MUÔN KIẾP NHÂN SINH
TẬP III
Nguyên Phong

 

PHẦN BỐN
LA MÃ – HÀO QUANG VÀ SÁT NGHIỆP

TÌNH THƯƠNG TRONG KHÁT VỌNG TỰ DO

Tôi không nhớ chuyện gì xảy ra giữa kiếp sống tại Hy Lạp và kiếp sống La Mã nhung khi tôi sinh ra tại La Mã thì đế quốc này đã buớc vào giai đoạn suy thoái. Các thành phố phía Bắc thuờng bӏ nhóm nguời Visigoth cuớp phá và quân lính triều đình hoàn toàn không đủ khả năng đánh dẹp. Vùng duyên hải miền Nam cũng thuờng xuyên bӏ đe dọa bởi các man tộc từ châu Phi kéo sang quấy nhiễu. Nhiều loại bệnh dӏch, thiên tai, từ hạn hán đến bão tố triền miên trong nhiều năm đã làm suy yếu nền kinh tế, nguời dân rơi vào đói khổ, lầm than, còn triều đình thì vẫn tiếp tục tăng thuế để phục vụ cho sự chi tiêu xa hoa, phung phí của các vӏ hoàng đế.

Tôi sinh ra trong kiếp này là con truởng trong một gia đình quý tộc. Tên tôi là Sirius. Cha tôi giữ chức pháp quan (Praetor) tại hải cảng Ostia, một chức vụ mà ông coi nhu phuơng tiện đảm bảo cho việc buôn bán của gia đình đuợc thuận lợi. Cha tôi sở hữu đoàn thuyền buôn đi khắp Đӏa Trung Hải và đồng thời ông cũng là nguời có quyền quyết đӏnh khám xét thuyền bè nào để thu thuế cho triều đình, nên đoàn thuyền của gia đình tôi không bao giờ phải đóng thuế. Hiển nhiên, gia đình tôi trở thành một trong những gia đình giàu nhất vùng Ostia. Mặc dù đã sống trong hoàn cảnh nhung lụa, vật chất đầy đủ nhung cha tôi vẫn không hài lòng, ông luôn dùng đủ mọi thủ đoạn để có thể chiếm hữu nhiều hơn. Mọi việc trong nhà tôi lúc nào cũng chỉ xoay quanh vấn đề tiền bạc.

Thời bấy giờ, con cái của những gia đình giàu có hầu hết đều có gia su dạy học tại nhà. Hai anh em tôi có chung nguời thầy Hy Lạp tên là Cyrus. Thầy là một nguời thông thái, phụ trách dạy chúng tôi các môn đọc, viết, văn chuơng, lӏch sử, toán học và đặc biệt là nghệ thuật diễn thuyết. Ngoài ra, chúng tôi còn học thêm thể thao, võ nghệ với một giác đấu sĩ đã về huu tên là Marcus. Ngay từ nhỏ tôi đã không thích võ nghệ nhung em trai Lucius của tôi thì say mê vô cùng. Vì thế, dù tôi là anh nhung trong các trận đấu tôi chua bao giờ thắng đuợc Lucius. Lucius thông minh, xuất sắc trong mọi bộ môn thể thao và luôn có đông bạn bè vây quanh. Trái lại, tôi là nguời trầm lặng, ít nói, không thích tụ tập với bạn bè đồng trang lứa, tôi chỉ thích một mình, yên lặng và suy nghĩ. Tính cách này của tôi hoàn toàn đi nguợc với kỳ vọng về đứa con trai truởng của cha tôi. Đối với cha tôi, tôi là một nỗi thất vọng lớn lao và ông không bao giờ ngại ngần thể hiện sự thất vọng ấy. Tôi chẳng lạ gì với những lời chì chiết: “Thằng nhóc khờ dại, ngu đần, mày cứ nhu thế thì làm sao có thể trở thành nghӏ viên La Mã đuợc?”.

Có con cái làm nghӏ viên trong Viện Nguyên Lão (Senatus) là niềm mong uớc của những bậc cha mẹ thuộc thành phần thuợng luu, quý tộc lúc bấy giờ. Viện Nguyên Lão là nơi mọi quyết đӏnh về luật pháp sẽ đuợc thảo luận truớc khi trình lên hoàng đế để cho ban hành áp dụng. Đây đuợc coi là một đӏa vӏ danh giá trong xã hội bấy giờ, do đó, đuợc vào Viện Nguyên Lão là mục tiêu của hầu hết con cái giới quý tộc. Tuy nhiên, mục đích thật sự đằng sau mong muốn trở thành nghӏ viên chính là bảo vệ quyền lợi của giới quý tộc thông qua những luật lệ có lợi cho giai cấp này. Tiêu chuẩn trở thành một nghӏ viên là phải biết hùng biện, lý luận dựa vào kiến thức lӏch sử hay pháp luật để giành chiến thắng trong các cuộc tranh luận. Do đó, đây là môn học đuợc chú trọng nhất trong nền giáo dục của giới quý tộc lúc này.

Xã hội La Mã hồi đó chia ra ba giai cấp. Giai cấp thuợng luu quý tộc (Patrician) là những gia đình giàu có, sống trong các biệt thự nguy nga rộng lớn, sở hữu rất nhiều tài sản, đất đai, ruộng vuờn, cơ sở thuơng mại. Đặc biệt gần gũi với giới quý tộc thuợng luu về tài sản nhung có uu thế chính trӏ kém hơn là các thuơng nhân (Equite). Những thuơng nhân đủ giàu vẫn có thể vào đuợc Viện Nguyên Lão, vì vậy nhìn chung thuơng nhân đuợc coi là có đӏa vӏ tuơng đuơng và cùng giai cấp với các quý tộc. Sau giai cấp quý tộc là giai cấp thuờng dân (Plebeian). Đây là bộ phận chính của công dân La Mã, bao gồm các tầng lớp nông dân, thợ thuyền và binh sĩ, tuy chiếm số đông nhung lại vô quyền, phải sống chui rúc trong những căn nhà nhỏ hẹp. Đa số thuờng dân sống phụ thuộc vào giai cấp quý tộc, làm việc cho họ để đổi lại đất đai và sự che chở. Sau cùng là giai cấp nô lệ (Slave) phải phục vụ cho cả hai giai cấp trên.

Trong xã hội của chúng tôi, thanh niên đến tuổi muời bảy thì đuợc coi nhu đã truởng thành, đuợc chính thức công nhận là công dân La Mã và các gia đình sẽ tổ chức tiệc mừng sự kiện này. Gia đình quý tộc thì sẽ tổ chức các bữa tiệc linh đình và mời những gia đình quý tộc khác tham dự nhu một dӏp để kết giao. Hôn nhân giữa các thành viên quý tộc là một truyền thống giao uớc nhằm bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ lẫn nhau. Khác với các quốc gia lân cận cho phép đàn ông có nhiều vợ, luật pháp La Mã quy đӏnh rõ hôn nhân theo chế độ một vợ một chồng. Mục đích hôn nhân là để duy trì nòi giống và đào tạo công dân tuơng lai cho La Mã. Gia đình đuợc coi là căn bản của xã hội và nguời con lớn có trách nhiệm phải duy trì truyền thống này bằng việc lập gia đình và sớm sinh con nối dõi. Trong buổi tiệc truởng thành của mình, thanh niên sẽ đuợc gọi lên để phát biểu bài diễn văn về mục đích cuộc đời truớc tất cả các quan khách. Đây cũng là lúc gia đình có con gái sẽ đánh giá nguời thanh niên để kén rể. Trong xã hội mà hôn nhân đuợc quyết đӏnh bởi cha mẹ, theo tiêu chí môn đăng hộ đối hay quyền lợi gia đình, thì nguời con, nhất là con gái, không có quyền lựa chọn.

Từ khi còn nhỏ chúng tôi đã đuợc cho rèn luyện khả năng tranh luận để chuẩn bӏ cho con đuờng công danh sau này. Tuy nhiên dù cố gắng tập luyện bao nhiêu thì tôi vẫn không tiến bộ. Không những tôi thuộc kiểu nguời ít nói, khép kín, không thích giao thiệp mà tôi còn có tật nói lắp. Kiên nhẫn nhu thầy Cyrus cũng phải lắc đầu ngao ngán truớc sự chậm chạp của tôi. Cảm giác kém cỏi khiến tôi vô cùng khổ sở, nhung khổ tâm nhất chính là tôi thuờng bӏ đem ra so sánh với Lucius. Em trai tôi không những tài năng mà còn vô cùng khéo léo. Lucius nói năng luu loát, các môn thể thao, săn bắn, cung kiếm võ nghệ đều vuợt xa tôi, nên hiển nhiên đuợc cha mẹ yêu thuơng hết mực. Tôi cũng tự biết mình không tài giỏi, khôn khéo nhu Lucius nên vẫn không ngừng cố gắng và thuờng im lặng truớc những lời chì chiết của cha. Thế nhung, sâu bên trong tôi vẫn là sự phản kháng, tôi tự hỏi tại sao giá trӏ con nguời chỉ đuợc đánh giá qua khả năng diễn thuyết hay thể thao mà không phải là điều gì khác? Tại sao cha mẹ có thể áp đặt mục tiêu rồi bắt ép con cái phải hoàn thành, bất chấp khả năng thật sự của đứa con, rồi so sánh hơn kém, đứa thuơng đứa ghét nhu vậy? Nếu con cái không trở thành nghӏ viên thì đã làm sao?

Lần duy nhất tôi thu hết can đảm để bày tỏ ý kiến của mình về việc này đã khiến cha tôi nổi trận lôi đình. Ông đỏ mặt tía tai, quát lớn:

– Mày là con truởng, mày phải có trách nhiệm với gia đình. Tuơng lai của mày đã đuợc hoạch đӏnh kỹ luỡng. Mày phải lập gia đình sớm để có con cái nối dõi, sau đó đi theo các đoàn tàu để học về việc buôn bán của gia đình. Khi đủ tuổi, tao sẽ thu xếp cho mày vào Viện Nguyên Lão để bảo vệ quyền lợi của gia đình, và mày phải hoàn thành thật tốt những điều này. Mày không có quyền lựa chọn.

