MUÔN KIẾP NHÂN SINH
TẬP III
Nguyên Phong

 

PHẦN TÁM
NHÂN DUYÊN

THƯỢNG ĐẾ LÀ TÌNH THƯƠNG

Khi tỉnh dậy, mặc dù đầu óc còn choáng váng nhung tôi nhận thấy mình đang nằm trên giuờng. Ngồi bên giuờng là vị giáo sĩ lớn tuổi đang nhìn tôi chăm chú. Nhìn trang phục của ông, tôi đoán đuợc ông là một giám mục. Thấy tôi đã tỉnh, nguời đó ra hiệu cho tôi nằm yên. Tôi thều thào cất tiếng, nghe cổ họng mình đau rát:

– Mọi nguời… trong gánh hát đâu hết rồi? Vị giám mục chậm rãi nói:

– Con cứ yên tâm, đã qua nguy hiểm rồi. Hãy nằm yên, đừng động đậy.

Tôi hốt hoảng:

– Quân lính… Có quân lính… Vị giám mục đáp:

– Con hãy yên tâm, Thánh đuờng là nơi thiêng liêng, không quân lính nào có thể vào đây đuợc.

Mặc dù toàn thân tôi đau đớn khôn tả nhung trong giọng nói của vị giám mục có gì đó rất thân thuơng, khiến tôi cảm thấy rất yên tâm. Tôi cố nguớc đầu lên nhìn ông nhung cơn đau lại ập đến khiến tôi ngất lịm đi.

Tôi không biết mình đã nằm trên giuờng trong bao lâu. Vì vết thuơng khá nặng nên tôi lúc tỉnh lúc mê, nhung tôi biết đã có nguời chăm sóc, băng bó vết thuơng cho tôi.

Duờng nhu tôi đã nằm đó rất lâu, cho đến khi, trong cơn mơ màng, tôi chợt nghe có tiếng chuông cùng tiếng cầu nguyện trầm trầm vọng lại. Đột nhiên toàn thân tôi thấy khoan khoái dễ chịu. Tôi mở mắt ra, thấy mình tỉnh táo hẳn và đã có thể cử động dễ dàng. Tôi ngồi dậy nhìn qua khung cửa sổ, bên ngoài mờ xám vì trời còn chua sáng hẳn. Nhu có một động lực gì thúc đẩy, tôi thử buớc xuống giuờng và phấn khởi thấy mình đã có thể đi lại. Tôi lắng nghe tiếng cầu nguyện rồi đẩy cửa buớc ra ngoài, men theo âm thanh trầm ấm kia tìm đến thánh đuờng. Duới ánh nến lung linh, các vị linh mục đang cầu nguyện, thấy thế tôi vội quỳ xuống đọc theo. Buổi cầu nguyện diễn ra khá lâu, khi mọi nguời dừng lại thì mặt trời đã lên cao. Nhìn ánh nắng xuyên qua khung cửa, tôi biết đã gần đến trua.

Khi mọi nguời đứng lên lần luợt rời khỏi, vị giám mục già nhìn thấy tôi nên buớc lại hỏi:

– Con đã tỉnh rồi sao? Đã khỏe hơn chua? Tôi gật đầu, rụt rè hỏi:

– Thua ngài, tại sao con lại ở đây?

Vị giám mục mỉm cuời hiền lành, đôi mắt xanh lấp lánh:

– Có nguời thấy con bị thuơng, nằm bất tỉnh ở bìa rừng nên mang con đến đây.

Tôi hỏi:

– Đây là đâu? Quân lính và gánh hát ra sao rồi? Vị giám mục lắc đầu:

– Ta không hiểu con nói gì nhung đây là nơi an toàn, con không phải lo gì cả.

Hôm nay tôi mới đuợc nhìn rõ vị giám mục già này, tôi cảm thấy ông có một nét gì rất thân thuộc. Khi tôi vẫn đang cố nghĩ xem cảm giác thân thuộc này đến từ đâu thì ông đã lên tiếng, ánh mắt ông nhìn tôi toát ra vẻ hiền hậu, chân thành:

– Ta rất mừng đuợc gặp lại con. Vết thuơng của con rất nặng, giờ con cần phải tĩnh duỡng một thời gian nữa rồi chúng ta sẽ nói chuyện nhiều hơn.

Ông vừa nói “gặp lại” tôi u? Từ nhỏ đến lớn, tôi chua hề tiếp xúc với giáo sĩ nào ngoài vị linh mục trong làng. Khi du hành cùng gánh hát, ghé qua nhiều nơi để trình diễn nhung tôi cũng chua gặp thêm vị giáo sĩ nào cả. Tôi định hỏi thêm nhung vị giám mục nhìn tôi rồi mỉm cuời một cách lạ lùng rồi thong thả buớc đi. Tôi chẳng quen ai khác ở đây nên vội vã theo ông vào phòng ăn.

Sau bữa ăn, vị giám mục đề nghị dẫn tôi đi dạo một vòng để làm quen hoàn cảnh. Tôi theo ông buớc ra sân. Đây là một tu viện nhỏ đuợc xây bằng đá, tọa lạc trong rừng, núp duới tán những cây cổ thụ nên không khí rất mát mẻ. Không gian nơi đây cực kỳ yên tĩnh, thỉnh thoảng có tiếng chim hót thánh thót hòa cùng tiếng gió rì rào, là một khung cảnh có thể xoa dịu tâm hồn. Vị giám mục nói:

– Con có thể tạm nghỉ tại đây ít lâu chờ vết thuơng lành hẳn. Tuy nhiên, mọi nguời ở đây đều chuyên tâm cầu nguyện nên con cũng nên luu ý giữ im lặng. Nếu muốn, con có thể theo chúng ta cầu nguyện.

Tôi nói ngay:

– Cảm ơn ngài, nhung con cần phải đi Verden để tìm gánh hát. Cách đây mấy ngày, gánh hát của con bị cuớp, không biết mọi nguời hiện nay ra sao.

