PHÁP MÔN CỦA QUÁN ÂM BỒ TÁT

 Huyền Thanh

 

Hệ phái Đại Thừa (Mahā-yāna) được phát triển từ ý nguyện tôn sùng lý tưởng Bồ Tát, nên danh xưng khởi nguyên của hệ này chính là Bồ Tát Thừa (Bodhisatvayāna), còn những người tu hành không tin tưởng vào lý tưởng Bồ Tát thì được gọi là Tiểu Thừa (Hīna-yàna) chứ không hề có ý tưởng phân biệt cao thấp, rộng hẹp… như một số người đời sau nhận định!…

Do lý tưởng Bồ Tát được xây dựng trên nền tảng Đại Bi (Mahā-kāruṇa) tức là người tu hành theo Lý Tưởng này phải phát Tâm Thệ Nguyện Thành Phật rồi chuyên chú gia công tu tập mọi Công Đức để hoàn thiện chính mình qua việc giúp ích cho chúng sinh.

Từ ý nghĩa này mà các bậc Đạo Sư đã nhấn mạnh rằng: “Hết thảy các chúng sinh đu là ruộng Phước, giúp cho người tu Đạo Bồ Tát thực hiện viên mãn mọi Công Hạnh để mau chóng thực chứng Phật Quả”. Tức là thực hiện một điều rất quan trọng mà ít ai chú ý đến: “Nếu ta mong mỏi giúp ích cho người thì chính điu đó lại giúp ích cho ta”

Hoặc nói theo thời hiện đại là: “Người ích kỷ khôn ngoan nhất là người biết quên thân mình để giúp đỡ cho mọi chúng sinh”

Thế nên các vị Đạo Sư Tây Tạng nhận định rằng: “Tâm Đại Bi là trọng tâm hoạt động giác ngộ của các Bậc Thánh Giải Thoát và Tâm Đại Bi là cội nguồn tinh túy để dẫn dắt chúng sinh tiến đến sự Giác Ngộ Tối Thượng”.

_ Chính vì Tâm Đại Bi là trọng tâm hoạt động giác ngộ của các Bậc Thánh Giải Thoát cho nên Đức Quán Âm Bồ Tát tuy đã sớm thành Phật, hiệu là Chính Pháp Minh Như Lai, nhưng vì muốn tế độ tất cả chúng sinh, cho nên quay ngược thuyền Từ, thị hiện làm thân Bồ Tát, như trong Kinh “Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni” nói rằng: “Quán Thế Âm Bồ Tát có sức uy thần chẳng thể nghĩ bàn, trong quá khứ vô lượng kiếp v trước, đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Do Nguyện Lực Đại Bi là làm an vui cho chúng sinh, cho nên hiện làm Bồ Tát.”

Trong quá trình hoá độ chúng sinh, do căn tính của các chúng sinh không giống nhau, nên Quán Âm Bồ Tát đã nương vào Tam Muội Phổ Hiện Sắc Thân khởi hiện các thân ứng hoá chẳng thể nghĩ bàn, luôn luôn ở trong mười phương Thế Giới làm việc cứu giúp vô biên khiến cho chúng sinh bị khổ nạn được đến chỗ an ổn và trong mát vô hạn. Tức là tuỳ theo nhu cầu riêng của mỗi một chúng sinh, Quán Âm Bồ Tát sẽ thị hiện ra các loại nhân vật tương ứng với nguyện cầu của mỗi một chúng sinh để cứu độ cho họ.

Điều này được gọi là Phổ Môn Thị Hiện và cũng là một nét đặc sắc riêng của Quán Âm Bồ Tát và được kinh hoạ rất rõ trong Phẩm Phổ Môn của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Do công hạnh hiện bày thân ứng hoá ở khắp mọi cõi đã khiến cho Quán Âm Bồ Tát thành vị Bồ Tát rất hợp với chúng sinh ở Thế Giới Sa Bà (Sāha-loka-dhātu). Thế nên, Trung Quốc có câu tục ngữ là: “Nhà nhà A Di Đà, cửa cửa Quán ThếÂm” chính là khắc họa rất tốt của các loại hiện tượng này.

