MÌNH NGHĨ GÌ KHI THẤY NGƯỜI KHÁC CHẾT?
(Thư Học Phật Số 39)
Btg Bảo Đăng
- Trong thư này đề cập đến “Định luật vô thường” mà không có thể tránh khỏi, một việc đại sự mà chúng ta là người Phật tử phải nên biết lo nghĩ đến…
- Câu chuyện ví dụ về bốn loài ngựa…
* * *
Nam mô A DI ÐÀ PHẬT,
Hôm nay nhân ngày lễ “chung thất” của quá cố Hương linh…
… Là người Phật tử chúng ta rất cần thiết phải nên biết lo nghĩ sâu xa đến sự “sanh ly tử biệt”. Một việc “Ðại sự” nhất, mà tất cả chúng sanh trong 3 cõi DỤC, SẮC, VÔ SẮC 1 thảy đều kinh sợ hết cả.
Tại sao ?
Bởi vì “chưa chứng được đạo quả giải thoát và xuất ly sanh tử” vậy.
Cho nên trong KINH có lời dạy rằng:
“Hữu tình chúng sanh trong ba cõi thảy đều nằm vào trong vòng sanh tử cả”…
Và cũng để trực tiếp chứng minh cho lời dạy trên đây, nên:
Ngay chính như Kim Thân 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp tuỳ hình của Ðức Bổn sư THÍCH CA MÂU NI Thế Tôn cũng phải bị hoại diệt vào năm 80 tuổi cách đây gần 2500 năm về trước nơi xứ Câu Thi Na, rừng Ta la Song Thọ (thị hiện “Ðại Bát Niết Bàn”).
Thân “Kim cang bất hoại” của PHẬT mà còn phải bị lâm vào trong cảnh hoại diệt như thế thay, huống hồ chi là “nhục thân tứ đại” vô thường của nhơn loại (nói chung) và (riêng) cho chúng ta mà trường tồn mãi mãi hay sao ?
VIỆC (sống hoài) ÐÓ QUYẾT CHẲNG BAO GIỜ CÓ ÐƯỢC
cho nên rốt lại rồi:
Ai cũng đều phải bị CHẾT CẢ. Ðó là“định luật vô thường” của Tạo vật vậy.
Trước mắt Ta, đã có biết bao nhiêu người, hoặc trong thân quyến của Mình, hoặc của Kẻ khác – (hoặc trẻ, hoặc già) – … trước sau đều lần lượt từ giã cõi đời, chôn lấp tứ đại sắc thân nơi “gò hoang, huyệt lạnh” rồi…
Câu hỏi được nêu ra ở đây là: Bao giờ sẽ đến phiên Ta?
Trong “Kinh luận”, Tổ sư đã có lời dạy rằng:
“Trông thấy người khác chết,
Lòng những luống xót xa.
Chẳng phải “XÓT” người chết,
Vì sẽ đến phiên Ta”.
Quả thật như vậy.
Mỗi khi mình thấy Người khác vĩnh viễn ra đi, từ giã cõi đời, chẳng bao giờ còn trông thấy lại…không những thương cho các thân quyến của người CHẾT đó xót xa, đau buồn,… mà :
Lòng mình cũng cảm thấy xót xa, buồn khổ nữa.
Buồn khổ cho người mất kia chỉ có một phần thôi.
Nhưng mà còn:
Buồn khổ cho bổn thân mình gấp bội lần hơn nữa.
TẠI SAO?
Vì nay mai gì đó quyết định rồi cũng sẽ phải đến phiên Ta. Không chạy Trời đâu cho khỏi (nắng).
Người Phật tử (nói chung) và những Kẻ có TRÍ HUỆ (nói riêng) phải nên thường xuyên nghĩ nhớ, rõ biết như vậy.
BẢO ÐĂNG xin đơn cử ra đây một ít “ví dụ” để cho quý huynh đệ và chư Phật tử nghe, người có TRÍ nhân nơi “DỤ” nầy mà được hiểu nghĩa.
