Luận về Bốn Chân Lý
Nguyên tác: Pháp Sư Bà Tẩu Bạt Ma
Việt dịch: Thích Như Điển

 

Quyển Thứ Ba

I.1 Phẩm Phân Biệt Diệt Đế (Thứ Năm) 

Kinh nói khổ diệt. Sao lại nói điều nầy? Do nguyên nhơn gì khởi lên? Pháp gì làm cho diệt? Tướng gì? Việc gì? Duyên gì và gọi là Diệt? Nghĩa gì thuộc về Vô Dư diệt? lìa diệt xả đoạn như thế nào? Bảy nghĩa nầy có nghĩa gì khác? Sao lại tận vô dư gọi là Diệt Đế? Mà chẳng nói là niệm niệm diệt? Nếu sự khát ái diệt thì gọi là Diệt Đế còn vô dư Niết Bàn tức chẳng phải Diệt Đế. Sự khát ái hết nên gọi là Tập Diệt. Sao lại nói là khổ diệt? Nếu do sự khát ái hết mà nói là khổ diệt thì người chẳng khát ái tức chẳng có khổ. Hiện thấy có khổ thì lý đây là gì? Trong thập kết thường nói sự khát ái diệt là Diệt Đế, ở yên nơi Tứ quả. Sao lại được thành? Trong mười hai duyên sanh nói Diệt có mười hai loại, sao lại chỉ nói sự khát ái tận thì đó là Diệt. Có kệ rằng:

Chi tiết nghĩa phía trước,
Bảy nghĩa cùng niệm diệt,
Cảnh giới là Hán diệt,
Mười kết, mười hai diệt.

Hỏi: Kinh nói là khổ diệt như thế nào với lời nầy và do chỗ nhơn duyên nào khởi lên?

Đáp: Do đây là pháp sanh; nên là pháp có. Pháp nầy diệt tức là pháp nầy không; giống như đèn vậy. Cũng đã nói rồi về Khổ Đế mà sự khát ái là nguyên nhơn. Bây giờ nói do sự khát ái hết nên hiển ra khổ diệt; giống như bịnh duyên hết cho nên tật bệnh chẳng khởi lên. Lại sự khát ái nầy trôi chảy khắp 3 cõi. Từ vô thỉ khởi lên dục đối trị với hữu; nên A La Hán chẳng có khát ái diệt. Vì phá sự chấp tà của ngoại đạo nên nói là Khổ Diệt.

Sao nhà ngươi hỏi là pháp gì diệt? Tướng gì? Sự gì? Duyên gì?

Đáp: Diệt có nhiều loại. Một là trung gian diệt. Hai là niệm niệm diệt, ba là tương vi diệt và bốn là vô sanh diệt. Trung gian diệt nghĩa là như thí, giới, định, tam ma bạt đề có thể diệt ba cõi. Do sự thí nầy mà tùy đó được xa lìa pháp đối trị. Nghĩa là tham sân và dần dần chẳng khởi lên, gọi là trung gian diệt. Niệm niệm diệt nghĩa là tất cả hữu vi tùy theo giây phút mà kết nên gọi là niệm niệm diệt.

Tương vi diệt nghĩa là pháp hữu vi nầy cùng với nguyên nhơn sai biệt và tánh tướng trái nhau, rồi lần hồi diệt; nên gọi là tương vi diệt. Ba điều nầy có cái diệt giống nhau. Còn vô sanh diệt nghĩa là có nguyên nhơn diệt tận. Ngũ ấm muốn sanh cũng chẳng được sanh. Đây gọi là chơn diệt. Lại có vị nói: Nguyên nhơn và có nguyên nhơn khát ái sau đó chẳng sanh nên gọi là diệt. Lại nơi kinh chơn chánh thì không sở hữu, lìa có và lìa không. Đây chính là Niết Bàn gọi là Diệt đế; như truyện nói về Cù Đàm. Lại nữa diệt có 2 loại. Một là phi trạch diệt; hai là trạch diệt. Phi trạch diệt nghĩa là các pháp hữu vi tự tánh phá hoại, gọi là phi trạch diệt, như hư không gọi là đọa trạch diệt, do lửa trí nên thiêu đốt hoặc. Đây có tên là trạch diệt như nguyên nhân lửa đốt hết rơm vậy.

