LUẬN TỲ BÀ SA
Tác giả: A-la-hán Thi Đà Bàn Ni
Hán dịch: Đời Phù Tần, Tam tạng Tăng Già Bạt Trừng, Người nước Kế-tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 2
Phần Thứ Hai: XỨ CỦA BA CĂN BẤT THIỆN
Ba căn bất thiện là căn bất thiện tham, căn bất thiện sân và căn bất thiện si.
Hỏi: Ba căn bất thiện có tánh gì?
Đáp: Căn bất thiện tham: Ái cõi Dục có năm loại sáu thức thân. Căn bất thiện sân, sân có năm thứ sáu thức thân. Căn bất thiện si: Vô minh của cõi Dục, đều thuộc về bốn thứ: Kiến tập, kiến tận, kiến đạo tư duy đoạn và một ít đối tượng nhập của hạt giống si thuộc kiến khổ đoạn.
Hỏi: Vì sao?
Đáp: Nghĩa là căn bất thiện này có mười thứ: nghi, ái, giận dữ, mạn, tương ưng của năm kiến và bất cộng tương ưng là mười, tám thứ trong số lập căn bất thiện, hai thứ thì không lập, là pháp tương ưng của thân kiến, biên kiến cõi Dục.
Hỏi: Nhân nói là căn. Vô minh, tương ưng với thân kiến, biên kiến cõi Dục, là nhân của tất cả pháp bất thiện, vì sao không lập Thân kiến, Biên kiến là căn bất thiện?
Đáp: Vì tánh bất thiện, cũng là nhân của tất cả pháp bất thiện, nên vô minh kia lập căn bất thiện. Thân kiến, biên kiến của cõi Dục tương ưng với vô minh mặc dù là nhân của tất cả pháp bất thiện, nhưng không phải tánh bất thiện.
Hỏi: Nếu thế là thế nào?
Đáp: Là vô ký. Cho nên nói vô minh cõi Dục đều thuộc bốn thứ là kiến Tận, kiến đạo, Tư duy đoạn và một loại ít đối tượng nhập thuộc kiến khổ đoạn và tương ưng với sáu thức thân thành mười lăm thứ tánh của ba căn bất thiện, đã gieo trồng các thứ hiện có nơi thân tướng một cách tự nhiên.
Đã nói tánh xong, sẽ nói về hành.
Vì sao nói căn bất thiện? Nghĩa của căn bất thiện là thế nào?
Tôn giả Bà-tu-mật nói: Nghĩa sinh, nghĩa nuôi nấng, nghĩa tăng là nghĩa của căn bất thiện.
Lại nói: Nghĩa lớn, nghĩa nhận lấy, nghĩa đầy là nghĩa của căn bất thiện.
Lại nói: Nghĩa nhân của bất thiện là nghĩa của căn bất thiện.
Lại nói: Nghĩa chuyển biến bất thiện là nghĩa của căn bất thiện.
Lại nói: Nghĩa thuận với bất thiện là nghĩa của căn bất thiện.
Lại nói: Nghĩa tiếp nhận bất thiện là nghĩa của căn bất thiện.
Tôn giả Đàm-ma-đa-la nói: Trong xứ sở của các tôn đã gieo trồng pháp bất thiện, chuyển biến thuận với nhận lấy, cho nên nói là nghĩa của căn bất thiện.
Hỏi: Nếu nghĩa của nhân bất thiện là nghĩa của căn bất thiện thì trước sanh năm ấm bất thiện, sau sanh năm ấm bất thiện cũng là do trước sanh mười hành vi ác, sau sanh mười hành vi ác, cũng là do trước sanh ba mươi bốn sử bất thiện, sau sanh ba mươi bốn sử bất thiện, cũng là do ý thời nên có vô lượng bất thiện, vì sao nói ba căn bất thiện?
Đáp: Pháp của Phật, Thế Tôn, là chân đế, các chân khác không thể vượt qua, nghĩa là Phật, Thế Tôn đều biết pháp tướng, quyết định biết, quyết định làm, có tướng của căn bất thiện, nên lập căn bất thiện, không có tướng của căn bất thiện, nên không lập căn bất thiện.
Tôn giả Cù-sa nói: Đức Thế Tôn biết người này tùy sức người kia, tùy mỗi sức nặng, người kia tiếp cận theo người kia. Ba căn bất thiện này đều là nhân của tất cả pháp bất thiện, chứ không phải pháp bất thiện khác.
Hoặc nói: Vì đứng đầu tất cả pháp bất thiện như pháp của chủ tướng ở trước, vì uy lực này nên tất cả pháp bất thiện đều chuyển.
Hoặc nói: Là căn nhân của tất cả pháp bất thiện, đạo vốn làm duyên bình đẳng, có tập đẳng khởi, ở trong đó do pháp chủng tử, do pháp của căn vững chắc.
Hoặc nói: Nghĩa là tất cả pháp bất thiện, đến gìn giữ, cùng duy trì, sinh, nuôi nấng, tăng trưởng, cho nên nói là căn bất thiện.
Hoặc nói: Nghĩa là công đức, kẻ thù.
Hỏi: Trong đây là công đức gì?
Đáp: Là ba căn thiện.
Hỏi: Trong đây, vì sao gần mà không phải là người thân kẻ oán?
Đáp: Là ba căn bất thiện.
Hoặc nói: Như người giữ cửa không cho vào cửa, vì theo pháp giữ cửa.
Hoặc nói: Trái với ba căn thiện, trong đó, tham trái với không tham, giận dữ trái với không giận dữ, ngu si trái với không ngu si.
Hoặc nói: Tức nói hành vốn như đã nói (xuất xứ: Trung A-hàm) Ca Lam, tập gốc của ba hành này. Ca lam, tập gốc của hành tham. Ca lam, tập gốc của hành giận, si.
Hoặc nói: Các thứ hành đều sinh nhau, các thứ hành đều chuyển nhau. Như nói: Từ ái sinh ái, từ ái sinh giận, từ giận sinh giận, từ giận sinh ái, ở trong đó là vô minh.
Hoặc nói: Là mâu thuẫn của mâu thuẫn, vì mâu thuẫn của không mâu thuẫn, nên chúng sinh phần nhiều khởi sự ràng buộc của tranh chấp. Nghĩa là trời, A-tu-luân qua lại tranh giành Ba-la-tha (anh), Maha-bà-la-tha (em), La-ma (anh), La-xoa-na (em), vì bị Tư-đà (vợ) Kế na (anh), A-châu-na (em), vì một cô gái kia, nên giết mười tám đứa trẻ.
Hỏi: Vì sao?
Đáp: Vì mâu thuẫn của không mâu thuẫn. không mâu thuẫn, nghĩa là ái, mâu thuẫn, nghĩa là giận dữ.
Hỏi: Vì sao không nói si?
Đáp: Ở trong đó đã nói, nếu người trí kia vì cảnh giới trời, nên không gây ra việc ác này, huống chi vì dục ác của nhân gian. Con người vì nước, vì cung điện nên mới gây ra ngần ấy việc ác, lại vì ruộng, vườn, nên đã gây ra ngần ấy việc ác, huống chi trưởng giả vì phải mặc áo phẩn tảo, vào mùa xuân, thường khởi lên sự ràng buộc tranh chấp, cho nên nói là mâu thuẫn của không mâu thuẫn, do đó nên như thế.
Hoặc nói: Nói là bị ba thứ đau đớn sai khiến, như nói: bị sử tham sai khiến trong lạc thọ, bị sử sân sai khiến trong khổ thọ, bị sử si sai khiến trong bất khổ, bất lạc thọ.
Hỏi: Như trong đây tất cả đều bị sai khiến chăng?
Đáp: Vì phần nhiều. Phần nhiều lạc thọ do sử tham sai khiến, khổ thọ do sử sân sai khiến, bất khổ, bất lạc thọ do sử si sai khiến.
Tham nhân trong lạc thọ khởi lên rồi, tức căn thọ nhận lạc thọ và tăng thêm năm ấm bất thiện, tăng thêm năm ấm bất thiện rồi, thì thường phát sinh hành vi ác, thường sinh hành vi ác rồi nên ở trong sinh tử chịu nhiều đau khổ.
Sân nhân trong đau khổ khởi lên, tức căn thọ nhận khổ thọ và tăng thêm năm ấm bất thiện, tăng thêm năm ấm bất thiện rồi, thì thường khởi lên hành vi ác, thường khởi hành vi ác rồi nên trong sinh tử chịu nhiều đau khổ.
Si nhân trong bất khổ, bất lạc thọ khởi lên, tức căn thọ nhận bất khổ, bất lạc và tăng thêm năm ấm bất thiện, tăng thêm năm ấm bất thiện rồi thường khởi lên hành vi ác, thường khởi lên hành vi ác nên ở trong sinh tử chịu nhiều đau khổ. Cho nên nói: Ba thống sai khiến, do đây nên như thế.
Hoặc nói: Năm thứ tánh sử của thân sáu thức, có thể khởi hành động về thân, hành động về miệng. Khi căn lành bị đoạn, phần nhiều dùng phương tiện. Năm thứ, là từ kiến khổ đoạn đến tư duy đoạn. Thân sáu thức: Là từ tương ưng nhãn thức cho đến tương ưng ý thức. Tánh của sử: Tham là sử dục, Sân là sử không thể, Si là sử vô minh. Có thể khởi hành vi của thân, hành vi của miệng: Nghĩa là vì tham, nên tạo ra hành vi của thân, hành vi của miệng. Vì giận dữ ngu si, nên tạo ra hành vi của thân, hành vi của miệng. Khi căn thiện bị đoạn thì nhiều phương tiện? Như trong Luận Thi Thiết có nói: Nếu người kia căn thiện bị đoạn. Vì sao bị đọan? Vì hành động gì? Đáp: Như người nặng về tánh dục, nặng về giận dữ, nặng về ngu si, vì người ấy dục nặng, giận dữ nặng, ngu si nặng, nên khó bảo, khó dạy, khó hiểu, khó giải thoát. Thế nên nói là năm thứ tánh sử của thân sáu thức có thể khởi hành vi của thân, hành vi của miệng, khi căn thiện bị đoạn, thì phần nhiều là phương tiện để gây ra căn bất thiện trong đó.
Hỏi: Như tà kiến có thể đoạn căn thiện, vì sao kẻ tà kiến đó không lập căn bất thiện?
Đáp: Vì phương tiện có khả năng tăng thêm lực, tất cả việc thiện, ác, phần nhiều dùng sức phương tiện, chứ không phải do khả năng làm ra.
