LUẬN GIẢI THOÁT ĐẠO
Tác giả: A-la-hán Ưu Ba Để Sa. (Đại Quang)
Hán dịch: Đời Lương, đại sư Tăng Già-bà-la, người Phù Nam
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 11
PHẨM 11: NĂM PHƯƠNG TIỆN (Phần Hai)
Hỏi: Thánh đế phương tiện là gì?
Đáp: Đó là Bốn thánh đế, Khổ thánh đế, Khổ tập thánh đế, Khổ diệt thánh đế, khổ diệt đạo thánh đế.
Hỏi: Thế nào là Khổ thánh đế?
Đáp: Sinh khổ, già khổ, chết khổ, ưu khổ, ưu bi khổ, não khổ, khổ khổ, oán tắng hội khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, dùng lược năm thọ ấm khổ. Sinh khổ là các ấm của chủng loại chúng sinh dấy khởi, tất cả đây là nghĩa khổ tập. Già khổ là, vì các giới sinh đã chín, đây là nghĩa mất lực sắc tuệ niệm các căn. Chết khổ là, thọ mạng diệt làm nghĩa khiếp sợ. Ưu khổ là, đến nơi khổ, tâm hãi sợ, đây là nghĩa thiêu đốt bên trong. Ưu bi khổ là, Khổ đến nói năng, đây là nghĩa thiêu đốt trong ngoài. Khổ khổ là, thân khổ, đây là nghĩa nhân khổ thân. Não khổ là, tâm khổ đây là nghĩa nhân khổ tâm. Oán ghét mà gặp khổ là cùng chúng sinh chẳng đáng mến cùng hòa hợp, đây là nghĩa tạo khổ. Ái biệt ly khổ là, cùng chúng sinh đáng mến phân tan ly biệt, đây là nghĩa làm ưu khổ. Cầu bất đắc khổ là, ưa thích được xa lìa cái không đáng mến, ưa thích cùng cái đáng mến hòa hợp, nhưng chẳng được như sở thích. Đã lược nói năm thọ ấm khổ là, chẳng lìa khổ năm thọ ấm, cho nên vì lược khổ năm thọ ấm.
Hỏi: Năm thọ ấm là gì?
Đáp: Sắc thọ ấm, thống thọ ấm, tưởng thọ ấm, hành thọ ấm, thức thọ ấm, như ấm phương tiện đã nói rộng. Như vậy có thể biết khi đó hai thứ khổ, xứ khổ, tự tánh khổ, rồi sinh khổ, chết khổ, oán tắng hội khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, vì lược năm thọ ấm khổ, đây gọi là xứ khổ, còn ưu khổ, ưu bi khổ, não khổ, đây gọi là tự tánh khổ, ba thứ khổ là: Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ. Ở đó thân khổ tâm khổ, đó gọi là khổ khổ, thọ cái vui hữu lậu, cái vui ấy hoại, đó gọi là hoại khổ, năm thọ ấm hành khổ, đây gọi là khổ thánh đế.
Hỏi: Khổ tập thánh đế là gì?
Đáp: Ái khiến sinh trở lại cùng dục cộng khởi, xứ xứ khởi, dục ái, hữu ái, chẳng hữu ái như vậy. Ái này khiến sinh lại là, hữu ái nhiều thành khiến hữu sinh ái. Khổ tập là, chỉ ái chẳng cộng nên nói là khổ tập. Cùng dục cộng khởi là, chỉ ái khiến hoan hỷ gọi là khởi, khiến nhiễm gọi là nhiễm, cộng nhiễm khởi hỷ; khởi là, xứ xứ khiến tánh thân khởi, xứ ấy hoan hỷ, xứ ấy sắc đáng mến là xứ hoan hỷ. Dục ái, hữu ái, chẳng phải hữu ái như vậy, trừ hữu ái và chẳng hữu ái, ái còn lại là dục ái. Hữu ái là, cùng thường kiến cộng khởi; chẳng phải hữu ái là, cùng đoạn kiến cộng khởi, đây gọi là khổ tập thánh đế.
Hỏi: Khổ diệt thánh đế là gì?
Đáp: Chỉ ái diệt không cái gì khác, xả xa lìa giải thoát không xứ, đây gọi là khổ diệt thánh đế.
Hỏi: Chẳng như vậy. Vì đây cũng là tập diệt. Tại sao Đức Thế Tôn nói khổ nhân diệt?
Đáp: Nhân khổ diệt nên thành chẳng sinh diệt. Nên làm nghĩa chứng, cho nên tập diệt Đức Thế Tôn nói là khổ diệt.
Hỏi: Khổ diệt đạo thánh đế là gì?
Đáp: Đây là tám chánh đạo. Như là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Chánh kiến là Trí Bốn đế. Chánh tư duy là ba thiện tư duy. Chánh ngữ là lìa bốn ác hành. Chánh nghiệp là lìa ba ác hành. Chánh mạng là lìa tà mạng. Chánh tinh tấn là bốn chánh cần. Chánh niệm là bốn niệm xứ. Chánh định la bốn thiền. Lại nữa, nếu tu hành thánh đạo, thấy biết Nê hoàn, thì đây gọi là chánh kiến. Chỉ giác (nhận biết) về Nê hoàn là chánh tư duy. Đoạn tà ngữ là chánh ngữ. Đoạn tà nghiệp là chánh nghiệp, Đoạn tà mạng là chánh mạng. Đoạn tà tinh tấn là chánh tinh tấn. Niệm Nê hoàn là chánh niệm. Chuyên tâm Nê hoàn là chánh định. Ở đó tuệ căn, tuệ lực, tuệ như ý túc, trạch pháp, giác phần thành nhập chánh kiến bên trong, tinh tấn căn tinh tấn lực tinh tấn như ý túc, dục như ý túc, tinh tấn giác phần, bốn chánh cần, thành nhập tinh tấn bên trong. Niệm căn, niệm lực, niệm giác phần, bốn niệm xứ, thành nhập chánh niệm bên trong. Định căn, định lực, tâm như ý túc, tín căn tín lực, định giác phần, hỷ giác phần, ỷ giác phần, xả giác phần, thành nhập chánh định bên trong. Như vậy, ba mươi bảy pháp Bồ Đề, thành vào bên trong Tám chánh đạo, đây gọi là khổ diệt đạo thánh đế. Đây gọi là bốn thánh đế.
