LUẬN THÍCH PHẬT MẪU BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA VIÊN TẬP YẾU NGHĨA
Tác giả: Bồ-tát Tam Bảo Tôn
Tạo bản Luận: Bồ-tát Đại Vực Long
Hán dịch: Đời Triệu Tống Sa Môn Thi Hộ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

Lại nói cái Không sau. Như lời tụng nói:

Cắt đứt hết ngã kiến,

Đại Sĩ làm rốt ráo,

Nói nhân vô ngã ấy,

Phật nói khắp mọi nơi.

Ở đây nói “Ngã kiến” v.v.., tức là nói đến các ngã kiến phải bị cắt đứt. Ngã tức là biến kế sở chấp vào các uẩn đã có v.v.”. “Vân vân (đẳng), tức là bao gồm cả kiếp sống của người và chúng sinh, trong đó các hành tướng gọi sở đẳng, là sở hữu của ngã… đã giải thích rồi. Nên biết. “Kiến” (thấy), nghĩa là chấp trước vào cái thấy. Tổng ý ở đây là nói: Đối với cảnh giới của ngã thì các ngã kiến phải nên dứt mất.

“Đoạn” nghĩa là phá tan. “Làm” nghĩa là làm rốt ráo.

– Hỏi: Người nào làm? Đáp: Ấy là Bồ-tát.

– Lại hỏi: Là Bồ-tát sao lại nói là Đại Sĩ? Đáp: Nói Đại Sĩ tức là Đại Hữu tình, Đại Hữu tình nầy luân hồi khắp nơi, liên tục làm việc tu hành, tức là Bồ-tát. Ở đây như vậy thì có gì để nói? Do đó tụng nói: “Nói nhân vô ngã ấy. Phật nói khắp mọi nơi”. Nghĩa là Phật nói: Dù ở nơi nào, nhất định đều nói người là không có ngã. Như thế là đã nói về Không của không có tánh xong! Nay lại nói về cái Không khác. Như tụng nói:

Tất cả pháp không sinh,

Điều nói đây cũng thế,

Tuyên nói pháp vô ngã,

Là nói cả sự thật.

Nói “Tất cả pháp không sinh” v.v… “Tất cả” nghĩa là khắp hết. Còn “pháp” tức là các pháp của sắc v.v… Tất cả tức là pháp, nghĩa đã giải thích. Nên biết, tất cả pháp ấy đều không sinh. Nói “không sinh”, tức là sự sinh ngưng nghỉ. Ý ở đây nói tánh xưa nay chẳng sinh. Chẳng phải như tướng tụ tập kia cái có được ấy là thật tánh. Lời tụng nói: “Những điều nói ở đây cũng vậy”, điều đó gọi là nói như thế, tức biểu thị nghĩa cũng như thế, nên lại cũng nói như thế.

Tụng nói: “Tuyên nói pháp vô ngã” Pháp được gọi là các pháp của sắc v.v… “Vô ngã” tức là không có tự tánh.

Hỏi: Nếu thế thì lấy gì để biểu thị? Lời tụng tự đáp: Nói thật tất cả mọi nơi “tức là trùm khắp mọi thứ ”. Thật, gọi là chân thật.

Tức là nói pháp chân như vô ngã. Gọi biết rõ, thì biết rõ có nghĩa là ngăn ngừa. Đây ý nói: Chân như ngăn ngừa các pháp khác.

Lại hỏi: Người nào thật nói? Đáp: Đó là Phật Thế Tôn. Các điều đã nói như thế thì không giống với cái Không của ngoại đạo thường nói.

Như thế là đã nói Không tánh, không có tự tánh. Sau đây sẽ nói nghĩa của hai thứ Không nữa. Như lời tụng nói:

Có tội và không tội,

Chẳng thêm cũng chẳng bớt,

Pháp Hữu vi-Vô vi,

Dừng ở các pháp lành.