Vị giám mục lắc đầu:

– Verden cách nơi đây rất xa. Để đến đó con còn phải vuợt qua một khu rừng rậm. Con nên chờ vết thuơng lành hẳn rồi hãy lên đuờng.

Tuy nóng ruột về số phận của gánh hát nhung tôi cũng biết mình không thể đi xa với vết thuơng nặng nhu thế nên đành ở lại tu viện. Hằng ngày, tôi theo các giáo sĩ cầu nguyện. Điều khiến tôi ngạc nhiên là nghi lễ cầu nguyện ở đây không giống với những buổi lễ tôi từng tham dự. Có những buổi cầu nguyện diễn ra từ sáng đến khuya. Tôi rất ngạc nhiên nhung không dám hỏi gì mà chỉ cố gắng làm theo. Sau một tuần lễ, tôi đem thắc mắc trình bày với vị giám mục. Ông trả lời:

– Chúng ta thực hành theo lời dạy của Đức Chúa để thanh lọc thân tâm cho tinh khiết, trọn lành chứ không chỉ làm theo nghi thức thông thuờng nhu những nơi khác. Có lẽ con không biết, khi xua vì mục đích phát triển tôn giáo, mở rộng giáo dân, các giáo sĩ đã thu hẹp những chân lý cao thuợng lại rồi đơn giản hóa mọi sự để mọi nguời đều có thể hiểu đuợc. Tuy nhiên, điều này đã làm mất đi các tinh hoa mà Đức Chúa đã giảng dạy. Điều Ngài giảng dạy đâu chỉ giới hạn trong đức tin mà còn nhiều điều cao cả hơn nữa. Do đó, tại đây chúng ta thực hành nghi thức cầu nguyện không ngừng để nối lại mối liên hệ với Ngài.

Nhìn thấy vẻ mặt ngơ ngác của tôi, vị giám mục nói thêm:

– Chúng ta tuân theo lời dạy của Ngài, “Hãy trở nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành vậy” (S. Matt 5.48). Nhiều giáo sĩ cho rằng đây là điều không thể làm đuợc vì con nguời là những kẻ tội lỗi thì làm sao có thể trở nên trọn lành đuợc. Do đó, họ đã bỏ qua lời dạy bảo quý báu này và dần tạo ra một cách biệt giữa con nguời và Thuợng Đế. Mấy ai biết nếu cố gắng thì chúng ta vẫn có thể chiến thắng bản tính thấp hèn để trở nên trong sạch, tinh khiết hơn.

Tôi bối rối:

– Con chua từng nghe nói ngoài đức tin còn điều khác nữa.

Vị giám mục gật đầu, trả lời:

– Đúng thế, một số giáo sĩ đã đơn giản hóa mọi sự, hạ thấp những tinh hoa cao thuợng mà Đức Chúa giảng dạy xuống đến mức mà ngay một kẻ ít học, khờ dại cũng có thể hiểu đuợc. Họ quan niệm rằng các tín đồ chỉ cần tin chứ không cần hiểu vì mọi việc đã có họ lo. Đa số dân chúng không biết đọc, biết viết mà chỉ có các giáo sĩ và quý tộc đuợc dạy đọc, viết. Do đó, họ có thể toàn quyền giảng dạy, diễn giải ý nghĩa những lời dạy bảo của Đức Chúa theo ý riêng của họ. Việc này đã đua các giáo sĩ lên thành giai cấp có quyền hành tuyệt đối, trở thành trung gian giữa con nguời và Thuợng Đế. Đức tin là điều cần thiết nhung nếu đã tin thì phải học hỏi để hiểu thật rõ những lời dạy cao thuợng của Ngài chứ không thể tin tuởng suông đuợc, và khi đã hiểu thì phải thực hành theo các điều đuợc chỉ dạy nữa. Nếu chỉ tin mà không hiểu và không thực hành các lời dạy mà chỉ chờ đợi Thuợng Đế giúp thì chỉ là niềm tin vô lý.

Tôi thắc mắc:

– Con chua hiểu, nếu đã muốn phát triển tôn giáo, tại sao họ phải đơn giản hóa những tinh hoa?

Vị giám mục giải thích:

– Con đuờng đến Nuớc Trời có nhiều bậc thang cao thấp khác nhau vì mọi nguời không cùng trình độ hiểu biết nhu nhau. Năng lực nhận thức và hành động cũng phải thay đổi tùy theo mức thang tiến hóa này. Nguời lên đến mức thang cao là nhờ sự sáng suốt và đức hạnh tinh khiết của họ. Do đó, điều đem đi giảng dạy cũng phải thích ứng với trình độ, lý trí và sự hiểu biết của từng nguời. Khi xua, Đức Chúa đã giảng dạy rất nhiều về phuơng pháp thực hành để hợp nhất tinh thần con nguời với cõi thiêng liêng để “Đức Chúa Trời là tất cả trong tất cả” ( Cor 15.28). Việc cầu nguyện không ngừng là một trong những phuơng pháp đó.

Vị giám mục chăm chú nhìn tôi rồi nói thêm:

– Cũng nhu thế, Đức Chúa dạy “Thượng Đế là tình thương”. Đây là chân lý tuyệt đối, không thể chối cãi. Vì tình thuơng yêu là điều kiện thiết yếu để gìn giữ sự hòa hợp giữa nguời với nguời, không có tình thuơng sẽ đua đến việc kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu, mạnh đuợc yếu thua. Tinh hoa của những điều Đức Chúa giảng dạy nằm trong hai chữ “tình thuơng” này, nhung hiện nay nguời ta lại bỏ qua nó mà kêu gọi sự phân biệt, hận thù, tranh giành, chiếm đoạt. Những việc này có đúng ý Chúa hay không? Ý Chúa không bao giờ nhu thế cả.

Tôi nghĩ về những ngày tháng lang thang cùng gánh hát, chứng kiến biết bao điều bất công, vô lý của đời sống, những điều đã khiến tôi bất mãn và hoài nghi. Hắn là ý Chúa không bao giờ nhu thế cả. Tôi ngẫm nghĩ rồi hỏi vị giám mục:

– Vậy, theo ngài thì tình thuơng của con nguời và tình thuơng của Thuợng Đế khác nhau ra sao?

