LUẬN TỲ BÀ SA
Tác giả: A-la-hán Thi Đà Bàn Ni
Hán dịch: Đời Phù Tần, Tam tạng Tăng Già Bạt Trừng, Người nước Kế-tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 5

Phần Thứ Mười Bảy: XỨ CỦA MƯỜI TÁM GIỚI

Mười tám giới gồm: Giới mắt, giới sắc, giới nhãn thức. Giới tai, giới tiếng, giới nhĩ thức. Giới mũi, giới hương, giới tỷ thức. Giới lưỡi, giới vị, giới thiệt thức. Giới thân, giới xúc, giới thân thức. Giới ý, giới pháp, giới ý thức.

Có thuyết nói: Giới này vừa là nói lược, vừa là nói rộng. Nói lược là nhân nơi Đại Kinh, như Đại Bổn Khởi, Đại Bát Nê-hoàn. Nói rộng là nhân nơi nhập. Nhập vừa là nói lược, vừa là nói rộng. Vì nói lược nghĩa là giới, nói rộng là ấm, nên ấm vừa là nói lược, vừa là nói rộng. Vì nói lược là nhập, nên nói rộng như đã nói: Các pháp hữu vi, mong cầu là khổ, vì nhân nơi sự mong cầu đó.

Lại có thuyết nói: Giới vừa là nói lược, vừa là nói rộng, tức là giới này. Trong giới ấy, nói rộng là nói về sắc, tâm, nói lược là nói về pháp tâm sở.

Nhập vừa là nói lược, vừa là nói rộng, tức là nhập. Trong nhập nói rộng là nói về sắc, nói lược là nói về pháp tâm tâm sở. Ấm vừa là nói lược, vừa là nói rộng, tức là ấm. Trong ấm, nói rộng là nói về pháp tâm sở, nói lược là nói về sắc, tâm.

Lại có thuyết nói: Giới hoàn toàn là nói rộng.

Hỏi: Vì sao giới là hoàn toàn nói rộng?

Đáp: Vì gồm thâu tất cả pháp. Kinh Đại Bổn Khởi, Đại Bát Nêhoàn mặc dù nói rộng, nhưng chẳng gồm thâu tất cả pháp. Trong nhập dù gồm thâu tất cả pháp, nhưng không nói rộng. Trong ấm không gồm thâu tất cả pháp. Ấm dù gồm thâu pháp hữu vi, nhưng không gồm thâu pháp vô vi, cũng không nói rộng, còn giới này thì hoàn toàn nói rộng, vì gồm thâu tất cả pháp. Đây là pháp mà Phật Thế Tôn đã nói lược, nói rộng, không phải chỉ nói rộng ngần ấy, như kinh Đại Bổn Khởi, Đại Bát Nê-hoàn. Cũng không phải chỉ nói lược ngần ấy, như hai thí là pháp thí, tài thí.

Hỏi: Nếu không phải vậy, thì pháp ấy như thế nào?

Đáp: Như pháp, trước nói rộng, sau nói lược. Nghĩa là pháp mười tám giới, gồm thâu pháp ấy, lập trong mười hai nhập. Nghĩa là pháp mười hai nhập, gồm thâu pháp ấy lập trong năm ấm, trừ pháp vô vi. Nghĩa là pháp năm ấm được gồm thâu pháp ấy.

Nói về các pháp hữu vi, mong cầu là khổ. Các pháp hữu vi mong cầu chính là Đức Thế Tôn hoàn toàn nói lược. Thực ra đây là Phật nói lược, nói rộng. Do đó, Đức Thế Tôn bảo Tôn giả Xá-lợi-phất: Này Xálợi-phất! Ta có thể vì các đệ tử, nói lược, nói rộng về pháp, nhưng người nhận biết là khó, do đó, nên nói lược, nói rộng.

Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Chỉ nên nói lược và nói rộng về pháp. Người có thể nhận biết pháp, nhân nơi chỗ nói lược nói rộng ấy, thí dụ như rồng lớn trong biển, nuôi dưỡng thân mình trong biển, rồi bay lên hư không, giăng mây khắp hư không, phát ra sấm chớp lập lòe, rung chuyển, vang lên âm thanh lớn: Ta sẽ mưa xuống! Khi ấy, hàng trăm vị thần lúa, thần cỏ thuốc, cây cối rất sợ hãi, nghĩ rằng: Với thân to của rồng biển, nếu mưa xuống e sẽ bị hư hoại. Lúc đó, mặt đất này cũng không sợ phải chịu mưa của rồng, dù cho mưa suốt một trăm ngàn năm, ta vẫn có thể tiếp nhận hết, như rồng lớn của biển cả. Cũng vậy, Đức Thế Tôn đã từ Phật Tràng Anh, Định Quang, Duy-Vệ, Thức-Khí, Tùy-Diệp Câu Lưu Tần, Câu-na-hàm Mâu Ni, Ca Diếp, Chánh Giác, nuôi lớn pháp thân, dùng đại bi vận hành trong hư không, dùng mây đại từ che mát cả thế gian, phát ra luồng sấm chớp trí tuệ, vang lên giọng pháp âm to lớn: Này Xá-lợi-phất! Ta có thể vì các đệ tử giảng nói pháp, hoặc nói lược, nói rộng, chỉ có người nhận biết là khó. Cũng như các vị thần của hàng trăm giống lúa, cỏ thuốc, cây gỗ phải sợ hãi, cũng thế tất cả Thanh văn đều sợ hãi, nghĩ rằng: Đức Thế Tôn có thể biết rõ về danh khác, cú khác, vị khác, pháp khác, nghĩa khác. Nếu người nói pháp thì e không thể nhận biết, như đất không sợ hãi, tiếp nhận cơn mưa của rồng. Như thế, Tôn giả Xá-lợi-phất đã nuôi lớn trí kiến trong sáu mươi kiếp, có thể tiếp nhận chỗ nói lược, nói rộng của Đức Thế Tôn. Người có khả năng nhận biết pháp, thì nhân nơi sự nói lược, nói rộng này.

Hỏi: Như có pháp bằng như trăm ngàn số na-thuật của Xá-lợi-phất cũng không phải cảnh giới mà Xá-lợi-phất biết được. Xá-lợi-phất có thể tiếp nhận lời Thế Tôn nói?

Đáp: Là tiếp nhận cảnh giới của Thanh văn, không phải cảnh giới của Phật. Có thể tiếp nhận trí của Thanh văn, chứ không phải trí của Phật, có thể tiếp nhận hành của Thanh văn, chứ không phải hành của Phật, hoặc nói khoan nhận nương tựa nơi Phật.

Tôn giả Xá-lợi-phất nghĩ rằng: Đức Thế Tôn giảng pháp bình đẳng là vì chẳng giảng nói suông, nên hoàn toàn đầy đủ, tùy theo căn cơ mà nói pháp. Vì thế cho nên Tôn giả Xá-lợi-phất có thể tiếp nhận được lời nói pháp của Đức Thế Tôn.

Về mười tám giới tức từ nhãn giới cho đến ý giới.

Hỏi: Danh (tên) có mười tám giới, chủng loại có bao nhiêu?

Đáp: Danh có mười tám giới, chủng loại hoặc là mười bảy, hoặc là mười hai. Nếu chọn lấy sáu thức thì mất ý giới. Như vậy, danh mười tám, chủng mười bảy. Nếu chọn lấy ý giới thì sẽ mất sáu thức. Như thế, danh mười tám, chủng mười hai, đó gọi là chủng của mười tám giới là mười bảy, hoặc mười hai. Như danh, như chủng, cũng vậy, danh số, chủng số, danh tướng, chủng tướng, danh khác, chủng khác, danh riêng, chủng riêng, danh nhận biết, chủng nhận biết, đều nên biết rõ.

Hỏi: Nếu chủng loại của mười tám giới, hoặc là mười bảy, hoặc là mười hai, vì sao danh lập mười tám giới?

Đáp: Do ba việc là thân, chỗ dựa, duyên. Nghĩa là mười tám giới gồm sáu thân, sáu chỗ dựa, sáu duyên.

Sáu thân là sáu nội giới: Là giới nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Sáu chỗ dựa là sáu thức giới: nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức giới. Sáu duyên nghĩa là sáu ngoại giới: Là sắc giới, thanh, hương, vị, xúc và pháp giới.