Cứ vài tháng thầy Cyrus lại đua chúng tôi đến Viện Nguyên Lão để theo dõi và học hỏi thêm từ những buổi tranh luận của các nghӏ viên. Lucius có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh và luôn cu xử phải phép trong khi tôi thuờng đặt những câu hỏi mà thầy Cyrus cho là không thích hợp. Tôi là nguời thành thật và không chấp nhận nói những điều không hợp với quan niệm của mình. Luật pháp La Mã phân biệt đúng sai rõ ràng, nhung trong các buổi tranh luận và phân xử tại Viện Nguyên Lão, tôi thấy phần lớn các nghӏ viên không mấy coi trọng những luật lệ này. Khi nguời thuộc giai cấp bình dân sai phạm, họ bӏ trừng trӏ thẳng tay, nhung khi giai cấp quý tộc làm sai, họ lại đuợc khoan hồng. Khi chúng tôi tranh luận về vấn đề này, Lucius thản nhiên bênh vực các quyết đӏnh bất công đó trong khi tôi không chấp nhận những gì tôi cho rằng không đúng. Thầy Cyrus lắc đầu than:

– Ngây thơ nhu con thì làm sao có thể trở thành nghӏ viên đuợc. Thời buổi này con phải biết xoay theo chiều. Con cứ khăng khăng làm cho đúng thì rất khó mà tiến thân đuợc.

Nền giáo dục La Mã khuyến khích công dân phát triển các đức hạnh nhu can đảm, tự chủ và công bằng nhung tôi chứng kiến luật pháp hiện chỉ bảo vệ giới quý tộc, không hề quan tâm đến giai cấp bình dân hay nô lệ. Khi hạn hán xảy ra, dù luơng thực trữ trong kho tại La Mã đủ dùng trong sáu năm nhung Viện Nguyên Lão không cho phép ban hành các biện pháp phản ứng, hỗ trợ nguời dân vì cho rằng việc lấy bớt luơng thực tồn trữ để cứu đói có thể khiến cho thủ đô lâm nguy nếu hạn hán kéo dài. Nạn đói xảy ra ở những vùng xa xôi, nạn nhân đều thuộc giai cấp bình dân hay nô lệ, không ảnh huởng gì đến giai cấp quý tộc nên không đáng để các nghӏ viên bận tâm. Thái độ dửng dung, vô cảm của họ truớc sự đói khổ tột cùng của nguời dân là điều tôi không hiểu và không chấp nhận đuợc.

Gia đình tôi sở hữu rất nhiều nô lệ. Từ lúc nhỏ tôi đã có cảm tình gắn bó với họ và luôn đối xử với họ rất tử tế. Nhung cha tôi và những nguời khác trong gia đình thì rất hay đánh đập, hành hạ nô lệ hầu cận, khiến tôi vừa bất bình vừa thuơng xót. Hầu hết nô lệ khuân vác hàng hóa hay phục dӏch trên các chuyến tàu buôn của cha tôi đều bӏ đóng dấu lên mình, nhu một cách để đánh dấu chủ quyền “tài sản” của gia đình. Những nô lệ chạy trốn và bӏ bắt lại sẽ bӏ khắc dấu lên trán để nhận biết đó là nô lệ đã phạm tội. Nếu họ bỏ trốn lần thứ hai thì khi bӏ bắt lại sẽ chӏu sự tra tấn nặng nề, họ có thể bӏ đánh đến gãy chân, thậm chí bӏ hành quyết truớc mặt những nô lệ khác nhu một hình thức răn đe. Chứng kiến những việc này, tôi hết sức bất bình nhung lại không thể làm đuợc gì. Do đó, từ khi biết suy nghĩ, tôi đã không muốn trở thành thuơng gia bóc lột nô lệ nhu cha tôi, cũng không muốn trở thành nghӏ viên nhu chú tôi, chuyên lôi kéo, hợp tác phe phái trong Viện Nguyên Lão để khuynh đảo pháp luật.

Những gì cha muốn tôi làm thì tôi không giỏi. Tôi thích đọc sách thì cha tôi lại coi sách vở là thứ vô giá trӏ. Vì thế mối quan hệ của cha con tôi luôn không đuợc tốt đẹp. Không những thế, ông còn nói với mẹ tôi rằng ông chỉ uớc Lucius ra đời truớc tôi. “Sirius quá yếu kém, nếu nó chỉ đuợc một nửa tài của Lucius thì nó có thể trở thành nguời giàu có nhất Ostia” – tôi không biết mình đã nghe những lời nhu thế bao nhiêu lần. Sống trong gia đình có kỳ vọng cao, hay so sánh, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền bạc, tôi thấy mình đơn độc và bӏ cô lập. Tôi trở nên ngày càng lặng lẽ, hoàn toàn thu mình vào thế giới của sách vở, nơi không ai có thể làm tổn thuơng tôi đuợc.

Vì sống khép kín nhu vậy nên tôi cũng không bao giờ chia sẻ những bí mật của mình với ai. Một trong những bí mật mà tôi giữ kín là những giấc mơ của mình. Từ nhỏ tôi đã thuờng mơ thấy một vùng đất xa lạ, nhìn thấy những nguời ăn mặc rách ruới, đầu cạo trọc, đi xin ăn. Trông họ vô cùng khắc khổ nhung guơng mặt lại toát ra một thần thái thoải mái lạ kỳ. Ngay cả trong giấc mơ tôi vẫn cảm nhận đuợc rõ ràng cảm giác yên bình, thanh thản khi nhìn thấy họ. Những giấc mơ này lặp đi lặp lại, và đối với tôi, nó luôn chứa một sức hấp dẫn kỳ lạ đến mức ám ảnh. Thỉnh thoảng tôi lại nghĩ đến vùng đất xa lạ đó, ao uớc đuợc sống tự do thoải mái nhu những nguời tôi nhìn thấy trong mơ, xa hẳn những phiền toái của gia đình, xa hẳn những kỳ vọng không thích hợp, đè nặng trên vai đứa trẻ vừa đến tuổi truởng thành.

Nguời La Mã có tôn giáo đa thần, chúng tôi tin rằng các vӏ thần có quyền năng ban phúc cũng nhu giáng họa. Do đó, tiệc mừng truởng thành của những đứa trẻ quý tộc thuờng đuợc tổ chức trong đền thờ với nghi thức hiến tế phẩm vật để thần linh ban phép lành. Truớc tiệc mừng truởng thành của tôi, chú tôi bàn với gia đình:

– Tuyến buôn bán có lợi nhất hiện nay là con đuờng tơ lụa (Silk road) mang hàng hóa từ phuơng Đông qua đây. Nguời La Mã mua rất nhiều tơ lụa, gia vӏ, dầu thơm và đồ thủ công từ những quốc gia châu Á. Đây là việc làm ăn một vốn muời lời, đảm bảo mang lại nguồn thu dồi dào. Vì vậy, chúng ta phải tìm cách kết giao với Beria, gia đình đang nắm nhiều quyền lực và nguồn lợi từ việc buôn bán này.

Cha tôi trầm ngâm một lúc rồi nói:

– Việc này không dễ dàng. Con đuờng tơ lụa là con đuờng bộ, đòi hỏi phải có những đoàn nguời ngựa chuyên chở hàng hóa đi.

Ngoài ra phải có quan hệ đặc biệt với các quan đӏa phuơng kiểm soát lộ trình. Thực lực của chúng ta hiện nay chỉ là các đoàn tàu bè đi quanh Đӏa Trung Hải, để xâm nhập vào những nguồn lợi đuờng bộ không dễ dàng gì.

Chú tôi kiên nhẫn giải thích:

– Anh đừng lo. Beria từng là thống đốc Syria, hầu hết các quan kiểm soát lộ trình trong tuyến đuờng đó đều là nguời của ông ta. Sáu năm truớc, vợ Beria qua đời, ông ta đã từ chức thống đốc để chuyển sang buôn bán, chỉ vài năm mà đã trở nên vô cùng giàu có. Gia đình này không có con trai mà chỉ có duy nhất một cô con gái. Nếu thu xếp cho Sirius làm rể đuợc gia đình này thì chúng ta có thể phát triển thuơng mại về phuơng Đông. Hiện nay chúng ta đã có đoàn tàu hoạt động quanh Đӏa Trung Hải, nếu có thêm các đoàn thuơng buôn đuờng bộ qua châu Á thì toàn bộ ngành thuơng mại của La Mã sẽ nằm trong tay gia đình chúng ta. Nếu không nắm bắt lấy cơ hội này thì còn chờ đến bao giờ?

Cha tôi lắc đầu, giọng khó chịu:

– Nhưng thằng Sirius kém quá, nó chẳng có tài cán gì thì làm sao lọt vào mắt gia đình này đuợc? Điều mà gia tộc chúng ta muốn thì những gia đình khác nhu Marius hay Celius cũng muốn, họ cũng có con trai.

Chú tôi nở một nụ cuời ra vẻ thần bí:

– Vì vậy nên chúng ta phải đi truớc một nuớc cờ. Em đã có kế hoạch để cho chúng nó gặp gỡ và tìm hiểu lẫn nhau. Trai gái gặp nhau sớm thì tình cảm dễ nảy sinh rồi từ đó chúng ta có thể dễ dàng thuyết phục ông Beria hơn. Hiện nay tuyến đuờng bộ không còn an ninh vì các nhóm Visigoth đang cuớp phá khắp nơi nên Beria cũng cần đến thuyền bè chuyên chở hàng hóa. Đây là việc hợp tác hai bên cùng có lợi. Anh cứ yên tâm, em đã thu xếp cho gia đình mình ngồi cạnh ông Beria và con gái ông ấy tại đấu truờng Maximus1 sắp tới đây.

