LUẬN
ĐẠI TRÍ ĐỘ
Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ kheo ni THÍCH NỮ DIỆU KHÔNG
TẬP IV
QUYỂN 73
Phẩm thứ năm mươi lăm
A Bệ Bạt Trí
(Bất Thối Chuyển)
KINH:
Lúc bấy giờ ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát tu hạnh gì, loại gì và tướng mạo ra sao mà được Bất Thối Chuyển địa?
Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát biết rõ Phàm Phu địa, Thanh Văn địa, Bích Chi Phật địa, Phật địa đều là như tướng, chẳng hai, chẳng khác, nên chẳng niệm, chẳng phân biệt. Do đã vào trong pháp như, nên Bồ Tát nghe biết thong suốt sự việc, mà chẳng khởi tâm nghi. Vì sao? Vì như tướng chỉ là một tướng (nhất tướng), chẳng phải là hai tướng (nhị tướng). Bởi vậy nên Bồ Tát chẳng nói lời vô ích, mà chỉ nói toàn lời có ích, chẳng nhìn ngó chỗ hayl, chỗ dở của người khác.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát nào tu hạnh như vậy, loại như vậy, và có tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển.
Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Dùng hạnh như thế nào, loại như thế nào, tướng mạo như thế nào, để biết Bồ Tát nào đã được bất thối chuyển?
Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát, ở nơi hết thảy pháp, chẳng có hạnh (vô hạnh), chẳng có loại (vô loại), chẳng có tướng mạo (vô tướng mạo), thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu ở nơi hết thảy pháp đều chẳng có hạnh, chẳng có loại, chẳng có tướng mạo, thì Bồ Tát chuyển ở nơi Pháp gì, mà gọi là bất thối chuyển?
Phật dạy: Này Tu bồ Đề! Nếu Bồ Tát ở trong sắc mà chuyển… dẫn đến ở trong Vo Thượng Bồ Đề mà chuyển, thì gọi là Bồ Tát bất Thối chuyển. Vì sao? Vì sắc là tánh không… dẫn đến Vô Thượng Bồ Đề là tánh không, thì Bồ Tát đâu có chỗ nào để trú!
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát quán các ngôn ngữ của hàng Ngoại Đạo, của các hang Sa Môn và Bà La Môn, mà chẳng chấp rằng họ thật biết, thật thấy, hoặc chẳng thật biết, chẳng thật thấy; chẳng chấp rằng trí kiến của họ là chánh trí kiến, hoặc chẳng phải là chánh chính kiến.
Bồ Tát chẳng sanh nghi tâm, chẳng chấp giới thủ, chẳng đọa vào tà kiến, chẳng cầu các lạc thú ở thế gian. Bồ Tát cũng chẳng vì cầu thanh tịnh, mà lễ lạy, cúng dường Chư Thiên.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát bất thối chuyển chẳng sanh vào nhà hạ tiện, chẳng sinh vào nơi có “8 nạn”, thường chẳng thọ thân giới nữ.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và các tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát bất thối chuyển thường hiện hành 10 thiện đạo, tự mình chẳng sát sanh.. dẫn đến chẳng sanh tà kiến, dạy người khác sát sanh… dẫn đén chẳng sinh tà kiến, hoan hỷ, tán than nười chẳng sát sanh… dẫn đến chẳng sanh tà kiến. Bồ Tát, dù ở trong chiêm bao, cũng chẳng phạm 10 bất thiienj đạo.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh laoij và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát bất thối chuyển, vì lợi ích chúng sanh, mà hành Đàn Ba La Mật… dẫn đến hành Bát Nhã Ba La Mật.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát bất thối chuyển thọ trì, đọc tụng, thuyết giảng… dẫn đến chánh ức niệm tất cả 12 bộ kinh, từ khế kinh… dẫn đến nghị luận. mỗi khi thuyết pháp, Bồ Tát thường nghĩ rằng: do nhân duyên pháp thí này, mà tâm nguyện của chúng sanh được hoàn mãn. Ta phải đem công đức pháp thí này, đến với chúng sanh, đồng hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bộ Đề! Bồ Tát bất thối chuyển, ở nơi thậm thâm pháp này, chẳng có nghi hối. Vì sao? Vì Bồ Tát biết rõ, ở nơi hết thảy pháp, từ sắc… dẫn đến nhất chủng trí, chẳng có gì để nghi hối cả.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát bất thối chuyển biết rõ ba nghiệp “thân, khẩu, ý” đều như huyễn, mà lại khéo dùng đức “từ ái” để thành tựu 3 nghiệp “thân, khẩu, ý” nhu nghuyến, thanh tịnh.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát bất thối chuyển chẳng bị 5 cái là “dâm dục, sân nhuế, thùy mien, trạo cử và nghi pháp” ngăn che tâm tánh.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát bất thối chuyển, ở nơi hết thảy pháp, đều chẳng ái trước; khi đi đứng, nằm ngồi, nhấc chân, hạ chân… đều nhất tâm tuần tự; khi đi thường nhìn xuống đất, nhất tâm cất bước.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát bất thối chuyển giữ y phục, mềm nệm sạch sẽ, chẳng có dơ bẩn; lại vì do thường sạch sẽ nên rất ít khi bị bệnh tật.
Thân thể người thường bị 8 vạn 4 nghìn trùng sâm phạm, phá hoại, còn thân thể Bồ Tát bất thối chuyển chẳng có các trùng sâm phạm, phá hoại. Vì sao? Vì Bồ Tát có công đức thù thắng hơn người thế gian. Do thân thanh tịnh, nên Bồ Tát cũng thanh tịnh.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát bất thối chuyển được thân tâm thanh tịnh?
Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Do tăng ích thiện căn mà Bồ Tát diệt trừ được tâm tà vọng. Bởi vậy nên Bồ Tát có được tâm thanh tịnh, thù thắng hơn các hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật vào được Bồ Tát vị.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát bất thối chuyển chẳng quý lợi dưỡng, tuy thật hành 12 hạnh đầu đà mà chẳng quý chốn A lan nhã… dẫn đến chẳng quý 3 pháp y.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát bất thối chuyển chẳng sinh tâm tham, tâm sân thuế, tâm tật đó, tâm ngu si, tâm phá giới, tâm giải đãi, tâm tán loạn.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát trú tâm trong bất động, thâm nhập trí huệ, nhất tâm tín thọ chánh pháp, vẫn nghe các pháp thế gian, làm các sự việc thế gian mà vẫn điều hợp được bới Bát Nhã Ba La Mật. Vì sao? Vì Bồ Tát chẳng thấy có pháp nào mà chẳng vào trong pháp tánh, chẳng thấy có pháp nào mà chẳng điều hợp với Bát Nhã Ba La Mật vậy.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
LUẬN:
Hỏi: Trước đây đã nói về tướng của Bồ Tát bất thối chuyển rồi. Vì sao nay còn lại nói nữa?
Đáp: Trước đây chỉ lược nói. Nay ở phẩm này Phật rộng thuyết về hạnh loại và tướng mạo của Bồ Tát bất thối chuyển, nên phẩm này được gọi là phẩm “ Bất thối chuyển”.
Lại nữa, trước đây khi giải về Bát Nhã Ba La Mật tướng, Phật đã nói về các nhân duyên khiến ác ma phá hoại Bát Nhã Ba La Mật, nay Phật muốn nói rộng về cách tín thọ Bát Nhã Ba La Mật để dẫn đến Bất Thối Chuyển địa.
Bởi vậy nên phải nói rộng về hạnh loại và tướng mạo của Bồ Tát bất thối chuyển vậy.
Ở đoạn kinh trên đây có nói rõ Bồ Tát phải có đầy đủ hạnh loại và tướng mạo như thế nào mới được Bất Thối Chuyển địa… dẫn đến mới được thọ ký thành Phật. Ví như một vị quan phải được sắc lệnh bổ nhiệm, có đủ ấn tín, thì mới chính thức nhậm chức được vậy.
