LUẬN
ĐẠI TRÍ ĐỘ

Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ kheo ni THÍCH NỮ DIỆU KHÔNG

 

TẬP IV
QUYỂN 71

Phẩm thứ năm mươi
Thành Biện
(Nói Về Các Yếu Tố Thành Tựu)

KINH:

Lúc bấy giờ ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát Nhã Ba La Mật vì đại pháp sự mà khởi, vì bất khả tư nghì sự, vì bất khả xứng sự, vì bất khả lượng sự, vì vô đẳng đẳng sự mà khởi.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Tu Bồ Đề! Thâm Bát Nhã Ba La Mật vì đại pháp sự mà khởi, vì bất khả tư nghì sự, vì bất khả xứng sự, vì bất khả lượng sự, vì vô đẳng đẳng sự mà khởi. Vì sao ? Vì trong thâm Bát Nhã Ba La Mật bao hàm cả năm Ba La Mật kia, bao hàm cả nội không … dẫn đến vô pháp hữu pháp không, bao hàm cả bốn niệm xứ … dẫn đến tám thánh đạo, bao hàm cả mười Phật lực … dẫn đến nhất thiết chủng trí.

Ví như vua là bậc tôn quý nhất trong nước, ủy quyền cho các vị đại thần chăm lo việc nước, nên an nhàn. Cũng như vậy. Tất cả các pháp, từ Thanh Văn pháp, Bích Chi Phật pháp, Bồ Tát pháp … dẫn đến Phật pháp đều ở trong Bát Nhã Ba La Mật cả. Bát Nhã Ba La Mật là pháp tôn quý nhất, hay xuất sanh tất cả các pháp ấy. Cho nên nói Bát Nhã Ba La Mật vì đại sự mà khởi, vì bất khả tư nghì sự … dẫn đến vì vô đẳng đẳng sự mà khởi.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Bát Nhã Ba La Mật chẳng thủ sắc, chẳng chấp sắc … dẫn đến chẳng thủ nhất thiết chủng trí, chẳng chấp nhất thiết chủng trí, nên hay thành tựu hết thảy các pháp.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát Nhã Ba La Mật chẳng thủ, chẳng chấp sắc … dẫn đến chẳng thủ, chẳng chấp nhất thiết chủng trí nên thành tựu hết thảy các pháp ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao ?Sắc… dẫn đến thức có thể thủ, có thể chấp chăng ?

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Chẳng thể được vậy.

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao ? Nhất thiết chủng trí, Vô Thượng Bồ Đề có thể thủ, có thể chấp chăng ?

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bach Thế Tôn! Chẳng thể được vậy.

Phật dạy: Lành thay, lành thay! Này Tu Bồ Đề! Ta cũng chẳng thấy sắc… dẫn đến thức có thể thủ, có thể chấp, cũng chẳng thấy nhất thiết chủng trí, Vô Thượng Bồ Đề có thể thủ, có thể chấp. Vì chẳng thấy như vậy nên chẳng thủ, chẳng chấp.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Ta cũng chẳng thấy Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên trí pháp, nhất thiết trí pháp có thể thủ, có thể chấp. Vì chẳng thấy như vậy nên chẳng thủ, chẳng chấp.

Lúc bấy giờ hàng chư Thiên cõi Dục và cõi Sắc đồng bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bát Nhã Ba La Mật rất thậm thâm, khó thấy, khó giải, chẳng thể suy lường mà biết được. Chỉ có bậc thiện xảo vi diệu, trí huệ tịch diệt, mới có thể tín giải được.

Nếu người nào thâm tín Bát Nhã Ba La Mật này, thì phải biết đó là bậc đại Bồ Tát. Người đó trong vô lượng kiếp đã cúng dường chư Phật, đã gieo trồng thiện căn, đã thân cận chư thiện tri thức, mới có thể tín giải thâm Bát Nhã Ba La Mật này vậy.

