THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 17

V. CHÍN MƯƠI PHÁP BA DẬT ĐỀ (Tiếp Theo):

74. Giới Quá Bốn Tháng Thọ Thỉnh Đòi Hỏi

Phật tại nước Thích thị, lúc đó Ma-ha-nam thỉnh Phật và Tăng trong bốn tháng cần loại thuốc gì đều tùy ý đến lấy, Lục quần Tỳ kheo qua bốn tháng, không có bịnh lại đến chỗ Ma-ha-nam đòi tô, đáp: “Trước kia có tô nhưng trong Tăng đã dùng hết rồi, chỉ còn loại thuốc khác như Ha-lê-lặc, A-ma-lặc… , nếu cần thì lấy”, lại hỏi: “Vậy còn có dầu, mật, thạch mật, gừng, hồ tiêu, tất bạt… không, chúng tôi cần những loại đó”, đáp giống như trên, Lục quần nghe rồi liền nổi sân nói rằng: “Ông khi dối Phật và Tăng, sức không thể cho tại sao lại thỉnh Phật và Tăng trong bốn tháng tùy ý cần loại thuốc gì đều tùy ý đến lấy. Nếu người khác thỉnh thì sẽ tùy ý cho loại thuốc thơm ngon hơn nhiều, những loại thuốc đắng như Ha-lê-lặc… ở đâu chẳng có”. Ma-ha-nam là bậc đại nhơn, tâm hiền lành nên nghe quở trách như thế mà không để bụng, nhưng các cư sĩ khác nghe rồi liền sân giận quở trách Lục quần Tỳ kheo: “Sa-môn Thích tử này tự nói lành tốt có đức, Ma-ha-nam lành tốt đã cung cấp cho chúng tăng như phụng sự nhà mình, tại sao lại ở trước mặt quở mắng nói những lời như thế”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Lục quần Tỳ kheo: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại ở trước mặt quở mắng Ma-ha-nam là người lành tốt đã cung cấp chúng tăng như phụng sự nhà mình như thế”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo thọ thỉnh tùy ý bốn tháng thuốc đã qua mà còn đến đòi hỏi nữa thì phạm Ba-dật-đề, trừ thường thỉnh, thường thường thỉnh, biệt thỉnh.

Bốn tháng thỉnh là tùy nhà nào thỉnh Tăng trong bốn tháng tùy ý cần dùng tất cả loại thuốc. Thường thỉnh là tùy nhà nào thường thỉnh Tăng tùy ý cần dùng tất cả loại thuốc. Thường thường thỉnh là tùy nhà nào qua một tháng rồi lại thỉnh thêm bốn tháng, hoặc qua hai tháng rồi lại thỉnh thêm bốn tháng nữa, hoặc qua ba tháng rồi lại thỉnh thêm bốn tháng nữa, hoặc qua bốn tháng rồi lại thỉnh thêm bốn thángnữa. Biệt thỉnh là thỉnh riêng vị nào đó. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo tùy trong nhà nào thỉnh Tăng trong bốn tháng tùy ý cần dùng tất cả loại thuốc, qua bốn tháng lại đến đòi hỏi tô hoặc dầu, mật, thạch mật… , nếu được thì phạm Ba-dật-đề, không được thì phạm Đột-kiết-la. Nếu đòi hỏi loại thuốc dắng như Ha-lê-lặc, A-ma-lặc… , được thì phạm Đột-kiết-la, không được cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu là thường thỉnh mà thỉnh chủ chết, con hoặc anh em hoặc vợ của người đó nói rằng: “Như gia chủ lúc còn sống thường thỉnh, tôi nay cũng thường thỉnh như thế”, Tỳ kheo nếu cần thì được đến chỗ thường thỉnh này lấy dùng. Nếu là thường thường thỉnh, một tháng qua rồi lại thỉnh thêm bốn tháng nữa thì Tỳ kheo nên trong ba tháng hạ và một tháng đông đến thọ lấy thuốc. Nếu hai tháng đã qua lại thỉnh thêm bốn tháng nữa thì Tỳ kheo nên trong hai tháng hạ và trong hai tháng đông đến thọ lấy thuốc. Nếu ba thángđã qua lại thỉnh thêm bốn tháng nữa thì Tỳ kheo nên trong một tháng hạ và ba tháng đông đến thọ lấy thuốc. Nếu bốn tháng đã qua lại thỉnh thêm bốn tháng nữa thì Tỳ kheo nên trong bốn tháng đông đến thọ lấy thuốc. Qua bốn tháng đông nếu Tỳ kheo không có bịnh mà còn đến đòi hỏi tô, dầu, mật…, nếu được thì phạm Ba-dật-đề, không được thì phạm Đột-kiết-la; nếu xin các loại thuốc đắng như Ha-lê-lặc… , nếu được thì phạm Đột-kiết-la, không được cũng phạm Đột-kiết-la. Không phạm là nếu bịnh hoặc theo bà con xin hoặc có thỉnh trước, hoặc không xin mà tự cho thì không phạm.