Lại nữa, hàng Thanh Văn dù có tu hạnh đầu đà thì cũng chỉ vì cầu 4 quả Sa Môn, còn hàng Bồ Tát bất thối chuyển chẳng trú Nhị Thừa địa, nên dù chưa được thành Phật vẫn tự tại vào thế gian làm ruộng phước cho chúng sanh, để dẫn dắt chúng sanh vào Phật đạo.
Đây là pháp sự vi diệu, rất khó làm, nên ngài Tu Bồ Đề phải thưa hỏi Phật về hạnh loại và tướng mạo của Bồ Tát bất thối chuyển để được Phật rộng giải thêm.
Hỏi: Hạnh loại và tướng mạo có gì khác nhau chăng?
Đáp: Có thuyết nói rằng hạnh loại và tướng mạo đều cùng một nghĩa với nhau.
Có thuyết cho rằng do 3 nghiệp “thân, khẩu, ý” của Bồ Tát khác với người ở thế gian, nên phân biệt nói như sau:
– “Hạnh” nói về sự thâm nhập trí huệ của Bồ Tát bất thối chuyển.
– “Loại” nói về sự phân biệt để nhận biết Bồ Tát đã được vào Bất Thối Chuyển địa rồi, hay chưa được vào Bất Thối Chuyển địa.
– “Tướng mạo” nói về tất cả các nhân duyên khác dẫn đến Bất Thối Chuyển địa, ngoại trừ các nhân duyên nhiếp về “hạnh” và “loại” như đã nói trên đây.
Phật đã dạy rõ: Nếu Bồ Tát hành đầy đủ 6 pháp Ba La Mật, có đầy đủ phương tiện Bát Nhã Ba La Mật mà chẳng trú chấp, lại thường quán thật tướng pháp, chẳng cho Phàm Phu địa và Nhị Thừa địa là thấp hèn, chẳng cho Phật là cao quý, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển. Lại nữa, nếu Bồ Tát đã thâm nhập được vào “pháp như” chẳng rơi vào “nhị pháp” và từ “pháp như” nhập vào “Như Lai địa” mà chẳng trú các địa, chẳng chấp các tướng, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển. Vì sao? Vì “pháp như” là bình đẳng, nên nói người vào được “pháp như” là vào được “Phập pháp tạng”, chẳng còn nghi hối.
Trong kinh nói rằng: Phàm Phu địa, Thanh Văn địa, Bích Chi Phật địa là nhất như, chẳng hai, chẳng khác.
Vào được trong “pháp như” rồi là đầy đủ hạnh loại và tướng mạo của bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Lại nữa, do vào được “pháp như”, nên Bồ Tát hành các pháp thế gian, làm các sự việc thế gian mà vẫn được vô ngại tự tại, vì biết rõ hết thảy pháp đều rốt ráo là tánh không.
-o0o-
Bồ Tát nghe pháp, thuyết pháp mà chẳng trú chấp pháp, chẳng sanh tâm nghi hối, chẳng niệm tưởng. Vì biết rõ hết thảy pháp dều rốt ráo không, nên Bồ Tát được tâm thuần thục, được tướng tịch diệt.
Do vậy mà Bồ Tát chẳng nói những lời vô ích, khi nói thì chẳng bao giờ nói các điều “thị – phi” mà chỉ nói thật pháp. Bồ Tát cũng chỉ nói lời nhu nhuyến, chẳng nói lời thô kệch, xằng bậy. Vì sao? Vì Bồ Tát dụng tâm từ bi mà nói pháp vậy.
Lại nữa, do quán biết rõ chúng sanh tâm, nên Bồ Tát nói pháp đúng thời, đúng đối tượng, dùng các phương tiện thiện xảo nói những lời hữu ích để đưa chúng sanh vào Phật đạo, khiến họ thời nay được 10 thiện đạo, đươc an vui, xa lìa tội xấu, xa lìa ác khẩu. Do trải rộng lòng từ bi nên chẳng bao giờ Bồ Tát não loạn chúng sanh, mà chỉ đem lại cho họ sự an lạc.
Hỏi: Hàng Thanh Văn chẳng quán tâm chúng sanh, chỉ tu tập để thẳng đến Niết Bàn, còn Bồ Tát xem chúng sanh như cha mẹ, anh chị em, bà con, bạn bè nên thường theo chúng sanh để giáo hóa họ.
Như vậy, vì sao Bồ Tát chẳng có chỗ quán?
Đáp: Bồ Tát quán tâm chúng sanh để tùy phương tiện giáo hóa họ. Thế nhưng chúng sanh rốt ráo là tự tánh không, nên nói chẳng có chỗ quán như vậy.
Bồ Tát biết roc chúng sanh nào có thể độ, chúng sanh nào chẳng thể độ được.
Bởi vậy nên đối với hạng người chưa thể hóa độ được, chưa thể thuyết phục được, thì Bồ Tát chưa vội nói pháp cho họ nghe. Vì như vậy hộ đã chẳng tin, mà còn khởi tâm nghi, gây mầm tội lỗi, chẳng lợi ích gì cho họ cả.
Bồ Tát tự niệm rằng: Như chư Phật là những đấng Thiết Nhất Chủng Trí mà còn chẳng độ hết chúng sanh được, huống chi nữa là ta chưa được đầy đủ lực thần thông, chưa được đầy đủ trí vô ngại, thì làm sao có thể độ khắp chúng sanh được.
Bởi vậy nên Bồ Tát phải quán tâm hành của chúng sanh.
Hỏi: Ngay từ đầu, ngài Tu Bồ Đề đã thưa hỏi Phật về hạnh, loại và tướng mạo của Bồ Tát thối bất chuyển. Vì sao Phật chẳng giải đáp ngay mà đến nay mới rộng nói?
Đáp: Trước đó chúng sanh chưa có khởi chấp tướng của Bồ Tát bất thối chuyển, nên Phật chỉ dạy về “không tướng”. Nay chúng sanh muốn viết rõ Bồ Tát tu hành như thế nào để có thể từ trong phàm phu mà trở thành bậc Bồ Tát bất thối chuyển, nên Phật cần giải rộng về các hạnh, loại và tướng mạo của Bồ Tát bất thối chuyển.
Phật dạy ngài Tu Bồ Đề rằng: ở nơi hết thảy pháp, Bồ Tát bất thối chuyển chẳng có hạnh, chẳng có loại, chẳng có tướng mạo.
Vì sao? Vì ở nơi rốt ráo không thì “hạnh, loại và tướng mạo” là “vô hạnh, vô loại, vô tướng mạo” vậy.
-o0o-
Ngài Tu Bồ Đề lại hỏi: Nếu đã được pháp không rồi, thì còn dụng pháp gì để chuyển mà gọi là bất thối chuyển?
Phật dạy: Nếu Bồ Tát đã quán hết thảy pháp đều là rốt ráo không, là vô sở hữu, thì vẫn ở trong sắc mà chuyển chấp tâm… dẫn đến ở trong Vô Thượng Bồ Đề mà chấp tâm. Như vậy gọi là Bồ Tát bất thối chuyển.
Vì sao? Vì phải thường quán hết thảy pháp đều do duyên hòa hợp sanh, đều là hư vọng, chẳng nên trú, thì mới vào được thật tướng pháp, vào được pháp tánh không, mới tận chuyển được hết các chấp tâm. Do đã chuyển hết các chấp tâm Bồ Tát vào được bất thối chuyển địa.
Bồ Tát bất thối chuyển là Bồ Tát đã vào Bồ Tát vị nên quyết tâm đinh, chẳng nghi.
Trái lại, hàng ngoại đạo do còn tà chấp nên chẳng sao có được thật trí huệ.
