LUẬN TỲ BÀ SA
Tác giả: A-la-hán Thi Đà Bàn Ni
Hán dịch: Đời Phù Tần, Tam tạng Tăng Già Bạt Trừng, Người nước Kế-tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 11
Phần Thứ Ba Mươi Bốn: XỨ CỦA BỐN ĐẲNG
Bốn vô lượng đẳng là Từ, Bi, Hỷ, Hộ (xả) Hỏi: Vì sao kế thiền, là nói về vô lượng đẳng?
Đáp: Vì từ thiền sinh ra, nên kế là nói về đẳng thiền, có công đức khác, kế là nói về vô lượng đẳng.
Hỏi: Vô lượng đẳng có tánh gì?
Đáp: Từ, bi, hộ (xả) tánh là vô tham, nhận lấy pháp có chung kia là pháp tương ưng. Cõi Dục, cõi Sắc có tánh của năm ấm. Tánh của hỷ căn nhận lấy pháp tương ưng ở pháp có chung kia, là tánh của năm ấm thuộc cõi Dục, Sắc.
Hỏi: Nếu hỷ là tánh của hỷ căn, thì với Luận Thi Thiết của Bà-tumật kia làm sao hiểu? Như kinh ấy hỏi: Thế nào là Từ?
Đáp: Từ là Thống (thọ) tưởng, hành, thức tương ưng với Từ.
Hỏi: (Thọ) tương ưng với thống (thọ) là sao?
Đáp: Thuyết ấy nên nói như vậy.
Hỏi: Thế nào là Từ?
Đáp: Từ và từ tương ưng.
Hỏi: Tưởng, hành, thức tương ưng với pháp nào ở. Nếu không như vậy, thì có ý gì?
Đáp: Thuyết kia nói chung tánh của năm ấm. Bốn vô lượng đẳng dù là thống (thọ), nhưng không tương ưng với thống (thọ), chỉ tương ưng với tưởng, hành, thức kia. Đây là tánh của vô lượng đẳng đã gieo trồng nơi thân tướng của mình tất cả tự nhiên.
Nói về tánh xong, kế nói về hành:
Hỏi: Vì sao nói vô lượng? Vô lượng đẳng có nghĩa gì?
Đáp: Vì dứt trừ hý luận, nên nói là vô lượng đẳng.
Hỏi: Nếu vì dứt bỏ hý luận, nên nói là vô lượng đẳng, thì bốn vô lượng đẳng kia sẽ có hai tác dụng trừ bỏ hý luận. Vậy dứt bỏ những hý
luận nào?
Đáp: Từ, bi dứt trừ hý luận về kiến, nghĩa là chúng sinh phần nhiều hành theo kiến chấp, thường có giận dữ. Hỷ, hộ (xả) dứt trừ hý luận về ái. Do đó, dứt trừ hý luận gọi là vô lượng đẳng.
Hoặc nói: Dứt trừ buông lung nên gọi là vô lượng đẳng.
Hoặc nói: Vì du hí của bậc Thánh, nên nói là Vô lượng đẳng. Như người giàu sang thường có nhiều các thứ du hý, Vô lương đẳng du hý của bậc Thánh. Như thế, đây là nói, đây là du hý của bậc Thánh, nên nói là vô lượng đẳng.
Giới: Hệ thuộc cõi Dục, cũng Hệ thuộc cõi Sắc. Địa: Là bảy địa. Cõi Dục nương tựa nơi thiền vị lai, bốn thiền trung gian căn bản. Nương dựa: Dựa vào hành của cõi Dục: Từ là hành ban vui. Bi là hành cứu khổ. Hỷ là hành vui vẻ. Hộ (xả) là hành buông xả.
Duyên: Hoặc có thuyết nói: Vô lượng đẳng của cõi Dục duyên với Sơ thiền. Địa Sơ thiền duyên Nhị thiền. Địa Nhị thiền duyên Tam thiền.
Địa Tam thiền duyên Tứ thiền.
Lại có thuyết nói: Duyên nơi địa mình.
Thuyết như thế, là tất cả duyên cõi Dục, tất cả duyên chúng sinh, tất cả đều duyên.
Duyên cõi Dục: Hoặc duyên chúng sinh năm ấm, hoặc duyên chúng sinh hai ấm. Nếu tâm mình dừng lại thì duyên chúng sinh năm ấm, nếu tâm mình không dừng lại thì duyên chúng sinh hai ấm.
Ý chỉ là bốn ý chỉ. Trí nghĩa là tánh. Phi trí tương ưng với đẳng trí. Định: Không tương ưng với định. Thống (thọ): nghĩa là lạc căn, hỷ căn, hộ (xả) căn, tương ưng chung với ba thống (thọ).
Hỏi: Nên nói là quá khứ hay nói vị lai, hay nói là hiện tại?
Đáp: Nên nói quá khứ, nên nói vị lai, nên nói hiện tại.
Hỏi: Nên nói là duyên quá khứ hay nói là duyên vị lai hay nói là duyên hiện tại?
Đáp: Nên nói là duyên quá khứ, nên nói là duyên vị lai, nên nói là duyên hiện tại.
Hỏi: Phải nói là duyên ý mình hay nói là duyên ý người?
Đáp: Phải nói duyên ý người.
Hỏi: Nên nói là duyên danh hay nói là duyên nghĩa?
Đáp: Nên nói là duyên danh, nên nói là duyên nghĩa.
Hỏi: Vô lượng đẳng, như nói hành cũng vậy, hay nói khác, làm khác?
Đáp: Có thuyết nói: Vô lượng đẳng, như là nói, là hành cũng vậy, trước thực hành hạnh từ cho nên Đức Thế Tôn trước nói từ, bi hỷ, hộ (xả) cũng thế.
Lại có thuyết nói: Vô lượng đẳng nói cũng khác, làm cũng khác.
Hỏi: Vì sao nói cũng khác, làm cũng khác?
Đáp: Hoặc có khi chỉ thực hành từ đẳng, không thực hành đẳng khác.
Hỏi: Vì sao?
Đáp: Vì không có sự việc đẳng dần dần được chánh thọ, không có thuận với chánh thọ, cũng không nghịch với chánh thọ, cũng không vượt qua chánh thọ. Như vô lượng đẳng, giải thoát, trừ nhập, nhất thiết nhập cũng thế.
Hỏi: Những người nào có thể thực hành vô lượng đẳng?
Đáp: Có hai hạng người:
- Mong làm điều ác.
- Mong cầu công đức.
Kẻ mong làm điều ác: Thì không bao giờ họ có thể thực hành vô lượng đẳng, vì có đến chỗ A-la-hán, họ cũng vẫn tìm kiếm cái ác. Các vị ấy đã làm gì? Đã phạm những lỗi lầm nào?
Thường xuyên tụng tập, vâng giữ, nói là người tìm cầu công đức: Người ấy có thể thực hành vô lượng đẳng, vì họ mong tìm công đức ở chỗ dứt trừ căn thiện.
Hỏi: Người dứt trừ căn thiện là người không có công đức, vậy người ấy tìm kiếm cái gì?
Đáp: Người dứt căn thiện ấy với thân hình đoan nghiêm tốt đẹp, họ thấy hành vi đời trước của mình, thấy rồi, nghĩ rằng: Hành động đời trước của mình là tốt đẹp, như thế mình sẽ nhận được quả cực kỳ tốt đẹp. Đây nói là kẻ mong làm cái ác, không thể thực hành vô lượng đẳng. Người mong cầu công đức, có thể thực hành vô lượng đẳng.
Hỏi: Lúc thực hành vô lượng đẳng tạo phương tiện gì?
Đáp: Tâm từ này, trước hết bắt đầu thực hành từ người thân. Tất cả chúng sinh được lập nên ba phẩm: Phẩm người thân, phẩm kẻ thù, phẩm người ở giữa.
Phẩm người thân thuộc kia lại lập ra ba phẩm: thượng, trung, hạ. Thượng là cha mẹ, tôn sư. Đối với các người này, người thực hành hạnh từ, ưa mở bày, giảng giải, muốn cho họ niềm vui. Nhưng tâm người này rất độc ác, khó chế ngự, khó giữ gìn, không giữ trong tâm một chút gì tốt nhất đối với những người thân. Người kia lại tiếp tục tinh tiến, siêng năng không bỏ, tập trung ý, đối với những người thân phẩm thượng này mở bày, giải thích, muốn cho họ niềm vui. Như người gieo hạt đậu trên đầu cái dùi, thường gieo không ngừng, người ấy tinh tiến, siêng năng không bỏ, gieo đến khi nào hạt đậu được trụ. Cũng thế, người ấy tinh tiến, siêng năng không bỏ, ý tập trung lại, đối với người thân phẩm thượng này thích mở bày, giải thích, muốn cho họ niềm vui, cho đến khi họ được mở bày hiểu biết, là thực hành xong hạnh từ này. Tiếp tục với người thân hạng trung, hạ lại mở bày, giải thích. Sau đó, đến loại hạng trung và oán loại hạ mở bày, giải thích. Sau loại trung oán, mở bày tạo sự hiểu biết, xong đến loại oán tăng thượng mở bày, tạo sự hiểu biết, muốn cho họ niềm vui. Như đối với tất cả chúng sinh bình đẳng, tương xứng, không lừa dối, ưa mở bày, tạo hiểu biết, như đối với người thân hạng thượng.
Như thế, cho đến kẻ oán tăng thượng cũng vậy, đó là thành tựu tâm từ. Bi, hỷ cũng như thế. Hộ (xả) là vì hạng người ở giữa. (Không thân, không oán).
Hỏi: Vì sao hộ (xả) được lập đối với hạng người ở giữa?
Đáp: Vì dứt trừ hạng thân có yêu, ghét, dứt trừ kẻ oán có giận, ghét. Cho nên phần trên nói phải mở bày, giảng giải loại trung trước. Vì đây là chúng sinh sau đó mới loại bỏ người kia là kẻ oán.
Hỏi: Vì sao trước từ bỏ đối với kẻ thù?
Đáp: Sự giận dữ dễ dứt trừ, không phải như ái. Sau đó, từ bỏ hạng thân phẩm thượng. Như tất cả chúng sinh đều bình đẳng, tương xứng, không có sự lừa dối. Từ bỏ đối với tất cả chúng sinh rồi, như phẩm trung, như thế đến phẩm thân bậc thượng. Đó là hộ (xả), v.v… thành tựu.
Có thuyết nói: Trước thực hành Từ.
Hỏi: Vì sao trước thực hành Từ?
Đáp: Vì hành giả kia trước hết, muốn làm lợi ích cho chúng sinh. Từ là tướng trạng đem đến lợi ích. Đã làm lợi ích cho chúng sinh, người kia nghĩ rằng: Nên dứt trừ việc không lợi ích. Bi là tướng trạng của sự dứt trừ việc không lợi ích. Đã làm lợi ích cho chúng sinh rồi, phải bỏ những việc không lợi ích. Người ấy lại nghĩ: Khiến cho chúng sinh vui mừng, nghĩa là chúng sinh được vui mừng rồi, sau đó mới xả bỏ đối với chúng sinh.
Lại có thuyết nói: Thực hành Bi trước.
Hỏi: Vì sao thực hành Bi trước?
Đáp: Trước hết, muốn cho chúng sinh từ bỏ việc không lợi ích thì Bi là: Loại trừ việc không lợi ích. Đã trừ bỏ việc không lợi ích, tức là muốn lợi ích. Từ là tướng trạng đem đến lợi ích. Như do dứt trừ việc không lợi ích của chúng sinh, đem lại sự lợi ích, nên người kia cảm nghĩ rằng: Làm sao cho chúng sinh được vui mừng, sau đó, xả bỏ đối với chúng sinh.
Lại có thuyết nói: Hai vô lượng đẳng này, mỗi thứ đều mang cho nhau tánh Bi và Hỷ, nếu trước đã thực hành Bi, thì tiếp theo phải thực hành Hỷ.
Hỏi: Vì sao kế Bi phải thực hành Hỷ?
Đáp: Vì như Bi, khiến cho tâm lo lắng, người kia đã sinh Hỷ rồi, sẽ dứt bỏ nỗi âu lo, nếu trước đã thực hành hạnh Hỷ, thì tiếp theo phải thực hành Bi.
Hỏi: Vì sao kế Hỷ cần phải thực hành Bi?
Đáp: Như sinh tâm hỷ điều phục, sau đó mới khởi Bi để thâu nhận.
Hỏi: Muốn cho chúng sinh ưa Từ chánh thọ, dùng niềm vui nào để cho chúng sinh thích mở bày, tỏ ngộ?
Đáp: Có thuyết nói: Tự tiếp nhận ưa uống ăn, ưa mặc y phục, giường nằm. Do niềm vui như thế, đã làm cho tất cả chúng sinh ưa thích mở bày, tỏ ngộ.
Hỏi: Như ông đã nói: Tất cả chúng sinh nếu không ưa thích mở bày tỏ ngộ, thì tất cả chúng sinh không có niềm vui này.
Lại có thuyết nói: Với lạc tăng thượng của địa Tam thiền, khiến cho chúng sinh ưa thích mở bày, tỏ ngộ.
Hỏi: Như ông đã nói, không được Tam thiền thì hành giả kia sẽ không thể khiến chúng sinh ưa thích mở bày, tỏ ngộ.
Lại có thuyết nói: Trí túc mạng của Tam thiền ghi nhớ rồi, khiến chúng sinh ưa thích mở bày, tỏ ngộ.
