ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TẬP GIẢI

Pháp sư Bảo Lượng, đời Lương soạn.
Hoàng Đế Vì Pháp sư Thích Bảo Lượng Chùa Linh Vị soạn lời tựa Nghĩa Sớ.

 

Phẩm 9: PHÂN TÀ CHÁNH

Nói Mười Một việc Tà Chánh.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đáp rằng: “Làm sao biết được Ma trời? Vì chúng gây ra chướng ngại, nên phải lưu thông rộng khắp.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Bè đảng tà luôn ganh tỵ chánh. Bọn ma thường khuấy rối đạo chân chánh, làm mê hoặc người mới học. Do đó, phải giải thích tướng của chúng.

Chính vì lý do đó, nên trong phẩm bốn Y đã nêu các thí dụ: Con chó ăn vụng, rồng dữ v.v… để đáp lại câu hỏi: “Thế nào là gây ra chướng ngại?”

Nay phẩm này và phẩm Bốn Đế, nhằm đáp câu hỏi Về thuyết Như lai, Ba tuần, làm sao phân biệt được?”

Đồng là giáo bốn mươi chín năm, mà xem xét kỹ thì vẫn bình yên, không có gì khác lạ.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Gọi là Ma trời: Vì là nêu lên trời, để chỉ cho sự vượt hơn của ma cùng cực, tìm xét ma thường gây ra những việc khuấy rối không ngừng:

– Chỉ dùng lời nói ma, vì thật sự chúng đã tạo ra nhiều rối loạn, nên hỏi rằng: “Làm sao phân biệt được thuyết Như lai, Ba tuần?” Về việc này dù là người, pháp cả hai đều khác nhau, nhưng đồng là đạo hay khuấy rối, nên kết hợp thành một câu hỏi thôi.”

Pháp sư Tuệ Đản nói: “Phẩm này có bốn đoạn:

  1. Từ đầu phẩm đến chín bộ kinh, nói về hai thuyết ma, Phật giống nhau mà khác nhau.”
  2. Từ “Chín bộ trở xuống” đệ tử Phật chấp có nhẹ nặng có nặng, chấp có Tiểu, không có Đại, chê bai lẫn nhau, cũng là ma.
  3. Từ “Không có bốn Ba-la-di” trở xuống, là nói về thuyết của người đại tà kiến nói là không có lý thiện, ác, cũng là ma.
  4. Từ “Phải nhờ trì giới v.v… “Trở xuống, nói chung về cái mà xưa nay, có thể trái với việc Phật pháp, đều là ma nói. Nay, ma nói Phật tại gia, xuất gia, tà kiến, chánh kiến, kinh luật thông suốt, bít lấp, đều sẽ được giải thích rõ ràng.”

“Bấy giờ, Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn!” cho đến “Các kinh luật khác có thể thọ trì.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Siêng giữ gìn kinh luật của ma, gọi là y theo người, không y theo giáo. Nếu có đủ bốn điên đảo tức là bốn na.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Bốn ma là: Ma Kinh, ma luật, ma thầy và đệ tử ma. Ma dùng hai việc để khuấy rối chánh pháp: Một là dùng hình làm rối loạn; hai là dùng thuyết để gây rối loạn nay trước nói về dùng hình gây rối loạn, kế là nói về dùng thuyết gây rối loạn. Căn cứ vào thuyết rối loạn, lược có hai:

    1. Kinh rối loạn.
    2. Luật rối loạn.

Cả hai rối loạn này đều có hai lớp: Trước lược, sau rộng.

Y cứ vào lược kinh rối loạn, tiếp nối giáo nghiêng lệch của Phật, chấp cho là liễu nghĩa. Y theo lược luật, đầu tiên, nghĩa về một dĩ vãng trái ngược với giáo luật. Còn trong kinh rối loạn rộng, về câu văn lại xuất hiện, không cần từ giáo, chính là tự tìm tòi, so đo, sinh ra hiểu biết tà vạy này, chẳng phải người công đức. Về sau, sẽ nói về Tỳ-kheo đáp câu hỏi của Vua: “Tánh có mắc tội”. Cũng gọi là kinh rối loạn. Y theo kinh rối loạn rộng, có thể chia thành bảy, cho đến lại chia ra.” Pháp sư Bảo Lượng nói: “Giải thích về tà trong đây có hai đoạn:

  1. Đạo rối loạn của Ma trời.
  2. Người làm ma để khuấy rối chánh.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn!” cho đến “Phe nhóm như thế, làm sao biết rành được?”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Một lượt trước kia, trước chỉ định cho bốn Y trước, để thưa hỏi Phật. Đã được Phật ấn khả, tức là nêu lên câu hỏi trước để xin Phật đáp.”

Phật bảo Ca-diếp: “Sau khi Như lai vào Niết-bàn bảy trăm năm” cho đến “Làm thân vô lậu, hư hoại chánh pháp của Như lai.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Trong hai thứ lẫn lộn, đây là hình lẫn lộn.” “Là thời kỳ ma Ba-tuần làm hư hoại chánh pháp” cho đến “Người thuận theo lời Phật nói, tức là Bồ-tát.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây sẽ chỉ rõ lời nói rối loạn, có mười một lần “Lại nữa”, đây là “Lại nữa” lần thứ nhất, nói là Như lai thật sự giáng sinh ở cung vua.”

