LUẬN
ĐẠI TRÍ ĐỘ

Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ kheo ni THÍCH NỮ DIỆU KHÔNG

 

TẬP III
QUYỂN 41

Phẩm thứ bảy
 Tam Giả
(3 Thứ Giả Lập)

KINH:

Lúc bấy giờ Phật bảo ngài huệ mạng Tu Bồ Đề rằng:  Ông nên dạy các Bồ Tát về Bát Nhã Ba La Mật, nhằm giúp các Bồ Tát thành tựu Bát Nhã Ba La Mật.

Ngay lúc đó, các Bồ Tát, các Thanh Văn đại đệ tử, các hàng chư Thiên đều khởi niệm rằng: Ngài huệ mạng Tu Bồ Đề sẽ tự dùng trí huệ để vì các Bồ Tát nói về Bát Nhã Ba La Mật, hay phải nhờ đến Phật lực gia bị?

Ngài Tu Bồ Đề biết rõ tâm niệm của đại chúng như vậy, bèn thưa với ngàỉ Xá Lợi Phất rằng: Chỗ đệ tử của Phật thuyết pháp hay giáo thọ đều nhờ nơi Phật lực gia bị. Lại nữa, các lời Phật dạy chẳng trái với pháp tướng, nên các thiện nam, thiện nữnào tu theo pháp ấy sẽ chứng được pháp ấy. Phật thuyết pháp ví như ngọn đèn chiếu sáng. Hết thảy hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật chẳng có lực để vì hàng Bồ Tát thuyết về Bát Nhã Ba La Mật được.

Rồi ngài Tu Bồ Đề bạch Phật : Bạch Thế Tôn! Pháp gì gọi là Bồ Tát? Chúng con chẳng thấy pháp gì gọi là Bồ Tát cả thì làm sao có thể dạy Bát Nhã Ba La Mật cho Bồ Tát được ?

Phật dạy : Này Tu Bồ Đề ! Bát Nhã Ba La Mật chỉ là danh tự, Bồ Tát cũng chỉ là danh tự.

Này Tu Bồ Đề ! Ví như thế gian nói đến “ngã”, nhưng đó chỉ là một pháp do duyên hòa hợp mà có. Người thế gian dựng lập ra danh tự Ngã, nhưng vốn ngã là bất sanh, bất diệt. Chúng sanh, thọ giả, mạng giả v.v… cũng đều là những pháp do duyên hòa hợp mà có danh, nhưng vốn cũng là bất sanh, bất diệt.

Cũng như vậy, y theo danh tự thế gian mà gọi là có Bồ Tát, có Bát Nhã Ba La Mật. Bồ Tát cùng Bát Nhã Ba La Mật cũng đều do duyên hòa hợp mà có danh, nhưng vốn là bất sanh bất diệt.

Này Tu Bồ Đề ! Ví như thân do duyên hòa hợp sanh, nhưng vốn là bất sanh bất diệt, sắc, thọ tưởng, hành, thức cũng đều do duyên hòa hợp sanh, nhưng vốn là bất sanh bất diệt. Tất cả chỉ là danh tự. Mà đã là danh tự thì chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải ở chặng giữa.

Cũng như vậy, y theo danh tự thế gian mà gọi là có Bồ Tát, có Bát Nhã Ba La Mật. Bồ Tát cùng Bát Nhã Ba La Mật cũng đều do duyên hòa hợp mà có danh, nhưng vốn là bất sanh bất diệt, chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải ở chặng giữa.

Này Tu Bồ Đề! Ví như 6 căn, từ nhãn dẫn đến ý, sáu trần từ sắc dẫn đến pháp, sáu thức từ nhãn thức dẫn đến ý thức, mười hai nhập, mười tám giới cũng đều do duyên hoà hợp mà có danh, nhưng vốn là bất sanh, bất diệt, chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải ở chặng giữa.

Cũng như vậy, y theo danh tự thế gian mà gọi là có Bồ Tát, có Bát Nhã Ba La Mật. Bồ Tát cùng Bát Nhã Ba La Mật cũng đều do duyên hòa hợp mà có danh, nhưng vốn là bất sanh bât diệt, chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải ở chặng giữa.

Này Tu Bồ Đề ! Lại ví như nội thân gồm có đầu, mình, chân, tay, xương, thịt, gân v.v… Tất cả các thứ ấy hòa hợp lại mà có danh tự thân. Nhưng xét riêng rẽ thì mỗi pháp đều là rốt ráo không, đều là bất sanh, bât diệt, chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải ở chặng giữa.

Lại ví như ngoại vật, như cây, cành, lá v.v… cũng đều do duyên hòa hợp mà có danh, nhưng vốn là bất sanh bất diệt, chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải ổ chặng giữa.

Cũng như vậy, y theo danh tự thế gian mà gọi là có Bồ Tát, có Bát Nhã Ba La Mật. Bồ Tát cùng Bát Nhã Ba La Mật cũng đều do duyên hòa hợp mà có danh, nhưng vốn là bất sanh bất diệt, chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải ở chặng giữa.

Này Tu Bồ Đề ! Lại ví như chư Phật quá khứ, cũng do duyên hòa hợp mà có danh hiệu, nhưng cũng là bất sanh bất diệt, chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải ở chặng giữa.

Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát cùng danh tự Bồ Tát cũng là như vậy, cũng là bất sanh, bất diệt, cũng chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải ở chặng giữa.

Này Tu Bồ Đề ! Tất cả các pháp đều ví như mộng, huyễn, bào ảnh, đều do duyên hòa hợp mà có, rồi được đặt tên riêng, được gọi là pháp này, pháp nọ. Thế nhưng danh tự đó cũng là bất sanh, bất diệt, cũng chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải ở chặng giữa.

Này Tu Bồ Đề ! Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật, thọ trì Bát Nhã Ba La Mật chỉ là giả thi thiết. Dẫn đến pháp Bát Nhã Ba La Mật cũng chỉ là giả thi thiết.

Bồ Tát phải nên như vậy mà tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

LUẬN:

Hỏi: Phật đã dạy rằng Bồ Tát có phước đức, trí huệ và lợi căn hơn hết thảy hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật. Như vậy vì sao Phật lại bảo ngài Tu Bồ Đề nói pháp Bát Nhã Ba La Mật cho hàng Bồ Tát nghe ?

Đáp: Trước đây Phật đã hiện tướng lưỡi rộng dài để minh chứng cho li nói chân thật của Phật.

Nay vì hai nhân duyên khiến Phật bảo ngài Tu Bồ Đề nói pháp. Đó là:

– Phật biết người nghe pháp vì sợ oai đức của Phật nên chẳng dám tận tinh thưa hỏi.

– Phật biết chúng sanh còn nhiều chỗ nghi, chưa thấu hiểu, nhưng vì kính Phật mà chẳng dám thưa hỏi nhiều.

Thật vậy, do thấy thân Phật uy nghiêm như núi Tu Di, thấy lưỡi Phật trải rộng đầy khắp đại thiên thế giới, lại thấy từ thân Phật tỏa ra vô lượng quang minh nên trong chúng hội thảy đều sợ hãi, chẳng ai dám thưa hỏi.

Bởi nhân duyên vậy, nên Phật mới bảo ngài Tu Bồ Đề vì chúng hội nói pháp Bát Nhã Ba La Mật.

Vâng lời Phật dạy, và nhờ được Phật lực gia bị, ngài Tu Bồ Đề từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước chúng hội nói pháp.

Trong kinh có nói đến hai lối thuyết kinh Bát Nhã Ba La Mật. Đó là:

– Do Thanh Văn và Bồ Tát hợp thuyết

– Do pháp thân Bồ Tát thuyết

Nay vì là hợp thuyết nên Phật bảo ngài Tu Bồ Đề nói trước. Rồi kế sau là các ngài Di Lặc, Xá Lợi Phất v.v…

Khi nghe Phật bảo ngài Tu Bồ Đề nói pháp, đại chúng liền sanh tâm nghi. Ngài Tu Bồ Đề thấu rõ tâm niệm của đại chúng, bèn thưa với ngài Xá Lợi Phất rằng “Hết thảy hàng Thanh Văn, khi nói pháp đều phải nhờ Phật lực gia bị. Chúng tôi phải nhờ oai thần của Phật mới truyền đạt được Phật pháp, mới rõ được các pháp tướng chẳng có trái nhau. Chứng được pháp ấy rồi, cũng còn phải nhờ Phật lực mói có thể diễn nói cho người khác nghe được. Những gì chúng tỏi nói ra đều nhờ oai lực của Phật. Dù rằng chúng tôi có trí huệ, nhưng nếu chẳng nhờ oai lực cửa Phật gia bị, thì chúng tôi cũng chẳng thấy được gì cả. Chúng tôi nương theo Phật lực, như người đi trong đêm tối, nương theo ánh đuốc của người dẫn đường vậy.

