Luận Quảng Thích Bồ Đề Tâm

Luận Quảng Thích Bồ Đề Tâm
Bộ Luận Tập, Đại Tạng Kinh, Tạng Luận

LUẬN QUẢNG THÍCH BỒ ĐỀ TÂM
Bồ-tát Liên Hoa Giới tạo luận
Hán dịch: Đời Triệu Tống, Đại sư Thi Hộ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

Lại nữa, trong nầy lần lượt nên tu tập các thiền định. Đó nói là nếu như có thể xa rời dục ái mà có hỷ lạc, nội tâm thanh tịnh trú vào nơi chánh tương ưng, có tầm có tứ là Thiền định thứ nhất. Tiếp tục trú trong sơ thiền, không có tầm chỉ có tứ, gọi là trung gian thiền. Bậc Thiền thứ nhất nếu như ái có thể xa rời được, tất cả mọi niềm hỷ lạc nội tâm thanh tịnh an trú ở chánh tương ưng, là Thiền thứ hai. Bậc Thiền thứ hai nếu như ái được xa rời rồi, lạc, xả, chánh tri an trú chánh tương ưng, là Thiền thứ ba. Bậc Thiền thứ ba nếu như ái được xa rời rồi, xả, niệm tương ưng, là Thiền thứ tư. Tất cả những hành tướng của định vô sắc cần phải biết. Các tướng nơi đối tượng duyên trong nầy thuận theo nên phân biệt, vào trong đối tượng duyên khiến cho tâm được kiên cố, như lý khởi lên theo tuệ mà quán sát, ánh sáng trí tuệ phát ra phá tan chủng tử vô minh, rốt cuộc được đoạn trừ chính là đích thực tương ưng. Khác với đây thì đều là những pháp tu của ngoại đạo, không phải là Tam-ma-địa chính đáng, không thể đoạn trừ được phiền não.

Như các kinh nói, tất cả mọi lúc đang tu tập Tam-ma-địa, nếu như ngã tưởng nảy sanh, thì chính là quay trở lại phát khởi phiền não, lúc ấy trú tâm phải giống như làm cho dòng nước dừng lại, đi vào Tam-ma-địa tương ưng với thực hành quán.

Như kinh Lăng Già nói: “Nói tóm lại, chánh tuệ quán hành chỉ do tâm an trú vắng lặng, ngoài ra không có phân biệt. Nếu trú vào đối tượng duyên của chân như, thì chính ngay đối tượng duyên tâm phải vượt qua, nếu tâm vượt qua rồi, thì sự không đối ngại kia tâm cũng phải vượt qua. Trong không có đối ngại nếu tương ưng an trụ là quán Đại thừa, tâm kia đạt đến sự tịch tĩnh thù thắng nhất, không phát khởi ngộ tức chính là trí vô ngã thù thắng, quán không có đối ngại”.