Hỏi: Tại sao nói Bốn thánh đế mà chẳng ba chẳng năm?
Đáp: Tất cả nghi, đều vì nhân, quả thế gian và xuất thế gian nên thành bốn.
Hỏi: Thế nào là quả thế đế?
Đáp: Khổ Tập là nhân quả của thế đế. Diệt là quả của xuất thế đế. Đạo là nhân của xuất thế đế. Cho nên là bốn mà chẳng ba hay năm. Lại nữa, nên biết nên đoạn, nên chứng nên tu, vì bốn câu nên thành bốn. Bốn thánh đế nầy dùng mười một hành có thể thắng có thể biết. Như vậy dùng cú nghĩa, dùng tướng, dùng thứ tự, dùng lược, dùng thí dụ, dùng phân biệt, dùng một, dùng các thứ, dùng lần lượt rộng, dùng tương nhiếp.
Hỏi: Tại sao dùng cú nghĩa?
Đáp: Thánh đế ấy là, điều thánh nhân nói gọi là thánh đế, thông đạt nó nên thành thánh đế. Đế là, nghĩa như thế, nghĩa chẳng khác, nghĩa tự tướng chẳng khác. Khổ là, nghĩa quả, tập là, nghĩa nhân, diệt là, nghĩa tùy diệt, đạo là, nghĩa thấy đệ nhất, dùng cú nghĩa như vậy, có thể biết.
Hỏi: Tại sao dùng tướng?
Đáp: Khổ là tướng lỗi lầm, tập là tướng nhân, diệt là tướng chẳng sinh, đạo là tướng phương tiện. Lại nữa, khổ là tướng bức não, tướng ưu, tướng hữu vi tướng có biên hạn. Tập là tướng tụ, tướng nhân duyên, tướng hòa hợp, tướng đắm trước. Diệt là tướng xa lìa, tướng tịch tịch, tướng vô vi, tướng Đề hồ. Đạo là tướng thừa, tướng khiến đến, tướng thấy, tướng nương, tướng khác như vậy, có thể biết.
Hỏi: Tại sao dùng thứ lớp?
Đáp: Dùng nghĩa thô và nghĩa chứng, mới đầu nói Khổ đế, khổ nầy vì sinh đây. Thứ hai tập, tập nầy diệt là khổ đây diệt. Thứ ba diệt, phương tiện đây là thật diệt. Thứ tư thuyết đạo, như thầy thuốc sáng suốt, mới đầu thấy gốc bệnh, sau hỏi duyên bệnh, vì diệt bịnh nên như bịnh nói thuốc, Như vậy bịnh như khổ có thể biết, nhân duyên bịnh, như vậy như tập có thể biết, bịnh hết như vậy như thoát diệt có thể biết. Như vậy thuốc như đạo có thể biết, dùng thứ lớp như vậy có thể biết.
Hỏi:Tại sao dùng lược?
Đáp: Sinh là khổ, làm cho sinh là tập, khổ dừng là diệt, làm cho dừng là đạo. Phiền não xứ là khổ. Phiền não là tập, đoạn phiền não là diệt, đoạn phương tiện là đạo. Khổ thường khởi đóng cửa thân kiến. Tập thường khởi mở cửa đoạn kiến. Diệt thường khởi mở cửa thường kiến.
Đạo thường khởi mở cửa tà kiến, dùng lược như vậy, có thể biết.
Hỏi: Tại sao dùng thí dụ?
Đáp: Như cây độc, như vậy khổ có thể biết, như hạt giống, tập như vậy có thể biết, đốt hạt giống như vậy, diệt như vậy có thể biết. Như lửa, Đạo như vậy có thể biết. Như bờ bên nầy có khổ có sợ hãi, khổ như vậy có thể biết. Như dòng chảy Tập như vậy, có thể biết. Như lửa, như bờ kia không khổ không kinh sợ, Diệt như vậy có thể biết. Như thuyền có thể vượt qua, đạo như vậy có thể biết. Như gánh vác, Khổ như vậy có thể biết. Như giữ lấy mang vác, tập như vậy có thể biết, Như đặt gánh xuống, Diệt như vậy, có thể biết, Như phương tiện đặt gánh xuống, Đạo như vậy có thể biết. Dùng thí dụ như vậy có thể biết.
Hỏi:Tại sao dùng phân biệt có thể biết?
Đáp: Bốn thứ đế: Ngữ đế; Mỗi mỗi đế, Đệ nhất nghĩa đế, Thánh đế. Ở đó nói thật ngữ đều là thật, gọi là ngữ đế. Ở mỗi mỗi đế đều đi vào các kiến, đây gọi là Mỗi mỗi đế. Đối với đế ấy Tỳ-kheo vọng ngữ pháp ngu si. Vì ấy chẳng vọng ngữ là pháp ngu si đó là đế. Nê hoàn là đệ nhất nghĩa đế, là pháp thánh nhân tu hành, là thánh đế. Đối với Thánh đế được ưa thích này, dùng phân biệt như vậy có thể biết.
Hỏi: Tại sao dùng số có thể biết?