Lại nữa Diệt có ba loại. Một là chưa diệt hết; hai là phục ly diệt và ba là vĩnh ly diệt. Nếu hoặc chưa sanh, chưa được duyên địa thì đây gọi là vị hữu diệt (chưa diệt hết). Nếu hoặc đã sanh rồi, rồi được duyên địa, do thế, xuất thế đạo trong hiện thời chẳng khỏi nên gọi là phục ly diệt. Nếu hoặc đã phục ly diệt là nguyên nhơn diệt vô dư và vị lai quyết chẳng sanh thì đây gọi là vĩnh ly diệt. Như Kinh nói: chưa sanh dục, dục vị lai quyết chẳng thể sanh; nên rõ nghĩa diệt nầy cũng như thế. Phân Biệt Bộ nói: Diệt có ba loại. Một là niệm niệm diệt; hai là tương vi diệt; ba là vô dư diệt; giống như ngọn đèn hết.

Lại cũng có vị nói: Diệt có bốn loại. Một là tự tánh diệt; hai là vô sanh diệt; ba là trung gian diệt; bốn là vĩnh ly diệt. Chẳng do nguyên nhơn diệt nên tự tánh diệt. Như kệ nói:

Chư hành tất vô thường,
Sanh dịêt do pháp nầy,
Nếu có sanh, hoại diệt,
Tịch diệt nầy nìêm vui.

Kinh lại nói: Nếu như pháp có sanh tức pháp có diệt. Chẳng do dụng công như vật nặng nhẹ tự nhiên nổi chìm. Gọi đó là tự tánh diệt. Do nhơn duyên không có thì quả chẳng thể sanh; đây gọi là vô sanh diệt. Như kinh nói: Do vô minh diệt nên tam hành chẳng khởi, như trong bảy lưu có mầm giống. Đất hoại giống thì chẳng thể sanh. Đây gọi là vô sanh diệt. Do định lực nên gọi là trung gian diệt. Như kinh nói: Nếu lìa tâm hoặc bên trên thì gọi là có lúc tâm được giải thoát. Chín loại lần lượt diệt. Như Tỳ Kheo Nan Đề Kha có duyên sự làm đèn, gọi là Trung gian diệt. Do Bát Thánh Đạo diệt gọi là vĩnh ly diệt.

Như kinh nói: Nếu người tu về vô thường tưởng hay diệt tất cả sự nối kết và rơi vào chỗ mê hoặc thì khi sự sáng sanh, tức thì vô minh vĩnh viễn mất. Gọi đây là vĩnh ly diệt. Giống như bình chứa và hỏa lò. Lý luận nầy chính là sự biện giải cho vĩnh ly diệt. Tướng gì? Sự gì, duyên gì? Chẳng có chỗ mất tướng của hữu vi; tâm chẳng thiêu đốt làm sự; thông đạt thực tế làm duyên. Đại Đức nói tịch tĩnh làm tướng, tâm dừng yên làm sự. Cực giải thoát tri kiến làm duyên.

Hỏi: Diệt nghĩa là gì?

Đáp: Diệt nầy gọi là Ni Lư Đà. Ni nghĩa là nói không chỗ lo lắng suy nghĩ; đà nghĩa là che chướng. Sự khát ái là pháp có thể làm chướng. Trong nầy chẳng hề có; nên gọi là Ni Lư Đà.

Tương vi phá sanh khởi, sự khát ái trôi qua vĩnh viễn chẳng sanh lại, như cái bình nung khi màu đỏ sanh ra thì cái gốc màu xanh vĩnh viễn không thể sanh lại nữa.

Hỏi: Vô dư diệt, ly diệt, xả đoạn khí. Bảy nghĩa nầy khác nhau như thế nào?

