ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TẬP GIẢI

Pháp sư Bảo Lượng, đời Lương soạn.
Hoàng Đế Vì Pháp sư Thích Bảo Lượng Chùa Linh Vị soạn lời tựa Nghĩa Sớ.

 

Phẩm 12: NHƯ LAI TÁNH

Phần 1

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đáp câu hỏi: “Thế nào là tạo nghiệp lành? Nay, Như lai sẽ nói để ông được biết rộng về nhân của hai quả: Sống lâu và Kim Cương.

Trên, vì nói lược về nhân, nên lấy từ bi hộ pháp làm gốc. Nay, vì nói rộng về Nhân, nên từ ba quy y cuối cùng đến Thập địa.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Từ đây cho đến “Nếu ngã trụ thì sẽ không lìa khổ, là đáp câu hỏi: “Thế nào là tạo nghiệp lành?”

“Bốn Y trở về trước, đại ý nói về người tu hành. Tu điều lành, che chở giữ gìn chánh pháp là sự nghiệp lành.

Nay, nói về lý do phát sinh nghiệp lành, tức là Phật tánh. Phát tánh là lý sinh ra điều lành. Nếu lý không có thì việc lành do đâu sinh? Đây là Phật tánh, là căn bản tạo ra nghiệp lành. Phật tánh là chánh nhân. Nghiệp lành là duyên nhân.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Phẩm trước đã nói: “Giải” là đế, “Hoặc” là đảo. Chỉ vì giải rõ ràng vi tế, vi tế thì sẽ được sinh lên cõi trời, rõ ràng thì được gọi là chánh giải thoát.

Nay, nói về nghiệp lành, về khởi thỉ của nghiệp lành, vì khó thấy tánh và rộng về chung cuộc của nghiệp lành đó. Sở dĩ nói rộng, vì người mới hiểu rõ lý mầu nhiệm trong cảnh, chẳng qua Phật tánh nói cảnh chân này sinh ra văn tuệ phẩm hạ kia, dù là “Giải” sâu kín, nhưng chẳng phải không nhờ giải này mà sinh ra hạnh cao siêu, cuối cùng sẽ thấy tánh. Vì thế, nên đều gọi là nghĩa của nghiệp lành.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Phật tánh có bốn thứ, đó là chánh nhân duyên, quả của nhân và quả của quả. Bốn tên gọi đã gồm thâu hết chỉ thú đều cùng tận. “Duyên” nhân và chính nhân đều là đạo của thần lự. Tránh khổ, tìm vui, người trí, kẻ ngu đều đồng như vậy, chỉ khác ở chỗ là theo đuổi công dụng cần thiết. Về nghĩa, được chia làm hai. Lấy sự hiểu biết thường có đầu cuối, không có tác dụng kiến lập, bỏ phế, ghi chép thành chánh nhân, không có công dụng hưng phế, trong một sát-na, tiến đến quả Phật bất động. Vì thế, nên biết rằng, tránh khổ tìm vui, thật sự là do công dụng của “Giải” này, chứ không phải là chiêu cảm bởi nhân thiện ác. Bởi, kinh Thắng-man chép: “Tự tánh thanh tịnh tâm”; phẩm Sư Tử Hống nói: “Một thứ Trung đạo”, mà công dụng này không trái với lý Đại thừa thì há chẳng phải là chánh hay sao? Nhân duyên, nghĩa là dùng muôn điều lành làm thể. Từ một niệm lành trở lên, đều giúp sức sinh ra quả tốt đẹp. Vì nhờ duyên mới phát, nên gọi là duyên nhân. Tuy nhiên, “Giải” này lự mà không hằng, mới sinh mà không diệt, tức là khác hẳn với chánh nhân. Nếu, không có “Duyên” này giúp đỡ, thì bảo thủ tánh mà không dời đổi. Cho nên hai nhân phải cần nhau, đeo sát nhau. Nếu tác dụng đã đủ thì nghĩa của chánh nhân cũng khắp. Hai tác dụng đều tròn thì sinh tử dứt hết. Tâm sau của Kim cương được gọi là Trí nhất thiết. Chủ quả của nhân chuyển, gọi là tánh quả.

Quả của quả, là tên gọi đối với sinh tử, đối với các đức, lại đặt tên chung, gọi là Đại Niết-bàn. Vì trên quả lập quả, gọi là quả của quả. Lại không có lúc khác, chỉ là nghĩa có trước, sau mà thôi.

Nếu nói về tánh của Cảnh giới thì chỉ thú của tánh đó thông suốt qua, đồng là trợ duyên, không còn khai riêng. Ở văn dưới, Đức Phật tự cắt đứt thành bốn tên, đó là nhân đơn, quả đơn, nhân trùng, quả trùng.

Phẩm này được chia thành bốn phần: Đầu tiên có năm thí dụ, trước hết, tánh nhân quả nhất định. Thứ hai, giải thích về một thể ba quy y, để khuyên người học sinh niềm tin. Thứ ba, nói về ba thứ Trung đạo, nhằm chính thức nói về hành nghiệp làm điều lành. Thứ tư, từ “Khó thấy tánh trở xuống, vẫn đáp câu hỏi thứ mười một, để nói chính mình chẳng phải chiếu cùng cực về lý quả, mà không có do thấy suốt nhân.” Pháp sư Trí Tú nói: “Phẩm này có ba đoạn:

  1. Giải thích nghĩa được thực hành nghiệp lành.
  2. Nói về ba Quy y.
  3. Căn cứ ba thứ Trung đạo để làm sáng tỏ tuệ hạnh.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật: “Bạch Đức Thế tôn! Hai mươi lăm cõi có ngã hay không?

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Ở trước nói: “Ngã” trong pháp Phật, tức là Phật tánh.” Vậy thì hai mươi lăm cõi lẽ ra có chân ngã mà giao tiếp nhau không thấy, cũng giống như không có ngã? Giáo lý chưa hiển bày, nên có câu hỏi này.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Sẽ chỉ rõ về chân quy, tự quy Tam bảo trong thân vị lai, nên trước phải xác định là “Có” ngã hay không.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Nếu tự xét nghiệm trong thân có ba quy y thường trụ, thì lý không khác với thú, có thể được siêng năng thực hành các việc lành. Vì thế, nên trước phân biệt có Phật tánh chân ngã, sau đó sẽ nói rộng trong thân có thể của ba quy, chỉ nên quy ở đây mà thực hành nghiệp lành.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Trước nói sinh tử không có “Ngã” mà chấp có “Ngã” tức gọi là đảo. Nay, lại hỏi quyết định là “có” hay quyết định là không. Ý cho rằng: “Nếu nhất định là không thì sẽ không có Phật tánh, còn nếu quyết định có, thì không nên nói điên đảo.

Pháp sư Trí Tú nói: “Nếu trong sinh tử không bao giờ có “Ngã”, thì một lần giáo hóa là dứt, làm sao thực hành nghiệp lành ư?”

Phật dạy: “Này người thiện nam! “Ngã” tức là nghĩa Như lai tạng, tất cả chúng sinh đều có.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nói về Như lai tạng, “Ngã” và Phật tánh, thể một mà nghĩa khác: Đủ tám tự tại nghĩa là ngã. Nương đạo như thật, gọi là Như lai, vì không thay đổi, nên gọi là Phật tánh.

Đều có, nghĩa là thường, lạc, ngã, tịnh là Phật tánh. Vốn do hạnh địa, vì có tâm cầu chứng đắc, nên nhân quả không dứt, có nhân cũng có quả lẫn nhau, vì quả cũng có nhân, nên nói “Tất cả chúng sinh đều có”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Trong đáp câu hỏi, có bốn đoạn:

1. Ký thác năm ví dụ để giải thích “Có”, “Không” của tánh.

2. Khuyến tin: Nói về mê thì rơi vào khổ, hiểu rõ thì giúp cho tinh thần, vì lý sâu khó chế phục, đâu thể không phát sinh tín ngưỡng sâu sắc ư? Dù có tín ngưỡng, nhưng nếu nhờ tâm thì sẽ mất sự vừa chừng dù có tin cũng vô ích. Cho nên khuyên người tu hành chỉ trở về với Tam bảo của chính mình. Không nên bỏ thân mình gần để quy y Đức Phật xa khác. Nếu ai hiểu được như thế, thì tức là tiêu biểu tông chỉ có lĩnh vực, an tâm được vừa chừng. Dù là nghĩ định tâm có địa, nhưng vẫn phải cần muôn hạnh để hướng về yếu chỉ thường, về sự đối với Trung đạo, cho nên kế là, đây chính là nghĩa của nghiệp lành.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Về câu hỏi: “Thế nào là tạo nghiệp lành?” mà đáp rằng do chánh nhân”, ấy là vì muốn nói về người tạo nghiệp lành, thì phải nhận thức trước nhân quả. Vì nếu chỉ nam không lập thì nghiệp sẽ không thấy, nên phải nói về chánh nhân trước.

Dưới đây, thường có năm thí dụ, chính là để nói về lý này.”

Pháp sư Trí Tú nói:“Đều có” nghĩa là đều có tánh sẽ thành quả Phật. Do nghĩa này, nên sẽ làm cho chúng sinh sinh tử nối nhau không dứt, để được xây dựng nghiệp lành.”

Pháp sư Đàm Tiên nói: “Đáp câu hỏi có hai ý:

  1. Nói là “Có”.
  2. Nói dù “Có” mà không thấy.Minh Tuấn nói: “Đáp có hai ý:

1. Phán quyết là “Có”.

2. Đã nói “Có” nhưng sở dĩ không thấy, là vì có hai lý: Một là nói chỉ có nhân không thấy, không có duyên cớ thấy. Vì sao? Vì bị phiền não che lấp, tự không có nhân thấy; hai là đã bị pháp “Hoặc” ngăn che, Đức Phật không thể nói cho nghe. Do đó, dù mình không thấy, nhưng không tổn thương cái “Có”. Vì nói mà không được đúng điều mình đã nói, nên hễ nói thì thành trái ngược. Dưới đây dùng năm ví dụ để thấy rộng về chỉ thú này.

“Phật tánh tức là nghĩa “ngã”.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Tướng hạt giống, nghĩa là tánh tự nhiên. Phật tánh sinh ở nhỗ Chư Phật. Trước kia nói: “Ngã” tức là Phật tạng”. Nay nói rằng: “Phật tánh tức “Ngã”, làm từ ngữ lẫn nhau.”

“Nghĩa của “Ngã” như vậy, từ xưa đến nay” cho đến “Vì cho nên chúng sinh không thể thấy được.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Đã che mờ lý thành Phật. Lại, che lấp ánh sáng thấy Phật” đồng với Pháp sư Tăng Lượng giải thích về nghĩa tạng.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Lý này, không hề tạm vô chỉ vì ẩn, hiển nên khác. Vì sao? Vì nói về “Hoặc” và “Giải” là hai đường mà thôi. Nếu trái với lý khởi “Hoặc” thì sẽ lăng xăng sinh tử. Nếu thuận theo lý mà sinh “Giải”, thì Niết-bàn văng lặng. Chính vì bị Niết-bàn che lấp thì ẩn mà không hiển bày rực rỡ. Về nghĩa, gọi là tạng, về lý thì không phải mới xây dựng, nên không thể nói là “Không”. Chưa có dụng thấy được thì không được nói là có thuyết Trung đạo, tức là không phải bệnh. Nếu chấp “Đã có” thì sẽ trở thành điên đảo.”

“Này người thiện nam! Như cô gái nghèo.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Phật tánh vốn có, chính là lòng từ nghĩ đến chúng sinh.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Với có mà không thấy làm thí dụ, tánh người nữ vốn ưa thích vật báu. Vì không biết chỗ có vàng, nên phải cam chịu nghèo khổ. Chúng sinh rất muốn được niềm vui, vì không có được, nên vẫn phải cam chịu trôi lăn trong sinh tử.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Chúng sinh có lý thành Phật, lý do lòng từ thương xót là cô gái nghèo, lý thành Phật đối với ta chưa có tác dụng, dụ cho nghèo.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Trước kia Bồ-tát Ca-diếp nhắm vào câu hỏi, làm cho trở thành phạm lỗi, với Như lai nay thí dụ nói cả hai đều không có tai hại.

Về lý, như kho vàng chẳng thể không có, vì chưa phát hiện được công dụng của chúng, nên không được nói có. Người con gái lấy khả năng sinh làm nghĩa, cũng dùng công sức chăm sóc, nuôi nấng làm đức. Ví dụ người tu hành này, thì phải hoài bão hiểu về thường, là lấy nghĩa “Năng sinh”. Đạo gồm chưa nghe, lấy đức chăm sóc nuôi nấng.” Pháp sư Bảo Lượng nói: “Ý làm ví dụ có năm:

Ví dụ thứ nhất nói về chúng sinh sáu đường, đều có chánh nhân, chẳng phải mới khởi.

Ví dụ thứ hai, giải thích lý do không được, tức ý nói người thời bấy giờ lại sinh nghi ngờ đối với hai ví dụ này, cho rằng, nếu quyết định không là “Không có”, thì lẽ ra có công dụng hiện thật? Bồ-tát Ca-diếp đặt ra mười một câu hỏi.

Ví dụ thứ ba, là đáp chung: “Dù rằng về lý tánh, là bất không, nhưng mất “Giải”, khởi “Hoặc” trôi lăn sinh tử, đâu được công dụng hiện thật?”

Ví dụ thứ tư, ở trên dù đã nói trước được mà sau mất, chưa nói đã mất rồi lại được. Lại, nói trong chúng sinh tự có người chưa từng được “giải” mà đã trải qua sáu đường. Nếu đối với người này, thì chưa hẳn là có? Vì thế, nên ví dụ hôm nay, nói rộng về hai chỉ thú này. Trước nói dù đã từng mất, mà sau lại được. Kế là, nói về chánh nhân không trở ngại, hư hoại, tức là trải qua mất và chưa được, đều là không vô.

Ví dụ thứ năm, dụ riêng về được, là nói về nghĩa chắc chắn thành. Cô gái nghèo, dụ cho tất cả chúng sinh.

“Trong nhà”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Năm ấm nối nhau, lấy ý nghĩa chứng bệnh vội vã của năm ấm kia. Lý nhân quả không đến từ bên ngoài, dụ cho bên trong.”

“Có nhiều kho vàng ròng”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Tàng, nghĩa là lý thường, lạc, cất giấu chưa phát hiện.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Được kho vàng, thì sẽ trở thành người giàu. Nếu thấy được Phật tánh, thì sẽ thành Phật.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Phật tánh trong thân, về lý, chắc chắn là rõ ràng, như nghĩa kho báu trong nhà cô gái nghèo kia.”

Pháp sư Đàm Tế nói: “Đủ nhân, quả là kho tàng.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Pháp bảo trong quả, đức của Tam bảo vô cùng, dụ cho có nhiều. Sự quý báu của lý tánh, lấy ví dụ ở vàng, nghĩa bị “Hoặc” che kín, gọi là Tàng.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Lý tánh không hai, vì tùy theo chúng sinh chẳng phải một, nên nói có nhiều.”

“Hầu hết những người lớn, nhỏ trong nhà, chẳng có ai biết.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Vì chỗ ở yên chung, nên là một nhà.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Phàm phu, dụ cho nhỏ, người Nhị thừa, dụ cho lớn.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Chúng sinh có Muôn vạn khác nhau, là có lớn, có nhỏ. Cùng ở trong quan hệ buộc ràng, là người nhà. Đều mê lý, là “Không có người nào biết”.

Pháp sư Đàm Tế nói: “Thân có hơn kém là lớn, nhỏ.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Văn tuệ là nhỏ, Tu tuệ là lớn.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nêu rộng về không, vì sáu đường đều không biết, nên nói có lớn nhỏ.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Trong một nhà Phật pháp, hễ là người học

Phật, vì Đức Phật chưa nói, nên nói là không biết.”

“Bấy giờ, có người khác”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Dụ cho Đức Phật, vì đã ra khỏi ba cõi nên là người khách.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đức Phật lấy nhân, quả so sánh khác nhau làm dụ”.

Pháp sư Đàm Ái nói: “Ví dụ mình có tất cả mà không thấy”.

Từ dưới đây, là dụ cho lý do không được liền nói”.

“Khéo biết phương tiện”.

Xét: Pháp sư Đàm Tế nói: “Khéo làm sáng tỏ Phật tánh.

Pháp sư Đàm Ái nói: “Có năng lực Từ bi”. “Bảo cô gái nghèo rằng:”

Xét: Pháp sư Đàm Ái nói: Cơ cảm làm phát sanh lẫn nhau. Nay ta thuê ông. Pháp sư Đàm Tế nói “Chính là bổn nguyện của ta”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Mô phỏng theo danh từ thích hợp. Phật tánh là vật định kỳ hạn, là chia vạch bờ cõi của ngã, không bao dung, gọi là người làm thuê. Thuê là mượn để thu được lợi, vì ít ỏi. Nay, vì Niết-bàn Vô dư, phải là dứt kiết, quả mà Tiểu thừa được sánh với thường là ít ỏi, như thuê mượn. Chúng sinh tự dứt “Hoặc” rồi đạt được quả, mà nói là Đức Phật thuê người làm, cứu khổ đã là do đại Bi, mặc dù chúng sinh kia tự dứt hoặc, cho đến việc cần thiết của người.”

“Cô hãy vì tôi”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thệ nguyện xưa của Đức Phật là cứu vớt hết các khổ. Nếu khổ không hết, thì trách nhiệm phải gánh vác vẫn chưa hoàn thành. Nếu độ thoát hết sinh tử, thì sẽ được theo đuổi bản nguyện của bậc Thánh, nên nói là “vì tôi”.

“Dọn cỏ rác dơ bẩn”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Trước kia đã nói là vô ngã dứt trừ điên đảo. Dù “Ngã” ô uế, nhưng trong tâm ý vẫn thường còn chân ngã

Phật tánh. Đây là nghĩa thuê.”

“Cô gái nghèo đáp: “Nay tôi không thể”.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chỉ cho lúc tu nghiêng lệch. Tu đạo thắng lợi, nên cuối cùng không thể tu tập thường.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Đây là nghĩa. Nhờ nói về việc của chúng sinh chỉ giữ lấy lợi mình, mà không gồm đạo giáo hóa, nên nói “Không thể”.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Chúng sinh chấp thường đã lâu. Một sớm một chiều không thể tin vô thường được.”

Pháp sư Đạo Tuệ ghi: “Lời lẽ chưa tin, chủ yếu phải biết mình đã có lý tánh rõ ràng, sau đó mới tự siêng năng thực hành lý tánh đó.”

“Nếu ông chỉ cho con tôi kho vàng, thì tôi sẽ nhanh chóng dọn cỏ rác cho ông.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nếu Đức Phật vì chúng sinh nói Phật tánh chân ngã, dụ cho tìm cầu kho vàng của mình.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Phỏng theo cơ nghi chúng sinh đều có lý này! Không nói ý kia. Nếu xét biết lý do, về sau tu điều lành, như trước hết, chỉ cho tôi biết, rồi mới dọn cỏ rác.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Căn cơ thường sắp phát, nên làm Bồ-tát, trước là vì người, sau là vì mình, như chỉ cho con kho vàng. Đã là công sức ở sau, nghĩa dứt trừ “Hoặc” rõ ràng. Lấy quả càng nhanh chóng, dụ cho dọn cỏ rác nhanh chóng.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nói về cơ cảm thì giáo Tiểu thừa, căn cơ Đại thừa tất nhiên thuần thục, cuối cùng được nghĩa thường, lạc, nói là chỉ cho biết.”

Pháp sư Đạo Tuệ nói: “Đây là dụ cho trí tuệ. Nếu bảo cho biết rõ Phật tánh, làm cho chúng sinh được hiểu biết chân thật, thì mới thực hành công hạnh được.”

“Người khác ấy đáp: “Tôi biết cách có thể chỉ cho con ông biết.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Đã nói người thuê thì có thể chỉ cho kho vàng kia.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Dùng ba Đạt, bốn Biện tài, thì tất nhiên sẽ nói rộng được.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Đức Như lai dùng phương tiện trước giảng nói vô ngã, vì làm cho chúng sinh được hiểu biết, gồm giúp thông suốt lý. Vì lý được thông suốt là nhờ Đức Phật, nên nói “Có thể chỉ cho biết”.

