không cũng chẳng thể nào dung chứa cho hết được.”

– Duyên đâu may mắn, nay ta được thân người, lại nghe được Phật pháp.

Nếu như, không một lòng chuyên niệm Phật, cầu sanh về Tây phương, thì khi cái chết đến thình lình, chắc chắn là phải bị đọa vào trong 3 ác đạo.

Chừng ấy,

1.- Nếu như đọa vào “địa ngục”:

Thì bị cảnh non đao, rừng kiếm, lò lửa, vạc dầu, một ngày đêm sống chết vạn lần, sự sầu khổ cùng cực không sao tả xiết.

2.- Còn nếu như bị đọa vào “ngạ quỷ”:

Thì thân mình xấu xa, hôi hám, bụng lớn như cái trống, cuống họng nhỏ như cây kim, đói khát, mà ăn uống không vào được.

Khi thấy thức ăn, nước uống, thì các vật ấy đều hóa thành ra than lửa, chịu đói khát khổ sở, lăn lộn, khóc la trong muôn vạn kiếp.

3.- Còn nếu như đọa vào “súc sanh”:

Thì bị nghiệp chở, kéo nặng nề, bị người giết mà ăn thịt, hoặc bị cảnh loài mạnh ăn nuốt loài yếu, thân tâm kinh sợ, khủng hoảng, không lúc nào yên.

Chịu khổ như thế, có khi vô lượng chư Phật ra đời hết rồi mà vẫn còn bị xoay lăn trong ác đạo, không được thoát ly.

Cho nên, một khi mà ta đã nghĩ đến thân người mong manh.

Cái chết “bất đắc kỳ tử” sẽ đến.

Đời trước và đời nầy đã tạo ra vô lượng, vô biên nghiệp ác.

Sự khổ ở chốn tam đồ….tất phải nên tỉnh ngộ, sợ hãi, chừng đó tâm sẽ không còn tham luyến chi đến các cảnh ngũ dục, lục trần ở bên ngoài nữa.

Ắt nhiên,

– Niệm Phật sẽ được nhất tâm.

HỎI:

 – Tại sao khi niệm Phật thường bỗng nhiên cảm động, phát ra thương khóc, buồn tủi, sụt sùi, nên rất khó được nhất tâm, và sợ khó mà được cảm ứng với Phật?          

ĐÁP:

Khi niệm Phật mà có những triệu chứng trên, đó là “Tướng căn lành phát hiện” không nên lo sợ.

Nhưng, phải đề phòng và luôn luôn nhớ rõ một điều rằng:

Đừng nên để cho các sự bi cảm đó xảy ra thường xuyên(tức là lần nào và lúc nào niệm Phật, tụng kinh, cũng luôn bị khóc lóc, sụt sùi, thương cảm…như thế cả).

Vì,

Nếu luôn bi cảm như vậy hoài, thì sẽ bị loài “ma bi thương” (buồn rầu, ảo não) nhập vào trong tâm khảm, khiến cho từ đó trở đi, khi gặp bất cứ việc lớn, nhỏ v.v…nào (dù là không đáng khóc mà) cũng đều khóc sướt mướt cả, sự việc nầy rất là khó trị, khó cứu (vì ma bi thương đã dựa nhập vào tâm rồi).

Nghĩa là, phàm gặp việc chi vừa ý cũng đừng nên “quá vui mừng” và vui mừng luôn luôn, một cách quá đáng. Vì như thế, tất sẽ bị loài “ma hoan hỷ” ám nhập vào trong tâm khảm, sẽ rất khó cứu vậy!

Khi niệm Phật, đừng nên dùng quá sức tinh thần(tức là đừng quá căng thẳng, như gồng mình lên, niệm lớn, mặt mày đỏ ké, hoặc canh giờ, đếm bao nhiêu câu, bao nhiêu chuỗi v.v…)

Phải biết,

Dùng tinh thần căng thẳng quá thì hỏa khí (hơi nóng) sẽ bốc lên, lâu ngày làm cho nhức đầu, choáng váng hoặc mang vào các chứng bệnh như:

– Lên máu, đầu tê rần, đau nhức lâm râm, máu bầm tụ trên đỉnh đầu, sân si phát khởi v.v…

Vậy nên phải,

Điều chỉnh cho vừa đúng, nếu thấy mặt mũi nóng bừng lên, hoặc là đầu óc nặng nề, thì phải trấn định tinh thần (tức là bình tỉnh lại) nghĩ tưởng hỏa khí hạ xuống lòng bàn chân, rồi:

Niệm nhỏ lại vừa đủ mình nghe, mắt quán tưởng hình Phật, lắng tai nghe rõ tiếng niệm của mình (dù niệm lẹ cũng nghe rõ) vọng niệm kéo đến cũng làm ngơ, đừng cố giữ nó lại.

Bởi vì,

Nếu cố giữ vọng niệm lại, tâm trí sẽ không còn theo dõi câu niệm Phật nữa, tai không còn nghe rõ tiếng niệm Phật nữa, mà mãi mê chạy theo “vọng tưởng”, thì làm sao được nhất tâm, cho nên niệm Phật bể cổ vẫn hoàn không, là như vậy.

