QUÁN NIỆM A DI ĐÀ PHẬT TƯỚNG HẢI TAM MUỘI
CÔNG ĐỨC PHÁP MÔN
_MỘT QUYỂN_
Hán dịch: Tỳ Khưu THIỆN ĐẠO tập hợp ghi chép lại
Việt dịch: HUYỀN THANH
Y theo Quán Kinh (Amitāyur-dhyāna-sūtra: Quán Vô Lượng Thọ Kinh) nói rõ Pháp Quán Phật Tam Muội (1). Y theo Bát Chu Kinh (Pratyutpanna-buddhasammukhāvasthita-samādhi-sūtra: Bát Chu Tam Muội Kinh) nói rõ Pháp Niệm Phật Tam Muội (2). Y theo Kinh nói rõ Pháp vào Đạo Trường Niệm Phật Tam Muội (3). Y theo Kinh nói rõ Pháp Sám Hối, Phát Nguyện bên trong Đạo Trường (4) Y theo Quán Kinh nói rõ Pháp Quán Phật Tam Muội [Trích trong Quán Kinh, Quán Phật Tam Muội Hải Kinh (Buddha-dhyāna-samādhisāgara-sūtra)].
Quán Đức Phật A Di Đà (Amita-buddha) với thân màu vàng ròng, hào quang tròn chiếu sáng trong suốt, đoan chính không có điều gì so sánh được. Nhóm Hành Giả trong tất cả Thời, nơi chốn (Xứ) ngày đêm thường tác Tưởng này. Đi, đứng, ngồi, nằm cũng tác Tưởng này. Mỗi mỗi thường trụ Ý hướng về phương Tây với chúng Thánh ấy, tướng trang nghiêm của mọi vật báu, như đối trước mắt.
Nên biết, nếu Hành Giả muốn ngồi thì trước tiên nên ngồi Kiết Già, bàn chân trái an trên bắp đùi phải ngang bằng với bên ngoài, bàn chân phải an trên bắp đùi trái ngang bằng với bên ngoài, tay phải an trong lòng bàn tay trái, hai ngón cái cùng hợp mặt ngón.
Tiếp theo thẳng thân ngồi ngay ngắn, ngậm miệng nhắm mắt, (mắt) tựa như mở mà chẳng mở, (miệng) tựa như ngậm mà chẳng ngậm.
Liền dùng con mắt của Tâm, trước tiên Quán từ tóc xoắn ốc trên đỉnh đầu của Đức Phật, da đầu màu vàng, tóc màu xanh biếc, một lọn tóc, một xoắn ốc ngay trên đầu. Xương đầu màu tuyết, trong ngoài sáng trong suốt. Não như màu Pha Lê
Tiếp theo tưởng Não có 40 mạch, mỗi một mạch có 40 đường sáng (đạo quang) từ lỗ hổng của chân tóc phát ra ngoài, nhiễu quanh tóc, xoắc ốc bảy vòng rồi quay về nhập vào trong lỗ hổng của đầu sợi lông.
Tiếp theo tưởng ánh sáng lúc trước từ lỗ hổng tại chân lông của hai lông mày phát ra hướng về bên ngoài
Tiếp theo tưởng vầng trán có tướng bằng phẳng rộng rãi
Tiếp theo tưởng lông mày có tướng cao dài giống như trăng mới mọc (sơ nguyệt)
Tiếp theo tưởng tướng Bạch Hào (Ūrṇa:Sợi lông trắng uốn xoay theo bên phải) ở tam tinh. Màu trắng của sợi lông ấy, bên trong thật bên ngoài hư, tuôn ra ánh sáng màu vàng, từ đầu sợ lông tuôn ra, chiếu thẳng đến thân của mình.
Như Quán Phật Tam Muội Kinh nói: “Nếu có người, trong một phút chốc, quán tướng Bạch Hào, hoặc nhìn thấy hoặc chẳng nhìn thấy, liền trừ khử tội nặng sinh tử trong 96 ức na do tha hằng hà sa vi trần số kiếp. Thường tác Tướng nầy rất hay trừ Chướng diệt Tội, lại được vô lượng Công Đức, chư Phật vui vẻ”
Tiếp theo tưởng hai con mắt, dài rộng, đen trắng rõ ràng, ánh sáng chiếu trong suốt
Tiếp theo tưởng cái mũi cao thẳng như thoi vàng đúc.
Tiếp theo tưởng khuôn mặt đầy đặn đẹp đẽ
Tiếp theo tưởng vành tai rũ xuống, dái tai có bảy sợi lông, ánh sáng từ trong sợi lông tuôn ra chiếu khắp thân Phật
Tiếp theo tưởng môi có màu đỏ, ánh sáng bóng loáng
Tiếp theo tưởng răng có màu trắng, ngang bằng khít kín, trắng như mã não trắng với mặt trăng, bên trong bên ngoài trong suốt
Tiếp theo tưởng cái lưỡi mỏng rộng dài mềm mại, dưới gốc lưỡi có hai con đường, nước miếng rót xuống vào đường ống của cổ họng, vào thẳng Tâm Vương
(chủ thể của trái tim)
Trái tim Phật như hoa sen hồng, mở mà chẳng mở, hợp mà chẳng hợp, có tám vạn bốn ngàn cánh, cánh cánh xếp chồng lên nhau, mỗi một cánh có tám vạn bốn ngàn mạch, mỗi một mạch có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, mỗi một ánh sáng làm một trăm hoa sen báu, trên mỗi một hoa có một vị Bồ Tát Thập Địa, thân đều màu vàng, tay cầm hương hoa cúng dường Tâm Vương, khác miệng cùng lời ca tán Tâm Vương
Lúc Hành Giả tác tưởng này thời trừ diệt tội chướng, được vô lượng Công Đức, chư Phật Bồ Tát vui vẻ, Thiên Thần, Quỷ Thần vui vẻ.
_ Lại rút Tâm hướng lên trên, tiếp theo tưởng cổ họng, cái cổ có tướng tròn trịa, hai vai có tướng tròn trịa
Tiếp theo tưởng hai cánh tay có tướng tròn trịa
Tiếp theo tưởng lòng hai bàn tay bằng phẳng đầy đặn có tướng bánh xe có ngàn cây căm (Thiên Bức Luân), mười ngón tay nhỏ dài, khoảng giữa các ngón tay có tướng lưới hoa, móng tay có tướng màu đồng đỏ.
_ Lại rút Tâm hướng lên trên, tiếp theo tưởng trước ngực của Đức Phật có tướng bằng phẳng đầy đặn, chữ của vạn Đức (卍: chữ Vạn) trong sáng.
Tiếp theo tưởng cái bụng bằng phẳng chẳng hiện tướng
Tiếp theo tưởng cái rốn có tướng tròn sâu , ánh sáng bên trong bên ngoài thường chiếu.
Tiếp theo tưởng tướng Âm Tàng (chỗ kín) bằng phẳng tròn trịa, giống như mặt trăng đêm 15, cũng như nơi bằng phẳng của lưng bụng không có khác.
Đức Phật nói: “Nếu có người nam, người nữ tham nhiều sắc dục, liền tưởng tướng Âm Tàng của Như Lai thì Tâm Dục liền dừng, trừ diệt tội chướng, được vô lượng Công Đức, chư Phật vui vẻ, Thiên Thần, Quỷ Thần có Tâm tốt che giúp, sống lâu an vui, vĩnh viễn không có bệnh, đau nhức”
Tiếp theo tưởng hai bắp đùi, mỗi mỗi đầu gối có xương tròn đầy
Tiếp theo tưởng hai cẳng chân (từ đầu gối đến bàn chân) như bắp tay của Lộc Vương (nai chúa)
Tiếp theo tưởng hai gót chân như cái vòi của Tượng Vương (voi chúa)
Tiếp theo tưởng hai mu bàn chân cao như lưng Quy Vương (rùa chúa)
Tiếp theo tưởng mười ngón chân dài, khoảng giữa các ngón chân có lưới hoa, móng chân có màu đồng đỏ
Tiếp theo tưởng Đức Phật với tướng ngồi Kiết Già, bàn chân trái an trên bắp đùi phải ngang bằng với bên ngoài, bàn chân phải an trên bắp đùi trái ngang bằng với bên ngoài.
Tiếp theo tưởng bên dưới hai bàn chân có tướng bánh xe có ngàn cây căm (Thiên Bức Luân) đầy đủ vành bánh xe, cây căm đều có ánh sáng chiếu khắp cõi nước mười phương. Từ đỉnh đầu xuống đến bàn chân, tướng của bánh xe có ngàn cây căm trở đi, gọi là Cụ Túc Quán Phật Sắc Thân Trang Nghiêm Công Đức Đây gọi là Thuận Quán
_ Lại tiếp theo tưởng Pháp của Toà Hoa Tiếp theo tưởng tướng của đài hoa
Tiếp theo tưởng lá hoa, lá lá xếp chồng lên nhau tám vạn bốn ngàn lớp, trên mỗi một lá tưởng có trăm ức Bảo Vương trang nghiêm, trong mỗi một báu có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, hướng lên trên chiếu soi thân Phật.
Tiếp theo tưởng cọng của hoa báu có tám mặt, mỗi một phương, mặt có trăm ngàn mọi báu trang nghiêm, phóng ánh sáng lớn, đều chiếu soi bên trên bên dưới.
Tiếp theo tưởng bên dưới cọng nương dựa mặt đất báu, trên đất có mọi báu đều phóng ra tám vạn bốn ngàn ánh sáng, mỗi một ánh sáng chiếu soi thân Phật với chiếu soi sáu đường ở mười phương, cũng tưởng mỗi một ánh sáng chiếu chạm đền tự thân của Hành Giả
Lúc tác Tưởng này thời trừ diệt tội chướng, được vô lượng Công Đức, chư Phật Bồ Tát vui vẻ, Thiên Thần, Quỷ Thần cũng vui vẻ, ngày đêm đi theo thân che giúp Hành Giả. Đi, đứng, ngồi, nằm thường được an ổn, sống lâu, giào có, vui sướng vĩnh viễn không có bệnh đau nhức. Dựa theo lời dạy của Đức Phật (Phật giáo) được thấy việc trong Tịnh Thổ.
Nếu nhìn thấy, chỉ tự mình biết, chẳng được hướng về người khác nói
Nếu người thuận theo Giáo Môn, lúc lâm chung thời được Thượng Phẩm Vãng Sinh tại cõi nước của Đức Phật A Di Đà. Như vậy Thượng Hạ y theo 16 Biến Quán, sau đó trụ Tâm hướng về Bạch Hào ở Tam Tinh, dốc sức tu nắm chặt Tâm khiến cho chính đúng, chẳng được tạp loạn. Tức mất Tâm Định thì Tam Muội (Samādhi) khó thành. Nên biết đây gọi là Pháp Quán Phật Tam Muội Quán. Trong tất cả thời thường hồi hướng sinh về Tịnh Thổ, chỉ y theo 13 Quán của Quán Kinh an Tâm, đều được chẳng nghi ngờ.
_ Lại bạch với Hành Giả muốn sinh về Tịnh Thổ, chỉ nên Trì Giới, Niệm Phật, tụng Kinh A Di Đà. Một ngày 15 lần thì hai năm được một vạn. Một ngày ba lần thì một năm được một vạn. Một ngày niệm Phật một vạn lần, cũng nên y theo Thời lễ tán việc trang nghiêm của Tịnh Thổ. Rất nên tinh tiến, hoặc được ba vạn, sáu vạn, mười vạn…đều là người Thượng Phẩm Thượng Sinh. Công Đức còn lại của mình nên hồi hướng hết về Vãng Sinh. Nên biết
Phần trước đã nói rõ Pháp Quán Phật Tam Muội.