Nói có tội và không tội thì tội tức là lỗi lầm, lỗi tùy theo tội mà thay đổi, nên gọi đó là có tội. Lìa tội và lỗi lầm, gọi là không có tội. Nếu đã có các pháp, thì dù có tội hay không có tội các pháp ấy cũng không tăng thêm, cũng chẳng bớt đi. Nói chẳng tăng thêm đó, tức là có đó nhưng không tăng trưởng thêm. Cũng chẳng giảm bớt, nghĩa là được pháp vô tận sinh ra, nên không giảm bớt. Thế nên, Bồ-tát phải biết như thật đó là pháp vô tận. Hữu Vi, nghĩa là các pháp có tạo tác, nên gọi là Hữu Vi. Hành tướng của nó như thế nào? Tức là do nhân duyên tạo ra các hành nghiệp. Còn Vô vi, thì nói đơn giản là chẳng có hành tướng như Hữu vi.

– Thế nào gọi là Trạch diệt v.v..? Tụng có nói: Là hết thảy pháp lành có được.-

Hỏi: Đây là pháp lành Hữu Vi hay pháp lành Vô Vi, sao lại nói như thế? Đáp: Trong đấy, nên biết các pháp lành Hữu Vi, pháp lành Vô Vi…, nếu như theo thứ lớp mà tu hành, hoặc dù không theo thứ lớp đi nữa, đều đạt được sự không tăng thêm hay giảm bớt. Theo ý ở đây, đối với Thắng Nghĩa Đế thật không có được một pháp nào cả. Nói ngăn trừ, là ngăn trừ xua đi. Ngăn trừ cái mình nói có vô tướng. Như thế, là đã nói xong pháp Hữu vi không và Vô vi cũng Không. Sau đây lại sẽ nói các Không. Lời tụng nói:

Các thiện tánh là Không,

Nó sinh ra vô tận,

Biến kế phân biệt này,

Nó gồm khắp đều Không.

Nói tánh các thiện đều Không. Các thiện ở đây là các pháp lành. Nói trong tánh Không, thì có các pháp lành, nhưng chẳng phải là vô tánh. Vì sao thế? Vì Tụng đã nói: “Nó sinh ra vô tận”. “Nó” tức là cái tiếng bao hàm các pháp lành. “Xuất” tức là sinh ra. “Cũng” nghĩa là nói liên tục. Tổng ý ở đây là do các pháp lành đúng lý, nên sinh ra tánh không dứt, do không dứt nên nó không giảm bớt, và các việc của Bồ-tát nhờ vậy cũng không gián đoạn.

Tụng nói: “Biến kế phân biệt này”, được gọi là bậc trí, nên phải đúng như thật mà hiểu thấu đáo như thế mới nói là xua tan tánh chất biến kế.

Tụng nói: “Nó gồm khắp đều Không” Khắp là khắp hết “Nhiếp” là bao gồm. Nghĩa là tám ngàn bài tụng trong kinh Bát Nhã đây, đã phân biệt, nói rộng với nhiều thứ pháp Không; trong đó cứ thế mà liên tục nói mãi, tràn khắp mọi nơi, rồi tập họp đầy đủ để gồm thâu lại nên gọi là gồm thâu khắp cả. Như thế ở đây là gồm thâu các pháp Không.

Hỏi: Thế thì hành tướng của pháp Không được hòa hợp ra sao? Đáp: Những cái Không, được nói ở đây chỉ để phá bỏ cái pháp tướng dẫn đến biến kế. Nói như thế đấy là nói về nghĩa rốt ráo. Cho nên, các lý trong lời nói đó tự hòa hợp, gồm chung lại. Như thế là đã nói xong cái Không. Sau đây không còn lời lẽ nghĩa lý gì để nói về Không nữa.

Lại cần nên biết: Các pháp Không được nói ở đây, chỉ là để phá bỏ, ngăn chận các chấp trước của chúng sinh, nên phân biệt riêng ra mà không nói về thật tánh. Vì sao? Trong thật tánh ấy, chỉ nói hai thứ Không: ấy là Nhân Không và tất cả pháp đều Không. Như thế là đã nói xong về cái Không chẳng tan hoại.

