Nguồn Gốc Hương Cúng Trong Phật Giáo

Nguồn Gốc Hương Cúng Trong Phật Giáo
Pháp Khí Nhà Phật

PHÁP KHÍ NHÀ PHẬT
Thích Thiện Phước

 

Nguồn Gốc Hương Cúng Trong Phật Giáo

Hương là một loại nghi vật cúng dường trong Phật giáo, hương thơm ngào ngạt làm tiêu trừ uế khí, đuổi muỗi mòng, giúp cho tinh thần dễ tập trung chánh niệm, tiêu biểu cho lòng thành kính.

Tăng Sử Lược chép: “Sử dụng hương để tiêu trừ uế khí, khiến cho tinh thần sảng khoái, hương là sứ giả của lòng tin”.

Hương có nhiều loại như: Hương bột, hương nén, hương dây.

Hương bột: Là phấn bột của hương, dùng để đốt xông khử trừ mùi hôi, có khi dùng để thoa trên những chi phần lộ ra ngoài của thân, để ngăn ngừa muỗi cắn, cho nên cũng gọi là “Hương xoa”.

Tuyến hương: Là hương dây cũng gọi là Tiên hương, Trường thọ hương. Theo Khí Vật Môn sách Thiền Lâm Tượng Khí Tiên chép : “Có khi nói là Tiên hương, tức là lấy bột của các loại hương trộn thêm hồ keo vào để làm. Khí đốt làm khói lan tỏa kéo dài cho nên gọi là Tiên hương, còn gọi là Trường thọ hương. Vì khi làm có hình dài như sợi dây cho nên gọi là Hương dây.

Biện hương: Là cây đàn hương, chặt chẻ ra thành từng miếng nhỏ, cho nên gọi là biện hương, nhân vì loại gỗ đàn là loại tốt nhất, cho nên gọi là Biện hương, cũng là Đại hương. Từ xưa đến nay một vài Trưởng lão tôn túc lúc niêm hương không luận là cầm loại hương gì, nhưng đa phần là khởi đầu bằng câu: “Thử nhất biện hương… ” (Tức một nén hương này…).

Có khi gọi là Trung hương, Tín hương, theo Thiền Lâm Tượng Khí Tiên chép: “Trung hương là nói đại hương một nén, trung hương hai nén”. Còn nói về tín hương thì theo Tổ Đình Sự Uyển chép: “Nương vào nén hương để biểu đạt lòng tin vậy !”.

Lại có một loại nữa là bàn hương, nó là một loại hương dây nhưng đốt trong thời gian dài mới hết, uốn thành vòng tròn nhiều lớp. Loại hương này khi chưa khô người ta uốn thành các chữ : Phước, Lộc, Thọ, gọi là phước thọ hương, loại này được sử dụng trong buổi lễ khánh thọ.

Trong Pháp sự của Mật giáo, do có sự phân biệt ba bộ, năm bộ mà việc sử dụng hương cũng không giống nhau. Xét trong nghi thức chép:

Phật bộ dùng trầm hương.

Kim cang bộ dùng đinh tử hương
Liên Hoa bộ dùng bạch đàn hương
Bảo bộ dùng long não hương
Yết Ma bộ dùng huân lục hương.

Hơn nữa, do hương được sử dụng trong các lễ tiết bất đồng cho nên sau này cũng có tên gọi bất đồng. Ví như trước đức Phật đốt hương gọi là thiêu hương, niêm hương, treo ở phòng nhà để trừ uế khí gọi là huyền hương, bạn bè hội họp so hương hơn kém gọi là đấu hương,…

Vào thời đức Phật còn tại thế, Ngưu Đầu Chiên Đàn Hương là loại quý nhất. Quyển 3, kinh Thủ Lăng Nghiêm chép: “Hương này nếu đốt một thù (1/24 lạng) trong khoảng 46 dặm thành Thất La Phiệt đều nghe mùi”.

Nhân thế mà ngoài phước đức của Phật ra, trên thế gian không có ai dám thọ dụng loại hương mầu nhiệm này, cho nên sau khi Phật diệt độ loại cây đàn hương này không thấy nữa. Đây là một việc không thể nghĩ bàn.

Đốt hương cúng Phật đương nhiên là một nghi lễ thành kính, trang nghiêm phước đức. Chúng ta nương vào vật để biểu lộ tâm, nhận ra công đức nơi tự tánh.