Hỏi: Với thuyết trên, người không có tri túc mệnh ở Tam thiền thì không thể khiến chúng sinh ưa thích mở bày, tỏ ngộ?
Lại có thuyết nói: Niềm vui của chúng sinh là duyên của người kia, theo Đức Phật thực hành hạnh từ.
Hỏi: Với thuyết như thế này, chẳng phải tất cả chúng sinh đều được thọ hưởng niềm vui như vậy.
Lại có thuyết nói: Có lạc căn của chúng sinh hiện ở trước, là duyên của chúng sinh kia xuất phát từ hạnh từ của Phật.
Hỏi: Với thuyết này: Không phải lạc căn của tất cả chúng sinh đều được biểu hiện ở trước, cũng không phải tất cả chúng sinh đều thành tựu lạc căn như thế.
Tôn giả Bà-tu-mật nói: Chúng sinh ưa chánh thọ Từ, định của Từ
kia, dùng đối tượng duyên nào? Do niềm vui nào khiến chúng sinh ưa thích mở bày, tỏ ngộ?
Đáp: Chúng sinh kia tự hưởng sự yên vui. Như niềm vui của uống ăn, niềm vui về y phục, giường nằm là duyên của chúng sinh kia theo Phật thực hành hạnh Từ.
Hỏi: Định này không nên duyên theo tất cả chúng sinh, cũng không phải tất cả chúng sinh đều được hưởng niềm vui như vậy.
Lại nói: Với niềm vui tăng thượng của địa Tam thiền, chúng sinh ưa thích mở bày, tỏ ngộ.
Hỏi: Định này không nên duyên tất cả chúng sinh, cũng không phải tất cả chúng sinh đều được niềm vui của địa Tam thiền.
Lại nói: Túc mạng trí của địa Tam thiền ghi nhớ xong, khiến chúng sinh ưa thích mở bày, tỏ ngộ.
Hỏi: Định này không ứng với duyên của tất cả chúng sinh, cũng không phải tất cả chúng sinh đều được túc mạng của địa Tam thiền.
Lại nói: Niềm vui của chúng sinh là duyên của chúng sinh kia theo Phật thực hành hạnh từ.
Hỏi: Định này không nên duyên theo tất cả chúng sinh, cũng không phải là niềm vui của tất cả chúng sinh?
Lại nói: Có lạc căn của chúng sinh hiện ở trước, là duyên của chúng sinh theo hạnh từ của Đức Phật kia.
Hỏi: Định này không nên duyên tất cả chúng sinh, cũng không phải là lạc căn của tất cả chúng sinh biểu hiện ở trước?
Tôn giả Đàm-ma-đa-la nói: Các vị thấy tưởng vui của các chúng sinh đều có tâm làm lợi ích với lòng xót thương, thương xót nhớ nghĩ đến hạnh bình đẳng đối với chúng sinh. Như đã từng thấy hành giả kia đi vào xóm làng, khất thực, trông thấy kẻ không có tiền của, không có giường nằm, lõa hình, hoặc mặc quần áo rách rưới, nhớp nhúa, tay chân lở lói, đầu tóc bờm xờm, tay cầm đồ đựng bằng sành đến từng nhà xin bằng giọng nói khẽ, nhỏ nhẹ, theo người khác van xin: Nên thí cho kẻ nghèo cùng, nên ban ơn huệ cho kẻ khốn khổ, nên giúp đỡ cho kẻ cô độc bơ vơ…!
Lại thấy đàn voi, ngựa, từng đoàn xe, số đông đi bộ, đội mão vàng, trang sức sặc sỡ chói cả mắt, y phục cực đẹp, cầm dù che, đám tùy tùng đánh trống, thổi ốc, loa trổi lên năm thứ kỹ nhạc, như bậc thiên tử.
Chứng kiến hai cảnh tượng này rồi, hành giả kia sau bữa ăn, trở lại chỗ cũ, cất y bát, rửa chân, hoặc ngồi giường dây, giường gỗ, thân, ý hòa dịu, ngồi rồi, đặt yên nỗi khổ của người kia vào trong niềm vui, khiến cho những kẻ khốn khổ kia cũng được cảm thấy vui vẻ như ở đây. Cho nên nói: Các vị thấy tưởng vui của chúng sinh đều có tâm làm lợi ích với sự xót thương, thương xót nhớ nghĩ đến hạnh bình đẳng đối với chúng sinh, như đã từng thấy.
Hỏi: Nói là muốn làm cho chúng sinh ưa thích chánh thọ Từ, chúng sinh ấy không được ưa thích định kia, nên nói là điên đảo hay phải nói là không điên đảo?
Đáp: Nên nói là không điên đảo, vì muốn làm lợi ích cho chúng sinh.
Hoặc nói: Phải nói là không điên đảo, vì ý cao siêu.
Hoặc nói: Nên nói là không điên đảo, vì xót thương chúng sinh.
Tôn giả Bà-tu-mật nói: Nên nói là không điên đảo, vì có lạc căn của chúng sinh hiện ở trước, là duyên của chúng sinh kia theo Phật thực hành hạnh từ.
Lại nói: Nên nói là không điên đảo, vì có niềm vui của chúng sinh, là duyên của chúng sinh kia theo Phật thực hành hạnh từ.
Lại nói: Nên nói là không điên đảo, vì dứt bỏ sự giận dữ.
Tôn giả Đàm-ma-đa-la nói: Các vị, vì không do hạnh Từ kia, nên chúng sinh được niềm vui, chỉ từ hạnh Từ kia nên dứt bỏ cơn giận dữ.
Hỏi: Hạnh điên đảo có dứt trừ giận dữ chăng?
Đáp: Chánh hạnh dứt trừ sự giận dữ, chẳng phải điên đảo, nghĩa là dùng hạnh khác để dứt trừ giận dữ là bất thiện.
Hoặc nói: Hành giả kia với ý mở bày hiểu biết như thế, muốn cho chúng sinh khổ: Lẽ ra nói là điên đảo. Hành giả kia với ý mở bày, hiểu biết như thế, muốn cho chúng sinh được vui, nhưng chúng sinh không được vui, thì hành giả kia đâu có lỗi gì?
Hoặc nói: Vì hành giả kia nhập tâm thiện, tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh, nên không phải điên đảo.
Có thuyết nói: Ở đây nói ba tư duy:
- Tư duy tự tướng.
- Tư duy tổng tướng.
- Tư duy đắc giải.
Tư duy tự tướng: Như tư duy tướng sắc, từ tướng sắc cho đến tướng thức, tư duy thức. Đây gọi là tư duy tự tướng.
Tư duy tổng tướng: Như mười sáu hạnh Thánh, đó gọi là tư duy tổng tướng.
Tư duy đắc giải: Giải thoát vô lượng đẳng như thế, trừ nhập, nhất thiết nhập.
Trong ba tư duy này, nói vô lượng đẳng là tư duy ý giải, không phải chi khác.
Hỏi: Vô lượng đẳng là duyên khắp tất cả chúng sinh hay là giới hạn nơi chốn? Nếu duyên khắp tất cả chúng sinh thì sao không đạt được biên giới của biển chúng sinh? Nếu có giới hạn nơi chốn làm sao hiểu được Khế kinh này? Như Khế kinh nói: Bốn vô lượng đẳng, viên mãn tất cả thế gian, thành tựu chỗ đến.
Khi tạo ra phần luận này xong, có thuyết nói: Vô lượng đẳng duyên khắp tất cả chúng sinh.
Hỏi: Thế nào là không đạt được bờ mé của biển chúng sinh?
Đáp: Nếu biết được bờ mé của biển tất cả chúng sinh, thì có lỗi gì? Khế kinh của Phật nói: Bốn sinh: thai sinh, noãn sinh, thấp sinh, hóa sinh, trừ bốn sinh này, không còn có chúng sinh.
Như thế, có được biên giới biển của chúng sinh, chỉ là tổng tướng, không phải tự tướng.
Lại có thuyết nói: Phương của vô lượng đẳng có giới hạn.
Hỏi: Làm sao hiểu Khế kinh này. Như nói: Bốn vô lượng đẳng kia viên mãn tất cả thế gian, thành tựu chỗ đến.
Đáp: Chúng sinh này nói phương là danh.
Lại có thuyết nói: Phật duyên khắp phương của tất cả chúng sinh, Thanh văn, Bích-chi-Phật thì có giới hạn.
Lại có thuyết nói: Phật, Bích-chi-Phật duyên khắp tất cả chúng sinh, phương của Thanh văn có giới hạn.
Lại có thuyết nói: Phật, Bích-chi-Phật, Thanh văn được độ Ba-lamật duyên khắp tất cả chúng sinh. Phương của Thanh văn khác có giới hạn như thế.
Có thuyết nói: Vô lượng đẳng là tư duy đắc giải. Nếu Đức Phật duyên khắp tất cả chúng sinh, thì Bích-chi-Phật, Thanh văn cũng thế. Nếu phương của Phật có giới hạn thì Bích-chi-Phật, Thanh văn cũng vậy.
Hỏi: Như vô lượng đẳng duyên khắp tất cả chúng sinh, vì sao nói ý vàTừ đều viên mãn ở phương Đông rồi, thành tựu chỗ đến. Cũng thế, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, tất cả các phương, ý và Từ đều đầy khắp các phương đã thành tựu chỗ đến?
Đáp: Khế kinh này, lẽ ra phải thế, ý và Từ đều đầy khắp phương Đông, chúng sinh đã thành tựu chỗ đến. Cũng thế, tất cả phương Nam, phương Tây, phương Bắc, ý và Từ đều viên mãn, chúng sinh đã thành tựu chỗ đến. Sự việc này lẽ ra phải như thế.
Hỏi: Nếu không như vậy, thì sẽ có ý gì?
Đáp: Nói chúng sinh ở đây là dùng phương làm tên.
Hỏi: Nếu không phát vô lượng đẳng của địa Sơ thiền, vẫn có thể phát vô lượng đẳng của địa Nhị thiền phải không?
Đáp: Có thuyết nói: Không thể không phát vô lượng đẳng của địa Sơ thiền mà có thể phát vô lượng đẳng của địa Nhị thiền.
Hỏi: Vì sao không thể không phát vô lượng đẳng của địa Sơ thiền mà có thể phát vô lượng đẳng của địa Nhị thiền?
Đáp: Vì vô lượng đẳng của địa Sơ thiền, vô lượng đẳng của địa Nhị thiền đều dựa vào môn phương tiện, cho nên không thể không phát vô lượng đẳng của địa Sơ thiền, mà có thể phát vô lượng đẳng của địa Nhị thiền.
Lại có thuyết nói: Có thể không phát được vô lượng đẳng của địa Sơ thiền, vẫn có thể phát được vô lượng đẳng của địa Nhị thiền, như Thánh đạo có thể không phát được địa Sơ thiền, vẫn có thể phát được địa Nhị thiền, huống chi là tư duy đắc giải của vô lượng đẳng.
Hỏi: Một địa của vô lượng đẳng không thể được, mỗi địa theo thứ lớp hiện ở trước. Địa khác, mỗi địa theo thứ lớp có thể hiển hiện ở trước hay không?
Có thuyết nói: Địa vô lượng đẳng cũng không thể mỗi địa đều theo thứ lớp hiện ở trước, nhưng chủ yếu là từ căn thiện tương tự của một địa kia hiện ở trước, nghĩa là theo thứ lớp, vô lượng đẳng hiển hiện ở trước.
Vô lượng đẳng đã hiển hiện ở trước xong, sẽ có các hạnh này: hạnh từ lạc, hạnh bi khổ, hạnh hỷ duyệt, hạnh hộ xả.
Hỏi: Trên vô lượng đẳng của địa Sơ thiền, phát nhanh chóng vô lượng đẳng của địa Nhị thiền phải chăng? Trên vô lượng đẳng của địa Nhị thiền, phát nhanh chóng vô lượng đẳng của địa Sơ thiền phải chăng?
Đáp: Trên vô lượng đẳng của địa Nhị thiền, phát nhanh chóng vô lượng đẳng của địa Sơ thiền, không phải trên vô lượng đẳng của địa Sơ thiền, phát nhanh chóng vô lượng đẳng của địa Nhị thiền. Như học sách Phạm, đã học nhanh chóng sách Khư lâu, không phải học sách Khư lâu mà học nhanh chóng sách Phạm.
Cũng thế, trên vô lượng đẳng của địa Nhị thiền, phát nhanh chóng vô lượng đẳng của địa Sơ thiền, Kiền-độ Định kia nói: Thế nào là tư duy chánh thọ Từ?
Đáp: Là vui của chúng sinh.
Hỏi: Thế nào là tư duy chánh thọ Bi?
Đáp: Là khổ của chúng sinh.
Hỏi: Thế nào là tư duy chánh thọ Hỷ?
Đáp: Chúng sinh vui vẻ.
Hỏi: Thế nào là tư duy chánh thọ Hộ (xả)?
Đáp: Xả chúng sinh ấy.
Hỏi: Ở đây, nói chánh thọ là thế nào?
Đáp: Chánh thọ trước đã lấy chánh thọ làm tên. Chứng minh lời đáp trong đây, như trước đã nói.
Như trong Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Đệ tử của Tu-niết-đala, vì tôn thờ Phạm thiên, nên khi thuyết pháp không đủ tất cả giới hạnh. Đệ tử kia hoặc sinh trong bốn vị Thiên vương, hoặc sinh trong cõi trời Ba mươi ba, hoặc sinh Diệm thiên, hoặc sinh lên cõi trời Đâu-Thuật, hoặc sinh lên cõi trời Hóa Tự Tại, hoặc sinh lên cõi trời Tha Hóa Tự Tại. Nghĩa là đệ tử của Tu-niết-đa-la, vì cho Phạm thiên là trên hết, nên khi nói pháp có đủ tất cả giới hạnh, người kia tư duy chỗ đến của bốn vị Phạm, ở cõi Dục đã dứt trừ dục rồi, vì phần nhiều là du hóa, nên ở trong Phạm thiên.