Đáp: Đây đều là tên riêng của Niết Bàn. Đây là 7 tên gọi nương vào đồ vật để gọi. Như Niết Bàn có 66 cách gọi khác nhau. Lại nữa tâm dừng và tùy theo sự mê đều tận như cây chặt gốc gọi là vô dư diệt, rồi lần lượt diệt tận, như Phủ Kha Dụ nên gọi là Diệt. Ngày trước bị cột ràng vào một chỗ và do đạo lực cho nên không có sự ràng buộc đắm trước, như người giàu có chẳng đắm say tham lam. Đây gọi là lìa. Sự ác tận diệt nên gọi là Diệt; lại như nghĩa trước gọi là Ni Lư Đà. Đây gọi là Dịêt. Nếu pháp cùng tướng hoặc lìa, giống như xả bỏ vật thì đây gọi là xả trong hiện đời. Đây cùng vị lai vĩnh viễn không tiếp tục nữa, giống như nội căn (gốc bên trong). Đây gọi là đoạn diệt; lại chẳng giữ lại như bình chứa nước; đây gọi là khí (sự quên đi).

Lại nữa tất cả sự khát ái, phẩm loại đều thanh tịnh tận diệt thì đây gọi là vô dư, dần dần hoại gọi là diệt. Do quán quá khứ tâm chẳng khởi lên sự chấp trước; nên đây là viễn ly hành. Đoạn kết tận duyên khởi lại không; cho nên nói là Diệt. Giải thoát phiền não gọi là xã. Duyên vào trí để rõ hoặc ban đầu vĩnh viễn diệt, có tên là đoạn. Trước đây giữ ngã chấp và bây giờ liền bỏ đi. Cho nên nói là khí.

Hỏi: Vì sao tận vô dư gọi là Diệt Đế, mà chẳng nói niệm niệm diệt?

Đáp: Do vô dư diệt; nên vị lai khổ lại chẳng sanh. Chẳng do niệm niệm diệt nên nói vô dư là khổ. Diệt mà chẳng nói niệm niệm diệt. Nếu quán vô dư diệt, tướng tịch tịnh thì có thể diệt được hoặc, niệm niệm diệt tức chẳng phải như thế. Lại nữa tùy thuộc vào Đạo vậy. Thắng dư pháp là việc lành chơn thật. Chẳng cùng được; nên phiền não chẳng thể hoại. Nói chẳng sai an tâm duyên vào; cho nên nói vô dư là khổ diệt, mà chẳng nói niệm niệm diệt.

Hỏi: Nếu khát ái diệt gọi là Diệt Đế thì Vô Dư Niết Bàn tức là phi Diệt Đế chăng?

Đáp: Có luận sư nói rằng: Thanh tịnh phạm hạnh là quả; cho nên phiền não diệt thì gọi là Diệt

Đế. Tất cả giả danh mất thì gọi là Vô Dư Niết Bàn. Luận nầy nói Vô Dư Niết Bàn là cảnh giới của chơn Diệt Đế. Vì sao vậy? Vì được Diệt nầy là do tu hành phạm hạnh, như trong kinh Phú Lâu Na thí dụ về bảy xe rằng các A La Hán hoặc đã tận vô dư, mà sự già, bịnh, chết, lạnh, nóng, đói, khát, sự tai hại, trói buộc khổ ấy giống như chưa khỏi; cho nên Vô Dư Niết Bàn là cảnh giới của Chơn Diệt Đế.

Chơn Diệt Đế nầy do nguyên nhơn đã hết; cho nên nói sự khát ái diệt, ấy là Chơn Diệt Đế.

Như trong luận Ưu Ba và các luận lý khác cho rằng có thể làm cho đến Vô Dư Niết Bàn khi mà tham ái tận thì sẽ được gọi là Diệt Đế. Tuy nhiên có 2 loại Niết Bàn, đó là Hữu Dư và Vô Dư. Tất cả đều gọi là Diệt Đế. Tại sao nguyên nhơn diệt thì gọi là Hữu Dư mà quả diệt thì gọi là Vô Dư? Do nguyên nhơn diệt nên có nguyên nhơn diệt, như đèn hết và ánh sáng không còn. Cho nên 2 loại diệt đều gọi là Diệt Đế.

Hỏi: Sự khát ái  tận nên gọi là Tập Diệt. Vì sao lại nói Khổ Diệt?