Pháp sư Tuệ Lãng thuật lời của Đàm Tiêm rằng: “Con, dụ cho hiểu biết vị lai.”

Cô gái lại nói: “Hầu hết người lớn, nhỏ trong nhà tôi còn không ai biết, huống chi ông mà biết được sao?”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Vẫn là lời nói chưa tin”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Sự đồng với thân, thì gần, khác với thân thì xa, gần còn không biết được, huống chi là xa.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Lời nói này là nói ngày nay, tình trái với lý, từ Phật mà được. Trí vô ngã chưa sáng tỏ, còn không nói “Có ngã”, huống chi trí thấy ngã của Phật đã tròn đầy, mà nói là “Có Ngã” ư?”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Nếu tánh là tánh của “Ngã” thì “Ngã” còn không biết, huống chi “Phi ngã” mà biết được “Ngã” ư?

“Người khác ấy nói: “Nay tôi xét thấy có thể.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Lý không thể mất, chỉ cho tôi biết được.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì có “Hoặc” nên dù gần mà không biết, vì không có “Hoặc” nên dù ở xa, nhưng nhìn thấy được.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Về lý này chỉ có Đức Phật, người có khả năng soi sáng, mới gọi là xét biết.”

Cô gái lại nói: “Tôi cũng muốn thấy xin ông hãy chỉ cho tôi thấy!”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Về lý, nói là có chỉ thú, biết được

chỉ thú ấy, tất nhiên là tự có, nên dụ cho cô gái nọ tự tìm thấy kho vàng.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Ứng theo căn cơ nghe mà phát ra, dụ cho “Muốn thấy”. Cảm giáo do mình, dụ cho “Chỉ bày”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Trùm khắp vật là trước, sau mới đến mình, nên nói cũng muốn thấy.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Vì người, và ta gồm có lợi, nên nói là “Đều”.

“Người khác ấy ở ngay trong nhà cô gái, đào được kho vàng.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Dứt trừ sự che lấp của kiết “Hoặc”, là “Đào xới”. Vì nhận được Phật tánh, là tìm ra kho vàng.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nói riêng về vô thường thì “Ngã”, “Thường” tự sáng rỡ.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Nói giáo của Niết-bàn là nói về Phật tánh, để chỉ bày cho chúng sinh biết.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Tánh không ở người khác, hoặc đã dứt trừ thì sẽ thấy. Về nghĩa thích hợp với ở ngay trong nhà mà đào được ra.”

“Cô gái thấy kho vàng rồi, lòng rất vui mừng” cho đến “Như cô gái nghèo kia có kho vàng mà không biết.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Chế phục kiết, kính tin, gọi là nhìn thấy, chẳng phải là được.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nghe nói về Phật tánh, phát sinh “Giải” sâu kín, là nghĩa của nghiệp lành.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Cảm ứng không khác nhau, nói pháp phải thích hợp căn cơ, dụ cho vui mừng”.

“Này người thiện nam! Hôm nay ta chỉ bày Phật tánh sẵn có của tất cả chúng sinh” cho đến “Có kho vàng ròng mà không thể thấy được.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Ví dụ hợp với ở trên mà không thể biết.”

“Ngày nay, Đức Như lai chỉ bày cho khắp chúng sinh” cho đến “Lòng rất vui mừng, quy ngưỡng Đức Như lai.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Kết hợp với việc đào xới nói trên, là chỉ bày kho vàng.”

“Khéo dùng phương tiện: Tức là Như lai” cho đến “Kho vàng ròng tức Phật tánh.”

Xét: Pháp sư Tuệ Lãng nói: “Nêu lại thí dụ, đối với hợp.”

Lại nữa, “Này thiện nam! Ví như người nữ.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Trước nói dứt “Hoặc” mới thấy, nay nói đã được giáo hóa.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Dụ cho Đức Phật. Cô gái có đức nuôi con, Đức Phật có đạo từ cứu hộ.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Đại ý vì muốn nói về lý do giáo xưa chưa nói và lý do giáo nay nói.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Ví dụ này đã có trong ví dụ trước. Nếu quả có mà thấy được, thì lẽ ra Đức Như lai đã nói sớm. Vì sao? Vì tức làm cho chúng sinh sẽ sinh khởi điên đảo vô thường? Ví dụ này và ví dụ thầy thuốc mới lời nói thì giống nhau, mà ý thì khác. Ví dụ kia nhằm gạn lọc sự thật, hư của hai giáo, còn ví dụ này nói Đức Phật sao không nói trước?

Lược có năm ý:

  1. Nói đã từng trải qua “Thường” và “Giải” trong quá khứ lâu xa.
  2. Nói về trái với lời Phật giáo hóa, mất đi “Giải”.
  3. Nói thiện cảm với Đức Thích-ca vì nói Thiên giáo.
  4. Dù nói giáo “Thường”, nhưng chưa tin.
  5. Nói lại về quyết đoán, dần dần tin tưởng, rồi mới uống thuốc.

Người nữ dụ cho Phật quá khứ.”

“Sinh nuôi một đứa con trai.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Xem chúng sinh bình đẳng, dụ cho không có hai.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Tướng hữu lậu khéo sinh, vì Phật dụ cho sinh, nuôi.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Nói sinh từ miệng Phật.”

“Đứa trẻ bị bệnh.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Vâng lời Phật giáo hóa chưa sâu sắc, dụ cho trẻ thơ, mà bị tà ngã mê hoặc, dụ cho bị bệnh.” Pháp sư Tăng Lượng nói: “Thứ hai, dụ cho mất “Giải”.

“Người nữ này buồn rầu, tìm thầy thuốc giỏi.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì binh nghiêng lệch nên cần thuốc, thầy thuốc, bệnh điều trị lẫn nhau, nghĩa là như thầy thuốc.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Mẹ với thầy thuốc, tùy thuộc ở nghĩa làm dụ. Lấy tuệ giải thêm lớn kia để dụ cho mẹ. Nghĩa trị bệnh là thầy thuốc.

Lại không có ý chỉ riêng, tìm kiếm thầy thuốc. Dò xét căn cơ của người nữ kia phát ra mà điều trị cho.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Khéo giành lại pháp thân. Pháp thân khéo ứng, ứng thân làm thầy thuốc, dụ như tìm kiếm.”

“Lương y đã đến.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Căn cơ đáng điều trị phát ra vào thời gian này.”

“Hòa chung ba thứ: Bơ, sữa và đường phèn rồi bảo đứa trẻ uống.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nói pháp hữu vi vô thường, khổ, vô ngã là thứ thuốc hay chữa trị bệnh nghiêng chấp.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ ba, dụ cho nói giáo nghiêng lệch.”

“Thầy thuốc dặn người nữ: Sau khi trẻ uống thuốc xong, nhớ đừng cho nó bú ngay.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Sữa của giáo “Thường”, pháp nuôi con ví dụ cho “Vô ngã” ít, nói dụ về “Ngã” nhiều, đều dùng sữa làm dụ. Điều trị do đạo quyền, ví dụ căn dặn, vì tà ngã chưa dứt, chớ nói pháp thân là “Ngã”.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Nói “thường” là thật trí, nói vô thường là quyền trí. Vào thời bấy giờ, chỉ được nói “Quyền”, chưa được nói “Thật”, vì nghĩa liên quan nhau giữa “Quyền” và “Thật”, nên nói “Căn dặn”. Chẳng phải không cho bú, chỉ vì lúc cho bú chưa đến, nên nói vã lại”. Vì “Quyền” tuệ chính là nói “Vô thường”, “Thật” tuệ biết thời gian chưa đến. Vì không nói về “Thường”, nên nói “Vả lại chớ”.

“Phải chờ khi thuốc đã tiêu hóa, mới được cho trẻ bú.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói:“Ngã” ba cõi đã dứt, mới được gọi là “Ngã”.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Nếu Điên đảo nặng đã dứt trừ, thì đạo đối trị cũng cáo chung.”

“Lúc ấy, người nữ liền thoa chất đắng vào vú.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Giáo vô ngã không phải điều mà chúng sinh ưa thích, vì vị nó đắng.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vô thường, vô ngã, lạm quá pháp thân, có danh, không có thật, dụ cho thoa chất đắng bên ngoài.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Lẽ ra phải nói rằng, thầy thuốc thoa thuốc vào vú mới đúng, đàng này lại nói rằng, người mẹ tự thoa, ấy là lấy nghĩa khéo nuôi con, tiện hơn. Lại, giải thích: “Vì tiêu biểu thầy thuốc với người mẹ không có tự thể khác nhau.”

“Nói khẽ với con mình: “Vú mẹ đã thoa thuốc độc, con chớ sờ đến.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ái nhiễm gọi là sờ mó. Thân đều vô thường, không thể ái nhiễm.”

“Đứa bé khát sữa, muốn được mẹ cho bú, nhưng thoáng đánh hơi chất đắng trên núm vú, nên không dám đến gần.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chán tai hại thân khổ, tìm niềm vui vô vi, nghe nói Đức Phật vô thường, nên chí không mong cầu.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Cần sữa thường trụ, dụ cho khát. Đây là nói theo lý. Vì sinh khởi nói vô ngã, nên trái với giáo mà không thọ, dụ cho không dám đến gần (bỏ đi), đây là nói theo tình.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Thói quen chấp thường đã lâu, giờ đây lại sắp khởi, như khát sữa. Thường nói là vốn ở Đức Phật, dù là chấp trái ngược, vì cũng được từ Phật, nên nói sữa mẹ, chỉ vận chuyển sáng suốt gần với giáo thiên lệch, tâm điên đảo muốn khởi không được, dụ cho bỏ đi (không dám đến gần mẹ).

Lại, giải thích: Dù nghe chỉ thú của giáo thiên lệch, như có lý trở về chân, mà giáo thiên đã gần mà “Giải” viên không có dịp phát ra, như vì nghe mùi đắng, nên bỏ đi.”

“Đến khi thuốc uống đã tiêu hóa.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tà ngã đã dứt, tức là lúc để nói chân ngã.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Ví dụ thứ tư, nói về viên giáo.”

“Người mẹ vội dùng nước rửa sạch vú rồi gọi con đến cho bú.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Nay, nói “Ngã” thường, chia ra hai giáo rõ ràng.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Là căn cớ đáng nói, tức là gọi con.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Giáo thường đã hưng thịnh, không có “Hoặc” lạm quá Đức Phật nữa. Về nghĩa như dùng nước rửa sạch vú.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Giải thích giáo “Thường” như nước, lý được giải thích như sữa. Về nghĩa, là dùng nước rửa sạch vú.”

“Lúc đó, đứa trẻ dù khát sữa, nhưng vì còn nhớ mùi đắng, nên không dám đến bú.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chấp giáo nghiêng lệch trước, không tin thuyết sau.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đủ như đã nói trong phần khai tông.”

Người mẹ bảo: “Vì con đã uống thuốc” cho đến “Giờ đây con hãy đến bú, không còn đắng nữa đâu!”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Như ví dụ thầy thuốc mới, thầy thuốc cũ.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Ví dụ thứ năm, chỉ rõ lại chỉ thú nay và xưa.”

Đứa trẻ “Nghe mẹ bảo, dần dần đến bú.”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Kính vâng theo thuyết nay, không còn chấp lầm giáo xưa nữa.”

“Này người thiện nam! Như lai cũng vậy. Vì hóa độ tất cả chúng sinh” cho đến “Vì dứt bỏ các kiến chấp giả dối của thế gian.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ba cõi luống dối, chấp cho là

“Ngã”, đây gọi là kiến chấp giả dối.”

“Thị hiện pháp xuất thế gian”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Biết kia luống dối, tức là xuất thế gian.”

“Lại, chỉ rõ quan niệm chấp ngã của thế gian là giả dối, vì chẳng phải chân thật.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Là giải thích về “Ngã” gạo, mè ở câu đầu trong lý không có.”

“Vì tu pháp vô ngã, thân được thanh tịnh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Giải thích câu thứ hai.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Trên đây, lược hợp ví dụ ba thứ thuốc như bơ, sữa…”

“Như cô gái kia vì chữa bệnh cho con mình” cho đến “Nói các pháp đều không có ngã.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Nêu lại ví dụ thứ ba, lại hợp.”

Như cô gái kia rửa sạch vú rồi, gọi con đến bú.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nêu ví dụ thứ tư.”

“Nay ta cũng vậy, là nói Như lai tạng, vì cho nên các Tỳ-kheo không nên sinh tâm kinh sợ.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Hợp ví dụ rửa sạch vú.”

Như đứa trẻ kia, khi nghe mẹ gọi, lần lần trở lại bú.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Nêu ví dụ thứ năm.”

“Các Tỳ-kheo cũng vậy, nên tự phân biệt bí tạng của Như lai, là không được, không có.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Hợp theo giáo pháp.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn! Thật không có ngã.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trên đã nói chúng sinh có ngã, “Ngã” tức Phật tánh. Nói về “Hữu” có hai thứ: “Hữu” hiện tại và “Hữu” ở vị lai, nhưng về nghĩa thì “Hữu” chưa phân biệt rõ ràng, do đó phải dùng mười một việc làm câu hỏi, để bắt bẻ về cái “Hữu” của hiện tại trở thành chỉ thú của “Hữu” vị lai.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Kho báu trong nhà dụ cho chúng sinh có chân ngã sáng lớn ở ngay trong họ. Bồ-tát Ca-diếp biết chúng đang nghi ngờ, bèn đặt ra câu hỏi rằng: “Tức là lẽ ra đã có tác dụng của tánh quả ư?”

“Vì sao? Vì khi đứa trẻ mới sinh không hiểu biết gì” cho đến “Do nghĩa này nên biết không có ngã.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đều trách cứ ở tác dụng hiện tại.”

Pháp sư Tăng Tông nói:“Ngã” lấy tự tại làm nghĩa, trong khi đứa trẻ không hiểu biết gì, thì không có tác dụng soi sáng, cho nên biết không có “Ngã”!

Nếu chắc chắn có “Ngã” thì khi thọ sinh rồi cho đến “Là thường trụ, lẽ ra sẽ không có tướng hư hoại.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Người tự tại lẽ ra không vô thường.”

Nếu không có tướng hư hoại, thì sao có Sát-đế-lợi” cho đến “Biết chắc chắn Phật tánh chẳng phải là pháp thường.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Nêu quả báo không bằng nhau, để chứng tỏ không có tự tại.”

Nếu nói Phật tánh chắc chắn là thường” cho đến “Nói dối, nói thêu dệt, tham lam, giận dữ, tà kiến.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Nói do nhân không chính đáng, cho nên biết vô “Ngã”.

“Nếu tánh chất của “Ngã” là thường, vì sao sau khi uống rượu, con người lại say sưa, mê loạn?”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Câu trước nói: “Nếu có ngã thì không nên bị chuyển biến theo duyên bên ngoài.”

Nếu tánh của “Ngã” là thường, thì người mù lẽ ra thấy sắc, kẻ điếc lẽ ra nghe tiếng, người câm đáng lẽ nói được và người què quặt lẽ ra cũng đi được.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Trước kia nói không nên gây ra điều ác trong nhân. Nay, ở đây nói không nên cam chịu quả ác này.”

Nếu tánh của “Ngã” là thường, thì không nên tránh xa hầm lửa, nước lụt, thuốc độc, gươm, dao, kẻ ác, thú dữ.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Nếu có chút sợ sệt, thì đâu phải là tự tại?”

“Nếu “Ngã” là thường, thì đối với những việc đã từng nghe, thấy” cho đến “Tôi đã từng thấy người này ở chỗ nào ư?”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Có Ngã thì thường ghi nhớ, chẳng lẽ quên ư?”

“Nếu “Ngã” là thường thì không nên có các trạng thái già trẻ, thịnh suy, nhớ lại việc đã qua.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Các câu trước đều căn cứ vào tâm, một câu này là nêu sắc. Nếu tự tại, thì hẳn là thường, tâm làm sao quên được, sắc làm sao biến chuyển được?”

“Nếu “Ngã” là thường, thì nó ở chỗ nào? Có phải ở trong nước mũi, nước miếng, hay trong các màu xanh, vàng, đỏ, trắng chăng?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Từ trước đến đây, đã tra xét lý cùng cực, nay trách cứ chỗ ở. Nếu không ở riêng một phương, thì đáng lẽ phải ở khắp mọi nơi? Ở mỗi chỗ trước đây để xem xét là không .”

“Nếu “Ngã” là thường, thì lẽ ra phải ở khắp thân” cho đến “Nếu khi chặt đứt thân thể, thì “Ngã” đó lẽ ra cũng bị chặt đứt?”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Không ở riêng một chỗ nào, về sự đã nói như trên. Nếu hiện nay có khắp, thì đồng với mè, gạo, đâu nói là tự tại, lại nói là thường ư?”

“Phật bảo Ca-diếp: Này người thiện nam! Ví như nhà vua” cho đến “Có viên Kim cương giữa trán.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Nói chẳng phải không có, nhưng chẳng phải mình có, vì trên trán trí tuệ có gắn viên ngọc chân ngã.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đây là đáp câu hỏi để nói về Phật tánh dù “Có” đối với người nhận thấy thì thành “Giải” (hiểu rõ), đối với người không thấy, sẽ thành “Hoặc” (mê lầm). Vì không thể nói là “Có” nên trách cứ tác dụng hiện tại, như hạt châu ở giữa trán kia, nếu sáng rõ thì trang nghiêm cho thân, còn ẩn thì sẽ thành bệnh, vì không thể dùng viên ngọc ở thân, nên thường trách cứ vẻ đẹp của nó. Đây là đáp chung các câu hỏi. Dưới đây sẽ có thí dụ riêng:

Vua, dụ cho Đức Phật lực sĩ, dụ cho người tu hành, viên ngọc dụ cho “Giải”. Phật nói tánh nhân quả, người nghe nhận hiểu được. Hiểu tròn đầy có thể trách, như ở giữa hai đầu chân mày.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Tin, hiểu Phật tánh Trung đạo không nghiêng lệch, cũng như ở giữa hai đầu chân mày kia. Tin, biết Phật tánh chắc chắn là dụng của mình, giống như giữa hai đầu chân mày kia có viên ngọc này.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Ý ví dụ này nói chẳng phải không có tánh thường, chỉ vì bị hoặc che lấp, nên không có công dụng hiện tại. Không thể lấy cớ hiện tại chưa có công dụng mà cho là không có. Ví dụ này có năm lớp ý:

  1. Nói đã có lãnh thọ việc “Giải” trong quá khứ.
  2. Nói trôi lăn trong sinh tử, tức là mất đi “Giải” xưa.
  3. Nói dù mất “Giải” gốc, nhưng do năng lực lành đã chiêu cảm đến bậc Thánh, nên ra đời nói giáo nghiêng lệch.
  4. Nói về căn cơ thường mới phát, vì nói Viên giáo.
  5. Giải thích lại, sau đó mới tin ý chỉ chủ yếu đã quy lấy, thứ hai, dụ cho mất “Giải”, khởi “Hoặc”, nhằm nói về “Hoặc” đọng lại trong sinh tử, che lấp mắt tuệ, không có công dụng hiện tại, không thể nói là hoàn toàn “Không”. Nhà Vua: Nhà là chỗ, chỗ mà Đức Phật giáo hóa cùng khắp. Vì lực sĩ đã dùng năng lực chống cự dữ dội để khuất phục đối phương nên gọi là Đại, đã giáo hóa người tu hành, cuối cùng bẻ gãy hết việc ác lớn, như Đại lực sĩ.

“Hạt kim cương là nói về tín, hiểu Trung đạo, phá tan được điên đảo, dụ như Kim cương.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Ví dụ có bốn ý:

  1. Ví dụ sinh “Giải”.
  2. Ví dụ mất “Giải”.
  3. Về sau Đức Phật ra đời, nói giáo nghiêng lệch.
  4. Nói viên giáo.

Hạt ngọc: “Dùng chung sáu hạnh lý giải nhân quả hợp thành thí dụ.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Chia ví dụ này thành hai đoạn: Từ bắt đầu, cho đến “Buồn rầu than khóc”, là nói về trước hiểu mà sau mất. Kế là, từ “An ủi dụ cho lực sĩ nói thí dụ, là nói về sau, Đức Phật nói lại, lại được hiểu rõ.”