Ý trong nầy nói: Như thật quán sát ngoài tâm chắc chắn không có sắc pháp phân biệt, đây chính là thắng hạnh tương ưng cao nhất. Nếu vậy thì thức và sắc sao nói là có khác nhau? Hoặc không thể khác nhau tức là thức cũng phải có nghĩa đối ngại chăng? Không phải như vậy, vì phần vị như mộng ảo và cái thấy không thật có, cho nên ngoài thức quán sát như thật, các sắc vô cùng bé nhỏ và tinh vi mà giữ lấy không thể nào được. Vì không thể đạt được nên như vậy trở thành chỉ có thức, không còn tất cả các nghĩa ngoài thức có thể có, chỉ có tâm an trú vắng lặng, ngoài ra không có phân biệt. Ở trong sự quán sát vì xa rời sắc pháp cho nên có tướng sở đắc, vì đắc ấy suy cho cùng thì không có sở đắc, cho nên đối với các sắc pháp phải quán là vô sắc. Điều ấy nếu như chỉ có tâm mà không có thật sự chủ thể thủ cũng không có đối tượng thủ thì, tánh của hai thủ nầy thật sự không thể đạt đựợc, xa rời thủ – xả cho nên ngay nơi tâm không có hai tánh. Như vậy quán sát cũng không có hai tướng, ở trong chân như đối tượng duyên thì tâm cũng vượt qua, tướng nơi đối tượng thủ kia cũng lại vượt qua. Cả hai không có đối đãi ngăn trở, ở trong trí không hai nầy trú vào nghĩa như thật. Đã nói là chỉ có tâm vượt qua rồi thì cả hai không có đối đãi ngăn ngại, ở trong trí nầy mà cũng phải xa rời. Vì thế trong tự tánh hay tha tánh đều có tánh phát sanh nhưng không thể đạt được. Như vậy thuận theo quán sát tánh của các chúng sanh cũng không hòa hợp, như thủ như xả cả hai tánh không thật có đều phải xa rời. Nên biết tánh của tất cả mọi vật đều có sự chấp giữ, ở trong trí không hai đều nên xả bỏ. Ở trong trí không hai, không có đối đãi ngăn ngại nếu an trú như vậy, thì đối với tất cả các pháp hoàn toàn hiểu rõ như thật không có tự tánh, lúc ấy chính là có thể đi vào thật tánh cao nhất, phù hợp với pháp môn Tam-ma-địa vô phân biệt. Hơn nữa, nếu vào trong trí không hai, không có đối đãi ngăn ngại mà an trú tương ưng, thì chính là an trú trong thật tánh tối thượng, là cái thấy thuộc hàng Đại thừa, như vậy cũng thấy Thật tánh tối thượng. Do vì thấy thật tánh tối thượng, chính là tuệ nhãn quán không đối với tất cả các pháp, trong ánh sáng trí tuệ đều nhìn thấy như thật.

Như các kinh nói thì như thế nào là kiến (thấy) Thắng nghĩa đế? Đó là không thấy tất cả các pháp. Như vậy ở trong nầy, đã nói là không thấy gì (vô kiến), là ý vui mừng chân thật hơn hẳn, không thấy gì nhưng không phải là như những chúng sanh đui mù và người nhắm mắt giữa thế gian, vì thiếu duyên hoặc vì không tác ý mà đều là không nhìn thấy được, những loại ấy có tánh điên đảo và chủng tử hoàn toàn không thể đoạn dứt được. “Không thấy” nầy thì không phải như vậy. Lại như đi vào định vô tưởng, sau đó hoặc là lúc rời xa vẫn trở lại sanh khởi có tánh đạt được chấp giữ lấy, các phiền não căn bản như tham… tích tụ lại mà không giải thoát. Đã nói là có tánh chấp giữ và hành tướng các phiền não căn bản như tham…, như các Kinh Thánh Nhị Đế… đã nói. Nếu như trở lại có nói đi vào pháp môn Tổng trì vô phân biệt, trong pháp vô phân biệt xa rời tướng của các sắc, dùng tuệ quyết định vào trong vô sắc, quán không có chỗ thủ đắc cũng không có tác ý, thì thắng ý lạc không phải như những định vô tưởng, đối với các loại sắc trong pháp chấp thủ tác ý mà xa rời. Vì vậy nên biết như trước đã nói, trong các loại sắc tác ý xa rời tướng. Nếu không có chánh tuệ thì không thể nào đoạn dứt chủng tử nghi hoặc, ví như ngọn lửa ở thế gian nếu lúc nó còn lại thì sẽ đốt cháy các vật khác, sao nói có thể xa rời một pháp của Tư? Nếu như không điều phục làm cho dừng lại thì tất cả tà (Từ sở hữu tà tức là tất cả tà… trở xuống, theo bản đời Tống và Minh đều có tiếp theo 317 chữ bắt đầu từ: vọng phân biệt cho đến giới cụ túc…).