Đáp: Khổ của lửa khát ái giống như rơm rạ. Nếu không có sự khát ái thì cái khổ của rơm và của lửa ấy liền mất. Như rơm không còn thì lửa cũng tiêu theo. Lại nữa Khổ Đế lấy ái thực để được sống còn. Do ái thực đoạn nên Khổ Đế hết; cho nên nói là Khổ Diệt.

Lại nữa những bậc thầy kỳ cựu nói: Chẳng lìa quá khứ và khổ hiện tại, đối với Đức Thế Tôn tu hành thanh tịnh phạm hạnh, vì sao quá khứ tự tánh diệt rồi và hiện tại quyết muốn xa lìa, vị lai có khổ liền làm cho chẳng sanh. Đối với Đức Thế Tôn bậc tu hành thanh tịnh phạm hạnh, thì đây là khổ chẳng sanh và do sự khát ái tận; nên cái khổ sau cùng tận và nói là ái đoạn khổ tận.

Hỏi: Nếu do sự khát ái tận, nên nói là khổ diệt. Vậy thì có kẻ không khát ái, tức là chẳng khổ, nhưng hiện thấy có khổ, thì cái lý này ra sao?

Đáp: Lo lắng hối hận về sự khổ cho được tịch tịnh, như trong kinh Thủ Trưởng Giả nói: Lại như vĩnh viễn xa lìa tâm bệnh như đã đốn chặt tâm này, lại cầu cho dụ khổ đau, như đầy đủ lục trần. Do sự khát ái diệt nên các bậc A La Hán vĩnh viễn lìa tâm khổ, cho nên chẳng sai với lý. Lại nữa chẳng quá khứ, hiện tại, vị lai khổ, gọi là Khổ đế.

Lại nữa chẳng phải Thánh đạo là chỗ phá. Vì sao vậy? Vì quá khứ đã qua và vị lai chưa có cùng với hiện tại quyết định xa lìa, thường do sự thông đạt thật tế vậy. Sự khát ái diệt tận là do lìa khát ái. Vì cái khổ về sau chẳng sanh, nên tu theo Bát

Thánh đạo. Do nghĩa này nói A La Hán không còn khổ, giống như bệnh khát nước vậy.

Hỏi: Trong Thập Kết hoặc thường hay nói sự khát ái diệt là Diệt đế và an lập nơi Tứ quả, sao lại được thành?

Đáp: Tham ái có bốn loại, Tu Đà Hoàn quả đạo là chỗ phá, do sự diệt này mà những Kết khác cùng một lúc khởi lên và cùng tận. Cho nên nói là

Diệt đế, do đó sự an lập Tứ  quả đối với lý không mất, lại như cùng một tướng và một vị vậy. Nếu nói sự khát ái tận, tức nói tất cả kết đều tận. Như nói Bát Thánh đạo tức nói tất cả đạo, phần 2 là chỗ tương đồng vậy, cùng thành một việc. Lại có các dư hoặc, lại có thể thành lập tướng của Tập đế mà sự khát ái, chính đó có thể dẫn dắt đến vị lai sanh, có thể làm cho có về sau. Đây chính là nghĩa ấy. Riêng nói khát ái là Tập đế, như vậy tất cả hoặc tận đều nhập vào tướng của Diệt đế, hằng có nguyên nhân của sự diệt tận. Sự khát ái này diệt thì gọi là Diệt đế.

Hỏi: Trong mười hai duyên sanh nói Diệt có mười hai loại, vì sao nói sự khát ái tận là diệt?

Đáp: Như trước hỏi sự khó ấy và đã tự sai khiến. Lại như dứt con đường, ái tận, dục diệt và Niết Bàn, thì đây có 5 nghĩa, một là hay cùng nhau liên tục, cho nên nói do sự khát ái tận, tức là nói mười hai con đường chính. Lại sự khát ái tận vì thông diệt, mười hai con đường diệt có tên là Biệt diệt.

Hỏi: Niết Bàn là tên riêng mà có đến 66 loại, như vậy nghĩa này như thế nào?

