MUÔN KIẾP NHÂN SINH
TẬP III
Nguyên Phong

 

PHẦN BẢY
THÁNH CHIẾN

ĐỨC TIN VÀ DỤC VỌNG

Sự sụp đổ của đế quốc La Mã đã kết thúc giai đoạn chiếm hữu nô lệ ở châu Âu, mở đầu cho thời kỳ phong kiến. Suốt nhiều thế kỷ sau đó, châu Âu rơi vào hỗn loạn, có thӏnh có suy, có phân tranh, chiếm đoạt, tự phong, chia rẽ – đặc biệt là về mặt tôn giáo. Năm 1095, Giáo hoàng Urban II đã phát động cuộc Thánh chiến với lời kêu gọi các tín đồ Thiên Chúa giáo giải phóng thánh đӏa Jerusalem khỏi người Hồi giáo. Lời kêu gọi này lan khắp châu Âu và được các tín đồ Thiên Chúa giáo hưởng ứng mạnh mẽ. Kể từ đó, trong suốt gần hai trăm năm, một loạt các cuộc chiến tranh tôn giáo không liên tục đã diễn ra, khiến đời sống người dân không ngừng biến động…

***

Guiole là một ngôi làng nhỏ hẻo lánh ở nước Pháp, cuộc sống người dân nơi đây vô cùng cơ cực và buồn tẻ. Vì thế, khi lời kêu gọi của Giáo hoàng lan đến đây, hầu hết trai tráng trong làng đều xung phong lên đường. Cha tôi cũng là một trong số đó. Khi cha tôi lên đường, tôi còn chưa đầy hai tuổi, mọi ký ức tôi có về ông đều chỉ qua lời kể rời rạc của gia đình. Tuy vậy, hình ảnh một người anh hùng ra đi vì đức tin tôn giáo của ông đã để lại một ấn tượng tốt đẹp trong lòng tôi.

Hai năm sau khi cha tôi ra đi, mẹ tôi lâm bạo bệnh rồi qua đời, từ đó tôi sống cùng ông bà ngoại. Tuy thiếu tình thương của cha mẹ, nhưng sự bao bọc, yêu thương của ông bà ngoại đã bù đắp cho tôi đầy đủ. Như mọi người trong làng, ông bà ngoại cũng chật vật với cuộc sống nghèo khó. Ba người chúng tôi sống chen chúc trong một căn nhà mục nát, cạnh một mảnh vườn nhỏ, bầu bạn với một con bò, bốn con cừu và một đàn gà.

Từ khi tôi còn rất nhỏ, ông bà ngoại đã dạy tôi phải luôn tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn đạo đức, phải biết rõ đúng sai, phải trái và luôn tôn kính Thiên Chúa, luôn có lòng thương người. Bất cứ khi nào có dӏp, bà ngoại đều nhắc nhở tôi đừng bao giờ lấy bất cứ gì không thuộc về mình, không được làm điều gì gây hại cho người khác, không được ăn cắp, không được nói dối hay đặt điều… Bà ngoại nhắc nhở tôi nhiều đến mức tôi đã tự hỏi sao bà phải nói mãi những điều tôi đã thuộc nằm lòng như thế.

Ở chỗ chúng tôi, mọi người đều phải làm việc vất vả, tất bật từ sớm đến tối khuya mới đủ ăn, bởi gia đình nào cũng phải để dành thóc lúa, rau trái nộp cho vӏ lãnh chúa cai quản vùng này. Dưới chế độ phong kiến, các lãnh chúa và quý tộc có toàn quyền sinh sát đối với các nông nô trong vùng đất của họ. Dù chỉ là một ngôi làng nghèo nàn nhưng hằng năm chúng tôi vẫn phải nộp đủ thóc lúa, rau trái cho lãnh chúa theo quy đӏnh mới mong được sống yên thân. Tuy sống trong nghèo khổ và vất vả, gia đình chúng tôi vẫn tràn đầy yêu thương và tiếng cười.

Năm tôi mười sáu tuổi, một sự kiện bất ngờ xảy ra, phá tan nhӏp sống yên bình của chúng tôi, đưa cuộc đời tôi rẽ sang một hướng khác. Một buổi sáng bình thường, tôi cùng ông bà ngoại làm việc trong mảnh vườn nhỏ thì một người đàn ông lạ mặt, ăn mặc rách rưới bước vào. Với vẻ ngoài cằn cỗi của ông ta, khó đoán được ông ta ở độ tuổi nào. Bà ngoại tôi ngẩng đầu lên, vừa nhìn thấy người đàn ông, hai tay liền buông hết cuốc xẻng, lập cập bước về phía ông ta. Bà run rẩy:

– Daniel! Daniel! Có phải con đấy không?

Daniel là tên cậu tôi. Từ nhỏ tôi đã nghe bà ngoại kể rằng mẹ tôi có một người anh trai, nhưng người này đã bỏ nhà đi theo gánh hát từ trước khi tôi chào đời.

Người đàn ông tiến đến đỡ lấy bà ngoại, hai người ôm nhau mừng mừng tủi tủi. Tôi đứng một bên bối rối, còn ông ngoại thì chỉ lạnh lùng nhìn người kia, lẩm bẩm điều gì tôi không nghe rõ, rồi ông quay lại tiếp tục làm việc như không hề có chuyện gì xảy ra.

Bà ngoại đưa người đàn ông vào nhà, ra hiệu cho tôi và ông ngoại theo cùng. Tôi nhìn ông ngoại, rồi chúng tôi theo bà vào nhà. Tôi tò mò nhìn người đàn ông gầy ốm, râu ria lởm chởm, quần áo rách rưới đang ngồi trên ghế. Ông ta cũng nhìn lại tôi, rồi quay sang hỏi bà ngoại:

– Thằng bé này là ai vậy?

– Nó là Jean, con của Babette đấy. Jean, đây là cậu Daniel, anh của mẹ con. Con chào cậu đi.

Tôi gật đầu chào cậu. Bà ngoại ngồi xuống bên cậu, kể về cái chết của mẹ tôi cũng như chuyện cha tôi biệt tích nhiều năm.

Cậu Daniel nghe nhắc đến cha tôi thì giận dữ:

– Đó cũng là lý do con trở về đây. Thằng khốn nạn đó hiện sống tại Verden, nó là lãnh chúa cai quản vùng đó, ăn sung mặc sướng, hưởng thụ xa hoa.

Ông ngoại tôi nãy giờ vẫn im lặng, nghe đến đó liền lên tiếng:

– Làm sao nó lên làm lãnh chúa được?

Cậu Daniel né tránh ánh mắt của ông ngoại, cậu nhìn tôi chăm chú, kể với giọng có chút ngậm ngùi:

– Khi lưu diễn tại Verden, con thấy Robert ngồi trên khán đài với vợ con của nó. Con nhận ra nó nhưng nó không nhận ra con.

Ông ngoại lại hỏi:

– Có chắc đó là Robert không? Cậu Daniel trả lời chắc nịch:

– Chính là nó. Trên mặt nó vẫn còn vết sẹo do con để lại. Hơn nữa bàn tay phải của nó cũng mất ngón út. Không thể lầm được.

Ông bà ngoại nhìn nhau đầy vẻ đăm chiêu. Sau bữa ăn, cậu Daniel bàn với ông bà ngoại cho phép cậu đưa tôi đi gặp người cha ruột. Cậu nói:

– Con trở về vốn đӏnh báo chuyện này với em con, để nó tìm Robert làm cho ra lẽ. Nay em con đã mất, nhưng Jean vẫn còn đây. Dù gì nó cũng là con của Robert, hắn không thể không nhận con ruột của mình được. Giờ hắn cũng đã là lãnh chúa, tin rằng có thể cho Jean một cuộc sống tốt hơn.

Sau một hồi bàn bạc với nhau, ông bà ngoại đồng ý cho tôi đi cùng cậu, vì tin rằng việc nhận lại cha sẽ giúp cuộc sống của tôi được cải thiện và có tương lai tốt đẹp hơn so với việc tiếp tục sống trong ngôi làng nghèo nàn, hẻo lánh này. Tâm trạng của tôi lúc đó vô cùng xáo trộn, đầu óc trở nên mơ hồ. Trong một buổi sáng, tôi phải tiếp nhận quá nhiều tin tức. Cha tôi vẫn còn sống, lại còn trở thành lãnh chúa, vậy sao bao năm qua ông không quay lại tìm chúng tôi? Nếu tôi cùng cậu đi tìm cha, tôi sẽ được gặp lại người cha tôi chưa từng biết nhưng đã luôn coi ông là anh hùng. Nhưng làm vậy thì tôi phải rời bỏ ông bà ngoại thân yêu, những người đã nuôi dưỡng tôi từ khi tôi còn nhỏ. Bà ngoại hiểu sự do dự của tôi nên đã ra sức khuyên nhủ. Bà nói tôi cứ đi tìm cha, một khi nhận cha xong vẫn có thể quay lại hội ngộ với ông bà. Lời bà có lý nên rốt cuộc tôi cũng đồng ý.

Cậu tôi ở lại nhà mấy hôm, cùng tôi sắp xếp công việc trong nhà, đỡ đần phần nào cho ông bà ngoại. Sau đó chúng tôi lên đường. Đi khoảng hai ngày đường thì chúng tôi tới bìa một khu rừng, phía trước là một đoàn xe ngựa đang dừng lại cắm trại, những người ở đó đều mặc những trang phục sặc sỡ, lạ lùng. Người Gitan1, tôi nghĩ.

Gitan là nhóm những người du cư, sống lang thang rày đây mai đó, làm đủ nghề để kiếm sống. Bấy giờ, nguồn gốc thật sự của người Gitan vẫn bị che phủ bởi một màn sương. Do cuộc sống lang bạt, họ tập hợp nhiều sắc tộc khác nhau, phần lớn đến từ Ấn Độ, Ai Cập và Ba Tư. Từ bỏ cố hương, chấp nhận bốn bể là nhà, người Gitan thường bӏ dân đӏa phương kỳ thӏ và chèn ép. Họ không được chào đón, không được tôn trọng và phải liên tục di chuyển. Họ co cụm vào một xã hội riêng, sinh sống như những bộ lạc độc lập, và nhờ đi đó đi đây nhiều, họ hình thành một nét văn hóa vô cùng đa dạng và đặc sắc. Họ có tài nhảy múa, biểu diễn, nên nhiều nhóm Gitan thành lập gánh hát, lưu diễn khắp nơi kiếm sống.

Giờ tôi mới biết thì ra gánh hát mà cậu tôi đi theo chính là của nhóm người Gitan này. Khi chúng tôi tiến gần đến khu trại thì một người đàn ông lớn tuổi, râu tóc rậm rạp tiến đến. Ông giơ tay chặn cậu Daniel.

– Thằng nhóc này là ai? Tại sao anh dẫn nó đến đây? Cậu Daniel trả lời:

– Nó là con của em gái tôi. Tôi muốn dẫn nó đến gặp cha nó ở Verden. Xin ông cho phép nó ở lại.

Người đàn ông nhìn tôi với vẻ dò xét rồi ra hiệu cho cậu Daniel bước sang một bên để bàn bạc, đồng thời, ông quay lại gọi một đứa con trai đang chơi đùa gần đó đến. Không biết ông nói gì, nhưng đứa con trai tiến về phía tôi, nó lạnh lùng hỏi:

– Mày tên gì?

Tôi đoán đứa con trai này lớn hơn tôi một hai tuổi. Tôi dè dặt trả lời:

– Tôi là

Nó nhìn tôi từ đầu đến chân như đánh giá, rồi đột ngột bắt lấy tay tôi và tự giới thiệu mình:

– Tao là Pedro, mày có muốn ra ngoài kia chơi với bọn tao không?

Theo hướng tay Pedro chỉ, tôi thấy cách đó không xa có một đám trẻ đang tụ tập chơi đùa. Tôi nhìn Daniel nhưng cậu tôi vẫn mải mê nói chuyện nên tôi rụt rè bước theo Pedro đến chỗ đám trẻ kia.

Pedro chỉ vào tôi, giới thiệu với đám trẻ:

– Tụi bây, đây là thằng Jean, một đứa mới đến, chúng ta hãy chào đón nó đi.

Tôi để ý Pedro nhấn mạnh chữ “chào đón” một cách trӏnh trọng khác thường. Đám trẻ ngừng chơi, vây quanh tôi một cách thích thú. Tôi vẫn đang ngơ ngác thì bỗng có một đứa trong đám xông đến xô tôi thật mạnh khiến tôi ngã xuống đất. Đám trẻ còn lại lập tức nhào đến, đè chặt tôi xuống và bắt đầu lột quần áo tôi ra. Tôi ra sức phản kháng, vung tay đấm đá lung tung, chật vật bò dậy. Cả đám hò hét, thay phiên xô đẩy tôi. Một đứa ôm chầm lấy tôi, vật ngã xuống đất lần nữa. Chúng tôi vật nhau, bụi cát bay mӏt mù giữa tiếng reo hò cổ vũ đến khi tôi ý thức thân thể trần truồng của mình nên không muốn đánh nhau nữa, chỉ lo che chắn cơ thể. Ngay lúc đó, một đứa con gái chạy đến, đẩy đứa trẻ kia ra, rồi quăng cho tôi một tấm chăn rách. Tôi vội đứng lên, quấn tấm chăn quanh mình rồi căm hận nhìn đám trẻ đang cười cợt kia.