Có thuyết nói: Như Bồ-tát thấy nỗi khổ về sinh, già, bệnh, chết của thế gian, như kẻ mù không người dẫn đường, nên mới phát đạo ý chánh chân vô thượng, trong đó, ý niệm ban đầu trội hẳn, không lui sụt, không dời đổi. Hơn ba A-tăng-kỳ kiếp tu các công hạnh, nếu không được hậu đắc tận trí, vô sinh trí, thì vị lai sẽ tu căn thiện trong ba cõi.
Hoặc nói: Tà kiến kia, nếu đoạn căn thiện thì tất cả tà kiến đó đều là năng lực của căn bất thiện. Hoặc căn bất thiện kia làm cho căn thiện mỏng manh, yếu kém, dễ xuyên thủng, sau đó, tà kiến ấy mới dứt căn thiện.
Hoặc nói: Là thay đổi, không thay đổi khi tà kiến kia đoạn căn thiện. Người tham thay đổi, kẻ giận dữ không thay đổi, người ngu si thay đổi, không thay đổi, còn tà kiến kia có thể không chuyển biến, chứ không phải chuyển biến, do đó nên như thế.
Hoặc nói: Tà kiến này trước kia đã nói là năm thứ, tà kiến ấy không phải năm thứ mà là bốn thứ, không phải do thân sáu thức mà do ý thức.
Hỏi: Mặc dù có tánh sử, nhưng không thể khởi hành vi của thân, hành vi của miệng, là vì sao?
Đáp: Không có kiến nào dứt trừ kiết mà còn có thể khởi hành vi của thân, hành vi của miệng, và khi đoạn căn thiện, lại không dùng nhiều phương tiện, mà là dùng thời điểm sau cùng của tà kiến kia, nghĩa là tà kiến đó đã lìa nhóm này, do đó, nên không lập trong căn bất thiện. Nghĩa là năm ấm này lìa trong căn bất thiện và tà kiến kia cũng lìa sắc ấm của nhóm này, chẳng phải năm thứ, chẳng phải thân sáu thức, chẳng phải tánh sử, không thể khởi hành vi của thân, hành vi của miệng, khi đoạn căn thiện, không dùng nhiều phương tiện. Thọ ấm, tưởng ấm, thức ấm, tương ưng với hành ấm kia, nghĩa là các ấm đó đã lìa kiết là năm thứ thân sáu thức, chứ không phải tánh sử, nên không thể khởi hành vi của thân, hành vi của miệng, nên khi đoạn căn thiện, đã không dùng nhiều phương tiện. Không tương ưng với hành ấm, năm thứ không phải thân sáu thức, không phải tánh của sử, nên không thể khởi hành vi của thân, hành vi của miệng, do đó, khi đoạn căn thiện, không dùng nhiều phương tiện. Năm kiến và nghi trong kiết, chẳng phải năm thứ, chẳng phải thân sáu thức, mặc dù có tánh của sử, nhưng vẫn không thể khởi lên hành vi của thân, miệng, vì khi dứt căn thiện đã không dùng nhiều phương tiện. Năm thứ mạn không phải thân sáu thức, dù là tánh của sử, nhưng không thể khởi lên hành vi của thân, miệng, khi đoạn căn thiện, không dùng nhiều phương tiện.
Thuyết khác nói mười triền: triền sân, triền không nói năng, triền thùy, triền miên, triền điệu, triền hối, triền vô tàm, triền vô quí, triền san, triền tật, trong đó, sân, không nói năng không phải năm thứ, không phải thân sáu thức, không phải tánh của sử, nên không thể khởi hành vi của thân, miệng, khi dứt căn thiện, không dùng nhiều phương tiện. Năm thứ miên vì không phải thân sáu thức, không phải tánh sử, nên không thể khởi hành vi của thân, miệng, và khi đoạn căn thiện, không dùng nhiều phương tiện.
Thùy, điệu (trạo), hai thứ này là năm thứ, thân sáu thức, vì không phải tánh sử, nên không thể khởi lên hành vi của thân, miệng, khi đoạn căn thiện, không dùng nhiều phương tiện.
Vô tàm, vô quí, hai thứ này là năm thứ, thân sáu thức, không phải là tánh sử có thể khởi lên hành vi của thân, miệng, khi đoạn căn thiện đã dùng nhiều phương tiện.
San, tật, hai thứ này không phải năm thứ, không phải thân sáu thức, không phải tánh của sử, nên không thể khởi lên hành vi của thân, miệng. Lúc đoạn căn thiện, không vận dụng nhiều phương tiện. Năm thứ miên kia đã lập căn bất thiện, nếu lìa ngoài nhóm này thì chúng không lập căn bất thiện. Phẫn nương cuống, siểm mà cao hại, tất cả thuyết này là kiết. Cấu nương kiết chẳng phải kiết căn bản, nghĩa là năm thứ thân sáu thức, tánh của sử, có công năng khởi lên hành vi của thân miệng. Lúc cắt đứt gốc lành dùng nhiều phương tiện. Kia lập căn bất thiện, nếu lìa nhóm này thì kia không lập căn bất thiện.
Hoặc nói: Ba căn bất thiện này có thể khởi mười hành vi ác, khởi lên mười hành vi ác rồi thì đọa vào mười đường ác.
Hỏi: Ba căn bất thiện này có thể khởi mười hành vi ác, khởi mười hành vi ác rồi, sẽ đọa vào mười đường ác là sao?
Đáp: Khế kinh Phật nói: Sát hại có ba thứ: Vì tham, vì giận, vì si, đến ba thứ tà kiến: Vì tham, vì giận dữ, vì ngu si. A-tỳ-đàm cũng nói: Ba căn bất thiện này là cội rễ, là nhân của tất cả pháp bất thiện, dẫn dắt, tạo duyên, có tập khởi.
Ba căn bất thiện như thế, có thể khởi mười hành vi ác.
Hỏi: Vì sao khởi mười hành vi ác rồi phải đọa vào mười đường ác?
Đáp: Khế kinh Phật nói: Thói quen sát sinh, luôn tạo tác việc ấy, sẽ đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Nếu về sau, sinh lên làm người, thì tuổi thọ ngắn ngủi. A-tỳ-đàm cũng nói: Thói quen sát sinh càng thêm lớn, thường làm ác sẽ đọa vào đại A tỳ Nê-lê, đọa vào địa ngục rất nóng, như Khiếu hoán, Đại khiếu hoán, Hắc thằng, Đẳng hoạt, lại đọa trong súc sinh, ngạ quỷ.
Như thế, khởi mười hành vi ác rồi, sẽ đọa trong mười đường ác. Thế nên nói là ba căn bất thiện.
Hoặc nói: Người kia cũng nói tăng, cũng nói mỏng. Như đã nói, Thế nào là tăng dục, tăng giận, tăng si? Vì dục yếu nên có trung bình, vì trung bình bèn có tăng. Nhân vì sân yếu bèn có trung bình, vì trung bình bèn có tăng. Vì si yếu nên có trung bình, vì trung bình bèn có tăng.
Như thế gọi là tăng dục, tăng giận dữ, tăng si.
Hỏi: Thế nào là dục yếu, giận dữ yếu, si yếu?
Đáp: Dục tăng lên ít thì có trung bình, trung bình ít thì có yếu. Giận dữ tăng lên ít thì có trung bình, trung bình ít thì có yếu. Si tăng lên ít thì có trung bình, trung bình ít tức có yếu.
Như thế gọi là dục mỏng ít, giận dữ mỏng, si mỏng, cho nên nói: Dục kia cũng nói tăng, cũng nói mỏng, cho nên như thế.
Hoặc nói: Khi người kia lùi sụt thì có nhiều nhân, nhiều duyên, như nói: Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, tự quán tăng dục, giận dữ, si. Tỳkheo, Tỳ-kheo ni, phải biết ta lui sụt đối với pháp thiện, Thế Tôn nói: Đây là sự lui sụt, nên nói: Khi người kia lui sụt thì sẽ có nhiều nhân, nhiều duyên cho nên như thế.
Hoặc nói: Là kiết chướng ngại, như nói: Kiết chướng ngại là thế nào? Nếu chúng sinh tánh dục nặng, giận nặng, si nặng. Vì tánh dục, giận, si của người ấy nặng, nên khó dạy, khó bảo, khó hiểu, khó giải thoát. Cho nên nói là kiết chướng ngại, cho nên thế.
Hoặc nói: Hiện môn này là lược độ nên có ngần ấy căn bất thiện.
Hoặc là phần dục, phần giận dữ, phần si, như Khế kinh kia đã nói: Nếu Bà-la-môn có ý nhiễm vướng hai mươi mốt kiết, tất nhiên họ sẽ đọa vào Nê lê của đường ác. Người nói là Tôn giả Đàm-Ma-Đa-la. Tất cả kiết nói trong Khế kinh này được lập ra ba phần. Phần dục, giận, si, nếu nói dục, thì nên biết đã nói phần dục. Nếu nói giận, si, phải biết đã nói về phần giận, si, như phần dục, giận, si.
Cũng thế, phần gần, phần không gần, phần gần và chẳng gần, phần ích, phần không ích, phần ích và không ích, phần vui, phần không vui, phần vui và không vui, đều phải biết. Cho nên nói lược qua các hiện môn.
Hoặc nói: Là vết nhơ bên trong, như nói: Dục là vết nhơ bên trong, sự giận, si là vết nhơ bên trong. Như vết nhơ bên trong: Cũng thế, bên trong không gần gũi kẻ oán, đều phải biết.
Hoặc nói: Nói là trần, như nói: Dục là trần, giận, si là trần. Như trần cũng thế, sự nhơ nhớp, chướng ngại, lửa, mũi nhọn, chất độc, dao, đều phải biết. Vì thế cho nên lập ba căn bất thiện.
Hỏi: Kiết này thực hành ra sao?
Đáp: Nếu hành dục trong ý thì trong ý này sẽ không có sự giận dữ, nếu giận dữ thì không có dục. Hai thứ này phải có si.
Hỏi: Vì sao? Nếu hành dục trong ý, thì trong ý này sẽ không có giận dữ, nếu đang giận dữ thì sẽ không có dục?
Đáp: Vì tánh trái nhau. Tánh tham là vui, tánh sân là lo. Thân tham nuôi lớn thọ. Thân sân không nuôi lớn thọ. Thân tham yếu, yên ổn, không trở ngại trong duyên. Yếu, yên ổn là nếu tham hiện trước thì tất cả thân yếu. Không trở ngại trong duyên như thọ nhận, đắm nhiễm trong ý, đêm dài gần gũi không chán bỏ. Thân sân (giận) không yếu, không yên ổn sẽ trở ngại trong duyên. Không yếu, không yên ổn là như sự giận dữ biểu hiện ở trước, tất cả thân không yếu. Sẽ trở ngại trong duyên là như cơn giận trong ý đã biểu hiện trước, mắt sẽ không vui khi ngắm nhìn. Đây là tánh trái nhau của tham và sân. Hoặc dục đang hiện hành trong ý, thì không có sân. Sân đang hiện hành trong ý thì không có dục. Hai trạng thái này phải có si.