–  Bệnh cùng Ma phá, hoặc dựa nhập, khảo đảo dằn vật xác thân, đều là do túc nghiệp gây ra, khó mà nhất tâm niệm Phật.

Vì thế, phải nên thành khẩn SÁM HỐI trước, kế đến TRÌ CHÚ diệt tội, chú hộ thân rồi mới

NIỆM PHẬT, thì bệnh tự lành, Ma tự xa lánh, tâm thể sẽ được an nhiên.

Bằng ngược lại, không có lòng Tin, không thành khẩn, không chịu sám hối, mà còn khởi ra niệm tà quấy, bất chánh, phỉ báng thì tâm trí sẽ bị sa vào trong sự u-ám, tối tăm, làm sao khỏi bị Ma nạn quấy phá được.

Cho nên, sau mỗi thời khóa niệm Phật, cần phải hồi hướng và cầu nguyện cho “các oan gia, nghiệp báo” nhiều đời trước, khiến cho bọn “oán báo” kia đều nhờ vào công đức niệm Phật đó mà được thoát khổ luân hồi, thoát kiếp làm Ma và được sanh về cõi lành.

* Người Niệm Phật: Nếu như dụng công siêng năng, tinh tấn.

Thì:

– Niệm sẽ được thuần thục, quy nhất.

Và:

– Tự tâm sẽ thấy được cảnh lành (dù cho không thấy cảnh lành, không cảm ứng đạo giao với Phật đi nữa, cũng đừng có lo ngại chi cả).

Nếu như:

– Bỏ sự chuyên chú “dụng công” mà vội gấp muốn được nhất tâm, mong được tương ưng với Phật, mong được thấy cảnh giới lành v.v…

Thì:

– Vọng tưởng sẽ khiến cho tâm bị rối nùi.

– Tâm niệm “cầu mong” kia càng ngày càng cấu kết nặng ở nơi lòng.

Đây là chứng bệnh lớn lao, nguy hiểm nhất của các người tu niệm mà có tâm “mong cầu”.

Bởi vì:

– Như thế lâu ngày, những “oan gia”, nghiệp báo đời trước sẽ nương theo các “vọng tưởng” ấy mà hóa hiện giả dối ra các cảnh:

– Hoặc là thân Phật

– Hoặc là cảnh giới tốt lạ

– Ao sen, cây báu v.v…

Để mong báo oán.

Và:

– Tự mình đã không có chánh kiến.

(Biết đâu là thật, đâu là giả, đâu là lời của Phật, đâu là lời của Ma)

– Không rõ toàn thể cảnh ấy đều là do ma lực biến hóa ra.

(Để gạt những người có tâm tham cầu)

Cho nên:

– Khi vừa thấy cảnh (giả dối) ấy, thì trong tâm sanh ra hoan hỷ, rồi khởi lòng say mê, chấp trước – Ma sẽ được tiện dịp nương vào các vọng niệm nầy mà nhập vào trong tâm khảm, khiến cho “hành nhơn” đó bị trở thành “cuồng huệ”. Từ từ trở thành oan gia trong cửa đạo, phỉ báng chánh pháp của Phật dạy, khinh sư, diệt tổ, hại người có căn lành nhiều không kể xiết, hiện nay đã xảy ra khắp nơi trên thế giới.

Dù cho có Phật, có Bồ-Tát sống cũng không sao cứu được!

Phải nên nhớ cho thật kỹ và hiểu rõ điều nầy, mới khỏi bị Ma “nhân”, oán đối làm hại trong con đường tu tập.

* Người niệm Phậtkhông phải:

a/- Chỉ lo chuyên chú tu theo sự tướng ở bên ngoài không thôi.

(Tức là lo chưng diện bề ngoài để mua danh, cầu lợi).

Mà bắt buộc phải nên thêm vào việc:

b/- Để ý dứt trừ các phiền não bên trong nội tâm.

Cùng với sự sửa đổi và loại trừ:

c/- Các tập nghiệp phiền não, cố chấp, tranh đấu, sân hận, và những ý niệm xấu xa.

Nếu như:

– Phiền não bớt được một phần.

Thì:

– Công phu niệm Phật tăng lên một phần, còn trái lại.

Tức là:

– Để phiền não với những tánh xấu, ý niệm bất chánh tăng lên.

Thì:

– Công hạnh niệm Phật phải bị lui kém đi.

Cho nên,

– Có người càng niệm Phật, càng Trì chú lại càng bị đổ nghiệp ra thêm là lý do như vậy.

HỎI:

Có rất nhiều người lúc chưa tu thì thấy tâm tư và cuộc đời của mình an nhiên, không có điều chi khác lạ xảy ra hết. Trái lại khi tu rồi, và càng tu lâu, Trì chú niệm Phật càng nhiều, thì càng xảy ra biết bao là phiền não, buồn lòng…

ĐÁP:

– Có người cho rằng tại vì TU nên bị “đổ nghiệp”, bị “khảo đảo” hoặc bị vợ (hoặc chồng) chửi mắng mỗi khi vào khóa lễ TU tập! Bỏ TU thì nghiệp “không đổ ra nữa”, quay trở lại con đường xưa lối cũ như trước là xong!