Người thiển cận nói pháp chẳng có thể diễn đạt dược nhữnglý giải vi diệụ, sâu xa, nên hàng Thanh Văn không đủ sức để vì hàng Bồ Tát nói kinh Bát Nhã Ba La Mật được.Nếu chẳng nhở Phật lực gia bị thì ngài Tu Bồ Đề chẳng có thể nói pháp Bát Nhã Ba La Mật được.

Mở đầu thời pháp, ngài Tu Bồ Đề nêu lên câu hỏi : “Chúng con chẳng thấỵ pháp gì gọi là Bồ Tát cả, thì làm sao có thể dạy Bát Nhã Ba La Mật cho Bồ Tát được”.

Câu hỏi này làm duyên khởi cho việc thuyết kinh Bát Nhã Ba La Mật, vì ở nơi thật tướng pháp, thì Bồ Tát, Bát Nhã Ba La Mật, việc thuyết Bát Nhã Ba La Mật đều là không, lả bất khả đắc cả.

Hỏi: Phật bảo ngài Tu Bồ Đề, vì các Bồ Tát nói về Bát Nhã Ba La Mật, mà ngài Tu Bồ Đề lại nói chẳng có Bồ Tát, chẳng có Bát Nhã Ba La Mật. Như vậy thì ngài Tu Bồ Đề và Phật có trái với nhau không ?

Đáp: Nên phân biệt có hai lối thuyết pháp. Đó là :

– Vì hạng người còn tâm chấp mà thuyết.

– Vì hạng người không còn tâm chấp mà thuyết.

Nay ngài Tu Bồ Đề dùng tâm không chấp, mà thuyết về”pháp không” nên khi ngài nêu câu hỏi như trên, Phật chẳng quở.

Lại nữa, ngài Tu Bồ Đề thưởng hành “không tâmmuội”, biết rõ vể “pháp không”, nên Phật mới bảo ngài, vì các Bồ Tất nói Bát Nhã Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề thấy Bồ Tát là rốt ráo không, nên ngài sợ, chẳng dám nói có Bồ Tát. Lại nữa, từ sơ phát tâm đến khi thành Phật, Bồ Tát là rốt ráo không, là bất khả đắc.

Như vậy thì người thọ giáo cũng tức là người giáo thọcho Bồ Tát về Bát Nhã Ba La Mật rồi vậy.

Lại nữa, có hai pháp là :

  1. Danh tự.
  2. Danh tự nghĩa.

Ví như lửa hay chiếu sáng, cũng hay thiêu đốt. Lửa có công năng chiếu sáng, nhưng khi gặp các vật thì lửa cũng thiêu đốt các vật. Đây là do hỏa đại.

Có đủ hai pháp hòa hợp mới gọi là ỉửa. Nếu ly hai pháp mà tìm lửa, thì rốt ráo chẳng thể được vậy. Lại nữa, ngoài công năng thiêu đốt và vật bị thiêu đốt ra, thì chẳng có lửa.

Bởi vậy nên biết lửa do hai pháp đó hòa hợp mà giả danh là có, nhưng danh tự lửa lại chẳng có ở trong hai pháp đó.

Vì sao? Vì lửa chỉ là một pháp, mà đã là một thl chẳng có thể là hai được. Ví như khi nói đến lửa thì miệng chẳng có cảm giác nóng.

Như vậy, do hai pháp duyên hợp mà có lửa, nhưng danh tự lửa lại chẳng ở trong hai pháp đó.

Lại nữa, danh tự lửa cũng chẳng phải ở ngoài hai pháp đó. Vì sao? Vì vừa nghe nói đến lửa là ta liền sanh tưởng về lửa (hỏa tưởng), ta liền liên tưởng ngay đến hai pháp đó rồi vậy,

Lại nữa, nếu nói lửa ở cả hai bên, ỏ cả bên trong lẫn bên ngoài, thì chặng giữa chẳng có ý chỉ.

Bởi vậy nên nói lửa chẳng phải ở trong, chẳng phải ởngoài, chẳng phải ở chặng giữa.

Hết thảy các pháp hữu vi đều chẳng có chỗ y chỉ, nên đều là giả đanh, chẳng thật có.

Bồ Tát cũng như vậy. Phải hội đủ các duyên hòa hợp, mới gọi là Bồ Tát. Bồ Tát cũng chỉ là giả danh, chẳng thật có vậy.

Phậtdạy rằng do năm ấm hòa hợp mà giả danh có “ngã”. Ngã do duyên hòa hợp mà giả danh có, nhưng vốn là bất sanh, bất diệt, là không, là bất khả đắc.

Hết thảy các pháp thế gian cũng đều là giả danh. Bồ Tát dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật cũng đều là giả danh. Tất cả đều do duyên hòa hợp mà có, nhưng vốn đều là bất sanh, bất diệt, là không, là bất khả đắc.

Phật lại dạy rằng chúng sanh cũng là không, chỉ do năm ấm hòa hợp mà giả danh có. Dẫn đến mười hai nhập, mười tám  giới cũng đều là như vậy cả.

Lại nữa, trong quá trình hành đạo, Bồ Tát thường tu tập hai pháp:

  1. Pháp tọa thiền, tu quán.
  2. Pháp tụng kinh.

Khi tọa thiền, hành giả thường quán nơi thân, từ da, thịt, xương, gân v.v… Quán tất cả các thứ ấy đều ỉà vô thường, đều tương tục c.ó hòa hợp, có tán hoại. Xét cho đến cùng, thì tất cả đều chẳng có nguồn gốc. Bên trong, quán thân là như vậy. Bên ngoài qụán cây, cỏ, hoa,lá,…dẫn đến núi non sông biểncũng đều như vậy cả,tất cả đều do các duyên hòa hợp mà thành. Lại quán Bồ Tát, dẫn đến quán mười phương ba đời chư Phật cũng đều chỉ là danh tự. Rồi lại quán Bồ Tát nghĩa và Phật nghĩa cũng là như vậy.

Hỏi: Vì sao nói Bồ Tát khi tu các pháp Ba La Mật phải nên quán năm ấm pháp cũng là phápBa La Mật?

Đáp: Vì phải nhiếp đủ cả năm ấm pháp duyên khởi hòa hợp, mới gọi là chúng sanh, có cấu trúc đầy đủ từ chân lên đến đầu.

Cũng như vậy, cây do gốc, rễ, thân, cành, lá v.v… hòa hợp lại mà thành.

Đây gọi là Ba La Nhiếp Đề danh tự, thủ cả hai pháp tướng, nói riêng rẽ là Danh và Tự.

Lại cũng như do có các vi trần hòa hợp mà sanh ra có các vật thể. Đây cũng gọi là Ba La Nhiếp Đề. Y nơi pháp này mới có pháp kia. Ví như do có các thô pháp hòa hợp mới có danh tự lửa: lửa là danh vật bị thiêu đốt là sắc, mà dẫn đến có sự thiêu đốt, sự cháy vậy.

Cũng như vậy, người cũng có danh, có sắc mà cả hai phápdanh và sắc đều là giả lập. Như vậy cũng gọi là Ba La Nhiếp Đề, cũng là thủ danh, thủ sắc vậy.

Hành giả phải quán danh tự “nhà” donhiều danh tựkhác, như kèo, cột, rui, đòn tay, gạch, ngói v.v… hợp lại mà thành; cũng như quán danh tự ‘‘cây” do nhiều danh tự khác như gốc, rễ, thân, cành, lá v.v… hợp lại mà thành. Danh tự này dẫn đến danh tự khác như vậy gọi là Ba La Nhiếp Đề.

Hành giả, trước hết phải phá danh tự Ba La Nhiếp Đề, rồi phá thọ tâm Ba La Nhiếp Đề, phá tâm Ba La Nhiếp Đề, dẫn đến phá pháp Ba La Nhiếp Đề.

Phải phá pháp Ba La Nhiếp Đề, mới vào được nơithật tướng pháp. Rồi ở nơi thật tướng pháp, tức là ở nơi pháp “không”, lại còn phải phá hết các chấp, lập ra danh tự Ba La Mật.

KINH:

Này Tu Bồ Đề ! Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật chẳng thấy danh tự sắc là thường; chẳng thấy các danh tự thọ, tưởng hành thức là thường; chẳng thấy danh tự sắc là vô thường; chẳng thấy các danh tự thọ, tưởng, hành, thức là vô thường; chẳng thấy danh tự sắc là khổ, hay là lạc, là ngã hay là vô ngã, là không là vô tướng, là vô tác, là tịch diệt, là cấu hay là tịnh, là sanh hay là diệt, là ở trong, là ở ngoài hay là ở chặng giữa. Thọ, tưởng, hành, thức cũng là như vậy.

