PHÁ VỌNG HIỂN CHÂN
(Giảng tại trường hội nghị nơi Cựu Huyện Nghị ở Trùng Khánh, tháng 9 năm 19)
Hòa thượng Thích Thắng Hoan dịch

 

Đại Cương Phật Học, có thể dùng bốn chữ [PháVọng Hiển Chân] để thuyết minh:

1- Phá Vọng:

Vọng là từ nơi mê lầøm sanh ra, nhân không hiểu rõ chân như thật tướng của tất cả sự vật nên gọi là mê, do mê phát sanh các thứ hiểu biết sai lầm nơi cảnh bên ngoài dẫn khởi vọng nghiệp phát sanh. Nếu muốn phá trừ sự hiểu biết mê vọng thật hành vọng của thứ mê lầm này, phải nương nơi Phật pháp để giải trừ hành tướng đây, giúp chân tướng của sự vật được hiển lộ. Thật ra chân tướng của sự vật xưa nay vẫn là như thế, nguyên do không dùng riêng thiết lập một thứ phương pháp nào để mở bày hiển lộ, vì thế vẫn còn bị hiểu biết vọng hành vi vọng của mê lầm làm chướng ngại ngăn che, cản trở. Khi phá vỡ vọng kiến căn bản trên bị tiêu diệt không còn thì lúc đó chân tướng của sự vật đồng thời hiển lộ. Cho nên muốn hiển chân, tất nhiên phải phá vọng, mà khi vọng bị phá tức là hiển chân.

a- Thấy sai lầm đối với [ Phật ]: Tại Trung Quốc có nhiều chỗ cho phép địa phương xem Phật có khả năng điều khiển họa phước đến sự sanh hoạt của nhân loại giống như quỷ thần, đơn giảng trực tiếp khắp nơi cho Phật có địa vị như quỷ. Cho nên họ tín ngưỡng Phật, cúng dường Phật, cung kính Phật, cho Phật có quyền lực sung mãn, có khả năng điều khiển tất cả, ban họa phước cho tất cả, sùng bái Phật có thể thâu hoạch phước, xúc phạm Phật tất nhiên bị tai họa. Tin Phật như đây, hoàn toàn cùng Phật tương phản; tin Phật như đây, không đợi người đời muốn đả phá họ, tức là chúng ta rất cần đả phá tà chấp của họ, để sửa chữa họ trở lại quán niệm chân chánh.

Đến một năm gần đây có người nước ngoài truyền đến Trung Quốc một thần giáo, cho trên thế giới duy nhất chỉ có một đại thần không có hai, cho đại thần là chủ tể sáng tạo vũ trụ, hoặc cho Phật là người không đủ tôn vinh, hoặc cũng xem đồng vớùi chủ tể và sáng tạo. Đặc thù không biết Phật là người thân chứng, gồm thuyết minh tất cả họa phước của chúng sanh đều do tự thân tạo tác nghiệp lực nghiệp tướng đặc thù sai biệt để chiêu cảm quả báo cũng không đồng nhau. Phật không cho phép riêng có một chủ tể sáng tạo. Đã trên căn bản không thừa nhận có một vị thần chủ tể sáng tạo, như thế có phải là phản lại thần Gia Tô chăng? Do tin Phật theo kiểu thấy sai lầm đây, thật không phải chánh tín! Cho nên đặc biệt phơi bày ra đây để đả phá, khiến có thể sáng suốt tin chân nghĩa của Phật mà phát khởi chánh tín.

Phật là người thân chứng chân tướng của nhân sanh và vũ trụ, pháp của Phật chỗ thân chứng, tức chỗ gọi là thật tướng của các pháp. Tuy nhiên chỗ chứng thật tướng, nếu không thể cho là chưa chứng biết để thuyết minh, thì không thể nhận là Phật; tất nhiên phải dùng các thứ phương pháp tu hành để tự chứng vào cảnh không ngăn ngại, bao gồm dùng tâm đại từ bi, dùng ngôn từ tài năng khéo léo, khắp vì thế giới và chúng sanh thuyết minh chân tướng của vũ trụ để phá trừ vọng kiến của họ, mới là tự lợi lợi tha đến nơi viên mãn của Phật. Cho nên muốn học chân thật của Phật, phải tin Phật là người thân chứng và thuyết minh chân tướng của vũ trụ và nhân sanh, mà chúng ta còn chưa chứng được tri kiến của Phật để trở thành đạo sư. Vì chúng ta hiện nay đụng việc còn mê, nên không thể không nương nơi Phật, không thể không nương tựa nơi pháp của Phật, không thể không nương tựa nơi Tăng để tu hành, nhờ đó cóù thể sáng suốt chiêu cảm chỉ bày cho ta, phá mê hoặc ngã chấp để sanh chánh giác.

