Nói về Kinh Pháp Phật

 

Nam mô A Di Đà Phật.

Phần Kinh Điển.

Phật Thích Ca Mâu Ni nói Pháp hơn bốn mươi năm, tổng cộng có mười hai bộ Kinh. Trong đó Kinh Đại Thừa có ba bộ Kinh. Kinh Tiểu Thừa có chín bộ Kinh. Lại có Kinh thuộc loại hiểu ngay khi nói dạy. Lại có Kinh thuộc loại bí mật, nói dạy nhưng chỉ các Phật mới hiểu. Đó là các Kinh Chú Đà La Ni.

Ba Bộ Kinh Đại Thừa.

Tu Đa La tức là Kinh Hợp ý. Già Đà tức là Kinh Đọc ca tụng. Kỳ Dạ tức là Kinh Nhiều ca tụng.

Chín bộ Kinh Tiểu Thừa.

Ni Đà La tức là Kinh Nhân quả. Y Đế Mục Đa tức là Kinh Việc trước kia. Xà Đa Già tức là Kinh Sinh trước kia. A Phù Đạt Ma tức là Kinh Chưa từng có. A Ba Đà Na tức là Kinh Thí dụ. Ưu Ba Đề Xá tức là Kinh Luận bàn. Ưu Đà Na tức là Kinh Tự nói. Tì Phật Lược tức là Kinh Phương rộng. Hòa Già La tức là Kinh Nhớ truyền bậc.

Kinh Đại Thừa.

Kinh Đại thừa có nhiều. Có thể kể tên một số Kinh Pháp Phật như sau. Kinh Nhiều Trí tuệ tới Niết Bàn Phật, Kinh Hoa Sen Pháp vi diệu, Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật. Kinh Kim Cương Trí tuệ tới Niết Bàn, Kinh Hiểu đầy đủ rõ nghĩa chuyên nghiệp gọi tắt là Kinh Viên Giác, Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ Phật, Kinh Quan sát Vô Lượng Thọ Phật, Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Kinh Tên hiệu các Phật. Kinh Tâm Nhiều Trí tuệ tới Niết Bàn..

Kinh Chú Đà La Ni.

Kinh chú Đà La Ni có nhiều. Nhưng có ba bộ Kinh lớn. Có thể kể tên các Kinh Pháp Phật như sau. Kinh Đà La Ni hộp ấn báu Xá Lợi toàn thân bí mật của tất cả tâm Như Lai. Kinh Thần chú Đại Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm. Kinh Đà La Ni tâm Đại Bi không trở ngại. Đây là Thần chú giúp cho Pháp Phật vĩnh viễn tồn tại cùng với Phật và Thế gian vũ trụ. Là Kinh Chú bí mật, cho nên Tà ma ngoài Đạo không thể biết, không thể xâm hại phá hỏng.

Pháp Phật.

Pháp Phật chỉ có một, tu Giải thoát thành Phật. Nhưng do Căn Trí tâm tính của chúng sinh khác nhau mà chia làm ba bậc.

Pháp bậc nhất.

Pháp Bậc nhất hay là Pháp bậc Phật, Pháp Phật Bồ Đề. Đây là Pháp Đạo Bồ Tát. Có Pháp Bố thí tới Niết Bàn, giữ Giới tới Niết Bàn, Nhẫn nhịn tới Niết Bàn, Tinh tiến tới Niết Bàn, Thiền Trí tới Niết Bàn và Trí tuệ tới Niết Bàn. Phương tiện tới Niết Bàn, Lực tới Niết Bàn, Nguyện tới Niết Bàn và Trí tuệ không hết tới Niết Bàn.
Môn Pháp Bố thí tới Niết Bàn là môn Pháp đầu tiên cũng là môn Pháp thấp nhất.

Pháp bậc hai.

Là Pháp Duyên Giác tới Niết Bàn, hay Pháp Duyên Giác Bồ Đề. Có Pháp mười hai Nhân duyên sinh và Nhân duyên mất. Là Pháp Đạo Duyên Giác, Độc Giác hay Bích Chi Phật.

Mười hai Nhân duyên sinh : Ngu tối cho nên Làm, Làm cho nên Biết, Biết cho nên Danh Sắc, Danh Sắc cho nên sáu Nhập vào, sáu Nhập vào cho nên Chạm biết, Chạm biết cho nên Nhận lấy, Nhận lấy cho nên Yêu thích, Yêu thích cho nên Cầm lấy, Cầm lấy cho nên Có, Có cho nên Sinh, Sinh cho nên Già bệnh chết, lo âu khổ não.

Đây là Pháp ở Thế gian mà các Phật Tử cần phải biết và rời bỏ nó.

Mười hai Nhân duyên mất : Ngu tối mất cho nên Làm mất, Làm mất cho nên Biết mất, Biết mất cho nên Danh Sắc mất, Danh Sắc mất cho nên sáu Nhập vào mất, sáu Nhập vào mất cho nên Chạm biết mất, Chạm biết mất cho nên Nhận lấy mất, Nhận lấy mất cho nên Yêu thích mất, Yêu thích mất cho nên Cầm lấy mất, Cầm lấy mất cho nên Có mất, Có mất cho nên Sinh mất, Sinh mất cho nên Già bệnh chết lo âu khổ não mất.