Giống như có bốn loại NGỰA:
1. Loại Ngựa giỏi thứ nhất (mình gọi là Ngựa “kỳ ký”).
(Quý huynh đệ chắc nghe rõ rồi).
2. Loại Ngựa giỏi thừ nhì:
(Quý huynh đệ chắc nghe rõ rồi).
3. Loại Ngựa thứ ba:
(Quý huynh đệ chắc nghe rõ rồi).
4. Loại Ngựa thứ tư:
(Quý huynh đệ chắc nghe rõ rồi).
Bây giờ đây thì BẢO ÐĂNG lấy 4 thứ “ví dụ” nầy mà hiệp với PHÁP (trong Ðạo gọi là “Lấy dụ hiệp pháp”).
Nghĩa là:
Ðem bốn loại NGỰA vừa kể trên nầy mà phối hợp vào cho loài NGƯỜI.
Như quý huynh đệ, Phật tử đã biết thì:
Cũng cùng là con NGƯỜI, tức là ai cũng có thân hình, đầu, mắt, mặt, mũi, chân tay, v.v… giống như nhau hết, nhưng mà:
SỰ HIỂU BIẾT VÀ TRÍ THÔNG MINH THÌ CÓ KHÁC BIỆT NHAU.
Chẳng hạn như là:
1/- Người THÔNG MINH có TRÍ HUỆ bậc Nhất thì:
Họ mau tỉnh ngộ lắm, hễ Mắt thấy hoặc Tai nghe bất cứ một sự việc gì– (dầu nhỏ hay lớn chi) – thì Họ “NGỘ” liền.
Nghĩa là:
Hạng NGƯỜI nầy Nghe, Biết rằng cách xa mình 100 dặm – (ở Tiểu bang khác hay nơi thành phố xa nào đó) – có một Người nọ mới vừa bị chết – (thí dụ như là đọc báo biết, hoặc nghe Kẻ khác nói lại…)
Thì:
NGƯỜI nầy giựt mình, lo lắng và nghĩ ngợi liền.
Lo và nghĩ như thế nào?
Người – (có TRÍ HUỆ bậc nhất ấy) – lo nghĩ như thế nầy: Ý cha ! Người chết nầy tuy là ở cách xa Ta đến cả 100 dặm lận nhưng mà HỌ cũng là Người y hệt như Ta vậy, chớ nào có khác chi đâu ! Nay Họ đã CHẾT rồi thì:
Ta làm sao mà khỏi chết cho được ?!
chỉ có điều là:
Chẳng biết khi nào đến phiên mình (bị chết) mà thôi.
Nhưng có “ÐIỀU QUAN TRỌNG” rằng:
Sau khi CHẾT rồi thì quyết chắc là:
Có Người được siêu thăng về nơi Thiên đường, Phật quốc.
Hoặc cũng:
Có Người bị đoạ lạc xuống ba đường Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh.
Vậy thì bây giờ mình nên tự hỏi lòng rằng sau khi CHẾT :
Mình muốn được siêu thăng,
Hay là:
Muốn bị ÐỌA LẠC đây ?
Ðương nhiên là Mình muốn được siêu thăng rồi, hạng bét nhứt cũng phải lên trên Thiên đường, chớ quyết không chịu để cho bị ÐỌA xuống ba đường ác (là Ðịa ngục, Ngạ quỷ, và Súc sanh) đâu.
Nhưng mà Mình là người Phật tử, con của PHẬT, có học hỏi và HIỂU BIẾT giáo lý đàng hoàng. Vậy thì bây giờ Mình muốn vãng sanh:
VỀ CÕI CỰC LẠC GẶP PHẬT A DI ÐÀ
Ðể:
ÐƯỢC vĩnh viễn THOÁT RA KHỎI VÒNG LUÂN HỒI sanh tử
Chớ còn như:
Dầu cho có được sanh làm Người ở trên cõi TRỜI – (tức là Thiên dân) – sống lâu, sung sướng cho đến thế mấy đi chăng nữa, nhưng cũng có lúc hưởng hết phước Trời và rồi lại bị đoạ xuống nhơn gian, tiếp tục nhận chịu 4 cảnh Sanh, Già, Bệnh, Chết… nữa!