Đáp: Vô vi cùng tất cả, tướng mạo tán thán, nhân lập đối trị, sai khác.v.v. nên nói và giải thích rộng, vì nhân gì như thế này ? Đây là Niết Bàn vô sanh trưởng và vô diệt:

  1. Chẳng có nhân duyên tạo tác, khác với hữu vi, cho nên nói là vô vi.
  2. Ra khỏi tam giới, lìa nơi thấp kém, chẳng sánh với gì cả, cho nên nói là vô hạ.
  3. Vĩnh viễn xa lìa sự trôi nổi và chẳng sanh, chẳng còn giữ lại dấu tích, cho nên nói là Chơn đế.
  4. Chẳng nghi các cảnh giới rắn độc sợ hãi, cuối cùng ở ba cõi, xả bỏ những công dụng, độ qua khỏi biển sanh tử, cho nên nói là bờ bên kia.
  5. Rõ biết tất cả nên nói là nghe rõ.
  6. Như hoa Ưu Đàm thế gian khó gặp, nên nói là khó thấy.
  7. Chẳng già chẳng phá nên nói là vô hại.
  8. Chẳng động đến gốc, cho nên nói là hay ở tại, không tranh cải.
  9. Đối trị trừ pháp, thể chẳng thiếu, cho nên nói không mất.
  10. Qua khỏi cảnh giới của mắt, chẳng có pháp nào cùng, nên nói là không thí dụ được.
  11. Chẳng có tham ái và ngã chấp, nên vô hý luận.
  12. Lửa hoặc diệt hết, nên nói là tịch tĩnh.
  13. Qua khỏi cái chết của vua, nên nói là cam lồ.
  14. Đây thật là đẹp đẽ, tịch tĩnh, khả ái, nên nói là Cực diệu.
  15. Tịch tĩnh chẳng khổ, nên nói là dừng lại.
  16. Chân thật pháp lành, nên nói là an ổn.
  17. Vô thiêu nhiệt khát, nên nói là ái tận.
  18. Sanh lửa than nhạ (ngờ vực), cho nên nói là khó có.
  19. Đối với sự sanh tử chưa đến, cái đức này nên nói là chưa hề được.
  20. Già và những ngang trái chẳng thể hại, cho nên nói là vô uổng (không cong).
  21. Bên trong không ít, bên ngoài không ác chướng, cho nên nói là không tai nạn.
  22. Về sau không sanh khổ, cứu cánh an lạc, nên nói là Niết Bàn.
  23. Khát có vô tướng nên nói là khó nghĩ.
  24. Cùng với ly sanh chẳng mất, vui tương ưng, nên nói là chẳng sanh.
  25. Tứ ma chẳng đến nên nói là không dấu tích.
  26. Chẳng do nguyên nhân thành tựu cho nên nói là chẳng làm.
  27. Chẳng có nơi nào là không hành tâm từ, nên nói là vô ưu.
  28. Một được chẳng thoái, nên nói là danh trụ.
  29. Chẳng có pháp nào có thể giống nên nói là không so sánh được.
  30. Vĩnh viễn xa lìa sự chấp thủ ham muốn, cho nên nói là không cầu.
  31. Không có trước sau cho nên nói là không có biên giới.
  32. Khó thể rõ biết nên gọi là vi tế.
  33. Chẳng thể bách hại cho nên nói là không tổn hại.
  34. Chẳng mê hoặc nhiễm trước, cho nên nói là ly dục.
  35. Chẳng có những sai trái cho nên nói là thanh tịnh.
  36. Sự trói buộc đều đoạn trừ cho nên nói là giải thoát.
  37. Lìa sự nương tựa cho nên nói là chẳng trụ.
  38. Chẳng có hai pháp cho nên nói là không sai trái.
  39. Chẳng thể sánh bằng cho nên nói là đẳng.
  40. Vào các nơi chốn không bị chìm nên nói là không bị hại.
  41. Người ngoài chẳng được cho nên nói là thậm thâm.
  42. Lìa Phật chánh giáo cho nên nói là chẳng thể rõ biết.
  43. Quán công đức này làm cho đến bờ bên kia cho nên nói là có thể qua khỏi.
  44. Pháp trên cao cả cho nên nói là không có trên.
  45. Biển pháp toàn tráp (tích góp vào) rộng khắp chân thật, kẻ cao cả mới được, cho nên nói là hơn cả.
  46. Vạn hạnh đều được chỗ cao khó sánh, cho nên nói là Thánh quả.
  47. Lìa nguyên nhân của sự sợ hãi cho nên nói là vô úy.
  48. Thánh ái kiên cố cho nên nói là chẳng xả bỏ.
  49. Phàm Thánh đều có cho nên nói là biến mãn.
  50. Công đức khó lường nên nói là Vô lượng.
  51. Chẳng tùy thuộc vào sáu đường cho nên nói là vô số.
  52. Thể cực trinh cố cho nên nói là chẳng bị phá.
  53. Các pháp chẳng có đầu mối cho nên nói là tôn quý.
  54. Có thể nói là tối thanh tịnh cho nên nói là nên tán thán.
  55. Là chỗ ở của Thánh chúng, cho nên nói là nhà.
  56. Hay cứu khổ chúng sanh nên nói là quy y.
  57. Chiến đấu một cách thanh tịnh, cho nên nói là yên lặng.
  58. Căn bản không làm nên nói là chẳng giả.
  59. Lìa dục sân si cho nên nói là vô cấu.
  60. Trừ bóng tối vô minh cho nên nói là ngọn đèn.
  61. Các thọ tịch tĩnh cho nên nói là lạc
  62. Không rơi vào chỗ đọa cho nên nói là không đọa
  63. Tứ lưu không trôi nổi nên gọi là châu
  64. Tâm tán loạn không chứng cho nên nói là bất động;
  65. Rộng khắp 10 tướng cho nên nói vô sở hữu;
  66. Chẳng có chỗ nương vào nên nói là không dính mắc.