Bạch Thế Tôn! Nếu trong cõi đại thiên thế giới có bao nhiêu chúng sanh đều được tín hành, được pháp hành, được bốn quả Thanh Văn, được quả Bích Chi Phật, hoặc trí, hoặc đoạn, thì cũng chẳng sao bằng được vị Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật, dù chỉ trong một ngày. Vì sao ? Vì người tín hành, pháp hành, người được quả Tu Đà Hoàn… dẫn đến A La Hán, Bích Chi Phật, hoặc trí, hoặc đoạn, tức là Bồ Tát Ma Ha Tát vô sanh pháp nhẫn. Phật dạy: Này chư Thiên Tử! Người tín hành, pháp hành, được Tu Đà Hoàn… dẫn đến A La Hán, Bích Chi Phật, hoặc trí, hoặc đoạn tức là vào được vô sanh pháp nhẫn của Bồ Tát Ma Ha Tát vậy.

Nếu có Thiện Nam, Thiện Nữ nào nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật này, mà biên chép, thọ trì, đọc tụng… dẫn đến chánh ức niệm, tu tập thì sẽ mau đến được Niết Bàn, thù thắng hơn người, vì cầu Thanh Văn hay Bích Chi Phật đạo, mà bỏ Bát Nhã Ba La Mật để theo học các kinh Thanh Văn hay Bích Chi Phật, dù chỉ trong một kiếp hay dưới một kiếp. Vì sao ? Vì trong Bát Nhã Ba La Mật rộng thuyết thượng diệu pháp, mà người tín hành, người pháp hành, người Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật đều phải học. Chỉ học như vậy mới đến được Vô Thượng Bồ Đề.

Lúc bấy giờ hàng chư Thiên cõi Dục và cõi Sắc đồng bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Thâm Bát Nhã Ba La Mật phải được gọi là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật. Vì sao ? Vì Bát Nhã Ba La Mật là pháp bất khả tư nghì, bất khả xứng, bất khả lượng, vô đẳng đẳng.

Người hành Bát Nhã Ba La Mật, dù là tín hành, dù là pháp hành, khi đã vào được thậm thâm pháp này rồi, thì cũng vẫn thành tựu được bốn quả Thanh Văn, quả Bích Chi Phật. Lại do học Bát Nhã Ba La Mật mà thành bậc đại Bồ Tát, được Vô Thượng Bồ Đề, nhưng thậm thâm pháp này vẫn chẳng tăng, chẳng giảm.

Chư Thiên cõi Dục và cõi Sắc bạch Phật xong, đồng đến đảnh lễ dưới chân Phật, diễu quanh Phật, rồi cáo lui, trở về Thiên cung.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật mà tức thời tín giải như vậy, đã từ đâu sanh về cõi này ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Có Bồ Tát nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật là tức thời tín giải, chẳng sợ hãi, chẳng nghi hối, hoan hỷ ưa nghe, nghe rồi nhớ mãi chẳng quên sót, trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi chẳng hề xa lìa Bát Nhã Ba La Mật, lại thường theo sát bên pháp sư, giống như trâu nghé thường theo sát bên trâu mẹ.