“Nếu có người nói: “Lúc Như lai giáng sinh” cho đến “Người nào thuận theo Phật nói, tức là Bồ-tát.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Thứ hai, là không tin bốn phương mỗi phương, Như lai đều bước đi bảy bước.”

“Nếu có thuyết nói, Bồ-tát giáng sinh rồi” cho đến “Thuận theo lời Phật nói, tức là Bồ-tát.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Thứ ba, cho rằng, Phật sinh sau, nên kính lễ trời. Vì trời sinh trước, do đó không nên lễ Phật.”

“Nếu có kinh, luật nói: Bồ-tát” cho đến “Người thuận theo kinh, luật Phật, gọi là Bồ-tát.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Thứ tư, cho rằng thật có thọ năm dục.”

“Nếu có thuyết nói: Phật ngự tại nước Xá-vệ” cho đến “Thuận theo lời Phật nói, tức là Bồ-tát.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Thứ năm, cho rằng Đức Phật cho thọ tám vật bất tịnh.”

“Nếu có thuyết nói: “Bồ-tát vì muốn cúng dường” cho đến “Phải biết là lời ma nói.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Thứ sáu, cho rằng “Đức Phật không thể hiện vào các đường để thị hiện các kỹ năng.”

“Nếu có thuyết nói: “Bồ-tát như thế” cho đến “Người thuận theo lời Phật nói, chính là Bồ-tát.” Xét: Pháp sư Trí Tú nói: Thứ bảy là cho rằng giới luật một bề đều nặng. Lại nói một bề không có Đại thừa.

Lại nữa! Này người thiện nam! Nếu có thuyết nói cho đến thuận theo lời Phật nói tức là Bồ tát.

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Từ tội nặng nhẹ, tánh nó đều nặng”

Từ dưới đây, ma nói luật, để làm cho chánh pháp lộn xộn. Có bảy ý. Đây là ý thứ nhất: Lời nói trái với luật Phật dạy. Pháp sư Trí Tú nói: “Thứ tám, cho rằng lời Đức Phật không được thành tựu công đức, nên thân là vô thường.”

Lại có người nói: “Hoặc có Tỳ-kheo” cho đến “Nếu có thể thuận theo là Đại Bồ-tát.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ ba là nói hai người không phạm mà phê phán là phạm.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Thứ chín, cho rằng thật không phạm mà nói phạm.”

“Lại có thuyết: “Không có bốn Ba-la-di” cho đến “Phải biết rằng, người này thật là đệ tử Như lai.”

Nhận xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ ba, là nói hoàn toàn hủy phạm, đều không có tội.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Thứ mười, nói là không có tất cả giới. Dưới đây do Bồ-tát Ca-diếp hỏi, mà Phật giải thích riêng về nghĩa “Khác”.

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế tôn!” cho đến

“Pháp Phật rất sâu không thể suy nghĩ bàn luận.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ tư, trong phần nói về chín bộ kinh, không nói về Phật tánh. Y theo giáo nói là không có, trường hợp này không phạm tội. Nếu nói là phạm tội thì cũng là ma nói, làm rối loạn luật.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn!” cho đến “Không gọi là rơi vào pháp hơn người, gọi là Bồ-tát.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ năm, là nói về người chắc chắn có khả năng che chở giữ gìn chánh pháp, giảng nói thông suốt, giáo hóa chân chính, dù có nói là được đạo, cũng không phạm tội. Nếu nói là phạm tội thì cũng là ma nói, vì làm rối loạn luật.”

“Nếu nói có người phạm Đột-cát-la” cho đến “Thuận theo lời Phật nói, gọi là Bồ-tát.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ sáu, nói về quả báo phạm tội. Lại gồm nêu ra việc thâu-lan-giá của Đại thừa, để răn dạy người đời sau.”

“Nếu có thuyết nói: “Thường giơ lên một chân” cho đến “Phải biết người này là Đại Bồ-tát.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ bảy, cho rằng chín mươi lăm thứ ngoại đạo, xuất gia, cũng làm rối loạn luật.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Đây là thứ mười một, nói là Đức Phật cho phép cất chứa vật không đúng pháp và cho xuất gia, cũng là ma nói.”

“Này người thiện nam! Về sự khác nhau giữa ma nói, Phật nói, nay Như lai đã giảng nói, phân biệt rộng cho ông nghe.” Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Kết thúc ý chỉ trên”.

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn! Nay con mới biết” cho đến “Nhờ đây mà con được ngộ nhập nghĩa sâu của Phật pháp.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Đức Phật khen ngợi.”

“Phật khen Bồ-tát Ca-diếp: “Lành thay! Lành thay!” cho đến

“Ông phân biệt hiểu rõ như vậy, đáng gọi là người trí tuệ.” Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Thuật thành!”