Trong kinh bộ hỏi rằng: Phép nào gọi là tư trạch diệt?

Đáp: Lìa sự dính mắc, ấy là tư trạch diệt. Hỏi: Lìa sự dính mắc là pháp gì?

Đáp: Đó là tư trạch diệt. Đây là hai điều hổ tương chọn lựa. Chung cuộc chẳng thể hiển rõ 2 pháp làm thể tướng, cho nên hay vì phương tiện mà nói rộng về thể tướng nầy. Thánh nhơn không phân biệt nên chướng trí sở tri. Thể tướng nầy như thế mà nói vì khác việc lành nơi nhiều vật khác; hoặc nói là kết ly (lìa sự nối kết); hoặc nói là tư trạch diệt. Các vị sư cũng có nói trong các kinh là tất cả vô vi thì chẳng phải là vật có. Vì sao vậy? Chẳng phải như sắc, thọ có. Ở nơi những vật khác, kẻ nào đó không thể đụng tới được, thì gọi là hư không.

Như kinh nói: Trong bóng tối không ngại, không che nên gọi là  hư không. Do lực Bát Nhã cùng với hiện tại tùy theo sự mê hoặc; thể, tánh, tướng sai khác sau đó chẳng sanh thì gọi là tư trạch diệt. Lìa nhơn duyên tư trạch nầy, chẳng đầy đủ, chẳng được sanh, thì đây gọi là phi tư trạch diệt, giống như trong một thời gian họanh tử, kết quả còn lại không tiếp tục. Các vị sư của những bộ phái khác nói: Tùy miên phiền não sau chẳng được sanh, với cái lực của tư trạch nầy gọi đây là tư trạch diệt. Do duyên chẳng đầy đủ và cái khổ sau không sanh.

Trong nầy tư trạch diệt không có sức mạnh nào nói là phi tư trạch diệt.

Luận nói: Nghĩa nầy chẳng đúng. Nếu lìa tư trạch diệt nầy thì không thành, mà phải biết là thuộc tư trạch diệt. Các bộ khác cũng nói: Nếu pháp đã sanh và sau khi sanh thì tự diệt. Tự tánh diệt nên nói là phi tư trạch diệt. Nếu như sự chấp nầy là Phi tư trạch diệt thì nên biết là vô thường. Vì sao vậy?