– Hỏi: Sao gọi là chẳng tan hoại? Đáp: Tan nghĩa là ly tán. Tan này chẳng tan, nên gọi là không tan. Thể của không tan, là các Bồ-tát có được những pháp lành, cho đến trong cõi Niết-bàn Vô Dư Y, nó cũng Không tan và cũng không tận, nên gọi Không tan.

Như thế là đã nói tổng cộng về mười sáu pháp Không. Như xét trong phần biện luận, Bồ-tát Từ Thị đã nói các nghĩa như vậy. Nay xin mở bày cho sáng tỏ. Tụng nói:

Trong ngoài nhận thân ấy,

An trú vật đều Không,

Trí thấy đúng là nó,

Có nghĩa nó là Không,

Nhận được hai thứ thiện,

Luôn lợi ích hữu tình,

Ở Sinh tử làm lợi,

Pháp lành ấy vô tận.

Các chủng tánh thanh tịnh,

Được các tướng đẹp đẽ,

Pháp chư Phật thanh tịnh,

Bồ-tát cũng thành tựu.

Người và tất cả pháp,

Trong đấy Không tánh, Không,

Trong Không tánh có tánh,

Tánh đó cũng lại Không.

Ý ở đây là nói đến việc trừ bỏ mười pháp phân biệt tán loạn. Nên biết, đó là sự phát khởi hành tướng để tu hành. Hỏi: Những gì là mười thứ phân biệt tán loạn? Vì sao lại phải dừng nghỉ? Do đó tụng nói:

Mười thứ tâm tán loạn,

Tâm tán loạn chỗ khác,

Ngu chẳng được tương ưng,

Trí không hai chẳng thành.

Đây nói về mười thứ tâm tán loạn. Bồ-tát mới phát tâm có mười thứ phân biệt tán loạn nầy. Đó là:

  1. Phân biệt tán loạn Không tướng.
  2. Phân biệt tán loạn Có tướng.
  3. Phân biệt tán loạn Đủ các tướng.
  4. Phân biệt tán loạn Chê bai.
  5. Phân biệt tán loạn Một tánh.
  6. Phân biệt tán loạn Đủ các thứ tánh.
  7. Phân biệt tán loạn Tự tánh.
  8. Phân biệt tán loạn Sai khác.
  9. Phân biệt tán loạn Đúng tên với nghĩa.
  10. Phân biệt tán loạn Đúng nghĩa với tên.

Đấy là mười thứ phân biệt, khiến cho tâm tán loạn, là tâm và tâm sở bị tán loạn.

Tán loạn Khác chỗ, là phân tán ra nhiều chỗ khác nhau, mà bị loạn động, nên gọi là tán loạn.

Nói “chỗ khác nhau”, nghĩa là có nơi có chỗ riêng rẽ khác nhau, bị loạn động tràn ngập đến làm cho tâm ấy không được tương ưng.

Hỏi: Người nào chẳng được tương ưng? Tụng tự đáp: Kẻ ngu chẳng được tương ưng. Ngu tức là kẻ phàm phu ngu mê, là các Dị sinh, đối với các việc tổn hại, hoặc các việc ích lợi, hoặc là pháp chân thật đều không biết gì! Hỏi: Pháp nào không được tương ưng?

Tụng tự đáp là: “Trí không hai” “Không hai” tức là không có hai tướng, nên gọi là không hai. Trí chẳng chấp trước vào hai thứ đó, nên gọi là trí không hai. “Thành tựu”, tức là sự làm nên thì nhất định được hòan thành. Ở đây, như thế tất phải có nghĩa lý gì. Như tụng đã nói: “Chẳng thành”, nghĩa là các kẻ phàm phu ngu mê, tâm luôn tán loạn, nên đối với các cảnh của sắc, thinh, hương, vị, xúc v.v… tâm sinh chấp trước. Thế nên, Diệu Trí thanh tịnh không thể nào thành tựu, tức là nó không tương ưng. Hỏi: Nếu trí không hai chẳng tương ưng thì đó có nghĩa thế nào? Tụng nói:

Nó ngăn-trở lẫn nhau,

Vì Năng-sở đối trị,

Với pháp Bát-nhã này,

Nơi viên tập đã nói.

