LUẬN
ĐẠI TRÍ ĐỘ

Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ kheo ni THÍCH NỮ DIỆU KHÔNG

 

TẬP IV
QUYỂN 72

Phẩm thứ năm mươi tư
Đại Như  

KINH:

Lúc bấy giờ, chư Thiên cõi Dục và cõi Sắc đem hương chiên đàn và hoa sen tán giữa hư không Đề cúng dường Phật, đồng đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng sang một bên và bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vô Thượng Bồ Đề của chư Phật thật là thậm thâm, vi diệu, khó thấy, khó giải, chẳng thể tư duy trù lượng được.

Nếu dùng trí thế gian thì chẳng thể nào tín giải được. Vì sao? Vì thâm Bát Nhã Ba La Mật giải rõ rằng: “Sắc tức là Bát Nhã Ba La Mật, Bát Nhã Ba La Mật tức là sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí tức là Bát Nhã Ba La Mật, Bát Nhã Ba La Mật tức là nhất thiết chủng trí”. Lại giải rõ rằng “sắc như tướng và Bát Nhã Ba La Mật như tướng là nhất như, chẳng hai, chẳng khác… dẫn đến nhất thiết chủng trí như tướng và Bát Nhã Ba La Mật như tướng là nhất như, chẳng hai, chẳng khác.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Chư Thiên Tử! Sắc tức là Bát Nhã Ba La Mật, Bát Nhã Ba La Mật tức là sắc… dẫn đến nhất thiêt chủng trí tức là Bát Nhã Ba La Mật, Bát Nhã Ba La Mật tức là nhất thiết chủng trí. Sắc như tướng… dẫn đến nhât thiết chủng trí như tướng và Bát Nhã Ba La Mật như tướng là nhất như, chẳng phải hai, chẳng phải khác.

Này chư Thiên Tử! Bởi nghĩa ấy, nên khi Phật vừa thành đạo đã giữ yên lặng, chẳng muốn chuyển pháp luân. Vì sao? Vì rằng Vô Thượng Bồ Đề quả chư Phật quá thậm thâm vi diệu, chẳng thể biết, chẳng thể thấy, chẳng thể tư duy trù lượng được. Chỉ có những bậc thượng trí mới có thể biết được, nên người dùng trí thế gian chẳng sao có thể tín giải được.

Vì sao? Vì Vô Thượng Bồ Đề là chẳng có người đắc, chẳng có chỗ đắc, chẳng có thời đắc, là thậm thâm pháp cũng là bất nhị pháp vậy.

Này chư Thiên Tử! Vì hư không thậm thâm, nên pháp này thậm thâm, vi pháp như thậm thâm nên pháp này cũng thậm thâm, vì pháp tánh thậm thâm, bất khả tư nghì tánh thậm thâm, vô biên thậm thâm, nên pháp này thậm thâm, vì vô khứ thậm thâm, vô lai thậm thâm, nên pháp này thậm thâm, vì vô sanh thậm thâm, vô diệt thậm thâm, vô tri thậm thâm, vô đắc thậm thâm, nên pháp này thậm thâm.

Này chư Thiên Tử! Vi ngã thậm thâm… dẫn đến tri giả thậm thâm, kiến giả thậm thâm nên pháp này thậm thâm.

Này chư Thiên Tử! Vì sắc thậm thâm… dẫn đến thức thậm thâm, Đàn Ba La Mật thậm thâm… dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật thậm thâm, nội không thậm thâm… dẫn đến vô pháp hữu pháp không thậm thâm, 4 niệm xứ thậm thâm… dẫn đến nhất thiết chủng trí thậm thâm, nên pháp này thậm thâm.

Chư Thiên bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Pháp này quá thậm thâm, ở trong thế gian chẳng ai có thể tín giải được.

Bạch Thế Tôn! Pháp này thậm thâm vì chằng thủ cũng chẳng xả sắc… dẫn đến chẳng thủ cũng chẳng xả nhất thiết chủng trí.

Ở thế gian, hàng phàm phu hành sắc vì chấp sắc là ngã, là ngã sở… dẫn đến hành nhất thiết chủng trí vì chấp nhất thiết chủng trí là ngã, là ngã sở.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này chư Thiên Tử! Pháp thậm thâm này chẳng phải vì thủ hay vì xả sắc, mà được thuyết ra… dẫn đến chẳng phải vì thủ hay vì xả nhất thiết chủng trí, mà dược thuyết ra.

Này chư Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát nào vì thọ sắc … dẫn đến vì thọ nhất thiết chủng trí mà tu hành, thì phải biết Bồ Tát ấy chẳng thể nào thành tựu được Bát Nhã Ba La Mật, chẳng thành tựu được 5 Ba La Mật kia… dẫn đến chẳng thành tựu dược nhất thiết chủng trí.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thậm thâm pháp này tùy thuận hết thảy các pháp, và vô ngại đối với hết thảy các pháp.

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Pháp này là “vô ngại tướng”, vì đồng như hư không, đồng như pháp như, pháp tánh, thật tế, bất khả tư nghì tánh. Lại nữa, cũng vì đồng như hư không nên pháp này là “vô tướng tướng”, là “vô tác tướng”.

Pháp này cũng là “vô sanh tướng”, vì sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí đều chẳng sanh. Pháp này cũng là “vô xứ tướng”, vì xứ sở của sắc… dẫn đến xứ sở của nhất thiết chủng trí đều bất khả đắc.

Lúc bấy giờ, chư Thiên bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Ngài Tu Bồ Đề là Phật tử, tùy Phật sanh. Vì sao? Vì những điều ngài Tu Bồ Đề nói ra đều hợp với tánh “không”.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi chư Thiên: Thưa chư vị Thiên Tử! Các ngài nói Tu Bồ Đề là Phật tử, là tùy Phật sanh chăng?

* Thế nào gọỉ là tùy Phật sanh?

Do các pháp đều “như tướng”, nên nói Tu Bồ Đề tùy Phật sanh. Vì sao? Vì “Như Lai như tướng” là chẳng có đến, chẳng có đi, “Tu Bồ Đề như tướng” cũng là chẳng có đến, chẳng có đi. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề tùy Phật sanh.

Tu Bồ Đề từ trước đến nay đều tùy Phật sanh. Vì sao? Vì Như Lai như tướng tức là hết thảy pháp như tướng, hết thảy pháp như tướng tức là Như Lai như tướng. Trong “nhự tướng” cũng chẳng có tướng “như tướng”, nên nói Tu Bồ Đề tùy Phật sanh.

Như lai là “thường trú tướng”, Tu Bồ Đề cũng là “thường trú tướng”, Như Lai như tướng chẳng riêng khác, Tu Bồ Đề như tướng cũng chẳng riêng khác. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề tùy Phật sanh. Như Lai như tướng là vô ngại tướng, hết thảy pháp như tướng cũng là vô ngại tướng, Như Lai như tướng và hết thảy pháp như tướng là nhất như, chằng hai, chẳng khác. Như Lai như tướng là vô tác tướng, hết thảy pháp như tướng cũng là vô tác tưđng, Như Lai như tướng và hết thảy pháp như tướng là nhất như, chẳng hai, chẳng khác. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề tùy Phật sanh.

Như Lai như tướng là vô niệm tướng, vô phân biệt tướng, hết thảy pháp như tướng cũng là vô niệm tướng, vô phân biệt tướng, Như Lai như tướng và hết thảy pháp như tướng là nhất như, chẳng hai, chẳng khác. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề tùy Phật sanh.

Như Lai như tướng chẳng xả ly hết thảy pháp như tướng, nên chẳng phải như, mà là nhất như. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề tùy Phật sanh mà cũng chẳng có chỗ tùy.

Như Lai như tướng chẳng có quá khứ, hỉện tại và vị laỉ, hết thảy pháp như tướng cũng chẳng có quá khứ, hiện tại và vị lai. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề tùy Phật sanh.

Như lai như tướng chẳng ở trong quá khứ như, quá khứ như cũng chẳng ở trong Như Lai như, Như Lai như tướng chẳng ở trong hiện tại như, hiện tại như cũng chẳng ở trong Như Lai như, Như Lai như tướng chẳng ở trong vị lai như, vị lai như cũng chẳng ở trong Như lai như. Như Lai như cùng với quá khứ như, hiện tại như, và vị lai như là nhất như, chẳng hai, chẳng khác. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề tùy Phật sanh.

Sắc như… dẫn đến thức như, ngã như… dẫn đến tri giả như, kiến giả như, Đàn Ba La Mật như… dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật như, nội không như… dẫn đến vô pháp hữu pháp không như, 4 niệm xứ như… dẫn đến nhất thiết chủng trí như, cùng với Như Lai như là nhất như, chẳng hai, chẳng khác. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề tùy Phật sanh.

Bồ Tát Ma Ha Tát, do được “như” nên được gọi là Như Lai.

Khi ngài Tu Bồ Đề thuyết về nghĩa “như tướng” xong, thì khắp cõi đại thiên thế giới đều dấy lên 6 điệu chấn động.