Có một bà vợ còn nói với chồng rằng:

Ông đừng có TU nữa, tôi không thích ông tu, mỗi lần ông tu đã làm cho tôi nhức mình, nhức óc, tôi muốn ông đi casino, đi nhậu, đi nhảy đầm, đi chơi với bạn bè như trước kia!

Rồi từ đó:

– Phật tử ấy không còn TU niệm nữa, cứ mãi nhắm mắt, xui tay, mặc cho nghiệp nhân và dòng trụy lạc đẩy đưa, tới đâu cũng được, gọi là thí mạng cùi!

Rốt lại,

– Uổng công một thời tu niệm, như dã tràng xe cát mà thôi!

Cho nên,

Phàm làm người tu hành, nhất dạ nguyện cầu vãng sanh, dù cho là tại gia hay xuất gia chi cũng vậy, tất cả đều phải:

– Bên ngoài thì phải giữ cho có “oai nghi” (thẳng thắng, không lòn cúi, không nịnh xiễm).

– Bên trong thì phải lo dứt trừ tập nghiệp xấu ác. Sám hối tội nghiệp đã gây tạo trong nhiều

kiếp trước, đang chất chồng ngày thêm lớn. Nghiệp cũ (quá khứ) chưa diệt được, nghiệp mới đã chất thêm lên, cứ thế chất chồng cao mãi…đến mức nào đó cũng phải ngã, nghiệp xấu ác đó chất chồng đã quá lớn, quá nhiều, quá cao. Mình muốn NÓ“đổ” ra như thế nào cho xứng đây?

HỎI:

– Vì sao, mỗi khi niệm Phật, luôn bị “buồn ngủ” một cách kinh khủng, không thể nào mở mắt lên cho được?

ĐÁP:

– Khi niệm Phật, nếu như thường xuyên bị lâm vào trong cảnh:

TÂM LUÔN LUÔN BỊ HÔN TRẦM, BUỒN NGỦ

Không phải do nơi sức yếu, hoặc thiếu ngủ đâu.

Mà chính là:

– Bị nghiệp chướng nặng nề khiến xui ngăn cản không cho TU. Nghiệp lực không phải chỉ ở kiếp nầy, mà từ nhiều kiếp trước. Nghiệp lực không phải chỉ có một, mà là cả một đoàn quân trùng trùng, điệp điệp…tuần tự kéo đến khảo đảo.

Vì thế,

* Người niệm Phậtphải gắng giữ sao cho “tâm niệm” cùng với “hành vi” luôn luôn thuận hòa, hiền hậu, phát lòng “Từ, Bi, Hỷ, Xả”, mới mong thu đạt được công đức, phước lành.

Nếu chẳng thế, mà lại còn kiêm thêm “Tánh” gian xảo, khắc nghiệt (với cha mẹ, chồng, con, bạn bè, anh chị em v.v…), âm hiểm, ác độc, cố chấp, đấu tranh, thị phi, đố kỵ, ganh tỵ, ích kỷ, bỏn xẻn, thương ghét, phải quấy, đúng sai, nhất là đem tất cả lỗi của mình có mà đổ lên đầu những kẻ khác, bẻ cong lời nói, thêm đầu sửa đuôi, rồi bắt người ta phải nhận các lỗi đó v.v…

Thì cũng giống như là chót núi đá chơ-vơ, mưa bao nhiêu cũng không đọng lại một chút nước nào, mà cây cỏ chi chi cũng không sao sanh trưởng lên nổi được!

Tu hành, niệm Phật với con số nhiều mà có những cái Tâm như vậy, thì:

– Làm sao thu hoạch được công đức?

* Người niệm Phậtphải biết:

– Tất cả Nghiệp nhân do chính mình gây tạo, thì phải do chính mình giải tỏa cho sạch.

Ai ăn nấy no,
Ai tu nấy chứng,
Phước ai nấy hưởng.
Nghiệp ai nấy mang.

Không ai có thể ăn giùm, tu giùm, bố thí giùm, mang nghiệp giùm cho mình được cả.

* Người niệm Phậttrước khi vào khóa tu tập, phải nên tắm gội Tâm, Ý cho sạch.

– TÂM không (thị phi, nhân, ngã, phải quấy, đúng sai v.v…)

– Ý tưởng trong sạch (không nghĩ xấu cho người, không thấy lỗi của người, không tham cầu, không sân hận v.v…)

– Dùng Tâm sạch, Ý sạch mà cung kính đọc Kinh SÁM HỐI Thập Nhị Danh Như Lai Diệt Tội.  Xong rồi bắt qua phần Trì Chú để giúp giải những nghiệp tội, oan gia, trái chủ đã giết hại nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ, lẫn hiện tại…

Kế đến,

– Phải Trì Chú Hộ Thân (để bớt đi sự phá quấy, khảo đảo không cho Tu).

Sau cùng,

– Bắt sang câu hồng danh A-DI-ĐÀ PHẬT nhặt khoan, trầm bổng nối nhau không dứt (trong tâm, hoặc nơi môi miệng).

* Người niệm Phậtnên:

– Thường nhớ, thường niệm, thường quán (tưởng đến Phật, Bồ Tát)

Nếu khi có những tâm xấu ác như:

– Tham lam, bỏn xẻn, hờn giận, dâm dục, kiêu ngạo, háo thắng, sân tức, ích kỷ, ganh tỵ, ưa thích tìm bới lỗi người v.v…nổi lên.

