Luận về Bốn Chân Lý
Nguyên tác: Pháp Sư Bà Tẩu Bạt Ma
Việt dịch: Thích Như Điển

 

Quyển Thứ Hai

I.1 Phẩm Phân Biệt Khổ Đế

Tướng răng rụng chẳng đều và sự khổ cũng chẳng phải là bất biến. Vậy sao nói già là Khổ Thánh Đế ?

Đáp: Do đầy khắp ba cõi và các hành biến đổi, nên gọi là già. Đây là Khổ Thánh Đế, như thọ mạng đã hết, như trong kinh nói: Tất cả chúng sanh đều phải già mà ngay cả chư thiên thân hình đẹp đẽ cũng phải bị biến đổi, trước sau khác nhau, chẳng có cái nào là không già cả. Việc nhỏ thì khó rõ hết giống như thân này, lại như sự sống trước khác với sau. Đây là do tướng hữu vi thay đổi bởi các hành, nên nói là già, cũng giống như trâu chứ không khác. Hữu vi chẳng dừng mà thay đổi sanh diệt trong từng phút giây vậy. Nhưng tại sao lại có sự già?

Đáp: Tất cả các pháp hữu vi thay đổi trong từng sát na một, thật chẳng có chỗ dừng nghỉ, rồi nương vào để trụ tiếp tục với nhau. Cho nên nói đây là tướng của già, như sông thêm mưa, như sông nước chảy, niệm niệm chẳng ở yên, thấy liên tục không dứt. Cho nên người đời nói: sông này nước chảy gấp, hoặc nói sông này dài. Việc mưa cũng như thế.

Lại nữa giữa sự sống và sự chết, ấy là việc già. Vì sao vậy? Đầu tiên ngũ ấm khởi lên, gọi là sanh.

Sau cùng ngũ ấm hoại đi thì gọi là chết. Đây là hai việc mà ở trung gian các ấm biến đổi do bệnh đối trị và sanh tử giao thoa với nhau. Cho nên nói bệnh là khổ. Do bệnh cho nên thân này hằng khổ sở. Vì sao chẳng giống với kệ này, nếu không bệnh là điều lợi số một ?

Đáp: Nóng, lạnh khi bệnh đến thì khổ sở, do nói thân thường hay bệnh, không bị cùi hủi, lậu và những bệnh nặng, đi đứng oai nghi đọc tụng suy nghĩ tu học có lực, có điều kiện cho nên khi nương vào thân này nói không bệnh là điều tốt số một. Lại nói Hành khổ giống như lửa thiêu đốt, nên nói thân này hay bệnh, để xa lìa sự khổ, nên nói không bệnh là điều hy hữu. Lại nữa thường hay chữa trị nên nói là thường bệnh. Ở nơi thân điều phục, nên nói việc không bệnh là tốt nhất. Ở Thiên đạo chẳng bệnh, tất cả chúng sanh lấy bệnh làm pháp, lời này nên tìm cầu ?

Đáp: Khi ấm sanh tức là khổ ấy biến khắp ba cõi, cho nên Thiên đạo cũng bệnh. Như trong kinh nói khi hình tướng sanh là khổ. Khi sanh bệnh nương vào đó, như sắc và ấm cũng lại như thế. Lại trong kinh cũng nói rằng: Tỳ kheo nếu bệnh thì đây là tên gọi cũng như ngũ ấm cho đến bị ung thư v. v. Lại cũng có thuyết nói rằng: Tướng trời suy thoái thì thân tâm thô xấu. Đây gọi là Thiên bệnh.Trong luận Chánh đạo nói: Bệnh là do nghiệp quả. Vậy nghiệp quả khổ này chẳng phải là khổ Thánh đế sao?

Đáp: Nghiệp quả báo này chẳng lìa kết quả của ái. Cho nên nói nghiệp quả báo tức là nói kết quả của ái. Đó chính là sự tham ái chẳng lìa nghiệp vậy, như đèn với lửa, nghiệp ái và ngã kiến. Đây chính là tánh của thức về quả khổ. Khổ Đế là nhiếp lấy chẳng sai khác, nên Phật nói khổ ấy chính là bệnh. Lại cũng có kệ nói về sự đói khát chính là bệnh thứ nhất. Như đây thì hai thuyết khác nhau thế nào?

Đáp: Nếu nói bệnh là khổ thì cả bệnh nặng lẫn nhẹ đều bị nhiếp phục cả. Sự đói cũng như vậy, cho nên hai thuyết có sự khác nhau. Lại nữa chẳng thể trị được, cho nên nói đói khát là bệnh đầu tiên. Vì sao vậy ? Vì đói khổ khó trị, trị sẽ không hết như bị bệnh dưới ánh nắng mặt trời, bệnh vì mắt tức chẳng giống như đây, lại không dừng lại, cho nên đói là bệnh, từ sống đến chết vĩnh viễn chẳng dừng nghỉ. Ngoài ra bệnh chẳng phải như thế mà đói là bệnh phải trị, giống như trét hồ lên tường, giống như không bệnh, như kẻ oán chửi người thân, đầy cả các nơi. Chúng sanh mà bỏ ăn thì liền đói khổ. Như trong phẩm Địa ngục nói. Vì vậy bệnh đói ấy đã dẫn đầu, sao gọi là chết?

Đáp: Căn mạng dứt hết, đây gọi là chết, cùng khắp với tất cả chúng sanh. Do có lửa có thể nấu thức ăn, mà nơi thân thì luôn có rắn độc, đâu có khác gì. Khi tánh này tận diệt và do đây gọi là mất.

Các căn không đuợc ăn, tùy theo như lửa mà hết.

Tâm và tâm pháp căn, chính là duyên lớn. Vì căn diệt cho nên tâm pháp tùy theo đó mà mất, mạng còn ấm mà thức lìa nơi thân thì lúc ấy gọi là chết, có kệ như sau:

Mạng ấm và ý thức, Nếu xa rời nơi thân, Mắt nằm ngang trên đất, Như củi khô không trí.

Lại nũa cũng giống như chỗ tụ họp, ấm giới vào và tiếp tục đoạn tuyệt. Đây gọi là chết, chết lại có hai loại: Một là tự tánh chết, hai là chết ngang. Tự tánh chết cũng lại có hai loại: Một là do nghiệp hết, hai là do mạng hết. Chết ngang lại cũng có hai loại: Một là tự mình ngang, hai là người khác ngang.

Lại nữa chết có ba loại: Một là chết theo từng sát na, hai là chết ngang, ba là nguyên nhân hết thì chết. Chết theo từng sát na nghĩa là khi thác lại sanh và cho đến khi Kha La La 11 vị chẳng có ánh sáng, chẳng có hơi thở, trong sát na rồi hết. Có kệ rằng:

Chúng sanh từ đêm đầu, Do ái sanh vào thai, Vô ngại tự nhiên đến, Một lần đi không lại.

Lại như trong kinh nói: Này các Tỳ kheo trong mỗi sát na sự sanh già và chết, đây gọi là sự chết rơi vào trong từng sát na. Hoành tử, bị chết bằng chất độc, lửa, dao, gậy.v.v. hoặc tự làm, hoặc người khác làm. Do đây mà mệnh căn hết. Đây gọi là Hoành tử. Còn nhơn tận tử, nghĩa là cảm bởi cái nghiệp sống lâu đã hết không còn nữa. Đây chính là sự chết chân thật. Chỉ có A La Hán được giống như ngọn đèn tắt. Đây gọi là nhơn tận tử. Vì sao gọi là tướng chết ? Sao lại là việc chết và sao gọi là duyên của sự chết ?

Đáp: Mạng căn đoạn tuyệt, đây gọi là tướng chết, xa rời đường chính, gọi là việc chết. Sanh ra chính một cái duyên của sự chết. Vì sao gọi sự chết là khổ?

