ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TẬP GIẢI

Pháp sư Bảo Lượng, đời Lương soạn.
Hoàng Đế Vì Pháp sư Thích Bảo Lượng Chùa Linh Vị soạn lời tựa Nghĩa Sớ.

 

Phẩm 25: KIỀU-TRẦN-NHƯ

Phần Đầu

  • Phẩm Kiều-trần-như thứ hai mươi lăm:
  • Giải thích: Diệt sắc vô thường, được sắc thường.
  • Đả phá ngoại đạo, nói về Xà-đề-thủ-na thứ nhất.
  • Bà-tư-đà thứ hai, Tiên-ni thứ ba.
  • Ca-diếp thứ tư, Phú-na-thứ năm.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Thứ tư là phần truyền bá. Trầnnhư là người đứng đầu trong các đệ tử, được giác ngộ trước. Nay, đã được hiểu biết tròn đầy, gửi gắm để truyền bá.

Pháp sư Pháp Dao nói: “Phật nói kinh sắp xong, số người ngoại đạo giác ngộ, hiểu biết rất đông. Vì các vị sau cùng được tỏ ngộ, nên căn dặn người giác ngộ đầu tiên. Lại, một phàm phu chẳng phải không có ban đầu, ít khẳng định có sau cùng. Có đầu, có cuối, điều đó chỉ có bậc Thánh? Trần-như trước nghe Phật nói năm ấm vô thường. Nay sau rốt nghe thường mà ngộ. Pháp sư Tăng Tông nói: Đây là đạo trong nhân quả Phật tánh, đầy đủ ở trước, cho nên sai Trần-như lại quyết định nhân quả, nói năm ấm sanh tử là vô thường, quả Phật là thường.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Ở trên đã nói ba lớp xong. Nay lớp thứ tư này, kế là nói về dặn dò, truyền bá. Xét về việc dặn dò ở đây không giống với kinh khác, nên Phật đã nghĩ đến hỏi A-nan, đều nói lại đức của mình, mà vì thể là truyền bá, nên dạy các Thiên. Trước hết là đối với Trần Như, nói về năm chúng, vì muốn dùng oai nghi pháp tắc của tín đồ, công dụng của pháp, giới luật gửi gắm căn dặn sẽ được hiện hữu tồn tại. Lại dùng văn từ, chương cú, tất cả kinh tạng, được phó thác cho A-nan. Đức Phật đã trao lý sâu kín cho A-nan để truyền thừa sâu rộng.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Trong phần nói rộng về nghĩa, đây là phần thứ hai. Lại, do nói pháp trao truyền, nên gọi là thuyết phú chúc. Xét văn sau đây sẽ trải qua đời đương lai không dứt hết. Vì sao biết được? Vì lấy văn làm chứng. Vốn vì dặn dò, nên Đức Phật sai tìm A-nan. Tôn giả A-nan đến, Đức Phật bèn bảo độ Tu-bạt. Về lời gửi gắm của Phật đã được ghi rõ, dùng lý để suy nói về nghĩa tồn tại dễ biết. Dặn dò gồm hai việc:

  1. Người.
  2. Pháp.

Người, là mười vị ngoại đạo đã được Phật hóa độ. Vì Trần-như tuổi tác cao, công đức đáng tôn trọng, có khả năng làm khuôn phép, cho nên Phật gửi gắm. Tôn giả A-nan do hoằng hóa rộng, có duyên đối với công việc truyền thừa, hóa độ, nên nói là hạt giống, vì vậy Phật phú chúc cho A-nan.

Trong một phẩm có bốn ý:

  1. Nói pháp thường, vô thường.
  2. Nói ngoại đạo không có pháp Sa-môn.
  3. Nêu ngoại đạo đến với Phật pháp.
  4. Chính là đả phá ngoại đạo.

Đạo Tuệ ký: “Trần-như đã sinh ở cõi trên. Lại trước đã quen thân với ngoại đạo này, từ khi xuất gia về sau, đã khuất phục được ngoại đạo, nên Phật gửi gắm.”

“Bấy giờ, Đức Thế tôn bảo Kiều-trần-như” cho đến “Thọ, tưởng, hành, thức cũng giống như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Sắc là ràng buộc, nghĩa là nói lỗi của hữu vi.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Ý thứ nhất: Nói sơ lược về nhân quả, thường, vô thường.”

“Này Kiều-trần-như! Nếu có người nào biết được như vậy” cho đến “Làm tiếng rống của Sư tử ở trong đại chúng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Hai danh hiệu Sa-môn và Bà-lamôn đều là tên gọi có nghĩa vắng lặng. Chân lý của pháp là thường định. Không biết thì rối loạn, biết thì thường, vắng lặng biết được thường, vô thường, thì có đủ hai pháp. Nếu lìa Phật pháp thì không có người riêng và đều là vô.”

Pháp sư Trí Tú nói: Đây là “Ý thứ hai.”

“Bấy giờ, rất nhiều ngoại đạo” cho đến “Nếu chúng tôi hơn Cùđàm, thì Cù-đàm phải thờ phụng chúng tôi.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Không có pháp tĩnh, không hề có nhân tĩnh. Nghiệp của thân, miệng đều là giả gọi, chính là nhân mà nhóm họp bàn bạc và luận đạo.”

“Bấy giờ, có số đông ngoại đạo” cho đến “Phật bảo: Này đại vương! Hãy thôi! Ta tự biết khi nào là đúng lúc.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Theo cách thức của người nước ngoài, muốn tổ chức cuộc biện luận quy mô, trước phải xin phép vị quốc chủ.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Ý thứ ba, là nêu các ngoại đạo đến.”

“Bấy giờ, trong chúng ngoại đạo có Bà-la-môn” cho đến “Đã được Niết-bàn lẽ ra cũng vô thường?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ngoại đạo nói pháp Niết-bàn khác, nghĩa là không từ nhân sinh, cho nên hỏi Phật: “Nếu từ nhân sinh, thì lẽ ra phải thường.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Ý hỏi, vì dùng nhân vô thường, nên quả không được riêng thường?”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Mười vị tà sư này đã, hóa độ người có duyên, nói lên dấu vết hàng phục, để chỉ bày nguồn gốc lý Đại thừa. Thông thường, nghị luận với ngoại đạo, phương pháp nói qua, nói lại, không được hoài nghi, trước phải từ khước mọi việc, để cho tâm mình được thoải mái, rồi sau mới nói về lý. Ngoại đạo này chấp hai mươi lăm đế. Nói tánh thường, là tánh mà thể tánh đã chấp. Sau đây chính là đả phá ngoại đạo:”

“Cù-đàm lại nói: Vì từ nghiệp nhân nên sinh lên cõi trời” cho đến “Được giải thoát sao lại nói Niết-bàn là thường?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Dùng hai đạo để so sánh, là câu hỏi thứ hai.”