Ba căn bất thiện này nói là năm thứ thân sáu thức.
Hỏi: Vì sao ba căn bất thiện lại nói là năm thứ thân sáu thức?
Đáp: Nếu ba căn bất thiện này có kiến dứt trừ, không phải do tư duy, thì sự tư duy dứt trừ tâm bất thiện kia lẽ ra không phải căn. Nếu là tư duy, không phải do kiến dứt trừ, tất nhiên kiến đoạn tâm bất thiện kia lẽ ra không phải căn. Nếu có thân năm thức, không phải ý thức, nghĩa là tâm bất thiện của ý thức kia, lẽ ra không phải căn. Nếu có ý thức, không phải năm thức, nghĩa là tâm bất thiện của năm thức kia lẽ ra không phải căn. Ba căn bất thiện này trong tất cả tâm bất thiện, đều là căn hoặc hai, hoặc một. Ý bất thiện tương ưng với tham có hai căn: tham và vô minh tương ưng với tham. Ý bất thiện tương ưng với giận dữ có hai căn: Sự giận dữ tương ưng với vô minh. Lìa hai căn này rồi thì, các ý bất thiện với tham, giận kia đều là vô minh của một căn. Đây là nói phần nhiều có căn. Căn pháp của thân kiến, căn pháp của Đức Thế Tôn, căn pháp của dục, căn pháp của không buông lung và căn tánh đều nói là tất cả pháp.
Hỏi: Vì sao nói là căn pháp của thân kiến?
Đáp: Vì chấp ngã, chấp ngã xong, sẽ sinh ra sáu mươi hai kiến, cho nên như thế.
Hỏi: Vì sao nói là căn pháp của Đức Thế Tôn?
Đáp: Vì nói, ai nói về vướng mắc nhiễm, thanh tịnh, ràng buộc, giải thoát, trôi lăn, xuất thế là Đức Phật, cho nên như thế.
Hỏi: Vì sao nói căn pháp của dục?
Đáp: Do dục được pháp thiện. Do dục được, nghĩa là người kia được pháp thiện, không do dục được, nghĩa là người kia không được pháp thiện, cho nên như thế.
Hỏi: Vì sao nói căn pháp của không buông lung?
Đáp: Vì gìn giữ vững chắc pháp thiện. Không buông lung, nghĩa là người kia có thể gìn giữ vững chắc pháp thiện. Buông lung, nghĩa là người kia giữ chắc pháp thiện rồi thì liền mất, huống chi là lại giữ chắc?
Hỏi: Vì sao nói tất cả pháp của căn tánh?
Đáp: Vì không bỏ hạt giống của chính mình.
Hỏi: Như ông nói, thì trong vô vi lẽ ra cũng có căn, vì vô vi cũng không bỏ chủng tử của mình?
Đáp: Nếu trong vô vi có căn, thì không tồn tại. Vô vi kia cũng không bỏ chủng tử của mình. Vì không tồn tại, lại có dục. Vì đối trị lỗi này, nên nói căn tánh, nghĩa là vì trao cho nhân. Hỏi: Thế nào là trao cho nhân?
Đáp: Sự sinh trước là nhân của sự sinh sau.
Hỏi: Như ông nói, thì khổ pháp nhẫn lẽ ra không có căn? Vì sao? Vì khổ pháp nhẫn, người khác không trao cho nhân tự nhiên?
Đáp: Khổ pháp nhẫn kia, mặc dù người khác không trao cho nhân tự nhiên, nhưng khổ pháp nhẫn kia cho người khác Niết-bàn, mà người khác không cho nhân, cũng không cho người khác nhân. Thế nào là căn tánh cho nhân của khổ pháp nhẫn kia? Vấn đề này không luận.
Như thế, nói căn tánh, nghĩa là vì không bỏ hạt giống của mình. Chính vì lý do này, nên nói tất cả pháp của căn tánh. Nói rộng là xứ của ba bất thiện đã dứt hết.
Phần Thứ Ba: XỨ CỦA BA HỮU LẬU
Ba hữu lậu là hữu lậu dục, hữu lậu giận dữ, và hữu lậu si.
Hỏi: Lậu có tính chất gì?
Đáp: Tánh của hữu lậu dục có bốn mươi mốt thứ: ái có năm, giận có năm, mạn có năm, nghi có bốn, kiến có mười hai, triền có mười. Đây là tánh của bốn mươi mốt thứ hữu lậu dục.
Hỏi: Hành vi ác của thân, miệng, là tánh của phiền não, phải không? Nếu là tánh phiền não, vì sao trong hữu lậu dục này không nói? Nếu không phải tánh phiền não, thì điều mà luận Thi Thiết nói làm sao thông suốt? Như trong kinh kia nói: Hành vi ác của thân, miệng, không phải kiết, không phải phược, không phải sử, không phải phiền não, không phải triền, cần phải xả bỏ. Vì nhân sinh ra khổ, nên khi soạn luận này xong, nói là như tánh phiền não.
Hỏi: Nếu vậy, vì sao trong hữu lậu dục này không nói?
Đáp: Hành động ác của thân này đã lập trong hữu lậu dục. Nên tạo ra bốn mươi ba thứ tánh của hữu lậu dục. Nếu không nói là vì nói lược.
Lại có thuyết nói: Như chẳng phải tánh phiền não.
Hỏi: Do đó nên trong hữu lậu dục không nói?
Luận Thi Thiết ấy nói làm sao hiểu?
Đáp: Theo Luận Thi Thiết này nói, thì nên như thế. Hành vi ác của thân, miệng, chẳng phải kiết, chẳng phải phược, không phải sử, không phải phiền não, không phải triền, cần phải dứt bỏ, vì nhân sinh ra khổ cho nên như thế.
Hỏi: Nếu không như vậy thì vì sao?
Đáp: Tánh của hữu lậu kia dù không phải tánh phiền não, nhưng vì bị phiền não gây nên phiền não, cho nên nói là phiền não.
Hỏi: Phiền não kia chẳng phải tánh của kiết mà bị kiết trói buộc, vì sao không nói là kiết? Không phải tánh của phược mà bị phược ràng buộc, vì sao không nói là phược? Không phải tánh của sử mà bị sử sai khiến, vì sao không nói là sử? Không phải là tánh của triền mà bị triền buộc ràng, vì sao không nói là triền?
Đáp: Lẽ ra nói, nếu chưa nói là vì nói lược.
Hoặc nói: Vì hiển hiện hai môn, hai lược, hai độ, hai ngọn đuốc, hai ngọn đèn, hai tia sáng, hai số. Như phiền não kia không phải tánh phiền não, vì bị phiền não làm phiền não, cho nên nói là phiền não. Cũng thế, kiết kia không phải là tánh của kiết, vì bị kiết trói buộc, nên cũng nói là kiết. Không phải tánh của phược, vì bị phược ràng buộc, nên cũng phải nói là phược. Không phải tánh của sử, vì bị sử sai khiến, nên cũng phải nói là sử. Không phải tánh của triền, vì bị triền buộc ràng, nên cũng phải nói là triền. Nếu phiền não kia không phải là tánh của kiết, vì bị kiết trói buộc, nên không nói là kiết. Không phải tánh của phược, vì bị phược ràng buộc, nên không nói phược. Không phải tánh của sử, vì bị sử sai khiến, nên không nói là sử. Không phải tánh của triền, vì bị triền buộc ràng, nên không nói là triền.
Cũng thế, triền kia không phải là tánh phiền não, vì bị phiền não làm cho phiền não, nên cũng không nên gọi là phiền não.
Cho nên nói hiển hiện hai môn, cho đến hai số. Có năm mươi hai thứ tánh hữu lậu (nên thêm thùy, điệu, thành năm mươi bốn. Ái có mười: Cõi Sắc có năm, cõi Vô Sắc có năm. Mạn có mười: Cõi Sắc có năm, cõi Vô Sắc có năm. Nghi có tám: Cõi Sắc có bốn, cõi Vô Sắc có bốn. Kiến có hai mươi bốn: Cõi Sắc có mười hai, cõi Vô Sắc có mười hai.
Năm mươi hai thứ có tánh hữu lậu này: Tánh hữu lậu vô minh có mười lăm thứ, cõi Dục có năm, cõi Sắc có năm, cõi Vô Sắc có năm.
Mười lăm thứ tánh hữu lậu vô minh này: một trăm lẻ tám thứ tánh này có ba tánh hữu lậu, vô minh kia cũng gọi là một trăm lẻ tám thứ phiền não. Đây là nói tánh của ba hữu lậu đã gieo trồng nơi thân tướng hiện có tự nhiên.
Đã nói tánh của phiền não xong, nay sẽ nói về hành:
Hỏi: Vì sao nói hữu lậu? Hữu lậu có nghĩa gì?
Đáp: Nghĩa lưu trú là nghĩa của hữu lậu, nghĩa tẩm thấm là nghĩa của hữu lậu, nghĩa rò rỉ là nghĩa của hữu lậu, nghĩa chủ tăng thượng là nghĩa của hữu lậu, nghĩa giữ gìn là nghĩa của hữu lậu, nghĩa say sưa là nghĩa của hữu lậu.
Nghĩa lưu trú là nghĩa của hữu lậu: Chúng sinh lấy gì để lưu trú ở cõi Dục? Chúng sinh lấy gì để lưu trú nơi cõi Sắc, Vô Sắc? Lấy hữu lậu.
Nghĩa tẩm thấm là nghĩa của hữu lậu: Như ngâm tẩm hạt giống mà mọc ra mầm mộng. Cũng thế, chúng sinh bị kiết tẩm thấm nẩy sinh mầm mộng hữu (sinh tử).
Nghĩa rò rỉ là nghĩa của hữu lậu: Như khắc lậu: nước rỏ xuống từng khắc, như vú sữa, chảy sữa ra. Cũng thế, trong cửa sáu nhập của chúng sinh, thường có kiết, lậu.
Nghĩa chủ tăng thượng là nghĩa của hữu lậu. Như người bị người chủ tăng thượng sai khiến không được tự tại nơi Đông, Tây, Nam, Bắc. Cũng thế, kiết chúng sinh bị chủ tăng thượng sai khiến không thể vượt qua sự sinh tử trôi lăn trong giới, cõi.