_ Lại nữa, để nhấn mạnh ý nghĩa “Tâm Đại Bi là cội nguồn tinh túy để dẫn dắt chúng sinh tiến đến sự Giác Ngộ Tối Thượng” nên trong Kinh Hoa Nghiêm, quyển 68 đã minh hoạ việc Quán Tự Tại Bồ Tát vì Thiện Tài Đồng Tử mà tuyên nói Pháp Môn Đại Bi Hạnh Giải Thoát của Bồ Tát là: Khi Quán Tự Tại Bồ Tát nhìn thấy Thiện Tài từ xa đi đến, liền vui mừng nói rằng:

Này Thiện Nam Tử! Ông đến được đây là quá tốt rồi. Ông đã trải qua tư tưởng, chí nguyện nhiếp thọ khắp cả chúng sinh, hay phát khởi Đại Thừa, phát khởi Tâm chính trực chuyên cầu Phật Pháp, phát khởi Tâm Đại Bi sâu nặng cứu giúp chúng sinh, khiến tất cả Hạnh màu nhiệm của Phổ Hinối tiếp nhau hiện ngay trước mắt, Đại nguyện thâm tâm viên mãn thanh tịnh. Phàm người nào siêng năng thỉnh cầu Phật Pháp đu hay lãnh thọ và gom chứa các loại căn lành, xưa nay chưa bao giờ đầy đủ và hay thuận theo Thiện Tri Thức chẳng trái lời dạy dỗ ấy.

Này Thiện Tài ! Ông từ biển lớn Trí Tuệ Công Đức của Văn Thù Sư Lợi mà sinh ra, Tâm của Ông đã thành thục, lại hay được thế lực lớn của Chư Phật, thu được ánh sáng Tam Muội rộng lớn, chuyên tâm mong cầu Pháp màu nhiệm thâm sâu, thường xuyên yết kiến Chư Phật, sinh khởi Tâm rất vui mừng. Trí Tuệ thanh tịnh của Ông giống như hư không, không chỉ tự chứng minh lại hay vì người khác diễn nói, khiến cho người khác đu hay an trụ trong ánh sáng Trí Tuệ của Như Lai”.

Khi ấy, Thiện Tài Đồng Tử cung kính đỉnh lễ hai bàn chân của Quán Tự Tại Bồ Tát, sau khi nhiễu quanh vô số vòng xong, mới chắp tay lại nói rằng: “Bạch Thánh Giả! Con đã trải qua việc phát khởi Tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, nhưng lại chẳng biết phải tu học Hạnh Bồ Tát như thế nào, tu tập Đạo Bồ Tát ra sao?

Con nghe nói Thánh Giả hay khéo dạy bảo chúng sinh, xin Ngài có thể vì con diễn nói”.

Bồ Tát bảo rằng: “Lành thay! Lành thay Thiện Nam Tử! Ông đã trải qua, hay phát khởi Tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác !

Này Thiện Nam Tử! Ta đã trải qua việc thành tựu Pháp Môn Đại Bi Hạnh giải thoát của Bồ Tát.

