NIỆM TỤNG KẾT HỘ PHÁP PHỔ THÔNG CHƯ BỘ

KINH SỐ 904

Hán dịch: Tam Tạng KIM CƯƠNG TRÍ (Vajra-bodhi) truyền cho Đệ Tử đã được Quán Đỉnh.
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Phàm muốn niệm tụng: Trước tiên nên Hộ Thân, Kết Giới, lắng tư tưởng quán sát Bản Tôn Thánh Giả, khởi Tâm Từ Bi thương xót Hữu tình, phát Thệ Nguyện lớn, hồi hướng Bồ Đề rồi mới có thể niệm tụng (như Kinh đã nói lúc đầu, lúc sau đều dùng)

Nếu mới vào Đạo Trường (Maṇḍala)

Trước (tiên) kết Tam Muội Gia (Samaya)

Ấn thân mình trên đỉnh

Lễ khắp Phật mười phương

Đại Từ Tôn ba đời

Các căn lành gom được

Chắp tay Tùy Hỷ hết

“Án – Phộc nhật la bát ná ma – vi”

 

Như vậy y theo pháp Kết Hộ xong.

Nếu có khuyết phạm Tam Muội Gia thì mật trì Tô Ma Kim Cương Minh (Soma-vajra-vidya), sám hối các lỗi lầm trong 4 thời.

“Nẵng mạc Tất chí lị dã, địa vĩ ca nam. Tát phộc đát tha nga đa nam. A hàm, vĩ la nhĩ vĩ la nhĩ, Ma ha chước yết la phộc nhật lị, tát đá tát đá, sa la đế sa la đế, đát la duệ đát la duệ, vĩ đà ma nễ, tam bạn nhạ nễ, đát la ma để, tất đà, A ngột lị duệ, thất lị diễm, sa phộc hạ”

 

_PHẬT BỘ TAM MUỘI GIA KHẾ: Hai vũ (2 bàn tay) cùng hợp nghiêng

Nhẫn (ngón giữa) Giới (ngón vô danh) Đàn (ngón út) cùng dính. Tiến lực (2 trỏ) phụ Nhẫn Nguyện (2 giữa)

Thiền Trí (2 cái) co duỗi phụ

Nên tưởng Thích Ca Tôn (Śākyamuṇi)

Rõ ràng ở trước mặt Kết xong, buông trên đỉnh Tụng Mật Ngôn này là :

“Án – Đát tha nghiệt đô bà phộc dã, sa phộc ha”

Niệm tụng xong, an ở trên đỉnh, tưởng Ấn này khi thành tức là Đức Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, trang nghiêm đầy đủ, ngự ở Hoa Sen báu trên tòa Sư Tử. Khiến cho tâm mắt của mình tưởng thấy rõ ràng tất cả Như Lai tập hội ở đỉnh đầu.

_LIÊN HOA BỘ TAM MUỘI GIA KHẾ:

Đàn Tuệ (2 út) cùng hợp nhau

Thiền Trí (2 cái) dính đầu ngón

Mười Độ (10 ngón tay) như sen nở

Tưởng ngài Quán Tự Tại (Avalokiteśvara)

Ngự bên phải đỉnh đầu Nên tác Quán như vậy Tụng Mật Ngôn này là :

“Án – Bát đầu mộ ổn bà phộc gia, sa phộc ha”

Niệm tụng xong, an ở bên phải đỉnh đầu. Liền khiến cho tâm mắt tưởng thấy Quán Tự Tại Bồ Tát có thân tướng viên mãn đỏ hồng, đội mão trời, đeo vòng hoa, nghiêm sức bằng mọi vật báu, đầy đủ trang nghiêm. Trong mão có vị Hóa Phật ngồi trên hoa sen báu tác tướng Thuyết Pháp. Lại tưởng các vị đại Bồ Tát hầu cạnh Đức Phật cùng theo hầu Đức Như Lai.

 

_KIM CƯƠNG BỘ TAM MUỘI GIA KHẾ:

Chỉ Quán (2 bàn tay trái, phải) cùng chạm lưng

Trí Đàn (cái phải, út trái) và Thiền Tuệ (cái trái, út phải) Nghiêng bụng cùng móc nhau.

Đấy là Kim Cương Trì

 

Kết xong, đặt bên trái đỉnh

Đồng Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra) ấy Tụng Mật Ngôn này là:

“Án – phộc nhật lộ đô bà phộc gia, sa phộc ha”

Niệm tụng xong, an ở bên trái đỉnh đầu. Liền khiến cho tâm mắt tưởng thấy rõ ràng Chấp Kim Cương Bồ Tát có thân như màu ngọc bích lợt, tay cầm Bạt Chiết La (chày Kim Cương) ngồi Bán Già. Lại tưởng thấy vô lượng chủng tộc Kim Cương cùng theo hầu Đức Như Lai.

Kết Tam Muội Gia xong, liền tưởng toàn thân của mình thành chữ HỒNG (嫟- HŪṂ). Chữ này tưởng thành giống như màu lửa. Từ chữ phát sinh đám lửa mãnh liệt thiêu đốt 3 độc, phiền não và tùy phiền não trong thân. Một khi đốt hết thì ngọn lửa cũng diệt theo. Chỉ còn chữ HỒNG sáng rực thành mặt trăng trắng sạch, ở ngay trong trái tim. Tác tưởng đó mà chẵng trụ nghi ngờ sẽ mau chuyển Tuệ Tâm, khiến cho được thành tựu.

 

_VÔ ĐỘNG TÔN TỊCH TRỪ CHƯỚNG NẠN KHẾ :

Nguyện Lực (ngón giữa và ngón trỏ phải) cùng duỗi thẳng

Phương Tuệ (ngón vô danh và ngón út phải) như vỏ bao

Trí Độ (ngón cái phải) vịn như vòng

Tay Định (tay trái) cũng như thế

Liền đem độ Nhẫn Tiến (Ngón giữa và ngón trỏ trái)

Cắm vào trong chưởng Tuệ (lòng bàn tay phải)

Đấy là: VÔ ĐỘNG KIẾM

 

Dùng kết Giới Phương Ngung

Rút đao xoay bên phải

Tịch trừ tất cả Ma (Māra)

“Nẵng mạc tam mạn đa phộc nhật la noản. Bả la chiến noa, ma ha lộ sa noa, sa phả tra gia, hồng, đát la tra ha mãng”

 

Tụng 3 biến xong hoặc 7 biến. Đem Ấn chuyển bên phải 3 lần liền thành Kết Hộ, chuyển bên trái 3 lần gọi là Tịch Trừ. Chú đó có uy lực hay ủng hộ lớn lao cho Đại Giới ở mười phương, dùng để Hộ Thân và Tịch Trừ xứ sở cho đến ba cõi. Còn có thể phòng hộ được huống chi là một phương sở. Tác pháp đó thì tùy theo tâm niệm của Hành Giả, Chú Ấn ở nơi nào cũng hay khiến cho mọi loại khác loài với quyến thuộc của loài Vọng Lượng khó điều phục đều thấy uy nộ của Kim Cương nóng rực như đám lửa lớn lao khắp chốn ấy, công năng của Chú này rất lớn nên khó nói. Nếu muốn nói rộng về công năng của Chú ấy, dù có trải qua nhiều kiếp cũng không thể nói hết được. Đấy gọi là: VÔ ĐỘNG KIM CƯƠNG PHÁP. Pháp này cũng thông với sự kết hộ của 5 Bộ (trích từ Kinh Tỳ Lô Giá Na).

 

_NHẤT THIẾT NHƯ LAI HOÀN GIÁP ĐẦU MÂU KHẾ:

Trước, tụng Mật Ngôn xong

Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng xoay quấn

Xoay vòng quanh ba lần

Liền nói chữ ÁN ( OṂ) CHÂM ( ṬUṂ)

Tiến chi (ngón trỏ trái) tưởng chữ ÁN

Lực chi (ngón trỏ phải) tưởng chữ CHÂM

Đều tưởng dây màu xanh

Như mặc đeo áo giáp

Tất cả khoảng chi tiết

Đầu nên quấn quanh buộc

Dần dần đến sau đỉnh

Trước từ Đàn Tuệ (2 ngón út) buông Đấy là Kim Cương Giáp Tụng Mật Ngôn này là :

“Án – Bạt nhật la ca phộc giả, bạt nhật la câu lô phạt chiết la, phộc nhật lị na cam”

Kết như vậy xong, tất cả hàng Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dạ Xoa (Yakṣa),

Người (Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya) đều thấy Hành Giả là thân Kim Cương (Vajra-kāya), mặc áo giáp Kim Cương (Vajra-kavaca), cầm chày Kim Cương, trụ ở Kim Cương Giới (Vajra-dhātu). Các loài Ma, Quỷ, Thần đều chạy trốn lui tan chẳng thể gây tác hại. Đấy gọi là Hoàn Giáp Đầu Mâu Khế (trích từ Kinh Kim Cương Đỉnh.