“Cù-đàm cũng nói: “Sắc từ duyên sinh” cho đến “Là thường, là duy nhất, là khắp tất cả mọi nơi.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Niết-bàn là ấm, là pháp vô thường. Lìa ấm, là xét ra không từ nhân sinh, không có nhân nào sinh ra Niếtbàn, là câu hỏi thứ ba.”

“Cù-đàm cũng nói: “Từ nhân duyên sinh” cho đến “Sao lại nói Niết-bàn tức là thường, lạc, ngã, tịnh?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Câu hỏi chung bốn nghĩa, là câu hỏi thứ tư.”

“Nếu Cù-đàm nói: “Vừa là thường, vừa là vô thường” cho đến “Phật tức là thân ta, nghĩa này thế nào?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Hỏi về danh hiệu Phật, cho rằng nói “Duyên” từ pháp sinh ra có thường, vô thường, là hai lời nói, chẳng phải Phật tự nói. Nghĩa Phật này thế nào? Là câu hỏi thứ năm.”

“Phật nói: Này Bà-la-môn! Như thuyết mà ông nói” cho đến “Tánh đó có thể làm nhân cho tất cả pháp trong và ngoài chăng? Đúng vậy, thưa Cù-đàm!”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nói là Thế tánh, cũng gọi Minh sơ. Trong là chúng sinh, ngoài là phi chúng sinh. Nhân thường mà quả vô thường.”

“Phật nói: Này Bà-la-môn! Tánh ấy làm nhân như thế nào?

Thưa Cù-đàm! Từ tánh sinh ra Đại, từ Đại sinh ra Mạn.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Từ tánh sinh ra đại, từ đại sinh ra mạn: Năm đại mạn là thức. Trước đã nói hai pháp, chưa phải là số của Đế, nói hai mươi bốn pháp, là sắc phi sắc. Đại luận nói: “Sắc, mạn thuộc về phi sắc, sinh ra lẫn nhau, đều là vô thường. Tánh thì không phải như vậy.”

Bách Luận nói: Từ Minh sơ sinh ra giác, nói là nghĩa của mười một căn. Kế là, tánh của chúng nói theo thô này thì về nghĩa không do thứ lớp, nhưng về nghĩa “Đại” thì đồng. Giác đó, mạn này, dùng lời lẽ lẫn nhau.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Minh” ngoài tám muôn kiếp, mờ tối không thấy gì. “Minh” này không thay đổi, nên nói là tánh. Mạn, tức là tâm ta, chỉ vì chấp “Ngã”, nên khởi mạn với người đối diện.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Từ tánh sinh đại, là giác, vì giác muôn pháp, nên nói là Đại. Từ đại sinh ra mạn: Tức là từ Giác sinh ra tâm”

“Từ mạn sinh mười sáu pháp. Đó là: Năm đại: đất, nước” cho đến “Nhưng quả là thường thì có lỗi gì?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trước cho rằng: Đại sinh mạn, mạn và đại này có nghĩa sinh lẫn nhau. Kế là hợp với sắc, hương, là nói theo thô. Từ năm pháp sinh, nghĩa là nói theo thứ lớp. Sắc sinh hỏa, thinh sinh “Không”, hương sinh địa, vị sinh thủy, xúc sinh phong”. Có chỗ nói: “một trần sinh ra một”. Có chỗ nói: “Năm trần sinh chung, một trần riêng nhiều. Năm tri căn: Lửa sinh ra mắt, “Không” sinh ra tai. Đất sinh ra mũi, nước sinh ra lưỡi, gió sinh ra thân, thân sinh ra giác, xúc, ở đây nói là xúc.”

Có chỗ nói: “Một đại sinh, hoặc nói năm đại cùng sinh. Một đại riêng nhiều. Kế là năm nghiệp và ý, năm đại chung. Năm đại cùng sinh là nhiều ít, cũng nói là ý căn. Sắc pháp này có hai mươi mốt pháp, căn bản có ba, ba là sự khác nhau của mạn, đều từ tánh sinh, là nói nhỏ, ẩn, nên nói là hai mươi bốn pháp. Có nhiều lỗi nào? Quả của ông không có lỗi, quả của tôi có lỗi gì?” Đó là đáp câu hỏi đầu.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Sinh ra mười sáu pháp, nghĩa là từ tâm của ta sinh ra năm vi trần. Từ vi trần sinh ra năm đại. Từ năm đại sinh ra mười một tác căn. Hai mươi lăm Đế này đều do Thế tánh sinh ra.”

“Này Bà-la-môn! Trong pháp của các ông có hai nhân chăng?” cho đến “Như đèn soi đồ vật.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tạo ra quả là sinh, không tạo ra là liễu.”

“Phật dạy: Hai nhân này, tánh nhân là một” cho đến “Có đồng với liễu hay không?”

Không, thưa Cù-đàm!”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Sinh gần, liễu xa, tướng của nhân chắc chắn, hễ gần thì không thể xa, mà xa thì không thể gần. Tướng nhân này không có tự thể, nghĩa là vì là xa, nên không sinh quả. Dù không thể sinh quả, nhưng vì nghĩa nhân xa, thì dùng liễu hay chăng?” Không, thưa Cù-đàm. Tướng nhân quả đồng và không đồng. Sinh nhân thì đồng, liễu nhân thì không đồng.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nếu nói theo đây thì không liên quan đến lý luận, mà ngay đó tướng này bị bẻ gãy ngay!”

“Phật nói: “Pháp của ta dù từ vô thường” cho đến “Cho đến ý căn cùng pháp trần sinh ra thức cũng giống như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Pháp từ nhân sinh có thường, vô thường, cái gọi là hai, hai nói không hai. Thường cũng có thật, vì thật nên không hai.” Đã từng từ giáo xưa trước kia” trở xuống, nói là Chư Phật không có nói, nhưng liễu là một lời, là nói hữu vô là không.” Ở trên, nói “Có”, là đồng nói “Có”. “Nói vô” đồng nói là “Vô”. Tục đế giải thích tướng của hai lời nói. Chân đế thì ba tướng có một lời nói, vì liễu nói thăng tục, tục không có tướng nhất định.

“Thế nào là lời nói, liễu một lời nói?” Đây là giải thích về tục có cái “Giả có” tục, chẳng có cái giả “Không” là hai, chân thì chẳng phải có, chẳng phải không có, là một.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Chư Phật ba đời cũng nói: “Sinh nhân mà được là vô thường, liễu nhân mà được là thường.”

“Cù-đàm đã khéo phân biệt được” cho đến “Phật nói: “Lành thay! Các vị đã hiểu rồi.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nghĩa của lời nói như vậy: Nghĩa của nhân hai, quả một. Nay tôi chưa hiểu: là Hiểu, chưa hiểu, đã thí dụ, nói về bốn chân đế xong.