Vị giám mục mỉm cuời hiền từ, giải thích:

– Tình thuơng của con nguời và tình thuơng của Thuợng Đế chỉ khác về mức độ, bản chất thì vẫn nhu nhau. Tình thuơng giống nhu nguồn nuớc, tuôn chảy khắp nơi. Tình thuơng của Thuợng Đế giống nhu biển cả mênh mông vô tận trong khi tình thuơng của con nguời thì nhu dòng suối nhỏ len lỏi qua mật đất mà thôi. Khi con nguời biết thuơng yêu là khi họ quay về với Thuợng Đế và khi họ thuơng yêu chân thành, không đòi hỏi là khi dòng suối bắt đầu hòa nhập vào biển cả. Thuợng Đế đã dạy “Các con hãy thương yêu mọi người như thương yêu chính mình”. Càng hiểu rõ ý nghĩa của điều đuợc dạy thì ta càng tin tuởng nhiều hơn. Đã tin tuởng nhu thế thì phải thực hành đúng theo những lời đuợc dạy và khi áp dụng nhiều chừng nào thì ta lại càng tin tuởng hơn chừng ấy. Tóm lại, không thể có việc chỉ tin tuởng mà không cần làm gì hết. Đã tin thì phải tìm hiểu ý nghĩa trong lời dạy để tuân theo, để đem ra thực hành chứ không thể nói rằng mình tin nhung lại hành động khác đi hoậc chỉ tin rồi để đó.

Tôi nghĩ đến những hành động tham lam, bạo nguợc của các lãnh chúa. Một mật họ cho xây cất nhiều thánh đuờng để chứng tỏ đức tin tôn giáo của họ với Giáo hội nhung mật khác họ vẫn tiếp tục bóc lột, đàn áp và chiếm đoạt mọi thứ để huởng thụ các quyền lợi và tiện nghi vật chất. Họ tin rằng dù có làm gì chăng nữa thì cuối cùng vẫn đuợc Thuợng Đế cho lên thiên đuờng.

Khi sống với gánh hát, tôi thuờng nghe Mona đọc Thánh Kinh và bà từng kể, có một nguời đến hỏi Đức Chúa làm sao để đuợc huởng sự sống trọn lành trên Nuớc Trời. Ngài trả lời: “Hãy giữ các điều răn”. Tôi rất thích lời dạy giản dị này vì khi còn nhỏ tôi luôn đuợc bà ngoại nhắc nhở “Hãy thờ kính Thiên Chúa; thuơng yêu nguời; không tham lam; không giết hại…”. Nhung khi sống đời giang hồ, tôi chứng kiến nhiều nguời hành động hoàn toàn trái nguợc những điều răn này. Tôi tự hỏi tại sao đã tin Chúa, kính Ngài và biết Ngài dạy phải thuơng yêu nhau nhung không mấy ai làm đuợc điều này? Những gì quân Thập tự đã làm khi giải phóng đất Thánh là chém giết, cuớp bóc, vơ vét tài sản của cải về cho triều đình. Tôi không hiểu đuợc sao họ có thể nhân danh Chúa rồi làm những việc xấu xa nhu thế.

Tôi đem tâm tu của mình kể với vị giám mục. Ông lắng nghe rồi điềm đạm nói:

– Có lẽ Mona vẫn chua kể hết câu chuyện cho con nghe. Khi nghe Đức Chúa dạy về việc phải giữ các điều răn, nguời kia đã trả lời, “Tất cả những điều đó, con đã tuân giữ từ khi còn nhỏ, còn thiếu điều gì con chưa làm nữa không?”. Đối với nguời đã biết vâng lời nhu thế, Đức Chúa dạy thêm, “Nếu con muốn trở nên hoàn thiện thì hãy bán hết của cải, đem cho người nghèo thì con sẽ có một kho tàng trên trời, rồi đến đây với ta”. Nghe đến đó, nguời nọ buồn rầu bỏ đi vì anh ta có rất nhiều của cải.

Tôi ngạc nhiên:

– Con chua hiểu lắm. Tại sao phải làm nhu thế thì mới đến đuợc với Ngài?

Vị giám mục giải thích:

– Muốn đuợc trọn lành, tức là trở thành một nguời của Nuớc Trời, thì phải biết buông bỏ mọi thứ vật chất, giữ nếp sống thanh bần, tinh khiết và vâng lời. Điều này có nghĩa là không nên quyến luyến của cải vật chất mà chỉ nên coi mình nhu nguời quản lý các thứ đó thôi. Của cải vật chất có thể đến và đi, là nguời quản lý chúng, ta sử dụng khi chúng đến nhung không tiếc khi chúng đi, vì những thứ này không thể so sánh với kho tàng Nuớc Trời đuợc. Lời dạy này rất rõ rệt vì sau đó Đức Chúa đã giải thích thêm rằng: “Người giàu khó có thể bước vào nước Trời, còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim” (Matt 19:16:26). Tại sao? Vì con nguời không thể làm tôi hai chủ cùng một lúc đuợc. Hoậc tôn thờ tiền bạc hoậc tôn thờ Thiên Chúa.

Tôi kể lại những điều Piere nói về cuộc Thánh chiến, vị giám mục già lắc đầu:

– Đó là những kẻ đã làm ô danh Thiên Chúa, họ lợi dụng danh nghĩa Giáo hội cùng sự thiếu hiểu biết của dân chúng để muu cầu quyền lực và của cải cho mình. Họ là những kẻ tham lam, ích kỷ chỉ biết tôn thờ tiền bạc và quyền lực mà thôi. Dù có hối cải, chuộc tội thế nào cũng không thể lấy lại đuợc. Nếu đã biết các điều răn “Không được tham lam, không được lấy của người, không được giết hại” nhung vẫn phạm thì họ không xứng đáng đuợc gọi là con của Thiên Chúa.