Việc giải trí phổ thông và thӏnh hành nhất của xã hội La Mã thời đó là xem các võ sĩ giác đấu chém giết lẫn nhau trong đấu truờng. Hầu hết các giác đấu sĩ đều là những nô lệ đuợc tuyển chọn vào truờng huấn luyện. Một số là tội phạm xin trở thành võ sĩ giác đấu thay vì chӏu tù đày. Các giác đấu sĩ sẽ đuợc trang bӏ đầy đủ khí giới và tham gia vào các trận chiến sinh tử với các giác đấu sĩ khác, cũng có khi họ phải chiến đấu với thú dữ nhu su tử, cọp hay chó sói để đem lại niềm vui cho quan khách. Tuy chúng tôi đuợc học võ với một giác đấu sĩ đã về huu là thầy Marcus, nhung ông không muốn chúng tôi đi đến các đấu truờng. Thầy nói với chúng tôi:

– Ta dạy võ cho các con nhung ta không bao giờ muốn các con xem những cảnh nguời giết nguời mua vui nhu thế.

Tôi vốn không thích những kiểu giải trí nhu vậy nên hầu nhu chua từng đi đến những nơi đó. Lucius thì khác, nó thuờng cùng bạn bè đến đấu truờng và hào hứng kể lại những việc đã chứng kiến hay các giác đấu sĩ mà nó coi là anh hùng.

Trong buổi xem giác đấu tại đấu truờng mà chú tôi sắp xếp, chúng tôi ngồi vào hàng ghế dành riêng cho thành phần quý tộc. Đa số các gia đình quý tộc đều quen biết và có đi lại, giao luu với nhau. Mẹ tôi đua tôi và Lucius đến giới thiệu với mọi nguời. Lucius buớc đến chào hỏi từng nguời rồi khéo léo mời vài cô gái ra ngồi riêng, chuyện trò vui vẻ.


Đời sống hiện nay ra sao đều do những thói quen, hay tập khí từ trước dẫn dắt. Những hạt giống tham lam, ích kỷ thường nảy mầm tại nơi có nhiều tranh chấp hay chiến tranh. Hạt giống nghệ thuật thì tìm nơi có hoàn cảnh thích hợp để phát triển… Do đó, chính ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta trong kiếp này sẽ dẫn dắt chúng ta đi về đâu ở kiếp sau, chứ chẳng phải do thần linh nào quyết định. Chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình.


Lucius vốn có tài ĕn nói nên lúc nào cũng có nhiều bạn gái. Ngược lại, ngay từ nhỏ tôi đã tránh tiếp xúc với phái nữ, tôi thích dành thời gian ở một mình để suy nghĩ. Thế giới của tôi là muôn vàn câu hỏi nhưng vẫn chưa có câu trả lời. Càng tự thu mình vào thế giới riêng, tôi càng bị cha lôi ra mắng mỏ. Trong bữa ĕn hoặc những khi gia đình quây quần tụ họp, tôi thường bị mang ra làm đề tài chế giễu, khiến tôi đã có mặc cảm tự ti lại càng cảm thấy tủi thân hơn.

Buổi hôm đó, theo an bài của chú tôi, chúng tôi ngồi gần gia đình ông Beria. Trong lúc cha tôi và ông Beria nói chuyện, chú tôi khéo léo xếp cho tôi ngồi cạnh một thiếu nữ ĕn mặc giản dị, phục sức và phong thái của cô trông nhẹ nhàng và thoải mái hơn nhiều so với cô gái quý tộc La Mã khác. Theo giới thiệu của chú tôi, tên cô là Valeria. Vốn không quen giao thiệp nên tôi chỉ gật đầu chào cô rồi giữ im lặng. Valeria thì không biết vì chú ý đến tôi hay vì buồn chán nên đã bắt chuyện:

– Anh có thích xem giác đấu không? Tôi lắc đầu:

– Tôi chưa bao giờ xem giác đấu cả. Valeria mỉm cười:

– Đây cũng là lần đầu em được đi Chú tôi ngồi cạnh nói chen vào:

– Cô sống tại thủ đô mà chưa đi xem giác đấu lần nào sao?

Valeria quay sang gật đầu với chú, nhỏ nhẹ trả lời một cách chừng mực:

– Cha tôi thường bận rộn đi xa nên không yên tâm để tôi đi đâu một mình. Từ khi mẹ tôi mất, tôi chỉ ở nhà đọc sách.

Chú tôi không phải người đọc sách nên có lẽ không tìm được đề tài để nói thêm. Ông ra dấu cho tôi bắt chuyện nhưng tôi vẫn im lặng. Valeria quay sang tôi, bắt chuyện lần nữa:

– Em thích đọc sách lắm, nhất là vĕn chương Hy Lạp.

Vĕn hóa La Mã chịu ảnh hưởng của Hy Lạp nên việc người La Mã thích đọc sách của người Hy Lạp cũng không có gì lạ. Tôi gật đầu cho phải phép lịch sự thì Valeria lại hỏi thêm:

– Anh có thích đọc sách không?

Tôi lại gật đầu. Valeria không để tâm đến thái độ xa cách của tôi, cô nói một cách hồn nhiên:

– Em thích đọc sách của Ovid, Livy, Seneca, Horace, ngoài ra em còn thích các bài thơ của Adrianus, Aristeas và Sappho. Theo em, không ai có thể diễn tả được hết cảm xúc của con người tinh tế hơn các thi sĩ. Người ta nói rằng âm nhạc diễn tả cảm xúc con người trên bình diện vô thức nhưng thơ vĕn mới thật là tiếng nói của trái tim. Mỗi câu, mỗi chữ hòa với nhau tạo thành từng vần thơ tuyệt diệu. Nếu đọc kỹ, ta có thể thấy mỗi vần, mỗi chữ lại ẩn chứa những ý tứ sâu sắc với những cảm xúc tuyệt vời. Em tin rằng chỉ những người có tâm hồn đa cảm với những rung động sâu xa mới có thể dùng những từ, những chữ để tạo thành vần điệu êm ái như thế. Theo em, thơ của Sappho là tiếng nói chân thành nhất của trái tim.

Tôi không lạ gì với những bài thơ tình của nữ thi sĩ này nhưng bà không phải là thi sĩ mà tôi yêu thích. Tôi gật đầu rồi trả lời ngắn gọn:

– Tôi không am hiểu thơ nhiều như sử.

Dưới sự hướng dẫn của thầy Cyrus, tôi say mê những bộ sử thi hùng tráng của Homer và Virgil. Sử thi Iliad của Homer nói về trận đánh thành Troy với các nhân vật như Achilles, Hector, Paris, Helen… Sử thi Aeneid của Virgil nói về sự bành trướng của La Mã trở thành một đế chế và ca ngợi nền hòa bình của Augustus, thông qua câu chuyện cuộc đời của Aeneas, một chiến sĩ của thành Troy đã đưa dân chúng lánh nạn khi thành này bị tiêu hủy. Đoàn người thành Troy lang thang vô định tìm chỗ định cư. Aeneas đã gặp nhiều phụ nữ tuyệt đẹp đem lòng yêu ông, muốn ông dừng bước giang hồ, từ bỏ giấc mộng khôi phục thành Troy để chung sống với họ. Tuy nhiên, Aeneas cương quyết gạt bỏ tình riêng để theo đuổi lý tưởng tìm một nơi chốn mới để dân xứ ông được sống một cuộc sống tự do như khi xưa tại thành Troy. Họ lưu lạc đến một vùng xa lạ, chiến đấu cam go với các lãnh chúa tại đây rồi xây dựng nên một đô thị hoành tráng như Troy. Aeneas đặt tên cho nó là La Mã (Rome). Do đó, dân xứ này đều mang dòng máu oai hùng của dân thành Troy. Họ không quên việc quê hương của họ bị thiêu hủy nên đã chinh phục Hy Lạp để rửa mối hận trĕm nĕm trước. Dĩ nhiên, đây chỉ là một huyền thoại được viết ra dưới ngòi bút của thi sĩ Virgil, nhưng những vần thơ hùng tráng này cũng đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Phải chĕng dân thành Troy đã thật sự trở lại làm người La Mã? Phải chĕng ân oán ngàn đời sẽ được giải quyết ở thời điểm khác?

Cuộc nói chuyện của chúng tôi ngừng lại vì tiếng kèn đồng nổi lên vang dội. Các võ sĩ giác đấu đã bước ra sân. Sau thủ tục chào khán giả, từng cặp, từng cặp xông vào chém giết lẫn nhau không chút nương tay. Những thân thể lần lượt gục ngã, máu tuôn khắp nơi, hết giác đấu sĩ này đến giác đấu sĩ khác xông vào chém giết, tiếng kêu la, gào thét ngày một lớn. Tôi thấy Valeria che mặt với vẻ sợ hãi trong khi chú tôi thì hào hứng, lớn tiếng cổ vũ những giác đấu sĩ mà ông yêu thích. Tiếng khán giả la hét vang dội khắp đấu trường, còn tôi thì không muốn nhìn cảnh chém giết này thêm một chút nào nữa. Tôi quay mặt đi, nghĩ đến thầy Marcus, một giác đấu sĩ lừng danh, từng chiến thắng hàng trĕm trận trong đấu trường, trở thành thần tượng của vô số giác đấu sĩ đương thời. Thầy vẫn thường nói với chúng tôi: “Là võ sĩ giác đấu, ta không có sự lựa chọn nên buộc phải làm nhiều việc tàn bạo, trái lương tâm. Tuy nhiên, các con thì có cơ hội lựa chọn, nên đừng bao giờ làm những việc giết chóc như thế. Ngay cả con vật trước khi bị giết, cũng sẽ sợ hãi, kêu la huống chi là con người”.

Tôi đang chìm trong suy nghĩ bỗng nhiên Valeria quay sang tôi, nói nhỏ:

– Em không muốn xem nữa, anh làm ơn đưa em ra ngoài được không?