_ Kinh Bát Chu Tam Muội, Phẩm Thỉnh Vấn nói rõ Pháp bảy ngày bảy đêm vào Đạo Trường Niệm Phật Tam Muội (Trích trong Kinh Bát Chu Tam Muội)
Đức Phật bảo Bạt Đà Hoà: “Có Tam Muội gọi là chư Phật mười phương đều đứng ngay trước mặt. Hay hành Pháp này thì điều ông đã hỏi đều có thể được vậy”
Bạt Đà Hoà bạch Phật: “Nguyện vì con nói, nhiều chỗ đã vượt qua, an ổn mười phương, vì các chúng sinh hiện tướng Đại Minh”
Đức Phật bảo Bạt Đà Hoà: “Có Tam Muội tên là Định Ý. Người học thường nên chọn lấy tập trì, chẳng được lại tuỳ theo Pháp khác. Trong Công Đức là bậc tốt nhất”
Tiếp theo Hành Phẩm nói rằng: Đức Phật bảo Bạt Đà Hoà: “Bồ Tát muốn nhanh chóng được Định này thì thường lập Đại Tín (niềm tin to lớn), như Pháp mà hành, tức có thể được vậy. Đừng có Tưởng nghi ngờ, như lông tóc hứa hẹn. Pháp
Định Ý này, tên là Bồ Tát Siêu Chúng Hạnh
Lập một niệm
Tin Pháp này
Tuỳ chỗ nghe
Nhớ phương ấy
Hợp một niệm
Chặt các Tưởng
Lập Định Tín
Đừng nghi ngờ
Tinh tiến hành
Đừng lười biếng
Đừng khởi Tưởng
Có với Không
Đừng nghĩ tiến
Đừng nghĩ lùi
Đừng nghĩ trước
Đừng nghĩ sau
Đừng nghĩ trái (bên trái)
Đừng nghĩ phải (bên phải)
Đừng nghĩ không
Đừng nghĩ có
Đừng nghĩ xa
Đừng nghĩ gần
Đừng nghĩ đau
Đừng nghĩ ngứa
Đừng nghĩ đói
Đừng nghĩ khát
Đừng nghĩ lạnh
Đừng nghĩ nóng
Đừng nghĩ khổ
Đừng nghĩ vui (ưa thích)
Đừng nghĩ sinh
Đừng nghĩ già
Đừng nghĩ bệnh
Đừng nghĩ chết
Đừng nghĩ mệnh
Đừng nghĩ thọ (tuổi thọ)
Đừng nghĩ nghèo
Đừng nghĩ giàu
Đừng nghĩ Quý (cao cả)
Đừng nghĩ Tiện (hèn kém)
Đừng nghĩ Sắc
Đừng nghĩ Dục
Đừng nghĩ nhỏ
Đừng nghĩ lớn
Đừng nghĩ dài
Đừng nghĩ ngắn
Đừng nghĩ tốt
Đừng nghĩ xấu
Đừng nghĩ ác
Đừng nghĩ thiện
Đừng nghĩ giận
Đừng nghĩ vui
Đừng nghĩ ngồi
Đừng nghĩ đứng
Đừng nghĩ đi
Đừng nghĩ dừng
Đừng nghĩ Kinh
Đừng nghĩ Pháp
Đừng nghĩ đúng
Đừng nghĩ sai
Đừng nghĩ bỏ
Đừng nghĩ lấy
Đừng nghĩ Tưởng (nhận biết)
Đừng nghĩ Thức (nhận thức)
Đừng nghĩ chặt (cắt đứt)
Đừng nghĩ dính (vướng mắc)
Đừng nghĩ rỗng
Đừng nghĩ thật
Đừng nghĩ nhẹ
Đừng nghĩ nặng
Đừng nghĩ khó
Đừng nghĩ dễ
Đừng nghĩ sâu
Đừng nghĩ cạn
Đừng nghĩ rộng
Đừng nghĩ hẹp
Đừng nghĩ cha
Đừng nghĩ mẹ
Đừng nghĩ vợ
Đừng nghĩ con
Đừng nghĩ thân
Đừng nghĩ sơ
Đừng nghĩ ghét
Đừng nghĩ yêu
Đừng nghĩ được
Đừng nghĩ mất
Đừng nghĩ thành
Đừng nghĩ bại
Đừng nghĩ trong
Đừng nghĩ đục
Chặt các Niệm (nghĩ nhớ)
Một Niệm ấy
Ý đừng loạn
Thường tinh tiến
Đừng tính năm
Đừng mệt ngày
Lập một Niệm
Đừng sao nhãng
Trừ ngủ say
Tinh luyện Ý
Ở một mình
Đừng tụ hội
Tránh người ác
Gần bạn lành
Gần Minh Sư
Thấy chư Phật
Nắm Chí ấy
Thường mềm yếu
Quán bình đẳng
Nơi tất cả
Tránh thôn làng
Xa thân tộc
Vứt Ái Dục
Trong (bên trong) thanh tịnh
Hành Vô Vi
Chặt các Dục
Buông Ý loạn
Tập Định Hạnh Học Văn Tuệ
Đều như Thiền
Trừ ba Uế
Bỏ sáu Nhập (Ṣaḍāyatana)
Dứt Dâm Sắc
Lìa mọi Ái
Đừng tham tiền
Tích trữ nhiều
Ăn, biết đủ
Đừng tham ngon
Mạng chúng sinh
Đừng ham ăn
Y như Pháp
Đừng trang sức
Đừng đùa giỡn
Đừng Kiêu Mạn
Đừng Tự Đại
Đừng Cống Cao
Nếu nói Kinh
Nên như Pháp
Thấu gốc Thân
Giống như Huyễn
Đừng nhận Uẩn (Skandha)
Đừng Nhập (Āyatana:Xứ), Giới (Dhātu)
Uẩn như giặc
Bốn như rắn
Là Vô Thường
Là hoảng hốt
Chủ Vô Thường
Thấu vốn không
Nhân Duyên hội
Nhân Duyên tan
Đều hiểu thấu
Biết vốn không
Tăng Từ Ai (hiền lành thương xót)
Với tất cả
Cho kẻ nghèo
Giúp chẳng cầu
Đấy là Định
Hạnh Bồ Tát
Tuệ chí yếu
Vượt mọi Hạnh
Đức Phật bảo Bạt Đà Hoà: “Trì Hành Pháp này, liền được Tam Muội, chư Phật hiện tại đều đứng ngay trước mặt. Nếu có Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di…như Pháp tu hành, giữ Giới tròn đủ, một mình ở riêng một chỗ, nghĩ Đức Phật A Di Đà ở phương Tây, nay hiện tại ở chốn ấy, tuỳ theo chỗ đã nghe, nên niệm.
Cách đây mười vạn ức cõi Phật, có cõi nước tên là Tu Ma Đề (?Subhavatì: Cực Lạc), một lòng nghĩ nhớ đến, một ngày một đêm hoặc bảy ngày bảy đêm. Qua bảy ngày xong, sau đó nhìn thấy. Ví như điều mà người trong mộng đã nhìn thấy, chẳng biết ngày đêm, cũng chẳng biết bên trong bên ngoài, chẳng do ở ngay trong nơi mờ tối có sự ngăn ngại cho nên chẳng nhìn thấy.
Này Bạt Đà Hoà ! Lúc bốn Chúng thường tác niệm này thời các núi lớn, núi Tu Di trong cảnh giới của chư Phật. Cảnh ấy có chốn U Minh thì thảy đều mở sự ngăn che, không có chỗ nào gây chướng ngại. Bốn Chúng này chẳng dùng Thiên Nhãn vẫn nhìn thấu suốt, chẳng dùng Thiên Nhĩ vẫn nghe thấu suốt, chẳng dùng Thần Túc vẫn đến được cõi Phật ấy; chẳng ở không gian này, cuối cùng vẫn sinh về không gian ấy.
Liền ở chỗ ngồi này, nhìn thấy”
Đức Phật nói: “Bốn Chúng ở cõi nước trong không gian này, niệm A Di Đà Phật. Vì chuyên niệm cho nên được nhìn thấy, liền hỏi “Trì Pháp nào, được sinh vào nước này?”. Đức Phật A Di Đà bảo rằng: “Người muốn đến sinh, nên niệm tên của Ta, đừng có ngưng nghỉ, liền được đến sinh”
Đức Phật nói: “Do chuyên niệm cho nên được vãng sinh. Thường nghĩ nhớ đến 32 tướng, 80 hạt giống của thân phật thì hàng ức ánh sáng chiếu suốt, đoan chính không có gì sánh bằng, ở ngay trong Bồ Tát Tăng (chúng Bồ Tát) nói Pháp. Đừng hoại hình sắc, tại sao thế ? Vì chẳng hoại hình sắc, do nghĩ nhớ đến Sắc Thân của Phật cho nên được Tam Muội này”
Phần bên trên nói rõ Pháp Niệm Phật Tam Muội
_ Khi muốn vào Đạo Trường Tam Muội thời mỗi mỗi y theo phương pháp mà Đức Phật đã dạy bảo. Trước tiên tu sửa Đạo Trường trong Liêu, an trí Tôn Tượng, dùng nước nóng thơm rưới vảy lau quét. Nếu không có Phật Đường mà có cái phòng trong sạch cũng được. Lau quét rưới vảy như Pháp, lấy một tượng Phật an trí ở bức vách phía Tây. Nhóm Hành Giả từ ngày mồng một đến ngày mồng tám trong tháng, hoặc từ mồng tám đến ngày 15, hoặc từ ngày 15 đến ngày 23, hoặc từ ngày 23 đến ngày 30. Mỗi tháng riêng có bốn Thời tốt đẹp. Nhóm Hành Giả tự mình cân nhắc Nghiệp nặng nhẹ của nhà.
Ở trong Thời này, nhập vào Đạo Tịnh Hạnh. Hoặc một ngày cho đến bảy ngày, hết thảy nên mặc áo sạch, giày vớ cũng nên sạch mới. Trong bảy ngày đều nên Trường Trai và chỉ ăn một bữa: bánh mềm, cơm thô…tuỳ theo thời dùng nước tương, rau…tằn tiện dùng rau dưa theo hạn lượng
Ở trong Đạo Trường, ngày đêm cột buộc Tâm liên tục, chuyên Tâm niệm A Đ Đà Phật, Tâm cùng với tiếng liên tục, chỉ ngồi hoặc chỉ đứng, trong khoảng bảy ngày chẳng được ngủ mê, cũng chẳng cần y theo Thời lễ Phật tụng Kinh, cũng chẳng cần dùng Tràng Hạt đếm số, chỉ biết chắp tay niệm Phật, niệm niệm tác tưởng nhìn thấy Phật”
Đức Phật nói: “Tưởng niệm Đức Phật A Di Đà có thân màu vàng ròng, ánh sáng chiếu thông suốt, đoan chính không có gì sánh bằng…ở ngày trước con mắt của Tâm. Lúc chính Niệm Phật thời nếu đứng thì liền đứng niệm một vạn, hai vạn. Nếu ngồi thì liền ngồi niệm một vạn, hai vạn. Ở bên trong Đạo Trường (nhóm Hành Giả) chẳng được chụm đầu lại, nói chuyện riêng. Ngày đêm hoặc ba Thời, sáu Thời…biểu bạch với Đức Phật, tất cả Hiền Thánh, Thiên Tào, Địa Phủ, tất cả Nghiệp Đạo…tỏ bày sám hối, một đời trở đi, mọi tội do nghiệp thân miệng ý đã gây tạo…việc y theo sự thật mà sám hối, rồi quay lại y theo Pháp Niệm Phật. Chẳng được tự ý nói cảnh giới đã nhìn thấy. Điều tốt lành thì tự biết, điều ác thì sám hối. Đối với rượu, thịt, ngũ tân thì phát nguyện “tay chẳng nắm bắt, miệng chẳng ăn. Nếu trái ngược với lời này, liền nguyện cho thân, miệng đều vướng mụn nhọt ác”
Hoặc nguyện tụng Kinh A Di Đà đủ mười vạn lần, một ngày riêng niệm Phật một vạn biến. Một ngày riêng tụng Kinh 15 lần, hoặc tụng 20 lần, 30 lần…nhiều ít tuỳ theo sức, thề sinh về Tịnh Thổ, nguyện xin Đức Phật nhiếp thọ.