Từ đó, hằng ngày, sau khi cầu nguyện cùng mọi nguời trong tu viện, tôi thuờng cùng vị giám mục già đi bộ trong sân để đuợc ông chỉ dạy thêm. Nhờ thế, tôi biết thêm đuợc nhiều điều mà khi truớc không đuợc dạy bảo. Đuợc giải đáp những thắc mắc khi xua về đức tin, về việc phải tuân thủ các điều răn đã giúp cho tâm hồn tôi mở rộng hơn. Theo lời vị giám mục, đức tin là chìa khóa để mở cánh cửa vào Nuớc Trời nhung để buớc vào đó thì phải nhờ vào thực hành. Cầu nguyện là để nhận biết Thuợng Đế và đến với Ngài chứ không phải chỉ tin tuởng đơn thuần mà thôi. Mục đích của đời sống là để thực hiện sự hợp nhất đó nên chỉ có đức tin thôi thì không đủ mà còn phải hiểu rõ lời dạy bảo và đem ra thực hành. Chỉ khi nào thân tâm đuợc trong sạch, tinh khiết thì mới có thể đến với Ngài đuợc. Do đó, các tu sĩ ở tu viện này luôn giữ các điều răn và cầu nguyện không ngừng.

Khi giữ điều răn “không giết nguời” thì sẽ trừ đuợc tâm tranh giành, chiếm đoạt và nhu thế sẽ giúp ta biết tôn trọng sự sống. Khi giữ điều răn “không trộm cắp, không lấy của nguời” thì sẽ trừ đuợc lòng tham lam, thói chiếm hữu và giúp ta tôn trọng sự công bình. Khi giữ điều răn “không dâm dục” thì sẽ trừ đuợc sự mong cầu thỏa mãn và nhu thế sẽ giúp ta xây dựng đuợc tình cảm và liên hệ giữa con nguời. Một khi biết kính trọng nguời khác thì ta không thể làm thuơng tổn ai đuợc. Khi giữ điều răn “không nói dối” thì sẽ trừ thói xảo trá, tham lam và nhu thế sẽ giúp ta giữ gìn lời nói cẩn thận, chỉ nói đúng sự thật. Khi giữ điều răn “biết hiếu kính với cha mẹ” thì sẽ trừ đuợc lòng ích kỷ, tự cao và nhu thế sẽ giúp ta phát triển lòng biết ơn sâu sắc với những nguời đã sinh ra, nuôi nấng và dạy dỗ mình. Một khi tuân giữ đuợc những điều răn này, con nguời sẽ thay đổi, trở nên trong sạch, tinh khiết, hiểu đuợc những điều cao đẹp và sẽ có đuợc kho tàng cõi trời. Một khi đã biết của báu cõi trời nhu thế nào thì mọi vật chất của cõi này sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.

Một trong những buổi đi dạo cùng vị giám mục, tôi đề cập đến tình trạng loạn lạc, chết chóc khắp nơi và hỏi ông liệu nhân loại có thể vuợt qua nạn kiếp này. Ông trầm ngâm một lúc rồi thong thả nói:

– Để ta kể con nghe một câu chuyện. Khi xua, có một căn bệnh lạ lùng xảy ra khiến bụng dạ mọi nguời đều căng phồng lên nhu muốn nổ tung ra. Ai nấy đều sợ hãi vô cùng nhung không biết làm sao để chữa khỏi. Cho đến một hôm, có một y sĩ từ xa đến mang theo một lọ thuốc trị đuợc bệnh này. Ông nói: “Mọi nguời nghe đây, ai muốn hết bệnh phải theo đúng cách sử dụng mà ta chỉ dạy vì ngày mai ta sẽ rời đi nơi khác”. Ông dận dò kỹ càng phải sử dụng nhu thế nào, liều luợng ra sao rồi để lại chai thuốc cho mọi nguời. Sau khi ông rời khỏi, mọi nguời họp lại và bắt đầu tranh cãi. Một nguời đật câu hỏi y sĩ đó từ đâu đến, học y từ ai, tài nghệ đến đâu, lý lịch thế nào? Tại sao ông đến đây và có mục đích gì? Nguời khác thì đật câu hỏi có nên tin vào thuốc đó hay không, lỡ nhu uống vào bệnh nậng hơn thì sao? Biết bao câu hỏi đuợc đem ra tranh luận về nguời y sĩ đó. Họ bàn cãi suốt ngày rồi quên hết lời dạy của y sĩ. Lọ thuốc trị bệnh vẫn còn đó nhung không ai còn biết cách sử dụng.

Vị giám mục dừng lại để tôi suy nghĩ về câu chuyện rồi kết luận:

– Phuớc cho kẻ nào tin, hiểu và làm

Nhìn vẻ hoang mang trên mật tôi, ông mỉm cuời rồi nói thêm:

– Con có biết căn bệnh quái lạ đó là gì không? Chính là bệnh tham lam đó. Tình trạng hỗn loạn hiện nay đến từ sự lung lay đức tin của con nguời. Họ từ bỏ những lời răn, từ bỏ niềm tin. Dù phuơng thuốc có ở truớc mật thì cũng không mấy ai nhìn thấy.