Đó gọi là ba sự là thân, chỗ dựa, duyên, lập mười tám giới. Như Khế kinh của Phật đã nói: Sáu mươi hai giới đều ở trong nhập, vì ba việc ấy là thân, chỗ dựa và duyên.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói sáu mươi hai giới?

Đáp: Vì nhằm dứt trừ ý của dị học. Thân kiến ấy là gốc của sáu mươi hai thân kiến. Vì dứt trừ thân kiến, nên trong Khế kinh của Phật nói sáu mươi hai giới.

Như trong Khế kinh của Phật đã nói: Câu Dực! Mỗi thế giới này có các thứ giới, vô lượng giới, cảnh giới ấy nói là cảnh giới nhận biết. Đối với các cảnh giới ấy, với sức mạnh ngầm thâu lấy hoàn toàn nên nói về nhập.

Ở đây, Khế kinh của Phật lấy kiến để gọi cảnh giới. Cảnh giới này đều nhập trong mười tám giới.

Do ba việc là thân, chỗ dựa và duyên nên trong Khế kinh của Phật

dùng cây to làm dụ để giảng nói: Các Tỳ-kheo! Như lá của cây to, giới cũng giống như vậy. Khế kinh của Phật dùng kiến để nói về giới. Giới ấy cũng đều nhập hết trong mười tám giới. Do ba việc là thân, chỗ dựa và duyên. Đây gọi là lập mười tám giới. Đó là tánh của giới, đã gieo trồng cùng nơi thân nên hiện có một cách tự nhiên.

Đã nói về tánh của giới xong, kế nói về hành.

Hỏi: Vì sao nói giới? Giới có nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa của tánh là nghĩa của giới, nghĩa của đoạn, nghĩa của phần, nghĩa vi tế, nghĩa của tướng khác, nghĩa không tương tự, nghĩa đoạn trừ, mỗi việc là sự của giới. Xá Đề nói: Hướng tới cõi nghĩa là giới, duy trì nuôi lớn là giới.

Nghĩa của tánh là nghĩa của giới: Một thân, một ý có mười tám tánh. Như trong một ngọn núi, có nhiều tính chất: Tánh của sắt, tánh của đồng, tánh của bạch lạp, tính chất của chì, thiếc, tánh của vàng, tánh của bạc, tánh của lưu ly, tánh của thủy tinh. Như thế, một thân, một ý, có mười tám tánh, tức nghĩa của tánh là nghĩa của giới.

Nghĩa của đoạn là nghĩa của giới: Thứ lớp về bày thân xác ra, tức nhận biết có nam, có nữ. Như phên tre theo thứ lớp đan bện thì được gọi là lọng, là quạt. Như từ gỗ ván, nên biết nào là xe, cung điện, nhà, giảng đường, đài, quán. Như thế, theo thứ lớp bày thân xác mà phân biệt là nam, nữ, nên nghĩa về đoạn này là nghĩa của giới.

Nghĩa của phần là nghĩa của giới: Như nữ có mười tám phần, nam có mười tám phần, tức nghĩa của phần là nghĩa của giới.

Nghĩa vi tế là nghĩa của giới: Nữ có mười tám phần vi tế, nam có mười tám phần vi tế, nên nghĩa vi tế là nghĩa của giới.

Nghĩa tướng khác là nghĩa của giới: Tướng của nhãn khác cho đến tướng của ý khác, nên nghĩa của tướng khác là nghĩa của giới.

Nghĩa không tương tự là nghĩa của giới: Nhãn giới không tương tự… cho đến ý giới không tương tự, nên nghĩa không tương tự là nghĩa của giới.

Nghĩa đoạn trừ là nghĩa của giới: Nhãn giới đoạn ba cõi cho đến ý giới đoạn ba cõi, nên nghĩa đoạn trừ là nghĩa của giới.

Mỗi việc là việc của giới: Nghĩa là sự của nhãn giới, không phải… cho đến sự của ý giới. Sự của ý giới, không phải… cho đến sự của nhãn giới. Nên các thứ sự này là sự của giới.

Xá Đề nói: Hướng tới các đường là giới, duy trì nuôi lớn là giới.

Hướng tới các đường là giới: Hướng tới các cảnh giới, các loài, các chúng sinh hướng đến sự luân chuyển theo sinh tử, duy trì là tánh của chính nó. Nuôi lớn tánh của kẻ khác. Đây là nghĩa tánh, là nghĩa của giới, nghĩa đoạn, nghĩa phần nghĩa vi diệu, nghĩa tướng khác, nghĩa không tương tự, nghĩa đoạn, các thứ việc là nghĩa của giới. Xá-đề nói rằng: “Đường là giữ gìn cảnh giới, nuôi lớn là giới”.

Như thế, hành chung đã nói xong, sẽ nói về hành riêng.

Hỏi: Thế nào là nhãn giới?

Đáp: Nhãn giới, nghĩa là mắt nhìn thấy sắc, đã thấy, sẽ thấy, đang thấy và tất cả các thứ còn lại.

Đã thấy là quá khứ, sẽ thấy là vị lai, đang thấy là hiện tại.

Tất cả các thứ còn lại, nghĩa là nhãn thức kia hoặc không, hoặc chẳng phải không.

Lại có thuyết nói: Mắt ta thấy sắc là sở hữu của ta. Tất cả chúng sinh khác đều có sở hữu khác. Tức là mắt ta không thấy sắc là sở hữu khác của ta. Tất cả chúng sinh khác cũng có sở hữu khác.

Lại có thuyết nói: Tức mắt ta thấy sắc là của ta, tất cả chúng sinh khác cũng có sở hữu. Nghĩa là mắt ta không thấy sắc là sở hữu khác của ta, cái khác không thấy sắc cũng là sở hữu khác.

Hỏi: Nếu không có việc này thì một mắt, hai người thấy sắc, huống chi là nhiều. Vì sao nói mắt ta thấy sắc là sở hữu của ta, tất cả chúng sinh khác cũng có sở hữu.

Đáp: Kể như có việc này, dùng mắt của người khác để thấy sắc chăng? Song chỗ dùng của mắt, là việc nhân thấy sắc, cái thấy kia đã mất, nghĩa là sự dùng xong là mất. Do đó nên nói, mắt ta thấy sắc, là sở hữu của ta, tất cả chúng sinh khác cũng có sở hữu.

Lại có thuyết nói: Mắt ta thấy sắc là sở hữu của ta, tất cả chúng sinh khác cũng không phải sở hữu, cũng không phải sở hữu khác. Nghĩa là mắt ta không thấy sắc, là sở hữu khác của ta, tất cả chúng sinh khác không phải là sở hữu, cũng không phải sở hữu khác. Ở đây không nói.

Mắt này vì sao không phải sở hữu, không phải sở hữu khác.

Hỏi: Nếu không nói thì việc này thế nào?

Đáp: Như thế thì tốt! Như trước đã nói, nghĩa là mắt ta thấy sắc là sở hữu của ta, là sở hữu khác của tất cả chúng sinh khác. Nghĩa là mắt ta không thấy sắc là sở hữu khác của ta, tất cả chúng sanh khác cũng có sở hữu khác.

Hỏi: Như một mắt có thể thấy sắc, hai mắt không thấy sắc, thế nào là thấy mà không thấy, nhân không phải thấy mà thấy nhân?

Đáp: Nhân nơi thấy, không thấy mà đến, nhân nơi không thấy, thấy mà đến, thấy và không thấy đều đến, nên nói là nhân. Thấy và không thấy gìn giữ, không thấy và thấy gìn giữ, là gìn giữ cho nhau, nên nói là nhân, thấy và không thấy cùng duy trì, không thấy và thấy cùng duy trì, là cùng duy trì cho nhau, nên nói là nhân. Vì thấy và không thấy sinh khởi, vì không thấy và thấy sinh khởi, mỗi mỗi đều sinh khởi nên nói là nhân. Thấy và không thấy nuôi dưỡng, không thấy và thấy nuôi dưỡng, vì đều nuôi dưỡng lẫn nhau, nên nói là nhân. Thấy và không thấy tăng trưởng, không thấy và thấy tăng trưởng, vì mỗi mỗi đều tăng trưởng lẫn nhau, nên nói là nhân.