Đáp: Vì sợ nên khổ, người này khi lâm chung ví sự chết như chất kim cương bị phá hoại và sanh về nơi khác, chẳng còn gần gũi, xa rời thân quyến ta rất yêu thương quý mến, giúp đỡ thân này mà nay tan rã băng hoại thì phải vĩnh viễn xa lìa chỗ sanh quý hiếm ấy nên sợ hãi. Cho nên nói chết là khổ. Vả lại khi đốt xác thì con người cũng phải trải qua việc ác chẳng vui việc lành và do nguyên nhân là lúc mệnh chung phá giới và thấy tương lai sẽ bị sanh vào đường ác, nên khởi lên việc lo lắng và thân tâm sầu não, như trong kinh Tử Pháp nói. Vì vậy cho nên chết là khổ, khi mang thai cũng khổ, lúc hài nhi còn ở trong bụng mẹ cũng chịu biết bao nhiêu khổ nhọc. Hoặc do người mẹ ăn uống bất thường, đứng đi cực nhọc, làm cho khổ sở bức bách. Phải chịu sự khổ nhọc như thế để được an toàn tánh mạng, chẳng may sự chết đến đoạt mất mạng căn thì rất khổ mà khi sanh sản cũng khổ như vậy. Tuy rằng cực nhọc nhưng lại vẹn toàn. Nếu chẳng may sự chết non thì xem như mạng sống đã hết.

Khi lớn lên ở tuổi thanh niên thọ dụng lục trần, chẳng biết cho đủ, cùng với người thân chung ở chẳng bao lâu và do tuổi trẻ ít bệnh lại có của cải, cho nên hay khởi lên những sự kiêu mạng say sưa. Lúc này thì chẳng lo gì đến việc chết là khổ. Khi tuổi trẻ qua đi. Lúc ấy tài sản giàu có, lúa thóc đồ dùng tất cả đều đầy đủ. Hoặc bị vua quan phạt tội nặng nề, hoặc gặp phải bệnh hoạn khốn đốn, liền mới suy nghĩ ta chắc phải chết. Tâm ấy quyết chắc rồi ngậm ngùi nước mắt chảy, thiêu đốt cháy dần, dưới mắt kẻ thân người thuộc chẳng còn ai. Việc chết sẽ đến, đâu có bi kịch nào sánh đuợc với sự khổ này. Sự chết đến giống như núi lớn hiện ra.

Xem qua bốn phương lại chẳng thể ngăn được, như một sức mạnh chẳng thể chống trả lại đuợc, cổ họng giống như miệng ngựa, thiêu đốt nóng cháy làm cho tất cả như kiếp mạt không mặt trời.

Tất cả chúng sanh đều chẳng thể độ, như biển Đông chẳng thể qua bờ, như kim cang bị sét đánh vào núi ngũ ấm, như gió lớn thổi trốc gốc cây, như Ca Lầu La thôn tính rồng, như quỷ uống ăn làm cho người mất mạng, như oán tặc lớn thường hay cướp đoạt đời sống quý giá, như người tội nặng tâm chẳng an lạc, như vị vua ác tội nặng khó tha, như lúc xuân đến tất nhiên sẽ có. Đây chính là nghĩa nói về sự chết là khổ, phóng dật tử, phá giới tử, sanh duyên tử. Ba điều này có gì khác nhau ?

Đáp: Huệ mệnh mất còn, gọi là người phóng dật chết. Khi giới thanh tịnh ở nơi mạng sống phá hoại cho mất đi. Đây gọi là phá giới nhơn tử, đời sống hết rồi gọi đây là sanh duyên tử. Lại nữa rơi vào chánh pháp gọi là Phóng dật tử, mất tánh Tỳ Kheo gọi là phá giới tử. Thoái tụ đồng phần gọi là duyên sanh tử. Lại có giác vô giác tử, có hối vô hối tử, có phóng dật vô phóng dật tử, có đắm nhiễm không đắm nhiễm tử, có điều phục không điều phục tử, thiểu phần điều phục tử. Tướng này gọi là gì ?

Đáp: Kẻ phàm phu làm lành như Thánh hay Bồ Tát, liền khởi lên sự nhớ nghĩ, xả bỏ mệnh căn. Đây gọi là Hữu giác tử, khác với đây gọi là vô giác tử, phá giới nhơn tử gọi là Hữu hối tử. Người giữ giới mà chết thì gọi là chết không sợ hãi, do năm sự say sưa nên chẳng cung kính làm những pháp luật học xứ, nên đây gọi là chết phóng dật, khác với điều này gọi là chết không phóng dật. Đối với cha mẹ vợ con khởi lên tâm ái trước đắm nhiễm mà bỏ thọ mạng, đây gọi là cái chết sự nhiễm trước, khác với điều này gọi là chết không nhiễm trước. Các bậc A La Hán thường hay điều phục lục căn, nên khi xả bỏ thọ mạng hay gọi là điều phục tử. Còn kẻ phàm phu làm những việc ác với tâm tản mạn mà chết thì gọi đây là bất điều phục tử. Hữu học Thánh nhân xả bỏ thọ mạng, thì gọi là Thiểu phần điều phục tử, ngũ ấm trong mỗi mỗi niệm đều tự mất và làm hại kia thì sự chết sao có thể thành được ?

Đáp: Tất cả các ấm đều diệt trong từng mỗi niệm và luôn luôn lưu chuyển tiếp tục, nương vào sự liên tục ấy và sự tai hại kia chính là việc chết hình thành, như sự hạn chế liên tục giống như ngọn đèn tắt. Đồng thời các căn chẳng việc gì là có thể, cũng giống như cái bình vở. Mạng căn này suy sụp cũng giống như thế. Lại có người nói: Thọ mạng của đời sống này chẳng có sát na nào là không mất đi. Vì sao vậy ? Nếu niệm niệm thay đổi mà thọ mạng không, thì sự chết chẳng phải lúc chết và làm hại cho cái chết khác, tất cả đều chẳng thành, ba loại bệnh lại cũng chẳng thành, cho nên mạng căn không phải mất trong từng niệm một. Vì sao ghét nhau mà phải gặp nhau?

Đáp: Vì sự ghét nhau và thương nhau luôn luôn chẳng cố định, do trần là chỗ gặp gỡ để oán. Vì do sự tụ hội lại giận nhau, lại đây là chỗ gặp gỡ để giận hờn nhau, như người đối với việc heo ăn, ngoài ra còn nói Khổ đế chẳng thành lập, vì bất định vậy. Rằng: Chẳng phải oán thân, trần là bất định, mà sự ghét nhau gặp nhau sinh ra sự khổ, việc ấy bất định, như cảnh giới không định, sanh việc lành liền định. Việc ác lại cũng như thế, oán tắng hội khổ lại cũng như vậy. Lại do nghiệp ác ở đời trước dính liền với quả và tụ tập lại, nên gọi là oán tắng hội được thành lập và điều ấy chính là khổ. Đồng thời oán tắng hội khổ là sự trói buộc khổ thọ và tư lương thuyết. Vì sao vậy? Vì tất cả chúng sanh đều thích vui, oán khổ vậy. Sự thọ hội này gọi là oán tắng hội, lại cùng với những bạn ác tụ hội và nhiều sự sai trái, nên gọi là oán tắng hội khổ, như kệ nói phía sau:

Cùng với bạn ác sống
Chẳng họp, không sai trái
Công đức này lớn lắm
Lìa tức không khổ sở
Bạn lành cùng ở chung
Ta khó nghĩ phán quyết
Chia lìa đúng là khổ
Cái giá sự ở chung

Lại nữa kẻ tu giới thanh tịnh quán rõ ràng mất mát sự sợ hãi và kẻ xấu phạm giới đã thọ cùng ghét nhau, sanh hối quá và quán khởi việc biết xấu, thì kẻ tu hành này sự oán ghét kia có thể khô đi, là thiện pháp vậy. Phiền não thiêu đốt và oán hận Thánh nhân thì có thể làm ngược lại tâm thanh tịnh.

Trong đây nói ác nghiệp pháp, quả phiền não tương ưng với nhau, nên gọi là oán tắng hội. Sao gọi là tướng của oán tắng hội ? Thế nào là việc oán tắng hội ? Thế nào là duyên của oán tắng hội ?

Đáp: Chẳng phải chỗ ái tụ làm tướng, tâm lo lắng làm sự, nghiệp phiền não làm duyên. Vì sao oán tắng hội lại khổ ?

