ĐẠI THỪA PHÁP UYỂN NGHĨA LÂM
DUY THỨC CHƯƠNG GIẢNG LỤC

Thích Thắng Hoan Việt dịch

 

Ngày nay giảng Duy Thức Chương, Chương đây được đề ra từ trong Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm. Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm, chính Đại Sư Khuy Cơ chỗ trước tác. Sư Cơ vì Pháp Sư Huyền Trang đến Cao Túc, đức học tuyệt luân, trước thuật100 bộ, đề xướng môn học Tông Duy Thức, bình sanh tại Nghĩa Lâm Pháp Sư sáng tác xuất sắc. Chỗ yếu nghĩa giải thích kỹ càng, trong đó có chương Duy Thức: Chương đây giống như bài văn vậy, đây là một phần trong Duy Thức Chương Nghĩa Lâm. Trong Chương chữ nhỏ chính là Pháp Sư Trí Châu chọn lực ghi lại, phàm chưa hiển bày được lý, chưa giải thích chỗ khó khăn, Sư Trí Châu thì chọn lựa ghi giải thích lại, cho nên gọi là Quyết Trạch Ký Yên. Nay chỉ lược lại không giảng.

THUẬT LẠI Ý

Nay riêng giảng chương này, không suy diễn phần còn lại của chương và phần còn lại của kinh luận thì như thế nào? Lược thuật có ba nghĩa:

1.- Gần đây kể như năm đến, Phật Giáo Trung Quốc lần lần có hiện tượng phát triển, nơi trong hiện tượng này, chỗ mới hưng thịnh, cần yếu có hai phái: Phái Mật Tông trọng thật hành: Mật Tông cũng gọi là Chân Ngôn Tông, chỗ Tông này còn hướng đến chân ngôn của Phật và Bồ Tát vậy. Trung Quốc thời nhà Đường cũng tương đối hưng thịnh, đến đời Khang Hy về sau bị thất truyền, phái Mật Tông chỉ còn bên Nhật Bản; năm gần đây, thế giới giao thông, học giả lại đem Mật Tông truyền về Trung Quốc, gọi là Đông Mật. Lại có Tây Tạng, Lạt Ma của Mông Cổ truyền lại, gọi là Tạng Mật, sở Học sở Tông của nó đồng là Tam Mật Chơn Ngôn của Phật Bồ Tát vậy. Phái Duy Thức Trọng Lý Trí: Tông Duy Thức cũng gọi là Tông Pháp Tướng, Tông này theo trên chân lý của các pháp thuyết minh và kiến lập tất cả pháp, làm căn bản để học tập giáo lý của Phật pháp, thời Đườøng rất thạnh, liền sau đó suy lần lần. Chờ đến Dân Quốc lại thành lập một ban học giả chuyên môn hướng về Tông, nên lại nghiêng về phục hưng.

Phật học Trung Quốc gần một ngàn năm nay, tuy có nhiều Tông Học Phái, mặc dầu nhưng không ngoài hai phái chỗ quen thuộc: Như Tịnh Độ, Thiền Tông có thể làm tinh thần, sức mưu cầu hưng thịnh rộng lớn, mặc dầu chung cuộc không được như ý và Mật Tông thì lại hưng thạnh. Hoằng dương của Hiền Thủ, người đức lớn tuy không xao lãng, mà chung cuộc chưa kịp hưng thịnh thêm mới, nhưng Tông Duy Thức thì được thế hơn. Như đồ biểu dưới đây:

Tổng hợp quán có hai, tuy lược có sai biệt, kỳ thật hiển bày phát triển lẫn nhau, không chỗ thiên lệch vậy. Cần yếu biết Phật pháp chú trọng thực hành, mà sai lầm ở chỗ chỉ chú trọng lý giải, nên phàm thực hành chân thật, để thích hợp nên cần nương tựa nơi giáo nghĩa để rõ nơi lý mà phát khởi chánh hạnh, mong cầu mẫu mực chân chánh, nếu không thì dễ vào đường tà cảnh ma vậy. Lại nữa học hỏi chân thật, sau khi đạt được giáo minh được lý, thích hợp khởi quán hạnh, không chấp trước điều hiểu biết qua giải thích, cầu chứng ngộ chân thật để đại thọ dụng, nếu không thì khó thoát khỏi sự kiểm tra số bảo vật. Tức là quán Duy thức và Mật giáo hai phái, kẻ hành, kẻ học, gần đây có chấp thiên lệch, nên giảng chương nầy, khiến kẻ hành trì thoát khỏi giáo điều để đạt lý, kẻ học sáng tỏ lý để khởi hành, cả hai đều quan trọng, rất thích hợp khế cơ vậy.

Chương này chỗ trình bày rõ giáo lý hạnh quả, chính giáo của duy thức, lý của duy thức, hạnh của duy thức, quả của duy thức. Tức là nương tựa nơi lý của giáo đây, triệt đễ quán sát thân tâm và thế giới của con người, nghĩa là quán sát thân tâm ba nghiệp thiện ác vân vân, thế giới vi trần, hoặc nghiệp vân vân, nơi lý nơi sự hoàn toàn rõ ràng về sau, thủ xả như thế nào mà phát khởi nơi hiện hành, gọi là Đại Thừa Bồ Tát Hạnh. Quán hạnh như thế, dùng trí huệ làm tiền đạo, mặc dầu như đi đường, nhờ đèn Đại Trí Huệ mà tiến về phía trước, tất nhiên nơi bình an bằng con mắt, chỗ gọi là chứng đại quả vậy.