Nói nó ngăn trở v.v… “Nó”, tức là mười thứ phân biệt tán loạn. Ngăn trở nghĩa là ngăn cản, đả phá.

Hỏi: Chỗ nào ngăn cản. Tụng tự đáp: Trong pháp Bát-nhã, tức là lời dạy của mười vạn bài Tụng, trong pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa tất cả đều nói lời ngăn ngừa.

Hỏi: Nó ngăn pháp nào? Tụng tự đáp: Giúp nhau để năng và sở đối trị. Hỗ tương nghĩa là hai bên đây đó giúp nhau. Năng (chủ thể) sở (đối tượng) đối trị là sự giúp nhau giữa có tướng và không tướng, là hành tướng của Năng-Sở đối trị. Vì sao như chỗ có hữu tướng là năng đối trị, thì vô tướng là sở đối trị? Nếu vô tướng là năng đối trị thì hữu tướng là sở đối trị như vậy, những điều đó đều là hành tướng.

Hỏi: Trong pháp Bát-nhã kia, sẽ phải nói như thế nào? Tụng tự đáp:

“Nơi viên tập đã nói”, gọi là lời dạy trong Phật Mẫu Bát-nhã Ba-la-mậtđa. Như thế là đã tổng hợp đầy đủ những ý chánh cơ bản, gồm thâu cả mười thứ phân biệt tán loạn. “Nói” là nói năng, đấy tức là nói Như Lai đúng là bậc hiểu biết thấu đáo, chân thật và cao tột nhất, đã gồm thâu đầy đủ khắp tất cả. Đối với pháp Phật Mẫu Bát-nhã Ba-la-mật-đa cứ như thế mà giảng nói.

Hỏi: Đã giảng nói những gì? Lời tụng nói:

Nếu như Bồ-tát có,

Phân biệt Vô tướng này,

Thầy ngăn ngừa tán loạn,

Nói nó uẩn thế tục.

Ý ở đây nói: Bồ-tát có phân biệt vô tướng này. Bồ-đề và Tát đỏa tức là Bồ-đề-tát-đỏa. “Có”, nghĩa là chẳng không, ở đây nói như vậy, tức là có thứ phân biệt vô tướng. “phân biệt Vô tướng”, tức là phân biệt vô tướng về sắc. Vì nó tán loạn như thế, là do tánh ngu si gây ra.

Hỏi: Nếu có thứ tán loạn này thì phải làm sao? Tụng đáp: Bảo ngăn ngừa cho dứt. Hỏi: Ai có thể ngăn ngừa cho dứt? Tụng đáp: Là Thầy. Thầy ở đây chính là Đại Sư Như Lai. Như Lai rất khéo chế ngự, hàng phục đám giặc thù phiền não, lại hay cứu độ những nỗi lo sợ nơi các nẻo ác nên gọi là Thầy, là Sư.

Tụng nói: “Các uẩn thế tục ấy” Thế tục, tức là cõi thế gian. Các uẩn thế tục tức là sắc, thọ v.v… Nói đến các uẩn ấy, có ý là khiến phải hiểu biết rõ. Có các uẩn ấy, nên cần phải trừ khử phân biệt vô tướng tán loạn đó. Nói vậy là có ý như thế.

Thương xót các Bồ-tát mới phát tâm, nên đức Thế Tôn nói các uẩn thế tục, khiến họ hiểu biết mà trừ khử đoạn kiến, vì ngăn cái phân biệt vô tướng đó, nên chẳng thể nói thật tướng. Tám ngàn bài tụng của pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa này được trình bày đúng như nghĩa, là sự giảng giải các nghĩa lý tương ưng của Mẹ vốn là gốc của pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa này. Lại có lời tụng nói:

Tám ngàn bài tụng nầy,

Thứ lớp từ nghĩa đầu,

Nay hiểu rõ đều dứt,

Nói: phân biệt Vô tướng.