_ Lại nhóm Hành Giả, nếu bị bệnh hoặc chẳng bị bệnh. Khi mạng sắt dứt thì mỗi mỗi y theo Pháp Niệm Phật Tam Muội bên trên, ngay thẳng Thân Tâm, quay mặt hướng về phương Tây, Tâm cũng chuyên chú quán tưởng Đức Phật A Di Đà, Tâm miệng tương ứng, tiếng tiếng chẳng dứt, quyết định tác Vãng Sinh, tưởng đài hoa, tường chúng Thánh đi đến nghinh tiếp.
Nếu người bệnh nhìn thấy cảnh lúc trước, liền hướng về người thăm bệnh nói. Đã nghe nói xong, liền y theo nói điều mà bản sao chép đã ghi.
Lại nếu người bệnh chẳng thể nói được thì người thăm bệnh đều nên mỗi mỗi lúc, hỏi người bệnh nhìn thấy cảnh giới nào, hoặc nói tướng của tội. Người bên cạnh liền vì người bệnh niệm Phật, trợ đồng sám hối ắt khiến cho tội diệt. Nếu được tội diệt thì đài hoa, chúng Thánh ứng niệm hiện trước mặt. Dựa theo điều mà bản sao chép đã ghi.
Lại nhóm Hành Giả, quyến thuộc, sáu thân…nếu đến thăm bệnh thì đừng cho người có ăn thịt, uống rượu, ăn ngũ tân…tham dự. Nếu có ắt chẳng được hướng đến bên cạnh người bệnh, tức mất Chính Niệm, Quỷ Thần giao loạn, người bệnh phát điên cuồng mà chết, sẽ bị rơi vào ba đường ác.
Nhóm người Nguyện Hạnh hãy khéo tự mình cẩn thận phụng trì lời dạy bảo của Đức Phật (Phật Giáo), đồng làm Nhân Duyên để nhìn thấy Đức Phật. Phần trước là Pháp dùng để vào Đạo Trường với thăm người bệnh
Y theo Kinh nói rõ nghĩa của năm loại Tăng Thượng Duyên (1 quyển). Y theo Vô Lượng Thọ Kinh (1) Y theo Thập Lục Quán Kinh (2) Y theo A Di Đà Kinh gồm bốn cuộn giấy (3) Y theo Bát Chu Tam Muội Kinh (4) Y theo Thập Vãng Sinh Kinh (5) Y theo Tịnh Thổ Tam Muội Kinh (6) Cẩn trọng y theo nhóm Kinh Vãng Sinh thuộc sáu Bộ do Đức Phật Thích Ca dạy bảo, hiển rõ người Xưng Niệm A Di Đà Phật Nguyện Sinh Tịnh Thổ thì đời hiện tại liền được sống lâu chuyển tuổi thọ, chẳng gặp chín tai nạn đột ngột, mỗi mỗi đầy đủ như bên dưới, nói trong nghĩa của 5 Duyên
_ Hỏi rằng: “Đức Phật khuyên tất cả chúng sinh phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), nguyện sinh về cõi nước của Đức Phật A Di Đà ở phương Tây. Lại khuyên làm tượng A Di Đà, xưng dương lễ bái, hương hoa cúng dường, ngày đêm quán tưởng chẳng dứt. Lại khuyên chuyên niệm tên của Đức Phật Di Đà một vạn, hai vạn, ba vạn, năm vạn cho đến mười vạn. Hoặc khuyên tụng Kinh A Di Đà ..15, 20, 30, 50 cho đến đủ mười vạn lần… Như vậy đời hiện tại được Công Đức thế nào ? Sau một trăm năm buông xả báo (thân nghiệp báo), thời có lợi ích gì ? Có được sinh về Tịnh Thổ chăng ?”
Đáp rằng: “Đời hiện tại với buông xả Báo (thân nghiệp báo), quyết định có lợi ích, Công Đức lớn. Dựa y theo lời dạy bảo của Đức Phật, hiển rõ 5 loại Nhân Duyên lợi ích tăng thượng
1_ Diệt Tội Tăng Thượng Duyên
2_ Hộ Niệm Đắc Trường Mạng Tăng Thượng Duyên
3_ Kiến Phật Tăng Thượng Duyên
4_ Nhiếp Sinh Tăng Thượng Duyên
5_ Chứng Sinh Tăng Thượng Duyên.
_ Nói Diệt Tội Tăng Thượng Duyên. Tức như Quán Kinh, người Hạ Phẩm Thượng Sinh, một đời gây tạo đủ tội nặng của mười điều ác. Người ấy bị bệnh sắp chết thì gặp vị Thiện Tri Thức dạy bảo xưng Di Đà Phật một tiếng, liền trừ tội nặng trong 50 ức kiếp sinh tử. Tức là Diệt Tội Tăng Thượng Duyên của đời hiện tại.
Lại như người Hạ Phẩm Trung Sinh, một đời gây tạo đủ tội trong Phật Pháp, phá Trai, phá Giới, ăn dùng vật của Phật Pháp Tăng, chẳng sinh ăn năn hối hận. Người ấy bị bệnh sắp chết thì Địa Ngục, mọi loại lửa một thời đều đến. Do gặp vị Thiện Tri Thức vì người ấy nói thân tướng, Công Đức, cõi nước trang nghiêm của Đức Phật Di Đà. Người có tội nghe xong, liền trừ tội trong 80 ức kiếp sinh tử, Địa Ngục liền diệt…cũng là Diệt Tội Tăng Thượng Duyên của đời hiện tại.
Lại như người Hạ Phẩm Hạ Sinh, một đời gây tạo đủ tội cực nặng của năm Nghịch, trải qua Địa Ngục chịu khổ không cùng tận. Người có tội bị bệnh sắp chết thì gặp được vị Thiện Tri Thức dạy bảo xưng tên của Đức Phật A Di Đà, mười tiếng. Ở trong mỗi một tiếng, trừ diệt tội nặng trong 80 ức kiếp sinh tử. Đây cũng là Diệt Tội Tăng Thượng Duyên của đời hiện tại
Lại nếu có người y theo nhóm Quán Kinh… vẽ, làm sự biến thành Tịnh Thổ trang nghiêm, ngày đêm quán tưởng mặt đất báu thì niệm niệm của đời hiện tại, trừ diệt tội trong 80 ức kiếp sinh tử
Lại y theo Kinh, vẽ sự biến thành, quán tưởng cây báu, ao báu, lầu báu…trang nghiêm thì đời hiện tại trừ diệt tội trong vô lượng ức a tăng kỳ kiếp sinh tử.
Lại y theo Hoa Toà Trang Nghiêm Quán, ngày đêm quán tưởng thì mỗi một niệm của đời hiện tại trừ diệt tội trong 50 ức kiếp sinh tử.
Lại y theo Kinh, quán tưởng: Tượng Quán, Chân Thân Quán, Quán Âm Thế Chí Đẳng Quán thì đời hiện tại, ở trong mỗi một niệm trừ diệt tội trong vô lượng ức kiếp sinh tử.
Như bên trên đã dẫn, đều là Diệt Tội Tăng Thượng Duyên của đời hiện tại
_ Lại nói Hộ Niệm Tăng Thượng Duyên. Tức như trong Đệ Thập Nhị Quán nói rằng: “Nếu có người trong tất cả Thời Xứ, ngày đêm chí Tâm quán tưởng hai Báo trang nghiêm của Di Đà Tịnh Thổ. Hoặc nhìn thấy hoặc chẳng nhìn thấy thời Đức Phật Vô Lượng Thọ (Amitāyus) hoá làm vô số vị Hoá Phật (Nirmāṇa-buddha). Quán Âm (Avalokite’svara), Đại Thế Chí (Mahā-sthāma-prāpta) cũng hoá làm vô số Hoá Thân (Nirmāṇa-kāya) thường đến chỗ của Hành Nhân này”. Đây cũng là Hộ Niệm Tăng Thượng Duyên của đời hiện tại.
Lại như văn bên dưới của Quán Kinh: “Nếu có người chí Tâm thường niệm A Di Đà Phật với hai vị Bồ Tát thì Quán Âm, Thế Chí thường cùng với Hành Nhân làm Thắng Hữu Tri Thức, thường đi theo âm thầm giúp đỡ ”. Đây cũng là Hộ Niệm Tăng Thượng Duyên của đời hiện tại.
Lại như Đệ Cửu Chân Thân Quán nói rằng: “Đức Phật Di Đà có thân màu vàng ròng, ánh sáng của Hào Tướng (sợi lông màu trắng xoắn vòng theo bên phải ở tam tinh) chiếu khắp chúng sinh ở mười phương, ánh sáng tại lỗ chân lông trên thân cũng chiếu khắp chúng sinh, hào quang tròn trịa cũng chiếu khắp chúng sinh, ánh sáng của tám vạn bốn ngàn tướng tốt…cũng chiếu khắp chúng sinh. Lại như ánh sáng của nhóm thân tướng lúc trước, mỗi một ánh sáng chiếu khắp mười phương Thế Giới. Chỉ có chúng sinh chuyên niệm A Di Đà Phật thì ánh sáng trong trái tim của Đức Phật ấy thường chiếu soi thân người này, nhiếp hộ chẳng buông bỏ, chẳng kể đến chiếu nhiếp Hành Giả có Nghiệp tạp còn dư sót. Đây cũng là Hộ Niệm Tăng Thượng Duyên của đời hiện tại.
Lại như Thập Vãng Sinh Kinh nói: Đức Phật bảo Sơn Hải Tuệ Bồ Tát cùng với A Nan: “Nếu có người chuyên niệm Tây Phương A Di Đà Phật, nguyện vãng sinh thì từ nay trở đi, Ta thường sai 25 vị Bồ Tát âm thầm hộ giúp Hành Giả, chẳng để cho Quỷ ác, Thần ác gây não loạn Hành GIả, ngày đêm thường được an ổn”. Đây cũng là Hộ Niệm Tăng Thượng Duyên của đời hiện tại.
Lại như Di Đà Kinh (Amitābha-sūtra) nói: “Nếu có người nam, người nữ, bảy ngày bảy đêm với hết một đời, một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật, nguyện vãng sinh thì người này thường được hẳng ha sa đẳng Phật ở sáu phương cùng đi đến hộ niệm, cho nên gọi là Hộ Niệm Kinh”. Ý của Hộ Niệm Kinh là chẳng để cho các Quỷ Thần ác được dịp thuận tiện gây hại, cũng không có bệnh đột ngột, chết đột ngột, ách nạn đột ngột, tất cả tai chướng tự nhiên tiêu trừ, chỉ trừ kẻ chẳng chí Tâm. Đây cũng là Hộ Niệm Tăng Thượng Duyên của đời hiện tại.
Lại như Bát Chu Tam Muội Kinh, trong Hành Phẩm nói rằng: “Đức Phật bảo Bạt Đà Hoà: Nếu có người bảy ngày bảy đêm, ngay bên trong Đạo Trường, buông bỏ các duyên sự, trừ bỏ việc nằm ngủ, một lòng chuyên nghĩ nhớ thân màu vàng ròng của Đức Phật A Di Đà. Hoặc một ngày, ba ngày, bảy ngày. Hoặc 14 ngày, 30 ngày, 49 ngày.Hoặc đến 100 ngày, hoặc hết một đời…chí Tâm quán Phật với miệng xưng, Tâm niệm thì Đức Phật liền nhiếp thọ. Đã được nhiếp thọ thì quyết định biết tội diệt, được sinh vào Tịnh Thổ”
Đức Phật nói: “Nếu người chuyên hành Niệm Di Đà Phật Tam Muội này, thường được tất cả chư Thiên với bốn vị Đại Thiên Vương, tám Bộ Rồng Thần thường đi theo, âm thầm hộ giúp, yêu thích gặp nhau, vĩnh viễn không bị các Quỷ Thần Ác, tai chướng, ách nạn…đột ngột gây não loạn”.
