ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TẬP GIẢI

Pháp sư Bảo Lượng, đời Lương soạn.
Hoàng Đế Vì Pháp sư Thích Bảo Lượng Chùa Linh Vị soạn lời tựa Nghĩa Sớ.

 

Phẩm 15: NGUYỆT DỤ

  • Giải thích mặt trăng có sáu việc, để dụ cho Pháp thân.
  • Giải thích mặt trời và ví dụ Sao Tuế.
  • Giải thích: Việc chưa phát tâm Bồ-đề thì làm nhân duyên Bồ-đề.
  • Giải thích: Việc Nhất- Xiển-đề không thọ đạo.

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Từ câu “Thấy mặt trăng không hiện” cho đến “Ví như mặt trời mọc, các thứ sương mù đều tiêu tan”. Là đáp câu hỏi: “Thế nào là như mặt trời, măt trăng, sao thái bạch?”

Phẩm Trường Thọ, Kim cương ở trên nói về thể tướng của pháp thân. Phẩm Danh Tự, Công Đức là kết tên kinh. Thể lớn của kinh lấy Niết-bàn làm đầu mối cùng cực. Cuối cùng là giải thoát, đều nói về nghĩa đại Niết-bàn !

Từ bốn hạng người, cuối cùng là bốn đảo, là nói về người lưu thông rộng kinh, tức là nhân duyên của Trường Thọ, Kim Cương.

Từ “hai mươi lăm hữu có ngã hay không? cuối cùng là Thánh hạnh chung Điểu dụ nói về Phật tánh, tức là chánh nhân của Kim Cương, Trường Thọ. Một nói lớn, khắp về nghia nhân quả đã xong.

Nay, lại nói về năng lực ứng cảm vô phương của Trường Thọ, Kim Cương”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Điểu dụ nói trên, căn cứ khắp sáu hạnh, để nói về lý viên. Nay, ví dụ măt trăng, là nói riêng về đức chân ứng của Pháp thân”.

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Cũng đáp câu hỏi thứ mười hai chưa xong, lại nói riêng về ba đức: Thường, lạc, ngã”.

“Phật lại bảo Ca-diếp: “Ví như có người” cho đến “Vì hóa độ chúng sinh, nên Phật thị hiện có sinh, diệt”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ví dụ mặt trăng có sáu việc, đây

là thứ nhất, nói dù sinh bất sinh, thành dấu vết chưa ứng vật của phẩm trước, giải thích rộng về nghĩa thường. Hỏi: “Ở trước, đáp về mặt trăng vì việc mặt trăng rộng”.

Pháp sư Pháp Dao nói: “Nói về dấu vết đầu cuối của một ứng thân”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Trong ví dụ này có năm lớp:

  1. Chỉ nêu có một hóa thân từ đầu đến cuối.
  2. Nói chẳng phải chỉ ở nơi này, mà khắp cả mười phương.
  3. Mượn việc Nguyệt thực để nói có việc làm thân Phật chảy máu, mà thật ra không thể gây thương tích.
  4. Nói tuổi thọ ngắn, là do tùy cảm mà ứng.
  5. Nói Đức Như lai đứng đầu trong các Thánh, có khả năng đem lại lợi ích cho chúng sinh. Vì bị núi Tu-di che khuất, nên không thấy được mặt trăng. Có bốn thiên hạ, mà chính giữa là Tu-di, mặt trời, mặt trăng vận hành, quay chung quanh”.

“Này người thiện nam! Như ở xứ này thấy mặt trăng tròn, ở những ở nơi khác vẫn thấy trăng tròn” cho đến “cho nên được gọi là thường trụ, không thay đổi”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Sự thứ hai, giải thích rộng về nghĩa sinh diệt ở trên. Từ mùng một đến rằm, giải thích rộng về nghĩa sinh. Từ ngày mười sáu đến cuối tháng, nóirộng về nghĩa diệt.”