Vậy thì rốt cuộc cũng vẫn còn chịu KHỔ sanh tử mãi mãi mà thôi.
Sao bằng bây giờ, thừa lúc đang còn “sống thừa” đây mà:
CHÍ CỐT NIỆM DANH HIỆU PHẬT A DI ÐÀ thật nhiều và giữ cho bền chắc, cùng:
PHÁT NGUYỆN CẦU SANH VỀ CÕI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC CỦA NGÀI
Ðể được : vĩnh viễn THOÁT KHỎI LUÂN HỒI, CHÓNG THÀNH PHẬT QUẢ.
Như vậy thì có phải là:
LƯỠNG TOÀN KỲ MỸ
(cả hai điều đều là tốt đẹp hết)
hay không ?
“NGHĨ” như thế rồi cho nên Người “CÓ TRÍ HUỆ” ấy liền bắt đầu vào việc TU TỊNH ÐỘ ngay. Hạng NGƯỜI nầy thì cũng giống y như loại “Ngựa kỳ ký” vậy, hễ vừa thấy bóng ngọn roi thì liền chạy trước.
Nghĩa là hễ vừa : Nghe thấy có người khác chết thì liền “hoảng sợ” và lập tức TU (Tịnh độ) để bảo đảm LẤY phần vãng sanh liền.
(Phần “Dụ Hiệp Pháp” nầy, quý huynh đệ có hiểu được không ?)
Nếu như đã HIỂU rồi, vậy thì BẢO ÐĂNG xin được hỏi lời rằng:
Trong chúng ta đây, có Ai là Người thuộc về loại “Ngựa kỳ ký” và có “TRÍ HUỆ bậc nhất” (như thế) không?
(Ủa, chờ hoài mà sao không thấy có huynh đệ nào giơ tay lên nói “Có Tui” đây hết. Thôi vậy là tiêu tùng rồi !)
* * *
2/- Người THÔNG MINH (và có chút ít TRÍ HUỆ) bậc nhì thì:
Họ cũng dễ tỉnh ngộ lắm, hễ Mắt thấy, Tai nghe một sự việc gì QUAN TRỌNG dù gần hay xa thì Họ “Ngộ” ngay.
Nghĩa là:
Hạng Người nầy vừa mới hay Tin, hoặc Nghe, Biết rằng:
Trong bà con, dòng họ của Mình có Kẻ vừa mới bị CHẾT!
Thời:
Giật mình, lo lắng và nghĩ ngợi liền.
Lo và Nghĩ như thế nào?
Người – (có Trí THÔNG MINH bậc nhì ấy) – lo, nghĩ như thế nầy:
Ý cha! Trong vòng bà con nội, ngoại của Mình mà đã có Người CHẾT như vậy rồi – Mình với Họ là bà con ruột thịt với nhau – Nay Họ đã CHẾT, thì:
Mình làm sao chạy cho khỏi được.
Nhưng mà có “ÐIỀU QUAN TRỌNG” rằng:
Sau khi “CHẾT” rồi thì quyết chắc là:
Có Người được siêu thăng về Thiên đường, Phật quốc.
Hoặc cũng:
Có Người bị đoạ lạc xuống ba đường Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh.
Vậy thì bây giờ đây, Mình là Người Phật tử, biết đạo và cũng có tu hành lai rai chút đỉnh… mình tự hỏi lòng rằng sau nầy khi bị CHẾT như Họ rồi, thần thức của Mình muốn được siêu thăng hay ÐỌA LẠC?
Ðương nhiên là MÌNH muốn được siêu thăng rồi, chớ làm sao đến nổi để cho phải bị ÐỌA LẠC được.
Nhưng mà:
siêu thăng VỀ ÐÂU, LÊN VỚI TRỜI HAY VỀ VỚI PHẬT ?