Đáp: Sự bức não làm thể, như cái ác ở gần vì khổ là duyên nhân vậy, như thức thấy chó sói sợ hãi cả thân tâm, như chất độc hại thân. Sân si làm duyên, như thấy gốc của sự oán, vô an ổn làm nhân, như truyện vua Vô Ưu (Asoka). Đồng thời cùng với nhiều loại khổ tương ưng với nhau, có thể tự hại thân mình, như A La Hán đời trước, chẳng ái tương ưng mà sanh ra nhiều mong muốn. Cầu dục là nhân duyên của ba loại khổ như kệ nói: Thọ khổ người cầu. Lại do bạn ác cho nên sanh ra sự sợ hãi lớn như nai thấy thợ săn, như người ngồi nằm và áo trời che phủ lên giường quý, thiêu đốt đỏ hực như kim châm nơi thân, thân tâm kích động sanh ra sự khốn khổ lớn, cho nên có tên là oán tắng hội khổ. Loại oán tắng hội có gặp gỡ và vĩnh viễn chẳng xa lìa, thì nghĩa này như thế nào?

Đáp: Một lúc tánh cảnh giới liên tục cùng với sự phát sanh trí tuệ của các pháp và hằng tương tục gặp nhau, nên oán tắng tụ hội khác nhau là ở nghĩa này, khó thể đạt thành. Lại khổ thọ chính là oán tắng, sự thọ này chẳng lìa nơi tâm. Đây là nghĩa thuận nan chăng?

Đáp: Như trong kinh nói: Như sự nhiếp phục có nhiều loại nghĩa của sự gặp gỡ cũng lại như vậy, như bài kệ tán dương sau:

Một phần đủ tâm phần,
Đạo dùng loại giống nhau,
Hơn cả nơi tự tánh,
Kinh gọi đó pháp nhiếp.

Như nhiếp cũng gặp nhiều loại như thế, nghĩa là chẳng lìa một cảnh và tướng chấp trước tương đối .v.v. cho nên điều khó này đúng sai đều được. Vì sao thân ái mà lại chia lìa ?

Đáp: Sự thân ái này là trần hoặc, còn gọi là chúng sanh hoặc, chẳng phải chúng sanh và với sự ly biệt này gọi là thân ái ly. Đồng thời khi còn trai trẻ không bệnh, cuộc sống bản thân tướng hình đầy đặn, tự tại, bạn bè xa lìa. Lại có tên là biệt ly, cùng lúc những thiện nghiệp quả báo. Lục nhập nhiếp vào, ở đây lại lánh xa, nên gọi là ái biệt ly, như rời khỏi cõi trời và niềm vui ấy bị tan vỡ, nên gọi ái biệt ly. Vì sao vậy? Chính niềm vui này là sự cảm thọ của ái nhiễm vậy. Do sự ái nhiễm ấy mà sắc đẹp, cảnh giới ấy lại sanh ra đắm trước. Ở đây lấy niềm vui thọ nhận làm bạn nghĩa là tưởng, hành, thức lại sự đắm trước, nói đúng nghĩa của nó là chỉ nhận niềm vui và khi hoại thì gọi là ái biệt ly. Thế nào là tướng thương nhau mà lìa nhau ? Thế nào là việc thương nhau mà phải lìa nhau?

Thế nào là việc duyên vào sự thương nhau rồi lìa nhau?

Đáp: Sự lìa ái là tướng, tâm lo lắng là sự việc, gặp thất bại ấy là duyên. Sao lại bảo sự thương yêu nhau mà chia lìa lại là khổ?

Đáp: Nguyên nhân ấy chính là thương nhau mà phải chia lìa nhau vậy. Đây là sự lo lắng bên trong của các chúng sanh, giống như cây cối trong rừng bỗng nhiên bị lửa cháy, như trong kinh nói: Như chư Thiên bị đọa, sự khổ của ái biệt ly phải xuống địa ngục, giống như trong truyện Mục Liên.

Lại nữa đối với chúng sanh nghi, nghe, thấy, hoài niệm về sự thương yêu mà phải xa lìa nên sanh ra ưu bi khổ não. Đây có tên là ái biệt ly khổ? Lại do cha mẹ, vợ con vì yêu quyến thuộc là nguyên nhân của biệt ly vậy. Như bị mất tiền rồi đánh mất bản tâm, như bị dính mắc vào hồn say, nói năng khóc lóc, tuyệt vọng như gặp người mới chết, như mất ngôi vua khổ sở bức bách, như vô thức, vô tri, si loạn, hiển nhiên như thuyền bị phá nổi trôi lo lắng trên biển cả, cho nên ái biệt ly khổ là vậy. Sự già chợt đến cũng là oán tắng hội, tuổi trẻ ra đi cũng có nghĩa là sự thân ái lìa xa. Liền nói là oán hội, ái ly.

Tại sao lại chẳng nói nhiều hơn nữa?

Đáp: Sự già chợt đến, tuổi trẻ ra đi, như thế hai khổ ấy La Hán cũng có, chỉ có không gặp oán tắng như kệ sau đây:

Nếu tất cả thật không,
Oán tắng và thân ái,
Chẳng lo chẳng nhiễm tâm,
Người ấy được Niết Bàn.

Dùng nghĩa này chẳng phải để nói thêm, mà do già bệnh chẳng phân biệt sự khổ ấy, cùng với La Hán như nhau, như kệ trước đã nói. Cái già xấu ngươi có thể lo, còn oán tắng hội khổ và nguyên nhân của ái biệt ly phân biệt khởi, tất cả đều thuộc về sự khổ của tâm. Kẻ chưa lìa dục tức có khổ này. Lại do già bệnh nên gọi là nương vào cái khổ bên trong, oán hội, ái ly gọi là nương vào cái khổ bên ngoài. Cho nên chẳng nói khác. Còn cầu bất đắc nghĩa là thế nào?

Đáp: Xa rời sự khổ và chẳng gặp khổ, tức được an lạc và chẳng lìa, muốn điều này không được thì gọi là cầu bất đắc khổ. Lại cùng với sanh, lão, bệnh, tử đều là khổ. Cầu chẳng gặp và chẳng thể được sự sanh này là định pháp. Cho nên gọi là cầu bất đắc khổ, lại cầu cùng với oán tắng, thân ái chẳng lìa, tức chẳng thể được, nên gọi là cầu bất đắc khổ. Ngoài bốn cái khổ như trên, còn hai cái khổ nữa đang hiển bày nơi đây thì phải nói như thế nào?

Đáp: Chẳng phải thương nhau mà phải gặp nhau thì gọi là oán tắng hội, đối với chỗ thương nhau mà bị phân ly thì gọi lá ái biệt ly. Bây giờ thì cầu oán không gặp và cầu thân không lìa, như trước đã nói hai loại này là khổ, vì vậy chẳng nói thêm. Lại được mà chẳng xả bỏ lại cùng với các trần tụ hội lại, nên có tên là oán tắng hội. Được rồi chẳng xả bỏ, cùng với ái trần chẳng được cùng nhau tụ hội, nên gọi là ái biệt ly. Chưa được chưa xả ái trần này cầu chẳng thể được, nên gọi là cầu bất đắc khổ. Do cả ba đời đều như vậy, nên không nói thêm nữa. Tướng của sự cầu bất đắc ra sao? Việc cầu bất đắc như thế nào ? và vì sao lại duyên vào sự cầu bất đắc?

Đáp: Cầu bất đắc nghĩa là lấy tướng trái nghịch với ý dục và sự lo lắng khát vọng làm sự việc đồng thời hiện ra chẳng công dụng tìm tàng và lấy duyên ấy làm việc chẳng lành. Sao lại cầu không được mà khổ?

Đáp: Cũng giống như cái bình như ý bị vỡ đi, chỗ mong muốn làm vua bị mất. Lại chính là cái khổ tạo nhân duyên, rồi sinh ra việc ham muốn ngũ trần. Do chẳng thể được, nên lửa dục thiêu đốt như nghệ thuật của Ba Già thiêu đốt ra tro. Cho nên gọi tên cầu không được là khổ. Lại có ba lúc hay sanh khổ, đó là cầu lợi mà ta không được, làm cho chẳng được rồi chẳng được. Do đây mà sanh ra lo buồn và khổ vậy. Đây có tên là cầu bất đắc khổ. Mệnh trần đã là khổ, mà có được đi chăng nữa thì cũng khổ. Cầu mà không được vì sao lại khổ?