Quán Tâm Luận chép: “Đốt hương, cũng không phải là loại hương có hình tướng ở thế gian, đó chính là hương vô vi chánh pháp; khử các mùi hôi, đoạn trừ những vô minh ác nghiệp, chánh pháp của Phật”. Hương có 5 loại:

– Giới hương: Hay đoạn trừ các điều ác, tu tập các việc lành.

– Định hương: Tin sâu đại thừa, tâm không thoái chuyển.

– Huệ hương: Thường quán sát thân tâm trong ngoài.

– Giải thoát hương: Đoạn trừ tất cả những tập khí vô minh ràng buộc.

– Giải thoát tri kiến hương: Tánh giác sáng ngời, thông đạt vô ngại.

Năm loại hương này, là hương quý báu nhất, hương ở thế gian không sánh.

Khi Phật còn tại thế, Ngài dạy các đệ tử nên dùng lửa trí tuệ để đốt lên những thứ hương vô giá như thế, mà đem dâng lên cúng dường mười phương tất cả Phật.

Trong làn hương quyện tỏa thiêng liêng ấy, tâm hồn con người như quên đi tất cả danh lợi hơn thua, dành trọn những khoảnh khắc lặng yên cao cả nhất, để thật sự quay về ba ngôi cao quí, thành kính thiết tha dâng lên năm nén tâm hương trong sự an lành thư thái.

Bài Viết Liên Quan

Pháp Khí Nhà Phật

Nguồn Gốc Kim Cang Xử Trong Phật Giáo

PHÁP KHÍ NHÀ PHẬT Thích Thiện Phước   Nguồn Gốc Kim Cang Xử Trong Phật Giáo Kim cang xử tức chày kim cang, dịch âm là Phạt Chiết La, Bạt Chiết La, Phược Nhật La,… vốn là một loại binh khí của Ấn Độ xưa,...
Pháp Khí Nhà Phật

Nguồn Gốc Chung Bảng Tông Lâm Tế

PHÁP KHÍ NHÀ PHẬT Thích Thiện Phước   Nguồn Gốc Chung Bảng Tông Lâm Tế Người khai sáng Tông này là Thiền sư Nghĩa Huyền. Vì phong cách hoằng dương đặc biệt theo tông môn tại Thiền viện Lâm Tế ở Trấn Châu nay thuộc...
Pháp Khí Nhà Phật

Nguồn Gốc Nhành Dương Và Tăm Xỉa Răng

PHÁP KHÍ NHÀ PHẬT Thích Thiện Phước   Nguồn Gốc Nhành Dương Và Tăm Xỉa Răng Xỉ mộc còn gọi là nhành dương, là dụng cụ để người xuất gia đánh răng cạo lưỡi, nhằm để xỉa những thức ăn còn dính trong kẽ răng...
Pháp Khí Nhà Phật

Nguồn Gốc Tích Trượng Trong Phật Giáo

PHÁP KHÍ NHÀ PHẬT Thích Thiện Phước   Nguồn Gốc Tích Trượng Trong Phật Giáo Tích trượng tiếng Phạn là Khakhara (Khiết khí la), Khích Khí La, cũng dịch là “Thanh trượng”, “Minh trượng”. “Trí trượng”, “Đức trượng”, “Kim tích trượng”… do khi chống đi phát ra tiếng...
Pháp Khí Nhà Phật

Nguồn Gốc Chuỗi Niệm Phật

PHÁP KHÍ NHÀ PHẬT Thích Thiện Phước   Nguồn Gốc Chuỗi Niệm Phật * Tiếp dẫn căn cơ giác ngộ: Chốn Thiền môn thanh tịnh u tịch, mọi người thường thấy chư Tăng Ni khi tụng kinh tọa thiền, tay cầm một xâu chuỗi lần...
Pháp Khí Nhà Phật

Nguồn Gốc Vân Bảng Trong Phật Giáo

PHÁP KHÍ NHÀ PHẬT Thích Thiện Phước   Nguồn Gốc Vân Bảng Trong Phật Giáo * Định nghĩa và cấu tạo:  Trong các tự viện lớn của Phật giáo, có rất nhiều liêu phòng, dưới mái hiên của các đường nhà, thường treo một khí...