Do vì cũng hiểu được chút đỉnh Ðạo pháp – (nhờ thỉnh thoảng có đến chùa nghe giảng giáo lý, như quý huynh đệ đây vậy) – cho nên MÌNH thấy rằng : VỀ VỚI PHẬT A DI ÐÀ CHẮC ĂN HƠN.
Bởi vì ở nơi cõi CỰC LẠC đó thì: KHÔNG CÒN BỊ ÐỌA VÀO TRONG VÒNG LUÂN HỒI sanh tử NỮA.
nghĩ ngợi và quyết định như thế rồi nên:
LIỀN TU THEO TỊNH ÐỘ NGAY
(Ðể bảo đảm cho phần vãng sanh)
Hạng NGƯỜI nầy cũng giống như loại Ngựa giỏi thứ Nhì, hễ bị đánh một roi rồi thì chạy luôn chớ không chịu để cho bị đánh đến roi thứ hai.
Nghĩa là hễ vừa:
Nghe, thấy trong dòng họ có bà con bị CHẾT,
Thì liền biết:
SỢ VÀ LO VIỆC TU TỊNH ÐỘ NGAY.
Phần “DỤ HIỆP PHÁP” thứ hai nầy, quý huynh đệ có hiểu được không ?
Nếu đã hiểu được, thì BẢO ÐĂNG xin hỏi rằng:
Trong chúng ta đây, có ai là NGƯỜI thuộc về loại “NGỰA thứ nhì” nầy không?
(Ủa, sao mà cũng không thấy có ai giơ tay hay trả lời là “Có tui đây” hết. Thôi tiêu tùng rồi)!
* * *
3/- Người thuộc hạng thứ ba:
Loại Người nầy thì cũng có được “tí tí” đầu óc, TRÍ HUỆ suy xét cho nên:
Họ cũng có được ít nhiều gì đó sự tỉnh ngộ, hễ Mắt thấy (chớ không có Tai nghe) được sự việc gì QUAN TRỌNG (ở gần bên) thì Họ cũng “NGỘ” chút đỉnh.
Nghĩa là:
Hạng người nầy khi thấy được trong làng, xóm của Mình ở, có Người bị chết, thì Họ cũng biết giật mình, lo lắng và nghĩ ngợi rằng:
“Ý cha! Nay ở trong xóm của mình có người bị chết rồi. Mình đây cũng ở cùng một xóm với Họ – (có khi đồng lứa tuổi với nhau nữa) – mà nay Họ đã chết rồi, thì Mình đây trốn đâu cho khỏi được.
Thôi chi bằng bây giờ lợi dụng còn đang sống thừa đây mà gắng lo làm lành, lánh dữ, tụng Kinh, Niệm Phật… được ngày nào mừng ngày nấy, rủi ro có bị chết thình lình cũng được siêu thăng.
Nghĩ như thế rồi cho nên:
Người ấy bắt đầu chăm lo tu niệm.
Ngõ hầu:
Nhờ cậy ở kiếp sau.
Hạng Người nầy thì cũng giống như loại ngựa thứ ba, đánh một roi không chịu chạy, phải đánh tiếp đến ba roi mới chạy.
Sao gọi là “ý nghĩa” của việc “đánh ba roi” ?
Ấy là:
1. Nghe, Biết có người ở cách xa 100 dặm chết mà lòng vẫn dững dưng, nhởn nhơ, vui vẻ như thường chớ không sớm sanh lòng lo sợ và chẳng chịu tu hành trước… Ðây là “Dụ” cho bị đánh roi thứ nhất mà không chịu chạy.
2. Nghe, Thấy có người bà con trong dòng họ chết mà cũng vẫn dững dưng vui vẻ, nhởn nhơ như thường… chớ không sớm biết sanh lòng lo sợ và chẳng chịu tu hành trước. Ðây là “Dụ” cho bị đánh đến roi thứ nhì mà vẫn không chịu chạy.