Đáp: Điều này bất định vậy, được mà chưa hoàn toàn cũng khổ. Vì sao thế? Nếu có được lòng tin thì chẳng gọi là khổ, lại nữa việc này nương vào việc xa lìa sự lo lắng. Cầu bất đắc nghĩa là hay sanh tâm cầu được năm việc lợi của đời rồi tạo ác ưu não. Nếu chẳng được như thế là do sự tưởng tượng vậy. Lại như tuổi trẻ, sau đó lại già, gọi tên là khổ. Như vậy được ngũ trần lợi hại về sau, nên gọi là khổ, như chấp già vào ấm làm khổ, rồi nương tựa, nên gọi là khổ. Được sự lợi lạc của năm trần cũng là khổ, nghĩa này cũng lại như thế. Vì nhân duyên gì mà cầu bất đắc khổ?

Đáp: Nhân duyên là chẳng đầy đủ, giống như hạt giống không nảy mầm thì không sanh được, do đời trước keo kiệt, tật đố tà kiến, sân hận làm hại đi việc lớn, ấy là nguyên nhân và bây giờ cầu bất đắc.

Như truyện Tỳ Kheo Uất Đa La, nhân vì pháp ác lìa khổ , thọ lạc cầu chẳng thể được, giống như A Tỳ địa ngục chúng sanh vậy. Còn cầu bất đắc lược nói có ba nguyên nhân: Một là chẳng có nhân lành đời trước, hai là chẳng hề dụng công và ba là chẳng ái kính kẻ khác. Sao lại lược nói ngũ ấm là khổ?

Đáp: Vì thấy đầu giữa và sau cùng đều khổ vậy. Sự sanh là khổ ban đầu, chết là khổ phía sau, già và ưu bi tức khổ ở giữa. Lại nữa vì nhiếp phục có thời gian nên khổ , hữu gian khổ nghĩa là như già bệnh chết vậy, vô gian khổ nghĩa là hằng tùy tất cả các phần, rồi vì nhiếp mỗi mỗi tự tướng với cái khổ vô biên vậy. Cho nên nói về việc chấp vào ấm gọi là thông tướng khổ. Vì sao vậy? Vì các khổ khác có nhiều loại không tính được. Giả sử đức Như Lai ở nơi vô lượng kiếp rộng nói tướng khổ lại cũng chẳng thể hết.

Lại như những sự khổ về sự sanh giống như lửa, ngũ thú ấm như rơm. Như trong kinh Đốt Cháy nói: Lại nói những cái khổ của sự sanh giống như đất đai. Vì sao vậy? Vì cái khổ của thủ ấm sanh gọi là sanh thủ ấm. Sự biến dị của khổ này thành lão thủ ấm. Sự khổ về bức não gọi là bệnh thủ ấm. Cái khổ phá hoại gọi là tử thủ ấm. Chẳng yêu gặp nhau khổ, gọi là oán tắng hội thủ ấm. Sự thân yêu mà ly tán khổ thì đây là ái biệt ly thủ ấm. Điều gì chẳng toại ý thì gọi là cầu bất đắc. Lược nói nghĩa thế nào?

Đáp: Có ba loại: Một là nhiều, hai là khác, ba là một xứ, nghĩa là ba đời phân tán chẳng loại chẳng đồng, giữ tại một nơi, cho nên gọi là nói lược. Lại nữa nói lược có hai loại: Một là lược nghĩa, lấy một nghĩa nhiếp lấy nhiều nghĩa, giống như chơn bảo. Hai là cú kệ lược, đây là nghĩa hay nhiếp lược như đồ thật quý giá. Như vậy sự khổ có nhiều nghĩa nhiều tên mà mỗi thứ đều có một tên một nghĩa để nhiếp. Nói chung cùng gọi là lược.

Hỏi: Các ấm tướng là gì? Ấm nghĩa là thế nào? Các ấm cùng một hình tướng ra sao? Vì sao chẳng lập một ấm? Ấm và thủ ấm là hai loại như thế nào?

Đáp: Theo sự hỏi ấy thì trong ngũ ấm luận tư thích, phẩm phân biệt có giải rõ rồi.

Hỏi: Vì sao nói thủ ấm gọi là khổ mà chẳng gọi ngay là ấm khổ?

Đáp: Muốn phân biệt Đế có bốn tướng, nên nói thủ ấm là khổ, nếu trực nói ấm là khổ, tức hai Đế chẳng thành. Vì sao vậy ? Minh ấm, giới, định và ngũ ấm đều thành khổ đế.

Hỏi: Thủ ấm nghĩa là gì?

Đáp: Ái dục nghĩa là thủ, ấm này hay sanh sự chấp giữ, vì chỗ chấp phát sanh nên sự chấp lại tương ưng. Chỗ chấp tùy theo đó có thể có chấp, cho nên nói là thủ ấm.

Hỏi: Tùy theo sự quán một khổ tức thông đạt khổ đế, đâu cần phải phân biệt rộng về các tướng khổ sao?

Đáp: Các hành nhơn lìa quán các khổ sanh tâm xa lìa, khi sanh tâm xa lìa rồi lại hay quán thông khổ, được nhập vào chánh quán để làm dụng. Cho nên phải nói rộng.

Lại nữa vì phân biệt sanh tử và khổ sanh ra trí chọn lựa, được trí này rồi quán khổ một nghĩa, chẳng phải trí phân biệt. Do nguyên nhân này mà được sanh trí này. Lấy sự bình đẳng làm cảnh, chẳng cần nhọc công, tự nhiên lưu chảy, không có giác quán. Đây gọi là trí thứ tám, nương vào cảnh pháp sanh như dụ về voi quý.

Hỏi: Như trong kinh gọi lạc là nương vào lạc, vì sao lại nói thủ ấm lại khổ?

Đáp: Như kệ này nói:  Vì chấp đối trị vậy, Điên đảo dục cho vui, Kinh nói ấy là khổ, Chánh kiến nên chẳng vui.

Nghĩa này như trong Ngũ ấm luận giảng rộng, đối với phẩm khổ nhẹ (ít) và sự đối trị khổ, thì sự khởi lên nơi niềm vui, tưởng là thật, mà chỉ là sự khổ.

Hỏi: Trong kinh này lược nói những gì và ngoài ra thì kinh cũng giảng rộng về sắc là khổ?

Đáp: Vì kẻ có trí tuệ đa văn cho nên lược nói thủ ấm là khổ, vì kẻ không trí huệ nên rộng nói sự chấp thủ về sắc, ấy là khổ. Như thế vì thấy ánh sáng mà chưa thấy người sáng cho nên phải rộng nói thêm.

Hỏi: Vì sao nói thủ ấm là khổ?

Đáp: Khổ ấy bức bách như người ở nơi nhà có bảy báu, nhiều loại trang sức đẹp đẽ ngũ trần thật là mỹ miều, làm cho tâm sinh hoan lạc. Chỉ  như cây kim nhỏ chích vào liền sanh khổ thọ, quên mất niềm vui trước như mùi vị chua, rồi sự khổ tối đa. Nghĩa là già, bệnh, chết, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, ưu bi, khổ não, được mất, khổ bức bách và các khổ hại khác. Ở trong sự chấp giữ về ấm, niềm vui rất ít, đều là những hư vọng giống như nước bị hỏng.

Hỏi: Lược nói tám sự khổ, đây nghĩa là gì?