Trong đoạn trước có hai thứ bậc, đây là bậc thứ nhất, chính là nói về ngày xưa, lúc đã được lòng tin hiểu rõ về Trung đạo.

“Cùng đấu vật, đọ sức với lực sĩ khác”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tà “Ngã” là khác đối với chánh “Giải”. Chánh giải chưa vững chắc, mà tranh luận với tà mạnh mẽ, dụ cho so sánh thế lực.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là ví dụ về mất “Giải” thứ hai, nói về “Giải” vi tế, kiến cạn cợt, mà khởi lên “Hoặc” nặng nề, đã lìa sinh tử, đâu được nghe “Có”, mà liền khiến cho có công dụng hiện thực. Công dụng hiện tại đã “Không”, bàn cho rằng mất hẳn ư?

Lực sĩ khác, dụ cho tâm vô minh. “Giải” là dứt hết “Hoặc”. Thủ dụ cho lực sĩ. “Hoặc” hữu lậu là kẻ ngăn cản “Giải”, cũng gọi là lực sĩ.

So sánh thể lực, là văn tuệ chưa sáng suốt mà lúc tâm ngã dao động. “Giải” “Hoặc” giao đấu với nhau, dụ như so sánh thể lực (đọ sức)”

Pháp sư Trí Tú nói: “Đấu sức với nhau, dụ cho hai lực sĩ khuất phục lẫn nhau.”

“Mà lực sĩ kia đã húc đầu vào lực sĩ nọ.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Vô minh là kiết đứng đầu các kiết.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ngã kiến, là kiết đứng đầu các kiết, nên nói dùng đầu húc.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Giải, Viên lấy chánh tín làm đầu, tâm tà dùng Bất Tín làm đầu. Tín đã bị bất tín xâm phạm, như hai cái đầu húc vào nhau.”

“Hạt ngọc trên trán lực sĩ kia đã lún mất dưới da.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chịu khuất phục dưới phe tà, nói là ẩn mất. Có danh, không có thật dụ cho da.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Chánh tín nhỏ nhen, cạn cợt, không thể tự làm mình vững chắc, tức là đồng với thuyết tà kiến.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Tín bị Bất tín lấn át, “Giải” tròn thì ẩn.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đệ tử Phật dùng tướng, tâm để nói không có tướng. Về lý đã vô tướng, u ẩn mà khó hiển bày. Ngoại đạo lại dùng tướng, tâm để nói về tướng. Về mặt lý thì dễ an ổn, sống trong sinh tử đã lâu, tức là mất đi “Giải” gốc, đuổi theo tà chấp kia, nên nói là lún vào trong da.”

Đạo Tuệ ghi: Sở dĩ nói trong da vì nói chẳng phải hạt ngọc mất hẳn, mà tìm kiếm thì, sẽ phát hiện không lâu.”

“Đều không tự biết rằng hạt ngọc này vẫn còn”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Lấy “Tà ngã” làm chân, không biết đã mất đi chân ngã.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Dùng đầu “Tà hoặc” để làm vỡ trán chánh tín. Hễ chánh tín bị phá vỡ thì làm sao biết được mình vốn có Phật tánh ư? Dù không biết mình có, nhưng cuối cùng về mặt lý thì rõ ràng, như viên ngọc lút mất trong da.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Khởi kiến thường ngang trái, tức là mất đi những gì vốn đã hiểu biết. Nếu nhận thức thường ở quả thì sẽ ổn định được địa kia, tức là có sự tồn tại. Đã trái với hiểu biết kia, vì tâm vô thường, nên nói “Không biết vẫn còn.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Lý được, mất chẳng phải đối tượng mà mình tỏ ngộ, nên nói “Đều không tự biết”.

“Ngay chỗ lún trên trán của lực sĩ kia, mọc một mụt nhọt.” Pháp sư Tăng Tông nói: Vì mất chân ngã mà thành hoặc điên đảo, đưa đến khổ sanh tử.

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Phá vỡ chánh tín, nên có mụt nhọt bất tín.”

“Liền mời thầy thuốc điều trị”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Khổ sinh tử rất ép ngặt, duyên “Giải” lại chiêu cảm. Lúc tỏ ngộ đã gần kề, căn cớ đến, hợp với Thánh, như ý nghĩa nhờ thầy thuốc.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là ví dụ thứ ba, đường cảm ứng giao nhau, nghĩa là mời, bảo.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Chúng sinh có thiện, có khổ, cả hai đều duyên cảm đến Phật, thấy Phật, tức là vì có khả năng diệt khổ, nên nói chữa trị.”

“Bấy giờ, có người thầy thuốc khéo biết các phương thuốc.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Minh y dụ cho Đức Phật khéo dứt trừ tám đảo, dụ cho biết rõ về phương thuốc”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Chính là Đức Thích-ca điều trị bệnh “Hoặc”, nên gọi là thầy thuốc, thấu hiểu phương pháp của kinh giáo, thuốc của Tông chỉ sâu kín, nhiệm mầu cùng cực.”

“Biết ngay nguyên nhân mụt nhọt này là do hạt ngọc tiềm tàng sâu trong thân.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Duyên” mất “Giải” trở thành “Hoặc”, đưa đến sinh tử.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Người thầy thuốc thấy mụt nhọt, biết nguyên nhân thấm vào cơ thể. Đức Phật thấy chúng sinh trôi lăn trong năm đường, biết là khởi ngang trái chấp thường giả dối, nên đánh mất

“Giải” vốn có.”

“Viên ngọc này khi lún vào da rồi liền dừng lại.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì biết ngay chẳng phải mất lâu, nên nói “Dừng lại.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Lý Phật tánh chung quy là công dụng của tâm. Dù bị phiền não tạm thời che lấp nhưng hạt ngọc chỉ ở tạm trong da, không bao lâu sẽ lộ ra.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Lý viên “Giải”, không lúc nào tạm dứt, mới có việc bỏ dở, hưng thịnh, lý ấy thường còn như sự dừng lại.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Dù có mất đi kiến giải vào thời gian bấy giờ, nhưng căn cơ xưa vẫn còn không mất.”

“Bấy giờ, người thầy thuốc liền hỏi lực sĩ: “Viên ngọc trên trán ông đâu rồi?”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Vì nói vô ngã tức là nói lên có chân ngã”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Nói giáo nghiêng lệch, chấp thường một cách ngang trái là đánh mất. Chỉ có “Ngã” thường đồng mất, mất gọi là không hiện rõ. Đức Như lai ra đời vì giảng nói về giáo nghiêng lệch, đẫy lùi tà ngã kia, tìm kiếm sở chấp, nhận biết các chấp đó đều là sai lầm, nghĩa mất mới được biểu hiện rõ. Như lực sĩ kia đánh mất hạt ngọc, dù đã lâu, nhưng không tự biết, đến lúc thầy thuốc hỏi, mới biết.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Sở dĩ vì nói lẽ vô thường, là vì ý muốn bày tỏ “Giải” sẵn trong kia, dụ như hỏi lực sĩ nọ hạt ngọc vốn có kia hiện nay đâu rồi?”

“Lực sĩ kinh ngạc đáp: “Thưa Đại sư y vương! Hạt ngọc trên trán tôi đã biến mất rồi?”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Vì chàng lực sĩ không biết mất lúc nào, nên khi nghe hỏi, mới tỏ vẽ kinh ngạc, nói bừa là mất. Đáp rằng: “đúng vậy?”

“Viên ngọc này, hiện giờ nó ở đâu? Chẳng phải huyễn hóa”, nói xong, buồn rầu, khóc lóc.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Đã cho là đánh mất hạt ngọc, lẽ ra phải tìm kiếm xem nó ở đâu, lại nói là không còn, cho là như huyễn hóa.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tìm kiếm bác bỏ năm ấm, mà không được gì. Hóa, nghĩa là chấp tất cả pháp đều không, khóc lóc, là tỏ ngộ tất cả pháp chỉ là tám khổ.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Vì học quán sâu vô ngã, cho đến nói rằng, không biết chân ngã ở đâu?”

Pháp sư Trí Tú nói: “Dù nghe giáo nghiêng lệch, nhưng hễ chưa hàng phục thì ví dụ kinh hãi đáp. Cuối cùng tin vào nghĩa chỉ thú hôm nay, nói là “Hạt ngọc của tôi”, đã mất rồi ư?”

“Lúc ấy vị thầy thuốc an ủi lực sĩ: Nay ông không nên quá buồn rầu đau khổ”.

Xét: Pháp sư Đạo sanh nói: “Để thỏa lòng mình, nói là hạt ngọc không còn, bèn nói rằng, vì tôi đã tỏ ngộ. Về lý, đã hiển này trong thân, cũng là nói biết rõ ràng.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đây là ví dụ thứ hai. Pháp hữu là bất không, cũng có “Ngã” thường, không phải như đã thấy tất cả khổ.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là ví dụ thứ tư. Y theo giáo mà thực hành, đã dứt trừ điên đảo nặng nề. Nay căn cơ thường mới phát, giải thích quả Phật, Phật sở dĩ là thường, vì đây là hữu tình đã được ổn định, như hỏi han an ủi.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Từ dưới đây đoạn thứ tư, ví dụ về căn cơ chúng sinh thành thục, có khả năng nghe pháp thường trụ, tức kinh giáo Niết-bàn, là lời an ủi, khuyến dụ.”

“Vì lúc đấu vật, hạt ngọc bị lún vào cơ thể ông, nay nó ở trong da, bóng nó hiện ra ngoài.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đây là thuyết nay, nói về “Giải” của lúc trước, “Hoặc” tạm thời mê, duyên xưa ngầm phát, dụ cho ảnh hiện ra ngoài.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Dù lại mất kiến giải, nhưng lý không mất. Đương thời dù bị “Hoặc” che lấp, nhưng với năng lực của một niệm kia, tất nhiên dẫn đến quả cùng cực. Tướng tối tăm cảm vời, chẳng được nói là tướng “Không”, như viên ngọc dù tiềm ẩn trong da, nhưng bóng nó vẫn hiện ra ngoài.”

“Lúc các ông đấu vật nhau, vì cơn giận dữ qua sâu độc mạnh mẽ, nên hạt ngọc đã bị lún vào thân thể, mà không tự biết.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Cho rằng nhân của giải, thường vẫn tồn tại, tỏ ngộ ở ngày nay, tự không biết mà thôi.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Khởi “Hoặc” thì mất “Giải” vì bị độc nặng nề, nên không tự biết.”

“Bấy giờ, lực sĩ không tin lời thầy thuốc nói” cho đến “Nay sao ông lại nói dối tôi.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Chấp mất, không tin vào thuyết nay.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trong da cạn gần dụ cho thời gian hiện tại. Pháp hữu vi hiện tại, chỉ cho khổ bất tịnh, há thấy được công dụng của Phật tánh ư?

Trong gân rất sâu xa dụ cho vị lai, vì không thể thấy nên nói Phật tánh (viên ngọc) kia không có.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Phật tánh thanh tịnh. Do đó, nếu đối với phiền não thì Phật tánh sẽ không được chấp nhận như vậy, nếu đối với việc lành, lúc chưa có điều lành, thì sẽ không có Phật tánh, không nên nói là thấy.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Gần là mười một lần thưa hỏi của Bồ-tát Ca-diếp.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Không khác với từ ngữ thường mà các Tỳ-kheo không tin trong ví dụ thầy thuốc mới cũ ở trước.”

“Bấy giờ, người thầy thuốc cầm gương soi, soi vào mặt lực sĩ kia, hạt kim cương liền hiện rõ ánh sáng trong gương.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Gương trí tuệ có được từ Đức Phật, như người thầy thuốc.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Gương soi là biểu tượng để dụ cho Viên giáo. Mặt có hai mắt, dụ cho hai tuệ, tánh ở trong văn, như người có mắt soi thấy vóc dáng mình trong gương soi.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Dù một lời nói thoảng qua, vẫn chưa thể tin ngay được. Nếu được chiếc gương “Chân giải”, mới chứng biết được, “Giải” từ Đức Phật mà được, như thầy thuốc cầm gương soi.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là ví dụ thứ năm. Hạt ngọc phản ánh trong suốt dưới lớp da mà không biết, phải là chiếc gương sạch, thì mới soi thấy. Sẽ nói về lời nói để giải thích lý, lý do lời nói được tỏ rõ, như hạt ngọc hiện trong gương.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Chiếc gương soi tức giáo Niết-bàn, mặt, dụ cho tâm chúng sinh.”

Minh Tuấn nói: “Gương chỉ cho ví dụ này, mặt dụ cho đức tin. Lý và giải, trái phải là thí dụ, đồng với ví dụ hạt ngọc. Dù lý chưa có mà tin, hiểu đã được. Đã nhờ ví dụ mà được ngộ, như mặt thấy rõ trong gương. Ví dụ này do chính Đức Phật nói, nên nói thầy thuốc cầm chiếc gương.”

“Lực sĩ thấy rồi, tâm rất kinh ngạc, có cảm tưởng kỳ lạ đặc biệt.”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Tín đồ thọ giáo, nghe thấy Phật tánh, mới sinh tin hiểu, trong thân bèn có lý vượt hơn này, có cảm tưởng kỳ lạ, đặc biệt này.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Sự hiểu biết sinh ra, ý biểu lộ sự kinh ngạc. Quý ở chỗ tỏ ngộ, là ý tưởng kỳ lạ đặc biệt.”

“Này người thiện nam! Tất cả chúng sinh cũng giống như vậy” cho đến “Chỉ có Phật tánh đều không thể thấy được.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Hợp ví dụ về mất “Giải”.

“Mà bị tham dâm, giận dữ, ngu si” cho đến “Vì sự ngu si đã che lấp bản tâm, nên không biết Phật tánh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Hợp với ví dụ ban đầu.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Hợp với ví dụ chỗ hạt ngọc lún vào trán của lực sĩ, nổi lên mụt nhọt. Che lấp tâm, nghĩa là hợp với “Đều không tự biết hạt ngọc này vẫn ở chỗ của nó.”

“Như hạt ngọc của lực sĩ vẫn ở ngay trong cơ thể” cho đến “Huống chi biết được chân tánh của ngã”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: Hợp với thí dụ thứ hai. Pháp sư Tăng Tông nói. “Người tu học vô ngã, hợp với ở trên là không có bỏ ư? Không biết chân tánh của ngã, nghĩa là lại hợp với ví dụ thứ hai. Không biết chỗ vô ngã: Trở lại chấp nghiêng lệch mà tu không quán, vì chẳng phải căn cơ ở bạn lành học tập mà được, nên chẳng phải khéo hiểu.

“Này người thiện nam! Như lai nói các chúng sinh đều sẵn có Phật tánh như thế” cho đến “Tạng Như lai vô lượng không thể suy nghĩ bàn luận như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Hợp với ví dụ thứ ba.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Hợp với ví dụ cầm gương soi thứ năm.”

 

Phần 2

Ví dụ thuốc một vị ở núi Tuyết.

Giải thích: Phật Tánh ở trong năm ấm, không mất, không hư hoại.

Giải thích kinh Phương Đẳng như Cam lộ, thuốc độc.

Nói rộng về ba thứ ba quy y:

  1. Thứ bậc.
  2. Một thể.
  3. Phật tánh vị lai của thân mình.

Lại nữa, “Này người thiện nam! Ví như ở núi Tuyết”.

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Không theo lời Phật nói, mà chấp nên, trở thành mê hoặc”.

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trên, đã đáp chung mười một câu hỏi, mà Phật tánh không hư hoại, nghĩa ấy chưa rõ ràng. Lại, ví dụ ở trước nói: “Hạt ngọc đã bị lún vào thân, dường như Phật tánh có thể hư hoại. Nay dùng ví dụ này để nói lý do mất “Giải”, Phật tánh không thể phá hoại. Núi Tuyết, dụ cho Thân năm ấm.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Dụ cho chúng sinh.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Ví dụ ở trước nói về khởi “Hoặc” trái lý, không được dụng hiện tại. Ví dụ này nói: Nếu muốn lấy, có phương thì được, trái với phương thí mất. Núi Tuyết, dụ cho Kim Cương, trở xuống, là thần minh của nhân địa.”

“Có một vị thuốc tên là “Vị lạc”, vị rất ngọt ngon”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Thuốc dụ cho Phật tánh, Ngọt, dụ cho cho Thường, Lạc.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Thấy Phật tánh, là trị bệnh sinh tử, dụ cho thuốc. Vị lạc: Thể của vị chẳng phải niềm vui, mà sinh ra niềm vui cho người. Phật tánh chẳng phải niềm vui, vì hiểu được Phật tánh, thì sẽ thoát khổ, nên dụ Phật tánh là vị lạc. Rất ngọt: Vị ngọt, thì được người ưa thích. Lý Phật tánh có biết được hương vị ngọt ngào, dụ cho vị ngọt.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Nhất vị, là lý Phật tánh không có sự khác nhau về sinh và diệt.”

“Ở dưới lùm bụi, không có người nào thấy được.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chín trụ trở xuống, không thể thấy được.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Vì bị phiền não che lấp nên dù có Phật tánh, chúng sinh vẫn không thấy.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Không có mắt tuệ của Thập địa, cho nên không thể thấy được.”

“Có nhiều người ngửi thấy mùi thơm biết ngay ở chỗ đó chắc chắn sẽ có thuốc này.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Bồ-tát nói giáo “Vô ngã”, nói lên chân ngã của Như lai, dụ cho nghe mùi hương.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ví như Bồ-tát Thập địa khi nghe Phật nói xong, có thể thấy được phần ít, là nói về lý tánh sâu xa.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Người tu hành nghe Phật nói, biết trong phiền não có “Phật tánh”.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Có” chỗ cho là đã được hiểu văn tuệ. Dù không có mắt tuệ Thập địa thấy được, nhưng tin giáo, sinh hiểu sẽ biết là “Có”.

Pháp sư Trí Tú nói: “Vì như Đức Phật quá khư, lúc đầu nhận biết nhỏ nhoi, như vừa nghe mùi hương của thuốc kia, biết ngay là thuốc, cuối cùng tu hành, sẽ được thành quả Phật.”

“Ở đời quá khứ có vua Chuyển Luân” cho đến “Làm các đồ đựng để nhận thứ thuốc này.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Chư Phật xa xưa, nói pháp vô ngã. Lý vô ngã như đồ đựng kia có bên ngoài, không có bên trong.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vua, dụ cho Phật. Chỉ cho Đức Phật là người có khả năng thấy được, nói được. Đồ đựng dụ cho Viên giáo.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Nói giáo pháp của Phật quá khứ dù chẳng phải một, nhưng đều biểu dương cho tánh, như làm đồ đựng là để nhận thuốc.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Vua thông suốt, dụ cho Phật trước. Nếu lấy gần, tức là Đức Phật Ca-diếp. Vì nhà Vua muốn tìm kiếm thuốc ở trên núi, nên chỗ nào cũng đều có làm đồ đựng để nhận thuốc, dụ cho Đức Thế tôn Ca-diếp lúc còn là phàm phu, tu muôn hạnh để mong cầu quả Phật.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Núi dụ cho năm ấm, đồ đựng dụ cho kinh giáo. Các chỗ dụ cho mười hai bộ, nói Đức Phật trước vì muốn cho năm ấm chúng sinh đều được tánh của ngã thường, nên nói mười hai bộ kinh. Dù nói vô thường, nhưng đều vì muốn cho chúng sinh được lý Trung đạo thường, nên nói “Để nhận thuốc này.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Muôn hạnh như đồ đựng. Hạnh do thân khởi, dụ cho chỗ nào cũng làm ra.” “Khi thuốc này chín”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nghe Đức Phật nói liền, nhận hiểu không có sai lầm, nhờ dụ mà lộ hạt ngọc trên trán.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Lúc Phật tánh ứng với lưu thông, nghĩa rạng rỡ là chín.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Năng lực của nhân đầy đủ, như thuốc đã chín muồi.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Là thời kỳ thành Phật.” “Từ đất tuôn chảy ra”.

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Vì tánh sáng tỏ nên thoát khỏi phiền não.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Nhân mãn, quả được hiển bày vì Phật nhãn đã soi sáng.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Vì lý nhân quả không ngoài thân, nên nói có ngay trong năm ấm.” “Gom trong đồ đựng”.