Đáp: Trừ ái còn pháp thiện bất thiện và vô ký ở ba địa là Khổ đế. Ái là Tập đế, đoạn ái là Diệt đế, tám phần đạo là Đạo đế. Lại nữa, trừ ái và các phiền não khác, còn pháp thiện bất thiện và vô ký ở địa thứ ba là Khổ đế; ái và các phiền não khác là Tập đế. Đoạn ái là Diệt đế, đạo là Đạo đế. Lại nữa, trừ ái và các phiền não khác, tất cả bất thiện còn pháp thiện và hữu ký ở ba địa là Khổ đế. Ái cùng phiền não và tất cả bất thiện là Tập đế. Đoạn nó là Diệt đế, đạo là Đạo đế. Lại nữa, trừ ái cùng phiền não và tất cả bất thiện, còn bất thiện, ở ba địa và pháp vô ký ở ba địa là Khổ đế, Ái và các phiền não khác và tất cả bất thiện, đối với thiện ở ba địa thì đây là Tập đế. Đoạn nó là Diệt đế, đạo là Đạo đế. Ở đó tìm kiếm nghĩa có khí vị là ái; nghĩa tích tập các kết sử của hữu và các phiền não khác là Tập. Vì nghĩa có thể đoạn, vì nghĩa khiến khởi hữu, tất cả bất thiện là Tập. Vì nghĩa khiến hữu, nên đối với pháp thiện của ba địa nó là Tập. khi đó, ái và các phiền não khác là Tập. Tất cả bất thiện ở ba địa và thiện, hoặc Khổ đế hoặc Tập đế, vì bức não, sầu lo, tướng hữu vi, hữu hạn nên thành Khổ đế. Tụ hội nhân duyên đắm trước tướng hòa hợp nên thành Tập đế, dùng số như vậy có thể biết.
Hỏi: Tại sao dùng một có thể biết?
Đáp: Bốn đế này vì bốn hành thành một, vì nghĩa đế, vì nghĩa như, vì nghĩa pháp, vì nghĩa “không”, dùng một như vậy có thể biết.
Hỏi: Tại sao dùng các thứ có thể biết?
Đáp: Hai đế: Thế đế và xuất thế đế. Thế đế là hữu lậu, có kết, có phược, có lưu, có ách, có Cái, có thể xúc, có thủ, có phiền não, gọi là Khổ và Tập. Xuất thế đế là vô lậu, không kết, không phược, không lưu, không ách, không cái, chẳng thể xúc, không thủ không phiền não, gọi là Diệt Đạo, Ba đế là hữu vi, Diệt đế là vô vi, ba đế, vô sắc, Khổ đế có sắc không sắc. Tập đế bất thiện, Đạo đế thiện, Diệt đế vô ký, Khổ đế thiện bất thiện và vô ký. Khổ đế nên biết, Tập đế nên đoạn, Diệt đế nên chứng, Đạo đế nên tu, Dùng các thứ như vậy có thể biết.
Hỏi: Tại sao vì thứ lớp diễn rộng?
Đáp: Vì một thứ, có thức thân là Khổ. Tập ngã mạn, đoạn nó là diệt. Thân niệm là Đạo. Vì hai thứ: Danh sắc là Khổ, vô minh, hữu ái là Tập, đoạn nó là Diệt. Xa-ma-tha, Tỳ-bà-xá-na là Đạo. Vì ba thứ thành, đó là khổ khổ là Khổ đế, ba căn bất thiện là Tập đế. Đoạn nó là Diệt, Giới, định tuệ là Đạo. Do bốn thứ thành: Bốn xứ tánh thân là Khổ, bốn điên đảo là Tập, đoạn điên đảo là Diệt, bốn niệm xứ là Đạo. Do năm thứ thành. Năm cõi là Khổ, năm Cái là Tập, đoạn Cái là Diệt. Năm căn là Đạo. Do sáu thứ thành. Sáu xúc nhập là Khổ, sáu ái thân là Tập, đoạn ái thân là Diệt, sáu pháp xa lìa là Đạo. Do bảy thứ thành, Bảy thức trú là Khổ, bảy sử là Tập, đoạn bảy sử là Diệt, Bảy Bồ-đề phần là Đạo. Do tám thứ thành, Tám pháp thế gian là Khổ, tám tà biên là Tập, đoạn tám tà biên là Diệt, tám chánh phần là Đạo. Do chín thứ thành. Chín nơi chúng sinh ở là Khổ, chín pháp ái căn là Tập, đoạn kia là Diệt, chín pháp chánh tác ý căn là Đạo. Do mười thứ thành: Mười phương hành là Khổ, mười kết sử là Tập, đoạn kết là Diệt, mười tưởng là Đạo. Dùng thứ lớp diễn rộng như vậy có thể biết.
Hỏi: Tại sao dùng nhiếp (thuộc về, tóm thâu)? Đáp: Có ba thứ nhiếp là ấm nhiếp, nhập nhiếp, giới nhiếp. Khổ đế thuộc năm ấm. Tập đế và Đạo đế thuộc hành ấm. Diệt đế không thuộc ấm. Khổ đế thuộc mười hai nhập, ba đế thuộc pháp nhập, Khổ đế thuộc mười tám giới, ba đế thuộc pháp giới, dùng nhiếp như vậy có thể biết, dùng hành đây đối với Đạo đế biết khởi. Đây gọi là Thánh đế phương tiện (thánh đế phương tiện đã xong).
Phẩm 12: PHÂN BIỆT ĐẾ (Phần Một)
Bấy giờ, người tọa thiền đã tỏ rõ ấm, giới, nhập nhân duyên đế, đã được nghe giới Đầu đà thiền. Vì chưa giải thoát nên phàm phu kinh sợ cõi ác. Đã quán sợ cõi ác, đã quán sơ vô thỉ sinh tử, đã quán một sát-na không thể giữ lấy được, đã quán về thí dụ ba trăm xà mâu đâm vào, đã quán về thí dụ ái như lửa đốt đầu, chưa phân biệt Bốn thánh đế. Vì phân biệt bốn Thánh đế, thì phải làm phương tiện, phải làm dục, phải làm dõng mãnh tinh tấn, chuyên tâm duyên niệm, đầy đủ nên khiến mãn.