Vừa hai, vừa một là nói về nhân quả của các pháp. Nhân quả thì không có tánh cố định. Chấp tướng thì có hai. Ba tướng là một”.

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Tâm đã khuất phục, trở lại thỉnh Phật nói pháp. Đức Phật nói thẳng bốn Đế vừa là hai vừa là một xong, liền hiểu rằng: “Phàm phu chẳng thấy có nguyên tắc của khổ kia đây, nên nói là hai. Bậc Thánh quán khổ là không, chẳng có kia đây khác nhau, biết một, chẳng phải một, tâm hội nhập bình đẳng.”

“Bà-la-môn bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn! Nay tôi nghe pháp” cho đến “Ngay tại chỗ ngồi liền chứng quả A-la-hán.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đã nói rằng, về mặt lý, không có tỏ ngộ nghiêng lệch. Nay, đã thường, vô thường, đều hiểu cả hai, nên thành. Vậy tại sao Bồ-tát cũng nói là được đạo quả La-hán? Vả lại, chỗ ngồi không hề chẳng có Tiểu thừa, tiểu đức, tiểu trí. Thánh giáo có đầu cuối, mục đích là đón nhận người ngu si, thấp hèn, nên giả thị hiện đạo Tiểu thừa, sao cho tâm chúng sinh sớm được mở mang, cho nên mười tà sư đều tỏ ngộ, gần giác ngộ.”

“Lại, có Phạm chí Bà-tư-tra” cho đến “Không có phiền não là Niết-bàn ư?”

Này Phạm chí! Đúng vậy!”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Niết-bàn gọi là diệt. Diệt có hai thứ: Tánh diệt và tương tục diệt. Tánh là diệt vô, nên nói là: “Đúng vậy.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Cũng không có chỗ chấp, dựa vào trực tiếp thường, vô thường để hỏi Phật.”

“Thưa Cù-đàm! Ở thế gian có bốn thứ“ cho đến “Vì sao nói có thường, lạc, ngã, tịnh?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Cái “Vô” của dứt trừ phiền não đồng với cái “Vô” của “Đã diệt”. Đã diệt chẳng phải thường, thì đâu được gọi riêng là thường?”

“Phật nói: Này người thiện nam! Niết-bàn như vậy” cho đến “Cho nên gọi là tướng khác “Không vô” lẫn nhau.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Chẳng phải cái “Vô” của ba thứ, cho đến có phần đồng vô lẫn nhau”. Niết-bàn là có, chẳng lẽ là vô thường ư?”

“Thưa Cù-đàm! Nếu cho Niết-bàn khác với “Vô”“ cho đến “Sao Cù-đàm lại nói Niết-bàn là thường, lạc, ngã, tịnh?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ý hỏi rằng: “Nếu vì “Không có” phiền não là vô, mà Niết-bàn thì chẳng phải vô. Thân bò, ngựa khác nhau. Không có bò, cũng không có ba, vô đều là vô thường.”

“Như lời ông vừa nói” cho đến “Do đây nên được gọi là thường, lạc, ngã, tịnh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Bò, ngựa là vô lẫn nhau, cho nên vô tánh vô thường, không đối trị với vô thường, thì không được gọi là thường. Niết-bàn trị bệnh là thí dụ.”

“Bạch Đức Thế tôn! Đức Như Lai đã vì tôi” cho đến “Lại sẽ hơn Sa-môn Cù-đàm kia.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Thế nào là vô thường? Nghĩa là chưa biết được pháp vô thường, thì không nói về đối trị, cho nên xin Phật giải thích.”

Bấy giờ, trong chúng lại có Phạm chí Tiên-ni” cho đến “Cũng hỏi

Phật mấy lần như vậy, Đức Phật đều im lặng.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Câu hỏi giả danh không chấp nhất định, Đức Phật thường đáp bằng cách im lặng.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Vì muốn cho Tiên-ni lập nghĩa trước, nên Đức Phật im lặng.”

“Tiên-ni thưa: Thưa Cù-đàm! Nếu tất cả chúng sinh” cho đến “Vì sao Cù-đàm im lặng không trả lời?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Lập nghĩa là có nhất định, không nên đáp là một khắp là tác giả. Dùng ba nghĩa để chứng minh “Có”. Tác giả là bổn ý lập nghĩa. Một và khắp để chứng cho thường. Vì sao? Vì không “Khắp” thì có phần, chẳng phải “Một” thì phải có số. Vật thể có phần số, là vô thường!”

“Phật nói: Này Tiên-ni ông nói “Ngã” đó” cho đến “Tất cả người trí cũng nói như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đồng với trí thì nói là “Có”, nói “Không có” thì chẳng phải người trí.”

“Phật nói: Này người thiện nam! Nếu “Ngã” cùng khắp tất cả chỗ” cho đến “Lại tu các pháp lành để được làm trời?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nhân quả sinh tử, tâm tạo tác, tâm cảm thọ, chúng sinh đều có nghiệp của năm đường. Nhất tâm không đều khởi, không thọ cùng một thời gian. Ông cho rằng: “Ngã” tạo tác, “Ngã” cảm thọ, “Ngã” ở khắp năm đường, lẽ ra phải thọ báo cùng lúc?”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nếu năm đường có quả báo thì sao lại tu điều lành để diệt ác ư?”

“Tiên-ni nói: Thưa Cù-đàm! “Ngã” trong pháp của tôi” cho đến

“Tu các pháp lành, sinh lên cõi trời.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Sau nói: “Khi chưa được đạo, là tạo ra được đạo, tức vì thường thân có hai, nên nói “Ngã” có hai, “Ngã” chẳng hai.”

“Phật nói: Này người thiện nam! Như lời ông nói” cho đến “Nếu

“Tác thân” đã “Không”, thì sao lại nói là khắp?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Khắp” là khắp ba đời. Nếu trước là vô thường, thì “Tác nhân” sẽ có thân, lúc “Ngã” đã diệt thì thân “Không có”. Thưa Cù-đàm! Ngã do tội lập ra cũng ở trong tác cho đến cho nên ngã của tôi vừa khắp vừa thường

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nói là ở “Tác nhân” thì không mất tính chất khắp, ở diệt thì không mất thường. Lấy nhà dụ cho thân, dùng chủ nhà dụ cho cho “Ngã”. Nhà bị đốt cháy, chủ chạy ra khỏi, chủ thường, nhà thường, đâu có lỗi gì?”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Lấy sự quê mùa của đời để làm chứng: Người đời cũng nói: “Đốt nhà, chứ không nói đốt chủ.”

“Phật nói: Này người thiện nam! Như ngã mà ông nói” cho đến “Thì trái với pháp thế gian, xuất thế gian.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Thế gian nói hư không là khắp, thường, sắc, phi sắc là vô thường, đều là “Không”. Nếu “Ngã” này là hư không, thì lẽ ra phải khắp, thường, vô thường, sắc, phi sắc, sao lại lấy người, nhà không khắp để làm ví dụ ư?”