 

_Tác Pháp đấy xong liền bền chắc thành 3 nghiệp. Tưởng lễ tất cả chư Phật

(Buddha), Bồ Tát (Bodhisatva), Duyên Giác (Pratyeka-buddha), Thanh Văn (Śrāvaka) ở mười phương, một lòng qùy gối, tay bưng lò hương tưởng khiến cho Pháp Giới (Dharma-dhātu) được trong sạch, tưởng đám mây hương này chuyển theo bên phải thành cái Đài, nơi nơi đều rải bày mây hoa và hương thơm màu nhiệm, vô lượng hàng cây hoa báu hé nở tỏa mùi thơm nức, ở trong mỗi một Phật Hội vì Phật mà cúng dường. Lúc tác tưởng này, tụng Minh này và cùng nói lời Kệ.

Nguyện mây hương này tỏa mười phương

Lời ca vang vọng khắp hư không

Cúng dường chư Phật, chư Bồ Tát

Cùng hàng Thanh Văn nhiều như bụi

Nguyện Đại Từ Tôn của ba cõi

Ban cho Tam Muội, sức Tự Tại

“Nẵng mạc tam mạn đa mẫu đà nẫm. Tát phộc tha khiếm, ô nghiệt đế, tát phả la, tứ hàm, nga nga na nhẫn, sa phộc ha”

 

Tụng 3 biến xong, nhập vào các Tam Muội, tùy theo nơi Quán Tưởng của Tâm, thảy đều thành tựu. Việc tác Quán đó là muốn khiến cho Hành Nhân trừ bỏ Chướng phiền não trong ngoài để thanh tịnh thân.

Lại tụng Đà La Ni Tâm Ấn Chú này mà gia trì

“Án, tát phộc bà phộc, thâu đà, tát phộc đạt ma, tát phộc bà phộc, thâu độ hàm”

 

Tác niệm đó xong, miệng xưng chữ A, liền dùng chữ A (狣- A) là nghĩa vô sinh; pháp vốn chẳng sinh chỉ riêng Môn này có thể mau lìa bụi dơ, bụi dơ đã sạch ắt không có Nhân Duyên, nhân duyên đã không có ắt các Pháp vắng lặng (tịch tĩnh) dùng các pháp vắng lặng ắt đồng với sự thanh tịnh của Pháp Chân Như. Từ trong Sơ Môn (môn ban đầu) có đủ tất cả nghĩa cho đến 32 Hiền Thánh cũng đều như thế.

 

_KIM CƯƠNG HẠ PHƯƠNG TAM MUỘI GIA KHẾ:

Giới Nhẫn (ngón vô danh trái, ngón giữa trái) đều dựng thẳng Cài trong lưng nguyện Phương (ngón giữa phải, ngón vô danh phải) Liền đem Độ Giới Nhẫn.

Dấu kín trong Quán Vũ (bàn tay phải)

Độ khác (các ngón còn lại) đều vịn nhau

Giống như hình Tam giác

 

 

Tụng Mật Ngôn này là:

“Án, chỉ lý chỉ lý, bạt nhật la, bạt nhật lị, bộ la bạn đà bạn đà, hồng phán tra, sa ha”

 

Niệm Tụng xong, tưởng thành Chày Độc Cổ Kim Cương có ánh lửa chiếu soi bên dưới đến Kim Cương Tế (bờ mé của Kim Cương) Pháp đấy hay khiến cho Quyến Thuộc (Parivāra) của tất cả Đại Lực Ác Ma ở phương dưới thảy đều chạy tan.

 

_KIM CƯƠNG TỨ PHƯƠNG TAM MUỘI GIA KHẾ:

Như Khế trước chẳng sửa

Dựng Thiền Trí (2 ngón cái) mở ngọn

Quanh thân ba vòng, TỊCH (Tịch trừ)

Gọi là Kim Cương Giới

Tùy Tâm tưởng đến đâu

Liền thành hạn Phương Giới

 

Tụng Mật Ngôn này là :

“Án, sa la sa la, bạt nhật la, ba la ca la, hồng phán tra, sa ha”

Niệm Tụng xong, dùng Ấn này xoay quanh bên phải 3 vòng, tùy theo Tâm xa gần, thành Tường Giới. Có vô lượng Kim Cương hộ trì Giới này hay khiến cho loài khác nhìn thấy đó là đám lửa mạnh như cái thành lửa lớn, nên sợ hãi chạy tan.

 

_KIM CƯƠNG THƯỢNG PHƯƠNG TAM MUỘI GIA KHẾ:

Như Khế trước chẳng dời

Thiền (ngón cái trái) vịn cạnh vằn Tiến (ngón trỏ trái)

Trí (ngón cái phải) Lực (ngón trỏ phải) cũng như vậy

“Án, vĩ tất phổ la nại, la khất xoa, bạt nhật la, bán nhạ la hàm phán tra”

Niệm Tụng xong, nâng Ấn lên trên đỉnh đầu, xoay quanh 3 vòng, hay khiến cho tất cả Ác Ma, Quỷ Thần, Quyến Thuộc của mỗi một loài khác ở phương trên đều sợ hãi chạy xa không dám gây chướng ngại.

 

_THỈNH NHẤT THIẾT THÁNH GIẢ BẢO LẠC KHẾ:

Định Tuệ (2 bàn tay) hợp bên trong

Tiến Lực (2 ngón trỏ) như ngọn núi

Thiền (ngón cái trái) vịn cạnh vằn Nguyện (ngón giữa phải)

Trí (ngón cái phải) Nhẫn (ngón giữa trái) cũng như vậy

 

Triệu tập các Hiền Thánh

Thiền Trí (2 ngón cái) vẫy (bên trong) ba lần

Đấy là Nghinh Thỉnh Khế

“Án, đô lỗ đô lỗ, sa bà ha”

Niệm Tụng xong, tưởng Bảo Lạc (xe báu) ấy đi đến nơi chốn của Thánh Giả, ở bên trên xe, tưởng có căn nhà báu và Đạo Trường trang nghiêm. Ở trong căn nhà ấy có Tòa Sư Tử “Bảo Liên Hoa”. Trên Tòa có vô lượng báu vật trang nghiêm chỗ ngồi của Thánh Giả. Thánh Giả vui vẻ, trong khoảng một niệm sẽ đi đến ngay.

 

_TRIỆU TẬP NHẤT THIẾT HIỀN THÁNH KHẾ:

Chỉ Quán (2 bàn tay) giao năm ngón

Đem Thiền (ngón cái trái) đặt trên Trí (ngón cái phải)

Đối My (lông mày) ngửa Định Tuệ (2 bàn tay) Tiến Lực (2 ngón trỏ) như móc câu

Búng tay vang ba lần

Đấy gọi là Triệu Tập

“ Án, bạt nhật la, tam ma xà nhạ”

 

Bấy giờ Bồ Tát được triệu tập trụ trong Hư Không, tay cầm roi, chày, Bạt Chiết La và kích phát ra âm thanh. Tiếng đó vang xa đến vô lượng Thế Giới ở mười phương, tất cả chư Phật nhiều như cát sông Hằng, tất cả Bồ Tát nhiều như bụi nhỏ đều đến tập hội, trụ trước mặt Hành Giả. Hành Giả khởi Tâm quyết định, chí thành, không có nghi ngờ. Thánh Giả vui vẻ mau đến giao cho Bản Nguyện. Tức thời, Hành Giả dâng nước Át Già (Ārgha) cho chư Phật, các Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn. Kết Phật Bộ Tam Muội Gia Khế, dâng vật chứa Át Già, tụng Phổ Tĩnh Pháp Giới Minh 3 biến. Sở dĩ dâng nước Át Già là dùng nước tĩnh diệu để rửa sạch nơi chốn cho Bản Tôn. Ấy là dùng nghĩa THANH TỊNH vậy.

 

_THIẾT (xây dựng) THÁNH GIẢ HOA TÒA KHẾ:

Như Liên Hoa Khế trước

Hơi co tựa hé nở

Tâm tưởng hoa sen Diệu

Tùy vị trí bày Tòa

“Nẵng ma tam mạn đa mẫu đa nam. Án, bát đầu ma vi la dã, sa ha”

Niệm Tụng xong, Tâm tưởng Mật Ấn tuôn ra hoa sen màu nhiệm tươi tắn tinh khiết thơm ngát, tùy theo vị trí mà an bày tòa ngồi cho các Thánh Giả rồi bạch rằng: “Thánh Giả! Do lực của bản nguyện, chẳng bỏ Tâm Đại Bi đi xuống nơi hèn mọn này, mở bày ý tứ của đẳng Vô Gián. Nguyện nhận chút ít cúng vật này, cầu xin Thánh Giả rũ lòng thương khiến cho nguyện của Hữu Tình được thỏa mãn”. Tiếp theo tụng Diệu Già Tha (Sugāthā) để ca ngợi.

 

_KẾT BÁT PHƯƠNG HỎA VIỆN KHẾ:

Hai Vũ (2 tay) duỗi chưởng ngang

Tuệ (tay phải) đặt trên Định Vũ (tay trái)

Dựng thẳng Thiền Trí (2 ngón cái) mở

Gọi là Kim Cương Hỏa (Vajra-agni)

 

“Án, a tam ma kỳ nễ hồng”

Niệm Tụng xong, dùng Ấn xoay bên phải 3 vòng, tùy Tâm xa gần như cái thành lửa lớn, tất cả Ma Chướng thoái lui chạy tan.

 

_KẾT THẬP PHƯƠNG THIÊN GIỚI TAM MA GIA KHẾ:

Định Tuệ (2 bàn tay) cài chéo trong

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) cùng dựa đầu Co Tiến Lực (2 ngón trỏ) phụ lưng Giống như hình Tam Cổ.