LUẬN:

Hỏi: Trước đây đã tán thán Bát Nhã Ba La Mật là pháp thậm thâm rồi. Vì sao nay còn tán thán nữa?

Đáp: Bát Nhã Ba La Mật là pháp thậm thâm vi diệu, khó tin, khó giải. Bởi vậy nên phải tùy theo căn trí của chúng sanh mà thuyết giảng có cạn, có sâu, khiến mọi người đều được lợi lạc.

Ví như nói “Hết thảy pháp Đều là tánh không” là nói cạn, nói “Thế gian pháp tức là Phật pháp, là Niết Bàn pháp” là nói sâu. v.v…

Ví như dòng sông có khúc cạn, khúc sâu. Cũng như vậy, thuyết về Bát Nhã Ba La Mật có lúc phải nói cạn, có lúc phải nói sâu. Dù nói cạn hay nói sâu thì người nghe pháp vẫn có thể sanh tín tâm. Thế nhưng nếu chưa có đầy đủ trí huệ, thì cũng vẫn chẳng có thể lãnh hội được chỗ thâm nghĩa của Bát Nhã Ba La Mật được.

Hỏi: Nếu hàng chư Thiên tán thán Bát Nhã Ba La Mật là thậm thâm, mà người thế gian vẫn chưa có thể lãnh hội được, thì nói ra làm gì?

Đáp: Người thế gian nghe tán thán danh tự Bát Nhã Ba La Mật đã có thể tin được, nhưng đó chỉ mới là “sơ tín”. Nếu nghe xong mà dùng trí huệ để phân biệt rồii mới tin, thì đó mới là “chánh tín”.

Bởi vậy nên khi nghe nói về vi diệu, tịch diệt pháp, thì chỉ có người trí mới có thể tín giải mà thôi.

Hỏi: Vì sao nghe nói về vi diệu, tịch diệt pháp, mà người trí có thể tín giải được?

Đáp: Phật là đấng Chánh Biến Tri. Người thế gian chẳng sao có thể suy lường được chỗ hành xứ của Phật. Người đã chứng được tịch diệt trí rồi cũng chỉ biết được có một phần ít mà thôi.

Ví như người đắc quả Tu Đà Hoàn, vì chỉ mới đoạn được 3 phần kiết sử, nên chỉ biết được một phần ít về Vô Thượng Bồ Đề. Cứ như vậy nếu hành giả tiến tu cho đến khi đắc quả A La hán, đoạn được 10 phần kiết sử, thì sẽ biết được rõ hơn về Vồ Thượng Bồ Đề.

Bởi nhân duyên vậy, nên nói người trí khi đã chứng được tịch diệt trí thì đã có thể tín giải được một phần về nhất thiết chủng trí, về Vô Thượng Bồ Đề vậy.

Người thế gian thường chỉ chấp danh tự, chấp tướng, nên chẳng có thể tín giải được, mà nếu tin thì cũng chỉ mởi là “sơ tín” thôi.

 -o0o-

Lại nữa, khi nói về “danh tự Bát Nhã Ba La Mật”, đối với hàng tân học Bồ Tát thì đó là “Bát Nhã Ba La Mật”, thế nhưng đối với chư Phật và chư đại Bồ Tát, thì đó chính là “Vô Thượng Bồ Đề”.

Bởi nhân duyên vậy, nên hàng chư Thiên đã tán thán: Vô Thượng Bồ Đề của chư Phật thậm thâm vi diệu. Vì sao? Vì Bát Nhã Ba La Mật giải rõ rằng: Sắc tức là Bát Nhã Ba La Mật, Bát Nhã Ba La Mật tức là sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí tức là Bát Nhã Ba La Mật, Bát Nhã Ba La Mật tức là nhất thiết chủng trí. Sắc như tướng… dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật như tướng, cùng với Bát Nhã Ba La Mật như tướng là nhất như, là chẳng phải hai, chẳng phải khác. Lời tán thán của chư Thiên đã được Phật ấn chứng.

-o0o-

Lại nữa, hàng phàm phu do vì chấp danh, chấp tướng, nên mới khởi phân biệt các pháp có tướng sai khác. Ví như do so sánh cung điện nguy nga với nhà tranh mục nát, mà nảỵ sanh ý niệm về sang hèn, giàu nghèo, như do so sánh hương chiên đàn với mùi gỗ tạp mà nảy sanh ý niệm về tốt xấu v.v…

Thế nhưng, khi đã nhận rõ được thật tướng của các pháp rồi, thì sẽ thấy rõ hết thảy pháp đều là như tướng, là nhất như, chẳng phải hai, chẳng phải khác. Khi mới thành đạo, Phật chưa vội chuyển pháp luân. Vì sao? Vì Phật biết rõ hàng phàm phu khó tin, khó ngộ được thật tướng pháp, chẳng sao có thể hiểu được rằng hết thảy pháp đều là nhất như, là như hư không, là như pháp tánh, là chẳng phải hai chẳng phải khác.

Bởi nhân duyên vậy, nên chư Thiên bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Hết thảy người ở thế gian chẳng có thể tin được, vì thậm thâm pháp này chẳng thủ hết thảy pháp, cũng chẳng xả hết thảy pháp.

Phật dạy: Bồ Tát nào vì thọ sắc… dẫn đến vì thọ nhất thiết chủng trí mà tu hành, thì chẳng sao thành tựu được các công đức, chẳng sao thành tựu được Bát Nhã Ba La Mật… dẫn đến chẳng sao thành tựu được nhất thiết chủng trí.

Lúc bấy giờ ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát Nhã Ba La Mật tùy thuận hết thảy pháp và vô ngại đối với hết thảy pháp. Vì Bát Nhã Ba La Mật là vô ngại tướng, nên là đồng như hư không.

Ví như bức tường trước khi được xây, thì ở tại vị trí đó vốn là hư không. Khi bức tường đã được xây lên rồi, người ta có thể dùng đinh để đóng vào, trẻ nít yếu sức chỉ đóng vào được chút ít, còn người lớn mạnh khỏe có thể đóng lún cả cây đinh vào tường. Cũng như vậy, hết thảy các pháp đều là tự tướng không, mà người ít trí huệ chẳng có thể biết được như vậy. Trái lại người có đại trí huệ biết rõ hết thảy các pháp, ở nơi thật tướng đều là bình đẳng, là vô tướng, là vô ngại, là như hư không, biết rõ hết thảy pháp đều là bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh… đều là bất khả đắc. Vì sao? Vì nếu các pháp là khả đắc (có thể được) thì chẳng phải là rốt ráo không, chẳng phải là vô ngại, chẳng phải là vô trú xứ vậy.

-o0o-

Lúc bấy giờ chư Thiên bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Ngài Tu Bồ Đề là Phật tử, tùy Phật sanh. Vì sao? Vì những điều ngài Tu Bồ Đề nói ra đều hợp với tánh “không”.

Nên biết “sanh” có 3 nghĩa . Đó là :

– Tùy thụận sanh.
– Tùy thuận thắng sanh.
– Bất tùy thuận sanh..

Người thế gian, khi sanh con mong được tùy thuận sanh, và tùy thuận thắng sanh, nghĩa là mong con mình về sau sẽ hơn cha mẹ, cho đó là nhà có phước.

Ở trong Phật đạo chỉ có tùy thuận sanh. Vì sao? Vì Phật !à bậc có trí huệ thù thắng nhất, chẳng có chúng sanh nào sánh kịp. Ở đây, cũng nên biết trong kinh có nói đến “từ miệng Phật sanh”, và “từ pháp sanh”. Đây là nói về các vị đã chứng được 4 quả Thanh Văn, hoặc đã vào Bồ Tát vị.

Bích Chi Phật tuy cũng từ pháp Phật sanh, nhưng khi ra đời chẳng gặp Phật, chỉ tự nghiệm pháp mà được đạo. Bởi vậy nên chẳng được gọi là “từ miệng Phật sanh”.

Ngài Tu Bồ Đề đã được lậu tận, lại khi ra đời được gặp Phật, nghe Phật thuyết pháp và bản thân cũng thường thuyết pháp “không”, nên được gọi là “tùy Phật sanh”.

Hỏi: Vì sao chẳng nói Bồ Tát vào chánh vị là tùy Phật sanh?

Đáp: Có thuyết nói Bồ Tát do còn lưu hoặc để độ sanh, nên dù chưa lậu tận mà đã vào Vô Dư Niết Bàn. Trái lại, A la Hán đã được lậu tận rồi nhưng do còn chấp pháp nên chỉ vào Hữu Dư Niết Bàn, để tiến nhập Vô Dư Niết Bàn.

Bởi vậy nên nói Bồ Tát dù đã có đại trí huệ, đã vào pháp vị nhưng do còn lưu hoặc để độ sanh, còn qua lại trong sanh tử nên chẳng được gọi là “tùy Phật sanh”.

Lại có thuyết nói rằng, có hai trường hợp thuyết kinh Bát Nhã Ba La Mật.

Đó là:

– Thuyết riêng cho hàng đại Bồ Tát Đại Thừa.