Nghĩa giữ gìn là nghĩa của hữu lậu: Như người bị phi nhân bắt giữ, việc không nên nói mà nói, của không nên lấy mà lấy, không nên trộm mà trộm. Cũng thế, chúng sinh bị kiết giữ lấy, không nên nói mà nói, cho đến không nên trộm mà trộm.
Nghĩa say sưa là nghĩa của hữu lậu: Như người uống rượu rễ, rượu cộng, rượu lá, rượu hoa, rượu quả, say rượu, mất đi tâm hổ thẹn, không biết việc phải quấy. Cũng thế, chúng sinh này bị say do rượu kiết, mất đi sự hổ thẹn, không biết việc hay không phải việc.
Cho nên nói nghĩa lưu trú, nghĩa tẩm thấm, nghĩa rò rỉ ra ngoài, nghĩa chủ tăng thượng, nghĩa giữ lấy, nghĩa say rượu, là nghĩa của hữu lậu.
Hỏi: Nếu nghĩa lưu trú là nghĩa của hữu lậu, thì hành cũng giữ lại chúng sinh trong sinh tử. Như nói hai nhân, hai duyên hành của sinh tử và kiết hành kiết, là hạt giống của sinh tử, không dứt diệt, không vỡ ra, không dứt bỏ, không chìm mất.
Lại nữa, nếu bảy, tám tuổi được quả A-la-hán, thì đối với người kia lên đến một trăm tuổi sẽ dừng lại để cam chịu vô lượng khổ trong sinh tử, bị bệnh nhức đầu, thân nóng bức, cho đến bốn trăm lẻ bốn bệnh. Tất cả kiết người kia đã hết, chỉ vì nhân hành, nên dừng lại trong sinh tử. Như vì nhân hành, nên chúng sinh dừng lại trong sinh tử. Vì sao lập kiết trong hữu lậu mà không lập hành?
Đáp: Vì kiết này là gốc của hành, không thể không dứt kiết mà dứt hành.
Hoặc nói: Người kia vì kiết mà khởi hành, không có kiết mà nhận lấy báo, như người dùng đất sét ướt trét vào vách, khi đất đã khô, thì không rớt, vì là gốc. Cũng thế, chúng sinh kia vì kiết mà khởi hành động, không có kiết mà nhận lấy báo.
Hoặc nói: Kiết hết thì nhập Niết-bàn, không phải hành hết, A-lahán đi đứng, như núi Tu di, mà A-la-hán đã diệt hết ấm, nhập Niết-bàn vô dư.
Hoặc nói: Hành kia không nhất định: Hoặc sống trong sinh tử, hoặc dứt sinh tử, kiết này hoàn toàn nhất định sống trong sinh tử. Cho nên lập kiết trong hữu lậu, chứ chẳng phải hành.
Hỏi: Theo Luận Thi Thiết mà Bà-tu-mật đã nói, thì hữu lậu dục là thế nào?
Đáp: Trừ vô minh ở cõi Dục, còn lại là các kiết, phược, sử, phiền não, triền v.v… của cõi Dục
Hỏi: Thế nào là hữu lậu hữu?
Đáp: Trừ vô minh của cõi Sắc, Vô Sắc, còn lại là các kiết, phược, sử, phiền não, triền khác của cõi Sắc, Vô Sắc.
Hỏi: Thế nào là vô minh lậu?
Đáp: Là không có trí tuệ trong ba cõi. Đây là khéo nói ba cõi không có trí tuệ. Hoặc nói: Chẳng có chút trí tuệ trong ba cõi (si) thay cách nói: Không có trí tuệ trong ba cõi. Nếu nói: không có trí tuệ trong ba cõi tức là nói khéo.
Hỏi: Vì sao kiết ở cõi Dục ngoại trừ vô minh lại lập dục hữu lậu? Kiết của cõi Sắc, Vô Sắc ngoại trừ vô minh lại lập hữu lậu hữu? Vì sao? Vì tất cả vô minh của ba cõi đều được lập riêng là hữu lậu vô minh?
Đáp: Nếu lưu trú nơi cõi Dục, thì tất cả hữu lậu vô minh kia, vì dựa vào dục, vì dục muốn được, vì dục tìm kiếm, vì dục ưa thích, vì dục ái dục. Vì lẽ này cho nên kiết của cõi Dục, trừ vô minh, lập hữu lậu dục. Nếu lưu trú nơi cõi Sắc, Vô Sắc, thì tất cả hữu lậu vô minh kia vì hữu dựa vào, vì hữu muốn được, vì hữu tìm kiếm, vì hữu ưa thích, vì hữu thọ dục. Vì lý do này, nên kiết của cõi Sắc, Vô Sắc, trừ vô minh, lập hữu lậu hữu, nói là hữu lậu kia ở cõi Dục, ở cõi Sắc, Vô Sắc, nghĩa là tất cả hữu lậu đều do vô minh, cho nên tất cả vô minh nơi ba cõi đều lập riêng là hữu lậu vô minh.
Hoặc nói: Kiết của cõi Dục và ái ngã cõi dục, cả hai đều độc hại, vì thế nên kiết ở cõi Dục, trừ vô minh, lập ra hữu lậu dục. Kiết của cõi Sắc, Vô Sắc, không có ái và ngã dục, không có hai thứ này không phải độc. Vì thế cho nên kiết của cõi Sắc, Vô Sắc, trừ vô minh, lập hữu lậu hữu. Nói là ngã, ái của cõi Dục kia, ngã, ái của cõi Sắc, Vô Sắc, tất cả ngã, ái của các cõi đó đều do vô minh, nên tất cả vô minh của ba cõi đều được lập riêng là hữu lậu vô minh, tạo ra thuyết của phái Thí Dụ giả nói ba kiết căn bản: Vô minh và hữu, ái, vì sao?
Đáp: Nói là hai kiết căn bản: Vô minh: Vốn là cội rễ của duyên khởi hữu, ái là hữu của vị lai.
Hỏi: Nếu vậy, ba hữu lậu kia thế nào?
Đáp: Thuyết của phái Thí Dụ giả nói ái hoặc bất thiện, hoặc vô ký, hoặc có báo, hoặc không có báo, hoặc tiếp nhận hai quả, hoặc nhận lấy một quả, hoặc tương ưng với vô tàm, vô quý, hoặc bất tương ưng với vô tàm, vô quí. Nếu người kia có bất thiện, có báo thì sẽ nhận lấy hai quả. Tương ưng với vô tàm, vô quý: Pháp kia là ái cõi Dục. Vì pháp đó, nên các kiết của cõi Dục, trừ vô minh, được mang tên hữu lậu cõi dục. Nói vô ký không có quả báo, có một quả, bất tương ưng với vô tàm, vô quý, tức là nói ái của cõi Sắc, Vô Sắc. Vì nơi ái kia, nên kiết của cõi Sắc, Vô Sắc, trừ vô minh, được mang tên hữu lậu của hữu.
Hỏi: Ở trong luận này lại có phát sinh luận mới: Vì sao nói vì ái cõi Dục mà kiết của cõi Dục, trừ vô minh, được mang tên hữu lậu dục. Vì sao nói vì ái của cõi Sắc, Vô Sắc, mà kiết của cõi Sắc, Vô Sắc, trừ vô minh, được mang tên hữu lậu hữu?
Đáp: Nói vì ái, nên giới đoạn, địa đoạn, chủng đoạn. Nghĩa là vì ái, nên yêu tất cả các kiết lừng lẫy. Chính vì lý do này, vì ái của cõi Dục mà kiết của cõi Dục, trừ vô minh, được mang tên hữu lậu dục. Cho nên vì ái của cõi Sắc, Vô Sắc, mà kiết của cõi Sắc, Vô Sắc, trừ vô minh, được mang tên hữu lậu hữu.
Hỏi: Vì sao tất cả vô minh của ba cõi được lập riêng là vô minh lậu?
Đáp: Vì vô minh trước không có trí, sau không có trí, giữa không có trí, trong không có trí, ngoài không có trí, trong ngoài đều không có trí, hành không có trí, báo không có trí, hành, báo không có trí, giác không có trí, pháp không có trí, tăng không có trí, khổ không có trí, tập, tận, đạo không có trí. Đối với sáu thức thân lại ưa vào (nhập) như thật sự không có trí, vì không có kiến, ngu si tăm tối, cho nên như thế.
Hoặc nói: Các thứ hành nặng nề. Chủng là: Tất cả kiết nặng cùng với một vô minh bình đẳng. Hành nặng: Tất cả kiết cùng hành tạo tác. Lại lập riêng sử vô minh bất cộng, cho nên như thế.
Hoặc nói: Thuyết ấy nói (biếng nhác) như nói: Tỳ-kheo này biếng nhác, nghĩa là vô minh.
Có thuyết nói: Trong nước có trùng, gọi là biếng nhác. Mình mù lòa dạy bảo người khác cũng mù lòa! Cũng thế, vô minh này đã tự mù, các hành, hữu cũng mù, cho nên như thế.
Hoặc nói: Một thứ si trong duyên của chín thứ. Chín thứ: Là sự tăng thượng đến nhu thuận. Một thứ si trong duyên, nghĩa là si kia, một thứ nhu thuận của Hữu tưởng, Vô tưởng.
Hỏi: việc này có thể tất cả đều không phải là biến sử của cõi mình.
Tà kiến có chín thứ, một thứ hủy báng trong duyên nói là kiến đạo có chín thứ, một thứ tiếp nhận trong duyên. Giới đạo thứ nhất có chín thứ, một thứ tiếp nhận tịnh trong duyên. Nghi có chín thứ, một thứ do dự trong duyên. Như việc này, có thể tất cả đều không phải là biến sử của cõi mình.
Biến sử kia, sao là việc không chung, nói riêng vô minh?
Đáp: Không!
Hỏi: Nếu vậy, vấn đề này là thế nào?
Đáp: Đây là si ở cõi Dục, khởi chín thứ. Một thứ cũng khởi chín thứ, như một thứ khởi chín thứ. Như thế, đến chủng thứ chín cũng khởi chín thứ, như cõi Dục khởi chín thứ. Như thế, đến Hữu tưởng, Vô tưởng xứ, khởi chín lần chín thứ. Tất cả không phải là biến sử của cõi mình, không có việc này. Nói là người kia với ngần ấy hạt giống, ngần ấy độ. Nay, chúng sinh ngu si trong si sinh tử, cho nên như thế.
Hoặc nói: Người kia đã trụ trong một thời gian, năm thứ nhân, năm thứ duyên, năm thứ sử sai khiến, cho nên như thế.