Thiền (ngón cái trái) vịn cạnh vằn Tiến (ngón trỏ trái) Trí Độ (ngón cái phải) cũng như vậy.

 

 

“Án, thương yết lệ, ma ha tam mãng diễm, sa ha”

Niệm Tụng xong, quơ bên phải 3 lần chuyển khắp 8 phương 4 góc, trên, dưới như Trời Đại Tịnh, liền không còn dơ bẩn. Trong Mật Hội trong sạch trang nghiêm rộng khắp. Đây gọi là Tam Muội Gia Pháp. Kết như vậy xong.

Kinh ghi rằng: “Giả sử Luân Vương Phật Đỉnh với các tướng, trái nghịch với Chân Ngôn khác đều chẵng được tiện lợi”

Liền dùng mọi thứ hương, hoa, ẩm thực…. phụng hiến Bản Tôn với các Thánh Chúng. Liền phát Nguyện, Hồi Hướng.

 

_BỘ MẪU HỘ TÔN VỚI TỰ THÂN KHẾ:

Định Tuệ (2 tay) cùng hợp nhau

Co Tiến Lực (2 ngón trỏ) như móc (câu)

Vịn ở lưng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa)

Giống hình con mắt Phật

Thiền Trí (2 ngón cái) đều dựng mở Phụ bên cạnh Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) Đấy là BỘ MẪU KHẾ.

 

“Nẵng mạc tam mạn đa mẫu đà nẫm. Đát điệt tha: Án, lỗ lỗ, tát phổ lỗ nhập phạt la, để sắt tha, tất đà, lộ giả nễ, sa la phộc la tha, sa đạt nễ, sa ha”

 

Niệm Tụng 3 biến xong, đưa Khế xoay quanh Bản Tôn Thánh Giả. Đấy gọi là: Hộ Tôn Pháp, lại dùng Chân Ngôn Mật Khế gia trì 5 nơi trên thân của mình. Đây gọi là Bộ Mẫu Tam Muội Gia Pháp.

Kết như vậy xong, một ngày 4 thời như Pháp niệm tụng, ấy là: Sáng sớm (giờ Mão), giờ Ngọ, hoàng hôn (giờ Dậu) nửa đêm (giờ Tý). Trì 4 loại Niệm Châu, tác 4 loại Niệm Tụng.

  1. Âm Thanh Niệm Tụng : Tụng niệm tất cả tiếng
  2. Kim Cương Niệm Tụng: Ngậm miệng, động lưỡi, tụng thầm
  3. Tam Ma Địa Niệm Tụng: Dùng Tâm niệm tụng
  4. Chân Thật Niệm Tụng : Tu hành như nghĩa của chữ.

Mỗi khi muốn Niệm Tụng, trước hết phải tắm rửa y theo Pháp Kết Hộ, tụng Quân Trà Lợi Tiểu Tâm Chân Ngôn, chú vào nước rồi rưới vảy lên quần áo, từ chỗ tắm đi ra, chẳng nên đi chân không mà tưởng có hoa sen 8 cánh đở bàn chân. Tiếp tưởng thân mình có đủ tướng tốt đẹp đồng với Bản Tôn.

Lúc muốn mở cửa thì đọc một tiếng Hồng (猲_HŪṂ) xong vào Đạo Trường, lễ Sám ba Nghiệp, từ Tam Muội Gia ban đầu rồi kết theo thứ tự. Sau đó trì Bản Tôn Chân Ngôn, ngồi Bán Già hoặc Toàn Già, tùy ý mà ngồi. Để hai bàn tay ngang trái Tim cách nhau một thốn, cầm Tràng Hạt cùng niệm liền thành Niệm Tụng cho đến mãn hạn là một vạn biến, hoặc một ngàn, 800, 400, 200 và thấp nhất là 108. Nếu số giảm hơn trên thì chẳng thành Niệm Tụng. Ở trong mỗi một thời, chẳng được tán động và nói chuyện với người khác. Đây gọi là Đát Lỵ Tam Muội Gia Niệm Tụng Pháp.

Niệm Tụng xong, lại Trần bạch Sám Hối, trùng kết (kết lần nữa) 8 Cúng Dường, tùy theo Tâm phát nguyện ắt không có gì không làm được.

Lại kết Tam Muội Gia Khế, rồi theo thứ tự mà giải Giới, đến đỉnh đầu thì bung tán.

Tiếp tác Kết Giới với Hỏa Viện Giới, xoay theo bên trái để giải.

Lại dùng Xa lộ Triệu Tập Khế: Đem 2 Độ Thiền Trí (2 ngón cái) hướng rẽ bạt ra bên ngoài liền thành Pháp Bát khiển (sai khiến đi).

Liền kết Bộ Mẫu Hộ Thân rồi mới đứng dậy đi. Tất cả Chư Thiên đều nhìn thấy thân người này đồng với Thánh Giả, các Quỷ Thần ác chẳng dám gây hại, oan gia chủ nợ đều dốc lòng kính nễ, tất cả Hữu Tình ngày đêm đều lợi ích, chính vì thế cho nên Bậc Trí an Tâm. Bí mật của Môn này là Hành, thường hành Huệ Thí, thương xót Hữu Tình bị khổ não, chẳng nên khởi Tâm giận dữ ganh ghét. Đây gọi là Tam Muội Gia Niệm Tụng Pháp.

_Thường ở trên thức ăn, tưởng có chữ La (RA) để làm cho thức ăn được trong sạch. Lại tưởng thân mình là Tam Cổ Kim Cương, nên tụng Thập Phương Lực Chân Ngôn 8 biến, sau đó mới ăn. Chân Ngôn là :

“Na mạc tát phộc bột đà, bồ địa tát đa phộc nam. Án, bá lan đề, đế nhụ ma lợi nễ, sa phộc ha”

_Quân Trà Lợi Chân Ngôn là:

“Án, hô lỗ, hô lỗ, để sắt tra, để sắt tra, bàn đà bàn đà, hà na, hà na, mật lị đế, hồng phán tra, sa ha”

 

_NHẤT THIẾT NHƯ LAI HY HÝ NỘI CÚNG DƯỜNG KHẾ :

Chỉ Quán (2 bàn tay) cùng cài ngoài

Dựng Thiền Trí (2 ngón cái) thẳng cứng

Để ngang Tim, cúng dường

Nhất Thiết Chư Như Lai

Cúng Dường Bồ Tát Ấn

Tùy dâng nơi Tôn Giả

Nguyện mau chóng gia trì

“Án– Ma ha la đề”

 

_NHẤT THIẾT NHƯ LAI BỒ ĐỀ MAN NỘI CÚNG DƯỜNG KHẾ:

Dùng Ấn Hy Hý này

Hướng phía trước duỗi thẳng

Liền thành Bồ Đề Man (vòng hoa Bồ Đề) Nguyện chứng Như Lai Giác.

Mật Ngôn là:

“Án, lô bá thú tỳ”

 

 

_NHẤT THIẾT NHƯ LAI KIM CƯƠNG VỊNH CA NỘI CÚNG DƯỜNG KHẾ:

Rút Ấn trước đối Rốn

Đưa dần lên miệng, buông

Dâng Kim Cương Ca Vịnh

Nguyện Khế, vi diệu âm

Mật Ngôn là :

“Án, thất lô đa la, táo ca”

 

 

_NHẤT THIẾT NHƯ LAI KIM CƯƠNG VŨ NỘI CÚNG DƯỜNG KHẾ:

Đều nắm Kim Cương Quyền

Thiền chi (quyền trái) đối Tim, ngửa

Trí (quyền phải) hồi (quay lại) duỗi Đàn Tuệ (2 út)

Cùng chuyển trên đỉnh, duỗi

Mật Ngôn là :

“Án, tát phộc bố tế”

 

_NHẤT THIẾT NHƯ LAI PHẦN HƯƠNG NGOẠI CÚNG DƯỜNG KHẾ:

Kim Cương Phộc buông xuống

Như cầm hương thiêu đốt

Dùng Như Lai Hương vân (mây hương Như Lai)

Cúng dường khắp Pháp Giới

Mật Ngôn là :

“Án, bát la khát la ni nễ”

 

 

_NHẤT THIẾT NHƯ LAI HOA NGOẠI CÚNG DƯỜNG KHẾ:

Thiền Trí (2 tay) cùng cài ngoài

Ngửa mặt rồi bung tán

Dùng mây hoa vi diệu

Phổ Tâm trì cúng dường

Mật Ngôn là:

“Án, phả la ca mê”

 

 

_NHẤT THIẾT NHƯ LAI ĐĂNG NGOẠI CÚNG DƯỜNG KHẾ:

Liền dùng Kim Cương Phộc

Dựng Thiền Trí (2 ngón cái) sát nhau

Cầm đèn Tuệ Như Lai

Chiếu khắp mọi sự nghiệp

Mật Ngôn là:

“Án, tô đề nhạ, nghi lị”

 

 

_NHẤT THIẾT NHƯ LAI ĐỒ HƯƠNG NGOẠI CÚNG DƯỜNG KHẾ:

Kim Cương Phộc trên Tim

Mở bung như xoa hương

Cầm Diệu Chiên Đàn này

Như mây biển cúng dường

Mật Ngôn là:

“Án, tố tiện đãng nghê”

 

 

Như vậy Cúng Dường Tán Thán xong, dùng Bản Tôn Tam Muội Quán khiến Tâm chẳng tán, Hành Giả Du Già dùng Nhất Thiết Như Lai Thân Khẩu Ý Kim Cương Sai Biệt Khế gia trì thân của mình, lại tưởng tất cả tùy hình tốt đẹp trang nghiêm hết cả thân ấy, tức nên tụng Ma Ha Tam Ma Gia Ấn Bách Tự Ngôn khiến cho thân được kiên cố, liền kết Bản Tôn Tam Muội Gia Khế.