Hoặc nói: Mắt thấy và không thấy, hai cách này đều có cùng một giới, một nhập, một căn, một kiến. Một giới là nhãn giới, một nhập là nhãn nhập, một căn là nhãn căn, một kiến là nhãn kiến. Như nhãn giới, nhĩ, tỷ thiệt, thân giới cũng thế.

Hỏi: Thế nào là giới của sắc?

Đáp: Nghĩa là sắc, mắt đã thấy, sẽ thấy, đang thấy, và tất cả thứ khác. Đã thấy là sắc quá khứ, sẽ thấy là sắc vị lai, đang thấy là sắc hiện tại và tất cả thứ khác, như đại sư nước Kế-tân nói tất cả các thứ khác, sắc có bốn thứ:

  1. Có sắc quá khứ, là mắt không thấy vì đã diệt.
  2. Có sắc vị lai, nói là mắt không thấy sẽ diệt.
  3. Có sắc hiện tại, là mắt không thấy mà diệt.

Lại có sắc vị lai, là pháp bất sinh. Đây là bốn loại hiện có khác của sắc do sư nước Kế-tân nói. Ngoài ra, tất cả các thứ khác có năm loại sắc:

  1. Có sắc quá khứ, là mắt không thấy vì đã diệt.
  2. Có sắc vị lai, là mắt không thấy vì sẽ diệt.
  3. Có sắc hiện tại, là mắt không thấy mà diệt.

Lại có sắc của vị lai, là pháp bất sinh. Pháp bất sinh có hai thứ:

hoặc nhãn thức là không, hoặc chẳng phải không, là tất cả sắc khác, nói có năm loại.

Có thuyết nói: Lại có tất cả sắc, hoặc là cảnh giới của một chúng sinh, hoặc hai. hoặc đến trăm ngàn chúng sinh. Nghĩa là một chúng sinh thấy sắc cho đến trăm ngàn. Nghĩa này thế nào? Như người nói pháp, bước lên tòa cao, trăm ngàn chúng sinh thấy rồi khởi thức duyên theo người ấy. Các thứ hiện có của người kia không khởi tức là các thứ hiện có khác, như mặt trăng mới mọc, trăm ngàn chúng sinh nhìn thấy liền khởi thức duyên với mặt trăng kia. Tất cả thứ ấy chẳng khởi các thứ khác. Như một kỹ nữ trang sức đẹp đẽ ở giữa nhóm đông tụ tập, trăm ngàn chúng sinh thấy rồi, khởi thức duyên với cô ta, tất cả các thứ khác không dấy khởi, tức là các thứ hiện có khác.

Có thuyết nói: Lại có tất cả các sắc khác, hoặc một chúng sinh không thấy, hoặc hai, cho đến trăm ngàn chúng sinh cũng không thấy. Nên như cội nguồn của núi, hang núi, sườn núi, bên trong núi, trên mặt đất này, trong biển cả, trong núi chúa Tu di, dù là cảnh giới của thiên nhãn, nhưng vì không dùng nên không thấy.

Hỏi: Có phải là cảnh giới của Phật nhãn chăng?

Đáp: Có thiên nhãn của Phật thường hiện ở trước. Như sắc, thanh, hương, vị, xúc giới cũng vậy.

Hỏi: Thế nào là nhãn thức giới?

Đáp: Là mắt duyên sắc sinh nhãn thức.

Hỏi: Như trừ tánh của chính nó, tất cả pháp khác đều duyên sinh nhãn thức. Vì sao nói mắt duyên sinh nhãn thức?

Đáp: Vì tiếp cận mắt kia, và duyên tăng thượng, khi mắt, sắc kia sinh nhãn thức, sẽ cùng với duyên tăng thượng rất gần, không phải như đã sinh, già, vô thường.

Hoặc nói: Nghĩa là mắt người kia là chỗ dựa và duyên. Chỗ dựa là mắt, duyên là sắc.

Hoặc nói: Trong và ngoài. Trong là mắt, ngoài là sắc.

Hoặc nói: Nói theo căn và nghĩa của căn. Nói theo căn là mắt (nhãn căn). Nghĩa của căn là sắc, là nói mắt duyên sắc sanh nhãn thức.

Hỏi: Như duyên nơi sắc sinh thức, vì sao nói nhãn thức không nói sắc thức?

Đáp: Lẽ ra phải nói, như kinh đã nói bên ngoài căn là trần cảnh: thọ sắc duyên sinh thức. Nếu không nói, phải biết, đây là Đức Thế Tôn giảng theo phương tiện, vì đây là nghĩa hiện, nghĩa môn hiện, nghĩa lược hiện, nghĩa độ nên biết.

Hoặc nói: Vì khéo giảng nói nghĩa vi diệu. Tuy sắc duyên sinh thức, chỉ khi mắt kia sinh thức là nghĩa vi diệu. Ví như nói về nghề kỹ nữ, nhuộm áo, viết chữ. Như nói thế, cái gì tạo nên nghề kỹ nữ? Không thể không là người con gái tài sắc, đàn giỏi, hát hay, dạy nhạc, giữ tiếng, v.v… chúng ta không tìm hiểu những chi tiết trên mà chỉ nói người kỹ nữ kia giỏi, giỏi làm chủ công việc này một cách rất tốt. Hoặc như nói người thợ nhuộm, cái gì không phải ngoài màu sắc nhuộm, nhân công nhuộm tạo thành. Như chỉ nói người này làm rất tốt công việc nhuộm ấy. Hoặc như người viết chữ, dùng bút viết nên chữ đẹp, cái gì không phải ngoài mực, giấy, người và các phương tiện. Nhưng chỉ nói người kia viết chữ rất đẹp. Cũng thế, tuy nói duyên sắc sinh ra thức, nhưng quá trình sinh ra thức của mắt kia là cả một sự vi diệu, nói vi diệu, nghĩa vi diệu, như người nhuộm áo viết chữ kia.

Hoặc nói: Mắt và nhãn thức, một nương (y) tựa, một ý có thể nhận được về sắc bất định.

Hoặc nói: Sắc trong mắt không nhất định.

Hoặc nói: Mắt ở torng ý mình, sắc không nhất định.

Tôn giả Bà-tu-mật nói: Như duyên sắc sinh thức, Vì sao nói nhãn thức, không nói sắc thức?

Đáp: Vì dựa vào mắt, chứ không dựa vào sắc.

Lại nói: Mắt vi diệu, chứ không phải sắc vi diệu.

Lại nói: Ý của mình ở mắt có thể đạt được, chứ không phải sắc.

Lại nói: Mắt tiếp cận sự, còn sắc thì không nhất định.

Lại nói: Mắt nhận ( cảm thọ), chứ không phải sắc.

Lại nói: Mắt tăng giảm, thức cũng tăng giảm, chứ không phải sắc.

Lại nói: Mắt là duyên tăng thượng, chứ không phải sắc.

Tôn giả Đàm-ma-đa-la nói: Nếu không có mắt, tất nhiên không sinh thức.

Hỏi: Nếu không có sắc thì cũng không sinh thức phải chăng?

Đáp: Nếu không có một sắc thì lại có hai, cho đến trăm ngàn sắc. Nếu không có mắt, dù là na-thuật sắc ở trước cũng không thể dựa vào sắc này mà sinh thức, cho nên nói là sự số:

Dựa ỷ và diệu

Ý mình nhận gần

Tăng và duyên trên

Sư tưởng ở sau.

Mắt nhận biết sắc

Hỏi: Như thức biết sắc, chẳng phải mắt biết sắc, Vì sao nói mắt biết sắc?

Đáp: Thuyết này lẽ ra phải nói như vậy, Mắt (nhãn căn) cho đến nhãn thức được biểu hiện đó là thấy, nên như vậy.

Hỏi: Nếu không như thế thì vì ý gì?

Đáp: Vì là công cụ. Như người buôn bán đi trên đường bán rong, không phải người ấy đi trên đường mà là chân đi. Chỉ vì người ấy lấy việc đi làm công cụ, cho nên nói người đi bán rong. Cũng thế, mặc dù thức biết sắc, song vì mắt kia là công cụ thấy sắc, cho nên nói mắt nhận biết sắc.

Hoặc nói: Trừ nói lại lỗi, như sau sẽ nói mắt nhận biết sắc là do tâm, ý, thức.