Hỏi: Như ở đây đã nói: Tu-niết-đa-la trội hơn, không phải là Thích-Ca Văn. Vì sao? Vì đệ tử của Tu-niết-đa-la, đủ tất cả giới hạnh, người ấy sinh trong Phạm thiên, nói là không đủ tất cả giới hạnh, sinh trong sáu cõi trời Dục. Nói đệ tử của Thích-Ca Văn, đủ tất cả giới hạnh, người ấy sinh ở xứ thiện và cõi Niết-bàn diệt tận, nói không đủ tất cả giới hạnh, người ấy đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh?
Đáp: Điều này không đúng. Vì sao? Vì cần phải từ Khế kinh để tìm kiếm thứ lớp, nhân nào, duyên nào? Khế kinh của Phật nói: Tuniết-đa-la đã dùng vô lượng đẳng là giới, cho là vì trên Phạm thiên nói pháp, nói là đệ tử của Tu-niết-đa-la, khi vì trên Phạm thiên nói pháp, đã cầu vô lượng đẳng, có khả năng thực hành đầy đủ đẳng vô lượng, người ấy sinh lêm cõi Phạm thiên. Nghĩa là Tu-niết-đa-la vì đệ tử trên Phạm thiên, nên khi nói pháp, đã mong cầu vô lượng đẳng, nhưng không thể thực hành đầy đủ vô lượng đẳng. Người kia thực hành căn thiện tăng thượng, sinh lên sáu tầng trời cõi Dục.
Lại nữa, bấy giờ, tất cả chúng sinh đều có hạnh diệu, nói là không thực hành vô lượng đẳng, người ấy sinh lên sáu tầng trời cõi Dục, huống chi là mong cầu vô lượng đẳng, không thể phát vô lượng đẳng. Thế nào là căn thiện tăng thượng của người kia không sinh lên sáu tầng trời cõi Dục? Đây nói là trong ấy không phạm giới và phá giới.
Phật Thích-Ca học hai trăm năm mươi điều cấm là giới, vì là Niếtbàn vô dư, cho nên nói pháp, đệ tử của Phật Thích-Ca không phạm giới, không phá giới, tức sinh xứ thiện, cũng nhập Niết-bàn vô dư. Nói đệ tử Phật Thích-Ca phạm giới, vượt giới, không đầy đủ giới, đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, sinh trong cõi ác. Đây là thứ lớp của Khế kinh.
Lúc này, Tu-niết-đa-la nghĩ rằng: Ta không nên như thế, đều cùng sinh một chỗ, một đường với đệ tử. Ta thà có thể tăng ích tư duy Từ, tăng ích tư duy Từ xong sẽ sinh lên cõi trời Quang Âm. Ở đây, vào thời gian sau, Tu-niết-đa-la sẽ tăng ích tư duy Từ, tăng ích tư duy Từ rồi sẽ sinh lên cõi trời Quang Âm.
Hỏi: Như đã thành Bồ-tát rồi, đã dứt hết mọi bệnh tật, vì sao còn phải tự chuyển vận Nhị thiền để phát ra vô lượng đẳng và vì đệ tử nói Sơ thiền?
Đáp: Vì Tu-niết-đa-la quán sát căn bản của đệ tử về giới hạn ngang bằng với mình.
Hoặc nói: Vô lượng đẳng của địa Nhị thiền, vào thời kỳ không có pháp Phật thì không thể phát được, chỉ có thành Bồ-tát rồi mới có thể phát, ngoài ra, tất cả đều không thể.
Hoặc nói: Bồ-tát Tu-niết-đa-la nghĩ rằng: Phạm chí ấy, suốt đêm dài sinh tử, muốn được làm Phạm thiên, thường nguyện sẽ thành trời Phạm thiên, cứu cánh. Phạm thiên. Bồ-tát nghĩ rằng: Mong sao cho chúng ta được sinh trên Phạm thiên, gần gũi Đại Phạm thiên, còn Bồ-tát Tu-niết thì thường vì muốn thỏa mãn nguyện vọng của người, nên đã tùy điều họ muốn mà nói pháp cho nghe.
Hỏi: Như vô lượng đẳng của Tam, Tứ thiền rất nhiệm mầu, vì sao chỉ nói vô lượng đẳng tốt đẹp của Nhị thiền?
Đáp: Vì vô lượng đẳng của đệ tử Bồ-tát Tu-niết, nên nói vô lượng đẳng tốt đẹp của địa Nhị thiền.
Hoặc nói: Vì vô lượng đẳng của địa Sơ thiền, nên nói vô lượng đẳng tốt đẹp của địa Nhị thiền.
Hoặc nói: Vì Bồ-tát Tu-niết nghĩ rằng: Vô lượng đẳng của địa Tam thiền, Tứ thiền kia, ở vào thời kỳ không có Phật, thì không thể có được.
Tôn giả Cù-Sa cũng nói thế này: Nếu ở địa trên có thể đạt được vô lượng đẳng, thì Tu-niết-đa-la không nên nói: Ta thà có thể tăng ích tư duy vô lượng đẳng, để được sinh lên cõi trời Quang Âm, vì cõi trời này không phải là địa phàm phu, chỉ nhờ oai thần của Phật, nên khiến cho đệ tử có thể hiển hiện vô lượng đẳng ở trước.
Hỏi: Vì sao nói chỗ du hóa của Phạm thiên?
Đáp: Vì sơ, Phạm có thể đạt được và tất cả đủ, dựa vào thiền vị lai xong, dù sơ có thể đạt được, chỉ không phải tất cả đủ. Địa trên dù tất cả có thể đạt được, nhưng không phải Sơ thiền. Trong Sơ thiền này, cũng bắt đầu có thể đạt được, cũng tất cả đủ, cho nên nói là chỗ du hành của Phạm.
Hoặc nói: Vì có thể dứt trừ phạm, nên nói là chỗ du hành của Phạm. Phi Phạm là kiết cõi Dục, Sơ thiền kia có thể dứt trừ, đây là nói dứt trừ chỗ du hành của phi Phạm.
Hoặc nói: Vì tư duy Đại phạm đã được Phạm Thiên vương, nên nói là chỗ du hành của Phạm!
Hoặc nói: Vì dùng âm Phạm để nói, nên nói là chỗ du hành của Phạm.
Hoặc nói: Phạm, nghĩa là Như lai đã dùng âm Phạm kia để nói, phân biệt, thiết lập, hiển bày nên nói là chỗ du hành của Phạm.
Hỏi: Có gì khác nhau giữa vô lượng đẳng và chỗ du hành của Phạm?
Đáp: Có thuyết nói: Không có khác nhau, vì vô lượng đẳng có bốn: Từ, bi, hỷ, hộ (xả), còn chỗ du hành của Phạm cũng bốn: Từ, bi, hỷ, hộ (xả). Cho nên không có khác nhau.
Hoặc nói: Vì Sơ thiền có thể đạt được, Sơ thiền kia là chỗ du hành của Phạm, địa trên có thể đạt được, địa trên là vô lượng đẳng.
Hoặc nói: Vì dứt trừ phi Phạm, nên gọi là chỗ du hành của Phạm, vì dứt bỏ sự vui chơi, nên gọi là vô lượng đẳng.
Hoặc nói: Vì dứt trừ phi phạm, nên gọi là chỗ du hành của Phạm. Vì dứt trừ buông lung, nên gọi là vô lượng đẳng.
Hoặc nói: Ba địa có thể nương tựa: Vị lai, Sơ thiền, thiền trung gian, đây gọi là chỗ du hành của Phạm, bảy địa có thể đạt được: Cõi Dục, thiền vị lai, thiền trung gian, bốn thiền căn bản, gọi là vô lượng đẳng, Vô lượng đẳng, là chỗ du hành của Phạm thiên, vô lượng đẳng là nói sự khác nhau. Như trong Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Các Tỳ-kheo! Ta tự biết, lúc lên bảy tuổi, ta đã tư duy tâm từ, bảy sự thành, bại đã không xảy đến với ta trong đời này, vì thời kỳ thành, bại của thế gian, ta đã sinh lên cõi trời Quang Âm, lúc thế gian không thành, bại, thì ta đã sinh ở cung không phạm tĩnh khác, đó là chỗ khác của Phạm thiên. Một ngàn lần làm Thiên tử của cõi trời Tha Hóa Tự Tại, ba mươi sáu lần làm Thích-đề-hoàn-nhân, và vô lượng trăm ngàn lần làm vua Chuyển luân.
Có thuyết nói: Trong đây bảy tháng hạ gọi là bảy tuổi.
Có thuyết nói: Vào thời kỳ tốt đẹp của Bồ-tát, là thời điểm có nhiều các căn thiện, đất không có cát đá mà sinh ra các thứ vàng bạc. Chính giữa nước lập làm vua. Nước ấy rất nóng bức. Cách thành không xa, là rừng núi. Hằng năm cứ đến tháng hạ, người ở trong thành cùng đến núi rừng. Bồ-tát kia, sau khi để lại người giữ thành xong, ra khỏi thành, cũng đến rừng núi. Dân chúng kia, ai nấy đều chăm làm công việc trong suốt bốn tháng hạ. Riêng Bồ-tát thì đến chỗ thật cao ráo, sáng sủa, để phát vô lượng đẳng, phát vô lượng đẳng rồi, suốt bốn tháng hạ du hóa vô lượng đẳng.
Sau bốn tháng hạ, mọi người đều ra khỏi rừng, trở lại vào thành, Bồ-tát cũng tạm biệt núi rừng, trở vào thành.
Lúc đó, Bồ-tát lập đại hội bố thí, làm phước: người nào muốn được ăn thì cho ăn, kẻ khát thì cho thức uống, người không y phục cho y phục, lại thí cho nhà cửa, giường nằm, đèn thắp sáng, cũng giữ giới.
Có thuyết nói: Bồ-tát đã sáu lần qua lại, bảy lần vào núi rừng.
Hoặc có thuyết nói: Sau khi qua đời, Bồ-tát sinh lên cõi trời Quang Âm.
Hoặc có thuyết nói: Lúc thành bại, Bồ-tát qua đời, sinh lên cõi trời Quang Âm, cho nên bảy tháng hạ trong đây, gọi là bảy tuổi.
Hỏi: Nếu nói quả vô lượng đẳng, sinh trên cõi Phạm thiên và trong cõi trời Quang Âm, thì việc này phải như vậy. Nói là vô lượng đẳng, pháp cõi Sắc, quả cõi Sắc, nếu có quả vô lượng đẳng, sinh lên cõi trời Tha hóa tự tại, làm thiên tử, Thích-đề-hoàn-nhân và vua Thánh Chuyển Luân, thì đây là căn thiện của cõi Sắc, cõi Dục kia không thọ quả báo, vì sao nói là quả vô lượng đẳng, sinh làm thiên tử của cõi trời Tha hóa tự tại, Thích-đề-hoàn-nhân và vua Thánh Chuyển luân?
Đáp: Bồ-tát phát vô lượng đẳng ở ba địa: Sơ thiền, Nhị thiền cõi Dục, quả vô lượng đẳng cõi Dục, sinh làm thiên tử của cõi trời Tha hóa tự tại, Thích-đề-hoàn-nhân và vua Thánh Chuyển Luân, quả vô lượng đẳng của địa Sơ thiền, sinh lên cõi Đại phạm, quả vô lượng đẳng của địa Nhị thiền, sinh lên cõi trời Quang Âm.
Hoặc nói: Vì vô lượng đẳng ở đây, nên cõi Dục có tâm xuất, tâm nhập, như trong chợ búa, tất cả vật xen lẫn có thể có. Cõi Dục cũng vậy. Cõi Dục này cho đến tận trí, vô sinh trí có tướng mạo tương tự, nói là tâm xuất, tâm nhập của cõi Dục, do quả vô lượng đẳng, sinh lên cõi trời Tha hóa tự tại, làm Thiên tử, Thích-đề-hoàn-nhân và vua Thánh Chuyển luân. vô lượng đẳng căn bản sinh lên cõi Đại Phạm thiên và cõi trời Quang Âm.
Hoặc nói: Bồ-tát khi lập đại hội bố thí, làm phước, đối với kẻ muốn được ăn thì cho ăn, người khát cho thức uống, kẻ khỏa thân cho áo mặc, lại thí cho phòng nhà, giường nằm, đèn thắp sáng.
Do quả của vô lượng đẳng, kia người được làm vua Thánh Chuyển Luân. Nếu là người giữ giới, do quả của vô lượng đẳng kia sẽ được làm Thích-đề-hoàn-nhân và Thiên tử cõi trời Tha hóa tự tại. Do quả của vô lượng đẳng sinh lên cõi trời Đại Phạm và cõi trời Quang Âm.
Hoặc nói: Khế kinh của Phật nói: Có ba thứ phước:
- Thí.
- Giới.
- Tư duy.
Khế kinh này nói: Tỳ-kheo! Ta nghĩ: Ai là người chuyển vận quả? Ai là người chuyển vận báo, để cho Đại tôn ta được thần diệu! Tỳ-kheo! Ta nghĩ rằng: Ba báo hành ấy đã làm cho ta được tôn quý nhất, đại thần diệu tột đỉnh! Ba báo đó là:
- Thí.
