LUẬN THÍCH PHẬT MẪU BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA VIÊN TẬP YẾU NGHĨA
Tác giả: Bồ-tát Tam Bảo Tôn
Tạo bản Luận: Bồ-tát Đại Vực Long
Hán dịch: Đời Triệu Tống Sa Môn Thi Hộ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

Lại nữa, trong đó đức Thế Tôn còn chỉ bày chánh lý. Như bài tụng sau đây nói:

Như lý nói tánh tịnh,

Cũng không nắm bắt được,

Tánh-không tánh trái nhau,

Các thứ tánh “định kiến”.

Nói “Như lý” là tùy theo các phân biệt nhiễm ô, dùng trí để đối trị các thứ tán loạn. Thế nên đúng chính lý mà nói, tức là đức Thế Tôn chính thức nói pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa này.

Tụng nói: “Tánh tịnh”, tức là tự tánh đúng như lý, nó thanh tịnh sáng suốt, nên có thể đối trị với những cái không trong sạch và các thứ phân biệt tán loạn.

Tụng nói: “Cũng vậy”, tức là các nghĩa tụ tập nhóm họp. Đó là một tánh hay nhiều tánh, hễ có tụ tập nhóm họp thì chẳng thể nắm bắt. Nói như lý tức là nghĩa như suy lường. Thể nó là trí không hai, quyết định được dùng để đối trị.

Hỏi: Đây là suy lường gì mà chẳng thể nắm bắt được? Đáp: Đây là nói đến “tỷ lượng” chẳng thể nắm bắt được, nó chẳng phải tăng lên do tướng khác, mà có được như là sự tự nhận các niềm vui v.v… Nếu dùng để luận bàn nêu đặt ra thì tự tánh có được sẽ trái nghịch với trí như thật. Vì tướng khác đã có tăng thêm, cùng với việc tự thọ nhận không thành lượng đối trị. Do ở đây chẳng phải sự nhận biết các tướng xanh, vàng v.v… là một hay nhiều tánh khác có phân biệt! Thế nên quyết định phải quán sát. Khi tự thọ nhận sự thành tựu của lòng từ bi mình đã làm, lúc đó không phải là từ ngoài cửa, mà tánh chiếu hiện ra, không còn bị tướng khác dầu có tăng thêm quấy loạn! Vì sao thế? Vì đối với Thắng Nghĩa Đế thì hết thảy các tướng xanh, vàng v.v… đều là tánh không thật. Chỉ có trí như thật mới hiểu biết được đây là không có lỗi lầm. Nếu đối với các việc bên ngoài người ấy đã thọ nhận rồi, đem nghĩa đó nêu đặt ra thì không đúng lý. Vậy là có lỗi nên chắc chắn không thấy bến bờ thành tựu. Vì sao thế? Vì các sự vui buồn nhận được từ bên ngoài vào thì nó không có bản tánh, cũng chẳng phải có chỗ nào khác, có thể theo dõi để tìm biết tự tánh đó. Những niềm vui nhận lấy được ở đây là nhận được tự tánh của niềm vui ấy, chứ chẳng phải là nhận tướng của chúng. Những điều nói ở đây là lìa bỏ trí của hai tướng nơi năng thủ (chủ thể chấp giữ) và sở thủ (đối tượng được chấp giữ), chứ chẳng có gì khác.

Hỏi: Nếu hôm nay chẳng có Thức của năng thủ, sở thủ thì làm sao sau này lại có được Thức tánh ấy?