Hỏi: Tâm, ý, thức có gì khác nhau?

Đáp: Có thuyết nói: Không khác nhau. Tâm, ý, thức, là một nghĩa, không có nhiều nghĩa. Như người này đọc mười tên, người kia nói lửa có mười tên như: ngọn lửa, hừng cháy, củi cháy tàn, lửa dữ, khói đen ở nơi ánh sáng, ánh lửa, tuyết oán. Đây là mười tên của lửa và đồng là một.

Cũng thế, người đọc lên sắc của lửa, nói sắc của lửa có mười tên:

Lửa đỏ, nhiều dịch chết

Màu vàng, khởi đao binh

Lửa hồng, có đói khát

Sắc tạp, hợp ngũ cốc.

Màu xanh đầy vui mừng

Màu trắng nước hưng thịnh

Màu đen, cảnh tổn giảm

Đây gọi mười sắc lửa.

Cũng thế, Khế kinh khác nói: Các loại thọ phân biệt, thọ nhận biết. Các thọ ấy ở đây tuy có nhiều tên nhưng chỉ là một. Có bài kệ từ Khế kinh khác nói về thọ như sau:

Giải tóm huân lớn

Ngàn mắt, Câu Dực Mặt trời,

Thiên vương Nhân đề ở sau.

Đây dù là mười tên, nhưng vẫn là một. Cũng thế, nói tâm, ý, thức, đồng một nghĩa, chẳng phải nhiều nghĩa.

Hoặc nói: Có sự khác nhau. Tâm là quá khứ, ý là vị lai, thức là hiện tại.

Hoặc nói: Giới nêu bày tâm, nhập nêu bày ý, ấm nêu bày thức.

Hoặc nói: Nghĩa về tánh là nghĩa của tâm, nghĩa thu vào cửa là nghĩa của ý, nghĩa nhóm là nghĩa của thức.

Hoặc nói: Tánh nương dựa, kiêu ngạo, buông lung là nói về tâm. Nghĩa về tánh là nghĩa của giới. Cậy của cải, kiêu ngạo, buông lung là nói về ý. Nghĩa thu vào là nghĩa của nhập. Dựa vào thân mạng, kiêu ngạo, buông lung là nói về thức. Ấm như kẻ thù.

Hoặc nói: Suy nghĩ là tâm, giác là ý, biết là thức.

Tôn giả Bà-bạt-la-trà nói: Năng suy nghĩ, năng dứt bỏ là tâm, năng thức tỉnh, năng theo phép tắc là ý, năng nhận biết, năng phân biệt là thức, năng tư duy là hữu lậu, năng dứt trừ là vô lậu, năng thức tỉnh là hữu lậu, năng theo phép tắc là vô lậu, năng nhận biết là hữu lậu, năng phân biệt là vô lậu. Tâm, ý, thức, là khác nhau. Như nhãn thức, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức cũng vậy.

Hỏi: Thế nào là ý giới?

Đáp: Nghĩa là ý pháp đã biết, sẽ biết, đang biết và tất cả thứ khác. Đã biết là quá khứ, sẽ biết là vị lai, đang biết là hiện tại, và tất cả các thứ khác ấy, nghĩa là ý, hoặc không, hoặc chẳng không.

Hỏi: Thế nào là pháp giới?

Đáp: Tức là pháp, ý đã biết, sẽ biết, đang biết. Đã biết là quá khứ, sẽ biết là vị lai, đang biết là hiện tại.

Hỏi: Vì sao sáu thức không lập tất cả các thứ khác?

Đáp: Vì hành nên lập sáu thức, ý của quá khứ kia không tạo ra hành.

Hoặc nói: Vì sinh nên lập sáu thức, ý của quá khứ kia không sinh ra pháp. Vì thế cho nên sáu thức không lập tất cả thứ khác.

Hỏi: Vì sao pháp giới không lập các thứ khác?

Đáp: Đã nói về ý, nên biết là đã nói lược về pháp giới. Nghĩa là người kia không nói, trong đây thì nói, tức là kia nói chưa rốt ráo, ở đây nói rốt ráo. Cho nên pháp giới không lập các thứ khác.

Hoặc nói: Không phải là nhân nơi pháp giới, nên lập tất cả các thứ khác. Nếu nhân nơi pháp giới mà lập tất cả các thứ khác thì tất cả mười hai nhập cũng sẽ lập tất cả các thứ khác. Chỉ vì không phải pháp giới, nên lập tất cả các thứ khác. Vì thế cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Hẳn là có trong pháp sắc giới, hoặc tất cả, hoặc tất cả thứ khác chăng?

Đáp: Có mười sắc nhập là sở hữu, sở hữu khác. Nghĩa là sinh, già, vô thường kia là sở hữu này.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Tức là nhập kia trong pháp giới, nhưng pháp giới không có sở hữu khác, cho nên như vậy.

Hỏi: Có sở hữu, sở hữu khác trong pháp Vô Sắc chăng?

Đáp: Có, bảy ý giới là sở hữu, sở hữu khác. Nghĩa là sinh, già, vô thường kia là sở hữu này.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Vì bảy ý giới kia nhập trong pháp giới mà pháp giới nghĩa là không có sở hữu khác, cho nên như thế.

Hỏi: Nếu có xứ lệ thuộc ở nhãn, thì xứ đó vừa lệ thuộc ở sắc, vừa lệ thuộc ở chủ thể sinh ra nhãn thức chăng?

Đáp: Hoặc là xứ, hoặc là xứ khác.

Hỏi: Thế nào là xứ?

Đáp: Sinh nơi cõi Dục, thấy sắc cõi Dục, mắt của cõi Dục kia, sắc nơi cõi Dục kia có thể sinh ra nhãn thức nơi cõi Dục. Sinh trong Sơ thiền, mắt của địa Sơ thiền trông thấy sắc của địa Sơ thiền. Mắt của địa Sơ thiền kia, sắc của địa Sơ thiền kia có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền, đây gọi là xứ.

Hỏi: Thế nào là xứ khác?

Đáp: Sinh trong cõi Dục: mắt của địa Sơ thiền thấy sắc nơi cõi Dục, mắt của địa Sơ thiền kia với sắc cõi Dục, có thể sinh nhãn thức của địa Sơ thiền.

Lại sinh cõi Dục: mắt của địa Nhị thiền thấy sắc cõi Dục. Mắt của địa Nhị thiền kia và sắc cõi Dục, có thể sinh nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Nhị thiền thấy sắc của địa Sơ thiền, mắt của địa Nhị thiền với sắc của địa Sơ thiền, có thể sinh nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Nhị thiền thấy sắc của địa Nhị thiền. Mắt của địa Nhị thiền kia với sắc của địa Nhị thiền có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền.

Lại sinh cõi Dục: mắt của địa Tam thiền thấy sắc cõi Dục. Mắt của địa Tam thiền kia và sắc cõi Dục có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tam thiền thấy sắc của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tam thiền kia và sắc của địa Sơ thiền có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tam thiền thấy sắc của địa Nhị thiền. Mắt của địa Tam thiền kia và sắc của địa Nhị thiền có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tam thiền thấy sắc của địa Tam thiền. Mắt của địa Tam thiền kia và sắc của địa Tam thiền có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền.

Lại sinh cõi Dục: Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc cõi Dục. Mắt của địa Tứ thiền kia và sắc cõi Dục, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tứ thiền kia và sắc của địa Sơ thiền, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc của địa Nhị thiền. Mắt của địa Tứ thiền kia và sắc của địa Nhị thiền, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc của địa Tam thiền. Mắt của địa Tứ thiền kia và sắc của địa Tam thiền có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc của địa Tứ thiền. Mắt của địa Tứ thiền kia với sắc của địa Tứ thiền, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Đây nói là sinh cõi Dục. Như sinh nơi cõi Dục, sinh nơi Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền cũng như vậy. Đây gọi là xứ khác.

Hỏi: Có xứ khác lệ thuộc ở mắt, xứ khác lệ thuộc ở sắc, xứ khác lệ thuộc ở chủ thể sinh ra nhãn thức chăng?