Từ đó nên biết, trong các đối tượng duyên của tất cả Xa ma địa, tâm an trú kiên cố như lý đã thực hiện, dùng tuệ quán sát sanh ra ánh sáng của trí, ánh sáng hiện ra thì bóng tối diệt trừ – trí tuệ sanh ra thì chướng ngại không còn. Giống như đôi mắt con người tùy theo mức độ không sai khác gì, đối với các phần vị chiếu rọi rõ không khác nhau, ánh sáng của trí phát ra cũng lại như vậy, không phải trong ánh sáng có tánh sáng – tối trái ngược lẫn nhau, nên biết trong Tam-ma-địa xa rời tánh tối tăm cũng lại như vậy. Nếu không như thế tại sao nói là có thể trú tâm nhất cảnh tướng. Vì thế nếu vào trong Tam-ma-hý-đa (Tam muội) biết rõ như thật, thì có thể luôn luôn tùy thuận với chánh tuệ. Ở đây đã nói tất cả không trái ngược nhau.

Hơn nữa, trong Tam-ma-hý-đa, thuận theo tuệ quán thì tất cả không có sắc tướng, đối với tất cả các pháp hoàn toàn không có đạt được, chúng trong các phần vị tướng tương ưng, không có tiến tới hướng đến và không có cảm thấy thức tỉnh, hoặc tự hay là tha đều thấy là vô tánh, các tướng hý luận phân biệt có tánh thảy đều chấm dứt. Như vậy chính là ở trong chánh tuệ quán sát vô tướng vô tánh mà được tương ưng, tâm có phân biệt đều không thể tồn tại, thì vô tánh kia cũng không thể đạt được. Nếu như ở trong nầy hoặc nói là có tánh mà có thể thấy, thì cái thấy ấy phải làm cho dừng lại. Như vậy đã dừng lại, nếu như đối với vô tánh phân biệt chuyển đổi, điều nầy cũng không đúng. Giả sử tánh có tương ưng với ba thời, dùng tuệ nhãn quán sát vô tướng không có đạt được, còn gì dừng lại sao? Như thật nghĩa ấy thì có tánh – không có tánh chẳng cần phân biệt, một tánh và khác tánh cũng không đáng phân biệt. Trong nầy nếu xa rời hai phân biệt về tánh và không có tánh, thì đều có thể chiếu rọi đạt được các phân biệt là không, tức trí là chủ thể chiếu kia và tánh là đối tượng được chiếu cũng không hề có gì. Như vậy mới đạt được tương ưng vô phân biệt tối thắng tối thượng. Trong nầy nếu trú vào tương ưng như vậy, thì tất cả mọi phân biệt đều có thể đoạn trừ sạch, hết thảy phiền não chướng – trí chướng ngại cũng có thể đoạn trừ. Ở trong phiền não chướng kia tánh không sanh ra không diệt đi, mà các tánh điên đảo căn bản đều bị trừ diệt.

Các kinh như Kinh Thánh Nhị Đế nói: “Như vậy trong tương ưng hành, tất cả các tánh đều phân biệt đoạn trừ hết, tất cả mọi gốc rễ của phiền não chướng, tự tánh vô minh và các tánh điên đảo lập tức đoạn trừ. Gốc rễ kia đoạn trừ hết thì các phiền não chướng ngại sẽ có thể đoạn trừ sạch”.