Phải nghĩ rằng :

– Ta là người niệm Phật, cầu giải thoát, mong ước được vãng sanh về Tây phương Cực lạc, không nên có những tâm niệm như vậy, phải phát lòng bác ái, tùy hỷ và xả bỏ.

Nghĩ rồi, liền diệt trừ các tâm xấu đó ngay, không để khởi lên, bằng cách Trì Chú hoặc niệm Phật lớn tiếng, mắt quán tưởng hình Phật trang nghiêm, tai nghe rõ tiếng niệm đều.

Được như thế, thì dần-dần những thứ niệm xấu ác làm cho ta bị “tổn thân, lao thần” sẽ không còn căn cứ vào đâu để sanh khởi ra được nữa (vì không có chỗ hở để xen vào).

Phải biết,

*  Người niệm Phậtphàm việc chi cũng phải lấy “lòng từ bi, hỷ xả” làm gốc. Tu hành phải luôn dùng hết tâm chí thành để mà Trì-Chú, Niệm Phật…từ từ tâm trở nên trong sáng, nhẹ nhàng, ắt sẽ được công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật gia trì vào nơi thân của mình ngay vậy.

Thì những Ma nạn khổ sầu sẽ dần-dần tan mất, nghiệp lực dứt trừ, bệnh sẽ lành, tâm thể an vui mãi mãi.

Còn như:

Nếu tu hành lôi thôi, gián đoạn, các niệm xấu ác, sân hận vẫn lẫy lừng, cứ mãi khởi ra trong tâm, ấy là do:

– Nghiệp lực quá nhiều, quá nặng, quá lớn, quá dầy…

Cần phải có một quyết tâm thật kiên cố, với sự cố gắng vô cùng thiết thật (cũng giống như mình đang bị Quỷ sứ đến bắt đi…vừa lạy, vừa khóc… vừa tha thiết van xin được tha thứ vậy).

Một ngày nào đó Quỷ vô thường đến bắt hồn đi (vì tới số chết), chừng ấy rồi thì lấy gì mà bảo đảm cho việc siêu thoát của mình?

Và như vậy thì “thần thức” phải bị trôi lang thang trong biển NGHIỆP (mà thọ nghiệp) chẳng biết sanh về nẻo nào?

Lỡ như bị đọa sanh vào 3 nẻo ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) thì lúc đó có hối hận, có ăn năn

cũng không còn kịp nữa!

Huống chi trong kiếp nầy duyên may mà ta được biết Phật A-DI-ĐÀ và pháp môn MẬT- TỊNH thì làm sao cho khỏi vui mừng.

Tại sao vậy?

Bởi vì:

DI ĐÀ thậm dị niệm,

TỊNH ĐỘ thậm dị sanh.

Nghĩa là:

Danh hiệu Phật A-DI-ĐÀ rất dễ niệm,

 Cực Lạc TỊNH ĐỘ cũng rất dễ sanh về.

Cho nên,

Tuy rằng làm người sanh ra trên cõi thế, thì làm sao tránh khỏi sự lo lắng việc đời, nhưng cũng nên cố gắng sớm tối ít nhiều đốt nhang niệm Phật, Trì chú, tụng Kinh.

Vả lại,

Pháp tu niệm Phật rất dễ, mọi người ai cũng có thể niệm được. Tuy là NGHIỆP TỘI của ta nhiều, nhưng một câu niệm Phật được nhất tâm (nghĩa là trong lúc đang niệm Phật, vọng niệm không sanh khởi) ắt diệt được tội trong 80 ức kiếp sanh tử.

Vậy thì tại sao ta không chịu niệm?

Ví như có căn nhà tối tăm cả ngàn muôn năm, nhưng chỉ cần một ngọn đèn rực sáng rọi vào, thì bóng tối kia tan mất.

Nghiệp lực của ta dầu lớn , dầu nặng cho thế mấy đi nữa, chỉ cần chịu tinh tấn lại, phát tâm bác ái, tùy hỷ và tập xả bỏ…mà TRÌ NIỆM cho thật nhất tâm, thì nghiệp tội ấy cũng phải tiêu trừ đi.

Nếu như được:

Toàn Phật là TÂM

Tức là:

Tâm PHẬT như MỘT

Niệm cho đến chỗ chí cực, quên cả trần-tình, chừng ấy thì:

LÒNG KHÔNG(không còn vọng-tưởng) PHẬT HIỆN

Thiệt là mầu nhiệm vậy thay!

* Người niệm Phật: Có Quy-Y Tam Bảo, có giữ ngũ giới, có bố thí, cúng dường và có làm tất cả công đức, phước lành chi(dù nhỏ hay lớn) cũng đều chấp tay đối trước Phật tượng, hoặc hướng về phương Tây mà thành kính:

– PHÁT NGUYỆN và HỒI HƯỚNG VÃNG SANH CỰC LẠC.

Kế đến,

Nguyện đem công đức Trì Chú, Niệm Phật hồi hướng đến cho thất thế phụ mẫu, Tứ Ân, Tam Hữu cùng pháp giới chúng sanh đồng thành Phật quả.