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Lý Ngã thường ứng với lúc tu muôn hạnh. Nghĩa vị đều ở trong văn kinh.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Vị lý của Phật tánh, kinh giáo được nhóm hợp đầy đủ.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Quả lại ứng với nhân là gom nhóm.” Pháp sư Bảo Lượng nói: “Hiển bày trong kinh giáo.” “Mùi vị chân chánh”.

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Lý Phật tánh khác thể với vật ngụy.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Lý thường là lý được Viên giáo giải thích, là chân chánh.”

“Sau khi vua băng, hễ ở chỗ nào thuốc chảy ra, thì đều có các vị thuốc khác nhau.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Sau khi Phật nhập Niết-bàn, các đệ tử Phật tìm tòi, nghiên cứu kinh, giáo, chấp nghiêng lệch nghĩa kinh giáo, đối với lý nhất vị, tùy theo thuyết mà thành khác. Chấp lấy nghĩa đã nghiêng lệch mà thọ thân khác nhau.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nhận lấy kiến giải chưa được thuần thục. Phật đã nhập diệt, pháp bị rời rạc, người sanh hiểu khác, khởi các thứ kiến chấp, chịu quả khác nhau, để bày tỏ nỗi khổ mất “Giải”.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Sau khi Phật nhập Niết-bàn, vì các Luận sư đều chấp nghiêng lệch, nên nói Phật tánh có các thứ khác nhau. Theo các các chấp nghiêng lệch, thì thọ thân có khác, như chỗ thuốc chảy ra có các thứ khác nhau.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Lý Phật tánh chỉ có một, vì người chấp khác nhau, nên có chín mươi lăm thứ. Đã gây ra nhân tà, thì sẽ cảm thọ bốn quả ác, như các vị của thuốc.”

“Vị thật của thuốc này ngưng đọng ở trên núi, giống như mặt trăng tròn.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Không vì chấp lấy mà có nghiêng lệch, chánh lý bị hư hoại, không do thọ thân khác nhau, làm cho chân ngã dứt.”

“Người phàm phước mỏng, dù cho có ra công đào xơi vất vả cách mấy đi nữa, cuối cùng vẫn không được thuốc.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Dù sinh kiến chấp khác, vẫn không thể hủy hoại chân. Thánh và Phàm bặt giao, thì “Thường” mới được sáng tỏ, là nghĩa không hư hoại.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Kiến chấp dù khác đường, nhưng không làm thay đổi Phật tánh. Dù cảm thọ thân khác nhau, nhưng Phật tánh vẫn không thay đổi, phàm phu chấp nghiêng lệch, nên dù dứt hết lo nghĩ, thì vẫn không thể nào thấy được chánh lý.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Không lẫn lộn với ngụy, là chân tánh, phải thường ở người, không thể dời đổi, như thuốc ngưng đọng. Tròn sáng, không nghiêng lệch, về sự thì đồng với mặt trăng.”

Phàm phu phước mỏng, không thể được, nghĩa là không có tuệ, để tự tu dù gia công khổ hạnh, như pháp giữ giới trâu, tự nhịn đói… cách lý càng xa. Nếu là người khuất phục dục, thì sẽ được định Vô tưởng và định Phi tưởng, chấp là Niết-bàn, cũng trái với phương cách nói trên, nên nói “Dù có gia công khổ sở, vẫn không thể thấy được thuốc.” Quyển sáu nói: “Về lý, thì đồng đựng không sâu, nói là không phát vô lậu.”

“Khi có vua Thánh ra đời, vì nhân duyên phước đức của vua, nên liền được vị chân chánh của thuốc.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chứng minh lại chỉ thú không hư hoại.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Tức Đức Phật Thích-ca. Nói sau khi Phật trước diệt độ, nhận lấy chỉ thú được phương, là được, nhưng chúng sinh phước mỏng, tìm kiếm trái với phương thuật, thật ra, có trái, không trái khác nhau, lý này vẫn thường như vậy.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Về sau, khi Đức Phật ra đời, sẽ hiểu được Trung đạo như thế.”

“Này người thiện nam! Mùi vị bí tạng của Như lai cũng như vậy” cho đến “Chúng sinh vô minh, nên không thể thấy được.” Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Hợp với ví dụ đầu.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Hợp dụ dưới lùm bụi sâu rậm, không thể thấy được.”

ÁN: “Một vị”, dụ như Phật tánh” cho đến “Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Ty- xá, Thủ-đà,… ”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Hợp ví dụ thứ hai.” Pháp sư Tăng Tông nói: “Hợp với các thứ vị”.

“Phật tánh mạnh mẽ, khó có thể hư hoại” cho đến “Tất cả không ai có thể hủy hoại, đốt cháy, tiêu diệt được.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Hợp ví dụ thứ ba”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Lời nói này chủ yếu nghiêng về mười một câu hỏi, hỏi rằng: “Nếu khi mất thân thì “Ngã” cũng mất theo phải không?

Hợp Đáp: “Vì không lìa tinh thần sáng suốt của nhân địa mà có, nên nói là “Có”! Đâu thể trách cứ cho “Ngã” và ấm là một. Hễ ấm diệt thì “Ngã” dứt.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nói về tánh của chánh nhân, vì thể tánh không thể thay đổi, nên không ai có thể giết hại được. Máu thịt sinh tử là do nhân riêng chiêu cảm, có thể bị tổn thương. Tánh chất của chánh nhân tự nhiên, chẳng phải do nhân sinh, nên không thể hư hoại”.

“Dù không thể hư hoại, nhưng không thể thấy” cho đến “Do nhân duyên này, nên không ai giết hại được.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Tổng kết ở trên”.

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật” rằng: Cho đến “Lẽ ra không có nghiệp bất thiện?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Kế là thế của lời nói trên mà có câu hỏi này: “Nếu tánh không thể giết hại, thì giống như sát sinh không có tội?”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Ngụ ý câu hỏi này là muốn cho giải thích về nghĩa “Vì không lìa tánh, nên nói là “Có”, chứ chẳng phải có tánh và ấm là một.”

Phật nói: “Này người thiện nam! Thật sự có sát sinh” cho đến “Tướng khác nhau trôi lăn trong sinh tử.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Dù phá hoại năm ấm, nhưng không gây tổn thương Phật tánh. Vì tổn hại năm ấm, nên gọi là sát sinh. Không thể vì Phật tánh không bị tổn thương, rồi cho rằng đều là nghiệp lành được.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì nhân không lìa quả nên nói trụ. Năm ấm nối nhau, hoặc làm trời, hoặc làm người ấm của trời, người khác nhau. Vì chết nơi này, sinh nơi khác, nên có thể hư hoại. Đều mong cầu lạc, tịnh, vì hai thứ này không khác, nên không thể phá hoại, Đức Phật dùng sữa có lẫn, chất độc làm thí dụ.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Giải thích lý do dù có sát sinh, nhưng Phật tánh không hao tổn. Vì sao? Vì nói về đạo lý nhân, quả, nghĩa thật tương quan, hễ có nhân thì có quả, không có nhân thì sẽ không có quả, chính là vì Phật tánh không lìa thần minh của nhân địa, nên nói trụ trong ấm, đâu được trách cứ, khiến ta có một pháp với ấm là một, không thể thương tổn ư? Sở dĩ có tội giết hại, là vì năm ấm là pháp nối nhau của hữu vi. Năng lực là “Duyên” cắt đứt, vì đủ bốn nhân duyên, nên có tội giết hại. Tội từ dứt ấm sinh, vì không thể làm cho ấm dứt, nên tánh đều cùng bị hại, vì tánh là thường, nên ấm cũng không thể hư hoại.”

Kính Di ghi: “Trụ năm ấm là nương vào thân này tu “Duyên” tốt của nhân. Thần minh là chánh nhân, có nghĩa phát sinh. Nay cắt đứt sự nối nhau, thì nghĩa cấp dưỡng sự sinh phải bỏ dở dang! Bỏ dở, tức là nghĩa nhận lấy quả xa vời. Nay nói quả trong nhân, nên nói trụ. Vì cắt đứt nghĩa năm ấm nối tiếp nhau, ngăn cách thì điều lành không sinh, nên phạm tội sát sinh, chứ không phải trực tiếp vì cắt đứt hình chất, nên thành tội sát sanh. Vì vậy, nên cúng dường Xiển-đề không có phước, giết hại cũng vô tội.

Nói mắc tội, nghĩa là trực tiếp dùng lòng dạ xấu ác mà được, chứ chẳng phải vì xa lìa ấm.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nếu nói về quả báo luống dối vô thường thì sinh ở chỗ kia, chết ở nơi này, há có tội ư? Nay nguyên nhân mắc tội có lý do riêng. Nếu không có tâm địa gian ác và gây tổn thương ruộng phước, thì đều không có tội. Văn dưới đây nói: “Nếu giết con kiến, còn có tội báo, chứ giết một người Xiển-đề thì không có tội.”

Nói về cách nhận biết người phạm tội sát: Một là do tâm ác; hai là do gây tổn thương ruộng phước. Việc lành của người kia lẽ ra nên nối tiếp nhau sinh. Vì cắt đứt mạng người kia không được sinh nối tiếp, cho nên mắc tội, chứ không phải trực tiếp cắt đứt mạng sống để rồi phải rước lấy tai họa.

Phật tánh ở trong năm ấm: Đây là nêu “Duyên” Phật tánh của nhân. Nói về hành đạo thành Thánh là nhân của thân năm ấm này. Đã cắt đứt mạng sống người kia rồi, việc lành không khởi được. Muốn nói về sự tương ưng của tội phước hãy nói theo nghĩa này.”

“Người chẳng phải bậc Thánh, chấp “Ngã” ngang trái cho đến “Tướng của vọng tưởng không chân thật.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Người phàm tục nhận thấy ngang trái là nhân của năm ấm. Nhân hư, quả dối thì có thể hư hoại.”

“Tướng của Ngã” xuất thế, gọi là Phật tánh, chấp “Ngã” như thế, gọi là rất tốt.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Dù còn thọ thân muôn mối, nhưng

Phật tánh thường còn. Nếu chấp lấy cái được này thì rất tốt.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đức Phật khởi từ tánh, lý tánh không thay đổi, nhân thật, quả chân, cho nên không hư hoại.”

“Này người thiện nam! Ví như người khéo biết kho báu trong lòng đất.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Dụ cho chấp ngang trái đối với “Ngã”, tự cho là khéo biết.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Bồ-tát biết lý viên này ẩn trong các

“Hoặc”, như kho báu trong lòng đất.” “Vội dùng cuốc bén”.

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Dùng tà trí đập tan các ấm.” Pháp sư Tăng Tông nói: “Nói là sức của trí”. Pháp sư Bảo Lượng nói: “Tu muôn hạnh” “Đào thẳng xuống đất”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Bồ-tát dùng năng lức trí tuệ, dứt trừ phiền não”.

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Quán năm ấm”.

“Tảng đá lớn, cát, sỏi, đào xuyên thẳng qua không khó.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Quả ấm đã cảm thọ đều là đối tượng dứt trừ của tuệ.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Dứt trừ phiền não”.

“Chỉ đến lớp đá kim cương thì không thể xuyên suốt. Nói về kim cương, tất cả, búa rìu đều không thể đập vỡ.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Phật tánh không bị tà kiến xuyên tạc, xoi thủng.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Dụ cho Phật tánh.”

“Này người thiện nam! Phật tánh của chúng sinh cũng giống như vậy” cho đến “Là không thể suy nghĩ bàn luận”.

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Ví dụ này nói Phật tánh không thể hư hoại.”

“Này người thiện nam! Kinh Phương Đẳng… giống như cam lộ, cũng như thuốc độc.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Dù rằng kinh giáo để tỉnh ngộ chúng sinh, nhưng phải tỏ ngộ từ kinh giáo đó. Chính vì vậy, nên đối với người tỏ ngộ, kinh giáo đó là Cam lộ. Trái lại, là thuốc độc.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Xin Đức Phật nói rộng về nghĩa đó.”

Phật nói: “Này người thiện nam! Nay ông muốn biết nghĩa chân thật bí tạng của Như lai chăng?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Lời Phật nói được gửi gắm cho Bồ-tát Ca-diếp để khuyên răn đại chúng.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: Nay con thật muốn biết được nghĩa bí tàng của Như lai. Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đã nói “Ngã” tức là Phật tánh, chính thân mình vốn đã có, tức là nên tự quay về Tam bảo trong thân, tất nhiên, được thường lạc, thành nghĩa của nghiệp lành.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đoạn thứ hai. Sinh nhau, nói về tánh, “Có” mà là “Thường”. Trái với tánh, là ẩn. Ở lâu trong sinh tử thì không trái, tức là nói rõ mãi mãi tiến lên thường lạc, đây là lý do khởi tín, về sự, thì y theo kinh này. Nếu muốn cầu giải thích để nhập lý thì há không được đối với kinh Phương Đẳng thường trụ, sinh niềm tin sâu sắc hay sao? Trước kia, nói về nghiệp thiện, đã khởi lên mầm mống của niềm tin kia, nay, khuyên hãy tin sâu, để giúp cho “Giải” trước kia thêm lớn.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đây là đoạn thứ hai, khuyên tin một thể, ba quy y, lại mở rộng thành mười chương:

  1. Sắp nói ba quy y, trước là, khuyên tâm là không có, không chấp mắc. Vì, nếu chấp mắc, thì sẽ trái với pháp tướng.
  2. Nói nếu tu học theo giáo của bốn thời để nghe thuyết nay thì, thành người quên hoàn bão.
  3. Vì sắp nói lý này, nên Đức Phật khuyên chúng đương thời nên cố gắng, nên bắt chước theo người này để dụng tâm.
  4. Chính là nói ba quy y.
  5. Nói về chúng đương thời đối với lý của thuyết cùng cực này, chưa thể tin ngay, nên Bồ-tát Ca-diếp lại thỉnh Phật.
  6. Đức Phật lại nói lần nữa tướng khác nhau của ba quy như thế.
  7. Bồ-tát Ca-diếp nhận hiểu một thể ba quy ở Vị lai.
  8. Lại khuyên người tu hành làm sao cho chúng đương thời này phát sinh chí lớn.
  9. Bồ-tát Ca-diếp tự khuyến khích người tu hành phát khởi dấu vết mà đi theo.
  10. Đức Phật lại tán thành lý đã nói. Cam lộ dụ cho lý thường trụ. Nếu tạo ra chẳng phải có, chẳng phải không thì tâm không chấp mắc vào đâu cả thì trở thành Cam lộ. Nếu có sự tồn tại như vậy, đó tức là đoạn thường. Đã không xứng với Trung đạo, thì đối với người này trở thành chất độc.

Trong đây có bốn lượt:

  1. Đức Phật nêu lên Tông chỉ này.
  2. Bồ-tát Ca-diếp xin Phật giải thích.
  3. Đức Phật lại hỏi có muốn nghe không?
  4. Bồ-tát Ca-diếp lại thỉnh Phật.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Đoạn thứ ba, ở trên nói Phật tánh tức “Ngã”. “Ngã” này không có nghiệp lành được hưng thịnh với khởi thỉ của điều lành, vì chớ vượt qua quy tín, nên chương này trước hết khuyên nương tựa Tam bảo thường trụ của thân mình, chia thành bảy chương:

  1. Y cứ vào người để khen chê kinh.
  2. Chính thức khuyên nương vào tạng Như lai của thân mình.
  3. Nói vì đại chúng không hiểu, nên xin Phật giải thích lại.
  4. Đức Phật nói rộng, dạy bảo ý thưa thỉnh của Bồ-tát Ca-diếp.
  5. Bồ-tát Ca-diếp nhận hiểu, để lập song quy.
  6. Đức Phật nói ngay kiến giải nay, răn điều quấy trước kia.
  7. Bồ-tát Ca-diếp phát hiện dấu vết, nhằm giải quyết, sự ngờ vực của chúng sinh, cuối cùng không sinh, cũng không tử.”

“Bấy giờ, Đức Thế tôn nói kệ rằng” cho đến: “Hoặc có người uống Cam lộ, được sống lâu.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đây là nói về tu không gặp lúc. Như ở Vườn Nai xưa, Câu Luân nghe Phật nói pháp xong, lại thêm thường kiến, tuệ mạng yểu. Ngày nay, người tu thì được pháp thân.” Pháp sư Pháp Dao nói: “Bài kệ này nói đều tìm kiếm sách thường, được chỉ thú thì mạng sống lâu dài, mất chỉ thú thì mạng yểu sớm.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Nếu y theo giáo, tin tưởng, thực hành thì sẽ được bất tử, như Cam lộ kia. Nếu trái thì sẽ mất chỉ thú, trở thành thuốc độc. Các thuyết của các Luận sư đều khác nhau. Về cách giải thích cũng khác, tự có một cách giải thích: “Tức cho rằng tánh của Viên giáo là thuốc độc. Ở đây cho là không đúng. Không chỉ sự sai lầm của nghĩa khuyên tin, mà còn có lỗi chê bai kinh. Trong đây, trước nêu ví dụ ngoài, muốn chỉ rõ tánh của kinh chẳng phải chất độc. Như Cam lộ ở thế gian vốn không phải thuốc độc, chỉ vì nghĩa con không thể tiêu hóa, nên gọi là chất độc mà thôi.

Sắp nói về viên giáo, đối với người hiểu biết điên đảo, tức là hại yểu mà mất, chứ chẳng phải kinh.

Pháp sư Trí Tú nói: “Nhằm làm rõ lý, trước là y theo người ngu trí mà khen chê văn kinh, một hàng rưõi kệ đầu, trước là nêu ra người tu hành có thể điều phục hay không. Một hàng kế là, nói về thể của thuốc. Bốn hàng kế là, lại nêu thí dụ. Nói về thuốc dù là một mà vẫn có hai thứ khác nhau, chính là do hai người ngu, trí, mà được nghĩa trở thành chất độc, trở thành thuốc, nói thẳng là Cam lộ, nói sao cho con người thành Phật, hoàn tất là chỉ thú không chết.”

Pháp sư Tuệ Đản nói: “Muốn khuyên người thấy tánh để hoàn thành nghiệp lành, nên trước nói về chỉ thú kinh. Vì sao? Vì nghĩa thường trụ hết hẳn sinh tử. Nghĩa thường trụ đó cũng là Cam Lộ, vì gây tổn thương, chê bai bốn phẩm pháp, mê hoặc nghĩa của người, như thuốc độc, hoặc biết sâu về hai nghĩa thì nghiệp ba quy thành tựu, như uống Cam lộ mà sống lâu, uống thuốc độc mà bất tử. Nếu người không biết thì ba quy y sẽ không thành, như uống hai thứ thuốc mà gây nên cái chết.”

“Có người uống thuốc độc được sống, có người uống thuốc độc mà chết.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ví dụ Tam bảo vô thường, là quy y của ngày xưa, ở đây tức là được tuệ mạng. Nay, nếu người quy y mà chê bai Phật, Pháp, Tăng, thì tuệ mạng dứt. Bài kệ này nói cả hai giáo xưa, nay đều theo giáo vô thường. Nếu được chỉ thú thì tuệ mạng sinh, mất chỉ thú thì tuệ mạng dứt.

Lại một nghĩa: “Sách thường của Đại thừa, đối với người trí là Cam lộ, đối với người ngu là thuốc độc. Người ngu uống Cam lộ của người trí mà sớm chết yểu, người trí uống thuốc độc của người ngu thì sống lâu.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Ở trước nêu ví dụ để nói về Viên giác. Nay, nêu ví dụ chất độc, nhằm chỉ rõ giáo nghiêng lệch. Sẽ nói về tánh của giáo là không liễu nghĩa, sinh ra kiến chấp, trái ngược của con người, là nói về nghĩa chất độc. Chính là có thể y theo kinh dứt trừ kiết. Riêng một dụng này được gọi là chất độc, không ở nơi đây.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Lại nói Phương Đẳng trở thành chất độc. Về ý không thành có bốn phẩm người, nghĩa là hai Luận sư đều dạy hai đệ tử. Vì sao? Vì hoặc uống Cam lộ, thì tổn hại thân mạng. Người thứ nhất này dù còn hỏi han, thọ lãnh pháp của Luận sư giỏi, nhưng vẫn không quên giữ lấy chỉ thú. Nếu đối với người này thì chỉ thú đó sẽ thành chất độc.

