LUẬN KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Hán dịch: Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Tam Tạng Pháp sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

Nầy Ca-diếp! Sau nầy trong tương lai sẽ có Tỳ-kheo như con chó đuổi theo cục đất. Trong đấy gọi như chó là do theo ngoại đạo. Năm thứ cảnh giới sắc v.v… ví như cục đất, ném vào là như sợ sắc, âm thanh, mùi thơm, vị ngọt, sự va chạm, chỉ rõ sự sợ hãi các cảnh giới đó. Tỳ-kheo kia sợ cảnh giới, vì không chứng biết nguyên nhân vì sao phải sợ. Phật chỉ cho Tỳ-kheo bốn thứ tướng. Chỉ tranh giành lấy cảnh giới. Ở chỗ trống trải, vắng vẻ vì muốn đổi thay được cảnh giới tốt đẹp, nên duyên nơi chốn trống trải, vắng vẻ. Tỳ-kheo đó chỉ ở một mình, không có bạn đồng tu, trừ bỏ sự nhiễm tạp, vĩnh viễn trụ không hai. Thân đã lìa xa năm dục, nhưng tâm lại không từ bỏ nó, người nầy có khi hoặc nghĩ nhớ đến sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon ngọt, sự va chạm, rồi chút lòng tham lam, say đắm khởi lên mà không tự quán sát nội tại, không hay, không biết, chỉ luôn gợi nhớ đến các cảnh giới vì có sức chịu đựng, nên họ cũng không biết. Tại sao cần phải xa lìa sắc, thanh, hương, vị, xúc? Chính vì họ không hay biết, nên thời gian sau, khi họ vào thành ấp, xóm làng, hay kinh đô của vua v.v…, giữa chốn đầy người thì họ bị trói buộc do năm dục: Sắc, tiếng, mùi thơm, vị ngọt, cùng sự va chạm nên bị lùi lại.

Nếu người cho đến chết ở nơi trống trải, thanh vắng, lại giữ giới thế tục để được sinh lên cõi trời hữu lậu, thì họ vẫn bị trói buộc do sự ưa thích năm dục lạc trên trời. Rồi khi phước cõi trời hết, họ cũng không tránh khỏi rơi vào bốn đường ác. Bốn con đường ác là: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và A-tu-la. Đã được sinh lên cõi trời mà vẫn còn phải bị đọa là do hành động, họ dựa vào tham dục đó là bạn đen, nên biết. Dựa vào cái thấy mà hành động, gọi là bạn trắng, nên biết. Do thấy nhân vô ngã, để đối trị với hạng người đó, nên giải thích thành hai hạng bạn đen, trắng v.v… nên biết.

Tu tập các hạnh như thế xong, nếu tâm tán loạn, thì gồm thâu nó lại. Đã gồm thâu được thì có giải thoát. Câu kinh trong đấy là thí dụ. Tâm không nhập định, nhưng vì muốn được giải thoát, nói các phương tiện Xa-ma-tha v.v…, thủ xả phiền não Xa-ma-tha xen kẽ để đối trị tâm, nên nói rõ qua thí dụ yết hầu và thí dụ người bị trói buộc v.v…, đều coi một lòng tâm định là phương tiện giải thoát, nhằm thị hiện tướng kiến tu, nói đó là phương tiện diệt phiền não.

Sự cản trở của kẻ tu đạo là chấp thân và mê đắm Tam-muội, vì nhận thức như thí dụ yết hầu và người bị trói buộc v.v…

Khi chứng ngộ đế dùng trí xuất thế gian tạo tác, gây ra khó khăn là chấp thân như chứng bệnh phát sinh nơi yết hầu, nên biết.

Đã thực hành hạnh như thế xong, vì đề phòng chấp pháp có, đề phòng những chấp như vậy nên nói hai thứ thí dụ “không” về tâm không sạch:

1. Đọc tụng kinh sách, các bộ luận v.v… của ngoại đạo, thế gian.

2. Cất chứa nhiều y bát tốt đẹp, dựa vào nghiệp, dựa vào thân.

Hai pháp nầy trói buộc vào hai thứ:

  1. Bị trói buộc do chấp.
  2. Trói buộc do lợi dưỡng, tiếng khen v.v…

Hai thứ nầy có khả năng trói buộc khi pháp thiện chưa phát sinh, làm cho pháp thiện không sinh, tạo ra hai chướng khác:

1. Bạn dòng Thánh.

2. Gần gũi các Đàn-việt, còn pháp thiện đã sinh thì bị tiêu mất, hay làm cho ô nhiễm, khiến hình thành hai thứ nhơ:

3. Chịu đựng sự nhơ bẩn của các phiền não.

4. Ham trí thức v.v… của các Đàn-việt. Vĩnh viễn nhổ đứt pháp căn thiện, khiến hỗ trợ thành hai thứ mưa đá làm hư hỏng chánh pháp: Chê bai chánh pháp, phá giới mà vẫn nhận lãnh của tín thí. Họ không thể cứu chữa được nơi pháp hiện tại, do vậy mắc phải hai chứng bệnh ung nhọt:

5. Vạch tìm lỗi người khác.

6. Tự che giấu mọi tội lỗi của mình.

Trong pháp hiện tại, họ đau khổ vì hành động ác, làm cho họ mắc phải hai thứ pháp thiêu đốt:

1. Thân tâm nhơ bẩn mà mặc áo cà sa.

2. Nhận sự lễ bái, cúng dường v.v… của người giữ giới có công đức.

Thí dụ vị lai là dù thế nào vẫn không thể sinh căn thiện, vì mắc hai chứng bệnh, không thể nào cứu chữa là:

1. Phá hoại việc tự điều phục tâm tăng thượng mạn.

2. Làm hư hỏng sự phát tâm Đại thừa của người khác. Vì phỉ báng Bồ-tát, dựa vào giới pháp của Thanh văn, còn có lần lượt trong vị lai, nên biết.

Nầy Ca-Diếp ! Thầy phải tự quán sát bên trong. Như thế, cho đến trong số đó, có người nào thông minh trí tuệ, điều phục được phiền não tham lam v.v…

Nói thí dụ về tăng thượng giới hạnh nghe nhiều, học rộng, thì họ nảy sinh ý nghĩ ăn năn mà chán nản (thế trần) để làm sáng tỏ tâm tăng thượng về giới hạnh bằng thí dụ yết hầu và thí dụ về người bị trói buộc, dùng nhân vô ngã và pháp vô ngã làm tăng thượng trí giới hạnh. Nếu để điều phục phiền não tham lam v.v… mà tâm tăng thượng về giới hạnh như kinh đã nói, thì sao trong đây lại nói tăng thượng giới hạnh?

Đáp: Tham sân si là nhân làm phát sinh mọi hành động phiền não tham. Nó khởi lên tướng rõ nhất, cho nên nói điều phục phiền não tham là hạnh tăng thượng của giới.

Hỏi: Thế nào là các phiền não có khả năng phát sinh tội?

Đáp: Vì có hai thứ tướng, người đó không thể sám hối. Ví như người đó đã sám hối, nhưng không thành sám hối. Có các Sa-môn, Bàla-môn không nhận biết nguyên nhân của phiền não, nên sợ hãi cảnh giới sắc v.v…, họ tìm nơi trống trải, thanh vắng mà ở, nhưng tự tâm vẫn khởi lên những suy nghĩ bất thiện, nên phiền não ngã mạn, lại cũng phát sinh, hoặc nhớ nghĩ đến nơi khác mà cảm thấy tham v.v…, họ lao theo nó, như con chó đuổi theo cục đất. Khi ta lượm đất chọi thì con chó đuổi theo cục đất. Như vậy là không biết cách loại trừ tham v.v…

Do đã có chuyện thân cận với xóm làng nên mình mới nghĩ nhớ đến, thì đấy gọi là chưa loại trừ. Thuận theo nghĩa nầy nên gọi là loại trừ và loại trừ xong.

Hỏi: Vì sao nói điều phục tham lam trong bạn đen mà không nói điều phục phiền não trong bạn trắng? Nói điều phục về phiền não mà không nói về tham?

Đáp: Vì cả hai đều ở trong cõi Dục, nên chỉ rõ có cái còn sót bị điều phục và có cái còn sót không bị điều phục, điều ấy có nghĩa là nếu người ở chỗ trống trải thanh vắng mà chết thì như thế là chưa điều phục. Người giữ vững giới cấm mà giới tăng thượng còn bị hư hoại, huống chi là người không giữ vững giới cấm, ví như trông thấy con ngựa đi dưới đường mà đôi khi còn lầm lẫn. Hành giả tu hành giới tăng thượng cũng như thế, ngộ nhận các ý niệm, cũng gọi là tán loạn, cũng như chứng bệnh yết hầu đưa đến chết người. Như thế, phải tu hành nhân vô ngã với trí tăng thượng. Do thân kiến có thể làm chết mạng sống của pháp. Như người bị trói buộc chỗ nào thì mong cầu được giải thoát chỗ ấy, dựa vào pháp vô ngã mà tu hành với trí tăng thượng. Cũng như vậy, tùy tâm chấp, tùy vọng niệm mà thắng vượt chúng.