75. Giới Chê Trách Học Giới

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Phật không ở trước Tỳ kheo ni kết đồng giới, chỉ ở trước Tỳ kheo tăng kết đồng giới rồi bảo các Tỳ kheo đến nói cho Tỳ kheo ni biết, nói rồi vào trong thất thiền tọa. Các Tỳ kheo suy nghĩ: “Trong Tăng ai có thể đến tinh xá của-Tỳ kheo ni trong vườn vua nói cho các Tỳ kheo ni biết. Trưởng lão Bạt-đề này có đại công đức, có tiếng tăm nhiều người biết đến, có thể đến nói cho Tỳ kheo ni biết”, nghĩ rồi liền cùng nhau đến chỗ Trưởng lão Bạt-đề nói rằng: “Trưởng lão biết không, Phật nay kết đồng giới bảo chúng ta đến nói cho Tỳ kheo ni biết, chúng tôi cùng nhận thấy chỉ có Trưởng lão là người có đại công đức, có tiếng tăm nhiều người biết đến có thể đến nói cho Tỳ kheo ni biết. Nếu Trưởng lão bằng lòng đến nói cho Tỳ kheo ni biết thì tốt”, Trưởng lão Bạt-đề yên lặng nhận lời. Các Tỳ kheo biết Trưởng lão đã im lặng nhận lời liền đảnh lễ hữu nhiều rồi đi, Trưởng lão Bạt đề sáng hôm sau đắp y mang bát vào thành Xá-vệ khất thực, thọ thực xong mới đi đến tinh xá của-Tỳ kheo ni ở trong vườn vua. Các Tỳ kheo ni từ xa thấy Trưởng lão đi đến liền trải tòa mời ngồi, Trưởng lão bảo nhóm tất cả ni lại rồi bảo rằng: “Phật kết đồng giới cho cả hai bộ tăng, chúng tôi và các cô đồng thọ trì”, các Trưởng lão ni đều là thiện Tỳ kheo ni đều nói rằng: “Sẽ khéo thọ trì học giới này”. Lúc đó Tỳ kheo ni Thâu la-Nan-đà ở trong chúng ni nói rằng: “Thầy vốn là người ngu si không hiểu biết rõ và biết chắc chắn, làm sao chúng tôi có thể vì lời nói của thầy mà liền thọ trì hay sao. Chúng tôi phải hỏi Tỳ kheo nào trì Tu-đa-la, Tỳ-ni, Ma-đa-la-ca, nếu vị ấy nói nên thọ trì thì chúng tôi sẽ thọ trì, nếu nói không nên thọ trì thì chúng tôi sẽ không thọ trì ”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo ni Thâu la-Nan-đà: “Cô thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo ni, ta kết đồng giới lại trái nghịch không thọ trì, còn quở trách Trưởng lão Bạt đề là người ngu si không hiểu rõ, không biết chắc chắn”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo khi thuyết giới nói rằng: Tôi không thọ trì học giới này, tôi sẽ hỏi Tỳ kheo trì Tu-đa-la, trì Tỳ-ni, trì Ma-đa-la-ca rồi mới thọ trì, thì Tỳ kheo này phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo muốn biết thì trước phải thọ trì học giới này, sau mới hỏi Tỳ kheo trì Tu-đa-la, Tỳ-ni, Ma-đa-la-ca rằng: Giới này nghĩa như thế nào. Việc này nên hành trì như thế.

Tướng phạm trong giới này là nếu khi thuyết giới nói đến bốn Ba-la-di , nói rằng: “Tôi không học giới này, tôi sẽ hỏi Tỳ kheo trì Tu-đa-la, Tỳ-ni, Ma-đa-la-ca rồi mới học”, thì phạm Ba-dật-đề. Nếu khi thuyết giới nói đến mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa, hai pháp bất định, ba mươi pháp Ni-tát-kỳ Ba-dật-đe, chín mươi pháp Ba-dật-đề, bốn phápBa-la-đề-đề-xá-ni , Chúng học pháp và bảy pháp Diệt tránh liền nói rằng: “Tôi không thọ học giới này…” thì phạm Ba-dật-đề. Nếu khi nói Nhập Tỳ-ni kinh thuyết khác mà nói rằng: “Tôi không học kinh này…”, thì phạm Đột-kiết-la.

76. Giới Rình Nghe Lén

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Lục quần Tỳ kheo và Thập thất quần Tỳ kheo thường hay tranh cải với nhau, cải xong rồi bỏ đi. Thập thất quần Tỳ kheo cho là Lục quần Tỳ kheo không nghe được tiếng nói của họ nên nói với nhau: “Lục quần tánh hung dữ lại mạnh khỏe, ưa thích đấu tranh, nếu chúng ta đồng tâm thì Lục quần không thể làm gì được”, không ngờ Lục quần Tỳ kheo rình nghe được, liền nói rằng: “Vì sao các ngươi lại mắng chúng ta”, đáp: “Ai mắng các thầy”, Lục quần nói: “Không phải vừa rồi các ngươi nói rằng: Lục quần tánh hung ác lại mạnh khỏe… không thể làm gì được”, Thập thất quần nói: “Ai nói, các thầy nghe được từ ai”, đáp là rình nghe được. ”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Lục quần Tỳ kheo: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo sau khi cùng tranh cải với người khác lại rình nghe lén”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo sau khi tranh cải với Tỳ kheo khác rồi đến rình nghe lén Tỳ kheo kia nói điều gì, ta sẽ nhớ giữ thì Tỳ kheo này phạm Badật-đề.

Rình nghe lén là núp dưới giường dây lỗ bệ nhỏ hoặc lỗ bệ lớn hoặc giường chiếc, hoặc núp bên cửa hoặc trong phòng khác hoặc bên vách … để nghe lén.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo sau khi tranh cải với Tỳ kheo khác rồi đến rình nghe lén việc của người, nếu nghe được thì phạm Ba-dật-đề, nghe không được thì phạm Đột-kiết-la. Không phạm là nếu vì muốn làm cho hòa hợp nên đến rình nghe.