Nhãn, sắc, nhãn thức, nhãn xúc, nhãn xúc nhân duyên sanh thọ…, dẫn đến ý, pháp, ý thức, ý xúc, ý xúc nhân duyên sanh thọ cũng đều là như vậy cả.

Vì sao? Vì khi thật hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát chẳng thấy Bát Nhã Ba La Mật cùng đanh tự Bát Nhã Ba La Mật; chẳng thấy Bồ Tát cùng danh tự Bồ Tát; chẳng thây có hữu vi trong tánh hữu vi; chẳng thấy có vô vi trong tánh vô vi; dẫn đến chẳng thấy có Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật.

Ở nơi hết thảy các pháp, Bồ Tát chẳng có tác ý phân biệt, vì Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật, mà vẫn thường trú trong pháp tướng bất hoại. Bởi vậy nên khi tu 4 niệm xứ… dẫn đến khỉ tu 18 bất cộng pháp, Bồ Tát chẳng thấy có Bát Nhã Ba La Mật cùng danh tự Bát Nhã Ba La Mật, chẳng thấy có Bồ Tát cùng danh tự Bồ Tát.

Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật như vậy, nền vào được nơi thật tướng của hết thảy các pháp, ở nơi đây chẳng còn có cấu, chẳng còn có tịnh

Này Tu Bồ Đề ! Do thật hành Bát Nhã Ba La Mật, mà Bồ Tát biết rõ danh tự là giả thi thiết. Do biết rõ danh tự là giả thi thiết, nên Bồ Tát chẳng chấp sắc, thọ, tưởng, hành, thức; chẳng chấp nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; chẳng chấp sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp; chẳng chấp nhãn thức… dẫn đến ý thức; chẳng chấp nhãn xúc… dẫn đến ý xúc; chẳng chấp nhãn xúc nhân duyên sanh thọ… dẫn đến ý xúc nhân duyên sanh thọ; chẳng chấp tánh hữu vi; chẳng chấp tánh vô vi; chẳng chấp Đàn Ba La Mật… dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật; chẳng chấp nhục nhãn… dẫn đến Phật nhãn; chẳng chấp trí Ba La Mật và thần thông Ba La Mật; chẳng chấp nội không… đẫn đến vô pháp hữu pháp không; chẳng chấp thành tựu chúng sanh; chẳng chấp thanh tịnh Phật độ; chẳng chấp các pháp môn phương tiện.

Vì sao ? Vì các pháp đều là tự tánh không, nên chẳng có người chấp pháp, chẳng có pháp bị chấp, chẳng có chỗ pháp y chỉ.

Này Tu Bồ Đề ! Bồ Tát chẳng chấp hết thảy pháp như vậy là tăng ích 6 pháp Ba La Mật, vào Bồ Tát vị, được bất thối chuyển, đầy đủ thần thông, điđến các cõi Phật, dể thành tựu chúng sanh, và cúng dường vô lượng Phật, mãi cho đến khi được đạo Vô Thượng Bồ Đề.

Phật hỏi : này Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao? Sắc có phải là Bồ Tát chăng? Thọ, tưởng, hành, thức có phải là Bồ Tát chăng?

Ngài Tu Bồ Đề thưa : Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Phật hỏi : Này Tu Bồ Đề ! Nhãn… dẫn đến ý, sắc… dẫn đến pháp, nhãn thức… dẫn đến ý thức, nhãn giới… dẫn đến ý thức giới có phải là Bồ Tát chăng?

Ngài Tu Bồ Đề thưa : Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải vậy.

Phật hỏi : Này Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao ? Địa có phải là Bồ Tát chăng? Thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức có phải là Bồ Tát chăng ?

Ngài Tu Bồ Đề thưa : Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải vậy.

Phật hỏi : Này Tu Bồ Đề ! Vô minh… dẫn đến lão tử có phải là Bồ Tát chăng?

Ngài Tu Bồ Đề thưa : Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải vậy.

Phật hỏi : Này Tu Bồ Đề ! Ly năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới… dẫn đến ly  mười hai  nhân duyên có phải là Bồ Tát chăng?

Ngài Tu Bồ Đề thưa : Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải vậy.

Phật hỏi: Này Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao? năm ấm như tướng, mười hai nhập như tướng, mười tám giới như tướng… dẫn đến mười hai nhân duyên như tướng có phải là Bồ Tát chăng?

Ngài Tu Bồ Đề thưa : Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải vậy.

Phật hỏi: Ly năm ấm như tưóng, ly mười hai nhập như tướng, ly mười tám giới như tướng… dẫn đến ly mười hai nhân duyên như tướng có phải là Bồ Tát chăng?

Ngài Tu Bồ Đề thưa : Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải vậy.

Phật hỏi: Này tu Bồ Đề! ông nghĩ như thế nào mà nói hết thảy các pháp vừa kể trên đều chẳng phải là Bồ Tát, và ly hết thẩy các pháp ấy cũng chẳng phải là Bồ Tát?

Ngài Tu Bồ Đề thưa : Bạch Thế Tôn! Chúng sanh còn rốt ráo là bất khả đắc huống nữa là Bồ Tát; sắc là bất khả đắc huống nữa là ly sắc, là sắc như tướng và ly sắc như tướng; sắc, ly sắc, sắc như tướng, ly sắc như tướng đều bất khả đắc huống nữa là Bồ Tát. Dẫn đến mười hai nhân duyên, ly mười hai nhân duyên, mười hai nhânduyênnhư tướng,ly mười hai nhânduyên như tướng đều bất khả đắc huống nữa là Bồ Tát.

Phật dạy: Lành thay, lành thay! Này Tu Bồ Đề!

Đúng như lời ông nói, chúng sanh bất khả đắc, Bồ Tát bất khả đắc, nên Bát Nhã Ba La Mật cũng là bất khả đắc, ông phải nên như vậy mà tu học.

Rồi Phật hỏi! Này Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao? sắc có phải là Bồ Tát nghĩa chăng?

Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Phật hỏi: Này Tu Bồ Đề! Thọ, tưởng, hành, thức có phải là Bồ Tát nghĩa chăng?

Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Sắc vô thường, sắc khổ, sắc lạc, sắc ngã, sắc vô ngã,… dẫn đến thức vô thường, thức khổ, thức lạc, thức ngã, thức vô ngã có phải là Bồ Tát nghĩa chăng?

Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Phật hỏi: Này Tu Bồ Đề! Sắc không, sắc vô tướng, sắc vô tác,… dẫn đến thức không, thức vô tướng, thức vô tác có phải là Bồ Tát nghĩa chăng?

Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Dẫn đến mười hai nhập, mười tám giới, mười hai nhân duyên cũng đồng như vậy cả.

Phật hỏi : Này Tu Bồ Đề! Ông nghĩ như thế nào mà nói như vậy?

Ngài Tu Bồ Đề thưa:Bạch Thế Tôn! năm ấm rốt ráo là bất khả đắc huống nữa là Bồ Tát nghĩa,… dẫn đến mười hai nhân duyên rốt ráo là bất khả đắc huống nữa là Bồ Tát nghĩa; năm ấm vô thường, khổ, lạc, ngã, vô ngã, không, vô tướng, vô tác,… dẫn đến mười hai nhân duyên vô thường, khổ, lạc, ngã, vô ngã, không, vô tướng, vô tác đều rốt ráo là bất khả đắc huống nữa là Bồ Tát nghĩa.

Phật dạy: Lành thay, lành thay! Này Tu Bồ Đề! Đúng như lời ông nói, Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật, biết rõ sắc nghĩa là bất khả đắc, thọ, tưởng, hành, thức nghĩa đều là bất khả đắc; dẫn đến vô tác nghĩa cũng là bất khả đắc. ông phải nên như vậy mà tu học.

Này Tu Bồ Đề! Chẳng có pháp gì gọi là Bồ Tát cả. Vì sao? Vì các pháp chẳng thấy các pháp, các pháp chẳng thấy pháp tánh, pháp tánh chẳng thấy các pháp, pháp tánh chẳngthấy địa chủng, địa chủng chẳng thấy pháp tánh,… dẫn đến pháp tánh chẳng thấy thức chủng, thức chủng chẳng thấy pháp tánh. Lại nữa, pháp tánh chẳng thấy nhãn, sắc và nhãn thức,… dẫn đến chẳng thấy ý, pháp và ý thức. Cũng như vậy, nhãn, sắc và nhãn thức,… ý pháp và ý thức chẳng thấy pháp tánh.

Này Tu Bồ Đề! Hữu vi tánh chẳng thấy vô vi tánh, và vô vi tánh chẳng thấy hữu vi tánh. Vì sao? Vì ly hữu vi, thì chẳng thể nói vô vi; ly vô vi, thì cũng chẳng thể nói hữu vi.