Tôi chưa biết nên phản ứng ra sao thì chú tôi đã đẩy nhẹ vào lưng tôi rồi nói:

– Có lẽ Valeria khát nước, Sirius hãy đưa cô ấy ra ngoài để nghỉ ngơi một chút đi.

Trước sự thúc giục của chú tôi và thấy Valeria đã đứng lên bước đi nên tôi lật đật bước theo sau. Chúng tôi ngồi ở bên ngoài đấu trường, vừa ĕn trái cây vừa trao đổi với nhau vài câu chuyện. Thật ra chỉ có Valeria nói, tôi hầu như chỉ nghe và gật đầu, thỉnh thoảng mới lên tiếng cho phải phép. Tuy nhiên tôi rất ngạc nhiên và ấn tượng vì Valeria có kiến thức rất rộng, khác hẳn những thiếu nữ quý tộc khác suốt ngày chỉ quan tâm đến giải trí, tiệc tùng mà Lucius hay mời về nhà. Không những cô thành thạo về sách vở của các triết gia như Plato, Ovid, Epictetus mà còn phân tích rõ ràng các lý thuyết đó khiến người đọc nhiều sách vở như tôi cũng phải tán thưởng. Valeria kể cho tôi về nơi cô sinh ra cùng những phong tục vĕn hóa miền đó. Cha cô là thống đốc Syria nên cô sinh ra và lớn lên tại Jericho. Khi mẹ cô qua đời, cha cô từ chức chuyển qua buôn bán nên cô mới trở về La Mã. Từ nhỏ, cô đã cùng cha mẹ đi thĕm các danh lam thắng cảnh ở khắp nơi. Cô kể về nếp sống của những người du mục ở các ốc đảo ngoài sa mạc, những phong tục lạ lùng của miền Palestine. Là người đi nhiều, trải nghiệm nhiều nên kiến thức của cô khác hẳn với những người con gái La Mã cả đời chưa bao giờ ra khỏi phạm vi thành phố.

Câu chuyện đang dang dở, bỗng nhiên Lucius cùng hai cô gái từ đâu bước đến. Em tôi sốt sắng nói:

– Hôm nay đấu trường có tiết mục rất đặc biệt. Anh chị mau trở lại khán đài xem đi, nếu bỏ lỡ sẽ tiếc lắm đấy.

Valeria ngạc nhiên:

– Có chuyện gì mà hấp dẫn vậy? Lucius vừa cười vừa nói:

– Hôm nay chúng ta sẽ được xem sư tử xé xác đám Do Thái thờ Thiên Chúa.

Đa số những người thờ Thiên Chúa đều thuộc giai cấp bình dân, gốc Do Thái, xuất thân từ các làng mạc xa xôi miền Palestine và Syria đã lên tỉnh thành để sinh sống. Họ làm đủ mọi nghề để kiếm sống nhưng vì có tinh thần tương trợ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau nên theo thời gian, nhiều người thuộc giai cấp bình dân La Mã cũng cải đạo, chuyển qua thờ Thiên Chúa. Một số nô lệ cũng chuyển qua tôn giáo này vì những người thờ Thiên Chúa coi họ như bằng hữu chứ không phân biệt giai cấp. Nếu nhóm người này trở thành số đông thì sẽ có thể đe dọa đến quyền lực của giới quý tộc nên chính quyền La Mã đã ban hành đạo luật xử tử hình bất cứ kẻ nào từ chối thờ phụng thần linh của La Mã.

Chúng tôi vừa vào đến chỗ ngồi thì tiếng kèn đồng đã vang lên, một nhóm người quần áo rách rưới được đưa ra giữa đấu trường. Valeria thảng thốt:

– Tại sao lại toàn là phụ nữ và trẻ con thế này? Lucius bình thản giải thích:

– Đàn ông bị hành quyết cả rồi, chỉ còn phụ nữ và trẻ con thôi.

Nhóm người này bị quân lính cầm roi đánh đuổi ra giữa sân, đến gần cũi sắt đang nhốt những con sư tử đã bị bỏ đói nhiều ngày. Kèn trống vang lên thúc giục, tiếng kêu la hò hét vang dội, các nạn nhân sợ hãi ngồi sụp cả xuống đất. Một hồi trống nữa vang lên, cửa cũi sắt được mở ra, bầy sư tử liền nhảy chồm ra ngoài, rồi thong thả bước quanh nhóm người đang co cụm, vừa đi vừa gầm gừ nhưng chưa tấn công. Lucius hét lên cổ vũ:

– Xé xác chúng đi, còn chần chờ gì nữa! Những người xung quanh liền phụ họa:

– Xé xác! Xé xác! Xé xác đi!

Tôi ngồi đó như hóa đá, trống ngực đập liên hồi vì chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng ghê gớm như thế. Trong đầu tôi ngập tràn những câu hỏi. Tại sao người ta lại có thể thích thú trước cảnh thú dữ xé xác đồng loại mình như vậy? Tại sao người ta có thể coi đó là giải trí được?

Bầy sư tử đói tiếp tục vờn quanh đám người đang rúm ró vì sợ hãi, tiếng gầm gừ ngày một to hơn, rõ ràng chúng đang sắp sửa tấn công. Bỗng một người đàn bà lớn tuổi trong nhóm người dưới sân đứng lên, chắp hai tay vào nhau và lớn tiếng cầu nguyện. Cả đám người như được một sức mạnh nào đó thúc giục liền đồng loạt đứng cả lên, chắp tay cầu nguyện theo.

Bất ngờ, một cảnh tượng lạ lùng xảy ra. Con sư tử lớn nhất với bộ lông màu xám bỗng cúp đuôi chạy ngược vào trong cũi như thể đang sợ hãi một điều gì. Bầy sư tử hung dữ đang vờn quanh nhóm người cũng như thể bị một sức mạnh vô hình nào đó điều khiển, cả bầy nằm mọp xuống đất, tiếng gầm gừ im bặt. Khán giả sửng sốt, tiếng la hét cổ vũ tắt ngấm, toàn đấu trường im phĕng phắc. Ngay khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy toàn thân chấn động như có một luồng điện chạy dọc từ đầu đến chân. Chưa kịp định thần tôi đã nghe một tiếng hét lớn:

– Quân lính đâu? Đuổi chúng đến cho sư tử ĕn đi!

Một người lính cầm roi vội chạy đến vung roi quất lia lịa vào đám người đang cầu nguyện kia. Đột nhiên, một con sư tử đang nằm yên gần đó nhảy chồm lên, vồ người lính này khiến y ngã xuống đất.

Đám lính đứng quanh xông ra cứu nhưng đã muộn, con sư tử đã cắn nát cổ họng người này. Bầy sư tử đói đang nằm yên ngửi thấy mùi máu lập tức chồm cả dậy, xông đến bên xác người lính kia. Những binh lính cầm roi đều quá kinh hãi trước cảnh tượng đó, liền chạy vội lùi ra xa, đứng nhìn bầy sư tử cắn xé thân xác người lính kia thành nhiều mảnh. Khán giả bị kích thích nên hò reo dữ dội:

– Đúng rồi! xé đi, xé xác đi!

Tiếng kèn đồng lại vang lên nhưng chỉ một khúc ngắn rồi im bặt, tiếng hò hét của khán giả cũng dần tắt, bởi bầy sư tử chỉ xé xác người lính kia mà không hề tấn công đám người đang cầu nguyện cạnh đó. Tiếng bàn tán nổi lên xôn xao khắp đấu trường. Vừa xúc động vừa sợ hãi, tôi ngồi bất động, hai nắm tay siết chặt, trống ngực đập liên hồi.

Bỗng nhiên trên khán đài danh dự dành cho hoàng đế nổi lên một hồi kèn lớn. Một toán quân sĩ vũ trang cung nỏ rầm rầm bước ra sân. Sau một tiếng hô lớn, hàng loạt mũi tên được bắn ra, nhắm thẳng vào đám người đang cầu nguyện kia. Một số trúng tên ngã gục xuống, tiếng phụ nữ và trẻ con kêu khóc vang lên thảm thiết. Bất chấp tên bắn như mưa, một số người vẫn tiếp tục cầu nguyện mặc cho đã bị trúng tên, chỉ còn chút hơi tàn.

Quá hãi hùng và chấn động, tôi quay mặt đi vì không thể chứng kiến cảnh này thêm nữa. Tôi thoáng thấy Valeria cũng đang quay đi, kín đáo đưa tay lau nước mắt. Ánh mắt chúng tôi chạm nhau và tôi cảm nhận được một sự đồng cảm lạ lùng xảy ra giữa tôi và cô, tựa hồ trái tim chúng tôi đang rung động cùng một nhịp. Bất chợt Valeria đứng lên, quay sang nói với ông Beria:

– Cha ơi, con chóng mặt quá, xin cha đưa con về.

Beria thoáng ngạc nhiên nhưng cũng đứng lên rời khỏi hàng ghế. Chú tôi thấy vậy liền kéo tôi đứng dậy bước vội theo sau hai cha con Beria. Khi bắt kịp ông Beria, chú tôi lên tiếng:

– Có lẽ anh tôi đã đề cập qua với ông rồi, chúng tôi rất hân hạnh nếu ông và Valeria có thể vui lòng dành chút thời gian đến tham dự lễ mừng trưởng thành của Sirius sắp tới đây tại đền thờ Jupiter.

Beria đứng lại, chĕm chú nhìn tôi. Ông là một người có vẻ ngoài nghiêm nghị và lạnh lùng, ánh mắt ông nhìn tôi lại mang ý dò xét, khiến tôi rất bối rối, không biết phải nói gì. Ông suy nghĩ một chút rồi gật đầu:

– Được, chúng tôi sẽ đến.