77. Giới Khi Tăng Xử Đoán Đứng Dậy Bỏ Đi

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ kheo đang làm yết ma tẫn Bạtnan-đà thì bị Lục quần Tỳ kheo ngăn nên yết ma không thành. Đợi khi Lục quần có nhân duyên đi vắng, một Tỳ kheo bạn của Lục quần không đi, các Tỳ kheo nói với nhau: “Chúng ta nên làm yết ma tẫn Bạt-nan-đà, vì Lục quần đã đi vắng không có ai ngăn”, nói rồi liền đánh kiền chùy nhóm Tăng muốn làm yết ma tẫn Bạt-nan-đà. Khi Tăng tác bạch nói đến tên của Bạt-nan-đà thì Tỳ kheo bạn này liền đứng dậy bỏ đi vì biết Tăng làm yết ma tẫn Bạt-nan-đà. Tăng yết ma tẫn Bạt-nan-đà xong, Tỳ kheo bạn này nói: “Yết ma này không như pháp vì không có mặt tôi mà làm”, các Tỳ kheo nói: “Thầy cũng có mặt trong lúc đó”, đáp: “Tôi tuy có mặt nhưng khi các thầy tác bạch tôi đã đứng dậy bỏ đi”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo bạn của Lục quần: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo khi chúng tăng xử đoán công việc lại yên lặng đứng dậy bỏ đi”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo khi Tăng xử đoàn công việc mà yên lặng đứng dậy bỏ đi thì phạm Ba-dật-đề.

Tăng xử đoán công việc là Tăng làm yết ma Đơn-bạch hoặc Bạch-nhị hoặc bạch tứ hoặc bố tát tự tứ hoặc yết ma mười bốn hạng người. Tướng phạm trong giới này là khi Tăng đang tác bạch làm yết ma Đơn-bạch hoặc Bạch-nhị hoặc bạch tứ… mà yên lặng đứng dậy bỏ đi thì phạm Ba-dật-đề. Không phạm là đi đại tiểu tiện hoặc đi đến chỗ không lìa nghe thấy.

78. Giới Không Cung Kính

Phật tại nước Câu-xá-di, lúc đó các Thượng tòa-ty kheo đang nói về pháp, về luật, về lời Phật dạy; Tỳ kheo Xiển-na không đợi nói xong liền nói lời khác lạ xúc não, không có tâm kính sợ. Các Tỳ kheo nói: “Thầy chớ nói lời khác lạ này, không có tâm kính sợ các Thượng tòa”, liền đáp: “Tôi nói lời khác lạ, không có tâm kính sợ các Thượng tòa, đâu có can dự đến các thầy”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo Xiểnna: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo khi thương tòa nói về pháp, về luật… không có tâm kính sợ”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Các thầy nên làm yết ma nói việc bất kính của-Tỳ kheo Xiểnna, nếu có Tỳ kheo nào giống như Xiển-na, Tăng cũng nên làm yết ma như thế. Tác pháp như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo Xiển-na này nói lời khác lạ xúc não Thượng tòa không có tâm kính sợ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay nói việc bất kính của-Tỳ kheo Xiển-na.

Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng nói việc bất kính củaTỳ kheo Xiển-na xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lăng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Này các Tỳ kheo, do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo bất kính thì phạm Ba-dật-đề.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tăng chưa yết ma nói việc bất kính, các Tỳ kheo khuyên can: “Thầy chớ làm việc dâm”, đáp: “Không làm, nếu thật có làm việc dâm thì phạm Ba-la-di hay sao”, do không cung kính nên phạm Đột-kiết-la. Nếu các Tỳ kheo can: “Thầy chớ làm việc trộm cắp, hoặc chớ đoạn mạng người…”, đáp: “Không làm, nếu thật có làm thì tùy làm mà mắc tội hay sao”, do không cung kính nên phạm Đột-kiết-la. Nếu Tăng chưa yết ma nói việc bất kính, các Tỳ kheo can: “Thầy chớ làm việc dâm”, đáp: “sẽ làm mà nếu thật có làm thì phạm Ba-la-di hay sao”, do không cung kinh nên phạm Đột-kiết-la. Nếu các Tỳ kheo can: “Thầy chớ làm việc trộm cắp… “ đáp: “Sẽ làm, nếu thật có làm thì tùy làm mà mắc tội hay sao”, do không cung kính nên phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tăng đã làm yết ma nói việc bất kính, các Tỳ kheo can: “Thầy chớ làm việc dâm”, đáp: “Không làm mà nếu thật có làm thì phạm Ba-la-di hay sao”, do không cung kính nên phạm Ba-dật-đề. Nếu các Tỳ kheo can: “Thầy chớ làm việc trộm cắp…” đáp: “Không làm, nếu thật có làm thì tùy làm mà mắc tội hay sao”, do không cung kính nên phạm Ba-dật-đề. Nếu Tăng đã làm yết ma nói việc bất kính, các Tỳ kheo can: “Thầy chớ làm việc dâm”, đáp: “Sẽ làm, nếu thật có làm thì phạm Ba-la-di hay sao”, do không cung kính nên phạm Ba-dật-đề. Nếu các Tỳ kheo can: “Thầy chớ làm việc trộm cắp…” đáp: “Sẽ làm, nếu thật có làm thì tùy lám mà mắc tội hay sao”, do không cung kính nên phạm Ba-dật-đề.