Trong ba cách tu tập giới pháp nầy, có tám pháp mâu thuẫn nhau về giới và có tám thứ tùy thuận tâm không trong sạch, như đọc tụng kinh, sách, các luận v.v… của ngoại đạo thế gian, đa số đều ham thích y bát đẹp đẽ v.v… mà không phải vì cần dùng. Như ô nhiễm ngang ngược “Không”, vì ô nhiễm ngang ngược là nguyên nhân của sự ràng buộc.

Nói lần lượt thì có hai thứ ràng buộc:

1. Sự ràng buộc của kiến chấp.

2. Sự ràng buộc của danh vọng, lợi dưỡng. Hai thứ nguyên nhân tạo ra sự ràng buộc, nên nói lần lượt là vậy.

Bị kiến chấp trói buộc, nên ghét và chê bai bạn bè dòng Thánh. Bị lợi dưỡng và danh vọng, nên thân cận bạch y. Hai thứ nầy như vết nhơ gây chướng ngại:

1. Oán ghét, chê bai bạn Thánh, thì nhận lãnh các phiền não.

2. Thân cận bạch y là tham tri thức v.v… của các Đàn-việt. Sự dơ bẩn nầy làm nguyên nhân tạo cơn mưa đá. Hại của sự mưa đá là bị phiền não giày vò, rồi chê bai chánh pháp, ham theo Đàn-việt, sự thân cận nầy là điều kiện phá giới. Kẻ phá giới và nhận lãnh sự cúng dường của tín thí là nguyên nhân cho cơn mưa đá, nên sau đó mới có chứng bệnh ung nhọt. Do chê bai chánh pháp, phá giới và thọ hưởng của tín thí, tự che giấu các tội lỗi của mình, các điều đó làm nguyên nhân nung nấu của chứng ung nhọt. Lại nữa, kẻ đó còn bị đốt cháy do sự tìm vạch lỗi của người khác.

Kẻ thân tâm nhơ bẩn mà mặc áo cà sa, kẻ che giấu tội của mình mà nhận lãnh sự lễ bái, cúng dường v.v… của người có công đức giữ giới, những hành động đó là nguyên nhân gây ra sự đốt cháy kia.

Bệnh không thể chữa trị là bệnh thân tâm nhơ bẩn thích mặc áo cà sa, ấp ủ tăng thượng mạn mà gom góp tâm giới. Nhận lãnh sự lễ bái, cúng dường v.v… của người giữ giới có công đức là phá hoại kẻ trụ vào phát tâm Đại thừa.

Nói bạn trắng để đối trị với các chứng b ệnh trên, nên biết.

Trong hai loại người nầy, thứ nhất là người tu hành mà có chấp, thứ hai là người tu hành mà tham ái, nên biết.

Có bốn hạng Sa-môn lần lượt chỉ rõ là: Hạng gây tai họa vì sống trái với giới pháp. Hoặc thân cận bạch y. Hoặc gây tai nạn cho người làm họ phải bỏ pháp. Hoặc người đã có công đức rồi mà gây mọi trở ngại trong ý nghĩ họ. Nếu không gây trở ngại thì chỉ có ba hạng người gây tai họa. Ba loại đó là: Sa-môn với hình dáng, sắc phục nhưng tâm, hạnh đều hư hỏng. Dựa vào ưa ghét mà nói pháp theo nghĩa ưa ghét đó.

Sa-môn lừa dối là Sa-môn ham tiếng tốt, hạnh tốt, mà tâm hư, họ chạy theo vui mừng, ham muốn quá đổi, chạy theo những mừng vui dục vọng hữu lậu.

Trong vui mừng, ham muốn xấu đó, luôn nghĩ mình là Sa-môn, nhưng không phải là Sa-môn.

Rất sợ hãi, nếu có được nhiều đức, nhưng lại tự ý bỏ đức vốn đã có của mình, luôn nghĩ thế nầy: Người có tâm vui mừng và ham muốn, người đó nếu đã vừa có đức mà còn có tâm trên thì càng tốt hơn.

Hạng người thứ nhất có hai việc hư hỏng:

  1. Hữu dư.
  2. Vô dư.

Hữu dư là dựa vào bốn hạng Sa-môn mà nói, là do thọ giới hữu lậu đưa đến ý nghiệp bất tịnh.

Đem ba thứ không giỏi điều phục nầy theo như thứ lớp chỉ rõ, nếu căn cứ vào việc khất thực mà nói là sống đời không trong sạch. Dựa vào việc thọ dụng để nói về sự keo kiệt, nghĩa là họ gom góp để dành thức ăn qua đêm. Dựa vào nghiệp tu tập để nói lối sống bất tịnh. Dựa vào sự tiêu dùng để nói chuyện keo kiệt, như cất giữ đồ ăn cách đêm v.v… Dựa vào việc tu mà nói lười biếng. Vô dư là do phá giới nên phạm những lời dạy căn bản của giới.

Tâm hư hỏng là dùng pháp ác và cố ý che giấu tội lỗi của mình.

Thành tựu hạnh thứ hai là dựa vào hành mạng giới thọ dụng và tu đạo, trong đó thành tựu về hạnh là dựa vào hành. Thành tựu về cảnh giới là dựa vào mạng sống. Thành tựu oai nghi là để tâm nhuộm thắm trong bốn hạnh oai nghi.

Dựa vào giới cấm là thọ dụng vật thô nhám, thức ăn cũ đạm bạc, ít ham muốn.

Chủng tánh của bốn Thánh là dựa vào thọ dụng, không thân cận các bạn đạo và người thế tục v.v… Dựa vào tu đạo nên ít nói, ưa sống nơi thanh vắng, dựa vào luận thuyết an ủi, khuyến dụ v.v… nên biết. Mặc dù thực hành các pháp như thế, nhưng đều là lừa dối chớ không vì giỏi làm tịnh tâm, vì tâm đã hư hỏng nên hạnh tu hành nương vào cũng lừa dối, nên biết:

Thường chấp ngã là dựa vào nhân vô ngã mà hành nhưng lại không dập tắt được chấp ngã. Nên trong “Pháp không” phát sinh tâm sợ hãi, như thấy mình sắp rơi xuống vực thẳm. Nương vào pháp vô ngã, nhưng không phân biệt được ý nghĩa của “không”, người nào nói pháp không thì họ coi là kẻ thù.

Người thứ ba là thành tựu hạnh tùy thuận trụ niệm, nghĩa là y chỉ và y hành tùy thuận các pháp, nên biết.

Trong đấy, trụ là vâng giữ giới cấm, niệm là học rộng. Vì sự nhớ nghĩ đó, nên tùy thuận được mọi việc. Nương tựa là sống nơi trống trải thanh vắng, vì tọa thiền ở chỗ trống trải, thanh vắng, nên tùy thuận của các công đức. Tùy thuận các pháp là biết vừa đủ, ít ham muốn v.v… tâm không thân cận với bất cứ ai.

Không dập tắt được mọi ý niệm thì ở đây chỉ rõ cách đối trị là làm phát sinh nhàm chán và lìa dục. Nhờ đó, chấm dứt được ham muốn, được tâm Bồ-đề hay mất tâm Bồ-đề là do kết quả tu đạo nầy.

Người thứ tư, cả hai đều thành tựu. Có chín thế mạnh của thành tựu, nên biết:

  1. Thế mạnh của tu mãi một hạnh.
  2. Thế mạnh của học rộng.
  3. Thế mạnh của ham muốn.
  4. Thế mạnh của suy tư vắng lặng.
  5. Thế mạnh của chánh kiến.
  6. Thế mạnh của chứng ngộ.
  7. Thế mạnh của diệt hết.
  8. Thế mạnh của tu tập.
  9. Thế mạnh của chứng ngộ chân chánh.

Không mong cầu thân mạng là không tham tiếc thân mạng. Đấy gọi là thế mạnh của tu mãi một hạnh.

Ưa học pháp Không v.v… với lòng hoan hỷ là làm sáng tỏ thế mạnh thứ hai là học rộng.

Cũng không cảm thấy vui mừng với chấp “Không” v.v… và cũng không tỏ vẻ vui mừng với cảnh giới Niết-bàn mà chỉ chuyên lo tu tập các phạm hạnh, huống chi mong cầu sẽ được sống trong ba cõi, không mong cầu chấp pháp, cũng ưng pháp diệt, ý hướng đến Niết-bàn của quả đó, đạo đó.

Nói về thế mạnh ham muốn thứ ba là thường xuyên dừng lại và

dựa vào chánh pháp, không dựa vào văn tự, câu văn. Mong cầu nội tâm được giải thoát mọi phiền não, không trốn chạy cái bên ngoài. Vì dựa vào chánh pháp mà mong cầu được thiền định, giải thoát suy nghĩ về trí tuệ thế gian v.v…

Thế mạnh thứ tư là suy tư trong thanh vắng để cầu mong giải thoát mọi phiền não, không hướng ra ngoài, chỉ mong thấy được một pháp. Pháp đó từ xưa đến nay vốn không cấu uế mà hoàn toàn trong sạch để tự mình nương vào nó. Không dừng lại nương tựa vào người nào khác để tánh không bị nhiễm. Pháp hữu học xuất thế gian là bên trong mình phải tự biết lấy.

Thế mạnh thứ năm là chánh kiến, là dùng pháp thân chân chánh mà còn không trông thấy được Phật, huống gì là sắc thân. Không thấy Tam bảo là ba ngôi quý báu, chân thật, cũng là do trí xuất thế gian phân biệt nhớ nghĩ.