Đáp: Ở đây, chỉ là lìa bỏ tướng của năng thủ-sở thủ, còn cái tướng của Thức sau này, tuy có nhưng chẳng thể nói năng, biểu thị thì cái có đó biểu thị cho tánh chân thật, cứ đúng lý mà hòa hợp. Thế nên ở đây nói: Tất cả Thức ấy đều lấy trí tỷ lượng mới biết trong đó không thể nào hòa hợp mà thành bản tánh được. Vì sao thế? Vì nó là tướng của không hai, chẳng phải có hai tướng thì sự lãnh nhận mới hoạt động. Nếu có hai tướng thì sự suy lường đó chẳng thành, vì hai tướng ấy bị “đối ngại”. Cũng như việc cho là rùa có lông, thỏ có sừng, lẽ nào chẳng phải là lỗi lầm ư? Vì sao thế? Vì chẳng phải với một tiếng mà chủ thể chấp lấy là có ngay tướng trí. Vì nó quyết định là không có tánh. Nhưng Thức đó thì có trở ngại, đối với tướng của các sắc xanh, vàng v.v… từ ngoài đến, Thức có thể đảm nhận công việc quán sát tánh một và nhiều, đó không phải là tâm chân thật, cũng chẳng phải là thức, vì đã lìa Thắng Nghĩa Đế mà còn chấp! Các niềm vui buồn ấy, là vô tánh mà lại chấp giữ vào tướng trí, thể tánh đã có và cho đấy là năng thủ, đấy là sở thủ. Do vậy, nói điều đó là không có tướng của năng thủ. Vì Thể và nghiệp hỗ tương cho nhau để quyết định tánh của cái vui, nên chẳng phải là tướng của trí. Ngay trong tự thọ mà nói là năng thủ, thì cũng không có tướng của trí để có thể quyết định giữ lấy niềm vui đúng lý. Như thế, tánh như chỗ sinh, tướng của trí ấy là từ trong tự thọ chính thức an lập như vậy.

Như những gì đã nói, là phải lìa tánh nơi năng thủ, sở thủ. Ở đây nói không hai tức là tướng của trí, là tự thọ hiện lượng được thành tựu, chẳng phải chỉ ra tất cả chân thật và hòa hợp. Nếu lại chấp nó, thì nhất định là không có tánh phần vị, tức làm cho tướng trí không hai bị loạn động, các chủng tử sẽ tùy theo đó mà sinh, chứ không tùy theo tướng của trí, vì không có hai đối tượng hiện tại được sinh. Còn nếu nhất định chấp đó là tướng không hai, thì ở trong ấy lại trở thành chấp trước phân biệt, chẳng phải là trí tướng ấy cùng ở trong pháp mà được thành tựu. Thế nên, hết thảy nghĩa có được ở đây đều thành chê bai. Nên biết, thế tục đi với tánh thắng nghĩa, chắc chắn là không có nghĩa. Ở đây, làm sáng tỏ nghĩa đó, như Phật đã nói: Trí tức là sáng suốt, còn thế tục tức là vô minh, đen tối. Nếu xét trên bình diện biết như thật, thì trí minh hay trí vô minh, không khác nhau về chủng loại và cũng không có chỗ sinh. Thế nên, các trí đều là như thật, không có tướng điên đảo. Tức là tướng của trí sáng dùng để đối trị, nhất định phải biết. Nếu trong Thắng Nghĩa Đế đó, nhất định không có tự tánh, thì như mây bay nơi hư không, chẳng phải là đối trị, vì nó có được sự đối trị như lý, nhưng hoạt động chân thật sẽ được tương ưng.

Ví như tự tánh nóng thì dùng vật lạnh đối trị, đấy chẳng phải là thật nghĩa. Việc chỉ ra vô minh cũng như thế.

Lấy nghĩa như thật mà nói, trong cái nhân của tự tánh nơi trí không hai sẽ có rất nhiều thứ. Nếu ở đây nhất định cho tướng thế tục là có tánh, thì điều đó không thể nói, vì ở trong mọi việc làm, đều có hai tướng, mà thật trí thì không hai.

Hỏi: Như trước đã nói: Trí tức là minh, thế tục tức là vô minh, nói như vậy lẽ nào chẳng phải tự lời nói đã có trái nhau? Vì tự tánh của mình, khác xa với tánh có của thế tục, nên đáp: Sự sáng của tướng không hai tức là tánh của Thắng Nghĩa Đế. Nói như thế tức là chánh Lý được thành tựu, đó là cái muốn lãnh thọ của thế tục. Tiên nhân của thầy xưa trong từng lời nói, cũng có nghĩa khác nhau, như các chỗ khác đã nói, ở đây không kể lại, trong đó sau này xem như là chánh lý.