Hoặc nói: Trước kia đã phổ biến.
Hỏi: Trước kia là thế nào?
Đáp: Vì không muốn đối với bốn Thánh đế, vì triền vô minh, nên khổ là khổ, không muốn, không nhẫn. Tập là tập, tận là tận, đạo là đạo, không muốn, không nhẫn. Như người đang đói, đầu tiên được ăn, thức ăn dở, sau được thức ăn rất ngon mà không muốn ăn. Cũng thế, sự ngu si của người ấy, như thức ăn dở, vì triền vô minh. Về sau, cam lộ bốn đế mà không muốn uống, vì không muốn uống, nên khổ là khổ, không muốn, không nhẫn. Tập là tập, tận là tận, đạo là đạo, không muốn, không nhẫn. Vì không muốn, nên sinh ra do dự: Có khổ chăng? Không có khổ chăng? Có tập, tận, đạo hay không có tập, tận, đạo? Là nghi trong vô minh như thế, , chuyển biến sinh nghi, do dự tất cả. Vì khiến cho quyết định, như được chánh thuyết, tức là từ chánh định có khổ, tập, tận, đạo. Đây là chánh kiến. Như được tà thuyết thì sẽ theo tà định không có khổ, tập, tận, đạo, đây là tà kiến. Cũng thế, từ trong nghi kia, chuyển sinh tà kiến. Nếu không có khổ, tập, tận, đạo, mà có ngã, thì đây là thân kiến.
Cũng thế, từ trong tà kiến ấy, chuyển sinh thân kiến. Nếu người chấp có ngã thì nghĩ là thường hay là đoạn chăng? Nếu thấy tương tự theo thứ lớp thì nghĩ là có thường. Đây là chấp thường kiến. Nếu thấy việc hư hoại, liền nghĩ là đoạn, đây là đoạn kiến. Cũng thế, từ trong thân kiến kia, chuyển sinh cả hai đều là biên kiến. Ở trong đó, chấp lấy một bên tịnh, cho đây là tịnh, là giải thoát, xuất thế. Đây là giới đạo (thủ). Cũng thế, từ trong biên kiến ấy, chuyển sinh giới đạo. Như chấp đây là tịnh, giải thoát, xuất thế, là trên hết bậc nhất, tốt đẹp trên hết, đây là kiến đạo.
Cũng thế, từ trong giới đạo kia chuyển sanh kiến đạo. Nếu người kia chấp kiến khởi lên ái, đây là sử ái. Người khác chấp kiến khởi lên giận dữ, đây là bất khả sử. Vì chấp kiến kia nên cao ngạo, đây là sử mạn.
Cũng thế, từ trong kiến kia chuyển sinh sử, từ trong sử kia chuyển sinh triền. Triền có mười triền: Triền sân, triền không nói, triền thùy, triền miên, triền điệu, triền hối, triền vô tàm, triền vô quí, triền san, triền tật, trong đó, triền sân, triền dật dựa vào sử sân.
Triền không nói cũng dựa vào ái, cũng dựa vào vô minh. Dựa vào ái, nghĩa là vì ái nên che giấu, dựa vào vô minh, là vì không có trí, nên che giấu.
Triền thùy, điệu, san đều dựa vào ái, triền miên, vô tàm, vô quí, hối đều dựa vào vô minh.
Lại có thuyết nói: Kiết cấu dựa vào kiết, chẳng phải kiết căn bản. Phẫn dựa vào siểm, cuống, cao, hại, ở trong đó phẫn và hại dựa vào sử sân, dựa vào cuống, kiêu ngạodựa vào kiến thủ đạo, siểm dựa vào năm kiến.
Cũng thế, trong vô minh, chuyển biến sinh tất cả kiết, cho nên nói là trước. Khắp nghĩa là từ A-tỳ đến đệ nhất hữu (Hữu đảnh) có thể được, cho nên nói: Khắp không phải như trước nói, trụ năm thứ trong một thời gian. Nhân năm thứ duyên, năm thứ sai khiến.
Hỏi: Nếu không như vậy, thì ở đây thế nào?
Đáp: Trong nhất thiết biến sử của giới mình cũng chung nhất thiết biến sử, không phải trong nhất thiết biến sử của giới mình, cũng chung với nhất thiết biến sử. Trong nhất thiết biến sử của địa mình, cũng chung nhất thiết biến sử, không phải trong nhất thiết biến sử của địa mình, cũng chung với nhất thiết biến sử. Duyên chung sử trong duyên sử của giới mình, không phải duyên chung sử trong duyên sử của mình. Duyên chung sử trong duyên sử của địa mình, không phải duyên chung sử trong duyên sử của mình. Hữu lậu duyên sử chung trong hữu lậu duyên sử. Vô lậu duyên sử chung trong vô lậu duyên sử, hữu vi duyên sử chung trong hữu vi duyên sử, vô vi duyên sử chung trong vô vi duyên sử, tất cả kiết chung, bỏ, rưới, phân tán, xen lẫn bên trong, nói là ngần ấy môn kia, ngần ấy độ, khiến chúng sinh si mê trong sinh tử. Do đó, nên tất cả vô minh của ba cõi được lập riêng là hữu lậu vô minh. Như trong Khế kinh của Phật nói: Người kia không tư duy thích đáng, chưa sinh, hữu lậu dục bèn sinh, sinh rồi thì rộng thêm.
Hỏi: Kiết này, như đối tượng khởi, tùy đối tượng diệt, trụ không
vượt qua một thời gian, vì sao nói chưa sinh, hữu lậu dục liền sinh, sinh rồi thì rộng thêm?
Đáp: Vì thuyết này nói có thượng, trung, yếu kém, do kiết kia sinh yếu, nếu không chánh tư duy, không dựa vào việc chánh, kiết kia sẽ tăng dần từ trung bình đến cao hơn. Chính vì lẽ này nên thế.
Tôn giả Bà-tu-mật nói: Như Đức Phật nói: Nếu không chánh tư duy thì chưa sinh, hữu lậu dục sẽ sinh, sinh rồi, càng rộng thêm. Vì sao rộng thêm? Đáp rằng:
Không nên rộng thêm, vì chỉ sinh lại sinh, nên lan rộng thêm. Kiết kia một phen vượt qua sự sinh, nếu không chánh tư duy, không dựa vào việc chánh, thì sẽ sinh đến trăm ngàn, cho nên nói thêm rộng.
Lại nói: Vì thượng, trung, yếu kém, nên nói rộng thêm. Kiết kia sinh yếu nếu không chánh tư duy, không dựa vào việc chánh, thì sẽ tăng từ trung bình đến cao hơn, cho nên nói là rộng thêm.
Lại nói: Không rộng thêm, chỉ sinh, lại sinh, vì lại sinh, nên nói rộng thêm. Kiết kia đã sinh yếu nếu không chánh tư duy, không dựa vào việc chánh, thì sẽ tăng đến trung bình, trung bình đến cao hơn đến cao tột cùng, cho nên nói là rộng thêm.
Lại nói: Không rộng thêm, chỉ vì cảnh giới của độ, nên nói rộng thêm, vì kiết kia sinh trong một cảnh giới, trụ rồi lại duyên cảnh giới khác, bỏ cảnh giới khác lại duyên các cảnh giới khác nữa.
Dựa vào mắt sinh kiết kia, nếu không chánh tư duy, không dựa vào việc chánh, kiết đó lại dựa vào tai, mũi, lưỡi, thân, ý nẩy sinh, duyên sắc nẩy sinh. Nếu không chánh tư duy, không dựa vào việc chánh, thì kiết kia lại duyên với âm thanh, mùi hương, vị, mềm mại, trơn láng, pháp, nẩy sinh. Vì thế nên nói là rộng thêm.
Tôn giả Đàm-Ma-Đa-la nói: Chư tôn không nên rộng thêm, vì hễ người trong một cõi hữu, phần nhiều hành theo triền, nên nói là rộng thêm.
Hỏi: Tôn giả kia đã nói gì?
Đáp: Tôn giả kia nói là tất cả chúng sinh do kiết,v.v… nên đọa vào đường ác, cho đến sinh nơi cõi hữu thứ nhất, cũng bằng như sinh trong một cõi Hữu hoặc phần nhiều hành theo triền kiết, hoặc không như thế. Cho nên nói: Các tôn nhân ở trong một hữu, vì phần nhiều hành triền, nên nói là rộng thêm.
Hoặc nói: Vì tiếp nhận quả nương tựa, quả báo, nên nói là rộng thêm, nghĩa là khi kiết chưa khởi, cũng không tiếp nhận quả nương tựa, qủa báo. Khởi xong, bèn nhận lấy quả nương tựa, quả báo. Cho nên vì tiếp nhận quả y, quả báo, nên nói là rộng thêm.
Hoặc nói: Vì cho quả, nhận lấy quả, nên nói là rộng thêm. Nếu khi kiết chưa khởi, thì cũng không cho quả, cũng không tiếp nhận quả. Sinh rồi , tức là đã cho quả, nhận lấy quả. Cho nên vì cho quả, rồi nhận lấy quả, nên nói là rộng thêm.
Hoặc nói: Vì cho duyên, nên nói là rộng thêm. Khi kiết kia chưa khởi, không cho thứ đệ duyên. Nếu kiết kia đã khởi rồi tức là đã cho thứ đệ duyên, vì cho là duyên, nên nói là rộng thêm. Như trong Khế kinh của Phật nói: Bảy hữu lậu có thể khởi lên nhiều nỗi lo buồn khổ não!
Hỏi: Như ba hữu lậu, vì sao nói bảy hữu lậu?
Đáp: Như đây nói: Công cụ hữu lậu, lấy hữu lậu làm tên, như công cụ của cái khác, lấy cái khác đặt tên. Như công cụ của A-tỳ-đàm lấy Atỳ-đàm làm tên. Niềm vui, dùng thú vui đầy đủ làm tên, như nói kệ:
Vui vì đoàn thực
Vui vì giữ y
Vui vì đi bộ
Dựa vào hang núi.
Vết nhơ, dùng vết nhơ đủ làm tên, như nói kệ:
Nữ cấu phạm hạnh
Nữ buộc thế gian
Khổ hạnh phạm hạnh
Tắm này không nước.
Sử, sử gồm đủ làm tên. Như nói: Tỳ-kheo bị sắc sai khiến, bị sắc làm cho yêu thích. Tỳ-kheo đã bị sử sai khiến, tức người kia yêu người kia, một khi đã yêu rồi, là đã bị ma ràng buộc. Công cụ dục, lấy dục làm tên. Như nói: Năm nhân, năm duyên, v.v… A-la-hán ý giải thoát, nếu lùi sụt, hoặc quên, thế nào là năm?