Đáp: Các loại khổ nương vào nhau để sanh, nên gọi là khổ, hay làm cho biến hoại thành già, nên gọi là khổ, hay bức bách khổ, khổ nơi thân và bệnh, nên gọi là khổ. Hay diệt trừ các căn và sự chết, nên gọi là khổ. Chẳng yêu mà phải gặp, gọi là oán tắng hội khổ, dễ thương mà xa lìa cho nên gọi là khổ ái biệt ly. Hy vọng mà chẳng toại nguyện, nên gọi là khổ. Cầu bất đắc và các tướng khổ khác về thủ ấm cũng gọi là khổ, tựa như bắn tên. Lại có cái khổ chân thật và sự có ấy sanh và sanh là pháp gì? Nghĩa là danh và sắc. Sắc tức là lão, bệnh tử chỗ đáng hại. Gọi là sự biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc khổ làm hại. Thủ ấm cũng là các khổ làm hại. Lại nữa lão, bệnh, tử thuộc về khổ nơi thân. Dùng sự vô phân biệt thì ái biệt ly và ba loại khổ khác thuộc về khổ của tâm. Đây là do sự phân biệt khởi lên mà có vậy, sanh và thủ ấm là thân tâm hai khổ. Lại nữa do sự sanh mà nói là hành khổ. Do sự tử mà nói là hoại khổ.

Ngoài ra còn năm câu khác nói về khổ khổ. Đây là ba sự khổ lấy thủ ấm làm nguyên nhân. Lại do thủ ấm có khởi lên, nên sanh ra và lục đạo xuất hiện, thân thể biến đổi thành thục tức là già, do sự tiều tụy nên thân thể chẳng bình thường và hay bệnh, làm cho thay đổi. Khi mệnh chung thì ấm hoại nên gọi là chết, lìa con đường chính chẳng yêu thọ, nguyên nhân cùng với sự tụ hội oán hờn và tương ưng với ý. Cái nhân của tướng ái thọ xa rời nên gọi là ái biệt ly, cùng với ái và chẳng cùng. Sự mong muốn chẳng toại ý gọi là cầu bất đắc, như nguyện chẳng thành. Vì tất cả những sự khổ là gốc. Do vậy thủ ấm gọi là khổ, các khổ ấy tự sanh ra chẳng công dụng gì, nên Bà Tẩu Bạt Ma pháp sư đã phân biệt về phẩm khổ đế rõ ràng như vậy.


I.2 Phẩm Tư Lương Tập Đế (Thứ Tư)

Nói khổ đế rồi, lần lượt nói về Tập đế như thế nào? Tập ấy nghĩa là gì? Thế nào là tự vấn và tự đáp? Sự khát ái ra sao? Sự khát ái này tướng gì? Việc gì và duyên gì? Khát ái là cách nói với nghĩa rõ. Vì sao sự khát ái chính là Tập. Điều này tự đủ để nói về sự khát ái rồi. Dùng cách nào lại nói có thể hoặc hậu hữu. Có thể hoặc hậu hữu nghĩa là gì? Có thể hoặc hậu hữu quyết định tướng hỷ dục, tùy nơi ái trước.

Vì sao tạo nhiều loại để nói về sự hỷ dục, nghĩa gì theo đó. Vì sao xứ xứ ái trước lại nói chồng lên? Vì sao có các khác biệt hoặc hay tạo nên tướng của Tập? Vì sao hay nói khát ái là Tập? Nhân gì là xúc mà nói khát ái là Tập? Chẳng nói các nghiệp tham ái và nghiệp phiền não tập. Tại sao hay nói là khổ tập vậy? Vô minh duyên, quán vị duyên, tam thọ duyên và ái, sự sai khác này như thế nào? Đã nói về tứ đại xúc, danh sắc, mỗi thứ có nguyên nhơn của ấm, lại nói sự khát ái là nguyên nhơn. Hai thuyết nầy chẳng khác nhau sao? Sự khát ái, vô minh, ngã mạn, nghiệp, ăn uống đều là nguyên nhơn của sự khổ. Những thứ nầy có tướng khác nhau như thế nào? Hỷ dục và dục dục nghĩa nầy ra sao? Bụi cây trong rừng và sự tham có tên khác nhau và nghĩa nầy như thế nào?

Ngươi đã hỏi về khổ đế rồi. Vì sao lại lần lượt nói về tập đế?

Đáp: Đã quyết tâm tin về quả; nhưng chưa rõ biết tin nhơn và muốn làm cho tin nhơn; nên lần lượt nói về tập và hiển thị rõ ràng là khổ đế ấy tùy thuộc vào nhân duyên. Lại nữa vì thọ hóa mê lầm nên mười hai nhân duyên sanh; lại nói khổ đế giống như cơ quan tùy thuộc vào nhơn duyên vậy. Tự  tánh yếu đuối và vô ngã tướng. Lại nữa với thế gian tham ái trói buộc cột chặt, chẳng thể ra khỏi sanh tử ngục. Cho nên hiểu chỗ cột có thể cột. Lại làm cho chúng sanh tính như thế nầy: Đây là khổ đế không có đầu đuôi, khó thể trừ diệt. Do nhân duyên sanh, cho nên có thể trừ diệt được; giống như hạt mầm có thể lên cho tốt đẹp đứng đắn. Ngươi hỏi tập ấy nghĩa là gì?

Bình đẳng tụ lại sự sống, ấy gọi là tập. Lìa 3 nghĩa nầy tức chẳng thành nguyên nhơn lại làm cho khởi lên gốc gác của suối nguồn có thể thành và có thể hiện ra. Rồi lần lượt nhơn duyên ấy gọi là tập.

Ngươi hỏi là tự hỏi và tự đáp như thế nào mà có các đệ tử chẳng thể giải được sự sợ hải nơi tâm, để gìn giữ ba điều nầy?

Phật tự đáp rằng: Vì khó phá tà và nhơn đây hiển lập điều chánh làm nhơn, cho nên có sai chấp.

Nghĩa là Phạm Vương tự tại và Thiên nhơn,  thì tánh vốn là tứ đại, không, hư lân lấy đây làm nhơn để dừng. Vì phá tà chấp mà hiển thị nguyên nhơn chánh vậy.

Phật tự đáp rằng: Lại nữa đối với mười hai nhơn duyên sanh và ở các kinh đã nói nhiều về Tập. Có các đệ tử chưa rõ kinh nầy là do pháp gì mà làm khổ tập?

Phật tự đáp rằng: Vì dục làm cho được quyết định về trí lực, lại vì che lấp trí thọ hóa chẳng thông đạt nên lược dạy là nghĩa vậy. Vì làm cho khai mở sự giác ngộ; nên Phật tự đáp. Lại vì thắng trí thọ hóa giác quán nhiều nên chẳng chấp trì, làm cho trí kiên cố; nên Phật tự đáp. Lại vì làm rõ nghĩa sự thọ hóa và làm cho quyết định trí lực; nên Phật tự đáp. Lại nữa vì phân biệt trí của đệ tử làm cho được rõ ràng, giống như ngọn đèn; cho nên Phật tự đáp.

Ngươi hỏi khát ái nghĩa là gì? Khát ái có tướng gì? Sự gì? Và duyên gì?

Đáp: đây là những chúng sanh hay quán pháp hữu vi công đức, nương vào sự hữu dụng của tâm chẳng biết đủ; cho nên khát ái, như uống nước mặn, giống như người giữa mùa hè nóng bức dưới sức nóng chiếu của mặt trời làm khát nước khổ sở, tìm nước khắp nơi lại uống nhằm nước mặn; nước biển lại càng làm khát hơn thế nữa, như thế kẻ phàm phu thế gian thường vì sanh tử là do ái dục thiêu đốt tâm nầy. Tà vọng phân biệt làm cho sanh ra khát vọng và chỉ một lòng hướng về mong muốn niềm vui ái dục. Mắt, tai, thân, thức và tâm ý luôn là chỗ thọ dụng các vật, cái được rồi hay chưa được lúc nào cũng chưa đủ. Cho nên nói pháp nầy là sự khát ái. Lại chẳng biết đủ; nên gọi là khát ái như đốt lửa rơm, kết quả là chảy mở. Đây là sự thiêu đốt. Đối với các loại đều chẳng biết đủ và kẻ thế gian phàm phu vì thế mà bị sự tham ái đốt tâm. Đối với người, trời, trong chỗ tốt đẹp của nguy trần, mỗi mỗi sự thọ dụng chẳng biết đủ như thế dẫu có làm vua cũng không biết đủ.