Ý ở đây nói về tám ngàn bài tụng v.v.., nghĩa là như thế nầy: Tám ngàn bài tụng ấy là mẹ gốc đã nói như thế. Đẳng là nhiều, tức là gồm thâu cả mười vạn bài tụng. Nói “Thứ lớp từ nghĩa đầu”, là lời nói đầu có được, là từ đầu kinh đã khởi lên lời nói đó. Hành tướng nó như thế nào?

Như kinh nói: Này Tu-bồ-đề! Tùy theo ý ông ưa thích mà nói về Bát-nhã Ba-la-mật-đa của các đại Bồ-tát; ông nên bắt đầu làm như Bátnhã Ba-la-mật-đa sinh ra các Đại Bồ-tát v.v… Tụng nói: “Nay hiểu rõ đều dứt”, nghĩa là, từ đầu kinh, đến cuối kinh, những điều nói trong đó đều rất đầy đủ rốt ráo. Tụng nói: “Đều dứt”. Dứt tức là ngăn ngừa thôi dứt, xua đi, tức là ở đó, ngăn dứt cái phân biệt Vô tướng về lời nói chê bai.

Tụng nói: phân biệt Vô tướng, tức là phân biệt sắc vô tướng. Phân biệt sắc Vô tướng phải gắn với không để đoạn dứt sự có sắc. Các điều nói đó nghĩa nó ra sao? Nói, tức là nương vào pháp mà nói, nương vào pháp nói ở đây là nói về sự tướng. Hành tướng nó như thế nào? Tức là do lời nói đầu tiên phát khởi, cho đến khi đã hiểu biết rất rõ những điều đã nói, với nhiều thứ ngôn ngữ, tiếng nói khác nhau. Đối với những lời nói đó, thành lập nên các hành tướng phát khởi sự riêng khác. Gọi các Bồ-tát và các chủ trời Đế Thích, là các bậc thượng thủ, những điều đó nên biết, đều là sự ngăn ngừa để từ đó mà đoạn trừ kiến chấp.

Hỏi: Nếu những lời lẽ được nói ở đây, trong phạm vi để phát khởi thì có được những đạo lý gì?

Nương theo pháp mà nói, là để xua đi, dứt bỏ phân biệt vô tướng về nói lời chê bai. Cho nên tụng nói:

Nhân nói chẳng như thế,

Đấy chỉ nói sự tướng,

Ở trong kinh Phạm Võng v.v,

Biết tất cả đúng lý.

Nói: “Nhân nói chẳng như thế” Nhơn ở đây nghĩa là đạo lý “Chẳng như thế”, tức là những lời nói đạo lý, chẳng phải là những lời nói thành tựu. Vì sao thế? Tụng tự giải thích: Đây chỉ nói sự tướng. Sự, là việc đã làm, có sự tu hành. Nói, tức là nói năng. Các nghĩa trong đấy thì như thế, nhưng chỉ nói về sự tướng. Nếu như thế, bây giờ nghĩa đạo lý hòa hợp chẳng thành tựu làm sao có thể khiến những người trí trong việc quán sát có được vui mừng? Cho nên tụng cũng nói: “Trong kinh Phạm Võng v.v..” biết tất cả đúng lý. Đây là thế nào? Tức là có các kinh, như Phạm Võng v.v. “Vả lại nói Đẳng (v.v)”. Đẳng (v.v) tức là gồm cả các kinh Vân Luân, trong ấy đều nói đúng lý cả. Người nào nói? Là Phật Thế Tôn. Đối với tất cả mọi nơi cứ nương theo lý như thật, tự nói như thế. “Nói như thế” tức nghĩa của nó đã được thành tựu.