Lại như trong Kinh Thánh Nhị Đế: “Hỏi Bồ-tát Diệu Cát Tường: Làm sao có thể điều phục được phiền não? Làm sao mà có thể biết rõ phiền não? Bồ-tát Diệu Cát Tường nói: Trong Thắng nghĩa đế rốt cuộc không sanh khởi, tất cả pháp kia trong tánh vô sanh, thế tục đều là điên đảo không thật, cần phải ngăn lại tất cả các tánh đã khởi điên đảo tư duy phân biệt. Nếu tư duy phân biệt kia không ngăn lại thì đó chính là có cộng tướng của ngã, đã có cộng tướng của ngã thì dấy lên thành lập các cái thấy, nếu cái thấy dấy lên thì phiền não chuyển vận. Thiên tử! Nếu như có thể biết rõ tất cả các pháp trong Thắng nghĩa đế rốt cuộc không có sanh ra, tức là Thắng nghĩa đế có đủ mười loại không điên đảo. Nếu trong Thắng nghĩa đế không có điên đảo tức là không có phân biệt. Nếu không có phân biệt thì đạt được Diệt tương ưng. Nếu Diệt tương ưng với cộng tướng của ngã kia không thể nào đạt được. Nếu cộng tướng của ngã đã không thể nào đạt được, thì các cái thấy kia không thể thành lập, cho đến trong Thắng nghĩa đế dù là cái thấy Niết-bàn cũng không thể dấy lên được. Vì như vậy cho nên ngay từ trong hành vô sanh đã điều phục được tất cả mọi phiền não. Thiên tử nên biết, các phiền não ở trong Thắng nghĩa đế vô ngại trí, rốt cuộc là không – rốt cuộc là Vô tướng – rốt cuộc là vô tánh. Biết như vậy chính là biết rõ về phiền não. Thiên tử! Ví như rắn độc bị nguyền rủa làm hại, chủng loại phiền não kia cũng lại như vậy. Thiên tử lại hỏi: Sao nói là chủng loại phiền não? Bồ-tát Diệu Cát Tường nói: Thiên tử! Trong Thắng nghĩa đế kia rốt cuộc tánh không có sanh ra. Nếu vào lúc đối với tất cả các pháp khởi lên phân biệt, ngay lúc nầy chính là các chủng loại phiền não, từ đây dấy các tánh điên đảo, ở trong điên đảo không thể soi chiếu thông suốt. Vì thế nếu ở trong pháp đã đoạn trừ thì tất cả điên đảo đều có thể đoạn trừ, tất cả trí chướng có thể quyết định đúng đắn mà trừ bỏ hết. Trí chướng đã đoạn trừ thì không có tánh nối tiếp nhau, ví như lúc ánh sáng mặt trời tỏa ra xa rời các áng mây che lấp, ở tất cả mọi nơi chiếu sáng không ngăn ngại gì, mà ánh sáng trí tuệ kia thanh tịnh soi rõ, hoặc là sắc hay là tâm tất cả tự tánh cũng lại như vậy. Thật tánh mọi vật quyết định thường trú, ở trong tánh không có nối tiếp nhau, chân thật rõ ràng như tánh của tất cả mọi vật như thật nghĩa của nó. Tánh của vật trong nầy, làm sao có thể dùng ngôn từ để nói ra được, vì thế đối với thắng nghĩa kia trong thế tục đế nói là Như Như, tức nói như thật biết rõ tất cả mọi sắc tướng và tánh các vật, thì đạt được Nhất thiết trí. Như vậy đã nói về các nghia đoạn trừ chướng ngại, là chứng Nhất thiết trí tối thượng thắng đạo, không phải là đạo của các hàng Thanh văn, Duyên giác, các điên đảo ấy không thể nào trừ hết được, lại cũng không thể đích thực đoạn trừ hai chướng”.

Như Kinh Lăng Già nói: “Nầy Đại Tuệ! Người Thanh văn kia khởi lên nhân sai khác và có những trú trước, thấy pháp rồi lấy làm Niết-bàn tự nói là được thành Phật, không thể thấy pháp theo lý vô ngã. Nầy Đại Tuệ! Đây không phải là giải thoát. Như vậy người Thanh văn với trí tuệ tự họ chứng được chưa phải thực sự xuất ly mà nói là được xuất ly. Vì tuy thấy chuyển đổi khác nhau nhưng những việc làm kia chẳng tương ưng với điều nầy, sự hành đạo của họ không phải là giải thoát thực sự. Thế Tôn chỉ thuyết về pháp Nhất thừa, không thuyết về đạo lý của hàng Thanh văn. Người hàng Thanh văn kia chỉ ở trong Uẩn quán sát vô ngã, mà những gì đạt được họ nói là con người vô ngã. Trong điều nầy không phải vậy, nên quán sát ba cõi tất cả chỉ do thức. Nếu như nói ngoài thức có nghĩa vô ngã đạt được, như vậy chính là đối với trí vô nhị ở trong vô ngã, mà không thể đi vào được, vì dùng tha tánh để có thể đi vào. Nếu như tha tánh có thể đi vào, thì lúc ấy chính là không phải đi vào tánh duy thức”.