3. Nghe, Thấy có Người ở trong cùng một xóm, một làng chết, bấy giờ mới biết sợ, mới chịu tỉnh táo, chăm lo Niệm Phật tu hành, chớ không dám dần dà trễ nãi nữa. Ðây là “Dụ” cho bị đánh đến roi thứ ba rồi mới chịu chạy.
Ba “ROI” ví dụ cho “3 trường hợp” trên đây chắc quý huynh đệ, Phật tử đã nghe hiểu được rồi.
Vậy bây giờ BẢO ÐĂNG xin được hỏi rằng:1. Ai là Người biết CHẠY liền sau khi bị “Ðánh roi thứ nhất”
2. Ai là Người chỉ chịu CHẠY sau khi bị “Ðánh roi thứ nhì”
3. Ai là Người chỉ chịu CHẠY với ngọn “Roi đánh thứ ba”
BẢO ÐĂNG không cần quý huynh đệ trả lời liền tại đây làm chi, mà chỉ mong rằng:a. Tất cả chúng ta đều phải nên tỉnh táo, xét lại phần TRÍ HUỆ đã có và sự quyết tâm của mình như thế nào đối với những cảnh “tử vong” xảy ra hằng ngày chung quanh Ta mà thôi.
b. Mong rằng tất cả chúng ta nên làm “loại Ngựa không cần chờ đánh”, hoặc nếu như chẳng được như vậy thì cũng nên cố gắng làm “loại Ngựa thứ nhất, thứ nhì, thứ ba”, chớ đừng nên làm theo như loại “Ngựa” – (tức là hạng Người) – kế tiếp dưới đây:
4/- Người thuộc hạng thứ tư:
Ðây tức là loại NGƯỜI hạng bét.
Hạng Người nầy thì rất là kém ít TRÍ HUỆ (so với 3 loại vừa được kể trên), tức là các kẻ nặng nề về sự si mê, ngu ám lắm.
Họ chờ đợi cho đến khi nào thấy Người ruột thịt trong chính gia đình của Họ (như là cha, mẹ, anh, em, vợ, chồng, con, cháu…) chết, thì:
BẤY GIỜ HỌ MỚI CHỊU THỨC TỈNH MÀ LO tu hành!
Ðối với hạng Người nầy thì cũng ví như là:
Loại Ngựa thứ Tư, chờ cho đến khi nào bị dùi nhọn đâm lủng vào trong da thịt, đau đớn thấy máu rồi mới chịu chạy vậy.
BẢO ÐĂNG xin được hỏi rằng:
Trong chúng ta đây, có ai thuộc về hạng loại “Ngựa thứ tư” nầy không ?
* * *
Bây giờ đây, lại còn có thêm một loại “NGỰA” thượng hạng, ngoại hạng (từ dưới chót đếm lên) khác, không thuộc vào trong 4 loại “NGỰA” kể trên, đó là:
Có một loại NGỰA thuộc về hạng Ðại ngu si, lỳ lợm, không thể nào tưởng tượng được. Ðó là dù cho có bị chủ nhơn đâm 5, 6 mũi nhọn, lủng da, thấy thịt, chảy máu rồi… mà:
CŨNG VẪN KHÔNG CHỊU CHẠY NỮA!
Vậy thì BẢO ÐĂNG xin hỏi quý huynh đệ một câu là:
Nếu như MÌNH là chủ nhơn của loại NGỰA nầy, thì Mình phải tính làm sao?
(Phật tử trả lời: Giết bỏ NÓ chớ làm sao bây giờ !)
Ðúng vậy,
Ðương nhiên là phải “GIẾT BỎ NÓ”, tức là phải làm thịt Nó, rồi đem ra chợ bán để lấy tiền mua lại con Ngựa khác, mà kéo xe cộ… chớ. (Bởi vì loại Ngựa nầy “hết xài” rồi, bán sống cũng chẳng ai thèm mua nữa).
Ðến đây thì BẢO ÐĂNG lấy “Dụ Hiệp Pháp” thêm một lần nữa, đó là:
Ðem loại NGỰA đại ngu si nầy mà “DỤ” vào cho loài “NGƯỜI”.