- Đọc tụng nhiều.
- Nghiệp.
- Hòa hợp đối với sự tranh cãi.
- Đi xa.
- Bệnh dây dưa.
Công cụ hành động, hành động làm tên, như nói: Sáu xúc này đi vào chỗ vốn tác động, vốn tư duy, vốn chuyển vận nơi đối tượng báo, dùng báo, công cụ của báo làm tên. Như nói: Các Hiền, vì ta đã một lần thí cho báo, nên đã bảy lần sinh trên cõi trời, làm Thiên vương, bảy lần sinh xuống cõi người làm vua cõi người.
Như thế, công cụ hữu lậu, lấy hữu lậu làm tên.
Tôn giả Bà-Xa nói: Pháp mà Đức Phật kia đã nói, cuối cùng lại có người tiếp nhận giáo hóa mà đến. Người ấy có thể biết câu khác, vị khác của nghĩa này. Vì thế cho nên Đức Thế Tôn mới nói câu khác, vị khác.
Tôn giả Cù-Sa nói: Trong Khế kinh này do Phật nói có hai lậu:
- Kiến đoạn.
- Tư duy đoạn.
Kiến đoạn: Như hình tượng của mình. Tư duy đoạn: Vì đối trị.
Tư duy đoạn có hai thứ:
- Đối trị trong giây lát.
- Dứt trừ căn bản.
Hiện đối trị giây lát trong năm phẩm, đoạn trừ căn bản hiện ở phẩm cuối. Như trong Khế kinh của Phật nói: Người kia đã biết như thế, thấy như thế, tâm hữu lậu dục giải thoát, tâm hữu lậu hữu vô minh lậu, giải thoát.
Hỏi: Như cõi Dục kia khi trừ bỏ dục, thì tâm hữu lậu dục, được giải thoát. Ở cõi Hữu tưởng, Vô tưởng khi trừ dục tâm hữu lậu hữu thì được giải thoát. Vì sao? Vì như trong cõi Hữu tưởng và Vô tưởng nói: Tâm hữu lậu dục được giải thoát, tâm vô minh lậu, hữu lậu hữu được giải thoát có đúng không?
Đáp: Vốn đã giải thoát, lấy giải thoát làm tên. Như đã đến, đến làm tên. Như Phật đã nói: Đại vương từ đâu đến? Ngay lúc bấy giờ chẳng phải đến, vì đại vương kia đã đến. Đã chứng, nên chứng làm tên. Như Phật nói: Khi Bồ-tát đã chứng trong chánh trí thì được đẳng trí. Khi Đức Như lai đã được tận trí, trí vô sinh, đối với dục, chứng đắc vô dục, vô sân, vô ngu si. Căn bản thiện đã hết, hết làm tên. Như Phật đã nói: Khổ kia đã hết, vui đã hết, mừng, lo vốn hết, không khổ, không vui, hộ (xả) niệm thanh tịnh, đã thành tựu tự tại đối nơi bốn thiền.
Hỏi: Đã chánh thọ, chánh thọ làm tên, như nói: Thế nào là chánh thọ niệm nhập từ?
Đáp: Vì muốn cho chúng sinh vui, nên đã chịu đau đớn, lấy đau đớn làm tên. Như nói: Khi người kia biết niềm vui, nỗi đau khổ, là biết nỗi khổ của thú vui. Cũng thế, vốn giải thoát, sự giải thoát làm tên.
Hoặc nói: Vì cả hai đều diệt hẳn. Cả hai đều có, nghĩa là hữu lậu dục, vô minh hữu lậu, hữu lậu vô minh, hữu lậu hữu, khi cõi Dục kia đã trừ bỏ dục, tuy có so le nhưng chưa hết hẳn, ở Hữu tưởng, Vô tưởng kia khi dứt trừ dục thì hết hẳn, tức cả hai đều được gọi là diệt hẳn.
Hoặc nói: Vì sự ràng buộc đã cắt đứt nên nói là bổn tế không thể
biết. Như vô minh hữu lậu, của hữu kia là hữu lậu, hữu lậu dục kia đã đoạn xong, rồi trở lại ràng buộc. Nếu Hữu tưởng, Vô tưởng xứ trừ bỏ dục rồi, sự ràng bụôc kia đến cuối cùng dứt trừ, tức sự ràng buộc đã dứt, cho nên nói.
Hoặc nói: Vì duyên đã dứt, cho nên nói, bổn tế không thể biết. Như hữu lậu vô minh, hữu lậu hữu. Hữu lậu dục kia đã dứt xong, dứt với ba duyên: Duyên thứ đệ, duyên duyên và duyên tăng thượng. Nếu Hữu tưởng, Vô tưởng xứ đã trừ bỏ dục xong, duyên kia đã dứt hết, tức là duyên đã dứt, cho nên nói.
Hoặc nói: Vì trách cứ đối trị, nên nói, người tu hành kia đối với Hữu tưởng, Vô tưởng xứ đã dứt trừ dục. Hữu lậu dục, hữu lậu hữu, hữu lậu vô minh, nói là sẽ điệu hý lừa dối trong sinh tử của ta, vì trách cứ đối trị nên nói.
Hỏi: Như nói: Người kia đã biết như thế, thấy như thế, tâm hữu lậu dục được giải thoát, tâm hữu lậu hữu tâm hữu lậu vô minh được giải thoát. Như tất cả pháp tâm sở, được giải thoát, vì sao chỉ nói tâm giải thoát?
Đáp: Vì thuyết vi diệu, nghĩa vi diệu, nên trong tất cả tâm, pháp tâm sở, tâm nào là tâm vi diệu nhất. Như nói: Vua cùng quyến thuộc đi.
Hoặc nói: Tâm làm chủ, vì các quyến thuộc của tâm mà lập pháp tâm sở. Tâm: Nói như đại địa, vì đại địa kia mà lập thành mười đại địa, hoặc nói thần thông kia khi tác chứng tức tâm đã duyên đạo vô ngại. Hoặc nói là đi xa. Như kệ đã nói:
Đi xa một mình
Không thân, nương thân
Khó trị, trị được
Phạm chí của đời.
Hoặc nói: Đi trước, như kệ đã nói:
Ý, pháp ở trước
Ý diệu, ý nhanh
Ý nghĩ việc ác
Hoặc nói hoặc làm.
Tội, khổ tự theo
Luân hồi nghiền chết
Ý, pháp ở trước
Ý diệu, ý nhanh.
Ý nghĩ điều lành
Hoặc nói hoặc làm
Phước, lạc tự theo
Như bóng theo hình.
Hoặc nói: Thuyết kia như vua, như bài kệ nói:
Vua tăng thượng thứ sáu
Do nhiễm, nên mới nhiễm
Không nhiễm, thì chẳng nhiễm
Người nhiễm, là kẻ ngu.
Hoặc nói: Như chủ thành, như đã nói các Tỳ-kheo, Chủ thành là gì? Là thức chứa đựng ấm.
Hoặc nói: Người có thể khởi giới thiện, bất thiện, như nói giới bất thiện của Tha-Bà-Đề đã khởi từ đâu? Ta nói có chỗ khởi, là khởi từ trong tâm. Giới thiện của Tha-Bà-Đề được khởi từ đâu? Ta nói có chỗ khởi, là khởi từ trong tâm.
Hoặc nói: Không bằng nhau, là đọa vào đường ác, bằng nhau là sinh trên cõi trời. Không bằng nhau là đọa vào đường ác, nghĩa là như nói: Nay, thời điểm này, đồng tử Anh Vũ, con của Đâu-tha, nếu chết đi chỉ trong khoảnh khắc như duỗi cánh tay, đọa vào Nê-lê. Vì sao? Vì như kẻ kia đã khởi tâm bất thiện, tâm chúng sinh ác đối với ta nên thân hoại mạng chung đọa vào đường ác. Bằng nhau là sinh lên cõi trời, như nói: Nay là thời gian, đồng tử Anh Vũ là con của Đâu-tha, nếu chết đi sẽ sinh lên cõi trời, trong khoảng thời gian như duỗi cánh tay. Vì sao? Vì như người kia khởi tâm thiện đối với ta, vì tâm thiện của chúng sinh, thân hư hoại, chết đi sẽ sinh lên cõi trời. Cho nên nói không bằng nhau sẽ đọa vào đường ác, bằng nhau sẽ sinh lên cõi trời. Cho nên như thế.
Hoặc nói: Tâm kia, hoặc nương theo, hoặc hành, hoặc duyên chuyển theo, pháp tâm sở cũng vậy. Nếu tâm dựa vào mắt chuyển biến theo, thì pháp tâm sở cũng vậy. Nếu tâm dựa vào tai, mũi, lưỡi, thân, ý chuyển biến theo, lẽ tất nhiên pháp tâm sở cũng vậy. Nếu tâm chuyển biến theo hành màu xanh, thì pháp tâm sở cũng vậy. Nếu tâm chuyển biến theo hành màu đỏ, vàng, trắng thì pháp tâm sở cũng vậy. Nếu tâm chuyển biến theo duyên sắc, thì pháp tâm sở cũng vậy. Nếu tâm tùy chuyển duyên thanh, hương, vị, xúc, pháp, thì pháp tâm sở cũng vậy. Như cá mẹ chuyển đến chỗ nào, thì các cá con cũng vậy. Cũng thế, nếu tâm nương theo, hoặc hành, hoặc duyên, tùy đối tượng chuyển biến, thì pháp tâm sở cũng vậy.
Hoặc nói: Chưa chế ngự, không chế ngự hành vi của thân, của miệng. Nói chế ngự, hành vi của thân, miệng, và không chế ngự thì pháp tâm sở cũng chuyển biến theo, nói không nhất định, hành vi của thân, của miệng, không nhất định, nhất định hành động thân, của miệng nhất định, không sửa cho đúng hành vi của thân, của miệng bất chính, nói sửa cho đúng hành vi của thân, của miệng thích đáng, nói không mềm dịu, không mềm dịu hành vi của thân, miệng, nói mềm dịu, mềm dịu nơi hành vi của thân, miệng, nói, không giữ gìn hành vi thân, của miệng, nghĩa là giữ gìn hành vi của thân, của miệng, như pháp kia tắm rửa không che miệng thì lậu, che đậy thì không lậu. Cũng thế, tâm không giữ gìn pháp tâm sở của mình, sẽ rò rỉ trong sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Tâm giữ gìn pháp tâm sở của mình, thì sẽ không rò rỉ trong sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp. Cho nên nói: Không giữ tâm thì pháp tâm sở cũng không trì. Trì tâm thì pháp tâm sở cũng trì (giữ gìn) như pháp tắm gội, nói rộng là xứ của ba hữu lậu đã hết.