- Chế ngự.
- Gồm thâu.
Thí: Là phước bố thí, chế ngự: Là phước giữ giới. Gồm thâu: Là phước tư duy. Quả của phước thí kia được làm Thánh Chuyển Luân. Quả của phước giới được làm Thích-đề-hoàn-nhân và Thiên tử cõi trời Tha hóa tự tại. Quả của phước tư duy được làm trời Đại Phạm và trời Quang Âm, cho nên như thế.
Hỏi: Vì sao tất cả căn thiện của cõi Sắc nói là vô lượng đẳng, tư duy phước không nói khác?
Đáp: Vì vô lượng đẳng, nghĩa là quả không thể đốt. Như Khế kinh kia nói: Vị Trời kia đến chỗ Đức Thế Tôn, dùng kệ hỏi rằng:
Vật gì lửa không đốt?
Gió không thể làm hoại? Khi thủy tai hoại đất
Cái gì nước không thấm? Đức Thế Tôn đáp bằng bài kệ:
Phước, lửa không thể đốt Phước gió không thể hoại
Phước nước không thấm ướt.
Mặc dù không phải phước, cũng không đốt, nhưng đốt quả phi phước kia. vô lượng đẳng cũng không đốt, phước cũng không đốt quả. Do lẽ này, nên trong Khế kinh của Phật nói: Trong tất cả căn thiện cõi Sắc, nói vô lượng đẳng tư duy phước, như trong Khế kinh của Phật nói: Lúc chánh thọ Từ, lửa không thể đốt, chất độc không thể văng trúng, dao không thể gây tổn hại, không bị chết ngang trái.
Hỏi: Vì sao vào lúc chánh thọ Từ, lửa không thể đốt, dao không gây tổn hại. chất độc không trúng, không bị chết ngang trái?
Đáp: Tôn giả Bà-tu-mật đáp: Vì định kia không có tranh chấp, cho nên tranh chấp không thể lay động.
Lại nói: Vì định kia có oai thần rất rộng lớn, thế nên được chư thiên ủng hộ.
Lại nói: Vì bốn đại của cõi Sắc hiện ở trước, nên mọi tai họa kia không thể làm lay động. Như bốn đại cõi Sắc kia sung mãn, thân thể kết hợp một lớp rất dày như đá xanh, cho nên các tai biến nọ không thể lay động.
Đây nói là khi chánh thọ Từ, lửa không thể đốt cháy, chất độc không thể trúng, dao không thể gây tổn hại, không chết ngang trái.
Hỏi: Trong lúc chánh thọ Bi, Hỷ, Hộ, các tai nạn này có thể làm lay động hay không thể lay động? Nếu lay động thì vì sao chánh thọ Từ lại không lay động? Còn Bi, Hỷ, Hộ lại bị lay động? Nếu không lay động, thì vì sao chỉ nói chánh thọ Từ không lay động, mà không nói chánh thọ Bi, Hỷ, Hộ?
Soạn luận này xong, Tôn giả đáp: Chánh thọ của Bi, Hỷ, Hộ cũng không lay động.
Hỏi: Vì sao nói chánh thọ Từ không lay động, không nói chánh thọ của Bi, Hỷ, Hộ chăng?
Đáp: Lẽ ra phải nói, như nói: Từ, bi, hỷ, hộ cũng vậy, nếu không nói, vì Đức Thế Tôn nói chưa trọn vẹn. Ở đây là nghĩa của nghĩa hiện, nghĩa môn, nghĩa độ, nghĩa lược, nên biết các nghĩa ấy.
Hoặc nói: Bi, Hỷ, Hộ dù lúc chánh thọ không lay động, nhưng khi khởi, hoặc có thể lay động, Từ khởi, cũng không lay động.
Hoặc nói: Bi, Hỷ, Hộ dù lúc chánh thọ, không lay động, nhưng khi khởi, có thể gây thương tổn, hủy hoại, Từ khởi cũng không thương tổn, hư hoại.
Hoặc nói lúc chánh thọ của Bi, Hỷ, Hộ căn bản, dù không lay động, nhưng về phương tiện của Bi, Hỷ, Hộ (xả) có thể bị lay động, phương tiện của Từ cũng không lay động.
Có thuyết nói: Có một người được phương tiện Từ của cõi Dục.
Anh ta vì không biết mình đã phạm phép vua, nên bị chấp sự bắt giải đến chỗ vua, khi vua đang cưỡi voi to ra ngoài thành, từ xa thoáng thấy người kia, vua quay lại hỏi các quan: Người này là ai?
Quan tâu vua: Người này phạm phép vua, xin đại vương hãy trừng phạt!
Lúc ấy, trong tay vua đang cầm quyển cổ luật, tra xét tội trạng của ông ta, thì ra người này quả thật đã phạm pháp. Nhà vua tự tay hình phạt. Vua nổi giận lôi đình, dùng gươm chém vào người ông ta. Ông ta thấy nhà vua giận dữ, bèn tìm phương tiện chuyển vận chánh thọ Từ. Như ném hạt đậu vào gỗ, tức thì hạt đậu lại rơi xuống đất. Kiếm của nhà vua kia cũng như thế, quơ vào thân, lập tức rơi trở lại dưới chân vua.
Bấy giờ, sợ hãi quá, vua hỏi người kia: Ngươi đã giở trò gì? Đã làm đạo lạ gì? Dùng xảo thuật huyễn hóa gì?
Người ấy đáp: Tâu đại vương! Mong đại vương hoan hỷ! Tôi không làm xảo thuật, không làm đạo lạ, không ảo thuật, biến hóa gì cả!
Vua hỏi: Nếu không như thế thì thế nào?
Người kia đáp: Thấy đại vương giận, tôi vận dụng tâm từ đối với đại vương, do vậy, gươm này không hại được thân tôi!
Cho nên biết được, phương tiện Từ cũng không lay động, huống chi là Từ căn bản. Do vậy, nên nói khi chánh thọ Từ không lay động, không nói Bi, Hỷ, Hộ. Như trong Khế kinh của Phật nói: Tu tập Từ, tu tập nhiều, có thể dứt bỏ tranh cãi. Tu tập Bi, tu tập nhiều, có thể dứt trừ giận dữ. Tu tập Hỷ, tu tập nhiều, có thể dứt bỏ sự không vui. Tu tập Hộ (xả), tu tập nhiều, có thể dứt trừ sự hãm hại.
Hỏi: Vô lượng đẳng có thể dứt trừ kiết hay không? Nếu vô lượng đẳng có thể dứt bỏ kiết, thì kiền-độ định này làm sao hiểu được thuyết kia? Từ dứt trừ được kiết trói buộc nào?
Đáp: Không có xứ sở.
Bi, Hỷ, Hộ (xả) dứt trừ kiết trói buộc nào?
Đáp: Không có xứ sở.
Nếu vô lượng đẳng không trừ được kiết, thì với Khế kinh này làm sao hiểu? Soạn luận này xong, đáp: Vô lượng đẳng không thể dứt trừ kiết.
Hỏi: Nếu vậy, thì có thể khéo hiểu kiền-độ định đã nói, còn riêng Khế kinh này, sẽ giải thích ra sao?
Đáp: Trừ kiết có hai cách:
- Trừ trong giây lát.
- Trừ rốt ráo.
Như trừ trong giây lát: Là Khế kinh của Phật nói: Tu tập từ, tu tập nhiều, có thể dứt trừ tranh chấp. Tu tập bi, tu tập nhiều, có thể dẹp bỏ sự giận dữ. Tu tập hỷ, tu tập nhiều, có thể loại trừ không vui. Tu tập hộ (xả), tu tập nhiều, có thể loại dứt bỏ sự hãm hại.
Như vô lượng đẳng không thể dứt trừ rốt ráo kiết: Như Kiền-độ định đã nói.
Như thế, cả hai thuyết này đều khéo hiểu. Như Khế kinh của Phật nói: Tu tập từ, tu tập nhiều, dứt trừ phiền não dâm. Tu tập hộ (xả), tu tập nhiều, cũng dứt trừ sự tranh cãi.
Hỏi: Phiền não nào, từ có thể dứt trừ? Phiền não nào, hộ (xả) có thể dứt trừ?
Đáp: Phiền não có hai thứ: phiền não xứ, phiền não phi xứ. Phiền não xứ: Từ có thể dứt trừ, phiền não phi xứ: Hộ (xả) có thể dứt trừ.
Lại có hai thứ phiền não:
- Muốn bỏ mạng chúng sinh.
- Trói buộc chúng sinh.
Nói bỏ mạng chúng sinh: Từ có thể dứt trừ. Trói buộc chúng sinh: Hộ (xả) có thể dứt trừ.
Cũng thế, phiền não, Từ có thể dứt trừ, cũng thế, phiền não, Hộ (xả) có thể dứt trừ.
Như trong Khế kinh của Phật nói: Tu tập bất tịnh, tu tập nhiều, có thể dứt bỏ dâm dục. Tu tập Từ, tu tập nhiều, có thể dứt trừ phiền não dâm dục.
Hỏi: Dâm nào, bất tịnh có thể dứt trừ? Dâm nào, Từ có thể dứt trừ?
Đáp: Có sáu thứ dục:
- Sắc dục.
- Xứ dục.
- Hành dục.
- Dâm dục.
- Cánh lạc dục.
- Dục của dụng cụ trang sức.
Sắc dục: Dùng bất tịnh để dứt trừ. Xứ dục: Dùng Từ để dứt trừ
Hành dục: Dùng bất tịnh để dứt trừ Cánh lạc (xúc) dục: Dùng Từ để dứt trừ. Dâm dục: Dùng bất tịnh để dứt trừ
Dục của dụng cụ trang sức: Dùng Từ để dứt trừ.
Cũng thế, dục dùng bất tịnh để dứt trừ, cũng thế, dục dùng Từ để dứt trừ. Như trong Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Như thế, tu tập tâm Từ, giải thoát. Như thế, tu tập nhiều, có thể đạt được quả A-na-hàm, hoặc lại được quả trên.
Hỏi: Như vô lượng đẳng không thể dứt trừ kiết, vì sao nói: Cũng thế, tu tập tâm từ, giải thoát. Như thế, tu tập nhiều, có thể đạt được quả A-na-hàm, hoặc lại được quả trên?
Đáp: Khế kinh của Phật nói: Dùng danh từ Thánh đạo để nói Từ. Đức Phật nói Thánh đạo có nhiều tên: Hoặc dùng thống (thọ) đặt tên, hoặc dùng tưởng đặt tên, hoặc dùng tư đặt tên, hoặc lấy ý đặt tên, hoặc dùng tín đặt tên, hoặc dùng tinh tiến đặt tên, hoặc dùng niệm đặt tên, hoặc dùng định đặt tên, hoặc dùng tuệ làm tên, hoặc dùng đèn làm tên, hoặc dùng ngã làm tên, hoặc dùng đá núi đặt tên, hoặc lấy hoa đặt tên, hoặc dùng nước đặt tên, hoặc dùng thống (thọ) đặt tên, như Phật đã nói: Tỳ-kheo giác biết khổ này rồi, biết đúng như chân, tập, tận, đạo này, biết đúng như chân. Đây nói là thống (thọ) làm tên.
Hoặc dùng tưởng đặt tên, như nói: Tu tập tưởng vô thường, tu tập nhiều, có thể dứt trừ tất cả dâm dục, tất cả dục cõi sắc, tất cả dục cõi Vô Sắc, tất cả vô minh, tất cả tự mạn. Đây nói là dùng tưởng làm tên.
Hoặc dùng tư đặt tên, như nói: Mạt-na, nếu tư và hành, báo hắc hắc, tư có thể dứt trừ. Đây nói là dùng tư làm tên. Hoặc lấy ý để đặt tên, như nói kệ:
Chế ngự ý nhập xứ
Là chẳng duyên sở hữu
Không hề đắm nhiễm đời
Nhận tất cả cúng dường.
Đây nói là dùng ý để đặt tên, hoặc dùng tín để đặt tên, như nói kệ:
Tín vượt qua dòng
Biển không buông lung
Chân đế dứt khổ,
Tuệ hợp thanh tịnh.
Như nói: Xá-lợi-phất! Tín căn thành tựu. Nếu các Tỳ-kheo, Tỳkheo-ni dứt bỏ việc bất thiện, tu hành điều thiện, thì đó gọi là dùng tín đặt tên.
Hoặc dùng tinh tiến đặt tên, như nói: A-nan! Tinh tiến có thể chuyển thành đạo. Như nói: Xá-lợi-phất! Đệ tử Thánh thành tựu tinh tiến lực, dứt bỏ bất thiện, tu hành điều thiện. Đây nói là dùng tinh tiến đặt tên.
Hoặc dùng niệm đặt tên, như nói: Ta nói niệm trong tất cả, như nói: Xá-lợi-phất! Đệ tử bậc Thánh đã thành tựu niệm, như người giữ cổng, dứt bỏ bất thiện, tu hành điều thiện. Đây nói là dùng niệm đặt tên.
Hoặc dùng định để đặt tên, như nói kệ:
Định, nghĩa là đạo
Chẳng định, chẳng đạo
Định do tự biết
Năm ấm hưng suy.
Như nói: Xá-lợi-phất! Đệ tử bậc Thánh đã thành tựu ba Tam-muội, phải dứt bỏ bất thiện, tu hành điều thiện. Đây gọi là dùng định đặt tên, hoặc dùng tuệ đặt tên, như nói kệ:
Tuệ là diệu thế gian
Thú hướng có nơi đến
Nên dùng trí đẳng chánh.