“Này người thiện nam! Ví như mặt trăng tròn” cho đến “Như lai thường trụ không có thay đổi.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Việc thứ ba, ứng thân khắp sáu đường. Tùy cảm mà hiện, cũng là giải thích rộng về việc trong sinh. Ở mỗi nơi chốn, vò chậu đựng nước có lớn, nhỏ khác nhau, nên hình mặt trăng cũng khác, là dụ cho sáu đường đã khác, thì dấu vết cũng chẳng phải một. Một trăm do-tuần: Ở trước, chỉ nêu chậu đựng nước, để nói mặt trăng hiện ở bất cứ chỗ nào, giờ đây nói đến, đi tùy ở người.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Vẫn là việc thứ hai.”

“Này người thiện nam! Như vua A-tu-la La-hầu” cho đến “Phân biệt pháp cú, như con của người thầy thuốc kia.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Sự thứ tư, vì chế giới nên Phật thị hiện có việc làm thân Phật chảy máu… .”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Hễ có gây quả báo, thì phải chịu.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là việc thứ ba.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đây là thị hiện chế giới, gồm có ba ý:

  1. Nói pháp thân không thương tổn, cũng như mặt trăng tròn. Dù có việc ấy, nhưng vẫn không hề bị thương tổn.
  2. Sở dĩ không có thương tổn là vì dẫn chứng hai người chiến đấu với nhau, vốn không có tâm giết hại, thì dù có chết, vẫn không có tội.
  3. Nêu ví dụ thầy thuốc để nói rằng, hễ có việc thị hiện này, thì sẽ có lợi ích.”

“Này người thiện nam! Như người nhìn thấy mặt trăng” cho đến

“Cho nên Như lai thường trụ không có thay đổi.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Việc thứ năm, thể hiện rõ Niếtbàn và nghiệp báo… .”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Trước là nói, hễ làm điều ác thì dứt việc lành, ở đây thị hiện làm việc lành chế giới.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Sự thứ tư, mặt trăng thật không bị mặt trời nuốt, chỉ giống như mặt trăng bị hao hụt, để dụ cho Niết-bàn.”

Lại nữa, “Này người thiện nam! Ví như mặt trăng sáng” cho đến “Nên nói ví dụ Như lai như mặt trăng sáng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Sự thứ sáu, công đức của Phật, sơ lược như việc kia.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Là việc thứ năm.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Đã chỉ bảo làm việc lành chế giới, dứt bỏ điều ác. Nay nói chúng sinh ưa mến chánh pháp, theo giáo pháp không nhàm chán.”

“Này người thiện nam! Ví như mặt trời mọc” cho đến “Chính là pháp tánh chân thật của Chư Phật.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đáp câu hỏi về mặt trời, có hai thí dụ: Trước là lấy số đo dài, ngắn làm dụ. Kế là, lấy việc tổn hại, lợi ích làm dụ.”

Lại nữa, “Này người thiện nam! Ví như các vì sao” cho đến “Cũng như người đời không thấy sao vào ban ngày.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đáp câu hỏi về sao Thái bạch.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Ví dụ pháp thân huyền diệu, vắng lặng, tuyệt đối, vượt ngoài sự thấy nghe bình thường. Đối với hữu tình, vì bị chướng che lấp, nên chỉ thấy thân Phật trượng sáu, cho là cùng cực! Đối với người Nhị thừa thì chép là “Không”, nên người Nhị thừa không thấy.”

Lại nữa, “Này người thiện nam! Ví như bóng râm” cho đến “Không bị các vết nhơ làm ô nhiễm.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đều lấy mặt trời, mặt trăng dụ cho Tam bảo diệt.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Dụ cho khi Đức Phật còn tại thế thì chúng sinh cho rằng thân Phật cao một trượng sáu, đây là không có pháp thân thường trụ. Nay, nói sau Phật nhập Niết-bàn, nên khác với thuyết trên.”

Lại nữa, “Này người thiện nam! Ví như mặt trăng bị che tối” cho đến “Như mặt trời, mặt trăng kia không có lặn mất.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đáp câu hỏi về sao Tuệ (Sao chổi), cho rằng Đức Phật đều không xuất hiện, vì nếu Bích-chi-phật ra đời, thì Phật chân thật sẽ diệt độ. Người thấy điên đảo, cho là điềm chẳng lành.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Mặt trăng bị che tối là vì Tu-la dùng tay che mặt trăng, làm cho người ta không thấy. Lại nói “Thủy tinh, bạch ngân hình thành măt trăng, vì ở bên thủy tinh, nên trông như mặt trăng đen tối.”