“Tiên-ni nói: Tôi cũng không nói tất cả chúng sinh” cho đến “Mà tôi nói mỗi người đều có một ngã riêng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ngoại đạo chấp ngã có hai thứ: Một là chung; hai là khắp. Mà Tiên-ni không chấp chung, mà nói là khắp, vì từ đầu đến cuối không thay đổi, mà là một.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Ý nghĩa chống chế, mỗi người đều có một “Ngã” riêng không tổn thương đến “Khắp”.”

“Phật nói: Này người thiện nam! Nếu ông nói một người” cho đến “Nếu ngã không khắp thì là vô thường.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nếu mỗi người đều có chủ tự tại, thì việc không thấy, nghe lẽ ra phải đồng. Nếu cho là khắp đi, thì cỏ, cây lẽ ra cũng thấy, nghe?”

“Tiên-ni nói: “Thưa Cù-đàm! Ngã của tất cả chúng sinh” cho đến “Lúc Phật được nghe, thì trời lẽ ra cũng được nghe.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nghĩa chống chế: “Ngã” gặp pháp thì thiện, gặp phi pháp thì ác, không được bình đẳng.”

“Phật nói: “Này người thiện nam! Nếu pháp và phi pháp” cho đến “Vì sao? Vì nghiệp bình đẳng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Muốn nêu lên câu hỏi, là trước phải khẳng định pháp đó là nghiệp hay phi nghiệp?”

Đáp: “Là do nghiệp làm ra. Nói: “Nếu là nghiệp tạo tác, tức là “Pháp” đồng, sao lại nói là “Khác”?”

Tiên-ni nói: “Thưa Cù-đàm! Ví như trong một ngôi nhà có” cho đến “Ánh sáng của ngọn đèn kia thì không khác, dụ cho “Ngã” của chúng sinh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nghĩa chống chế: “Một trăm ngọn đèn đồng đặt trong nhà, ánh sáng chiếu khắp, mà ngọn đèn thì không khắp. Không thể lấy ánh sáng khắp để quở trách ngọn đèn lẽ ra cũng phải khắp? Một trăm người, một trăm “Ngã” dù khắp, nhưng pháp, phi pháp thì không khắp.”

“Phật nói: Này người thiện nam! Ông nói ánh sáng đèn” cho đến “Đâu được dùng ngọn đèn, ánh sáng để làm ví dụ.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ngọn đèn là ánh sáng, lìa ngọn đèn sẽ không có ánh sáng. Pháp và phi pháp mà ông đã nói, thì không phải như vậy, sao lại dùng “Một” để dụ cho “Khác” ư?”

“Này người thiện nam! Nếu ý ông cho rằng, ngọn đèn và ánh sáng” cho đến “Ba việc pháp, phi pháp và “Ngã” là “Một”.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ở trên đã cho rằng ánh sáng khác với ngọn đèn. Nay, nói ánh sáng chẳng khác ngọn đèn. Đối với ông chẳng phải thí dụ, đối với tôi là thí dụ. Vì sao? Vì ngọn đèn là giả danh, dùng sắc, xúc làm thể. Sắc tức là ánh sáng, ánh sáng chẳng khác ngọn đèn. “Ngã” là giả danh, dùng hai pháp làm thể, “Ngã” chẳng khác hai pháp.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Dùng “Ngay nơi” việc để hỏi. Nếu nói ngọn đèn và ánh sáng không liên quan nhau thì hiện nhìn thấy hễ ngọn đèn to thì ánh sáng sẽ lan rộng, lìa ngọn đèn sẽ không có ánh sáng.”

“Tiên-ni nói: Thưa Cù-đàm! Ngài dẫn ví dụ đèn” cho đến “Đối với ta thì tốt, mà không tốt đối với ông.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ngoại đạo cho rằng: “Pháp có tánh cố định, hễ tốt thì nhất định tốt, không tốt thì tất cả không tốt. Đức Phật phá rằng: “Ta không chấp nhất định, ta bảo ông hãy bỏ chấp!”

“Tiên-ni nói: Thưa Cù-đàm! Vừa rồi Ngài trách tôi” cho đến “Do đó suy ra, thì thật không bình đẳng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nêu hỏi lại: Nếu Phật cho chấp là

sai, còn chẳng trả lời là phải, tức là không bình đẳng.”

“Phật nói: Này người thiện nam! Như sự bất bình đẳng của ta” cho đến “Vì đồng được bình đẳng với các bậc Thánh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Sinh tử do chấp đắm mà bị ràng buộc. Cho nên ta không trả lời là đúng. Ông đã cho không chấp là sai nay tôi phá cái sai của ông, tức hai thứ này đều tốt, đâu không bình đẳng ư?

“Tiên-ni nói: Thưa Cù-đàm! “Ngã” thường là bình đẳng” cho đến “Sao Ngài lại nói ngã là bất bình đẳng?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Cho rằng chấp khắp của mình là bình đẳng.”

“Này người thiện nam! Ông cũng nói rằng: “Sẽ chịu quả địa ngục” cho đến “Vì sao mà nói là do “Ngã” tạo ra?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ngã” lấy tự tại làm nghĩa, sao lại gây ra điều ác mà không làm việc lành?”

“Này người thiện nam! Nỗi khổ vui của chúng sinh, thật sự là từ nhân duyên” cho đến “Cho đến thân căn (xúc) cũng giống như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tạo tác là “Ngã” mà là tác giả, ngã tức vô thường.”

“Nếu ý ông cho rằng, “Ngã” dù có thể thấy” cho đến “Ông lập ra “Ngã” có thể thấy cũng giống như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Lửa do hoa Tu-mạn-na đốt, chứ chẳng phải hoa đốt, thức nhờ mắt mà thấy, chứ chẳng phải mắt thấy.”

“Tiên-ni nói: “Thưa Cù-đàm! Như người cầm liềm” cho đến “Tất cả phiền não lẽ ra cũng như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Liềm, và người khác nhau, có thể có tác động, lìa mắt sẽ không có “Ngã”, là việc hiện thật có thể nghiệm biết.”

“Tiên-ni nói: “Thưa Cù-đàm! “Ngã” có hai thứ” cho đến “Đã hoại diệt rồi, không bao giờ sinh lại.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Lại lập ra “Ngã” khổ vui làm ngã. Nếu không biết thời, thì gây ra phiền não chịu khổ, biết thời thì tu đạo dứt kiết.”

“Phật nói: Này người thiện nam! Ông nói là có biết ấy” cho đến “Tất cả súc sinh vì sao không được?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ngã” là xưa nay thanh tịnh, không bị các khổ buộc ràng. Không nên vì vui mà làm các việc lành, mà cầu giải thoát. Nếu cho rằng, không từ nhân duyên thì súc sinh lẽ ra cũng được mới phải?”