Phần Thứ Tư: XỨ CỦA BỐN LƯU
Bốn lưu là: Dục lưu, hữu lưu, vô minh lưu, kiến lưu.
Hỏi: Bốn lưu có tánh gì?
Đáp: Tánh của dục lưu có hai mươi chín thứ: Ái có năm, sân có năm, mạn có năm, nghi có bốn, triền có mười, tổng cộng là hai mươi chín thứ tánh dục lưu.
Tánh của hữu lưu có hai mươi tám thứ: Ái có mười, cõi Sắc có năm, cõi Vô Sắc có năm, mạn có mười, cõi Sắc có năm, cõi Vô Sắc có năm, nghi có tám: Cõi Sắc có bốn, cõi Vô Sắc có bốn, là hai mươi tám thứ tánh của hữu lưu.
Tánh của vô minh lưu có mười lăm thứ: Vô minh cõi Dục có năm, cõi Sắc có năm, cõi Vô Sắc có năm, là mười lăm thứ tánh của vô minh lưu.
Tánh của kiến lưu có ba mươi sáu thứ: Kiến cõi Dục có mười hai, cõi Sắc có mười hai, cõi Vô Sắc có mười hai, là ba mươi sáu thứ tánh của kiến lưu. Đây là một trăm lẻ tám thứ tánh của bốn lưu, đây là tánh của lưu, đã gieo trồng nơi thân tướng hiện có một cách tự nhiên.
Nói tánh xong, sẽ nói về hành.
Hỏi: Vì sao nói là lưu? Lưu có nghĩa gì?
Đáp: Nghĩa chảy xuống là nghĩa chảy, nghĩa trôi nổi là nghĩa chảy, nghĩa rơi xuống là nghĩa chảy.
Nghĩa chảy xuống là nghĩa chảy: Chảy xuống các giới, các cõi, các chúng sinh, trôi lăn trong sinh tử, cho nên nói nghĩa chảy xuống là nghĩa chảy.
Nghĩa trôi nổi là nghĩa chảy, trôi nổi ở các giới, các đường, các chúng sinh, trôi lăn trong sinh tử, cho nên nói nghĩa trôi nổi là chảy.
Nghĩa rơi là nghĩa chảy: Là rơi vào các giới, các đường, các chúng sinh, rơi vào trong sinh tử, cho nên nói là nghĩa rơi là nghĩa chảy.
Hỏi: Nếu chảy xuống các giới, các đường, các chúng sinh trôi lăn trong sinh tử thì không nên lập kiết phần trên, Vì sao kiết này cũng dẫn đến, rơi vào chúng sinh, ràng buộc nơi cõi trên?
Đáp: Không đúng!
Hỏi: Nếu không đúng thì kiết ấy thế nào?
Đáp: Vì các cõi, nên lập kiết phần trên, có nghĩa là kiết kia sẽ dẫn đến cõi trên, rơi vào chúng sinh cõi trên mà ràng buộc. Vì giải thoát, vì chánh trí, vì Thánh đạo, vì pháp thiện, cho nên lập lưu, dù là sinh đến cõi hữu thứ nhất thì vẫn là chảy xuống (lưu), vì giải thoát, vì chánh trí, vì Thánh đạo, vì pháp thiện nên như thế.
Tôn giả Bà-Bạt-la-trà cũng nói: Thời gian lâu sinh lên cõi trên, vì chảy xuống dưới, nên nói là lưu. Vì tạo lập ách, nên nói là ách.
Hỏi: Vì sao lập riêng kiến lưu trong lưu mà không lập trong hữu lậu?
Đáp: Phái Thí Dụ nói có bốn hữu lậu:
- Hữu lậu dục.
- Hữu lậu hữu.
- Hữu lậu vô minh.
- Hữu lậu kiến.
Nói dục lưu này của ta, là dục lưu hữu lậu của người kia. Nói hữu lưu này của ta, là hữu lậu hữu của người kia. Nói vô minh lưu này của ta là hữu lậu vô minh của người kia, cho rằng kiến lưu này của ta là kiến lưu hữu lậu của người kia.
Có thuyết nói: Phái Thí Dụ ấy ở trong đây không hỏi, không đáp.
Hỏi: Nếu ba hữu lậu, thì hữu lậu này ra sao?
Đáp: Pháp của Phật Thế Tôn là pháp Chân đế, ngoài đây không pháp nào có thể vượt qua. Đức Phật biết pháp tướng, biết hết về hành. Nếu có tướng hữu lậu thì lập trong hữu lậu.
Hoặc nói: Kiến này dao động, thuận theo khi trừ dục, không thuận theo khi trụ ở dục, nghĩa trụ là nghĩa của hữu lậu. Cho nên kiến khác không dao động tất nhiên kiết trụ, kiết phân tán, kiết xen lẫn là thuận theo chảy xuống, đã lập trong hữu lậu. Cho nên kiến lưu được lập riêng trong lưu.
Hoặc nói: Kiến này vận chuyển rất nhanh, rất nhạy bén, lúc trụ không thuận theo nghĩa trụ nên là nghĩa hữu lậu. Vì thế, các kiến khác không dao động tất nhiên kiết trụ, kiết phân tán, kiết xen lẫn hẳn nghĩa tùy thuận chảy xuống đã có trong hữu lậu. Cho nên lập riêng kiến lưu trong lưu. Như hai con bò điên được buộc chung một chiếc ách, chúng sẽ lôi chiếc ách gãy đôi mà chạy. Nếu buộc một con điên, một con không điên, thì con không điên có thể chế ngự con điên. Cũng thế vì sự chuyển vận nhạy bén, nhanh nhẹn của kiến nên lúc trụ ở dục không thuận theo. Nghĩa trụ là nghĩa của hữu lậu, cho nên kiến khác là không lay động, tất nhiên kiết trụ, kiết phân tán, kiết xen lẫn, đã lập nghĩa thuận theo chảy xuống trong hữu lậu, cho nên kiến lưu được lập riêng trong lưu. Như bốn lưu, bốn ách cũng vậy.
Hỏi: Vì sao tất cả kinh đều nói về lưu xong, về sau nói bốn ách cũng vậy?
Đáp: Cái gọi lưu tức là ách, ách tức là lưu. Vì chảy xuống, nên nói lưu. Vì buộc lại, nên nói ách, như chúng sinh này bị dòng nước trôi xuống. Ách: là mang đến sự ràng buộc. Người kia sẽ hỏi: Vì sao không chịu khổ sinh tử? Như con bò đang kéo cày, ách đã tròng vào cổ rồi, dùng gậy, roi đánh làm sao mà không kéo cày?
Cũng thế, chúng sinh bị dòng sinh tử cuốn trôi chảy xuống. Bị mang ách ràng buộc, chúng sinh kia làm sao thoát được nỗi khổ sinh tử. Cho nên tất cả kinh nói lưu xong, sau nói về ách cũng vậy. Nói rộng bốn lưu, xứ của bốn ách sẽ hết.
Phần Thứ Năm: XỨ CỦA BỐN THỌ
Bốn thọ: Là dục thọ, giới thọ, kiến thọ, ngã thọ.
Hỏi: Bốn thọ có tánh gì?
Đáp: Tánh của dục thọ có ba mươi bốn thứ: Ái có năm, sân có năm, mạn có năm, vô minh có năm, nghi có bốn, triền có mười, tổng cộng là ba mươi bốn tánh của dục thọ.
Tánh của giới thọ có sáu thứ: Ở cõi Dục có hai, cõi Sắc có hai, cõi Vô Sắc có hai, là sáu thứ tánh của giới thọ.
Tánh của kiến thọ có ba mươi thứ: Cõi Dục có mười, cõi Sắc có mười, cõi Vô Sắc có mười, là ba mươi thứ tánh của kiến thọ.
Tánh của ngã thọ có ba mươi tám thứ: Ái có mười: Cõi Sắc có năm, cõi Vô Sắc có năm. Mạn có mười: Cõi Sắc có năm, cõi Vô Sắc có năm. Vô minh có mười: Cõi Sắc có năm, cõi Vô Sắc có năm. Nghi có tám: Cõi Sắc có bốn, cõi Vô Sắc có bốn.
Đây là một trăm lẻ tám thứ tánh của bốn thọ. Tánh của bốn thọ này đã gieo trồng nơi thân tướng hiện có một cách tự nhiên.
Đã nói về tánh rồi, nay sẽ nói về hành.
Hỏi: Vì sao nói thọ? Thọ có nghĩa gì?
Đáp: Vì hai việc nên nói thọ. Có thể đốt cháy, có thể đi nhanh. Có thể đốt cháy trong năm đường đi. Nhanh tức là nhạy bén.
Hoặc nói: Vì ba việc, nên nói thọ đốt cháy, thọ dứt trừ, nên nói là thọ.
Hỏi: Nghĩa đốt là sao?
Đáp: Như củi là nghĩa của thọ, hủy hoại là nghĩa của thọ. Buộc ràng là nghĩa của thọ.
Nghĩa như củi: Nhân nơi củi, lửa đốt cháy. Như thế, chúng sinh bị kiết ràng buộc giống như củi bị lửa đốt cháy, cho nên nghĩa như củi là nghĩa của thọ.
Nghĩa hủy hoại: Như mũi nhọn sắc bén, đâm suốt vào thân có thể mất mạng. Như thọ này sắc bén đâm suốt vào pháp thân, có thể hủy hoại pháp thân. Cho nên nghĩa hủy hoại là nghĩa của thọ.
Nghĩa ràng buộc là nghĩa của thọ: Như sâu tằm, chủ yếu là lấy tơ, tự ràng buộc để rồi chết trong kén, cũng thế, chúng sinh này chủ yếu dùng kiết tự buộc ràng mà đọa vào cõi ác, cho nên nghĩa ràng buộc là nghĩa của thọ.
Nghĩa củi, nghĩa hủy hoại, nghĩa ràng buộc là nghĩa của thọ.
Hỏi: Vì sao trong vô minh hữu lậu lập riêng vô minh lậu, trong lưu,
lập riêng vô minh lưu trong ách lập riêng vô minh ách, nhưng trong thọ không lập riêng vô minh thọ?
Đáp: Vì pháp của Phật Thế Tôn là chân đế, ngoài pháp này ra không có pháp nào có thể vượt qua. Đức Phật biết tường tận về pháp tướng, biết hết về các hành, nghĩa là pháp nào có thể đảm nhận sự lập riêng kia.