Tụng nói: “Tánh-không tánh trái hết thảy” Nói đẳng (v.v..) tức là nghĩa bao gồm tụ họp, chẳng phải chỉ cho như trước đã nói. Chánh lý phải lìa trí phân biệt và đối trị các tán loạn. Ở đây, không có tánh và có tánh trái nhau. Nên biết, nó cũng được quyết định để đối trị. Nghĩa là có biết bao nhiêu thứ tánh, nhưng đều không có tánh, còn tự tánh thì lìa trí phân biệt, đó tức là đối trị. Phải biết ở đây, dù tánh hay tướng, cũng đều do trí lực làm cho chính nghĩa sáng tỏ. Nghĩa là thế nào? Tức là trong Thắng Nghĩa Đế, không hề có các Sắc cùng một tánh sinh ra, nhưng lại chẳng có được các thứ tánh định kiến. Nói: “Định” nghĩa là quyết định. Tức là một tánh quyết định, nhờ sức sáng suốt, nên mới nói như thế. Vì sao ở đây lại nói như vậy? Là do tụng có nói:

Nói sắc chỉ là tên,

Chân thật không tự tánh,

Tự tánh phân biệt ấy,

Ngăn trừ không cho nhận.

Nói: “Chỉ là tên gọi” v.v… tức là trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy, đức Thế Tôn nói Sắc này chỉ là tên gọi. Chỉ là tên gọi, tức chỉ có ý tưởng, thế nên trong Thắng Nghĩa Đế chân thật, có chỗ cho sự an lập. Tướng của Sắc uẩn là không có tự tánh, là Không, nhưng do nhân tố như thế, tức là tự tánh phân biệt, nên đối với nó là chấp nhận được. Gọi phân biệt, là tự tánh, quả cảnh của những tánh kiên cường, thế nên sự phân biệt đó có hiện tượng gia tăng mới khởi lên tự tánh phân biệt như thế. Có tự tánh phân biệt, mới chấp nhận lãnh thọ được nhiều thứ như vậy “Đây là điều phải ngăn trừ” “Ngăn”, tức là ngăn trừ, dẹp bỏ. Như thế là ý nói: Đều phải ngăn trừ dẹp bỏ tự tánh phân biệt tán loạn. Như vậy, là trong pháp Bản Mẫu Bát-nhã Ba-la-mật-đa đó vì các nghĩa trước xua đi các lỗi lầm nên có tụng nói:

Sắc và tự tánh Sắc,

Không như trước đã nói,

Tự tánh kia cùng tướng,

Phân biệt nên trừ bỏ.

Nói: “Như trước đã nói” v.v… “Nói” nghĩa là nói năng, gọi nghĩa là Như trước đã có, vậy những điều đã nói đó là gì? Lời tụng đầu có nói: Sắc và tự tánh của Sắc là Không. Nói như vậy là để cách ngăn trừ diệt cùng một tướng nhận biết với tự tánh kia. Chữ Sắc nói trước, đó là Sắc thêm hai tướng tự-cộng. Tự tướng cộng tướng này và tự tánh của Sắc, tất cả đều là Không. Còn đối với phần lớn trong cùng một tướng là do khởi tướng phân biệt tăng thêm, nên sự phân biệt tự tánh và cùng tướng cần phải được đối trị.

Hỏi: Ở đây, cùng với sự ngăn trừ thứ ba về cùng chung tướng phân biệt thì hành tướng nó ra sao? Đáp: Nếu trước đây đã có nói về cùng chung tướng phân biệt tán loạn, trong đó Sắc và tự tánh của Sắc, cả hai thứ đều cùng có.

Trong ấy “ngăn trừ cùng tướng đó”, chỉ là ngừng và xua đi cái tự tánh cùng cộng tướng kia. Vậy hành tướng đó ra sao? Đó là do tướng khác nhau của tánh kiên cường mà có, đó là cùng một tướng cần phải xua tan. Nhưng không phải chỉ xua tan sự phân biệt đó thôi, mà các phân biệt tán loạn khác cũng phải xua đi hết. Lại nữa, lời tụng nói:

Chẳng sinh và chẳng diệt,

Có được quán các pháp,

Phật nói nếu tán khác,

Do phân biệt sai khác.