Vì thường theo sát bên pháp sư, nên vị Bồ Tát ấy khi nghe được Bát Nhã Ba La Mật rồi, thì miệng liền đọc tụng, tâm liền tín giải, minh liễu chánh kiến. Phải biết vị Bồ Tát ấy, đời trước đã ở trong loài người, nay trở lại sanh làm người. Vì sao ? Vì Bồ Tát ấy, đời trước ở trong loài người đã cầu Phật đạo, đã từng nghe thuyết về Bát Nhã Ba La Mật, đã từng biên chép, thọ trì, đọc tụng,… dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật, nên sau khi mạng chung, trở lại sanh về cõi này, nghe Bát Nhã Ba La Mật là tức thời được tín giải.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có vị Bồ Tát nào ở cõi khác, thành tựu được các công đức như đã nêu trên đây, mà sau khi mạng chung sanh về cõi này, được nghe Bát Nhã Ba La Mật là tức thời tín giải, rồi biên chép, thọ trì, đọc tụng… dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật chăng ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Có những trường hợp như vậy, có những vị Bồ Tát ở các cõi khác, sau khi mạng chung sanh về cõi này, được nghe Bát Nhã Ba La Mật, là tức thời tín giải rồi biên chép, thọ trì, đọc tụng… dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật. Phải biết đó là những vị đời trước đã từng nghe thuyết Bát Nhã Ba La Mật ở các cõi Phật khác, nên nay mới có được các công đức như vậy.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Có Bồ Tát theo đức Di Lặc nghe thuyết về thâm Bát Nhã Ba La Mật. Do căn lành đó mà nay sanh về cõi này.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Có Bồ Tát tuy đời trước đã có nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, nhưng chưa có thưa hỏi về thâm lý trong kinh, nên vẫn còn nhiều chỗ nghi. Nay sanh về cõi này, Bồ Tát ấy được nghe Bát Nhã Ba La Mật mà cũng vẫn còn các chỗ nghi, chưa được tỏ ngộ.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Có Bồ Tát tuy đời trước đã có nghe năm Ba La Mật kia, nhưng chưa có thưa hỏi về thâm lý trong đó, nên vẫn còn nhiều chỗ nghi. Nay sanh về cõi này, Bồ Tát ấy được nghe Bát Nhã Ba La Mật mà cũng vẫn còn các chỗ nghi, chưa được tỏ ngộ.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Có Bồ Tát tuy đời trước có nghe thuyết nội không… dẫn đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ… dẫn đến tám thánh đạo, mười Phật lực… dẫn đến nhất thiết chủng trí, nhưng chưa có thưa hỏi về thâm lý trong đó, nên vẫn còn nhiều chỗ nghi. Nay sanh về cõi này, Bồ tát ấy được nghe Bát Nhã Ba La Mật mà cũng vẫn còn các chỗ nghi, chưa được tỏ ngộ.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Có Bồ Tát đã có nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, đã có thưa hỏi về các chỗ nghi trong đó, nhưng chưa thật hành đúng như pháp. Nay sanh về cõi này, Bồ Tát ấy được nghe Bát Nhã Ba La Mật chỉ trong một vài ngày là liền được tâm kiên cố. Thế nhưng nếu xa rời pháp hội, thì Bồ Tát ấy lại liền thối tâm. Vì sao ? Vì đời trước Bồ Tát ấy khi nghe Bát Nhã Ba La Mật, dù có thưa hỏi về các chỗ nghi, nhưng chẳng có thật hành đúng như pháp vậy. Bồ Tát ấy có lúc muốn nghe, có lúc chẳng muốn nghe, tâm chẳng kiên cố, tợ như lông hồng nhẹ bay theo chiều gió.

Này Tu Bồ Đề! Phải biết Bồ Tát ấy phát tâm chẳng được bao lâu, chẳng thường thân cận chư thiện tri thức, chẳng thường cúng dường chư Phật. Ở đời trước dù Bồ Tát ấy đã được nghe Bát Nhã Ba La Mật, nhưng chẳng biên chép, thọ trì, đọc tụng,… dẫn đến chánh ức niệm Bát Nhã Ba La Mật lại chẳng học năm pháp Ba La Mật kia, chẳng học nội không ,… dẫn đến vô pháp hữu pháp không, chẳng học tứ niệm xứ… dẫn đến tám thánh đạo, chẳng học mười Phật lực… dẫn đến nhất thiết chủng trí.

Này Tu Bồ Đề! Phải biết Bồ Tát ấy mới phát tâm Đại Thừa, nhưng ít có tin, ít có ưa thích, nên chẳng biên chép, chẳng thọ trì… dẫn đến chẳng chánh ức niệm thâm Bát Nhã Ba La Mật.

Này Tu Bồ Đề! Thiện Nam, Thiện Nữ nào cầu Phật đạo, mà chẳng biên chép, thọ trì, đọc tụng,… dẫn đến chẳng chánh ức niệm thâm Bát Nhã Ba La Mật, là người chẳng tu hành đúng theo thâm Bát Nhã Ba La Mật… dẫn đến là người chẳng tu hành đúng theo nhất thiết chủng trí. Phải biết Thiện Nam, Thiện Nữ ấy chẳng được sự hồ trì của thâm Bát Nhã Ba La Mật, chẳng được sự hồ trì của nhất thiết chủng trím ắt phải bị lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa.

Vì sao ? Vì Thiện Nam, Thiện Nữ cầu Phật đạo mà chẳng biên chép, chẳng thọ trì… dẫn đến chẳng chánh ức niệm thâm Bát Nhã Ba La Mật, là người chẳng được Bát Nhã Ba La Mật, khiến phải bị lạc về Nhị Thừa địa vậy.