Hoặc nói: Vì trước đã nói hai việc: Nói thọ hành, đốt cháy, đi nhanh chóng. Vô minh mặc dù đốt cháy hành của năm đường, nhưng không nhanh chóng, vì chậm lụt, vì phân tán, vì không nhạy bén, vì không nhất định, và vì không dứt trừ.
Hoặc nói: Vì trước đây đã nói ba việc, gọi là thọ, Thọ có thể đốt, có thể đoạn Vô minh kia, tuy có thể đốt như thọ, nhưng không đoạn. Sự nhạy bén, có thể đoạn dứt chậm lụt, không nhạy bén kia. Không nhất định, không đoạn dứt. Vì lý do này, nên không lập riêng vô minh trong thọ.
Hỏi: Vì sao năm kiến trong lưu hợp lập kiến lưu, hợp lập kiến ách trong ách, vì sao bốn kiến lập trong thọ, thọ một kiến mà lập giới thọ?
Đáp: Vì pháp của Phật, Thế Tôn là chân đế, ngoài pháp này không có pháp nào có thể vượt qua. Đức Phật đã biết tường tận về pháp tướng, biết hết các hành, nói pháp nào là có thể đảm trách nên lập riêng.
Hoặc nói: Ở trước đã nói hai việc, nói thọ hành có thể đốt cháy, có thể nhanh nhạy, giới đạo ấy có thể đốt cháy năm đường bằng với các kiến khác.
Hoặc nói: Ở trước đã nói ba việc, gọi là thọ có thể đốt cháy, có thể cắt đứt. Giới đạo này có thể đốt cháy, đoạn dứt bằng với các kiến khác.
Hoặc nói: Vì trái với đạo, vì xa lìa giải thoát. Trái nghịch với đạo là muốn dùng các thứ khổ hạnh làm hạnh thanh tịnh. Xa lìa giải thoát là như ngoại đạo kia vì chấp kiến này mà xa lìa Niết-bàn.
Hoặc nói: Vì hai việc lừa dối. Hai việc là nội pháp và ngoại pháp.
Hỏi: Thế nào là nội pháp này lừa dối?
Đáp: Cùng thọ trì, khất thực, mặc y phẩn tảo, ngồi ngoài trời, thọ trì mười hai tịnh hạnh của Sa-môn, trông giống như người tịnh hạnh. Như Tôn giả Bà-da kia, hằng ngày tắm gội, dường như hạnh thanh tịnh, cũng thế, đây là nội pháp lừa dối.
Hỏi: Thế nào là ngoại pháp lừa dối?
Đáp: Nghĩa là muốn các thứ khổ hạnh là thanh tịnh. Về việc này,
Tôn giả Cù-sa cũng nói: Sự việc hiện hành thế gian, như hai việc thấy lửa, lừa dối như trẻ con. Vì thế cho nên lập riêng một giới kiến thọ với bốn kiến trong thọ.
Hỏi: Vì sao nói ngã thọ là hành, là duyên? Nếu hành là ngã thọ lẽ ra thân kiến là ngã thọ. Đây là ngã hành. Nếu duyên là ngã thọ, mà không có ngã, thì soạn luận này xong, nói rằng cũng không phải hành, cũng không phải duyên. Hỏi: Nếu không như vậy thì vấn đề này ra sao?
Đáp: Vì nơi chốn. Như cõi Dục này là xứ bị kiết dục ràng buộc. Xứ của chúng sinh chuyển đi. Cụ thể xứ đó là cõi Sắc và Vô Sắc phi là xứ của phi dục (không phải dục). Vì là nơi chúng sinh chuyển hành, nơi cụ thể của phi dục tức chỉ vì là nơi của ngã, cho nên như thế.
Hỏi: Như Khế kinh của Phật nói: Bốn thọ này gốc nào? Tập nào? Sinh nào? Duyên nào?
Đáp: Bốn thọ này: gốc là vô minh, tập là vô minh, sinh là vô minh, duyên là vô minh.
Hỏi: Như tất cả Khế kinh đều nói: Ái duyên thọ. Vì sao trong Khế kinh này nói: Vô minh duyên thọ?
Đáp: Vì dị học, dị học kia cũng xuất gia, bỏ nhà, vợ con, không nhà, không gìn giữ, không có chất chứa của báu. Dị học kia cũng không có nhiều việc ác, chỉ do vô minh, nên do các kiến chấp khiến họ đọa vào đường ác. Như voi già kia đi vào trong vũng bùn nhơ mà vị vùi lấp, cũng thế, dị học kia vì do vô minh, nên dựa vào các kiến chấp làm cho họ phải đọa vào đường ác.
Cho nên trong Khế kinh của Phật nói: Bốn thọ: Gốc là vô minh, tập là vô minh, sinh là vô minh, duyên là vô minh. Nói rộng, xứ của bốn thọ đã hết.
Phần Thứ Sáu: XỨ CỦA BỐN THỌ BỊ TRÓI BUỘC
Bốn trói buộc là: Trói buộc của thân ái dục, trói buộc của thân giận dữ, trói buộc của thân giới đạo, trói buộc của thân ngã kiến.
Hỏi: Bốn trói buộc có tánh gì?
Đáp: Trói buộc của thân ái dục là năm thứ ái ở cõi Dục. Trói buộc của thân giận dữ có năm thứ. Trói buộc của thân giới đạo có sáu thứ trong ba cõi. Trói buộc của thân ngã kiến có mười hai thứ trong ba cõi. Hai mươi tám thứ này là tánh của bốn thứ trói buộc. Tánh nó đã gieo trồng nơi thân tướng nên hiện có một cách tự nhiên.
Nói về tánh rồi, nay sẽ nói về hành.
Hỏi: Vì sao nói trói buộc? Trói buộc có nghĩa gì?
Đáp: Bó buộc là nghĩa của phược, liên tục là nghĩa của phược. Nghĩa bó buộc là nghĩa của phược? Như Luận Thi Thiết nói: Vô minh này chưa hết, chưa biết xong, thân phược của chúng sinh dựa vào thân phược của chúng sinh, mắc thân phược kia, thân vừa là nhân, vừa là duyên. Bó buộc, rồi bó buộc, bó buộc khắp nghĩa liên tục, là nối liền nhau, như thọ kết tràng hoa khéo, học trò của thầy kết tràng hoa. Sợi dây chỉ dài đã thắt thành một thứ tràng. Đối với hoa kia, sợi chỉ vừa là nhân, vừa là duyên, thắt rồi thắt, thắt khắp, nối liền, nối liền với nhau. Như thế, vô minh này chưa hết, chưa biết xong, thân phược của chúng sinh, dựa vào thân phược đó, mắc thân phược kia rồi, thân vừa là nhân, vừa là duyên, mà bó buộc, bó buộc khắp. Nối liền, nối liền nhau, cho nên nói, nghĩa bó buộc là nghĩa của phược.
Nghĩa nối liền là nghĩa của phược: Nghĩa nối liền với nhau là nghĩa của phược: Như Khế kinh nói: Bấy giờ, hương thực (Trung ấm), trong hai tâm phải có một: hoặc tương ưng với ái, hoặc tương ưng với sân, cho nên nói: Nghĩa liên tục là nghĩa của phược.
Hỏi: Nếu chúng sinh này sinh trong sinh tử, bị bó buộc, bó buộc khắp, là nghĩa của phược, tất cả kiết cũng vậy. Chúng sinh đã bị bó buộc, bó buộc khắp trong sinh tử. Vì sao lập bốn phược, không lập thứ khác?
Đáp: Vì đây là lời nói lược, nói cách khác của Đức Thế Tôn, vì muốn cho lời nói đi đôi với việc làm, nên Đức Thế Tôn nói để giáo hóa chúng sinh.
Hoặc nói: Vì con người, vì quyến thuộc, vì khí thế gian, vì giáo hóa.
Tôn giả Cù-sa nói: Pháp chân đế của Đức Thế Tôn là chân đế, ngoài pháp này không có pháp nào khác có thể vượt qua. Đức Phật biết tường tận về pháp tướng, biết hết về các hành. Nếu có trạng mạo của phược sẽ lập trong phược, không có tướng của phược sẽ không lập trong phược.
Hoặc nói: Chúng sinh trong ba cõi bị ràng buộc, dục ái thân phược, sân khuể thân phược rất trói buộc chúng sinh trong cõi Dục. Giới đạo thân phược, ngã kiến thân phược rất trói buộc chúng sinh trong ba cõi
Hoặc nói: Có hai việc rất trói buộc hàng bạch y và người học đạo, dục ái, thân phược, sân nhuế thân phược rất ràng buộc hàng bạch y. Giới đạo thân phược, ngã kiến thân phược rất ràng buộc người học đạo. Như Bạch y và học đạo, như xuất gia và không xuất gia, bỏ nhà, vợ con và không bỏ nhà, vợ con, có nhà và không có nhà, có chứa của báu và không chứa của cải, đều phải biết.
Hoặc nói: Phược có thể khởi lên hai thứ tránh.
- Vì dâm dục, nên có tránh.
- Vì kiến dục, nên có tránh.
Như Khế kinh nói: Phạm chí Trì Táo Quán Trượng đi đến chỗ Tôn giả Ca-chiên-diên, hỏi: Do nhân gì, duyên gì, vua và vua cùng phiền não nhau, Phạm chí với Phạm chí phiền não nhau, cư sĩ và cư sĩ phiền não nhau, huyện với huyện phiền não nhau, nước và nước tranh cãi nhau?
Đáp: Này Phạm chí! Vì đắm nhiễm dâm dục (ái dục), nên khiến cho vua và vua phiền não nhau, Phạm chí và Phạm chí phiền não nhau, cư sĩ và cư sĩ tranh cãi nhau, huyện với huyện phiền não nhau, nước và nước tranh đấu nhau.
Lại hỏi: Ca-chiên-diên! Sa-môn này cũng không nhà, không có gìn giữ cái gì, không có chất chứa của báu.
Ca-chiên-diên! Do nhân gì, duyên gì, Sa-môn và Sa-môn tranh chấp nhau?
Đáp: Này Phạm chí! Vì chấp trước kiến dục. Này Phạm chí, Samôn và Sa-môn tranh đấu nhau, tức cùng khởi lên cả hai tranh chấp nhau: Một là dâm dục. Hai là kiến dục.
Cho nên như thế. Như thế phiền não như là: hai biên, hai mũi tên, hai chuyển, hai hý luận, tất cả nên biết. Vì thế, nên lập bốn phược, không lập pháp khác, nói rộng về xứ của bốn phược xong.