Bởi nhân duyên vậy, nên Phật thuyết về “hạnh, loại, tướng mạo” của Bồ Tát bất thối chuyển.
Hỏi: Trước đây nói “chẳng sanh nghi tâm”, nay nói về “chẳng nghi thâm pháp”. Như vậy thì hai trường hợp đó có sai khác nhau chăng?
Đáp: Trước đây nói “chẳng sanh nghi tâm” là nói đã đoạn nghi nơi “4 đế”. Ví như nói Tu Đà Hoàn do đã đoạn được 3 hạ phần kiết sử nên mới phát tín tâm, chẳng còn nghi nữa. Nay nói Bồ Tát do đã vào được nơi Phật đạo nên ở nơi thâm pháp Bát Nhã Ba La Mật, chẳng còn nghi ngại nữa. Như vậy là được đầy đủ phước đứct trí huệ, dù chưa được thành Phật mà đã vượt thoát 2 điều nghi:
- – Nghi do giới thủ của hàng ngoại đạo, khiến chẳng vào được Niết Bàn.
- – Nghi do 4 kiến chấp, khiến còn sanh tà kiến.
Do chẳng sanh nghi tâm nên Bồ Tát chẳng chấp giới thủ, chẳng đọa vào tà kiến.
Bồ Tát biết rõ các nhân duyên dẫn sanh quả báo, nên chẳng tham đắm lạc thú ở thế gian, chẳng cúng dường, lễ lạy chư Thiên để mong cầu phước lạc.
Bồ Tát đã phá sạch gốc kiêu mạn nên thường chẳng sanh vào nhà hạ tiện, lại chẳng làm trở ngại việc thật hành công đức của chúng sanh, nên chẳng sanh vào các nơi có “8 nạn”.
Bồ Tát do đã dẹp tâm tham dục, đã xa lìa sự luồn cúi, siểm mị nên chẳng thọ thân người nữ.
Người tu 10 thiện đạo chẳng có được đầy đủ các hạnh này. Còn Bồ Tát do có đại bi tâm, thâm ái thiện pháp, nên có đầy đủ các hạnh này.
-o0o-
Lại nữa, do thường hiển thị tu tập 10 thiện đạo, nên dù ở trong giấc mộng, Bồ Tát cũng chẳng thấy các điều bất thiện.
Khác với phàm phu tu phước chỉ mong cầu tụ lợi, Bồ Tát tu tập được bao nhiêu phước đức, đều cùng với hết thảy chúng sanh hồi hướng tất cả về Vô Thượng Bồ Đề. Vì sao? Vì Bồ Tát dụng tâm vô sở đắc mà tu tập phước đức vậy.
Lại nữa, vì muốn hành pháp thí, nên Bồ Tát học đầy đủ 12 bộ kinh nhằm giáo hóa chúng sanh, nhưng vẫn chẳng khởi tâm khả đắc.
Lại nữa, do căn tánh lanh lợi lại đầy đủ tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, huệ lực nên dù chưa thành Phật mà đã dung thong Phật pháp.
Phật dạy: Vì Bồ Tát chẳng thủ chấp hết thảy pháp nên chẳng có sanh nghi tâm, lại thường hành từ bi nên ý nghiệp nhu nhuyến, thân nghiệp và khẩu nghiệp an vui, thuần thục.
Hỏi: Hàng ngoại đạo cũng có phát khởi tâm từ bi.
Như vậy vì sao nói đó là tướng mạo của Bồ Tát bất thối chuyển?
Đáp: Hàng ngoại đạo tuy cũng có tâm từ bi, nhưng chẳng thường có, chẳng thâm sâu, vì chẳng có thường niệm chúng sanh. Vì sao? Vì họ chẳng liễu đạt được thật tướng pháp là vô tướng, nên thường đắm 5 dục lạc.
Trái lại, Bồ Tát đã xả ly 5 dục, tận trừ 5 caism vì biết rõ rằng 5 cái che lấp chân tâm, làm giảm sút trí huệ, phá hoại Phật đạo và khai mở ma đạo vậy.
Lại nữa, Bồ Tát biết rõ các pháp hữu vi đều là hư dối, là như mộng, như huyễn, biết rõ ở nơi thật tướng thì các pháp hữu vi đều là tánh không, là vô sở hữu, là tịch diệt tướng. Bởi vậy nên ở nơi hết thảy pháp, dù là thiện pháp… dẫn đến Niết Bàn pháp, Bồ Tát cũng chẳng sanh tâm chấp đắm.
-o0o-
Bồ Tát đã đoạn được cái tội, từ thô đến tế nên chẳng còn cho ái là khó đoạn.
Bồ Tát thường thâm nhập vào thiền định, nên thường thủ hộ chúng sanh, thường nhất tâm niệm chúng sanh.
Bồ Tát chẳng não hại chúng sanhm nên chẳng hề phá giới, đi đứng nằm ngồi đều nhất tâm nhu nhuyến, đặt chân cử bước đều nghiêm túc, an nhiên tự tại.
Bồ Tát có công đức thù thắng hơn người thế gian, nên thân ít bệnh, chẳng bị các loại trùng xâm nhập vào thân, lại nữa, vì đã vào nơi thật tướng bình đẳng nên thân khẩu ý thường thanh tịnh, lời nói chân thật, nhu hòa. Vì thân tâm thường thanh tịnh nên dù hành các pháp thế gian mà chẳng dấy sanh phiền não, thù thắng hơn hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật.
Bồ Tát chỉ quý Phật đạo, chẳng quý lợi dưỡng, chẳng thủ chấp pháp, tuy hành hạnh đầu đà mà chẳng quý chốn A lan Nhã… dẫn đến chẳng quý 3 pháp y.
-o0o-
Bồ Tát nào đầy đủ các hạnh, loại và tướng mạo như vậy được gọi là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Hỏi: Nếu Bồ Tát chưa được Phật đạo, chưa đoạn sạch phiền não, làm sao có thể tự chế, chẳng khởi ác tâm được?
Đáp: Bồ Tát khi đã được vô sanh pháp nhẫn, tuy chưa đoạn sạch các vi tế tập khí phiền não, nhưng chẳng bao giờ sanh sân tâm. Vì sao? Vì nếu Bồ Tát tu Đàn Ba La Mật mà khởi tâm sân tham là trái với đạo tâm rồi vậy.
Có thuyết nói Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn, nên chẳng sanh sân tâm.
Có thuyết nói Bồ Tát do tu tập 6 pháp Ba La Mật mà được vô lượng công đức, nên phiền não cạn mỏng, do vậy mà chẳng sanh sân tâm.
Có thuyết nói Bồ Tát qua rất nhiều kiếp tu tập thiền định, được lực Bát Nhã Ba La Mật hộ trì nên được tâm bất động, thâm nhập trí huệ, do vậy mà chẳng sanh sân tâm.
Bồ Tát biết rõ được vi diệu pháp nên càng thích nghe pháp, nhất tâm tín thọ vi diệu pháp ấy, khiến tâm cũng trở thành vi diệu. Vì sao? Vì lúc bấy giờ, tự tâm của Bồ Tát đã tương ưng với Bát Nhã Ba La Mật, đã cùng với Bát Nhã Ba La Mật hòa hợp, nên chẳng chống trái với hết thảy pháp tướng vậy.
Ví như người khỏe mạnh ăn bất cứ thức ăn nào đều được tiêu hóa dễ dàng. Lại ví như bất cứ thức ăn gig được Phật ăn vào đều trở thành thượng vị cả.
Cũng như vậy, đối với vị Bồ Tát đã được lực Bát Nhã Ba La Mật hộ trì, thì hết thảy các pháp đều dung nhiếp vào trong Bát Nhã Ba La Mật, đều trở thành thanh tịnh cả.