Hết sinh, già, bệnh, chết.
Như nói: Tuệ vượt qua trên tất cả pháp. Như nói: Này các cô! Đệ tử bậc Thánh đã dùng dao tuệ cắt đứt tất cả kiết, phược, sử, não, triền!
Cắt đứt, đánh, cắt nữa, đánh nữa… Đây gọi là dùng tuệ đặt tên.
Hoặc dùng đèn đặt tên, như nói kệ:
Siêng tu chẳng buông lung,
Thâu nhận và chế ngự
Người trí tuệ thắp sáng
Si tối không thể hoại.
Đây gọi là dùng đèn đặt tên.
Hoặc dùng ngã đặt tên, như nói: Tỳ-kheo! Ngã, là tám đạo của bậc Thánh. Đây là lấy ngã làm tên.
Hoặc dùng núi đá đặt tên, như nói: Tỳ-kheo! Núi đá lớn, nghĩa là vững chắc, thường trụ, không hư hoại. Tất cả đồng một thể, kiến chấp bình đẳng. Đây gọi là lấy núi đá làm tên.
Hoặc dùng hoa làm tên, như nói: Tỳ-kheo sinh bảy đóa hoa giác, nghĩa là bảy giác. Đây gọi là lấy hoa làm tên.
Hoặc dùng nước làm tên, như nói: Tỳ-kheo thành tựu nước tám vị, nghĩa là tám Thánh đạo. Đây gọi là lấy nước làm tên.
Như vậy, Đức Phật nói Thánh đạo có nhiều tên. Cũng thế, Khế kinh của Phật nói: Thánh đạo dùng lòng từ đặt tên.
Hoặc nói: Ý từ, giải thoát từ, kế từ, phương tiện từ, hoặc khi phàm phu cầu quả A-na-hàm, hoặc lúc bậc Thánh cầu quả A-na-hàm.
Nói là khi phàm phu cầu quả A-na-hàm, phàm phu kia khi trừ kiết cõi Dục, được ý từ giải thoát. Nếu phàm phu đó giữ lấy chứng đắc, thì họ sẽ được quả A-na-hàm.
Nói là lúc bậc Thánh cầu quả A-na-hàm: Bậc Thánh dứt trừ kiết cõi Dục, được quả A-na-hàm, ở trên quả A-na-hàm, được ý từ giải thoát. Do đó nên nói: Cũng thế, tu ý từ giải thoát, cũng thế, tu tập nhiều, được quả A-na-hàm, hoặc còn được quả trên, chỉ vô lượng đẳng không dứt trừ kiết.
Hỏi: Vô lượng đẳng vì sao rất mầu nhiệm?
Có thuyết nói Từ là rất mầu nhiệm, vì chánh thọ Từ, tất cả chúng đều không thể gây tổn hại.
Lại có thuyết nói: Bi là rất mầu nhiệm, vì Đức Phật phát tâm đại bi mà nói pháp.
Hỏi: Vì sao chỉ nói đại bi, mà không nói đại từ, đại hỷ, đại hộ (xả)?
Đáp: Lẽ ra phải nói, như nói: Đại bi, đại từ, đại hỷ, đại hộ (xả) cũng vậy. Nghĩa là theo như ý của Phật, công đức có thể đạt được, đều nên gọi là đại. Vì sao? Vì Phật Thế Tôn với vô lượng tâm thương xót, tâm làm lợi ích, tâm thiện. Cho nên nói là Từ theo như ý của Phật, công đức có thể đạt được, đều nên gọi là đại.
Lại có thuyết nói: Về điểm này không nên vấn nạn. Vì sao? Vì nếu bi tức là đại bi, thì có thể vấn nạn, chỉ vì bi khác đại bi.
Hỏi: Nếu bi khác, đại bi khác, thì bi và đại bi có gì khác nhau?
Đáp: Tức do danh mà thành khác nhau:
- Bi.
- Đại bi.
Hoặc nói: Địa cũng có khác nhau: Bi ở bảy địa, căn bản của đại bi vốn ở địa Tứ thiền.
Hoặc nói: Ý cũng có khác nhau: Về bi, Phật, Bích-chi-Phật, Thanh văn đều đồng, còn về đại bi thì chỉ Phật có, không phải ai khác.
Hoặc nói: Thân cũng có sự khác nhau, bi thì thân nam, nữ có thể đạt được, còn đại bi thì thân nam có thể đạt được, thân nữ thì không.
Hoặc nói: Trừ khử kiết cũng có sự khác nhau: Bi, thì không có tham, thiện căn có thể trừ tham, đại bi không có ngu si, thiện căn có thể trừ si.
Hoặc nói: Về hành cũng có khác nhau: Bi: có thể xót thương, không thể cứu. Đại bi: cũng có thể thương xót, cũng có thể cứu. Như hai người cùng ở trên bờ sông. Khi ấy, có người sắp chết đuối giữa sông. Một người kia dù có ý định muốn cứu vớt, nhưng lại không có sức, chỉ đưa bàn tay cho níu mà đứng nhìn, còn người thứ hai nọ có ý, cũng vừa có năng lực cứu vớt kẻ sắp chìm kia đem vào bờ.
Như người kia thấy rồi đưa bàn tay cho nắm mà đứng đó, vì không có sức. Bi cũng như thế.
Như người nọ vừa có ý, cũng có thể lực, cứu vớt kẻ sắp chìm kia, đem đặt vào bờ. Đại bi cũng giống như thế.
Tôn giả Đàm-ma-đa-la nói: Này các vị! Đại bi của Phật, Thế Tôn, từ lâu xa đến nay đã nhập cực vi, khắp nhất thiết nhập, bình đẳng dẫn dắt tất cả chúng sinh. Hàng Thanh văn đâu thể xót thương đến chúng sinh của cõi Sắc, Vô Sắc.
Hỏi: Vì sao gọi là đại bi?
Đáp: Vì được cửa hàng lớn, nên gọi là Đại bi, không phải như đạo Thanh văn, dùng một vật cho một người, cũng không phải như đạo Bích-chi-Phật, vì cho một nhành dương, cho một nắm, chỉ vì tất cả sự việc rất mầu nhiệm, đem những của vật rất đáng yêu cho, trừ những cái không phải của mình, sau đó có thể đạt được. Đây nói là vì được cửa hàng lớn, nên gọi là Đại bi.
Hoặc nói: Vì sinh thân cao lớn, nên gọi Đại bi, không phải như đạo Thanh văn, đạo Bích-chi-Phật không có thân đầy đủ để đạt được, chỉ vì Đại sĩ kia với ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm thân mình, với sắc vàng ròng, vầng sáng tròn chiếu xa một tầm. Tiếng Phạm nhiệm mầu, như tiếng chim Ca-tỳ-lăng, ngắm không biết chán. Đây nói là vì sinh thân cao lớn, nên gọi là Đại bi.
Hoặc nói: Vì dùng phương tiện lớn để cầu được, nên gọi Đại bi, không phải như một chủng, hai thục, ba giải thoát của đạo Thanh văn, cũng không phải như Tôn giả Xá-lợi-phất tăng ích trí tuệ trong sáu mươi kiếp, cũng không phải như Bích-chi-Phật tăng ích trí tuệ trong một trăm kiếp, chỉ vô lượng khổ hạnh đầy đủ A-tăng-kỳ ba kiếp, sau đó mới đạt được. Đây nói là vì vận dụng đại phương tiện để cầu đạt được, nên gọi là Đại bi.
Hoặc nói: Vì làm lợi ích rất nhiều cho chúng sinh, nên gọi là Đại bi. Như chúng sinh này mong cầu Phật đạo, mong cầu Bích-chi-Phật, đạo Thanh văn, hoặc được giàu to, sinh vào nhà cao sang, vóc dáng khôi ngô, sinh lên cõi trời, cõi người. Tất cả nguyện vọng đó đều do đại bi.
Đây nói là vì làm lợi ích cho rất nhiều chúng sinh, nên gọi là Đại bi.
Hoặc nói: Chúng sinh bị ngã xuống hầm lớn, vì có khả năng cứu vớt họ, nên gọi là Đại bi. Như Đức Phật thấy chúng sinh đọa vào năm đường nên độ thoát họ và giúp họ chứng được đạo quả.
Tất cả công hạnh đó đều xuất phát từ Đại bi. Đây nói là vì có khả năng cứu vớt chúng sinh rơi vào hào sâu, nên gọi là Đại bi.
Hoặc nói: Vì có năng lực làm nghiêm động núi Đại hộ (xả), nên gọi là Đại bi. Vì Phật, Thế Tôn có chỗ du hóa không chung với địa Tứ thiền, nên gọi là Đại hộ (xả). Nghĩa là khi Phật gia hộ (xả) hiện ở trước, thì bấy giờ, tất cả chúng sinh đang bị đốt cháy trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, như mía, tre, phi lao, lúa, nếp, cây gai, rừng rậm bị bùng cháy, Đức Phật đối với chỗ ấy, tâm không nghiêng động. Như Đại bi đã hiển hiện ở trước, lúc ấy, thân Phật với năng lực rất vững chắc thì Đại bi có công năng làm lay động, như gió thổi cây chuối. Đây nói là có thể khuynh động núi Đại hộ (xả), nên gọi là Đại bi.
Hoặc nói: Vì Đại sĩ có thể đi vào trong chỗ khảo tra, đánh đập, nên gọi là Đại bi. Như Phật hóa thành hình lực sĩ Mạt-la, hoặc làm hình thợ gốm, hoặc làm hình người hành khất, hoặc làm hình kỹ nữ, dùng tay kéo Nan-đà vào trong năm đường, vì Ương-quật-ma, xoay đất phía trước, làm cho rộng phía sau, xoay đất phía sau, khiến cho rộng phía trước. Tâm Phật thường định, không tán loạn, miệng xuất ra chiếc lưỡi rộng dài tự che phủ kín mặt, thành tựu đầy đủ sự hổ thẹn, vì người nữ hiển hiện âm mã tàng, từ bỏ thú vui của thiền mầu nhiệm, từ bỏ pháp Phật rất vi diệu, vì giáo hóa nên Phật đã vượt qua hàng trăm ngàn ức núi Thiết vi, núi Đại Thiết vi, đến quốc độ nhiều như cát sông Hằng, tất cả đều do Đại bi. Đây nói là Đại sĩ có thể dấn thân vào chốn tra khảo đánh đập, gọi là đại bi. Như trong Luật Phật dạy: Thế Tôn vì viên mãn hạnh Từ nên đối với chúng sanh mà nói pháp.
Hỏi: Nói Đức Thế Tôn vì viên mãn hạnh Từ, đối với chúng sinh mà nói pháp, thì chúng sinh đó có được niềm vui hay không? Nếu chúng sinh được niềm vui, thì vì sao không dùng Từ viên mãn với tất cả hàng trời, người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, vì họ mà nói pháp? Nếu chúng sinh không được niềm vui, thì làm sao hiểu được bài kệ này?
Như tâm quỷ nghĩ ác
Nếu đến nhiễm vào người
Không chạm, cũng không hại
Có thể sinh thọ sợ.
Tâm quỷ kia nghĩ đến việc ác, có công năng lay động quả ác, huống chi tâm Phật, nhớ nghĩ điều thiện, mà không lay động quả thiện hay sao?
Soạn luận này xong, có thuyết nói: Thế Tôn vì viên mãn hành Từ đối với chúng sinh nên vì họ nói pháp, chúng sinh kia được niềm vui.
Hỏi: Nếu vui thì vì sao không dùng Từ để thỏa mãn tất cả địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trời, người, vì họ mà nói pháp?
Đáp: Đức Thế Tôn quán hành động của chúng sinh chuyển biến, không chuyển biến. Nghĩa là chúng sinh đã tạo ra hành vi chuyển biến, vì Từ của Đức Thế Tôn viên mãn vì họ giảng nói pháp, hay nói chúng sinh đã tạo ra hành vi không chuyển biến, không vì Từ viên mãn vì họ mà nói pháp?
Lại có thuyết nói: Đức Thế Tôn vì chúng sinh, Từ viên mãn, vì họ mà nói pháp, chúng sinh kia không được vui.
Hỏi: Nếu chúng sinh không được vui, làm sao hiểu bài kệ này?
Như tâm quỷ nghĩ ác
Nếu đến nhiễm vào người
Không chạm cũng không hại
Có thể sinh tướng thọ (sợ).
Đáp: Phật, Thế Tôn viên mãn hạnh Từ bằng vô lượng thứ: Hoặc dùng thần túc, hoặc hiện duyên ái, hoặc biết niềm vui, hoặc khéo tiếp xúc, hoặc ảnh hiện trong mát.
Hoặc dùng thần túc: Như nói: Sau cùng, Thế Tôn du hóa thế gian, đến tinh xá Diêm phù lâm, nước Ba-Bà.
Người dân trong nước Ba-bà nghe tin Đức Thế Tôn du hóa nơi thế gian, sẽ đến tinh xá Diêm-phù nước này, liền tụ tập một chỗ, rồi lập chung hiệu lệnh: Chúng ta đều phải đến yết kiến Đức Thế Tôn, nếu ai không đi, phải nộp phạt năm trăm đồng tiền vàng cũ!
Sau khi đặt ra hiệu lệnh khẩn như thế xong, tất cả đều đến chỗ Đức Thế Tôn.