Và:

Nguyện cho những oan gia, trái chủtừ nhiều đời, nhiều kiếp trong quá-khứ lâu xa về trước mà tôi vô-tình hay cố-ý đã đánh-đập, tra-tấn, giết hại hoặc cướp-đoạt tài-sản, cướp vợ, hại chồng, khiến cho họ chết trong sự đau-khổ cùng oán-hận.

Tôi thành tâm SÁM HỐI…Tôi thành tâm SÁM HỐI…

Xin tha thứ tội lỗi cho Tôi…Xin tha thứ tội lỗi cho tôi…

Ngưỡng mong tất cả những ai vẫn còn oán hận tôi, đều xa lìa tất cả oán khổ, thân tâm đồng được nhẹ-nhàng, đồng siêu-sanh Tịnh-Độ.

Nam mô Chứng Minh Sư Bồ-Tát, tác đại chứng minh (3 lần)     

Sau đó,

Nên phát tâm in Kinh Đại Thừa, kinh Sám-Hốiđể hồi-hướng cho những oan gia đó, hầu giúp trừ bớt NỢ kiếp xưa.

Làm như thế cũng giống như:

– Đèn thêm dầu.

– Mạ thêm nước vậy.

Như thế thì:

Tất cả các hành môn khác thảy đều là “trợ hạnh” của Tịnh Độ vậy.

Cho nên, người Phật tử chân chánh biết đạo, không gì cao quý bằng:

–  Biết chừa lỗi xưa, cải tiến đường sau…biết nhận lỗi và biết sám hối, biết sửa tâm và rửa tánh (xấu) của mình, chỉ tìm lỗi của bản thân (để tu sửa, hơn là tìm bới lỗi của người để chỉ trích), làm tất cả điều lành, tu tất cả điều thiện.

Phải biết:

VẠN PHÁP DUY TÂM

SIÊU ĐỌA DUY THỨC.

Tất cả chúng sanh trên thế gian nầy, thành, bại, siêu, đọa đều do tự Tâm hết cả.

Người có QUY Y Tam Bảo, có giữ ngũ giới phải biết và hiểu thấu đáo, thì đường tu tập mới mong thành tựu được quả Vô Thượng Bồ-Đề.

Bảo Đăng xin kể một câu chuyện của người Phật tử tại gia có Quy Y Tam Bảo và giữ Ngũ Giới, biết đạo, hiểu pháp, thật tài và thật đức.

Thuở xưa,

Trong nước Xá Vệ có 500 người đi buôn, định ra biển tìm châu báu. Nhưng sự ra biển có rất nhiều hiểm nguy, khó mà được trở về bình yên lắm.

Năm trăm người buôn mới bàn với nhau. Có người khuyên nên tìm một người chân tu biết đạo, có thật tài, thật đức mới dẫn đường được.

Sau cùng họ tìm được 1 người cư sĩ tại gia, có quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới và có tài biện thuyết nhanh chóng.

Khi tàu ra biển, cả một trời một nước mênh mông, không còn thấy bờ bến đâu cả. Sóng to, gió lớn…mọi người trên tàu xôn-xao, lo sợ.

Ông Thần biển biến thành con quỷ Dạ Xoa, hình thể rất là xấu xa, mắt xanh lè, răng chìa ra ngoài, trên đầu lửa cháy dữ dội, cao lớn kinh khủng, nắm thuyền kéo lại.

Quỷ Dạ Xoa nạt lớn, hỏi:

– Này các ông trong thuyền! Trên thế gian có người nào đáng sợ như ta không?

500 người buôn đều khiếp sợ, ôm nhau run rẫy, kiếm chỗ để trốn, không có một ai biết trả lời cả.

Ngay lúc đó, Ưu bà tắc (cư sĩ tại gia nam) từ trong nhóm 500 người buôn bước ra, lớn tiếng đáp rằng:

– Dạ! Thưa ông, trên thế gian nầy có rất nhiều người đáng sợ gấp trăm ngàn triệu lần ông, đối với ông có chi là đáng sợ đâu!

Quỷ Dạ Xoa hỏi:

Kẻ đó đáng sợ như thế nào?

Ưu bà tắc đáp: – Là những kẻ ngu si, làm những việc bất thiện, nào là sát sanh, hại mạng, trộm cướp, dâm dật vô độ, nói thêu dệt, nói ác, nói đôi chiều, nói láo để hại người, tham chấp, sân hận, đắm chìm nơi tà kiến, những kẻ đó chết phải sa xuống địa ngục, chịu khổ muôn phần. Quân ngục tốt bắt kẻ có tội ấy, đem ra nhiều thứ để hành phạt: hoặc lấy dao chém, hoặc lấy xe nghiền cho tan thân nát thể ra hàng ngàn vạn đoạn, hoặc bỏ vào cối giã, hoặc bỏ vào cối xay. Còn có những hình phạt như:

– Núi đao, rừng kiếm, xe lửa, vạc dầu sôi, nước giá lạnh.

Tất cả những hình phạt nói trên, kẻ có tội ấy phải chịu trải qua vài ngàn muôn năm.

Như thế mới là đáng sợ hơn ông.

Quỷ Dạ Xoa nghe xong, gật đầu, nên buông thuyền cho đi, rồi ẩn hình biến mất.