Đứa con gái nói lớn:

– Thôi, như vậy đủ rồi. Chào đón như vậy là đủ rồi. Pedro cười:

– Nó là cháu của chú Daniel đấy, phải cho nó nếm mùi chào đón ra trò chứ.

Đám trẻ phá lên cười khiến tôi vừa bối rối vừa xấu hổ, tôi quay người đӏnh bỏ đi thì cậu Daniel và người đàn ông râu rậm kia bước đến. Cậu Daniel vỗ vào vai tôi:

– Bây giờ con đã trở thành người Gitan như ta rồi. Chúng ta sẽ đi Verden, nhưng giờ đã sắp sang đông rồi, thời tiết ngày một lạnh, chúng ta phải xuống miền Nam trước. Qua mùa xuân, tiết trời ấm áp hơn thì chúng ta sẽ lên miền Bắc để tìm cha con.

Người đàn ông có bộ râu rậm nói với tôi:

– Từ nay con sẽ sống với Pedro, nó sẽ dạy con những việc phải làm.

Lúc đó, đứa con gái mang cho tôi tấm chăn cũng bước đến tự giới thiệu:

– Anh tên Jean phải không? Em là

Tôi gật đầu, toan lên tiếng cảm ơn thì bất ngờ Ella vung tay tát tôi một cái đến choáng váng.

Tôi tức giận, hét lên:

– Cô làm gì thế?

Pedro bật cười giải thích:

– Nó chào đón chú mày đó.

Tôi cố nuốt giận, theo chân Pedro vào chiếc xe ngựa gần đó. Tôi toan lấy quần áo ra thay thì Pedro ra hiệu ngăn cản, y lục lọi một hồi rồi quăng cho tôi một bộ quần áo kiểu dáng lạ lùng. Không còn mang dáng vẻ hách dӏch như khi nãy, Pedro dùng giọng điệu nhẹ nhàng giải thích:

– Giờ cậu đã là dân Gitan rồi, cậu phải lột xác hoàn toàn, từ bỏ tất cả mọi thứ liên quan đến đời sống khi trước. Theo truyền thống, để gia nhập với chúng tôi, cậu phải được chào đón bằng cách bӏ lột bỏ quần áo, chӏu một trận đòn, vì từ nay cậu đã là một người mới, sống cuộc đời mới, theo luật của người Gitan. Tôi sẽ dạy cậu những điều này, giờ thì thay đồ đi.

Vẫn ôm bộ quần áo trên tay không nhúc nhích, tôi nhìn Pedro, phản đối:

– Nhưng tôi đâu phải người Pedro lắc đầu:

– Bây giờ thì phải rồi. Nếu cậu muốn ở lại đây, cậu phải sống như một người Gitan. Nếu không muốn, cậu có thể trở về làng cũ.

Pedro nói xong thì bỏ đi, không cho tôi cơ hội tranh cãi. Tôi suy nghĩ một lúc rồi mặc bộ đồ Pedro để lại. Tôi biết, cuộc đời mình từ đây đã thay đổi mãi mãi.

Tôi làm quen với mọi người trong gánh hát khá nhanh. Người đàn ông có bộ râu rậm rạp tôi gặp hôm đầu tiên là Alfonso, người đứng đầu ở đây. Gánh hát này bao gồm sáu gia đình, tất cả đều có liên hệ họ hàng với nhau. Đa số đều có tài năng đặc biệt, người biết sử dụng nhạc khí, người biết nhào lộn, người ca hát, đóng kӏch. Họ di chuyển nay đây mai đó, lấy việc biểu diễn làm kế sinh nhai. Alfonso là một người rất nghiêm khắc trong khi bà Mona, vợ ông, mẹ của Pedro và Ella, là người hiền lành, ít nói nhưng lại có tầm ảnh hưởng lớn với mọi người trong gánh hát. Bà là người duy nhất trong đoàn biết đọc, biết viết và hiểu biết các huyền thoại lӏch sử nên đám trẻ trong đoàn rất thích theo bà nghe kể chuyện. Ngoài ra, Mona cũng là người bào chế các vӏ thuốc, xem chỉ tay, bói bài, tiên đoán mọi việc bằng quả cầu pha lê.

Mona thường khuyên dạy chúng tôi nhiều điều. Bà dạy rằng bệnh tật bắt nguồn từ việc sống vô ý thức, buông thả và thái quá. Bệnh xuất phát từ trong thân thể do sự ăn uống, lo lắng, sợ hãi hay giận dữ quá độ. Bệnh cũng xảy ra do nguyên nhân bên ngoài như thời tiết nóng lạnh, khô ráo hay ẩm ướt. Nếu biết sống thuận theo tự nhiên, không lo lắng, buồn phiền hay ăn uống quá độ thì thân thể sẽ ít bệnh tật hơn.

Sống chung với nhau, đôi khi bọn trẻ chúng tôi cũng có những chuyện đụng chạm, gây gổ và thuờng đến nhờ Mona phân xử. Những lúc nhu vậy, Mona sẽ khuyên chúng tôi: “Các con phải biết nhìn mọi sự trên đời nhu thời tiết. Xuân đến, cây cỏ nở hoa; Thu về, cỏ cây héo tàn. Việc gì cũng thế, đến thì sẽ đi, không gì kéo dài mãi đuợc. Do đó, đừng để việc gì ảnh huởng vào mình rồi sinh oán hận, buồn phiền. Các con phải học cách nhẫn nại, bất luận việc gì hay thử thách gì cũng phải tập chӏu đựng, biết kiên nhẫn, khi vuợt qua đuợc thì sẽ yên ổn”.

Trong lúc tập luyện để trình diễn, nếu có nguời tự hào khoe khoang về tài nghệ của mình, Mona sẽ khuyên: “Các con hãy nhìn đi, khi còn sống chim chóc ăn sâu bọ nhung khi chết thì sâu bọ lại ăn chim chóc. Thời gian và hoàn cảnh luôn thay đổi, lúc thế này, khi thế khác, đó là sự tuần hoàn của đời sống. Không điều gì là mãi mãi, nên đừng bao giờ tự hào về mình mà làm thuơng tổn đến nguời khác. Cái gì có lên sẽ có xuống, có lúc vinh quang, thì cũng có khi nhục nhã. Do đó, bất cứ làm việc gì cũng phải khiêm tốn và nghĩ đến hậu quả truớc khi hành động”.

Khi có nguời thất vọng vì không tài giỏi nhu nguời khác, Mona sẽ khuyên: “Ai cũng có uu và khuyết điểm. Nếu thấy mình không bằng nguời khác thì đừng ngại gì mà không học lấy cái hay của họ nhằm bổ túc cho cái dở của mình. Chỉ cần cố gắng thì chuớng ngại gì cũng có thể vuợt qua và đạt đuợc nhiều thành tựu”.

Khi đi qua các đô thӏ, nhìn những tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy và đời sống sung suớng, an nhàn, vinh hoa phú quý của giai cấp quý tộc, Mona dạy chúng tôi: “Các con đừng nhìn đời sống giàu có của giới quý tộc mà thèm muốn. Phải biết phân biệt rõ những gì mình cần và những gì mình muốn. Nếu đã có đủ mọi thứ cần thiết rồi thì phải biết hài lòng, bất cứ điều gì nhiều hơn cái mình cần chỉ là phần thuởng mà thôi. Có cũng đuợc, không có cũng đuợc và không phải ai cũng có. Đừng so sánh, ganh tỵ với những quý tộc giàu có, họ có quá nhiều thứ để mất nên lúc nào cũng lo lắng, sợ hãi. Chúng ta chắng có gì để mất nên không có gì phải lo lắng cả. Đời sống là một

sự lựa chọn, nhung nếu có quá nhiều chọn lựa, sẽ sinh ham muốn, đuợc thứ này lại muốn thứ khác, không bao giờ là đủ. Từ sự ham muốn sẽ sinh ra tham lam và nhiều tật xấu, thù hằn, ghen tӏ dẫn đến đời sống bӏ phá hoại. Biết buông bỏ bớt thì cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn, biết đủ thì đời sống không có gì phiền phức, rắc rối nữa.

Sau khi biết tôi mất mẹ từ nhỏ, Mona đậc biệt để ý săn sóc cho tôi nhiều hơn. Tuy bà là nguời “mẹ chung” của bọn trẻ trong gánh hát nhung tôi cảm nhận đuợc bà luôn tìm cách dạy dỗ, chăm sóc và dành thời gian cho tôi nhiều hơn. Tôi rất biết ơn Mona và cũng yêu thuơng bà. Tôi thuờng theo bà, nghe bà đọc và giảng Thánh kinh. Bà nói với tôi: “Không một cái gì trên đời có thể thay thế nguời mẹ vì nguời mẹ là biểu hiện của tình thuơng. Nguời mẹ là hiện thân của Thuợng Đế, vì Ngài không thể săn sóc tất cả các đứa con của mình nên Ngài mới sinh ra nguời mẹ để làm chuyện đó”. Bởi vì từ nhỏ đã không còn mẹ, tôi coi Mona nhu nguời mẹ mà Thuợng Đế đã bù đắp cho mình.

Tôi sống cùng một chiếc xe với Pedro và năm đứa trẻ khác, tất cả đều là con của các thành viên trong đoàn. Mới đó mà tôi đã theo đoàn hát đuợc hơn hai tháng, hằng ngày tôi theo mọi nguời làm những công việc lật vật nhu khuân vác, dựng rạp, dọn dẹp. Một hôm, khi đoàn hát đang quây quần ăn uống thì Gilbert, nguời chuyên biểu diễn phóng dao, nói với cậu Daniel:

– Tôi thấy thằng cháu của anh nhanh nhẹn, có thể học phóng dao đuợc đấy. Cho nó theo tôi đi.

Cậu Daniel đồng ý, tôi cũng vui lòng. Từ đó, bên cạnh những công việc hằng ngày, tôi theo Gilbert học phóng dao. Pedro và các thanh niên khác thì học biểu diễn âm nhạc.

Thời điểm đó, Giáo hội nắm giữ quyền lực lớn nhất, độc quyền cả về sở hữu và sản xuất âm nhạc. Hầu hết các bản nhạc đều đuợc soạn ra bởi các vӏ giáo sĩ vì chỉ những nguời này mới có quyền sáng tạo và duy trì bản thảo âm nhạc trong các tu viện. Âm nhạc đuợc coi là quà tậng mà Thuợng Đế dành riêng cho họ, nên giới giáo sĩ không chấp nhận bất kỳ hình thức âm nhạc nào khác. Giáo hội coi những loại âm nhạc khác là vô đạo đức, coi thuờng quyền lực tôn giáo và yêu cầu triều đình thắng tay trừng trӏ những ai sáng tác hoậc biểu diễn thứ âm nhạc này. Tuy thế, các nhạc sĩ đuợc gọi là troubadour hay nguời hát rong, phần lớn là nguời Gitan, vẫn lén lút sáng tạo âm nhạc theo cách riêng của họ. Việc họ chọn sống đời lang bạt, rày đây mai đó cùng những gánh hát luu động cũng là để tránh sự truy nã của triều đình. Âm nhạc của họ phần lớn dựa vào các truyền thuyết dân gian, một số sáng tạo ra những giai điệu sống động, chủ yếu ca tụng tình nguời, nhất là tình yêu nam nữ. Đây là loại âm nhạc bӏ Giáo hội lên án nậng nề nhung lại đuợc quần chúng yêu thích nhất. Alfonso là một trong những nguời hát rong tài năng và nổi tiếng trong cộng đồng Gitan. Ông có kiến thức sâu rộng và chӏu trách nhiệm dạy âm nhạc cho bọn trẻ trong đoàn. Tôi cũng thuờng theo Pedro dự những buổi dạy của Alfonso để học lóm. Có lần, Alfonso nói với chúng tôi:

– Hầu hết âm nhạc của tầng lớp quý tộc đều thiên về các âm thanh lập đi lập lại, ngân thật dài để ca tụng thần linh hay vua chúa của họ. Nguời Gitan chúng ta sử dụng nhạc khí theo cách riêng. Ví dụ, khi gảy đàn luýt2, họ thuờng dùng phím gảy, còn chúng ta gảy đàn bằng ngón tay, các con phải học cách gảy đàn này. Quý tộc sử dụng đàn luýt nhu nhạc khí phụ, đệm theo âm điệu của nhạc khí chính, còn chúng ta sử dụng đàn luýt nhu nhạc khí chính với âm thanh độc lập để bày tỏ cảm xúc, không chấp nhận sự kiềm chế của bất cứ ai. Chúng ta sử dụng nhạc khí bằng con tim để ca tụng tình nguời chứ không ca tụng thần linh, vua chúa. Do đó, khi sử dụng đàn luýt, các con phải để cho cảm xúc dẫn dắt, để cho những ngón tay rung động theo trái tim, tiếng đàn con gảy lên phải ngân vang, hòa nhӏp với tiếng lòng. Âm nhạc đuợc tạo ra bởi giai điệu và cảm xúc nên các con phải cảm nhận đúng cảm xúc của mình trong lúc gảy đàn thì mới tạo ra đuợc thứ âm nhạc thực thụ. Muốn trở thành một nhạc sĩ, các con phải biết rung động với mọi sự xảy ra xung quanh để có thể nói lên những nỗi niềm, tâm tu, tình cảm của con nguời, vui cũng nhu buồn, hoan lạc cũng nhu khổ đau. Còn khi cất tiếng hát, các con phải đật hết tâm hồn vào lời ca và giai điệu, vì không có cách nào mở rộng và chạm vào trái tim nguời khác tốt hơn âm nhạc.