Bồ Tát vì thương xót chúng sanh mà hành các pháp thế gian để phương tiện hóa độ chúng sanh. Dù ở trong thế gian, mà Bồ Tát vẫn giữ “thân, khẩu, ý” thanh tịnh, nên lời nói và việc làm của Bồ Tát đều trở thành vi diệu cả.
Khi đi dứng, nằm ngồi, cười nói… Bồ Tát đều tạo pháp lành, làm cho tâm chúng sanh được an ổn. Bồ Tát làm nên sự nghiệp mà vẫn chẳng thấy mình có làm nên sự nghiệp, thâm nhập vào pháp tánh mà chẳng thấy mình thâm nhập vào pháp tánh.
-o0o-
Bồ Tát nào đầy đủ các hạnh, loại và tướng mạo như vậy được gọi là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
KINH:
Phật dạy tiếp: Này Tu Bồ Đề! Ác ma đén trước Bồ Tát bất thối chuyển, hóa tác ra 8 cảnh đại địa ngục, trong mỗi địa ngục đều có vô số Bồ Tát đang bị thiêu đốt, nung nấu, vô cùng đau khổ. Rồi ác ma nói với Bồ Tát rằng: Đây toàn là những vị Bồ Tát bất thối chuyển, đã được Phật thọ ký mà nay cũng phải bị đọa,. Dù ngài có được Phật thọ ký bất thối chuyển thì rồi cũng sẽ phải bị đọa vào đây thôi. Thế nên ngài hãy mau mau xả bỏ tâm Bồ Tát, ngài sẽ chẳng còn bị đọa địa ngục, mà còn sẽ được sanh lên cõi trời.
Bồ Tát bất thối chuyển thấy nghe như vậy mà tâm vẫn chẳng sợ hãi, chẳng động, chẳng nghi, vì tự nghĩ rằng: Đã vào được bất thối chuyển địa rồi thì chẳng bao giờ còn đọa vào địa ngục nữa.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh, loại và tướng mạo như vậy thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Ác ma giả làm các Tỳ kheo đến trước Bồ Tát bất thối chuyeenrnois rằng: Hãy xả bỏ việc phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, xả bỏ lối tu tập 6 pháp Ba La Mật, xả bỏ lối hồi hướng tất cả các thiện căn công đức về Vô Thượng Bồ Đề, rồi tôi sẽ vì ngài nói lên pháp chân thật của Phật. Vì sao? Vì chỗ ngài nghe biết từ trước đến nay chẳng đúng theo lời Phật dạy, chỗ tôi sẽ nói mới thật là Phật Pháp.
Nếu chưa được Phật thọ ký, chưa được bất thối chuyển mà nghe nói như vậy ắt sẽ sinh tâm sợ hãi.
Thế nhưng, Bồ Tát bất thối chuyển nghe nói như vậy mà tâm vẫn chẳng sợ hãi, chẳng động, chẳng nghi, lại còn tùy thuận hành trì theo pháp “vô ý chỉ”, “vô tác”, “vô sanh”, chẳng tin theo lời nói ấy. Ví như đối với vị lậu tận A La Hán, ác ma chẳng có thể lay chuyển được cũng như vậy. Bồ Tát bất thối chuyển do đã thấu rõ thật tướng pháp, nên khi thật hành 6 pháp Ba La Mật … dẫn đến khi thật hành Vô Thượng Bồ Đề đều chẳng tin theo lời người khác, nên ác ma chẳng có thể lay chuyển được.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát khi quyết định trú nơi Bất Thối Chuyển địa rồi thì chẳng còn tin theo lời người khác, dù đó là lời của Phật cũng như chẳng liền tin, huống chi nữa là lời của hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật… dẫn đến của các ác ma, ngoại đạo. Vì sao? Vì chẳng thấy có pháp nào có thể tin theo, chẳng thấy có sắc… dẫn đến chẳng thấy có Vô Thượng Bồ Đề, chẳng thấy có sắc như… dẫn đến chẳng thấy Vô Thượng Bồ Đề như.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh, loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát Bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Ác ma giả làm Tỳ kheo đến trước Bồ Tát bất thối chyển nói rằng: Pháp mà ngài đang hành là pháp sanh tử, chẳng phải là nhất thiết chủng trí, ngài phải tu tập để tự thân dứt tận các khổ ngay ở đời này.
Thế rồi các ác ma dùng thế gian hạnh mà thuyết “tợ đạo pháp”, như thuyết về sơ thiền… dẫn đến thuyết về Phi Phi Tưởng Xứ định, khuyên Bồ Tát nên dùng đạo hạnh này để chứng 4 quả Thanh Văn, khiến dứt được các khổ ở hiện đời, lại npois với Bồ Tát rằng: Vì sao ngài cứ chìm đắm mãi trong sanh tử, khổ đau để làm gì? Thân 4 đại là cội nguồn của khổ đau, sao ngài lại còn muốn thọ thân 4 đại này ở đời sau nữa?
Bồ Tát bất thối chuyển nghe như vậy đã chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng nghi, mà còn hoan hỷ dấy niệm rằng: Vị Tỳ kheo này làm lợi ích cho ta, chẳng phải ít vậy. Ông đã vì ta nói lên những “chướng đạo pháp”,. Nhờ vậy mà ta liễu thông được cả 3 thừa đạo.
Ác ma biết được tâm thiện của Bồ Tát liền sanh tâm hoan hỷ, nói với Bồ Tát rằng: Ngìa biết chăng, có đại Bồ Tát đã từng cúng dường hằng sa đức Phật, đã thường theo chư Phật nghe pháp, đã thường tu tập 6 pháp Ba La Mật… dẫn đến thường tu tập đại từ, đại bi đúng theo như lời Phật dạy, mà chẳng đến được Vô Thượng Bồ Đề. Như vaayj ngài làm sao để đến được Vô Thượng Bồ Đề? Bồ Tát bất thối chuyển nghe như vậy đã chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng nghi, mà còn hoan hỷ dấy niệm rằng: Vị Tỳ kheo này làm lợi ích cho ta chẳng phải ít vậy. Ông đã vì ta nói lên “chướng đạo pháp”. Theo các chướng đạo pháp đó mà tu tập, thì Thanh Văn đạo, Bích Chi Phật đạo còn chẳng được huống chi nữa là được Vô Thượng Bồ Đề. Lức bấy giờ ác ma biết rõ Bồ Tát chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng nghi nên liền hóa ra nhiều vị Tỳ kheo và nói với Bồ Tát rằng: Tất cả các vị Tỳ Kheo này đều phát tâm cầu Phật đạo, đều an trú nơi Bất Thối Chuyển địa. Thế nhưng, các vị ấy cũng chẳng đến được Vô Thượng Bồ Đề. Như vậy, ngài làm sao đến được Vô Thuongj Bồ Đề?
Bồ Tát bất thối chuyển nghe như vậy liền tự niệm rằng: đây chính là ác ma hiện ra nói tương tợ đạo pháp. Ta quyết chẳng lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa. Ta thật hành 6 pháp Ba La Mật… dẫn đến thật hành nhất thiết chủng trí, lẽ nào mà chẳng đến được Vô Thượng Bồ Đề sao?
Nếu Bồ Tát nào có hạnh, loại và tướng mạo như vậy thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển .
Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Bồ Tát phải y theo lời Phật dạy mà tu tập chẳng xa rời Bát Nhã Ba La Mật… dẫn đến chẳng xa rời nhất thiết chủng trí, trọn chẳng thối tâm Vô Thượng Bồ Đề. Bồ Tát lại biết rõ các ma sự làm thối tâm Vô Thượng Bồ Đề.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh, loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Chuyển pháp nói gì mà được gọi là bất thối chuyển?
Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát ở nơi sắc tướng… dẫn đến ở nời thức tướng mà chuyển, ở nơi 12 nhập tướng, 18 giới tướng, “dâm, nộ, si” tướng, tà kiến tướng, 4 niệm xứ tướng, Thanh Văn tướng, Bích Chi Phật tướng… dẫn đến Phật tướng mà chuyển. Do vậy mà được gọi là Bồ Tát bất thối chuyển.
Vì sao? Vì do dụng pháp “tự tướng không”, mà Bồ Tát được vào Bồ Tát vị, được vô sanh Pháp nhẫn, nên chẳng thấy có pháp nào là khả đắc (có thể được), là khả tác (có thể làm ra) cả. Bồ Tát biết rõ các pháp là vô đắc, vô tác, nên cũng biết rõ các pháp là vô sanh, mà được vô sanh pháp nhẫn vậy.
Nếu Bồ Tát nào hạnh, loại và tướng mạo như vậy thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
LUẬN:
Hỏi: Nếu ác ma đã biết tâm Bồ Tát kiên cố, bất thối chuyển rồi thì vì sao lại còn khởi ác tâm phá hoại nữa? Vì sao còn hiện ra cảnh đại địa ngục để làm lay chuyển tâm Bồ Tát? Vì sao còn háo ra cảnh nhuwngc người tu tập thiện pháp mà phải đọa vào địa ngục?
Đáp: Vì ác ma biết rõ Bồ Tát phát đại thệ nguyện thay chúng sanh thộ khoor, nên mới hóa ra cảnh Bồ Tát thọ khổ ở đại địa ngục, nhằm lay chuyển tâm Bồ Tát, và khuyên Bồ Tát nên hành các thiện pháp, tu phước, để được sanh lên cõi trời hưởng lạc thú. Có như vậy mới khiến Bồ Tát xả di nguyện đối với chúng sanh.
Bồ Tát nào nghe thấy như vậy mà động tâm tin theo lời nói của ma nói, thì Bồ Tát ấy chưa được thọ ký bất thối chuyển.
Trái lại, Bồ Tát nào mà nghe như vậy, mà tâm chẳng động, chẳng sợ, chẳng kinh, thì Bồ Tát ấy đã được thọ ký bất thối chuyển. Vì sao? Vì Bồ Tát ấy tự niệm rằng: Vào Bất Thối Chuyển địa là vào nơi thật tướng pháp, chẳng còn trú chấp các pháp tướng nữa, do vậy mà tội nhỏ còn chẳng mang huống nữa là phải dọa vào 3 đường ác.
-o0o-
Lại có ác ma giả làm thân Tỳ kheo, đến nói với Bồ Tát rằng: Pháp của ông nghe và hành trì từ trước đến nay chẳng phải là thật pháp, chẳng đúng theo lời Phật dạy. Ông hãy xả bỏ hết các pháp đó đi và nghe theo tôi, tôi sẽ vì ông mà nói nên pháp chân thật của Phật.
Bồ Tát nào mà nghe nói như vậy mà tâm động, tin theo lời của ma nói, thì Bồ Tát ấy chưa được thọ ký bất thối chuyển. Chỉ như loại vàng giả nung vào lửa là liền trở thành đen.
Trái lại, Bồ Tát nào nghe như vậy mà tâm chẳng động, chẳng sợ, chẳng kinh, chẳng nghi thì Bồ Tát đã được thọ ký bất thối chuyển. Vì sao? Vì Bồ Tát ấy nghe như vậy, mà vẫn tùy pháp vô sanh, vô diệt, vô khởi, vô tác, tinh tấn tu tập 6 pháp Ba La Mật, nên chẳng tin theo lời nói của ác ma vậy.
Hàng Thanh Văn Tiểu Thừa khi đã được “lậu tận A La Hán” rồi, thì ác ma chẳng thể phá hoại được. Bồ Tát bất thối chuyển đã rõ được thật tướng pháp là vô tướng, nên dù ác ma hiện thân Phật, đến nói các sự việc, khác với thật tướng pháp thì Bồ Tát vẫn chẳng tin theo. Ví như chó đội lốt sư tử chỉ có thể làm cho các thú rừng sợ hãi, khi vừa thấy thoáng lúc ban đầu. Thế nhưng khi các thú đã nghe rõ tiếng sủa, biết rõ đó chẳng phải là sư tử thì chẳng còn sợ hãi nữa.
Trên đây Phật dạy các nhân duyên Bồ Tát chẳng còn y chỉ nơi lời nói của người khác mà sanh sợ hãi, vì đã biết hết thảy pháp đều là rốt ráo không cả.
-o0o-
Lại có ác ma làm giả thân tỳ kheo đến nói với Bồ Tát rằng: 6 Pháp Ba La Mật dều là những pháp sanh diệt. Tu bố thí, tu thiền định chỉ dẫn sanh lên cõi trời Dục giới để thọ lạc, còn Bát Nhã Ba La Mật chẳng có định tướng. Tất cả các pháp ấy chỉ đều là pháp hư vọng xoay vần quanh quẩn trong vòng sanh tử. Ta khuyên ông hãy thủ chấp Niết Bàn, đời đời thoát khỏi các khổ. Vì sao ông cứ mãi trú trong sanh tử?
Bồ Tát bất thối chuyển nghe như vậy, sanh tâm hoan hỷ, tự niệm: Vị Tỳ kheo này đem lại lợi ích cho ta. Nhờ người ấy mà ta biết được “tợ đạo pháp”, khiến ta có thể nhận chân được chánh đạo vậy.
Ví như người dẫn đường cần biết đường chánh và các đường rẽ, chẳng hề lầm lẫn; Bồ Tát cần biết rõ các “chướng đạo”, nên chẳng cùng với ác ma tranh luận. Vì sao? Vì biết rõ các “chướng đạo” là điều rất quý, giúp Bồ Tát nhận chân được chánh đạo vậy.
Ác ma thấy Bồ Tát giữ im lặng tưởng rằng Bồ Tát đã hoan hỷ tin theo mình, bèn nói với Bồ Tát rằng: Có vô lượng Bồ Tát đã cúng dường hằng sa đức Phật, đã thưa hỏi và phụng hành 6 pháp Ba La Mật, đã tinh tấn thật hành Bồ Tát đạo, mà chỉ thành các bậc A La Hán, chẳng sao có được Vô Thượng Bồ Đề. Ông muốn tận mắt trông thấy các vị đó chăng?
Tức thì ác ma hóa tác ra vô số các Tỳ kheo, A La Hán đến nói với Bồ Tát rằng Tỳ kheo chúng tôi đã lâu đời tu hành Vô Thượng đạo mà đến nay vẫn chỉ chú A La Hán địa,. Vì sao ông lại muốn làm Phật?
Bồ Tát bất thối chuyển nghe như vậy sanh tâm hoan hỷ, tự niệm: Vị Tỳ kheo này đem lại lợi ích cho ta. Nhờ người đó mà ta biết được các “tợ đạo pháp” và “chướng đạo pháp” khiến ta có thể nhận chân được “chánh đạo”. Đã thật hành 6 pháp Ba La Mật, thì nhất định chẳng có thối chuyển, chẳng lạc về Nhị Thừa địa nữa.
-o0o-
Do biết rõ các ma sự nên Bồ Tát được đại lợi ích, chẳng hề bị tổn pháp, khiến tâm bồ đề được kiên cố, chẳng hề thối chuyển.
Vị Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như đã nêu trên đây được gọi là bậc Bồ Tát bất thối chuyển, cũng gọi là Bồ Tát A Bệ Bạt Trí.
-o0o-
Đến đây ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bồ Tát chuyển nơi pháp gì mà được gọi là Bồ Tát bất thối chuyển?
Phật dạy: Ở nơi sắc tướng… dẫn đến ở nơi Phật tướng mà chuyển, thì đưuọc gọi là “bất thối chuyển”.