Tôi sống tại tu viện một thời gian, vết thuơng cũng đã dần lành lại. Hằng ngày tôi vẫn theo các giáo sĩ cầu nguyện. Lúc đầu, việc cầu nguyện kéo dài quá lâu khiến tôi mệt mỏi nhung sau một thời gian, tôi dồn hết tâm hồn vào việc cầu nguyện nên thấy thời gian trôi qua nhẹ nhàng chỉ nhu thoáng giây. Nhiều lúc tôi cầu nguyện từ sáng đến tối mà vẫn thấy thoải mái dễ chịu. Vị giám mục già tỏ ra hài lòng về việc này, ông nói:

– Hãy đật hết tâm hồn vào Thuợng Đế, đừng nghĩ gì hết rồi con sẽ nhận đuợc các ân phuớc đến bất ngờ. Khi hình ảnh của Ngài biểu lộ rõ ràng trong lòng con thì con sẽ quên hắn cái ảo ảnh về cái “ta” riêng của con, và con sẽ thấy tình thuơng yêu, bác ái đang tràn ngập khắp nơi. Sự cầu nguyện là ngọn lửa tinh luyện mỗi phân tử trong con nguời, giúp thanh lọc và chuẩn bị cho sự sáng suốt, an tĩnh, tinh khiết, nhu một bông hoa nở dần duới ánh sáng của mật trời. Để phụng sự Thiên Chúa, con phải làm sao để chính mình trở thành một trung tâm vận chuyển cái ân phuớc đó, phát huy ảnh huởng tốt đi khắp nơi. Nhu con thấy, tất cả những nguời sống tại đây đều giữ kỷ luật, sống giản dị, sửa mình cho trong sạch để phụng sự ơn trên. Bất cứ nghĩ gì, làm gì cũng chất chứa và phản ánh tình thuơng yêu, bác ái đến mọi nguời. Đó cũng là mục đích của việc tu tập tại đây. Khi xua, Đức Chúa đã giảng dạy rất nhiều và một số điều đã đuợc ghi nhận lại trong sách vở nhung sách vở tự nó không làm cho chúng ta đến gần Ngài hơn. Điều chúng ta cần là sống làm sao để cuộc đời có ý nghĩa tích cực, cao đẹp nhu Ngài đã chỉ dẫn.

Việc vừa tĩnh duỡng vừa tu tập giúp tôi không những hồi phục nhanh mà con nguời tôi cũng thay đổi. Tôi bắt đầu cảm nhận đuợc sự an tĩnh trong cuộc đời nhiều biến động này. Cho đến một lần, trong lúc cầu nguyện, đột nhiên tôi thấy toàn thân trở nên an tĩnh lạ lùng nhu đuợc nâng lên một bình diện nào đó. Mậc dù ánh nến trong căn phòng lung linh mờ ảo nhung không hiểu sao tôi có thể quan sát mọi thứ xung quanh một cách rõ ràng.

Tôi nhìn thấy các giáo sĩ đang chân thành cầu nguyện, rồi tầm mắt tôi mở rộng từ Thánh đuờng đến khu rừng bên ngoài với các hàng cây cổ thụ cao vút. Tầm mắt vuơn lên cao mãi và bất ngờ tôi nhìn thấy một nhóm Gitan đang hạ trại tại một khu rừng rậm. Tôi nhìn thấy hai chiếc xe ngựa của gánh hát Alfonso và một số xe khác mà tôi không nhận ra, tất cả đang quây lại thành một vòng tròn lớn. Tôi thấy Mona và Ella đang ngồi ủ rũ trên xe trong khi Pedro và hai thanh niên khác đang lau chùi nhạc khí gần đó. Những hình ảnh này hiện rõ trong tâm tôi cho đến khi buổi cầu nguyện chấm dứt.

Sự cầu nguyện là ngọn lửa tinh luyện mỗi phân tử trong con người, giúp thanh lọc và chuẩn bị cho sự sáng suốt, an tĩnh, tinh khiết, như một bông hoa nở dần dưới ánh sáng của mặt trời.

Đêm đó, tôi trằn trọc mãi không sao ngủ được vì cứ nghĩ về những hình ảnh lạ lùng kia. Bất giác, tôi nghĩ đến Ella và tình cảm của cô đối với tôi. Đã nhiều lần Ella ẩn ý hát tặng tôi những bản tình ca nhẹ nhàng mà cô soạn riêng cho tôi nhưng tim tôi không hề rung động. Có lần Pedro săn được một con thỏ rừng, Ella dành phần ngon nhất cho tôi nhưng việc đó lại khiến tôi cảm thấy khó chịu nên nhất quyết không ăn. Ella vì vậy không cầm được nước mắt. Có lúc tự nhiên tôi cảm thấy ghét cay ghét đắng Ella và buông những lời nặng nề với cô. Gilbert rất ngạc nhiên về thái độ của tôi nên ông từng kéo riêng tôi ra góc rừng và mắng tôi một trận. Khi đó tôi đã cãi lý với ông rằng tôi không phải là người Gitan mà chỉ sống với họ cho đến lúc gặp cha tôi thôi. Nếu tôi được cha tôi nuôi nấng, dạy dỗ, tôi sẽ trở thành quý tộc, tôi sẽ không còn quan hệ gì với gánh hát này và những người Gitan như Ella nữa. Gilbert nhìn tôi hết sức lạ lẫm, rồi ông lắc đầu, tỏ ra thất vọng:

– Tôi không ngờ cậu lại có suy nghĩ như thế. Sao cậu có thể nghĩ mình thuộc giai cấp quý tộc rồi coi khinh người Gitan, trong khi chúng tôi đã coi cậu như người nhà?

Kể từ lần đó Gilbert xa cách với tôi hơn trước dù ông vẫn dạy dỗ tôi. Thật ra, tôi cũng không hiểu tại sao mình lại có ý nghĩ như thế? Tại sao tôi lại nghĩ mình cao cả, quan trọng hơn người Gitan dù tôi sống chung với họ như một gia đình?

Tôi suy nghĩ những chuyện này đến mệt nhoài và thiếp đi, vừa chìm vào giấc ngủ thì tự nhiên Ella lại hiện ra, nhưng lần này tôi nghe cô nói: “Anh Jean, cứu em, đừng bỏ em”. Câu nói này tạo ra một chấn động lạ lùng trong tâm thức tôi. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy mặt đất rung chuyển mãnh liệt rồi những luồng nước lớn ở đâu tràn đến. Tôi thấy một người con gái quần áo tả tơi đang cố gắng nắm lấy tay tôi trong dòng nước lũ đó. Bất ngờ, tôi nhìn rõ cô gái đó chính là Ella. Một khung cảnh lạ lùng hiện lên trong tâm trí tôi và tôi nghe rõ tiếng kêu lớn: “Ta sẽ không bỏ nàng”. Tôi giật mình ngồi bật dậy, trống ngực đánh liên hồi. Khoảnh khắc đó, tôi biết mình nhất định phải trở về tìm Ella.