Vì lẽ lúc pháp chưa hoại thì chưa diệt. Tự hỏi: Nếu như vậy thì tư trạch diệt cũng là vô thường. Vì sao vậy? Tư trạch diệt trước sau vẫn diệt mà?

Đáp: Sự diệt nầy chẳng phải là tư trạch ở trước. Vì sao vậy? Vì pháp chưa sanh nên chẳng sanh. Nếu tại tư trạch ở sau thì không đúng nghĩa vậy. Vì sao thế? Vì lúc chưa tư trạch (chọn lựa) thì chưa sanh; nên pháp không sanh mà bổn lai đã có rồi. Pháp nầy sẽ sanh tư trạch khởi ngay sau đó thì chẳng thể sanh là do cái lực của tư trạch cái hoặc nầy từ xưa đến mai hậu không có sanh chứ bây giờ đoạn lìa sự sanh của lực tư trạch. Ngoài ra còn nói nếu định ấy không sanh thì chính là Niết Bàn vậy. Trong Kinh Thông Thích quốc dụ nói gì?

Kinh rằng: Tu tập là làm cho tính hạnh và ngũ căn hay diệt; quá khứ, hiện tại, vị lai khổ đều diệt. Đây gọi là Niết Bàn chẳng sanh. Tuy thuộc vị lai, phi hiện tại quá khứ? Đáp: Có hình nghĩa như thế, chẳng như câu văn. Vì sao vậy? Vì có thể duyên vào cái khổ hoại của 3 đời diệt, cho nên nói là khổ diệt. Ngoài ra kinh cũng nói: Các ngươi nên xả bỏ sắc, thọ, dục nầy. Do ái dục diệt và sắc ấm của các ngươi liền ly diệt cho đến thức ấm cũng là như vậy. Đối với nghĩa diệt nầy là cái khổ ba đời. Nghĩa nầy cũng như vậy. Ngoài ra còn nói: Nếu nói khổ diệt thì nghĩa nầy có thể đúng. Lại trong Quốc Dụ kinh nói rằng: Tu tập năm căn hay diệt các hoặc trong các đời quá khứ, hiện tại, và vị lai. Vì sao lại chẳng khác hình nầy?

Đáp: Như trước đã giải thích, lại có giải riêng rằng: quá khứ hoặc tức là chỗ nhiếp ở đời trước.

Hiện thế hoặc nghĩa là chỗ nhiếp ở đời nầy. Đây là hai thời hoặc và khi đã  tiếp nhau theo thì trở thành hạt giống có thể sanh mầm cho các hoặc trong tương lai. Do cái mầm nầy diệt; cho nên nói là tam thế hoặc diệt, như quả báo hết thì nói là nghiệp nhơn đã tận. Cái khổ và hoặc của vị lai là do chủng tử không; nên vĩnh viễn chẳng thể sanh ra nữa. Cho nên kinh nói: Ba đời hoặc diệt. Nếu như chẳng có quá khứ, hiện tại, thì chỗ nào có diệt. Vì sao vậy?

Đối với pháp diệt rồi và hướng đến công dụng của pháp diệt gì để thí? Ngoài ra còn nói trong kinh Tương Thắng rằng: Tất cả pháp hữu vi vô vi, đây là pháp ly dục, nguyên nhơn đây lại chẳng có, vì sao lại chẳng dư ra, chẳng có?

Đáp: Ta chẳng nói vô vi định là chẳng có, như ta trước đã nói như thế ấy là có, như người đời nói sự nghe có. Trước không, nghe có rồi sau không có. Lại do sự có nầy mà nói và làm cho không vật nào thành có, rồi rõ biết rằng vô vi, nên nghĩa nầy lại cũng như vậy. Tuy đồng là không; nhưng mà có. Chẳng thể tán thán hơn nữa, chẳng như tất cả tai hoạnh rốt cuộc chẳng sanh. Cái vô là hơn cả có thể tán thán. Vì sự thọ hóa ấy khởi lên cầu nguyện ở tâm. Cho nên Phật tán thán. Ngoài ra nói: nếu vô vi là vô pháp thì diệt tức là Thánh Đế. Vì sao vậy? vì vô sở hữu vậy chăng?