b- Đối với thấy sai lầm nơi [ Phật Giáo ]: Khi người cho Phật giáo là tông giáo mê tín phản khoa học, nên cần phải trừ khử. Do vì không thể nhận thức chân tướng của Phật giáo nên đòi thanh lọc; đâu biết Phật giáo đã thuyết minh chân lý của vạn hữu vũ trụ, đều căn cứ sự thật qua kinh nghiệm. Còn xét kỹ cho nhà khoa học La Tập là tri thức, thật là sai lầm có công cụ để phá mê hiển chân. Nơi chiều sâu của khoa học, tất nhiên biết Phật giáo chân chánh cũng thích hợp với khoa học. Cho nên Phật pháp đặc biệt không trái với khoa học, lại còn trợ giúp khoa học lớn mạnh tiến bộ nổi bật; công kích Phật pháp là phản khoa học, thế là hoàn toàn triệt để không biết khoa học. Tông giáo mê tín, không ngoài đa thần giáo, nhất thần giáo, đây cũng chính là chỗ mê vọng công kích đả phá Phật giáo; như thế nào bản thân Phật giáo phản khoa học?

Cho đến Cựu Phái thấy sai lầm đối với Phật giáo, họ cho Phật giáo là hư vô tuyệt diệt, cho rằng nhân sanh đến tiêu diệt là cứu cánh, nghĩa là khi chết là không còn. Đến nay còn công kích Phật giáo cho là không phải nhân sanh, không có luân lý đều chịu ảnh hưởng của những thứ quan niệm. Đây nói nếu là chân, thì nhân loại của thế giới không chết tận, khiến có thể gọi là đại giải thoát! Phật pháp đâu phải bị sai lầm che lấp? Phải biết Phật pháp đích thực là không, chính là không ngoại trừ mê vọng tất cả, vọng không mà chân hiển, chính là do không mà hiển bất không vậy.

c- Đối với thấy sai lầm nơi [Tăng Đồ Phật Giáo]: đa số người quan niệm đứng trên kinh tế, tăng đồ tự viện đều ngồi không ăn phần lợi, nhân đây dẫn đến các

thứ rắc rối nhiều và đây cũng là ngộ nhận! Căn cứ nơi lý, nếu từ nơi tăng trên bản chất mà nói, cứu xét họ rất khó khăn phải hạp cung cách tăng lữ, phải chăng hạp Phật lý. Cho đến muốn hoàn thành một tăng nhân hoàn mỹ, tương đối không phải thời gian ngắn chỗ có thể thành tựu! Tăng nhân ở trong thời kỳ tu học, cũng như học sinh tại đại học, trung học đều một thứ, nhưng thứ học sinh đây tuy không sanh lợi, cũng không thể cho là cần phải tiêu diệt vì họ ngồi không ăn phần lợi. Cho đến tăng tu hành, trong đó có người đầy đủ tri thức Phật pháp, tất nhiên đủ để so sánh như học sinh học hiệu, khi họ thành tựu đem khả năng cống hiến chân lý của Phật nơi xã hội, giải trừ mê lầm của người đời, nên phải công nhận là một xã hội có giáo dục, hoặc một gia đình được cải lương, như thế làm sao bày trừ công kích. Lại nữa, nước ta hướng về Phật giáo lại xem Phật giáo đồ tại gia chỉ tham thanh cao nhàn rỗi thanh tịnh, mà không làm công tác xã hội, chỉ nhằm khoái lạc tự thân, thỏa mãn nhu cầu nên bị chê cười cho là yếm thế tự kỷ riêng tư, nguyên đây không phải thái độ chân chánh của Phật giáo đồ chỗ nên chọn. Nếu Phật giáo đồ chân chánh, nên tu đạo đức nhân cách làm mô phạm cho thế giới, để làm tự giác và giác người. Thật hành tự lợi và lợi người, biểu hiện chân tinh thần của Phật pháp, mới có thể xưng là Phật đồ chân chánh.