Hỏi: Tại sao phải làm?
Đáp: Người tọa thiền kia, mới đầu phải nghe Bốn thánh đế, hoặc dùng lược hoặc dùng rộng hoặc dùng lược rộng, dùng nghe dùng nghĩa dùng tụng nên thọ trì. Bấy giờ người tọa thiền vào tịch tịch ngồi, tâm chẳng loạn, tâm chẳng đến đi, nên khiến khởi Bốn thánh đế. Bắt đầu nên làm cho khởi Khổ đế, hoặc dùng ấm, hoặc dùng nhập, hoặc dùng pháp giới ấm, dùng tự tướng, dùng ấm tương ưng khiến khởi, như ở ấm phương tiện rộng nói, phải biết như vậy. Nhập là dùng nhập tương ưng khiến khởi, như nhập phương tiện rộng nói phải biết như vậy. Giới là dùng giới tương ưng khiến khởi, như giới phương tiện rộng nói, phải biết như vậy. Người tọa thiền kia, đã biết ấm nhập giới như vậy, chỉ có ấm nhập giới, không chúng sinh không mạng, đã khiến khởi đã được hành tưởng. Bấy giờ đã lược làm hai thứ khiến khởi, gọi là danh sắc, từ đó, sắc ấm, mười nhập sắc mười, giới còn bốn ấm, ý nhập, bảy giới, đó gọi là pháp nhập pháp giới, hoặc danh hoặc sắc, các danh khác các sắc khác, các danh khác các sắc khác là vì sắc không. Sắc là, vì danh không, danh là vì sắc không lìa. Sắc là, vì danh chẳng lìa, như tiếng trống chỉ nương danh sắc sinh, nương vào sắc gọi sinh, như mù què đi xa.
Hỏi: Danh sắc có gì sai biệt?
Đáp: Danh là không thân, sắc là có thân, danh có sở tri (sự nhận biết), sắc không có sở tri. Danh thì nhẹ chuyển, sắc thì chậm chuyển, danh không tụ, sắc có tụ, danh là giác tri suy nghĩ biết. Sắc thì không như vậy. Sắc là đi, dựa ngồi nằm co duổi. Danh thì không có như vậy, Danh thì biết ta đi ta dựa ta ngồi ta nằm ta co ta duổi, Sắc thì không có như vậy. Sắc là ăn uống nếm, Danh thì không có như vậy, Danh thì biết ta uống, ta ăn, ta nếm, Sắc thì không có như vậy Sắc thì nói năng đùa cười vỗ đánh v.v… danh thì không có như vậy, Danh thì biết ta nói năng, ta đùa, ta cười, ta khóc ta vỗ đánh v.v… sắc thì không có như vậy, đó gọi là danh sắc sai biệt. Người tọa thiền kia danh sắc như vậy, chỉ dùng danh sắc không chúng sinh không mạng. Đã khiến khởi, đã được hành tưởng. Bấy giờ, tóm lược tất cả, Khổ đế là, khiến khởi như thật tri kiến thanh tịnh. Khiến danh sắc khởi, đây là tổng nói Khổ đế khiến cho dấy khởi có thể biết. Người tọa thiền kia đã khiến khởi Khổ đế như vậy, làm tưởng chúng sinh, từ đây nên quán nhân duyên khổ.
Hỏi: Khổ đây nhân duyên gì tập gì?
Đáp: Người tọa thiền kia biết như vậy: Khổ này sinh làm nhân duyên, Sinh là nhân duyên hữu vi. Hữu là do thủ làm nhân duyên. Thủ là ái làm nhân duyên. Ái là thọ làm nhân duyên. Thọ là xúc làm nhân duyên. Xúc là do lục nhập làm nhân duyên. Lục nhập là do danh sắc làm nhân duyên. Danh sắc là do thức làm nhân duyên, Thức là do hành làm nhân duyên, Hành là vô minh làm nhân duyên. Như vậy, vô minh duyên hành, hành duyên thức; sinh duyên lão tử, thành ưu bi khổ não, như vậy đều khổ ấm thành khởi. Người tọa thiền kia, do nhân duyên trói buộc dùng rộng quán như vậy. Bấy giờ dùng làm lược, Thọ nầy duyên ái khiến khổ tập khởi, Hoặc pháp trụ trí, hoặc thủ nhân duyên trí, hoặc lìa nghi thanh tịnh, mọi nói năng nầy, Tập đế khiến khởi trí. Người tọa thiền kia vì khiến khởi khổ tập, vào ba thời đã vượt nghi. Bấy giờ quán khổ diệt, ai diệt làm khổ diệt, ai diệt làm khổ này diệt? Người tọa thiền kia biết như vậy: Do sinh diệt, khổ này diệt. Do sinh diệt hữu diệt, Do hữu diệt, thủ diệt, do thủ diệt, ái diệt. Do vô minh diệt, hành diệt, Như vậy do vô minh diệt hành diệt, do hành diệt, thức diệt, do sinh diệt, lão tử ưu bi khổ não diệt. Như vậy tất cả khổ ấm đây thành diệt. Người tọa thiền kia mọi nhân duyên trói buộc như vậy diệt, đã rộng, đã quán. Bấy giờ tóm lược. Thọ nầy duyên ái. Do ái diệt khổ diệt, khiến khởi Diệt đế. Người tọa thiền kia đã khiến khởi Diệt đế như vậy. Bấy giờ quán đạo khổ diệt. Đạo gì đủ sức làm ái diệt? Người tọa thiền kia biết như vậy: Quán lỗi lầm của năm thọ ấm, Đạo này đầy đủ làm khổ diệt khiến khởi Đạo đế, như phương tiện rộng nói về đế, như vậy có thể biết. Người tọa thiền kia lần lượt quán như vậy đã khiến khởi Bốn đế. Bấy giờ, đối với năm thọ ấm một trăm tám mươi pháp, lần lượt dùng tụ phân biệt quán, có sắc quá khứ vị lại hiện tại, hoặc