Nếu uống Cam lộ, thì sẽ được tồn tại lâu dài. Người thứ hai này nhờ khen ngợi giao của thầy mà được chỉ thú, nên trở thành Cam lộ. “Có người uống thuốc độc mà được sống”, người thứ ba này dù thọ học với thầy bất thiện chấp tướng, nhưng vì xứng lý, hiểu không, nên dù là uống chất độc mà không chết. Hoặc “Do” uống chất độc mà chết. Người thứ tư này đã theo học với thầy bất thiện, lại nhớ mãi không quên, vì đồng nói chấp lấy, nên nói uống chất độc mà chết.”

“Trí vô ngại như Cam lộ

Đó là kinh điển Đại thừa

Kinh điển Đại thừa như vậy

Cũng gọi là thuốc tạp độc.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Trước nêu thí dụ. Ở đây hợp ví dụ, cũng gọi thuốc độc, nghĩa là đối với người uống thuốc mà không tiêu, cũng có nghĩa độc người tu hành hãy uống, nghĩa là niệm do kính tin, khuyên tin sáng suốt.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Phát ra sáng tỏ thể của thuốc.”

“Như bơ, đề hồ vân vân

Kể cả các thứ đường phèn, v.v…

Uống vào thì thành chất độc”.

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Trước kia nêu Cam lộ. Về chỉ thú của Cam lộ lược chỉ bày, lại dẫn ví dụ hay, đủ chứng tỏ rằng Cam lộ kia chẳng phải chất độc. Dưới đây, sẽ nói về hai người ngu, trí, nghĩa ấy được hiểu ngay.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Có người biết Cam lộ, không bao lâu lại dẫn ví dụ Năm vị.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây là bốn hàng kệ. Ý thứ ba, nêu lại thí dụ, chính là chỉ rõ thể của thuốc là một, mà do ngu trí nên chia thành hai.”

“Với Thanh văn và Duyên giác

Pháp Đại thừa là Cam lộ v.v…

Thành voi đầu đàn trong người.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tà ngã đã dứt trừ, nên biết chân ngã là cam lộ.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Trước nêu ngu trí, chưa có ai bị dứt trừ. Về sự, cần phải phân biệt.

Nay, nói bậc Thánh của Nhị thừa, nếu nghe Viên giáo, thì hãy thực hành theo, người này là Cam lộ. Nên biết phàm phu không nên tin, thực hành, vì đều là thuốc độc.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Thứ hai, phát ra trở thành người Cam lộ. Nói về ba thừa xưa. Đến nay, nghe nói một thể ba quy, đều thành dụng của Cam lộ.

Khuyên tinh tấn như vậy, nghĩa là nói người nào y theo Đại thừa mà tu hành, sẽ trở thành voi đầu đàn trong loài người.

“Chúng sinh chứng biết Phật tánh

Như Bồ-tát Ca-diếp thảy

Được vị Cam lộ vô lượng

Thì không sinh cũng không chết.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Giải thích thành Cam lộ. Vì sự hiểu biết của Bồ-tát Ca-diếp và pháp mà chúng sinh đã làm, nêu việc hiểu biết, tức không sinh, không chết.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đoạn thứ ba là khuyên răn. Nói Bồ-tát Ca-diếp đã biết. Nếu chúng sinh được như Bồ-tát Ca-diếp thì sẽ được quả không sinh, không chết.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Đoạn thứ tư, là giải thích nghĩa, nói lý do làm sao cho con người thành Phật, vì mãi mãi không sinh không chết.”

“Này người thiện nam! Nay ông phải

Khéo phân biệt pháp ba quy

Tánh ba quy y như vậy

Chính là chân tánh của ngã.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tự tại là nghĩa “Ngã”, không thầy, tự ngộ là nghĩa giác, không có phi pháp là nghĩa pháp, các pháp hòa hợp là nghĩa Tăng. Bốn pháp này thể một, mà tên khác.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là đoạn ba, ở trên dù khuyến tin, nhưng phải làm cho an tâm, nên khuyên hãy phân biệt, khéo biết chân, ngụy, bỏ ba ngụy xưa, nương vào chân duy nhất hiện nay. Đây là lĩnh vực tình không có sai lầm. Phát khung xe, tức là đạo quan trọng của thu hướng. Y cứ ba bí quyết này để nói trong ba quy y có thể có năm chương khác nhau.

  1. Dùng ba bài kệ rưỡi, một phen khuyên trực tiếp quy Tam bảo chân chánh.
  2. Có mười bài kệ, Bồ-tát Ca-diếp vẫn còn hoài nghi, chưa chấp nhận thuyết hiện nay.
  3. Có bốn bài kệ rưỡi, lại vì mở bày giải thích, rửa sạch hai nỗi nghi ngờ kia.
  4. Có bốn bài kệ, Bồ-tát Ca-diếp lại chấp. Trước kia có ba điều nghi, chấp mắc “có”, “Không”, mà nghe giải thích rửa sạch. Nay chân ngụy chưa rõ, tức là muốn hai quy y.
  5. Nói văn xuôi, lại vì ý giải thích về ý nghĩa thứ bậc, chỉ thú hư thật. Khéo phân biệt, nghĩa là phân biệt quy y xưa là “Quyền”. Quy hiện nay là “Thật”, tức là tánh của “Ngã”, không cần xả tự thân của

“Ngã” để quy y đạo Phật kia.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Dưới đây có ba bài kệ rưỡi, chính là nói về tướng của ba quy y. Một dạo nọ, nếu bỏ ba quy y xưa và một thể ba quy y của Đức Thích-ca, thì Đức Phật chỉ khuyên chúng sinh tự quy nhất thể Tam bảo ở thân vị lai. Nếu hễ tâm này đã lập thì sẽ có ba thứ ba quy y đều hoàn toàn thành tựu. Khéo phân biệt, là Tam bảo của tướng riêng với một thể ba quy của Đức Thích-ca nay đều không khỏi lỗi. Vì sao? Vì dùng thân trượng sáu làm Phật, lấy mười hai bộ kinh làm pháp, dùng chúng sinh ba thừa làm tăng, mà hình tướng bị ma cảm hóa, đã nói lên pháp bất chính. Kẻ chấp hành theo ma cũng được phép quy y, đều là chấp lấy trong hình hài, đâu được tránh khỏi sự quá lạm ư? Nếu y cứ theo một thể ba quy y của Đức Thích-ca thì cũng không khỏi phạm lổi. Vì sao? Vì thân trượng sáu của Đức Phật là dấu vết. Pháp thân là gốc. Y cứ gốc để nhận lấy dấu vết, như làm Tiểu thừa vượt hơn, nhưng đồng là hình hài, thì ma cũng có thể như vậy, chẳng lẽ được khỏi phạm lỗi? Hai báu Pháp, Tăng cũng tương tự như vậy, chỉ tự quy y nhất thể Tam bảo của thân ngã ở vị lai, thì sẽ không có lỗi, chẳng những khỏi phạm lỗi mà còn thành ba đức:

  1. Nhận biết về hai thời giáo trước mà Đức Phật đã nói là lỗi của ba quy y, xét về quy y vị lai là đúng. Đã an tâm có chỗ tồn tại, thì làm gì phải sợ ma đến nhiễu loạn chánh giải kia ư?
  2. Đã có chánh trí thì dụng của tâm rộng lớn bao la, xét định sáng suốt về một thể ba quy chân thật sau tâm kim Cương, tất nhiên là sự quý báu của “Ngã”. Chúng sinh hàm thức, về lý thì đồng với Như lai, bất luận thời gian thành Phật là gần hay xa, đều được quay về nương tựa.
  3. Đã phán quyết vật báu này, xét thuộc về “Ngã”, tức là xem xét sáng suốt về nhân quả, không có “Hoặc” của tám điên đảo. Vì sao? Vì người này lẽ rõ ràng đã nhận thức Phật địa là thường, sinh tử là vô thường, thì làm gì mà không lập ra ư?

Ba tâm đã lập, ba lỗi lại dứt, cho nên Đức Phật khuyên con người hãy phân biệt rõ ràng, chính xác về ba quy y, chỉ thú đó chính là ở chỗ này.

“Nếu có thể quán sát kỹ

Tánh của “Ngã” có Phật tánh

Nên biết những người như vậy

Được nhập Bí tạng Như lai.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Lý tánh không khác, chính vì ẩn hiển mà thành khác. Nếu bỏ “Ngã” để trở về với lý tánh kia thì chính là bỏ gốc theo ngọn, chẳng phải nói là chân đế. Vì đó, nên Phật khuyên bảo phải nhận thức sâu sắc về tánh trong quả đương lai của thân mình. Nhận thức này đã kỹ càng, thì tính chất dính mắc mà con người đã tạo nên từ vô thỉ cuối cùng sẽ trở thành “Hoặc”.

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Tánh của Ngã là tánh của Nhân. Có Phật tánh là tánh của quả, tất nhiên có người nhận hiểu như thế, sẽ được xét cho nhập vào tạng bí mật.”

Biết ngã là ngã sở

Người này đã xuất thế v.v…đến

Nghĩa tánh đó như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đã quy y Tam bảo ở thân vị lai, tu hành tinh tấn, hướng về đích cùng cực, được gọi là biết ngã. Ngã sở là Pháp, Tăng. Bốn pháp này và thể một mà về nghĩa thì khác. Đức Phật và nghĩa “ngã”, nghĩa một mà tên khác.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Biết ngã”: Là tánh vị lai của Ngã, Ngã sở, là hạnh Thập địa, là điều ngã nên làm.

Nếu người nào biết được như thế, thì đã là người xuất thế.” “Bấy giờ, Bồ-tát Ca-diếp lại nói kệ rằng:

Nay tôi đều không biết

Chỗ quy y Tam bảo.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đã bỏ ba quy theo thứ lớp, muốn trở về với Tam bảo vị lai, nhưng vì vị lai không có điềm bày ra trước, nên không biết đối tượng quy y.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Tam bảo đã có Chân có Ngụy, nay muốn quy y Tam bảo mà tạo ra nghiệp lành nhưng chỉ không biết được điều chân thật.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Xưa, khuyên quy y khác nhau, nay khuyên quy y đồng nhau. Hai lời dạy trái nhau, làm sao có được niềm tin, nên nói “không biết chỗ quay về.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Dưới đây là đoạn năm. Chúng đương thời nghe nói như trên, tâm vẫn chưa hiểu, nên Bồ-tát Ca-diếp nay đều không khẳng định thọ lãnh. Vì sao? Vì xưa ta đã quy y Tam bảo của Thể riêng, Đức Phật không cho phép. Kế là quy y nhất thể Tam bảo của Đức Thích-ca, lại nói không tránh khỏi phạm lỗi. Lại, một thể ba quy của Đức Thích-ca “Có” mà không có tướng. Chúng sinh nghe nói “Không có” liền “Chấp đoạn”, nghe nói “Có” thì chấp “Thường”, cho nên khó lập. Nay, Đức Phật lại khuyên bảo chúng ta hãy bỏ quy y nhất thể Tam bảo ở vị lai của Ngã, ở vị lai đều không có tướng mạo, thì làm sao lập được tâm mà quy y ư?”

“Vì sao phải quy hướng về

Vô thượng vô sở úy?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tức giải thích Tam bảo.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Ý hỏi rằng: “Nếu vì quay về với Tam bảo thì sẽ được hướng về chỗ vô úy vô thượng ư?”

“Không biết chỗ Tam bảo

Làm sao quán vô ngã?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nếu chân ngã ở vị lai, quán ba cõi không có ngã, thì sẽ dùng quy, nếu không thể biết cái ngã ở vị lai, mà quán vô ngã thì sẽ quy về chỗ nào ư?”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Tam bảo chính là “Ngã” trước kia. Không có “Ngã”, tức là “Ngã sở” trước kia. Ngã sở tức là nghiệp lành. Hễ làm việc lành thì nhằm mục đích mong cầu thường trụ, cần phải biết chân ngã. Tam bảo vì tu nghiệp lành kia nên thường trụ sẽ được thành tựu. Đã là người không biết, thì đương nhiên sẽ không được việc lành đã làm, nên nói “Làm sao quán vô ngã?”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Nếu đã không biết chỗ Tam bảo chân thật, thì làm sao tu quán hạnh vô ngã, để nhàm chán phàm lìa sinh tử mà khởi?”

Kính Di ghi: “Đã không biết Tam bảo chân thật, thì làm sao giáo xưa lại khuyến khích tu quán vô ngã ư?” Là khuyên khiến tu quan vô ngã ư?

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đã không biết quy y Tam bảo, thì làm sao lập thành quán vô ngã mà tu hành?”

“Thế nào Quy y Phật

Để được nơi yên ổn? v.v… cho đến

Càng được lợi vô thượng?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì Đức Phật có khả năng dứt trừ sự sợ hãi nên nói là an ủi. Pháp có công năng cắt đứt hoài nghi, nên nói tự tại. Vì tăng là ruộng phước, nên nói là lợi ích vô thượng. Tùy tùy nghĩa phối hợp. ở trên là chung, ở đây là riêng.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Trước kia, tìm tòi, hỏi về chỗ của Tam bảo. Nay, nói về nghĩa quy y: Quy y Phật được an ủi, quy y Pháp được tự tại, quy y Tăng được lợi ích nói trên, đều nêu một nghĩa mà thôi, nhưng quy y Tam bảo đều có nghĩa này.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Hai bài kệ này, chính là đối tượng nghi ngờ về chân, ngụy. Nay, thế nào là quy y Phật? Nghĩa là theo cách quy y xưa là hơn hay quy y nay là hơn? Được tự tại là thế nào? Xưa, Đức Phật quy y pháp, có bốn thứ chẳng phải thường. Nay, quy y pháp, có tám tự tại. Vậy lời dạy bảo nào là chân thật ư?

Quy y Tăng: Lợi ích vô thượng, nghĩa là xưa, nói quy y Tăng, là lấy người thực hành chánh pháp. Tăng hiện nay lấy nghĩa muôn đức không trái. Vậy, quyết định tăng nào để nương tựa, để chuyển biến nghiệp lành của “ngã” và được lợi ích vô thượng ư?

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Thế nào là Quy y Phật? là phương pháp quy y. Quy pháp, quy tăng cũng giống như vậy.”

“Sao là thuyết chân thật?

Thành Phật đạo vị lai

Nếu mai sau không thành

Làm sao quy Tam bảo?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đức Phật là người nói lời chân thật. Nay, chúng ta nên kính tin rằng mình sẽ được thành Phật ở mai sau. Tuy nhiên, nhân có khả năng thành tựu quả. Người phàm tục với đủ các thứ ràng buộc, vẫn chưa có được nhân quý giá đó, e rằng ở tương lai, chắc chắn sẽ không thành Phật ngay, thì làm sao quy y Tam bảo ở vị lai cho được?”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Dưới đây là ba bài kệ rưỡi, nói về thời gian của nhân, cũng có nghĩa của ba quy y. Nếu biết trong thân có nghĩa ba quy y, quy y mà tu điều lành thì chính là ba quy y của quả địa. Do đây, dẫn chúng sinh tu điều lành, khuyến phát và tạo nên nghĩa của nghiệp lành, nghĩa ấy ở đây ư?”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Sáu bài kệ rưỡi dưới đây. Nói về có, nghi ngờ hay không.” Đức Phật khuyên ta hãy quy y Phật tánh vị lai của tự thân. Vì có tánh, nên về sự, Ngã chưa được tự tại, mà triệu chứng trước kia khó biết. Tìm xét về lời Đức Phật đã nói trước đây, vì là chân thật hay không phải chân thật? Nếu vị lai không thành, thì dù rằng nói thành Phật, nhưng về lý, không hẳn là như vậy. Giải thoát sẽ không thành, tức là luống uổng sinh tâm quy y!”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Thế nào là thuyết chân thật? Cúi mong Đức Phật nói về tướng chân thật của Tam bảo sẽ thành ở vị lai của Ngã. Nếu ở vị lai không thành Phật, và nếu khi tâm quy y thành Phật ở vị lai không lập thì làm sao gọi là quy y Tam bảo ư?”

“Nay, tôi không dự biết

Sẽ thứ lớp quy y.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Vì Ngã chưa tự tại, nên khó có thể dự biết, không kịp về lại cách quy y theo thứ lớp của giáo xưa.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nói về Tam bảo ở vị lai, khó có thể biết trước, nay, phải kính cẩn y theo Thánh giáo là thuyết của Phật, tất cả đều quy y theo thứ lớp.”

“Vì sao chưa có thai.

Mà nghĩ mình sinh con v.v…cho đến

Nghiệp chúng sinh cũng vậy”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Không có Nhân mà chấp có quả, việc ấy cũng giống như vậy”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Có con trong thai, nên gọi là mang thai. Kỳ hạn cuối cùng, phải ở trong thai mười tháng. Nếu được Thập địa vô lậu, thì có thể ví dụ mang thai. Nay, xa dằng dặc, phàm phu cách quả xa vời, chưa tin điều lành, mà nói là có quả, về sự, đồng với việc chưa mang thai mà nghĩ mình sinh con”.

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Ba hàng kệ dưới, dụ cho gởi gắm, để kết thúc các câu hỏi về ba quy y ở vị lai. Hai hàng kệ còn lại sau, lại thỉnh Phật nói quy y chân thật.

“Như điều Phật đã nói:

Người ngu không thể biết v.v… cho đến

Kho báu rất bí mật”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nếu không biết mà quy y thì không thành quy y, nên ở lâu trong sinh tử.

“Giả gọi Ưu-bà-tắc

Ba quy sẽ không thành.

Đâu biết nghĩa chân thật.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Trên đây gồm mười hàng kệ. Chương ba nói về ba chỉ thú của Tam bảo xưa, nay rất sâu xa khó hiểu. Vì Bồ-tát Ca-diếp thị hiện mê, nên bày tỏ những điều mình không hiểu, xin Phật giải thích lại. Đầu tiên, có ba hàng rưỡi. Bày tỏ rằng: “Đều mê đối với hai giáo, cho rằng hạnh quán vô ngã không được thành tựu. Có hai ý:

1. Một hàng rưỡi đầu, chính là bày tỏ không biết tướng quy y và quán vô ngã không thành. Hai hàng kế là, nêu giáo nghiêng lệch xưa, để hỏi ngược lại rằng: “Nếu giáo hiện nay nói là phải thì vì sao giáo xưa nói ra thuyết này ư?

2. Có năm hàng kệ. Xét theo thuyết chân thật của Phật, với công dụng giúp sức cho Phật vị lai, có hai ý: Nửa hàng kệ đầu, chính là suy tìm tướng của thuyết chân thật, e rằng Đức Phật sẽ không chỉ rõ ngay, do đây cảm thông với ý của Phật. Kế là, bốn hàng rưởi kệ, nêu ra bốn lỗi, để thỉnh cầu Đức Phật dạy cho biết tướng chân thật kia.

Nói bốn sai lỗi: Một hàng đầu nói: Nếu không xét Đức Phật, thì không có lỗi quy y ở vị lai. Nửa bài kệ trên nói: Nếu không xét Đức Phật thì Phật vị lai sẽ không thành, làm sao có Tam bảo để trở về ư? Đã không có Phật vị lai để quy y, tức nửa hàng kệ dưới kết: “Không có Phật vị lai v.v… làm cảnh để tâm trở về, để làm thứ lớp nương tựa. Nếu không có nương tựa mà nói là có thì không hợp lý. Kế là ba hàng rưỡi kệ, chỉ rõ sai lầm kia một cách rộng rãi. Đoạn thứ ba, có một hàng rưỡi kệ, thỉnh Phật giảng nói. Nửa hàng kệ đầu là trực tiếp thỉnh. Một hàng kế, là khen ngợi đức thỉnh”.