Sự khát ái cho thấy có nhiều loại khác nhau. Mỗi thứ chia làm 2 loại khác nhau. Đối với thủ ấm khi khởi lên ngã chấp và ngã ái thì đây gọi là sự tham duyên vào bên trong. Đối với loại chấp thủ khởi lên chấp cái thuộc về ta, đây là gốc gác của ái thuộc về loại tham, nằm bên ngoài. Thấy khác vì nương vào nguyên nhơn để thấy và mong được sanh ra nhiều hơn. Đây gọi là hữu ái khả y (do ái nương tựa vào). Chẳng có thấy sự mong cầu vui và đoạn ngã; đây gọi là vô hữu ái. Tánh khác có nghĩa là sự tham ái điên đảo khởi lên che khuất mọi việc, giống như đám mây che; cho nên gọi là nằm bên trên tâm. Sự tham ái tùy theo sự mê muội và tùy theo công việc, giống như chuột dữ. Đây gọi là ly tâm ái (ái lìa tâm).

Lại nữa nguyên nhơn của sự khát ái nương vào duyên nghiệp sai biệt vậy. Mỗi mỗi có 3 loại.

Nguyên nhơn khác là nguyện vui chưa gặp với sắc trần. Sự ái nầy chính là nguyên nhơn khổ của sự bảo vệ giữ gìn. Nương vào sự khác nhau có nghĩa là nơi chỗ thọ nhận đầy đủ của chúng sanh, mà chúng sanh đây là vui được các ấm trong tương lai. Mong muốn được sanh, nên gọi là nương vào chúng sanh. Chỗ ái có nghĩa là vui theo 3 đường, thường mong đến nơi nầy. Gọi đây là sự nương vào nơi chốn để thương yêu. Vui nghe tiếng tốt, sự va chạm, màu sắc, mùi vị và hương thơm v.v.., trần cảnh, cầu dục thọ dụng gọi đây là nương vào sự thọ dụng ái đầy đủ. Duyên khác có nghĩa là sự tham ái có thể tạo cho nghiệp phiền não, khổ duyên vào và duyên ấy khởi lên ba loại này. Gồm có nghiệp khác nghĩa là bình đẳng và bất bình đẳng khát ái liên tục.

Bình đẳng ái có nghĩa là nương vào đạo lý để cầu tìm thỏa mãn sự thọ dụng. Đây gọi là bình đẳng ái. Ngược lại với điều này là bất bình đẳng ái. Tương tục ái có nghĩa là tùy theo sự mê mờ tham ái từ vô thỉ kéo theo. Đây gọi là tương tục ái.

Lại nữa sự khát ái chấp vào con đường lấy tư lương làm đối trị khác nhau, mỗi thứ có bốn loại . Thủ dị có nghĩa là đối với dục giới, ý dục mê lầm, khát ái tham trước. Đây gọi là dục thủ, đối với lời nói ta thấy giới và trong đó vẫn có sự khát ái đắm trước lại cũng như vậy. Đạo đối trị dị có nghĩa là sự đối trị với tánh của bốn quả Thánh. Tư lương dị có nghĩa là uống ăn, áo quần, chỗ ngủ thuốc thang, mà sự khát ái lại nương vào ba loại thọ dụng sai biệt ấy và trở thành 5 loại: Đối với niềm vui thọ dụng sanh ra 2 loại ái , là tụ tập ái và bất tương ly ái. Đối với sự khổ thọ cũng sanh ra 2 loại, là bất tụ hội ái và tương ly ái. Đối với sự xả thọ thì khởi lên vô minh ái.

Lại nữa sự khát ái dùng sự việc khác nhau và phân thành 5 loại. Nghĩa là chưa được cầu cho được, được rồi mong làm cho được việc. Hai là sanh được niềm vui mong cầu rồi cầu cho sự việc đầy đủ. Ba là cầu cho đủ rồi lại tăng trưởng thêm sự việc. Bốn là khi tăng trưởng rồi lại làm việc gìn giữ. Năm là khi gìn giữ rồi sau đó bị mất mát, tan biến sanh ra lo lắng ưu sầu.

Lại nữa sự khát ái nương vào năm ấm nên nói là năm, nương vào sáu căn nên trở thành sáu. Nương vào sáu căn mỗi thứ có ba loại thọ dụng thành 18. Lại nương vào chỗ nối kết để thành 36. Cứ như thế cây tham ái cứ tùy theo sự mê muội mà mọc gốc rễ thêm. Tư lương ngã ái là việc thọ dụng và lấy thân làm gốc. Ở tam giới sự tham ái là tối cao. Sáu sự yêu thương tụ lại làm cành và việc thực hành ái ấy giống như lá, 800 loại ái ấy là hoa và sanh ra những quả chẳng lành. Như thế này thì sự khát ái ấy là nguyên nhân của khổ tập, nguyên nhân này sẽ sanh ra những sự khổ khác. Đây gọi là khát ái. Trong này nên biết về tướng của sự khát ái, tướng của tâm hỷ và sự việc chính là không biết đủ, nên sanh ra 11 loại khác. Duyên đây chính là quán về công đức hữu vi làm duyên vậy.

Hỏi: Sự khát ái này nói khác hơn là vì sao mà khát ái chính là tập? Điều này nói như thế đủ chưa?

Đáp: Sự khát ái có nhiều loại, thường hay cảm sau khi sanh, lại là định của tập, ngoài ra tức chẳng nắm giữ. Nếu chẳng phải như vậy thì khi nghe chánh pháp, lại cũng nên nói là tập. Lại nữa sự khát ái này có thể cảm đến vị lai chẳng thể cảm tức chẳng thể thủ, lại nữa sự khát ái này cùng với hỷ dục tương tục, nên gọi là tập. Nếu chẳng phải vậy tức chẳng phải chỗ chấp thủ. Vả lại dục ấy giản đơn là pháp tập đế. Nói đây chính là sự khát ái, lại ví như sự chấp giữ làm hiện ra trong hiện đời là căn nhân khổ của sự khát ái và sẽ được sanh ra tiếp theo. Ta phải biết rằng cái khổ trong quá khứ sanh ra đó là chẳng lìa sự khát ái vậy, như trong kinh Úc Già Trưởng Giả nói.

Hỏi: Nói sự khát ái rồi dùng cách để lại nói có thể sự cảm thọ sau đó là thật có?

Đáp: Sự khát ái có nghĩa là nói không thể hết, cho nên có thể nói là sau khi cảm nhận thì có sự hiển định sự khát ái. Thường hay nói sự khát ái là ngyên nhân (tập). Như vậy các A La Hán khát và thích nước cũng là tập vậy, nếu có sự khát ái có thể làm cho diệt  sự khát ái thì nương vào chỗ dừng, lại cũng trở thành tập.

Hỏi: Có thể sau khi cảm nhận thì nghĩa này như thế nào?

Đáp: Có thể làm cho thức và ấm dính mắc vào sự có ấy, vì sao vậy? Vì ngã (ta) và ngã sở (những gì thuộc về ta) là chỗ chấp trước. Như thế sự khát ái có thể làm cho thức và sự chấp trước ở nơi nầy. Ví như đất bụi dính vào chỗ thấp rồi hạt giống nương vào chỗ ẩm thấp của đất vậy. Lại cũng có thể sanh ra sự có trong tương lai, như mẹ sanh con. Lại vì vị lai mà sanh ra thức ăn, cho nên gọi là thức ăn xúc.

Sự ăn uống này có thể dẫn đến chỗ thương yêu, cho nên có thể nói là cảm nhận sau đó.

Lại nữa ngày xưa cũng có những vị thầy kỳ cựu giải thích lời Phật dạy là sự khát ái có bốn nhân duyên có thể tạo nên sự cảm nhận sau đó, một là có thể tương duyên như kinh nói. Tùy theo sự mê say, tham ái chưa bị phá trừ, mà sự khổ hay sanh và hằng liên tục giống như hồ nước rồng ở. Hai là có thể nhiếp thụ những con đường như kinh nói: Tỳ Kheo đối với sắc đẹp và những cảnh giới khởi lên, sự tham dục và sự ái trước và thức này tùy theo sự tương ưng tựa vào sắc mà ở, thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Ba là có thể nối kết và có thể liên tục như kinh nói, có thể nối kết lại, có thể gặp, chẳng xả bỏ được cảnh vậy, làm cho vị lai thế (đời sau) sẽ sanh vào ba cõi. Bốn là có thể làm cho thọ sanh như kinh nói. Đối với việc thứ tư này là có sự ái dục và danh sắc tức liền sanh.