Thuyền tiếp tục đi được vài dặm…

Lại gặp một Thần biển dưới hình thể của một con Quỷ gầy gò đen xấu, gân lộ, da sát xương, tới nắm thuyền kéo lại nạt lớn rằng :

Này các người trong thuyền, trên thế gian có kẻ nào xấu hơn ta không?

500 người buôn sang giàu ấy cũng lại run sợ mà bò chạy tứ tán. Ưu bà tắc (cư sĩ nam) đó bước tới gần, dõng dạt nói lớn rằng:

– Dạ! Thưa ông, có rất nhiều người xấu gấp trăm ngàn vạn triệu lần hơn ông, đối với ông có chi là đáng xấu!

Ông thần biển lại hỏi:

Người đó xấu như thế nào?

– Dạ! Thưa ông, là những kẻ ngu si, lòng dạ ác độc, tham lam, nịnh hót, ghen ghét, bợ đỡ, làm hạnh xấu mà không biết hổ thẹn, có tiền của mà không nuôi cha mẹ, vợ con, thậm chí thân mình cũng không dám ăn mặc. Khinh mạn giáo pháp, không biết kính trọng đạo đức, không biết nghe theo lẽ phải, có tính gian lận và không có tâm thương những người đói khát. Không biết làm hạnh bố thí, kẻ đó khi chết phải đọa làm quỷ đói, muôn ngàn vạn triệu năm đói khát, không biết miếng cơm ngụm nước ra sao! Thân thể hôi thối, có những con vi trùng cắn rứt đau đớn suốt ngày đêm, lửa trong mồm phát ra dữ dội. Trên đầu có những mụn nhọt luôn luôn chảy nước, những máu mủ chảy xuống mặt, xuống mắt, mồm thè lưỡi ra liếm ăn.

Kẻ đó mới là xấu, mới đáng thương, vì họ ngu si, còn như ông đây chưa phải là xấu.

Ông thần biển nghe xong, gật đầu, lại buông thuyền cho đi rồi ẩn mình biến mất.

Thuyền tiếp tục đi chưa được bao xa, ông thần biển lại biến hình thành một người cực kỳ xinh đẹp, nắm thuyền kéo lại hỏi:

Này, các người trong thuyền, trên thế gian có ai xinh đẹp bằng ta không?

Ưu bà tắc đáp rằng:

– Dạ! Thưa ông, trên thế gian có rất nhiều người đẹp gấp trăm ngàn vạn triệu triệu lần hơn ông, đối với ông thì có chi là đẹp đâu.

Ông thần biển lại hỏi:

Họ đẹp hơn ta bằng cách nào?

Ưu bà tắc vui vẻ trả lời rằng:

– Dạ! Thưa ông, trên thế gian có những người thông minh trí huệ, chăm làm các việc thiện: Thân, khẩu, ý, ba nghiệp thường thường trong sạch, biết tôn kính ngôi Tam Bảo, tùy thời cúng dường.

Người ấy khi mạng chung được sinh lên cõi Trời, có thân thể trong sáng, tướng mạo oai nghiêm, phúc đức và thể lực đầy đủ, như thế mới là đẹp.

Đem cái đẹp của ông đối với họ cũng chẳng khác chi đem con khỉ mù mà ví với cô gái tươi trẻ vậy! Như ông đã lấy gì làm đẹp?

Ông thần biển làm thinh, đưa tay bốc một vốc nước biển hỏi:

Nước trong bàn tay ta nhiều hay nước biển nhiều?

Ưu bà tắc đáp:

– Dạ! Thưa ông, nước trên bàn tay của ông nhiều hơn!

Thần biển hỏi:

Vì lý do gì nhà ngươi nói nước trong bàn tay ta nhiều? Xin ông hãy giải đáp cho.

Ưu bà tắc vui vẻ trả lời rằng:

– Dạ! Thưa ông, nước biển tuy nhiều, nhưng rồi đây cũng có ngày khô cạn. Khi“Đại tam tai kiếp” đến sẽ có:

2 mặt trời hiện ra, thì sông ngòi, rạch suối, ao hồ đều khô cạn!

3 mặt trời hiện ra, thì các sông lớn và các biển nhỏ sẽ khô cạn!

5 mặt trời hiện ra, thì nước biển lớn đã giảm bớt đi nhiều!

6 mặt trời hiện ra, thì nước biển ba phần giảm hai!

7 mặt trời hiện ra, thì nước biển sẽ cạn hết!

Kế đến núi Tu Di tan vỡ, cho đến tận đáy kim cương ở dưới quả địa cầu cũng đều cháy rụi.

Nếu kẻ nào có tâm TIN tưởng, chân chánh tu hành, bố thí, in Kinh đại thừa (bố thí pháp), cúng dường Phật, Bồ-Tát, hoặc cúng dường cho các bậc Tôn sư, chân Tăng hiền thánh ẩn dật tu hành thanh tịnh, biết ơn, biết báo ơn, mà “cung kính” cúng dường cha mẹ và khởi lòng từ bi cứu giúp cho những kẻ nghèo hèn, hoạn nạn, khốn khổ (ăn xin), hoặc cho loài cầm thú thì:

Công đức của “Từ, bi, hỷ, xảbác ái, bao dung” ấy dù trải qua bao ngàn kiếp cũng không mất.