Thế mạnh thứ sáu là chứng. Đã lìa mình ra khỏi tai họa chấp “Không” mà còn không thấy được pháp, huống chi là tham đắm âm thanh, lời nói. Do vậy cần diệt trừ những gì nên diệt trừ.

Thế mạnh của diệt là thứ bảy, không thấy có điều gì phải tu tập nữa.

Thế mạnh của tu tập là thứ tám. Không sinh vào vòng sinh tử, không đắm say Niết-bàn, biết được tất cả pháp xưa nay tịch diệt, không thấy có sự trói buộc, không có mong cầu giải thoát. Thế nên, không từ bỏ thế gian, không chứng ngộ Niết-bàn. Không diệt nhân tố thế gian để chứng Niết-bàn. Không sinh ở thế gian, không mong cầu cảnh giới Niết-bàn. Không mong muốn chết và không mong được sống lâu mãi. Không mong cầu được giải thoát, không mong muốn phải bị ràng buộc, vì đã diệt, và còn phần hữu dư.

Không tu hành cũng không diệt. Trong đấy, tính chất diệt cùng tận là các pháp vô học thuộc về vô sinh trí v.v… nên biết. Đây gọi là thế mạnh thứ chín về chánh chứng.

Vì đã có ba hạng Sa-môn kia, nên mới đặt tên Sa-môn (danh từ Sa-môn). Danh từ Sa-môn đó không có nghĩa và chỉ rõ không giống nhau, chỉ lấy tên để thay thế.

Nói thí dụ nghèo khổ. Lấy tên để thay thế là thế nào? Dùng hình dáng, trạng mạo khác với tên Sa-môn, giả dối để nhận lãnh lợi dưỡng của tín thí. Từ đây trở về sau, các hành chẳng phải là chân thật. Sa-môn và ý thức nhận biết (tri thức) đã phát sinh tánh kiêu ngạo. Hạnh chân thật của Sa-môn là vâng giữ giới cấm có nhận thức, hiểu biết. Nói điên đảo vì giống như giữ gìn giới, trí văn, tư, tu, dựa vào kiêu ngạo đó nên mới nói hai thí dụ: Như có người bị nhận chìm trong vũng nước sâu mà chết khát. Thí dụ nầy nhằm chỉ rõ kẻ có văn tuệ dễ nảy sinh ngã mạn.

Thí dụ thầy thuốc là do tư tuệ, nên ham mê Tam-ma-bạt-đề, kẻ phàm phu xa lìa ham muốn thì dễ mắc vào lợi dưỡng và sự cung kính.

Hữu học là phát sinh hối tiếc tu tập Tam-ma-bạt-đề, vì tu tuệ hạnh tà sẽ thị hiện sự kiêu ngạo trong việc hành chánh hạnh, cho nên nói ra ba thí dụ khác: Thí dụ đầu là nói về bệnh nhân, thí dụ thứ hai là của quý báu, thứ ba là nói về người chết.

Dựa vào giới sinh tánh kiêu ngạo, thị hiện có bốn hạng Tỳ-kheo phá giới, thí dụ như Tỳ-kheo khéo giữ giới v.v… Trong đó, người đầu tiên tạm thọ giới, người thứ hai là hạng không khéo giữ gìn giới luật, còn tỏ rõ sự lười biếng. Người thứ ba hành động giống như người giữ giới, gây chướng ngại đối với sự phá giới, nên nói làm hư hỏng chướng ngại giới. Người thứ tư nói là đã lãnh thọ đầy đủ mười hai công đức của hạnh đầu đà, đây là giữ giới trên danh nghĩa tạm bợ. Trong đấy, người thứ nhất nhận thấy tai họa phá giới nên dập tắt bằng cách gây chướng ngại để đối trị. Gọi là phá giới.

Hữu lậu do phá giới nên không thể gìn giữ một phần nào trong số giới cấm.

Nảy sinh tư tưởng sợ hãi trong cảnh giới Niết-bàn, vì không có khả năng diệt được chướng ngại phá giới, nên đối trị bằng cách tu hành.

Người thứ hai dùng tánh ngã mạn nảy sinh ta đây được tướng giải thoát. Để đối trị hạnh nầy, nên mới nói về các công đức giữ giới chân thật. Phá giới là tội ác đã quá rõ ràng. Hạnh tu đạo cũng đã được chứng tỏ.

Trong đó, với người giữ giới đầu tiên, Đức Phật nói họ nên ngộ nhập từ bên trong, không nên ngộ nhập từ bên ngoài.

Với người giữ giới thứ hai, Đức Phật nói: Chớ tạo ra nghiệp nhiễm. Khéo léo không tạo ra nghiệp nhiễm, không phải để thân v.v… tạo nên. Nghiệp nhiễm cũng không phải không làm gì, mà là giỏi làm ở chỗ vô hành và không phải không làm gì. Dựa vào tạp nhiễm, mà không tạp nhiễm. Dựa vào sự khất thực mà không chấp vào khất thực, cũng không dựa vào đó mà không hành. Thọ dụng tạp nhiễm nhưng không nhiễm tạp, vì không danh, không sắc, Niết-bàn vô dư. Trong vô tưởng vô phi tưởng, vô tướng hành, lìa bỏ hết thảy tưởng nhớ nghĩ và những nhớ nghĩ vô tưởng, thành ra giới là không diệt, không phải không diệt. Hạnh vô học đối với Niết-bàn là hữu dư, phiền não là vô dư. Không chấp không buông, thường làm xa lìa sự vui mừng, âu lo, và từ bỏ sự nhớ nghĩ đến đồng sinh, thì không gì đáng chấp không gì đáng bỏ. Trở lại cảnh giới ban đầu, không chấp sự vui sự khổ, và chấp, buông ý niệm đồng sinh, thì không có chúng sinh, không có danh từ chúng sinh, cho đến không tâm, không có tên của tâm. Dựa vào thí dụ để giải thích, nếu đã diệt thì tùy thuộc vào đối tượng diệt để có thể ghi nhận và tùy vào việc đã ghi nhận mà tùy thuận đối tượng được ghi nhận. Không có thế gian, không có phi thế gian. Sống trong thế gian xen tạp, nhưng người tu hành làm việc không xen tạp. Nói không nương tựa, không phải là không nương tựa. Nương vào tạp nhiễm và không tạp nhiễm. Dựa vào cảnh giới thôn xóm, ruộng vườn của sáu thức, mà không coi thân giới của mình là cao. Không chê bai giới của người là thấp. Dù nương vào sự thân cận tại gia, nhưng không nhớ tưởng, phân biệt với giới kia cũng không phân biệt ta là người vâng giữ giới, ta có giữ giới như thế, không phân biệt tính chất đó. Vô lậu cũng có thể theo hữu lậu thế gian mà cùng tiêu mất sao? Thế nên tìm cách làm sáng tỏ, nói nó là không cùng chung với hữu lậu thế gian. Ba cõi không phải là kết quả, nên không cầu nguyên nhân ba cõi. Hai câu nầy thứ tự chỉ rõ tên là các pháp đối với giới có tùy thuận, không tùy thuận.

Sa-môn học giỏi và không học giỏi có những sai biệt.

Thế nào là Sa-môn không học giỏi giới? Trong đấy có ba hạng Sa-môn, nên biết:

Về hình dáng, sắc phục thì trông giống như Sa-môn, Sa-môn không tham tiếc việc giữ giới, Sa-môn chỉ đồng một hình dáng, sắc phục. Còn Sa-môn không đồng nhau là về hành động, mạng sống, thọ dụng và giới mạng, kiến thức, tâm đều không giống nhau v.v… Trong đó, lĩnh vực hình dáng và lĩnh vực sắc phục gọi là tương tợ.

Về y phục, họ cùng mặc y Tăng-già-lê v.v… nên gọi là đồng phục. Về hình dáng họ cũng cạo râu tóc, mang bình bát, nên gọi là đồng hình dáng. Nhưng do hành động của bản thân v.v… là bất tịnh, nên gọi là hành động không giống Sa-môn. Vì lối sống không trong sạch, nên mạng không giống Sa-môn. Vì keo kiệt nên trong thọ dụng không giống Sa-môn. Vì lười biếng nên hành động tiêu dùng không giống Sa-môn. Vì phá giới nên không giống việc làm của Sa-môn giữ giới. Vì theo phép ác nên không hiểu biết giống Sa-môn. Vì không điều hòa, không khuất phục, không ổn định được các căn, nên không giống Sa-môn, và với tâm cũng không giống.

Hai là với oai nghi lừa dối, họ khẩn cầu những vật dụng riêng tư

và ra sức tiêu xài, nên biết. Tâm tăng thượng đồng với tuệ tăng thượng, nhưng hành động kẻ kia và tâm không giống như vậy, vì thành tựu việc sử dụng theo ý v.v… Giới tăng thượng đồng với nhất tâm an ổn cho đến không ưa tạp loạn, nên hạnh của tâm tăng thượng thì đồng với ít nói năng, hạnh của trí tăng thượng thì đồng với những hành động lừa dối kia, hạnh đó không đồng với tâm.

Ba là Sa-môn ham tiếng khen, tức là chỉ mong cầu được tiếng khen, nên biết.