Hỏi: Có thể sau khi cảm nhận có tướng quyết định về hỷ dục, tùy theo nơi nơi mà ái trước. Vì sao lại tạo ra nhiều thuyết như thế?

Đáp: Ba câu này đều là tên gọi khác của sự khát ái, giống như người và tay gọi là Át Tất Đa, lại có tên là Kha La, lại có tên là Ba Nê. Lại nữa kết quả là bạn của cảnh giới khác. Cho nên có nhiều thuyết cho là thí và vị lai là quả, cho nên nói là vị lai có sự cảm nhận, lấy hỷ dục làm bạn vậy, nói là hỷ dục tương tùy, chấp giữ nhiều loại cảnh và nói là xứ xứ ái trước. Lại nữa có pháp thường cảm sau đó, chẳng cùng hỷ dục tương tùy. Như tùy theo sự mê đắm về tham ái, có pháp thường hay cùng nói hỷ dục tương tùy, chẳng thể sanh ra có, như chẳng rơi vào cảnh giới tham. Cho nên nói đầy đủ lại có nhiều tên.

Hỏi: Hỷ dục nghĩa là gì?

Đáp: Hỷ nghĩa là có tư lương trong tâm để sanh ra sự an lạc, nên gọi là Hỷ lạc. Trong này sự sanh dục gọi là sự hỷ dục, giống như sắc dục. Lại nữa hỷ có nhiều loại dục tên là Hỷ dục, giống như cái bình quý. Lại đây là một loại thuốc có nhiễm nên gọi là tâm vui và nhiễm dục. Hợp hai loại này lại có tên là hỷ dục, giống như danh sắc. Lại nữa hỷ dục lại hổ tương với sự sanh, cho nên gọi là hỷ dục, như quả xoài.

Hỏi: Tương tùy nghĩa là gì?

Đáp: Nói chung nghĩa là tùy, đây là tùy theo sự mê và phần trên của tâm hay sanh ra sự có sau đó. Lại ngoài ái cùng làm, nên nói là nội ái cùng hỷ tương tùy, giống như sự ái thủ. Lại nữa tùy có nghĩa là được đất đai, như Phân Biệt Bộ nói: Tương tùy có bốn loại: Một là cảnh giới tương tùy, hai là tương ưng tương tùy, ba là gian tạp tương tùy, bốn là duyên khởi tương tùy. Cảnh giới tướng tương tùy theo như trong kinh nói là người khởi lên sự giác quán phân biệt cùng với sắc tương tùy. Tương ưng tương tùy như trong kinh nói tên này cùng với lòng từ tương tùy. Gián tạp tương tùy nghĩa là như trong kinh nói: Người này tu tập tín căn cùng với từ tương tùy. Lại như trong kinh nói: Sự nhiễm trước gặp tương tùy sân nhuế và tư duy tương tùy. Duyên khởi tương tùy như trong kinh nói: Tu tập chánh kiến và không phóng dật tương tùy. Luận này là chỗ làm rõ hỷ dục, tức là gián tạp tương tùy.

Hỏi: Nơi nơi đắm nhiễm lại nói bội lên nghĩa là sao?

Đáp: Ở nơi ba cõi ái trước có nhiều cảnh giới, đối với luận này các loại ái trước sanh ra nhiều loại. Đối với các chỗ sanh nhiều loại chúng sanh tụ hội  ái trước. Đối với chúng sanh tụ hội ái trước ở nơi các căn. Đối với các căn sự ái trước có nhiều loại trần. Đối với các trần sự ái trước có nhiều loại nghiệp, Lại nữa tâm như con khỉ, làm cho cảnh giới không yên, hay vui theo chấp lấy trần cảnh và sự khát ái có nhiều loại có và có tư lương, Do tùy theo sự nhiếp xả nơi nơi mà ái trước. Lại nữa quán sát sự ái trước mong có chỗ làm chẳng cố định, giống như con trâu và lúa, lại nữa sự chấp ngã ngoài trần lại chẳng lìa dục, giống như 5 người tù trong bụng mẹ, cho nên nói nơi nơi ái trước.

Hỏi: Có nơi nói biệt hoặc có thể tạo tác về tướng của tập, vì sao hay nói sự khát ái là tập?

Đáp: Vì là chỗ tối thắng vậy, sự khát ái là vua ở mọi nơi, tất cả những loại hoặc đều cùng tụ lại nơi tập (nguyên nhân).

Lại nữa do khát ái nhiếp và sự khát ái không làm cho dư mùi vị của hoặc, dư hoặc liền mất. Nếu các loại hoặc không khởi lên, thì sự tham ái lại chẳng khởi, vì sao vậy? Vì chẳng phân biệt chỗ nương vào, lại nói tạo ra vô dư hoặc, thường hay có sự tham ái sanh tử lại khởi lên như Thủ Truyền Thấp Sa. Lại  nữa khó phân biệt, do sự khát ái này lại nhập vào các thiện pháp, thì hay quán về khẩu dục như oan gia bên trong. Lại cho đến cửa chẳng cho vào, như A Na Hàm đến cửa Niết Bàn, do tham ái nên chẳng thể được vào thành người thượng lưu.

Hỏi: Vô minh lại hơn sao? Vì sao lại chẳng đề cập đến?

Đáp: chẳng phải vậy, vô minh cũng như người mù, vì khát ái cho nên ấm rơi vào hầm lửa khổ sở, giống như voi mù, cầu dục hậu sanh, cho nên thọ quả báo về sau chẳng do vô minh, giống như người mù vào các cửa nhà. Đây là nghĩa vậy. Vậy nói sự khát ái chính là tập.

Hỏi: Nguyên nhân gì mà chỉ nói sự khát ái là tập, mà chẳng nói về các nghiệp?

Đáp: Đó là phiền não, vì sao vậy? Sự tham ái chính là nguyên nhân thật để sanh ra, mà nghiệp thì chẳng phải như điều này, vì sao có thể biết? Vì nghiệp đầy đủ trong hiện tại. Vì sự tham ái đã hết, nên các bậc A La Hán chẳng sanh lại nữa. Như trước đây đã nói có loại giống như tập. Sự tham ái có thể làm nguyên nhân của sự có này. Đây chính là Tập đế nghiệp dẫn đến có nguyên nhân. Nói là giống như tập, lại nữa sự tham là do Đạo dẫn đến diệt và nghiệp thì chẳng phải như thế. Vì sao vậy, vì chư Phật đã tu hành cứu cánh rồi thì giống như khi nghe còn nghiệp sót lại và nghiệp thì chẳng  mất, nên chẳng gọi là chơn tập.

Hỏi: Nếu sự tham ái lại là nghiêp phiền não, tập thì vì sao nói là khổ tập?

Đáp: Có nghĩa như thế này, ở đây lập nên Tứ đế và đế ấy chính là khổ tập. Vì sao vậy? Vì ở nơi Thánh đế rút gọn lại nguyên nhân chân thật vậy, nên nói sự khát ái là khổ đế tập. Lại nữa hữu và sanh ấm khát ái là tập. Sự khát ái này trong hiện thế cùng với sự sống chung với các duyên , cùng tạo nên nghiệp phiền não tập, chẳng phải sự khát ái riêng lẻ là khổ tập. Hay nói khát ái là khổ tập đế, lại nữa sự quyết định ấy là tùy theo sự mê về khát ái làm khổ tập đế. Vì để hiển hóa nghĩa này, nên Phật nói kệ rằng:

Như gốc cây chưa lìa,
Tuy đứt nhưng lại sanh,
Sự tham ái chưa dứt,
Khổ ấy hằng liên tục.