79. Giới Uống Rượu

Phật tại ấp Bạt-đà-la-bà-đề của nước Chi đề, nơi đây có con rồng dữ tên là Yêm-bà-la-đề-tha rất hung bạo nên không ai dám đến gần trú xứ của nó, voi ngựa trâu dê… cũng không dám đến gần, cho đến các loài chim cũng không dám bay ngang qua. Vào mùa thu lúa chín, rồng phá diệt hết lúa, lúc đó Trưởng lão Sa-già-đa du hành đến nước Chi đề ở qua đêm tại ấp này, sáng sớm khi vào trong ấp khất thực liền nghe nói có rồng dữ… phá diệt hết lúa. Trưởng lão nghe rồi sau khi khất thực và thọ thực xong, liền đến trú xứ của rồng ở dưới một gốc cấy bên dòng suối trải tọa cụ ngồi thiền định. Rồng nghe mùi ca sa liền nổi giận từ thân phun ra khói, Trưởng lão Sa-già-đa nhập tam muội dùng thần thông lực, từ thân cũng phun ra khói. Rồng giận gấp bội liền từ thân phun ra lửa, Trưởng lão lại nhập tam muội từ thân cũng phun ra lửa; rồng lại làm mưa đá, Trưởng lão liền biến mưa đá này thành các loại bánh như bánh Thích câu lợi…; rồng lại làm sấm chớp, Trưởng lão lại biến sấm chớp thành các loại thuốc hoan hỉ; rồng lại làm mưa dao, mưa tên…, Trưởng lão liền biến thành các loại hoa như hoa Ưu bát la… rồng lại làm mưa rắn rít…, Trưởng lão liền biến thành các loại hoa anh lạc… Như thế rồng có thế lực gì đều biến hiện ra hết, Trưởng lão cũng hiện oai đức như thế để hàng phục rồng, rồng không thắng được nên mất oai lực và ánh sáng, Trưởng lão biết rồng đã mất hết oai lực nên biến thành thân nhỏ chui vào hai lỗ tai của rồng rồi ra ở hai mắt, lại chui vào lỗ mũi rồi ra ở miệng, sau đó hiện thân ở trên đầu rồng kinh hành qua lại mà không làm tổn thương thân rồng. Rồng thấy những việc như vậy rồi kinh sợ đến lông dựng đứng liền chắp tay bạch rằng: “Tôi xin quy y Ngài”, Trưởng lão nói: “Ngươi chớ quy y ta, phải quy y với người mà ta đã quy y”, rồng nói: “Từ nay tôi xin quy y Phật, quy y pháp, quy y Tăng, trọn đời xin được làm Ưu-bà-tắc của Phật”. Rồng sau khi thọ tam quy làm đệ tử Phật thì không còn hung ác như trước nữa, nên người và chim thú đều đến trú xứ đó; vào mùa thu lúa chín rồng cũng không còn phá hại lúa nữa nên tiếng tăm của Trưởng lão Sa-già-đa vang khắp các nước: Trưởng lão đã hàng phục được rồng dữ trở nên hiền lành… Do tiếng tăm của Trưởng lão vang khắp nơi nên mọi người đều làm thức ăn cúng dường cho Tăng bữa ăn sáng, bữa ăn trưa. Trong số đó có một người nữa nhà nghèo vì tín kính nên biệt thỉnh Trưởng lão Sa-già-đa, Trưởng lão im lặng nhận lời; nguời nữa sửa soạn rất nhiều món ăn ngon cúng dường rồi suy nghĩ: “Trưởng lão đã ăn nhiều cháo sữa và tô có thể bị lạnh”, nghĩ rồi liền lấy loại nước có chút vị rượu dâng cho Trưởng lão uống. Trưởng lão không xem xét kỹ nên uống, thuyết pháp cho người nữ nghe rồi ra về, trên đường về thế rượu phát tác khiến Trưởng lão té ngã bên cửa gần chùa, thân say sưa nằm một nơi còn y Tăng-già-lê… đãy lượt nước, bát, tích trượng… văng khắp nơi. Lúc đó Phật và A-nan du hành đi đến nhìn thấy, Phật biết là Trưởng lão Sa-già-đà nhưng vẫn hỏi A-nan là ai rồi bảo A-nan: “Hãy trải tòa rồi nhóm Tỳ kheo tăng”, A-nan vâng lời Phật dạy trải tòa rối nhóm Tỳ kheo tăng, Phật ngồi trên tòa rồi hỏi các Tỳ kheo: “Các thầy có từng thấy từng nghe rồng dữ tên Yêm-bàla-đề-tha… giống như đoạn văn trên. Trưởng lão này đã hàng phục được rồng dữ này trở nên hiền lành…”, các Tỳ kheo người nào có thấy thì nói là thấy, người nào có nghe thì nói là nghe. Phật bảo các Tỳ kheo: “Các thầy nghĩ sao, Trưởng lão này bây giờ có thể hàng phục được một con ểnh ương hay không?”, đáp là không thể, Phật nói: “Tội lỗi như thế và tôi năng hơn nữa đều do nơi uống rượu mà ra. Từ nay nếu người nào nói là đệ tử Phật thì không được uống rượu, cho đến một giọt cũng không được uống”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo uống rượu thì phạm Ba-dật-đề.

Rượu có hai loại: rượu nếp và rượu trái cây. Rượu nếp là dùng gạo, nếp và men rượu hoặc dùng củ, thân cành, hoa, lá và trái hoặc dùng các hạt giống, các loại cỏ thuốc xen tạp ủ thành rượu, khi có đầy đủ sắc hương vị rượu thì uống vào có thể làm cho người say. Rượu trái cây là không dùng gạo nếp và men rượu, chỉ dùng cụ, thân cành, hoa, lá và trái cây hoặc chỉ dùng các hạt giống, các loại cỏ thuốc xen tạp ủ thành rượu, khi có đầy đủ sắc hương vị rượu thì uống vào có thể làm cho người say. Nếu Tỳ kheo lấy hai loại rượu này nếm, nuốt qua khỏi cổ cũng gọi là uống, cũng phạm Ba-dật-đề.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo dùng rượu nếp, tùy nuốt qua khỏi cổ bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu. Nếu Tỳ kheo uống rượu trái cây, tùy uống bao nhiêu phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu. Nếu ăn men rượu (cạn rượu, bả rượu) có thể làm cho người say, tùy mỗi miếng nuốt qua khỏi cổ đều phạm Ba-dật-đề. Nếu uống loại nước tợ rượu, có sắc hương vị rượu (hoặc chỉ có sắc hương rượu, hoặc chỉ có sắc vị rượu, hoặc chỉ có hương vị rượu) có thể làm cho người say, mỗi hớp nuốt qua khỏi cổ đều phạm Ba-dật-đề. Không phạm là chỉ có sắc rượu, không có hương vị rượu không thể làm cho người say, uống thì không phạm.