– Thuyết chung cho cả hai thừa, Bồ Tát Thừa và Thanh Văn Thừa. Chỉ có hàng đại Bồ Tát chẳng còn do nghiệp sanh mà chỉ do ứng hóa sanh, vì đã vượt ra ngoài 3 cõi, đã đầy đủ thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ mới được gọi là “tùy Phật sanh”. Các bậc “Pháp tánh sanh thân Bồ Tát” này dù vẫn còn trú trong thế gian, mà vẫn chẳng dụng tâm trú.

-o0o-

Ngài Tu Bồ Đề là “Pháp tánh sanh thân Bồ Tát” thị hiện làm Thanh Văn, nên là “tùy Phật sanh”. Ngài có đại huệ lực, thường thuyết thậm thâm Bát Nhã Ba La Mật, nên là “tùy Phật sanh”. Nếu ngài thủ chấp Niết Bàn, thì chẳng thể được gọi là “từy Phật sanh” được.

Thế nhưng khi chư Thiên tán thán rằng “Ngài Tu Bồ Đề là Phật tử, là tùy Phật sanh, vì những điều ngài nói ra đều hợp với tánh không”, thì ngài Tu Bồ Đề chẳng thọ lời tán thán ấy mà giải thích rằng :

– Như Lai là như tướng, chẳng có đến, chẳng có đi, Tu Bồ Đề cũng là như tướng, chẳng có đến, chẳng có đi. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

– Như Lai là như tướng, là rốt ráo không, hết thảy pháp cũng dều là như tướng, là rốt ráo không. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

– Như Lai như tướng là vô ngại tướng, hết thảy pháp như tướng cũng là vô ngại tướng, Như Lai như tướng và hết thảy pháp như tướng là nhất như, chẳng hai, chẳng khác. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

– Như Lai như tướng là vô tác tướng, vô niệm tướng, vô phân biệt tướng, là như hư không tướng, hết thảy pháp như tướng cũng dều là như vậy, Như Lai như tướng và hết thảy pháp như tướng là nhất như, chẳng hai, chẳng khác. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

– Như Lai như tướng chẳng xả ly hết thảy pháp như tướng nên chẳng phải như mà là nhất như. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

– Như Lai như tướng chẳng ức tưởng phân biệt 3 cõi, 3 thời, hết thảy pháp như tướng cũng chẳng phân biệt 3 cõi, 3 thời. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

– Như Lai như tướng chẳng ở trong 3 cõi, 3 thời, hết thảy pháp như tướng cũng chẳng ở trong 3 cõi, 3 thời. Bởi vậy nên nói Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

Vì sao? Vì Như Lai là rốt ráo không, quá khứ, hiện tại và vị tai cũng đều là rốt ráo không, nên Như Lai chẳng trú trong 3 thời, ví như hư không chẳng trú trong hư không vậy. Lại nữa, Như Lai là vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, là vô lượng, vô biên, 3 thời cũng đều là như vậy, nên Như Lai chẳng trú trong 3 thời.

Dẫn đến 10 phương 3 cõi cũng là như vậy.

 – Sắc như… dẫn đến nhất thiết chủng trí như, cùng với Như Lai như là nhất như, là chẳng hai, chẳng khác.

Vì sao? Vì hết thảy pháp, từ sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí cùng với Như Lai đều do duyên hòa hợp mà giả danh có, đều là bất khả đắc, đều là rốt ráo không, là như pháp tánh thật tế cả. Sắc như… dẫn đến nhất thiết chủng trí như, cùng với Như Lai như là nhất như, là chẳng hai, chẳng khác. Phàm phu chấp tướng các pháp nên thấy có các pháp sai biệt, chẳng biết rằng hết thảy pháp đều bình đẳng, chẳng có phân biệt, chư Thánh Hiền vào trong “bất thị pháp môn” rồi, nên thấy các pháp đều bình đẳng, đều là nhất như, là chẳng hai, là chẳng khác vậy.

-o0o-

Phật từ nơi thật tánh “như” mà đến, nên được gọi là dấng Như.Lai.

KINH:

Chư Thiên cõi Dục và cõi Sắc đem hương chiên đàn tán giữa hư không để cúng dường Phật và ngài Tu Bồ Đề, rồi bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Thật là hy hữu! Ngài Tu Bồ Đề y nơi Như Lai như mà tùy Phật sanh.

– Ngài Tu Bồ Đề lại vì chư Thiên nói về nghĩa “pháp như”.

Ngài nói: Thưa chư vị Thiên Tử! Tu Bồ Đề chẳng từ trong sắc, chẳng ly sắc, chẳng từ trong sắc như, chẳng ly sắc như mà tùy Phật sanh… dẫn đến chẳng từ trong nhất thiết chủng trí, chẳng ly nhất thiết chủng trí, chẳng từ trong nhất thiết chủng trí như, chẳng ly nhất thiết chủng trí như mà tùy Phật sanh.

Tu Bồ Đề chẳng từ trong vô vỉ, chẳng ly vô vi, chẳng từ trong vô vi như, chẳng ly vô vi như mà tùy Phật sanh.

Vì sao? Vì hết thảy pháp đềuu là vô sở hữu, đều là bất khả đắc, nên là chẳng tùy người, chẳng tùy pháp.

Lúc bấy giờ ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! “pháp như” là chân thật, chẳng phải hư vọng, là pháp trú, pháp vị, là thậm thâm vi diệu pháp. Trong “pháp như” thì sắc bất khả đắc, sắc như bất khả đắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí bất khả đắc, nhất thiết chủng trí như bất khả đắc. Vì sao? Vì sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí đều là bất khả đắc, huống nữa là sắc như… dẫn đến nhất thiết chủng trí như.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Xá Lợi Phất! “pháp như” là chân thật, chẳng phải hư vọng, là pháp trú, pháp vị, là thậm thâm vi diệu pháp. Trong đó, sắc bất khả đắc, sắc như bất khả đắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí bất khả đắc, nhất thiết chủng trí như bất khả đắc. Vì sao? Vì sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí đều là bất khả đắc, huống nữa là sắc như… dẫn đến nhất thỉết chủng trí như.

Khi ngài Xá Lợi Phất vừa thuyết xong về nghĩa “pháp như tướng” này, thì trong chúng hội liền có 200 vị Tỷ Kheo chẳng còn thọ hết thảy pháp, được lậu tận A la Hán. Có 500 vị Tỷ Kheo Ni được viễn ly trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh, có 5000 vị Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn, lại có 6000 vị Bồ Tát chằng còn thọ hết thảy pháp, được lậu tận, tâm được giải thoát thành A La Hán.

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Số 6000 vị Bồ Tát thành A La Hán trên đây, ở đời trước đã gặp 500 đức Phật, đã thân cận, cung kính, cúng dường các đức Phật ấy, đã thật hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Thế nhưng những Bồ Tát này do chẳng có lực phương tiện Bát Nhã Bạ La Mật nên nghĩ rằng: “Đây là bố thí, đây là trì giới, đây là nhẫn nhục, đây là tinh tấn, đây là thiền định, đây lầ trí huệ”.

Do chẳng có lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật nên chẳng vào được “Vồ Nhị Tướng”, chẳng vào được Bồ Tát vị, mà chỉ được quả Tu Đà Hoàn… dẫn đến quả A la Hán.

Này Xá Lợi Phất! Bồ Tát nào khi thật hành Bồ Tát đạo mà xa rời Bát Nhã Ba La Mật, thì chẳng có được lực phương tiện của Bát Nhã Đa La Mật, nên ở nơi thật tế mà lại tác chứng các quả vị Thanh Văn.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bởi nhân duyên gì mà cùng tu hành các pháp “không, vô tướng và vô tác”, lại có người chẳng có được lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, khiến phải lạc về Thanh Văn địa, có người có được lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề ?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Bồ Tát nào tu “không, vô tướng và vô tác” mà xa rời Bát Nhã Ba La Mật, thì chẳng có được lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, nên phải bị lạc về Thanh Văn địa. Còn Bồ Tát nào tu “không, vô tướng và vô tác” mà thường chẳng xa rời Bát Nhã Ba La Mật thì có được lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật. Do được lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật hộ trì, nên Bồ Tát này chẳng lạc về Thanh Văn địa, vào được Bồ Tát vị… dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề.

Này Xá Lợi Phất! Ví như có con chim có thân lớn cả hằng trăm do tuần, mà chẳng có đồi cánh, rơi từ cõi trời Đao Lợi xuống tận cõi Diêm Phù Đề. Ý ông nghĩ sao? Khi đang trên đường rơi, con chim ấy muốn trở về cõi trời Đao Lợi thì như vậy có thể được chăng?

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Chẳng thể được vậy.

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất ! Con chim ấy muốn khi rơi xuống cõi Diêm Phù Đề vẫn giữ được thân hình nguyên vẹn, muốn chẳng bị đau đớn. Ý ông nghĩ sao? Con chim ấy muốn như vậy có được chăng?

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Chẳng thể được vậy. Con chim ấy rơi từ trên cao xuống, ắt phải chịu đau đớn rất nhiều… dẫn đến phải chết. Vì sao? Vì chim có thân hình quá lổn, quá nặng, mà lại chẳng có đôi cánh vậy.