Lại như trong phẩm Thánh Xuất Thế của kinh nầy nói: “Lại nữa, Phật tử nên biết, ba cõi chỉ do tâm, hiện rõ ra là tâm, cũng không có phần giữa các biên hạn có thể đạt được. Nếu nói có giới hạn (Hữu biên) thì có những đối tượng được phát sanh, nếu nói có phần giữa thì có những tồn tại, tất cả đều là tướng của phân biệt. Nếu như tâm không có phần giữa, thì vì thế có thể đi vào trí không hai ấy (Vô nhị trí), đi vào như vậy chính là đi vào chân thật”.

Trong nầy có hỏi: Nếu như vậy thì các phần vị tương ưng sẽ sanh khởi như thế nào? Đáp: Căn cứ vào nguyện lực thù thắng và thanh tịnh ấy, Bồ-tát phát khởi đại bi, vì tất cả chúng sanh làm công việc lợi ích, thuận theo nguyện lực ấy, sanh ra các hạnh thiện rõ ràng thù thắng tối thượng như Bố thí…, đó chính là chân thật thanh tịnh đã phát sanh. Vả lại, Bồ-tát vì đại bi, nếu tất cả chúng sanh chưa có thể vào hết trong trí thanh tịnh và các pháp vô tánh, thì Bồ-tát thậm chí thuận theo đi vào luân hồi, cũng không bị sai lầm trong luân hồi làm cho ô nhiễm, lẽ nào lại trú vào trong pháp tịch tĩnh không phát khởi tỏ ngộ kia sao? Như tụng trong kinh nói: “Thấy trong chỗ không có đối ngại, trí vô ngã tuyệt vời bậc nhất”.

Vì vậy nếu như vào trong cảnh giới không có hai tướng giảng giải không có hai lời, thật là tuyệt vời bậc nhất, chính là vui với ý tốt đẹp thực sự trong Thắng nghĩa đế. Ở trong trí không có hai – không có đối đãi ngăn ngại, chung quy là vô ngã không có tự tánh, thì nhất định tương ưng với những cái thấy. Tất cả cái thấy ấy thấy không có sai khác, tất cả không có phân biệt và không có phát khởi ngộ ra, tất cả đều vắng lặng. Lại hỏi: Nếu như vậy làm sao có thể khởi lên các tương ưng hành? Đáp: Không phải thế. Nếu như có thấy điều ấy thực sự, nhưng không thể tùy thuận với thắng nghĩa. Tại sao? Do trong nầy không có chi phối và tự tại tương ưng với tướng, nhưng sao có thấy? Chỉ vì trong pháp thế tục tùy thuận với tướng nơi cảnh giới của các sắc. Nếu như trí sanh khởi, thì thức cũng tùy thuận với những hành tướng thế gian. Vì vậy nên biết trí bên nầy bên kia, trong trí sâu xa có thể là có những cái thấy, mà lại không phải là thật sự có các tướng chi phối. Nếu như lúc trí sanh khởi hiểu được tất cả như thật không có hai, không có đối đãi ngăn ngại, mới có thể ở trong trí nầy đạt được cái thấy như thật, không phải nói là tất cả các pháp ở trong Thắng nghĩa đế không có tự tánh mà quyết định tương ưng với thế tục đế. Nếu khác với ý chỉ nầy, thì đó là trí hẹp hòi nhỏ bé của các chúng sanh.