Nói: “Không sinh” v.v… là trong pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa, Đức Thế Tôn nói: Quán các pháp chẳng sinh, cũng chẳng diệt; ý của lời này là nếu như có chỗ an ổn mà bị tán loạn khác biệt, thì đó là do có sự phân biệt sai khác. Còn nếu thấy Sắc v.v… có các tướng sinh diệt sai khác, thì đó là sự phân biệt sai khác về tự tánh của các sắc, ở đây, việc đó cần phải xa lìa. Tức là cần phải xua tan sự phân biệt sai khác tán loạn. Nói như vậy là cả sau nầy cũng cần phải xua tan tán loạn. Nên tụng nói:

Tên gọi đều giả dối,

Pháp ấy nếu phân biệt ,

Tiếng và nghĩa chẳng hợp,

Nó chẳng ý tự tánh.

Nói giả dối v.v… tức là trong lời dạy của Bản Mẫu Bát-nhã Ba-lamật-đa, đã biểu thị sự hòa hợp, gọi tên là giả dối, tức là nói về các tưởng phân biệt. Còn như ở phần sau của pháp Bản Mẫu Bát-nhã Ba-la-mậtđa, đã từng hòa hợp phân biệt ra từng thứ từng thứ rõ ràng.

Như thế, pháp đó là tiếng phân biệt. Nếu có những lời văn, câu chữ, nói năng của pháp, đó là tướng cùng phân biệt. Thế nên, tiếng và nghĩa hai thứ chẳng có tự tánh hòa hợp, và cũng chẳng phải là ý vui cao tột của Thế Tôn, cũng không phải là ý vui của kẻ khác. Nếu có phân biệt khéo léo tạo ra, thì nó lại ở ngoài nghĩa (không phải) chấp trước. Tức là những kẻ phàm ngu đã lập ra các loạn động. Như thế, trong các việc đã làm, ở đó chẳng có một chút nghĩa lý nào nắm bắt được. Vì ở ngoài nghĩa chấp trước, nên chẳng phải là nghĩa của lời nói đặt ra, để chỉ bày cho các kẻ phàm ngu cái cửa của loạn động, ở đây là xua tan tướng đó, mọi việc làm được tùy lúc mà chuyễn đổi, tức là nghĩa của tiếng nói, không một chút gì nắm bắt được. Vì thế nó có tên là phân biệt chẳng thật có. Còn đối với việc nói về sự tướng của tên gọi phân biệt, thì không phải là ý vui. Vì lẽ đó nên ở đây tất cả những cái như tên gọi, như tưởng phân biệt thì sự hòa hợp chẳng thật, còn như nói về sự tướng của nó thì chẳng phải là ý vui cao tột của Thế Tôn. Vì sao thế? Nếu đúng như tên gọi mà phân biệt nghĩa, tức là nơi tên gọi đó nghĩa thêm rộng ra. Đối với các việc ở bên ngoài, không thật có tánh của chủ thể thuyết và đối tượng được thuyết giảng. Thế nên phải xua đi các tên gọi đối với nghĩa phân biệt tán loạn.

Hỏi: Những gì là phân biệt? Đáp: Tức là phân biệt tên gọi thì tên gọi đó cũng lại chẳng thể nêu dẫn, thế nên tụng nói:

Bát-nhã Ba-la-mật,

Phật Bồ-tát cũng thế,

Đó chỉ là tên gọi,

Phân biệt lìa thật nghĩa.