Đầy đủ như trong Phẩm Hộ Trì nói. Đây cũng là Hộ Niệm Tăng Thượng Duyên của đời hiện tại.
Lại y theo Quán Đỉnh Kinh (Mahābhiṣeka-mantra), quyển thứ ba nói: “Nếu người thọ trì Tam Quy, Ngũ Giới thì Đức Phật sắc cho Thiên Đế : “Ông sai Thiên Thần gồm 61 người, ngày đêm, năm tháng đi theo thủ hộ người thọ Giới, đừng để cho các Quỷ Thần ác đột ngột gây não hại”. Đây cũng là Hộ Niệm Tăng Thượng Duyên của đời hiện tại.
Lại như Tịnh Độ Tam Muội Kinh nói rằng: “Đức Phật bảo Bình Sa Đại Vương (Bimbisāra): Nếu có người nam người nữ, mỗi mỗi tháng vào sáu ngày Trai (3 ngày 8, 14, 15 của k ỳ Bạch Nguyệt và 3 ngày: 23, 29, 30 của kỳ Hắc Nguyệt) với tám ngày vua (Bát vương nhật: 8 ngày này là ngày mà Trời, Đất, chư Thần cùng với Âm Dương thay đổi cho nhau (giao thế). Trong 8 ngày này, nếu Trì Trai sẽ tự tăng tuổi thọ, được lợi ích. Tám ngày ấy là: Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí) hướng đến Thiên Tào, Địa Phủ, tất cả Nghiệp Đạo…miệt mài tự mình vâng nhận trì Trai Giới thì Đức Phật sắc cho Thiên Vương ở sáu cõi Dục đều sai 25 vị Thiện Thần thường đến, đi theo thủ hộ người Trì Giới, cũng chẳng để cho có các Quỷ Thần ác đột ngột đền gây não hại, cũng không có tai chướng, bệnh, chết đột ngột, thường được an ổn”. Đây cũng là Hộ Niệm Tăng Thượng Duyên của đời hiện tại.
Lại bạch với các Hành Giả chỉ muốn đời này, ngày đêm liên tục, chuyên niệm Di Đà Phật, chuyên tụng Kinh Di Đà, xưng dương tán lễ chúng Thánh trang nghiêm của Tịnh Thổ, nguyện sinh về cõi ấy. Một ngày riêng tụng Kinh 15, 20, 30 biến trở lên. Hoặc tụng 40, 50, 100 biến trở lên…. nguyện đủ 10 vạn biến. Lại xưng dương, lễ tán Y Báo Chính Báo trang nghiêm của Di Đà Tịnh Thổ. Lại trừ lúc vào Tam Muội Đạo Trường, một ngày riêng niệm Di Đà Phật một vạn, liên tục hết một đời, liền được Di Đà hộ niệm, được trừ tội chướng. Lại được Đức Phật cùng với chúng Thánh thường đến hộ niệm. Đã được Hộ Niệm, liền được kéo dài mạng sống, chuyển tuổi thọ, sống lâu an vui.
Mỗi một Nhân Duyên đầy đủ như nhóm Thí Dụ Kinh, Duy Vô Tam Muội Kinh, Tịnh Độ Tam Muội Kinh… nói. Đây cũng là Hộ Niệm Tăng Thượng Duyên của đời hiện tại.
_ Lại nói Kiến Phật Tam Muội Tăng Thượng Duyên. Tức như Quán Kinh nói rằng: “Phu Nhân của vị vua ở nước Ma Kiệt Đà (Magadha) tên là Vi Đề Hy (Vaidehī), thường ở ngay bên trong Cung, nguyện thường thấy Đức Phật. Từ xa hướng về núi Kỳ Xà Quật (Gṛdhra-kuṭa) buồn khóc kính lễ. Từ xa, Đức Phật đã hay biết, liền ở núi Kỳ ẩn mất, hiện ra ngay trong cung vua. Phu nhân ngẩng đầu lên liền nhìn thấy Đức Thế Tôn với thân màu vàng ròng, ngồi trên hoa sen báu. Mục Liên (Māudgalyāyana), A Nan (Ānanda) đứng hầu hai bên trái phải. Thích (‘Sakra), Phạm (Brahma) đến trong hư không rải hoa cúng dường. Phu nhân nhìn thấy Đức Phật liền gieo mình xuống đất, kêu khóc, hướng về Đức Phật cầu xin xót thương, sám hối “Nguyện xin Đức Như Lai dạy cho con quán được nơi có Nghiệp thanh tịnh”
Lại như chứng cứ của Kinh này, không những chỉ có vị Phu Nhân chí tâm nhìn thấy Phật, mà cũng cùng với Phàm Phu đời vị lai khởi lời dậy bảo, chỉ khiến cho kẻ có Tâm Nguyện nhìn thấy, mỗi mỗi y như vị phu nhân chí Tâm nhớ Phật, quyết định nhìn thấy không có nghi ngờ. Đây tức là ba sức Niệm Nguyện của Đức Phật A Di Đà gia thêm bên ngoài, cho nên khiến được nhìn thấy Phật.
Nói ba sức. Tức như Bát Chu Tam Muội Kinh nói rằng: “Một là dùng sức của Đại Thệ Nguyện gia thêm niệm cho nên được nhìn thấy Phật. Hai là dùng sức của Tam Muội Định gia thêm niệm cho nên được nhìn thấy Phật. Ba là dùng sức của Bản Công Đức gia thêm niệm cho nên được nhìn thấy Phật”
Phần bên dưới, trong Duyên nhìn thấy Phật đều đồng với nghĩa này, cho nên gọi là Kiến Phật Tam Muội Tăng Thượng Duyên.
_ Hỏi rằng: “Vị phu nhân có Phước Lực mạnh mẽ thù thắng, được Đức Phật gia thêm niệm cho nên nhìn thấy Phật. Chúng sinh thời Mạt Pháp có tội lỗi sâu nặng thì do đâu mà được đồng với thể lệ của phu nhân ? Lại nghĩa này thâm sâu rộng lớn, mỗi mỗi dẫn đủ Kinh của Phật dùng để minh chứng”
Đáp rằng: “Đức Phật là Tam Đạt Thánh Nhân (Bậc Thánh đã đạt ba Minh là: Túc Mệnh Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh), sáu Thông không có chướng ngại, quán căn cơ để chuẩn bị dạy bảo, chẳng chọn cạn sâu, chỉ khiến cho quy thành thì sợ gì mà chẳng nhìn thấy.
Tức như phần bên dưới của Quán Kinh nói rằng: “Đức Phật khen bà Vi Đề: “Vui thay! Bà đã hỏi việc này, A Nan thọ trì rộng vì nhiều Chúng tuyên nói lời của Phật. Nay Như Lai dạy cho Vi Đề Hy với tất cả chúng sinh đời vị lai, nhìn thấy cõi nước ấy như cầm cái gương sáng, tự nhìn thấy khuôn mặt của mình”
Lại dùng chứng cứ của Kinh này cũng là ba Lực của Đức Phật Di Đà gia thêm bên ngoài, mà được nhìn thấy Phật. Cho nên gọi là Kiến Phật Tịnh Thổ Tam Muội Tăng Thượng Duyên.
Lại như bên dưới, Kinh nói rằng: “Đức Phật bảo vi Đề: Bà là phàm phu, tâm tưởng lại kém cỏi, chẳng thể nhìn thấy xa. Do đó chư Phật Như Lai có phương tiện khác khiến cho các ngươi nhìn thấy”
Phu nhân bạch Phật rằng: “Nay con nhân vào sức của Đức Phật cho nên nhìn thấy cõi nước ấy. Nếu sau khi Đức Phật diệt độ, các hàng chúng sinh trược ác, chẳng lành bị năm nỗi khổ ép bức thời làm sao được nhìn thấy Thế Giới Cực Lạc (Sukhavatī)?”
Đức Phật liền bảo rằng: “Này Vi Đề ! Bà với tất cả chúng sinh chuyên gom niệm, tưởng ở phương Tây, tất cả cây phướng báu bên dưới mặt đất Lưu Ly, mọi cái thất báu bên trên mặt đất, nhóm trang nghiêm bên trong Thất, chuyên tâm chú ý, cũng đồng với điều mà Phu Nhân đã được thấy bên trên”
Tức nói rằng: “Mỗi một Quán cần khiến cho thật thấu tỏ, nhắm mắt mở mắt đều khiến được thấy. Như Tưởng này thì gọi là Thô Kiến (Cái thấy thô sơ). Đây là cái thấy trong Giác Tưởng cho nên nói là Thô Kiến. Nếu được Định Tâm Tam Muội với Khẩu Xưng Tam Muội thì con mắt Tâm liền khai mở, nhìn thấy tất cả sự trang nghiêm của Tịnh Thổ. Nói không cùng tận vậy”
Lại dùng chứng cứ của Kinh này thì tất cả Phàm Phu chỉ khiến cho dốc hết Tâm, quyết định có nghĩa của sự nhìn thấy. Nên biết, giả sử có điều thấy nghe thì chẳng nên kinh ngạc. Tại sao thế ? Vì do sức Tam Muội của Đức Phật A Di Đà gia thêm bên ngoài, cho nên được nhìn thấy. Thế nên gọi là Phật Tịnh Thổ Tam Muội Tăng Thượng Duyên.
Lại như bên dưới, trong Hoa Toà Quán nói rằng: Đức Phật bảo A Nan, Vi Đề: “Đức Phật sẽ vì các ngươi nói Pháp trừ khổ não, các ngươi nên rộng vì Đại Chúng phân biệt giải nói”
Nói lời đấy xong thời Đức Phật Vô Lượng Thọ (Amitāyus), Quán Âm, Thế Chí ứng theo tiếng, đi đến, hiện đứng trụ trong hư không. Vi Đề nhìn thấy liền lễ. Lễ xong, bạch với Đức Phật Thích Ca rằng: “Nay con nhân vào sức của Đức Phật cho nên được nhìn thấy Đức Phật Vô Lượng Thọ với hai vị Bồ Tát. Nếu sau khi Đức Phật diệt độ, thì các hàng chúng sinh làm sao quán thấy Đức Phật A Di Đà với hai vị Bồ Tát ?”
Đức Phật liền bảo rằng: “Bà với chúng sinh muốn quán Đức Phật ấy thì nên khởi tưởng niệm. Trên đất bảy báu, tác tưởng hoa sen. Tưởng hoa thành xong, tiếp theo nên tưởng Phật. Khi tưởng Phật thời Tâm đấy liền tưởng tác 32 Tướng từ trên đỉnh đầu xuống bên dưới đến Già Phu Toạ, ngoài ra mỗi một Thân Phần cũng đều tưởng. Tuỳ theo Tâm tưởng thời thân Phật liền hiện ra. Đây là ba sức của Di Đà gia thêm bên ngoài, liền được nhìn thấy Phật”. Đấy cũng gọi là Kiến Phật Tam Muội Tăng Thượng Duyên.
Lại như bên dưới, Kinh nói rằng: “Tưởng Đức Phật ấy, trước tiên nên tưởng hình tượng, nhìn thấy một tượng vàng ròng ngồi trên hoa sen. Đã tưởng thấy xong thì con mắt Tâm liền khai mở, mỗi mỗi rõ ràng với nhìn thấy tất cả sự trang nghiêm của cõi nước ấy. Đây cũng là ba sức của Di Đà gia thêm bên ngoài cho nên được thấy Phật”. Đấy cũng gọi là Kiến Phật Tam Muội Tăng Thượng Duyên.