_Tỳ Lô Giá Na Pháp Thân Tam Muội Gia Khế:

Thiền Trí (2 bàn tay) cùng cài chéo nhau bên ngoài dựng thẳng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) co Tiến Lực (2 ngón trỏ) để trên lưng, dựng thẳng lóng thứ ba.

 

Chân Ngôn là (Bách Tự Minh)

 

Do dùng Ma Ha Diễn Bách Tự Minh Chân Ngôn gia trì cho nên giả sử bị phạm vào 5 tội vô gián, chê bai tất cả chư Phật với kinh Phương Quảng, người tu Chân Ngôn dùng Bản Tôn trụ vũng chắc ở thân của mình cho nên đời hiện tại, mong cầu tất cả Tất Địa là : Tối Thắng Tất Địa, Kim Cương Tát Đỏa Tất Địa cho đến Như Lai Tối Thắng Tất Địa (?…..) chẳng sửa Kim Cương Giới Đại Ấn, liền tụng Bản Tôn Căn Bản Minh.

“Án, ma chiết la đà đỗ, hàm”

 

 

_Hai tay Định Tuệ nâng Châu Man (tràng hạt)

Như Bản Chân Ngôn, bảy biến xong

Nâng lên trên đỉnh, lại ngang tim

Trụ vững Đẳng Dẫn (Samāhita) mà niệm tụng

Hơi động đầu lưỡi, hợp môi răng

Nghịch thuận quanh thân quán tướng tốt

Bốn thời siêng tu chẳng gián đoạn

Ngàn trăm làm hạn, lại hơn đấy

Tất cả Thần Thông với Phước Trí

Đời này đồng với Biến Chiếu Tôn

 

_Hành Giả niệm tụng phần hạn xong rồi, nâng tràng hạt trên đỉnh đầu, ân cần phát đại nguyện. Sau đó kết Tam Ma Địa Ấn, nhập vào Pháp Giới Thể Tính Tam Muội, tu tập Ngũ Tự Tuyền Đà La Ni.

Các Pháp vốn chẳng sinh

Tự tính lìa ngôn thuyết

Thanh tịnh không nhiễm dơ

Nhân Nghiệp ngang hư không

 

_Lại chân thật suy tư

Chữ chữ lời chân thật

Đầu cuối tuy sai khác

Nơi sinh đều về một

Chẳng bỏ Tam Muội ấy

Kèm trụ Vô Duyên Bi

Nguyện khắp các Hữu Tình

Như Ta không có khác.

 

_Hành Giả từ Tam Muội xuất ra xong, liền kết Căn Bản Ấn, tụng Bản Minh bảy biến.

Lại dùng 8 Đại Cúng Dường để cúng dường chư Phật.

Dùng âm từ màu nhiệm xưng dương khen ngợi, hiến nước Át Già.

Dùng Giáng Tam Thế Ấn xoay bên trái để giải giới

Liền kết Kim Cương Giải Thoát Ấn phụng tống chư Thánh đều quay về Bản Thể.

Ấn là: kết Tam Muội Gia Ấn lúc trước, dùng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) nâng hoa lên trên đỉnh đầu rồi bung.

Chân Ngôn là:

“Án, ngật lị đố phộc, tát đát phộc lật thác tất địa nại đa duệ tha nỗ nga, nghiệt sai đặc noan, một đà vĩ sái diễm bổ na la nga ma na dã đô. Án, ma chiết la tát đát phộc, mục”

 

_Tác pháp này xong lại dùng Tam Muội Gia Ấn, tụng Gia Trì Minh đem ấn 4 nơi, sau đó Quán Đỉnh, mặc áo giáp Kim Cương y theo 4 lễ trước lễ 4 phương Phật, Sám Hối, Phát Nguyện ….. Sau đó y theo nơi nhàn tĩnh dùng hương hoa nghiêm sức, trụ Bản Tôn Tam Ma Địa, tán tụng Kinh Điển Đại Thừa Phương Quảng rồi tùy ý kinh hành.

Nếu có chúng sinh gặp Pháp này

Ngày đêm bốn thời tinh tiến tu

Đời này chứng được Hoan Hỷ Địa

Mười sáu đời sau thành Chính Giác

 

_PHỔ THÔNG CHƯ BỘ TĨNH SỔ CHÂU KHẾ:

Hai vũ (2 bàn tay) Liên Hoa Chưởng

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) phụ mở ngọn

Các ngón khác dính nhau

Hơi giống thế hoa nở

“Án – phộc tô phộc để thất lị duệ, sa ba ha”

Kết Ấn đấy xong, nên lấy Sổ Châu (tràng hạt) nâng trong Khế bên trái, niệm tụng 7 biến, tức tên là: Thanh Tĩnh Thông Ngũ Bộ Chấp Sổ Châu Khế Lúc niệm tụng, nếu trì Phật Bộ, dùng Tiến Lực (2 ngón trỏ) niệm Châu. Nếu trì Kim Cương Bộ, dùng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) niệm Châu.

Nếu trì Liên Hoa Bộ, dùng Giới Phương (2 ngón vô danh) niệm Châu

Lược qua Minh 3 Bộ Niệm Tụng Pháp Yếu. Bảo Bộ và Yết Ma Bộ thì đợi đời sau giải thích riêng.

Phàm Pháp Niệm Tụng, để 2 tay ngang trái Tim cách nhau một thốn, cầm tràng hạt niệm thì liền thành Niệm Tụng. Pháp này được nói rộng trong Du Già, lại ở nơi A Xà Lê thì pháp này được truyền thụ hơi khác với Pháp trước, là ngửa Tuệ chưởng (lòng bàn tay phải) đặt nằm ngang, đem Định vũ (tay trái) che bên trên dùng tràng hạt cùng vịn gần nhau liền thành 10 Ba La Mật.

Khi Niệm Tụng thì đốt hương, rải hoa, hiến đèn, dầu thơm, các nhóm cúng dường.

_Thiêu Hương Chân Ngôn là:

“Án, bạt chiết la đỗ bệ, A”

 

_Tán Hoa Chân Ngôn là:

“Án, Bạt chiết la bổ sắt bệ, Án”

 

 

_Hiến Đăng Chân Ngôn là:

“Án, Bạt chiết la lô kế, nãi”

 

 

_Đồ Hương Chân Ngôn là:

“Án, Bạt chiết la kiện đề, Già”

 

Dầu thơm, hoa, hương đốt, thức ăn uống, đèn sáng, Hộ Ma. Giả sử chẳng sắm sửa được vật khác thì dùng 6 thứ ấy cũng chẳng gọi là thiếu sót.

_Tiếp nên vận tưởng khói hương ấy tạo thành đài mây ánh sáng năm màu tuôn bày đầy khắp tất cả các quốc thổ của Phật ba đời ở 10 phương tạo làm mọi loại kỹ nhạc phát ra âm thanh vi diệu ca xướng khen ngợi. Tạo làm mọi loại Chiên Đàn, Trầm Thủy, các thứ hương thượng diệu. Tạo làm các loại thức nhắm, thuốc thang, mọi vị thượng diệu, tạo làm mọi loại quần áo, Anh lạc, sông suối, ao tắm, các thứ tiếp chạm thượng diệu. Tạo làm mọi loại Thiền Định, Trí Tuệ, Thật Tướng thanh tịnh, vô lượng Pháp Môn thảy đều sung mãn Pháp Giới dùng làm việc Phật cúng dường. Tất cả chư Phật 3 đời , tất cả Tam Bảo ở 10 phương, nhiếp thụ và xông ướp tất cả chúng sinh phát Tâm Bồ Đề. Ở trước mỗi một Đức Phật đều thấy như thân này cúng dường không có sai khác. Lại nguyện rằng: “Tất cả chúng sinh đều nhập vào trong biển Pháp Giới của ta”. Biết rõ cúng dường như vậy được sinh ra từ Tâm Tưởng, không có Tự Tính. Tâm cũng chẳng chấp dính.

Niệm này thành xong, tức liền cúi năm vóc sát đất, miệng tự xướng nói, tức nên hiểu rõ nghiệp Thân Khẩu Ý sung mãn Pháp Giới.

 

THỨ TỰ NGHI THỨC, TAM MA ĐỊA CÚNG DƯỜNG

Phàm muốn Niệm Tụng, trước tiên kết Tam Ma Gia Khế đặt trên đỉnh đầu của mình, mỗi một Ấn của nhóm này, trước hết từ thân phần chi tiết trang nghiêm thuộc tướng Đại Trượng Phu của tất cả Như Lai sinh ra mỗi một Như Lai có vô lượng câu đê trăm ngàn Ấn, mỗi một Ấn đều có vô lượng bộc tòng (đầy tớ quyến thuộc).