Thưa ông, ý nghĩa của “nhiều, ít” là như vậy.

Ông thần biển nghe xong, vui mừng khôn xiết. Đem tặng cho ông Ưu bà tắc nầy một số châu báu ở long cung, và gửi thêm một số bảo vật về cúng dường lên Phật, rồi ẩn mình biến mất.

Tới đây, 500 người đi buôn lượm vàng bạc đầy đủ, rồi trở về nước nhà.

Sau khi chia, cấp vàng bạc cho gia đình xong rồi, đều cùng nhau đi yết kiến Phật, đem châu ngọc của ông thần biển dâng lên cúng dường Phật và chư Tăng.

Tất cả 501 người đồng quỳ xuống trước Phật, mới bạch cùng Phật rằng:

“Kính lạy đức Thế Tôn! Thân người khó được, Phật pháp khó được nghe, chúng con sinh ra cùng thời với Phật, may mắn được gặp Thế Tôn. Chúng con tới đây một lòng thành khẩn, nguyện được xuất gia tu học để thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Kính xin Thế Tôn từ bi tế độ cho chúng con được ân triêm công đức.”

Đức Phật hoan-hỷ nói rằng:

“Thiện lai Tỳ-kheo!”

Phật nói dứt lời, tóc của 501 người nầy đều rụng hết, áo trên mình tự nhiên biến thành áo Cà-sa, sau khi nghe Phật thuyết Pháp, tâm dục nhiễm đều “sạch”, không còn chút niệm tưởng.

Ngay trong phút giây đó, tất cả 501 người đều chứng được quả A-La-Hán.

Thấy thế mọi người trong đại hội, ai ai cũng vui mừng, lòng TIN kính cúng dường lên Phật lại càng thêm vững chắc, tất cả cúi đầu lễ tạ mà lui ra.

      (Phụ giảng:

HỎI:

Thế nào là ĐẠI TAM TAI KIẾP?

ĐÁP:

Trong Kinh Phật có nói rằng:

– Khi cõi Ta Bà thế giới nầy, vào đến thời kỳ “KIẾP HOẠI” (kiếp hủy hoại) thì lần lượt có 3 tướng “ĐẠI TAM TAI” (còn gọi là “Đại Tam tai kiếp nạn”) khởi ra – tức là 3 tai nạn lớn của cõi Ta Bà trong thời kỳ kiếp hoại (tức là hủy hoại, bị tiêu diệt đi).

1.Đầu tiên là ĐẠI HỎA TAI KIẾP:là kiếp lửa lớn đốt cháy cõi Ta-Bà thế giới.

Trước khi hỏa tai khởi lên thì những chúng sanh có TU Phật pháp, có tâm lành, có nhiều phước đức đều được sanh lên cõi Trời Nhị Thiền.

Do nơi “nghiệp lực” của chúng sanh (quá xấu ác, quá lớn, quá nặng nề) đã chiêu cảm, nên trong “đại tai kiếp” nầy sẽ lần lượt xuất hiện ra 1, 2 và 3 mặt trời, cho đến :

– 4 mặt trời hiện ra: nguồn nước chánh của các sông lớn đều khô cạn (tức là ao A-Nậu-Trì bị cạn hết nước đi).

– 5 mặt trời hiện ra: nước trong biển lớn lần-lần bị khô cạn từ một do tuần, đến hai, ba, bốn, năm do tuần…rồi dần đến 10, 100, 1000, 10.000 do tuần cho đến 48.000 do tuần thảy đều khô cạn.

Bấy giờ nước trong đại hải chỉ còn có 4 vạn (40.000) do tuần thôi, rồi từ từ rút cạn xuống còn 3 vạn, 2 vạn, 1 vạn, 9 ngàn, 8 ngàn….1 ngàn do tuần, 100 do tuần, rồi xuống đến 90, 80, 70 cho đến 1 do tuần, cho chí đến chỉ còn lại một vũng nước nhỏ như dấu chân, rồi rút nhỏ lại như dấu chấm của đầu ngón tay mà thôi!

 – 6 mặt trời hiện ra: núi non và đất liền bốc cháy lên ngùn-ngụt.

– 7 mặt trời hiện ra: núi Tu-Di bốc cháy.

Chư Thiên nơi 6 cõi Trời Dục-giới thảy đều mạng chung!

Sức lửa ấy đốt cháy luôn đến cả cõi Trời Sơ-Thiền.

Từ cõi Trời “QUANG ÂM” của Sơ-Thiền thiên trở xuống, vạn vật đều hóa ra thành tro bụi, theo gió bay tản mất vào không gian.

Những chư Thiên từ nơi các cõi Trời dưới mới hóa sanh lên cõi Trời Nhị Thiên, thấy lửa kinh-khiếp như thế, thảy đều run sợ.

Các vị Thiên-tử cựu-trụ (ở lâu) trên đó mới an-ủi rằng:

– Đừng sợ, thế lửa (lửa thế gian) không thể nào đốt cháy lên được đến cõi nầy.

HỎI:

 – Tại sao lại sanh ra “ĐẠI HỎA TAI KIẾP”?

ĐÁP:

– Đó là tại vì trong TÂM của chúng sanh còn có “LỬA SÂN-HẬN” và “LỬA PHIỀN NÃO”.