Như vậy, này Tu Bồ Đề! Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật, ở nơi hết thảy pháp, đều được vô sở kiến (chẳng có chỗ thấy).

Lúc bấy giờ, Bồ Tát chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ, chẳng hối. Vì sao? Vì Bồ Tát chẳng thấy sắc… dẫn đến thức; chẳng thấy nhãn… dẫn đến ý; chẳng thấy sắc… dẫn đến pháp; chẳng thấy tham, sân, si; chẳng thấy vô minh… dẫn đến lão tử; chẳng thấy ngã… dẫn đến chẳng thấy tri giả, kiến giả; chẳng thấy cõi Dục, cõi sắc, cõi Vô sắc; chẳng thấy Thanh Văn, Bích Chi Phật; chẳng thấy Bồ Tát và Bồ Tát pháp; chẳng thấy Phật và Phật pháp; chằng thấy Bồ Tát đạo và Phật đạo.

Vì sao? Vì Bồ Tát biết rõ hếtthảy các pháp đều chẳng thật có, nên chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ, chẳng chìm đắm vậy.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà Bồ Tát chẳng hối, chẳng chìm đắm ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Đối với Bồ Tát, thỉ hết thảy các tâm và tâm sở đều là bất khả đắc, bất khả kiến (chẳng thể được, chẳng thể thấy). Bởi vậy nên tâm Bồ Tát chằng hối, chẳng chìm đắm vậy.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà Bồ Tát chẳng kinh, chẳng hãi,chẳng sợ ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Đối với Bồ Tát, thì ý và ý thức đều là bất khả đắc, bất khả kiến. Bởi vậy nên Bồ Tát chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ.

Này Tu Bồ Đề! Đối với Bồ Tát, thì hết thảy các pháp đều là bất khả đắc, bất khả kiến. Bởi vậy nên, khi thật hành, Bồ Tát chẳng thấy cũng chẳng được Bát Nhã Ba La Mật, chẳng thấy cũng chẳng được danh tự Bồ Tát, chẳng thấy cũng chẳng được tâm Bồ Tát. Lời nói đây chính là lời dạy cho hàng Bồ Tát vậy.

LUẬN:

Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật, quán các pháp danh tự là chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải chẳng thường, chẳng phải chẳng vô thường; dẫn đến ở nơi hữu vi tánh và vô vi tánh đều chẳng thấy có danh tự Bồ Tát.

Như trước đây đã nói, ở nơi hết thảy các pháp, Bồ Tát đều chẳng có tác ý phân biệt. Bồ Tát trú trong pháp bất hoại, hành 6 pháp Ba La Mật… dẫn đến hành mười tám bất cộng pháp.

Do được thật trí huệ, nên ở nơi hết thảy các pháp, Bồ Tát chẳng thấy có pháp nào nhất định gọi là Bát Nhã Ba La Mật cả, chẳng thấy có danh tự Bát Nhã Ba La Mật, chẳng thấy có Bồ Tát, chẳng thấy có danh tự Bồ Tát. Bồ Tát dùng trí huệ ấy, phá được vô minh và các phiền não.

Lại nữa, cũng do được thật trí huệ, mà Bồ Tát được vô sở kiến, chẳng thấy hết thảy các pháp, nên phá được các chấp về Bát Nhã Ba La Mật, về danh tự Bát Nhã Ba La Mật, vào được nơi thật tướng các pháp, được tâm thanh tịnh, được vô ngại.

Bồ Tát được trí huệ như vậy, nên dù thấy, dù nghe, dù niệm các pháp, vẫn thấy các pháp đều là như huyễn, như hóa. Vì sao? Vì Bồ Tát biết rõ sự thấy, sự nghe, sự niệm cũng đều là hư vọng, nên chẳng có chấp sắc, thanh, hương, vị, xúc,… mà thưởng trú trong vô ngại trí, tăng ích sáu Ba La Mật, vào Bồ Tát vị, được hết thảy các lợi ích.

Trong phẩm này, Phật dạy về pháp quán Bồ Tát, Bồ Tát danh, Bồ Tát nghĩa đều là bất khả đắc.

Ở các phẩm sau, phần nhiều nói về quán “không”.

Phật hỏi ngài Tu Bồ Đề sắc có phải là Bồ Tát chăng? Thọ, tưởng, hành, thức có phải là Bồ Tát chăng? Dẫn đến có một pháp nào nhất định gọi là Bồ Tát chăng?

Ngài Tu Bồ Đề nghĩ rằng Bồ Tát do duyên hòa hợp mà có, thì chẳng có pháp nào nhất định gọi là Bồ Tát cả. Nghĩ như vậy, nên ngài thưa rằng: Chẳng phải vậy.

Vì ngài Tu Bồ Đề là người đã chứng được “chúng sanh không” nên Phật mới tán thán: Lành thay, lành thay! Đúng như lời ông nói, chúng sanh bất khả đắc, Bồ Tát bất khả đắc, nên Bát Nhã Ba La Mật cũng bất khả đắc. Ông phải như vậy mà tu học Bát Nhã Ba La Mật.

Phật lại hỏi ngài Tu Bồ Đề: Sắc có phải là Bồ Tát nghĩa chăng? Dẫn đến sắc không, sắc vô tướng, sắc vô có phải là Bồ Tát nghĩa chăng? Dẫn đến có một pháp nàonhất định gọi là Bồ Tát nghĩa chăng?

Vì ngài Tu Bồ Đề đã vào được pháp “không” chẳng còn tâm nghi, nên Ngài thưa rằng: Chẳng phải vậy.

Bởi vậy nên Phật lại tán thán: Lành thay, lành thay! Đúng như lời ông nói, Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật biết rõ nghĩa của sắc là bất khả đắc, dẫn đến nghĩa của hết thảy các pháp đều là bất khả đắc, nên Bồ Tát nghĩa, dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật nghĩa cũng đều bất khả đắc cả. Ông phải như vậy mà tu học Bát Nhã Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề lại bạch Phật: Con chẳng thấy có pháp nào gọi là Bồ Tát, chẳng có pháp nào gọi là Bồ Tát nghĩa cả.

Phật dạy: chẳng phải riêng Bồ Tát là chẳng thể được (Bất khả đắc), chẳng thể thấy (Bất khả kiến), mà ở nơi hết thảy pháp cũng chẳng có pháp nào thấy pháp nào cả. Vì sao? Vì pháp tánh là vô lượng, là chẳng thể được, chẳng thể thấy vậy. Các pháp chằng thể thấy pháp tánh, mà pháp tánh cũng chẳng thể thấy các pháp. Vì sao? Vì các pháp đều do duyên hòa hợp sanh, chẳng có tự tánh, nên các pháp chẳng thấy pháp tánh, và pháp tánh cũng chẳng thấy các pháp vậy.

Tánh của năm ấm, của mười hai nhập, mười tám giới… dẫn đến tánh của pháp hữu vi, của pháp vô vi cùng với pháp tánh là chẳng phải hai, chẳng phải khác.

Như vậy là lược nói về các nhân duyên “Ly hữu vi tánh chẳng có vô vi tánh, và ly vô vi tánh chẳng có hữu vi tánh” Vì sao? Vì hai pháp hữu vi và vô vi nhiếp hết thảy các pháp.

Do Bồ Tát chẳng chấp hết thảy các pháp, nên chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ. Nếu còn có chỗ thấy, chỗ không thấy là còn kinh, còn hãi, còn sợ. Bồ Tát chẳng chấp hết thảy pháp, nên chẳng còn có chỗ thấy, chẳng còn chỗ sợ, tức là vào được vô sở kiến, vô sở úy vậy.

Hỏi: Trước đã nói về các nhân duyên Bồ Tát chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ rồi. Nay vì sao ngài Tu Bồ Đề còn hỏi nữa?

Đáp:Ngài Tu Bồ Đề nói các pháp đều là “không”, làvô sở hữu. Nhưng ngài vẫn còn sợ có người khỏi tâm nghi, khiến phải bị đọa về tà kiến, nên Ngài mới hỏi Phật. Ngài muốn được Phật giải rộng, để người hành đạo được sanh chánh kiến.

Hỏi: Vì sao nói hết thảy các pháp đều chẳng thể thấy được?

Đáp: Do biết rõ tâm niệm của ngài Tu Bồ Đề, nên Phật dạy: Hết thảy các tâm và tâm sở đều chẳng thể được (bất khả đắc), chẳng thể thấy (bất khả kiến). Bởi vậy nên Bồ Tát chẳng có kinh, chẳng có hãi, chẳng có sợ.

Người mới tu “pháp không” thấy các tâm và tâm sở là có thể được (khả đắc), còn các ngoại pháp là chẳng thể được (bất khả đắc), nên mới sanh sợ hãi. Trái lại, Bồ Tát đã thấy rõ các tâm và tâm sở đều là hư vọng, chẳng thật thậtcó đều do quả báo điên đảo mà giả có vậy thôi, nên chẳng còn sanh tâm sợ hãi.