Nay Ta lược nói một Ấn sinh ra Ấn sai biệt, tùy mọi Pháp dùng một Chân Ngôn sinh ra tất cả Chân Ngôn. Nếu rộng nói Giáo Hành lưu bố như vậy ắt có vô lượng nên chẳng thể nói rộng. Tại sao thế? Vì Ta ở Bộ khác đã rộng phân biệt xong, đối với các Luật Pháp và Ấn Chú thành tựu của 3 Bộ đều nhận lấy dùng.

Hành Giả chẳng nên ăn tất cả thứ xú uế, thức ăn dư thừa để cách đêm đều chẳng nên ăn. Nếu ăn sẽ chẳng chứng Tất Địa cho đến thức ăn cúng dường chư Phật Bồ Tát cũng chẳng nên ăn và cũng chẳng nên ăn vật có màu xanh đen.

Cũng chẳng ngồi trên giường phản của Phật, giường phản của Pháp, giường phản của Tăng, giường phản của bậc Hoà Thượng, A Xà Lê, cha, mẹ…. chẳng ngồi, nằm, khiết thực cho đến chẳng được nói chuyện, ăn với người Truyền Pháp Khí. Như trong Giáo của Tỳ Nại Gia (Vinaya: Giới Luật), Ta đã rộng phân biệt xong.

Pháp của nhóm như vậy, lược nói chút ít vậy. Nếu Ta trụ nhiều kiếp muốn diễn nói thì cũng chẳng thể hết được.

_Vật chứa thức ăn (sở thực khí) thuần dùng cái bát đồng màu trắng, đỏ. Ăn chẳng được dùng tay cậy răng, Chú Giả nên biết : ngồi ngay thẳng như Pháp, lặng lẽ ăn, chẳng được đến nhà có người chết (Tang Gia) nhà có người mới sinh đẻ, nhà của người bất tịnh, nhà của Chiên Trà La, cũng chẳng giữ thức ăn thừa, hư thối để cách đêm mà cúng dường hoặc tự ăn nuốt.

Mỗi ngày ba thời tự thệ Quy Y Phật, Pháp, Đại Bồ Tát, Tăng, phát Tâm Bồ Đề, Tĩnh Trị 3 Nghiệp, suy tư 6 Niệm là: Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), Giới, Thí, Thiên….. Nhất Tâm giữ Phạm hạnh, trong sạch đừng như Ngoại Đạo để tóc dài móng tay nhọn ắt Khiết Tĩnh (trong sạch tinh khiết). Nếu tóc dài thì dễ sinh chấy rận rồi tùy theo đấy sinh ra tội chướng, lại mất nhiều công chải gội mà số niệm tụng ít đi. Nếu tóc dài móng nhọn ắt dung chứa nhiều nhơ uế, khi cầm hương, đốt hương thì liền bị ô nhiễm và tùy sinh tội chướng.

_Gặp đất nước không có chủ, bị loạn lạc thì đừng trú ngụ trong nước đó để tu pháp niệm tụng, đừng trú ở đất do Thần, Rồng hộ giữ, đất thường tập trú của Dạ xoa, La sát, rừng Thi Đà, đất không có Phật Pháp, đất cư trú của cọp sói, đất có nhều muỗi mùng; địa phương không có mưa; đất có quá nhiều gió, đất có nhiều giặc cướp cư trú; đất mua bán rượu, đất buôn bán Kinh Tượng, đất buôn bán hung khí, đất có dâm nữ, đất có nhiều người tụ tập, đừng nên trú ngụ trong những nơi đó, trù tính Pháp Niệm Tụng đều chẳng thành tựu.

Hãy khéo biết phân biệt, trong tất cả Phẩm Niệm Niệm thì Pháp này là Tối Như Pháp (như pháp tốt nhất) nhiều công thì thành nhiều, ít công thì thành ít.

_Hoặc lúc Triệu Thỉnh Pháp, hoặc lúc Niệm Tụng hoặc tác tất cả Pháp cầu nguyện, nên cắt đứt tất cả lời thiện và bất thiện. Ở nơi niệm tụng, ngồi Kiết Già, tưởng các Diệu Pháp thành sông nước thơm mà thân mình lặn hụp tắm gội trong đấy, Chú Ấn, ấn lên thân, thường quán tự thân (thân của mình) là hàng Phật Bồ Tát, xoa dầu thơm khắp thân, tất cả niệm tụng chẳng nên lay động, nhìn nghe xem xét lan man.

Nếu chỗ ngồi bị vỡ bể, lay động, đánh rắm, ho hắng liền nghiêng về một bên, kết Dục Ấn (ấn tắm rửa) ấn lên thân, dùng nước sạch rửa tay, xúc miệng, như Pháp niệm tụng, công nhiều thì thành nhiều, công ít thì thành ít, tùy thành tựu Định:

Thượng, Trung, Hạ, nên gom chung có 3 loại mong cầu.

  1. Thành tựu Chân Ngôn
  2. Diệt tội được phước
  3. Quả vị lai

MẬT NGỮ DANH HIỆU CỦA 37 MẠN TRÀ LA CHỦ

  • Bạt Chiết La Đà Đổ (Vajradhātu: Kim Cương Giới)
  • A Súc Bệ (Akṣobhya: Bất Động)
  • A La Đát Ná Tam Bà Phả (Ratna-saṃbhava: Bảo Sinh)
  • Lô Kế Nhiếp Phạt La A La Xà (Lokeśvara-rāja: Thế Tự Tại Vương)
  • A Mục Khư Già Tất Đỏa (Amogha-siddhi: Bất Không Thành Tựu)

(Trên đây là 5 vị Phật)

  • Bạt chiết La tát đỏa (Vajra-satva: Kim Cương Hữu Tình): Phổ Hiền Bồ Tát
  • Bạt Chiết La A la già (Vajra-rāga: Kim Cương Ái Nhiễm): Ma Ha Đại Ái Bồ Tát
  • Bạt Chiết La la xá (Vajra-raja: Kim Cương Vương): Bất Không Vương Bồ Tát
  • Bạt Chiết La sa đổ (Vajra-sādhu: Kim Cương Thiện Tai): Hoan Hỷ Vương Bồ Tát

Trên đây là 4 vị Bồ Tát thuộc Kim Cương Bộ của A Súc Bệ Phật ở phương Đông.

  • Bạt Chiết La A la đát na (Vajra-ratna: Kim Cương Bảo): Hư Không Tạng Bồ Tát
  • Bạt Chiết La đế xà (Vajra-teja: Kim Cương Quang): Đại Uy Quang Bồ Tát
  • Bạt Chiết La kế đổ (Vajra-ketu: Kim Cương Tràng): Bảo Tràng Đại Bồ Tát
  • Bạt Chiết La Ha Sa (Vajra-hāsa: Kim Cương Tiếu): Thường Hoan Hỷ Tiếu Bồ Tát

Trên đây là 4 vị Bồ Tát thuộc Bảo Bộ của Bảo Sinh Phật ở phương Nam

  • Bạt Chiết La Đạt la Ma (Vajra-dharma: Kim Cương Pháp): Quán Tự Tại Bồ Tát
  • Bạt chiết la để khất sắt na (Vajra-tīkṣṇa: Kim Cương Lợi): Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
  • Bạt chiết la kế đổ (Vajra-hetu: Kim Cương Nhân): Tài Phát Tâm Bồ Tát (Bồ Tát mới phát tâm)
  • Bạt chiết la Bà Sa (Vajra-bhāṣa: Kim Cương Ngữ): Vô Ngôn Đại Bồ Tát.

Trên đây là 4 vị Bồ Tát thuộc Liên Hoa Bộ của A Di Đà Phật ở phương Tây.

  • Bạt chiết la Yết Ma (Vajra-karma: Kim Cương Nghiệp): Tỳ Thủ Tết Ma Đại Bồ Tát
  • Bạt chiết la A La Khất xoa (Vajra-rakṣa: Kim Cương Hộ): Đấu Chiến Thắng Tinh Tiến Đại Bồ Tát
  • Bạt chiết la Dược Xoa (Vajra-yakṣa: Kim Cương Dược Xoa): Tồi Phục Nhất Thiết Ma Đại Bồ Tát
  • Bạt chiết la Tán Địa (Vajra-saṃdhi: Kim Cương Quyền): Như Lai Quyền Đại Bồ Tát.

Trên đây là 4 vị Bồ Tát thuộc Yết Ma Bộ của Bất Không Thành Tựu Phật ở phương Bắc.

  • Tát đỏa bạt chiết lị (Satva-vajrī: Hữu Tình Kim Cương): Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Ba La Mật Tam Ma Địa Quán Đỉnh Trí.
  • A La đát na bạt chiết lị (Ratna-vajrī: Bảo Kim Cương): Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Bảo Ba La Mật Quán Đỉnh Trí.
  • Đạt Ma bạt chiết lị (Dharma-vajrī: Pháp Kim Cương): Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Pháp Ba La Mật Tam Ma Địa Quán Đỉnh Trí.
  • Yết Ma Bạt Chiết lị (Karma-vajrī: Nghiệp Kim Cương): Nhất Thiết Như Lai Yết Ma Ba La Mật Tác Phật Sự Nghiệp Quán Đỉnh Trí.