Lại như bên dưới, Kinh nói rằng: “Tiếp theo, tưởng hai vị Bồ Tát với các ánh sáng, mỗi mỗi thấy rõ. Khi nhìn thấy việc này thời Hành Giả liền ở trong Định của Tam Muội, sẽ nghe tiếng thuyết Pháp của dòng nước chảy, ánh sáng, nhóm trang nghiêm…Ra Định, vào Định, Hành Giả thường nghe Pháp màu nhiệm. Đây cũng là ba sức của Đức Phật Di Đà gia thêm bên ngoài cho nên nhìn thấy Phật”. Đấy cũng gọi là Kiến Phật Tam Muội Tăng Thượng Duyên.
Lại như bên dưới, trong Chân Thân Quán nói rằng: Đức Phật bảo A Nan: “Quán Tượng thành xong. Tiếp theo thay đổi, quán Đức Phật Vô Lượng Thọ với thân màu vàng ròng, Hào Tướng ở tam tinh, hào quang tròn, Hoá Phật với ánh sáng của nhóm tướng tốt. Chỉ nên nghĩ tưởng khiến cho con mắt Tâm nhìn thấy. Thấy xong liền nhìn thấy tất cả chư Phật ở mười phương, cho nên gọi là Niệm Phật Tam Muội”. Dùng chứng cứ của văn này cũng là ba sức của Đức Phật Di Đà gia thêm bên ngoài cho nên nhìn thấy Phật. Đấy cũng gọi là Kiến Phật Tam Muội Tăng Thượng Duyên.
Lại như bên dưới, Kinh nói rằng: Đức Phật nói: “Chính vì thế cho nên bậc Trí một lòng quán sát kỹ lưỡng Đức Phật Vô Lượng Thọ, từ một tướng tốt nhập vào, chỉ quán sơi lông trắng xoay vòng theo bên phải (bạch hào) ở tam tinh khiến cho thật rõ ràng thì tự nhiên nhìn thấy tám vạn bốn ngàn tướng tốt. Nhìn thấy xong liền thấy tất cả chư Phật ở mười phương, ở trước mặt chư Phật theo thứ tự Thọ Ký”. Lại dùng chứng cứ của Kinh này, cũng là ba sức của Đức Phật Di Đà gia thêm bên ngoài, nên được khiến cho Phàm Phu chuyên Tâm tưởng, quyết định được nhìn thấy Phật. . Đấy cũng gọi là Kiến Phật Tam Muội Tăng Thượng Duyên.
Lại như Quán Âm Thế Chí Phổ Tạp Đẳng Quán với người thuộc chín Phẩm bên dưới, một đời khởi hạnh cho đến bảy ngày, một ngày mười tiếng, hoặc một tiếng…Khi mạng sắp hết thời nguyện nhìn thấy Phật. Nếu đời hiện tại gặp được Thiện Tri Thức mà Hành Nhân tự mình có thể Tâm miệng niệm Đức Phật A Di Đà thì Đức Phật liền cùng với chúng Thánh, đài hoa hiện đến. Hành Nhân nhìn thấy Đức Phật cũng nhìn thấy chúng Thánh, đài hoa…” Lại dùng chứng cứ của Kinh này, cũng là ba sức của Đức Phật A Di Đà gia thêm bên ngoài cho nên được nhìn thấy Phật. Đấy cũng gọi là Kiến Phật Tam Muội Tăng Thượng Duyên.
Lại như bên dưới, Kinh nói rằng: Đức Phật bảo A Nan: “Kinh này có tên gọi là Quán Cực Lạc Quốc Độ Vô Lượng Thọ Phật Cập Quán Thế Âm Đại Thế Chí Bồ Tát Kinh. Ông nên thọ trì không để cho quên mất. Người hành Tam Muội này thì thân hiện tại được nhìn thấy Đức Phật Vô Lượng Thọ với hai vị Bồ Tát”. Lại dùng chứng cứ của Kinh này, cũng là ba sức của Đức Phật Di Đà gia thêm bên ngoài, dẫn đến sự niệm của Phàm Phu, nương vào ba sức Tâm của chính mình cho nên được nhìn thấy Phật. Tâm chí thành, Tâm tin tưởng, Tâm nguyện làm Nhân bên trong, lại nhờ sức ba loại Nguyện của Di Đà dùng làm Duyên bên ngoài. Nân Duyên bên ngoài bên trong hoà hợp cho nên được nhìn thấy Phật. Đấy cũng gọi là Kiến Phật Tam Muội Tăng Thượng Duyên.
Lại như Bát Chu Tam Muội Kinh ghi rằng: Đức Phật bảo Bạt Đà Hoà Bồ Tát: “Có Tam Muội tên là Thập Phương Chư Phật Tất Tại Tiền Lập (Chư Phật ở mười phương đều đứng ngay trước mặt). Nếu muốn mau chóng được Tam Muội đấy, thường nên gìn giữ tập trì chẳng được có nghi ngờ, tưởng như lông tóc. Nếu Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di muốn hành học Tam Muội đấy thì bảy ngày bảy đêm, trừ bỏ ngủ mê, buông các loạn tưởng, một mình ở một chỗ, nghĩ nhớ Đức Phật A Di Đà ở phương Tây với Tâm màu vàng ròng, 32 tướng toả ánh sáng chiếu thông suốt, đoan chính không có gì so sánh được. Một lòng quán tưởng, Tâm niệm miệng xưng, niệm niệm chẳng dứt.
Đức Phật nói: “Sau bảy ngày sẽ nhìn thấy. Ví như có người ban đêm quán sát Tinh Tú, một ngôi sao tức là một Đức Phật. Nếu có bốn Chúng tác Quán đấy, nhìn thấy tất cả ngôi sao, liền nhìn thấy tất cả Phật”. Lại dùng chứng cứ của Kinh này cũng là ba sức của Đức Phật Di Đà gia thêm bên ngoài cho nên nhìn thấy Phật.
Nói Tam Muội (Samādhi) tức là Hành Nhân niệm Phật, Tâm miệng xưng niệm không có tưởng tạp nhạp, niệm niệm trụ Tâm, tiếng tiếng liên lục thì con mắt Tâm liền khai mở, được nhìn thấy Đức Phật ấy hiện ra rõ ràng, tức gọi là Định, cũng gọi là Tam Muội. Đúng lúc nhìn thấy Phật cũng nhìn thấy chúng Thánh với mọi sự trang nghiêm, cho nên gọi là Kiến Phật Tịnh Thổ Tam Muội Tăng Thượng Duyên.
Lại như Nguyệt Đăng Tam Muội Kinh (Samādhi-rāja) ghi rằng: “Niệm tướng tốt với Đức Hạnh của Đức Phật, hay khiến cho các Căn chẳng loạn động, Tâm không có mê hoặc cùng hợp với Pháp, được nghe, được Tri như biển lớn. Bậc Trí trụ ở Tam Muội đấy, nhiếp niệm hành, ở chỗ Kinh Hành hay nhìn thấy ngàn ức chư Như Lai, cũng gặp vô lượng hằng sa Phật”. Lại dùng chứng cứ của Kinh này, cũng là Kiến Phật Tam Muội Tăng Thượng Duyên.
Lại như Văn Thù Bát Nhã Kinh ghi rằng: Văn Thù bạch Phật rằng: “Vì sao gọi là Nhất Hạnh Tam Muội ?”
Đức Phật nói: “Nếu người nam, người nữ ở tại chỗ Không Nhàn (Araṇya:Trường Sở tu hành của hàng Tỳ Khưu, cách làng ấp từ 300 đến 600 bộ), buông các Ý loạn, tuỳ theo phương sở của Phật, ngay thẳng thân, hướng chính đúng, chẳng lấy tướng mạo, chuyên xưng tên gọi của Đức Phật, niệm không có ngưng nghỉ. Tức ở trong niệm hay nhìn thấy chư Phật ba đời quá khứ hiện tại vị lai”.
Lại dùng chứng cứ của Kinh này, tức là chư Phật Đồng Thể Đại Bi Niệm Lực gia bị khiến cho nhìn thấy. Đây cũng là Phàm Phu Kiến Phật Tam Muội Tăng Thượng Duyên.
_ Lại nói Nhiếp Sinh Tăng Thượng Duyên. Tức như Kinh Vô Lượng Thọ (Amitāyuḥ-sūtra), trong 48 Nguyện nói: Đức Phật nói: “Nếu Ta thành Phật, chúng sinh ở mười phương nguyện sinh vào nước của Ta, xưng tên gọi của Ta cho đến mười tiếng, nương vào sức Nguyện của Ta. Nếu chẳng được vãng sinh thì Ta chẳng nhận lấy Chính Giác” .
Đây tức là Nguyện Vãng Sinh. Hành Nhân lúc mạng sắp hết thời sức Nguyện nhiếp lấy, cho được vãng sinh, cho nên gọi là Nhiếp Sinh Tăng Thượng Duyên.
Lại quyển Thượng của Kinh này ghi rằng: “Nếu có chúng sinh được sinh về cõi nước của Đức Phật Vô Lượng Thọ ở phương Tây, đều nương theo Nghiệp Lực thuộc Đại Nguyện của Đức Phật Di Đà, làm Tăng Thượng Duyên”. Tức là chứng cớ vậy, cũng là Nhiếp Sinh Tăng Thượng Duyên.
Lại quyển Hạ của Kinh này ghi rằng: Đức Phật nói :”Tất cả chúng sinh có căn tính chẳng đồng, có Thượng Trung Hạ. Tuỳ theo căn tính ấy, Đức Phật đều khuyên chuyên niệm tên của Đức Phật Vô Lượng Thọ. Lúc người ấy sắp hết mạng thời Đức Phật cùng với chúng Thánh tự đến nghênh tiếp, cuối cùng được vãng sinh”. Đây cũng là Nhiếp Sinh Tăng Thượng Duyên.
Lại như Quán Kinh, Quán thứ mười một với chín Phẩm bên dưới đều là Đức Phật tự nói tu Định tán Nhị. Hành Nhân lúc hết mạng thời mỗi mỗi dứt tận là Đức Thế Tôn Di Đà tự cùng với chúng Thánh, đài hoa…trao vào bàn tay, nghênh tiếp vãng sinh. Đây cũng là Nhiếp Sinh Tăng Thượng Duyên.
Lại như trong Di Đà Kinh gồm 4 cuộn giấy, nói: Đức Phật nói: “Nếu có người nam, người nữ hoặc một ngày, bảy ngày một lòng chuyên niệm tên của Đức Phật Di Đà thì lúc người ấy sắp chết thời Đức Phật A Di Đà cùng với chúng Thánh tự đến nghênh tiếp, liền được sinh về Thế Giới Cực Lạc ở phương Tây”. Đức Phật Thích Ca nói: “Ta thấy lợi đấy cho nên nói lời này”. Tức là chứng cớ vậy. Đây cũng là Nhiếp Sinh Tăng Thượng Duyên.
Lại như trong 48 Nguyện nói rằng: “Giả sử Ta được thành Phật. Chúng sinh ở mười phương phát Tâm Bồ Đề, tu các Công Đức, chí Tâm phát Nguyện muốn sinh về nước của Ta. Khi sắp chết thời Ta chẳng cùng với Đại Chúng hiện ra trước mặt người ấy thì Ta chẳng nhận lấy Chính Giác”. Đây cũng là Nhiếp Sinh Tăng Thượng Duyên.