LUẬN:

Hỏi: Trước đây đã nói nhiều về thâm Bát Nhã Ba La Mật rồi. Vì sao nay còn nói nữa ?

Đáp: Người nghe Bát Nhã Ba La Mật mà chẳng thông suốt được nghĩa kinh mới nhàm chán, cho là nói trùng lặp. Họ chẳng biết rằng càng nghe Bát Nhã Ba La Mật nhiều lần thì càng được nhiều lợi ích.

Chư vị Bồ Tát nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật rất nhiều lần, mà chẳng hề sanh tâm nhàm chán.

Phật và ngài Tu Bồ Đề biết rõ Bát Nhã Ba La Mật đem lại nhiều lợi ích cho chúng sanh, nên phải nói đi nói lại rất nhiều lần, khiến cho người nghe mở mang trí huệ, thâm nhập thiền định vậy. Chư Bồ Tát cùng các bậc lợi căn, thượng trí ưa thích nghe mãi, chỉ có hàng phàm phu độn căn, thiểu trí, chẳng sao hiểu nổi thâm nghĩa của kinh, nên chẳng muốn nghe nhiều lần, cho là nói trùng lặp như vậy mà chẳng có lợi ích gì cả.

–oOo–

Bát Nhã Ba La Mật là pháp thậm thâm, vi diệu, bao hàm cả năm Ba La Mật kia, bao hàm cả nội không… dẫn đến vô pháp hữu pháp không, bao hàm cả tứ niệm xứ… dẫn đến tám thánh đạo, bao hàm cả mười Phật lực… dẫn đến nhất thiết chủng trí. Bát Nhã Ba La Mật vì đại pháp sự nhân duyên mà khởi, chẳng phải chẳng có nhân duyên hay vì tiểu nhân duyên mà khởi vậy.

Bởi vậy nên Phật phải nói đi nói lại rất nhiều lần để chúng hội được khai ngộ.

Hỏi: Mỗi Ba La Mật đều có tướng khác nhau. Như vậy vì sao nói Bát Nhã Ba La Mật dung thọ được cả năm Ba La Mật kia ?

Đáp: Có Bát Nhã Ba La Mật dẫn đạo thì năm Ba La Mật kia mới được đầy đủ các lực phương tiện để hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề, để dẫn vào Phật đạo.

Có Bát Nhã Ba La Mật dẫn đạo, thì thiền định mới được thâm sâu… Ví như muốn đốt sạch các cây cỏ khô thì cần phải có mồi lửa vậy.

Lại nữa, Bát Nhã Ba La Mật chẳng thủ chẳng chấp hết thảy pháp, từ sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí, nên nói Bát Nhã Ba La Mật bao hàm hết thảy các pháp, dung thọ hết thảy các pháp vậy.

-o0o-

Ngài Tu Bồ Đề tự niệm rằng “Nếu dùng huệ nhãn quan sát hết thảy các pháp, thì sẽ thấy rõ hết thảy các pháp đều là không, là vô tướng, là vô tác”.

Bởi vậy nên khi Phật hỏi ngài “Hết thảy các pháp, từ sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí có thể thủ, có thể chấp chăng?”, thì ngài trả lời rằng “Chẳng thể được vậy”.

Phật tán thán ngài Tu Bồ Đề và dạy rằng: Ta chẳng thấy các pháp, từ sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí có thể thủ, có thể chấp, ta cũng chẳng thấy Phật Pháp, Như Lai pháp, tự nhiên trí pháp, nhất thiết trí pháp, có thể thủ, có thể chấp. Vì chẳng thấy như vậy nên chẳng thủ, chẳng chấp.

Lúc bấy giờ chư Thiên hoan hỷ tán thán Bát Nhã Ba La Mật và bạch Phật rằng: Hết thảy chúng sanh trong cõi đại Thiên thế giới, nếu đều được tín hành, pháp hành, được bốn quả Thanh Văn, được quả Bích Chi Phật, hoặc trí, hoặc đoạn cũng chẳng bằng được một vị Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật , dù trong một ngày. Vì sao? Vì được tín hành, pháp hành, được quả Thanh Văn, quả Bích Chi Phật tức là được vô sanh pháp nhẫn của Bồ Tát.