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Bồ Tát cũng là như vậy. Dù đã trải qua vô lượng kiếp tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, dù đã phát đại tâm, đã hành đại sự để cầu Vô Thượng Bồ Đề, nhưng nếu Bồ Tát xa rời lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, thì cũng vẫn bị lạc về Thanh Văn địa hoặc Bích Chi Phật địa.

Này Xá Lợi Phất! Có Bồ Tát tu tập 6 pháp Ba La Mật, tưởng niệm các công đức thọ trì “giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến” của 3 đời chư Phật, mà thủ chấp tướng thọ trì, cũng như nghe các danh tự “không, vô tướng, vô tác” mà thủ chấp các danh tự ấy để hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề. Phải biết vị Bồ Tát ấy chẳng có thể vượt qua Thanh Văn và Bích Chỉ Phật địa được. Vì sao? Vì Bồ Tát ấy do xa rời lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, mà thủ chấp các tướng thiện căn để hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề vậy.

Này Xá Lợi Phất! Có Bồ Tát từ sơ phát tâm đến nay, tu tập 6 pháp Ba La Mật, chẳng xa rời “Tát Bà Nhã đại bi tâm”, lại có lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, nên chẳng thủ chấp tướng thọ trì “giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến” của 3 đời chư Phật, chẳng thủ chấp các danh tự “không, vô tướng, vô tác”. Phải biết vị Bồ Tát ấy chẳng bị lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa, mà thẳng tiến đến Vô Thượng Bồ Đề. Vì sao? Vì Bồ Tát ấy từ sơ phát tâm đến nay hành 6 pháp Ba La Mật mà chẳng chấp tướng, chẳng chấp tướng thọ trì “giới, ; định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến” của 3 đời chư Phật.

Này Xá Lợi Phất! Như vậy gọi là Bồ Tát có lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, dùng tâm ly tướng mà tu hành 6 pháp Ba La Mật… dẫn đến dùng tâm ly tướng mà tu hành nhất thiết chủng trí.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã rõ về nghĩa Phật dạy. Nếu có Bồ Tát nào trọn chẳng rời lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật , thì phải biết vị Bồ Tát ấy đã gần đến được Vô Thượng Bồ Đề. Vì sao? Vì Bồ Tát ấy, từ sơ phát tâm đến nay, thấu rõ là chẳng có pháp biết được (khả tri), dù pháp đó là sắc, là thọ, tưỏng, hành, thức … dẫn đến nhất thiết chủng trí.

Bạch Thế Tôn! Nếu có Thiện Nam, Thiện Nữ nào cầu Bồ Tát đạo mà xa rời lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, thì phải biết người ấy chưa quyết định sẽ được, hay sẽ chẳng được Vô Thượng Bồ Đề. Vì sao? Vì Thiện Nam, Thiện Nữ ấy hành bố thí mà thủ chấp tướng… dẫn đến hành trí huệ mà thủ chấp tướng. Bởi vậy, nên chẳng quyết định sẽ được, hay sẽ chẳng được VôThượng Bồ Đề vậy.

Bạch Thế Tôn! Bởi nhân duyên vậy, nên Bồ Tát nào muốn được Vô Thượng Bồ Đề, phải chẳng nên xa rời lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, lại phải dụng tâm “vô đắc, vô tướng” mà tu tập 6 pháp Ba La Mật… dẫn đến phải dụng tâm “vô đắc, vô tướng” mà tu tập nhất thiết chủng trí.

LUẬN:

Khi tán hương chiên đàn giữa hư không để cúng dường Phật và ngài Tu Bồ Đề, và tán thán ngài Tu Bồ Đề “y nơi Như Lai như mà tùy Phật sanh”, chư Thiên đã nghĩ rằng : Ngài Tu Bồ Đề có đại trí huệ, nên những lời ngài nói ra đều là như lời Phật ngài đúng là tùy Phật sanh.

Ngài Tu Bồ Đề biết rõ chư Thiên chưa thật hiểu rõ về thâm nghĩa của “pháp như”. Ngài muốn đoạn các nghi chấp đó, nên nói với chư Thiên rằng: “Như” là rốt ráo không. Rồi ngài giải thích thêm:

– Tu Bồ Đề chẳng phải từ trong sắc… dẫn đến chẳng phải từ trong nhất thiết chủng trí mà tùy Phật sanh.

– Tu Bồ Đề chẳng phải ly sắc … dẫn đến chẳng phải ly nhất thiết chủng trí, mà tùy Phật sanh.

– Tu Bồ Đề chẳng phải từ trong sắc như … dẫn đến chẳng phải từ trong nhất thiết chủng trí như, mà tùy Phật sanh.

– Tu Bồ Đề chẳng phải ly sắc như… dẫn đến chẳng phải ly nhất thiết chủng trí như, mà tùy Phật sanh.

Vì sao? Vì hết thảy các pháp đều là vô sở hữu, đều là bất khả đắc nên là chẳng tùy người, chẳng tùy pháp.

 -o0o-

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: “Pháp như” là chân thật, chẳng phải hư vọng, là thậm thâm vi diệu pháp. Trong “pháp như” thì sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí cũng bất khả đắc huống nữa là sắc như… dẫn đến nhất thiết chủng trí như.

Hỏi: Sắc pháp và sắc pháp như khác nhau như thế nào ?

Đáp: Sắc pháp là pháp thấy được, sắc pháp như chỉ là “danh tự pháp”, nhưng đó là thật pháp, chẳng hư dối. Phàm phu mê muội, chẳng hiểu rõ “sắc pháp như” nên mới khởi ra các bất thiện nghiệp, khiến phải bị đọa vào 3 đường ác. Nếu khởi được các thiện nghiệp, thi cũng chỉ hưởng được phước báo cõi Trời và cõi Người.

-o0o-

Hành giả muốn được vô lậu nghiệp, thì phải hướng về Đại Thừa pháp mới có được đại lợi ích. Nếu chỉ trú nơi Thanh Văn pháp thì chẳng có thể được rốt ráo thanh tịnh, chẳng vào được nơi “Như tướng pháp”, phàm phu điên đảo, vọng chấp các sắc pháp hữu vi, mà chẳng biết rằng hết thảy pháp, ở nơi thật tướng đều là “như”.

Nếu biết rõ được rằng hết thảy sắc pháp đều là “như” thì mới vào được nơi thật tướng pháp, mới có thể biết rõ hết thảy pháp đều là nhất như, chẳng phải hai, chẳng phải khác.

Bởi vậy nên ngài Tu Bồ Đề khiêm tốn nói rằng: chẳng phải chỉ riêng mình tôi là tùy Phật sanh, mà hết thảy pháp cũng đều là như vậy cả. Ngài Xá Lợi Phất tán thán ngài Tu Bồ Đề đã khai thị về nghĩa của “pháp như tướng”, khiến chúng hội được lợi ích.

Hỏi: Đây là hội thuyết về Bát Nhã Ba La Mật. Vì sao lại nói có 6000 vị Bồ Tát được quả A La Hán?

Đáp: Phật biết rõ sẽ có người vấn nạn về điểm này, nên đã vì chúng hội mà nói với ngài Xá Lợi Phất rằng:  những người này, do chẳng tu lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, nên bị lạc về Thanh Văn địa. Lại nữa, vi họ xa rời Bát Nhã Ba La Mật, thủ chấp các thiện pháp nên khi nghe Phật thuyết Bát Nhã Ba La Mật, tự biết mình chưa có được tâm từ bi rộng lớn. Do vậy mà họ nhàm chán thế gian, mong cầu tự lợi, chẳng thọ hết thảy pháp, khiến ở nơi thật tế mà tác chứng quả Thanh Vãn, được quả A la Hán vậy.

Hỏi: Trong kinh nói rằng “6000 vị Bồ Tát này do chẳng có lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật nên dù tu tập các pháp Ba La Mật cũng chẳng vào được vô nhị tướng, mà chỉ chứng được quả A la Hán.

Như vậy, nếu các vị Bồ Tát này được vô vi pháp, thì có vào dược Bồ Tát vị chăng?

Đáp: Các vị Bồ Tát này ở đời quá khứ đã cớ tu tập các Ba La Mật công đức, nhưng còn thủ chấp nên chẳng có được lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, chẳng vào được Bồ Tát vị. Nay nghe Bát Nhã Ba La Mật, dù vào được vô vi pháp nhưng do chưa phát đại bi târn làm lợi ích cho chúng sanh nên ở nơi thật tế mà chỉ tác chứng quả vị Thanh Văn.

Hỏi: Vì sao cùng tu hành các pháp “không, vô tướng, vô tác” mà có người đến được Vô Thượng Bồ Đề, cổ người lại chì chứng được các quả vị Thanh Văn?

Đáp: Hạng người thứ hai nêu trên đây, vì ly Tát Bà Nhã đại bi tâm, vì chẳng có phát đại nguyện làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh, nên dù có tu tập “không, vô tướng, vô tác”, cũng chẳng thể nào đến được Vô Thượng Bồ Đề. Vì sao? Vì tu như vậy là chẳng có lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật.