Như Kinh Thánh Nhị Đế nói: “Trong Thắng nghĩa đế suy cho cùng là vô tánh, trong thế tục đạo thuận theo cũng quán sát như vậy. Nếu như khác với điều nầy, thì các phần vị của phàm phu – chúng sanh – Thanh văn – Duyên giác – Bồ-tát và Phật, sẽ tồn tại ra sao? Nói là thế tục không có nhân, thế tục không sanh khởi. Trước mắt điều nầy không phải như vậy, vì trong thế tục đạo thuận theo quán sát như vậy, đối với Thắng nghĩa đế thật sự không có sanh khởi. Trong Thắng nghĩa đế nếu như có gì đạt được thì giống như là lông rùa sừng thỏ, vì các pháp thế tục như huyền ảo – như hình bóng và như tiếng vang… Do như vậy, nên thế tục duyên sanh cùng với Thắng nghĩa đế, tánh của vật trong nầy không phải là không hòa hợp, quán sát tư duy xét kỹ điều ấy không có tánh đổi thay sai khác. Như vậy trong nầy, nên biết thế gian tất cả đều như huyễn hóa, các phiền não nghiệp chính là nhân tố huyễn ảo, các chúng sanh sanh ra tức là sự thay đổi huyễn ảo, tất cả các hành phước trí tương ưng cũng là nhân tố huyễn ảo. Như vậy trí tương ưng tức là sự chuyển đổi ở trong huyễn ảo”.

Như Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói: “Nầy Tu-bồ-đề! Hết thảy Thanh văn như hóa – Duyên giác như hóa, Bồ-tát như hóa – Như Lai như hóa, phiền não như hóa – nghiệp cũng như hóa. Nầy Tu-bồ-đề! Vì duyên nầy cho nên tất cả các pháp như hóa. Như vậy các hành sai biệt và các chúng sanh nầy, đều là tướng như huyễn. Ở trong huyễn ấy như những gì đã biết rõ, đều là sự chấp giữ giả dối. Nếu có thể biết như vậy, thì chính là tương ưng với điều ấy. Nếu như cho là thật, thì chính là chúng sanh phàm phu ngu muội. Như vậy đã nói hoàn toàn không trái ngược nhau”.

Như tụng trong Kinh Thánh Pháp Tập nói:

Công việc đã làm giống như huyễn
Thuận theo chuyển hóa được giải thoát
Điều nầy biết rõ ràng như trước
Chẳng có vướng mắc trong chuyển hóa.
Nói là ba cõi như huyễn hóa
Chư Phật, Bồ-tát đều biết rõ
Biết rồi khoác áo giáp tốt đẹp
Làm việc lợi ích cho thế gian.

Trong các đối tượng hành thuộc loại như vậy, thuận theo quán sát thật tánh, như trước đã nói ở trong Xa-ma-tha (Định – Chỉ), nếu như lúc dấy lên các tâm ý nặng nề hẳn xuống hay bốc lên quá đáng, nên quán sát tất cả các pháp hoàn toàn không có tự tánh. Bấy giờ, phải xa rời ý dấy lên cao – thấp để trí có thể thành tựu. Xa-ma-tha (Chỉ) và Tỳ-bátxá-na (Quán) ấy tương ưng hành là đạo của những công hạnh thực hành, tức là phải đầy đủ, cho đến có thể phát khởi các năng lực tín giải, trú vào địa vị giải hành, quán sát về sau lúc tâm ý dục dấy lên vẫn trở lại tư duy, trong Thắng nghĩa đế không có tự tánh, thế tục đế kia cũng an trú như vậy.

Như Kinh Bảo Vân nói: “Bồ-tát làm sao đạt được lý vô ngã? Nầy người thiện nam! Bồ-tát nên dùng chánh trí quán sát sắc – thọ – tưởng – hành – thức, lúc quán sát ấy thì sắc sanh ra không thể đạt được, tập không thể đạt được, diệt không thể đạt được, các thọ, tưởng, hành, thức hoặc sanh, hoặc tập, hoặc diệt đều không thể đạt được. Trong Thắng nghĩa đế ấy biết rõ hành vô sanh rồi, dấy lên tuệ quán sát, không trở lại những gì được thực hành mà có sự chấp giữ. Do vậy người ngu si vô trí, ở trong không có tự tánh như vậy, chấp là có tánh, chấp giữ điên đảo, vì vậy mà sanh tử theo nhau không bao giờ chấm dứt, hiện tại nhận chịu bao nỗi khổ đau không có hạn kỳ dừng lại. Bồ-tát thường khởi lòng đại bi như vậy, không ngừng suy nghĩ đến những việc làm hiện tại trước mắt, xót thương vì làm lợi ích mà phát ra nguyện hạnh cao cả, như những gì mình đã thực hành tùy đó đạt được Nhất thiết trí, đối với pháp tánh nầy giác ngộ rõ như thật, sau đó hướng về hết thảy chư Phật và Bồtát hết lòng cúng dường xưng tán. Những việc làm thành tựu rồi, từ kho tàng đại bi rộng lớn, phát sanh tất cả phước hạnh bố thí bình đẳng”.