Hỏi: Chư Hiền Thánh đã có trí, có đoạn, đã được vô sanh pháp nhẫn. Như vậy vì sao lại nói chẳng có thể bằng được một vị Bồ Tát hành Bát Nhã Ba La Mật dù chỉ trong một ngày?

Đáp: Chư Hiền Thánh chưa đầy đủ đại bi, chưa đầy đủ bi nguyện rộng độ hết thảy chúng sanh như chư Bồ Tát. Lại nữa, vì chẳng có được lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, nên chư Hiền Thánh chẳng có thể ở nơi Niết Bàn mà xả ly chấp Niết Bàn được.

Chỉ có những bậc đại trí, đại lực mới vượt ra khỏi sự trú chấp về Niết Bàn, mới thị hiện ra vào trong sanh tử để phương tiện cứu độ chúng sanh.

Lại nữa, chư Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn thù thắng hơn chư Hiền Thánh có trí, có đoạn, được vô sanh pháp nhẫn, nên công đức của chư Hiền Thánh chẳng thể sánh kịp công đức của Bồ Tát, dù mới sơ nhẫn. Ví như các vị đại thần, tuy có công đức lớn, chẳng sao có oai lực bằng vị Thái Tử được, dù là vị Thái Tử vừa mới sanh ra đời.

Hàng Nhị Thừa thủ chấp “noãn, đảnh, nhẫn” làm sơ môn, còn Bồ Tát lấy “pháp nhẫn” làm sơ môn. Bởi vậy nên hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật dù thành tựu đầy đủ công đức, cũng chẳng bằng được một vị Bồ Tát nhập sơ môn, huống nữa là vị Bồ Tát tu tập đã gần thành Phật.

Hỏi: Chư Hiền Thánh tu theo Nhị Thừa, có đầy đủ “trí, đoạn”. Vì sao nói chư vị này cẳng bằng được một vị Bồ Tát Đại Thừa mới vào sơ nhẫn?

Đáp: Chỗ duyên tuy đồng, vì đều duyên “pháp tánh thật tế” cả, thế nhưng căn trí lợi hay độn có khác nhau.

Bồ Tát có vô lượng công đức vì có đại bi tâm, được chư Phật thường thủ hộ, nên thù thắng hơn.

Nên biết rằng người tu tập Bát Nhã Ba La Mật cũng phân biệt có thượng, có trung, có hạ. Vì:

– Có người nghe Bát Nhã Ba La Mật là liền tín giải, như pháp hành trì.

– Có người nghe Bát Nhã Ba La Mật, có thưa hỏi để hiểu rõ nghĩa lý trong kinh, nhưng lại chẳng hành trì đúng như pháp.

– Có người nghe Bát Nhã Ba La Mật, dù có tin, nhưng chẳng có thưa hỏi để tìm hiểu rõ nghĩa lý trong kinh.

Như vậy, người thượng căn nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật là liền tín giới và hành trì được, người trung căn nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật liền sanh tín tâm, nhưng chẳng trú được lâu dài, còn người hạ căn nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, dù có tin nhưng vẫn còn người chỗ nghi, chẳng được tỏ ngộ.

Lại nữa, người thượng căn nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật liền tín giải, hoan hỷ thọ trì… dẫn đến chánh ức niệm, như pháp tu hành, lại cũng thường theo pháp sư để được nghe mãi.

Còn hai hạng người trung căn và hạ căn, do độn căn, phước mỏng, chẳng hiểu nổi thâm nghĩa của kinh nên thường lạc về Nhị Thừa địa, chẳng được Bát Nhã Ba La Mật hộ trì.

***

Phẩm thứ năm mươi mốt
Thí Dụ

KINH:

Phật bảo ngài Tu Bồ Đề: Này Tu Bồ Đề! Ví như người vượt biển lớn, chẳng may bị thuyền vỡ, nếu chẳng kịp bám vào một chiếc phao, một khúc gỗ, một tấm ván… dẫn đến một thây chết hay bất cứ một vật nổi khác, thì ắt phải bị chết chìm, dù chưa chết ngay, thì cũng chẳng sao vào bờ được, dần dần rồi cũng sẽ phải bị chết chìm.

Trái lại, nếu người ấy bám được một chiếc pháp, một khúc gỗ, một tấm ván… dẫn đến một thây chết hay bất cứ một vật nổi nào khác, thì phải biết người ấy được thoát chết, dần dần vào được bờ vậy.