80. Giới Phi Thời Vào Tụ Lạc

Phật tại thành Vương xá, lúc đó các Tỳ kheo trước giờ ngọ vào tụ lạc, sau giờ ngọ trở về hoặc sau giờ ngọ vào tụ lạc, đến chiều mới trở về, không có thời khắc gì khiến cho những người xuất gia theo ngoại đạo khởi tâm tật đố quở trách rằng: “Người xuất gia khác trước giờ ngọ vào tụ lạc rồi trở ra, thọ thực xong rồi trở về trú xứ, cùng nhau hòa hợp lặng lẽ ẩn tu như chim mẹ đến giờ ngọ tự trở về tổ để ấp cho con được ấm. Sa-môn Thích tử này tự nói lành tốt có đức mà trước giờ ngọ vào tụ lạc đến sau giờ ngọ mới trở về hoặc sau giờ ngọ vào tụ lạc đến chiều mới trở về không có thời khắc gì”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại trước giờ ngọ vào tụ lạc đến sau giờ ngọ mới trở về…”, nhưng Phật chỉ quở trách mà chưa kết giới.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Ca-lưu-đà-di đã được quả A-la-hán suy nghĩ rằng: “Ta trước kia ở trong nhóm Lục quần, tại nước Xá-vệ đã làm nhơ nhà người, nay ta nên trở lại làm cho họ được tâm thanh tịnh”, nghĩ rồi liền vào trong nước Xá-vệ độ hết chín trăm chín mươi chín nhà mà cả vợ chồng đều đắc đạo, còn những nhà mà chồng đắc đạo, vợ chưa được hoặc vợ đắc đạo chồng chưa được thì không thể kể hết. Lúc đó trong thành Xá-vệ có một Bà-la-môn có thể độ được, Ca-lưu-đà-di liền suy nghĩ: “Nếu ta độ thêm nhà này thì sẽ đủ một ngàn nhà”, nghĩ rồi sáng sớm hôm sau đắp y mang bát đến trước nhà Bà-lamôn đó khất thực. Lúc đó Bà-la-môn đi vắng, người vợ ở trong nhà làm bánh nướng, Ca-lưu-đà-di liền nhập định ẩn thân ở ngoài cửa hiện thân ở trong sân nhà gõ cửa. Người vợ này nhìn ra thấy Sa-môn nhưng cửa cổng vẫn còn đóng liền suy nghĩ: “Sa-môn này vào từ ngõ nào, chắc là muốn ăn bánh nướng nhưng ta sẽ không cho, dù mắt có lọt ra ngoài ta cũng không cho”, Sa-môn liền dùng thần lực làm cho mắt lọt ra ngoài, người vợ này liền suy nghĩ: “Dù mắt lọt ra to như cái bát nhỏ, ta cũng không cho”, Sa-môn lại dùng thần lực làm cho mắt to như cái bát nhỏ, người vợ này nhìn thấy liền suy nghĩ: “Dù cho đứng chổng ngược trước mắt ta, ta cũng không cho”, Sa-môn lại dùng thần lực đứng chỏng ngược trước mặt, người vợ này liền suy nghĩ: “Dù có chết ta cũng không cho”, Sa-môn liền nhập diệt tận định, tâm tưởng đều diệt không biết gì hết, người vợ này kêu gọi, lôi kéo cách nào cũng không tỉnh dậy liền kinh hãi suy nghĩ: “Sa-môn này thật đại ác, ông ta thường qua lại chỗ vua Ba-tư-nặc, là thầy của phu nhân Mạt-lợi. Nếu họ hay biết ông ta chết trong nhà Bà-la-môn của ta, ta sẽ hết sức suy não, nếu ông ta còn sống thì ta sẽ cho bánh”, Ca-lưu-đà-di nghe rồi liền xuất định tỉnh dậy, người vợ này nhìn thấy mấy cái bánh nướng đều ngon nên tiếc, muốn làm bánh khác để cho, không ngờ bánh làm sau lại ngon hơn bánh trước, lại tiếc không muốn cho, nghĩ rằng: “Bánh nướng sau ngon hơn bánh nướng trước, ta nên lấy bánh trước đem cho Sa-môn”, không ngờ vừa gắp cái bánh trước lên thì tất cả bánh đều dính theo, Ca-lưu-đà-di liền nói: “Bà tùy tâm cho tôi mấy cái thì tôi lấy mấy cái”, bà liền lấy bốn cái cho, Trưởng lão nói: “Tôi không cần, nếu bà muốn thí thì nên thí cho Tăng”. Người vợ của Bà-la-môn này đã từng cúng dường Phật gieo trồng thiện căn, do túc duyên lớn mạnh nên đời này có thể đắc đạo, cũng do thiện căn này thúc đẩy nên bà suy nghĩ: “Tỳ kheo này không muốn ăn bánh, chỉ vì thương xót ta nên đến. Ta nên đem hết bánh nướng này cúng dường cho Tăng”, nghĩ rồi liền nói: “Thiện nhơn, tôi đem hết bánh này cúng cho tăng”, Trưởng lão đáp là tùy ý. Bà liền đem giỏ bánh đến trong Kỳ hoàn, đánh kiền chùy nhóm tăng lại để cúng bánh rồi ở trước Ca-lưu-đà-di nghe thuyết pháp. Trưởng lão tùy thuận quán nhân duyên đời trước của bà mà nói pháp khiến cho bà ngay nơi chỗ ngồi được xa lìa trần cấu, chứng được pháp nhãn tịnh. Người nữ này sau khi nghe pháp biết pháp, thấy pháp và nhập pháp liền dứt nghi hối không nhờ người khác mà ở trong Phật pháp được tự tại, liền đứng dậy đảnh lễ Ca-lưu-đà-di và bạch rằng: “Con từ nay xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, trọn đời làm Ưu-bà-di”, Trưởng lão nói pháp chỉ dạy cho bà được lợi hỉ rồi im lặng, bà liền đảnh lễ hữu nhiễu rồi ra về. Về đến nhà nói với người chồng: “Sau khi anh đi, tôi ở trong nhà làm bánh, lúc đó có A-xà-lê Ca-lưu-đà-di đến hiện đủ thứ thần lực nên tôi đem tất cả bánh đã làm đến trong Kỳ hoàn cúng cho Tăng. A-xà-lê Ca-lưu-đà-di lại thuyết pháp khiến cho tôi chứng được quả Tu-đà-hoàn, anh cũng nên đến đó để nghe thuyết pháp”. Bà-la-môn này đời trước có gieo trồng thiện căn, gần bậc chánh kiến lợi căn, do túc duyên lớn mạnh nên đời này có thể đắc đạo, do thiện căn này thúc đẩy nên ông đi đến chỗ Calưu-đà-di, đảnh lễ rồi ngồi trước mặt muốn nghe thuyết pháp. Trưởng lão tùy thuận quán nhân duyên đời trước của ông mà nói pháp khiến cho ông ta ngay nơi chỗ ngồi được xa lìa trần cấu… cho đến câu đảnh lễ Ca-lưu-đà-di, hữu nhiễu rồi ra về giống như trường hợp người vợ của ông. Về đến nhà ông nói với vợ: “Chúng ta không có thiện tri thức nào đại lợi ích như Đại-đức Ca-lưu-đà-di , vì sao, vì chúng ta nhờ Đại-đức mà phá trừ được hai mươi thân kiến, không đọa vào ba đường ác nữa, vô lượng khổ não trở thành hữu lượng, được nhập chánh định, thấy lý Tứ đế. Nếu Đại-đức ấy có cần dùng những thứ cần dùng trong sinh hoạt như y phục, ẩm thực, ngọa cụ, thuốc thang… , chúng ta sẽ cúng dường”, người vợ nói: “Chúng ta hãy đến thỉnh tùy ý”, nói rồi cùng đi đến chỗ Ca-lưu-đà-di đảnh lễ rồi bạch rằng: “Đại-đức biết không, chúng tôi không có vị thiện tri thức nào đại lợi ích như Đại-đức, vì sao… giống như đoạn văn trên, cho đến câu Xin hãy thọ chúng tôi thỉnh tùy ý”, Ca-lưuđà-di chấp thuận, từ đó trở đi hễ có cần vật dụng gì đều đến chỗ họ thọ lấy dùng. Bà-la-môn này có một người con trai thọ pháp Bà-la-môn, cưới vợ cũng là con gái của Bà-la-môn, hai vợ chồng nói với con rằng: “Con biết không, chúng ta không có vị thiện tri thức nào đại lợi ích như đđ Ca-lưu-đà-di, vì sao… giống như đoạn văn trên, cho đến câu thấy lý Tứ đế. Như chúng ta hiện đang cúng dường cho Đại-đức như thế nào thì sau khi chúng ta chết, con cũng phải cúng dường cho Đại-đức như thế ấy”, người con vâng lời. Thế pháp vô thường như bài kệ nói:

“Tích tụ đều tiêu tán,
Cao ngất ắt rơi rớt,
Hội họp ắt biệt ly,
Có mạng đều phải chết”.

Người con này sau khi cha mẹ chết, hiếu tang trừ phục giặt giũ xong liền đến chỗ Ca-lưu-đà-di đảnh lễ rồi bạch rằng: “Con xem Đạiđức như cha mẹ không khác, nếu có cần dùng những vật dụng trong sinh hoạt như y phục, ẩm thực, ngoại cụ, thuốc thang… xin hãy thọ con thỉnh tùy ý, như cha mẹ con đã thỉnh trước đây”, Ca-lưu-đà-di chấp thuận nên cần dùng thứ gì đều đến nhà người con này thọ lấy dùng. Lúc đó có năm trăm tên cướp sau khi làm việc ác xong lẻn vào trong thành Xá-vệ, chúa giặc là người trẻ tuổi đoan chánh nên người vợ của con trai Bà-la-môn từ xa vừa nhìn thấy liền sanh tâm nhiễm trước, liền sai Tỳ-sử mời chúa giặc vào nhà, chúa giặc được mời nên theo Tỳ-sử đến nhà. Vừa lúc đó Ca-lưu-đà-di đắp y mang bát đến trong nhà đó, người vợ này liền trải tòa mời ngồi rồi sửa soạn thức ăn uống dâng lên cúng dường, đợi Calưu-đà-di thọ thực xong liền ngồi phía trước nghe thuyết pháp. Ca-lưuđà-di nói về nhân duyên quở trách dâm dục, khen ngợi hạnh ly dục, quở trách phá giới, khen ngợi trì giới… rồi ra về. Người vợ này nghe rồi suy nghĩ: “Tỳ kheo này nay thuyết pháp về nhân duyên quở trách dâm dục… khen ngợi trì giới như thế, ắt là đã thấy ta và chúa giặc cùng nhau làm việc xấu. Chồng ta nếu biết sẽ không còn yêu thương ta nữa như yêu thương Tỳ kheo này, và ta sẽ chịu đại khổ não”, nghĩ rồi nói với chúa giặc: “Anh đã nghe Tỳ kheo nói về nhân duyên quở trách dâm dục… giống như đoạn văn trên, cho đến câu tôi sẽ chịu đại khổ não”, chúa giặc nói: “Vậy chúng ta phải làm sao”, đáp: “Chúng ta phải trừ diệt Tỳ kheo”, chúa giặc nói: “Người này có oai đức lớn, thường ra vào chỗ vua Ba-tư-nặc, là thầy của phu nhân Mạt-lợi, làm sao giết được”, đáp: “Tôi