Nói : Bát-nhã Ba-la-mật-đa v.v… thì khi gọi tên đã lìa xa nghĩa. Như thế, thật nghĩa của tên gọi là có tự tánh phân biệt, cho nên đức Thế Tôn nói là phải xua đi. Nói những gì? Tụng nói: “Bát-nhã Ba-la-mật Phật Bồ-tát cũng thế” Đây chỉ có cái tên Bát-nhã Ba-la-mật-đa thôi, có chỗ nào nói tự tánh có thật? Ấy là do Như Lai nói thế, ngay như trong tiếng gọi tên, cũng không có tự tánh. Như vậy thì ở đây, có những biểu thị riêng biệt về tên của Phật hay Bồ-tát. Nên biết, việc đó đối với trí không hai thì không cần phải ngăn trừ. Đây là do nhân gì? Thế nên tụng nói:

Nghĩa tiếng hiện có-dứt

Đây chẳng ngăn trừ sự,

Các cái khác cũng biết,

Nghĩa quyết định trong lời.

Nói: “Hết thảy” v.v.., là có bao nhiêu tiếng và nghĩa, hai thứ khác nhau ấy ở đây bảo phải xua tan.

Tụng nói: “Đây chẳng phải ngăn trừ sự”; nghĩa là đối với trí không hai, chẳng nên ngăn trừ sự tướng tác dụng. Nhưng vì tánh không lời của nó nên chẳng thể nói được. Hỏi: Nay đã nói nghĩa này là đúng chánh lý, còn các chỗ khác thì sao? Tụng đã tự đáp: “Các điều khác cũng biết như thế”. Nghĩa là, tất cả các điều đã nói từ xưa, nghĩa đã quyết định như thế. Còn những cái khác, dù chủng loại nào thì theo lời nói, cũng như thế thôi.

“Hiểu biết”, tức là hiểu biết nghĩa đã quyết định ấy. Ý ở đây là trong pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa này, đều đã như thật mà nói, các nghĩa thành tựu, không hề điên đảo, lỗi lầm. Chân thật mà hiểu biết tất cả các danh tánh, đúng lý nhưng chẳng nắm bắt được. Nghĩa của lời nói này là để bày đặt, biểu thị. Tụng lại nói:

Đúng là không nắm bắt,

Thật biết tất cả tên,

Tánh như nghĩa là thế,

Chẳng ngăn trừ tiếng ấy.

Nói: “Không nắm bắt được” v.v… là tánh như nghĩa, (nghĩa như thật) không chiếm vị trí nào, nên không nắm bắt được. Đây nói đúng là có nghĩa gì? Tụng tự chỉ: Tất cả tên. Hỏi: Người nào có thể thật biết? Đáp: Nhất Thiết Trí. “Thật”, là nghĩa chẳng điên đảo. Biết, tức là hiểu biết. Nghĩa là biết được pháp chân thật.

Tụng nói: “Chẳng ngăn trừ tiếng ấy”. Nghĩa là hai thứ: Tiếng và nghĩa, nếu nói đó là tánh thật nghĩa thì không nắm bắt được.

Vì lý do đó, nên chẳng ngăn trừ được tiếng nói ấy. Gọi đó là cách dùng trí để nghe các tiếng nói chấp nhận được, chẳng cần ngăn trừ. Như thế, nên biết ý vui cao tột, lòng từ xót thương, sẽ quyết định các việc làm, để không còn chướng ngại ngăn trở. Như thế, là chỉ ngăn trừ đối với tên gọi (danh), có phân biệt tán loạn, đúng nghĩa mà thôi. Tóm lại là các nghĩa về chân thực, ý lạc… đã được trình bày một cách đúng đắn và thuận lý.

Có bài tụng luận:

Có được bao nhiêu tất cả tên,

Đó đây các pháp nói các điều,

Nhưng điều đã nói chẳng thật có,

Vì tất cả pháp đồng pháp tánh.

Hết thảy tên gọi danh tánh Không,

Tên có thể gọi không chỗ có,

Và tất cả pháp vốn không tên,

Áp đặt cưỡng danh để biểu thị.

Tất cả chỉ có tên nên biết,

Hết thảy tưởng cũng lập từ giả,

Tụ họp thành tên-tánh khác nhau,

Nên biết tên gọi, chẳng hề có.