Đáp: Có, Sinh cõi Dục, mắt của địa Nhị thiền thấy sắc cõi Dục, mắt của địa Nhị thiền kia và sắc cõi Dục, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Lại sinh cõi Dục: mắt của địa Tam thiền thấy sắc cõi Dục. Mắt của địa Tam thiền và sắc cõi Dục, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tam thiền thấy sắc của địa Nhị thiền, mắt của Địa Tam thiền và sắc của địa Nhị Thiền có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền.

Lại sinh cõi Dục. Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc cõi Dục. Mắt của địa Tứ thiền kia và sắc cõi Dục có thể sinh nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc của địa Nhị thiền. Mắt của địa Tứ thiền kia và sắc của địa Nhị thiền, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc của địa Tam thiền. Mắt của địa Tứ thiền kia và sắc của địa Tam thiền, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Đây là sinh ra ở cõi Dục. Như sinh cõi Dục, sinh ở Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền cũng vậy. Đây gọi là xứ khác lệ thuộc ở mắt, xứ khác lệ thuộc ở sắc, xứ khác lệ thuộc ở chủ thể sinh ra nhãn thức.

Hỏi: Có xứ lệ thuộc ở thân, xứ vừa lệ thuộc mắt, vừa lệ thuộc sắc, vừa lệ thuộc ở chủ thể sinh ra nhãn thức chăng?

Đáp: Hoặc là xứ, hoặc là xứ khác.

Hỏi: Thế nào là xứ?

Đáp: Sinh ở cõi Dục: Mắt cõi Dục thấy sắc cõi Dục. Thân ở cõi Dục kia, mắt cõi Dục và sắc cõi Dục, có thể sinh ra nhãn thức cõi Dục. Sinh ở Sơ thiền: Mắt của địa Sơ thiền thấy sắc của địa Sơ thiền. Thân ở địa Sơ thiền, mắt của địa Sơ thiền và sắc của địa Sơ thiền, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền, đây gọi là xứ.

Hỏi: Thế nào là lệ thuộc xứ khác?

Đáp: Sinh ở cõi Dục: mắt của địa Sơ thiền thấy sắc cõi Dục. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Sơ thiền và sắc cõi Dục, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Sơ thiền thấy sắc của địa Sơ thiền. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Sơ thiền và sắc của địa Sơ thiền, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền.

Lại sinh ở cõi Dục: Mắt của địa Nhị thiền thấy sắc cõi Dục. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Nhị thiền và sắc cõi Dục, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Nhị thiền thấy sắc của địa Sơ thiền. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Nhị thiền và sắc của địa Sơ thiền có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Nhị thiền thấy sắc của địa Nhị thiền. Thân nơi ở Dục kia, mắt của địa Nhị thiền và sắc của địa Nhị thiền có thể sinh nhãn thức của địa Sơ thiền.

Lại sinh ở cõi Dục: Mắt của địa Tam thiền thấy sắc cõi Dục, thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Tam thiền và sắc cõi Dục có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tam thiền thấy sắc của địa Sơ thiền. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Tam thiền và sắc của địa Sơ thiền có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tam thiền thấy sắc của địa Nhị thiền. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Tam thiền và sắc của địa Tam thiền có thể sinh nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tam thiền thấy sắc của địa Tam thiền. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Tam thiền và sắc của địa Tam thiền, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền.

Lại sinh ở cõi Dục: Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc cõi Dục. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Tứ thiền và sắc ở cõi Dục, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc của địa Sơ thiền. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Tứ thiền và sắc của địa Sơ thiền có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc của địa Nhị thiền. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Tứ thiền và sắc của địa Nhị thiền có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Thiền. Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc của địa Tam thiền. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Tứ thiền và sắc của địa Tam thiền có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc của địa Tứ thiền. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Tứ thiền và sắc của địa Tứ thiền có thể sinh nhãn thức của địa Sơ thiền. Đây gọi là sinh ở cõi Dục. Như sinh ở cõi Dục, sinh ở Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền cũng vậy. Đó gọi là xứ khác.

Lại có xứ khác lệ thuộc nơi thân, vừa là xứ khác lệ thuộc ở mắt, vừa là xứ khác lệ thuộc ở sắc, vừa là xứ khác lệ thuộc ở chủ thể sinh ra nhãn thức chăng?

Đáp: Có, Sinh ở cõi Dục: Mắt của địa Tam thiền thấy sắc của địa Nhị thiền. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Tam thiền và sắc của địa Nhị thiền có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền.

Lại sinh ở cõi Dục: Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc của địa Nhị thiền. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Tứ thiền và sắc của địa Nhị thiền, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc của địa Tam thiền. Thân ở cõi Dục kia, mắt của địa Tứ thiền và sắc của địa Tam thiền có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Đây gọi là sinh ở cõi Dục.

Sinh ở Nhị thiền: Mắt của địa Tam thiền thấy sắc ở cõi Dục. Thân ở địa Nhị thiền kia, mắt của địa Tam thiền và sắc ở cõi Dục, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền.

Lại sinh ở Nhị thiền: Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc cõi Dục. Thân của địa Nhị thiền kia, mắt của địa Tứ thiền với sắc ở cõi Dục, có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Mắt của địa Tứ thiền thấy sắc của địa Tam thiền. Thân của địa Nhị thiền kia, mắt của địa Tứ thiền và sắc của địa Tam thiền có thể sinh ra nhãn thức của địa Sơ thiền. Đây gọi là sinh nơi Nhị thiền.

Như sinh ở Nhị thiền, Tam thiền cũng vậy. Đây gọi là xứ khác.

Như nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới đã nói xong, nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới cũng vậy.

Hỏi: Lại có xứ vừa lệ thuộc vào mũi, xứ đó vừa lệ thuộc mùi hương, xứ đó vừa lệ thuộc nơi chủ thể sinh ra tỷ thức chăng?

Đáp: Có. Mũi cõi Dục, hương cõi Dục, có thể sinh ra tỷ thức cõi Dục. Như tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới đã nói xong. Thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới cũng vậy.

Hỏi: Lại có xứ vừa lệ thuộc thân, xứ ấy vừa lệ thuộc xúc, xứ đó vừa lệ thuộc chủ thể sinh ra thân thức chăng?

Đáp: Hoặc là xứ, hoặc là xứ khác.

Hỏi: Thế nào là xứ?

Đáp: Sinh ở cõi Dục: Xúc ở cõi Dục, thân ở cõi Dục kia với xúc của cõi Dục có thể sinh ra thân thức ở cõi Dục.

Sinh ở Sơ thiền: Thọ nhận xúc của địa Sơ thiền. Thân của địa Sơ thiền kia và xúc của địa Sơ thiền có thể sinh thân thức của địa Sơ thiền.

Đây gọi là xứ.

Hỏi: Thế nào là xứ khác?

Đáp: Sinh ở Nhị thiền: Thọ nhận về xúc của địa Nhị thiền, thân của địa Nhị thiền kia và xúc của địa Nhị thiền có thể sinh ra thân thức của địa Sơ thiền.

Sinh ở Tam thiền: Thọ nhận về xúc của địa Tam thiền, thân của địa Tam thiền kia với xúc của địa Tam thiền có thể sinh ra thân thức của địa Sơ thiền.

Sinh ở Tứ thiền: Thọ nhận về xúc của địa Tứ thiền, thân của địa Tứ thiền kia và xúc của địa Tứ thiền có thể sinh ra thân thức của địa Sơ thiền. Nghĩa là xúc có thể thọ nhận địa của chính mình, chứ không phải thọ nhận địa của người khác. Đây gọi là xứ khác.

Hỏi: Lại có vừa lệ thuộc nơi ý, xứ ấy vừa lệ thuộc nơi pháp, xứ ấy, vừa lệ thuộc nơi chủ thể sinh ra ý thức chăng?

Đáp: Hoặc là xứ, hoặc là xứ khác.

Hỏi: Thế nào là xứ?

Đáp: Sinh ở cõi Dục, biết pháp cõi Dục. Ý cõi Dục kia và pháp cõi Dục có thể sinh ra ý thức ở cõi Dục.

Như thế cho đến sinh ở địa Hữu tưởng, Vô tưởng, biết pháp của địa Hữu tưởng, Vô tưởng, ý của địa Hữu tưởng, Vô tưởng kia của pháp của địa Hữu tưởng, Vô tưởng có thể sinh ra ý thức của địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Đây gọi là xứ.