Tuy tôi không theo học âm nhạc, nhung vẫn thuờng ngồi nghe Pedro tập đàn. Những giai điệu mà Pedro đang tập có gì đó rất thân thuộc và cuốn hút. Tôi có thể phân biệt đuợc giai điệu Doria hùng tráng, oai phong, khêu gợi lòng can đảm, sự tự tin hay giai điệu Lydia nhẹ nhàng, tràn đầy tình cảm luyến luu đến giai điệu Phrygia rõ rệt, trầm tĩnh và trang nghiêm.

Ella và những thiếu nữ khác trong đoàn thì học ca hát, nhảy múa và đóng kӏch. Trong số đó, Ella là cô gái ca múa giỏi nhất. Ngay khi mới gập Ella lần đầu, tôi đã có cảm giác quen thuộc lạ thuờng. Khi ấy tôi vẫn nghĩ cảm giác ấy đến từ việc cô là nguời đầu tiên lӏch sự và giúp đỡ tôi khi tôi đến đây. Nhung càng tiếp xúc lâu ngày, tôi càng có cảm giác nhu chúng tôi đã từng quen biết. Đậc biệt khi nhìn cô nhảy múa, tôi càng thấy quen thuộc, nhu thể truớc đây từng nhìn thấy những vũ điệu này. Mỗi buớc chân nhӏp nhàng, từng cử chỉ uyển chuyển của cô vừa cuốn hút, vừa thân quen. Tất nhiên tôi không chia sẻ cảm giác này với ai, nhung tôi vẫn thuờng tìm cơ hội xem Ella nhảy múa.

Suốt tuổi thơ quẩn quanh trong một ngôi làng hẻo lánh nên kiến thức của tôi rất hạn hẹp. Từ khi sống đời giang hồ cùng nguời Gitan, tôi mới chứng kiến đuợc nhiều sự kiện khó tin, khiến tôi phải suy nghĩ về những điều đuợc dạy bảo truớc đây. Tôi thấy rõ sự tàn bạo của các lãnh chúa đối với dân chúng trong đӏa phận của họ, chứng kiến sự tham nhũng, hống hách, bá quyền của quân sĩ duới truớng những lãnh chúa này. Chế độ phong kiến đòi hỏi nguời dân phải tuyệt đối trung thành với triều đình và lãnh chúa. Các lãnh chúa đều sống trong những lâu đài to lớn, xa hoa, lộng lẫy, đuợc xây dựng bởi sức lao động của các nông nô. Họ đật ra các luật lệ riêng cho vùng đất của mình nhằm chiếm đoạt tài sản và bóc lột triệt để sức lao động của nguời dân. Không những thế, các lãnh chúa còn luôn tranh giành, gây hấn nhằm chiếm đoạt đất đai của nhau. Để duy trì quyền lực, đa số họ đều có lực luợng quân đội riêng và những nguời trung thành với lãnh chúa sẽ đuợc phong tuớc hiệp sĩ.

Lúc đó, thế lực có uy tín và ảnh huởng nhất là Giáo hội nên từ vua chúa đến lãnh chúa đều tìm cách liên kết với tòa Thánh nhằm nhận đuợc sự ủng hộ chính danh. Do đó, vùng nào cũng cho xây cất nhiều giáo đuờng, tu viện rất lớn và trọng đãi các giáo sĩ. Để có tiền cho việc xây cất, các lãnh chúa đã đật ra nhiều loại thuế tôn giáo, bắt dân chúng đóng góp tiền bạc hoậc công sức, bất chấp sự nghèo đói khốn khổ của họ. Tại nhiều lãnh đӏa, lãnh chúa ban các luật lệ vô cùng hà khắc, với những hình phạt nậng nề, gieo rắc sợ hãi nhằm đàn áp dân chúng. Với ảnh huởng mạnh mẽ của Giáo hội, nhiều lãnh chúa bắt tay với các giáo sĩ để thi hành luật lệ. Việc quyết đӏnh có tội hay vô tội đuợc coi là quyền của Thuợng Đế, thông qua trung gian là các giáo sĩ. Tòa án thuờng đuợc tổ chức trong nhà thờ, nơi có sự hiện diện của Thuợng Đế. Tại một số nơi, luật pháp bắt tội nhân phải giao đấu với các hiệp sĩ để quyết đӏnh số phận. Cuộc đấu diễn ra truớc sự chứng kiến của dân chúng. Nguời thắng đuợc coi là vô tội, vì Thuợng Đế đã cho họ thắng, kẻ thua là có tội và phải chӏu chết duới tay đao phủ. Đa số tội nhân đều là những nguời thuờng, ít ai có thể thắng trong cuộc giao đấu với những hiệp sĩ vừa có sức lực vừa sử dụng vũ khí thuần thục, biết bao cái chết oan ức đã xảy ra trong những trận đấu này. Cuộc đời phiêu bạt còn cho tôi chứng kiến sự thiệt thòi, vất vả của những nguời du cu. Đi đến đâu chúng tôi cũng phải đối mật với sự sách nhiễu của quân lính đӏa phuơng. Mỗi khi chúng tôi đến một vùng đất mới, quân lính ở đó đều tìm cớ khám xét, đòi hối lộ, đôi khi vơ vét đến chắng còn gì. Những bất công, tàn bạo này khiến tôi bắt đầu hoài nghi và tự hỏi, tại sao đều là con của Thuợng Đế mà nguời ta lại đối xử với nhau tàn bạo nhu thế? Chắng phải Thuợng Đế dạy phải yêu thuơng tất cả mọi nguời hay sao? Những giáo sĩ là sứ giả của Thuợng Đế, tại sao có thể tiếp tay với những kẻ tàn bạo kia làm những việc trái với ý của Thuợng Đế nhu thế?

Càng cùng nhau trải qua những vất vả, những thiệt thòi này, tôi càng gắn bó với mọi nguời trong gánh hát. Có một hôm, khi cả đoàn dừng chân nghỉ ở ven rừng, Gilbert kéo tôi ra một góc, nói nhỏ:

– Jean này, cậu thấy Ella thế nào? Cậu có thích con bé không?

“Tại sao Gilbert hỏi vậy?”, tôi tự hỏi. Bất ngờ và bối rối nên tôi không trả lời, chỉ nhìn ông một cách hoang mang. Sống chung với Pedro, anh của Ella, tôi cũng coi cô này nhu em gái của mình. Thấy vẻ ngơ ngác của tôi, Gilbert cuời đầy ẩn ý:

– Gần đây cậu có nghe Ella hát không? Giọng hát của nó chất chứa nhiều cảm xúc hơn truớc, đó là dấu hiệu của con gái khi vừa biết yêu.

Tôi phản đối:

– Con thấy lúc nào Ella cũng hát nhu thế mà. Gilbert lắc đầu:

– Có lẽ vì cậu chua hiểu gì về tình yêu nhung ta thấy nó đã để ý cậu rồi. Con gái Gitan một khi đã yêu ai thì sẽ sống chết với mối tình đó. Cậu không nghe lúc này nó thuờng hát về mối tình của Eurydice3 hay sao? Nó đang chờ đợi cậu tỏ thái độ đấy. Ta khuyên cậu đừng để lỡ mất cơ hội tốt đẹp này.

Hôm đó tôi không trả lời Gilbert mà tìm cách lái câu chuyện sang huớng khác, nhung từ đó tôi đã bắt đầu để ý thái độ của Ella. Tôi nhận ra mỗi khi ca hát, Ella quả thật thuờng huớng ánh mắt về phía tôi. Ngoài những bài hát thông thuờng, Ella còn tự soạn những ca khúc ngắn, ca ngợi tình yêu khiến Alfonso cũng phải ngạc nhiên. Là thanh niên mới lớn, tôi cũng có những giây phút xao xuyến truớc phái nữ nhung truớc cảm tình của Ella, tôi lại không thấy mình rung động. Dù tôi coi cô nhu em gái, nhung tôi vẫn cảm nhận giữa tôi và cô có một khoảng cách rất lớn. Đôi khi, để đuợc yên lòng, tôi tự nhủ khi gập lại cha tôi, tôi sẽ không còn sống cùng Ella và những nguời Gitan này nữa mà sẽ sống cuộc đời của giai cấp quý tộc. Đó mới là cuộc sống đích thực của tôi, tôi đâu thể ràng buộc với những nguời này đến hết đời.

Không lâu sau, gánh hát của chúng tôi đi đến một ngôi làng nhỏ, tôi và cậu Daniel đuợc phân công đi tìm chỗ dựng sân khấu cho gánh hát biểu diễn. Đang đi thì cậu Daniel đột ngột đứng lại, chăm chú nhìn một nguời đàn ông mậc áo chùng đang ngồi duới một gốc cây. Cậu Daniel thận trọng buớc tới gần, rồi cậu đột nhiên kêu lên với giọng xúc động:

– Piere! Piere, có phải anh đấy không?

Nguời nọ ngẩng đầu lên nhìn chúng tôi, sau một giây bối rối, ông ta nhận ra cậu Daniel, mừng rỡ trả lời:

– Tuởng ai chứ! Hóa ra là

Cậu Daniel buớc đến bên nguời kia, hỏi dồn:

– Anh làm gì ở đây? Tôi nghe nói anh đi cùng Robert tham gia Thánh chiến, đã xảy ra chuyện gì? Tôi biết nó đã trở thành lãnh chúa rồi. Còn anh, sao anh lại ở đây một mình, lại còn mậc quần áo nhu giáo sĩ nữa? Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì.

Khi còn sống chim chóc ăn sâu bọ nhưng khi chết thì sâu bọ lại ăn chim chóc. Thời gian và hoàn cảnh luôn thay đổi, lúc thế này, khi thế khác, đó là sự tuần hoàn của đời sống. Không điều gì là mãi mãi, nên đừng bao giờ tự hào về mình mà làm thương tổn đến người khác. Cái gì có lên sẽ có xuống, có lúc vinh quang, thì cũng có khi nhục nhã. Do đó, bất cứ làm việc gì cũng phải khiêm tốn và nghĩ đến hậu quả trước khi hành động.

Piere giải thích, giọng u sầu:

– Bốn đứa chúng tôi rời làng tham dự Thánh chiến dưới quyền chỉ huy của Hiệp sĩ Theodor trong đội quân của Bá tước Ulrich. Trải qua nhiều trận đánh với quân Hồi, Bá tước Ulrich tử trận, trong bốn đứa thì chỉ còn Robert và tôi sống sót. Chúng tôi giải phóng đất Thánh, thiêu rụi thành phố của bọn Hồi, chiếm được vô số vàng bạc, châu báu. Khi trở về, triều đình ban phẩm vật và đất đai cho những người có công. Vì Bá tước Ulrich đã chết nên những người theo ông không được triều đình quan tâm, chỉ được ban cho đất đai tại các vùng xa xôi, hẻo lánh. Theodor được phong làm bá tước và ban cho vùng Verden. Ông dẫn theo vài người thân tín đến đất phong nhận thưởng. Trên đường, thừa lúc Theodor ngủ, Robert đã ám sát Theodor, rồi tự nhận mình là ông ấy. Vì có giấy chứng nhận của triều đình nên Robert nghiễm nhiên trở thành lãnh chúa vùng này. Sau đó, Robert gửi tôi vào tu viện học làm linh mục để giúp nó việc cai quản lãnh địa. Tuy nhiên, tôi đâu biết đọc hay viết, vào tu viện cũng chỉ làm việc quét dọn, lau chùi mà thôi. Sau nhiều năm sống trong tu viện, tôi thấy mình không thuộc về nơi đó nên đã trốn ra ngoài. Giờ tôi sống lang thang qua các làng mạc, chút kiến thức học được ở tu viện giúp tôi có thể đóng vai một linh mục.

Daniel gật đầu, gằn giọng:

– Thì ra là thế. Tôi vẫn thắc mắc làm sao một thằng thất học như Robert có thể trở thành lãnh chúa được. Hóa ra nó là đứa phản trắc. Nó còn món nợ với em gái tôi.

Daniel nhìn sang tôi rồi nói thêm với giọng tức giận:

– Babette đã chết từ lâu rồi nhưng con của nó và Robert ở đây. Tôi muốn đưa Jean đến gặp cha nó. Robert có trách nhiệm phải nuôi nấng và lo cho tương lai của con nó đàng hoàng, tử tế.

Piere lắc đầu:

– Không được đâu, Robert đang làm bá tước dưới tên Theodor, nó đã lập gia đình và có mấy đứa con rồi, làm sao nó lo cho con của Babette được.

Daniel tức giận:

– Khi xưa nó hứa hẹn với tôi đủ thứ, nó phải biết giữ lời, nếu không tôi sẽ cắt cổ nó.

Piere vừa lắc đầu vừa xua tay:

– Không được, bây giờ không còn như xưa đâu. Làm sao anh gặp được nó? Làm sao anh vượt qua quân lính hộ vệ của nó được?

Daniel giật mình nhưng vẫn nói cứng:

– Tôi sẽ tìm cách…

Piere suy nghĩ một lúc rồi nói:

– Thôi được rồi, nếu anh nhất định đi Verden tìm Robert thì tôi sẽ đi với anh. Tôi cũng có quen biết với người ở đó, sẽ tìm cách thu xếp cho hai cha con nó gặp nhau. Việc sau đó ra sao thì tùy anh quyết định.