Ta thấy hạng Người nào mà lì lợm – (không biết sợ, lo trước sự chết chóc của những người chung quanh, hoặc xa, hoặc gần,… hay chính đến thấy cái chết của những người ruột thịt ngay ở trong gia đình) – Người mà đã đi đến mức như thế nầy rồi thì:
Chẳng còn gì để nói hay giáo hoá được nữa !
(Tức là “Bất khả hoá độ”)
Những loại Người nầy thì dù cho ngay chính ở nơi bản thân của Họ có bị “già khú cú đế”, hay là bị bệnh hoạn rề rề, nói không ra hơi, thở không muốn nổi… chỉ còn chờ ngày “hui nhị tỳ” thôi, nhưng mà:
– Họ cũng vẫn không biết thức tỉnh.
– Chẳng chịu lo lắng, tu hành. chi đâu !
Ðối với loại Người “Ðại ngu si” như thế nầy rồi, thì dầu cho Phật THÍCH CA sống lại, hay là Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát có thị hiện ra,… cũng chẳng thể nào giảng nói hay khuyên nhắc cho Họ chịu hồi tâm, biết thức tỉnh lại (để lo tu hành chi) cả.
Vậy thì đối với Hạng Người nầy Mình phải làm sao ?
Chỉ còn có một cách duy nhất mà thôi, đó là:
– Chờ cho đến ngày Vua Diêm Vương bôi tên, Ngọc Hoàng giũ sổ.
– Hai con quỷ Hắc, Bạch vô thường đến.
Ðể:
– Dắt hồn, nắm cổ của Họ lôi xuống dưới Âm phủ mà thôi.
BẢO ÐĂNG xin được hỏi quý huynh đệ rằng:
Hạng người nầy đi lên hay đi xuống
Hỏi tức là đã trả lời rồi vậy.
Trong chúng ta đây có Ai là Người thuộc về “hạng loại” nầy không?
Cứ lấy con mắt “chánh kiến” của Người có học Ðạo pháp mà nhìn ra ngoài xã hội ngày nay – (và ngay chính ở trong gia đình của Ta nữa) – thì Mình sẽ thấy rằng :
Có nhiều (không biết bao nhiêu) Người thuộc về loại “Ngựa thứ 5” nầy lắm.
CÓ PHẢI VẬY KHÔNG?
Cho nên trong KINH, PHẬT có nêu lên một ví dụ như thế nầy:
1. “Xưa có một người hàng thịt, nuôi 1000 con Trâu trong chuồng, con nào con nấy cũng đều béo mập. Cứ mỗi một ngày, y ta bắt một con ra giết thịt để bán 2. Giết đã được 500 con rồi, còn lại 500 con nữa.
500 con Trâu còn lại kia vẫn vô tư, cùng nhau húc báng, kêu rống, đùa giỡn, nhảy nhót…
2. Bấy giờ Ðức Thế Tôn có duyên sự đi vào làng, trông thấy những con Trâu vô tình, ngu si như vậy, NGÀI động lòng từ bi, quay đầu ngó lại và bảo cùng với Chúng Tỳ kheo rằng:
3. Con Người cũng vậy, cứ mỗi một ngày trôi qua là mạng sống giảm dần, bởi thế cho nên các ngươi phải biết:
(Kinh A DỤC VƯƠNG thí dụ)
Lại nữa, trong Kinh “Lục Ðộ Tập”, PHẬT cũng có lời dạy rằng:
“Mạng người sống cũng in như cảnh:
Dắt Trâu đến lò thịt vậy.
Hễ Trâu đi một bước, thì một bước gần thêm hơn đến chỗ chết.
Cũng thế:
Người sống qua một ngày cũng tựa như cảnh Trâu kia đi từng bước một đến chỗ chết mà thôi, nghĩa là:
MẠNG SỐNG CỦA MÌNH CŨNG GIẢM DẦN THEO TỪNG NGÀY TRÔI QUA”.