Này Thiện Nam Tử! Ta hay dùng môn Đại Bi Hạnh này, bình đẳng giáo hóa chúng sinh nối tiếp nhau chẳng dứt

Này Thiện Nam Tử! Ta luôn luôn an trụ môn Đại Bi Hạnh này, lại an trụ ở nơi tất cả Như Lai và hay hiện bày khắp cả ngay trước mặt tất cả chúng sinh. Có khi Ta, hoặc là dùng Bố Thí để nhiếp lấy chúng sinh. Hoặc là dùng lời nói yêu thương. Hoặc là dùng hành vi làm lợi ích cho người khác. Hoặc là dùng hành vi hòa chung với công việc của chúng sinh để nhiếp lấy họ. Hoặc là hiện bày các loại lưới ánh sáng trong sạch chẳng thể nghĩ bàn để nhiếp lấy chúng sinh. Hoặc là dùng âm thanh, hoặc là có đủ uy nghi để vì họ nói Pháp. Hoặc là hiện bày Thần Thông biến hóa, khiến họ đu hay thành thục khai ngộ. Hoặc vì họ hóa hiện thân đồng loại, cùng ở chung với họ để thành tựu họ.

Này Thiện Nam Tử! Bởi vì Ta tu hành môn Đại Bi Hạnh này, nguyện xin cứu giúp chúng sinh, nguyện khiến cho tất cả chúng sinh đu hay xa lìa sợ hãi con đường khó khăn nguy hiểm, xa lìa sợ hãi phin não, xa lìa sợ hãi mê hoặc, xa lìa sợ hãi bị trói buộc, xa lìa sợ hãi bị giết hạ, xa lìa sợ hãi nghèo túng, xa lìa sợ hãi chẳng thể sinh sống, xa lìa sợ hãi mang tiếng xấu, xa lìa sợ hãi chết chóc, xa lìa nơi sợ hãi trong Đại Chúng, xa lìa sợ hãi đầu thai nẻo ác, xa lìa sợ hãi ám tối, xa lìa sợ hãi dời đổi, xa lìa sợ hãi cùng với quyến thuộc thân yêu biệt ly, xa lìa sợ hãi cùng với oán thù gặp nhau, xa lìa tất cả sợ hãi bức bách sinh lý, xa lìa tất cả sợ hãi bức bách tâm lý, xa lìa sợ hãi lo lắng buồn thương.

Do đó, Ta lại phát Nguyện rằng: Phàm có người nào nhớ niệm Ta, tụng xưng tên Ta, hoặc là thấy được thân tướng chúng sinh của Ta, đu hay miễn trừ hết thảy sợ hãi.”

Này Thiện Nam Tử! Ta dùng Pháp Môn phương tiện này, hay khiến cho chúng sinh xa lìa các loại sợ hãi, và dạy bảo họ phát khởi Tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển”.

Ngoài ra, để minh chứng cho Pháp Môn Đại Bi Hạnh Giải Thoát của Bồ Tát được thực hiện không hề ngưng nghỉ nên trong “Bi Hoa Kinh” ghi chép rằng: “Tương lai, sau khi Đức Phật A Di Đà tại Thế Giới Cực Lạc ở phương Tây nhập Niết Bàn thời Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ nối tiếp làm Phật tên là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Như Lai, Tịnh Thổ của Ngài tên là Nhất Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu Thế Giới so với thế giới Cực Lạc hiện tại lại càng trang nghiêm vi diệu hơn, chẳng thể nghĩ bàn”.

Điều cần biết nữa là, với Tâm Đại Bi nhằm giúp cho chúng sinh nắm vững được mọi phương tiện thiện xảo trong khi tu hành Bồ Đề Hạnh (Bodhi-caryā), Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã hiển thị uy lực của Tam Muội Như Huyễn Kim Cương để tự trang nghiêm mình và tế độ muôn loài Hữu Tình

1) Cứu độ bằng Pháp Như Ý Thắng Thượng:

Nếu người nào lễ bái cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát thì:

_ Cầu con trai liền được con trai có đầy đủ Phước Tuệ

_ Cầu con gái liền được con gái xinh đẹp hiền lành, ai thấy cũng mến yêu

_ Được Phước Đức ngang bằng với Phước Đức lễ bái cúng dường, thọ trì danh tự của 62 ức hằng hà sa Bồ Tát.