Bấy giờ, đại thần Lưu-chi, kẻ vốn không có ý kính tin đối với Đức Thế Tôn, nhưng ông ta cũng đến. Khi ấy, Tôn giả A-nan từ xa thoáng thấy đại thần Lưu-chi đi đến, bảo: Lành thay! Lành thay, Lưu-chi! Ông đến đây để yết kiến Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn vốn đầy đủ ruộng phước vô thượng, không bao lâu nữa sẽ bị vô thường làm hoại!
Đại thần Lưu-chi nói: A-nan! Thật ra tôi không cố ý đến gặp Samôn Cù-đàm đâu! Chỉ vì tôi không muốn trái với hiệu lệnh của bà con.
Tôn giả A-nan gạn hỏi Lưu-chi về việc không trái với hiệu lệnh gì của bà con? Đại thần Lưu-chi đáp: Tôn giả A-nan! Bà con của chúng tôi nhóm họp một chỗ, đồng lập ra hiệu lệnh: Chúng ta đều phải đến thăm hỏi Đức Thế Tôn. Nếu ai không đi thì sẽ bị nộp phạt năm trăm đồng tiền vàng cũ! Này Tôn giả A-nan! Tôi không muốn đến gặp Sa-môn Cù-đàm, chỉ vì tôi nghĩ, không muốn cho bà con có sự tranh cãi. Bấy giờ, Tôn giả A-nan kéo tay đại thần Lưu-chi đến chỗ Đức Thế Tôn, bạch rằng: Bạch Thế Tôn! Đại thần Lưu-chi này vốn là người ở lâu năm trong xóm này, nhưng không có tâm kính tin đối với Đức Thế Tôn. Kính mong Thế Tôn xót thương vì ông giảng nói pháp để ông có tâm kính tin Thế Tôn, phát sinh vui mừng.
Lưu-chi kia vì tâm hành ái, chí rối loạn, không định, nên Phật, Thế Tôn sau cùng không vì kẻ có tâm chí rối loạn mà nói pháp.
Lúc này, chỗ nói pháp của Đức Thế Tôn cách đó không xa bèn hóa ra địa ngục phân cứt đang sôi sùng sục, sâu rộng vô lượng, rồi bảo người kia hô to: Có đại thần Lưu-chi đến chỗ Đức Thế Tôn mà không có tâm kính tin. Sau khi chết, ông ta sẽ đọa vào đây!
Thấy địa ngục rộng lớn và nghe tiếng nói ấy, Đại thần Lưu-chi vô cùng kinh hãi, nẩy sinh tưởng nhàm chán.
Phật, Thế Tôn biết ông ta quá sợ hãi, sinh tâm nhàm chán rồi, liền thuận theo nói pháp vô cùng mầu nhiệm.
Được nghe pháp xong, đại thần Lưu-chi xa lìa các pháp trần cấu, pháp nhãn phát sinh.
Trên đây là Đức Phật đã dùng đại từ viên mãn đối với đại thần Lưu-chi.
Hỏi: Nói Từ viên mãn là thế nào?
Đáp: Đó là thần túc của Phật.
Lại nữa, hoặc Phật dùng thần túc. Như nói: Điều-đạt xúi giục vua A-xà-thế, có voi tên là Đàn-na-ba-lặc, hãy lấy rượu trong cho voi uống thật say rồi thả ra, khiến chạy đến hại Đức Thế Tôn.
Khi ấy, từ xa, voi thoáng trông thấy Đức Thế Tôn, vội chạy về hướng đó. Đức Thế Tôn thoáng thấy voi đang chạy đến, lập tức, từ hai phía trái, phải, Đức Thế Tôn hóa thành bức tường thật cao, phía sau hóa thành cái khe rất to sâu trăm ngàn trượng, phía trên hóa ra ngọn núi thật cao, vang dội xuống tiếng sấm sét, phía trước hóa ra năm con sư tử lớn.
Thấy năm con sư tử đang đứng nhe nanh, voi say kia vô cùng sợ hãi. Nhìn quanh bên trái, phải, có bức tường chắn rất lớn, nhìn lại phía sau, có mương rãnh thật rộng, sâu trăm ngàn trượng, rồi ngước nhìn lên ngọn núi lửa khổng lồ, ầm ầm tiếng sấm nổ vang xuống. Chứng kiến cảnh tượng hãi hùng ấy rồi, nó tưởng như ngọn lửa của tất cả thế gian đang hừng hực cháy!
Thấy voi quá sợ hãi, Phật Thế Tôn vội thu hồi năm sư tử lớn, voi chỉ nhìn thấy vũng nước trong mát dưới chân Phật. Sau đó, nó từ từ bước đến chỗ Thế Tôn, dùng đầu lễ lên chân Thế Tôn, rồi dùng vòi thoa nhẹ lên chân.
Lúc ấy, Đức Thế Tôn với các tướng trang nghiêm, sắc vàng ròng đầy đủ tất cả năm ngàn phước quý, Đức Thế Tôn đưa tay phải sờ đầu voi, lập tức cơn say tan biến, Đức Thế Tôn nói kệ cho voi nghe:
Voi chẳng hại rồng lớn
Voi, rồng ra đời khó
Voi chớ hại rồng lớn
Không được sinh chỗ thiện!
Không nên đấu, mà đấu
Không giận mà sinh giận
Sẽ chịu mười lần báo
Nhanh chóng đọa đến kia.
Sẽ chịu nhiều đau khổ
Thân thể cũng hủy hoại.
Sẽ bị bệnh khổ nặng
Tâm loạn, chí não ác.
Hoặc gặp tai ách khốn
Bị người khác chê bai
Hoặc thân thích chịu lìa
Của tiền đều mất sạch.
Mọi cái có ở nhà
Bị lửa đốt rụi cả
Thân rã, không trí tuệ
Sẽ đọa vào địa ngục!
Voi kia nghe kệ này xong, nước mắt liền chảy ra! Đức Phật nói tiếng voi, nói pháp cho voi nghe, nghe Phật nói pháp xong, voi chết được sinh lên cõi trời Ba mươi ba!
Đó là Đức Phật đã vì voi nên tâm từ được viên mãn.
Hỏi: Trong đây, thế nào là từ viên mãn?
Đáp: Tức thần túc của Phật. Nói là thần túc, hoặc hiện duyên ái, nghĩa là như nói: Phạm chí có một đứa con trông coi ruộng lúa, trời tuôn mưa lớn, nên câu ta bị mưa đá làm chết, tàn phá cả ruộng lúa. Vì bị mất đi cả hai, nên Phạm chí kia đâm ra ý loạn, điên cuồng, lõa hình chạy đến khu vườn A-na-bân-để ở Xá-vệ. Phạm chí ấy được Phật hóa độ.
Từ xa, Đức Thế Tôn thấy Phạm chí đang chạy đến, ngoài nghĩ rằng: Đang lúc này, cho dù có hằng sa Phật nói pháp, cho nghe cũng không thể nào cứu độ ông ta được! Khi ấy, Đức Thế Tôn, đứng cách đó không xa, hóa thành một thửa ruộng lúa và người con của Phạm chí. Phạm chí nhìn thấy liền hồi phục bổn tâm. Ông ta nghĩ: Đây là con trai ta, kể cả ruộng lúa, khiến ta thường ôm lòng lo lắng. Sau đó, ông ta đến chỗ Đức Thế Tôn, đầu mặt lễ dưới chân Đức Thế Tôn, rồi ngồi qua một phía. Phạm chí kia có tâm kính tin Đức Thế Tôn, lộ vẻ hoan hỷ. Đức Thế Tôn thuận theo vì ông ấy nói pháp thích hợp, nghe Phật nói pháp xong, Phạm chí liền xa lìa trần cấu, được pháp nhãn phát sinh. Đây là Đức Phật vì Phạm chí nên hành Từ viên mãn.
Hỏi: Trong đây, thế nào là Từ viên mãn?
Đáp: Tức Đức Phật kia hóa hiện duyên ái.
Lại nữa, hóa hiện duyên ái, như nói: Phạm chí nữ Bà-tư-tra có sáu người con trai đều chết. Vì quá lo buồn mỗi khi nhớ nghĩ đến các con, nên ý rối loạn, hóa điên cuồng, khỏa thân chạy, chạy đến khu vườn Ana-bân-để ở nước Xá-vệ. Phạm chí nữ kia, được Phật hóa độ.
Từ xa, Đức Thế Tôn thấy Phạm chí nữ đang chạy đến, Đức Thế Tôn nghĩ rằng: Nay vào lúc này, nếu có hằng sa Phật nói pháp cho người nữ này nghe, cũng không thể khiến cho Phạm chí ấy tiếp nhận Phật hóa được!
Khi ấy, Đức Thế Tôn ngồi cách nữ Phạm chí nọ không xa, hóa thành sáu người con trai. Nhìn thấy các con, bà ta liền hồi phục bổn tâm, nhận ra: Đây là các con yêu của mẹ, đã làm cho mẹ thường ôm lòng lo buồn. Phạm chí nữ kia cảm thấy hổ thẹn, bèn quỳ gối ngồi xuống. Lúc đó, Đức Thế Tôn bảo A-nan: A-nan! Ông hãy trao y Uất-đa-la tăng trao cho bà ta mặc! Như thế, bạch Thế Tôn! Tôn giả A-nan vâng lời dạy bảo của Thế Tôn trao y Uất-đa-la-tăng cho Phạm chí nữ. Phạm chí nữ nhận y Uất-đa-la-tăng liền mặc vào, đến chỗ Đức Thế Tôn, lễ dưới chân Thế Tôn, rồi ngồi qua một bên. Vì nhận thấy Phạm chí nữ có tâm kính tin Đức Thế Tôn, với vẻ hoan hỷ, nên Thế Tôn thuận theo giảng nói pháp thích hợp. Phạm chí nữ nghe Phật nói pháp, xa lìa trần cấu, pháp nhãn của các pháp phát sinh.
Trên đây là nói Phật đã vì Phạm chí nữ, nên viên mãn Từ.
Hỏi: Trong trường hợp này, viên mãn Từ là sao?
Đáp: Tức Phật kia hiện ra duyên ái, gọi là hiện duyên ái.
Hoặc hóa hiện thuốc trí: như nói: Ưu-bà-di Ma-ha-tiên thỉnh cúng dường thuốc men cho Phật và Tăng. Lúc đó, có một Tỳ-kheo đang bệnh, cần uống thuốc. Thầy thuốc bảo phải uống thuốc với nước thịt. Tỳ-kheo bệnh kia nói với người chăm sóc bệnh: Hiền giả! Ông hãy đến nói với Ưu-bà-di Ma-ha-tiên, Tỳ-kheo kia bị bệnh uống thuốc, phải uống thuốc với nước thịt!
Lúc ấy, vị Tỳ-kheo chăm sóc bệnh bèn đến chỗ Ưu-bà-di Ma-hatiên, nói: Cô nên biết, vị Tỳ-kheo kia chữa bệnh, phải uống thuốc với nước thịt! Ưu-bà-di Ma-ha-tiên bảo với người làm: Ngươi hãy đem vật này đi mua thịt cho Tỳ-kheo kia! Người làm nọ đem vật đi khắp thành Ba-la-nại để mua thịt mà không thể được, vì có người nói cho biết: Hôm nay, vua Phạm-Ma-Đạt sinh một đồng nam, nên đã ban sắc khắp trong thành không được sát sinh! Người sứ nọ trở lại chỗ Ưu-bà-di Maha-tiên, thưa: Thưa Đại gia, tôi đã đi khắp trong thành để tìm thịt mà không được!
Ưu-bà-di Ma-ha-tiên nghĩ rằng: Đây là một tai họa! Tỳ-kheo kia bị bệnh, phải uống thuốc. Nếu không được thịt thì đôi khi có thể dẫn đến cái chết! Bà bèn lấy dao bén vào nhà trong, cắt lấy chỗ thịt mềm trên thân, mình trao cho người làm và nói: Ngươi tự nấu cho Tỳ-kheo bệnh kia! Người kia làm y như lời bảo, đem trao cho vị Tỳ-kheo nuôi bệnh. Tỳ-kheo này không biết, đem đến cho Tỳ-kheo bệnh. Tỳ-kheo bệnh kia cũng không biết mà uống.
Đến khi bệnh Tỳ-kheo được lành, thân bệnh của Ưu-bà-di Ma-hatiên vẫn còn đau nhức. Trong khi đó, chồng của Ưu-bà-di Ma-ha-tiên, vì bận chút việc, nên đi vắng. Lúc ông ấy trở về tự hỏi người nhà: Ma-hatiên có ở nhà không? Người nhà thưa: Đại gia, Ma-ha-tiên đang bị đau nhức dữ dội ở trong nhà. Nghe xong, chồng Ma-ha Tiên rất giận dữ, mất tâm cung kính. Ông ta nói: Nếu người cho không biết, còn người nhận cũng không biết chăng? Ta sẽ đến chỗ Phật để thưa trình cho ra lẽ.
Lúc ấy, chồng của Ma-ha-tiên đến chỗ Đức Thế Tôn. Trong khi đó, vô lượng trăm ngàn chúng đang vây quanh trước, sau Đức Thế Tôn, chăm chú nghe Thế Tôn nói pháp. Phu chủ Ma-ha-tiên thấy vậy nghĩ rằng: Hôm nay, mình không được bàn luận, để ngày mai, sẽ thỉnh Thế Tôn phó hội, sau đó sẽ biện luận! Nghĩ đoạn, Bà bèn đến chỗ Đức Thế Tôn, lễ dưới chân Thế Tôn, rồi ngồi qua một phía.