“Tiên-ni nói: “Thưa Cù-đàm! Nếu là vô ngã” cho đến “Và có ngã sở, ngã tác, ngã thọ.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tiên-ni dùng ba việc để chứng minh cho “Ngã”. Về nghĩa có thể lập cùng cực ở đây.”

“Tiên-ni nói: Như Cù-đàm đã nói vô ngã, ngã sở, vì sao Ngài lại nói có thường, lạc, ngã, tịnh?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Và thưa hỏi về những gì còn nghi ngờ.”

“Phật nói: Này người thiện nam! Ta cũng không nói” cho đến “Nay ta giảng nói thường, lạc, ngã, tịnh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tâm Tiên-ni ưa bốn pháp, lấy “Ngã” làm thường, lạc. Nếu “Ngã” nói theo điên đảo thì trong ngoài đều không, nên hỏi rằng: “Cù-đàm! Vì sao lại nói thường? Nay đáp: “Diệt nội, ngoại nhập, gọi là tịnh, chứ chẳng phải cầu vô thường. Ông cho nhập trong, ngoài là thường, cho nên là điên đảo.”

“Tiên-ni nói: Bạch Đức Thế tôn! Xin Đức Đại Từ” cho đến “Dứt bỏ tất cả phiền não, trước phải dứt bỏ ngã mạn.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tiên-ni ngã mạn rất nặng, trước Đức Phật bảo không gây tội nặng, thì tội nhẹ sẽ tự diệt.”

“Tiên-ni bạch Phật rằng: Đúng vậy! Đúng vậy!” cho đến “Phạm hạnh thanh tịnh chứng quả A-la-hán.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Dù lìa các kiến, nhưng đối với các ấm, tâm ái vẫn chưa hết, còn khởi tưởng chúng sinh. Nay, quán các ấm vô tự tánh, không có tha tánh, vì tâm pháp diệt, nên tưởng chúng sinh diệt.”

“Trong chúng ngoại đạo, lại có phạm chí” cho đến “Vì sao Cùđàm im lặng không trả lời?”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Bồ-tát Ca-diếp chấp thân khác mạng, mạng khác thân. Thân dù vô thường, nhưng mạng là thường, nên khoảng giữa không dứt.”

“Này người thiện nam! Ta đã nói thân mạng đều từ nhân duyên” cho đến “Một bề nói là thân khác, mạng khác.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tất cả đều từ duyên sinh, đều là pháp vô thường. Cho nên nói “Tức là”, vì không lìa thân mà có mạng, không lìa mạng mà có thân. Thân khác, mạng khác, nghĩa là thân thì đương pháp thể, còn mạng thì bàn đến đầu cuối, như thế.”

“Phạm chí thưa: “Bạch Đức Thế tôn! Xin thương xót cho tôi xuất

gia” cho đến “Năm ngày sau, Phạm chí này chứng quả A-la-hán.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nghe pháp bỏ mê, ngộ đạo là chứng.”

Trong chúng ngoại đạo, lại có Phạm chí tên Phú-na” cho đến “Chẳng phải đi mà đi, chẳng phải không đi mà đi.”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Phú-na chấp sáu mươi hai kiến. Y cứ theo năm ấm, chấp một ấm làm bốn câu, bốn lần năm thành hai mươi. Như đi, không như đi, cũng như thế, lẽ ra ba pháp thành sáu mươi, đây là chấp luống dối, đều lấy đoạn, thường làm gốc, cho nên thành sáu mươi hai kiến.”

Phật nói: “Này Phú-na! Ta không nói thế gian là hư, thật” cho đến “Không được nói có Đông, Tây, Nam, Bắc.”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nếu hư hoại đối với muôn pháp, thì sẽ nhận thức sáng suốt bốn đế, xa lìa sinh tử ràng buộc.”

“Phú-na thưa: “Xin nói một thí dụ, cúi mong Đức Thế tôn chấp nhận” cho đến “Lậu hết, chứng được quả A-la-hán.”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Tức là Khai Thị Ngộ Nhập. Thôn lớn dụ cho bốn đế, rừng Ta-la, dụ cho hai mươi lăm hữu sinh tử. Nói về sinh tử là pháp ngoài lý, huống chi là ngoài, trong đó có một cây, dụ cho Đức Phật thuở xưa khi còn là phàm phu. Tiên lâm mà sinh, dụ cho chúng sinh hai mươi lăm cõi xưa kia. Về sau, tu pháp vô lậu của Thập địa. Đủ một trăm năm, là hạnh Thập địa. Bấy giờ chủ khu rừng dùng nước tưới cây. Chư Phật quá khứ, vì duyên ngoài của mình, tiến sanh điều lành của mình, hoặc thọ ký riêng. Cây kia khô héo cằn cỗi, rũ xuống, dụ cho Phật đã dứt hết chướng phiền não, chỉ có sự trinh nguyên chân thật là tồn tại: Sinh tử luống dối, năm ấm đã hết, chỉ còn lại diệu bổn thần minh, pháp tánh vô vi, pháp chân thật tồn tại. Ngoại đạo còn lập ra ví dụ để lãnh ngộ như vậy, huống chi người học mà không kính tin ư?”

 

Phần cuối

  • Phạm chí tên là Tịnh thứ sáu.
  • Phạm chí Độc Tử thứ bảy.
  • Phạm chí Nạp y thứ tám.
  • Bà-la-môn Hoằng Quảng thứ chín.
  • Việc A-nan bị Ma vương khuấy rối.
  • Nói duyên khởi lúc A-nan mới làm thị giả.
  • Phật nói pháp cho Tu-bạt-đà-la nghe.

Lại có Phạm chí tên là Thanh Tịnh” cho đến “Chẳng phải đi, chẳng phải không đi.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nghe thường, vô thường đều là điên đảo, nhưng vì không biết lý do của điên đảo nên hỏi.

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Luận nghị không còn chấp trước, nắm thẳng lấy sáu mươi hai kiến để hỏi, Phật liền nói cho Phạm chí nghe về phương pháp lìa sáu mươi hai kiến, nhờ đó mà tỏ ngộ đạo La-hán.”

“Phạm chí bạch Phật rằng: Bạch Cù-đàm! Chúng sinh biết pháp nào” cho đến “Người này biết thường và vô thường?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Biết pháp nào? Nghĩa là đã biết bệnh khởi, kế là, hỏi về cách diệt bệnh.”

“Phạm chí thưa: Bạch Đức Thế tôn! Tôi đã hiểu biết” cho đến

“Các lậu đã dứt hẳn, chứng quả A-la-hán.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nhân ở trước gọi là cũ, quả ở sau gọi là mới.”