Buổi lễ mừng trưởng thành của tôi được tổ chức trong khu vườn bên cạnh đền thờ thần Jupiter. Trước đó, tôi đã cố gắng học thuộc lòng bài diễn vĕn được soạn sẵn. Đó là một bài diễn vĕn sáo rỗng, chứa đầy câu từ khách sáo và chỉ thể hiện kỳ vọng của gia đình. Tôi cảm thấy bài diễn vĕn kia chẳng ĕn nhập gì với mình, nhưng vì muốn được yên thân nên vẫn cố học thuộc.

Khách tham dự ngày hôm đó đều là các gia đình quý tộc, nhiều nhà dẫn theo con gái vì coi đây là dịp để các gia đình tìm kiếm đối tượng liên minh bằng hôn nhân.

Nghi thức trưởng thành được diễn ra bên trong đền thờ Jupiter, nơi chỉ dành cho các thành viên trong gia đình. Tôi cởi chiếc vòng cổ hộ mệnh (Bulla2) dâng lên chư thần, sau đó được các giáo sĩ ban phép lành. Tiếp theo, tôi khoác lên mình bộ quần áo mới màu trắng. Tên tuổi của tôi được ghi nhận vào sổ công dân La Mã. Nghi lễ chấm dứt sau khi cha tôi tặng cho đền thờ một con bò lớn để các giáo sĩ làm lễ dâng lên chư thần. Như vậy, tôi đã chính thức được coi là một người trưởng thành. Sau đó, chúng tôi cùng rời đền thờ, di chuyển sang khu vườn bên cạnh, nơi đã được chuẩn bị bữa tiệc thịnh soạn và có các vị quan khách đang chờ.

Vào đến nơi tôi thấy gia đình Beria cũng đã có mặt, Valeria vẫn ĕn mặc giản dị như hôm chúng tôi gặp nhau lần đầu. Đây là một bữa tiệc lớn và mọi người còn xem như một dịp để tìm hiểu, kết giao, nên các cô gái đến tham dự đều trang điểm lộng lẫy, phục sức trang trọng. Valeria lại nổi bật giữa đám đông bởi vẻ trang nhã, thanh thoát của mình. Chúng tôi khẽ gật đầu chào nhau, rồi tôi theo cha chào hỏi các quan khách tham dự.

Giữa buổi tiệc, tôi được gọi lên phát biểu diễn vĕn trưởng thành. Tuy có nói lắp vài câu nhưng cuối cùng tôi cũng hoàn tất bài diễn vĕn soạn sẵn trước sự vui mừng của gia đình. Cha tôi tỏ vẻ phấn khởi, ông cười lớn và nói với quan khách:

– Các ông nghe thấy đấy, thằng con tôi không những muốn nối nghiệp buôn bán của gia đình mà còn có tham vọng trở thành nghị viên của La Mã nữa.

Đám đông rộn tiếng cười và tiếng vỗ tay, chỉ có tôi biết rằng những gì mình vừa nói đều không phải sự thật. Trong lúc mọi người vui vẻ vừa ĕn uống vừa chuyện trò, chú tôi đưa tôi đến ngồi cạnh Valeria. Mọi ánh mắt trong bàn tiệc đều đổ dồn vào chúng tôi, có lẽ vì đã biết đây là hai con người đang trở thành đối tượng cho cuộc thương lượng kết giao giữa hai gia đình. Tôi vô cùng lúng túng nhưng Valeria thì có vẻ rất thản nhiên, cô thoải mái trò chuyện với mọi người. Lát sau cô quay sang hỏi tôi:

– Hình như anh có ý muốn làm nghị viên?

Bình thường trong trường hợp thế này tôi chỉ gật đầu cho có lệ, nhưng không hiểu động lực gì thúc đẩy, tôi bỗng rất muốn thành thật với Valeria. Tôi đáp một cách dứt khoát:

– Không! Tôi chưa bao giờ muốn làm nghị viên cả.

Valeria để lộ một thoáng ngạc nhiên nhưng rất nhanh lấy lại vẻ điềm tĩnh, cô hỏi tiếp:

– Nếu thế chắc anh muốn trông nom đoàn tàu buôn của gia đình? Tôi thẳng thắn trả lời:

– Không! Tôi cũng không có ý định đó.

Lần này thì Valeria không giấu sự ngạc nhiên của mình nữa. Cô nhướng mày rồi nhìn tôi chĕm chú:

– Vậy anh muốn làm gì trong tương lai?

Từ trước đến nay chưa từng có ai hỏi qua ý kiến của tôi về việc tôi muốn làm gì với cuộc đời mình. Từ nhỏ, tôi đã bị bắt buộc phải làm việc này hay việc khác theo lệnh của gia đình, không ai quan tâm tôi muốn gì hay muốn làm gì. Đây là lần đầu tiên có người để tâm đến mong muốn của tôi, lại còn là một người xa lạ. Vừa xúc động vừa bối rối, tôi lắc đầu:

– Tôi chưa biết, nhưng chắc chắn tôi sẽ không làm nghị viên. Valeria tỏ vẻ nghi hoặc:

– Nhưng anh vừa phát biểu…

Nỗi uất ức dồn nén từ lâu chợt bùng lên, tôi ngắt lời Veleria:

– Tất cả đều là ý của cha tôi. Tôi chỉ nói theo điều ông muốn. Thật ra, tôi…

Tôi không nói hết lời vì chợt nhận ra mình đang thổ lộ tâm sự thầm kín với một người lạ. Valeria nhìn tôi vẻ thông cảm rồi hỏi vừa đủ cho tôi nghe:

– Phải chĕng anh có điều gì không được như ý? Tôi giật mình:

– Cô nhận thấy thế sao?

Valeria gật đầu nói một cách nhẹ nhàng:

– Em biết có những việc chúng ta không thể thay đổi được nhưng chúng ta vẫn có thể kiểm soát được thái độ của mình trước hoàn cảnh không như ý muốn này. Chúng ta vẫn có thể tự tìm lấy niềm vui riêng.

Lời an ủi chân tình của Valeria khiến thiện cảm tôi dành cho cô ngày một nhiều. Nhưng tại sao cô lại sử dụng chữ “chúng ta”, phải chĕng cô cũng có những điều không được như ý? Đây là lần đầu tôi thấy mình có thể mạnh dạn trò chuyện với một người khác phái mà không cảm thấy ngượng ngùng. Tôi hỏi:

– Phải chĕng cô cũng có những điều không được như ý?

Valeria gật đầu, đôi mắt cô thoáng hiện nét u buồn nhưng cô lấy lại vẻ điềm tĩnh rất nhanh và lảng sang chuyện khác. Tôi cảm nhận được Valeria có điều không muốn thổ lộ nên cũng không ép cô làm gì. Tôi hỏi tránh đi:

– Vậy, khi gặp việc không như ý thì cô sẽ làm gì? Valeria trả lời nhỏ nhẹ:

– Em cầu xin Ngài giúp em phân biệt sáng suốt, rõ ràng những việc có thể thay đổi và những việc không thể thay đổi, để em làm những việc có thể làm, còn việc không thể thay đổi thì em không bận tâm đến.

Tôi lớn lên với sách vở, đã đọc qua hầu hết các triết gia tên tuổi, nhưng những lời thốt ra từ miệng Valeria vẫn khiến tôi ấn tượng vô cùng. Đây là một suy nghĩ mới mẻ mà tôi tin là mình chưa từng nghe hay đọc qua. Valeria do dự một chút rồi nói thêm:

– Em xin Ngài giúp em có đủ can đảm để chấp nhận những việc không như ý muốn để em có thể an ủi người khác hơn là được người ủi an; để có thể thông cảm với người khác hơn là được người cảm thông; để có thể ban rải tình thương hơn là được yêu thương, bởi vì em biết khi mình thật sự cho đi thì mới được nhận lãnh. Có tha thứ cho người khác thì mới được thứ tha…

Quá ấn tượng với những lời lẽ khác thường vừa nghe, tôi nhìn Valeria đĕm đĕm, chẳng phản ứng được gì. Mất một lúc tôi mới nhận ra mình đang thất lễ, tôi lấy lại sự bình tĩnh, hỏi cô:

– Nhưng lúc đó cô cầu xin ai? Cô cầu xin thần Jupiter, Neptune hay Apollo?

Valeria đĕm chiêu và có chút do dự, cô không trả lời câu hỏi của tôi mà nhẹ nhàng hỏi lại:

– Hình như anh không tin ở sự cầu nguyện?

Đúng là từ trước đến nay tôi không hề quan tâm đến các thần linh như Jupiter, Neptune, Mars hay Apollo. Sống trong gia đình chỉ coi trọng tiền bạc, cha mẹ tôi coi giáo sĩ là những kẻ lợi dụng thần linh để ĕn bám xã hội. Do đó, dù sống trong xã hội La Mã thờ đa thần nhưng tôi không bao giờ cầu nguyện. Tôi gật đầu:

– Có thể nói vậy. Cha mẹ tôi dạy phải lo kiếm tiền chứ đừng trông mong điều gì xa xôi, vô ích ở các bậc thần linh.

Valeria không tỏ ra phật ý mà nói một cách chân thành:

– Em nghĩ chúng ta không việc gì phải quá lo lắng về tiền bạc như thế. Anh sẽ không lo nếu anh biết rằng mọi nhu cầu của anh sẽ được đủ đầy, nếu anh biết cho đi thì sẽ được nhận lại. Nếu anh phụng sự thì ân phước sẽ đến với anh…

Tôi vừa bối rối vừa ngạc nhiên, tôi không hiểu cô đang ám chỉ điều gì. Tôi hỏi:

– Cô nói vậy nghĩa là thế nào? Phải chĕng cầu nguyện sẽ giải quyết được mọi sự, kể cả những việc bất như ý?

Valeria mỉm cười:

– Nếu anh thành tâm cầu nguyện thì chắc chắn sẽ có cảm ứng. Nếu anh gõ cửa thì cửa sẽ mở, nhưng anh phải gõ trước đã. Khi cầu nguyện, anh sẽ thấy tâm hồn dần dần lắng dịu, xóa bỏ được mọi nỗi ưu phiền, rồi anh sẽ vượt qua được những điều bất như ý này.