Như Tôn giả Tu-bồ-đề đã hỏi: Trong pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có quyết định ngăn trừ hai thứ: Tiếng nói và nghĩa lý hay không? Có tụng giải thích:

Tu-bồ-đề hai lìa,

Tiếng và nghĩa như thế,

Bồ-tát chẳng có tên,

Đây nói có “ngã kiến”.

Nói: “Tu-bồ-đề v.v… Là nói Tu-bồ-đề, đã hiểu biết hai thứ: Tiếng và nghĩa, nên lìa bỏ sự tạo lập ra nó. Ý ở đây là: “Tiếng” là tiếng của người nói, còn “nghĩa” là ý nghĩa của lời được nói ra. Vì sao gọi là Bồ-tát chẳng có tên? Là vì tên của Bồ-tát không chỗ có và chẳng thấy được.

Tu-bồ-đề đã ở trong pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mới nói lên được các điều ấy. Ý ở đây là: Phải quyết định phân biệt hai thứ: Tiếng và nghĩa; còn đối với ý vui cao tột, phải lìa bỏ tánh sai khác của các tiếng nói giả dối, để nói lời quyết định, biểu thị rõ ý nghĩa. Nên Tụng có nói:

Bát-nhã Ba-la-mật,

Lời không quyết định sinh,

Chỉ bậc trí tìm xét,

Được nghĩa Tuệ vi diệu.

Nói: “Bát-nhã Ba-la-mật v.v…” là “không”, tức là không chỗ có. Tức là trong pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì lời nói hòa hợp ấy nhất định là không chỗ có. Không có chỗ nói năng, cũng không có hí luận… nên biết như thế. Tất cả lời lẽ trong các điều đã nói, nhất định là có ý nghĩa.

Sao gọi là có ý nghĩa? Là như các nghĩa đã nói ở trước, nó dùng để giải thích các pháp môn.

Tụng nói: “Chỉ bậc trí tìm xét. Được nghĩa Tuệ vi diệu” “Tìm xét”, tức là suy tìm, xem xét một cách tinh tế, kỹ lưỡng các nghĩa đó. Tức là cả ba mươi hai phẩm, trong đó có những tiếng nào, đều gồm những lời nói nhất định chắc chắn.

Tụng nói: Trí đó tức là trí của những người có trí sáng suốt, có thể hiểu biết ý nghĩa các lời nói. “Tuệ Vi diệu”, tức là các trí thanh tịnh mầu nhiệm rốt ráo tột cùng.

Hành tướng của nó thế nào? Tức là với trí này trước mọi hoàn cảnh sẽ không chấp trước và không bị hư hoại. Và nếu trong pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có những âm vang nào thì cũng đều nghe thấy tất cả. Để biểu thị nghĩa này, tụng nói:

Nếu phân biệt nghĩa riêng,

Nghĩa nối nhau nên trừ,

Bát-nhã Ba-la-mật,

Lời đó như tiếng vang.

Nói về nghĩa nối tiếp nhau, tức là nói đến các nghĩa lý của sự tạo tác trong quá khứ hay ở hiện tại. “Trừ khiển”, nghĩa là lìa bỏ, là đối với các nghĩa như thế, phải lìa bỏ đừng nên chấp trước. Vì sao thế? Vì trong pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có những điều hoặc thấy, hoặc nghe, đều nói đó chỉ như là tiếng vang. Hoặc giả cũng như ánh sáng của vàng đối với các vật chung quanh, chiếu ra nhiều màu sắc. Vì ý nghĩa đó, nên có những sự việc được tạo ra nối tiếp nhau, từ quá khứ hay hiện nay, mà đã có sự phân biệt, có sự chấp trước thì đều phải từ bỏ. Do đó đối với pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tất cả những điều đã nói đều như là tiếng vang cả. Đấy là nghĩa tóm lược.

Và cũng vì muốn trình bày cho sáng tỏ nghĩa này, nên có tụng:

Hết thảy giáo pháp chớ chán bỏ,

Cũng chẳng nên sinh tâm chê bai,

Thấy như thật trụ mới chân thật,

Vì chân thật đó mà nói rõ.