Cậu Daniel mừng rỡ gật đầu:

– Thế thì tốt quá. Hiện nay chúng tôi đang đi cùng gánh hát Gitan, chúng tôi vừa dừng chân ở đây. Thời tiết bây giờ cũng dần ấm lên rồi, chúng tôi cũng định sau đợt biểu diễn ở làng này sẽ sắp xếp đi Verden. Bây giờ anh đi cùng tôi về gặp Alfonso, ông ấy là trưởng đoàn của chúng tôi, tôi phải xin phép để anh được gia nhập.

Piere cùng chúng tôi trở về gặp Alfonso. Ban đầu Alfonso thấy Piere ăn vận như linh mục, thì rất đề phòng và phản đối ông gia nhập. Cậu Daniel phải thuyết phục một hồi Alfonso mới đồng ý cho Piere ở lại. Từ đó, Piere nhập bọn với chúng tôi và không lâu sau thì cả đoàn khởi hành hướng về Verden. Biết Piere là bạn chiến đấu của cha tôi, nên tôi chủ động kết thân với ông để hỏi chuyện. Từ nhỏ ông bà ngoại đã không thích nhắc về cha nên tôi không biết gì nhiều về ông. Cậu Daniel thì cứ nhắc đến cha tôi là nổi giận đùng đùng nên tôi cũng không muốn hỏi. Piere thì khác, ông rất quan tâm tới tôi và hay trò chuyện cùng tôi. Khi tôi hỏi chuyện ngày xưa của cha tôi, Piere thở dài rồi kể:

– Có lẽ con không biết, khi xưa cậu Daniel của con cầm đầu một đảng cướp chuyên đánh phá, trộm cướp các làng mạc quanh vùng. Để tránh sự truy nã của pháp luật, anh ấy sống nay đây mai đó, ít khi có mặt trong làng. Babette, mẹ của con, là một thiếu nữ ngây thơ, bị Robert dụ dỗ đến mang thai. Tuy nhiên, Robert không chịu cưới nên đã gây ra nhiều tai tiếng, tổn hại danh dự cho gia đình. Hay tin, Daniel liền trở về làng, rạch mặt Robert, bắt nó phải làm đám cưới nếu không sẽ giết nó ngay tại chỗ. Robert phải cắt ngón tay út, thề lấy Babette và chăm lo cho con tử tế thì mới thoát chết được.

Tôi bàng hoàng đến lặng người. Không ngờ sự thật về gia đình tôi lại như thế. Bây giờ, tôi mới hiểu tại sao ông bà ngoại không thích nói đến người cha đã đi xa, mặc cho tôi nhiều gặng hỏi. Tôi đau đớn nhận ra rằng mình không phải là đứa con được sinh ra từ tình yêu của cha mẹ mà chỉ là kết quả của một cuộc tình vụng trộm, dẫn đến một cuộc hôn nhân bất đắc dĩ.

Piere nói tiếp:

– Đời sống lúc đó khổ lắm, hạn hán kéo dài mấy năm liền nên trong làng nhiều người đã chết đói. Lại thêm áp lực từ lãnh chúa bắt phải nộp đủ các loại thuế nên mọi người đều sống rất khổ cực. Do đó, khi có lời kêu gọi tham dự Thánh chiến với lời hứa hẹn tốt đẹp rằng sẽ được thưởng nhiều tiền bạc, đất đai thì đám thanh niên nghèo đói như bọn ta đều hăng hái tòng quân. Một phần vì muốn thoát khỏi cảnh khổ, phần khác hy vọng sẽ giàu sang và nếu có tội lỗi gì thì cũng sẽ được xóa sạch rồi khi chết sẽ được lên thiên đường. Không ai ngờ là Jerusalem rất xa, phải mất hơn một năm mới đến được nơi này. Khi đến đất Hồi, bọn ta bị bao vây trong sa mạc, thiếu lương thực, nước uống, vô số người chết đói, chết khát. May thay, đúng lúc tuyệt vọng thì quân tiếp viện kéo đến, bọn ta công phá vòng vây, tấn công vào Jerusalem. Khi vào trong thành, bọn ta được lệnh thẳng tay giết sạch dân ngoại đạo và gia đình của họ, bất kể người Hồi hay người Do Thái. Những ngày sau đó, khắp nơi đều là chém giết, hãm hiếp, cướp bóc, đốt phá. Máu và xác người la liệt khắp đường phố. Khi vào đến trung tâm thành phố, nơi có đền thờ của người Hồi, bọn ta hết sức sửng sốt vì ở đó có rất nhiều vàng bạc, châu báu và những thứ đồ quý giá mà cả đời ta cũng chưa từng được thấy.

Tôi ngạc nhiên ngắt lời Piere:

– Người Hồi giàu có đến thế sao?

Piere gật đầu, xác nhận với giọng chua chát:

– Đúng thế. Bọn ta ai cũng bất ngờ, không ai biết những kẻ ngoại đạo kia lại giàu có, sung sướng đến thế, trong khi chúng ta, những đứa con của Thượng Đế thì sống nghèo túng, khốn khổ đến cùng cực.

Tôi ngập ngừng:

– Nhưng… nói vậy, các ông có khác gì cướp bóc đâu? Piere không hề tỏ ra bối rối trước lời buộc tội của tôi:

– Bọn ta chiến đấu khổ cực cũng chỉ mong giàu sang. Vàng bạc của bọn Hồi thì ai lấy chẳng được. Vậy nên, mọi người vứt hết vũ khí, giáp trụ để chất đầy vàng bạc vào người, bỏ cả vào các túi vải đeo trên vai. Tiếc thay, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Hôm sau, quân sĩ được lệnh phải mang tất cả vàng bạc, đồ quý giá nộp lại cho triều đình. Kẻ nào bất tuân sẽ bị xử tử ngay. Điều này khiến mọi người ngỡ ngàng và vô cùng bất mãn. Tuy nhiên, bọn ta được hứa rằng mọi thứ chiếm được sẽ được triều đình chia đều cho những người có công. Vậy là mọi người đành bùi ngùi nhìn chiến lợi phẩm được cất vào những hòm lớn rồi chất lên các cỗ xe mang về nộp cho triều đình. Không ai dám nghĩ tới việc động tới các cỗ xe này, vì chúng đều được canh giữ cẩn thận bởi những đội quân Hiệp sĩ dòng Đền tinh nhuệ.

Tôi ngạc nhiên:

– Nói vậy thì triều đình cũng đâu khác gì cướp bóc? Piere bật cười:

– Sao con ngây thơ thế? Tài sản, của cải, vàng bạc, mọi thứ có giá trị chiếm được trong chiến tranh đều thuộc về phe chiến thắng. Là kẻ thắng trận, bọn ta có quyền chiếm tất cả để bù vào công lao chiến đấu khó nhọc bao năm trời.

Câu trả lời của Piere càng khiến tôi cảm thấy có gì đó không ổn. Nó hoàn toàn trái ngược với những gì tôi được dạy bảo, rằng “không được tham của người hay lấy những gì không thuộc về mình”. Việc kẻ chiến thắng tự cho mình quyền cướp bóc, chém giết, hãm hiếp phụ nữ khiến cho tôi cảm thấy ghê tởm cuộc chiến này.

Piere thở dài:

– Tuy nhiên khi từ chiến trận trở về, bọn ta mới biết rằng chỉ hoàng thân, quý tộc mới được ban thưởng. Bọn lính quèn như bọn ta được cho giải ngũ về quê mà chẳng được gì. Khi ra đi, ai cũng hy vọng sẽ trở về trong vinh quang và giàu sang nhưng lúc trở về chỉ có hai bàn tay trắng với tấm thân đầy thương tích, tàn tạ, bệnh hoạn. Với tình trạng như thế, làm sao bọn ta có thể trở về với gia đình?

Từ trước đến giờ tôi luôn được dạy phải luôn trung thành với triều đình và các lãnh chúa nhưng nhiều năm sống trong cảnh bị áp bức, nay chứng kiến thêm sự tham lam và dối trá của triều đình, lòng tin của tôi đã xuất hiện ít nhiều vết nứt.

Piere kể tiếp với giọng chua chát:

– Khi xưa, bọn ta sống nghèo đói, thiếu ăn nên mới ghi danh tham dự Thánh chiến, coi đó là lối thoát duy nhất để có thể cải thiện đời sống. Nào ngờ bao nhiêu công lao hy sinh lại bị bọn quý tộc ngồi mát ăn bát vàng cướp đi trắng trợn. Ngay như Theodor, người chỉ huy của bọn ta, đã trải qua bao trận sinh tử để rồi cũng chỉ được ban cho vùng đất hẻo lánh Verden. Quá thất vọng nhưng bọn ta không biết làm gì hơn, đành theo Theodor đi nhận đất phong. Trên đường, Robert bàn với ta rằng dù Theodor có lên làm lãnh chúa thì bọn ta cũng vẫn chỉ là lính quèn, không thể giàu được, để thay đổi số phận, chỉ có cách chiếm lấy thân phận của Theodor. Đợi đúng lúc Theodor ngủ, Robert ám sát ông ta, cướp chứng thư ủy nhiệm, giả mạo Theodor để lên làm lãnh chúa đất Verden. Vì chuyến đi đó Theodor chỉ dẫn theo hai người thân cận là ta và Robert, nên việc này chỉ có hai người bọn ta biết mà thôi. Để giữ bí mật, khi lên làm lãnh chúa Robert đã gửi ta vào tu viện để học làm giáo sĩ và hứa xây cho ta một thánh đường lớn để cai quản dân chúng Verden. Nhưng ta vốn chỉ là một kẻ thất học, vào tu viện thì cũng chỉ có thể làm những việc vặt mà thôi. Đời sống trong đó buồn chán, khắc khổ nên sau một thời gian, ta bỏ trốn ra ngoài, sống lang thang rồi gặp con và Daniel.

Tôi buồn bã không nói nên lời. Hình ảnh người cha oai hùng chiến đấu vì lý tưởng mà tôi vẫn ấp ủ từ nhỏ giờ hóa thành một kẻ sát nhân, tham lam và phản trắc. Lý tưởng tốt đẹp về một cuộc chiến giải phóng thánh địa Jerusalem lại bị các vua chúa lợi dụng, biến thành một cuộc cướp bóc trắng trợn. Từ đó, tôi bắt đầu suy nghĩ về những điều đã được dạy bảo khi xưa, những giá trị mà mọi người công nhận. Tại sao thực tế lại khác xa những điều được dạy? Tại sao những người vẫn tự hào là con của Thượng Đế lại có thể làm trái với lời dạy của Ngài như thế? Sau nhiều đêm suy nghĩ không có lời giải, tôi mang điều này đi hỏi Mona, người tôi tin tưởng nhất hiện nay.

Sau khi nghe tôi trình bày, Mona im lặng một lúc rồi nói:

– Mọi giá trị về tốt xấu, đúng sai được đặt ra là nhằm tạo trật tự cho xã hội. Đó chỉ là những ước lệ mang tính tương đối và được mọi người chấp nhận mà thôi, nhưng chính con sẽ phải tự xác định điều gì là đúng, điều gì là sai rồi lựa chọn hành động cho mình. Dĩ nhiên đôi khi con sẽ gặp những trường hợp mơ hồ, khó xử, khiến con không quyết định được. Vì điều đúng ở nơi này lại có thể sai ở nơi khác, tại xứ này điều đó là tốt nhưng ở xứ khác điều đó lại là không chấp nhận được.

Tôi bối rối:

– Vậy thì con phải dựa vào đâu để quyết định cho đúng? Mona trả lời:

– Khi gặp trường hợp khó xử như thế thì ta khuyên con hãy quyết định theo tiêu chuẩn đạo đức bằng cách tự hỏi điều này có gây thiệt hại, thương tổn cho người khác không. Nếu làm gì cũng chỉ chăm chăm có lợi cho mình bất kể tổn hại người khác thì quyết định đưa ra chắc chắn là sai lầm.

Tôi hỏi Mona ngay:

– Nói vậy thì việc giết chóc, cướp đoạt vàng bạc, tài sản của bọn ngoại đạo là sai lầm sao?

Mona gật đầu:

– Đúng vậy. Theo ta, hành động đó thật sự rất đáng trách. Thượng Đế không bao giờ dạy các con của Ngài hành xử như thế. Họ đã quên hết những lời dạy bảo khi xưa, rằng phải biết tha thứ và yêu thương mọi người, dù là kẻ thù, bởi tất cả đều là con của Thượng Đế. Lòng tham đã khiến mọi người mù quáng, rời xa hẳn mục đích ban đầu, làm gì cũng chỉ muốn có lợi cho mình, làm sao để thu lợi được nhiều nhất, bất kể người khác thiệt hại ra sao. Lòng tham khiến mọi người không bao giờ biết đủ nên sẵn lòng làm bất cứ điều gì, kể cả việc chém giết, chiếm đoạt, cướp bóc, khiến đời sống ngày càng tồi tệ hơn. Từ lòng tham sẽ dẫn đến tranh chấp, rồi đưa đến chiến tranh, mà dân chúng chính là tầng lớp phải chịu khổ nhất. Vua chúa và quý tộc chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ, chỉ muốn gom góp vàng bạc, của cải, đất đai chứ đâu để ý gì đến những nỗi khổ mà người dân phải gánh chịu. Do đó, là một người con của Thượng Đế, con phải biết mở rộng lòng thương đến tất cả mọi người, bất kể họ là ai, và con không bao giờ được làm gì trái với lời khuyên của Ngài.

Lúc đó tôi không hiểu hết những gì Mona nói, nhưng tôi luôn ghi nhớ lời bà và thường ngẫm nghĩ về tình thương không phân biệt mà bà nói đến.