“Ca-diếp! Ông nên biết

Nay ta sẽ vì ông

Khéo “Mở” tạng sâu mầu

Giúp ông dứt được nghi.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là đoạn ba. Trước, là giải thích nghi về “Có”, “Không”. Kế là, giải thích nghi về chân, ngụy. Phật tánh bị phiền não che đậy, gọi là Tàng, vì dứt trừ “Hoặc”, sẽ thấy ngay, nên gọi là “Mở”.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Dưới đây có bốn hàng rưỡi kệ, là đoạn sáu, Đức Phật lặp lại tướng thắng lợi của quy y vị lai. Hai bài kệ đầu, thừa nhận thuyềt mà khen ngợi. Kế là co hai bài kệ chính là giải thích quy chân, nửa bài kệ sau là. Kết thắng lợi về quy chân hiện nay.”

“Nay phải dốc lòng nghe

Ông đối các Bồ-tát

Đều đồng một danh hiệu

Với Đức Phật thứ bảy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đức Thích-ca là vị Phật thứ bảy. Nghĩa là pháp thân vị lai của ông đồng danh hiệu với ta, chỉ thời gian có khác, nên đặt ra danh hiệu như vậy mà thôi.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Là vị Phật thứ bảy trong kiếp Hiền, chẳng những tên đồng mà mười hiệu cũng đồng. Nếu vậy thì quả vị lai vẫn bình yên, tức là dứt nghi ngờ.”

Pháp sư Tuệ Lãng nói: “Kinh Bổn khởi chú chép: “Thích-ca là Năng, Văn là Nhu, nghĩa là Năng Nhu. Mỹ từ Ca-diếp này có công mở rộng chánh pháp.”

“Người quy y Đức Phật

Thật gọi Ưu-bà-tắc

Không còn quy y nữa

Với các thiên thần khác.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Giải thích nghĩa quy Phật.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Dưới đây giải thích nghi về chân ngụy. Nói xưa là để ông trở về với Tam bảo của thể riêng, thay vì trở về với tà, chẳng lẽ là thật ư?

Không hề quy y với thiên thần, vì ngoại đạo sát sinh, thờ cúng thần với tâm nguyện khẩn cầu. Khuyên bảo quy y với thân trượng sáu thay vì mê mờ cúng thờ thần. Mượn việc gần để dẫn dắt người ngu, chứ chẳng phải cho là rất cùng cực. Quy y với nhất thể Tam bảo của thân vị lai, của ngã. Về sự không có trái lầm, đâu sợ lo nghĩ quy y với thiên thần ư?”

“Người quy y chánh pháp

Thì dứt sự giết hại.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Chín mươi lăm thứ ngoại đạo, phần nhiều làm việc giết hại. Nay, Phật dạy y theo mười hai bộ kinh, dời đổi tâm trí của họ.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nếu hậu tâm Kim cương, thể đều là pháp, thì không cần y theo mười hai bộ kinh này.”

“Người quy y Thánh tăng

Không cầu các ngoại đạo

Quy Tam bảo như vậy

Thì được Vô sở úy.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Đảm nhiệm sự hiểu biết thích đáng để chỉ bày điều lành cho người, vì thay thế ba tà này, nên nói ba quy, không phải lý tích cực.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Trở về với Tăng vô vi của quả Phật, tức là không sợ có lỗi quy y ngoại đạo.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Bốn hàng rưỡi kệ, là đáp lại lời thỉnh cầu, có ba ý:

  1. Một hàng kệ là Phật hứa nói.
  2. Một hàng kệ là chỉ rõ thuyết nay, là Bồ-tát Ca-diếp tốt đẹp… đối với Đức Thích-ca.
  3. Hai bài kệ rưỡi, là chỉ bày rõ tìm ý của giáo.Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật:

“Tôi cũng quy Tam bảo

Đó gọi là đường chánh

Cảnh giới của Chư Phật.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Bồ-tát Ca-diếp là bậc Thượng thủ dẫn dắt đại chúng, nhận hiểu, tự quy y Tam bảo vị lai. Vị lai chưa biểu hiện lúc hiện tại hình thành thì công đức cũng ngang bằng, nên nói “cũng”. Con đường chánh nghĩa là ba quy y, ba quy y là con đường chánh đại hướng về Đức Phật.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Chẳng những quy y nhất thể Tam bảo thường trú của giáo nay, mà cũng quy y Tam bảo của thể riêng giáo xưa.”

Dưới đây là bốn hàng kệ còn lại là đoạn thứ bảy, là nhận được thắng giải.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Bồ-tát Ca-diếp tự nói như lý Song quy: Một hàng kệ đầu, như “Quyền” mà quy. Ba hàng kế là, trở về với thuyết nay. Một hàng kệ đầu, phát ra giáo ngày nay nên nương vào pháp thể. Hai hàng kệ kế là, dùng một hàng để khen ngợi pháp này, một hàng kệ là kết tâm quy kia.”

Tướng bình đẳng Tam bảo

Thường có tánh đại trí

Tánh “Ngã” và Phật tánh

Không hai, không sai khác.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Giải thích ở trên cũng là nghĩa quy y.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Nêu nhất thể Tam bảo của nay. Quả viên ở đương lai, có đủ ba nghĩa không có hơn kém, cho nên bình đẳng.

Tánh của đại trí khác với đơn diệt. Không có hai, là nhận lấy chỉ thú một cách sâu sắc.”

“Là đạo mà Phật khen:

Chánh tiến, chỗ an tịnh

Cũng gọi chánh biến kiến

Nên được Phật ngợi khen.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Giải thích con đường chánh nói trên.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Nêu tự thể riêng của Tam bảo, nói “Ngã” cũng không trái, gọi là chánh biến kiến. Nói thân trượng sáu cũng là mười hiệu chân thật.”

“Tôi cũng đến Thiện Thệ

Đã khen đạo vô thượng

Là cam lộ hơn hết

Các cõi không hề có.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tự thuyết là chân quy”.

“Bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Ca-diếp” cho đến “Thì nên phân biệt có ba quy y.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trên đã nói quy y nhất thể Tam bảo vị lai. Giải thích rộng về ba quy đã nói trên. Trước chẳng phải thuyết xưa. Thể khác của giáo xưa, nương tựa người, vì các Thanh văn.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Nay, Đức Phật quở Bồ-tát Ca-diếp, chính là ngầm bác bỏ phàm phu.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Dưới đây là đoạn tám, Phật lại khuyên Bồ-tát Ca-diếp thực hành, Bồ-tát đã nhận hiểu trước Phật. Nay lại vì khích lệ chúng đương thời, nên kế là có đoạn văn này.

Không nên như Thanh văn: Bị quở trong đoạn năm ở trước: Nay, ta không đoán biết trước, mà phải thực hành theo thứ lớp. Nếu vì hóa sinh thì có thể nói Tam bảo khác nhau, nếu không thì chỉ một thể mà thôi.”

“Này người thiện nam! Bồ-tát nên nghĩ rằng:” cho đến “Đồng vì chúng sinh làm chỗ quy y”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nên lập thệ rằng”: Làm chỗ nương tựa cho người.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Giải thích, khuyên quy y nhất thể Tam bảo của tự thân ở vị lai.”

“Nếu muốn tôn nặng xá-lợi của Pháp thân” cho đến “Khởi tưởng tháp, miếu mà lễ bái cúng dường.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Phật dùng trí tuệ làm tôn quý. Sắc thân là chỗ nương của trí tuệ, cho nên được cao quý. Tháp miếu không khác với sắc thân.”

“Như vậy chúng sinh đó lấy pháp thân của ta” cho đến “Vì những người trí mà làm Phật sự.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đối với người mù bẩm sinh, là nói phải nương tựa.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đã có tuệ nhãn, nên giác ngộ cho người chưa hiểu, mở mắt cho người mù.”

“Này người thiện nam! Ví như có người sắp ra trận chiến đấu” cho đến “Như vua, con vua, các quan cũng như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì Bồ tát muốn phá sinh tử, nên dụ làm y chỉ.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là Đức Phật đáp câu hỏi ở trước: “Thế nào là được tự tại? Thế nào là không tự tại?”

“Này người thiện nam! Đại Bồ-tát” cho đến “Ông phải quyết đoán mạnh mẽ bén như con dao.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tức Niết-bàn, nghĩa là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh là một. Người tự giác ngộ là Phật, là trên hết. Pháp sở ngộ pháp là kế đó. Pháp sư là Tăng, tăng ở dưới, như bậc thang kia. Vì hóa độ chúng sinh nên có sự khác nhau đó.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Đây là đáp lời hỏi: “Nay, tôi không biết trước rằng, sẽ thực hành quy y theo thứ lớp.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế tôn” cho đến

“Tám mươi vẻ đẹp cũng không thể suy nghĩ bàn luận.”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đây là đoạn chín, khuyến khích chúng đương thời, dựa vào mình mà vận dụng tâm.”

 

Phần 3

Nói rộng nghĩa Trung đạo:

Giải thích Trung đạo hữu vô.

Giải thích Trung đạo thật tướng.

Giải thích Trung đạo nối tiếp.

Giải thích nghĩa Phật tánh nương giữ, xây dựng.

Giải thích Ngà voi có lưới võng lúc sấm sét.

Ví dụ chữa mắt cho Một Trăm Người Mù.

Người nghèo gặp Vương Tử, ví dụ về con dao sạch nhiệm mầu.

“Lúc bấy giờ Đức Phật khen Bồ-tát Ca-diếp” cho đến “Ông đã thành tựu trí tuệ sâu sắc.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đây là đoạn Mười, nói việc Đức Phật lại ấn khả, khen ngợi.”

“Nay ta sẽ lại vì ông nói về nhập Như lai tạng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đã biết chỗ quy y rồi, thì phải tu tập hướng đến. Dưới đây, sẽ nói rộng về được và mất, nhằm chỉ rõ hạnh Trung đạo.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Dưới đây là đoạn lớn thứ tư. Trước kia đã triển khai về nghiệp lành, giải thích giáo xưa, không nói hàm thức có tánh, tức là vì nghiệp lành trái ngược nên không thành. Nay, y theo Viên giáo đều có chân tánh. Đây là chánh giải, tức là nghiệp lành. Vì lý sâu sắc khó hiểu, nhiều lần sinh ra chê bai. Khuyên chúng sinh tin hiểu, phải phải nhận thức về tướng trạng của quả đương lai, dù lại tiêu biểu tâm khế hợp cao xa, nhưng nếu không phải thực hành, thì sẽ không bước lên thềm bậc được.

Cho nên phải tu hạnh quán Trung đạo.

Dưới đây nói về Trung đạo, có chia ra mười việc:

  1. Có hai câu, trước quyết định nhân quả, tức là lược chỉ thể tướng Trung đạo.
  2. Nói trái với lý là điên đảo.
  3. Nói đúng như lý là giải.
  4. Nói Đức Như lai phát hiện biết giáo nghiêng lệch kia, có khả năng khéo trị liệu.
  5. Lại nêu lý để xem xét đối tượng chấp đó.
  6. Tìm nguồn gốc khởi “Hoặc” của chúng sinh kia. Vì đối với giáo nghiêng lệch mà Đức Như lai đã nói sinh ra nhiều chấp trước sai lầm!
  7. Chẳng phải chỉ trực tiếp phát sinh điên đảo vô thường trong giáo nghiêng lệch, mà còn mê lời nói nhân, quả của giáo ngày xưa, nghĩ là hai pháp.
  8. Trích dẫn Trung đạo nối nhau trong phẩm “Đăng chủ” kinh Bát-nhã.
  9. Ví dụ gởi sữa, phó mát, nhằm hiển rõ lý Trung đạo.
  10. Khen ngợi giáo, nói lên sự tiềm ẩn sâu sắc của kinh này, bắt đầu là lý cùng cực.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Dưới đây là phần ba trong đoạn lớn, nói về ba thứ Trung đạo, chính là nói về tạo ra nghĩa của nghiệp lành:

  1. Nói về Trung đạo lìa đoạn thường hữu, vô.
  2. Nói về Trung đạo thật tướng.
  3. Nói về Trung đạo nối nhau.

Trung đạo lìa hữu vô, gồm có năm chương:

  1. Nói về mất.
  2. Nói về được.
  3. Đều là được, mất làm thí dụ.
  4. Làm ví dụ với Đức Phật.
  5. Khuyên thực hành.

Trong phần nói về mất:

1. Mở ra hai câu, nói rộng về ý của người bị đánh mất trong thiên hạ.

2. Từ câu: “Nếu nói các pháp đều vô Ngã” trở xuống, nêu cả sáu hạnh, chính là nói về mất. Hai câu đầu: “Nếu chấp thân có thần ngã, tức là thường kiến”. Là nói người như thế, không bao giờ lìa khổ! Lại có người nói: “Đức Phật cũng đồng với Ngã của Thần ngã, đây là câu thứ nhất. Không có ngã, nghĩa là nếu cho rằng thân này, thậm chí còn hơn Đức Phật, đều là đoạn diệt, đều là pháp không thì cho dù có thực hành tịnh hạnh đi chăng nữa, cũng đâu có được gì?”

Pháp sư Trí Tú nói: “Nói về Trung đạo không đoạn, không thường có năm ý:

  1. Từ bắt đầu, cho đến “Không có lợi ích”, chính là nói về lý Trung đạo thường trú quyết định. Dù “Có” mà không ở trong nhân, nhưng quả thì chẳng phải hoàn toàn không có.
  2. “Cuối cùng phải nhân đoạn, thường”, nói trái với thuyết đã nói trên, tức là sẽ trở thành hai kiến, cho là mất.
  3. Đến “Xa lìa hai bên, mà nói là pháp chân thật”, nói về an tâm trong lý, tu được Trung đạo.
  4. Đến “Phật tánh thanh tịnh, thường trụ, không thay đổi”, giải thích hai chương thứ hai và thứ ba ở trên, nói về lý do có ý “Hoặc”, “Giải”.
  5. Đến “Dù có đến đi nhưng vẫn thường trụ không thay đổi”, là khuyên răn người học.”

“Nếu Ngã trụ, tức là pháp thường” cho đến “Tu hành hạnh thanh tịnh đều không có lợi ích.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trước nói lý không thể nghiêng lệch, là vì muốn chứng tỏ rằng, cái mất mát của sự nghiêng lệch là không có lợi ích, nghĩa là nếu tất cả là vô ngã, thì tu hành đạo nghiệp sẽ không có kết quả, chính là nói về lỗi nghiêng lệch.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Không lìa khổ, nghĩa là nếu Ngã ở ấm thì cùng với ấm là một. Nếu “Ngã” là thường, thì khổ lẽ ra cũng là thường? Nếu khổ là thường, thì việc không nên lìa, mà nay, khổ chắc chắn có thể lìa. Do đó biết được quả Thường không ở trong thân.

Sáu Quyển chép: “Dù cho có “Ngã” thì cuối cùng không trải qua khổ, mà vì phải trải qua khổ, nên biết không có “Ngã”.

Không có lợi ích, là nếu đến kỳ hạn cuối cùng, thân người bị tiêu diệt, thì hóa ra hoài công tu tịnh hạnh!

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nếu chấp thân này có thần Ngã, thì đó là thường Kiến. Người này rốt cuộc không lìa khổ, cũng giống nói Đức Phật đồng có cái ngã của thần ngã. Không có lợi ích, là nếu nói thân này gồm cả Phật đều là đoạn diệt, đều là pháp “không” thì tu tịnh hạnh luống uổng, nào có ích lợi gì?”

“Nếu nói các pháp đều không có Ngã” cho đến “Cũng giống như vậy, phải là do đoạn, thường.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đây là nói lỗi của người chấp nghiêng lệch, như con sâu đo, không bao giờ lìa đoạn, thường.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ hai, là nói trái lý chấp tướng, khởi

chấp đoạn, thường. Trong sinh tử, dù vô ngã, mà lý tánh không mất, thần minh do đó mà không dứt mất, nếu chấp tất cả đều diệt thì trên, trái với viên cùng cực, dưới mâu thuẫn với tánh nhân, đó là chấp đoạn. Nếu cho rằng có “Ngã” chân thật trụ trong sinh tử, thường mà không dứt mất, tức là chấp Thường.

Nói “Tất cả hành pháp vô thường, nghĩa là ở trên nói về “Ngã đảo”, ở đây nói về “Thường đảo”. Dưới đây nói về sáu câu khổ, vui đối nhau. Tu tất cả pháp thường, sẽ rơi vào thường kiến. Rơi vào thường kiến, là muốn nói về phàm phu buông bỏ, nắm lấy không nhất định: Có lúc chấp đoạn, có khi lại chấp thường, giống như con sâu đo.”

“Do nghĩa này, nên người tu các pháp khổ” cho đến “Xa lìa hai bên mà nói pháp chân thật.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: Lỗi chấp nghiêng lệch trên đây có phân biệt tướng khác. Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là ý thứ ba, vì nói như lý, cho nên hiểu rõ. Sở dĩ nói “Khác” là vì nếu trước kia đã nói quả Phật thì sinh tử khác chưa nói, hay trước đã nói sinh tử thì cũng giống như vậy.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Trong năm phần này, phần hai nói về được. Sinh tử khác với Niết-bàn. Niết-bàn cũng khác với sinh tử. Vì được làm điều lành. Nên người phàm phu qua đó không có hoài nghi, như người bệnh suy dinh dưỡng ốm yếu, ăn uống đầy đủ thì sức khỏe trở nên nhẹ nhàng, vui sướng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Phàm phu đối với việc đó, còn không có chút gì nghi ngờ trong khi làm việc đạo, để được dễ dàng tiến lên quả vị Phật, huống chi là bậc Thánh ư? Đây là giải thích về nghĩa “Vào” nói trên”.

Kính Di ghi lời cảu Tăng Tông rằng: “Nghi là bến của sự am hiểu, đã có sự điên đảo nặng nề ở lòng mình, thì đâu chấp nhận sự hiểu biết nghi ngờ?

Sức khỏe nhẹ nhàng vui sướng, nghĩa là người gầy yếu không chịu dùng nhiều bơ, vì cử động vội vã, không ngừng, đoạn thường không nhất định, nắm lấy buông bỏ, dễ đổi thay”.

Tuệ Lãng thuật lời của Pháp sư Tăng Tông rằng: “Người phàm nghe Phật nói xong liền được, không có nghi ngờ, như người bệnh gầy yếu, uống ăn sữa, bơ, sức khoẻ sẽ được nhẹ nhàng, vui sướng, mà ít cử động”.

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Không có nghi ngờ, là kết thúc ý trên. Từ câu: “Như người uống thuốc bổ v.v… trở xuống là ý thứ ba, nêu chung được, mất làm thí dụ. Về ví dụ uống thuốc bổ này, là nói về cái có của được, mất. Nghĩa là người trí được lý, thì sẽ có lợi ích, như người bệnh uống thuốc bổ sẽ được dồi dào sức khoẻ. Dưới đây sẽ dùng bốn đại để dụ cho mất mát”.

“Thể tánh của các pháp hữu vô, không nhất định. Ví như tánh của bốn đại không đồng, đều tự trái nhau”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Không nhất định, nghĩa là không nghiêng lệch. Vì Niết-bàn là thật, nên gọi là Diệu hữu. Vì sinh tử giả dối, hư ảo, nên nói là vô. Nhân, quả nối nhau, trong một thể mà có hai tướng. Không nhất định, đây là nói về lý pháp không nghiêng lệch”.

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Người bị mất làm thí dụ, vì sẽ làm thí dụ, nên trước là, nêu người mất, nghĩa là chấp đoạn, thường. Chấp đoạn là vô, chấp thường là hữu. Đã là chấp ngang trái, cho nên không nhất định. Dưới đây, dẫn ra bốn đại, tánh chất của chúng đều khác để so sánh. Như chấp thường.” “Thầy thuốc đã khéo biết tùy phát hiện tính chất nghiêng lệch của bốn đại kia” cho đến “Phật tánh thanh tịnh, thường trụ không thay đổi”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Phiền não của chúng sinh phát nghiêng lệch, Như lai cũng có giáo nghiêng lệch để dứt trừ “Hoặc” nghiêng lệch của chúng sinh đó, sao cho hợp với Trung đạo. Hoặc nghe nói nghiêng lệch rồi cho rằng Phật tánh thay đổi”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là ý thứ tư. Thầy thuốc là Đức Phật. Nếu là người bịnh thường thì sẽ nói giáo nghiêng lệch cho họ nghe. Nếu là người bệnh “Đoạn” thì sẽ nói viên giáo cho họ nghe. Cho đến ba độc khác nhau, cũng nói ba thứ thuốc để chữa trị ba độc đó”.