Nói: “Biết”, tức là hiểu biết, hiểu biết ở đây là đã nói đúng lý và đúng lượng (không dư thiếu, đúng trình độ). Nếu như thế khi nói về nghĩa chân thật tất nhiên nghĩa đó nhất định là đúng.

Còn đây là sao? Như trước đã nói, với lời lẽ nói về đạo lý, tuy có thể xua đi hoặc chấm dứt được phân biệt Vô tướng, nhưng phân biệt Hữu tướng lại nảy sinh. Thế nên nay cần phải chỉ bày các cách, các pháp môn, để lìa bỏ nó. Như lời tụng nầy nói:

Bồ-tát chẳng thấy ngã,

Nhưng đấy luôn rộng lớn,

Thế Tôn ngăn điều này,

Phân biệt Hữu tướng loạn.

Ý ở đây nói: Bồ-tát chẳng thấy ngã, ở đó lại luôn là rộng lớn. Là do trước hết nổi lên tánh biến kế, nên sinh tâm chấp trước vào tướng của Bồ-tát (cho ta là Bồ-tát), sự chấp tướng ấy, đối với thật tánh, thì ngã chẳng thể thấy, cũng chẳng thể nắm bắt được. “Ngã” nghĩa là chính mình. “Ở đó luôn rộng lớn”, thì rộng lớn tức là bao la rộng rãi, Bồ-tát có nghĩa là rộng lớn, cho nên Ngã của Bồ-tát là không thể thấy, cũng chẳng thể nắm bắt được. Pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng thấy và cũng chẳng thể nắm bắt được. Như thế, những điều nói ở đây, là cốt để ngăn trừ phá bỏ cái “phân biệt Hữu tướng tán loạn!”

Tụng nói: “Hữu tướng phân biệt tán loạn”; thì “tướng” là tướng của sắc v.v…, còn “loạn” là loạn động không yên. Và “Phân biệt” tức là phân biệt các tướng của sắc, thinh v.v… đối với các nghĩa chẳng đúng, chấp trước cho là đúng nghĩa, đúng tánh. Các thứ nghi hoặc, mê mờ, loạn động như thế, đối với Thắng nghĩa đế, chúng không có thật tánh.

Hỏi: Người nào ngăn ngừa xua đi? Tụng đã tự đáp: Thế Tôn đã ngăn và xua đi. Ngăn ngừa, xua đi cái gì? Tụng nói:

Nếu chẳng thấy tên ấy,

Cảnh giới Hành cũng thế,

Uẩn ấy tất cả chỗ,

Đều chẳng thấy Bồ-tát.

Nói: “Nếu chẳng thấy tên ấy “Nếu”, tức là nếu có. “Chẳng thấy” tức chẳng thể nắm bắt được. Hỏi: Chẳng thấy pháp nào? Đáp: Đấy là tên Bồ-tát chẳng thể thấy! Nếu nói như thế thì tên ấy cũng nói là chẳng thể nắm bắt được. Vả lại, đã ngăn lời nói này rồi.

Tụng nói: “Cảnh giới”, nếu đúng như thật mà biết, thì chẳng phải chỉ có tên Bồ-tát là chẳng thể nắm bắt mà đối với các cảnh giới khác cũng chẳng thể nắm bắt. “Cảnh giới”, tức là các cảnh giới có sự làm việc, tu hành… Là các Bồ-tát hành trì pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Như thế, thì “đạo tương hành” (tức là các sự làm việc, tu hành) cũng chẳng thể nắm bắt. Hành tức là phổ biến. Nói các hành tức là nói đến sự tu hành và sự làm việc, nhưng các hành đó cũng chẳng thủ đắc.

