PHÁP KHÍ NHÀ PHẬT
Thích Thiện Phước

 

Nguồn Gốc Lạc Tử Trong Phật Giáo

Hình dáng y như cái túi đãi ngày nay vậy, nhưng có điều tướng. Tăng nhơn sử dụng đeo trên cổ khi có các hoạt động Phật sự phải rời khỏi tự viện. Màu sắc có nhiều loại khác nhau. Chất liệu thì dùng: tơ, lụa, vải, bố… cắt may thành.

Có khi gọi là quải tử, bởi vì đây là do các bậc Cao Tăng tiền bối sáng chế, chư Tăng sau nầy làm theo. Lại có tên là vong y, do thấy đeo cái lạc tử ở trên thân, nhân thế mà gọi vậy.

Nay thì các Thiền Tăng ở phương Nam, khi làm tất cả việc đều mặc, do vì tướng không đúng như pháp. Cho nên các bộ Luật không có nêu tên, nghĩ rằng đây là sự lưu truyền sai quấy. Nhưng đến khi tôi đọc quyển 10, Bộ Căn Bổn Bách Nhất Yết Ma chép: “Năm điều có 7 phẩm, bậc thượng chiều dọc 3 khuỷu tay, rộng thì 5 khuỷu tay, bậc hạ thì giảm phân nửa, ở giữa 2 bậc đó gọi là trung.”

Lại nữa, Phật dạy: “An Đà Hội có hai loại:

1/ Là chiều dọc 3 khuỷu tay, rộng 5 khuỷu.

2/ Chiều dọc 2 khuỷu tay, chiều ngang 4 khuỷu tay.”

Đây gọi là giữ gìn y, hạn lượng tối hậu, nếu làm thì chỉ có 5 mảnh, 1 dài 1 ngắn, hoặc gấp lại, hoặc may chồng lên, gọi là An Đà Hội, tức là để tránh sự chê gièm, mọi chỗ đều mặc được, phù hợp với luật không có lỗi, vẫn còn hơn là trên thân để không vậy.

Trong Luật dạy, khuỷu tay, chỉ dùng khuỷu tay của mình, bởi vì lượng thân mà mặc. Nếu chỉ định khuỷu tay là 1 thước 8 thì văn sau không có lời đề cập đến cánh tay ngắn dài vậy./.