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đoạn thứ tư làm ví dụ với Đức Phật, như người thầy thuốc kia đã khéo biết nguồn gốc bệnh cho nên, ứng với bệnh, thì bệnh sẽ hết.”

“Nếu nói là “Có” thì lẽ ra người trí không nên nhiễm.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đoạn văn sau có dẫn chứng. Nếu chắc chắn “Có” Phật tánh, thì đó gọi là đắm nhiễm. Nếu chắc chắn “Không có” Phật tánh, thì gọi là nói dối.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đoạn năm lại nêu lý, để xem xét “Hoặc” là tội. Nói sinh tử có “Ngã”, là nhà chấp ngã, vì sao gọi là nhiễm ư? Mà nói là người nhiễm, thì phải biết là bất chính, nhận lầm không hợp lý.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đoạn năm, khuyên bảo người tu hành hãy lìa chấp mắc, rằng Tam bảo nhất thể của thân vị lai, nên nói là như pháp của chất tượng, chấp mắc mà lấy.”

“Nếu nói là vô thì tức là nói dối.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Nếu trong quả tròn đầy, thì sẽ không có “Ngã” tự tại, nghĩa là bậc Thánh vì sao im lặng? Ông lại nói năng ư?”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Nếu nói là vị lai thì hai đầu, ba đầu đều không có, tức là nói dối!”

“Nếu nói là “Có” thì không nên im lặng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Không nên có bậc Thánh im lặng. Lo nghĩ đến lợi ích vì các pháp “Không” nên gọi bậc Thánh im lặng. Ở đây không có câu đối.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Nếu sinh tử có ngã và lúc xem xét câu hỏi, thì vì sao im lặng ư?”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Không nên như đối tượng mà người của đạo Độc tử đã chấp. Như các câu này nhằm khuyên bảo, khích lệ người tu hành phải sưu tầm lý để lãnh hội Trung đạo. Cũng giống không nên hý luận tranh cãi” cho đến “Không hiểu tạng sâu kín của Như lai.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đã nói không có sự nghiêng lệch trong lý, chấp nghiêng lệch là cạnh tranh, không nghiêng lệch thì hiểu rõ chân.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Một ngang bằng với bốn chấp đều co lỗi, lỗi “Tức” sắc, như phái tăng-già, lỗi “Lìa” sắc, như Vệ thế sư. Chấp nhất thần ngã không phải một, không phải khác, như người của đạo Độc tử. Ngoại đạo đoạn kiến chấp tất cả là không. Lại, trái với trước, đều là tranh tụng. Chỉ cầu biết rõ, tức là đối tượng chấp bất chính, chỉ phải cầu lý thật tướng, đâu thể khinh thường mà sinh chấp ư?

“Nếu nói về khổ, thì người ngu bèn nói rằng” cho đến “Thân ta có hạt giống Phật tánh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đã nói về được mất, nay lại khuyên. Nói về tánh của chánh nhân là thường, thường tức là lạc.”

Kính Di ghi lại lời Tăng Tông rằng: “Dưới đây là đoạn tám, lý do mê giáo nghiêng lệch mà khởi “Hoặc”. Trong đây có ba lượt nói về con người mê lầm giáo:

  1. Mê lầm giáo nghiêng lệch.
  2. Mê lầm viên giáo.
  3. Mê lấm cả giáo nghiêng lệch và viên giáo.

Nếu nói về khổ thi người ngu cho là vô thường, đây là mê lầm “Hoặc” thứ nhất. Trên giáo nghiêng lệch chỉ nói khởi “Hoặc”, chứ chưa nói rõ về bắt đầu khởi “Hoặc”. Nay nghĩa về nguồn gốc khởi “Hoặc”.

Nếu nói về thứ lớp, thì nên trước, mê hoặc trên viên giáo, thường nói nghĩa này. Biết chấp tà là sai. Nay bắt đầu mê lầm giáo thiên. Đối với tất cả đều khổ, lại không thể nhận biết thân có tánh lạc.

Câu trên nói quá lời rằng: Đức Phật cũng vô thường. Lời nói này chưa phải đều không có Phật tánh. Nếu bốn câu như: Vô thường, Vô ngã, không, tịch đều là hữu vi, giải thoát là vô vi. “Vô ngã” là “Chúng sinh không”. Không, tịch là “Pháp không”.

Thân ta có hạt giống Phật tánh: Chúng sinh là chánh nhân, làm hạt giống.

“Nếu nói vô ngã thì người phàm sẽ cho là” cho đến “Dù có qua lại, nhưng vẫn thường trú không thay đổi.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nhân quả hữu vi khởi từ điên đảo, giả danh không thật. Như huyễn hóa, nghĩa là thấy từ duyên.”

Kính Di ghi lời Tăng Tông rằng: “Như kinh Tịnh Danh chép: “Cachiên-diên về sau sẽ rộng nói nghĩa đó, chứ chẳng phải trực tiếp thông đạt Phật địa không có khổ, cũng giống chẳng biết được “Bất sinh” của khổ”. Cho nên, bị Tịnh Danh quở trách.

Đầu tiên nói khổ, kế nói vô thường, kế là nói vô ngã, rồi nói “Không”, chẳng nói bất tịnh.”

Pháp Liên ghi lời Tăng Tông rằng: “Như huyễn hóa, nghĩa là kinh Đại Phẩm chép: “Dù cho có một pháp nào hơn Niết-bàn, ta cũng nói pháp đó như huyễn, như mộng.” Lời nói này đều không, như tám muôn kiếp đoạn, là Sư tử trong loài người. Dù có đến đi, nhưng vì nói tướng che lấp, nên nói là Phật cũng diệt, mà sự thật thì pháp thân vẫn chân thường bất diệt.”

“Nếu nói vô minh làm nhân “Duyên” các “Hành”” cho đến “Tánh không hai, tức là thật tánh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ở trên, vì không phân biệt là lỗi. Ở đây lấy tướng nhân quả nhất định, vì chấp mắc hữu vi, nên là lỗi. Dưới đây, lấy khổ, vô thường, vô ngã để chứng minh rõ ràng sự sai lầm chấp mắc vô vi.

Tánh của “Ngã” đối với “Vô ngã” không hai, đây là nói Trung đạo Đệ nhất nghĩa, lìa hai bên hữu, vô.”

Kính Di ghi lời của Tăng Tông rằng: “Đây là đoạn tám, có nghe Sư nói: “Nhưng ở đây gọi là mê Viên giáo mà khởi “Hoặc”. Y theo đoạn văn mà xét, thì không có gì chứng tỏ có khác, mà tùy ở người giải thích mà thôi. Chỉ vì ở trên đã nói về Trung đạo hữu, vô, nhưng cũng là việc phải nói rõ về Trung đạo nối nhau, vì thế của nghĩa đó quan hệ nhau. Ba câu trước y theo pháp hữu lậu để nói về hai pháp đen, trắng, nhân, quả, bèn cho là cách nhau như trời với vực, nghĩ là sanh hai pháp. Người thấu rõ sâu sắc về lý do khác nhau của thể nhân, quả, nên không nói là một. Vì tương quan nhân quả, nên không thể nói khác.

Pháp Liên ghi lời Tăng Tông rằng: Đây là lượt thứ hai, mê viên giáo. Nghe nói pháp thân là Thường, Học địa vô thường, phàm phu chấp rằng: “Phật và chúng sinh có minh và vô minh khác nhau, hữu vi, vô vi đều không liên quan nhau.

Giáo thiên cũng nói về mười hai nhân duyên, vì sao khác nhau? Vì mượn dùng làm thí dụ. Đối với minh, vô minh, còn không hiểu rõ, huống chi khéo thông suốt lý mầu nhiệm của viên giáo ư?

Vô minh là nhân, còn minh là quả, dưới đây, các câu hữu vi, vô vi… đều như vậy.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Lớp thứ hai dưới đây nói về Trung đạo thật tướng. Nếu nói thẳng giáo xưa thì chấp riêng sinh tử, “Không”, “Hữu” là thật. Nếu nói theo kinh nay thì biết được, thể nhiệm mầu của thần minh Chân như là thật. Biết tâm Kim cương trở lên là khổ, không, vô thường và quả Phật là thường, lạc, ngã, tịnh.

Nếu hiểu như thế thì đối với hai bên đều được thật nghĩa, thành hạnh Trung đạo. Vì sao? Vì thể của sinh tử là không, cũng trên đây không hai, không khác. Thể Niết-bàn như như, cũng xưa nay vô tướng, đây là thể, nhận thức lý thật tướng của các pháp. Tuy nhiên, trong đây đã nói, chỉ một con đường này. Việc đã từng trải dưới đây dù nhiều, nhưng nghĩa thật tướng kia phải không còn khác nhau nữa.

Nói về người chấp tướng, cho rằng, pháp nhân duyên có tánh nhất định, vô minh cũng có tánh nhất định, hai vật thể đều không quan hệ nhau. Cho nên Đức Phật nói: “Lý thật tướng kia, đều không thật có.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây sẽ nói về pháp nối nhau. Trên đã giải thích về Trung đạo của một đoạn không khác. Có hai ý:

1. Nói về thuyết không hai, tức là Thật tánh, chính là làm rõ không “Khác”, không phải “Một”, một giả gọi là nghĩa.

2. Từ “Ngã” và “Vô ngã”, tánh không hai” cho đến “Không có hai tướng”, là ý thứ hai. Vì tướng lý sâu xa, e người nghe không hiểu ngay, nên mới dẫn chứng đã được Chư Phật ngợi khen và kinh Đại phẩm cũng có nói: “Ta cũng có nói lý giả một”, dùng để chứng minh cho thuyết nay, nói về lý đó rất thật, chẳng thể không tin.”

“Nếu nói nên tu tất cả pháp khổ” cho đến “Tánh không hai, tức là thật tánh.”

Xét: Kính Di ghi lời Tăng Tông: Xét lời nói này tương tự như mê viên giáo mà khởi “Hoặc”. Nói Kim cương trở lên, tất cả pháp lạc, nghe lời nói này, cho là thiên nhiên khác lạ. Đây là mê trì trệ một bên của nghĩa giả dối nối nhau. Nếu không y theo cách giải thích này, mà lại căn cứ vào giáo thiên khởi “Hoặc”, thì chính là nói giáo nghiêng lệch nói tất cả khổ, rồi cho rằng Bí tạng cũng khổ. Khi nghe lời nói này, phàm phu sinh ra chấp đoạn tức là niệm niệm sinh diệt, trước diệt, sau khởi, đều không quan hệ nhau, liền trái với chỉ thú không khác của nối nhau.

Pháp Liên ghi lời Tăng Tông rằng: Lượt thứ ba, giải thích tình người có nghi rằng, hai người mê lầm hai giáo, chính là kết với một người. Tất cả pháp là giáo nghiêng lệch. Phàm chu cho là hai, là viên giáo, lẽ ra cũng như trước, có đủ năm câu, chỉ nói khổ, vô ngã, dựa vào quán vô ngã, được cả “Pháp không”, Niết-bàn cũng “Không”, gồm cả cũng tận.

“Ngã và tánh “Vô ngã” không hai cho đến “Ông phải cung kính, thọ trì như vậy.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Nhân duyên không được lìa nhau, vì nhân duyên có, nên tu học được thành Phật, há lìa vô ngã mà có “Ngã” hay sao?”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là chánh lý thứ tám. Như người trí đã hiểu định luật nhân quả liên quan nhau.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Theo thời giáo xưa, thì không nói “Ngã”, “Vô ngã”. Nếu theo giáo nay thì không cần nói.”

“Ngã” là nói theo quả Phật, “Vô ngã” là nói theo sinh tử, trong phần nói về thật tướng thì không có khác.”

“Này người thiện nam! Ông cũng phải ghi nhớ, giữ gìn vững chắc kinh điển này” cho đến “nói “Ngã” và “Vô ngã” không có hai tướng.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Kinh ấy đã nói về nghĩa không hai, cũng như thuyết nay.”

Kính Di ghi lời Tăng Tông rằng: Đây là đoạn tám, dẫn Trung đạo mà giáo “Không” xưa đã nói để làm chứng. Trong phẩm Đăng Chủ kia có nói, ngọn lửa trước, ngọn lửa sau đều không thể cháy xém. Sự cháy xém cũng không lìa ngọn lửa trước, sau.” Giáo xưa đã nói từ lâu rồi, không phải riêng gì giáo nay mới nói, lại nêu ra tình ý sai lầm, chẳng phải là điều mà kinh không giải thích.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đây là lớp thứ ba, nói về làm nghiệp lành. Y theo người tu hành mà giải thích về Trung đạo nối nhau. “Ngã” “Vô ngã” ở đây không khác với cách giải thích trên, nhưng đối tượng mà ở trên đã nói là y theo “Không”, chẳng có bên “Khác”. Nay, ở trong đây bàn về bên nối nhau kia. Chuyển biến lời nói của một người tu hành nối nhau này, nên nói là “Ngã”, “Vô ngã”. Cho nên dẫn kinh Niết-bàn để làm chứng cho nghĩa nối nhau, là vì như nhân trở thành nghĩa giả. Nếu nói thẳng là “Một” thì không gọi là nhân thành. Nếu nói “Đều khác” thì cũng không gọi là nhân thành. Nhân thành, nghĩa là có chủ thể thành (năng thành) và đối tượng thành (sở thành). Năng thành là chung. Sự nối nhau nay cũng như thế, thẳng “Một” cũng không nối nhau. Nếu nói thẳng là “Khác” thì cũng không nối nhau, phải là pháp trước lui đi, pháp sau khởi lên, để bù đắp lại chỗ từng có này. Vì giả gọi lời nói Trung đạo nối nhau. Từ nhân đến quả, giống như sự nối nhau của năm vị.”

Pháp Liên ghi lời ngài Tăng Tông nói: Đây là đoạn chín, dẫn kinh làm chứng. Nhưng kinh Đại phẩm thì không nói về nghĩa “Ngã”, “Vô ngã” mà nói không phải do sơ tâm mà được, không phải lìa sơ tâm mà được thành nghĩa không hai.”

“Như do sữa sinh lạc, do lạc được bơ sống” cho đến “Do bơ chín mà được đề hồ.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Nêu việc gần, để dụ cho lý xa.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ba thứ Trung đạo lấy nhân duyên làm gốc, chỉ chứng minh cái khác của nhân duyên, nghĩa là tự nói trước giải thích chánh nhân, như Pháp sữa, lạc… sau, phá chấp ngang, trái thành nghĩa nhân sinh.”

Kính Di ghi lời của Tăng Tông nói: “Dưới đây là đoạn chín, mượn ví dụ để làm rõ chỉ thú “Một”, “Khác” của Trung đạo. Trước là nêu ba quan điểm: Trong đây không thừa nhận “Từ tự tha sinh ra”, mà cho là “Từ sữa sinh”. Lời nói này chưa rõ. Dưới đây, nhân Bồ-tát Ca-diếp nêu câu hỏi về nghĩa hữu, vô, mới được sáng tỏ.

Pháp Liên ghi lời của Tăng Tông rằng: “Đoạn mười là mượn sữa, làm thí dụ, cũng chứng thành chỉ thú không hai thứ tám, mà nhân quả liên quan nhau.

Nhân sữa sinh lạc (sữa đông đặc), nghĩa là từ nhân đến quả, về lý không được khác nhau, bởi lý Phàm, Thánh là lý liên quan nhau.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Thứ ba kế là, nói về Trung đạo nhân quả, gồm ba phen qua lại:

  1. Đức Phật tự nói.
  2. Bồ-tát Ca-diếp thưa hỏi.
  3. Đức Phật đáp.

Dưới đây, sau cùng không có hai tướng, là ý thứ nhất.

“Chất lạc là từ sữa sinh ra” cho đến “Chất đề hồ (sữa đông đặc) cũng giống như vậy.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Nghiệm xét trong luân lý, phải từ duyên sinh, không phải từ người khác, không phải từ mình.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Trước là mở ra ba chương môn.”

“Nếu từ cái khác sinh, tức là cái khác làm ra, chứ chẳng phải từ sữa sinh ra. Nếu chẳng phải từ sữa sinh ra, thì sữa sẽ không làm ra chất lạc.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Chẳng phải sữa, tức là không, há từ cái khác ư?”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nếu nước sinh ra lạc thì sữa thành cái gì?”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Tức cái khác làm, nghĩa là ngoài sữa, thì muôn vật còn lại đều thích hợp với cái khác đó.”

“Nếu tự sinh thì không nên giống nhau” cho đến “Chắc chắn không còn từ chỗ khác đến.

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Nếu có thể tự sinh thì đâu cần phải nối nhau, giống nhau?”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nếu tự sinh thì không nên cần sữa. Nếu quyết định phải nối tiếp từ sữa mới sinh, thì chẳng thể không có nhân, tức chẳng phải tự lực. Tức là không đều cùng sinh, nghĩa là vì nối nhau, nên không cùng sinh, nếu là tự sinh thì cũng có thể cùng sinh.

Không từ chỗ khác đến, nghĩa là hoàn toàn không cùng sinh, nên nói không phải chẳng tự sinh. Lại giống như từ chỗ khác đến, nối tiếp với cái sau kia.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Câu hỏi này có ba lớp:

  1. Cho là không nên nối tiếp sữa.
  2. Cho là cùng sinh với sữa.
  3. Cho là lẽ ra từ chỗ khác đến.”

“Phải biết rằng trong sữa trước đã có tướng của lạc.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Không từ chỗ khác đến, lại không có tự sinh, chỉ vì từ sữa mà ra, nên nói “Trước đã có tướng của chất lạc.”

“Vì nhiều vị ngọt, nên không thể tự thay đổi, cho đến chất đề hồ cũng giống như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trước có tướng của lạc (váng sữa), nghĩa là trước đã có vị ngọt. Không thể tự thay đổi, nghĩa là chờ rượu đục, mới biến nhiều thành ít. Vị ngọt nhiều thì thành sữa, vị ngọt ít thì thành lạc, nên “Chẳng phải một”. Đồng là chất ngọt, vì tánh chất không khác, nên gọi là nghĩa Trung đạo.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Trước đã có tướng của lạc, nghĩa là nói quả trong nhân, vì có nên nói là hữu”

“Con bò cái này do uống ăn nước, cỏ” cho đến “Sữa của nó sẽ khác nhau về màu sắc, mùi vị.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Dùng nhiều việc để làm chứng.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Gọi là béo ngậy: Đây là lấy người tu hành làm thí dụ. Núi Tuyết, dụ cho thân năm ấm. Cỏ dụ cho sáu hạnh lý của tánh nhân quả Niết-bàn thì sẽ hướng thẳng về quả Phật, không trải qua bốn đường.”

“Các chúng sinh này vì nhân duyên của nghiệp minh, vô minh, nên sinh ra hai tướng.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Vì trái với minh thành vô minh, nên mê lầm tướng không hai thành hai, chẳng phải vốn là hai.”

“Nếu vô minh chuyển thì biến thành minh” cho đến “Cũng giống như vậy, không có hai tướng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chúng sinh có tâm, biết khổ đáng chán, niềm vui đáng mong cầu. Vì không biết khổ, nên gọi là vô minh. Nhận thức thì danh từ vô minh sẽ được thay đổi, tức là có sự khác nhau giữa ánh sáng và bóng tối “Chẳng phải một”.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật: Bạch Đức Thế tôn!” cho đến “Trong sữa có lạc, nghĩa đó thế nào?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trung đạo của nhân duyên là lìa “Có”, “Không”. Thuyết mà Chư Phật đã nói trên, vì có nghĩa vị Trung đạo, nên có câu hỏi.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Ở trên nêu ba quan hệ, để nói tự, tha đều có lỗi. Cho rằng từ sữa sinh, về lý chưa thể thấy. Đặt ra câu hỏi chắc chắn hữu, chắc chắn vô, sao cho chỉ thú của Trung đạo được sáng tỏ.”