Một phần thì đồng với Xa-ma-tha, một phần thì đồng với Tỳ-bátxá-na. Hai phần đó đồng với sự tu tập. Trở lại hai hạnh hỗ trợ đạo kia thì tâm đồng nhưng tánh không đồng.

Trong trường hợp nầy, vì do giới. Vì có phần giới, nên một phần đồng với Xa-ma-tha. Giới là nhân của Tam-muội. Do nghe nhiều, học rộng, nên một phần đồng với Tỳ-bát-xá-na. Văn có khả năng lãnh hội được trí vô lậu.

Do ở chỗ A-lan-nhã trống trải, thanh vắng, nên hai phần tu tập kia đồng giống nhau. Vì trụ chỗ trống trải, thanh vắng là nhân tu tập. Hạnh ít ham muốn v.v… đồng với hai hạnh hỗ trợ đạo kia. Vì ít ham muốn v.v… là hạnh hỗ trợ cho sự học tập v.v… và dù có thân cận người khác, nhưng tâm không giống như họ, nên biết.

Thế nào là Sa-môn khéo học tập? Có bốn hình thức, nên biết. Đó là hành, là tâm, là chứng, và đạt đến cùng tận.

Do không tiếc thân mạng, nên được hạnh nhàm chán, ăn năn trong pháp hiện tại. Sa-môn với ý nghĩ vui mừng đối với không v.v… Việc giáo hóa của thân trong đời vị lai, đấy gọi là thế mạnh của việc làm, nên biết. Nương vào hạnh chân như, ý thức tin tưởng vào pháp vô ngã, không vui mừng với cảnh Niết-bàn, và không vui mừng với “Không”. Có điều nên làm và có điều có thể được. Hành động đó cũng làm xa lìa tánh, tướng giả danh. Không chấp chánh pháp, thường dựa vào sự thấu đáo về nghĩa, không dựa vào văn tự, chỉ mong cầu nghĩa cần đến. Ở ngay trong phiền não mà cầu mong được giải thoát, không chạy theo bên ngoài. Không tùy thuận như tánh của âm thanh, đấy gọi là thế mạnh của tâm, nên biết. Nhận thấy thể của tất cả pháp đều vĩnh viễn trong sạch, không nhiễm, dùng pháp chân như tạo ra, giúp đỡ thân hình của mình và của người khác, không duyên vào trí tánh người khác, việc chứng ngộ không nhiễm.

Các quả báo v.v… trong đấy đều nhận thấy giải thoát, không thấy tánh, tướng giả danh, nên gọi là thế mạnh của chứng ngộ, nên biết. Tự tánh của mọi chúng sinh đều diệt, không làm điều thiện và không tu tập pháp đối trị hết thảy phiền não nhiễm v.v…, không nhận lấy Niết-bàn, chân như không đoạn tuyệt, và không quán sát việc sai quấy, đó gọi là thế mạnh đến tận cùng, nên biết.

Thí dụ về người nghèo ở trong đấy với Sa-môn không khéo học. Vì ba thứ tướng, chỉ có tên gọi chứ không đúng nghĩa, nên biết. Tâm hư hoại mà hành thành tựu, tâm thành tựu mà hạnh lại hư hoại, tâm hư hoại và hạnh cũng hư hoại.

Trong đấy, tâm hư hoại mà hạnh thành tựu thì có ba thứ, nên biết. Chủ thể nghe và đối tượng được nghe cho là đã đủ. Trong chủ thể nói kia mà cho là đủ, là vì chứng ngộ được Tam-muội thế gian và được công đức của thế gian, lấy đó làm điều ham thích. Như dụ kẻ bị chìm dưới sông. Nói tâm hư mà hạnh thành thì chỉ có việc nghe v.v… nên biết. Thí dụ thầy thuốc, là trở lại sự kiện người kia chỉ có nói suông, nên biết. Thí dụ trò ảo thuật là chứng được Tam-muội ở thế gian, chỉ có ham dính vào đó, nên biết.

Thí dụ ngọc báu Ma-ni là chỉ rõ tâm thành tựu nhưng hạnh thì hư, nên biết.

Thí dụ người chết là chỉ rõ tâm hạnh đều hư, nên biết.

Thí dụ con trưởng giả là chỉ rõ tâm hạnh đều thành tựu. Do nghĩa một tướng, Sa-môn khéo học, nên biết. Nói có bốn hạng Tỳ-kheo phá giới, trông giống như giỏi trì giới, thứ lớp ra sao? Đem Sa-môn chân thật nhằm chỉ rõ việc thọ nhận hạnh chân thật. Đem sự thị hiện như giới tương tợ trụ giới giả danh nhằm chỉ rõ giới giả danh. Chỉ rõ giới giả danh là như thế nào? Là duyên vào giới giả danh mà hành bốn thứ, nên biết.

Hạng Sa-môn đó vì tánh ngã mạn làm hư thân. Đó gọi là trụ vào giới giả danh mà hành.

Người đầu tiên thành tựu sáu điều giới cấm, do hai thứ chướng làm hư hỏng giới. Sáu hạnh đó là gì? Phần, giới, gìn giữ, thành tựu, y theo Ba-la-đề-mộc-xoa đã nói mà thực hành thành tựu.

Hạnh thành tựu, hư hoại cảnh giới thành tựu. Đối với tội nhỏ nhặt vẫn cảm thấy sợ hãi thì nhận lãnh giới mà tu hành.

Ở trong các giới có hai thứ chướng, đó là: Chấp thân quá mạnh khiến giới trung khởi và mạng tri. Thứ hai là bỏ hai tai họa đó, từ bỏ lĩnh vực chấp thân quá mạnh, do luật sư giỏi chỉ rõ được những vi phạm về giới, nhưng vì cùng với sự thanh tịnh ở thế gian, không thể động tới mọi lợi dưỡng nên đồng nảy sinh chấp thân.

Thứ ba, pháp đồng đẳng nầy được giới thanh tịnh của thế gian, lại đồng nảy sinh chấp thân. Không am hiểu pháp vô ngã, nghe pháp, nảy sinh sợ hãi và lười biếng.

Thứ tư, từ bỏ tất cả những tai họa, nhưng vì tin theo tà pháp vô ngã, nên làm hư giới, sống ngã mạn, sống trong bốn thứ giới không chân chánh, biết rõ việc mình chê bai giới pháp, tướng đó và pháp vô lậu đó, nên biết.

Chê bai pháp là gì? Đầu tiên người duyên vào giới giả danh, chấp có ngã và ngã sở. Để đối trị với hạng người đó, nên nói không có ngã và ngã sở. Người đã tạo ra phạm giới, mà gọi là không gây tạo để đối trị thì nói vô tác, vô phi tác. Kẻ bảo cái hành tạo ra đó cũng chẳng phải là hành, để đối trị nên nói không có những cái đã tạo ra, thì cũng không có người tạo ra, kẻ bảo hạnh an tường cũng gọi là chẳng phải hạnh, để đối trị với nó nên nói vô hành, vô phi hành.

Người thứ hai trụ vào giới hạnh giả danh, họ chấp thân làm bạn với tùy thuận phiền não, họ chấp cả danh và sắc để đối trị, nên nói là không có sắc, không có danh. Kẻ bảo vị lai sinh tưởng định là có, họ chấp giữ vào đó thì nên nói vô tưởng vô phi tưởng để đối trị. Còn bảo diệt kiết sử đang hừng hực cũng gọi là không diệt, thì nên nói vô diệt, vô phi diệt để đối trị.

Hạng chấp nhân vô ngã và buông xả chấp giữ lấy người, thì nên nói vô thủ vô xả để đối trị họ. Còn hạng chấp chúng sinh vô ngã kia, họ bảo cũng có thể thủ cũng không thể thủ, thì nên nói không thể lấy, không thể bỏ để đối trị họ.

Hạng chấp tướng chúng sinh nhưng không phải do sắc v.v…, họ bảo chấp đó hay lắm, thì nên nói không có chúng sinh, không có tên chúng sinh, để đối trị họ. Họ nói chấp phân biệt đó hay lắm, thì nên nói không có thân, không có tên thân, không có miệng, không có tên miệng, để đối trị họ. Họ bảo phân biệt đó là tâm và họ bảo chấp phân biệt đó như vậy là hay lắm, để đối trị với luận điệu đó, nên nói không có tâm, không có tên tâm phân biệt.

Người thứ ba trụ vào hạnh giới, họ bảo sinh ở trên thế gian mới tốt, cõi thế gian bên dưới chả có gì, nó là phi thế gian, để đối trị lối chấp đó, nên nói không có thế gian, không có phi thế gian.

Hạng cho rằng dựa vào Tam-muội cũng là dựa vào không tham dục, để đối trị họ nên nói vô y chỉ, vô phi y chỉ.

Hạng gồm thâu giới pháp của mình, không chê giới pháp của người khác, để đối trị thì nói không tự cao giới pháp của mình, không chê bai giới pháp của người là thấp kém.

Người thứ tư trụ vào giới giả danh, họ bảo: “Ta là người giỏi giữ giới”, rồi nảy sinh ý niệm phân biệt, để đối trị họ, nên nói cũng không phân biệt giới.