sẽ làm nhân duyên ắt là giết được”. Sau đó người nữ này giả bịnh nằm trên giường, sau giờ ngọ sai người đến thỉnh Ca-lưu-đà-di, Ca-lưu-đàdi nghe nói liền đi đến để thăm bịnh và nói pháp chỉ dạy cho được lợi hỉ rồi đứng dậy muốn đi, người nữ này liền nói: “Thiện nhơn đừng đi, xin hãy thuyết pháp thêm cho tôi nghe, nhờ vậy tôi bớt bịnh dần, khổ thọ diệt lạc thọ sanh”, Ca-lưu-đà-di nghe lời này liền ngồi lại nói phap thêm chỉ dạy cho được lợi hỉ rồi đứng dậy muốn đi, người nữ lại lặp lại lời cầu thỉnh như trước, Ca-lưu-đà-di lại ngồi xuống nói pháp, cứ như thế cho đến mặt trời lặn, trời tối. Khi Ca-lưu-đà-di đứng dậy ra về thì chúa giặc cầm dao bén cắt đầu rồi bỏ thây trong hầm phân. Lúc đó là vào ngày thuyết giới, trong Kỳ hoàn đang hành trù dư một thẻ không biết là ai không đến, có người nói là Ca-lưu-đà-di không đến, trong Tăng hỏi: “Ai thọ dục?”, đáp là không có. Các Tỳ kheo không biết làm sao liền đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo: “Các thầy cứ làm bố tát thuyết giới, Ca-lưu-đà-di đã nhập niết-bàn. Ta cùng Ca-lưuđà-di còn thiếu một thân nữa là đủ năm trăm đời làm bạn, nay đã biệt ly”. Sáng sớm hôm sau, Phật cùng chúng tăng vào thành Vương xá đi đến chỗ hầm phân, Phật dùng thần lực đưa xác của Ca-lưu-đà-di lên hư không, các Tỳ kheo đón lấy để trên giường rồi đem ra ngoài thành hỏa thiêu rồi xây tháp cúng dường. Vua Ba-tư-nặc nghe biết Trưởng lão Calưu-đà-di chết trong nhà của Bà-la-môn liền tru di bảy đời nhà đó, và mười nhà lân cận đều tịch thu hết tài sản, bắt năm trăm tên cướp chặt hết tay chân. Các Tỳ kheo vào thành khất thực nghe biết việc này liền trở về bạch Phật, Phật nói: “Tội ác như thế và còn nặng hơn thế nữa đều do nơi phi thời vào tụ lạc. Nếu Ca-lưu-đà-di không phi thời vào tụ lạc thì không đến nhà Bà-la-môn vào giờ đó để bị người giết chết”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo phi thời vào tụ lạc thì phạm Ba-dật-đề.

Phi thời là qua giờ ngọ, sau giờ ngọ cho đến sáng hôm sau, trong khoảng thời gian đó gọi là phi thời. Tụ lạc là chỉ cho nhà bạch y. Tướng phạm trong gới này là nếu Tỳ kheo phi thời vào tụ lạc thì phạm Ba-dậtđề , tùy vào mấy lần tùy phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

Lúc đó có Tỳ kheo bịnh, muốn đến nhà bạch y xin cơm canh, cháo và ẩm thực, nhưng không dám đi nên bịnh càng nặng thêm. Các Tỳ kheo không biết làm sao đem việc này bạch Phật, Phật do việc này nhóm Tỳ kheo tăng đủ lời khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay giới này nên nói lại như sau:

Nếu Tỳ kheo phi thời vào tụ lạc mà không bạch cho Tỳ kheo khác biết thì phạm Ba-dật-đề.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo ở A-lan-nhã bạch Tỳ kheo khác để vào tụ lạc, khi trở về lại A-lan-nhã cho là đã bạch trước rồi nên trở vào tụ lạc lần nữa thì phạm Ba-dật-đề. Lại có Tỳ kheo ở A-lan-nhã bạch Tỳ kheo khác để vào tụ lạc, sau đó đến trong Tăng phường cho là đã bạch trước rồi nên trở vào tụ lạc lần nữa thì phạm Badật-đề. Lại có Tỳ kheo ở A-lan-nhã bạch Tỳ kheo khác để vào tụ lạc rồi đến một trú xứ, cho là đã bạch trước rồi nên trở vào tụ lạc lần nữa thì phạm Ba-dật-đề.

Nếu Tỳ kheo ở trong Tăng phường bạch Tỳ kheo khác để vào tụ lạc, khi trở về trong Tăng phường cho là đã bạch trước rồi nên trở vào tụ lạc lần nữa thì phạm Ba-dật-đề. Lại có Tỳ kheo ở trong Tăng phường bạch Tỳ kheo khác để vào tụ lạc, sau đó đến một trú xứ, cho là đã bạch trước rồi nên trở vào tụ lạc lần nữa thì phạm Ba-dật-đề. Lại có Tỳ kheo ở trong Tăng phường bạch Tỳ kheo khác để vào tụ lạc, sau đó đến Alan-nhã, cho là đã bạch trước rồi nên trở vào tụ lạc lần nữa thì phạm Ba-dật-đề.

Nếu Tỳ kheo ở trong trú xứ bạch Tỳ kheo để vào tụ lạc, khi trở về trú xứ cho là đã bạch trước rồi nên trở vào tụ lạc lần nữa thì phạm Badật-đề. Lại có Tỳ kheo ở trong trú xứ bạch Tỳ kheo khác để vào tụ lạc, sau đó đến A-lan-nhã, cho là đã bạch trước rồi nên trở vào tụ lạc lần nữa thì phạm Ba-dật-đề. Lại có Tỳ kheo ở trong trú xứ bạch Tỳ kheo khác để vào tụ lạc, sau đó đến Tăng phường, cho là đã bạch trước rồi nên trở vào tụ lạc lần nữa thì phạm Ba-dật-đề.