Ví như con chim to lớn mà chẳng có đôi cánh, rơi từ trên cao xuống, ắt phải chịu đau đớn rất nhiều, dẫn đến có thể phải chết. Cũng như vậy, Bồ Tát chẳng có được lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, ắt sẽ phải lùi sụt về Thanh Văn địa, đánh mất Bồ Tát bổn nguyện công đức vậy.

Bởi nhân đuyên vậy, nên Bồ Tát nào muốn được Vô Thượng Bồ Đề, phải chẳng nên xa rời lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, phải dụng tâm “vô đắc, vô tướng” mà tu tập nhất thiết chủng trí.

KINH:

Lúc bấy giờ chư Thiên bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vô Thượng Bồ Đề rất khó được. Vì sao? Vì Bồ Tát Ma Ha Tát phảI biết hết thảy pháp mới được Vô Thượng Bồ Đề. Thế nhưng, pháp ấy lại là pháp bất khả đắc.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này chư Thiên Tử! Vô Thượng Bồ Đề rất khó được. Ta cũng được hết thảy pháp, được hết thảy trí rồi mới được Vô Thượng Bồ Đề. Thế nhưng pháp ấy là pháp võ sở đắc (chẳng có chỗ đắc), vô năng tri (chẳng hay biết), vô sở tri (chẳng có chỗ biết), vô tri giả (chẳng có người biết). Vì sao? Vì hết thảy các pháp Đều là rốt ráo thanh tịnh cả.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Theo như lời Phật dạy, thì Vô Thượng Bồ Đề rât khó được, nhưng theo chỗ con hiểu, thì Vô Thượng Bồ Đề này rất dễ được. Vì sao? Vì chẳng có người được Vô Thượng Bồ Đề cũng chẳng có pháp gì để được cả.

Hết thảy pháp đều là không, đều là vô pháp, đều chẳng tăng, chẳng giảm, nên hành 6 pháp Ba La Mật… dẫn đến hành nhất thiết chủng trí là vô sở đắc (chẳng có chỗ được), là chẳng có người năng đắc (hay được), chẳng có pháp khả đắc (để được) vậy.

Bởi nhân duyên vậy, nên con tự niệm rằng Vô Thượng Bồ Đề rất dễ được. Vì sao? Vì sắc và sắc tướng là không… dẫn đến nhất thiết chủng trí và nhất thiết chủng trí tướng là không.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi ngài Tu Bồ Đề: Nếu hết thảy pháp đều là không, là như hư không, thì cũng chẳng nên dấy niệm “ta sẽ được Vô Thượng Bồ Đề”.

Nếu Bồ Tát tín giải được rằng các pháp đều là không, là như hư không, rằng Vô Thượng Bồ Đề là rất dễ được, thì vì sao hiện nay vẫn còn hằng sa Bồ Tát cầu Vô Thượng Bồ Đề lại thối chuyển? Thế nên, Vô Thượng Bồ Đề chẳng phải dễ được vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi lại: Ý ngài nghĩ sao? Ở nơi Vô Thượng Bồ Đề, thì sắc có thối chuyển chăng? Thọ, tưỏng, hành, thức có thối chuyển chăng ?

Ngài Xá Lợi Phất đáp: chẳng có thối chuyển vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Ở nơi Vô Thượng Bồ Đề, thì nhất thiết chủng trí có thối chuyển chăng?

Ngài Xá Lợi Phất đáp: Chẳng có thối chuyển vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Ở nơi Vô Thượng Bồ Đề, nếu ly sắc… dẫn đến ly nhất thiết chủng trí, thì có pháp gì thối chuyển chăng?

Ngài Xá Lợi Phất đáp: Chẳng có pháp gì thối chuyển vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Ở nơi Vô Thượng Bồ Đề, thì sắc như tướng… dẫn đến nhất thiết chủng trí như tướng có thối chuyển chăng?

Ngài Xá Lợi Phất đáp: Chẳng có thối chuyển vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Ở nơi Vô Thượng Bồ Đề, nếu ly sắc như tướng… dẫn đến ly nhất thiết chủng trí như tướng thì có pháp gì thối chuyển chăng?

Ngài Xá Lợi Phất đáp: Chẳng có pháp gì thối chuyển vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Ở nơi Vô Thượng Bồ Đề thì pháp như, pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thật tế, bất khả tư nghi tánh, có thối chuyển chăng?

Ngài Xá Lợi Phâ’t đáp : Chẳng có thối chuyển vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Ở nơi Vô Thượng Bồ Đề nếu ly pháp như, pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thật tế, bất khả tư nghi tánh, thì có pháp gì thối chuyển chăng?

Ngài Xá Lợi Phất đáp: Chẳng có pháp gì thối chuyển vậy.

Ngài Tu Bồ Đề nói: Các pháp đều rốt ráo bất khả đắc, nên ở nơi Vô Thượng Bồ Đề chẳng có pháp gì thối chuyển cả.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi: Theo như lời ngài nói, thì Bồ Tát khi đã vào trong pháp nhẫn rồi, thì ở nơi Vô Thượng Bồ Đề chẳng còn thối chuyển nữa. Lại theo lời Phật dạy, thì người cầu Thanh Văn đạo, người cầu Bích Chi Phật đạo và người cầu Phật đạo đều bình đẳng, chẳng có phân biệt. Như vậy vì sao ngài lại nói chì có Bồ Tát cẩu Phật đạo mà thôi?

*****

Lúc bấy giờ ngài Phú Lâu Na nói với ngài Xá Lợi Phất rằng: Thưa ngài Xá Lợi Phất! Ngài nên hỏi ngài Tu Bồ Đề có phải chỉ có 1 thừa là Bồ Tát thừa chăng?

Ngài Xá Lợi Phất hỏi ngài Tu Bồ Đề: Thưa ngài Tu Bồ Đề! Ngài muốn nói chỉ có 1 thừa duy nhất là Bồ Tát thừa chăng?

Ngài Tu Bồ Đề hỏi lại: Ở nới “pháp như” mà ngài muốn có 3 thừa là Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa và Phật thừa chăng?

Ngài Xá Lợi Phất đáp: Chẳng có được vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Ở trong 3 thừa sai biệt đó, thì “pháp như” là khả dắc (có thể được) chăng?

Ngài Xá Lợi Phất đáp: Chẳng thể được vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: “như tướng” là 1 tướng hay là 2 tướng, là 3 tướng chăng…?

Ngài Xá Lợi Phất đáp: “Như tưóng” chỉ là 1 tướng, chẳng phải là 2, 3… tướng vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Trong “pháp như” ngài nghĩ rằng có 1 thừa… dẫn đến có nhiều thừa chăng?

Ngài Xá Lợi Phất đáp: Chẳng có được vậy.

Ngài Tu Bồ Đề hỏi: Trong tất cả 4 vấn đề nêu trên đây, ngài thấy rằng 3 thừa đều bất khả đắc. Như vậy, vì sao ngài còn dấy niệm là có người cầu Thanh Văn thừa, có người cầu Bích Chi Phật thừa, có người cầu Phật thừa?

Thưa ngài Xá Lợi Phất! Nếu có Bồ Tát nào nghe “pháp như tướng” này, mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ, chẳng nghi, thì phải biết vị Bồ Tát ấy sẽ thành tựu Vô Thượng Bồ Đề.

******

Lúc bấy giờ Phật tán thán ngài Tu Bồ Đề rằng: Lành thay, lành thay! Này Tu Bồ Đề! Lời của ông nói ra đó đều nhờ nơỉ Phật lực. Này Tu Bồ Đề! Nếu có Bồ Tát nào nghe thuyết “như” là chẳng có các pháp sai biệt, mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ, chẳng nghi, thì phải biết vị Bồ Tát đó sẽ thành tựu Vô Thượng Bồ Đề.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thành tựu Bồ Đề nào?

Phật dạy: Này Xá Lợi Phât! Thành tựu Vô Thượng Bồ Đề.

LUẬN:

Chư Thiên dấy niệm nghĩ rằng “Vô Thượng Bồ Đề rất khó được”, nên đã bạch Phật rằng: Vô Thượng Bồ Đề là bất khả đắc, mà chư Bồ Tát phải quán hành, phải tu tập để được Vô Thượng Bồ Đề, nhằm cứu độ chúng sanh. Phật ấn chứng lời của chư Thiên, và dạy rằng: Ta ngồi đạo tràng, dùng hết thảy trí, được hết thảy pháp, nhưng chẳng có pháp nào là có định tướng, chẳng có pháp nào là khả đắc, vì các pháp Đều là rốt ráo thanh tịnh.

-o0o-

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Vô Thượng Bồ Đề dễ được, vì hết thảy pháp đều rốt ráo không, nên chẳng có pháp Vô Thượng Bồ Đề, chẳng có người được Vô Thượng Bồ Đề, chẳng có chỗ chướng ngại, chẳng có chỗ tu, chẳng có chỗ được vậy.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi ngài Tu Bồ Đề: Nếu Vô Thượng Bồ Đề dễ được, thì vì sao vẫn có hằng sa Bồ Tát cầu Vô Thượng Bồ Đề lại phải thối tâm?