Nay đã tóm tắt các nghĩa ấy và đã trình bày rõ ràng. Nên tụng nói:

Tóm lược nghĩa như thế,

Nương vào pháp Bát-nhã,

Như thế nghĩa xoay vòng,

Lại nương vào nghĩa riêng.

Nói: “Tóm lược như thế v.v…” nghĩa là có cả mười vạn bài tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nay tóm lược tất cả nghĩa lý như thế, đều nương dựa vào pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa này mà liên tục tóm lược, bao gồm cả ba mươi hai phẩm. Nên biết như thế, sau này không còn chỗ nào để tăng thêm cho rộng được nữa.

Tụng nói: “Như thế nghĩa xoay vòng”. Nghĩa là đối với nghĩa lý như thế, cứ một mực, nhiều lần suy đi xét lại, thật là kỹ lưỡng.

Hỏi: Nghiên cứu kỹ lưỡng những nghĩa gì?

Tụng đã tự đáp: “Nương vào nghĩa riêng”, tức là những điều đã nói, trong đó có những lời lẽ gì có ý nghĩa riêng biệt thì phải hỏi han, tìm hiểu nghĩa riêng ấy. “Hỏi”, tức là phân biệt tìm hiểu những chỗ khác nhau. Còn hỏi vặn để tìm chỗ y cứ nghĩa là đối với quả Bồ-đề, đối với các giáo pháp Phật, với các công đức v.v… ở trong các pháp, cứ như thế mà nhiều lần xoay vòng nghiên cứu, tìm hiểu thật cẩn thận. Tóm lược như vậy là nói lên những lý nghĩa đặc biệt của nó. Và để có chỗ y cứ, thì trong ba mươi hai phẩm, có những tự tánh riêng biệt nào, thì nhặt nhạnh thâu gom xoay tròn mãi cái nghĩa đó.

Nay, việc giải thích tám ngàn bài tụng của pháp Bát-nhã Ba-lamật-đa, thì tất cả mọi lời văn-câu chữ, mọi nghĩa lý đều đã giải thích đầy đủ-trọn vẹn, nếu sinh ra được các phước đức rốt ráo rộng lớn, thì tất cả đều xin hồi hướng. Cho nên tụng nói:

Bát-nhã Ba-la-mật,

Gồm đúng tám ngàn tụng,

Nếu được khối phước đức,

Đều do Bát-nhã sinh.

Ý ở đây nói, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chân chính, gồm thâu cả tám ngàn bài tụng. Nghĩa là tám ngàn bài tụng nầy, ở trong pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa đã nói về tự tánh. Tám ngàn, đây là số lượng bao gồm hết, như thế là các nghĩa lý tóm tắt trong số lượng trên, đã được giải thích đầy đủ, xong xuôi. Tụng nói: “chính”, tức là không có điên đảo. Vậy giáo pháp chân chánh ấy, sinh ra những gì?

Tụng tự đáp: “Cái có được đó là khối phước đức” “Được” là nhận được, có được. Tức là khối phước đức thanh tịnh được tạo nên, đều do pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa nầy sinh ra. Vì do Bát-nhã Ba-la-mật-đa sinh ra, nên khối phước ấy vô cùng sâu xa rộng lớn. Nay đem phước đức sâu rộng đã có được, hồi hướng cho tất cả thế gian, mong cho tất cả đều chứng được Trí Tuệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh-mầu nhiệmrốt ráo nhất. Và đối với các câu văn, nghĩa lý, thuộc Đệ Nhất Nghĩa Đế không giả dối ấy, cứ đúng theo chánh lý mà suy tư tìm xét.

Tôi viết lời văn giải thích này, nay xin bày tỏ ý riêng: Nếu có được phước đức gì, nguyện xin hồi hướng mong khắp cả thế gian đều được thanh tịnh. Có bài tụng:

Các Bí-sô con Phật Thích-ca,

Có được bao nhiêu phước nhiệm mầu,

Nay xin tâm nguyện lợi nhân gian,

Nhờ phước này an trụ chân thật.

Pages: 1 2 3 4