Như Kinh Thánh Pháp Tập nói: “Nếu các Bồ-tát như thật biểu hiện rõ ràng điều ấy, nghĩa là ở giữa tất cả chúng sanh dùng đại bi chuyển hóa, mình vui với Tam-ma-địa nầy, trong tất cả các pháp biểu hiện rõ, tất cả chúng sanh làm cho được thành tựu. Lúc đã khai phát lòng đại bi nầy, tức thì đạt được giới định tuệ tăng thượng, các sự học được viên mãn, thành tựu quả vị Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng”. Trong nầy nên biết, tuệ và phương tiện là thắng đạo tương ưng với chốn hành của các Bồ-tát, không đoạn mất thế tục đế, biểu hiện rõ Thắng nghĩa đế. Nếu như không đoạn mất thế tục thì luôn dùng đại bi để làm người dẫn đường, cố gắng làm việc lợi ích cho chúng sanh, rời xa mọi điên đảo, đó chính là gọi năng lực khéo xây dựng tuệ xuất thế gian. Từ đây mới trở thành phương tiện thuận theo thực hành, trong lúc thực hành các phương tiện, hiểu rõ tướng như huyễn cũng không điên đảo, dùng trí xuất thế gian, phương tiện tốt đẹp nhất cố gắng tu Như Như, có thể ở trong văn từ nghĩa lý chân thật, làm cho ý dũng mãnh sanh ra tuệ thù thắng. Bồ-tát đạt được tuệ và phương tiện nầy rồi, mới trú trong thắng đạo thực hành công hạnh tương ưng.

Như Kinh Vô Tận Ý nói: “Thiền định vô tận có thể sanh ra tuệ và phương tiện, sự ra đời của điều ấy nên biết chính là tương ưng hành, ấy là thắng đạo đã thực hành.

* Chú thích số 3 ô 2 trang 568 (gồm 317 chữ…) tất cả tà vọng phân biệt ngang ngược…, sao có thể trừ hết? Vả lại trong nầy làm sao có thể xa rời chủng tử nghi hoặc được? Điều ấy có nghĩa là ở trong tương ưng định, dùng tuệ nhãn quán sát chủng tử ấy là không. Như trước đã nói, ở trong các sắc nếu như có tướng đã đạt được mà trở thành có được nó thì suy cho cùng không đạt được gì. Giống như người mê muội thấy sợi dây nói là con rắn, trí hiểu rõ không có khác, trong sắc xa rời nghi ngờ thì nghĩa đó cũng như vậy. Dùng tuệ nhãn quán sát các cảnh đều là chấp trước tà vọng không thật, như người ở trong nhà tối lại còn che kín, chỉ toàn một màn đen mờ mịt không trông thấy cái gì. Lại như trong các đồ dùng như bình lọ chứa đầy các vật khác, vì đậy kín cho nên cũng không trông thấy vật gì. Ý trong nầy nói: Những nhà tối đen nầy tuy không trông thấy gì, nhưng sự nghi hoặc các sắc loại có tánh… bám chặt lấy không thể nào xa rời được. Do không xa rời nên nơi ấy tuy không trông thấy gì nhưng không đoạn dứt được sai lầm. Những người như vậy với các tâm ý chấp giữ rốt cuộc làm sao có thể đoạn trừ được? Vì thế nên dùng Tam-ma-địa, tay nắm thanh gươm trí tuệ rất vi diệu và sắc bén, chặt đứt tư duy về các sắc, thì chủng tử phân biệt tà vọng, được đoạn trừ chân thật như vậy. Ví như nhổ cây ngay cả rễ cũng trừ bỏ hết, đất đã không có rễ thì không thể tiếp tục sanh trưởng, chủng tử tư duy tà vọng đã được đoạn dứt rồi, thì tất cả mọi sai lầm hoàn toàn không nảy sanh trở lại. Như vậy trong nầy, nghĩa đoạn trừ các chướng ngại là pháp môn tương ưng với Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xá-na (Chỉ và Quán), chính là đạo lý phải thực hành của người tu hành. Như Đức Thế Tôn dạy: Pháp môn tương ưng nầy là tánh của nhân thành tựu chánh trí, vô phân biệt. Cho nên tụng trong kinh nói: “Trước tiên an trú giới, tiếp theo đạt được định, đạt được định ấy rồi, tuệ hướng về tu tập. Thanh tịnh và sáng ngời, trí tuệ được thành tựu, trí thanh tịnh trước tiên, nhờ vào giới đầy đủ”.