Vì chưa khai thị cho phàm phu rõ về thật tướng pháp, lại vì biết rõ phàm phu chấp nghĩa của các pháp có sai khác nhau, nên ngài Tu Bồ Đề mới phải hỏi như trên đây.

Hỏi: Vì sao ngài Tu Bồ Đề phải hỏi đến ba lần?

Đáp: Các tâm và tâm sở đều ở nơi ý thức. Phải nương nơi ý căn mới thấy được ý thức, và mới thấy dược toàn thể các tâm và tâm sở pháp. Vì sao? Vì có ý thức, mới khỏi phân biệt. Do có khỏi phân biệt, nên mới sanh sợ hãi. Ví như khi năm căn duyên năm trần, thì ở vào khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi đó chưa có sự phân biệt. Khi có ý thức xen vào, thì mới có phân biệt, dẫn đến có sanh sợ hãi. Bởi vậy nên, muốn phá sự sợ hãi đến tận cùng gốc rễ, thì phải đình chỉ mọi sự phân biệt nơi ý thức. Đây chính là lý do khiến ngài Tu Bồ Đề phải hỏi Phật lần thứ ba.

Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật như vậy, nên chẳng thấy có Bồ Tát, chẳng thấy có danh tự Bồ Tát, chẳng thấy có Bát Nhã Ba La Mật, chẳng thấy có danh tự Bát Nhã Ba La Mật nữa. Do biết rõ như vậy, nên Bồ Tát chẳng có sanh sợ hãi. Đây cũng chính là nhằm giáo hóa Bồ Tát tu tập về Bát Nhã Ba La Mật tướng vậy.

Nếu biết rồ Bồ Tát tướng, Bát Nhã Ba La Mật tướng đã thật hành Bát Nhã Ba La Mật rồi. Nếu biết Bát Nhã Ba La Mật chẳng phải do cầu khắp mười  phương mà có được, cũng chẳng phải do ai mà có được, cũng chẳng phải như các vật báu mà phải dùng sức để chiếm đoạt được vậy.

***

Phẩm thứ tám

Khuyến Học
(Khuyên Học)

KINH:

Ngài Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát muốnđược đầy đủ Đàn Ba La Mật,… dẫn đến đầy đủBát Nhã Ba La Mật, phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

Bồ Tát muốn biết sắc…dẫn đến thức, muốn biếtsắc…dẫn đến pháp, muốn biết nhãn…dẫn đến ý, muốn biết nhãn thức…dẫn đến ý thức, muốn biếtnhãn xúc…dẫn đến ý xúc, muốn biết nhãn xúcnhân duyên sanh thọ…dẫn đến ý xúc nhân duyên sanh thọ, phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

Bồ Tát muốn đoạn tham, sân, si, phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

Bồ Tát muốn đoạn thân kiến, tà kiến, nghi, dâm dục, sân nhuế, sắc ái và vô sắc ái, trạo cử, kiêu mạn, vô minh cùng hết thảy các kiết sử, phải tu tập Đát Nhã Ba La Mật.

Bồ Tát muốn đoạn bốn phược, bốn kiết, bốn điên đảo, phải tu tập Đát Nhã Ba La Mật.

Bồ Tát muốn biết mười thiện đạo, bốn thiền, bốn không, bốn vô lượng tâm, bốn vô sắc định…dẫn đến mười tám bất bấtcộng pháp, phải tu tập Bát Nhã Đa La Mật.

Bồ Tát muốn nhập giác ý tam muội, muốn nhập sáu thần thông, muốn nhập chín thứ đệ định, muốn nhập siêu việt tam muội…phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

Bồ Tát muốn được sư tử du hý tam muội, sư tửphấn tam muội…cùng hết thảy các đà la ni môn và tam muội môn, phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

Bạch Thế Tôn! Nói tóm lại, Bồ Tát muốn làm thỏa mãn hết thảy các nguyện của chúng sanh, phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

LUẬN :

Hỏi: Trước đây đã nói rằng Bồ Tát muốn được các công đức, phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật. Nay vì sao còn nói nữa?

Đáp: Trước đây muốn được các công đức, thì phải tu tập Bất Nhã Ba La Mật. Nay đã nghe Bát Nhã Ba La Mật, đã nếm được mùi vị của Bát Nhã Ba La Mật rồi, nên muốn được các công đức của 6Ba La Mật. Do vậy mà càng phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật hơn nữa.

Lại nữa, do nhân duyên nói về “pháp không” mà có người nghe nghi là Phật pháp cũng chấp đoạn diệt, nên lập lại để đoạn nghi cho họ. Vì vậy mà phải nói lại rằng muốn được đầy đủ các công đức thì phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

Bát Nhã Ba La Mật là không, là vô sở hữu, nhưng vẫn phải hành các công đức về bố thí, trì giới v.v… Vì sao? Vì ở đây chẳng phải là cái không trơn của người chấp về đoạn diệt.

Do hạng người thiểu trí, nghe trước và sau có trái nhau nên Phật phải rộng nói thêm.

Lại nữa, Bát Nhã Ba La Mật là thậm thâm, vi diệu pháp, nên phải lập đi lập lại. Đến như lời Phật khen ngài Tu Bồ Đề mà Phật cũng lập đi lập lại: Lành thay, lành thay!

Nghĩa của sáu pháp Ba La Mật như đã nói trước đây, nhằm khai thị cho người nghe biết rõ năm ấm là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã. Đây là nói về tổng tướng.

Còn nói về biệt tựớng, thì phải nói đến sáu căn, sáu trần, sáu thức, sáu thọ v.v… Người thế gian bị trói buộc bởi các pháp ấy, vì lấy thọ làm chủ. Do có thọ nên mới sanh rả có các kiết sử, phiền não. Ví như thọ lạc sanh tham, thọ khổ sanh sân, chẳng có thọ lạc, thọ khổ sanh si. Do ba độc tham, sân, si mà có các phiền não dấy khởi, kết thành các nghiệp nhân duyên. Bởi vậy nên nói thọ làm chủ mà chẳng nói đến các tâm sở khác vậy.

Trước đây đã có nói đến Giác Ý tam muội, SưTử Du Hý tam muội, Siêu Việt tam muội v.v…

Bồ Tát vào được các tam muội này là có thể làm thỏa mãn hết thảy các nguyện của chúng sanh.

Bởi nhân duyên vậy, nên nói Bồ Tát muốn được đầy đủ các công đức phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

KINH:

Bạch Thế Tôn! Bồ Tát muốn có được đầy đủ các thiện căn, muốn chẳng đọa vào ba đường ác, muốn chẳng sanh vào nhà hạ tiện, muốn chẳng trú nơi Thanh Văn địa và Bích Chi Phật địa, muốn chẳng đọa đảnh, phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

Lúc bấy giờ ngài Xá Lợi Phất hỏi ngài Tu Bồ Đề: Thế nào gọi là Bồ Tát đọa đảnh?

Ngài Tu Bồ Đề Đáp: Nếu Bồ Tát chẳng có đủ các sức phương tiện để thật hành sáu pháp Ba La Mật, để nhập vào các tam muội Không, Vô Tướng và Vô Tác, mà lại trú nơi Thanh Văn địa và Bích Chi Phật địa, dẫn đến thủ chấp Bồ Tát vị, thì gọi là Bồ Tát sanh pháp ái. Như vậy gọi là Bồ Tát đọa đảnh.

Ngài Xá Lợi Phất bởi: Thế nào gọi là Bồ Tát sanh?

Ngài Tu Bồ Đề Đáp: Sanh gọi là pháp ái.

Ngài Xá Lợi Phất Hỏi: Những gì gọi là pháp ái?

Ngài Tu Bồ Đề Đáp: Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật mà ở nơi sắc không, sắc vô tướng, sắc vô tác, sắc tịch diệt, sắc vô thường, sắc khổ, sắc vông á…dẫn đến ở nơi thức không, thức vô tướng,thức vô tác, thức tịch diệt, thức vô thường, thức khổ, thức vô ngã còn có khởi niệm chấp trước, thì gọi là Bồ Tát thuận đạo mà sanh pháp ái.