Cũng như vậy, này Tu Bồ Đề! Nếu Thiện Nam, Thiện Nữ nào cầu Phật đạo, chỉ tin Phật mà chẳng y chỉ nơi thâm Bát Nhã Ba La Mật, chẳng biên chép, thọ trì, đọc tụng… dẫn dến chánh ức niệm, tu tập Bát Nhã Ba La Mật, cũng chẳng y chỉ nơi năm Ba La Mật kia… dẫn đến chẳng y chỉ nơi nhất thiết chủng trí, thì phải biết trên đường hành đạo, người ấy bị suy giảm đạo tâm, chẳng có thể đến được nhất thiết chủng trí, và sẽ chỉ thủ chứng các quả vị Thanh Văn và Bích Chi Phật.

Trái lại, nếu Thiện Nam, Thiện Nữ nào cầu Phật đạo, có đầy đủ tín tâm, nhẫn tâm, tịnh tâm, thâm tâm, có nguyện, có giải, có xả, có tinh tấn, lại y chỉ nơi thâm Bát Nhã Ba La Mật mà biên chép, thọ trì, đọc tụng… dẫn đến chánh ức niệm tu tập Bát Nhã Ba La Mật, thì phải biết người ấy được Bát Nhã Ba La Mật hộ trì… dẫn đến được nhất thiết chủng trí hộ trì. Vì được hộ trì như vậy, nên trên đường hành đạo người ấy chẳng bị suy giảm đạo tâm, vượt khỏi Thanh Văn và Bích Chi Phật địa, được đầy đủ thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ… dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Ví như người dùng bình đất chưa được nung chín để đựng nước, chẳng được như ý muốn, vì chẳng bao lâu bình sẽ bị tan rã, trở lại thành đất.

Trái lại, người biết dùng bình đất đã được nung chín để đựng nước, được như ý muốn, vì bình chẳng bị tan rã, chứa nước rất tốt vậy.

Cũng như vậy, này Tu Bồ Đề! Nếu Thiện Nam, Thiện Nữ nào cầu Phật đạo, dù có đầy đủ tín tâm, nhẫn tâm, tịnh tâm, thâm tâm, có nguyện, có giải, có xả, có tinh tấn, mà chẳng y chỉ nơi thâm Bát Nhã Ba La Mật, thì phải biết người ấy chẳng được Bát Nhã Ba La Mật hộ trì… dẫn đến chẳng được nhất thiết chủng trí hộ trì. Vì chẳng được hộ trì như vậy nên trên đường hành đạo, người ấy bị suy giảm đạo tâm, bị lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa.

Trái lại, nếu Thiện Nam, Thiện Nữ nào cầu Phật đạo, có đầy đủ tín tâm, nhẫn tâm, tịnh tâm, thâm tâm, có nguyện, có giải, có xả, có tinh tấn, lại y chỉ nơi thâm Bát Nhã Ba La Mật, thì phải biết người ấy được Bát Nhã Ba La Mật hộ trì… dẫn đến được nhất thiết chủng trí hộ trì. Vì được hộ trì như vậy, nên trên đường hành đạo người ấy chẳng bị suy giảm đạo tâm, vượt khỏi Thanh Văn và Bích Chi Phật địa, được đầy đủ thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ… dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Ví như người lái buôn bất cẩn, dùng thuyền không chắc chắn để chuyên chở hàng hóa ra biển khơi, thì phải biết con thuyền như vậy chẳng sao chịu nổi sức sóng gió. Do vậy mà thuyền sẽ bị chìm giữa biển, và người lái buôn ấy sẽ phải bị mất hết tài sản, và có thể bị nguy hại đến tánh mạng nữa.

Trái lại, người lái buôn có trí, biết đóng thuyền lớn chắc chắn, trang bị đầy đủ tiện nghi, rồi mới cho thuyền hạ thủy để chở hàng hóa ra biển khơi, thì phải biết con thuyền như vậy sẽ đủ sức chịu sóng gió. Do vậy thuyền sẽ vượt biển an toàn.