Nói: Uẩn ấy tất cả chỗ. Uẩn tức là sắc thọ v.v… “Tất cả chỗ”, nghĩa là biến khắp ở mọi chỗ, và tất cả mọi thứ. Theo ý ở đây, thì phải biết như thật, dùng diệu Tuệ thanh tịnh tìm cầu tướng của Bồ-tát, khắp tất cả chỗ để cuối cùng là chẳng thể nắm bắt được. Vì lý do đó, nên Bồ-tát chẳng thể thấy. Thế nên tụng nói: Đều chẳng thấy Bồ-tát. Như thế là đã nói xong ý nghĩa đó. “Chỉ khiển trách kẻ ngu”, tức là đối với chư Phật Thế Tôn đã có trí vô nhiễm mà lại chấp là có thật danh (tên thật) và các cảnh giới v.v… vì tên và cảnh giới v.v… là chẳng thể nào nắm bắt được. Vì chẳng hiểu biết đúng đắn, nên cả tướng của Bồ-tát, đối với viên thành thật tánh (tánh chân thật vẹn toàn) lại chẳng thể lìa bỏ. Vì nếu còn chấp tướng lìa bỏ, thì Vô tướng phân biệt tán loạn kia vẫn còn và nảy sinh. Đấy là nghĩa đã tóm tắt mà nói, nên có lời hỏi: Nếu bây giờ, đối với thật tánh là không có Bồ-tát, thì có trái với lời nói trước? Tụng tự nói:

Đây chỉ ngăn biến kế,

Thâu gồm khắp mà nói,

Nhờ nhân Nhất Thiết Trí,

Tuệ phân biệt các tướng.

Nói: Chỉ để ngăn ngừa, xua đi biến kế. Biến kế là những vọng tình mà các loài hữu tình khởi lên, toàn là điên đảo sai lầm. Hành tướng đó như thế nào? Tức là, đối với các lãnh vực của uẩn mà chấp là có thật nên nay phải ngăn trừ nó. Chứ không phải để ngăn trừ diệu trí thanh tịnh. Tụng nói: “Thâu gồm khắp mà nói”, tức là nghĩa như thế. Gồm thâu khắp hết mà nói ra, tức là tác giả phải thâu gồm tất cả để có mà nói. Việc gồm thâu khắp cả mà nói đây là niềm vui quí nhất. Nên biết, đấy là nghĩa Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như vậy gồm thâu khắp cả mà trình bày, là quyết định giúp mọi người đạt quả vị rốt ráo.

Hỏi: Ở đây, dựa vào nghĩa nào mà nói? Tụng tự đáp: Nương vào Nhất Thiết Trí. Nhân đó mà chỉ rõ các nghĩa đúng lý. Nương tức là nương vào đó. “Tất cả”, nghĩa là khắp hết. “Trí nhân”, tức là lấy trí phân biệt rõ làm nhân.

Hỏi: Người nào nương? Tụng đáp là Tuệ. Tuệ đó là Đại Tuệ, tức là Phật. Hỏi: Nói những gì? Tụng tự đáp: “Phân biệt các tướng” Tướng tức là có tác dụng nhóm họp, tụ tập tất cả, nên gọi là tướng, là tướng không có trở ngại.

Hỏi: Đó là những tướng gì? Tụng nói Phân biệt. Phân biệt là chỉ ra các hành tướng, chứ chẳng nói thật tánh, tức là đối với các nghĩa lý đã nói đó, cứ như thật mà quán cho đúng đắn, kỹ lưỡng, cho đến dù có một chút xíu như hạt bụi bé nhất cũng không ngoài nghĩa ấy, thì tự tánh tất có thể được thành. Thế nên, do nhóm trí tuệ đó mà đức Thế Tôn phân biệt chỉ bày tất cả những tác dụng của hành tướng. Hỏi: Như thế thì được nghĩa gì? Đến khi nào mới được như thế? Do đó, tụng nói:

Bát-nhã Ba-la-mật,

Nói ba thứ nương tựa,

Gọi biến kế nương người,

Và tánh viên thành thật.

Nói “Bát-nhã Ba-la-mật v.v…” Nên biết, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có hai thứ pháp: một là cao tột (thắng thượng) hai là việc mình làm.

“Cao tột” tức là trí đã lìa hẳn phiền não chướng và sở tri chướng.