Lại nữa, Đồ tát tu tập các pháp:

  • Đây là khổ, phải nên biết.
  • Đây là tập, phải nên đoạn
  • Đây là diệt, phải nên chứng.
  • Đây là đạo, phải nên tu.
  • Đây là tịnh pháp, phải nên gần.
  • Đây là cấu phập, phải nên xa.
  • Đây là việc phải nên làm.
  • Đây là việc chẳng nên làm.
  • Đây là Bồ Tát đạo.
  • Đây chẳng phải là Bồ Tát đạo.
  • Đây là Đàn Ba La Mật
  • Đây chẳng phải là Đàn Ba La Mật.
  • Đây là Thi La Ba La Mật.
  • Đây chẳng phải là Thi La Ba La Mật.
  • Đây là sẵn Đề Ba La Mật.
  • Đây chẳng phải là Sẵn Đề Ba La Mật.
  • Đây là Tỳ Lê Gia Ba La Mật.
  • Đây chẳng phải là Tỳ Lê Gia Ba La Mật
  • Đây là Thiền Ba La Mật.
  • Đây chẳng phải là Thiền Ba La Mật.
  • Đây là Bát Nhã Ba La Mật.
  • Đây chẳng phải là Bát Nhã Ba La Mật
  • Đây là phương tiện của Bồ Tát.
  • Đây chẳng phải là phương tiện của Bồ Tát
  • v.v…

Trên đây là chỗ thị học và chỗ phi học, tức là chỗ nên học và chỗ chẳng nên học của Bồ Tát. Nên biết “thị” cũng như “phi” đều là phương tiện của Bồ Tát cả.

Thưa ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật, mà ở nơi các pháp còn khởi niệm chấp trước “thị” hay “phi”, thì gọi là Bồ Tát thuận đạo mà sanh pháp ái.

LUẬN:

Hỏi: Phải hành những thiện căn gì mới chẳng đọa vào các ác đạo, mới chẳng đọa đảnh?

Đáp: Có thuyết nói:

Hành thiện căn “bất tham”, khiến cho ái kiết cùng hết thảy các kiết sử khác mỏng dần. Từ đó vào được các thiền định.

– Hành thiện căn “bất sân”, khiến cho sân nhuế cùng các kiết sử khácmỏng dần. Từ đó sanh được tâm từ bi..

Hành thiện căn “bất si”, khiến vô minh cùng các kiết sử mỏng dần. Từ đó vào được Bát Nhã Ba La Mật

Hành các thiện căn như vậy là có đủ thiền định, từ bi và trí huệ bát nhã, cho nên chẳng có việc gì mà chẳng làm được, chẳng có pháp môn gì mà chẳng tu được

Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật, tu tập các thiện căn như vậy nên:

Chẳng đọa vào các đường ác.
Chẳng sanh vào nhà hạ tiện.
Chẳng lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa.
Chẳng đọa đảnh.

Hỏi: Trong bốn sự việc nêu trên đây, vì sao chỉ nói riêng đến đọa đảnh mà thôi?

Đáp: Vì ba sự việc kia đã nói đến trước đây rồi. Riêng việc đọa đảnh chưa được đề cập đến, nên nay ngài Xá Lợi Phất mới hỏi.

Hỏi: Đọa đảnh là vào trong pháp vị. Nghĩa này đã được nói rồi. Vì sao nay còn hỏi nữa?

Đáp: Trước đây đã nói về nghĩa này rồi.Tuy nhiên, trước đây chưa nói rõ về các phương tiện dẫn vào ba Giải Thoát Môn.Bởi vậy nên danh tự này, trước và sau có nghĩa khác nhau.

Trước nói do ái pháp mà đượclợi ích, vào được Vô Sanh Pháp Nhẫn. Nay nói vào được Vô Sanh Pháp Nhẫn rồi, mà còn chấp, còn ái pháp thì chẳng có lợi ích gì.

Ví như người ăn nhiều bị bội thực, chẳng tiêu hóa được. Nếu chẳng lo thuốc men chữa trị, thì sẽ thành trọng bệnh. Khi bệnh đã lành rồi thì chẳng cần đến thuốc men nữa.

Bồ Tát cũng như vậy. Khi sợ phát tâm, do tham ái pháp thực mà tinh tấn tư hành, chứng được đạo quả. Thếnhưng, nếu chưa có đủ các sức phương tiện để hành các thiện pháp, thì sẽ sanh tâm chấp đắm đạo quả.vậy. Bởi vậy nên nói, ở nơi Vô Sanh Pháp Nhẫn mà còn pháp ái thì cũng vẫn là bệnh.

Vì sao? Vì do còn chấp pháp, nên ở nơi bất sanh bất bất diệt mà vẫn chẳng được tự tại.

Ví như người mắc phải trọng bệnh, quyết định sẽ phải chết, thì dù cho có uống nhiều thuốc, các thứ thuốc ấy cũng thành bệnh. Bồ Tát nếu đã vào được nơi rốt ráo không, nơi bất sanh bất diệt, tức!à đã vào trong Vô Sanh Pháp Nhẫn rồi, mà còn sanh pháp ái thì sẽ mắc bệnh pháp ái vậy.

Pháp ái đối với các hàng Trời, Người là diệu pháp, nhưng ở nơi Vô Sanh Pháp Nhẫn thì lại là bệnh.

Ở nơi hết thảy pháp, nếu còn sanh ức tưởng phân biệt, nếu còn quán “thị – phi”, đề rồi tùy theo pháp mà sanh pháp ái thì được gọi là “đọa đảnh”. Vì sao? Vì như vậy là trái với thật tướng pháp, là chẳng có tương ưng với thật tướng pháp. Nếu Bồ Tát vẫn còn chấp như vậy thì gọi là Bồ Tát tham ái pháp thực, cũng gọi là “đọa đảnh”.

Hỏi: Chỉ là một pháp, nhưng vì sao có lúc nói là VôSanh, có lúc nói là Đảnh?

Đáp: Ở nơi Nhu Thuận Nhẫn, ở nơi Vô Sanh Nhẫn, nếu chẳng có chấp trước pháp Vô Sanh đó thì gọi là Trú Đảnh vị. Bồ Tát trú ở đảnh cao đó, thẳng đường đến Phật đạo, chẳng còn sợ bị đọa nữa.

Cũng như vậy, ở trong pháp Thanh Văn có nói đến Noãn pháp, Nhẫn pháp và Đảnh pháp. Khi đã thành tựu được hai pháp Noãn và Nhẫn rồi, thì hành giả tiến tu Đảnh pháp vậy.

Hỏi: Nếu đã được Đảnh vị rổi là chẳng còn bị đọa nữa. Vì sao lại nói đến đọa Đảnh?

Đáp: Người được Đảnh vị rồi, mà tâm kiên cố, trí an ổn, thì chẳng sợ bị đọa nữa. Người đã gần được Đảnh vị rồi mà đánh mất đi thì mới gọi là đọa Đảnh.

Vì sao? Vì khi đã lên đến đảnh núi, đứng vững chắc trên đảnh núi rồi, thì chẳng còn sợ bị rơi xuống nữa. Thế nhưng, khi còn đang leo núi, mặc dù đã gần đến đảnh núi rồi, thì cũng vẫn còn nguy hiểm, còn lo sợ bị rơi xuống, nên cần phải giữ tâm trí kiên cố, an ổn.

Bồ Tát, khi đã trứ ở Đảnh vị rồi, thì chẳng còn bị các nộima quấy nhiễu, chẳng còn bị các kiết sử trói buộc nữa. Như vậy gọi là được Vô Sanh Pháp Nhẫn. Vì sao? Vì trái với Vô Sanh là còn kiết sử, còn ái chấp các tập thiện pháp.

Nếu chẳng có được trí huệ soi sáng, thì chẳng vào được nơi thật tướng pháp; như vậy gọi là Sanh. Nếu có được trí huệ soi chiếu, thì vào được nới thật tướng pháp; như vậy gọi là Thục.

Lại nữa, nếu chẳng y chỉ trí sanh diệt, nếu ly được trí sanh diệt, ly được các chấp điên đảo, thì vào được nơi bất sanh, bất diệt. Như vậy gọi là được Vô Sanh Pháp, hay Tín Pháp, hay Thọ Pháp, hay Trí Pháp, cũng gọi là Nhẫn vị.

Bồ Tát, khi đã nhập vào vị ấy rồi, là xả bỏ hết thảy các quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Nếu chẳng được như vậy, thì gọi là thuận đạo mà còn sanh pháp ái.