Hỏi: Thế nào là xứ khác?

Đáp: Sinh ở cõi Dục, biết pháp của địa Sơ thiền. Ý của cõi Dục kia, và pháp của ý thức nơi địa Sơ thiền, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Sơ thiền theo thứ lớp biết về pháp ở cõi Dục. Ý của địa Sơ thiền kia, và pháp của ý thức nơi cõi Dục hoặc địa Sơ thiền, hoặc đến địa Hữu tưởng, địa Vô tưởng, người kia sinh ở cõi Dục, biết pháp của địa Nhị thiền, ý nơi cõi Dục kia, và pháp của ý thức nơi địa Nhị thiền. Hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Nhị thiền theo thứ lớp biết pháp ở cõi Dục. Ý của địa Nhị thiền kia, và pháp của ý thức ở cõi Dục, hoặc địa Nhị thiền, hoặc đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Người kia sinh ở cõi Dục, biết pháp của địa Tam thiền, ý của cõi Dục kia, pháp của ý thức nơi địa Tam thiền. Hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Theo thứ lớp, Tam thiền biết pháp ở cõi Dục. Ý của địa Tam thiền kia, pháp của ý thức ở cõi Dục. Hoặc địa Tam thiền, hoặc đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Người kia sinh ở cõi Dục, biết pháp của địa Tứ thiền. Ý của cõi Dục kia, pháp của ý thức nơi địa Tứ thiền, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc.

Tứ thiền theo thứ lớp biết pháp ở cõi Dục. Ý của địa Tứ thiền kia, pháp của ý thức ở cõi Dục, hoặc địa Tứ thiền, hoặc đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Người kia sinh ở cõi Dục, biết pháp của địa hư không, ý ở cõi Dục kia, pháp của ý thức nơi địa hư không hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Xứ hư không theo thứ lớp biết pháp ở cõi Dục. Ý của địa hư không kia, pháp của ý thức ở cõi Dục, hoặc địa hư không, hoặc đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Người kia sinh ở cõi Dục, biết pháp của thức địa, ý ở cõi Dục kia, pháp của ý thức ở thức địa hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Thức xứ theo thứ lớp biết pháp ở cõi Dục. Ý của thức địa kia, pháp của ý thức ở cõi Dục, hoặc thức địa, hoặc đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Người kia sinh ở cõi Dục, biết pháp của địa bất dụng, ý ở cõi Dục kia, pháp của ý thức ở địa bất dụng, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Bất dụng xứ theo thứ lớp biết pháp của cõi Dục. Ý của bất dụng địa kia, pháp của ý thức nơi cõi Dục, hoặc bất dụng địa, hoặc địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Người kia sinh ở cõi Dục, biết pháp của địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Ý ở cõi Dục kia, pháp của ý thức nơi địa Hữu tưởng, Vô tưởng, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Hữu tưởng, Vô tưởng xứ theo thứ lớp biết pháp ở cõi Dục. Ý của địa Hữu tưởng, Vô tưởng kia, pháp của ý thức ở cõi Dục là địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Đây gọi là sinh ở cõi Dục, sinh ở Sơ thiền, biết pháp của địa Nhị thiền. Ý của địa Sơ thiền kia, pháp của ý thức nơi địa Nhị thiền, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Nhị thiền theo thứ lớp biết pháp của địa Sơ thiền. Ý của địa Nhị thiền kia pháp của ý thức nơi địa Sơ thiền, hoặc địa Sơ thiền, hoặc đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Người kia sinh ở Sơ thiền, biết pháp của địa Tam thiền. Ý của địa Sơ thiền kia, pháp của ý thức ở địa Tam thiền hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Tam thiền theo thứ lớp, biết pháp của địa Sơ thiền. Ý của địa Tam thiền kia, pháp của ý thức nơi địa Sơ thiền, hoặc là địa Sơ thiền, hoặc đạt đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Người kia sinh ở Sơ thiền, biết pháp của địa Tứ thiền. Ý của địa Sơ thiền kia, pháp của ý thức nơi địa Tứ thiền, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc.

Tứ thiền theo thứ lớp biết pháp của địa Sơ thiền. Ý của địa Tứ thiền kia, pháp của ý thức nơi Sơ thiền hoặc địa Sơ thiền, hoặc đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Người kia sinh ở Sơ thiền, biết địa không xứ, biết pháp của địa Hữu tưởng, Vô tưởng xứ. Thức xứ, bất dụng xứ. Ý của địa Sơ thiền kia, pháp của ý thức ở địa Hữu tưởng, Vô tưởng hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Hữu tưởng, Vô tưởng theo thứ lớp biết pháp của địa Sơ thiền. Ý của địa Hữu tưởng, Vô tưởng kia, pháp của ý thức ở địa Sơ thiền, hoặc địa Sơ thiền, hoặc đến Hữu tưởng, Vô tưởng xứ địa, gọi là sinh nơi Sơ thiền, như sinh ở Sơ thiền cho đến sinh ở Hữu tưởng, Vô tưởng xứ cũng vậy. Đây gọi là sinh.

Hỏi: Thế nào là chánh thọ?

Đáp: Tâm thiện cõi Dục thứ lớp theo chánh thọ của Sơ thiền, ý của cõi Dục kia, pháp của ý thức ở Sơ thiền, hoặc lệ thuộc của ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Sơ thiền thứ lớp thuận theo chánh thọ của Nhị thiền. Ý của Sơ thiền kia, pháp của ý thức nơi Nhị thiền hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc chẳng lệ thuộc. Từ Nhị thiền nghịch theo chánh thọ của Sơ thiền. Ý của Nhị thiền kia là pháp của ý thức ở Sơ thiền, hoặc địa Sơ thiền, hoặc đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Sơ thiền thứ lớp khởi thuận theo chánh thọ của Tam thiền. Ý của Sơ thiền kia là pháp của ý thức nơi Tam thiền, hoặc bị lệ thuộc ba cõi hoặc không bị lệ thuộc. Từ Tam thiền khởi nghịch với chánh thọ của Sơ thiền. Ý của Tam thiền kia là pháp của ý thức ở Sơ thiền hoặc địa Sơ thiền, hoặc đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Nhị thiền theo thứ lớp thuận theo chánh thọ ở Tam thiền. Ý của Nhị thiền kia, là pháp của ý thức ở Tam thiền, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Từ Tam thiền khởi, nghịch với chánh thọ của Nhị thiền. Ý của Tam thiền kia, pháp của ý thức ở Nhị thiền, hoặc địa Nhị thiền, hoặc đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Nhị thiền theo thứ lớp thuận theo chánh thọ của Tứ thiền. Ý của Nhị thiền kia là pháp của ý thức ở Tứ thiền, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc.