Như duyên vào bên trong sự khát ái, thì nói là duyên ái khởi thủ, nói duyên bên ngoài khát ái thì nói là duyên thủ khởi để cầu tìm nghiệp.

Hỏi: Vô minh duyên vào sự quan sát, vì duyên vào ba nơi, thọ duyên vào nghiệp và ái này thì ra sao?

Đáp: Kinh nói rằng vô minh chính là do ái, duyên vào ái này và làm cho phiền não duyên vào khởi lên. Duyên nói là quán vị, thấy cảnh khởi lên thường tà về sự thấy ấy. Nguyên nhân ở đây khởi lên ái. Ái này chính là nghiệp duyên vào để khởi, kinh cũng nói rằng: Do sự tham ái nên có ba loại, ái này chính là thọ duyên khởi.

Lại nữa tất cả phiền não vô minh đều là duyên và sự tham ái này nương vào vô minh để khởi, nên nói là duyên vô minh ái. Tất cả những sự thấy đều là do nghiệp duyên vào. Do sự thấy nghe và duyên vào này mà khởi lên sự tham ái, ái này gọi là nghiệp duyên vào ái. Tất cả khổ của ba ái lấy làm thể, duyên này khởi lên ái gọi là khổ duyên ái. Lại nữa lấy bất tín liễu làm nhân, gọi là duyên vào vô minh ái. Quán về pháp hữu vi thường vui với vị tà trí lấy làm nhân. Đây gọi là duyên quán vị ái, ngoài ra các loại khác làm nhơn gọi là duyên vào thọ ái. Ái này chính là chỗ duyên khởi cùng với kết quả của ba loại. Do cảnh giới có sáu.

Hỏi:Đã nói về Tứ đại xúc gọi là sắc và mỗi cái đều có nguyên nhân của ấm. Lại nói sự khát ái làm nhân. Đây là hai thuyết có những sai khác gì?

Đáp: Vì hiển bày nguyên nhân có, cho nên nói sự khát ái có vậy. Vì hiển thị từng phần nguyên nhân cho nên nói là Tứ đại, vì hiển nhiều loại nguyên nhân, cho nên nói đối với xúc là xúc, chẳng phải một mà thọ lại có ba. Vì nguyên nhân lòng tin kiên cố, nên nói là sắc, như trong kinh Đại Duyên Sanh nói:

A Nan! Nếu thức chẳng thác vào thai mẹ thì Ca la này được thật thành tựu chăng?

Bạch Thế Tôn chẳng được.

A Nan! Nếu không có Ca La La thì thức này có thể gởi vào thai chăng? Chẳng thể bạch Thế Tôn. Do đây mà hai pháp lại hổ tương giữ gìn cho được kiên cố ở lại. Lại nữa từ trong vô thỉ nhân ấy chính là ái. Một là thời kỳ của nhân, nghĩa là Tứ đại sát na là nguyên nhân, nghĩa là xúc và danh sắc đều đầy đủ hai nguyên nhân. Nghĩa là nguyên nhân của đời trước và nguyên nhân của hiện tại có công dụng. Lại ngũ ấm của đời trước làm nguyên nhân. Nghĩa là sự khát ái đối với sự thọ sanh  trong Tứ đại chính là nguyên nhân đầu. Như Ca La La là nguyên nhân của Át Phù Đà, khi đầy đủ khởi lên nhân để xúc đầu tiên và đầy đủ khởi lên nguyên nhân gọi là sắc.

Hỏi: Sự khát ái vô minh, ngã mạn duyên ăn uống đều là nguyên nhân của khổ, những điều này giống và khác nhau như thế nào?

Đáp: Sự khát ái ấy chẳng khác nhau ở nguyên nhân nghiệp là chỗ khác biệt về nguyên nhân. Sự ăn uống dẫn dắt đến nguyên nhân của sự khổ, vô minh và ngã mạn là tất cả những nguyên nhân.

Lại nữa sự khát ái có thể làm ra nguyên nhân hữu lậu và nghiệp chính là nguyên nhân của Đạo. Ăn uống chính là nguyên nhân của sự bình đẳng. Vô minh và ngã mạn lại liền hổ tương với nhau làm nguyên nhân. Lại do sự khát ái làm nguyên nhân của cái khổ chân chánh. Đây là khổ căn bản vậy.

Ngoài ra các nguyên nhân là những tư lương huân tập lại, trợ duyên cho sự tham ái.

Hỏi: Hỉ dục và dục, nghĩa nầy như thế nào?

Đáp: Khi trần đến thì tâm sanh hoan hỷ. Do hỷ nầy sanh ra ái; nên có tên là hỷ dục. Khi trần ấy cầu chưa được, gọi là dục (sự mong muốn). Do nguyên nhơn sanh ái nầy mà gọi tên là dục dục.

Hỏi: Rừng rậm và sự tham dục nầy gọi khác. Nghĩa nầy ra sao?

Đáp: Dục trần là cảnh giới, hay nhiễm nơi tâm; nên nói là nhiễm dục tham trước bốn chỗ nhất định và quả ấy chính là sắc dục. Sự tham trước Tam Ma Bạt Đề và kết quả. Đây gọi là hữu dục, có thể làm chướng ngại cho việc đi đến Niết Bàn; nên gọi là dục hỏa. Có thể làm cho tâm dơ bẩn; nên nói là dục trần. Có thể làm cho tâm nhiễm ô; nên nói là dục cấu. Có thể trói buộc tâm nên nói là dục biện,

Vô tư tính tóan; nên gọi là dục phược. Làm cho si mê nên nói là dục muộn (buồn bực).

Tâm nhiễm ô gọi là dục trước. Tùy hữu hành gọi là tùy lưu. Thường hy vọng cho nên nói là vô yểm. Được chẳng đầy đủ nên nói là tham. Chướng xuất ly nên nói là cái (sự che đậy). Cơ thể che đậy gọi là phiền não. Làm cho chẳng lìa hữu; nên nói là kết. Chẳng chánh tư duy hay xúc não, gọi là chùy (cái dùi). Có thể đâm thủng gọi là Đằng. Hướng thượng chuyển đổi tăng thêm gọi là Đại. Muốn cùng khắp đạo nghiệp căn trần hay vui. Nên nói là biến (đầy khắp). Dính mắc vào các loại trần và khởi lên nhiều sự dính mắc gọi là ái trước. Đối với sự sanh tử tư lương chưa được và được tâm sanh hoan hỷ, gọi là hỷ dục vô yểm. Tích tụ dục trần lợi dưỡng gọi là khát ái. Như thế đến lui phương tiện chẳng lìa sống chết; nên gọi là dục tướng. Dạo chơi trong nước phiền não và nối kết sự thương yêu làm giây buộc. Đây gọi là dục cương. Từ trên, dưới nhập vào biển sanh tử, gọi đây là ái hà, giống như biến dị khát bịnh mà gặp vào nơi biển trần. Do đây chẳng đầy đủ nên gọi là khát. Như biển chảy ngốn, như lửa đốt rơm. Hoặc nầy vô lậu gọi là vô lưu (không chỗ dừng nghỉ). Có thể nối kết sanh tử trước sau không gián đoạn. Cho nên nói là phùng (nối nhau lại). Sự khát ái nầy tồn tại có thể làm cho sự sanh tử nầy tương tục không gián đoạn hoặc do tự mình, hoặc do kẻ khác có thể thọ ở sáu đường sanh tử. Đối với những hoặc khác gọi là Tập. Như trong nầy đã nói đầy đủ. Đây gọi là giải tham ái có 11 loại nên biết:

Một là danh,
Hai là nghĩa,
Ba là thể,
Bốn là dụng,
Năm là nhơn,
Sáu là đối trị,
Bảy là tịnh,
Tám là bất tịnh,
Chín là sanh thứ đệ,
Mười là lập nan (sự thành lập khó),
Mười một là cứu nghĩa.

Nếu hành nhơn rõ biết điều nầy khởi quán thì tự mình làm hoặc bảo người khác chuyển mê nơi đạo lý. Cho nên nói về nghĩa nầy. Tư lượng Tập đế phẩm cứu cánh.

Luận về Bốn chân lý, hết quyển hai.

Pages: 1 2 3 4