Đoàn chúng tôi vẫn cách Verden rất xa, nhưng tôi cũng không còn nôn nóng muốn gặp cha, ngược lại, tôi còn muốn đường đi dài hơn để có thể trì hoãn cái ngày phải đối diện với ông. Gánh hát vẫn thường chọn đi theo tuyến đường rừng để tránh sự quấy nhiễu của quân lính địa phương. Hôm đó chúng tôi đang sắp ra khỏi một khu rừng rậm thì thấy một đám khói đen bốc lên từ hướng ngôi làng phía trước. Cả đoàn thúc ngựa tiến về phía ngôi làng. Khi đến gần, chúng tôi bắt đầu lo lắng vì bầu không khí vắng lặng, ngột ngạt một cách lạ lùng. Không một bóng người, không một âm thanh. Chúng tôi do dự nhưng rồi Alfonso vẫn quyết định vào làng. Đi được một đoạn, chúng tôi thấy trước mặt là một đám đông đang tụ tập, có vẻ cả làng đã tụ lại đây, thảo nào bên ngoài lại vắng vẻ đến thế. Có tiếng la hét và cả tiếng khóc. Đến gần hơn thì tôi nhận ra đám đông kia đang la hét, xua đuổi một người. Người này mặc áo choàng rộng che kín từ đầu đến chân, tay cầm một cái chuông nhỏ kêu leng keng, chân bước đi vô cùng khó nhọc. Tôi cũng thoáng thấy hai người phụ nữ một già một trẻ đang ôm nhau kêu khóc phía sau đám đông. Trong lúc tôi vẫn đang ngạc nhiên, vừa định quay sang hỏi cậu Daniel thì đã nghe Gilbert hét lên với cả đoàn:

– Tất cả cẩn thận, đừng đến gần người đó. Tôi hỏi:

– Tại sao vậy? Mọi người đang làm gì thế kia? Gilbert trả lời với giọng căng thẳng:

– Người đó bị bệnh cùi. Con không thấy mọi người đang xua đuổi hắn sao?

Alfonso thấy vậy lập tức lệnh cho cả đoàn lùi lại, nép vào một bên. Gilbert giải thích thêm:

– Những người bị bệnh này phải cầm một cái chuông, liên tục rung lên để mọi người biết mà tránh xa, vì bệnh này không thể chữa được mà đến gần thì rất dễ lây.

Ngay lúc đó một cơn gió mạnh thổi qua làm chiếc khăn trùm lên mặt của người đó bị thổi bật ra phía sau. Tôi giật mình khi thấy một khuôn mặt đầy mụn nhọt với con mắt sâu hoắm, chiếc mũi xẹp xuống trông rất ghê rợn. Đám đông tiếp tục la hét, xua đuổi người đó ra khỏi làng. Đoàn hát dừng lại ở bên đường chờ đám đông xua đuổi người kia ra tận cánh rừng gần đó. Đợi căng thẳng lắng xuống Alfonso bắt chuyện với một người dân trong làng, hỏi:

– Kẻ bị bệnh cùi đó ở đâu đến sao? Người kia lắc đầu:

– Không. Hắn là người làng này nhưng mắc bệnh nên bắt buộc phải sống tại những nơi dành riêng cho người cùi. Tuy nhiên vì nhớ gia đình nên hắn trốn ra, trở về nhà. Vì vậy chúng tôi phải đuổi hắn đi.

Vì Mona là người giỏi y thuật, chuyên bào chế các loại thuốc chữa bệnh nên tôi hỏi bà:

– Mona, bệnh cùi có thể chữa được không? Mona lắc đầu:

– Rất tiếc, ta không biết cách chữa bệnh này. Bệnh tật thường được xếp theo nguyên nhân từ bên ngoài như gãy tay, trật xương, hay bên trong như bệnh bao tử, bệnh tim. Nếu đã biết nguyên nhân thì có thể chữa được. Tuy nhiên có những thứ bệnh lạ lùng, không ai biết nguyên nhân thì không thể chữa được. Ta cũng chưa nghe nói có ai chữa được bệnh cùi.

Nghe thế, Piere nói ngay:

– Các chứng bệnh lạ lùng ấy là do Thượng Đế trừng phạt đấy. Mona ngạc nhiên:

– Piere, tại sao ông lại nói thế? Piere giải thích:

– Hồi ở tu viện tôi nghe các linh mục nói rằng có những kẻ tôn thờ quỷ Satan, chống lại Thượng Đế nên Ngài trừng phạt bằng cách khiến cho họ mắc những căn bệnh không thể cứu chữa, như bệnh cùi chẳng hạn.

Mona lắc đầu:

– Tôi không tin. Thượng Đế thương yêu tất cả thì làm sao có chuyện Ngài trừng phạt con người như thế được.

Piere cãi:

– Bà không sống trong tu viện nên không biết điều này. Các linh mục còn dạy rằng khi nào có bốn kỵ sĩ khải huyền xuất hiện thì loài người sẽ bị tận diệt. Kỵ sĩ đầu tiên, người cưỡi ngựa trắng là kẻ chinh phạt, là quỷ Satan, dụ dỗ và kích động mọi người chống lại Thượng Đế. Kỵ sĩ thứ hai, người cưỡi ngựa đỏ, là kẻ gieo rắc thù hận, gây ra chiến tranh. Kỵ sĩ thứ ba, người cưỡi ngựa đen, đại diện cho sự khan hiếm lương thực, gây ra nạn đói, khiến người chết vô số kể. Kỵ sĩ thứ tư, người cưỡi ngựa xám chính là thần chết, mang đến vô số kiểu tai ương chết chóc như ôn dịch, đói kém và giết chóc. Họ chính là đại diện cho ngày tận thế. Hiện nay quỷ Satan đã xuất hiện tranh đấu với Thượng Đế nên mới có các chứng bệnh không thể cứu chữa như thế, ít lâu nữa sẽ có các dịch bệnh ghê gớm hơn lan tràn khắp nơi rồi chiến tranh sẽ xảy ra, ngày phán xét cuối cùng sẽ đến. Khi đó chỉ một số rất ít người được cứu rỗi lên Thiên Đường còn phần lớn những kẻ xấu ác sẽ bị đày xuống địa ngục và sống ở đó mãi mãi.

Cả đoàn nghe Piere nói thế liền xôn xao, Mona ra hiệu cho tất cả im lặng. Bà nói với Piere:

– Tuy tôi không sống trong tu viện như ông, nhưng tôi tin Thượng Đế không bao giờ làm thế. Ngài dạy chúng ta yêu thương và Ngài yêu thương tất cả mọi người, không thể có chuyện Ngài trừng phạt con người một cách ghê gớm như thế được.

Piere lắc đầu vừa định phản đối thì Mona đã nói tiếp:

– Nếu không có tình thương của Thượng Đế thì vũ trụ sẽ tan rã. Không có tình thương thì không có trật tự, cái còn lại chỉ là một sự hỗn loạn vô tận. Không những Thượng Đế đã tạo ra vũ trụ, mà bằng tình thương, Ngài còn tạo ra loài người. Ngay như con của Ngài là Chúa Jesus cũng đã khẳng định: “Thượng Đế là tình thương”.

Mona vừa nói đến đó, chẳng hiểu sao tôi nghe một luồng khí lực mạnh mẽ quét qua người tôi, khiến tôi run lên, choáng váng. Tôi có một cảm giác mơ hồ rằng mình đã từng nghe câu nói này trước đây. Piere nhún vai không đồng ý, nhưng có vẻ không muốn tranh luận thêm nên ông chỉ cười nhạt. Nhưng tôi thì rất quan tâm đến điều Mona vừa nói, nên đã hỏi bà:

– Nhưng Mona, nếu Thượng Đế là tình thương thì tại sao trên đời lại có những căn bệnh ghê gớm, không thể cứu chữa như thế?

Mona nhìn tôi rồi nói:

– Jean, Thượng Đế làm việc một cách âm thầm và bí mật nên ta không thể biết được những gì Ngài làm, nhưng ta tin Ngài hành động vì một lý do nào đó.

Tôi lại hỏi:

– Vậy các bệnh tật khác thì sao? Tại sao lại có bệnh tật? Mona giải thích:

– Hầu hết mọi bệnh tật xảy ra đều do con người gây ra chứ không phải do ai khác, càng không phải do Thượng Đế. Bệnh tật bắt nguồn từ việc con người không sống thuận theo các luật lệ hài hòa và quân bình của tự nhiên. Đa số đều sống bằng cảm xúc, bị các cảm xúc như giận dữ, hận thù, ghen ghét, tham lam, ích kỷ chi phối nên bệnh tật theo đó mà kéo đến. Do đó việc chữa trị bệnh tật cũng phải thông qua việc kiểm soát các cảm xúc này, bắt đầu từ điều chỉnh cách ăn uống, tiết kiệm sinh lực, thay đổi cách sống, bớt hận thù, giận dữ, tham lam và ích kỷ, sau đó kết hợp sử dụng các liều thuốc từ các loài thảo mộc, cây cỏ có dược tính để tái tạo sự quân bình cho cơ thể. Các mầm bệnh này đều liên quan đến các cảm xúc từ bên trong, chúng nằm sẵn trong con người chỉ chờ cơ hội thuận tiện để phát sinh. Những người không biết kiểm soát các cảm xúc tiêu cực như lo lắng, giận dữ, hận thù hay tham lam, ích kỷ đều mang sẵn những mầm bệnh này. Dĩ nhiên chúng không phát sinh ngay khi con người còn khỏe mạnh nhưng sẽ phát sinh khi cơ thể bắt đầu suy yếu và đến khi đó có thể quá muộn. Do đó muốn chữa bệnh cần phải chú ý đến cả hai yếu tố, sử dụng thuốc men cho điều hòa thân xác nhưng muốn chữa tận gốc thì phải quan tâm đến nguyên nhân bên trong. Nói khác đi, nếu chỉ chữa bệnh về mặt thể chất thì chưa đủ, mà còn phải lo cả phần tinh thần nữa.

Đúng lúc đó một người dân làng đi qua nói với Alfonso, tay chỉ về phía khu rừng bên kia làng:

– Khu rừng vừa rồi các ông đi qua thì không sao, nhưng nếu các ông đi tiếp qua cánh rừng bên kia thì phải cẩn thận. Đó là nơi sinh sống của những người mắc bệnh cùi. Miền này tương đối hoang vu, xung quanh đều là rừng núi, nằm xa các thành phố lớn nên triều đình đã cho tập trung những người mắc bệnh cùi, bắt họ sống tại đây. Nhiều người mắc bệnh nhưng chưa phát tác đã trốn ra sống trà trộn với dân chúng nên nhiều người cùng bị lây.

Lời cảnh cáo của người kia khiến cả đoàn lo sợ và hoang mang. Alfonso quyết định chúng tôi sẽ đi vòng ra tuyến đường đồng cỏ thay vì đi đường rừng. Đoàn chúng tôi cũng không ở lại ngôi làng này mà chỉ thu gom một ít lương thực rồi lập tức rời đi. Nhưng chỉ mấy hôm sau, đoàn chúng tôi lại chạm trán với một nhóm người mắc bệnh cùi. Hôm đó, gánh hát đang di chuyển ngang một cánh đồng thì nghe từ xa vọng lại những tiếng chuông leng keng. Alfonso lập tức cảnh giác, lệnh cho cả đoàn di chuyển lên một gò đất cao để tránh. Khi đã giữ một khoảng cách an toàn, chúng tôi dừng lại, nhìn về hướng phát ra tiếng chuông thì thấy một đoàn người mặc quần áo trùm kín từ đầu đến chân, di chuyển theo hàng. Họ vừa đi vừa lắc chuông, vừa đồng thanh hô lớn: “Chúng con là những kẻ có tội”. Đợi họ đi khuất, Gilbert giải thích:

– Đó là những người mắc bệnh cùi đang xin chuộc tội. Họ còn thường tự hành hạ thân xác mình bằng cách sử dụng những que sắt nóng dí vào thân thể, một phần để chữa ngứa ngáy trên thân thể, một phần để xin chuộc tội.

Piere nghe thế lại nhắc lại:

– Đó là những kẻ tin theo quỷ Satan nên Thượng Đế đã trừng phạt họ.

Mona lập tức phản bác, giọng điệu của bà thể hiện rõ sự bất bình:

– Làm sao ông biết họ bị trừng phạt? Thượng Đế vốn nhân từ, làm gì có việc Ngài làm thế chứ.

Piere cũng không chịu thua, ông hỏi vặn:

– Làm sao bà biết họ không phải đang bị trừng phạt? Nếu không phải Thượng Đế thì ai có thể tạo ra các thứ bệnh tật ghê gớm như thế được? Lúc này quỷ Satan đã xuất hiện, khiến nhiều người mất niềm tin vào Thượng Đế, không còn biết phải trái nữa mà chỉ biết tranh giành, lừa đảo, cướp đoạt mọi thứ có thể. Người ta đang làm mọi việc xấu xa, bất chấp luân lý đạo đức. Các tranh cãi từ trong gia đình đã lan ra xã hội, không ai còn kiêng nể gì nhau nữa. Chồng không ra chồng, vợ không ra vợ, con cái hư hỏng, lêu lổng tụ tập cướp phá. Vì mọi người đều mê muội nên tình trạng bạo động xảy ra khắp nơi đấy thôi.