Hôm sau, tôi đến gặp vị giám mục để từ giã ngài. Ông nghe tôi trình bày xong thì im lặng hồi lâu, rồi nhìn tôi một cách buồn bã:

– Tại sao con có thể mê muội như vậy? Đã thực hành đến thế mà vẫn còn để những việc tầm thường lôi kéo đi. Nếu không tỉnh ngộ, cứ bước vào chốn thị phi đó thì biết đến bao giờ mới thoát khỏi được?

Lúc đó, tôi không hiểu điều ông nói vì lòng đang nôn nóng muốn mau chóng đi tìm gánh hát và Ella. Tôi cúi đầu, nói nhỏ:

– Con đội ơn ngài đã cứu con và dạy dỗ con trong thời gian vừa Nhưng đã đến lúc con phải trở về gánh hát để gặp người mà con thương yêu.

Vị giám mục ngậm ngùi:

– Thật đáng tiếc, ta đã cố gắng rồi, nhưng những liên hệ từ xa xưa vẫn còn ràng buộc con quá mạnh mẽ… Ta với con đã quen nhau từ lâu rồi. Ta vẫn dõi theo con để giúp đỡ nhưng con không biết cũng không hề tiến bộ.

Tôi ngạc nhiên:

– Thưa, ngài nói gì con không hiểu? Chúng ta đã quen biết nhau từ lúc nào? Nếu như chúng ta đã quen biết nhau từ lâu thì tại sao con không nhớ gì hết?

Vị giám mục thở dài rồi nói:

– Điều ta nói có lẽ lúc này con không hiểu được, vì đầu óc con đang bị ảnh hưởng bởi những biến cố trong đời sống hiện tại. Đêm qua, con đã nhớ được một số việc xảy ra từ rất lâu rồi cũng như những mối nhân duyên liên hệ với nhau từ trước, đó là vì con vốn đã có

khả năng này. Tuy nhiên cũng giống trước kia, khi con còn chưa nhận thức được con là ai, từ đâu đến, đã trải qua những bài học gì, đã học được gì và chưa học được gì thì con đã để mất đi nhiều cơ hội quý báu để học hỏi. Rồi con sẽ phải học đi học lại những bài học đó mãi cho tới khi nào con thật sự hiểu biết để có thể tiếp nhận những bài học khác. Có những việc mà nói ra lúc này cũng không thay đổi được gì vì đầu óc của con chưa thể hiểu được. Bài học khi xưa, con đã quên và bị các yếu tố khác che lấp nên dù ta có giải thích con cũng không thể hiểu được. Thôi con hãy lên đường…

Dù rất thắc mắc với những gì vị giám mục nói, dù trong tôi là rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp, nhưng lúc này tôi thật sự muốn gặp lại Ella. Tôi đành từ biệt vị giám mục, hứa với ông rằng tôi sẽ tìm cơ hội trở lại gặp ông. Tôi rời tu viện, dùng tốc độ nhanh nhất đi về hướng Verden, nhưng trải qua mấy ngày vẫn chưa thể đến nơi. Hôm đó mặt trời vừa lặn, tôi đang tìm chỗ để nghỉ qua đêm thì gặp một người Gitan đang đặt bẫy thú gần đó. Anh ta thấy tôi liền hỏi:

– Nhóc con, cậu là ai? Tại sao lại lang thang trong rừng vào lúc này? Tôi đáp:

– Tôi là người của gánh hát Alfonso, tôi bị lạc đường bấy lâu Hắn chăm chú nhìn tôi rồi lắc đầu:

– Gánh Alfonso không còn nữa đâu, hiện nay chỉ có gánh hát của Moreno thôi.

Dự cảm có điều không lành, tôi hỏi dồn:

– Anh nói vậy là sao? Đã xảy ra chuyện gì? Người đó giải thích:

– Gánh hát của Alfonso gặp nạn, nhiều người đã bị giết, cuối cùng chỉ còn lại năm người sống sót. Alfonso đã mất hết tài sản, nhạc khí, dụng cụ trình diễn nên không thể kiếm sống và phải xin nhập vào gánh hát của Moreno. Nếu cậu là người của Alfonso thì cứ đi về hướng Đông chừng nửa dặm thì sẽ gặp được thôi.

Tôi theo chỉ dẫn đi được một quãng thì nghe thấy có tiếng nhạc từ xa vọng lại. Tôi mừng rỡ rảo bước về hướng có tiếng nhạc thì thấy một nhóm Gitan đang tụ họp bên đống lửa lớn. Qua lời ca, tiếng hát, tôi biết họ đang tổ chức đám cưới. Tôi thong thả bước đến gần thì nghe một người nói rằng đó là ngày cưới của Moreno. Lúc đó, có tiếng vỗ tay vang rền, một người đàn ông trung niên trong xe bước ra, nhìn y phục và chiếc khăn trắng quấn quanh hông của hắn, tôi biết đó là chú rể. Âm nhạc trỗi lên vang rền, rồi hai người ở phía sau chầm chậm bước ra. Tôi giật mình nhận ra Alfonso đang đi bên cạnh một thiếu nữ trên tóc cài rất nhiều hoa. Mắt tôi hoa lên, tôi buột miệng kêu lớn:

– Ella!

Toàn thân tôi chấn động, đầu óc quay cuồng, chưa bao giờ tôi thấy tim mình đập mạnh như thế. Câu nói của Gilbert khi xưa chợt vang lên: “Đừng để mất cơ hội này”. Tôi nắm chặt hai tay lại cố giữ bình tĩnh nhưng toàn thân vẫn run lên vì xúc động. Tôi hiểu vì Alfonso đã mất hết nhạc khí và dụng cụ kiếm sống nên phải xin sáp nhập vào một gánh hát khác. Vì Moreno là người lãnh đạo nên mọi việc phải theo lệnh của hắn. Nếu hắn chưa lập gia đình hay góa vợ, hắn có thể xin cưới Ella. Theo phong tục Gitan, việc dựng vợ gả chồng hoàn toàn dựa vào quyết định của cha mẹ.

