ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TẬP GIẢI

Pháp sư Bảo Lượng, đời Lương soạn.
Hoàng Đế Vì Pháp sư Thích Bảo Lượng Chùa Linh Vị soạn lời tựa Nghĩa Sớ.

 

Phẩm 14: ĐIỂU DỤ

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đáp câu hỏi thế nào là Thánh hạnh chung” cho đến Thái Bạch và Sao Tuệ? Ở trên nói văn tự, ở đây nói sáu hạnh do văn biểu thị, thể kinh đầy đủ, lý pháp không nghiêng lệch. Sáu hạnh thường cùng có, lấy chim làm dụ.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Mãn tự” tức là nghĩa thường, chữ “Bán” tức là nghĩa vô thường. Thường và vô thường dù khác, nhưng về lý của chúng, cùng cực là đồng. Giáo xưa nói vô thường, vì Đức Phật muốn cho chúng sinh được thường, như vậy được thường là do vô thường, đâu được lìa nhau? Đây là thành chung một Thánh, gọi là chung hạnh Thánh.” Pháp sư Tăng Tông nói: “Đại để chia phẩm này thành ba đoạn:

  1. Thể của sáu hạnh.
  2. Nhờ vào nhân để nói sáu hạnh.
  3. Y cứ vào tướng, hạnh để nói sáu.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Hai phẩm dưới đây đồng với chỉ thú dưới của văn tự rộng, nghĩa là sáu hạnh thường, vô thường. Phẩm Diểu Dụ nói cả sáu hạnh. Phẩm Nguyệt Dụ nói riêng về ba hạnh, nhưng vì cùng nói rộng về lý, nên đáp chung một câu hỏi.

Phẩm này có hai môn chung, riêng:

  1. Từ đầu phẩm trở xuống là môn chung.
  2. Từ “Như lai đã lìa lo buồn” đến “Cuối phẩm, là môn riêng.”Pháp sư Trí Tú nói: “Phẩm này chia thành hai đoạn:
  3. Từ đầu đến, lại khác với đậu, lúa, tẻ, mía là lược nêu sáu hạnh.
  4. Từ “Các thứ như vậy” đến “cuối phẩm, là nói rộng sáu hạnh.

Trong phần rộng có môn chương riêng, đến sáu hạnh kia lại mở rộng ra.”

“Phật lại bảo Bồ-tát Ca-diếp: “Này người thiện nam! Có hai giống chim” cho đến “Vì sao? Vì là tánh chân thật.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Đây là đoạn thứ nhất, nói về thể của sáu hạnh chung riêng.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn! Những vật như vậy” cho đến “Vô ngã cũng giống như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Theo phần nói về thể của sáu hạnh có hai chương, đây là chương thứ nhất, y theo giáo nghiêng lệch để nói về thường, vô thường.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Từ trên đến đây, là môn chung nói về sáu hạnh.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Chương hai trong môn rộng này, trước nói về thường, vô thường.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn!” cho đến “Đây gọi là chim Oan ương, Ca-lân-đề.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là phần thứ hai, nhờ chân ứng để nói về “Ngã”, “Vô ngã”, pháp thân chí cực. Không có lo buồn, tức nghĩa ngã thấy có lo buồn, giống như vô ngã. Mượn trời Vô Tưởng để so sánh. Báo của trời Vô Tưởng chỉ có bốn ấm, không có khu vực, nơi chốn. Dù không có chỗ ở, nhưng chẳng thể “Không”. Đối với việc gần còn khó biết được, huống chi là pháp thân diệu cực ư? Thần cây nương vào cây cũng giống như vậy.”

Pháp sư Trí tú nói: “Đoạn thứ hai của môn rộng là nói về vô ngã.”

“Lại nữa, này người thiện nam! Phật pháp giống như” cho đến

“Mầu nhiệm bậc nhất, vì phá hoại các hành.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Đoạn ba, nói về khổ, vui.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn!” cho đến “pháp khác là ngã, pháp khác là vô ngã.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Nương vào nhân để nói về sáu hạnh, nói về buông lung, tức là quả khổ, vô thường, không buông lung là quả thường, lạc.”

Văn xuôi giải thích kệ, nhỏ không có thứ lớp, trước giải thích về quả buông lung. Kế là giải thích quả không buông lung. Kế là giải thích nhân buông lung. Kế là giải thích nhân không buông lung. Chẳng phải Thánh Phàm phu, nghĩa là trước đây đã giải thích về nhân, quả hai nhà, nay nêu ra người đó.

“Như người ở dưới đất, ngước nhìn lên hư không” cho đến “Như chim Ca-lân-đề, Uyên ương… .”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Đoạn ba y cứ vào đối đãi nhau để nói về sáu hạnh, lấy sinh tử làm dưới, quả Phật làm trên, do trên, biết dưới, cho nên là thường, vì dưới không biết trên, nên là vô thường. Nhờ dụ để nói về Như lai. Trụ trong trí tuệ, thấy năm đường sinh tử. Mượn dụ để nói về Kiến, mà các căn của chúng sanh, thấy trở ngại đối với thí dụ, nên Bồ-tát Ca-diếp đã trân trọng thưa hỏi Phật, để quét sạch dấu vết này.”