Từ Tứ thiền khởi, nghịch với chánh thọ của Nhị thiền. Ý của Tứ thiền kia, pháp của ý thức ở Nhị thiền hoặc địa Nhị thiền, hoặc đến Hữu tưởng, Vô tưởng xứ. Tam thiền thứ lớp thuận theo chánh thọ của Tứ thiền. Ý của Tam thiền kia là pháp của ý thức nơi Tứ thiền, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Từ Tứ thiền khởi, nghịch với chánh thọ của Tam thiền. Ý của Tứ thiền kia là pháp của ý thức ở Tam thiền, hoặc địa Tam thiền, hoặc đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Tam thiền theo thứ lớp, vượt thuận với chánh thọ của hư không xứ. Ý của Tam thiền kia là pháp của ý thức nơi hư không xứ, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Từ hư không xứ khởi, vượt nghịch với chánh thọ của Tam thiền. Ý của hư không xứ kia là pháp của ý thức nơi Tam thiền, hoặc địa Tam thiền, hoặc đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Tứ thiền theo thứ lớp, thuận theo chánh thọ của hư không xứ. Ý của Tứ thiền kia là pháp của ý thức nơi hư không xứ, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc, từ hư không xứ khởi ngược với chánh thọ của Tứ thiền. Ý của Hư không xứ kia là pháp của ý thức nơi Tứ thiền hoặc địa Tứ thiền, hoặc đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Tứ thiền theo thứ lớp vượt thuận theo chánh thọ của Thức xứ. Ý của Tứ thiền kia là pháp của ý thức nơi Thức xứ, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Từ Thức xứ khởi vượt nghịch với chánh thọ của Tứ thiền. Ý của Thức xứ kia là pháp của ý thức ờ Tứ thiền hoặc Địa Tứ thiền, hoặc đến địa Hữu tưởng Vô tưởng, Hư không xứ theo thứ lớp thuận với chánh thọ của Thức xứ, Hư không xứ kia là pháp ý thức của ý Thức xứ, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. từ Thức xứ khởi nghịch với chánh thọ của hư không xứ. Ý của Thức xứ kia là pháp của ý thức nơi hư Không xứ, hoặc hư không xứ, hoặc đến Hữu tưởng, Vô tưởng xứ. hư không xứ theo thứ lớp vượt thuận theo chánh thọ của bất dụng xứ. Ý của Hư không xứ kia là pháp của ý thức nơi bất dụng xứ, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Từ bất dụng xứ khởi vượt nghịch với chánh thọ của hư không xứ. Ý của bất dụng xứ kia là pháp của ý thức nơi hư không xứ, hoặc hư không xứ, hoặc đến địa Hữu tưởng, Vô tưởng. Thức xứ theo thứ lớp thuận với chánh thọ của bất dụng xứ. Ý của Thức xứ kia là pháp của ý thức nơi bất dụng xứ, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc. Từ bất dụng xứ khởi nghịch với chánh thọ của Thức xứ. Ý của bất dụng xứ kia là pháp của ý thức nơi Thức xứ, hoặc Thức xứ, hoặc đến Hữu tưởng, Vô tưởng xứ. Thức xứ theo thứ lớp vượt thuận với chánh thọ của Hữu tưởng, Vô tưởng xứ. Ý của Thức xứ kia là pháp của ý thức nơi Hữu tưởng, Vô tưởng xứ, hoặc lệ thuộc ba cõi hoặc không lệ thuộc. Từ Hữu tưởng, Vô tưởng, khởi vượt nghịch với chánh thọ của Thức xứ. Ý của Hữu tưởng, Vô tưởng xứ kia là pháp của ý thức nơi Thức xứ, hoặc Thức xứ, hoặc đến Hữu tưởng, Vô tưởng xứ. Từ bất dụng xứ, thứ lớp thuận với chánh thọ của Hữu tưởng, Vô tưởng xứ. Ý theo bất dụng xứ kia là pháp của ý thức nơi Hữu tưởng, Vô tưởng xứ, hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc, từ Hữu tưởng, Vô tưởng xứ, khởi nghịch với chánh thọ của bất dụng xứ. Ý của Hữu tưởng, Vô tưởng xứ kia là pháp của ý thức nơi bất dụng xứ hoặc bất dụng xứ, hoặc Hữu tưởng, Vô tưởng xứ. Đây gọi là chánh thọ.

Hỏi: Thế nào là chánh thọ khác?

Đáp: Đây là nói bốn loại ý chuyển hóa của cõi Dục:

  1. Quả Sơ thiền.
  2. Quả Nhị thiền.
  3. Quả Tam thiền.
  4. Quả Tứ thiền.

Quả Sơ thiền: Tâm chuyển hóa theo thứ lớp từ thế tục đến Sơ thiền hiện ở trước. Ý của cõi Dục kia là pháp của ý thức nơi Sơ thiền là chuyển hóa, hoặc sáu nhập, hoặc bốn nhập. Sáu nhập thì tâm mình an trụ. Bốn nhập chẳng phải tâm mình an trụ. Từ thế tục đến Sơ thiền thứ lớp chuyển hóa nơi cõi Dục của quả Sơ thiền. Ý của địa Sơ thiền kia là pháp của ý thức nơi cõi Dục là chuyển hóa, hoặc sáu nhập, hoặc bốn nhập.

Hỏi: Lẽ ra phải có sáu, vì sao nói bốn?

Đáp: Vì tâm kia không chuyển hóa hương, vị?

Hỏi: Vì sao không chuyển hóa hương vị?

Đáp: Vì không khiến cho thành tựu, nên có chuyển hóa.

Lại có thuyết nói: Sự chuyển hóa hương, vị kia, do tâm đó không thành tựu. Như nữ có nữ căn, nam có nam căn, chỉ vì các căn đó không thành tựu. Cũng thế, sự chuyển hóa hương, vị kia chỉ không thành tựu. Nói như thế là phải chuyển hóa hương vị.

Quả Nhị thiền nơi cõi Dục biến hóa tâm theo thứ lớp. Từ thế tục đến Nhị thiền hiện ở trước. Ý ở cõi Dục kia là pháp của ý thức nơi Nhị thiền: hoặc sáu nhập, hoặc bốn. Từ thế tục đến Nhị thiền theo thứ lớp chuyển hóa nơi cõi Dục của quả Nhị thiền. Ý của Nhị thiền kia là pháp của ý thức nơi cõi Dục, nghĩa là chuyển hóa sáu nhập. Quả Tam thiền nơi cõi Dục, chuyển hóa tâm theo thứ lớp từ thế tục đến Tam thiền hiện ở trước. Ý cõi Dục kia là pháp của ý thức nơi Tam thiền, hoặc sáu nhập hoặc bốn nhập. Từ thế tục đến Tam thiền thứ lớp chuyển hóa tâm nơi cõi Dục của Tam thiền. Ý của quả Tam thiền kia là pháp của ý thức nơi cõi Dục, nghĩa là chuyển hóa sáu nhập. Quả Tứ thiền nơi cõi Dục là chuyển hóa tâm theo thứ lớp từ thế tục đến Tứ thiền hiện ở trước. Ý ở cõi Dục kia là pháp của ý thức nơi Tứ thiền, là chuyển hóa sáu nhập, hoặc bốn nhập. Từ thế tục đến Tứ thiền thứ lớp chuyển hóa tâm ở cõi Dục của Tứ thiền. Ý của Tứ thiền kia là pháp của ý thức ở cõi Dục: là chuyển hóa sáu nhập. Đây gọi là chánh thọ khác.

Hỏi: Nếu thành tựu nhãn giới thì người kia có thành tựu Sắc giới hay không?

Đáp: Đúng thế! Nếu đã thành tựu nhãn giới, thì đương nhiên cũng sẽ thành tựu Sắc giới.

Hỏi: Có trường hợp nào thành tựu sắc giới mà không thành tựu nhãn giới hay chăng?

Đáp: Có, sinh ở cõi Dục, không được nhãn giới, nếu được rồi lại mất. Không được là như người mù bẩm sinh và ở trong thai mẹ, phôi nơi trứng dầy dần. Nếu được rồi mất tức như nhãn giới hoặc thoát ra, hoặc mục nát, vỡ, rớt, móc ra, hoặc mờ, khói che, bụi bám như thế, do những tai hại khác làm hỏng mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu nhãn giới, thì cũng thành tựu nhãn thức giới phải chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu nhãn giới, nhưng chẳng thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Thành tựu nhãn giới, mà chẳng thành tựu nhãn thức giới là sao?

Đáp: Sinh ở Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, nhãn thức giới không hiện ở trước, đó gọi là thành tựu nhãn giới, chẳng phải nhãn thức giới.

Hỏi: Thế nào là thành tựu nhãn thức giới chẳng phải thành tựu nhãn giới?

Đáp: Ở nơi thai, phôi nơi trứng dầy dần. Nếu sinh ở cõi Dục không được nhãn căn, nếu được rồi lại mất. Đây gọi là thành tựu nhãn thức giới, chẳng thành tựu nhãn giới.

Hỏi: Thế nào là nên thành tựu nhãn giới vừa thành tựu nhãn thức giới?

Đáp: Sinh ở cõi Dục có đủ các căn, cũng sinh ở Sơ thiền và sinh ở Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, khi nhãn thức giới hiện ở trước. Đây gọi là vừa thành tựu nhãn giới vừa thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Có trường hợp nào không thành tựu nhãn giới mà cũng không thành tựu nhãn thức giới phải chăng?

Đáp: Sinh ở cõi Vô Sắc. Đây gọi là không thành tựu nhãn giới cũng không thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Nếu đã thành tựu sắc giới, thì cũng thành tựu nhãn thức giới phải chăng?

Đáp: Hoặc thành tựu sắc giới chẳng phải là thành tựu nhãn thức giới?