Tôi ngạc nhiên:

– Cô thật sự tin như thế sao?

Đôi mắt Valeria long lanh, cô nhìn tôi một cách chân thành, rồi dùng giọng hết sức nhỏ nhẹ nói:

– Em tin vào việc cầu nguyện và em cầu nguyện hằng ngày. Từ khi đến La Mã, em không có ai để chia sẻ tâm sự nên luôn mong có được một người hiểu em, nhưng muốn tìm được người bạn như thế thì em phải chia sẻ trước. Nếu em nói gì không phải, xin anh bỏ

Tôi xúc động, vô thức nắm lấy tay Valeria:

– Không đâu, cô nói hay lắm. Tôi sẵn sàng làm bạn với cô.

Đây là lần đầu tôi thấy mình có thể trò chuyện một cách tự nhiên với một cô gái, phần vì những gì Valeria chia sẻ rất mới mẻ và ấn tượng, phần vì cô luôn cho tôi thấy sự chân thành chứ không khách sáo như những cô gái khác.

Valeria tiếp tục chia sẻ:

– Từ khi mẹ em mất, cha em chuyển qua buôn bán nên thường đi xa, không mấy khi có nhà. Hiện giờ đã về sống ở La Mã nhưng em vẫn thích Syria hơn.

Tôi an ủi:

– Có thể hiện giờ cô chưa thích La Mã, nhưng sống tại đây ít lâu rồi cô sẽ có nhiều bạn, tham gia nhiều tiệc tùng giải trí rồi cô sẽ thích.

Valeria lắc đầu:

– Không đâu! Em thấy La Mã chỉ là một bãi sa mạc khô cằn, đầy những tàn bạo, tranh giành, hung ác, không thể so sánh với Syria, nơi có những ốc đảo trải dài, xanh tươi mát mẻ, mang lại sự bình an cho tâm hồn. Đó là một nơi tràn đầy tình thương như dòng nước mát trong ngọt lành mà người lữ hành trên sa mạc nóng rát có thể dừng chân uống nước và xoa dịu tâm hồn.

Sự so sánh lạ thường của Valeria khiến tôi ngạc nhiên quá đỗi. Làm sao mà La Mã với những tòa kiến trúc nguy nga, huy hoàng lại có thể ví như một bãi sa mạc khô cằn? Và Syria, một sa mạc hoang vu nóng rát lại được cô ca tụng như một nơi xanh tươi, mát mẻ với những dòng nước mát trong lành? Thấy tôi im lặng, Valeria nhẹ nhàng hỏi:

– Lúc nãy anh chưa trả lời em, anh muốn làm gì trong tương lai? Tôi bối rối:

– Tôi không biết… Cha mẹ tôi đã thu xếp mọi sự, tôi chỉ cần làm theo…

Valeria nhìn tôi bằng đôi mắt thĕm thẳm, cô cân nhắc lựa lời rồi nhẹ nhàng nói:

– Anh nghĩ anh nên để cho người khác thu xếp cuộc đời mình sao? Theo em, đời sống là của riêng anh và chỉ anh mới có quyền quyết định mà thôi. Ngoài ra, mục đích của cuộc đời đâu phải chỉ để đạt được chức vụ gì, quan trọng là phải làm gì để đời sống trở nên có ý nghĩa hơn.

Tôi ngần ngại:

– Nhưng tôi không tài giỏi như Lucius. Em tôi thông minh, tài giỏi, nó làm gì cũng thành công.

Valeria lắc đầu:

– Mặc cảm thua kém như vậy đâu có ý nghĩa gì. Nếu anh biết dùng cuộc đời để làm những việc có ý nghĩa thì tất cả những gì anh cần sẽ tự đến với anh. Có lòng tin vững chắc vào việc làm của mình thì mọi sự sẽ tự đến với anh một cách mầu nhiệm. Anh đừng quá lo lắng, vì một khi anh thành thật hiến dâng thì anh sẽ không thiếu một thứ gì. Hiện nay anh muốn làm gì nhất?

Không suy nghĩ hay dè chừng gì, tôi buột miệng:

– Tôi chỉ muốn được tự do đi đây đi đó như cô… Valeria mỉm cười, gật đầu:

– Nếu anh có dịp qua Syria em sẽ giới thiệu anh với các bạn em ở đó. Họ sẽ đưa anh đến thĕm những thắng cảnh như em nói.

Chúng tôi tiếp tục trò chuyện thoải mái và thân tình cho đến khi tiệc tan, quan khách ra về. Tôi chia tay Valeria và hẹn mấy hôm nữa sẽ đến thĕm cô. Tôi trở về nhà lòng vui khấp khởi. Lần đầu tiên trong đời, tôi có bạn và không còn đơn độc, lần đầu tiên trong đời tôi thật sự suy nghĩ về việc mình muốn làm gì trong tương lai.

Về nhà không lâu, cha tôi cho họp gia đình và tuyên bố:

– Có lẽ Sirius không gây được ấn tượng gì với Beria. Ta đã ngỏ ý nhưng ông ta có ý thoái thác. Tuy nhiên, gia đình Marius thì thích thằng Sirius.

Lucius cười lém lỉnh, nói xen vào:

– Có thể Beria chưa có ý kén rể nhưng mọi người có để ý thấy Sirius và Valeria nói chuyện thân mật với nhau thế nào không? Từ trước đến nay Sirius có bao giờ nói chuyện với phụ nữ đâu.

Chú tôi ngạc nhiên:

– Có chuyện như thế sao? Chúng ta mải bàn bạc nên không để ý đến.

Lucius nhìn tôi cười cười, mắt hấp háy:

– Sirius, anh nghĩ sao? Em thấy cả hai trò chuyện vui vẻ lắm. Phải chĕng anh thích Valeria?

Mọi người đều quay sang nhìn tôi, khiến tôi luống cuống không nói nên lời, chỉ có thể ngượng nghịu gật đầu.

Chú tôi bật cười gật đầu:

– Hay lắm, nếu thế chúng ta cần phải tạo cơ hội cho hai đứa gần nhau nhiều hơn. Nếu cha nó chưa sẵn sàng thì ta sẽ làm cho nó sẵn sàng. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Từ nay Sirius phải thường xuyên đến gặp Valeria, gặp càng nhiều càng tốt.

Cả gia đình lại xúm nhau bàn tán, và cũng như mọi khi, không ai hỏi ý tôi thêm gì nữa, và đây có lẽ là lần duy nhất tôi không thấy phật ý về điều đó. Tuy nhiên chỉ vài hôm sau, chú tôi về nhà trong hốt hoảng, ông chạy vội đến chỗ tôi, thở hổn hển:

– Sirius, sau này không được liên lạc với Valeria nữa. Thật là việc động trời…

Cha tôi nghe thấy sự ồn ào nên bước đến, vừa hay nghe được lời chú tôi. Cha tôi ngạc nhiên:

– Tại sao vậy? Chuyện gì xảy ra thế? Chú tôi nhĕn nhó, vừa lắc vừa kể:

– Không thể tin được. Lâu nay triều đình vẫn theo dõi một nhóm người Do Thái hoạt động bí mật tại La Mã. Hôm qua quân sĩ đã bắt toàn bộ đám này khi chúng đang hội họp để cầu nguyện. Điều bất ngờ là con bé Valeria lại có mặt trong đám này và là một trong những đứa đi truyền đạo Thiên Chúa. Việc con gái quan lớn La Mã lại thờ Thiên Chúa khiến triều đình rất mất uy tín nên hoàng đế đã ra lệnh cho xử tử ngay. Hiện nay, triều đình đang điều tra những kẻ có liên quan, nên chúng ta phải tránh liên lạc với gia đình này kẻo bị liên lụy.

Cha tôi vội hỏi:

– Ông Beria thì sao? Chú tôi đáp:

– Beria không biết gì về việc con ông đi theo đám Do Thái này. Ông đã đến đền thờ Jupiter tạ tội và lớn tiếng nguyền rủa thần linh Do Thái, làm vậy là để xin ân xá cho con ông. Việc này được giao cho thẩm phán Summarus xét xử. Tuy nhiên, khi hoàng đế đã ra lệnh thì trước sau cũng sẽ bị mang ra đấu trường để làm mồi cho sư tử thôi.

Tôi điếng người, choáng váng trước những gì vừa nghe. Nhớ lại cảnh Valeria rơi nước mắt vì những người thờ Thiên Chúa bị hành quyết trên đấu trường, bây giờ tôi đã hiểu đó không chỉ là lòng trắc ẩn đơn thuần. Trống ngực tôi đập đùng đùng, trái tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.

Lucius nhĕn mặt sợ hãi:

– Làm sao một con bé ngây thơ như thế lại có thể đi truyền đạo được?

Chú tôi giải thích:

– Có lẽ nó sống ở Syria từ nhỏ nên bị ảnh hưởng của đám Do Thái. Khi mẹ nó qua đời, cha nó bận rộn buôn bán đâu để ý gì đến nó. May quá, chúng ta chưa kết giao với gia đình này. Từ nay phải cẩn thận, nếu ai có hỏi đến thì phải nói là chúng ta không quen biết gia đình này. Sirius phải tuyệt đối không được nhắc gì về con bé ấy nữa, càng không được đi gặp nó.

Từ nhỏ tôi đã luôn là đứa con ngoan ngoãn, luôn nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ, nhưng lần này tôi biết mình không làm thế được. Tuy chỉ mới quen và trò chuyện được vài lần nhưng Valeria đã để lại một ấn tượng đặc biệt trong tim tôi. Tôi quyết định phải gặp cô cho bằng được. Biết Valeria bị giam trong đấu trường nên tôi tìm đến Marcus, kể cho ông nghe về tình cảm của tôi dành cho cô gái này và nhờ ông giúp cho tôi gặp lại Valeria. Marcus là võ sĩ giác đấu lừng danh, tuy đã về hưu nhưng vẫn được các võ sĩ giác đấu đương thời hết sức tôn sùng nên việc ra vào đấu trường không khó khĕn gì. Ông nghe tôi trình bày xong rồi nói:

– Ta có thể đưa con vào đấu trường để gặp người yêu một lần cuối nhưng con phải tuyệt đối nghe lời ta, không được làm điều gì bất cẩn.