Đây là Pháp ra ngoài Thế gian mà các Phật Tử cần phải tu hành, để được quả Đạo Bích Chi Phật.

Pháp bậc ba.

Là Pháp Thanh Văn tới Niết Bàn, hay Pháp Thanh Văn Bồ Đề. Có Pháp bốn Chân lý Khổ của bậc Thánh. Là Khổ và tập hợp Khổ, Diệt mất khổ và Đạo Diệt mất Khổ.
Khổ và Tập hợp Khổ là Pháp ở Thế gian. Phật Tử cần biết để rời bỏ nó.

Diệt mất Khổ và Đạo Diệt mất Khổ là Pháp ra ngoài Thế gian. Phật Tử cần phải tu hành để được quả Đạo A La Hán.

Kinh Điển hầu hết do Phật Thích Ca Mâu Ni nói giảng. Có một số Kinh do các Bồ Tát lớn nhất như Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát nói dựa vào uy Thần của Phật và nói ở trước Phật. Đây là các Bồ Tát lớn nhất đã thành Phật thời Quá khứ, như Quá khứ Chính Pháp Minh Như Lai nay là Quan Thế Âm Bồ Tát, Quá khứ Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật nay là Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Hay là Hiện tại Phổ Hiền Phật, Đắc Đại Thế Chí Phật.

Do vậy các Phật Tử nên đọc Kinh Điển là chính, cũng là trực tiếp nghe học Trí tuệ của Phật. Không phải nghe học thông qua Đệ tử của Phật mà có sự sai khác. Các Phật Tử cần phải tu học Kinh Pháp Đại thừa là chính. Vì Kinh Pháp Đại thừa luôn luôn chứa đựng Pháp Tiểu thừa. Còn Pháp Tiểu thừa có rất ít nội dung của Pháp Đại thừa. Hay nói rằng Pháp bậc cao luôn chứa đựng Pháp bậc thấp. Còn Pháp bậc thấp rất hiếm chứa đựng Pháp bậc cao. Chỉ có Pháp Đại thừa mới giúp tự giải thoát bản thân và giúp giải thoát người khác. Tu học Kinh Pháp Đại thừa mới giúp ta thành Bồ Tát và thành Phật.

Luận.

Luận là các bài viết do các Đệ Tử của Phật viết dựa vào hiểu biết của họ về Phật Pháp. Mà các Đệ tử của Phật có nhiều và Địa vị, Trí tuệ, Phúc Đức, cảnh giới của họ cũng khác nhau. Cho nên các Luận chỉ xem là tài liệu để tham khảo và đừng dựa hẳn vào nó. Mà bỏ phần chính cốt yếu là Kinh Điển. Do vì Phúc Đức Trí tuệ của các Đệ tử, kể cả Phúc Đức Trí tuệ của Đệ tử bậc nhất của Phật, là Xá Lợi Phất cũng chỉ bằng một phần trăm nghìn vạn trăm triệu Na do tha A tăng kì của Phật. Nghĩa là Phúc Đức Trí tuệ của Đệ tử bậc nhất của Phật, là Xá Lợi Phất, so với Phúc Đức Trí tuệ của Phật chỉ là hạt cát trong biển cát vô tận. Vì Kinh Điển nó như là bản Hiến Pháp còn các Luận chỉ như là các Luật. Nếu ta hiểu rõ Hiến Pháp thì khi đọc các Luật, ta mới phân biệt đúng sai của nó. Học theo Luận, nghĩa là học kiến thức của Đệ tử Phật, chứ không phải là trực tiếp học Trí tuệ của Phật. Đặc biệt thời Pháp mạt hiện nay, Thầy sai rất nhiều. Trong đó có rất nhiều Thầy thấy sai, Thầy tham nương nhờ lợi dưỡng, Thầy thích Kinh tế, Thầy phá Giới, Thầy giả danh ngoài Đạo. Kể cả các Thầy bỏ việc xin ăn hàng ngày, không theo giáo huấn của Phật. Không lấy việc xin ăn, là để tự tu Pháp Nhẫn nhịn. Mà Pháp Nhẫn nhịn là một trong bốn Pháp bậc Phật. Cho dù có mất thân mệnh cũng không được vứt bỏ. Lại cũng là tạo ruộng Phúc cho bản thân và cho chúng sinh. Chúng sinh nếu học theo Luận của các Thầy này. Tất cả chúng sinh và các Thầy này khi hết thọ mệnh, nhất định đọa xuống Địa ngục.

Luật.

Do vì có chúng Tăng cho nên Phật cũng tự đưa ra các quy định để chúng Tăng tuân theo. Ngoài ra có các quy định của các môn Pháp, các Sư tổ, các chùa, kể cả các hội các tổ nhóm. Cũng giống như một Đất nước, một xã hội, tổ chức cơ quan cũng đặt ra các luật lệ quy tắc để cho mọi người tuân theo.

Nam mô A Di Đà Phật.
Phật Tử Bùi Đức Huề biên soạn 6/2014.