Phạm chí Độc Tử lại nói thế này” cho đến “Nếu ông ấy có hỏi ta sẽ tùy ý đáp.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Độc Tử hỏi Phật điều mà mình thấy biết, vì muốn xét xem điều mình thấy đó là đồng, hay khác với

Đức Phật. Chỗ thấy của ngoại đạo khác nhau, có người nói không có quả báo thiện ác, có người nói có thiện ác mà không có đạo có người nói có đạo không tu đắc. Hoặc nói nam được, nữ không được. Hoặc nói xuất gia được, tại gia không được. Hoặc nói lìa dục được, ở dục không được, hai câu hỏi.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Cũng không có chấp nhất định. Sở dĩ Đức Phật im lặng là vì Ngài muốn chỉ bày dấu ấn của mình, chẳng phải trí đáp.”

“Phật nói: Này Độc Tử! Lành thay! Lành thay!” cho đến “Bình đẳng mưa xuống hàng Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ba thứ thiện, bất thiện và tu mười điều thiện, bất thiện, cuối cùng dứt tất cả chướng, thành tựu Thánh đạo.”

“Bạch Đức Thế tôn! Nếu các ngoại đạo muốn đến Phật pháp để xin xuất gia” cho đến “Các Tỳ-kheo vâng lời Phật, trở về sửa soạn đại lễ cúng dường thi hài Độc Tử.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Thử thách họ trong bốn tháng: Ngoại đạo vốn có dị kiến, nhờ pháp thâu phục đều thử thách suốt bốn tháng. Nếu không như vậy thì không cần thử thách.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Như kinh Ưu-bà-tắc giới chép: “Thử thách trong sáu tháng, vì tùy căn cơ, nên có pháp này, mà Độc Tử xuất gia sau mười lăm ngày mới chứng được Sơ quả, đạo cảm ứng, việc đó khác nhau, biểu hiện rõ rệt ở đây.”

“Phạm chí Nạp Y lại nói lời này” cho đến “Thân thiện, bất thiện, nghĩa ấy không đúng!”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nói không có nhân quả, cho nên làm người Xiển-đề là vì họ cho rằng, thiện ác đều có tánh, không từ nhân duyên, vì đều là thiện ác.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Vì tìm khởi thỉ của chúng sinh không có nguồn gốc, nên nói là thiện ác đều tự nhiên.”

“Vì sao? Vì như Cù-đàm nói: Vì phiền não, nên” cho đến “Đều có tự tánh, không từ nhân duyên.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Việc thứ nhất, là trước sau đều không thể cùng lúc, vì thân so với tất cả pháp đều vô nhân.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Trước là nêu lên câu hỏi ba quan hệ: Thứ nhất phiền não là nhất định, nêu thời gian trước, sau của thân.”

Lại nữa, “Thưa Cù-đàm! Cứng là tánh của địa đại” cho đến “Vì tự tánh có, nên chẳng phải do nhân duyên sinh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Thứ hai là dùng “Không” để so

sánh với năm đại, dùng năm đại để đối chiếu với tất cả.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Sau đây, sẽ nêu bảy việc nhằm chứng minh nghĩa. Đây là việc thứ nhất, chứng minh rằng mỗi việc đều có tự tánh của chúng.”

Lại nữa, “Thưa Cù-đàm! Pháp thế gian” cho đến “Sao lại nói rằng từ nhân duyên sinh?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Sự thứ nhất, như khúc gỗ không do xấu, tốt mà tánh của nó có tác dụng cong quẹo, suôn ngay. Tánh của năm đường có thiện, ác đều tùy theo chỗ sinh mà được tên gọi.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Việc thứ hai, chứng minh rằng. Vì có công dụng nhất định, nên không có nhân duyên.”

Lại nữa, “Thưa Cù-đàm! Tất cả chúng sinh” cho đến “Đối với tất cả pháp đều có tự tánh của chúng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Thứ tư là dùng loại để tìm vật, mỗi vật đều có tánh.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Thứ ba là chứng minh.”

“Thưa Cù-đàm! Như Ngài đã nói” cho đến “Sinh ra tất cả pháp, làm tự tánh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Việc thứ năm, do năm trần chẳng phải là nhân của tham, thức ăn và sự giận dữ tự sinh ra.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đây là việc thứ tư.”

Lại nữa, “Thưa Cù-đàm! Tôi nhận thấy người đời” cho đến “Nếu có nhân, thì không nên đồng nhất mà được hai quả khổ, vui.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đây là việc thứ năm.”

Lại nữa, “Thưa Cù-đàm! Các trẻ thơ ở thế gian” cho đến “Tất cả pháp đều có tự tánh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Việc thứ bảy, cho rằng: “Sự lo lắng, nỗi vui mừng đều vô nhân.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đây là việc thứ sáu.”

Lại nữa, “Thưa Cù-đàm! Pháp thế gian có hai” cho đến “Vì có tự tánh, nên không từ nhân duyên.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Việc thứ tám: “Cho nên chấp bên ngoài, hư không có công dụng, có tên gọi, sừng thỏ không có công dụng, không có tên gọi.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đây là việc thứ bảy, bảy việc đều chứng minh cho tự nhiên.”

“Phật nói: Này người thiện nam! Như lời ông nói” cho đến “Đồng với năm đại thì không có việc đó.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trước, phá thứ hai, nói về các đại đều vô thường, cho nên vô tánh.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nếu cho rằng muôn pháp đều từ năm đại thì muôn pháp vô thường năm đại cũng phải vô thường.”

“Này người thiện nam! Ông nói vì chỗ dùng nhất định” cho đến

“Chẳng nên nói tất cả Pháp đều có tự tánh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: Đây là “Đáp việc thứ ba: “Nếu danh nghĩa có nhân thì sự thật cũng có nhân.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: Đây là “Đáp việc thứ hai: “Nói về trúc, gỗ lúc mới mọc, vốn không có tánh chất của mũi tên và cây lao, mà là từ nhân duyên người vót mới thành mũi tên, cây lao, đâu không phải nhân duyên hay sao?”

“Này người thiện nam! Ông nói như con rùa sinh nở trên đất liền” cho đến “Kkhông có tự tánh, không có một tánh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chứng minh thứ ba: “Đều do hành nghiệp, đâu thể không có duyên?” này người thiện nam! Ông nói thân là ở trước cho đến vì sao hỏi như thế.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đáp câu hỏi thứ nhất: “Tánh của ông cũng không có trước, sau, mà “Ngã” đã từ nhân duyên cũng không có trước, sau, sao ông lại hỏi?”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Phá ba chứng minh xong. Đáp các chấp của ngoại đạo ở trên. Vả lại, một lần bác bỏ chung, đủ chứng tỏ không nên nêu lên câu hỏi.”

