ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TẬP GIẢI
Pháp sư Bảo Lượng, đời Lương soạn.
Hoàng Đế Vì Pháp sư Thích Bảo Lượng Chùa Linh Vị soạn lời tựa Nghĩa Sớ.
Phẩm 13: VĂN TỰ
- Giải thích Mười Bốn Âm. Giải thích Điểu Dụ.
- Nói về sáu hành thường, vô thường không lìa nhau.
- Giải thích ví dụ từ trên đỉnh núi thấy đất bằng phẳng.
Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Phẩn này đáp câu hỏi: “Giải thích thế nào là nghĩa Mãn tự và Bán tự? Giải thích rộng phẩm danh Tự ở trên:
Ở trên nói: “Dù nghe Khế kinh, nhưng không biết được Phật tánh. Nghe kinh Niết-bàn, biết có Phật tánh. Thập địa nghe nói vẫn còn lờ mờ, Phật tánh từ đầu đến cuối đều do kinh nói. Hỏi là để được Đức Phật chỉ bày rõ về Phật tánh.”
Pháp sư Pháp Dao nói: “Phẩm trên nói về Phật tánh khó thấy. Bồtát Thập Trụ còn không hiểu rõ, chỉ có Phật mới thấy được rõ ràng, đó là lý Phật tánh đầy đủ, để so sánh với Mãn tự. Chẳng phải Phật tánh, nghĩa là đều chẳng đầy đủ, để so sánh với Bán tự.
Lại, so sánh với giáo vô thường là bán tự, giáo pháp thường là mãn tự.
Lại, căn bản “Hoặc” là “Bán tự”. Tất cả điều lành là “Mãn tự”.
Pháp sư Tăng Tông nói: “Ở trên đã nói rộng về nhân quả và lưu thông rộng. Nhưng vì dùng lý văn để hợp thành thể kinh, nên đến phẩm này thì văn rộng hơn. Hai ví dụ chim và mặt trăng là lý rộng. Lý của văn đã rõ ràng, đối với kinh không có thiếu sót!”
Pháp sư Trí Tú nói: “Trong phẩm trước Bồ-tát Ca-diếp nói: “Tên gọi “Ngã thường” không nhờ phàm phu mà được. Đức Phật nêu Vương tử làm thí dụ, nhằm nói về danh từ “Ngã thường”. Là do Phật có, cho nên Ca-diếp nêu câu hỏi này. Nếu danh từ ngã thường do Phật có thì chẳng hay danh tự khác của Đức Phật lại nhờ đâu mà có? Vì thế, nên nói: “Thế nào là giải thích “Mãn tự”? Và lý do của “Bán tự”
“Phật lại bảo Ca-diếp: Có bao nhiêu thứ dị luận” cho đến “Đều là Phật nói, chẳng phải ngoại đạo nói.”
Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Do trên nói: “Ngã” mà phàm phu đã nói, vốn xuất phát từ Đức Phật. Nay lại nói về Ngã mà ngoại đạo nói, cũng đều như vậy. Cho nên văn, tư, ngữ ngôn nào hợp lý là Phật, trái với lý là phàm phu. Đối với Đức Phật, đều trở thành chân thật. Đối với người phàm, đều thành tục đế.”
“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế tôn!” cho đến “Sau đó, có thể biết là pháp, phi pháp.”
Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Nói chẳng phải chỉ danh từ Thường đã bị ngoại đạo lén trộm, mà tất cả lời nói hữu ích của ký luận, đều xuất phát từ Đức Phật.
Tương truyền rằng: “Mười bốn là chữ, còn lại là âm. Chữ kết hợp với âm, gọi là Mãn. Mười bốn chữa chưa mãn gọi là Bán, vì âm, chữ hợp lại, nên có ký luận.
Ấm là hữu vi, thật pháp là vô vi.
Pháp sư Trí Tú nói: “Phẩm này có bảy đoạn:
- Chính là đáp câu hỏi.
- Nêu ra mười bốn âm.
- Y cứ vào bốn âm để kết thành nghĩa chữ.
- Nói về âm sở dĩ khác nhau, là do có mười bốn âm.
- Nói về tướng lên, xuống của Mãn tự, Bán tự.
- Nói về tướng biết, không biết.
- Lãnh đạo, khuyên tìm hiểu chỉ thú, Đức Phật liền nói lại.Đoạn thứ nhất này có ba lớp:
- Trước hết, Đức Phật nêu lên văn tự, đều do Phật nói.
- Bồ-tát Ca-diếp thỉnh Đức Phật giải thích căn bản.
- Đức Phật nói rộng về nghĩa gốc của chữ.
“Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng” cho đến “Tức là thân Kim cương của Như lai.”
Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Nghĩa chữ kia gọi là bất tận, tức chỉ cho pháp thân. Nay, trước y cứ vào Niết-bàn làm đầu mối.”
Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nghĩa ấy thế nào?” Nghĩa là hỏi về thể của chữ kia, cũng hỏi về nghĩa chữ. “Có mười bốn âm”, đây là đáp thể chữ.
Tương truyền rằng: Người Ấn-độ vốn nói “Chữ” không nói “Âm”, do người phiên dịch lầm. “Gọi Niết-bàn”. Ở đây là đáp nghĩa chữ. Phật nói ý của chữ vốn là Niết bàn, dứt khổ hữu vi, nói nghĩa của chữ. Vì thường nên không tuôn chảy, là giải thích về “Âm”. Niết-bàn không bị dòng sinh diệt làm dời đổi.”
Pháp sư Tăng Tông rằng: “Truyền dịch nói: “Mười bốn âm là âm gốc của thiên hạ, như giỏi sử dụng cung, thương. Trong mười bốn âm, tùy thích nghi chế ra ngữ. Cho nên là gốc của tất cả chữ. Trong đây chỉ có mười hai chữ, hai chữ còn lại, bị thất lạc không truyền.” Tương thừa rằng chính là: “Hai chữ “Tất-đàm”.
Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây là đoạn hai. Mười bốn âm từ âm “Ác”, “A” có mười hai, hợp lại thành sáu. Từ Ca Khư trở xuống, có hai mươi lăm âm, dùng năm âm làm một, hợp lại thì thành năm, đều là mười một âm trước. Sau có chín âm. Gia-La v.v… hợp ba thành một, lại trở thành ba, đều thành Mười bốn. Ca Khư kia và Gia La đây không đồng bởi phong tục khác nhau. Người phiên dịch có lòng tin!
“Mười bốn âm này được gọi là “Chữ” gốc cho đến “Rất cao siêu nên gọi là “A”.
Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nói bốn âm mà nêu có mười hai, vì kinh Thoại Ứng chép “Sách thiếu hai chữ”, nên lấy đây làm chứng.”
Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nếu y cứ theo đoạn văn này mà quyết đoán thì đúng ra nên dùng Niết-bàn làm hai chữ, nhưng theo tương truyền thì không lấy, không rõ lý do vì sao?”
“Ca”, nghĩa là đối với các chúng sinh, khởi đại Từ bi” cho đến “Đại Niết-bàn”, nên gọi là “Ma”.
Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Ba mươi tám âm được phát ra từ mười bốn âm, chỉ y cứ ở hai mươi lăm âm trước trong ba mươi tám, âm là theo thứ lớp, tiếng xuất phát từ âm thanh gốc của lưỡi, kế đến chót lưỡi, răng, môi. Từ âm Hai mươi sáu đến âm ba mươi, đây là siêu vượt không nhất định. Dưới có tám chữ đều biểu thị cho tướng âm thanh dài, ngắn, siêu việt.
“Bán” tự là gốc của “Chữ”, nghĩa phát sinh ở đây. Nói về thể của trí giáo, chủ yếu là trước một nửa rồi sau mới mãn. Đây là căn bản thứ lớp trước sau. “Ca Khư”, năm chữ này là âm của cuống lưỡi, “Giá” “Xa” năm chữ này là âm ở giữa lưỡi. “Đa, Tha” năm chữ này là âm của đầu lưỡi, Đa, Tha, năm âm này là âm của lưỡi, răng. “Ba, Pha”, năm chữ này là Da, La, Hòa năm chữ này là âm thanh siêu việt. Tám chữ dưới đều là co rút vào, căng ra, khác nhau giữa ngậm, miệng và há miệng.”
Pháp sư Đàm Tiên nói: “Hai mươi lăm chữ này đều xuất xứ từ mười hai chữ trước. Bỏ các chữ dưới, đều không xuất xứ từ đâu.”
“Da” nghĩa là các Bồ-tát ở các chỗ” cho đến “Có cha, mẹ, vợ, con, nên gọi là “La”.
Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Mười bốn âm cùng ở đây, trong đây có chín chữ là ba âm.”
“Bốn chữ: Lỗ, Lưu, Lô, Lâu như vậy” cho đến “Vì cho nên gọi lỗ, lưu, lô, lâu.”
Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Các chữ từ trước đến đây, chữ “Sẽ” biểu thị cho nghĩa. Nay bốn chữ này biểu thị chung bốn nghĩa. Bốn nghĩa gồm: Nói là đối pháp của Tam bảo. Tam bảo dùng việc lành đối lại với cái ác, như ba tội nghịch của Điều-đạt, các thứ là ác, là nhân duyên khởi sự chế giới cho điều ác ở vị lai.”