Lại như bên dưới, Nguyện rằng: “Giả sử Ta được thành Phật. Chúng sinh ở mười phương nghe danh tiệu của Ta, luôn nhớ đến nước của Ta, chí Tâm hồi hướng, nguyện sinh về nước của Ta mà quả chẳng thành thì Ta chẳng nhận lấy Chính Giác”. Đây cũng là Nhiếp Sinh Tăng Thượng Duyên.
Lại như bên dưới, Nguyện rằng: “Giả sử Ta được thành Phật. Thế Giới ở mười phương có người nữ nghe danh tự của Ta, vui vẻ, tin ưởng, ưa thích, phát Tâm Bồ Đề, chán ghét thân nữ mà sau khi chết lại mang thân nữ nữa thì Ta chẳng nhận lấy Chính Giác”.
Nghĩa là: Do sức Bản Nguyện của Di Đà cho nên người nữ xưng danh hiệu của Phật, ngay lúc hết mạng, liền chuyển thân nữ được thành người nam, Di Đà cầm tay, Bồ Tát dìu thân, ngồi trên hoa báu, tùy theo Phật mà vãng sinh, vào Đại Hội của Phật, chứng ngộ Vô Sinh (Anutpāda). Lại tất cả người nữ, nếu chẳng nhân vào sức Nguyện của tên gọi Di Đà thì ngàn kiếp, vạn kiếp, hằng hà sa đẳng kiếp, cuối cùng chẳng thể chuyển được thân nữ. Nên biết như thế.
Ngày nay, hoặc có Đạo, Tục nói rằng: “Người nữ chẳng được sinh về Tịnh Thổ”. Đây là thuyết hư vọng, chẳng thể tin vậy.
Lại dùng chứng cứ của Kinh này, cũng là Nhiếp Sinh Tăng Thượng Duyên.
_ Lại nói Chứng Sinh Tăng Thượng Duyên.
Hỏi rằng: “Nay đã nói 48 Nguyện của Di Đà nhiếp tất cả chúng sinh được sinh về Tịnh Thổ. Nhưng chưa biết chúng sinh của nhóm nào được sinh ? Lại là Nhân (hetu) nào bảo chứng để được sinh ?”
Đáp rằng: “Tức như Quán Kinh nói rằng: Đức Phật bảo Vi Đề: “Nay bà biết chăng ! Đức Phật A Di Đà cách chốn này chẳng xa, bà nên gom niệm quán sát kỹ lưỡng nước ấy sẽ thành Tịnh Nghiệp, cũng khiến cho tất cả phàm phu đời vị lai được sinh về cõi nước Cực Lạc ở phương Tây”
Nay dùng chứng cứ của Kinh này, chỉ là sau khi Đức Phật diệt độ, phàm phu nương vào sức Nguyện của Đức Phật, quyết định được vãng sinh. Tức là Chứng Sinh Tăng Thượng Duyên.
Lại hỏi rằng: “Đức Thích Ca (Śākya-muṇi) thuyết giáo, bày cho chúng sinh tỏ ngộ. Vì sao một loại gieo trồng Phật Pháp (Buddha-dharma) lại có người tin, người chẳng tin cùng nhau giễu cợt, hủy báng ? Có nguyên nhân gì chăng ?”
Đáp rằng: “Căn Tính của Phàm Phu có hai loại. Một là người có Tính thiện, hai là người có Tính ác.
Người có Tính thiện:
1_ Người thiện, nghe xong liền buông bỏ điều ác (ác), làm điều lành (thiện)
2_ Người thiện, buông bỏ điều Tà bậy (tà) , làm điều chân chính (chính)
3_ Người thiện, buông bỏ điều hư giả (hư), làm điều thật thà (thật)
4_ Người thiện, buông bỏ điều sai (phi), làm điều đúng (thị)
5_ Người thiện, buông bỏ điều dối trá (ngụy), làm điều chân thật (chân)
Năm loại người này, nếu hay quy Phật liền hay lợi mình lợi người. Tại nhà hành Hiếu Thảo, bên ngoài cũng lợi cho người khác. Ngay điều mong ước, làm nơi tín nhiệm. Tại Triều Đình gọi là Quân Tử, phụng sự vua hay tận lòng trung. Cho nên gọi là Tự Tính Thiện Nhân.
Nói người có Tính ác:
1_ Người ác, liền chê bai điều chân thật (chân), làm điều dối trá xấu xa (ngụy ác)
2_ Người ác, chê bai điều chân chính (chính), làm điều xấu xa (ác)
3_ Người ác, chê bai điều đúng (thị), làm điều sai (phi)
4_ Người ác, chê bai điều thật thà (thật), làm điều hư giả xấu xa (hư ác)
5_ Người ác, chê bai điều lành (thiện), làm điều ác (ác)
Lại năm loại người này, nếu muốn nguyện quy Phật thì chẳng thể lợi mình, cũng chẳng lợi cho người khác. Lại ngay tại nhà thì Bất Hiếu. Tại điều mong ước, không có sự tín nhiệm. Tại Triều Đình gọi là Tiểu Nhi, phụng sự vua thường ôm giữ điều nịnh hót (siểm nịnh), nói điều bất trung. Lại nhóm người này đối với người Hiền Đức khác, trên thân của người thiện chỉ hay làm cho đổ nát, biến điều đúng thành điều sai, chỉ nhìn thấy điều xấu xa của kẻ khác…Cho nên gọi là Tự Tính Ác Nhân.
Lại bên trên, cho đến chư Phật Hiền Thánh, Người, Trời, tất cả người lương thiện trong sáu đường thì nhóm người ác này luôn quở trách sỉ nhục. Các bậc có Trí nên biết vậy. Nay mỗi mỗi dẫn đầy đủ Đạo Lý hiển nhiên của hai loại người có Tính thiện, Tính ác
Đã trả lời câu hỏi bên trên xong
_ Lại bên dưới, Kinh nói rằng: Đức Phật bảo Vi Đề: “Bà với chúng sinh chuyên Tâm gom niệm vào một chỗ, tưởng ở phương Tây, cây phướng vàng bên dưới mặt đất, mọi báu trang nghiêm trên mặt đất”. Bên dưới đến 13 Quán trở đi, trả lời chung cho hai việc thưa thỉnh của bà Vi Đề, dùng để minh chứng, muốn khiến cho phàm phu thiện ác hồi Tâm khởi Hạnh, cuối cùng được vãng sinh. Đây cũng là Chứng Sinh Tăng Thượng Duyên.
Lại như bên dưới, Kinh nói rằng: “Cõi nước mọi báu có 50 ức lầu gác báu. Trong lầu gác ấy có vô lượng người Trời tấu kỹ nhạc của cõi Trời. Trong mọi âm thanh này đều nói niệm Phật Pháp Tăng. Tưởng này thành xong, khi mạng sắp hết thời quyết định sinh về nước ấy”. Lại dùng chứng cứ của Kinh này, cũng là Chứng Sinh Tăng Thượng Duyên.
Lại như bên dưới, Kinh nói rằng: Đức Phật bảo A Nan (Ānanda): “Như bông hoa màu nhiệm (diệu hoa) này vốn là sức nguyện của Tỳ Khưu Pháp Tạng (Dharmākara) tạo thành. Nếu người muốn niệm Đức Phật ấy, trước tiên nên tác tưởng tòa hoa này, mỗi mỗi quán sát đều khiến cho rõ ràng. Tưởng này thành xong, ắt quyết định sẽ sinh về Thế Giới Cực Lạc (Sukha-vatī)”. Lại dùng chứng cứ của Kinh này, cũng là Chứng Sinh Tăng Thượng Duyên.
Lại như Vô Lượng Thọ Kinh nói rằng: Đức Phật bảo A Nan: “Nếu có chúng sinh sinh về nước ấy, thảy đều trụ ở nhóm Chính Định, mười phương chư Phật đều cùng nhau khen ngợi Đức Phật ấy. Nếu có chúng sinh nghe danh hiệu của Đức Phật ấy mà Tâm tin tưởng, vui vẻ cho đến một niệm nguyện sinh về nước ấy, liền được vãng sinh, trụ Bất Thoái Chuyển (Avaivartika)”. Lại dùng chứng cứ của Kinh này, cũng là Chứng Sinh Tăng Thượng Duyên.
Lại như chín Phẩm của Quán Kinh nói rằng: “Trong mỗi một Phẩm đã báo cho chúng sinh đều là: Hoặc Đức Phật trụ ở đời, hoặc sau khi Đức Phật diệt độ. Phàm phu năm trược gặp bậc Thiện Tri Thức khuyên khiến sinh niềm tin, trì Giới, niệm Phật, tụng Kinh, lễ tán, quyết định vãng sinh. Do sức Nguyện của Phật, cuối cùng được vãng sinh”. Đây cũng là Chứng Sinh Tăng Thượng Duyên.
Lại như Di Đà Kinh nói rằng: “Sáu phương đều có hằng hà sa đẳng chư Phật, đều duỗi cái lưỡi che trùm khắp ba ngàn Thế Giới, nói lời thành thật :”Hoặc Đức Phật trụ ở đời, hoặc sau khi Đức Phật diệt độ. Tất cả phàm phu gây tạo tội chỉ hồi Tâm niệm A Di Đà Phật, nguyện sinh về Tịnh Thổ. Bên trên hết một trăm năm, bên dưới đến 7 ngày, một ngày niệm 10 tiếng, ba tiếng, một tiếng… khi mạng sắp hết thời Đức Phật cùng với chúng Thánh tự đi đến nghênh tiếp, liền được vãng sinh”
Như bên trên, chư Phật ở sáu phương duỗi cái lưỡi, quyết định vì phàm phu làm chứng là tội diệt được sinh. Nếu chẳng y theo điều này được sinh thì chư Phật ở sáu phương một khi duỗi cái lưỡi ra thì cuối cùng chẳng thể quay lại nhập vào cái miệng được, tự nhiên bị hoại nát. Đây cũng là Chứng Sinh Tăng Thượng Duyên.
Lại kính bạch với tất cả người vãng sinh. Nếu nghe lời này, liền nên buồn than, rơi lệ. Nhiều kiếp, nhiều đời tan thân, nát xương báo đáp Ân của Phật. Về sau noi theo, xứng với Bản Tâm, khởi dũng cảm, lại càng có Tâm kiêng sợ điều nhỏ nhiệm.
Lại bạch với các Hành Nhân. Tất cả phàm phu có tội ác còn được diệt tội, chứng nhiếp, được sinh. Huống chi là Thánh Nhân, nguyện sinh mà chẳng được đi ư.
Phần bên trên, trả lời chung cho việc hỏi lúc trước “Nhiếp chúng sinh của nhóm nào được sinh về Tịnh Thổ”.
Xong nghĩa của năm loại Tăng Thượng Duyên
_ Hỏi rằng: “Đức Thích Ca hiện ra, vì hóa độ phàm phu năm trược, liền dùng Từ Bi mở bày (khai thị) quả báo của người có mười ác phải chịu khổ trong ba đường (địa ngục, quỷ đói, súc sinh). Lại dùng Trí Tuệ bình đẳng tỏ ngộ, nhập vào (Ngộ Nhập) Người, Trời quay về sinh vào nước của Đức Phật Di Đà. Văn nghĩa của các Kinh Đốn Giáo rõ ràng như thế. Nay còn có người không chịu nhìn lại, ghen ghét chẳng tin, cùng nhau chế diễu. Chẳng biết người này, lúc còn sống với sau khi chết bị tội báo gì ? Dẫn đầy đủ Kinh Phật cùng với điều ấy để minh chứng, khiến cho cải hối, tin tưởng Đại Thừa, quay lại sinh về Tịnh Thổ. Tức làm lợi ích vậy”
Đáp rằng: “Y theo Kinh của Phật trả lời. Lại người ác này như bên trên, trong phần năm Tính ác đã nói xong. Nay dẫn thẳng Kinh Phật dùng để minh chứng.