trong hoặc ngoài, hoặc lớn hoặc nhỏ, hoặc thô hoặc diệu hoặc xa hoặc gần, tất cả sắc, dùng vô thường rộng quán, dùng rộng quán khổ, dùng rộng quán vô ngã. Như vậy mọi thọ, tưởng, hành, thức hiện có, đối với từng ấm có mười hai pháp môn. Ở năm ấm, năm nhân mười hai thành sáu mươi, sáu mươi vô thường kiến, sáu mươi khổ kiến, sáu mươi vô ngã kiến, thành một trăm tám mươi. Lại nữa, một trăm tám mươi pháp môn, sáu nội nhập sáu ngoại nhập, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, sáu ái thân, sáu giác, sáu quán, mười nhân sáu này thành sáu mươi, sáu mươi vô thường kiến sáu mươi khổ kiến, sáu mươi vô ngã kiến, ba lần sáu mươi thành một trăm tám mươi. Kia hoặc thời gian năm tháng lâu xa, hoặc tháng nửa tháng, ngày đêm giờ niệm sát-na, dùng pháp hành xoay chuyển thành mới vậy, như đèn đốt cháy thay đổi nối nhau, vì vô thường phân biệt quán ở hành, vì cõi ác thọ khổ đói khát khiếp sợ, tìm cầu ưu bi khổ não của ái biệt ly già bệnh, tử , Hành này tương ưng nối tiếp, dùng khổ quán phân biệt hành. Từ nhân duyên ấm nhập giới, nhân duyên đế, nghiệp quả báo khiến sinh sở sinh không chúng sinh, chẳng động, vô sự tự tánh hành thành khởi, dùng quán phân biệt về vô ngã, đối với hành sắc vô thường, vì nghĩa diệt, vì nghĩa khổ sợ, nghĩa vô ngã chẳng thật, dùng lược, rộng phân biệt, Như vậy, nghĩa thọ tưởng hành thức vô thường diệt. Khổ là nghĩa sợ, vô ngã là nghĩa chẳng thật, dùng lược rộng phân biệt như vậy. Khi đó dùng vô thường đã phân biệt trừ tưởng thường, dùng khổ phân biệt trừ tưởng lạc, dùng vô ngã phân biệt trừ tưởng ngã.
Hỏi: Tại sao dùng vô thường để phân biệt rộng?
Đáp: Như thật thấy hết thảy hành, không có gì làm giới hạn, diệt làm giới hạn. Đối với vô tướng hoặc khiến khởi tâm, đối với vô tướng giới làm an tâm, cho nên dùng vô thường phân biệt rộng.
Hỏi: Tại sao dùng khổ phân biệt?
Đáp: Đối với tất cả các hành khiến tâm khiếp sợ, từ tác, nguyện khiến khởi tâm, đối với vô tác, nguyện làm an tâm, cho nên dùng khổ phân biệt rộng.
Hỏi: Tại sao dùng vô ngã phân biệt rộng?
Đáp: Đối với tất cả pháp kiến, từ kia từ đây chấp khiến khởi tâm, ở “không” giới làm an tâm, cho nên dùng vô ngã rộng phân biệt. Như vậy, phân biệt ba hữu, năm cõi, bảy thức trú, chín nơi chúng sinh ở, dùng diệt khiếp sợ, dùng không thật để quán đó (trí đã xong).
Người tọa thiền kia đối với năm thọ ấm đã phân biệt ở ba tướng, khiến ưa thích vào dục (mong muốn) đoạn các hành. Bấy giờ hiện tại năm thọ ấm trong, giữ tướng nó khiến thông đạt khởi diệt. Như vậy pháp nầy dùng vô sinh hiện sinh. Vì thông đạt sinh diệt như vậy, đối với việc giữ tướng là, thủ ba thứ tướng, đó là giữ tướng phiền não, giữ tướng định, giữ tướng Tỳ-bà-xá-na. Phàm phu ngu si đối với cảnh giới thấy, nghe, nhận biết, cho là lạc thường, tưởng chỗ điên đảo. Mới đầu, tâm vì ham giữ tướng, ở đây đắm trước phiền não, như con thiêu thân gieo vào đèn, đây gọi là giữ tướng phiền não.
Hỏi: Tại sao giữ tướng định?
Đáp: Ở đây người tọa thiền, ưa thích được định dùng đối tượng là niệm chánh trí, sơ tâm ba mươi sáu hành, ở từng hành giữ tướng khiến buộc tâm làm cho tâm chẳng loạn, như cột voi, đây gọi là giữ tướng định.
Hỏi: Tại sao giữ tướng Tỳ-bà-xá-na?
Đáp: Người thường quán dùng tuệ của sơ tâm, phân biệt từng thứ tự tướng của sắc thọ tưởng hành thức, ham tu xả tướng ấy như bắt rắn độc, đây gọi là giữ tướng Tỳ-bà-xá-na, ở đây giữ tướng Tỳ-bà-xá-na được an lạc.
Hỏi: Tại sao nắm tướng thọ tưởng hành thức?
Đáp: Tướng sắc thức kia, hoặc dùng địa giới hoặc dùng thủy giới, hoặc dùng hỏa giới, hoặc dùng phong giới, hoặc nhãn nhập, hoặc thân nhập. Như vậy quán tướng thọ thọ kia, hoặc vui hoặc là khổ, hoặc là chẳng khổ chẳng vui, Như vậy quán tướng tưởng kia, hoặc là sắc tưởng, hoặc là pháp tưởng. Như vậy quán biết hành và tưởng tưởng kia, hoặc là xúc hoặc là tư, hoặc là giác hoặc là quán, hoặc là tác ý. Như vậy quán thức và tướng của thức kia, hoặc nhãn thức, hoặc ý thức. Như vậy quán các loại tọa thiền kia, như vậy khéo nắm bắt tướng kia, vì khéo làm cho khởi, khiến khởi giữ tướng sắc thọ tưởng hành thức như vậy. Lại nữa, dùng hai hành giữ tướng tâm, dùng sự dùng tác ý.