Muốn trở về với con người thật (chân ngã) thì phải biết buông bỏ những giá trị phù phiếm, danh vọng hão huyền để phát triển khả năng hiểu biết thâm sâu.


Marcus cho tôi đội một chiếc nón sắt che gần kín mặt rồi dẫn tôi vào đấu trường. Chúng tôi đi thẳng xuống căn hầm sâu. Khi thấy ông, mọi giác đấu sĩ đều lễ phép chào hỏi. Chúng tôi đến chỗ giam tù nhân thì thấy một nhóm võ sĩ giác đấu đang đứng quanh Beria, trước mặt họ là một vị có vẻ là quan lớn, tôi biết đó chính là Summarus. Marcus ra dấu cho tôi đứng yên sau lưng ông. Hầu hết những người bị bắt đều bị đưa đến cửa hầm để chuẩn bị ra đấu trường. Riêng Valeria được dắt vào góc để thẩm vấn lần cuối. Summarus lên tiếng:

– Này con bé kia, vì cha ngươi đã có công với La Mã nên ta cho ngươi một cơ hội cuối cùng. Nếu ngươi quỳ lạy trước tượng Jupiter và lớn tiếng nguyền rủa thần linh gì đó của ngươi ba lần thì ta có thể khoan hồng.

Valeria cương quyết lắc đầu. Summarus cười nhạt:

– Vì cảm tình với cha ngươi nên ta đã cho ngươi ân huệ. Nếu ngươi đã ngang bướng như vậy thì ta phải thi hành pháp luật.

Beria gục xuống trước mặt Valeria, run rẩy nói:

– Con ơi, xin hãy thương người cha này. Con chỉ cần quỳ lạy thần Jupiter và thề trọn đời tôn thờ thần linh của La Mã thì mọi sự có thể thay đổi…

Valeria cương quyết lắc đầu. Beria ôm lấy chân của Valeria:

– Con ơi! Hãy thương người cha già này. Ta không thể sống mà không có con được. Con hãy nghe lời Summarus đi con ơi…

Thấy Valeria vẫn im lặng, Summarus quát lớn:

– Chúng ta không có nhiều thời giờ. Này con bé kia, ta cho ngươi một cơ hội cuối. Hãy mau lớn tiếng nguyền rủa thần linh của ngươi đi thì mọi chuyện sẽ được cứu vãn.

Valeria nghiêm trang trả lời:

– Đời sống và linh hồn của tôi thuộc về Ngài. Chỉ có Ngài mới có quyền xét xử tôi thôi. Pháp luật của các ông không có nghĩa gì với tôi cả…

Summarus tức giận đến nghiến răng. Beria kêu lên thất thanh:

– Con ơi, hãy nghe lời Summarus đi rồi con muốn gì cũng được. Bỗng nhiên Valeria quỳ xuống, nắm lấy tay Beria:

– Thưa cha! Con chỉ xin cha một việc thôi. Beria nói ngay:

– Con muốn gì cũng được, con muốn gì cũng được, cha sẵn sàng… Valeria nói:

– Con xin cha săn sóc cho anh Sirius, nếu được thế thì con ra đi không hối tiếc gì nữa…

Beria ngạc nhiên, hỏi dồn:

– Cái gì? Sirius? Tại sao?

Tôi cũng ngạc nhiên đến bàng hoàng. Vì lẽ gì mà vào giờ phút này người con gái mới quen biết kia vẫn nghĩ đến tôi? Valeria trả lời từ tốn:

– Từ trước đến nay cha vẫn than không có con trai nối dõi và muốn tìm một người chồng cho con. Nay con đã tìm được cho cha rồi. Đó là Sirius.

Beria gục xuống đất kêu lớn:

– Valeria, Valeria con ơi, tại sao con không thể phủ nhận thần linh của đám Do Thái? Ông ta chết trên thập giá từ lâu rồi thì còn cứu ai được nữa?

Valeria đứng lên, chắp hai tay cầu nguyện:

– Lạy Cha chúng con ở trên trời. Xin Cha tha thứ cho chúng con như chúng con cũng tha thứ cho những kẻ có lỗi với chúng con vì họ không biết việc họ đang làm. Con xin tuân theo ý Cha làm dưới đất cũng như trên trời…

Summarus thấy vậy nổi giận đùng đùng, hét lớn:

– Đồ khốn nạn, hãy đưa con bé này ra ngoài cho thú dữ ăn ngay đi. Valeria không hề nao núng, cô đứng đó tiếp tục cầu nguyện:

– Ở những nơi đầy thù hận xin Cha cho con được gieo hạt mầm yêu thương…

Một giác đấu sĩ đứng gần đó lên tiếng:

– Thưa ngài, hôm trước, việc sư tử không ăn thịt đám Do Thái đã tạo dư luận bất lợi. Lần này hoàng đế ra lệnh phải cắt xẻo thân thể chúng, đóng lên thập giá cho diều ăn quạ rỉa, để chúng chết dần chết mòn nhằm răn đe dân chúng.

Summarus phất tay ra hiệu thi hành, hai giác đấu sĩ lực lưỡng bước đến lôi Beria ra, tiếng ông kêu khóc vang rền cả hầm.

Tôi chấn động, hãi hùng trước hình phạt ghê gớm kia. Với hình phạt này, tội nhân sẽ bị cắt xẻo nhiều nơi trên thân thể sau đó bị treo trên cột gỗ giữa đấu trường cho diều quạ đến móc mắt, rỉa từng mẩu da, từng thớ thịt đến tận xương, kéo dài suốt mấy ngày, muốn chết mà không chết được. Đây là hình phạt được dân chúng La Mã lúc đó rất thích, vì họ có thể vừa xem diều ăn quạ rỉa, vừa đánh cuộc với nhau xem khi nào tội nhân chết hoặc kẻ nào chết trước. Một tay võ sĩ giác đấu rút gươm ra bước đến bên Valeria khi cô vẫn chắp tay cầu nguyện. Tôi dợm bước tới thì Marcus quay sang chặn lại, ông ghé vào tai tôi nói nhỏ:

– Con phải tuyệt đối giữ im lặng, hãy để ta lo việc này.

Không đợi tôi kịp phản ứng, vừa nói dứt lời Marcus đã bước ra nói lớn:

– Con bé này cứng đầu, hãy cho ta vinh dự trừng trị nó.

Thấy thần tượng của mình bước ra, toàn thể giác đấu sĩ trong căn hầm đồng thanh kêu lớn:

– Đúng rồi! Vinh dự này thuộc về ngài, xin ngài hãy ra

Một giác đấu sĩ bước tới, cung kính hai tay dâng gươm lên cho Marcus nhưng ông lắc đầu:

– Chỉ là một con bé, ta không cần gươm, một bàn tay là đủ rồi. Các giác đấu sĩ trong hầm đồng thanh reo hò:

– Marcus! Marcus! Anh hùng của chúng ta!

Marcus thong thả bước đến cạnh Valeria, vì ông quay lưng về phía các giác đấu sĩ nên không ai thấy ông đang làm gì, nhưng ở góc bên cạnh, tôi thấy rõ ông đang thì thầm vào tai Valeria. Valeria đang cầu nguyện chợt ngẩng lên, ánh mắt cô quay về phía tôi đứng, miệng mấp máy như nói gì giữa tiếng hò reo của các giác đấu sĩ đang vang dội trong hầm. Marcus ghé sát tai nghe rồi gật đầu, ông đưa bàn tay to lớn lên bóp mạnh vào chiếc cổ thon nhỏ của cô gái. Valeria nấc lên một tiếng, yết hầu vỡ nát, cô nhìn tôi lần cuối rồi gục xuống. Marcus đứng yên chờ cho đến lúc cô không còn thở nữa rồi mới ra lệnh cho tay võ sĩ giác đấu đứng cạnh đó:

– Hãy mang nó ra cho diều quạ ăn đi.

Nói xong ông giơ tay lên, dấu hiệu chiến thắng của các võ sĩ giác đấu khi hoàn tất nhiệm vụ. Tiếng hoan hô vang dậy. Marcus thong thả bước ra khỏi hầm, vừa đi vừa vỗ vai thăm hỏi những giác đấu sĩ đứng xung quanh như không có chuyện gì xảy ra. Tôi vô thức bước theo sau ông, toàn thân tôi không còn cảm giác, ý thức trở nên mơ hồ. Sự việc diễn ra quá nhanh và quá khủng khiếp khiến tôi hoàn toàn tê liệt.

Khi đến đường phố chính, Marcus ghé vào tai tôi thì thầm:

– Ta không nỡ thấy con bé chết đau đớn nên đành phải ra tay trước.

Tôi gật đầu, cho biết đã hiểu và siết chặt tay ông thay lời biết ơn. Marcus nói tiếp:

– Ta đã cho con bé biết rằng con đã bất chấp mọi nguy hiểm để đến gặp nó. Trước khi chết con bé nhắn với ta rằng nó mong con sẽ được tự do đi đó đi đây như con muốn.

Cái chết của Valeria là một biến cố lớn trong đời sống phẳng lặng bao năm qua của tôi. Niềm tin không lay chuyển của cô và câu nói “Ș những nơi đầy thù hận xin Cha cho con được gieo hạt mầm yêu thương” đã đánh thức một cái gì đó vẫn luôn tiềm ẩn trong tôi. Tôi có cảm giác mình đã từng nghe ai đó nói về kiểu tình thương như thế này. Lớn lên trong một gia đình coi trọng tiền bạc và vật chất, nên trong hầu hết mọi hoàn cảnh, tình thương là ý niệm tôi không bao giờ được nghe hay nói đến, nhưng câu nói của Valeria lại có sức chuyển hóa lạ lùng, tâm hồn còn đang mơ màng của tôi như đã được đánh thức. Như đã có người cầm đuốc đi vào phòng tối khiến bóng tối tan biến, tôi thấy mình không còn là một thanh niên ngây thơ như xưa nữa. Tôi bắt đầu suy ngẫm về mục đích cuộc đời mình, một mục đích không do gia đình quyết định mà phải do chính tôi tìm kiếm và nắm lấy.