Trên đây là Ba La Mật của 4 Bộ

  • Bạt chiết la La Tư (Vajra-lāsye: Kim Cương Hy Hý): Hỷ Hý
  • Bạt chiết la Ma Lệ (Vajra-māle: Kim Cương Man): Man
  • Bạt chiết la Kỳ đế (Vajra-gīte: Kim Cương Ca): Ca Vịnh tụng
  • Bạt chiết la Niết Lỵ để (Vajra-nṛtye: Kim Cương Vũ): Vũ Yết Ma Trí.

Trên đây là 4 loại Nội Cúng Dường

  • Bạt chiết la Đỗ Tỳ (Vajra-dhūpe: Kim CươngThiêu Hương): Hương
  • Bạt chiết la Bổ Sắt Tỳ (Vajra-puṣpe: Kim Cương Hoa): Hoa
  • Bạt chiết la Lô Kế (Vajra-āloke: Kim Cương Đăng): Đăng
  • Bạt chiết la Kiện Đề (Vajra-gandhe: Kim Cương Đồ Hương): Đồ Hương.

Trên đây là 4 loại Ngoại Cúng Dường

  • Bạt chiết la Câu xá xà (Vajra-aṃkuśa Jaḥ: Kim Cương Câu_ Triệu Tập): Câu Triệu tập
  • Bạt chiết la bạt xá- Hồng (Vajra-pāśa Hūṃ: Kim Cương Sách_Dẫn Nhập): Quyến Sách Dẫn Nhập
  • Bạt chiết la Tát phổ tra – phạm (Vajra-sphoṭa Vāṃ: Kim Cương Tỏa- Cột Buộc): Câu Tỏa Phộc
  • Bạt chiết la Tỳ sa – Hô (Vajra-āviśa Hoḥ: Kim Cương Linh _Nhiếp Nhập ) : Nhiếp nhập – Câu Triệu Nhất Thiết Như Lai Thụ Giáo Giả.

DANH HIỆU CỦA 8 MẠN TRÀ LA ĐẠO TRƯỜNG CHỦ.

  • Yết lợi ha bát đắc mang mật lị gia (Quán Thế Âm Bồ Tát)
  • Án mê ha lị nãi (Di Lặc Bồ Tát)
  • A ca xá yết bà gia (Hư Không Tạng Bồ Tát)
  • Nhi phộc khởi lị nhạ gia (Phổ Hiền Bồ Tát)
  • Ô noan ma la (Kim Cương Tạng Bồ Tát)
  • Thất lị xà A la già (Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát)
  • Sa A La Phộc (Trừ Nhất Thiết Cái Chướng Bồ Tát)
  • Khất Lị A la già (Địa Tạng Bồ Tát)
  • Hồng, ma ha vĩ la (Tỳ Lô Giá Na Phật)

PHẠN DANH PHẬT 10 PHƯƠNG

  • Ná mô bà nga phộc đế A khuất xúc bệ (Namo Bhagavate Akṣobhya): phương Đông, Bất Động.
  • Ná mô bà nga phộc đế A Thâu già thất lý (Namo Bhagavate Aśuca-śrī): phương Đông Nam, Vô Ưu Thắng
  • Ná mô bà nga phộc đế la đát nẵng tam bà phả (Namo Bhagavate Ratnasaṃbhava): phương Nam, Bảo Sinh
  • Ná mô Bà nga phộc đế sắt dã chi (Namo Bhagavate Ārci): phương Tây Nam Bảo Thí
  • Ná Mô Bà nga phộc đế A di đà Bà (Namo Bhagavate Amitābha): phương Tây, A Di Đà
  • Ná mô Bà nga phộc đế Tô cổ mật đa Thất lị duệ (Namo Bhagavate Puṣpita śrīye): phương Tây Bắc, Thiện Khai Sổ.
  • Ná mô Bà nga phộc đế A mục khư Tất đệ (Namo Bhagavate Amoghasiddhi): phương Bắc, Bất không Thành Tựu
  • Ná mô Bà nga phộc đế Tăng cổ mật đế (Namo Bhagavate Saṃpuṣpite): phương Đông Bắc, Khai Sổ
  • Ná mô Bà nga phộc đế đế nhu Thất lý gia (Namo Bhagavate Tejo ‘Srìya): phương Trên, Quang Thắng.
  • Ná mô Bà nga phộc đế phệ lô giá na đát tha nga đa tam miệu Tam mẫu đà gia (Namo Bhagavate Vairocana Tathāgata samyaksaṃbuddhāya) phương Dưới, Tỳ Lô Giá Na.

PHẠM DANH 10 HIỆU

  • Đát tha nga đố la hán (Tathāgata Arhat): Như Lai Ứng Cúng
  • Tam miệu tam mẫu đà (Samyaksaṃbuddha): Chính Biến Tri
  • Vĩ nễ gia giã la ma thảm bán na (Vidyācaraṇa saṃpanna): Minh Hạnh Túc
  • Sách nga đố (Sugata): Thiện Thệ
  • Lô ca vĩ (Loka vid): Thế Gian Giải
  • Ná nỗ đát la (Anuttara): vô Thượng sĩ
  • Bỗ lỗ sái ná nhĩ gia tỳ la để (Puruṣadamyasārathi): Điều Ngự Trượng Phu
  • Xả tỳ đá niết phộc nan ma noa sử gia nam giả (Śāsta Deva manuṣyānāṃca): Thiên Nhân Sư
  • Mẫu độ (Buddha): Phât
  • Bà nga noan (Bhagavaṃ): Thế Tôn

Tự Tại Thiên Chân Ngôn :

“Án – Y xá na gia”

Thiên Đế Thích Chân Ngôn:

“Án – Nhân đạt la gia”

Diễm Ma Vương Chân Ngôn :

“Án – Diễm ma gia”

La Xoa Sa Chân Ngôn :

“Án – La xoa sa địa bà đa duệ”

 

Chư Long và Thủy Thiên Chân Ngôn :

“Án – Bà lô noa gia” 

Chư Phong Thần Chân Ngôn :

“Án – Bà gia tỳ”

Chư Dược Xoa Chúng Chân Ngôn :

“ Án – Dược xoa Tất địa gia đà ly”

Lại,Chân Ngôn của các Quỷ Thần ở phương này :

“Án – Tỳ chỉ tỳ chĩ, Tỳ xá già nam, cung cung, Bộ đa nam, sa bà ha”

_Bấy giờ Đức Bạc Già Phạm từ Kim Cương Luân kiến lập Thế Giới, từ Kim Cương Sát (cõi Kim Cương) tưởng có chữ Diễm (YAṂ) thành Thế Giới Luân, ấy là Địa Luân, Phong Luân, Không Luân, tận cùng của Luân Giới ấy đều màu đen.

Lại tưởng chữ Kiếm (KAṂ) thành Kim Cương vi sơn (vành núi của Kim cương) toàn dùng Tạp bảo (mọi loại báu vật) để trang nghiêm.

Lại ở Hư Không Luân, tưởng có chữ Phạm (VAṂ) là Tỳ Lô Giá Na Phật, từ trong rốn của Tỳ Lô giá Na Phật rót khắp sữa Cam Lộ Đại Bi tuôn chảy thành biển Cam Lộ tràn ngập Hư Không Pháp Giới Luân.

Ở trong biển, lại tưởng chữ Ba La, chữ ấy biến thành hình con rùa với cái mai như màu vàng ròng, thân rùa rộng dài vô lượng Do Tuần.

Trên lưng rùa, lại tưởng chữ Hiệt lị (HRĪḤ), chữ ấy biến thành hoa sen màu nhiệm thù thắng (thù diện) màu vàng xinh đẹp tươi tốt

Lại ở trên đài hoa, tưởng có chữ Bát la ( PRA) Hồng (HŪṂ) phạm (VAṂ) ba chữ Phạn này là núi Tu Di được tạo thành bởi mọi báu và có 8 mặt.

Ở đỉnh núi ấy, tưởng có 5 chữ Phạn làm thành cái Điện lớn, 4 phương của cái điện ấy có đủ 4 cửa, bên trái, bên phải có cây phướng Cát Tường, hàng hiên, thanh ngang khung cửa, với 4 vòng thềm bậc bao quanh.

Trên cái điện ấy có lầu gác Ngũ phong (5 đỉnh nhọn) treo đủ thứ lụa là, lưới ngọc, vòng hoa, đan chéo nhau trang nghiêm.

Lại ở bên ngoài điện, trên 4 góc với các góc cửa dùng báu Kim Cương xen kẽ trang nghiêm, hàng hiên, thềm bậc của điện lại dùng mọi loại chuông báu, khánh, mõ, vòng đeo tỏa ánh sáng giao nhau, khi gió thổi nhẹ thì phát ra âm thanh hòa điệu. Trong hư không đầy dẫy phan báu, Anh Lạc, Di mạn, hương hoa vi diệu, đủ mọi loại trang nghiêm.

Lại ở bên ngoài có vô lượng cây Kiếp Ba xen nhau bày hàng, Diệu Nhạc của Chư Thiên phụng tấu ca vịnh. Các hàng A Tu La, Ma Hô La Già cũng dâng phụng ca múa mầu nhiệm.

Ở bên trong điện ấy có Mạn Trà La (Maṇḍala: Đàn Trường) dùng 8 cây trụ Kim Cương để trang nghiêm.