Bài Viết Liên Quan

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng

A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận - Quyển 12

阿A 毘Tỳ 達Đạt 磨Ma 順Thuận 正Chánh 理Lý 論Luận Quyển 12 尊Tôn 者Giả 眾Chúng 賢Hiền 造Tạo 唐Đường 玄Huyền 奘Tráng 譯Dịch 阿A 毘Tỳ 達Đạt 磨Ma 順Thuận 正Chánh 理Lý 論Luận 卷quyển 第đệ 十thập 三tam 尊tôn 者giả 眾chúng 賢hiền 造tạo 三Tam 藏Tạng 法Pháp 師sư 玄huyền 奘tráng 奉phụng 。 詔chiếu...
Tạng Ngoại Phật Giáo Văn Hiến

Phật Thuyết Quán Phật Tam Muội Hải Tạng Kinh Bổn Hạnh Phẩm Đệ Bát -

佛Phật 說Thuyết 觀Quán 佛Phật 三Tam 昧Muội 海Hải 藏Tạng 經Kinh 本Bổn 行Hạnh 品Phẩm 第Đệ 八Bát 黃Hoàng 霞Hà 整Chỉnh 理Lý 〔# 錄lục 文văn 三tam 〕# 佛Phật 說Thuyết 觀Quán 佛Phật 三Tam 昧Muội 。 海Hải 藏Tạng 經Kinh 本Bổn 行Hạnh 品Phẩm 第Đệ 八Bát 佛Phật 如Như 來Lai 頂đảnh 上thượng 髮phát 肉nhục...
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng

Tục Mạng Kinh -

續Tục 命Mạng 經Kinh 佛Phật 說Thuyết 續Tục 命Mạng 經Kinh 南Nam 無mô 大đại 慈từ 大đại 悲bi 。 救cứu 苦khổ 觀quán 世thế 音âm 。 唯duy 願nguyện 聖thánh 手thủ 摩ma 我ngã 頂đảnh 。 救cứu 護hộ 娑Sa 婆Bà 世Thế 界Giới 重trọng 罪tội 者giả 。 安an 著trước 涅Niết 槃Bàn 解giải 脫thoát...
Bộ Luận Tập, Đại Tạng Kinh, Tạng Luận

Hiền Thánh Tập Già Đà Nhất Bách Tụng

HIỀN THÁNH TẬP GIÀ ĐÀ NHẤT BÁCH TỤNG Hán dịch: Đại Sư Thiên Tức Tai Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản   Kính lễ tất cả bậc xuất thế Biển công đức...
1735

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ 29

QUYỂN 29 (Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 2 trong kinh) Thứ bốn mươi sáu: Ca ngợi Đức Phật xuất thế. Như kệ của Đồng tử Đại Uy Quang trước đây, âm thanh là báo cho biết… Một: Hạnh bố thí, tức là...
1435

Thập Luật Tụng Quyển 17

THẬP LUẬT TỤNGHán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịchViệt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng KinhHội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản   QUYỂN 17 V. CHÍN MƯƠI PHÁP BA DẬT ĐỀ (Tiếp Theo): 74....