Tôi nghe văng vẳng trong đầu tiếng kêu thiết tha của Ella trong giấc mơ hôm trước: “Anh Jean, cứu em, xin đừng bỏ em”. Ngay lúc đó, trước đống lửa, Alfonso cầm tay Ella đặt vào tay của Moreno và trịnh trọng tuyên bố hôn lễ bắt đầu. Đây là giây phút quan trọng, nếu không ai phản đối, hôn lễ sẽ được cử hành. Như có mãnh lực nào thúc đẩy, tôi hét lớn:

– Tôi phản đối hôn lễ này!

Tiếng hét của tôi làm mọi người ngạc nhiên, âm nhạc dừng lại, mọi con mắt đều đổ dồn về phía tôi. Moreno ngạc nhiên:

– Cái gì? Mày là ai?

Có tiếng xôn xao nổi lên, đám đông đồng loạt hô lớn:

– Thách đấu! Thách đấu!

Theo phong tục Gitan, khi có chuyện tranh chấp không thể giải quyết thì sẽ đến giai đoạn thách đấu giữa hai người để phân thắng bại.

Ella vùng ra khỏi tay Moreno kêu lớn:

– Anh Jean, anh Jean… không được đâu. Alfonso cũng ngạc nhiên:

– Jean, con vẫn còn sống ư?

Một người Gitan cầm hai con dao ngắn bước ra trao cho tôi và Moreno. Hắn tháo chiếc khăn trắng quấn bên hông, cầm con dao lên cười nhạt:

– Thằng kia, mày sẵn sàng chưa? Alfonso bước ngay đến bên tôi:

– Jean, con phải xin lỗi Moreno là người lãnh đạo gánh hát, con không thể làm mất mặt ông ta được.

Lúc đó, tôi không còn đủ lý trí, toàn thân như bị một mãnh lực kỳ lạ chi phối. Tôi đưa tay nhận lấy con dao ngắn rồi bước đến trước Moreno. Alfonso nắm lấy tay tôi nhưng bị tôi gạt ra. Thấy vậy Ella kêu lớn:

– Anh Jean! Không được đâu, không được!

Một người kéo Ella ra phía sau và giữ chặt cô. Cuộc đấu diễn ra rất nhanh, Moreno là người sử dụng dao thiện nghệ, chỉ thoáng giây hắn đã đâm trúng tôi mấy nhát. Bất chấp vết thương, tôi vẫn trả đòn nhưng chỉ vài phút sau, hắn đã thắng thế, đẩy tôi đến sát đống lửa. Bất ngờ, tôi giẫm trúng thanh củi nên loạng choạng, Moreno thừa thế vung dao đâm trúng ngực khiến tôi gục xuống. Moreno bồi thêm mấy nhát nữa khiến tôi không còn đứng lên được nữa. Moreno lùi lại cười lớn:

– Tài nghệ như thế mà cũng dám thách thức tao sao?

Mắt tôi hoa lên và dần mờ đi, sức lực cũng không còn, tôi buông con dao ra. Ella vùng lên chạy đến bên tôi và cố gắng nâng tôi dậy. Tôi mỉm cười:

– Ella, anh không bỏ em đâu nhưng… muộn rồi… Anh xin lỗi… Ella cúi xuống đặt một nụ hôn lên môi tôi rồi thì thầm:

– Em biết dù thế nào anh cũng không bỏ em một mình mà. Bất chợt có tiếng Mona kêu lớn:

– Không được… không được!

Tôi cảm nhận rõ một chất lỏng nóng hổi phun vào ngực mình và nghe tiếng Ella cất lên:

– Anh Jean, chúng ta cùng đi với nhau nhé!

Tôi cố mở to mắt, thấy Ella đang cầm chuôi con dao ngắn nhưng lưỡi dao đã xuyên qua ngực cô, máu tuôn xối xả ướt đẫm người tôi. Cô nói một cách yếu ớt:

– Em sẽ… theo anh mãi mãi!

Hơi thở yếu dần nhưng tôi vẫn gắng sức nắm chặt lấy tay Ella:

– Được, chúng ta cùng đi… bên nhau không bao giờ xa lìa!

***

Khi kể về kiếp sống của mình tại Pháp, Thomas cũng nói thêm về sự phát triển của Thiên Chúa giáo vào lúc đó. Là tín đồ Thiên Chúa giáo, ông có mối quan tâm đặc biệt đến thời kỳ này, một thời kỳ mà ông mô tả là “giai đoạn đen tối”.

Theo Thomas, mặc dù những lời dạy của Thiên Chúa vẫn còn được truyền bá nhưng một số tinh hoa đã bị thất truyền vì không được nói đến hay giảng dạy nữa. Lý do là trong thời Trung cổ (Middle Age) khi giáo lý của Thiên Chúa truyền từ Trung Đông vào châu Âu thì trình độ của dân chúng lúc đó còn thấp, những người biết đọc, biết viết và có giáo dục chỉ chiếm thiểu số mà thôi. Nếu đem toàn bộ giáo lý giảng dạy cho quần chúng thì những người ít học, trình độ thấp không thể lĩnh hội được nên một số giáo sĩ đã đơn giản hóa các giáo lý, hạ thấp nó xuống để thích hợp cho đa số dân chúng. Các tinh hoa cao siêu chỉ được truyền dạy giới hạn cho một nhóm nhỏ những người đã được chọn lọc cẩn thận, nhưng theo thời gian, cũng ít nhiều bị thất truyền.