Ngài Tu Bồ Đề nêu lên một số câu hỏi :

* Ở nơi Vô Thượng Bồ Đề:

– Sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí có thối chuyển chăng?

– Sắc như tướng… dẫn đến nhất thiết chủng trí như tướng có thối chuyển chăng?

– Pháp như, pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thật tế, bất khả tư nghi tánh có thối chuyển chăng?

*Ở nơi Vô Thượng Bồ Đề:

– Ly sắc … dẫn đến ly nhất thiết chủng trí, có pháp gì thối chuyển chăng?

– Ly sắc như tướng … dẫn đến ly nhất thiết chủng trí như tướng có pháp gì thối chuyển chăng?

– Ly pháp như, pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thật tế, bất khả tư nghi tánh có pháp gì thối chuyển chăng?

Ngài Xá Lợi Phất biết rõ hết thảy pháp đều là tánh không nên đã trả lời rằng: Chẳng có thối chuyển vậy. Vì hết thảy pháp đều là “như”, là tợ như hư không, nên chẳng có thối chuyển

-o0o-

Theo tời ngài Tu Bồ Đề thì Bồ Tát nào đã vào được trong “pháp nhẫn” rồi, chẳng còn thối chuyển nữa. Đây là một pháp môn tu, phải hành pháp “không” mới vào được pháp môn này.

Ngài Xá Lợi Phất, tuy đã lãnh hội được lời nói của ngài Tu Bồ Đề, nhưng vì Phật pháp mà ngài hỏi tiếp: Nếu chẳng có người cầu đạo thối tâm, thì người tu sẽ được thành Phật cả. Như vậy, vì sao còn phân biệt có 3 thừa?

Ngài Tu Bồ Đề nêu lên 4 câu hỏi để phá chấp về 3 thừa.:

Ngài hỏi ngài Xá Lợi Phất rằng:

– Ở nơi “pháp như” mà muốn có 3 thừa sai biệt chăng?

-Ở  nơi 3 thừa sai biệt thì “pháp như” là bất khả đắc chăng?

“Như tướng” là 1 tướng, hay là nhiều tướng chãng?

– Trong “pháp như” có 1 thừa… dẫn đến có nhiều thừa chăng?

Ngài Xá Lợi Phất đều đáp lại rằng: Chẳng có được vậy.

Phật tán thán ngài Tu Bồ Đề: Lành thay, lành thay!

Và Phật dạy rằng: Nếu có Bồ Tát nào nghe thuyết “như” mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ, thì đó là Bồ Tát sẽ thành tựu được Vô Thượng Bồ Đề.

Hỏi: Vì sao ngài Xá Lợi Phất hỏi Phật “Thành tựu Bồ Đề nào”?

Đáp: Nên biết ở nơi mỗi thừa đều có quả Bồ Đề. Bởi vậy nên ngài Xá Lợi Phất mới hỏi như trên.

Nên biết Bồ Đề Đại Thừa, tức là Bồ Đề củạ Phật, là quả vị tối thượng nên được gọi là Vô Thượng Bồ Đề. Bởi vậy nên Phật đáp: Thành tựu Vô Thượng Bồ Đề.

Thành tựu Vô Thượng Bồ Đề là vào nơi thật tướng pháp, nơi rốt ráo không, biết rõ hết thảy pháp đều chẳng có định tướng, đều là nhất tướng, là vô tướng, là như tướng vậy. Nếu ly rốt ráo không, thì mới thấy có 3 thừa pháp phân biệt.

Phật tùy theo căn trí của chúng sanh, mà phân biệt thuyết có 3 thừa pháp. Đây chỉ lả phương tiện nhằm dẫn dắt chúng sanh dần dần tiến đến Vô Thượng Bồ Đề.

KINH:

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Muốn thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, thì Bồ Tát phải tu hành như thế nào?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Muốn thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, Bồ Tát phải:

– Khởi tâm bình đẳng đối với hết thảy chúng sanh, lại phải dụng tâm bình đẳng, khi nói năng với họ.

– Khởi tâm đại từ bi đối với hết thảy chúng sanh, lại phải dụng tâm đại từ bi, khi nói năng với họ.

– Khởi tâm khiêm tốn đối với hết thảy chúng sanh, lại phải dụng tâm khiêm tốn, khi nói năng với họ.

– Khởi tâm an ổn đối với hết thảy chúng sanh, lại phải dụng tâm an ổn, khi nói năng với họ.

– Khởi tâm vô ngại đối với hết thảy chúng sanh, lại phải dụng tâm vô ngại, khi nói năng với họ.

– Khởi tâm vô não đối với hết thảy chúng sanh, chẳng làm não hại chúng sanh, lại phải dụng tâm vô não, khi nói năng với họ.

– Khởi tâm ái kính đối với hết thảy chúng sanh, xem chúng sanh như cha mẹ, anh chị em, bà con, bạn bè, lại phải dụng tâm ái kính khi nói năng với họ.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Muốn thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, Bồ Tát phải :

– Tự mình chẳng sát sanh, dạy người khác chẳng sát sanh, tán thán pháp “không sát sanh”, hoan hỷ tán thán người chẳng sát sanh… dẫn đến tự mình chẳng tà kiến, dạy người khác chẳng tà kiến, tán thán pháp “không tà kiến”, hoan hỷ tán thán người chẳng tà kiến.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Muốn thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, Bồ Tát phải :

– Tự mình tu 4 thiền, từ sơ thiền … dẫn đến đệ tứ thiền, tự mình tu 4 vô lượng tâm “từ, bỉ, hỷ, xả”, tự mình tu 4 Vô Sắc định, từ Không Vô Biên Xứ Định…dẫn đến Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ Định. Dạy người khác tu 4 thiền, 4 vô lượng tâm, 4 Vô Sắc định, tán thán các pháp môn ấy và hoan hỷ tán thán người tu các pháp môn ấy.

– Tự mình tu 6 pháp Ba La Mật, từ Đàn Ba La Mật… dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật, tự mình tu 18 pháp không, từ nội không… dẫn đến vô pháp hữu pháp không, tự mình tu 37 Phẩm Trợ Đạo, từ 4 niệm xứ… dẫn đến 8 thánh đạo. Dạy người khác tu 6 pháp Ba La Mật, 18 pháp không, 37 Phẩm Trợ Đạo, tán thán các pháp môn ấy và hoan hỷ tán thán người tu các pháp môn ấy.

– Tự mình tu 3 giải thoát môn “không, vô tướng và vô tác”, tự mình tu 8 bốí xả, 9 thứ đệ định, tự mình tu 10 Phật lực, 4 vô sở úy, 4 vô ngại trí, đại từ, đại bi… dẫn đến tự mình tu 18 bất cộng pháp. Dạy người khác tu 3 giải thoát môn, 8 bối xả, 9 thứ đệ định, 10 Phật lực, 4 vô sỏ úy, 4 vô ngại trí, đại từ đại bi… dẫn đến 18 bất cộng pháp, tán thán các pháp môn ấy và hoan hỷ tán thán người tu các pháp môn ấy.

– Tự mình tu quán thuận và quán nghịch 12 nhân duyên, dạy người khác tu quán thuận và quán nghịch 12 nhân duyên, tán thán các pháp tu quán ấy và hoan hỷ tán thán người tu các pháp quán ấy.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Muốn thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, Bồ Tát phải:

– Tự mình biết dứt khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo. Dạy người khác biết dứt khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo, tán thán các pháp môn ấy, và hoan hỷ tán thán người tu các pháp môn ấy.

– Tự mình chứng tri quả Tu pà Hoàn… dẫn đến quả A la Hán, quả Bích Chi Phật, mà chẳng thủ chứng các quả vị ấy, dạy người khác chứng tri mà chẳng thủ chứng các quả vị ấy, tán thán các quả vị ấy, và hoan hỷ tán thán người chứng tri mà chẳng thủ chứng các quả vị ấy.

– Tự mình vào Bồ Tát vị, thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, dạy người khác vào Bồ Tát vị, thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ. Hoan hỷ tán thán người vào Bồ Tát vị, thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ.

– Tự mình phát khởi thần thông, sanh nhất thiết chủng trí, dạy người khác phát khởi thần thông, sanh nhất thiết chủng trí, hoan hỷ tán thán người phát khởi thần thông, sanh nhất thiết chủng trí.

– Tự mình đoạn dứt sạch tập khí kiết sử, dạy người khác đoạn dứt sạch tập khí kiết sử, hoan hỷ tán thán người đoạn dứt sạch tập khí kiết sử.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Muốn thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, Bồ Tát phải:

– Tự mình giữ gìn thọ mạng thành tựu, dạy người khác giữ gìn thọ mạng thành tựu, hoan hỷ tán thán người giữ gìn thọ mạng thành tựu.

– Tự mình thành tựu pháp trụ, dạy người khác thành lựu pháp trụ, hoan hỷ tán thán người thành tựu pháp trụ.

Này Tu Bồ Đề! Muốn thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, Bồ Tát phải tu hành như vậy, phải học lực phương tiện Bát Nhã Đa La Mật như vậy.