Lúc đó, vì chồng của Ma-ha-tiên, Ngài bèn vận dụng vô lượng phương tiện, vì ông ấy nói pháp, khuyên tinh tiến đồng khuyên tinh tiến, khiến cho hoan hỷ đồng hoan hỷ, dùng vô lượng phương tiện nói pháp cho nghe, khuyên tinh tiến đồng tinh tiến, khiến hoan hỷ đồng hoan hỷ, rồi đứng yên lặng.
Khi ấy, chồng Ma-ha-tiên, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay hướng về Thế Tôn bạch: Bạch Thế Tôn! Vào ngày mai, tại nhà con có lập lễ hội nhỏ, kính mong Thế Tôn và Tăng vì xót thương chấp nhận cho!
Đức Thế Tôn nhận lời mời của chồng Ma-ha-tiên nên yên lặng. Ông ấy biết Đức Thế Tôn bằng lòng nên yên lặng, bèn lễ dưới chân Thế Tôn, đi nhiễu quanh Thế Tôn xong, bèn trở về nhà.
Đêm hôm đó, ông ta sắm sửa đủ các thức ăn ngon, lập các vật cúng dường tịnh diệu. Sửa soạn xong thì trời vừa sáng.
Bấy giờ, vào sáng sớm, Đức Thế Tôn mặc y phục, các Tỳ-kheo vây quanh trước sau, cùng đi đến nhà của Ma-ha-tiên và an tọa. Đức Thế Tôn biết mà vẫn hỏi người nhà: Hôm nay, Ưu-bà-di Ma-ha-tiên hiện giờ ở đâu?
Người nhà bạch: Bạch Đức Thế Tôn! Ưu-bà-di Ma-ha-tiên đi lại không được, vì đang bị đau nhức dữ dội, đang ở trong phòng. Phật Thế Tôn đã biết nhân duyên nội, nhận biết nhân duyên ngoại cũng như thế.
Lúc ấy, chỉ trong thời gian duỗi cánh tay, Đức Thế Tôn đã đến trên đỉnh núi Tuyết, hái thuốc đem về, xoa trên chỗ vết thương, rồi bảo chồng Ma-ha-tiên: Hãy gọi Ưu-bà-di Ma-ha-tiên ra, nói: Thế Tôn cho gọi!
Vâng, thưa Thế Tôn!, chồng Ma-ha-tiên vâng lời Thế Tôn dạy, bèn vào phòng, nói với Ma-ha-tiên: Đức Thế Tôn gọi em!
Khi Ma-ha-tiên vừa nghe nói Thế Tôn gọi, vết thương lập tức bình phục, đồng một sắc như cũ.
Nghe xong, cả nhà đều tỏ lòng kính tin gấp bội đối với Thế Tôn, hai vợ chồng đều vô cùng hoan hỷ cùng đến chỗ Thế Tôn, lễ dưới chân Phật, rồi lui ra đứng một bên.
Đức Thế Tôn thuận theo giảng nói pháp hợp cơ. Ưu-bà-di Ma-hatiên và các quyến thuộc nghe nói pháp xong, xa lìa các thứ trần cấu, pháp nhãn phát sinh.
Đây là Đức Thế Tôn vì Ưu-bà-di Ma-ha-tiên, mà thực hành Từ viên mãn.
Hỏi: Trong trường hợp này, Từ viên mãn là sao?
Đáp: Tức thuốc trí kia.
Lại nữa, thuốc trí, như nói: Một lúc nọ, vua Lưu-ly ngu si phá thành Ca-duy-la-vệ, dẫn đi sáu cô gái họ Thích xinh đẹp. Ở trên điện đường, ông ta tự khoe khoang nói: Ta có thể hủy hoại tất cả thân tộc của các khanh, khiến cho không còn sống sót một người nào!
Thích nữ kia đáp: Đại vương có phước đời trước, còn thân tộc của chúng tôi đã thấy đế, đều là bậc Thánh, song đại vương không lẽ đến đấy mà được toàn mạng?
Vua ấy nghĩ rằng: Thích nữ kia sao dám có lời lẽ như thế! Vua kia từ bỏ sự tin nơi đời sau, không có lòng từ, bèn chặt hết tay chân của sáu cô gái họ Thích, rồi cho người đem vứt xuống hào.
Sáu thiếu nữ họ Thích đều được Phật hóa độ. Đức Thế Tôn vì mục đích giáo hóa, nên đến chỗ nọ, thấy sáu thiếu nữ đang bị vô lượng bệnh khổ. Thấy rồi nghĩ rằng: Hiện nay, vào lúc này, sáu thiếu nữ họ Thích đang lâm vào cảnh ngộ ấy, nếu có hằng sa chư Phật vì họ giảng nói pháp, thì họ nạn với nỗi khổ này, không thể nào bảo họ tiếp nhận Phật hóa!?
Phật Thế Tôn đã biết duyên khởi bên trong, nhận biết duyên khởi bên ngoài cũng như thế.
Bấy giờ, chỉ trong khoảnh khắc co duỗi cánh tay, Đức Thế Tôn đã đến trên núi Tuyết, hái thuốc đem về, xoa trên chỗ vết thương. Thoa xong, nỗi đau khổ liền dứt, bèn nẩy sinh lạc thọ, sinh lạc thọ rồi, Đức Thế Tôn thuận theo nói pháp hợp cơ cho họ nghe. Sáu Thích nữ nghe nói pháp xong, xa lìa các thứ trần cấu, pháp nhãn phát sinh.
Trên đây là nói Đức Thế Tôn vì sáu Thích nữ, mà thực hành lòng Từ được viên mãn!
Hỏi: Trong trường hợp này, hành Từ viên mãn là sao?
Đáp: Tức thuốc trí kia! Đây nói là thuốc trí.
Hoặc dùng cánh lạc (xúc), như nói: Đức Thế Tôn đến các tăng phòng, vào một căn phòng nọ, Đức Thế Tôn thấy có một Tỳ-kheo ở trong phòng kia, đang bị bệnh khổ, cô đơn, không có bạn bè, đang nằm ngủ trên chỗ đại, tiểu tiện, không thể qua lại. Đức Thế Tôn tuy biết mà vẫn hỏi Tỳ-kheo: Vì sao bị chứng bệnh này, một mình không có bè bạn?
Vị Tỳ-kheo bệnh, thẳng thắng, bạch Thế Tôn: Bạch Đức Thế Tôn! Con là kẻ lười biếng, không thể chăm sóc người khác, do đó, người khác cũng không buồn ngó ngàng đến con. Bạch Thế Tôn! Con không có ai nương tựa. Bạch Thiện Thệ! Con không có chỗ cậy trông!
Đức Thế Tôn bảo: Tỳ-kheo! Ông không phải vì ta nên xuất gia, học đạo, làm Sa-môn phải chăng?
Vị Tỳ-kheo bạch: Vâng, bạch Thế Tôn! Vâng, bạch Thiện Thệ!
Đức Thế Tôn bảo: Tỳ-kheo! Ta là đối tượng nương tựa của ông và trời, thế gian.
Khi đó, Đức Thế Tôn đến chỗ Tỳ-kheo đang nằm, nhẹ nhàng đỡ dậy, dìu ra ngoài, rồi nhẹ nhàng đặt nằm xuống. Sau đó, Đức Thế Tôn trở vào phòng, đem chiếu của Tỳ-kheo ra ngoài, đổ bỏ đồ đại, tiểu tiện, dùng đất sét sửa sang lại phòng nằm, lại trải lên chiếu cói mới, tắm gội Tỳ-kheo bệnh xong, lại mặc vào áo mới, giặt giũ áo cũ. Lại dẫn vào phòng, nhẹ nhàng đặt nằm trên giường gối mới, lấy tay xoa mình, Đức Thế Tôn bảo: Tỳ-kheo! Nếu ông không siêng năng tu hành, không đến mà muốn đến, không được mà muốn được, không chứng mà muốn chứng, Tỳ-kheo này, lại bị chứng bệnh ấy lần nữa, còn tệ hơn lần bệnh này!
Như Thế Tôn dùng tay xoa Tỳ-kheo bệnh, nỗi khổ dứt trừ tức khắc, bèn được lạc thọ. Sau khi được lạc thọ rồi, Đức Thế Tôn thuận theo nói pháp hợp cơ. Tỳ-kheo nghe pháp xong, xa trần lìa cấu, pháp nhãn của các pháp sinh.
Đây là Đức Thế Tôn vì Tỳ-kheo kia nên thực hành hạnh Từ viên mãn.
Hỏi: Trong đây, Từ viên mãn là sao?
Đáp: Là cánh lạc (xúc) kia.
Lại nữa, cánh lạc (xúc) như nói: Đức Thế Tôn đi dạo một phía của núi Kỳ-xà-quật. Điều-đạt cũng ở một phương. Lúc đó, Điều-đạt gặp phải chứng đau đầu trầm trọng, không thể chịu nổi. Khi ấy, Đức Phật dùng đầy đủ tướng tốt đẹp, sắc vàng ròng, tay đầy đủ trăm ngàn phước, xuyên qua núi kia và xoa đầu Điều-đạt, dứt hết tất cả khổ thọ, bèn được lạc thọ. Được lạc thọ rồi, Điều-đạt tự nghĩ: Không biết là ơn của ai? Ngoảnh lại, Điều-đạt thấy là tay Đức Thế Tôn, liền nói: Lành thay, Tất Đạt! Ông khéo học phương thuốc này, nhờ phương thuốc ấy giúp ta được sống.
Trên đây là nói Đức Thế Tôn vì Điều-đạt nên thực hành hạnh Từ được viên mãn.
Hỏi: Trong trường hợp này, hạnh Từ được viên mãn là thế nào?
Đáp: Tức là cánh lạc (xúc). Đây nói là cánh lạc (xúc).
Hoặc dùng bóng mát, như nói: Đức Thế Tôn và Tôn giả Xá-lợiphất cùng đi dạo một nơi. Tôn giả A-nan đi ở sau Phật, cầm quạt quạt Phật. Lúc đó, có một con chim đang bị chim ưng đuổi bắt rất gấp, hoảng sợ, bay đến núp dưới bóng của Tôn giả Xá-lợi-phất, mình nó vẫn run lập cập, như cây đứng một mình, con chim kia rời bóng Xá-lợi-phất, bay đến núp trong bóng Phật thì không còn run sợ.
Nhìn thấy việc này, Tôn giả A-nan chắp tay bạch Phật: Lạ thay, bạch Thế Tôn! Như con chim này khi núp dưới bóng Tôn giả Xá-lợiphất, thì thân nó run rẩy, như cây đứng một mình bị lay động, đến khi rời bóng Tôn giả Xá-lợi-phất, bay đến núp dưới bóng của Đức Thế Tôn, tức thì không còn run sợ nữa!
Đức Thế Tôn bảo: Đúng như thế A-nan! Đúng như thế A-nan! Tỳkheo Xá-lợi-phất mặc dù đã lìa giới sát, nhưng chưa rốt ráo thanh tịnh. Vì thế, chim tuy đã núp dưới bóng Xá-lợi-phất mà thân nó vẫn còn run rẩy, như cây lay động vì đứng một mình. A-nan! Ta đã lìa giới sát trong ba A-tăng-kỳ kiếp, đầy đủ hạnh thanh tịnh, thế nên chim núp trong bóng ta không còn sợ hãi!
Đây là Đức Thế Tôn vì chim kia nên thực hành hạnh Từ viên mãn.
Hỏi: Trong thí dụ này, Từ viên mãn là sao?
Đáp: Tức là bóng mát.
Lại nữa, bóng mát, như nói: Có một tên cướp bị chặt tay chân, vứt bỏ dưới hào. Kẻ cướp đó được Thế Tôn hóa độ. Đức Thế Tôn nghĩ rằng: Nếu lúc này, Hằng sa chư Phật vì kẻ cướp nói pháp, cũng sẽ không thể hóa độ được.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn đến chỗ tên cướp. Đến rồi, kẻ cướp kia ở trong bóng Thế Tôn, liền lìa khổ thọ, bèn được lạc thọ. Được lạc thọ rồi, Đức Thế Tôn thuận theo nói pháp hợp cơ, kẻ cướp nghe pháp xong, xa lìa các thứ trần cấu, pháp nhãn phát sinh.
Trên đây là Đức Thế Tôn vì kẻ trộm cướp nên thực hành hạnh Từ viên mãn.
Hỏi: Trong thí dụ này, Từ viên mãn là sao?
Đáp: Tức bóng mát, là bóng râm.
Như vô lượng chủng Từ của Thế Tôn đều viên mãn, không phải một thứ. Vì thế, nên như luật nói: Đức Thế Tôn viên mãn lòng từ đối với chúng sinh mà nói pháp. Như trong Khế của kinh Đức Thế Tôn nói: Bốn hạng người được phước Phạm: Ở chỗ người chưa từng lập, đem Xá-lợi Như lai lập thành Thâu bà (tháp). Đây gọi là người đầu tiên được phước Phạm.
Lại nữa, nghĩa là ở nơi người chưa từng lập, xây cất phòng nhà rồi, bố thí cho tăng bốn phương, đây gọi là người thứ hai được phước Phạm.
Lại nữa, nói là nếu người có tăng tranh chấp gây rối loạn mà khiến cho hòa hợp. Đây gọi là người thứ ba được phước Phạm.
Lại nữa, tâm người và tâm từ đều viên mãn, tức một phương đã thành tựu tự tại. Như thế, hai, ba, bốn tứ duy trên, dưới, viên mãn, tất cả các phương, tâm và hạnh từ đều thành tựu tự tại
Như thế, tâm viên mãn một phương với bi, hỷ, hộ (xả) là đã thành tựu tự tại. Như thế, hai, ba, bốn tứ duy, trên, dưới, đều viên mãn tất cả các phương, là đã thành tựu tự tại. Đây gọi là bốn hạng người được phước Phạm.