Hỏi: Tại sao dùng sự giữ tướng tâm?
Đáp: Dùng sự này tâm ta khởi, phải quán nó dùng sự sắc thọ này, dùng tưởng sự nầy, dùng hành sự nầy, dùng thức sự nầy, tâm ta khởi, như vậy phải quán. Người ấy dùng sự giữ tướng tâm như vậy.
Hỏi: Tại sao dùng tác ý giữ tướng tâm?
Đáp: Như vậy ta tác ý sắc, tâm đây khởi, phải quán như vậy, Như vậy ta tác ý thọ tưởng hành, tâm ta khởi, như vậy phải quán. Như vậy, đã tác ý thủ tướng tâm.
Hỏi: Vì sao tướng kia thành khéo giữ lấy?
Đáp: Dùng hành đó dùng tướng đó, tướng sắc thọ tưởng hành thức để thành quán. Lại nếu có thể trở lại quán tướng kia, dùng hành này, dùng tướng nầy, đó gọi là tướng kia thành khéo giữ. Thông đạt sinh diệt là, có khởi có diệt, có khởi diệt thông đạt, khi đó sắc đã sinh hiện tại, tướng sinh kia khởi biến tướng diệt. Hai câu kia dùng tuệ nhãn thấy, thông đạt khởi diệt, thọ đã sinh hiện tại, thọ tưởng hành thức, sinh tướng kia khởi biến tướng diệt. Hai câu kia dùng tuệ nhãn thấy thông đạt khởi diệt. Lại nữa, dùng ba hành thông đạt khởi tướng, dùng ba hành thông đạt diệt tướng, như vậy dùng nhân dùng duyên dùng vị của tự nó.
Hỏi: Tại sao dùng nhân thông đạt khởi tướng?
Đáp: Nghiệp ái vô minh là nhân làm ấm khởi. Dùng tuệ nhãn thấy, dùng nhân thông đạt khởi tướng. Tại sao dùng duyên thông đạt khởi tướng? Duyên thực làm sắc ấm khởi, duyên xúc làm ba ấm khởi, duyên danh sắc làm thức ấm khởi, dùng tuệ nhãn thấy dùng duyên thông đạt khởi tướng.
Hỏi: Tại sao dùng vị của tự nó thông đạt khởi tướng?
Đáp: Như ánh đèn tương tục không gián đoạn trước sau luôn mới khởi hành, dùng tướng, dùng tuệ nhãn thấy, dùng tự vị thông đạt khởi tướng. Khi đó, dùng nhân dùng khởi thấy, dùng tướng Tập đế thành thấy, dùng niệm khởi giác, dùng duyên, dùng tự vị, dùng khởi thấy Khổ đế, dùng tướng thành sự thấy, dùng sát-na chẳng thể được giác. Như vậy dùng ba hành thông đạt khởi tướng.
Hỏi: Tại sao dùng ba hành thông đạt diệt tướng?
Đáp: Dùng nhân diệt dùng duyên diệt; dùng tự vị diệt, khi đó, dùng ái diệt, dùng vô minh diệt, dùng nghiệp diệt, ấm thành diệt, dùng tuệ nhãn thấy, dùng nhân diệt, thông đạt diệt tướng, dùng thức diệt sắc ấm thành diệt; dùng xúc diệt ba ấm thành diệt, dùng danh sắc diệt, thức ấm thành diệt, dùng tuệ nhãn thấy, dùng duyên diệt thông đạt diệt tướng, như ánh đèn tương tục không gián đoạn, mới đầu có diệt hành dùng tuệ nhãn thấy, dùng tự vị thông đạt diệt tướng, từ đó dùng nhân diệt thấy Diệt đế, dùng tướng thành sự thấy, dùng tướng vô sinh giác, dùng duyên diệt, dùng tự vị, dùng thấy diệt, dùng tướng Khổ đế thành sơ kiến, dùng sát-na chẳng thể được giác.
Hỏi: Nếu dùng khởi diệt thấy Khổ đế, dùng tướng được thấy, tại sao thượng trí phải khởi?