Lại nữa, “Này người thiện nam! Ví như mặt trời mọc” cho đến “Tất cả các điều xấu ác, tội nghiệp Vô gián.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đã chứng minh Phật là thường, sáu hạnh đã rạng rỡ. Nay, nói về công đức của kinh và lợi ích nghe kinh, khuyện người thọ tài, là đáp chung hai câu hỏi: “Thế nào là người chưa phát tâm mà gọi là Bồ-tát? Cho đến “Cũng như vàng Diêm-phù-đề, không ai có thể nói khuyết điểm của nó.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Trước dụ mặt trời, mặt trăng, sao Thái bạch, sao chổi… để giải thích phẩm Trường Thọ Kim Cương, ở trên. Kế là đây sẽ giải thích rộng về phẩm Danh tự Công Đức hễ nghe kinh này, qua tai, khởi công đức của việc nghe thì cuối cùng nhờ tuệ này, mà mọi điều ác đều được dứt trừ, không nói một lần nghe qua tai, phiền não sẽ dứt hết, chính là chứng tỏ công năng của kinh này là diệt ác, sinh thiện, ngang với pháp thân. Cuối cùng ví dụ thầy thuốc, đều nói về năng lực của kinh.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Phẩm trí của kinh xuất xứ từ người đời sau, tùy nghĩa loại mà nêu. Nghĩa là phẩm Bồ-tát, cái gọi là truyền thừa nhau đầu tiên ở đây, vẫn là sữa đổi lại dấu xe cũ, là việc khó khăn, để giao phó cho bậc Thánh triết ở tương lai.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nếu là người đã có trải qua sinh tử mà phát tâm, thì gọi là Bồ-tát phát tâm. Ở đây nói người chưa phát tâm, chính là y cứ vào việc soạn luận trong một đời. Trong đời này, chưa từng phát tâm, chỉ thấy kinh Niết-bàn, bỏ việc xấu ác, tu tất cả điều lành, phát tâm che chở, giữ gìn được gọi là Bồ-tát phát tâm.

Vì muốn đáp rộng câu hỏi này, nên trước , mượn ánh sáng mặt trời, mặt trăng để dụ cho kinh Niết-bàn.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây có ba ý:

  1. Từ đây về sau, là đáp hai câu hỏi, nói, rộng về năng lực của kinh.
  2. Kế là, nhân Bồ-tát Ca-diếp nêu ra câu hỏi trước, tức là chính đáp câu hỏi.
  3. Sau, giải thích rộng về nghĩa loại trừ xiển-đề.”

“Là cảnh giới đại Niết-bàn rất sâu” cho đến “Chánh pháp không gián đoạn, tăng bảo không diệt mất.”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Đây là nói về tâm tư tuệ tư duy Tam bảo thường trụ. Cho nên phải tu nhiều phương tiệnn cho đến vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: đây là nói về tu tuệ. Vì siêng năng tu học, nên được gần đạo Vô thượng, vì thế nói là không bao lâu.”

“Cho nên, kinh này gọi là do vô lượng công đức mà thành.”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Kinh này chính là nói Phật là thường trụ. Thường trụ cũng do ba tuệ mà thành. Nay, vì ba tuệ này bao gồm hết tất cả hạnh, nên nói: “Do vô lượng công đức mà thành”, cũng gọi là Bồ-đề không thể cùng tận.

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Nhân đã vô lượng, quả cũng vô cùng. Vì nhân quả đều vô lượng, nên gọi là Đại.

“Vì không cùng tận nên được gọi là” cho đến “Vì thân vô biên nên gọi là Đại Niết-bàn.”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Vì có ánh sáng của Trí Bát-nhã, nên Pháp thân vô biên. Do hai việc này, nên gọi là Đại Niết-bàn.”