KINH:

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Thế nào gọi là Bồ Tát bất sanh?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Bồ Tát, khi thật hành Bát Nhã Ba La Mật, ở trong nội không, chẳng thấy có ngoại không; ở trong ngoại không, chẳng thấy có nội khôngở trong ngoại không, chẳng thấy có nội ngoại không; ở trong nội ngoại không, chẳng thấy có không không; ở trong không không, chẳng thấy có nội ngoại không, ở trong không không chẳng thấy có đại không; ở trong đại không, chẳng thấy có không không; ở trong đại không, chẳng thấy có đệ nhất nghĩa không; ở trong đệ nhất nghĩa không, chẳng thấy có đại không; ở trong đệ nhất nghĩa không, chẳng thấy có hữu vi không; ở trong hữu vi không, chẳng thấy có đệ nhất nghĩa không, ở trong hữu vi không, chẳng thấy có vô vi không; ở trong vô vi không chẳng thấy có hữu vi không; ở trong vô vi không, chẳng thấy có tất cánh không; ở trong tất cánh không, chẳng thấy có vô vi không, ở trong tất cánh không, chẳng thấy có vô thỉ không; ở trong vô thỉ không, chẳng thay có tất cánh không; ở trong vô thỉ không, chẳng thấy có tán không, ở trong tán không chẳng thấy có vô thỉ không, ở trong tán không, chẳng thấy có tánh không; ở trong tánh không, chẳng thấy có tán không; ở trong tánh không, chẳng thấy có chư pháp không; ở trong trongchư pháp không, chẳng thấy có tánh không; ở trong chư pháp không chẳng thấy có tự tướng không; ở trong tự tướng không, chẳng thấy có chư pháp không; ở trong tự tướng không, chẳng thấy có bất khả đắc không; ở trong bất khả đắc không, chẳng thấy có tự tướng không; ở trong bất khả đắc không, chẳng thấy có vô pháp không; ở trong vô pháp không, chẳng thấy có bất khả đắc không; ở trong vô pháp không chẳng thấy có hữu pháp không, ở trong hữu pháp không, chẳng thấy có vô pháp không; ở trong hữu pháp không chẳng thấy có vô pháp hữu pháp không; ở trong vô pháp hữu pháp không, chẳng thấy có hữu pháp không.

Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật như vậy gọi là Bồ Tát bất sanh, nhập vào Bồ Tát vị.

Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát phải nên tu tập Bát Nhã Ba La Mật như thế này: chẳng niệm sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chẳng niệm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; chẳng niệm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp…; chẳng niệm sáu pháp Ba La Mật; dẫn đến chẳng niệm mười tám bất cộng pháp.

Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba La Mật như vậy, nên chẳng có niệm trước, chẳng có tự cao là mình đã được đại tâm, đã được vô đẳng đẳng tâm. Vì sao? Vì tâm tướng và phỉ tâm tướng đều là vô tướng, là thường thanh tịnh vậy.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Thế nào gọi là tâm tướng tướngthường thanh tịnh?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Bồ Tát biết rõ tâm tưóng cùng tham, sân, si là chẳng hợp, chẳng ly; biết rõ tâm tướng cùng các kiết sử phiền não, triền phược là chằng hợp, chẳng ly. Như vậy, gọi là biết rõ tâm tướng thường thanh tịnh.

Ngài Xá Lợi Phất hởi: Vô Tâm là có tướng tâm, hay là chẳng có tướng tâm?

Ngài Tu Bồ Đề hỏi lại: trong vô tâm có thể được tướng tâm, hay tướng vô tâm chăng?

Ngàỉ Xá Lợi Phất đáp: Chẳng thể có được.

Ngài Tu Bồ Đề nói: Nếu chẳng thể có được, thì chẳng nên hỏi vể có tâm, hay chẳng có tâm (thị tâm hay phi tâm) làm gì nữa.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Thế nào gọi là vô tâm tướng?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Nếu đối trước các phầp mà biết rõ các pháp là chẳng thể hoại (bất khả hoại), là chẳng có phân biệt (vô phân biệt) thì đó gọi là chẳng có tướng tâm (vô tâm tướng) vậy.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Chì có tâm là chẳng thể hoại, chẳng có phân biệt, hay là sắc cũng chẳng thể hoại, chẳng có phân biệt,… dẫn đến Phật đạo cũng chẳng thể hoại, chẳng có phân biệt?

Ngài Tu Bồ Đề đáp: Nếu Bồ Tát biết rõ tâm là chẳng thể hoại, chẳng có phân biệt, thì Bồ Tát cũng biết rõ sắc,…dẫn đến Phật đạo cũng chẳng thể hoại, chẳng có phân biệt vậy.

Lúc bấy giờ Ngài Xá Lợi Phất tán thán ngài Tu Bồ Đề rằng: Lành thay, lành thay! Ông thật là bậc chân Phật tử, từ miệng Phật sanh, từ pháp hóa sanh, thủ được pháp phần của Phật. Trong pháp tự tín, thân được chứng.

Đúng như lời Phật dạy, ông được Vô Tránh tam muội, tối diệu, đệ nhất.

Nếu Bồ Tát y theo lời ông đã phân biệt nói ra, mà thật hành thì sẽ chẳng ly Bát Nhã Ba La Mật vậy.

Nếu có người thiện nam, thiện nữ mụốn học pháp Thanh Văn, thì cũng phải nghe Bát Nhã Ba La Mật, thọ trì, đọc tụng, chánh ức niệm, như pháp mà tu hành. Lại nữa, nếu có người thiện nam, thiện nữ muốn học pháp Bồ Tát thì cũng phải nghe Bát Nhã Ba La Mật, thọ trì, đọc tụng, chánh ức niệm, như pháp mà tu hành.

Vì sao? Vì Bát Nhã Ba La Mật rộng nói về cả ba thừa. Bởi vậy, nên Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát đều phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

LUẬN:

Hỏi: Trong kinh nói trong nội không, chẳng thấy có ngoại không; trong ngoại không; chẳng thấy có nội không,… nghĩa ấy như thế nào?

Đáp: Có thuyết nói rằng bốn đại ở bên ngoài theo các cácthức ăn uống, theo hơi thở… nhập vào thân và trở thành bốn đại của nội thân. Khi bài tiết, cũng như ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, khi thân đã chết rồi, thì 4 đại của nội thân lại được trả về cho bốn đại bên ngoài.

Như vậy là chấp có trong (nội), có ngoài (ngoại), có đi (khứ), có đến (lai),… đều là chấp điên đảo cả. Hết thảy các pháp đều chẳng có các tướng trong, ngoài, đi, đến,… Bởi vậy nên nói nội không chẳng có ở ngoại không, ngoại không chẳng có ở nội không; dẫn đến mười sáu pháp không còn lại cũng đều là như vậy cả.

Hết thảy các pháp đều là chẳng có sanh, chẳng có diệt, chẳng có đi, chẳng có đến, chẳng có đồng, chẳng có khác,… Mỗi mỗi đều chẳng trú vậy.

Lại nữa, vào Bồ Tát vị, Bồ Tát chẳng có niệm sắc là CÓ, chẳng có niệm sắc là KHÔNG;…: dẫn đến cũng chẳng niệm mười tám bất cộng pháp là CÓ hay là KHÔNG.

(Nghĩa về niệm CÓ, niệm KHÔNG đã nói trước đây rồi).

Hỏi: Bồ Đề Tâm, Vô Đẳng Đẳng tâm và Đại tâm khác nghĩa với nhau chăng?

Đáp: Bồ tát sơ phát tâm, duyên Vô Thượng đạo, mà phát nguyện rằng: “Tôi nguyện sẽ làm Phật”. Như vậy là phát Bồ Đề tâm. Khi được vô Đẳng Đẳng tâm, thì được gọi là Phật. Lúc bấy giờ, Bồ Đề tâm và Vô Đẳng Đẳng tâm tướng đồng với nhau. Vì sao?Vì quả đã tương ưng với nhân vậy.

Lại dùng đại trí, quán hết thảy pháp, hết thảy chúngsanh đều bình đẳng, chẳng có phân biệt; dùng đại từ, đại bi rộng độ hết chúng sanh. Như vậy là đại tâm.

Lại có thuyết nói:

– Đàn Ba La Mật và Thi La Ba La Mật nhiếp về Bồ Đề tâm. Vì sao? Vì Đàn Ba La Mật là nhân duyên dẫn đến đại phước đức; Thi La Ba La Mật là nhân duyên dẫn ra khỏi ba đường ác. Đây là hai pháp rất tôn quý trong các hàng Trời và Người. Trú được trong hai pháp này, thì có được lực quả báo an lập chúng sanh, và thành tựu đại sự.

– Sẵn Đề Ba La Mật và Tỳ Lê Gỉa Ba La Mật nhiếp về Vô Đẳng Đẳng tâm. Vì sao? Vì hai Ba La Mật này là nhân duyên thành tựu được các việc hy hữu, rất khó làm. Nhờ nhẫn nhục, mà Bồ tát có thể, vì chúng sanh chịu bị cắt thịt, bị chẻ xương,…, mà tâm vẫn chẳng hề lay động, chẳng hề oán hận. Bồ Tát biết rõ hết thảy pháp đều là rốt ráo không là đồng thể đại bi, nên mới làm được những việc hy hữu như vậy. Lại nhờ tinh tấn mà Bồ Tát thành tựu được vô lượng công đức, có được những lực quả báo, chẳng gì bằng được. Khi thật hành hai Ba La Mật này, thì tâm Bồ Tát tương tự như tâm Phật.

Như vậy là Vô Đẳng Đẳng tâm.