Đáp: Vì sao dùng khởi thấy diệt, dùng tướng Khổ đế được thấy chưa thấy, khổ kia thành mãn cho đến lỗi các hành hết, như thật đã thấy. Từ hành tướng đã khiến khởi tâm, đối với tâm chẳng phải hành thành vượt, như thật đã thấy lỗi lầm các hành. Từ hành tướng đã khiến khởi tâm, đối với tâm chẳng phải hành thành vượt, xứ ấy thấy khổ đầy khắp, nghĩa là đi đến biên tế vậy, giống như chim bay bị lửa vây quanh chưa thoát khỏi nên khiếp sợ, Nếu bay đến hư không, thấy tai họa lửa vây quanh, thành bay trên hư không, khi ấy thấy lửa khiếp sợ vây quanh kia đầy khắp như vậy, ở đây có thể biết. Khi đó dùng nhân, dùng duyên, dùng khởi, thấy thành thông đạt nhân duyên khởi tướng, đây có đây khởi, vì khởi này nên đây thành khởi, vì nhân diệt và duyên diệt, vì thấy diệt tướng nhân duyên sinh nên thành thông đạt: đây không có đây chẳng thành, đây diệt nên đây diệt, dùng tự vị dùng khởi diệt. Thấy đã khởi thành thông đạt, biết pháp nhân duyên pháp hữu vi khởi, khởi kia được biết, diệt kia cũng biết, trú kia cũng biết, như vậy dùng khởi, diệt thấy bốn pháp thành đối tượng biết. Như vậy, pháp một tướng, các thứ pháp, vô sự pháp, chánh pháp, ở đó, một tương tục các hành theo bám để khởi, thấy kia chẳng thành, chấp các thứ. Trước sau chuyển các hành, dùng diệt thấy kia chẳng thành chấp một. Tự tánh lìa không động các hành, vì trước sau thấy, chẳng thành ngã chấp, do nhân duyên đã chuyển các hành trước sau. Như vậy, dùng pháp thấy không thành chấp vô sự. Phàm phu ít học, do không phân biệt một nên nói thường đoạn, vì không nhận biết các thứ thành nói thường, vì không nhận biết vô sự thành nói ngã. Như vậy, vì không nhận biết pháp, thành nói vô sự. Bởi thế dùng ngữ ngôn bình đẳng, dùng ngữ ngôn một tướng thù thắng, dùng các thứ tướng thâu tóm thành một tướng, dùng phân biệt nghĩa thành các thứ, dùng nghĩa phiền não thành một tánh, dùng nghĩa phương tiện thành các thứ tánh, dùng ái quả thành một tánh, dùng nghiệp quả thành các thứ tánh. Người tọa thiền kia thấy một tánh như vậy, chẳng phải ở đây chấp các thứ thấy. Nếu thấy các thứ tánh, thì không phải ở đây chấp thường kiến một tánh. Nếu hiện thấy một tánh, thì các việc làm khác, các giác khác trừ kiến nầy. Nếu hiện thấy các thứ tánh, thì các việc làm khác giác kia trừ kiến nầy. Nếu hiện thấy một tánh, thì trừ đoạn kiến nầy, Nếu hiện thấy các thứ tánh, thì trừ thường kiến nầy, Người tọa thiền đó dùng khởi diệt như vậy, nếu thấy một tánh, các thứ tánh, thì pháp minh làm sao khởi? Hiện khởi các hành thấy nó vô sự, thì tại sao tất cả các hành vô sự chẳng động? Không chỗ khác khởi trú, trú tự tánh nhân duyên hòa hợp tập làm nhân duyên. Như vậy vì pháp dừng sinh, khiến cho sinh, Từ đó dùng nghĩa không mạng và nghĩa bất động, pháp vô sự có thể biết. Dùng nghĩa tự tánh và nghĩa duyên, như vậy pháp dừng có thể biết, khiến hiện rỗng không vô sự, khiến hiện tạo tác của nghiệp. Như vậy pháp dừng khiến hiện vô sự gọi là pháp, Như vậy khiến pháp hiện dừng gọi là hành. Từ đó, dùng pháp một tánh nhận biết tướng khổ thành thông đạt, dùng các thứ tánh nhận biết tướng vô thường thành thông đạt, vì nhận biết pháp vô sự. Như vậy dùng pháp dừng nhận biết tướng vô ngã thành thông đạt.
Hỏi: Người tọa thiền kia đối với tất cả các hành dùng vô dư xứ quán khởi diệt làm một xứ phải quán ư?
Đáp: Xứ các hành ban đầu đã giữ tướng nó, khi thông đạt khởi diệt thì xứ ấy không còn sót lại. Tất cả các hành khiến đều đủ cả, như người dùng lưỡi nếm nước ở một chỗ biển cả, thì liền biết tất cả nước đều mặn. Như vậy, ở đây có thể biết, dùng hai hành, các hành làm đầy đủ cả, dùng sự dùng chẳng ngu si. Do đó, các hành giữ tướng khi thông đạt sinh diệt, các hành kia vì sự đó thành đầy đủ cả. Ở đó, đoạn vô trí vậy. Ngoài ra, các hành dùng chẳng ngu si thành đầy đủ, ở đó khởi trí diệt, là các hành phân biệt trí. Tất cả các hành vì khởi giới hạn ban đầu thành phân biệt, dùng diệt giới hạn sau thành phân biệt, dùng khởi giới hạn ban đầu thành tịch tịch, dùng diệt hữu biên thành tịch tịch, dùng khởi từ khởi không bắt đầu, dùng diệt từ diệt không sau. Cho nên khởi trí diệt thành tựu trí phân biệt các hành (Khởi trí diệt đã xong).
Người tọa thiền kia, chánh kiến tướng sinh diệt như vậy, khéo phân biệt các hành, ưa thích được diệt, ưa thích định, bấy giờ chẳng tác ý quán sinh, chỉ thấy tâm diệt, Dùng sắc sự, dùng tâm sinh diệt nương sự kia thấy tâm diệt. Như vậy dùng thọ trì, dùng tưởng sự dùng hành sự, dùng thức sự dùng tâm sinh diệt, nương sự kia thấy tâm sinh diệt. Lại nữa, dùng ba hành thấy diệt như vậy dùng tụ, dùng song dùng phân biệt.
Hỏi: Tụ là gì?
Đáp: Đối với oai nghi, và oai nghi đã khởi, tâm tâm sở pháp, ở chỗ nào cho là tụ thì thấy chúng diệt. Lại nữa, đã quán sắc vô thường thọ vô thường tưởng vô thường, hành vô thường, thức vô thường, thì bấy giờ dùng sự vô thường đã khởi tâm tâm sở pháp, dùng tụ thấy kia diệt, như vậy dùng sự khổ sự vô ngã, dùng tụ như vậy phải quán.
Hỏi: Tại sao dùng song?
Đáp: Sắc này vô thường đã quán vô thường, tùy tâm vô thường khởi thấy tâm sinh diệt. Như vậy đã quán thọ tưởng hành thức vô thường, tùy sự vô thường khởi tâm thấy sinh diệt. Như vậy sự đã khổ sự đã vô ngã, dùng song đối như vậy mà quán.
Hỏi: Tại sao dùng phân biệt?