“Này người thiện nam! Thân và phiền não của tất cả chúng sinh” cho đến “Đều từ nhân duyên, không có tự tánh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ông có cùng lúc mà không có nhân quả. Ta “Duyên” có cùng lúc mà có nhân quả, như ngọn đèn và ánh sáng…” trở xuống. Nếu không thấy nhân của thân, rồi nói là không có nhân, thì ông cũng không thấy nhân của chiếc bình, lẽ ra chẳng nên nói đất sét là nhân của bình.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Chính là đáp: “Thân và phiền não có cùng lúc. Lời nói này dường như không quan hệ gì với khởi thỉ của chúng sinh, đúng ra phải nắm lấy lời nói về thời ngữ của chi thức trong mười hai nhân duyên. Nói về sự thọ sinh là thể, phải có đủ khởi nghiệp nhuận để nhuận sinh. Vì nếu chỉ có nghiệp nhuận mà không thấm nhuần sinh ra ái thì sẽ không bị quả báo của kiết sử, nên sự khởi động của trí thức dụ cho nghiệp thấm nhuần, nhưng nếu không khởi lại nhuận sinh, thì quả báo sẽ không nối nhau. Bấy giờ, thân và phiền não sẽ được nói là có cùng lúc. Dù rằng cùng lúc, nhưng phải do phiền não mới có thân. Nếu nói vì thân không ở trước, nên biết không có nhân thì hiện nay đang thấy bình… lẽ ra là không có nhân duyên.”

Này người thiện nam! Nếu nói tất cả pháp” cho đến “Cũng phải tinh tấn, siêng năng giữ giới như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Pháp của ông có công năng sinh, gọi là đại. Nếu không có nhân duyên thì chẳng nên nói là đại.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nhân duyên trước của thân cũng đồng với ở đây.”

“Này người thiện nam! Ông nói năm đại có tính cứng chắc cố định” cho đến “Nên không được nói là vì tự tánh nên cứng chắc.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Các đại này có mùi hương, vì mùi hương thuộc về địa đại.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Lại, phá chứng minh đầu, ngoại đạo kia cho bơ, bạch lạp, hồ giao là đất, mà có lúc lại đồng với nước, đâu có tự tánh?”

“Này người thiện nam! Bạch lạp, nhôm, chì, đồng, sắt, vàng, bạc” cho đến “Sao lại nói nhất định gọi là tánh của lửa.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ở đây nói về sắc, sắc thuộc về lửa.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Lửa không nhất định, vì khi dòng chảy là tánh nước, lúc lay động là tánh của gió, khi thời gian nóng bức là tánh lửa, lúc gặp vật thể cứng chắc là tánh đất, cũng chẳng phải tự tánh.”

“Này người thiện nam! Tánh nước, gọi là dòng chảy, nếu khi nước đông cứng” cho đến “Từ nhân duyên thấy là có nhân duyên, chứ chẳng phải không có nhân duyên.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì cứng chắc là tánh giữ gìn, nên gọi là nước. Nhưng tánh chất của dòng chảy dao động là đồng nhau. Nếu dao động, mà chẳng mất đi tánh của dòng chảy thì không gọi là gió ư? Nếu lay động không gọi là gió trở xuống. Nếu ẩm ướt nhiều thì thuộc về nước, khi nước đóng thành băng cứng, phần nhiều nên thuộc về đất, há là từ duyên mà có tên gọi ư?”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nếu khi đông đặc, vẫn thuộc về nước, sóng vốn do gió mà lay động, nên gọi sóng là gió. Nếu không gọi sóng là gió, thì cũng chẳng phải đông cứng là nước.”

“Này người thiện nam! Ông nói chẳng phải do năm trần mà có tham” cho đến “Không do năm trần sinh tham và giải thoát là không có việc đó.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đáp câu hỏi thứ năm: Chẳng phải nhân, là không phải chánh nhân. Tham có hai nhân: Giác quán là nhân trong, sáu trần là nhân ngoài, nhân trong sinh ngoài.”

“Này người thiện nam! Ông nói người các căn đầy đủ” cho đến “Không có tự tánh, mà đều từ nhân duyên.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đáp câu hỏi thứ sáu: “Có người ưa bố thí mà nghèo, kẻ bỏn sẻn tham lam mà giàu có, lẽ ra đồng câu hỏi với các căn, nên trước đáp nghiệp quả đời sau. Chính là đáp: Căn đầy đủ là rất giàu, vì lúc tu không bao gồm nên cảm thọ báo có khác.”

“Này người thiện nam! Ông vừa nói trẻ nhỏ ở thế gian” cho đến “Thân này do nhân duyên phiền não và nghiệp.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đáp câu hỏi thứ bảy: “Nếu cười là tự tánh thì lẽ ra lúc nào cũng cười, như lửa không nguội nên thường nóng. Không đáp câu hỏi thứ tám: Vì hư không, sừng thỏ, đều được trí đáp.”

“Phạm chí bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế tôn! Như thân này” cho đến “Dứt trừ phiền não trong ba cõi, được quả A-la-hán?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Lại thỉnh Phật nói cho nghe nhân của thân, nghe liền tỏ ngộ.”

“Lại có Bà-la-môn tên là Hoằng Quảng” cho đến “Có thể phát tâm rộng lớn vô thượng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Hoằng Quảng không rõ dấu vết, dẫn các việc không biết, nên truyền bá rộng kinh này. Bấy giờ, Phật sẽ chỉ bày rõ về dấu vết, thị hiên chúng được nghe không xa.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Lại không có sở chấp. Hoằng Quảng nghĩ rằng định thử Phật, Đức Phật biết ngay ý nghĩ của ông ấy. Vì thấy Đức Phật đã thấy rõ tâm niệm của mình, nên rất bái phục! Kiều-trầnnhư trước hỏi về việc mình đã làm, Đức Phật liền nói về dấu vết của ông:”

Phật nói: “Thôi đi Kiều-trần-như!” cho đến “Chẳng nên khen ông ấy là hiện nay có thể phát đại tâm như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nhập là nhập vào Niết-bàn, xuất là ra khỏi sinh tử.”

“Bấy giờ, Đức Thế tôn biết rồi, liền hỏi Kiều-trần-như: “Tỳ-kheo A-nan hiện đang ở đâu?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Truyền bá kinh có hai người. Từ trên Hoằng Quảng đã duy trì, Tu Bạt trở xuống, nên gửi gắm cho A-nan. Đoạn văn sau tương tự như vậy, cũng có thể Phật gửi gắm cho Hoằng Quảng, mà văn thì giao phó cho A-nan.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Từ đây trở đi, chính là nói về ý truyền bá:

Hỏi: “A-nan hiện đang ở đâu? Có ba lý do:

  1. Muốn nói lên A-nan có tám đức không nghĩ bàn.
  2. Vì truyền bá kinh.
  3. Vì vời Tu-bạt đến.

“Kiều-trần-như thưa: “Bạch Đức Thế tôn! Tỳ-kheo A-nan” cho đến “Không đến trong đại chúng này.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Bọn ma vương vì muốn làm cho pháp Phật rồi đây sẽ không có ai để Phật phó chúc, sẽ diệt mất, không còn truyền bá nữa, nên đã khuấy rối A-nan.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Cho nên Đức Phật biểu dương đức của A-nan, là vì dù Tôn giả A-nan hiện vắng mặt trong đại chúng, nhưng vẫn thừa khả năng ghi nhớ những lời di chúc sau cùng của Phật.”