Thế mà:
chúng sanh (chúng ta) có biết hay chăng ?
Ắt hẳn là chẳng biết rồi vậy, cho nên trước mắt thấy bao nhiêu người chung quanh mình chết mỗi ngày, mà Ta vẫn không phát sanh lòng lo sợ, chẳng biết thức tỉnh mà lập NGUYỆN thoát ly, rồi y theo pháp môn TỊNH ÐỘ để tu hành, cầu được vãng sanh giải thoát !
Trước khi kết thúc bài PHÁP hôm nay, BẢO ÐĂNG một lần chót nữa, xin được hỏi rằng:
chúng ta CÓ BIẾT RẰNG MÌNH ÐÂY LÀ THUỘC VỀ HẠNG LOẠI NÀO TRONG 5 HẠNG NGƯỜI (kể trên đó) HAY KHÔNG ?
BẢO ÐĂNG cũng không cần câu trả lời ngay bây giờ nữa.
Bởi vì:
Hỏi tức là đã trả lời rồi vậy.
* * *
Hôm nay, nhân ngày chung thất của quá cố Hương linh… Ðối trước Phật đài, BẢO ÐĂNG xin các huynh đệ – (và cả thân quyến của người quá cố kia nữa) cùng nhau chắp tay dâng lên Ðức Thế Tôn từ phụ lời khấn nguyện rằng:
Xin Ðức NHƯ LAI từ bi, thương xót, chứng minh cùng gia hộ, trước là riêng cho cá nhân con, sau nữa là chung cho tất cả mọi Người, mọi Giới… Kể từ hôm nay trở đi được:
– TRÍ HUỆ ngày càng thêm tăng tiến.
– Biết thức tỉnh trước cơn vô thường, sanh diệt của mọi “DUYÊN” đời.
Mà:
Lập TÂM NGUYỆN xuất ly bền vững và y theo pháp môn TỊNH ÐỘ để tiến tu.
Ngõ hầu:
Ðến ngày trăm tuổi già đồng nhau vãng sanh về nơi LẠC QUỐC.
Và cùng được:
VĨNH VIỄN giải thoát RA KHỎI VÒNG sanh tử KHỔ ÐAU.
Thành kính và mong mỏi lắm vậy thay.
Nam mô A DI ÐÀ PHẬT
Tác đại chứng minh.
(Kính bái).
* * *
Thơ …
(Bồ Tát giới BẢO ÐĂNG
Trích lục và giải thích)
ẨN TU NGẪU VỊNH
ẨN TU lạc đạo biệt nhơn gia, (1)
Câu PHẬT niệm hoài đẹp ý Ta.
Gẫm lại tuồng đời như mộng ảo,
Trăm tuổi mau dường một sát na !
Vấn ngã TÂY QUY hà TỔ Ý, (2)
Trú dạ TÌNH vong tự trác MA. (3)
Than thở người đời sao chẳng tỉnh
Uổng vầng CHƠN TÁNH mãi chìm xa !
THÍCH HẢI QUANG
(Hải Quang thi tập)
Ẩn Tu ngẫu vịnh
(Bá bát Thi)
(3)- Ý nói: Ngày (trú) đêm (dạ) quên hết tất cả “Tình đời”.
Và:
Câu thơ nầy ý nói : Ðêm ngày tự “Phá ma quân” ở trong TÂM của mình.
* * *
Phần lược giảng của người trích lục:
Câu 1: Ẩn Tu lạc đạo biệt nhơn gia,
là ý nói: Ẩn tu – (tuy là chỉ sống có một thân, một bóng nơi phố chợ đìu hiu của miền Sơn cước nầy)– nhưng mà TÂM chẳng có buồn lo….chút nào hết.
– Vì vui trong mùi ÐẠO vậy.
– Vì không còn bị “hồng trần gia” (tức là gia đình, thân thuộc, nhà cửa…..) trói buộc nữa vậy.