Đối với Như lai Bộ (Tathāgata-Kulāya) Trong Thắng Diệu Luân (bánh xe mầu nhiệm thù thắng) có 3 loại chữ Phạn – chính giữa tưởng chữ Lâm (SIṂ) bên trái, bên phải tưởng chữ A (A) tức 3 chữ này biến thành Toà Sư Tử, 4 mặt trang nghiêm, vi diệu đệ nhất.

Đối với Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya) trong 3 loại chữ Phạn, chính giữa tưởng có chữ Già (GA) bên trái bên phải đều có chữ Hồng (HŪṂ) dùng 3 chữ này biến thành Toà Voi, 4 mặt trang nghiêm, vi diệu đệ nhất

Đối với Bảo Bộ (Maṇi-kulāya) trong 3 chữ Phạn, chính giữa có chữ Ma ( MA) bên trái, bên phải có chữ Đát-La (TRA) dùng 3 chữ này biến thành Tòa

Ngựa, 4 mặt có 7 báu trang nghiêm, vi diệu đệ nhất.

Đối với Liên Hoa Bộ (Padma-kulāya) trong 3 chữ Phạn, chính giữa có chữ Ma-Hàm (MĀṂ) bên trái, bên phải đều có chữ Ngột-Lỵ ( HRĪḤ) dùng 3 chữ này biến thành Tòa Chim Công, 4 mặt đều có hoa sen Kim Cương trang nghiêm, vi diệu đệ nhất.

Đối với Yết Ma Bộ (Karma-kulāya) trong 3 chữ Phạn, chính giữa có chữ Kiếm (KAṂ) bên trái, bên phải đều có chữ A (AḤ) dùng 3 chữ này biến thành Tòa Ca Lâu La (Garuḍa: Kim Xí Điểu) 4 mặt thuần dùng báu trang nghiêm, vi diệu đệ nhất.

_Bấy giờ Đức Như Lai ngồi 5 loại Tòa xong, cùng với 16 vị Bồ Tát, 4 vị Ba La Mật, 4 vị Nội Cúng Dường, 4 vị Ngoại Cúng Dường, 4 vị Nhiếp Bồ Tát….đều dùng Bản Tam Ma Địa, mỗi mỗi đều tưởng Ký Khế sai khác. Sự tướng của nhóm này đều từ trong thâm tâm của Tỳ Lô Giá Na Như Lai hiện ra.

Lại quán trên 5 Tòa đều có vành trăng, ở trong vành trăng có hoa sen Thù Diệu, đầy đủ đài nhụy viên mãn, các vị Như Lai ngồi nơi Tòa này xong, chẳng bao lâu thành Đẳng Chính Giác, đều được Tâm Phổ Hiền của tất cả Như Lai.

Lại dùng Hư Không của tất cả Như Lai tạo thành báu Đại Ma Ni dùng rưới rót lên đỉnh đầu, đắc được pháp Trí Quán Tự Tại, Ba La Mật cứu cánh của tất cả Như Lai, công dụng đã xong nên tất cả viên mãn, được sự nghiệp vô ngại của tất cả Như Lai, khéo dùng Trí phương tiện thành tựu .

Hành giả quán Du Già như vậy, liền được phát sinh Trí Kim Cương (Vajra-jñāna), do Trí này cho nên hay hiểu rõ quá khứ, vị lai, hiện tại, thảy đều giải ngộ sự nghiệp phải làm. Đối với trăm ngàn văn tự cú nghĩa của Ma Ha Diễn mà chưa từng thấy nghe, đều tự hiểu rõ.

 

– PHÁP CẦU NGUYỆN QUÁN TƯỞNG –

Nếu cầu sự Không Phân Biệt, nên quán vô phân biệt vô ký niệm (niệm không ghi không phân biệt)

Nếu cầu Vô Tướng Vô Sắc, nên quán vô văn tự niệm (niệm không có văn tự) Nếu cầu Pháp Môn Không Hai, nên quán 2 tay.

Nếu cầu 4 Vô Lượng, nên quán 4 tay.

Nếu cầu 6 Thần Thông, nên quán 6 tay.

Nếu cầu 8 Thánh Đạo, nên quán 8 tay.

Nếu cầu 10 Ba La Mật Viên Mãn 10 Địa, nên quán 10 tay.

Nếu cầu Như Lai Phổ Biến Quảng Địa, nên quán 12 tay.

Nếu cầu 18 Pháp Bất cộng, nên quán 18 tay. Nếu cầu 32 Tướng, nên quán 32 tay.

Nếu cầu 84.000 Pháp Môn, nên quán 84 tay.

Quán Niệm như trên sẽ vào Tam Ma Địa Môn, Thậm Thâm Phương Quảng Bất Tư Nghị Địa của tất cả Như Lai. Là Chính Niệm Xứ, là Chính Chân Như, là Chính Giải Thoát.

Thoạt đầu ngày khởi thủ niệm tụng, lúc vào Đạo trường

Nếu tác Tức Tai Mạn Trà La, vào lúc mặt trời lặn bắt đầu tác pháp.

Nếu tác Tăng Ích Mạn Trà La, vào lúc mặt trời mọc bắt đầu tác pháp.

Nếu tác Gia Pháp Mạn Trà La, vào giờ Ngọ của ngày, bắt đầu tác pháp.

Nếu tác Giáng oán thì nửa đêm bắt đầu tác pháp.

Xong các Mạn Trà La đều vào lúc mặt trời lặn, bắt đầu tác pháp. Trong Môn Niệm Tụng thì pháp này là tối thắng. Nếu trái ngược với giờ này ắt chẳng thành tựu, có điều tất cả Mạn Trà La ấy đừng bắt đầu tác Pháp vào ban ngày vì sẽ bị khổ não lớn, cũng đừng tác Pháp ban đêm vì trái ngược với Bản Thời mà khởi các loại nạn, còn các Thời khác thì dựa vào điều này mà tự biết.

Vào lúc đầu đêm, các việc vắng lặng, tác Pháp có hiệu nghiệm, Chư Thiên tập hội nhìn xem tác Pháp, gia bị cho người ấy.Phụng thỉnh các Tôn liền đến giáng phó, thành việc cầu nguyện, nên tác việc của nhóm Cát Tường, Tăng Ích, bậc Trí nên biết.

Xong các Man Trà La đều bắt đầu tác Pháp vào lúc mặt trời lặn, nếu Minh Tướng chữa động thì cần yếu nên Phát Khiển.

_Nay ta lược nói về nơi thành tựu với tướng thành tựu của 3 loại Tất Địa.

Về nơi chẳng thành tựu, một là xứ có quốc vương tàn ác, hai là xứ có nhiều giắc cướp, ba là xứ bị đói kém và có đồng bạn ác, đừng nên trú ngụ trong các xứ ấy và cùng tu hànhPháp.

Lại có 3 Thời chẳng thể tác Pháp là : thới quá lạnh, thời mưa bão, thời quá nóng, các thời như vậy chẳng thể tác Pháp.

Lại có 3 thời có thể tác Pháp, khéo biết phân biệt. Từ canh năm đến giờ Thìn, từ giờ Ngọ đến giờ Mùi, từ giờ Dậu đến giờ Hợi. Trong Thời như vậy mới tác Niệm Tụng đều được viên mãn nơi Quán Hạnh của Mạn Trà La ấy.

Phát Nguyện là: “Tất cả Thích Ca Như Lai ở cung Tĩnh Cư với các vị Bồ Tát tập hội, nay con xả bỏ thân xin làm tôi tớ cúng dường tất cả Như Lai. Nguyện xin nhiếp thọ rũ lòng xót thương ban cho chúng con tác thành tựu tối thượng (3 lần)

Nguyện xin Chư Phật Bồ Tát, tất cả Thánh Giả ban cho con Tất Địa, khiến cho con mau ra khỏi vũng bùn sinh tử, đến Vô Thượng Trí, viên mãn tăng Thượng Tất Địa (3 lần)”

_Phàm thiết lập đạo trường, trước hết dùng hương hoa, các thức ăn uống với phan lụa đều phải như pháp đừng để chạm uế, nếu bị chạm uế thì người niệm tụng hay bị loài Ma có dịp hãm hại và Niệm Tụng không có hiệu nghiệm.

Phát Nguyện rằng:

Nguyện xin Thánh Chúng

Đều dùng Thần lực

Trụ, nhận cúng dường

Giúp cho hoàn tất

_Nay Ta sẽ nói tất cả cách làm Mạn Đa La Bí Mật thứ tự rộng lược, lớn nhỏ, đều nói Pháp thứ tự trong 3.500 Mạn Đa La của nhóm ấy, gom hết Kinh này. Vì thế nên biết, Ta có mật ý đủ các Pháp Tướng chẳng phải là cảnh giới hiểu biết của các ngươi, cho nên xưng là: “Bí Mật Tạng Đại Mạn Đa La giáo” – Lược nói về tướng chọn lựa đất.

Lúc mặt trời chưa mọc, đào đất sâu xuống 3 xích (1 m) sẽ thấy đồ vật.

Nếu như con người thì Chú Lực hay nghiền núi lấp biển.

Nếu như con thú thì cũng tốt.

Nếu thấy viên ngọc thì người ấy tức là người của Sơ Hội (Hội ban đầu)

Nếu thấy vàng thì người ấy do Minh (do bài Minh Chú) mà được giàu có lớn.