2) Cứu độ bằng Pháp Cát Tường Tự Tại:

Nếu người nào trì niệm Danh Hiệu của Quán Thế Âm Bồ Tát thì:

_ Vào lửa, lửa chẳng thể đốt cháy được

_ Bị nước cuốn trôi, liền đến chỗ cạn

_ Đi thuyền giữa Đại Dương tìm châu báu, gặp gió bão đánh dạt vào nước của Quỷ La Sát, thì được thoát nạn La Sát.

_ Sắp bị đánh chém thì dao gậy của kẻ ấy liền gãy nát không phạm vào thân được

_ Nếu bị xiềng xích, gông cùm thì xiềng gông đều tan rã

_ Không bị Quỷ Dạ Xoa, La Sát, Cưu Bàn Trà, Tỳ Xá Già, Phú Đan Na làm hại

_ Đi buôn lạc vào nơi hiểm trở gặp giặc cướp đầy dẫy trong cõi Tam Thiên Đại Thiên thì liền được thoát khỏi và không sợ hãi

3) Cứu độ bằng Pháp Kiên Cố Dũng Mãnh Thù Thắng:

Nếu còn nhiều ái dục, giận hờn, si mê mà trì niệm Hồng Danh Quán Thế Âm thì sẽ hết ái dục, hết giận hờn, hết si mê.

Trong công tác hóa độ Hữu Tình, một phương tiện không thể thiếu được đó là tính Nhẫn Nhục. Vì chúng Hữu Tình thường có nghiệp chướng sâu dầy, ít khi biết lẽ phải. Họ thường thuận theo Bản Ngã, chiều theo dục vọng cá nhân nên rất khó làm cho họ xoay chuyển. Đôi khi vì lợi ích thấp hèn, họ sẵn sàng phản bội lại người ân. Do vậy, người thi hành hạnh độ sinh cần phải biết kiên nhẫn, cam chịu lao nhọc lâu dài, khéo tùy duyên, thuận theo các chúng sinh cang cường ngang ngược mà uốn nắn họ đi vào nẻo chân chính nghĩa là phải dùng Đức Tính Nhẫn Nhục (Kṣānti-guṇa) làm cho viên mãn sự tế độ và đấy chính là sức mạnh kiên cố thù thắng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nay muốn dứt trừ Tham, Sân Si thì chúng ta cũng phải có sức kiên nhẫn bền bỉ tu trì Giới, Định, Tuệ ắt sẽ dập tắt 3 độc Tham ái, giận hờn, si mê mà chứng quả giải thoát.

Amṛta nghĩa đen là Bất Tử (Không bị chết) và thường dịch là Cam Lộ. Đây là thứ nước rất trong mát và thơm ngọt thường giúp cho người bị khát khô cổ được mát mẻ an lành. Trong Phật Giáo, Cam Lộ tượng trưng cho nguồn an lạc vô biên và hay được ví cho dòng sống an vui tối thượng của các cõi Phật thanh tịnh.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật có ghi rằng :

“Nếu người nào tu theo pháp quán tưởng “Sắc chân thật” của Quán Thế Âm Bồ Tát thì không gặp các điu tai họa, trừ sạch hết các nghiệp chướng và dứt hết những tội trong đường sinh tử ở vô số kiếp. Một khi thành tựu Pháp Quán này thì người tu tập sẽ không còn thọ sanh ở trong bào thai nữa, lại thường đi dạo chơi khắp các cõi nước thanh tịnh nhiệm màu của chư Phật ở mười phương”

5) Cứu độ bằng cách hiện ra Ứng Thân:

Tuỳ theo căn tính của người tu học, Quán Thế Âm Bồ Tát hiện ra một trong 33 Ứng Thân để giúp cho người ấy mau chóng xa lìa khổ não, giác ngộ được Trí Giác Thanh Tịnh.