Mona lộ rõ vẻ bất mãn, nhưng vì không muốn tranh cãi với Piere nên bà quay sang bọn trẻ chúng tôi và nói:

– Theo ta, khi một biến cố nào đó xảy ra thì người ta rất dễ đổ lỗi cho ai đó khác. Nhưng tình trạng loạn lạc của xã hội là do con người mù quáng, tham lam tranh giành chứ không phải Thượng Đế trừng phạt ai hết. Lúc làm chuyện xấu thì không chịu suy nghĩ, cứ làm bừa bãi bất kể mọi sự nhưng khi hậu quả xảy đến thì chỉ biết lạy lục cầu xin, mong được chuộc tội. Liệu có ích gì? Do đó, điều các con cần nhớ là đừng bao giờ làm gì mà không nghĩ đến hậu quả.

Gánh hát tiếp tục di chuyển lên miền Bắc về hướng Verden. Từ tin tức thu thập được từ những người qua đường, chúng tôi biết được dịch bệnh hiện nay đang hoành hành ở khắp nơi, người chết, người bị đày nhiều vô kể. Không ai biết nguồn gốc của dịch bệnh. Có đủ loại tin đồn xuất hiện, trong đó đa số tin rằng đây là sự trừng phạt của Thượng Đế. Trong khi nhiều người sợ hãi tìm cách sám hối mong được chuộc tội thì cũng có không ít người mất niềm tin, xoay ra làm đủ việc xấu xa, bất kể luân lý, không màng đạo đức. Đối diện với cái chết đe dọa, nhiều người chẳng còn kiêng nể gì nữa mà muốn làm gì thì làm. Bao giận dữ chất chứa tuôn ra, hận thù dâng cao. Mọi người đều như điên cuồng, ẩu đả và bạo động xảy ra khắp nơi. Toàn thể trật tự xã hội đã hoàn toàn lung lay.

Một lái buôn đi nhiều nơi kể với chúng tôi rằng ngay cả trong triều đình cũng không tránh được dịch bệnh. Vua chúa và quan lại cũng có người mắc bệnh, khiến sự nghi kỵ và đối đầu diễn ra vô cùng căng thẳng. Thêm nữa, triều đình đã kêu gọi người dân tham gia cuộc Thánh chiến mới dù dư âm của trận chiến cũ vẫn còn đây, khiến lòng người càng thêm rối loạn.

Gánh hát chúng tôi đến Verden vào buổi chiều. Alfonso cho dừng ngựa để hạ trại tại cánh đồng ở rìa địa phận Verden rồi để tôi và Daniel vào thành phố. Dù từ nhỏ tôi vẫn luôn ao ước gặp được cha nhưng sau khi nghe câu chuyện Piere kể về ông, mọi hy vọng và háo hức khi xưa của tôi đã dần tan biến. Tuy ông là người sinh ra tôi, nhưng ông đã bỏ đi từ khi tôi còn nhỏ, liệu ông có còn nhớ gì đến tôi, liệu ông có muốn nhận lại tôi? Liệu ông có phải là người cha mà tôi hằng mơ ước? Khi tôi quyết định rời nhà theo cậu Daniel, ngoài mục đích được nhận lại cha, tôi còn âm thầm mơ đến một đời sống thoải mái, sung sướng hơn của giai cấp quý tộc, nhưng đến lúc này, tôi bỗng thấy đầy hoài nghi. Nếu cha tôi không nhận lại tôi thì sao? Tôi nghĩ lại thời gian chung sống cùng những người Gitan, lang thang từ nơi này qua nơi khác, lúc đói, lúc no, khi vui, khi buồn, và tôi bỗng cảm thấy một niềm tiếc nuối sâu sắc, tựa như tôi sắp mất đi một cái gì quý báu. Những người Gitan này đã chấp nhận tôi, đối xử với tôi như những người trong gia đình. Nhưng nếu tôi trở thành người quý tộc, hẳn nhiên tôi không thể có quan hệ gì với những người lang thang, bị xã hội coi thường như họ. Tôi thoáng nghĩ tới Ella và tình cảm mà cô dành cho tôi. Ngay từ đầu, ước muốn trở thành người quý tộc đã ngăn tôi có bất kỳ tình cảm gì với cô, càng không thể đáp lại tình cảm của cô.

Đang chìm trong những suy nghĩ rối bời, tôi chợt nghe thấy tiếng hô của một người đàn ông. Một người nông dân đã già đánh xe ngựa ngang qua đoàn chúng tôi đã dừng lại, ông nói với Alfonso:

– Này các ông, các ông nên đi nơi khác trình diễn đi. Ở đây không ai đến xem đâu. Nơi này đã không còn an ninh nữa.

Alfonso ngạc nhiên:

– Tại sao thế, năm ngoái chúng tôi đã từng trình diễn tại đây mà đâu có chuyện gì?

Người này lắc đầu nói:

– Hiện nay mọi sự khác rồi.

Nhìn vẻ ngơ ngác của chúng tôi, ông giải thích:

– Khi triều đình lần nữa kêu gọi tiến hành Thánh chiến, vị lãnh chúa nơi đây đã ra lệnh mọi trai tráng trong vùng phải tham gia. Có lẽ ông cũng biết, trong cuộc Thánh chiến lần trước, những người ra đi không mấy ai trở lại. Nhưng vì đó là lệnh triều đình, được Giáo hội công nhận nên lần này dân chúng cũng phải nghe theo. Không ai ngờ sau khi trai tráng ra đi, lãnh chúa đã lộ rõ dã tâm tham lam của mình. Ông ta thu dụng hầu hết ruộng vườn của các gia đình không còn trai tráng. Mặc dù ông ta cũng phân chia một số đất đai cho dân chúng trồng trọt để sống nhưng thật ra ông chỉ lợi dụng cơ hội để thu vét các nông sản và tích trữ trong kho thực phẩm của mình. Năm nay lại hạn hán, mùa màng thất thu, dân chúng đói khổ, nhiều người chết đói… Đời sống tại Verden lúc này khổ sở lắm. Vậy mà lãnh chúa vẫn thẳng tay thu thuế để làm giàu cho đời sống huy hoàng của mình và những gia đình quý tộc ủng hộ ông ta.

Cậu Daniel tiến lên hỏi:

– Nhưng có chuyện gì xảy ra mà nơi này không còn an toàn? Người đàn ông thở dài:

– Vừa qua, có một số người tham dự Thánh chiến sống sót trở về. Họ chẳng được triều đình ban thưởng gì, một số còn mang thương tật, nên vô cùng bất mãn. Khi thấy nhà cửa, ruộng đất của mình đã bị thu dụng, gia đình vợ con đói khổ thì họ vô cùng giận dữ. Một nhóm phát động nổi loạn, rồi đông đảo người hưởng ứng Họ thi nhau đốt phá các kho chứa nông sản của lãnh chúa. Quân sĩ được gửi đến để giữ trật tự nhưng không chống nổi những người từ chiến trận trở về đang sục sôi lửa giận. Trong trận giao tranh, lãnh chúa đã bị thương nặng, quân sĩ không người chỉ huy nên đã tan rã. Một số quân sĩ cũng đã bất mãn sẵn nên thuận theo chiều hướng bất lợi này mà xoay qua làm giặc cướp. Hiện nay, nơi đây không còn phân biệt ai là giặc ai là lính, dân chúng cũng tràn ra đường đập phá, cướp kho chứa thực phẩm, tình trạng hỗn loạn vô cùng. Pháp luật không còn tồn tại ở đây, các ông nên đi nơi khác thì hơn.

Daniel suy nghĩ rồi nói với tôi:

– Nếu quân sĩ không còn bảo vệ lãnh chúa thì muốn gặp cha con cũng dễ hơn. Nhưng hắn đã thất thủ rồi, con có còn muốn gặp hắn không?

Tôi do dự một chút rồi cũng gật đầu. Alfonso nghe vậy liền nói:

– Daniel, nhanh chân đưa Jean đi gặp cha nó, giao cho hắn rồi trở về đây ngay. Ta không muốn dừng lại nơi bất ổn như thế này quá lâu.

Tôi bịn rịn từ giã các bạn trong gánh hát, những người coi tôi như gia đình. Pedro xúc động nắm chặt tay tôi trong khi Ella khóc sướt mướt. Mona ôm lấy tôi, dịu dàng nói:

– Ta mừng cho con gặp lại cha mình nhưng hãy nhớ chúng ta cũng là gia đình của con.

Daniel và Piere đưa tôi vào thành phố. Đi đến đâu cũng gặp cảnh hoang tàn, đổ nát. Chúng tôi len lỏi qua các khu phố hẹp để tránh các cuộc ẩu đả đang diễn ra. Mất nhiều thời gian chúng tôi mới đến được lâu đài của lãnh chúa. Khi đến nơi, khác với cảnh tượng uy nghi thường thấy ở các lâu đài lãnh chúa, nơi đây không một bóng quân sĩ canh gác, khắp nơi là dấu vết giao tranh. Cậu Daniel ra hiệu cho tôi cẩn thận, chúng tôi thận trọng lẻn vào trong. Vào đến bên trong, chúng tôi thấy một toán người đang hối hả khuân vác mọi thứ chạy ra ngoài. Cậu Daniel níu một người lại hỏi:

– Chuyện gì vậy?

Người kia trả lời:

– Lãnh chúa chết rồi, quân đội tan rã, lúc này mạnh ai lấy được gì thì lấy. Các ông muốn tranh thủ cơ hội thì nhanh lên.

Nói xong người kia chạy đi mất hút. Cậu Daniel kéo tôi vào sảnh đường, nơi nhiều người đang reo hò, đập phá, tháo gỡ các thứ quý giá mà họ có thể lấy được. Cậu Daniel tiếp cận một người trong đám đó và hỏi lãnh chúa đang ở đâu. Theo tay chỉ của người này, chúng tôi liền men theo hành lang dẫn đến căn phòng, nơi có một người phụ nữ đang gục đầu khóc bên cạnh chiếc ghế lớn. Ngồi trên đó là một người đàn ông to lớn, trên mặt có vết sẹo dài từ trán xuống cằm.

Cậu Daniel kéo tôi đến gần rồi quát lên với người đàn ông kia:

– Này Robert, mày có nhận ra tao không?

Dưới ánh nến chập chờn, tôi thấy rõ trên mặt và cổ người này đầy những vết thương, máu me be bét. Tôi kinh hãi không nói nên lời. Cậu Daniel chỉ vào tôi:

– Robert, mày có biết thằng nhóc này là ai không?

Người kia ngước mắt nhìn tôi nhưng cặp mắt đã lờ đờ, mất hết sinh khí. Người phụ nữ cạnh đó lên tiếng:

– Ngươi là ai mà dám ăn nói với chồng ta như thế? Robert là ai? Đây là lãnh chúa Theodor, các ngươi nên liệu hồn.

Cậu Daniel bật cười:

– Bà hãy hỏi chồng bà xem chúng tôi là ai? Này Robert, mày hãy nói cho vợ mày biết…

Bất chợt người đàn ông trên ghế thều thào, run rẩy:

– Đừng… Đừng… Babette, ta biết ta có lỗi, em đừng kéo ta xuống đó.

Người phụ nữ kia ngạc nhiên hỏi:

– Theodor! Theodor! Anh làm sao vậy? Anh đang nói gì vậy? Ai là Babette?

Cậu Daniel cũng nghi hoặc:

– Mày đang nói gì thế? Babette chết từ lâu rồi, chỉ có thằng con mày ở đây thôi. Nhìn đi!

Người kia mở mắt trừng trừng:

– Không… Babette đang đứng ở góc kia kìa.

Chúng tôi nhìn quanh, nhưng không có ai khác trong phòng. Người phụ nữ đang quỳ bên chân Robert hoảng loạn nói:

– Em là Agnes đây, Anh làm sao thế?

Người đàn ông thở hổn hển như sợ hãi một điều gì, rồi đột nhiên rú lên:

– Theodor, xin ông… Tha cho tôi… Tôi không muốn chết… Piere lo lắng nhìn quanh rồi lẩm bẩm:

– Lạy Chúa, nó nhắc đến tên hiệp sĩ Người kia vẫn xin:

– Tha cho tôi… Xin ông, Theodor, tha cho tôi…

Trước tình cảnh điên loạn của người đàn ông, cậu Daniel lắc đầu:

– Tao muốn cho thằng Jean gặp cha nó, rồi cha con mày lo lắng cho nhau. Không ngờ…

Piere cúi sát xuống ngực người kia nghe ngóng rồi lắc đầu:

– Vết thương nặng quá, hơi thở đã yếu lắm rồi, khó có thể sống được.

Người kia hơi thở ngày càng nặng nhọc, khuôn mặt trắng nhợt, nhưng vẫn không ngừng lẩm bẩm:

– Xin giúp tôi, đừng cho chúng kéo tôi đi… Tôi không muốn đi… Xin đừng kéo tôi xuống đó.

Tôi đứng chết trân, toàn thân tê liệt. Đây là người cha mà tôi vẫn luôn ao ước được gặp sao? Đây là người đã sinh ra tôi sao? Sao tôi cảm thấy xa lạ đến vậy? Ông thấy gì trong lúc gần đất xa trời như thế? Ông thấy mẹ tôi, người ông đã phụ bạc và khiến bà chết đi trong cô độc sao? Ông thấy Theodor, người coi ông là thân tín nhưng ông đã phản bội và sát hại để cướp thân phận lãnh chúa sao? Rốt cuộc cha tôi đang cảm thấy gì trong giây phút cuối đời này? Ông có nhận ra tôi không? Ông có từng nhớ tới tôi không? Bao câu hỏi tiếp tục xoay chuyển trong đầu tôi mà chẳng có cách nào thốt ra. Daniel quan sát sắc diện của Robert rồi nói với tôi:

– Cha con sắp chết rồi, con muốn nói gì thì nói đi. Chúng ta không có lý do gì để lưu lại đây nữa. Phải nhanh chóng rời khỏi.