Ông nói: “Tôi biết nhiều người không đồng ý với điều này, vì họ quan niệm rằng tất cả những gì cần giảng dạy thì đã được nói hoặc viết ra hết rồi. Một số giáo sĩ quả quyết rằng ngoại trừ những điều đã được ghi chép lại trong Kinh Thánh thì không còn điều gì khác nữa, rằng sự vi diệu của Kinh Thánh là ở chỗ đơn giản mà ai cũng có thể đọc và hiểu được. Nhưng thật là sai lầm nếu người ta chỉ biết đến những điều được ghi lại mà không nói đến những điều không được ghi lại, những điều vốn chỉ được truyền dạy trong phạm vi giới hạn”.

Những lời dạy bảo của Đức Chúa đã được Origen, vị học giả đầu tiên của Giáo hội diễn tả lại hết sức rõ ràng rằng khi Đức Chúa dạy cho dân chúng, Ngài sử dụng rất nhiều dụ ngôn để dạy. Ngoài các dụ ngôn đó, Ngài không nói gì thêm. Và khi Ngài ở một mình thì mười hai sứ đồ đã hỏi Ngài về các dụ ngôn đó. Ngài bèn giải nghĩa hết cho họ và nói rằng dụ ngôn được đưa ra cho các con để hiểu được sự mầu nhiệm của Nước Trời, còn đối với người ngoài thì mọi sự đều chỉ là những dụ ngôn, như vậy họ xem mà không thấy, nghe mà không hiểu, mà chỉ những người hiểu và hối cải mới được tha thứ (S. Mark 4:10,11, 33, 34). Mark đã nhấn mạnh câu “khi Ngài ở một mình” và “đối với người ngoài” ngụ ý rằng một số tinh hoa cao siêu chỉ được dạy riêng cho những môn đệ thân thiết, vì trình độ của họ cao hơn trình độ của đa số dân chúng lúc đó. Ngay chính với các môn đệ, Ngài còn nói: “Ta còn nhiều điều nói với các con nữa nhưng bây giờ các con không thể đảm đương nổi (St John 16:12)”.

Vào thời Trung cổ, các giáo sĩ đã đơn giản hóa rất nhiều lời dạy thâm sâu của Ngài và làm mất đi những tinh hoa siêu việt, mà hiện nay, một số giáo sĩ lại còn đơn giản hóa hơn nữa.

Nhiều điều được giảng dạy ngày nay đã khác hẳn những câu mà Đức Chúa dạy khi xưa. Liệu người ta có thể theo một tôn giáo nào mà không thật sự hiểu về các giáo lý của tôn giáo đó không? Đức tin và sự hiểu biết thâm sâu về ý nghĩa của giáo lý là điều cần thiết. Do đó, một tôn giáo đúng đắn phải đòi hỏi có sự học hỏi, nghiên cứu cẩn thận các giáo lý để áp dụng nó vào đời sống hầu mang lại hạnh phúc cho con người chứ không chỉ tin tưởng suông mà thôi. Nếu chỉ tin mà không có sự học hỏi và tìm hiểu kỹ lưỡng thì rất dễ đi vào con đường mê tín, lầm lạc và làm mồi cho những kẻ lợi dụng tôn giáo để trục lợi. Hiện nay có rất nhiều tà giáo xuất hiện khắp nơi, với các giáo sĩ có tài ăn nói hùng hồn, có sức thuyết phục, lôi kéo rất đông người theo. Họ góp nhặt một số giáo lý căn bản nhưng sửa đổi và giảng dạy khác đi nhằm hấp dẫn, lôi kéo quần chúng và tự phong cho mình những thẩm quyền nào đó.

Không mấy ai biết đặt câu hỏi về mục đích của các tôn giáo. Phải chăng tôn giáo được truyền bá để thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại, trở về với cội nguồn thiêng liêng của mình. Vấn đề là mỗi nơi, mỗi miền đều có nét văn hóa, phong tục và ngôn ngữ khác nhau nên việc đưa ra một tôn giáo duy nhất cho tất cả là điều không thể. Đó là lý do có nhiều tôn giáo khác nhau xuất hiện tại những nơi khác nhau. Sự tiến hóa của nhân loại có thể coi như một cái thang dài từ dưới lên cao, mà trên mỗi bậc thang đều có những người ở đó. Người ở mức thang cao sẽ khác người ở mức thang thấp. Do đó, việc giảng dạy cũng phải tùy theo trình độ và sự hiểu biết của mỗi người. Phần cao siêu vi diệu dành cho người thanh cao thì người dại khờ không thể hiểu được. Cũng như thế, một giáo lý căn bản thích hợp với người mới sẽ trở nên vô vị với người có sự hiểu biết thâm sâu. Vì thế, tôn giáo nào cũng có nhiều cấp bậc khác nhau tùy theo trình độ của tín đồ, nếu không như thế, nó sẽ không đạt được mục đích là phát triển trí tuệ và sự hiểu biết được.

Tuy nhiên, cho dù là thâm sâu hay đơn giản nhất, ý nghĩa xuyên suốt nhất cho mọi tôn giáo hay niềm tin tâm linh chính là phát triển tình thương và lòng bác ái. Nếu tôn giáo hay tín đồ nào đi trái với hai tiêu chí này thì đó đều là sự lầm lạc. Nhân quả là bảng chỉ đường cho con người về với thiện lương, hiểu thấu đáo quy luật này, thế giới của chúng ta sẽ tràn đầy ánh sáng của tình thương. Cuối cùng, tình yêu thương vô điều kiện chính là con đường đưa chúng ta đến với tự do tuyệt đối, hòa hợp với Đấng tối cao.

Kiếp sống ở Pháp cũng là kiếp sống đáng nhớ cuối cùng mà Thomas kể cho tôi. Ông cũng nói sơ qua rằng sau đó ông cũng từng trở lại với vài kiếp sống ngắn ngủi để học những bài học của mình. Không phải kiếp sống nào ông cũng sáng suốt và có cơ duyên thức tỉnh, nhưng ông đã dần tìm lại được con đường của mình, con đường phát triển tinh thần, kết nối tâm linh và chuyển hóa tâm thức. Tôi và Thomas tiếp tục có những buổi trò chuyện để kể về những nhân duyên của ông ở kiếp này, về những việc ông đang làm và những điều ông đã ngộ ra.