Nếu được các loại dao, gậy, cung, tên thì trong Đàn nhìn thấy Chú Thần (vị Thần của Chú).

Nếu được thuốc men thì khéo hay trừ bệnh.

Nếu được thiết thạch (sắt, đá) thì người ấy chẳng kiên cố.

Nếu được xương cốt tức là tướng chẳng lành, liền phải Sám Hối Thọ Giới, chọn riêng Tĩnh Địa (đất trong sạch) đào sâu xuống 3 xích (1 m) loại bỏ đất xấu ác bên trong, chọn riêng đất sạch dồn quết hòa với bột hương lấp cho bằng phẳng.

_Tiếp nói về Pháp Thời Tiết khi muốn thành tựu Đại Pháp:

Trước tiên, tác Pháp trong tháng Giêng, quyết định không có chướng ngại.

Làm trong tháng hai, quyết định có mọi loại chướng ngại hiển hiện.

Làm trong tháng ba, quyết định có gió mây.

Ngày 15 tháng 5 ra công tác Pháp, quyết định có mưa.

Tác pháp trong tháng 9, quyết định hiển hiện sấm sét.

Phàm lúc tác Pháp có các hiện tượng ấy xuất hiện thời quyết định được thành, người Trí nên biết.

Hoặc ngày 7, ngày 13, ngày 23, nếu được ngày của Quỷ Tinh (sao Quỷ) thì rất tốt.

Hoặc lúc Nhật Nguyệt Thực cũng là bậc nhất.

Nếu muốn thành tựu Pháp an ổn thì dùng tháng 2, tháng 3. Tác Pháp giàu có vào tháng 10, tháng 11.

Tác Pháp Giáng Oán vào tháng 4, tháng 5

_ Nay Ta lược bày, ở núi nổi tiếng (Đại danh sơn) nơi cư ngụ của bậc Thánh hoặc hang của Thần Tiên, hoặc nhà mới rỗng không, nơi riêng biệt, rừng, suối dùng nơi chốn này, một lòng ở nơi Thù Thắng Không Nhàn u tịch, lại ở nơi vắng lặng, ở đỉnh núi hoặc trong chốn A Lan Nhã, hoặc trong hang núi, hoặc trong chùa, trong rừng, hoặc sông lớn nhỏ, hoặc bên cạnh bờ sông, hoặc nơi trước kia có Thánh Nhân trú ngụ, sẽ mau chóng thành tựu.

Đàn trừ tai diệt tội nên làm hình tròn (chính giữa làm bánh xe)

Đàn cầu nguyện nên làm hình vuông (chính giữa làm hoa sen)

Đàn Trục Pháp (cách xua đuổi) nên làm hình Tam giác (chính giữa làm tam Cổ Xoa)

Đàn cầu kính ái làm như cánh sen [chính giữa làm chữ Hồng (猲)]

 

_Du Kỳ Hành Giả Tu Tam Ma Địa tùy Phật niệm tụng yếu ký.

Nếu niệm Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana Tathàgata) trước tiên quán hoa sen 8 cánh, tưởng có chữ A biến làm Tòa Sư Tử, trên tòa có hoa sen trắng.

Lại quán chữ Noan VAṂ) thành Suất Đô Ba (Stūpa: Tháp nhiều tầng) biến thành Thân Bản Tôn Tỳ Lô Giá Na màu vàng như Diêm Phù Đàn, cổ đeo chuổi ngọc tỏa lửa sáng, thân khoác áo ngoài mỏng nhẹ, đội mão Ngũ Phật, ánh sáng thù diệu chiếu sáng 3 cõi Người Trời, triệu tập Bồ Tát Ma Ha Tát của 10 Địa, quán đỉnh nên hiện sắc thân, thân ấy trang nghiêm bằng anh lạc báu, trụ tại Tam Muội “Thắng Diệu Sắc”.

Vì muốn vượt qua sắc tướng của Chư Thiên, trụ trong Quang Minh Luân (vành ánh sáng tròn) tụng Mật Ngôn là :

“A Vĩ La Hồng Khiếm”

Thứ nhất, Hành Nhân quán trong trái Tim của thân mình có Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana-tathàgata), tưởng chữ A (狣) giống như vành trăng tròn đầy tỏa ra ánh sáng màu trắng. Đức Như Lai ở bên trong ngồi trên hoa sen trắng, thân làm màu vàng đỏ, liền kết Bản Tam Muội Gia Khế 2 tay tác Kim Cương Quyền xong dựng thẳng Tiến độ (ngón trỏ trái) rồi dùng tay Quán (tay phải) nắm lấy.

Do Khế này nên hay được chư Phật trao cho Tam Bồ Đề Ký.

Lại tưởng Tỳ Lô Giá Na Như Lai ngồi Kiết Già trong Mạn Đà La với tướng tốt đầy đủ đại uy đức, sắc tướng trắng tinh như trăng tròn tĩnh, tất cả Minh Chú dùng làm thân ấy mão báo trang nghiêm, bện tóc rủ xuống vai, mặc áo khoác ngoài (thiên y) bằng lụa màu nhẹ tốt, dùng Luân Bí Mật của ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý hiện làm Thần Biến.

Hành Giả tác suy tư ấy, Mật Ngôn là :

“Án, bạt chiết la, đà đô phạm”

Nếu tác Quán Tự Tại Bồ Tát Tam Ma Địa Niệm Tụng, ở trong hoa sen, tưởng chữ Hiệt-lị (HRĪḤ) ánh sáng của chữ đó giống như hoa sen tỏa ra mọi loại ánh sáng biến thành Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara), thân rực lửa như màu hoa sen hồng, trong tóc trên đỉnh đầu có Quán Tự Tại Vương Như Lai (Avalokiteśvara-rāja Tathāgata) với mão báu, anh lạc trang nghiêm thân ấy, tay trái cầm hoa sen xanh để trên trái tim, tay phải như bóc cánh hoa sen.

Lại quán Tam Muội Môn giống như hoa sen chẳng dính bụi, nước, chẳng là nơi bị ái nhiễm làm cho ô lụy, nên Quán như vậy xong, nói Bản Tôn Quán Tự Tại Tam Ma Địa Tâm Chân Ngôn là :

“Án, bạt chiết la đạt ma, hiệt lị” 

 

Nếu tác Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Niệm Tụng:

Ở trong hoa sen, quán chữ Hàm (赩 –MĀṂ) biến thành cây đao vàng sắc bén, cây đao ấy biến thành Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Maṃjuśrī Bodhisatva) thân như màu hoàng kim (vàng ròng), đỉnh đầu có 5 búi tóc, tay Thiền (tay trái) cầm hoa sen xanh, Tay Trí (Tay phải) cầm rương kinh Bát Nhã (Bát Nhã Phạn Khiếp) ngồi trong vành trăng, bốn mặt có chày Kim Cương vây quanh, Thánh Giả ở trong ngồi trên hoa báu đủ màu tỏa ánh sáng màu đỏ, nói Tâm Địa Chân Ngôn là:

“Án, bạt chiết la để khất sắt noa, đạm, sa bà ha”

Nếu niệm Hư Không Tạng Bồ Tát :

Ở trong đài hoa sen quán chữ Đát La (猧- TRĀḤ) biến làm báu Pha Lê màu hồng với lửa mạnh vây quanh, biến thành Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha Bodhisatva), thân như màu vàng tía, đỉnh đầu đội Ngũ Phật. Tay trái: Thí Vô Uy, tay phải cầm hoa sen xanh, trong hoa có báu Pha Lê màu hồng. Bồ Tát ở trong ngồi trên hoa sen xanh bên trong vành trăng, tụng Chân Ngôn là :

“Ná ma a ca xá nghiệt bà gia. Đát điệt tha: Án, A lị, ca ma lị, mẫu lợi, sa bà ha”

 

Nếu niệm Phổ Hiền Bồ Tát

Ở trong đài hoa sen, quán chữ Tô Phộc (SVA) biến làm cây đao vàng rồi thành Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra Bodhisatva) thân màu trắng của mặt trời, đỉnh có ngũ Phât với uy quang hách dịch, giống như vành mặt trời. Bồ Tát ở trong ngồi trên hoa sen ngàn cánh tỏa ánh sáng đủ màu, ngồi trong vành trăng có Tam Cổ Bạt Chiết La (chày Tam Cổ Kim Cương) vây quanh khắp cả, tụng Chân Ngôn là :

“ Ná ma tam mạn đa bạt chiết la, hồng”

 

Nếu niệm Kim Cương Tạng Bồ Tát:

Ở trong đài hoa sen, quán một chữ Hồng (HŪṂ) biến làm Bạt Chiết La

(chày Kim Cương Độc Cổ) rồi thành Kim Cương Tạng Bồ Tát (Vajra-garbha Bodhisatva) thân như màu ngọc bích lợt, đỉnh đầu đội Ngũ Phật, Tay Thiền (tay trái) nắm Kim Cương Quyền đặt trên trái tim, tay Trí (tay phải) cầm Bạt Chiết La tỏa ra ánh sáng rực lửa, Thánh Giả ở trong ngồi trên hoa sen báu với chày Tam Cổ Kim Cương vây quanh vành trăng đã quán, tụng Chân Ngôn là :

“Bạt chiết la tát đỏa, A, sa bà ha”

Nếu tác Như Ý Luân Bồ Tát Niệm Tụng