Chính các loại công hạnh Đại Bi này đã khiến cho rất nhiều người lập chí đi theo Hạnh Bồ Tát, hy vọng nhận được sự cứu giúp của Quán Thế Âm Bồ Tát, siêng năng tinh tiến tu tập các Pháp: Trì niệm xưng tán Hồng Danh Quán Thế Âm, lễ bái cúng dường Tôn Tượng Quán Thế Âm, quán tưởng Sắc Tướng chân thật của Quán Thế Âm, trì tụng Đại Bi Tâm Đà La Ni….siêng năng tinh tiến tu tập các PhápChân Như Quán, Nhĩ Căn Viên Thông, Ngũ Uẩn Quán, Như Huyễn Kim Cương Tam Muội (Đây là các Pháp Môn căn bản để tu Pháp của Quán Thế Âm) nhằm giúp cho bản thân mình, tự thấu hiểu từng giai đoạn của Pháp Tu. Nhờ Tâm sùng kính chân thành, người tu hành nương theo lực gia trì của Bản Tôn Quán Thế Âm Bồ Tát tinh tiến tu hành, mau chóng trực nhận được cảnh giới cực thanh tĩnh của chư Phật và hợp nhất với Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Sự kiện này chính là “Lý Tưởng Bồ Tát được thể hiện như nó đã thể hiện trong hình tướng Quán Thế Âm” và đây cũng là quan điểm “Nhập Ngã, Ngã Nhập” của Mật Tông Phật Giáo.

Khi viên mãn được các Pháp này thì người tu hành được xem là một Hoá Thân Quán Âm. Sau đó, để báo đáp Ân Đức của Giáo Pháp này, Hành Giả phải thành tâm nương theo 4 món Vô Tác Diệu Đức của Bản Tôn Quán Thế Âm là:

1) Hiện ra nhiều hình dung nhiệm màu có một hay nhiều đầu, hai hay nhiều tay, hai mắt hoặc nhiều mắt và nói ra vô số Thần Chú Bí Mật để cứu độ chúng sinh được tự tại

2) Hiện hình tụng Chú, mỗi mỗi Thân mỗi mỗi Chú. Hình đó, Chú đó có thể đem sức Vô Úy Thí cho các chúng sinh

3) Phát ra Căn Tính Diệu Viên Thông Thanh Tịnh khiến cho chúng sinh xả bỏ thân mệnh và của cải để cầu xin (Bản Tôn Quán Âm) xót thương cứu hộ.

4) Đắc được Tâm Phật, chứng Quả rốt ráo, có thể đem từng các thứ quý báu cúng dường 10 phương Như Lai, cả đến Lục Đạo chúng sinh trong Pháp Giới: Ai cầu vợ thì được vợ, ai cầu con thì được con, cầu Tam Muội thì được Tam Muội, cầu sống lâu thì được sống lâu, như thế cho đến cầu Niết Bàn thì được Niết Bàn.

Từ 4 Đức không thể nghĩ bàn này, Hành Giả noi theo Bản Tôn hiển hiện Đại Bi Tâm ứng hóa cứu độ muôn loài qua các công hạnh:

_ Giúp cho người tu hành mau đầy đủ Công Đức của Lục Độ và mau chóng phát sinh mầm giống Bồ Đề

_ Khiến cho hàng Thanh Văn mau được chứng quả

_ Khiến cho các vị Thần (Devatā) Tiên (Ṛṣī) trong cõi Đại Thiên mau phát Tâm Bồ Đề Vô Thượng

_ Giúp cho các chúng sinh mau được Tín Căn Đại Thừa và khiến cho sự mưu cầu của họ được thành tựu

_ Giúp cho những chúng sinh bị đọa lạc ở 3 đường Ác , ở chỗ sâu kín tối tăm trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới mau xa lìa sự khổ não

_ Khiến cho các vị Bồ Tát mau chứng ngộ Thập Trụ và mau đắc Quả Phật, thành tựu 32 tướng tốt với 80 vẻ đẹp tùy hình.