Tức như Thập Vãng Sinh Kinh nói rằng: Đức Phật bảo Sơn Hải Tuệ Bồ Tát: “Nay ông vì hóa độ tất cả chúng sinh, cần phải thọ trì Kinh này”
Đức Phật lại bảo Sơn Hải Tuệ: “Kinh này có tên là Quán A Di Đà Phật Sắc Thân Chính Niệm Giải Thoát Tam Muội Kinh, cũng có tên là Độ Chư Hữu Lưu Sinh Tử Bát Nạn Hữu Duyên Chúng Sinh Kinh…Như vậy mà thọ trì. Chúng sinh chưa có Niệm Phật Tam Muội Duyên thì Kinh này hay cho tạo mở Môn Đại Tam Muội (Mahā-samādhi-mukha). Kinh này hay cho chúng sinh đóng bít cửa Địa Ngục. Kinh này hay cho chúng sinh trừ khử người gây hại, Quỷ ác…diệt hết bốn hướng thảy đều an ổn”
Đức Phật bảo Sơn Hải Tuệ: “Như Ta đã nói nghĩa ấy như vậy”
Sơn Hải Tuệ Bồ Tát bạch Phật rằng: “Chúng sinh đời vị lai, phần lớn có sự phỉ báng. Người như vậy thời sau này như thế nào?”
Đức Phật bảo Sơn Hải Tuệ Bồ Tát: “Sau này, ở cõi Diêm Phù Đề (Jambudvīpa) hoặc có Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, hoặc nam hoặc nữ thấy có người đọc tụng Kinh này…hoặc đem Tâm giận dữ, ôm ấp phỉ báng. Do duyên chê bai Chính Pháp cho nên người này trong đời hiện tại bị các bệnh ác nặng nề, thân căn chẳng đủ. Hoặc bị bệnh điếc, bệnh mù, bệnh mất bộ sinh dục, Quỷ, Mỵ, Tà, gió mạnh bạo, lạnh, nóng, bệnh trĩ, bệnh toàn thân sưng phù, mất Tâm….Các bệnh ác nặng nề của nhóm như vậy, đời đời ở tại thân, chịu khổ đau như vậy, ngồi nằm chẳng yên, đi tiểu đi cầu cũng chẳng thông, cầu sống chẳng được, cầu chết chẳng xong. Do phỉ báng Kinh này cho nên chịu khổ như vậy.
Hoặc lúc chết bị đoạ vào Địa Ngục, ở trong tám vạn kiếp nhận chịu đại khổ não, trăm ngàn vạn đời chưa từng nghe tên gọi của nước với thức ăn. Do chê Kinh này cho nên chịu tội như vậy.
Hoặc khi được thoát ra, sinh trong cõi người, làm:trâu, ngựa, heo, dê…bị người giết hại, chịu đại khổ não.
Vì chê bai Kinh này, cho nên lúc sau được thân người, thường sinh vào nhà hèn kém, trăm ngàn vạn đời chẳng được tự tại, trăm ngàn vạn đời chẳng nhìn thấy danh tự của Tam Bảo. Vì chê bai Kinh này cho nên chịu khổ như vậy. Chính vì thế cho nên trong đám người không có Trí thì đừng nói Chính Quán Chính Niệm của Kinh này. Người như vậy chẳng tin Kinh này sẽ bị đoạ vào Địa Ngục. Kẻ kia, người này kính trọng sẽ được Chính Giải Thoát, sinh về nước của Đức Phật A Di Đà”.
Lại lại dùng chứng cứ của Kinh này, cho nên biết kẻ hủy kính thời Đức Phật ghi nhận sự Tổn Ích chẳng hư dối. Nên biết đã trả lời đủ câu hỏi lúc trước xong.
_ Lại hỏi: “Nếu sau khi Đức Phật diệt độ, tất cả phàm phu thiện ác, phát Tâm Bồ Đề, nguyện sinh về nước của Đức Phật Di Đà, ngày đêm gom Tâm, ắt một đời này, xưng quán lễ tán, hương hoa cúng dường Đức Phật A Di Đà với Quán Âm, chúng Thánh, Tịnh Thổ trang nghiêm, niệm niệm quán tưởng, Tam Muội…hoặc được thành, hoặc chưa được thành thời đời hiện tại được Công Đức gì ? Dẫn đầy đủ Kinh Phật dùng để minh chứng, muốn khiến cho Hành Nhân tu học vui vẻ, yêu thích, tin nhận, phụng hành”
Đáp rằng: “Thật thích thay ! Đã hỏi nghĩa này. Tức là đóng bít hẳn Nhân Hạnh của sáu đường sinh tử, vĩnh viễn mở Yếu Môn của Thường Lạc Tịnh Thổ, chẳng phải trực tiếp với Di Đà xưng Nguyện, cũng là chư Phật khắp đều đồng đón mừng. Nay y theo Kinh, trả lời đầy đủ.
Tức như Bát Chu Tam Muội Kinh nói: Đức Phật bảo Bạt Đà Hòa Bồ Tát: “Ở trong Niệm Phật Tam Muội này, có bốn việc cúng dường thức ăn uống, quần áo, vật dụng nằm nghỉ, thuốc thang trợ giúp cho người ấy vui vẻ. Chư Phật quá khứ trì giữ Niệm Phật Tam Muội này, bốn việc trợ giúp cho vui vẻ, đều được thành Phật. Mười phương chư Phật hiện tại cũng trì giữ Niệm Phật Tam Muội này, bốn việc trợ giúp cho vui vẻ, đều được làm Phật.
Đức Phật bảo Bạt Đà Hòa: “Niệm A Đà Phật Tam Muội này, bốn việc trợ giúp cho vui vẻ. Ta ở trong Tam Muội này, nói chút ít thí dụ so sánh với Công Đức của Niệm Phật. Ví như người sống đến trăm tuổi, cũng sinh tức hay đi dần đến cái già, vượt qua gió bệnh tật…có người nào có thể tính đếm được Lý của lối đi ấy chăng?”
Bạt Đà Hòa bạch rằng: “Không ai có thể tính đếm được”
Đức Phật nói: “Cho nên Ta nói ông với các hàng Bồ Tát. Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện chọn lấy châu báu chứa đầy bên trong chỗ hành của người đấy đem dùng bố thí thì Công Đức có được chẳng như có người nghe Niệm A Đ Đà Phật Tam Muội này với bốn việc cúng dường trợ giúp cho vui vẻ. Công Đức ấy vượt hơn kẻ bố thí ngàn vạn ức lần, cũng chẳng thể so sánh được.
Đức Phật nói: “Cách nay rất lâu xa chẳng thể tính đếm A Tăng Kỳ Kiếp, có Đức Phật hiệu là Tư Ha Đề, cõi nước tên là Bạt Đà Hòa. Có vị Chuyển Luân Vương tên là Tư Linh đi đến nơi Đức Phật ngự. Đức Phật biết ý của nhà vua, liền vì nhà vua nói Niệm Phật Tam Muội này với bốn việc cúng dường trợ giúp cho vui vẻ. Nhà vua nghe xong rất vui vẻ, liền đem mọi loại châu báu rải bên trên Đức Phật.
Nhà vua tự Nguyện rằng: “Trì giữ Công Đức này khiến cho Người, Trời ở mười phương đều được an ổn”
Đức Phật nói: “Sau khi vị vua ấy chết thì quay trở lại tự sinh vào nhà ấy làm vị Thái Tử tên là Phạm Ma Đạt. Thời có vị Tỳ Khưu tên là Trân Bảo thường vì bốn Bộ Đệ Tử nói Niệm Phật Tam Muội này. Khi nhà vua nghe được bốn việc trợ giúp cho vui vẻ, liền đem vật báu rải bên trên vị Tỳ Khưu, lại đem quần áo cúng dường. Nhà vua cùng với người Trời ở chỗ của vị Tỳ Khưu xin xuất gia, cầu học Niệm Phật Tam Muội này, trải qua tám ngàn năm, ngày đêm không có lười biếng, chỉ được một lần nghe Niệm Phật Tam Muội này, liền nhập vào Trí cao minh. Về sau liền nhìn thấy sáu vạn tám ngàn chư Phật, ở mỗi một chỗ của Phật đều nghe Niệm Phật Tam Muội này, được thành Phật Quả”.
Đức Phật nói: “Nếu có người ở cách xa trăm dặm, ngàn dặm, bốn ngàn dặm muốn nghe Niệm Phật Tam Muội này ắt đi đến cầu xin, huống chi là người gần gũi mà chẳng chịu cầu học”
Lại bạch với các người vãng sinh. Phần bên trên đã dẫn lời dạy bảo của Đức Phật dùng để minh chứng, mỗi mỗi đầy đủ như trong Tứ Sự Cúng Dường Phẩm nói.
_ Hỏi rằng: “Dựa y theo lời dạy bảo của Đức Phật, siêng năng khổ hạnh, ngày đêm sáu Thời lễ niệm, hành Đạo, quán tưởng, chuyển tụng, Trai Giới, một lòng chán ghét sinh tử, sợ khổ trong ba đường…ắt hết một đời thề sinh vào Tịnh Thổ, cõi nước của Đức Phật Di Đà. Lại sợ tai họa dư thừa, làm sao trừ diệt được?!… Dẫn đầy đủ
Kinh Phật mà bày cho phương pháp ấy”
Đáp rằng: “Y theo Kinh Phật trả lời. Tức như Quán Phật Tam Muội Hải Kinh nói: Đức Phật vì vua cha với Đại Chúng nói: “Quá khứ có Đức Phật tên là Không Vương (Śūnya-rāja). Khi Tượng Pháp (Saddharma-pratirūpaka) trụ ở đời thời có bốn vị Tỳ Khưu phá Giới phạm tội nặng. Thời Đức Phật Không Vương ban đêm ở trong hư không phát ra tiếng nói, bảo bốn vị Tỳ Khưu rằng: “Tội các ngươi đã phạm, gọi là chẳng thể cứu. Muốn diệt tội thì có thể vào trong Tháp của Ta, quán hình tượng của Ta, chí Tâm sám hối thì có thể diệt được tội này”
Thời bốn vị Tỳ Khưu đều buông bỏ vạn sự, một lòng tuân phụng lời dạy bảo, vào cái Tháp, ở trước tượng Phật, tự đánh mình sám hối, như ngọn núi lớn sạt lở, uyển chuyển ở mặt đất, kêu khóc hướng về Đức Phật, ngày đêm nối tiếp nhau, đến khi chết làm hạn kỳ. Buông bỏ mạng xong, sau đó được sinh về nước của Đức Phật Không Vương”.
Nay dùng chứng cứ của Kinh này, nhóm Hành Giả khi muốn sám hối, cũng y theo Giáo Pháp Môn này.
_ Đức Phật nói: “Nếu sau khi Ta diệt độ, các Đệ Tử của Phật buông lìa các điều ác, ưa thích chút ít Pháp của lời nói (ngữ pháp) này, ngày đêm sáu Thời, hay ở một Thời chia làm chút ít Thời. Trong phần chút ít, ở trong chốc lát, niệm Bạch Hào (Ūrṇa: Sợi lông trắng xoay vòng theo bên phải ở Tam Tinh) của Đức Phật. Nếu chẳng nhìn thấy thì người của nhóm như vậy trừ khử được tội trong 69 ức na do tha hằng hà sa vi trần Kiếp sinh tử.
Nếu lại có người nghe Bạch Hào này mà Tâm chẳng nghi sợ, vui vẻ tin nhận thời người này cũng trừ được tội trong 80 ức Kiếp sinh tử.