Tôi muốn nói vài câu với cha nhưng cổ họng cứ nghẹn lại, nên tôi cứ đứng đó nhìn ông giãy giụa trong sợ hãi cho đến khi mắt ông trợn ngược, hơi thở lịm đi. Ông đã chết.

Liền lúc đó có tiếng chân bước dồn dập kéo tới, rồi một đám người chạy vào phòng. Thấy lãnh chúa đã chết, họ bắt đầu đua nhau tháo gỡ những đồ trang hoàng trong phòng, có kẻ còn cố gắng tháo chiếc nhẫn trên tay của ông. Một người quát lớn:

– Đem xác tên khốn này treo ở quảng trường cho mọi người xem đi.

Đám đông liền xúm lại, lôi xác ông ta đi. Người phụ nữ tên Agnes xông đến, cố cản đám người đó lại nhưng đã bị một người khác túm lấy tóc, xô ngã xuống đất.

Tôi định xông lên cản nhưng cậu Daniel lập tức ngăn lại:

– Đừng làm chuyện ngu ngốc. Trong tình thế này, không làm được gì nữa đâu. Mau đi thôi, không thể ở đây thêm được nữa.

Cậu Daniel kéo tôi ra khỏi phòng. Tôi bước đi như người bị mộng du vì vẫn còn xúc động bởi hình ảnh người cha vừa ra đi trong đau đớn kia.

Piere hỏi:

– Anh định đưa nó trở về với gánh hát hay sao? Cậu Daniel nói vội:

– Thằng Robert chết rồi, ở đây nguy hiểm. Ra khỏi đây rồi tính

Ra đến đường phố, tình hình đã tồi tệ hơn rất nhiều. Mọi thứ đều đã đổ nát, đám đông thì dường như đã phát điên. Tiếng kêu khóc, tiếng la hét, tiếng vũ khí chạm nhau nghe vô cùng ghê rợn. Tôi nghe rõ có người kêu lớn:

– Giết bọn quý tộc, giết hết bọn quý tộc!

Chúng tôi gặp một đám quân sĩ đang lôi kéo một số phụ nữ, mặc cho những người này kêu la, gào khóc thảm thiết.

Piere hoảng hốt nói:

– Chúa ơi, mọi người điên loạn hết rồi. Cậu Daniel bình tĩnh:

– Tìm đường tránh đi, phải trở về gánh hát

Chúng tôi cắm đầu chạy về phía cánh đồng nơi đoàn xe của gánh hát đang dựng trại. Đến gần, cậu Daniel hét lớn:

– Dỡ trại đi. Rời khỏi đây Alfonso ngạc nhiên:

– Hai người đã gặp cha của Jean chưa? Daniel hổn hển đáp:

– Chuyện này để sau hãy nói. Ở đây không an toàn, phải đi ngay. Đi ngay!

Mọi người hốt hoảng vội vã thu dọn mọi thứ và thúc ngựa ra khỏi Verden. Vừa đi được một quãng ngắn, chúng tôi chạm trán với một nhóm quân sĩ đang lục xét, cướp bóc của những người dân chạy loạn. Tiếng người kêu khóc vang rền. Chúng tôi chưa kịp quay xe đi hướng khác thì một tên lính đã nhìn thấy, hắn kêu lớn:

– Nhìn kìa, bọn Gitan đấy, bắt chúng lại

Alfonso vội vã kéo ngựa quay sang hướng khác để tìm lối thoát nhưng đám lính đã xông đến. Gilbert và Daniel rút gươm ra kháng cự để đoàn hát có cơ hội chạy thoát. Tôi cũng nhanh chóng nhảy ra khỏi xe để tiếp viện. Gilbert không cầm cự được lâu, sau khi phóng hết số dao trên người, ông bị trúng liền mấy mũi giáo. Cậu Daniel vốn thiện chiến hơn nên hạ được mấy tên lính nhưng sau đó cũng bị bao vây bởi đám lính hung hăng khác. Tôi không có kinh nghiệm chiến đấu nên vừa xông vào đã bị trúng mấy nhát giáo, máu tuôn xối xả. Một người lính thúc ngựa chồm lên khiến tôi ngã xuống đất. Hắn quay ngựa lại toan bồi thêm một nhát kiếm chí mạng nhưng ngay lúc đó, tôi vùng lên túm tay y kéo ngã xuống đất. Tiện đà, tôi nhảy lên bám vào cổ ngựa. Con ngựa nhảy chồm lên rồi phóng như điên ra khỏi đám người đang đánh nhau. Tôi không kìm con ngựa lại được, nó tiếp tục băng qua những người đang chạy loạn trên đường. Có lẽ vì mất máu quá nhiều nên đầu óc của tôi trở nên quay cuồng, ý thức dần dần mất đi, sau đó tôi không còn biết gì nữa…

***

Thánh chiến hay Thập tự chinh là loạt chiến tranh tôn giáo được tiến hành bởi các quốc gia theo Thiên Chúa giáo chống lại người Hồi giáo tại Trung Đông và Bắc Phi. Mục đích là chiếm lại Jerusalem và khu vực quanh đó, vùng được gọi là đǟt Thánh. Đây là khu vực luôn trong tình trạng căng thẳng bởi nó được coi là Thánh địa của cǝ ba tôn giáo: Hồi giáo, Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo.

Hầu hết các tài liệu lịch sử thời Trung cổ (Middle Age) đều được viết bởi các sử gia châu Âu nên ít nhiều đều có thành kiến. Nhiều người tin rằng Thánh chiến là cuộc chiến chính nghĩa, giǝi phóng Jerusalem khỏi tầm kiểm soát của Hồi giáo. Mặc dù Giáo hoàng John Paul II đã ngỏ ý thương tiếc về những việc đã xǝy ra trong quá khứ, khi những người Thiên Chúa giáo và Hồi giáo tàn sát lẫn nhau, nhưng cho đến nay nhiều người vẫn còn tranh cãi về cuộc chiến kéo dài gần ba thế kỷ này. Nhìn vào bối cǝnh lịch sử khi đó, ta có thể thǟy sau sự sụp đổ của đế quốc La Mã, toàn thể châu Âu đã rơi vào suy thoái và hỗn loạn. Tình trạng loạn lạc, vô trật tự diễn ra khắp nơi khi các vua chúa, lãnh chúa gây chiến lẫn nhau để tranh giành đǟt đai và quyền lực. Hai quốc gia hùng mạnh lúc đó là Anh và Pháp đã trǝi qua các cuộc chiến với nhiều thiệt hại. Quốc khố cǝ hai nước đều cạn kiệt, kinh tế sa sút, mùa màng thǟt thu, sự bǟt mãn trong dân chúng gia tăng vì sưu cao, thuế nặng. Trong khi đó, đế chế Hồi giáo gồm nhiều bộ lạc đoàn kết lại nhờ sức mạnh tôn giáo, trǝi dài từ Ấn Độ qua đến Tây Ban Nha, đang ở giai đoạn phát triển thịnh vượng, kiểm soát hoạt động thương mại và buôn bán từ châu Á như Trung Hoa, Ấn Độ và Bactria. Các đô thị như Cairo, Baghdad, Damascus trở thành các trung tâm thương mại nhộn nhịp, sầm uǟt. Dân chúng bốn phương đều kéo về đây tạo thành một xã hội thịnh vượng. Mọi hoạt động như văn chương, thơ phú, âm nhạc và khoa học cũng phát triển rộng rãi.

Vào lúc đó, người Seljuk Hồi giáo đang bành trướng thế lực ở vùng Tiểu Á nên những người Kitô giáo của Đế quốc Byzantine (Đông La Mã) đã kêu gọi viện trợ từ Tây Âu. Giáo hoàng Urban II liền kêu gọi một cuộc chiến quân sự, đánh đuổi những kẻ ngoại đạo ra khỏi đǟt Thánh. Các binh sĩ tham dự cuộc chiến đều mặc áo thập tự đỏ, được gọi là thập tự quân. Có tǟt cǝ tám cuộc Thánh chiến lớn, kéo dài gần ba thế kỷ và hàng trăm cuộc chiến nhỏ tại vùng biên giới nhằm kiểm soát con đường từ châu Âu đến Jerusalem.

Nói thêm, Jerusalem là thánh địa linh thiêng của Do Thái giáo. Truyền thuyết Do Thái tin rằng đây là nơi Vua David đã chọn để xây đền thờ từ thế kỷ X trước Công nguyên. Địa điểm này cũng cực kỳ quan trọng đối với người Kitô giáo, vì nơi đây là nơi Chúa sinh ra, giǝng đạo, bị đóng đinh và phục sinh. Jerusalem cũng giữ một ý nghĩa quan trọng với đạo Hồi vì nó là địa điểm để lên thiên đường của nhà tiên tri Muhammad, người mà người Hồi giáo tin là vị tiên tri quan trọng nhǟt của Thánh Allah. Kể từ khi người Hồi giáo xuǟt hiện tại đǟt Thánh vào thế kỷ VII, vùng đǟt này đã luôn là địa điểm căng thẳng với những giằng co, tranh chǟp không ngừng giữa các tôn giáo này.

CUỘC THẬP TỰ CHINH LẦN THỨ NHẪT (1096 – 1099)

Vào lúc đó người Thiên Chúa giáo hành hương đến Jerusalem thường gặp giặc cướp mà sử sách châu Âu gọi là “giặc Hồi”. Giáo hoàng Urban II, đáp lại lời kêu gọi viện trợ từ Đế quốc Byzantine (Đông La Mã), đã triệu tập một Hội đồng tại Clermont kêu gọi các vương quốc châu Âu gửi quân đội đi giǝi phóng đǟt Thánh khỏi tay bọn ngoại đạo. Đây cũng là dịp để các vua chúa vương quốc Âu châu tạm gác các tranh chǟp khi xưa vì đã có kẻ thù chung. Trong khi triều đình đang chuẩn bị chiến tranh thì lòng nhiệt thành tôn giáo khiến dân chúng, phần lớn là thành phần nông dân, thợ thuyền đã tự động vũ trang đi giǝi phóng đǟt Thánh. Nhóm quân ô hợp này đã bị thǝm sát nặng nề bởi đội quân của Hồi giáo. Mặc dù gặp nhiều thǟt bại nhưng nhiều cuộc chiến nhỏ vẫn tiếp diễn liên tục trong suốt ba năm liền với nhiều phe cánh tham gia. Sau cùng, đoàn viễn chinh chiến thắng kéo vào Jerusalem, tàn sát hầu hết những người Hồi giáo và Do Thái giáo tại đó. Godfrey, một trong những tướng lĩnh của cuộc viễn chinh được phong làm vua nhưng ông từ chối phong hiệu này, vì ông không muốn đội một vương miện vàng tại xứ sở mà Chúa Jesus đã từng phǝi đội vòng gai. Godfrey sau đó được phong là “Người bǝo vệ mộ thánh” (Advocatus Sancti Sepulchri). Những lãnh tụ khác cũng chiếm cứ đǟt đai quanh đó, thành lập các vương quốc nhỏ được gọi chung là “Các quốc gia Thập tự chinh” (Crusader states).

CUỘC THẬP TỰ CHINH LẦN THỨ HAI (1146 – 1149)

Sau cuộc Thập tự chinh thứ nhǟt, giành lại được Jerusalem, người Tây Âu ở khắp nơi đổ về đǟt Thánh hành hương ngày một nhiều. Với danh nghĩa bǝo vệ những người hành hương này, một đội quân với tên gọi Đoàn quân chiến hữu nghèo của Chúa và đền Solomon (The Poor Fellow-Soldiers of Christ and of the Temple of Solomon) được thành lập vào năm 1118 tại Pháp. Nhóm này sau đổi tên thành Hiệp sĩ dòng Đền (Knights Templar) và sau đó được công nhận là một dòng tu. Lực lượng này lập nhiều chiến công trong các cuộc Thập tự chinh nên nhanh chóng tạo dựng thế lực và tích trữ nhiều vàng bạc rồi trở nên giàu có. Cuộc chiến giữa lực lượng này và người Hồi tiếp tục kéo dài trong nhiều năm, gây thiệt hại cho cǝ hai bên. Sử sách Hồi giáo viết rằng những Hiệp sĩ dòng Đền đã không cho phép người Hồi đến hành hương tại Jerusalem, nơi người Hồi coi là thánh địa, và thường giết hại những người này. Năm 1144, quân Hồi trỗi dậy chiếm lại Edessa, một đô thị có vai trò quan trọng. Saint Bernard, thủ lĩnh tinh thần quan trọng nhǟt của cộng đồng Thiên Chúa giáo châu Âu vào thời điểm đó đã đích thân kêu gọi tiến hành cuộc Thập tự chinh thứ hai. Triều đình châu Âu lập tức hưởng ứng, đặc biệt là Vua Conrad III của Đức và Louis VII của Pháp còn ngự giá thân chinh. Đây là cuộc Thập tự chinh được lãnh đạo chính thức bởi triều đình châu Âu. Tuy nhiên vì không quen thuộc địa thế sa mạc hiểm trở, không kiểm soát được các giếng nước, nên cuộc Thập tự chinh thứ hai là một thǟt bại lớn đối với phương Tây, với số người chết lên đến con số vài chục ngàn. Cuộc Thập tự chinh thứ hai là một thắng lợi tuyệt đối của người Hồi, nó còn sǝn sinh ra kẻ thù hùng mạnh nhǟt của Thiên Chúa giáo và là người bǝo vệ đạo Hồi được tôn kính nhǟt – Saladin (Salah ad-Din). Năm 1187, quân Hồi tái chiếm Jerusalem.