“Bạch Đức Thế tôn! Nếu nói rằng trong sữa chắc chắn có tướng lạc,” cho đến “Vì sao trong sữa không sinh ra cỏ?”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Trong một trăm thứ cỏ, lẽ ra cũng có sữa? Như vậy, trong sữa cũng có cỏ và cỏ là nhân, sữa là quả. Nếu cho rằng trong nhân có quả thì trong quả cũng có nhân, đây là phạm lỗi nói tới nói lui!”

“Này thiện nam! Không thể nói chắc chắn trong sữa có lạc” cho đến “Cũng không thể nói từ cái khác mà sinh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì khi vị ngọt không có chua, nên “Chẳng phải có”. Vì vị ngọt là nhân của chua, nên “Chẳng phải không”. Không từ cái khác sinh, nghĩa là chắc chắn do sữa sinh, chứng minh cho nghĩa nhân.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đức Phật tự phân biệt, lìa hai bên mà được sinh ra lạc.”

Trên đã phân biệt không tự sinh, ở đây không giải thích nữa.

“Nếu nói trong sữa chắc chắn có lạc” cho đến “Trong sữa chắc chắn có tánh lạc.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Màu vàng nhạt vị chua ngọt, đã không phải một loại, nên biết khi có sữa, thì không có lạc.”

“Nếu nói trong sữa chắc chắn không có lạc” cho đến “Không thể nói rằng trong sữa không có tánh lạc.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Nếu cho rằng không có lạc của sữa, như không có sừng thỏ, thì vì sao sinh ra lạc, mà không sinh ra sừng thỏ?”

“Nếu nói lạc này từ cái khác mà sinh” cho đến “Chẳng thể nói rằng lạc từ cái khác sinh.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Hoàn toàn y cứ vào chắn chắn “Có”, chắc chắn vô mà thành lỗi. Nay, lại phân biệt từ cái khác sinh là lỗi. Vì nếu từ cái khác sinh, thì tại sao trong nước không sinh ra lạc?”

“Này người thiện nam! Con bò cái này vì nhân duyên ăn cỏ, nên máu biến thành màu trắng.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Về lỗi của ba quan hệ, ở trên đã giải thích cụ thể. Nay sẽ nói về nghĩa thích đáng, chẳng phải không cần duyên mà có nghĩa thay đổi, đây là nói về nghĩa của duyên giúp đỡ.”

“Cỏ, huyết tiêu mất rồi, do phước lực của chúng sinh” cho đến “Lìa sữa mà có, thì không có việc đó.”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Cỏ, sữa dù khác, nhưng vì có nối nhau nên trở thành nghĩa một vị, không được chấp rằng tự nhiên là khác.”

“Này người thiện nam! Minh và vô minh cũng giống như vậy” cho đến “Trở thành chất đề hồ, Phật tánh cũng vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Chúng sinh có năng lực cảm quả. Vì quả có tác dụng đáp lại tác dụng của nhân, nên có công năng chuyển bóng tối thành ánh sáng. Sữa lại có lạc không thể thành hai, chẳng lẽ chúng sinh và Phật thành hai hay sao. Đầu cuối nối tiếp nhau, giả nói là một, đúng ra có thể nói từ duyên sinh.”

“Này người thiện nam! Chúng sinh phước mỏng không thấy được thứ cỏ này” cho đến “Liền thấy được Phật tánh, thành đạo vô thượng.”

Xét: Pháp sư Đàm Tiên nói: “Từ dưới đây, là đáp câu hỏi: “Làm thế nào các Bồ-tát thấy được tánh khó thấy ấy?”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Phật tánh không phải tạo tác mà có nghĩa là Phật tánh của chánh nhân không phải chiêu cảm bởi thiện ác, thì làm sao có thể tạo lập, nên biết căn bản của thể thần minh có pháp tánh này làm nguồn. Nếu không có vật báu tự nhiên như thế, là gốc của thần lực, thì công dụng ấy nên thay đổi, mà dụng của Phật tánh kia vẫn thường như vậy, phải biết rằng chẳng phải mới tạo ra. Nếu thần minh hoàn toàn từ nhân duyên của nghiệp mà khởi, không lấy Phật tánh này làm thể thì nay, làm sao nói rằng trong thân độc có vua thuốc hay, cái gọi là Phật tánh, không phải pháp tạo tác?” Nên biết rằng, do y cứ vào chánh nhân mà thành lời nói. Nếu là tánh quả thì chất độc trong thân, lý tự không có. Lại không nên dùng quả sau dựa vào nhân. Nếu dùng quả sau dựa vào nhân, thì như kinh Thắng man nói: Vì dựa vào sinh tử nên có Như lai tạng, mà lại nói: “Dựa vào Như lai tạng có sinh tử, gọi là khéo nói, không tức là văn này ư? Biển cả dù mặn, cũng có thượng vị, lý vi tế có thể y cứ.”

“Ví như giữa hư không, có sấm dậy, mây giăng” cho đến “Có thể đền đáp ân Phật, mới thật là đệ tử Phật.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Hư không dụ cho Phật. Sấm dụ cho

Niết-bàn, ngà voi dụ cho chúng sinh, “Hoa” dụ cho thấy tánh. Nghĩa là

Phật tánh do kinh mà thấy.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là đoạn kết thứ mười.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn! Lạ lùng thay!” cho đến “Như ông đã khen, không trái với lời ta nói.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đáp câu hỏi: “Các Bồ-tát làm thế nào thấy được tánh khó thấy, cũng là nhân sống lâu. Trên đã giải thích về điểm bắt đầu của nhân ba quy y. Một lượt hỏi đáp ở đây là cuối cùng của nhân.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Từ “Nếu ta trụ đến nay” cho đến “Phẩm Văn Tự”, là đáp câu hỏi này. Trong ba quy y trên, nói tánh ngã có Phật tánh, dường như có tánh thần ngã, đó là Phật tánh, cho nên nay nói rộng về Phật tánh chẳng phải có, chẳng phải không, lìa cả hai bên, trụ trong Trung đạo, không có tướng để chấp. Nếu chấp thì sẽ rơi vào hai bên đoạn, thường. Tánh ấy huyền diệu, Nhị thừa chẳng thể suy lường. Đại sĩ Thập Trụ vẫn còn một giai vị Noãn, chẳng lẽ không phải khó thấy ư?” Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây là đáp câu hỏi, có bốn lượt:

  1. Kính khen Phật tánh, Đức Phật liền trình bày thành tựu.
  2. Nêu câu hỏi, xin Phật giải đáp. Đức Phật đáp ngay.
  3. Thỉnh cầu lập thệ, Phật liền nói cho nghe.
  4. Bồ-tát Ca-diếp đặt ra câu hỏi. Đức Phật liền đáp. Đây là kính khen ngợi thứ nhất.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật: Bạch Đức Thế tôn! Phật tánh ấy rất sâu, khó thấy, khó vào là sao?”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây là thứ hai, nêu câu hỏi, xin Phật giải đáp. Phần khen, thuật đã xong, lại nêu câu hỏi.”

“Phật nói: “Này người thiện nam! Như một trăm người mù” cho đến “Giơ ba ngón tay, người mù mới nói thấy lờ mờ.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Giáp vàng dụ cho các kinh giáo. Một ngón tay dụ cho các kinh của ba thừa. Nói ba Niết-bàn, thật ra Đức Phật muốn chỉ bày một Niết-bàn thường trụ. Vì văn ẩn nghĩa sâu nên ví dụ một ngón tay. Hai ngón tay dụ cho Pháp Hoa, đả phá hai Niết-bàn. Nhất thừa dù tỏ rõ, nhưng “Ngã thường” chưa sáng, dụ cho hai ngón tay. Ba ngón, dụ cho thuyết thường, lạc của Phật tánh nay, tức như người mù thấy ở chỗ tận cùng. Tận cùng, thì cảm quả, lý rõ ràng, nói xong liền thấy. Mới bắt đầu, thì sự sâu kín, khi nói, dù có chỉ bảo cũng không hiểu rõ. Cho nên kinh nói: “Bồ-tát Thập Địa thấy sau cùng, không thấy điểm bắt đầu.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Người mù dụ cho Thập địa trở xuống, còn sinh tử. Một trăm người, là cuối của số mười. Tạo Y nghĩa là khéo cảm Thánh.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Câu hỏi khó thấy tánh, là tánh của chánh nhân. Ở đây trong lời đáp, chính là nói về duyên nhân, nghĩa là vì ngày được quả Phật, mới nói biết chánh nhân, chứ không phải chỉ có tánh quả khó biết, mà ngay tánh của nhân cũng khó biết. Văn dưới đây nói: “Thập địa biết chung cuộc, không biết bắt đầu, cho nên hỏi, ở chánh nhân, đáp dùng duyên nhân.”

“Này người thiện nam! Kinh điển Đại Niết-bàn mầu nhiệm này” cho đến “Như lai đã nói, mới thấy được chút ít.”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Bồ-tát Thập Trụ phải nghe kinh Niết-bàn này mới thấy được Phật tánh lờ mờ. Dưới đây nói rằng dù nghe Niết-bàn, nhưng không thể chỉ có chánh tín mà thôi.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Y cứ vào văn để tìm nghĩa, đây thật là khó, làm sao bước lên từng bậc? Địa Pháp Vân còn không biết có Phật tánh, nên mới cần Phật giảng nói, mới được thấy ư? Ở đây nói là trụ trong ba mươi tâm trước. Mười tâm đầu gọi là Thập trụ, mười tâm thứ hai gọi là Thập hạnh, mười tâm thứ ba gọi là Thập hồi hướng. Dù cho Bồ-tát tu hành khổ hạnh trong vô lượng kiếp, cũng vẫn không được nghe kinh Niết-bàn này, Tín đứng đầu năm căn, cuối cùng cũng không thể lập. Khi tín căn được lập, chính là tâm thứ ba mà thôi! Như trước đã giải thích Bồ-tát Thập Trụ thì Bồ-tát Pháp Vân Địa cũng không hiểu được. Nói thấy đôi chút, nghĩa là sau khi nghe Đức Phật nói, tuệ tính sáng suốt dần dần, nên nói là thấy một ít”.

“Đại Bồ-tát này đã được thấy” rồi cho đến “Người Duyên giác mà thấy được ư?”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Dưới đây, sau cùng vẫn còn bị vô ngã luân mê hoặc. Trước kia, nói tánh nhân quả cho Bồ-tát nghe, được tiến đến lập căn, bước lên Sơ địa, lúc tiến đến hạnh Thập địa mãn, là đã lìa chướng mỏng manh. Bấy giờ mới thấy tánh lờ mờ, tám tự tại “Ngã” “Không”. Dù quán “Không” này, nhưng vẩn còn trông cậy để nhập vào tâm vô ngã. Vì tình kia chưa quyết đoán, nên nói là bị vô ngã mê hoặc, chứ chẳng phải chấp Phật địa một cách ngang trái, cho vô ngã là mê hoặc”.

“Lại, này thiện nam! Ví như xa trông” cho đến “Các vị Thanh văn, Duyên giác chẳng thể thấy biết”.

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói rằng: “Gồm có chín thí dụ, vì khó thấy làm thí dụ”.

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật: Bạch Đức Thế tôn!” cho đến “Có tánh chúng sinh đều nói có ngã”.

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Ý hỏi rằng: Nếu chỉ có Đức Phật là “Ngã” mà khó thấy, thì phàm phu ngăn cách như trời với vực, không nên nghĩ là có ngã. Tưởng “ngã” dù mê lầm, nhưng phải có lý do. Nếu có lý do, thì không phải cao xa dứt bặt, thì sao lại nói Bồ-tát Thập Trụ mới thấy lờ mờ ư? “

Pháp sư Tăng Tông nói: “Lý đã sâu mầu, thì danh cũng nên quý nặng, vì sao người đời cũng tự tạo nên danh từ thường lạc để truyền đạt cho đời ư?”

Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây là đoạn bốn, dù nghe thuyết trên đã nói, nhưng vẫn chưa hiểu, nên cố chấp phàm phu có “Ngã” để hỏi”.

“Phật nói:“Ví như hai người là bạn thân với nhau” cho đến “Hai người đó thường qua lại với nhau”.

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Người kia và người này giúp nhau, có nghĩa bạn thân”.

Pháp sư Tăng Lượng nói: Ý đáp rằng: “Nghĩa là dù rằng có lý do, nhưng về lý, tự ngăn cách, như ví dụ ở dưới. Đạo Bồ-tát rất cao quý, dụ cho Vương tử. Phàm phu không có đức, dụ cho người nghèo. Qua lại với nhau: Đệ tử thọ học, thầy có công giáo hóa nghĩa là người kia, người này giúp nhau.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Cảm qua thì ứng lại”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Qua lại là công hạnh rộng lớn với người được giáo hóa, là hoài bão tương đắc”.

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đại ý ví dụ này không khác với ví dụ trộm bò ở trước, chính là vì người bốn y xuất thế làm thí dụ”.

Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây có ba thứ lớp:

  1. Nói lên Đức Phật từng vì chúng sinh, trước nói có ngã, duyên hết, bỏ giáo hóa. Về lý, trở về với nơi chốn của bậc Thánh.
  2. Dụ cho chúng sinh về sau chấp sai lầm.
  3. Dụ cho Đức Thích-ca ngày nay ra đời giáo hóa rộng khắp.Dưới đây, cùng trốn đến nước khác, là ví dụ thứ nhất.

“Lúc đó, người nghhèo thấy vương tử này” cho đến “Cầm dao này trốn đến nước khác”.

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Chân ngã đã nói có công năng dứt trừ

“Hoặc” chấp đoạn của chúng sinh, dụ cho dao.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chân ngã thường trụ, nói là một. Tự tại dáng hài lòng, gọi là tốt. Giải thì dứt “Hoặc”, dụ cho dao. Kiết tập hết hẳn, nói là tịnh diệu.

Tham đắm trong tâm, nghĩa là chân ngã vốn lấy dứt trừ tham làm dụng, mà hễ thấy là khởi lòng tham, chứng tỏ không hiểu rõ. Người cầm dao này, nghĩa là chân lý này chỉ có Bồ-tát mới nói được. Trốn đến nước khác: Sự nghiệp mở mang giáo hóa chưa hoàn tất, chưa nên bỏ mà bỏ, nghĩa là trốn bỏ chỗ này, đến nơi khác, nói là “Đến nước khác”.

“Về sau, người nghèo xin ngủ nhờ ở nhà người khác, khi ngủ mớ nói: “Con dao! Con dao!”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Được sự hiểu biết từ thầy. Lý đã hiểu là chỗ ở an ổn, dụ cho nhà. Thầy bỏ đi, trò mất hiểu biết, dụ cho nhà người khác. Nhân gốc phải phát, tạm trú không lâu, dụ cho ngủ nhờ qua đêm. Mất hiểu biết khởi “Hoặc”, để dụ cho ngủ mê. Tâm mê mờ nói là ngã, không do hiểu biết chân thật, dụ cho nói mớ khi ngủ mê.”

“Người nhà bên cạnh nghe được cho đến, bắt nộp cho vua, vua tra hỏi: “Con dao mà ngươi nói, hãy đem cho ta xem”.

Xét Pháp sư Đạo Sanh nói: Nếu cho thật là thật thì trở thành trộm cắp, còn cho không thật là thật thì sau mới biết là sai, nên tìm cầu nghĩa thật mà xin chỉ bày

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Bồ-tát đã bỏ đi, Viên giáo cũng ẩn mất. Tiểu thừa dùng vô ngã để giáo hóa. Giáo nghiêng lệch mất Trung đạo, dụ cho người bên cạnh. Trái với giáo hóa, thì mắc tội, dụ cho “Bắt”. Phải trải qua sự đoạn, dụ cho “Giao nộp cho vua. Hãy tỏ bày cho ta rõ: Sơ quả đã dứt tham. Bày tỏ ngã tướng, là đối tượng mà Sơ quả đã hiểu rõ. Nay trách cứ sự mong cầu tướng tự tại của hình, sắc.”

“Người nghèo này tâu lại cho vua nghe cụ thể việc vừa xảy ra” cho đến “Người muôn có được con dao ấy, thật không thể được.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Phân tích, gạn hỏi, mong cầu, thật không thể được.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Quên năm ấm hiện tại, tìm mãi không thể được.”

“Quan và Vương tử vốn là bạn thân” cho đến “Con không dám sờ tay vào, huống chi là cố ý lấy.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Nếu do tu được làm dụng, cho nên lấy. Vì được chẳng phải do tu, nên gọi là trộm.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Giải thích lý do quên. Mắt thấy, dụ cho văn tuệ. Sờ tay vào, dụ cho tư tuệ. Cố ý lấy dụ cho tu tuệ. Nghe nói giáo xưa, dù tin, nhưng ý không suy nghĩ về nghĩa, huống chi khởi tu tuệ mà lấy ư? Vì cho nên quên mất kiến giải trước kia.”

“Vua lại hỏi: Con dao nhà ngươi đã nhìn thấy” cho đến “Tôi thấy nó giống như sừng dê đen.”

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Giống mà chẳng phải, hễ nhìn thấy qua chẳng thể nói là thật.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Sừng dê cong mà cho là thẳng. Mè, gạo tà ngã, mà phàm phu chấp giữ lấy nó mà sanh ngạo mạn.”

“Nghe kể xong, nhà vua vui mừng bảo:”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Có “Ngã” là sự thật, mà “Vô ngã” thì chẳng phải quả, là nỗi lo lắng của người Thanh văn, huống chi là

“Vô ngã”, vô thật vô ngã là quả, về lý, là việc đáng vui mừng!”

“Rằng, nay ta trả tự do cho ngươi, chớ quá lo sợ.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ngã đứng đầu các hoặc. Năm đường là nơi thich ý. Vì thế nếu không phải Ngã kiến thì thật ra không đáng phải âu lo.”

“Trong kho tàng của ta đều không có con dao ấy” cho đến “Không

hề thấy nó, huống chi ngươi thấy nó ở Vương tử”. Nói xong, nhà Vua băng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ba tạng kinh là pháp tang của Tiểu thừa, thật là do Phật nói, đều không có “Tướng ngã” này, huống chi các Bồ-tát nghe nói về “Cái ta” này ư?”

“Lập ngay thái tử khác lên kế thừa ngôi vua.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đây là quả thứ hai.”

“Lại hỏi các quan: “Các khanh đã từng thấy” cho đến “Đều xét tìm con dao ấy mà không được.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đầu cuối đều thực thi giáo hóa vô ngã.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Kinh giáo nói hoàn toàn không có “Cái ta” mà những người kia đã chấp, huống chi ở cạnh Bồ-tát mà nghe “Ngã” bị chấp ư?”

“Lần lượt nêu bốn vị Tân vương xét tìm con dao ấy đều không được”, là nói ngàn vị Thánh dù khác nhau, nhưng kinh giáo đều đồng nhau. Chúng sinh có đến muôn phẩm loại, mà chấp ngã ở đây vẫn là một. Thứ lớp bốn vị vua: Ngàn vị Thánh nối tiếp nhau là vị Phật thứ tư.”

“Thời gian sau, vị Vương tử bỏ trốn ngày trước, từ xứ khác trở về nước, được phong làm Vua.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đức Thích-ca thành Phật”

“Sau khi lên ngôi nhà vua lại hỏi các quan:” cho đến “Các khanh đều không thấy, biết hình dáng thật con dao của trẫm.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Lên ngôi vua nghĩa là nói Vườn Nai”. Ngoại đạo chấp ngã khác với Bà-la-môn chấp thần Trắng, Sátlợi, thần Đỏ, Thù-đà, thần Vàng, Chiên-đà-la chấp thần Đen, lúc đó Vua cười nói: Thuyết Song thọ mới thật là tướng chân thật.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Trước kia đã nói bốn vị Phật đều đồng. Nay, nói Phật vị lai cũng đồng như vậy, nhưng lược nêu một mà thôi!”

“Này người thiện nam! Đại Bồ-tát” cho đến “Mang con dao tịnh diệu trốn đến nước khác.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Hợp ví dụ thứ nhất.”

“Người phàm phu mê nói rằng tất cả” cho đến “Như hỏi về hình dáng con dao?” đáp: “Trông giống như sừng dê”.

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Hợp với ví dụ thứ hai.”

“Các người phàm này thứ lớp nối tiếp nhau” cho đến “Nên biết rằng, chính là tướng mạo của Bồ-tát.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Hợp ví dụ thứ ba.”