2- Hiển Chân:

a,- Vũ trụ của Phật học là thức hiện duyên sanh: Căn cứ nơi nhãn quang của Phật để quán chiếu tất cả sự vật của vũ trụ đều do nhân duyên thức hiện. Sự sự vật vật đều do nhiều nhân duyên để sanh, phàm một sự một vật thời nào cũng đều do mỗi mỗi nhân duyên quang hệ mà sanh khởi, cho nên tất cả đây đều thuộc thời gian sanh thời gian diệt tương tục không gián đoạn, lớn đến quốc thổ, nhỏ như cá nhân. Tuy nhiên, tại đây trong các nhân duyên biến hóa, lại đều do lực lượng của tâm để chuyển đổi, trên tương đối luận, chỗ xác minh hiện tượng vật lý, quan điểm đều cho nhân nơi tâm không đồng mà có sai khác, nên không một hiện tượng nào có thể không là do tâm hiểu biết hiển hiện, mà lại còn chịu nó chuyển biến. Nhưng tri lực của tâm cũng là do nhiều nhân duyên để sanh, nên Phật nói vũ trụ đều là duyên sanh thức hiện.

b- Trên Phật học, nhân sanh là người cách mạng tiến hóa: Duyên sanh thức biến, sát na không gián đoạn, nếu người biến hóa theo thì lưu chuyển không dừng, không thể tiếp theo chỉ ở nơi thiện mà mỗi ngày phải tiến lên chân thật! Nhưng tri thức của tâm là tối trọng yếu trong lực lượng biến hóa của duyên sanh, tâm đây là có lực tự giác tự chủ, đã có thể biến hóa tất cả tả hữu, thì cũng có thể chọn lấy thiện mỹ cho nó để cầu tiến bộ. Thứ đây do gắng sức tự giác để cầu đặng tiến bộ, đây chính là cách mạng để tiến hóa, mà không phải tự nhiên tiến hóa đến chỗ có thể so sánh. Người học Phật chân thật, tất nhiên phải nhận định đây là tiến hóa hướng về trước tích cực, do các Bồ Tát ở ngôi vị tu hành làm quá trình để đến nơi Phật, mới là nhân sanh triệt để học Phật.

c- Nghiên cứu học Phật là tự do bình đẳng: Trên xác minh Phật học giải thích vũ trụ là duyên sanh thức biến, nhân sanh của Phật học là cách mạng tiến hóa đến địa vị cứu cánh, vốn không thể dùng danh ngôn, nay miễn cưỡng dùng danh từ giảng ra đây, có thể nói rằng: Tức là dùng bình đẳng tự do. Nghĩa là nói căn cứ nơi bình đẳng, Phật cũng chỉ người tu học được công nhận là đạo sư; nhưng người đời vẫn còn mê muội tự tánh là Phật mà chuyên đi sùng bái; vả lại không riêng chúng sanh cùng Phật đều bình đẳng, tức là tất cả pháp đều bình đẳng, do tất cả pháp đều là duyên sanh thức biến, tại đây trên lý tánh cũng là bình đẳng. Nhưng thứ bình đẳng đây, phải đạt đến địa vị Phật quả mới bắt đầu thật chứng. Chỗ gọi là tự do, nghĩa là tất cả chúng sanh đều đầy đủ đức tướng tri thức, đều có thể tự giác để biến hóa khắp nơi. Mà vả lại, tất cả hữu tình cũng đều tự do, để tất cả pháp phải là các duyên sanh khởi. Trong một pháp có tâm làm chủ động, tại đây người thường trên cảnh tuy không thấy biết, nhưng đạt đến địa vị Phật thì có thể thấy đặng. Cho nên ở nơi pháp của Phật tự tại chứng biết mỗi mỗi pháp, mỗi mỗi đều chọn tất cả pháp còn lại là bạn lữ, mỗi mỗi pháp đều tổng hợp tất cả pháp ở trong, mỗi mỗi pháp như là chỗ để xưng Phật là Pháp Vương. Nếu chân thật muốn chứng đến Phật cảnh bình đẳng tự do, trước phải dùng tay phá chấp trước mê vọng, mê vọng đã bị phá thì chân thật tự hiển bày. Tại đây trong lịch trình phải nương tựa từ giáo điển như pháp để giải thích, như giải thích để thật hành, mới có thể chứng như thật.

(Khắc Toàn ghi) ( Thấy Hải San, quyển 12, kỳ 12)

(Phụ chú) Diển thuyết tại Tập Tác [ Trùng Khánh Cựu Huyện, trường hội nghị, giảng từ cho các giới] Nay thay đổi đề.

Dịch xong ngày 14. 07. 2022
Dịch giả: Thích Thắng Hoan
Chùa Bảo Phước
Trung Tâm Phiên Dịch và Trước Tác