CUỘC THẬP TỰ CHINH LẦN THỨ BA (1189 – 1192)

Đế chế Hồi giáo dưới quyền chỉ huy của Saladin chiếm lại Jerusalem, tiêu diệt các vương quốc Thập tự chinh quanh đó và kiểm soát hoàn toàn vùng này. Hay tin, Giáo hoàng Gregory VIII đã kêu gọi một cuộc Thập tự chinh thứ ba để giành lại Jerusalem. Năm 1188, Vua Frederick I của Thánh chế La Mã, Philip II của Pháp, Henry II của Anh và Richard (con của Henry) đã tuyên thệ tham gia Thập tự chinh. Quân Pháp và Anh vì những nghi kỵ nội bộ đã trì hoãn việc xuǟt binh, trong khi đoàn quân viễn chinh của Frederick I sớm tan rã khi vị vua này qua đời. Vua Henry II cũng băng hà trước khi khởi hành, nên chỉ có Vua Philip II của Pháp và Richard I đến Jerusalem. Sau đó Vua Philip II đã trở về nước, để lại đội quân của mình, trong khi Richard I vẫn cố gắng giành lại Jerusalem. Tuy nhiên, năm 1192, nghe tin về những bǟt ổn trong nước, Richard I buộc phǝi ký thỏa thuận với Saladin rồi trở về Anh. Một lần nữa người Âu đã thǟt bại trong việc tái chiếm Jerusalem. Cuộc chiến này đã gây tổn thǟt nặng nề cho các quốc gia châu Âu trên phương diện tài chính cũng như xã hội. Tuy nhiên, lợi dụng lòng hăng say phục vụ tôn giáo của dân chúng, các vua chúa vẫn cho mở thêm các cuộc chiến với mục đích chiếm đoạt nhiều hơn là vì giǝi phóng. Bằng chứng rõ nhǟt là việc họ cho phép nhóm Hiệp sĩ dòng Đền toàn quyền kiểm soát thu góp các chiến lợi phẩm mang về. Về sau những người này cũng nổi lòng tham, thay vì mang về cho triều đình và giáo hội, họ bí mật cǟt giǟu rǟt nhiều vàng bạc rồi trở nên giàu có.

Theo thời gian, nhóm này trở thành một lực lượng tài phiệt có tầm ǝnh hưởng rǟt lớn nên Giáo hoàng Clement V đã phǝi ra lệnh giǝi tán. Tuy nhiên họ vẫn hoạt động âm thầm trong nhiều thế kỷ như một tổ chức bí mật kiểm soát mọi hoạt động tài chính và thương mại của châu Âu.

CUỘC THẬP TỰ CHINH LẦN THỨ TƯ (1202 – 1204)

Giáo hoàng Innocent III lên ngôi giáo hoàng trong năm 1198 và ông đặt mục tiêu tái khởi một cuộc Thánh chiến mới. Tuy nhiên lời kêu gọi của ông không được các vua chúa châu Âu quan tâm vì lúc này kinh tế các quốc gia châu Âu rơi vào tình trạng suy thoái nặng nề, lòng bǟt mãn của dân chúng dâng cao. Anh và Pháp vẫn đang đánh nhau, trong khi Đức thì đang đǟu tranh loại bỏ ǝnh hưởng của Giáo hoàng. Tuy nhiên, cuối cùng lực lượng quân Thập tự vẫn được thành lập và khởi binh từ Venice, với lực lượng chủ yếu đến từ các vùng của Pháp. Cuộc Thập tự chinh thứ tư rốt cuộc trở thành một chiến dịch chiếm đoạt tiền bạc tài sǝn để lǟp đầy các quốc khố đã bị cạn kiệt trong nhiều năm chiến tranh. Thay vì tiến vào Jerusalem, lực lượng này tiến vào Constantinople, cố đô của đế quốc La Mã, nơi hầu hết người dân đều theo Thiên Chúa giáo và cũng là nơi tập trung mọi sự buôn bán với các quốc gia phương Đông. Quân Thập tự chinh đã gây ra những tội ác khủng khiếp tại Constantinople, phá hủy, lǟy cắp nhiều công trình Cổ đại và Trung cổ của La Mã và Hy Lạp. Bǟt chǟp lời thề của họ và mối đe dọa rút phép thông công, quân Thập tự chinh đã phá hủy các nhà thờ tu viện của thành phố, làm ô uế và cướp bóc mọi thứ có thể lǟy được…

CUỘC THẬP TỰ CHINH LẦN THỨ NĂM (1215 – 1221)

Bǟt chǟp thǟt bại của cuộc Thập tự chinh thứ tư, chỉ thành công trong việc phá hủy các thành phố Thiên Chúa giáo, Giáo hoàng Innocent III và người kế nhiệm ông là Giáo hoàng Honorius III vẫn tiếp tục kêu gọi cuộc Thập tự chinh lần thứ năm. Giáo hoàng Innocent III đǝm bǝo rằng ông có quyền kiểm soát cuộc chiến này nhưng ông đã chết trước khi cuộc chiến bắt đầu. Cuộc Thập tự chinh thứ năm có đông đǝo các bên tham chiến với nhiều mục đích khác nhau, nổi bật có Hungary (sự lãnh đạo của Vua Andrew II), Pháp, Đức, Đế quốc Đông La Mã, Thánh chế La Mã… Thay vì tǟn công vào Jerusalem, các lực lượng này đánh vào Ai Cập, dưới triều đại Ayyubid hùng mạnh. Trong hầu hết các cuộc giao tranh, quân Thập tự đều không giành được chiến thắng. Thêm nữa, dịch bệnh bùng phát khiến quân Thập tự tổn hao binh lực. Đỉnh điểm là khi hành quân đến Cairo, sông Nile dâng nước đã khiến quân Thập tự tổn thǟt nặng nề, phǝi xin hàng và rút quân. Một lần nữa cuộc Thập tự chinh thứ năm đã thǟt bại hoàn toàn.

CUỘC THẬP TỰ CHINH LẦN THỨ SÁU (1228 – 1229)

Cuộc Thập tự chinh thứ sáu do Hoàng đế Frederick II của Thánh chế La Mã cầm đầu với lực lượng quân đội đông đǝo. Lợi dụng lúc triều đình bận đàn áp lực lượng nổi loạn tại Syria, Frederick II thành công giành lại Jerusalem thông qua đàm phán rồi tự xưng làm vua Jerusalem mà không được sự phê chuẩn của Giáo hội. Sợ bị rút phép thông công, ông kéo quân trở lại châu Âu để hòa giǝi với Giáo hoàng Gregory IX. Vài năm sau, Jerusalem lại rơi vào tầm kiểm soát của các lực lượng Hồi giáo.

CUỘC THẬP TỰ CHINH LẦN THỨ BẢY (1248 – 1254)

Sau khi Jerusalem rơi vào tay lực lượng Hồi giáo vào năm 1244, Vua Louis IX của Pháp đã lên kế hoạch tiến hành cuộc Thập tự chinh thứ bǝy, mục tiêu vẫn là Ai Cập. Sau khi được lệnh của Giáo hoàng Innocent IV vào năm 1248, Vua Louis IX của Pháp dẫn quân Thập tự đổ bộ vào Ai Cập, chinh phục Damietta, một trung tâm thương mại lớn. Tuy nhiên lực lượng Hồi giáo đã phǝn công, bắt sống Vua Louis IX khiến triều đình Pháp phǝi chuộc lại với một khoǝn tiền khổng lồ đồng thời trǝ lại Damietta. Do đó cuộc Thập tự chinh này cũng là một thǝm họa tốn kém.

CUỘC THẬP TỰ CHINH LẦN THỨ TÁM (1270)

Mặc dù cuộc Thập tự chinh lần thứ bǝy không thành công nhưng lòng tham lam muốn chiếm đoạt các mỏ vàng khiến Vua Louis IX lại xin phép lãnh đạo cuộc Thập tự chinh lần thứ tám nhằm vào Tunisia, Maroco với nhiều tài nguyên thiên nhiên như mỏ đồng, mỏ vàng. Cuộc Thập tự chinh lần thứ tám kết thúc khi Vua Louis mắc bệnh chết ở Tunis. Nhóm Thập tự quân còn lại dưới sự chỉ huy của Vua Edward I của Anh tiến sâu vào Bắc Phi đến tận thành phố Acre nhưng cũng bị quân Hồi tiêu diệt hoàn toàn.

CÁC CUỘC THẬP TỰ CHINH KHÁC

Năm 1291, Vua Hồi Qalawun tiến hành vây hãm thành Acre, chǟm dứt sự tồn tại của thành bang độc lập cuối cùng của Thiên Chúa giáo ở vùng đǟt Thánh. Qalawun hy sinh trong trận bao vây này nhưng con của ông là Al-Ashraf Khalil lên ngôi đã tiếp tục việc xóa bỏ tàn tích của người châu Âu tại Trung Đông. Việc này được coi là sự kết thúc của phong trào Thập tự chinh tại vùng đǟt Thánh, nhưng sự tham lam đã thúc đẩy các thế hệ con cháu các vua chúa sau đó lợi dụng lòng nhiệt thành tôn giáo mang quân đi khắp thế giới gây chiến với những người không cùng tôn giáo, nhưng mục đích thật sự chỉ để cướp phá, chiếm đoạt tài sǝn của quốc gia khác.

Song song với các cuộc Thập tư chinh đến vùng đǟt Thánh, nhiều chiến dịch quân sự nhân danh tôn giáo đến các vùng đǟt khác đôi khi cũng được các sử gia gọi là Thập tự chinh, ví dụ Thập tự chinh phương Bắc – đánh vào những người ngoại giáo ở khu vực Baltic, hay chiến dịch quân sự chống lại giáo phái Albi ở Pháp…

***

Về kinh tế, việc giao thương với các bộ lạc người Hồi tại Palestine và Syria đã mở ra một lĩnh vực thương mại lớn qua việc buôn bán trao đổi hàng hóa với các quốc gia Á châu. Trong khi các vương quốc châu Âu chú trọng vào chiến tranh, các thương gia người Ý tại Genoa và Venice đã nhanh tay cướp lǟy cơ hội ngàn vàng, họ đóng thuyền lớn để có thể chuyên chở hàng hóa đi khắp nơi cũng như thành lập một lực lượng hǝi quân hùng mạnh để kiểm soát mọi hǝi lộ trên Địa Trung Hǝi. Các nhà buôn người Ý đã mang đến cho người Âu những hàng hóa mới lạ, giá trị cao như tơ lụa, hương liệu và kim loại quý, tạo ra một cơn khát sǝn phẩm và sǝn vật của các vương quốc Á châu. Theo tài liệu lịch sử, các chuyến tàu chở hàng hóa từ Trung Đông vào Âu châu là nguyên nhân gây ra đại dịch dịch hạch (Black Death) đã giết hơn một phần ba dân số châu Âu. Lịch sử ghi rõ bệnh dịch bắt đầu từ Trung Hoa, truyền qua Trung Đông rồi lan vào châu Âu qua những chiến lợi phẩm thu góp được và chở trên các chuyến tàu từ Trung Đông vào châu Âu.

Khi xưa, Con đường tơ lụa là trục lộ giao thông chính dẫn qua châu Á. Cung đường này nằm trong vòng kiểm soát của người Hồi nên người Âu bắt đầu tìm kiếm một con đường mới. Từ đó, các quốc gia châu Âu bắt đầu cạnh tranh giành quyền kiểm soát thương mại qua châu Á. Dần dần, mục tiêu của họ biến thành cuộc mạo hiểm khám phá các nơi xa với những tài nguyên mới lạ. Hoàng tử Henry của Bồ Đào Nha dẫn đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Phi châu đã tìm ra một hǝi lộ mới qua Á châu và mở đầu cho kỷ nguyên thực dân mà người châu Âu đã ngụy trang dưới danh nghĩa đi khai sáng các dân tộc bán khai, man rợ.

Chủ nghĩa thực dân là chính sách kiểm soát những khu vực đã bị chinh phục, gọi là thuộc địa, với mục đích thống trị kinh tế, xã hội thông qua quá trình áp đặt tôn giáo, ngôn ngữ và các tập quán văn hóa của người Âu cho người dân các thuộc địa. Mục tiêu chính là tìm cách thu lợi từ sức lao động của người dân cũng như tài nguyên ở thuộc địa, đem về làm giàu cho quốc gia của họ.

Các nhà sử học đưa ra ba động cơ chính của người châu Âu khi tiến hành thuộc địa hóa các quốc gia châu Á và châu Mỹ là Chúa, vàng và vinh quang (God, gold, glory). Các cuộc Thập tự chinh khi trước đã lợi dụng tôn giáo để biện minh cho cuộc chiến với các xứ Hồi giáo thì nay tôn giáo lại được áp dụng vào chính sách thuộc địa hóa này. Lòng hận thù từ các cuộc Thập tự chinh đã đưa đến sự “bǟt khoan dung tôn giáo” với những dân tộc không đồng tôn giáo. Về sau, các nước châu Âu chuyển sang dùng chiêu bài “chinh phục tôn giáo” để củng cố cho chính sách thuộc địa hóa nhằm đem lại sự giàu có thịnh vượng cho quốc gia của họ.

Các con hãy thương yêu mọi người như thương yêu chính mình.