Đáp: Đã quán sắc này vô thường, tùy sự vô thường khởi tâm sinh diệt. Như vậy dùng phân biệt quán thấy nhiều tâm diệt. Như vậy quán thọ tưởng hành thức vô thường, tùy sự vô thường khởi tâm thấy tâm sinh diệt. Bởi thế thấy tâm diệt lại thấy diệt. Như vậy dùng phân biệt thấy nhiều tâm diệt, quán khổ quán vô ngã như vậy, đã phân biệt như vậy. Chỉ hiện quán kia diệt, thì sự khổ diệt kia thành chuyên, thường tìm kiếm các hành sát-na thành được lợi. Người tọa thiền kia dùng tuệ này chẳng phải duyên khác, thấy tất cả thế gian, dùng tự tánh như đứng trên đầu hạt cải, ở một tâm sát-na sinh, lão tử, biến. Bấy giờ người tọa thiền lại thấy như vậy, như có kệ tụng nói:
Đôi này tánh danh sắc.
Triển chuyển ở một diệt.
Cú (câu) diệt duyên kia diệt.
Và do nhân kia sinh.
Pháp ấm, vô thường diệt.
Pháp sanh khổ, pháp diệt.
Như dùi đánh tiếng trống.
Cũng chẳng từ mắt sinh.
Năm pháp sắc, hương ấy v.v…
Cũng chẳng từ sắc sinh.
Cũng chẳng lìa hai cú.
Nương duyên sinh hữu vi.
Như dùi đánh tiếng trống.
Cũng chẳng từ tai sinh.
Năm pháp sắc, hương ấy v.v…
Cũng chẳng từ tiếng sinh.
Cũng chẳng lìa hai cú.
Cũng chẳng từ mũi sinh.
Năm pháp sắc, hương ấy v.v…
Cũng chẳng từ hương sinh.
Cũng chẳng lìa hai cú.
Cũng chẳng từ lưỡi sinh.
Năm pháp sắc, hương ấy v.v…
Cũng chẳng từ vị sinh.
Cũng chẳng lìa hai cú.
Cũng chẳng từ thân sinh.
Năm pháp sắc, hương ấy v.v…
Cũng chẳng từ xúc sinh.
Cũng chẳng lìa hai cú.
Cũng chẳng từ sắc sinh.
Chẳng từ pháp vào ra.
Nương nhân duyên nương sinh.
Như đùi đánh tiếng trống.
Từ căn rất yếu ra.
Nhân đầu cũng rất yếu.
Nhân kia cũng rất yếu.
Chỗ khởi kia cũng yếu.
Cộng địa đây rất yếu.
Tương ưng cũng rất yếu.
Hòa hợp cũng rất yếu.
Triển chuyển đây rất yếu.
Triển chuyển pháp chẳng trú.
Cũng không tánh triển chuyển.
Không, có thường khiến khởi.
Khiến khởi kia cũng không.
Như thành Càn-thát-bà.
Cái gì đầu khiến khởi.
Chẳng dùng tự thân sinh.
Chẳng dùng tự lực trú.
Do tùy pháp khác sinh.
Sinh các pháp hữu lậu.
Thể lực yếu kém chẳng tự sinh.
Cũng chẳng tự nhân chẳng tự sự.
Chẳng xứ hữu vi chẳng tự tánh.
Chẳng tự tánh, hành tướng các hữu.
Là sinh tự thân yếu không thời.
Không từ đâu đến không đi đâu
Ở chỗ không sinh vì nước khác.
Tâm không ngã sở tánh thân mạng.
Nhứt tâm khổ lạc tương ưng chóng.
Sát-na núi biển tám muôn kiếp.
Một trú chẳng lại vô song tâm.
Tương ưng quá khứ và đang diệt.
Hiện trú tất cả các ấm kia.
Những cái đã qua không ngừng mất.
Vị lai sẽ mất ở khoảng kia.
Đã mất không khác tướng chẳng khởi.
Vì chẳng sinh nên hiện tại sinh.
Từ nơi tâm mất, thế gian không.
Trong đệ nhất nghĩa không khứ lai.
Vị lai không tụ chỉ chuyển sinh.
Trú như hạt cải sinh các pháp.
Pháp kia diệt rồi là ban đầu.
Thế gian dùng pháp đầu chẳng tạp.
Chẳng thấy đến đi chẳng thấy sinh.
Các pháp chẳng sinh như hư không.
Giống như điện chớp khoảnh khắc diệt.
Người tọa thiền kia, thấy như vậy nhập định diệt vô tận như dùi lửa khói bốc, Phẩm Bồ Đề khởi từng sát-na, trí quang minh khởi, hỷ, ỷ, lạc, thủ, giải thoát, niệm xứ khởi, xả bỏ xa lìa sự chẳng rõ ràng. Người tọa thiền đối với pháp kia hoặc khởi loạn, hoặc khởi tăng thượng mạn.
Hỏi: Làm sao trừ loạn?
Đáp: Người tọa thiền kia đối với pháp khởi hỷ, hỷ kia lại khiến trở lại an, Như vậy pháp kia lại làm cho an, thành thuộc về sự điều hòa của tâm pháp ấy. Nếu pháp thuộc về điều hòa tâm, thì từ diệt quán định, tâm đó lìa thường, lìa thường thông đạt, lìa bỏ như vậy.
Hỏi: Tại sao khởi tăng thượng mạn?
Đáp: Người tọa thiền kia đối với pháp mới đầu khởi tướng sáng, được pháp xuất thế gian, đối với tướng chưa được thành được, thường không còn tinh tấn nữa. Như vậy tăng thượng mạn khởi rõ ràng, người tọa thiền biết phiền não này là định loạn, biết hành sự của pháp thế gian, như vậy biết pháp xuất thế gian sự Niết Bàn. Như vậy biết rồi, như vậy trí trừ loạn, trừ tăng thượng mạn, chỉ thấy diệt là khéo tu hành tu hành nhiều (Quán trí diệt đã xong).