Thế nào gọi là “ở nơi sắc tướng… dẫn đến ở nơi Phật tướng mà chuyển”?
Đó là ở nơi sắc tướng… dẫn đến ở nơi Phật tướng mà hành “pháp tánh không”. Do hành pháp tánh không, nên được “vô sanh pháp nhẫn”. Ở nơi đây chẳng còn có pháp nào là khả đắc, hết thảy các pháp đều là bất khả đắc, dẫn đến vi tế pháp cũng đều là bất khả đắc cả.
Khi đã được “vô sanh pháp nhẫn” rồi, thì chẳng có tác “vô tác” cũng chẳng có khởi “vô khởi” các nghiệp báo nữa.
Tu hành được như vậy gọi là được “vô sanh pháp nhẫn”.
Bồ Tát được “vô sanh pháp nhẫn”được gọi là Bồ Tát bất thối chuyển, cũng được gọi là Bồ Tát A Bệ Bạt Trí.
***
Phẩm thứ năm mươi sáu
Chuyển, Bất Chuyển
(Chuyển & Bất Chuyển)
KINH:
Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Ác ma muốn phá hoại tâm Bồ Tát, đến chỗ Bồ Tát thường nói rằng:
Nhất thiết chủng trí cùng với hư không bình đẳng, nên là chẳng có tướng; các pháp cùng với hư không bình đẳng nên chẳng có tướng.
Vì các pháp cùng với hư không bình đẳng, là không tướng, là vô sở hữu tướng (chẳng có tướng), nên ở trong đó chẳng có Vô Thượng Bồ Đề, chẳng có người đắc Vô Thượng Bồ Đề. Ông cần khổ, siêng năng tu tập cầu Vô Thượng Bồ Đề như vậy chỉ hoài công vô ích, vì đó chỉ là ma sự, chẳng phải là lời Phật dạy. Ông nên xả bỏ tâm nguyện ấy đi, chớ nên mãi chuốc lấy khổ não, lo âu, chớ nên mãi trong chỗ bất an ấy, mà phải đọa vào các đường ác. Lúc nghe những lời như vậy, Bồ Tát phải tự niệm rằng:
Đây là ác ma muốn phá hoại tâm Vô Thượng Bồ Đề của ta. Hết thảy các pháp đều tự tánh không, đều là vô sở hữu tướng (chẳng có tướng), mà chúng sanh chẳng thấy, chẳng biết, chẳng hiểu. Ta dùng không tướng, vo sở hữu tướng, như hư không tướng, mà phát đại thệ trang nghiêm cầu được nhất thiết chủng trí, để rroif vì chúng sanh thuyết pháp khiến họ được 4 quả thanh văn… dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề.
Này Tu Bồ Đề! Nếu có Bồ Tát nào từ sơ phát tâm, nghe các pháp như vậy mà vẫn phát tâm kiên cố, chẳng động, chẳng chuyển, lại thường hành 6 pháp Ba La Mật, thì phải biết Bồ Tát ấy sẽ vào được Bồ Tát vị.
Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì chẳng chuyển mà gọi là bất thối chuyển, hay vì chuyển mà gọi là bất thối chuyển?
Vì sao?
Nếu Bồ Tát ở nơi Thanh Văn và Bích Chi Phật địa, mà chẳng bị chuyển, thì được gọi là Bồ Tát bất thối chuyển. Lại nữa, nếu Bồ Tát ở nơi Thanh Văn và Bích Chi Phật địa mà chuyển được các bậc Thanh Văn và Bích Chi Phật thì cũng được gọi là Bồ Tát bất thối chuyển.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Ác ma chẳng có thể phá hoại được tâm Bồ Tát bất thối chuyển, chẳng có thể khiến Bồ Tát bất thối chuyển xa lìa Vô Thượng Bồ Đề. Cho nên Bồ Tát muốn nhập sơ thiền… dẫn đến muốn nhập Diệt Tận Định đều được tự tại, muốn tu 4 niệm xứ… dẫn đến muốn tu 8 thánh đạo, muốn tu các tam muội “không, vô tướng, vô tắc”… dẫn đén muốn tu 5 thần thông cũng đều được tự tại, dù thường được tự tại như vậy, nhưng Bồ Tát chẳng thủ pháp 4 niệm xứ, chẳng thủ các thiền vị… dẫn đến chẳng thủ các quả Thanh Văn và Bích Chi Phật, cũng chẳng thủ Phật đạo. Vì sao? Vị Bồ Tát này chỉ vì chúng sanh mà thọ thân, vì chúng sanh mà thị hiện đén các cảnh giới nhằn làm lợi ích cho họ.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh, loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát bất thối chuyển thường niệm Vô Thượng Bồ Đề, trọn chẳng xả ly Tát Bà Nhã tâm. Vì trọn chẳng xả ly Tát Bà Nhã tâm, nên Bồ Tát này chẳng quý sắc, chẳng quý tướng, chẳng quý quả Thanh Văn và Bích Chi Phật, chẳng quý 6 pháp Ba La Mật, chẳng quý 4 thiền, chẳng quý 4 vô lượng tâm… dẫn đến chẳng quý 5 thần thông, chẳng quý 4 niệm xứ… dẫn đến chẳng quý 8 thánh đạo, chẳng quý 10 Phật lực…dẫn đến chẳng quý 18 bất cộng pháp, chẳng quý thành tựu chúng sanh, chẳng quý thanh tịnh Phật độ… dẫn đến chẳng quý thấy Phật, chẳng quý gieo trồng thiện căn. Vì sao? Vì hết thảy pháp đều là tự tướng không, đều là vô sở hữu tướng nên chẳng thấy có pháp nào đáng quý, khiến phải sanh tâm quý.
Bồ Tát bất thối chuyển thành tựu tâm như vậy, nên ở nơi 4 oai nghi “đi, đứng, nằm, ngồi”, Bồ Tát này đều nhất tâm bất loạn. Nếu Bồ Tát nào có hạnh, loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát bất thối chuyển ở tại gia, thị hiện thọ 5 dục lạc, để phương tiện hành bố thí làm lợi ích cho chúng sanh, người cần ăn cho ăn, người cần uống cho uống, người cần y phục, thuốc men, cho y phục thuốc men… dẫn đến người cần các vật gì khác dều cung cấp đầy đủ. Như vậy, Bồ Tát này tự mình hành Đàn Ba La Mật, dạy người khác hành Đàn Ba La Mật, hoan hỷ, tán thán người hành Đàn Ba La Mật. Đối với 5 Ba La Mật kia cũng đều là như vậy cả.
Lại nữa, Bồ Tát này thường tu phạm hạnh, chẳng hiếp đáp, chẳng khinh chê người khác, cũng chẳng cướp giật của người khác, làm cho họ phải phiền lo.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh, loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát bất thối chuyển thường được Chấp Kim Cang Thần theo hộ vệ và tự nguyện rằng: Bồ Tát này sẽ được Vô Thượng Bồ Đề, nên ta phải thường ở bên thủ hộ, khiến các thiên ma, các người có thế lực ở thế gian chẳng có thể phá hoại được. Lại nữa, Bồ Tát này thường chẳng ly Tán Bà Nhã tâm… dẫn đến chẳng ly Vô Thượng Bồ Đề tâm, thường đầy đủ 5 căn “tín, tấn, niệm, định, huệ”là bậc thượng nhơn, chẳng phải là kẻ hạ nhơn vậy.
Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là bậc thượng nhơn?
Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát nào nhất tâm hành Vô Thượng đạo mà tâm chẳng tán loạn, thì phải biết đó là bậc đại nhân.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát này nhất tâm niệm Phật đạo, thường hành tịnh mạng, nên chẳng dùng chú thuật pha trộn thuốc men để trị bệnh, chẳng dùng phù chú để sai quỷ thần nhập vào thân nam hoặc thân nữ, nhằm hỏi các việc lành dữ, phước lộc, sống chết v.v… Vì sao? Vì biết rõ hết thảy các pháp đều là tự tướng không, đều chẳng có định tướng nên Bồ Tát này chẳng hành tà mạng, mà chỉ hành chánh mạng.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh, loại và tướng mạo như vậy, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
LUẬN:
Nên biết “nhất thiết chủng trí” có nhiều tên gọi khác nhau. Có thể gọi là “Tát Bà Nhã”, là “Vô Lượng Phật pháp”, là “Bồ Đề” v.v…
Vì nhất thiết chủng trí chính là Vô Thượng Bồ Đề nên hết thảy chư Bồ Tát đều phát đại thệ nguyện đến với Vô Thượng Bồ Đề.
Bởi vậy nên ác ma mời hiện thân Tỷ kheo đến chỗ Bồ Tát thuyết rằng: Nhất thiết chunagr trí cùng với hư không bình đẳng, là không, là vô sở hữu, chỉ ví như không, chẳng có sắc, chẳng có hình, chẳng có thể hay biết được. Nhất thiết chủng trí cũng là như vậy, cũng cùng với hư không bình đẳng. 6 pháp Ba La Mật… dẫn đến nhất thiết chủng trí đều chỉ là những pháp trợ đạo.
Các pháp ấy đều rốt ráo là không, là vô sở hữu tướng, đều chỉ có ở nơi danh tự, cho nên chẳng có pháp Vô Thượng Bồ Đề, chẳng có người đắc Vô Thượng Bồ Đề. Ông chẳng nên phí sức chịu cần khổ để cầu Vô Thượng Bồ Đề. Thầy của ông dạy ông phải xả ly ma sự, mà nguyện cầu được Vô Thượng Bồ Đề của ông chính là ma sự vậy. Vì sao ông chẳng Thủ Niết Bàn? Vì sao ông lại thủ ly Niết Bàn để thủ chấp lấy sanh tử? Các kinh mà ông học về nghĩa của 6 pháp Ba La Mật chẳng phải đúng theo lời Phật dạy, đó chỉ do người tạo lập ra, ông hãy mau mau xả bỏ tâm Tát Bà Nhã, tâm cầu được Vô Thượng Bồ Đề, vì tâm ấy làm cho ông chẳng được an ổn, dẫn ông vào 3 đường ác.
Bồ Tát bất thối chuyển nghe nói như vậy, biết rõ đó là lời ma hủy báng nhằm xíu dục xa lìa Vô Thượng đạo.
Bồ Tát rõ biết hết thảy pháp đều là tánh không, là vô sở hữu tướng, nhưng chẳng phải như lời ngụy biện của ác ma.
Bồ Tát biết rõ rằng chúng sanh do vô minh điên đảo che tâm, khiến chẳng biết, chẳng hiểu được thật nghĩa của pháp “không”. Bồ Tát phát nguyện tự trang nghiêm Tát Bà Nhã tâm, để vì chúng sanh nói pháp. Bồ Tát nói với chúng sanh rằng: Hết thảy pháp là không, thì trang nghiêm đó cũng là không, như vậy mới là tương ưng.
Bồ Tát vì chúng sanh mà nói pháp như vậy, dẫn dắt chúng sanh tu tập để được 4 quả Thanh Văn, tận đoạn các kiết sử, ngộ được vô vi pháp, vào được 3 tam muội “không, vô tướng và vô tác”, mà vẫn tương ưng với hữu vi pháp, ở 3 giải thoát môn mà chẳng chấp vô vi cùng hữu vi, chẳng dấy tâm phân biệt các pháp. Vì sao? Vì hết thảy các pháp đều là vô sanh tướng, vô trú tướng, vô diệt tướng, đều là tánh không cả… dẫn đến Vô Thượng Bồ Đề cũng là như vậy.
-o0o-
Bồ Tát bất thối chuyển từ sơ phát tâm vẫn giữ tâm kiên cố, bất động, bất chuyển, khiến các tâm phiền não chẳng chạm đến tâm.
Bởi vậy nên các ác ma dù dùng lời lẽ xảo quyệt để phủ dụ cũng chẳng sao có thể lay chuyển được tâm Bồ Tát.
Bồ Tát dụng tâm “kiên cố, bất động, bất chuyển” tu tập 6 pháp Ba La Mật, vào Bồ Tát vị thẳng tiến đến Vô Thượng Bồ Đề chẳng hề lùi sụt, nên được gọi là bậc Bồ Tát Bất thối chuyển.
-o0o-
Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì chuyển mà được gọi là bất thối chuyển hay vì bất chuyển mà được gọi là bất thối chuyển?
Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Vì chuyển mà được gọi là bất thối chuyển cũng vì bất chuyển mà gọi là bất thối chuyển.
Lời dạy của Phật có nội dung như sau:
Nói “chuyển” là nói về thê đế. Ở nơi Thanh Văn và Bích Chi Phật địa mà Bồ Tát chuyển được tâm tư của chư Thanh Văn và Bích Chi Phật, đưa họ vào Bồ Tát vị.
Nói “bất chuyển” là nói về đệ nhất nghĩa đế. Ở nơi Thanh Văn và Bích Chi Phật địa mà Bồ Tát vẫn giữ được tâm kiên cố, bất động của vị Bồ Tát đã vào Bồ Tát vị.
Lại nữa, hết thảy các pháp đều là nhất tướng, là vô tướng, cho nên chẳng có thừa nào là có định tướng cả. Như vậy là ở nơi dệ nhất nghĩa đế thì cả 3 thừa đều chẳng có phân biệt (vô phân biệt), cho nên cũng chẳng có chuyển (vô sở chuyển) vậy.
Bồ Tát bất thối chuyển tuy hành Pháp ở cõi Dục để độ chúng sanh, nhưng vẫn luôn luôn tự tại ra vào các thiền định. Muốn giáo hóa hagj chúng sanh nào, thì Bồ Tát hiện hành theo đúng hướng tâm của họ. Tâm Bồ Tát thanh tịnh, nhu nhuyến, chẳng thọ phước báo ở cõi trời Trường Thọ Thiên, thường phát tâm tu 4 niệm xứ mà chẳng chứng các quả Thanh Văn… dẫn đến chứng quả Bích Chi Phật.
Bồ Tát quán khắp các quốc đọ ở trong 10 phương, biết cảnh giới nào có thể làm việc lợi ích cho chúng sanh, thì thị hiện thọ thân ở nơi đó để hành Bồ Tát đạo.
Bồ Tát luôn luôn nhất tâm niệm Vô Thượng Bồ Đề, nên chẳng quý các pháp khác.
Lại nữa, vì Bồ Tát chẳng xả bổn nguyện lợi sanh, nên chẳng quý quả Thanh Văn và Bích Chi Phật. Bồ Tát thường dụng tâm “vô sở đắc” khi thật hành 6 pháp Ba La Mật, nên đối với Bồ Tát thì bố thí, trì giới… dẫn đến gieo trồng thiện căn còn chẳng quý, huống nữa là 5 dục lạc cùng các lợi dưỡng ở thế gian. Vì sao? Vì quán hết thảy các pháp đều là tự tướng không, nên Bồ Tát chẳng thấy có pháp nào đáng quý cả.
Cũng nên biết rằng người thế gian do tham và quý của mà khởi động tâm muốn chiếm giữ, nếu chẳng giữ được thì sẽ khởi sanh phiền não. Bồ Tát chẳng tham, chẳng quý nên tâm thường thanh tịnh, bất động. Do vậy mà thân hành và khẩu hành của Bồ Tát vẫn thường nhu nhuyến, an hòa, khiến ở nơi 4 oai nghi “đi, đứng, nằm, ngồi” Bồ Tát vẫn thường nhất tâm bất loạn, chẳng hề có lỗi lầm.