Bồ Tát nào học như vậy, hành như vậy sẽ được vô ngại ở nơi sắc, sẽ được vô ngại ở nơi thọ, tưởng, hành, thức…dẫn đến sẽ được vô ngại ở nơi pháp trụ. Vì sao? Vì Bồ Tát ấy chằng thọ sắc… dẫn đến chẳng thọ nhất thiết chủng trí.

******

Khi Phật thuyết thời pháp về Bồ Tát hạnh này xong, thì liền có 2000 vị Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn.

LUÂN:

Khi ngài Tu Bồ Đề hỏi “muốn thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, Bồ Tát phải tu hành như thế nào?”, Phật đã đáp lại rằng: Muốn thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, Bồ Tát phải khởi tâm bình đẳng đối với hết thảy chúng sanh, chẳng được thiên vị.

Vì sao? Vì do 5 ấm hòa hợp mà giả danh có chúng sanh. Chúng sanh cũng như hết thảy pháp, ở nơi thật tướng đều là không, là bình đẳng, chẳng có phân biệt.

Vì chúng sanh thường khởi 3 tâm “oán, thân, chẳng oán cũng chẳng thân”, nên Phật dạy chúng sanh phải khởi tâm bình đẳng, chớ nên khỏi phân biệt giữa oán với thân, lại cũng chớ nên dửng dưng, thờ ơ đối với người khác.

Vì chúng sanh thường khởi 2 tâm “ái, tắng” (thương, ghét), nên Phật dạy chúng sanh phải xả ly “áí, tắng”. Vì sao? Vì ái (thương) cũng như tắng (ghét) đều là tham dục, là phiền não. Bởi vậy phải hành tâm từ ái bình đẳng.

Người thế gian thường khởi tâm thương cha mẹ, vợ chồng, con cháu, bà con, bạn bè của mình, dửng dưng đối với những người khác, lại oán ghét kẻ xấu ác với mình. Trái lại, Bồ Tát chuyển tâm thế gian thành tâm từ ái, vô phân biệt, nên khởi sanh pháp hỷ, tự minh xả tắng ái và cũng dạy người khác xả tắng ái.

Người thế gian thưởng lấy oán trả oán, khiến oán thù chồng chất. Trái lại Bồ Tát xem chúng sanh bình đẳng nên chẳng khởi ác niệm, chẳng hại người, chẳng oán ghét người hại mình, mà còn khởi từ bi tâm, đem lại sự an ổn cho mọi người.

Xét về các hành động ác cũng như thiện, thì người thế gian thường xếp thành 3 hạng : Hạng tiểu, hạng trung, hạng đại.

– Người tiểu ác là người chẳng biết đền ơn đáp nghĩa với người tốt với minh, hoặc ngu muội mà gây phiền nào, khổ đau cho kẻ khác.

– Người trung ác là người khởi ác tâm hại người mà từ trước mình đã giao hảo. Nhưng vì một lý do nào đó mà có sự bất hòa, khiến trở thành thù nghịch. Người đại ác là người khởi ác tâm hại người lương thiện. Những ác hạnh như vậy gọi là ác trong ác.

– Người tiểu thiện là người biết đền ơn đáp nghĩa với người đã tốt với mình. Người trung thiện là người làm việc thiện giúp người, mặc dù những người ấy chưa bạo giờ làm việc thiện cho mình. Người đại thiện là người sẵn sàng làm các việc thiện cho mọi người, kể cả những người muốn làm hại mình, ví như đem hết thảy nội ngoại vật sở hữu của mình Đề bố thí, cúng dường người khác.

Những thiện hạnh như vậy gọi là thiện trong thiện.

 -o0o-

Bồ Tát xả cả 3 ác hạnh lỗi lầm, lại thường hành 3 thiện hạnh. Như vậy gọi là hành 6 thiện tâm đối với hết thảy chứng sanh.

Hỏi: Nếu Bồ Tát chưa có được “pháp tánh thân”, thì làm sao có thể hành rốt ráo 6 thiện tâm được?

Đáp: Vì cầu Vô Thượng Bồ Đề nên Bồ Tát phải hành vô thượng pháp. Do vậy mà Bồ Tát phải làm những việc khó làm như vậy.

Ví như người lái buôn muốn kiếm được nhiều lời, thì phải trải qua nhiều thử thách cam go, nguy hiểm mới thành tựu được ý nguyện.

Cũng như vậy, Bồ Tát nghe được chánh pháp của Phật, biết rõ hết thảy pháp Đều rốt ráo không, đều là vồ ngã, vô ngã sở, lại biết rõ pháp thế gian là như mộng, như huyễn, là hư vọng, chẳng thật có, nên thâm tín chánh pháp, và sẵn sàng xả bỏ thân mạng mình để cúng dường người oán tặc.

Bồ Tát biết rõ thân nầy do phiền não kết nghiệp dấy sanh, biết rõ sự thấy nghe hay biết đều là gốc tội lỗi, nên dù có người muốn làm hại thân mạng mình cũng vẫn an nhiên, tự tại, lại tự niệm rằng: Vì Vô Thượng đạo, ta nên hoan hỷ thọ nhận xả bố uế thân này, đây mới là đại lợi ích, chẳng có gì cao đẹp bằng.

Bồ Tát phát tâm thâm ái hết thảy chúng sanh, nên sẵn sàng bố thí thân mạng mình, muốn chúng sanh cũng tu tập nhừ mình để họ được đại lợi ích. Vì sao? Vì dùng lời thuyết pháp để giáo hóa chúng sanh chưa chắc họ đã hành theo, bởi vậỵ nên Bồ Tát phải dùng đến thân giáo, khiến chúng sanh thâm tín thọ Phật pháp vậy.

Lại nữa, có nhiều chúng sanh phát tâm cầu Vô Thượng đạo, nhưng vẫn giải đãi, chưa muốn hạ thủ công phu, nên Bồ Tát phải dùng đến thân mình để giáo hóa họ, khiến họ phát tâm hành các pháp sự khó hành, đưa họ mau đến Vô Thượng Bồ Đề vậỵ

Các pháp sự khó làm như vậy, chúng sanh chẳng sao làm được. Nhưng vì muốn viên thành đạo nghiệp nên Bồ Tát phát đại thệ nguyện làm các việc khó làm như vậy, để cứu độ chúng sanh.

Như vậy ỉà có vô lượng nhân duyên khiến Bồ Tát sẵn sàng đem thân mạng mình để cúng dường kẻ oán tặc. Đó là Bồ Tát thứ lớp tu 6 tâm Ba La Mật vậy.

Hỏi: Tâm bình đẳng và tâm từ có gì khác nhau chăng?

Đáp: Tâm bình đẳng bao gồm cả 4 vô lượng tâm “từ, bi, hỷ, xả”, còn tâm từ chì là một trong 4 vô lượng tâm.

Có thuyết nói lúc ban đầu phải tu xả tâm, quán thân bình đẳng rồi sau đó mới có tâm từ.

Có thuyết nói tâm bình đẳng là tâm quán chúng sanh là pháp như, là pháp tánh, là thật tế, quán hết thảy pháp đều là vô vi, vô lượng. Do quán như vậy nên thấy rõ chúng sanh cùng các pháp đều bình đẳng. Còn thường ái niệm chúng sanh, nhớ nghĩ đến chúng sanh và thương xót chúng sanh nhiếp về tâm từ.

-o0o-

Ở đây chẳng nói đến tâm bi. Vì sao? Vì tâm bi là tâm muốn cứu khổ chúng sanh. Tâm bi chỉ khởi sanh khi nào chúng sanh gặp cảnh duyên bức bách.

Lại nữa, có những chúng sanh chẳng muốn thọ trì bi niệm như Bồ Tát, vì họ tự nghĩ rằng: Ta lo cho tự thân ta là đủ rồi, việc gì phải lo cho người khác.

Như vậy là “tâm bi” khó nhiếp hóa chúng sanh. Trái lại, “tâm từ” dễ nhiếp hóa chúng sanh hơn. Do vậy mà trên đây chỉ nói đến “tâm từ”.

Hỏi: Bồ Tát là bậc đại nhân, đẩy đủ phước đức, trí huệ, còn chúng sanh thì uế tạp, bất định. Như vậy vì sao Bồ Tát lại phải tự hạ mình lo cho chúng sanh?

Đáp: Ban vui, cứu khổ cho hết thảy chúng sanh là bổn nguyện của Bồ Tát. Bởi vậy nên tâm Bồ Tát duyên khắp chúng sanh, lo cho chúng sanh, làm các việc lợi ích cho chúng sanh.

1) – Bồ Tát khởi tâm bình đẳng đối với hết thảy chúng sanh.

Bồ Tát tự niệm rằng: Hết thảy pháp hữu vi đều vô thường, hết thảy chúng sanh đều thứ lớp sanh diệt. Chẳng nên phân biệt là đại nhân hay là tiểu nhân. Người thế gian điên đảo chấp các pháp có tướng sai khác, mà chẳng biết rằng các pháp đều chẳng có định tướng.