Hạng có ý niệm phân biệt giới và cho ý niệm có tánh cao vượt, để đối trị với quan niệm đó, nên nói: Không phân biệt giới và không có ý niệm về giới nầy. Chấp như họ gọi là chê bai pháp, làm tiêu tan hết pháp vô lậu. Đấy gọi là một câu mà nói đủ sự vâng giữ giới pháp vô lậu của các Thánh.

Không chỗ nào bám dính là hạng xuất thế gian, không còn ở trong ba cõi, đạo lý không tùy thuận tất cả phiền não và xa lìa mọi sự dừng nghỉ nương tựa. Đối trị với sự xa lìa ba cõi là sự trở lại trong sạch, chỉ rõ được cái cao vượt của hạnh trì giới, nên nói kệ sau đây, nên biết:

Người giữ giới đầy đủ,

Không nhơ, không sở hữu.

Câu kệ thứ nhất chỉ rõ sự xa lìa cấu uế, nói lên tính chất của thanh tịnh, mọi tham dục còn sót đều đã xa lìa hết thì đó là nguyên nhân của thanh tịnh, cho nên nói là được tánh thanh tịnh của giới, cũng chỉ rõ đồng nhân tố thanh tịnh bình đẳng.

Ba câu còn lại thì trở lại với hạnh giữ giới, chỉ rõ nguyên nhân trong sạch của các bạn đồng lòng giữ giới.

Trong đây, đồng bạn phá giới và các đồng nhân thì đối trị. Đối với giới đồng bạn và các đồng nhân, có ba thứ sai biệt, nên biết. Ở trong đồng bạn phá giới có ba thứ: Đồng sắc kiêu mạn, nương dựa vào đồng, làm cho ý bị mê hoặc, chấp như những kẻ ngu si. Đồng ưa Tam-ma-bạtđề, bắt đồng bạn chấp lấy ý niệm đó.

Đồng sự niệm là như sống thô bỉ, ta và bạn yêu mến, vui mừng cùng sống chung như vậy. Đấy là ý nghĩa của bài kệ thứ nhất.

Trở lại với hết thảy hình thức trong việc trì giới là để chỉ rõ việc nương vào giới thanh tịnh, nên Đức Phật nói bài kệ thứ hai, nên biết.

Tịch diệt và thường rốt ráo như vậy. Trong đấy nói đến việc đối trị với bốn thứ đồng tánh gây tai họa, nên phải nói giới thanh tịnh Bala-đề-mộc-xoa, nên biết. Do không thiếu sót đối với việc thọ giới thiền thanh tịnh. Còn lại đều là giới hạnh tịnh vô lậu. Trở lại việc nương vào trì giới kia, thì thanh tịnh không có gì tai họa, cho nên nói kệ thứ ba:

Không tham tiếc thân mạng.

Như vậy có năm điều tai họa:

1. Tai họa về lợi dưỡng và sự cung kính, do còn luyến tiếc thân mạng.

2. Tai họa về tánh lười biếng, cứ nghĩ vui sống hoài, không nghĩ đến cái chết.

3. Tai họa bắt đầu mong muốn giữ giới phạm hạnh, vì mong cầu tất cả hữu lậu sinh.

4. Tai họa về quan niệm chỉ có giới là đủ, vì không nhận thức đúng đắn đâu là chỗ cuối cùng.

5. Tai họa về không biết chỗ ra khỏi cuối cùng như luận thuyết của ngoại đạo, đều trở thành lối lý luận không đúng đắn.

Xa lìa năm điều tai họa nầy, thì giải thích sự thành tựu thanh tịnh, không còn các tai họa, nên biết, là dựa vào tánh thanh tịnh, không phiền não, nên nói tiếp kệ thứ tư:

Trì giới không nhiễm đời.

Là không nhiễm pháp thế gian, do sự ô nhiễm là thuộc vào sự nương dựa tập đế, mọi lĩnh vực của dục đều đưa đến sự ô nhiễm cao nhất.

Có hai sự nhận thức: Chấp giữ vào ái ân và diệt sự ái ân, nên nói: Không dựa vào pháp thế gian là vậy.

Nói không dựa vào thế gian là dập tắt đi dục vọng trước, vì lại còn có sự ái ân phải diệt.

Mau được trí tuệ sáng,

Do được ánh quang minh,

Ở trong kiến đế đạo,

Không ngại, không sở hữu.

Sự kiện không chướng ngại, không có sở hữu, là do tu đạo phá trừ vô minh v.v…, và ngoài ra để đối trị với những pháp khác nên nói:

Không ngã, không tướng đó,

Xa lìa tướng ta, người,

Dựa vào đạo vô học,

Lìa ngã mạn thanh tịnh.

Phật nói tiếp kệ thứ năm:

Không bờ nầy, bờ kia,

Cũng không khoảng chính giữa,

Trong hành động vô tướng,

Không mắc vào trong ngoài.

Vô lậu là không bị dính mắc, do đã dập tắt phiền não và sức cháy hừng hực của kiết sử. Không dua nịnh vô lậu và cũng không có kiêu ngạo nào khác, đã làm sáng tỏ việc vĩnh viễn dựa vào thanh tịnh, nên nói kệ thứ sáu:

Tâm không dính danh, sắc,

Lập chí trước mọi việc,

Không rời pháp tịch diệt,

Trì giới không chưa đủ.

Điều phục các giác quan,

Tam-muội không, chưa đủ,

Không sinh ngã, ngã sơ,

Đến hữu đảnh thế gian.

Biết đủ là do giữ gìn giới cấm. Dựa vào thế gian mà được tịnh, chỉ rõ là từ sự trì giới, nên nói kệ thứ bảy:

Dù vâng giữ các giới,

Nhưng tâm không tự cao.

Là chỉ rõ do giữ giới, nên tâm không nảy sinh sự phân biệt cao, thấp, không nhàm chán và biết vừa đủ.

Cũng không cho là cao,

Vượt là cầu đạo Thánh.

Vâng giữ giới cấm thanh tịnh, thấy Tam-muội không đủ, việc mong cầu đạo xuất thế gian, dựa vào sự thanh tịnh của xuất thế gian, nên nói tiếp kệ thứ tám:

Không coi giới là nhất,

Không coi giới là đủ,

Cũng không quý Tam-muội,

Không đắm say Tam-muội,

Vượt qua hai việc đó,

Tu tập thượng trí tuệ.

Không phân biệt là tánh của Thánh. Không phân biệt là tu tập để gom lấy trí tăng thượng, luôn được chư Phật khen ngợi. Vì thế nên người nhận biết có thừa, là người sẽ được chư Phật khen ngợi hơn hết. Dựa vào sự thanh tịnh của hữu học, vô học, phi hữu học phi vô học nên nói kệ thứ chín:

Tâm giải thoát thân kiến,

Diệt hữu phân thân kiến,

Thị hiện tịnh học giới,

Diệt trừ ngã, ngã sở,

Diệt thân kiến đồng sinh,

Hiện tịnh giới vô học,

Tin “Không” cảnh giới Phật.

Do tin lý không cho nên chỉ rõ sự thanh tịnh là chẳng phải học, chẳng phải vô học. Dựa vào sự thanh tịnh mà xua tan tánh keo kiệt và ham dính, nên nói kệ thứ mười:

Nương giới, được Tam-muội,

Tam-muội, năng tu tuệ.

Ở đây chỉ rõ vì chưa được giới của tám đạo Thánh, nên nói thanh tịnh không phải do giữ giới:

Nương dựa nhân tu tuệ,

Mau được trí thanh tịnh,

Đạt được trí thanh tịnh,

Giới thanh tịnh đầy đủ.

Bài kệ nầy nói: Do chứng ngộ được Thánh trí, mà sau đó được giới thanh tịnh.

Bấy giờ, có tám trăm vị Tỳ-kheo không còn các lậu, tâm đều được giải thoát. Có ba vạn hai ngàn người lìa mình ra khỏi trần cấu, đều đạt được pháp nhãn thanh tịnh.

Điều đó chỉ rõ sự dạy bảo đã đem nhiều lợi ích lớn. Đồng thời cũng chỉ rõ tức khắc được kết quả lớn lao.

Về người giáo hóa, gồm nhiều người đã thành tựu, được quả vị hữu học, vô học v.v… cùng năm trăm vị Tỳ-kheo đạt được thiền định, khi vừa nghe nói pháp sâu xa nầy, tâm họ không tin hiểu, không thể thông đạt, nên rời khỏi chỗ ngồi, đứng dậy ra đi. Đây là những người khó điều phục, họ đã có thể điều phục xong, nhưng vì không tin hiểu nên họ không thể thông suốt, không có khả năng ngộ nhập được pháp sâu xa.

Có hai hình thức không thể thấu suốt được các pháp là không tin, có tin cũng không ưa chuộng, nên trí tuệ không có khả năng suy tính thông suốt được các nghĩa.