Hỏi: Thế nào là thành tựu sắc giới, chẳng thành tựu nhãn thức giới?

Đáp: Sinh ở Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền. Khi nhãn thức giới không hiện ở trước, đó gọi là thành tựu sắc giới, chẳng phải là nhãn thức giới.

Hỏi: Thế nào là thành tựu nhãn thức giới, chẳng thành tựu sắc giới?

Đáp: Việc này không có.

Hỏi: Thế nào là vừa thành tựu sắc giới, vừa thành tựu nhãn thức giới?

Đáp: Sinh ở cõi Dục, đầy đủ các căn, cũng sinh ở Sơ thiền và sinh ở Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, khi nhãn thức giới hiện ở trước. Đây gọi là vừa thành tựu sắc giới, thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Thế nào là không thành tựu sắc giới, cũng không thành tựu nhãn thức giới?

Đáp: Sinh ở cõi Vô Sắc, đó gọi là không thành tựu sắc giới, cũng không thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Nếu không thành tựu sắc giới, thì cũng không thành tựu nhãn giới phải không?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu không thành tựu sắc giới, thì cũng không thành tựu nhãn giới, lại có trường hợp nào không thành tựu nhãn giới, thì chẳng phải không thành tựu sắc giới hay không?

Đáp: Có, sinh ở cõi Dục, không được nhãn căn, nếu được rồi thì lại mất.

Hỏi: Nếu không thành tựu nhãn giới, thì cũng không thành tựu nhãn thức giới phải không?

Đáp: Hoặc không thành tựu nhãn giới, thì không thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Thế nào là không thành tựu nhãn giới, không phải là thành tựu nhãn thức giới?

Đáp: Ở trong thai, phôi nơi trứng dầy dần. Nếu sinh ở cõi Dục thì sẽ không được nhãn căn, nếu được rồi thì lạc mất. Đây gọi không thành tựu nhãn giới, không phải là thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Vì sao không thành tựu nhãn thức giới thì chẳng phải không thành tựu nhãn giới?

Đáp: Sinh ở Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, nhãn thức giới không hiện ở trước, đó gọi là không thành tựu nhãn thức giới, chẳng phải không thành tựu nhãn giới.

Hỏi: Thế nào là không thành tựu nhãn giới, nhãn thức giới?

Đáp: Sinh ở cõi Vô Sắc, đó gọi là không thành tựu nhãn giới, nhãn thức giới.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải không thành tựu nhãn giới, nhãn thức giới?

Đáp: Sinh ở cõi Dục, đầy đủ nhãn căn. Sinh ở Sơ thiền và cũng sinh ở Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, nhãn thức giới hiện ở trước. Đây gọi là chẳng phải không thành tựu nhãn giới, nhãn thức giới.

Hỏi: Nếu không thành tựu sắc giới thì cũng không thành tựu nhãn thức giới phải chăng?

Đáp: Đúng thế. Nếu không thành tựu sắc giới, thì cũng không thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Nếu không thành tựu nhãn thức giới, thì chẳng phải không thành tựu sắc giới phải không?

Đáp: Có, sinh ở Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, nhãn thức giới không hiện ở trước.

Hỏi: Nếu nhãn giới thành tựu và không thành tựu thì người kia và thành tựu sắc giới vừa không thành tựu được phải chăng?

Đáp: Đúng thế. Nếu sắc giới thành tựu và không thành tựu, thì người kia vừa thành tựu nhãn giới và vừa không thành tựu.

Hỏi: Có nhãn giới nào thành tựu và không thành tựu được mà không thành tựu sắc giới chăng?

Đáp: Có. Sinh ở cõi Dục, được nhãn căn liền mất.

Hỏi: Nếu nhãn giới thành tựu và không thành tựu c, thì người kia vừa thành tựu thức giới vừa không thành tựu phải chăng?

Đáp: Hoặc nhãn giới thành tựu và không thành tựu mà, không thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Thế nào là nhãn giới thành tựu và không thành tựu mà chẳng thành tựu nhãn thức giới?

Đáp: Sinh ở cõi Dục được nhãn căn liền mất. Đó là nói nhãn giới thành tựu và không thành tựu, mà chẳng thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Thế nào là nhãn thức giới thành tựu và không thành tựu mà chẳng thành tựu nhãn giới?

Đáp: Sinh ở Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền. Từ nhãn thức giới khởi, đó là nhãn thức giới thành tựu và không thành tựu, mà chẳng thành tựu phi nhãn giới.

Hỏi: Thế nào là nhãn giới thành tựu và không thành tựu, cũng là thành tựu nhãn thức giới?

Đáp: Ở cõi Dục, cõi Sắc mất, sinh lên cõi Vô Sắc. Đó gọi là nhãn giới thành tựu và không thành tựu, cũng là thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Thế nào là không phải nhãn giới thành tựu và không thành tựu, cũng là thành tựu nhãn thức giới?

Đáp: Sinh ở cõi Dục, đầy đủ nhãn căn, sinh ở Sơ thiền, cũng sinh ở Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền nhãn thức giới hiện ở trước. Đây là không phải nhãn giới thành tựu được không thành tựu, cũng là thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Nếu sắc giới đã thành tựu và được không thành tựu, thì người kia cũng thành tựu nhãn thức giới và được không thành tựu chăng?

Đáp: Đúng thế! Nếu sắc giới đã thành tựu và được không thành tựu, thì người kia cũng thành tựu nhãn thức giới và được không thành tựu.

Hỏi: Có nhãn thức giới nào thành tựu và được không thành tựu, mà không phải là thành tựu sắc giới hay không?

Đáp: Có, sinh ở Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, từ nhãn thức giới khởi.

Hỏi: Nếu không thành tựu nhãn giới và thành tựu được, thì người kia cũng không thành tựu sắc giới và thành tựu phải không?

Đáp: Đúng thế! Nếu sắc giới không thành tựu và thành tựu được, thì người kia cũng không thành tựu nhãn giới và thành tựu được.

Hỏi: Có nhãn giới nào không thành tựu, và thành tựu được, mà không phải là thành tựu sắc giới hay không?

Đáp: Có, sinh ở cõi Dục, không có nhãn căn lại được nhãn căn.

Hỏi: Nếu không thành tựu nhãn giới và thành tựu được, thì người kia cũng không thành tựu nhãn thức giới và thành tựu được không?

Đáp: Hoặc nhãn giới không thành tựu và thành tựu được, chẳng phải thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Thế nào là nhãn giới không thành tựu và thành tựu được, chẳng phải thành tựu nhãn thức giới?

Đáp: Sinh ở cõi Dục, nhãn căn không đủ, nhưng lại được nhãn căn. Đó là nói nhãn giới không thành tựu được thành nhãn thức giới.

Hỏi: Thế nào là nhãn thức giới không thành tựu thành tựu được, chẳng phải nhãn giới?

Đáp: Sinh ở Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, nhãn thức giới hiện ở trước. Đó gọi là nhãn thức giới không thành tựu và thành tựu được, chẳng phải thành tựu nhãn giới.

Hỏi: Thế nào là nhãn giới không thành tựu thành tựu được, cũng là thành tựu nhãn thức giới?

Đáp: Ở cõi Vô Sắc mất, sinh xuống cõi Dục, sắc. Đây là nói nhãn giới không thành tựu được thành tựu, cũng là thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Thế nào chẳng phải nhãn giới không thành tựu được thành tựu, cũng là nhãn thức giới?

Đáp: Sinh ở cõi Dục, nhãn căn đầy đủ, sinh ở Sơ thiền, cũng sinh ở Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, nhãn thức giới hiện ở trước. Đây là chẳng phải nhãn giới không thành tựu, được thành tựu, cũng là thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Nếu không thành tựu sắc giới được thành tựu, thì người kia cũng không thành tựu được thành tựu nhãn thức giới chăng?

Đáp: Đúng thế! Nếu không thành tựu sắc giới được thành tựu, thì ngưòi kia cũng không thành tựu được thành tựu nhãn thức giới.

Hỏi: Có trường hợp nào không thành tựu mà được thành tựu nhãn thức giới mà chẳng phải thành tựu sắc giới hay không?

Đáp: Có, sinh ở Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, nhãn thức giới hiện ở trước. Như nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, các giới khác cũng vậy.

Nói rộng về xứ của mười tám giới xong.