Cũng như vậy, này Tu Bồ Đề! Nếu Thiện Nam, Thiện Nữ nào cầu Phật đạo, dù có đầy đủ tín tâm, nhẫn tâm, tịnh tâm, thâm tâm, có nguyện, có giải, có xả, có tinh tấn, mà chẳng y chỉ nơi thâm Bát Nhã Ba La Mật, thì phải biết người ấy chẳng được Bát Nhã Ba La Mật hộ trì… dẫn đến chẳng được nhất thiết chủng trí hộ trì. Vì chẳng được hộ trì như vậy nên trên đường hành đạo, người ấy bị suy giảm đạo tâm, bị lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa.

Trái lại, nếu Thiện Nam, Thiện Nữ nào cầu Phật đạo, có đủ tín tâm, nhẫn tân, tịnh tâm, thâm tam, có nguyện, có giải, có xả, có inh tấn, lại y chỉ nơi thâm Bát Nhã Ba La Mật, thì phải biết người ấy được Bát Nhã Ba La Mật hộ trì… dẫn đến được nhất thiết chủng trí hộ trì. Vì được hộ trì như vậy, nên trên dường hành đạo người ấy chẳng bị suy giảm đạo tâm, vượt khởi Thanh Văn và Bích Chi Phật địa, được đầy đủ thành tưuh chúng sanh, thanh tinh Phật độ… dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Ví như có cụ già trên 100 tuổi, sức yếu lại bệnh  hoạn, phải nằm liệt giường. Cụ già ấy tự dừng sức mình Đề trỗi dậy mà chẳng sao đứng dậy được, dù cố gắng đứng dậy được, thì cũng chẳng sao cất bước đi được.

Trái lại, nếu cụ già ấy được hai người khỏe dìu hai bên, thì cụ có thể đứng dậy và đi được.

Cũng như vậy, này Tu Bồ Đề! Nếu Thiện Nam, Thiện Nữ nào cầu Phật đạo, dù có đủ tín tâm, nhẫn tâm, thịnh tâm, thâm tâm, có nguyện, có giải, có xả, có tinh tấn mà chẳng y chỉ nơi thâm Bát Nhã Ba La Mật, thì phải biết người ấy chẳng được Bát Nhã Ba La Mật hộ trì… dẫn đêna chẳng được nhất thiết chủng trí hộ trì. Vì chẳng được hộ trì như vậy nên trên đường hành đạo, người ấy bị suy giảm đạo tâm, bị lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa.

Trái lại, nếu Thiện Nam, Thiện Nữ nào cầu Phật đạo, có đầy đủ tín tâm, nhẫn tâm, tịnh tâm, thâm tâm. Có nguyện, có giải, có xả, có tinh tấn, lại y chỉ nơi thâm Bát Nhã Ba La Mật, thì phải biết người ấy được Bát Nhã Ba La Mật hộ trì… dẫn đến được nhất thiết chủng trí hộ trì. Vì được hộ trì như vậy, nên trên đường hành đạo người ấy chẳng bị suy giảm đạo tâm, vượt khỏi Thanh Văn và Bích Chi Phật địa, được đầy đủ thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ… dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề.

LUẬN:

Đoạn kinh trên đây nói hai hạng Bồ Tát. Đó là:

– Hạng Bồ Tát đã vào được thật tướng các pháp.

– Hạng Bồ Tát tuy chưa vào được thật tướng các pháp, nhưng ở nơi Phật đạo đã có tín tâm, có nhẫn tâm, có tịnh tâm, có thâm tâm, lại cũng đã có nguyện, có giải, có xả, có tinh tấn.

“Tín” là tin có các nhân duyên tội phước, có quả báo, lại tin rằng do tu tập 6 pháp Ba La Mật, mà sẽ được quả Vô Thượng Bồ Đề.

 Có người tuy tin Phật đạo, nhưng do tư duy, trù lượng mà chưa được nhẫn tâm. Cho nên phải có “nhẫn”.

Có người tuy đã có nhẫn nhưng chưa dứt bỏ được các tà nghi, khiến tâm loạn động. Cho nên phải có “tịnh”, tức lầ phải định tâm.

Có người tuy đã có định nhưng trí tuệ còn nông cạn, chưa thấu rõ được chỗ thâm diệu của kinh. Cho nên phải có “thâm”, tức là phải có trí tuệ thậm thâm.

Khi đã có đầy đủ 4 tâm trên đây rồi, hành giả lại phải nhất tâm cầu Vô Thượng Bồ Đề. Cho nên phải có “nguyện”.