– Thiền Ba La Mật và Bát Nhã Ba La Mật nhiếp về Đại tâm. Vì sao?Vì ở nơi thâm thiền định, Bồ Tát dùng bốn vô lượng tâm, duyên khắp hết thảy chúng sanh, đang trầm luân trong biển khổ sanh tử, nhằm cứu độ hết thảy chúng sanh thoát khổ. Lại nhờ trí huệ Bát Nhã mà Bồ Tát vào được nơi thật tướng pháp, diệt hết các quán, đoạn dứt ngôn ngữ, mà chẳng có lạc về đoạn diệt.

Như vậy là đại tâm.

Lại có thuyết nói rằng: Khi sơ phát tâm thì gọi là Bồ Đề tâm, khi hành sáu pháp Ba La Mật, thì gọi là Vô Đẳng Đẳng tâm, khì dùng các lực phương tiện Đề hành đạo thì gọi là Đại tâm.

–oOo–

Nhưvậy là ba tâm có sai khác nhau.

Phải nên biết rằng, Bồ Tát được đại tâm, đại trí mà chẳng có sanh tự cao, tự mãn. Vì sao? Vì tâm Bồ Tát thường thanh tịnh, ví như hư không vậy. Dù có mây bay, cókhói tỏa, có bụi trần lăng quăng qua lại…che lấp hư không, mà hư không vẫn thường như vậy.

Cũng như vậy, tâm Bồ Tát thường thanh tịnh, nên các vô minh phiền não chỉ là khách trần qua lại, chẳng có vướng mắc, chẳng cần phải khử trừ. Vì sao? Vì cứ y nơi gốc thanh tịnh mà tu hành, tinh tấn hạ thủ công phu, thì các nghiệp cấu mỏng dần, nhường chỗ cho tâm thanh tịnh hiển lộ ra.

Bồ Tát biết rõ tánh thanh tịnh chẳng phải do ai làm ra, chẳng phải do tự mình làm ra, nên chẳng tự cao và cũng chẳng niệm có pháp nào là thật cả, vì hết thảy pháp đều là rốt ráo không vậy.

Hỏi: Ngài Xá Lợi Phất cũng đã biết rõ tâm tướng là thường thanh tịnh rồi. Sao nay ngài còn hỏi nữa?

Đáp: Bồ Tát khi mới phát Bồ Đề Tâm, nghe nói tâm tướng là rốt ráo không, rồi lại nghe nói tâm tướng thường thanh tịnh, thì vẫn còn ức tưởng phân biệt, vẫn còn thủ chấp cái tướng Vô Tâm đó.

Bởi vậy ngài Xá Lợi Phất mới nêu lên câu hỏi Đề ngài Tu Bồ Đề giải đáp, nhằm giải nghicho các vị Bồ Tát này.

Hỏi: Vô tâm là có tướng tâm hay không có tướng tâm? Nếu là có thì vì sao lại nói là vô tâm? Nếu!à không thì vì sao lại tán thán vô đẳng đẳng tâm?

Đáp: Vô tâm là rốt ráo thanh tịnh, chẳng có tướng, cũng chẳng phải chẳng có tướng. Vì CÓ và KHÔNG đều là bất khả đắc cả.

Như cuộc đối đáp giữa hai ngài Xá Lợi Phất và Tu Bồ Đề sau đây:

Hỏi: Thế nào gọi là vô tâm tướng?

Đáp: Hết thảy các pháp Đều rốt ráo không, chẳng có phân biệt. Như vậy gọi là vô tâm tướng.

Hỏi: Nếu tâm tướng chẳng thể hoại, chẳng thểphân biệt, thl hết thảy các pháp cũng đều là như vậy haỵ sao?

Đáp: Hết thảy các pháp cũng Đều là như vậy cả.Vô Thượng Bồ Đề tâm cũng ví như hư không, cũng chẳng thể hoại, chẳng thể phân biệt. Cho nên nếu có Bồ Tát thâm trước Vô Thượng Bồ Đề tâm, mà dấy niệm “đắc”, thì Bồ Tát ấy chưa được lậu tận, chưa được thanh tịnh vậy.

–oOo–

Ngài Tu Bồ Đề nghĩ rằng: Nếu có ngựời nghe nói như vậy mà sanh tâm sợ hãi, chẳng có vui, thì người đó còn chấp tâm, còn tư duy trù lượng. Phải nên vì họ nói về thật tướng pháp đề đối trị.

Nghĩ như vậy rồi, ngài Tu Bồ Đề tự niệm rằng: Nay ở trước đức Thế Tôn, ta phải dùng thật tướng pháp mà đối trị. Nếu ta có lỗi lầm gì thì Thế Tôn sẽ rộng thuyết cho ta được rõ.

Ngài Tu Bồ Đề nói tiếp: Vô Thượng Bồ Đề tâm là đệ nhất. Thế nhưng nếu tâm còn chấp tướng “không”, còn chấp tướng “bất hoại”, còn chấp tướng “vô phân biệt” thì liền có tướng “hư vọng” khỏi sanh ra. Khi tu hành, hành giả phải tùy Vô Thượng Bồ Đề tâm mà hành các tướng, nhưng chẳng nên chấp tướng, chẳng nên tự cao.

Lúc bấy giờ ngài Xá Lợi Phất tán thán ngài Tu Bồ Đề là bậc chân Phật tử, từ miệng Phật sanh, từ pháp hóa sanh, thủ được pháp phần của Phật.

Phật ấn chứng lời nói của ngài Tu Bồ Đề, cùng lời tán thán ngài Tu Bồ Đề của ngài Xá Lợi Phất.

Hỏi: Các vị Bà La Môn cũng từ nơi miệng Phạm Thiên sanh, nên trong bốn tộc tánh bên Ấn Độ thì Bà La Môn đứng về hàng thứ nhất. Nay vì sao ngài Xá Lợi Phất lại tán thán ngài Tu Bồ Đề là từ miệng Phật sanh?

Đáp: Vì ngài Tu Bồ Đề đã thấy pháp, đã biết pháp. Trái lại phàm phu chưa vào được đạo, nên chỉ y vào thân tướng của Phật mà cúng dường. Như vậy là họ chỉ thủ tướng phần mà thôi.

Nói về thủ, cũng nên biết có hai trường hợp là:

  1. Thủ tài,
  2. Thủ pháp.

Thủ tài là gom góp tài vật, của cải về cho mình. Ví như đứa con bất hiếu, chẳng muốn noi theo lời dạy dỗ của cha mẹ, mà chỉ muốn tranh phần tài sản.

Còn thủ pháp là thủ lấy các pháp thiển định, năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám Thánh đạo,…cùng hết thảy các thiện pháp. Vì sao? Vì như vậy là vào được trong pháp tự tín, đầy đủ các thần thông, thâm nhập vào diệt tận định nên được thân đắc chứng.

Ví như ngài Xá Lợi Phất là bậc trí huệ đệ nhất, ngài Mục Kiền Liên là bậc thần thông đệ nhất, ngài Tu Bồ Đề là bậc vô tránh tam muội đệ nhất. Ngài Tu Bồ Đề vào Vô Tránh Tam Muội, thường quán tâm chúng sanh mà chẳng khởi tranh cạnh. Ngài đã được căn bản tam muội tứ thiền, nên được diệu dụng hành pháp ấy ở cõi Dục vậy.

Hỏi: Bát Nhã Ba La Mật là pháp tu của hàng Bồ Tát. Như vậy vì sao nói rằng muốn được ba thừa đạo, phải tu học Ba La Mật?

Đáp: Nói về Bát Nhã Ba La Mật là nói về thật tướng pháp, là nói về Vô Dư Niết Đàn. Đây là nhân tu của cả ba thừa đạo. Bởi vậy nên nói cả ba thừa đều phải tinh tấn tu học Bát Nhã Ba La Mật.

Trong kinh đã có nóii nhiều về các nhân duyên tu, như nói tu ba Giải Thoát Môn Không,Vô Tướng và Vô Tác v.v… Nếu hành giả xa lìa Không Giải Thoát Môn thì chẳng có đạo, chẳng có Niết Bàn, nên cả ba thừa đều phải tu học Bát Nhã Ba La Mật.

–oOo–

Ở đoạn kinh trênđây, ngài Xá Lợi Phất nêu lên các nhân duyên rằng Bát Nhã Ba La Mật rộng nói về cả ba thừa, nên cả ba thừa đều phải tu học Bát Nhã Ba La Mật. Dù Dùmuốn học pháp Thanh Văn, muốn học pháp Bích Chi Phật, hay muốn học pháp Bồ Tát, thi hành giả vẫn phải nghe Bát Nhã Ba La Mật, thọ trì, đọc tụng, chánh ức niệm, như pháp mà tu hành.

(Hết quyển 41)