Cho nên mới:

Chiêu cảm ra thành “lửa lớn ở bên ngoài”!

2.- Kế đến làĐẠI THỦY TAI KIẾP (kiếp nước lớn làm tan-rã cõi Ta-Bà thế giới)

Trước khi “Thủy tai” khởi lên thì:

– Các chúng sanh có Tâm lành, chân chánh tu hành, có nhiều phước đức, đều được sanh hết lên cõi Trời TAM THIỀN.

Do nơi “nghiệp lực” của chúng sanh chiêu cảm, nên trong hư không nổi lên 32 lớp mây đen dầy (đại vân) che trùm khắp cả “Tam thiên đại thiên thế giới”.

Kế tiếp, mưa to như xối xuống, giọt mưa lớn bằng bắp tay, mưa liên tiếp như vậy trong 5 “trung kiếp” không dứt.

(Một trung kiếp dài bằng 335.960.000 năm.

5 trung kiếp = 335.960.000 x 5 = 1.679.800.000 năm.

10 trung kiếp = 1.679.800.000 x 2 = 3.359.600.000 năm).

Sau đó, mưa dần-dần chuyển qua trạng thái cực-kỳ mãnh liệt hơn trước gấp bội phần, thêm năm trung kiếp nữa (tổng cộng là 10 trung kiếp).        Nước dâng đầy ngập lên đến cõi Trời Nhị thiền.

Từ cõi Trời Tam thiền trở xuống.

Tức là:

Cõi Trời Nhị thiền,

Cõi Trời Sơ thiền.

Sáu tầng Trời Dục-giới.

Núi Tu-Di, Thất kim sơn.

Tứ đại bộ châu v.v…

đều bị sức nước xung phá làm cho tiêu tan, như một cục muối to bỏ vào trong sông rộng bị tiêu-tan như thế nào thì tất cả các sắc chất của các cõi trên cũng bị tiêu tan y như thế ấy.

HỎI:

– Tại sao lại sanh ra “ĐẠI THỦY TAI KIẾP” như vậy?

ĐÁP:

–  Đó là tại vì:

TÂM của chúng sanh vẫn còn có nước “NHUẬN TRẠCH” (tươi mát) của tâm khinh-an, hoan-hỷ bên trong.

Cho nên mới chiêu cảm thành ra “nước lớn ở bên ngoài”.

3.– Sau cùng là  ĐI PHONG TAI KI (Kiếp gió lớn làm tan nát cõi Ta-Bà thế giới).

Trước khi “Đại phong tai kiếp” khởi lên thì tất cả những chúng sanh có Tâm lành, có Tu hành, có nhiều phước đức, được sanh hết lên cõi “Trời Tứ Thiền”.

Do “nghiệp lực” của chúng sanh chiêu cảm, nên giữa hư không nổi lên một ngọn “ĐẠI PHONG” (gió lớn) có tên là “TĂNG GIÀ NA”.

Thế lực của ngọn gió thổi nguyên cả cõi Tam Thiên đại thiên thế giới (cõi Ta-Bà) nầy, tất cả núi

Tu-Di, núi Thiết Vi, đại thiết Vi, tất cả các biển lớn, nhỏ, các châu thiên hạ v.v…lên cao đến vô lượng trăm ngàn do tuần, rồi làm cho tan nát ra thành bụi nhỏ (vi trần), theo gió bay tản mất trong không gian.

Từ cõi Trời Tứ Thiền trở xuống…

Tức l :

Trời Tam Thiền.

Trời Nhị Thiền.

Trời Sơ Thiền.

6 tầng Trời Dục giới.

Các châu thiên hạ v.v…

đều bị sức gió làm cho va chạm lẫn nhau và tan nát ra thành vi-trần cả, rồi theo gió bay tản mất trong hư không, chẳng còn chút chi tông tích!

HỎI:

–  Tại sao lại sanh ra “ĐẠI PHONG TAI KIẾP” nầy như vậy?

ĐÁP:

Vì trong TÂM của chúng sanh còn có “GIÓ GIÁC QUÁN” xoay chuyển.

Cho nên mới chiêu cảm thành ra có “Gió Lớn ở Bên Ngoài”.

Trước khi tạm ngưng, Bảo Đăng cảm tặng đến huynh đệ lời thơ:

Ngày sáng đưa TANG buồn đi qua,
Chiều tối mồ hoang dưới trăng tà.
Vô thường chợt đến nào ai biết,
Người đi rồi, lần tới phiên Ta.

Đời xưa có lắm kẻ ác hung,
Tài hoa, phú quý hưởng vô cùng.
Thăng trầm ngàn kiếp đời thay đổi,
Lắm kẻ NGHIỆP dầy, trả hãi hùng.                                   

Đời nầy biết đạo, cầu Tây cảnh,
SÁM HỐI nghiệp xưa, SỬA tháng ngày.
DI-ĐÀ sáu chữ chuyên lòng niệm,
NGHIỆP dứt, TÌNH không thoát đọa đày

BTG. Bảo-Đăng

Bảo Đăng xin chúc quý Liên hữu đồng tu, đồng nhập được vào câu Niệm Phật, và đồng được sanh về Tây cảnh trong mai hậu.

Nam Mô A-DI-ĐÀ PHẬT.

Trân trọng,