Nếu các Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni. Hoặc người nam người nữ…phạm tội của nhóm bốn căn bản, mười ác…năm tội nghịch với chê bai Đại Thừa. Các người như vậy nếu hay sám hối, ngày đêm sáu Thời, thân tâm chẳng ngưng nghỉ, cúi năm vóc sát đất như ngọn núi lớn sạt lở, kêu khóc rơi lệ, chắp tay hướng về Đức Phật, niệm ánh sáng từ tướng Bạch Hào ở tam tinh của Đức Phật, một ngày đến bảy ngày thời bốn loại tội lúc trước có thể được nhẹ nhàng nhỏ nhiệm.
Người quán Bạch Hào mà mờ tối chẳng nhìn thấy thời nên vào trong cái Tháp, quán Bạch Hào ở tam tinh, một ngày đến ba ngày, chắp tay khóc lóc. Lại tạm nghe cũng trừ được tội trong ba Kiếp.
Đức Phật bảo vua cha với răn dạy A Nan: “Nay Ta vì ông ắt hiện ánh sáng của thân tướng. Nếu có kẻ chẳng có Tâm lành, hoặc hủy hoại Cấm Giới của Phật…nhìn thấy Phật đều chẳng giống nhau”
Thời năm trăm vị Thích Tử nhìn thấy sắc thân của Đức Phật giống như người có màu xám tro. Một ngàn vị Tỳ Khưu nhìn thấy Đức Phật giống như đất màu đỏ. 16 vị Cư Sĩ, 24 người nữ nhìn thấy Đức Phật thuần màu đen. Các vị Tỳ Khưu Ni nhìn thấy Đức Phật như màu bạc trắng.
Thời các bốn Chúng bạch Phật: “Nay con chẳng nhìn thấy hình sắc màu nhiệm của Đức Phật” rồi tự bứt tóc trên đầu, cúi thân sát đất, kêu khóc tuôn lệ, tự đánh đập uyển chuyển.
Đức Phật nói: “Này Thiện Nam Tử ! Đức Như Lai hiện ra, chính vì trừ diệt tội lỗi của các ngươi. Nay ngươi có thể xưng bảy Đức Phật quá khứ, vì Phật làm lễ, nói tội Tà Kiến trong đời trước của ngươi. Ngươi nên hướng về chúng Đại Đức Tăng, tỏ bày hối lỗi, tùy thuận theo lời của Đức Phật, ở trong Pháp Chúng của Phật, cúi năm vóc sát đất như ngọn núi lớn sạt lở, nhìn thấy sắc thân của Đức Phật, Tâm rất vui vẻ”
Đức Phật bảo các Tỳ Khưu: “Các ngươi trong vô lượng kiếp của đời trước: Tà KIến, nghi ngờ Thầy không có Giới hư giả nhận lấy của Tín Thí. Do nhân duyên này cho nên bị rơi vào nẻo Quỷ đói, Địa Ngục chịu đau khổ suốt tám vạn năm. Nay tuy được ra khỏi, ở vô lượng đời chẳng nhìn thấy chư Phật, chỉ nghe tên của Phật. Nay nhìn thấy thân Phật như màu đất đỏ, dài đúng năm thước. (xích: thước Tàu)”
Đức Phật nói lời ấy xong thì một ngàn vị Tỳ Khưu hướng về Đức Phật sám hối, cúi năm vóc sát đấy như ngọn núi lớn sạt lở, buồn khóc rơi lệ. Giống như gió thổi mây nặng bay tứ tán, hiển phát khuôn mặt vàng ròng. Đã nhìn thấy Đức Phật xong, Tỳ Khưu vui vẻ phát Tâm Bồ Đề.
Đức Phật bảo với vua cha: “Một ngàn vị Tỳ Khưu này, ân cần cầu Pháp, Tâm không có lười nghỉ. Đức Phật ban cho Thọ Ký, đồng tên hiệu là Nam Mô Quang Chiếu Như Lai”
Pháp Sám Hối lúc trước được trích ra từ quyển 02, 03 của Quán Phật Tam Muội Hải Kinh. Phẩm Mật Hạnh quyển 12, 10 của Phật Thuyết Quán Phật Tam Muội Hải Kinh.
_ Đức Phật bảo A Nan: “Chúng sinh đời vị lai, có người được Niệm Phật Tam Muội này, người quán các tướng tốt của Phật, người được Chư Phật Hiện Tiền Tam Muội…nên dạy bảo người này, giữ kín thân miệng ý, đừng khởi Tà Mệnh, đừng sinh cống cáo. Nếu khởi Pháp Tà Mệnh với Cống Cao, nên biết người này là Tăng Thượng Mạn, phát diệt Phật Pháp, phần lớn khiến cho chúng sinh khởi Tâm chẳng lành, loạn hòa hợp tăng, hiển điều kỳ dị mê hoặc Chúng, là bạn của Ác Ma. Nhười ác như vậy, tuy lại niệm Phật nhưng bị mất vị Cam Lộ. Nơi người này sinh ra, do cống cao cho nên thân luôn nhỏ thấp, sinh vào nhà hèn kém, nghèo túng suy bại, dùng vô lượng nghiệp ác để nghiêm sức. Như mọi loại Chúng này, nhiều việc ác…nên tự phòng hộ, vĩnh viễn khiến cho chẳng sinh. Nếu khởi nghiệp Tà Mệnh đấy thì nghiệp Tà Mệnh này giống như con voi điên phá hoại ao hoa sen. Nghiệp Tà Mệnh này cũng lại như vậy, làm bại hoại căn lành”.
Đức Phật bảo A Nan: “Nếu có người niệm Phật, nên tự phòng hộ, đừng khiến phóng dật. Người Niệm Phật Tam Muội nếu chẳng phòng hộ cống cao, Tà Mệnh thì gió ác thổi lửa kiêu mạn thiêu đốt diệt hết Pháp lành. Pháp lành (Thiện Pháp: Kuśaladharma) là tất cả vô lượng Thiền Định, các Pháp niệm Phật…từ Tâm tưởng sinh. Đây gọi là Công Đức Tạng”
Đức Phật bảo A Nan : “Kinh này có tên là Hệ Tưởng Bất Động (cột buộc Tưởng chẳng cho lay động), như vậy thọ trì. Cũng có tên là Quán Phật Bạch Hào Tướng (quán tướng Bạch Hào của Đức Phật), như vậy thọ trì. Cũng có tên là Nghịch Thuận Quán Như Lai Thân Phần (Quán thuận, quán nghịch thân phần của Như Lai). Cũng có tên là Nhất Nhất Mao Khổng Phân Biệt Như Lai Thân Phần (Mỗi một lỗ chân lông phân biệt thân phần của Như Lai). Cũng có tên là Quán Tam Thập Nhị Tướng Bát Thập Tùy Hình Hảo Chư Trí Tuệ Quang Minh (Quán các ánh sáng Trí Tuệ của 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp tùy hình của Đức Phật). Cũng có tên là Quán Phật Tam Muội Hải (Quán biển Tam Muội của Phật). Cũng có tên là Niệm Phật Tam Muội Môn (Môn niệm Phật Tam Muội). Cũng có tên là Chư Phật Diệu Hoa Trang Nghiêm Sắc Thân Kinh (Kinh Sắc Thân được trang nghiêm bằng hoa màu nhiệm của chư Phật). Ông nên ưa thích thọ trì, cẩn thận đừng để cho quên mất”
Lại như Phẩm Tế Long của Đại Tập Kinh nói: “Thời Sa Già La Long Vương (Sāgara-nāga-rāja) thỉnh Đức Phật vào cung, bày cúng dường. Đức Phật nhận lời thỉnh của vua Rồng. Khi Đức Phật cùng với chúng Thánh ăn xong thời Đại Long Vương lại thỉnh cầu nói Pháp.
Thời vị Thái Tử của vua Rồng tên là Hoa Diện tự đứng dậy trước mặt Đức Phật dùng bốn chi bố thí, phát tiếng buồn bã sám hối: “Quá khứ đã gây nên nghiệp tội gì mà phải nhận thân Rồng này ?!…”
Lại dùng chứng cứ của Kinh này, cũng là phương pháp Sám Hối Chí Thành. Nên biết bên trong tất cả Kinh đều có văn này nên chẳng thể ghi chép rộng rãi. Nay lược sao chép ba bộ Kinh đem bày với người Hậu Học trừ kẻ chẳng chí Tâm. Tác Giả đều biết Đức Phật chẳng có lời nói hư giả.
Lại như Mộc Hoạn Kinh nói: Thời có Nan Đà Quốc Vương tên là Ba Lưu Ly sai vị Sứ Giả đi đến nơi Đức Phật ngự, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn ! Nước của con là một nước nhỏ ở biên thùy, nhiều năm bị giặc cướp năm loại lúa đậu nên giá cả cao vọt lên, bệnh dịch lưu hành, người dân khốn khổ. Con luôn chẳng được nằm yên. Pháp Tạng của Đức Như Lai, phần lớn rất sâu rộng, con bận lo lắng công việc nên chẳng tu hành được. Nguyện xin Đức Thế Tôn đặc biệt rũ lòng Từ Mẫn, ban cho con Pháp thiết yếu, khiến cho con ngày đêm dễ tu hành, trong đời vị lai lìa hẳn mọi nỗi khổ”
Đức Phật bảo vị Sứ Giả rằng: “Hãy nói với Đại Vương của Khanh. Nếu muốn diệt Phiền Não Chướng (Kleśāvaraṇa), Báo Chướng (Vipākāvaraṇa) thì nên xỏ xâu 108 hạt Mộc Hoạn (Ariṣṭa) xong, thường tự mang theo. Hoặc di, hoặc ngồi, hoặc nằm luôn luôn nên chí Tâm, không có chia tán Ý, miệng xưng tên của Phật Đà (Buddha: Phật), Đạt Ma (Dharma: Pháp), Tăng Già (Saṃgha: Tăng) thì lần qua một hạt Mộc Hoạn. Như vậy hoặc 10, 20… hoặc 100, hoặc 1000 rồi đến trăm ngàn vạn. Nếu hay đủ 20 vạn biến, Thân Tâm chẳng loạn, không có các điều quanh co lừa dối thì khi buông xả mạng sẽ được sinh lên cõi Trời Diêm Ma (Yama) thứ ba, tự nhiên có quần áo, thức ăn thường thọ nhận an vui, được đoạn trừ 108 Kết Nghiệp, quay lưng với dòng sinh tử, hướng đến Đạo Niết Bàn (Nirvāṇa-mārgha), được quả Vô Thượng.
Vị Sứ Giả quay trở về tấu trình lên nhà vua. Vị vua rất vui vẻ, cúi đầu mặt lễ Đức Phật, từ xa bạch rằng: “Thế Tôn ! Đỉnh Thọ Tôn Giáo, con sẽ phụng hành”. Liền ban sắc lệnh cho người dân mua bán hạt Mộc Hoạn dùng làm ngàn vật dụng, sáu Thân quốc thích đều cho một vật dụng. Nhà vua thường tụng niệm, tuy gần gũi với quân lữ cũng chẳng bỏ phế. Lại tác niệm này: “Đức Thế Tôn Đại Từ ứng khắp tất cả. Nếu con khéo được điều này, được miễn khỏi biển khổ luân chuyển lâu dài. Xin Đức Như Lai hiện ra, vì con nói Pháp”
Nhà vua dùng Nguyện vui ép Tâm, nhịn ăn ba ngày thời Đức Phật liền hiện thân cùng với chúng Thánh đi đến, vào bên trong cung, vì nhà vua nói Pháp”.
Lại dùng chứng cứ này, trực tiếp bày cho nhà vua sự chân thật của Tâm, niệm niệm trừ Chướng, Phật biết diệt tội, ứng niệm mà hiện. Nên biết như vậy.
QUÁN NIỆM A DI ĐÀ PHẬT TƯỚNG HẢI TAM MUỘI
CÔNG ĐỨC PHÁP MÔN
_MỘT QUYỂN (Hết)_
12/09/2011