Phái Thí Dụ nói: Đây không phải là Khế kinh của Phật nói, cũng không phải phước Phạm, vì Khế kinh của Phật nói vô lượng đẳng là phước Phạm. Vì sao? Vì vô lượng đẳng, đồng với quả. Như thế được phước Phạm, nghĩa là tòa kim cương và chuyển pháp luân, từ cõi trời xuống, lập Thâu-bà. Như thế, người kia lập Thâu-bà nho nhỏ, được phước Phạm đồng với vô lượng đẳng? Được phước Phạm như thế, nghĩa là vườn Trúc, rừng Kỳ Hoàn, rừng Thâm thúy, lập tăng phường lớn. Như thế, người kia lập phòng nho nhỏ, sẽ được phước Phạm, đồng với vô lượng đẳng? Như thế được phước Phạm, nghĩa là Điều-đạt tranh chấp, gây rối loạn tăng, mà khiến cho hòa hợp. Như thế, Tỳ-kheo nơi Câu-xá-di tranh cãi nho nhỏ, mà khiến Tăng hòa hợp sẽ được phước Phạm, đồng với vô lượng đẳng? Thế nên không phải Khế kinh Phật, cũng không phải phước Phạm, vì Khế kinh của Phật nói vô lượng đẳng cũng là phước Phạm.
Thuyết như thế là Khế kinh của Phật nói, cũng là phước Phạm.
Hỏi: Như quả này không đồng với vô lượng đẳng?
Đáp: Vì làm lợi ích cho người, nên có tướng phước thế gian, như làm lợi ích vô lượng cho người, nghĩa là tu vô lượng đẳng. Như thế, đối với những việc trên đây cũng là vô lượng đẳng làm lợi ích cho người. Như ở chỗ chưa từng lập, vì Xá-lợi Như lai mà xây Thâu-bà (tháp), nghĩa là vì muốn trăm ngàn chúng sinh của xứ kia, thân, miệng, ý tu hành thiện, cúng dường Thế Tôn, lụa là, lọng đẹp, cờ phướn, kỹ nhạc, hương bột, hương thoa, mong cầu đạo Phật, đạo Thanh văn, đạo Bíchchi, được giàu sang, sinh vào nhà quyền quý, vóc dáng xinh đẹp, sinh lên cõi trời. Xét thấy việc này rất có lợi ích, có vô lượng lợi ích cho người, nghĩa là phát xuất từ vô lượng đẳng, ở đây cũng như thế. Vô lượng lợi ích cho người, nghĩa là xứ chưa từng lập, xây phòng rồi, thí cho Tăng bốn phương, tức là muốn trăm ngàn chúng sinh của xứ kia, thân, miệng, ý tu hành thiện, tức có đọc tụng, có hỏi han, có chỉ bảo, tức có tư duy Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm, tư duy tĩnh mặc, trừ kiết của cõi Dục, trừ kiết cõi Sắc, cõi Vô Sắc, được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-nahàm, A-la-hán.
Vì Phật, Pháp, Tăng nên giúp đỡ mọi việc. Mong cầu đạo Phật, đạo Thanh văn, Bích-chi-Phật, được giàu có lớn, sinh vào nhà cao sang quyền quý, với vóc dáng xinh đẹp, được sinh lên cõi trời, cõi người…
Xét thấy việc này rất có lợi ích, có vô lượng lợi ích cho người, nghĩa là phải xuất phát từ tâm vô lượng đẳng, ở đây cũng như thế. Vô lượng lợi ích cho người, như làm hòa hợp chúng tăng rối loạn. Như Tăng tranh chấp, gây rối loạn, lúc đó, chưa thủ chứng, không thủ chứng, chưa được quả, không được quả, không thể trừ kiết, không được lậu tận, cũng không tụng tập Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm, cũng không tư duy Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm, cũng không tư duy tĩnh mặc, không trừ kiết của cõi Dục, cũng không trừ kiết cõi Sắc, Vô Sắc, không được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán.
Thế giới Tam thiên đại thiên không chuyển pháp luân, đến trời Thủ-Đà-Hội. Ý loạn là nói hòa hợp Tăng tranh chấp rối loạn xong, khiến người chưa thủ chứng, thủ chứng được quả, trừ diệt được kiết, được lậu tận, tụng tập Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm, tư duy Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm, cũng tư duy tĩnh mặc, dứt trừ kiết cõi Dục, trừ kiết cõi Sắc, Vô Sắc, sẽ được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. thế giới Tam thiên đại thiên chuyển pháp luân, đến cõi trời Thủ-Đà-Hội, ý cũng không rối loạn. Xét thấy việc này rất có lợi ích.
Hoặc nói: Nơi chưa từng lập, xây Thâu-bà (tháp) thờ xá-lợi Như lai: Như lai là nhân của Phạm. Xứ kia được phước Phạm. Nói xứ chưa từng lập, thì xây phòng, thí Tăng bốn phương. Vì xứ của người phạm hạnh được phước Phạm. Nói hòa hợp tăng tranh chấp rối loạn, nghĩa là vì Thánh đạo, xứ kia được phước Phạm.
Tôn giả Bà-tu-mật nói: Xứ chưa từng lập, xây Thâu-bà thờ xá-lợi Như lai. Do bốn việc nên được phước Phạm. Bốn việc đó là:
- Triển khai ý rất tốt đẹp.
- Làm ra nhiều tài vật.
- Lập xá-lợi.
- Việc phải làm đã làm xong.
Nói là chỗ chưa từng lập, thì xây phòng ốc, thí Tăng bốn phương, vì bốn việc nên được phước Phạm. Triển khai ý rất tốt đẹp, làm ra nhiều tài vật, việc phải làm đã làm xong. Tụng tập thiền tứ, chưa định được định. Nói là hòa hợp chúng tăng tranh chấp rối loạn, vì bốn việc nên được phước Phạm. Trừ bốn lỗi của miệng, thực hành bốn tịnh khẩu, trừ bỏ các phi pháp, an trụ pháp thí, gọi là tu vô lượng đẳng.
Vì bốn việc nên được phước Phạm, lìa tranh cãi, không tranh chấp, dứt trừ năm cái, quả cõi Sắc, nhận ở cõi Sắc.
Hỏi: Phước của Phước Phạm là bao nhiêu?
Đáp: Có thuyết nói: Nhờ hành được làm vua Chuyển luân, đây là số phước Phạm.
Lại có thuyết nói: Nhờ hành được làm trời Đế Thích, đó gọi số phước Phạm.
Lại có thuyết nói: Nhờ hành được làm Thiên tử của cõi trời Tha hóa tự tại, đó gọi là số phước Phạm.
Lại có thuyết nói: Nhờ hành được làm Đại phạm, đó là số phước Phạm.
Lại có thuyết nói: Khi thế gian hoại lại thành, nhân nơi hành vì của tất cả chúng sinh, dù lớn như cả đại địa này, đó là số phước Phạm.
Lại có thuyết nói: Phạm thiên thỉnh Thế Tôn chuyển pháp luân, nói là Đại phạm thỉnh Phật chuyển pháp luân, là số phước Phạm.
Hỏi: Đại Phạm không giấu giếm với tâm vô ký thỉnh Phật, Thế Tôn, làm sao được phước Phạm?
Đáp: Có thuyết nói: Vì bắt đầu xuất phát ở Phạm thiên, sẽ qua đó thỉnh Phật, Thế Tôn, ngay lúc đó, trời Đại Phạm được phước Phạm. Vấn đề này không biện luận.
Vì sao? Vì như ông đã nói: lẽ ra không tạo hành động mà được quả báo.
Hỏi: Nếu không như vậy thì thế nào?
Đáp: Đại Phạm thiên thỉnh Đức Thế Tôn chuyển pháp luân. Đại Phạm thiên nghe pháp xong, bèn nghĩ: Vì ta thỉnh nên Phật mới chuyển pháp luân.
Đại phạm kia lấy cớ này, lòng đầy hoan hỷ, rồi phát nguyện thiện rất nhiệm mầu, lúc ấy được phước Phạm.
Lại có thuyết nói: Trừ đã thành Bồ-tát, ngoài ra tất cả chúng sinh đều được phước, đây là số phước Phạm.
Nói như thế, gọi là phước Phạm, đó là khen ngợi, ca tụng, chỉ vì phước Phạm vô lượng, không thể tính kể A-tăng-kỳ không thể đếm.
Như Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Tu tập Từ, tu tập nhiều, sẽ sinh lên cõi trời Biến tịnh. Tu tập Bi, tu tập nhiều, sẽ sinh Không xứ. Tu tập Hỷ, tu tập nhiều, sẽ sinh Thức xứ. Tu tập Hộ (xả), tu tập nhiều, sẽ sinh lên Bất dụng xứ.
Hỏi: Nếu nói tu tập Từ, tu tập nhiều, sẽ sinh lên cõi trời Biến tịnh thì điều này đúng vậy. Vì quả báo của Từ là được sinh lên cõi trời Biến tịnh. Nói tu tập Bi, tu tập nhiều, sẽ sinh lên Không xứ. Tu tập Hỷ, tu tập nhiều, sẽ sinh lên Thức xứ. Tu tập Hộ (xả), tu tập nhiều, sẽ sinh lên cõi Bất dụng xứ. Điều này không phải như thế. Vì sao? Vì đây là căn thiện của công đức cõi Sắc, không nên thọ quả báo cõi Vô Sắc.
Hỏi: Vì sao nói tu tập Bi, tu tập nhiều, sẽ sinh lên Không xứ? Tu tập Hỷ, tu tập nhiều, sẽ sinh lên cõi Thức xứ? Tu tập Hộ (xả), tu tập nhiều, sẽ sinh lên cõi Bất dụng xứ?
Đáp: Có thuyết nói: Đức Di-lặc hạ sinh rồi, sẽ nói về lý do sinh, người khác thì không thể.
Hoặc nói: Vì giống nhau, nên nói Từ là hạnh vui, căn vui, rất mầu nhiệm trong tất cả sinh tử. Trong Tam thiền kia có thể đạt được, cho nên Đức Phật nói tu Từ sinh lên cõi Biến tịnh.
Bi, là có thể vì quở trách hoại sắc, Không xứ cũng vì quở trách hoại sắc, cho nên Đức Phật nói: Tu Bi, sinh lên cõi Không xứ.
Hỷ, là hạnh vui vẻ, Ý của Thức xứ cũng là hạnh vui vẻ, cho nên Đức Phật nói tu Hỷ sinh lên cõi Thức xứ.
Hộ (xả), nghĩa là có thể xả, Bất dụng xứ cũng nói tên là xả. Vì thế, nên Đức Phật nói: Tu Hộ (xả) sinh Bất dụng xứ.
Hoặc nói: Hành giả kia vì khiến cho ý mình được vui vẻ, hoặc có hành giả muốn được Tam thiền, hoặc muốn được Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ.
Nói muốn được Tam thiền: Hành giả kia dứt trừ kiết cõi Dục, ý không thích, không vui, dứt bỏ dục Sơ thiền, ý không thích, không vui. Ở Nhị thiền khi dứt trừ dục, Tam thiền hiện ở trước, ý thích, ý vui.
Nói là muốn được Không xứ: Hành giả kia lúc dứt dục cõi Dục, ý không thích, không vui, cho đến Tam thiền dứt dục, ý không thích, không vui.
Khi Tứ thiền dứt bỏ dục, Không xứ hiện ở trước với ý thích, ý vui.
Nói người muốn được Thức xứ: Khi hành giả kia dứt trừ dục cõi Dục, với ý không thích, không vui, cho đến Tứ thiền trừ dục, với ý không thích, không vui.
Nói là lúc Không xứ dứt trừ dục, Thức xứ đã biểu hiện ở trước với ý thích, ý vui.
Nói là người muốn được Bất dụng xứ: Người kia trừ dục cõi Dục, với ý không thích, không vui, cho đến Không xứ dứt trừ dục, với ý không thích, không vui, đến khi Thức xứ trừ dục, thì Bất dụng xứ đã hiển hiện ở trước với ý thích, ý vui.
Đó gọi là hành giả vì muốn cho ý được vui vẻ, hài lòng. Vì sao?
Hoặc nói: Trong đây nói chi giác, chi đạo, nghĩa là chi giác, chi đạo có thể trừ Nhị thiền. Thuyết kia nói Từ là tên, nghĩa là chi giác, chi đạo trừ Tứ thiền.
Thuyết kia nói Bi là tên, nghĩa là chi giác, chi đạo, trừ Không xứ. Thuyết kia nói Hỷ là tên, nghĩa là chi giác, chi đạo, trừ Thức xứ.
Thuyết kia nói Hộ (xả) là tên. Đây là nói chi giác chi đạo, cho nên như thế.
Hoặc nói: Vì dứt bỏ ý của các dị học. Dị học chấp tưởng giải thoát trong Vô Sắc, nói tưởng đạo trong vô lượng đẳng, nghĩa là dị học chấp tưởng giải thoát trong Vô Sắc: Đức Thế Tôn đã nói vô lượng đẳng cùng chung. Tôn giả Cù-sa cũng nói thế. Dị học si mê ở trong lìa, chấp tưởng giải thoát ở trong không lìa, nghĩa là người chấp tưởng giải thoát. Đức Thế Tôn đã nói vô lượng đẳng là cùng chung.
Đã nói rộng lĩnh vực bốn vô lượng xong.