Đáp: Đây là hai pháp Thánh nhơn quán đều chẳng có điên đảo khổ như tướng khổ, tướng không, như vô tướng. Dùng nghĩa nầy để chỉ về Thánh Đế chăng? Ngoài ra nói: Chẳng có vật nào là đệ nhị đế cả?

Đáp: Lập thành Thánh Đế như trước đã nói rồi. Nương vào thứ 2 và sau đó nói thứ 3. Ngoài ra nói: nếu vô vi thì chỉ là chẳng có trí pháp nào hơn. Hư không và Niết Bàn tức là không có cảnh giới chăng?

Đáp: Ta chẳng nói nhứt thiết trí là pháp hữu vi làm cảnh. Nếu duyên với hữu vi thì chẳng có quá khứ vị lai thế, tức có vật làm cảnh. Nếu duyên vào các pháp khác tức chẳng có pháp nào làm cảnh.

Ngoài ra nói: Ngươi bảo rằng vô vi có vật gì nương vào chỗ có?

Đáp: Nếu ta chắc vô vi có vật là chỗ có. Ngoài ra ngươi rõ rằng cái nghĩa của ta bị giữ chăng?

Đáp: Chư thiên nên giữ; nếu rõ có thể giữ thì ngươi tính không thật. Vì sao vậy? Vì pháp vô vi chẳng như sắc, thọ và tánh nầy có thể chứng, chẳng phải như mắt có thể thấy công việc vậy. Vật nầy cũng mất. Vì sao có thể biết rằng vô vi và hữu vi là sự việc chẳng tương quan với nhau? Vì sao thế? Sự tương quan ấy phi nhơn quả vậy, thường không đúng và ngược lại sự khát ái, đây là đạo lý. Như nói: hoặc căn bản nầy không; nên gọi cái nhơn ấy là vô vi. Ngoài ra nói: Nếu lập vô vi là có, do hoặc nầy đến chỗ đoạn vậy. Có thể nói diệt nầy là hoặc diệt. Nếu nói vô vi là vô pháp thì vô nầy nhơn gì có thể quyết chắc đến được?

Kinh nói: Các Tỳ Kheo nầy đã đến được hiện pháp Niết  Bàn. Nếu Niết Bàn là không thì làm sao có thể đến?

Đáp: Do sự đối trị khởi lên liên tục và hoặc hậu sanh rốt cuộc sai khác nhau; cho nên nói đến được hiện pháp Niết Bàn. Lại trong A Hàm nói: Tuy chẳng có pháp nào gọi là Niết Bàn cả. Kinh nói: Khi khổ diệt và xả hết cùng tận và lìa dục khổ, chẳng đến nữa nên lại chẳng sanh. Sự thanh tịnh kỳ diệu nầy phải xả ra sao? Đó là tất cả những thủ chấp và khát ái tận thì ấy là Niết Bàn.

Ngoài ra còn nói: Vì sao chẳng rõ nơi những vật khác chẳng sanh? Nói điều nầy không sanh gọi là Niết Bàn chăng?

Đáp: Ta thấy chấp nầy không hơn được. Nghĩa là ngươi nói ở những vật khác không sanh, vì là có cho nên những vật khác không sanh. Vì do được cho nên những vật khác không sanh. Nếu là có cho nên những vật khác không sanh, thì Niết Bàn hằng hữu nơi ba cõi, nên vĩnh viễn chẳng sanh. Nếu do được chứng thì ấm liền diệt. Nếu như ngươi chấp vào sự có nầy là quá sai. Cho nên hãy biết rằng thường chẳng sợ hữu mới gọi là Niết Bàn. Như kệ nói, dụ như ánh sáng hết, tâm giải thoát lại cũng như vậy. Như ánh sáng của ngọn đèn hết thì chẳng phải có vật. Đó là Phật tâm giải thoát cũng như thế thôi.

Hết phẩm Phân Biệt Diệt Đế, quyển thứ 3

Pages: 1 2 3 4