“Việc mình làm” (sở hành), tức là các tướng của lời văn câu nói (của kinh) Nó cao tột là vì nói về tự tánh của Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Còn việc mình phải làm đó, tức là việc nói kinh giảng nghĩa, là tác dụng của tự tánh.

Hỏi: Tác dụng của nó, ở đây là sao? Tụng tự đáp: Nói ba thứ nương tựa. Ba thứ nương tựa đó là gì?

Như tụng đã nói: Đó gọi là biến kế nương người và tánh chân thật vẹn toàn. Biến kế, nghĩa là các kẻ phàm ngu đối với trí không hai (đệ nhất trí) thanh tịnh, vọng tình phát khởi ra các tướng mà chấp trước và ngăn trở. Đấy là nói về biến kế. Còn “tánh y tha” (nương vào người khác) là từ tự tánh an trú của trí không hai, vô minh và chủng tử, hai thứ này ngăn trở làm cho các vô minh y tha (nương vào người khác) nổi lên, nên nói đấy là tánh “y tha khởi”. Còn “viên thành thật tánh”, tức là trí không hai, nó là tánh chân thật vẹn toàn.

Hỏi: Vì sao nói đó là ba thứ nương tựa? Là do tụng có nói:

Đây thảy không câu lời,

Tất cả biến kế ngừng,

Huyễn dụ thảy thấy bờ,

Đấy nói tánh y tha.

Ý ở đây nói: Không nói câu lời vì tất cả biến kế đã hết.

“Không”, tức là không có. Câu lời ở đây tức là các câu, các lời đã nói. Đẳng v.v.., tức là hết thảy các pháp đã nói đó…, đều ngăn cấm nó nói là không.

Hỏi: Hành tướng nó như thế nào? Tụng đáp: “Tất cả biến kế ngừng.” “Tất cả” nghĩa là khắp hết. “Biến kế” là đối các việc hư dối, giả trá, mà tạo chấp trước. Chỉ, tức là ngăn cấm … Đấy là ý đã được trình bày. Bảo: Nếu có nghe được tất cả những lời nói thì đó là lời ngăn cấm. Bậc trí cần nên hiểu biết cặn kẽ là tất cả đều ngăn cấm, vì biến kế có tướng chấp trước.

Tụng nói: Huyễn dụ thảy thấy bờ. Đây là nói về “tánh y tha”. Huyễn tức là màng lưới chắc thật (lưới nghi) “Đẳng (v.v.)” tức là bao gồm cả thành quách của Càn-thát-bà và các pháp ảo thuật. “Huyễn” là do người khác nhờ pháp thuật, khéo léo biến thành. Nay lấy các ảo thuật đó, dụ cho pháp này nên gọi là huyễn dụ. “Thấy bờ”, nghĩa là do dụ đó mà hiểu các pháp như thế, nên gọi là thấy bờ. Ý ở đây là: Nếu có nghe nói nhờ huyễn dụ này mà thấy được nghĩa, thì Bậc trí nên biết, đấy là nói “tánh y tha khởi”, ở đây nên biết đó là do các thứ huyễn hoá mà thấy được bến bờ. Thế cho nên, Thế Tôn mới có điều để dạy bảo khuyên nói.

Hỏi: Tự tánh y tha đó, làm sao hiểu cho thấu đáo? Còn “tự tánh viên thành” là nói đến việc gì? Do vậy nên lời tụng nói:

Có bốn thứ thanh tịnh,

Nói tánh viên thành thật,

Bát-nhã Ba-la-mật,

Phật không nói khác biệt.

Nói : Có bốn thứ thanh tịnh. Nói tánh viên thành thật thì ở đây: Nói tức là chỉ bày rõ, nghĩa là chỉ ra bốn thứ thanh tịnh ấy, nhờ nó mới có “tự tánh viên thành”, “Bốn thứ”, tức là bốn chủng loại. Thanh tịnh, tức là không nhơ, không nhiễm vướng. Vì do được bốn thứ sạch này, cho nên mới gọi là thanh tịnh.

Pages: 1 2 3 4