“Bấy giờ, đại Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi” cho đến “Lại hỏi Kiều-trầnnhư: “A-nan hiện ở đâu?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì muốn chỉ bày rõ đức tốt của A-nan, nên Đức Phật mới hỏi.”

Khi ấy, “Đức Thế tôn bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi” cho đến “Nếu Đức Thế tôn bằng lòng ba điều tâm nguyện này, thì tôi xin vâng lệnh chư Tăng mà làm thị giả cho Ngài.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nói A-nan có hai việc: Một là được người thân thuộc kính tin; hai là nhớ lời Phật không có sót mất.”

Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: “A-nan đã hầu hạ ta” cho đến “Tám là có đủ trí tuệ do nghe pháp mà sinh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nêu A-nan có ba ý:

  1. Nêu mọi việc làm đều có tám đức không thể suy nghĩa bàn luận, tất nhiên có khả năng truyền bá rộng.
  2. Dẫn chứng nói về bảy đệ tử của Phật có tám đức, đều cùng nhau truyền bá.
  3. Chính là giải thích câu hỏi của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi: “Này Văn-thù-sư-lợi! Thị giả của Phật Tỳ-bà-thi” cho đến “Nên ta gọi Tỳkheo A-nan là Đa Văn Tạng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Phần hai dẫn chứng bảy vị Phật để so sánh.”

“Này người thiện nam! Như ông đã nói: “Trong đại chúng này” cho đến “A-nan đã nghe, tự có thể giảng nói thông suốt.”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Phần thứ ba, chính là đáp câu hỏi.”

“Này Văn-thù-sư-lợi! Tỳ-kheo A-nan” cho đến “Dốc lòng kính lễ, rồi đứng qua một bên.”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Thời gian sắp đến, Đức Phật sai Văn-thù đem chú đến giải ma, dẫn A-nan trở về.”

“Phật bảo A-nan: “Bên ngoài rừng Ta-la này” cho đến “A-nan cùng Tu-bạt-đà về đến chỗ Phật.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tập khí chưa hết: Mới hàng phục kiết cõi Dục, chưa hàng phục được tập khí.”

“Bấy giờ, Tu-bạt-đà-la thăm hỏi Đức Phật xong” cho đến “Liền chứng được Niết-bàn, nghĩa này thế nào?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Người ngã mạn vì không muốn tự chịu khuất phục, nên giả gọi là ngoài. Nói về được mất là do họ, không phải do ta.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Tu Bạt chấp: “Khổ, vui trong hiện tại đều là quá khứ. Vì không có nhân hiện tại, nên gieo mình từ đỉnh núi cao xuống vực thẳm, nhảy vào lửa, để dứt hết khổ.”

Phật nói: “Này người thiện nam! Có Sa-môn” cho đến “Cho nên ta quở trách nghiệp quá khứ của ông.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “E rằng người truyền đạt sẽ nhận lầm đối tượng nhất định.”

“Nếu họ nói rằng: “Thưa Cù-đàm! Chúng tôi thật sự không nhận biết” cho đến “Chỉ do nghiệp quá khứ, chứ chẳng phải nghiệp hiện tại?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nhân duyên của khổ phẩm Hạ, có bị khổ của thượng trung hay không? Hỏi có được công dụng xoay vần hay không? Nếu nói được thì đó là không nhất định, sao lại nhất định nói là dứt nghiệp quá khứ?”

“Lại nên hỏi: Các khổ trong hiện tại này” cho đến “Thời gian quá khứ đã hết, làm sao có khổ?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nếu quá khứ có khổ thì lẽ ra đều diệt hết chung với nghiệp, không còn cảm thọ lại mới phải chứ.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nếu khổ hạnh hiện tại dứt được nghiệp quá khứ, thì nghiệp của khổ hạnh này được dùng để dứt nghiệp nào?”

“Này các ông! Khổ hạnh như vậy có công năng làm cho nghiệp vui” cho đến “Việc này không đúng, vì sao?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Kế là hỏi xoay vần không có khổ

vui. Nghiệp vô lậu của Bốn thiền trở lên, không có quả báo, vì sao họ lại cảm chịu khổ hạnh này? Đã không thể hư hoại, lại không thể thay đổi, thì sao lại phải chịu?”

Ví như người vì vua giết giặc cho đến do nghiệp nhân quá khứ mà chịu khổ, vui.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chứng minh có hiện báo, không hẳn đều do nghiệp quá khứ.”

“Này các ông! Nếu do cắt đứt năng lực nhân duyên của nghiệp” cho đến “Tâm dụ cho rừng, thân dụ cho cây.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đền trả không thể xong, ngăn thì không phải chịu. Nếu vì chịu khổ mà phải bị đền trả, thì súc sinh lẽ ra phải đắc đạo? Trước phải điều phục tâm mình: Thân dụ cho cây, rừng nhiều mà cây ít. Bốn ấm dụ cho rừng, sắc ấm ví như cây, sợ rằng từ tâm sinh, không từ sắc.”

“Tu-bạt-đà thưa: “Bạch Đức Thế tôn! Tôi đã điều phục tâm mình trước rồi!” cho đến “mà phải thọ thân trong đường ác, huống chi những kẻ khác.”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đức Phật quở trách Tu-bạt-đà xong,

Tu-bạt-đà dứt bỏ được tưởng thô, sao không dứt trừ tưởng vi tế ư?”

“Bạch Đức Thế tôn! Thế nào là dứt được tất cả các “Hữu”“ cho đến “Vì bậc thượng trí quán thật tướng, nên được Vô thượng Bồ-đề.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Có “Giả không”, “Thật không”, ngoại đạo hàng phục kiết, chỉ “Duyên” hữu, chẳng “Duyên không”, “Duyên” “Không” là tưởng thật.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Chỉ có hai Đế, quên tướng là thật tưởng. “Thật” là dùng trí dứt phiền não, tạo ra tưởng danh để nói. Đây là ý chỉ của hai Đế.”

“Lúc Phật nói Pháp này, có mười ngàn Bồ-tát” cho đến “Tu-bạtđà-la được quả A-la-hán.”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Được một đời thật tưởng, chính là sau một đời được thành Phật. Nếu là quả báo của vô minh trụ địa thì không thể với một đời, hai đời đã qua mà xét cho cùng tận được, là nói theo ứng. Nếu tìm ở kinh khác để so sánh, thì tức là chưa cùng tận. Cõi nước này không có duyên, vì đều không đến.”