Ý nghĩa bài kệ nầy rất sâu xa vì khó nhận biết được. Sự sâu xa của Bồ-đề chư Phật Như Lai, thì ý thức không dễ gì đo lường nổi. Nếu căn thiện của họ không thuần thục được là do họ đã bị các tri thức xấu ác thâu tóm rồi. Do sức tự tin quá ít ỏi, nên rất khó tin và lãnh thọ pháp. Bị ác tri thức gồm thâu, nên họ không thể nào tu tập thuần thục các căn thiện, vì họ không tin nhiều, nên biết.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với Tôn giả Tu-bồ-đề. Khi Tu-bồ-đề cùng các Thanh văn nghe Đức Như Lai nói mấy lời sâu xa là họ đã có khả năng được hóa độ bằng nghĩa cao cả. Thế nên giả danh, chân thật đều có chỗ khác nhau, nên biết.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền hóa ra hai vị Tỳ-kheo để chỉ rõ phương tiện ứng hiện giáo hóa của Như Lai.

Thị hiện người hóa độ có hai thứ tướng: Chỉ rõ sự tin tưởng đối với đồng phục và kiến đồng pháp sự. Các Tỳ-kheo kia đều gom ý nhận lãnh.

Sau khi Đức Thế Tôn nói chánh pháp răn dạy xong, các Tỳ-kheo kia lại vọng chấp Niết-bàn, phát khởi kiêu ngạo, sinh tâm hoảng sợ. Vì có lòng tin, nên nói cảnh giới Niết-bàn như thật, là không có chúng sinh. Nếu người đã bước vào Niết-bàn thì không còn mọi tham dục v.v… mà chỉ có trạng thái tận diệt. Những Tỳ-kheo kia còn không sinh, như thế người thị hiện Niết-bàn chỉ có diệt, không còn sinh khởi phiền não.

Đức Phật nói: Các ông đừng gợi lên những tưởng tượng vu vơ, chớ tạo ra những phân biệt. Chớ bước vào ngã hay ngã sở dù trong hay ngoài, cứ như vậy tiếp tục thì không còn dính chấp vào mọi pháp, vì sự tham sân xưa nay không sinh, nên không xa lìa, cả đến vị lai cũng không xa lìa cái gì cả. Đó gọi là tịch diệt. Để ngăn ngừa quan niệm cố chấp cho là: Vốn chẳng phải tịch diệt mà có tịch diệt. Phải biết, hết thảy phẩm giới có được v.v… là không qua, không lại. Và cũng không phải diệt tận hết, chỉ có tên chúng sinh là vĩnh viễn tịch diệt.

Không qua, không lại là không ô nhiễm. Với lại không diệt hết là tự tánh diệt hết. Chính nó cũng không còn sót. Nếu xưa kia vốn không tịch diệt rồi về sau mới thành tịch diệt, thì các ông nên buông bỏ xa lìa tướng đó, vì Niết-bàn không có việc đó. Ông đừng nói tôi nhập Niếtbàn, mà chỉ có tướng hướng về cảnh giới Niết-bàn, nên tạo ra tướng niết-bàn. Ông đừng dùng tướng của những tham dục mà hiểu là tướng Niết-bàn, chẳng tham dục, không tham dục v.v… mới gọi là Niết-bàn. Điều đó mới gọi là tướng. Vả lại có hành vô tướng cũng đều là phương tiện. Nếu đạt vô lậu rồi thì sau đó mới nói cái vui của pháp hành hiện tại, lấy đó làm phương tiện tu tập nhập vào định diệt tận. Có khi nó còn có nghĩa khác.

Kinh nói: Nếu Tỳ-kheo kia không gieo trồng các căn thiện thuần chủng thì công đức trí tuệ hỗ trợ đạo còn thiếu kém, nên khách trần phiền não sẽ gia tăng mạnh mẽ. Nghĩa nầy không phải thuộc về ác tri thức, vì thiện tri thức đã không biết gồm thâu.

Hư hoại, nghĩa nầy không thể tin hiểu, xa lìa trợ đạo bằng trí mà hành, có khả năng tin vào chỗ sâu xa của pháp, nghĩa nầy không có khả năng tin hiểu. Cho nên nói chung là không có khả năng thông đạt, là không có khả năng đo lường để biết trí an trụ trong thể của pháp. Vả lại, không có khả năng tin hiểu thì không thể có quyết định đúng đắn do trí chân thật. Như Lai dùng hai thứ phương tiện hóa độ, nên biết. Giáo hóa là đem ngã mạn cùng thể chỉ rõ khi cùng sự nói ra để có thể tùy thuận việc thực hành dạy dỗ nầy, đạt được sự giáo huấn thì có nhân xuất thế, lấy việc giáo dục chánh tịnh làm phương tiện truyền trao. Có bốn thứ phương tiện giáo hóa:

1. Phương tiện một: Với kẻ sợ hãi pháp nhiễm, tịnh, thì thuận theo họ để nói cho họ xa lìa sợ hãi, trao cho họ cái nhân xa lìa phiền não và trao cho họ pháp thanh tịnh, từ bỏ được nhân sợ hãi, truyền dạy cho họ hiện pháp, đó là phương tiện làm cho họ thấy vui vẻ nhất khi tụ tập. Lại còn có việc chấp ngã, cho rằng các ngã nầy chứng đạo chân chánh, cho nên phải đem lý không tùy thuận mà truyền dạy họ, bảo với họ: Tôi không có tội gì để sinh lo sợ cả. Do nhiễm là việc làm của thế gian. Đó gọi là tướng thứ nhất.

2. Phương tiện thứ hai: Các ông chớ nghĩ tưởng, chớ tạo sự phân biệt. Nhân của phiền não thị hiện do hai thứ tánh giả danh. Đó là tính chất phân biệt, kiêu ngạo, chấp, phiền não và chấp vào công đức mà phân biệt cho là tai hại hơn hết. Đó gọi là tướng thứ hai.

3. Phương tiện thứ ba: Về phần thanh tịnh, tóm tắt có hai thứ, nên biết:

– Đạo hạnh thanh tịnh.

– Niết-bàn thanh tịnh.

Thanh tịnh đạo hạnh là nguyên nhân của sự sợ hãi, nên biết.

Nầy các thầy Tỳ-kheo! Hết thảy phẩm giới là không đi, không đến, lại không hoàn toàn diệt hết mà chấp là vĩnh viễn thanh tịnh trong chân như.

Trong phần trước, đã giải thích có phiền não phân biệt và lìa phân biệt phiền não nhưng cũng không thành. Phiền não và lìa phiền não trong thanh tịnh đạo hạnh kia, đã có sự phân biệt rồi, mà vẫn còn nảy sinh tư tưởng sợ hãi đối với thanh tịnh đạo hạnh, nên có hai thứ tướng, nên biết. Ở trong nhân của Niết-bàn thanh tịnh phát sinh sợ hãi, thì các ông cần phải lìa bỏ tư tưởng nầy, Niết-bàn không khác với tánh giả danh, nhưng người ta lại chấp nó. Các thầy chớ tùy theo tư tưởng và chớ đuổi theo cái chẳng phải tư tưởng. Niết-bàn khác với tư tưởng. Ký ức đã tạo ra sự tưởng tượng của tâm. Các thầy đừng có ý tưởng gì khác, đừng dùng ý thức để tưởng tượng ra. Chớ lấy tưởng khác mà quán danh. Đó gọi là tưởng tịch diệt của nội tâm, cũng chớ có dùng ý tưởng để quán sát ý tưởng. Không còn hai cái nhân đó thì ở trong Niết-bàn không phát sinh sợ hãi. Đó gọi là tướng thứ ba.

4. Phương tiện thứ tư: Loại bỏ hai nguyên nhân ấy, truyền dạy các phương tiện v.v… về những việc làm tối thượng. Khi từ bỏ hai nhân ấy và bỏ cả nhân phiền não, là đã giũ sạch nhân sợ hãi đối với pháp thanh tịnh. Ở đó cho đến mọi phương tiện hóa độ của Như Lai đều nên biết. Đó gọi là tướng thứ tư.

Từ đây trở về sau nói chánh trí tạo ra lợi ích lớn là dựa vào sáu việc để nói:

  1. Về nguyên nhân.
  2. Về nương tựa.
  3. Về đi ngược với ấm
  4. Về vắng lặng suy nghĩ.
  5. Về răn dạy.
  6. Về pháp chứng ngộ và pháp tùy thuận.

Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề hỏi vị Tỳ-kheo kia: Các thầy Tỳ-kheo! Các thầy đã đi đến đâu và hôm nay từ đâu đến đây? Các Tỳ-kheo nói: Nầy thầy Tu-bồ-đề! Đức Phật nói: Pháp không từ đâu đến và không đi về đâu, câu đó có nghĩa gì? Trả lời thế nầy:

Câu đầu là dựa vào nhân Niết-bàn, do nghĩa gì mà Niết-bàn là không có qua lại, là thí dụ như thế gian.

Lại hỏi: Ai là thầy ông?

Trả lời: Thầy chúng tôi nếu từ trước đến nay đã không sinh thì cũng không có diệt. Câu đó có nghĩa gì?

Trả lời thế nầy: Là dựa vào vấn đề thứ hai. Là dựa vào không phải sắc thân của Thế Tôn. Ngài không sinh cũng không diệt, đó là tánh của Niết-bàn.

Lại hỏi: Vậy thì các thầy theo ai để nghe pháp?

Trả lời: Không bị trói buộc, cũng không cần giải thoát. Câu đó có nghĩa gì? Là dựa vào đi ngược với ấm mà nói pháp thứ ba, là họ không bị trói buộc. Dựa vào ái nhiễm đã phát sinh ở trên mà nói không cần giải thoát, để đối trị vì người đó đã được giải thoát rồi.