2.- Hai đây, Phật pháp sau đời Hán trở lại, Trung Quốc cổ đức vác trí lực để nghiên cứu tường tận, tận lực mà thật hành, phàm lập tông phái, đa số học để tổng hợp lại. Chương Duy Thức đây, các đại đức thuộc Trung Quốc đã trước tác, không phải phụ giúp dịch lại, nên chương đây cũng đủ tổng hợp tánh chất.

Phật pháp từ Thích Tôn thị tịch trỏ về sau, tại Ấn Độ liền phân Đại Thừa Tiểu Thừa, Tiểu Thừa có hơn 20 bộ phái, không tổng hợp tánh chất. Đại Thừa có ba bộ phái:  Một gọi là Tông Pháp Tánh Bát Nhã. Hai gọi là Tông Pháp Tướng Duy Thức. Ba gọi là Tông Pháp Giới Chân Tịnh. Ba phái đây, Ngài Huyền Trang tại Ấn Độ có thể trước tác có thể luận tông, tạo nghiên cứu tổng hợp. Nên cổ đức Trung Quốc nghiên cứu Phật pháp, phần nhiều tổng hợp lại gởi bằng thông hành. Sư Khuy Cơ sáng tác Chương này, tức là tổng hợp các tông của Tông Duy Thức, trước tác lớn của phái khác gởi bằng thông hành, như nói rằng: [Tóm thâu tất cả pháp quy về Vô Vi làm chủ, nên nói tất cả pháp đều là Như Như vậy. Tóm thâu tất cả pháp quy về Hữu Vi làm chủ, nên nói các pháp đều Duy Thức. Tóm thâu tất cả pháp quy về Giản Trạch làm chủ, nên nói tất cả pháp đều Bát Nhã.]

Đây có thể tóm thâu mặc dầu có ba chủ sai biệt, thật ra ba chủ đều tổng hợp Phật pháp rất rõ ràng, mà lại chỗ tóm thâu đều là tất cả pháp vậy. Gần đây hoằng dương Duy Thức giống như có thiên lệch che lấp, đa phần không thể tóm thâu tất cả Phật pháp hòa hợp biến khắp, nên đặc biệt giảng chương này, để cầu cứu sự hoằng truyền hủ bại của tông.

Ba đây, trong chương Duy Thức sáng rộng giáo lý, mà rất chú trọng rõ ràng Duy Thức Hạnh. Phật pháp tại Trung Quốc, tu hành tín ngưỡng rất đông, giáo lý họ cầu nguyện rõ ràng minh bạch thực tiển. Giả sử giáo lý không rõ ràng mà khởi công tu hành, tuy có thể hạt giống thiện căn chung cuộc không khỏi hai hủ bại: (1) Bị người đời chê cười cho là mê tín. (2) Khiến tự tâm không chắc chắn. Mê tín chính là gần đây tiền đồ Phật giáo bị đại chướng, phàm tín ngưỡng Phật pháp khiến mau thuận lợi để bị phá. Ngoại trừ chướng chê cười đây, không phải rõ ràng giáo lý không thể, nay xin giảng giáo lý này, ý cũng tại đây. Không chắc chắn gánh vác, tín đây vốn tự quán sát không giáo lý, tự tâm đối với Phật pháp không thể chắc chắn tín ngưỡng thiết tha, hoặc theo mù quáng, hoặc kèm theo hợp tác, người nói cũng nói, người tin cũng tin, tự không chánh quán, chung cuộc tất nhiên cũng bị thối đọa. Rất hoặc nghe nói khởi hành mà không biết chọn lựa, do mù quáng dẫn đến mù quáng chiêu cảm ma kèm theo quỷ, chướng ngại lợi ích Thánh giáo; nên trong khi tu hành rất cần chú trọng giáo lý. Rõ ràng sự thực hành của Duy Thức so cùng các Tông khác không giống nhau, không phải trước đã nghe nhiều thánh giáo sau khi quán thấu suốt chân lý, không cần phát khởi chánh quán hạnh. Với Tông Tịnh Độ vân vân không giống nhau, Tông Tịnh Độ không rõ giáo lý cũng có thể tu hành, nhân Tịnh Độ vân vân không rõ giáo lý mà tu hành chân thật Phật pháp hiện tượng lần lần suy bại; giáo lý là căn bản của học Phật, không rõ giáo lý nên mất căn bản giáo nghĩa, giáo nghĩa không rõ bị trong mê ngoài hoặc, trong xã hội liền sanh các thứ chướng ngại phỉ báng. Nay giảng chương Duy Thức, ý rõ minh bạch Phật giáo chân thật, giải thích những điều phỉ báng bên ngoài. Đã dùng chánh kiến thật hành mẫu mực, cũng dùng chính chấm dứt dụ phỉ báng vậy.

 

Sách II Biểu Đồ