Pháp sư Trí Tú nói: “Đây là đoạn ba, kết thành nghĩa chữ. “Chính” là dùng âm để nói lên chỉ thú, nên gọi âm này là “Chữ”. Chữ có mãn tự, bán tự, nếu dùng mười bốn âm, nói lên lý viên thì gọi là mãn tự, còn biểu thị lý chưa viên mãn gọi là bán tự.”
“Thiệt căn hô hấp dưỡng khí theo tiếng của mũi” cho đến “Đều do lưỡi, răng mà có khác nhau.”
Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Đây là đoạn bốn, nói về âm vì sao có được mười bốn âm.”
“Nghĩa của chữ như vậy, có công năng làm cho chúng sinh” cho đến “Mà không đồng với ấm, giới nhập.”
Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Thân, miệng là nhân của văn tự, văn tự là nhân của khẩu nghiệp, tất cả đều do pháp tác động. Phật tánh của chúng sinh thì không như vậy, mà là do văn tự nói về tánh, chúng sinh mới được biết. Có người cho rằng Phật tánh cũng do văn tự mà được thanh tịnh. Nay nói người không hiểu rõ vì từ duyên sinh, nên thuộc về tác pháp. Phật tánh từ duyên mà thấy, chứ chẳng phải do tác pháp, không đồng với ấm, giới, nhập, là không thể hư hoại.”
Pháp sư Bảo Lượng nói: “Phật tánh dù ở trong ấm, giới, nhập, mà chẳng thuộc về ấm, nghĩa là hai đế chân tục mới thành lập chung một pháp thần minh, mà bên tục thường ấm, nhập, giới, còn bên thể chân thì thường vô vi, vì thể của chân là vô vi, dù ở trong ấm, mà chẳng thuộc về ấm. Thể tánh bất động, mà dụng thì không hề tạm thời thiếu sót. Vì dụng không thiếu, nên lấy làm chánh nhân. Nếu không có tự thể mầu nhiệm nàylàm gốc cho dụng của thần minh, thì không nên nói “Dù ở trong ấm, nhập, giới mà chẳng thuộc về ấm, nhập. Cho nên biết lý, phải như vậy. Dù cho không như vậy, lại không thể khiến cho Phật tánh của quả Phật nhập trở ngược vào trong ấm, nhập, giới mà nói rằng: “Chẳng thuộc về ấm, giới, tức nói là kính thuật lại chỉ thú chân thành, không dám có việc làm giả dối.”
Pháp sư Trí Tú nói: “Vì trở thành khen ngợi công dụng của chữ, do đó mà nói chữ “Khen” để biểu thị, sự tốt đẹp. Dưới đây là kết khuyên.”
“Vì thế chúng sinh đều nên quy y” cho đến “Đều xem chúng sinh bình đẳng, không có khác nhau.”
Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nương tựa pháp không hư hoại, thành quả không hư hoại.”
Pháp sư Trí Tú nói: “Vì “Chữ” có biểu thị, nên cảm đến Bồ-tát, xem chúng sinh đều bình đẳng.”
“Cho nên, bán tự làm căn bản cho các kinh, sách, ký luận văn chương.”
Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trên đã nói “Chữ” chưa hợp với âm là Bán. Nay, nói dù hợp mà không được chỉ thú của “Chữ”, thì cũng là Bán.”
Pháp sư Trí Tú nói: “Kế ở dưới, là chỉ rõ công dụng hơn, kém của bán tự.”
“Như vậy, tất cả kinh, sách, ký luận” cho đến “Không có chướng ngại, không có chấp mắc, thật được giải thoát.”
Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ở trên nói: “Căn bản của tất cả pháp lành, có người cho rằng cũng lấy Như lai làm gốc”. Phật không thầy mà giác ngộ, chẳng thuộc về chữ, gọi là lìa văn tự, chỉ gọi là Bán, đó gọi là Bất thiện. Mãn thì đều là thiện.”
“Sao gọi là hiểu rõ nghĩa chữ” cho đến “Người này không biết được tánh Như lai.”
Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đã nói về “Chữ” rồi. Kế là nói về hiểu và không hiểu. Nếu được chỉ thú của “Xuất” là hiểu về “Chữ”.
Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây đoạn sáu là nói về sự biết, không biết”
“Thế nào là nghĩa của vô tự?” Cho đến “Phải lìa “Bán tự”, khéo hiểu “Mãn tự””.
Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nghĩa chữ: Mặc dù thường đọc tụng văn tự, mà việc làm lại trái với chỉ thú của lời nói, thì “Chữ” sẽ không vì người này mà xuất hiện, gọi là không có “Chữ”, vì chưa biết được Phật tánh thường trụ.”
“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn!” cho đến “Người ưa thích chánh pháp, phải học như vậy.”
Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đây là đoạn bảy, Bồ-tát Ca-diếp nhận chỉ thú. Phật trình bày thành tựu.”