Lại hỏi: Các thầy đang tu tập pháp gì?

Trả lời: Không vì diệt tan vô minh, cũng không vì phát sinh sự sáng. Câu đó là nghĩa có thể nói như thế nầy.

Là dựa vào vấn đề thứ tư: Suy nghĩ vắng lặng do không diệt vô minh nên không lìa vô minh. Các bậc Thánh đã nghe nói đến hạnh đó, không vì phát sinh sự sáng là vì sáng đã sinh.

Lại hỏi: Thầy của các ông là ai?

Trả lời: Vô đắc, vô trí là thầy tôi. Đệ tử của người đó thì chưa được, chưa chứng. Nghĩa của câu đó có ý như thế nầy: Là dựa vào vấn đề thứ năm răn dạy.

Đã giáo hóa các thầy Tỳ-kheo thân còn động ấy rồi, cho nên việc thứ sáu là pháp chứng, pháp hành tùy thuận. Dựa vào mười việc mà nói, nên biết. Dựa vào Niết-bàn hữu dư, Niết-bàn vô dư diệt kiến đế. Dựa vào phiền não mà diệt sự tu hành và đạo hành phiền não, dứt hết mọi khổ.

Cúng dường Tôn giả là thực hành hạnh bố thí, vượt qua quả vị phàm phu, bước vào an trụ ở quả vị Thánh nhân, và cùng được đến bờ giải thoát.

Lại hỏi: Các thầy cùng tu tập phạm hạnh với ai?

Trả lời: Chúng tôi ở trong ba cõi, không tu hành, cũng chẳng phải không tu hành. Nghĩa câu đó nên nói như thế nầy: Do có Niết-bàn vô dư và Niết-bàn hữu dư. Do vậy chúng tôi cùng ở chung với các bạn đồng pháp.

Lại hỏi: Chừng nào các thầy chứng Niết-bàn?

Trả lời: Những người được Đức Như Lai giáo hóa đều đã chứng ngộ Niết-bàn, chúng tôi cũng sẽ chứng Niết-bàn. Câu đó về nghĩa có thể nói như thế nầy: Dựa vào Niết-bàn hữu dư, do Niết-bàn đó vốn có sinh diệt. Tha lực là nghiệp vốn có, nó tương tự như pháp. Và bấy giờ chúng tôi sẽ cùng ở chung với những người khác.

Lại hỏi: Các thầy hết sạch phiền não chưa?

Trả lời: Hết thảy các pháp tướng đều hoàn toàn dứt hết. Câu đó có nghĩa gì cần nói? Do diệt mọi mê hoặc của kiến đế cho nên hết thảy các pháp đều vĩnh viễn diệt, kể cả lĩnh vực các cõi ác.

Lại hỏi: Các thầy đã được ích lợi gì cho mình chưa?

Trả lời: Chúng tôi biết cách cắt đứt vô ngã và vô ngã sở. Câu đó về nghĩa có thể nói như thế nầy: Đó là dựa vào tu tập để dập tắt phiền não. Và dập tắt luôn đồng sinh thân kiến.

Lại hỏi: Các thầy đã đánh đổ được ma chưa?

Trả lời: Ma năm ấm thì không thể nắm bắt được. Nghĩa của câu đó có thể nói như thế nầy: Là dập tắt hết mọi nỗi khổ, ma năm ấm thì không thể nắm bắt được, do không thể trông thấy năm ấm đó trong đời vị lai. Thế nên phải hàng phục tất cả ma oán ở ngay trong năm ấm. Khi năm ấm đã không thì các ma khác không thể hiện hành.

Lại hỏi: Các thầy phụng sự Đức Như Lai bằng cách nào?

Trả lời: Không dùng thân, miệng và tâm. Nghĩa của câu nầy có thể nói như thế nầy: Sự cung kính, sự tôn trọng, không dùng đến thân v.v… sẽ được Niết-bàn để thân cận cung kính Đức Như Lai. Lại hỏi: Các thầy đã tạo lập phước điền chưa?

Trả lời: Vì không chấp, nên không có tạo tác. Câu nầy có nghĩa nên hiểu như thế nào? Người Đàn-việt tạo sự cung kính, chúng tôi không chấp và không đặt ra sự cung kính đó, do lìa xa mọi thứ chấp, sẽ làm lay động mọi điều ác.

Cứ như vậy lại hỏi tiếp: Các thầy đã đoạn tuyệt sự qua lại sinh tử chưa?

Trả lời: Vì không thường cũng không đoạn. Câu nầy có nghĩa nên hiểu như thế nào? Vì đã vượt qua quả vị không phải Thánh nhân, nên không đoạn tuyệt thế gian, tạo ra được một ít phương tiện, nhưng chẳng phải là cao thượng, vì Niết-bàn hữu dư. Đó là sự thị hiện không cắt đứt với thế gian.

Lại hỏi: Có phải các thầy đã tùy thuận việc làm của bậc Thánh không?

Trả lời: Xa lìa tất cả thủ đã có được giải thoát vô ngại. Câu nầy có nghĩa gì? Nên nói như thế nầy: Khi đã an trụ vào ngôi Thánh, thì từ bỏ mọi thứ chấp để giải thoát, không chấp ngang ngược, từ bỏ mọi tà chấp.

Lại hỏi: Rốt cùng các thầy dừng và nương tựa vào đâu?

Trả lời: Chúng tôi sẽ theo Như Lai để giáo hóa mọi người, cho đến nơi đến chốn. Nghĩa của câu nầy nên hiểu như thế nầy: Là cùng đến bờ giải thoát bên kia. Đối với Như Lai thật ra không có pháp tướng tự hơn hết và khác lạ, thị hiện việc cùng đến bờ giải thoát, hoặc là tâm lại được tự tại.

Các Thiện nam ! Có thể tùy lúc mà thọ lãnh sự thọ ký chân chánh, vì đã được Tôn giả Tu-bồ-đề nêu ra các câu hỏi như thế, nên sau đây là nói sự thọ ký chân chánh, do có khả năng đem lại nhiều lợi ích lớn, nên biết.

Lời nói bí mật là gì? Là trí không có hai tướng. Mọi lời bí mật là để ngộ nhập vào tướng không có hai tướng. Câu nói nầy dựa vào quan điểm nào? Tính chất của câu nói đó là không. Tính chất của lời nói đó là công lao của một tướng, mọi cảnh giới đều có tánh và tướng.

Không hai là từ không hai đó mà sinh chấp, khi đã có hai tướng là có ô nhiễm. Không chấp hai tướng là trong sạch. Dù có nói mọi quan điểm đều có, nhưng cái có đó cũng chỉ là giả danh, là công lao của tướng thôi. Tánh của cảnh giới là không nhưng do công lao của hai tướng nên tánh của cảnh giới thành có. Dù cảnh giới có hai, nhưng không chấp vào hai tướng. Có nhiễm mà không chấp cho hết sạch là tịnh. Như thế, tất cả chư Phật đều ngộ nhập lời nói bí mật, đó là tướng không hai, nên biết.

Trong đây có năm thứ tướng, đối với quả vị tôn quý và sự truyền dạy đó, có năm thứ quả và năm thứ của lợi ích. Vì thành tựu việc gìn giữ, nên nói là các việc bí mật, nên biết.

Năm thứ tướng tôn quý là gì? Nếu có tư tưởng thì mới nói tư tưởng đó thành tựu, là thành tựu lĩnh vực tôn quý. Câu nầy còn có nghĩa gì nữa? Nghĩa là Đức Phật vĩnh viễn chứng Niết-bàn, nên Ngài mới nói: Các pháp không từ đâu đến và nó không đi đến nơi nào. Xa lìa sáu thứ nên nhập diệt. Các hữu trong thế giới kia có chê bai hay không chê bai v.v… và không phân biệt của hữu học, cho nên biết tại sao các pháp được các Tỳ-kheo tôn trọng mà có thể nói pháp. Các pháp đó có tướng gì? Do các pháp từ trước đến sau chưa sinh, nên cũng không có diệt, vì dựa vào pháp thân không sinh, không diệt.

Nói các pháp gì? Nếu không bị trói buộc thì không cần giải thoát. Cởi trói và buộc là không còn tánh, tướng nữa. Điều đó giúp cho kẻ học biết được pháp.

Có bao nhiêu tánh, tướng để nói? Là không đoạn diệt vô minh, cũng không nảy sinh minh. Vô minh và minh đều có tánh giả danh, không thể nắm bắt được, chỉ chấp có sự giác ngộ thôi.

Nói cho người nào? Nếu chưa được chứng ngộ và chưa được quả vị Chánh giác. Chánh giác chưa ngừng thì vô minh kia không có.

Thành tựu quả cao vượt là gì? Có nghĩa là vì cảnh giới Niết-bàn vô dư. Khi không còn sống với ba cõi thì đã dựa vào lĩnh vực của cõi Niết-bàn vô dư. Chỉ còn trụ vào cõi tịnh chân như.