Hỏi: 5 dục là lửa thiêu đốt chúng sanh, nên Bồ Tát thệ nguyện vào trong 5 dục lạc để làm lợi ích cho chúng sanh. Như vậy, Bồ Tát dùng những phương tiện gì khi ở trong 5 dục lạc?
Đáp: 5 dục là lửa thiêu đốt chúng sanh, nên Bồ Tát thệ nguyện vào trong 5 dục để dùng phương tiện độ thoát chúng sanh.
Khi đã đầy đủ thiện căn công đức rồi, Bồ Tát tự niệm rằng: Nếu ta xuất gia thì với 1 thân ta chẳng làm thế nào để nhiếp độ hết thảy chúng sanh được. Trong lúc đó thì có vô lượng chúng sanh trong các loài cần đến sự giúp đỡ của ta.
Vì phát tâm từ như vậy nên Bồ Tát thị hiện sanh vào nhà phú quý, để có đủ các phương tiện thật hành hạnh bố thí. Ở tại gia, thì bố thí tài vật, khi xuất gia thì bố thí pháp. Tâm Bồ Tát mênh mông vô lượng, ví như cánh đồng rộng, đầy đủ hoa màu, đem lại sự lợi ích cho người và cho chim thú vậy.
Người xuất gia hành 6 pháp Ba La Mật, tán than, bố thí, thường bị người đời chê rằng: Vị tu sĩ ấy chỉ có một thân, một mình, chẳng có tài vật gì để bố thí, mà lại dạy người bố thí, như vậy chỉ là nói suông, chẳng ích lợi gì. Làm sao có thể tin được?
Bởi nhân duyên vậy, nên để làm trợ đạo pháp cho hàng xuất gia hành pháp bố thí, Bồ Tát đã dùng lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, thị hiện sanh vào nhà phú quý, ở tại gia, hành bố thí đúng như pháp, khiến nhiều người tín thọ. Có khi Bồ Tát thị hiện làm vị Chuyển Luân Thánh Vương, đem tài vật bố thí cho cả cõi Diêm Phù Đề, có khi thị hiện làm Đảnh Sang Vương có của cải tùy ý để bố thí, có khi thị hiện làm Đế Thích, Phạm Vương rưới mưa báu đầy khắp cõi đại thiên thế giới để cúng dường chư Phật.
Bồ Tát chỉ muốn làm chúng sanh được sung mãn, nhưng tự mình chẳng có tham đắm 5 dục lạc. Vì sao? Vì thọ đủ 5 dục lạc khiến tâm sanh kiêu mạn, khinh chê người khác. Nếu đoạn trừ được dâm dục, thì tâm sẽ sanh ít phiền não, ít bị chìm đắm.
Nếu Bồ Tát nào có hạnh, loại, và tướng mạo như vậy thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.
Khi Bồ Tát vào được vô sanh pháp nhẫn, vào được Bồ Tát vị, thì sẽ được Phật thọ ký. Lúc bấy giờ Bồ Tát được Chấp Kim Cang Thần ủng hộ. Lại nữa, khi Bồ Tát thuyết định được Phật đạo, thì các vị Thần tự phát nguyện: Nếu có ai xâm tổn đến Bồ Tát, thì chúng tôi sẽ dùng thần lực phá tan ý đồ phá hoại của họ.
Hỏi: Nếu nói Bồ Tát được Kim Cang Thần thường theo để thủ hộ, thì như vậy xét riêng Bồ Tát đau có oai lực gì?
Đáp: Bồ Tát tự mình có đủ công đức và có oai lực lớn, nên mới được Kim Cang Thần Vương theo bên để thủ độ.
Ví như người chẳng có đôi mắt và 5 thức căn, thì chẳng khác gì loài cây đá, phải nhờ 5 thức căn mới có thể thấy nghe hay biết được.
Cũng như vậy, Bồ Tát có đầy đủ 5 căn “tín, tấn, niệm, định, huệ” nên có oai đức rất lớn, nên phàm phu chẳng thể nào tin hiểu được.
Hỏi: Trong kinh A Tỳ Đàm có nói: người nào thành tựu được 5 căn “tín, tấn, niệm, định, huệ” thì chẳng mất thiện căn.
Như vậy thì hàng phàm phu đoạn mất thiện căn chẳng?
Đáp: Chúng sanh chẳng mất thiện căn, mặc dù dụng của 5 căn “tín, tấn, niệm, định, huệ” chưa phát khởi. Ví như đứa bé cũng đã có sẵn tâm dâm dục, nhưng chưa phát dụng vậy thôi.
Nếu nói về 5 căn phải nên phân biệt có 2 trường hợp:
- Trường hợp Thanh Văn và Bích Chi Phật.
- Trường hợp Bồ Tát và Phật.
Hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật thâm tín Niết Bàn, nên thường dùng trí huệ quán thê gian là vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh. Còn Bồ Tát thâm tín từ bi tâm, nên dù ở cảnh giới của chúng sanh mà vẫn thường quán thật tướng pháp, biết roc các pháp đều vô sanh, vô diệt. Tuy chưa làm Phật mà thường tín thọ các Phật sự. Có Bồ Tát căn thì mới có thể tháy nghe, hay biết các thần thông lục của chư Phật. Hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật chẳng có được như vậy.
Trong kinh “Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát” có nói: Các ngài Xá Lợi Phât, Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề… tuy ở gần bên Phật, nhưng vì chưa có Bồ Tát căn, nên chẳng nghe được Phật thuyết kinh ấy cho Bồ Tát nghe.
Bởi vậy nên nói Bồ Tát có đầy đủ 5 căn “tín, tấn, niệm, định, huệ” thù thắng hơn hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật.
Hỏi: Trong các kinh thường nói Thiện Nam, thiện Nữ nào giữ được “thân, khẩu, ý” thanh tịnh, thường biết ơn và báo ơn, thường vì chúng sanh xả thân mình để lo cho chúng sanh được an vui, thường làm lợi ích cho chúng sanh mà chẳng cầu báo, rất xứng đáng gọi là bậc thượng nhân. Nay vì sao chỉ nói người nhất tâm bất loạn, hành vô thượng đạo mới là bậc thượng nhân?
Đáp: Phật dạy “Nhất tâm bất loạn đã đủ nhiếp hết thảy các thiện pháp rồi”. Vì sao? Vì chỉ nhất tâm bất loạn cầu Phật đạo là đã tiêu trừ sạch các phiền não.
Bồ Tát do thâm ái chúng sanh mà đem thân minh bố thí làm lợi ích cho chúng sanh, lại vì thường nhất tâm bất loạn niệm Vô thượng Bồ Đề, nên thường trì giới thanh tịnh, chẳng hành tà mạng, chẳng làm bùa phép, chú thuật. chẳng cầu tài lợi, danh vọng.
Bởi vậy nên dù có người muốn biết các việc vị lai tốt hay xấu, muốn biết mình sẽ sanh con trai hay con gai, muôn biết thọ mạng của mình dài hay ngắn, muốn hỏi về các việc lành hay dữ, vui hay khổ, hơn hay thua v.v… thì Bồ Tát cũng chỉ tác hành nhằm nhiếp độ họ, Phá trừ tâm xan tham, tâm kiêu mạn nơi họ mà thôi. Bồ Tát làm như vậy chẳng phải vì tài lợi, danh vọng. Vì sao? Vì Bồ Tát biết rõ các pháp đều là tự tướng không, chẳng thấy có các pháp tướng phân biệt, chẳng thấy có tướng nam, nữ, xấu, tốt…cho nên chẳng bao giờ Bồ Tát hành tà mạng cả.
(Hết Quyển 73)