Ví như nước, lửa, tùy thời, tùy duyên mà có khi lớn, có khi nhỏ, chẳng thể định được. Cũng như vậy, chúng sanh tùy theo duyên nghiệp, có thể nay bần cùng hạ tiện, mà ở đời sau có thể trở thành giàu sang phú quý .

Lại nữa, Bồ Tát tuy có đầy đủ công đức, mà vẫn biết rõ công đức là tánh không, là như mộng, như huyễn nên chẳng chấp trước, chẳng nghĩ công đức của mình là lớn, là nhỏ.

Lại nữa, ở nơi Phật đạo, chúng sanh như thế nào íhì chỉ có Phật mới biết rõ được. Bởi vậy Bồ Tát thường tự niệm rằng: Nếu ta dấy niệm khinh chê người hạ tiện, tướng mạo khó thương, tài năng thấp kém, thì như vậy là ta đã khinh chê Phật rồi vậy.

Bởi nhân duyên vậy, nên đối với hết thảy chúng sanh, Bồ Tát thường giữ tâm bình đẳng, chẳng có phân biệt.

2) – Bồ Tát khởi tâm đại từ bi đối với hết thảy chúng sanh .

Bồ Tát thường tự niệm: Ta đã phát thệ nguyện rộng độ hết thảy chúng sanh. Nếu ta chẳng làm được gì lợi ích cho chúng sanh, thì như vậy là ta đã thối tâm rồi vậy.

Bồ Tát dụng tâm bình đẳng, vô phân biệt, làm những việc rất khó làm để đem lại niềm vui cho chúng sanh, và làm vơi nỗi khổ của họ.

Bởi nhân duyên vậy, nên đối với hết thảy chúng sanh, Bồ Tát thường trải rộng tâm từ bỉ.

3) – Bồ Tát khởi tâm khiêm tốn đối với hết thảy chúng sanh.

Bồ Tát biết rõ rằng tâm tự cao là nhân duyên dẫn sanh sân hận, đốt sạch rừng công đức.

Như người chủ nhà khi có khách đến thăm, phải khiêm tốn, tự hạ mình để cung tiếp khách, nếu chẳng có gì để phục vụ khách, làm vui lòng khách thì người chủ nhà phải tự thẹn với mình. Cũng như vậy, đối với Bồ Tát, chúng sanh là những vị khách mà Bồ Tát phải phục vụ trong suốt quá trình hành Bồ Tát đạo. Đối với chúng sanh, Bồ Tát thường rất khiêm tốn, tạo nhân duyên dẫn dắt chúng sanh vào đạo.

Lại nữa, Bồ Tát tự niệm rằng: Khởi hạ tâm có rất nhiều lợi ích cho việc tu hành. Nếu ta tự cao tự đại, thì khi bị chủng sanh đến mắng nhiếc nhục mạ, dẫn đến hành hung…, ta sẽ khởi sân nhuế, chẳng thể viên thành đạo nghiệp được.

Bởi nhân duyên vậy, nên đối với hết thảy chúng sanh, Bồ Tát thường khởi tâm khiêm tốn.

4) – Bồ Tát khởi tâm an ổn đối với hểt thảy chúng sanh.

Bồ Tát xem chúng sanh như cha mẹ, anh chị em, bà con, bạn bè, như thiện tri thức của mình, đem đến cho chúng sanh niềm vui rốt ráo ở đời này, và cả ở đời sau.

Cha mẹ chỉ đem lại cho con cái niềm vui ở đời hiện tại. Còn Bồ Tát dụng tâm bình đẳng, tâm từ bi tâm khiêm tốn, nên đem lại cho chúng sanh niềm an lạc trong nhiều đời.

Bởi nhân duyên vậy, nên đối với hết thảy chúng sanh, Bồ Tát thường giữ tâm an ổn, khiến chúng sanh được an ổn.

5) – Bồ Tát khởi tâm vô ngại đối với hết thảy chúng sanh.

Trong lúc hành Bồ Tát hạnh, nếu gặp những người đến phỉ báng, chẳng tin theo lời mình, cho là mình dối trá, cầu danh, chẳng phải thật sự tu hành, thì Bồ Tát biết đó chỉ là ma sự nhằm thử thách lòng mình. Do biết rõ như vậy nên đối với những kẻ ác tâm, Bồ Tát vẫn vận dụng tâm bình đẳng vô ngại.

Do được tâm vô ngại nên dù chúng sanh có phạm trọng tội, Bồ Tát vẫn muốn làm lợi ích cho họ mà chẳng khỏi sanh phiền não.

Bởi nhân duyên vậy, nên đối với hết thảy chúng sanh, Bồ Tát thường giữ tâm bình thản, vô ngại.

6)- Bồ Tát khỏi tâm vô não đối với hết thảy chúng sanh.

Bồ Tát thương xót chúng sanh nên trong lời nói, trong việc làm, chẳng bao giờ làm não hại chúng sanh cả.

Lại nữa, vì muốn an ổn chúng sanh nên Bồ Tát tự mình cũng chẳng khởi sanh phiền não, làm não loạn tâm chúng sanh.

Bởi nhân duyên vậy, nên đối với hết thảy chúng sanh, Bồ Tát thường giữ tâm vô não.

7)- Bồ Tát khởi tâm ái kính đối với hết thảy chúng sanh.

Bồ Tát xem chúng sanh như cha mẹ, anh chị em, bà con, bạn bè, như thiện tri thức của mình. Đối với người lớn tuổi thì tôn trọng, cung kính như người con có hiếu, tôn trọng, cung kính, hết lòng thương yêu, lo lắng cho cha mẹ. Đối với người ngang tuổi hay kém tuổi, thì cũng thương yêu lo lắng như thương yêu lo lắng cho anh chị em mình, chẳng dấy tâm xằng bậy. Đối với tất cả mọi người, Bồ Tát đều ái kính, xem họ như bà con, bạn bè, thiện tri thức của mình cả.

Bồ Tát vì chúng sanh thờng giữ tâm từ hòa ái kính như vậy, nên vào được “chúng sanh nhẫn”, là sơ môn của pháp nhẫn vậy.

Bởi nhân duyên vậy, nên đối với hết thảy chúng sanh, Bồ Tát thường giữ tâm ái kính.

Vận dụng các tâm nêu trên đây đối với hết thảy chúng sanh , Bồ Tát lại còn tu tập hết thảy các thiện pháp, dạy cho chứng sanh tu tập hết thảy các thiện pháp, tán thán các thiện pháp ấy, và hoan hỷ tán thán người thành tựu các thiện pháp ấy.

– Bồ Tát tu tập 10 thiện đạo, vì tự nghĩ rằng: Dù có Phật hay chẳng có Phật, thì ở thế gian vẫn thường có các thiện pháp. Bởi vậy nên phải y theo 48 hạnh nguyện mà tu tập 10 thiện đạo. Ta phải thâm niệm thiện pháp, thâm niệm từ tâm, thâm niệm chúng sanh, thâm niệm ly dục, thâm niệm ly thế gian pháp.

– Bồ Tát cũng tự quán thuận và quán nghịch 12 nhân duyên, y theo 48 hạnh nguyện mà tu tập 6 pháp Ba La Mật, tu tập 4 thiền, 4 vô lượng tâm, 4 vô sắc dịnh, tu tập 37 Phẩm Trợ Đạo, tu tập 18 pháp không… dẫn đến tu tập 18 bất cộng pháp. Bồ Tát lại tự mình thành tựu các quả Thanh Văn, Bích Chi Phật, thành tựu Bồ Tát vị, dẫn đến thành tựu pháp trụ. Vì sao? Vì Bồ Tát tự nghĩ rằng: Mặc dù hết thảy các pháp đều là ngoại pháp, nhưng đều do Phật thuyết, ta phải tu tập đầy đủ hết thảy các pháp, để hiển dụng phương tiện cứu độ chúng sanh.

Trên đây đã nói rõ Bồ Tát hành đầy đủ hết thảy các thiện pháp, gồm căn bản nội pháp và ngoại pháp.

Như vậy nên ở hiện đời, Bồ Tát được đầy đủ các thiện căn công đức, được trí huệ minh liễu, vô ngại, đến khi xả bỏ sắc thân thì sẽ được pháp thân vô ngại, thanh tịnh, tùy nguyện ứng biến, chu khắp 10 phương để giáo hóa chúng sanh.

Khi Phật thuyết thời pháp về Bồ Tát hạnh nầy xong, thì có 2000 vị Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn.

Qua thời pháp vi diệu này, Phật đã chỉ dạy cho chư vị Bồ Tát tu tập đầy đủ cả vể “thiện môn” lẫn “trí môn”, dẫn đến liễu đạt được về “như pháp”.

Lại nữa, Phật dạy Bồ Tát phải nhiếp thân tâm, hành đầy đủ cả 2 pháp, mới vào được vồ sanh pháp nhẫn. Ví như chiếc xe phải có đầy đủ cả 2 bánh mới có thể di chuyển được, cũng như vậy, Bồ Tát phải liễu đạt cả 2 “đế” mới có thể viên thành Bồ Tát hạnh.

(Hết Quyển 72)