Nhiều tháng lặng lẽ trôi qua kể từ ngày Valeria rời bỏ thế giới. Một hôm, chú tôi tập hợp mọi người trong nhà, nói là để báo tin mừng. Chú hồ hởi nói với cha tôi:

– Em vừa thương lượng với Beria về việc chuyên chở hàng hóa qua đường biển. Rất bất ngờ, ông ta cũng sẵn sàng hợp tác với chúng ta trên con đường bộ qua Á châu nữa. Bất ngờ hơn nữa là ông còn đề nghị cho Sirius đi theo để học hỏi.

Tôi lặng lẽ tiếp nhận thông tin, không phản ứng gì, nhưng một niềm xúc động xen lẫn nỗi buồn nhẹ nhàng chảy qua tôi. Tôi biết Beria làm vậy là vì muốn hoàn thành tâm nguyện của Valeria. Mẹ tôi thì rất ngạc nhiên, bà nói ngay:

– Tại sao lại là Sirius? Việc này phải giao cho Lucius mới đúng chứ. Chú tôi giải thích:

– Em có đề nghị cho Lucius đi cùng nhưng Beria nói chỉ muốn Sirius đi theo ông qua Á châu mà thôi.

Cha tôi đăm chiêu một lúc rồi từ tốn nói:

– Không sao, cơ hội hãn hữu này gia đình ta không thể bỏ qua được. Lần này Sirius đi trước dò đường, lần sau sẽ đến lượt Lucius. Điều quan trọng là chúng ta đã có người thăm dò con đường này để tương lai sẽ phát triển qua phương Đông. Một khi chúng ta đã nắm vững đường đi nước bước thì đâu cần đến Beria nữa.

Chú tôi quay sang tôi, dặn dò:

– Sirius, con nhớ phải cẩn trọng xem xét thật kỹ mọi mối quan hệ với các quan lại trông coi trạm kiểm soát, để ý xem họ đòi hỏi những gì. Trước sau gì chúng ta cũng phải chiếm lấy cơ hội này.

Tôi lắng nghe những lời dặn dò của cha và chú nhưng không đáp mà chỉ lặng lẽ gật đầu. Nghĩ đến Valeria và những lời nói sau cùng của cô, tôi biết chuyến đi này là dịp để tôi có được thứ tự do mà tôi và Valeria đều mong muốn. Có thể đây cũng là chuyến đi giúp tôi tìm thấy câu trả lời về ý nghĩa cuộc đời. Dù là gì đi nữa, tôi biết rằng mình phải nắm lấy cơ hội này, cơ hội mà Valeria, người con gái giản dị nhưng đầy tình thương, đã dành tặng tôi như một món quà cuối cùng.

***

La Mã là một đế quốc rộng lớn chạy dài từ Đại Tây Dương đến Tiểu Á, bao gồm gần một nửa châu Âu, một phần của châu Phi và châu Á. Quân đội thiện chiến La Mã đã chinh phục các nước xung quanh, đặt hệ thống cai trị kéo dài gần năm thế kỷ. Theo thȗi gian, đế quốc La Mã sụp đổ vì sự tiêu pha phung phí, ăn chơi trác táng của các bậc vua chúa cũng như sự tham nhũng của các quan cai trị địa phương. Các sử gia sau này cũng xác định sự sụp đổ của La Mã đến từ bên trong, từ trong dân tộc, trong đạo đức, trong chế độ quan liêu, trong thất bại thương mại và đấu tranh giai cấp không ngừng nghỉ. Quốc khố bị thâm hụt, không còn đủ ngân sách để trả lương cho binh sĩ thì một số thành phần trong lực lượng quân đội đã chuyển sang làm giặc cướp, khiến xã hội La Mã trș nên bất ổn, thiếu an ninh. Khi triều đình không thể kiểm soát tình hình, các quan cai trị địa phương đã ra tay chiếm đoạt đất đai, tài sản của dân chúng, rồi các bệnh dịch xảy ra liên miên, xã hội hỗn loạn, phòng thủ quốc gia không còn hữu hiệu. Các bộ lạc miền Bắc kéo vào cướp bóc, phóng hỏa tận thủ đô La Mã. Sau đó, các bộ lạc khác ș Bắc Phi cũng nhân cơ hội kéo qua cướp phá khắp nơi. Mặc dù sau này Hoàng đế Constantine xây dựng Đế quốc Byzantine, được các sử gia coi là đế quốc La Mã thứ hai (còn gọi là Đế chế Đông La Mã), kéo dài thêm một thȗi gian nữa nhưng sự phồn vinh huy hoàng của La Mã khi đó đã qua rồi.

Sự sụp đổ của đế quốc La Mã đã được các sử gia ghi nhận rõ ràng nhưng Thomas đặc biệt nhấn mạnh hai nguyên nhân ít được nói đến. Nguyên nhân thứ nhất là sự bất bình đẳng giàu nghèo giữa giai cấp thượng lưu, gồm các quan lại triều đình, và đa số dân chúng thuộc giai cấp bình dân hay nô lệ. Giai cấp thượng lưu nắm quyền kiểm soát gần như tất cả mọi tài nguyên cũng như thương mại, họ tạo ra một hệ thống quyền lực ngầm nhằm khuynh đảo triều đình, ban hành những đạo luật có lợi cho họ nhất. Nền thương mại của La Mã cũng tập trung trong tay vài chục gia đình hết sức giàu có, có ảnh hưșng lớn đến các hoàng đế. Họ mua quan bán chức để làm giàu. Tình trạng một lực lượng thiểu số nắm quyền kiểm soát và quyết định số phận của hàng chục triệu ngưȗi dân sống lầm than, nghèo khó đã đưa đế quốc La Mã đến chỗ diệt vong.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự sụp đổ này là sự giết chóc (sát nghiệp). Khi xâm lăng những quốc gia xung quanh để mș rộng đế chế, các vua chúa La Mã đã cho giết hại rất nhiều ngưȗi, chính sát nghiệp này khiến đế quốc này phải trả quả.

Theo Thomas, tất cả các tai họa xảy đến cho bất cứ một quốc gia nào đều là hậu quả của những nguyên nhân đã diễn biến từ trước. Khi hậu quả xảy đến thì không ai có thể tránh được. Lịch sử chưa từng ghi nhận đế quốc hay triều đại nào trưȗng tồn bền vững. Lịch sử là bài học giúp cho con ngưȗi quán xét những biến cố từ xưa để học hỏi, rút kinh nghiệm cho ngày nay. Câu hỏi hiện nay là những ngưȗi lãnh đạo đang có tham vọng thôn tính các quốc gia quanh vùng để bành trướng ảnh hưșng và chiếm đoạt tài nguyên có biết gì về bài học này không? Liệu họ có ý thức được hậu quả sẽ xảy ra cho quốc gia của họ và ngưȗi dân xứ họ không? Phải chăng tham vọng và sự say mê quyền lực đã khiến đầu óc của họ trș nên u mê, do đó lịch sử cứ tiếp tục lặp lại những bài học xưa cũ. Dẫu sao thì gây nhân thì chắc chắn gặp quả, đây là sự thật không thể chối cãi. Tất cả những ngưȗi góp phần vào việc xâm lăng, cướp đoạt, giết chóc sẽ sinh ra làm nạn nhân chiến tranh trong tương lai để trả quả. Những đế quốc hùng mạnh sẽ bị kiếp nạn, tan nát thành nhiều nước nhỏ, và ngưȗi dân sẽ phải chịu đựng cộng nghiệp sống trong cảnh đói rét, khổ sș, bất công. Phần lớn tai họa đều do sát nghiệp gây ra. Nếu không biết thay đổi, dẹp bỏ lòng tham lam, tính hiếu sát thì khó có thể cứu vãn tai kiếp trong tương lai.

Mặc dù lịch sử đã chứng minh như thế nhưng cho đến hiện tại vẫn chẳng có mấy ai nhận thức và tin tưșng những bài học này. Thiên tai chính là bài học để sửa trị sự si mê, mù quáng của con ngưȗi. Nếu để ý, ta có thể thấy mỗi khi sự tham lam, sân hận, bạo động gia tăng thì thiên tai lại xảy ra nhiều hơn trước. Nơi xưa nay không mưa lại bị nạn lũ lụt. Nơi vốn mưa nhiều lại bị nạn hạn hán. Sa mạc nóng lại có tuyết rơi và cao nguyên lạnh lại gặp khô hạn. Tại sao lại có hiện tượng lạ lùng đến như vậy? Biến chuyển khí hậu chính là dấu hiệu cảnh cáo rằng nạn đói, nạn khan hiếm thực phẩm, nạn thiếu nước dùng và chiến tranh để tranh giành các nguồn lợi này sắp xảy ra. Sau đó, có thể là đại hồng thủy hay động đất sẽ chia cắt một số quốc gia lớn thành nhiều mảnh nhỏ. Mọi thiên tai đều bắt nguồn từ các năng lượng tiêu cực như tham lam, sân hận phát sinh từ tâm con ngưȗi. Do đó muốn trừ thiên tai, bệnh tật hay chiến tranh mọi ngưȗi cần phải thay đổi từ trong tâm. Phải biết hồi tâm hướng thiện, tránh việc giết chóc, dẹp bỏ lòng sân hận, tham lam, như vậy mới mong được an lạc. Khi tâm bình thì thế giới sẽ bình, khi tâm an thì thế giới sẽ an lành.