Nếu Tỳ kheo phi thời vào tụ lạc, không bạch Tỳ kheo khác, tùy đi trải qua bao nhiêu ngõ hẽm, tùy phạm Đột-kiết-la bấy nhiêu, tùy vào nhà bạch y bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

Lại có Tỳ kheo gởi y trong nhà một cư sĩ, nghe tin nhà đó bị cháy liền chạy ra khỏi Tăng phường để vào tụ lạc đến nhà cư sĩ đó mà quên không bạch Tỳ kheo khác, đến giữa đường sực nhớ liền quay trở lại để bạch Tỳ kheo, trong khoảng thời gian đó nhà cư sĩ đã bị cháy hết, y củaTỳ kheo cũng bị cháy luôn. Cư sĩ trách Tỳ kheo: “Tại sao giờ này thầy mới đến, phải đến sớm hơn thì có thể giúp tôi cứu lửa, nhà tôi không bị cháy hết, y của thầy cũng không bị cháy”. Tỳ kheo này không biết làm sao liền đem việc này bạch Phật, Phật do việc này nhóm Tỳ kheo tăng đủ lời khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay giới này nên nói lại như sau: Nếu Tỳ kheo phi thời vào tụ lạc mà không bạch Tỳ kheo khác thì phạm Ba-dật-đề, trừ nhân duyên gấp. Nhân duyên gấp là tụ lạc bị cháy hoặc trong tám nạn có nạn nào xảy ra, không kịp bạch Tỳ kheo thì không phạm.

81. Giới Hứa Thỉnh Tăng Lại Bỏ Đi Đến Nhà Khác

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có một cư sĩ nhân nơi Bạt-nan-đà Thích tử mà thỉnh Phật và Tăng ngày mai đến nhà thọ thực, Phật im lặng nhận lời, cư sĩ biết Phật đã nhận lời liền đảnh lễ hữu nhiễu rồi ra về. Về đến nhà lo liệu đầy đủ các món ăn ngon, Bạt-nan-đà sáng sớm đáp y mang bát đi đến các nhà khác, lúc đó trong Tăng phường không có người bạch đã đến giờ thọ thực, cũng không có người đánh kiền chùy báo hiệu giờ ăn nên Phật bảo A-nan khi nào đến giờ thọ thực thì bảo người đánh kiền chùy. Đến giờ Phật và Tăng đi đến nhà cư sĩ đó nhưng không có ai ra đón, làm lễ kính và trải tòa mời ngồi, Phật bảo A-nan nhắc nhở chủ nhà thứ lớp nên làm điều gì, A-nan liền bảo chủ nhà trải tòa mời Phật và Tăng ngồi, kế bảo chủ nhà: “Phật và Tăng đã ngồi, vì sao không dọn thức ăn lên cho Phật và Tăng thọ thực”, cư sĩ nói: “Xin hãy chờ một chút, đợi Bạt-nan-đà Thích tử đến”. Lát sau A-nan lại như trước nhắc chủ nhà một lần nữa, cư sĩ lại nói giống như trước; lát sau A-nan lại nhắc lần thứ ba, cư sĩ nói: “Bữa thỉnh thực này là vì Bạt-nanđà Thích tử, nếu Bạt-nan-đà đến thì mới dọn lên, Bạt-nan-đà không đến thì hoặc dọn hoặc không dọn, nếu cần ăn thì hãy đợi Bạt-nan-đà”. Lúc đó Bạt-nan-đà sắp qua giờ ngọ mới đến, cư sĩ liền tự tay dâng cúng các món ăn ngon, Bạt-nan-đà ăn vội xong trước liền đứng dậy đi đến nhà khác, cư sĩ đợi Phật và Tăng thọ thực xong, lấy ghế nhỏ ngồi trước Phật nghe thuyết pháp, Phật nói pháp chỉ dạy được lợi hỉ rồi cùng chúng Tăng ra về. Sau đó Phật bảo A-nan trải tòa rồi nhóm Tỳ kheo tăng, tất cả Tỳ kheo đều đến nhóm chỉ thiếu có Bạt-nan-đà, mãi đến mặt trời lặn Bạt-nan-đà mới về đến. Phật bảo các Tỳ kheo: “Bạt-nan-đà là người ngu si, ngày nay hai thời xúc não tăng, trước giờ ngọ do nhân duyên ẩm thực, sau giờ ngọ do nhân duyên nhóm tăng”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo hứa với người khác thỉnh Tăng, trước giờ ngọ và sau giờ ngọ đi đến nhà khác thì phạm Ba-dật-đề.

Hứa thỉnh Tăng là hứa vì đàn việt thỉnh chúng tăng đến. Trước giờ ngọ là từ sáng sớm đến giữa trưa; sau giờ ngọ là qua giữa trưa đến sáng hôm sau. Đi đến các nhà là nhà của bạch y, đồng tâm với bạch y nên ra vào nhà họ.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo ở A-lan-nhã bạch Tỳ kheo khác vào tụ lạc, khi trở về A-lan-nhã cho là đã bạch trước rồi nên trở lại tụ lạc lần nữa thì phạm Ba-dật-đề… giống như trong giới trên, cho đến câu Tỳ kheo vì đàn việt thỉnh tăng đến nhà ngủ qua đêm, nếu không bạch Tỳ kheo khác mà xuất giới đến trong nhà đàn việt, tùy trải qua bao nhiêu ngõ hẽm thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu; tùy đến trong nhà kia mấy lần thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.