Nói về cảnh giới Niết-bàn hữu dư. Ai được Đức Như Lai giáo hóa mà chứng nhập cảnh chân thật Niết-bàn, thì đó mới chỉ có tánh Niếtbàn, tất cả các pháp đều dựa vào Niết-bàn theo chân lý thế tục. Đó là nói có khả năng làm tròn đạo hạnh bậc Thánh. Mọi việc làm đã hoàn tất mới nói là ta đã làm xong mọi việc. Dù có ngã, không có ngã và ngã sở, thì cũng đều dựa vào sự chứng ngộ pháp vô ngã mà nói như vầy: Đã đánh tan giặc thù bên trong bằng nội lực và dẹp vĩnh viễn mọi oán phiền não, do đã chứng ngộ pháp vô ngã. Nói đánh tan giặc thù bên ngoài như thế là do chưa thấy ấm ma. Hết thảy thuộc về ngoại ấm.

Ấm là oán thù bên ngoài, là âm thanh và lời nói, nên biết.

Vượt hơn năm ấm là xa lìa nhớ nghĩ phân biệt. Tánh của năm ấm là không giác ngộ, nên biết.

Thành tựu kết quả ích lợi là tỏ lòng cung kính đối với Đức Thế Tôn không phải bằng sắc thân v.v… mà bằng tùy thuận pháp khéo léo hành để việc nhận lãnh của cải của tín thí bố thí được trong sạch. Hiểu rõ phước điền là không thủ một pháp nào, nên vượt qua được biển khổ thế gian.

Vượt qua thế gian là do biển vô ngã không đoạn, không thường, không lùi bước đối với việc làm ruộng phước. Do làm ruộng phước nên từ bỏ chấp pháp và kiêu ngạo, được pháp giáo hóa mà thành Phật tử (Bồ-tát). Dựa vào Đức Như Lai nên Tôn giả Tu-bồ-đề nói: Các ông làm gì mà đi không đến nơi? Như Đức Như Lai đã giáo hóa, đó là đến vậy.

Tu-bồ-đề đã vấn đáp với các Tỳ-kheo như thế. Bấy giờ, có tám trăm vị Tỳ-kheo không tiếp nhận các pháp nên tâm được giải thoát, ba vạn hai ngàn người đã xa lìa trần cấu đều chứng được pháp nhãn thanh tịnh. Sự thọ ký chính thức nầy đem lại lợi ích lớn. Người hữu học được vô học. Phàm phu thành tựu được quả vị hữu học.

Bạch Thế Tôn ! Pháp môn Bảo Tích nầy thật là hiếm có, có khả năng giúp cho thiện nam thiện nữ được sống vững trong Đại thừa và làm nhiều lợi ích lớn.

Từ đây trở về sau sẽ nói rõ hơn về lợi ích lớn của pháp môn Bảo Tích nầy. Do có lợi ích, nên đối với các Bồ-tát đã thành tựu pháp Phật là rất cần cho việc giáo hóa chúng sinh thứ lớp răn dạy nghĩa trung đạo v.v…

Các thiện nam thiện nữ kia được bao nhiêu công đức phải thị hiện bằng sự học theo lời răn dạy từ tạng Bồ-tát để có lòng tin lợi ích.

Nầy Ca-Diếp ! Nếu có thiện nam thiện nữ đồng đẳng như vậy, thì trong hiện tại có năm thứ tướng lợi ích từ đức tin:

  1. Thế giới vào thời đại duy trì có bậc đức độ lớn.
  2. Tự tại thành tựu nguyên nhân lùi sụt.
  3. Thân thay đổi.
  4. Xứ sở đó thành tựu việc nói và nhận lãnh thừa hành pháp.
  5. Người nghe thành kẻ thừa hành pháp và trước khi chết sẽ thấy rõ nghiệp thanh tịnh.

Đại được nói ở thế giới trì thời là chỉ Phật, chúng Thanh văn và các tháp v.v… Trì là đầy đủ vật báu, y phục trong các thế giới v.v… Thời gian là vô lượng A-tăng-kỳ kiếp.

Trong năm thứ tướng đó, việc được đại tự tại và khỏi sự thụt lùi của nhân thì nên biết. Do nhân quả có hạn lượng, không hạn lượng, là rất hiếm, do pháp có cùng tận và không cùng tận, do chẳng phải cao thượng mà được thú vui cao thượng, ấy chỉ là tính chất hoạt động để hỗ trợ cho tri đạo và do thế giới Phật là luôn tiếp nhận dìu dắt.

Hơn nữa, lại có năm thứ tướng giúp thành tựu được đại tự tại và nhân khỏi thụt lùi, nên biết:

  1. Nguyên nhân vui có thể từ một việc ác nhỏ xíu.
  2. Nguyên nhân vui không nhất định chỉ có một hướng.
  3. Nguyên nhân vui là không vĩnh viễn.
  4. Nguyên nhân vui sẽ làm cho ý thọ lãnh điên đảo.
  5. Nguyên nhân vui nương vào cái khổ mà thân thọ lãnh.

Sau cùng, từ thân nữ được thay đổi thân và nơi chốn đó đều được cung kính như tháp Thánh.

Nơi đó đã tạo ra người gánh vác pháp, họ tùy thuận pháp tánh kia mà đọc tụng, thọ trì v.v… Nói rõ hơn, là người gánh vác pháp ấy, khi chết họ sẽ được trông thấy Như Lai, được nghiệp nơi thân, miệng, ý thanh tịnh. Cho đến lúc rời bỏ thân mạng, mà được thấy thanh tịnh và nghiệp thanh tịnh, nên không có các hoạn nạn, do vậy khi sắp chết không còn khổ não gì, và vì không còn cái nhân lo âu sầu não, nên tâm lo rầu không thể đè bẹp được họ. Dù đôi mắt không còn nhấp nháy, nhưng biết chắc mọi ý thức vẫn hiện hữu, tay chân không quơ động là đã thành tựu oai nghi, bụng không mất đại, tiểu tiện, tâm không nhiễm ô. Do tinh thần không còn sợ hãi, nên không nắm tay, không quờ quạng hư không, không có tướng xấu an nhiên mà bỏ thọ mạng. Do thân đã điều phục, nên tiếng nói tốt, đúng đắn. Do xa lìa các nạn sợ hãi, nên giọng nói hoạt bát, lanh lợi. Do đã xa lìa lời nói, rít rắn, hung dữ, nên tiếng nói càng tốt đẹp hơn. Dùng lời nói tốt đẹp hơn hết để nói lên pháp mầu nhiệm của Như Lai. Tiếng nói vui vẻ đáng yêu là để ca ngợi các Đức Như Lai. Tiếng nói được hàng người trời ủng hộ, là giọng nói dịu dàng, mềm mỏng. Người đồng pháp là biết đem đạo lý để đặt ra câu chuyện đối đáp.

Lời nói không sai trái, là không có các lời nói dối. Tiếng nói chắc chắn là lời nói trước sau không mâu thuẫn nhau. Giọng nói dễ nghe, là lời nói hợp lý không ngang trái. Tiếng nói được trời ủng hộ là niềm tin tưởng pháp Phật, được chư Thiên luôn ủng hộ. Tiếng nói được chư Phật ủng hộ, là chư Phật đã gồm thâu tiếp nhận. Là không giận dữ, ngay trong hiện tại gặp việc hung dữ có thể chịu đựng. Không hận là có thể nhẫn nhục với việc ác trong quá khứ. Không giận dữ gây rắc rối là không che giấu các điều ác.

Không ôm lòng trả thù, là mọi sức nóng của sự rầu lo ăn năn đều không thể đốt cháy được. Không cố chấp lỗi lầm hoạn nạn, là không mong cầu tham dục v.v… Không ôm ấp là không hy vọng được trả ơn.

Không có tướng kỳ lạ, tâm không khiếp nhược đối với giới pháp, là không chấp nhận kiến thức khác lạ. Không phóng túng, tâm luôn siêng năng, tinh tấn. Không làm rối loạn tâm vắng lặng, do tâm không hèn yếu. Tiếp nhận thế giới thanh tịnh của Phật mà không vui mừng, thì tự thân được chư Phật, Bồ-tát che chở, tiếp nhận được sự mầu nhiệm của thế giới Phật.

Xa lìa kiêu ngạo và tăng thượng mạn là đã có được chí khí hiện tại đối với tất cả pháp Phật. Nhờ từ bỏ kiêu ngạo và tăng thượng mạn nên có tâm phân biệt sâu xa tinh tế, mà không cầu Tam-ma-bạt-đề thế gian. Dù có cái nhân để được chí khí hiện tại đối với tất cả pháp Phật, nhưng không cho là cao vượt. Tất cả Tam-muội của chư Phật là tạng Bồ-tát, nhờ dạy bảo mà được lòng tin chân chánh đầy lợi ích ở trong vô lượng A-tăng-kỳ như vậy.

Sự phân biệt đó đã có những sai biệt từ gốc, nhưng niềm tin tưởng về lợi ích thì ngày càng chuyển biến đến vô lượng vô biên A-tăng-kỳ, nên biết như vậy.

Tạo luận Bảo Tích nầy,

Con có được công đức,

Do ý tịnh dũng mãnh,

Mong thế gian rốt cùng.

Pháp mầu, kinh Bảo Tích,

Đại trí sáng không nhơ,

Luận nầy trừ chướng, lấp,

Tạo, chép, được phước đức.

Hết thảy mọi kiến chấp,

Rơi vào lưới không trí,

Mắt Phật không chướng ngại,

Nguyện thế gian sớm được.

Trang: 1 2 3 4