Câu 2: Câu PHẬT niệm hoài đẹp ý Ta,
là ý nói: Càng Niệm PHẬT nhiều bao nhiêu thì trong lòng càng cảm thấy THANH TỊNH VUI VẺ BẤY NHIÊU.
Câu 3: Gẫm lại tuồng đời như mộng ảo.
là ý nói: Lấy con mắt chánh kiến và dùng Chánh Tâm, Chánh Huệ ra mà xem xét và suy nghĩ kỹ lại thì thấy rằng : “Cuộc đời nầy như mộng ảo” mà thôi.
Bởi vì:
– Hợp đó rồi tan đó,
– Vui đó rồi buồn đó.
– Thương đó rồi ghét đó,
– Mạnh đó rồi đau đó.
– Còn đó rồi mất đó……..
Như vậy thì:
ÐỜI chẳng phải “MỘNG ẢO” thì gọi là gì?
Câu 4: Trăm tuổi mau dường một Sát na.
là ý nói: Trăm năm (tuổi THỌ) của “kiếp phù sinh” nầy trôi qua mau như thoáng chớp, như gió thoảng qua rèm….quay đi, quay lại thì cái GIÀ (và cả cái CHẾT nữa) nó đến bên lưng lúc nào không hay!
Tổ sư có lời thơ rằng:
Ðời người trăm tuổi ai trăm tuổi,
Chuyện cũ quay nhìn chuyện mộng mê!
Nghĩ khóc đồng lưu đi lạc mất,
Lãng quên cõi TỊNH chẳng quay về!
Hỡi ơi:
– Mấy ai sống lâu trăm tuổi!
– Mấy ai tỉnh giấc Hoàng lương
– Mấy ai biết quay về đúng lối!
– Mấy ai cõi TỊNH biết quay về
Câu 5: Vấn ngã quy TÂY hà Tổ ý
là ý nói: Trong những lời dạy của TỔ về việc “vãng sanh” ấy, thì:
Ngoài: “NGHĨA ÐEN” ra,
Còn: “NGHĨA BÓNG” là có “Ý” gì nhỉ?
(BẢO ÐĂNG xin “mách nước” cho quý liên hữu lời rằng: “TỔ Ý” (tức là “NGHĨA BÓNG” [nói bóng nói gió]) dạy:
Niệm Phật không thôi cũng chưa đủ nữa.
Mà phải:
Giữ làm sao cho THÂN TÂM của mình hợp được với THÂN TÂM của PHẬT kìa, thì đó mới là một kẻ “đại tài” (ý nói phải tu thêm THẬP THIỆN nữa).
Câu 6: Trú dạ tình vong tự trác Ma.
là ý nói:
Muốn về cõi CỰC LẠC (nói riêng) và muốn cho THÂN, TÂM của mình được hợp với THÂN, TÂM của PHẬT thì phải nên (cố gắng):
Ngày đêm tự kiểm điểm lấy “TRẦN TÂM” của mình.
Hễ thấy:
– Tâm MA (Tâm xấu ác) hiện ra thì liền trừ diệt.
– Tâm PHẬT (Tâm hiền, thiện) hiện ra thì lưu giữ.
Ðây là:
“PHÁ MA QUÂN”, và “TỒI TÀ HIỂN CHÁNH” vậy.
Câu 7 + 8: Than thở người đời sao chẳng tỉnh,
Uổng vừng chơn tánh mãi chìm xa.
là ý nói:
Buồn tiếc thay cho người nhân thế, sao cứ mãi mê mang trong “trần lụy” của ngũ dục, lục trần (hoài), mà chẳng biết quay đầu tìm về nơi nẻo đạo thanh thoát, cao xa !..
Ðể cho đến nổi phải bị lâm vào trong thảm cảnh:
Ðem PHẬT TÁNH sẵn có của mình,
Mà:
Trầm luân vạn thuở! (trong 6 nẻo LUÂN HỒI sanh tử).
Lời bình:
Thật là một bài thơ đạo tuyệt vời.
Bồ Tát giới BẢO ÐĂNG
(Cẩn chí)