Lại nữa, hành giả cần xem việ thế gian là việc nhỏ, chẳng nên tham đắm. Cho nên phải có “giải”.

Khi đã có “tịnh”, có “nguyện”, có “giải” rồi, thì hành giả xả tài vật, xả sân nhuế v.v…

Cho nên phải có “xả’.

Đầy đủ các pháp nói trên đây rồi, hành giả phải siêng năng tu tập, chẳng có giải đãi, thối thất. Cho nên phải có “tinh tấn”.

Mặc dù đã xó đượ đầy đủ các công  đức như vậy, nhưng nếu chẳng có y chỉ nơi Bát Nhã Ba La Mật, chẳng có được Bát Nhã Ba La Mật hộ trì, thì hành giả vẫn còn có thể bị các ác ma, các ác tri thức dẫn dắt, khiến đạo tâm bị suy giảm. Người như vậy chỉ được hưởng phước báo thế gian, hoặc nhiều nhất là chỉ được các quả vị Thanh Văn và Bích Chi Phật, chẳng thể có được quả Vô Thượng Bồ Đề.

Ở đoạn kinh trên đây, Phật có nêu lên 4 thí dụ:

1) – Dụ về người đi biển bị thuyền vỡ:

Nếu người đi biển chẳng may bị thuyền vỡ, mà gặp được một vật nổi trên mặt biển Đề bám vào, thì thoát được nạn chết chìm, mà còn có thể đến bờ an toàn.

Người tu hành cũng như vậy. Nếu trên đường hành đạo mà được Bát Nhã Ba La Mật hộ trì, thì sẽ có thể đến được Vô Thượng Bồ Đề.

Vật nổi dụ cho lúc phương tiện Bát Nhã Ba La Mật vậy.

2) – Dụ về cái bình đất đựng nước:

Cái bình đất dùng Đề đựng nước, nếu chẳng được nung chín, thì chẳng bao lâu sẽ tan vỡ, chẳng thể đựng nước được. Trái lại, nếu cái bình đó được nung chín rồi, thì sẽ trở thành chắc chắn, đựng nước rất tốt vậy.

Cái bình dụ cho Bồ Tát. Cái bình chưa được nung chín chẳng thể dùng Đề đựng nước được, dụ cho Bồ Tát chẳng có lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật. Cái bình đã được nung chín, đựng nước tốt, dụ cho Bồ Tát có đầy đủ lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật.

3) – Dụ về chiếc thuyền chở hàng hóa trên biển;

Chiếc thuyền không chắc chắn chuyên chở hàng hóa ra biển, chẳng có thể chịu nổi sức sóng gió khiến phải bị chìm giữa biển. Trái lại, chiêc thuyền lớn, chắc chắn chẳng bị sóng gió đánh chìm nên có thể vượt biển an toàn.

Chiếc thuyền không chắc chắn dụ cho vị Bồ Tát tuy đã có đủ tín, nhẫn, tịnh, thâm, nguyện, giải, xả, tinh tấn, tuy có hành các thiện pháp, tuy muốn cầu Phật đạo mà chẳng y nơi Bát Nhã Ba La Mật, chẳng có được lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật hộ trì. Chiếc thuyền này bị chìm, khiến của cải bị mất sạch, dụ cho Bồ Tát ấy chỉ được các phước báo hữu lậu, hoặc chỉ được các quả Thanh Văn và  Bích Chi Phật, chẳng thể đến được Vô Thượng Bồ Đề. Trái với Bồn nguyện của Bồ Tát vậy.

Còn chiếc thuyền lớn, chắc chắn dụ cho vị Bồ Tát có đủ tín, nhẫn, tịnh, thâm, nguyện, giải, xả, tinh tấn lại  y chỉ nơi Bát Nhã Ba La Mật cùng 5 Ba La Mật kia, được lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật hộ trì. Chiếc thuyền này chẳng bị chìm, chuyên chở hàng hóa đén bờ an toàn, dụ cho Bồ Tát ấy có được lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật hộ trì nên được đại lợi ích, được vô lượng Phật pháp, được nhất thiết chủng trí… dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề.

4) – Dụ về cụ già trên 100 tuổi, sức yếu và bệnh hoạn:

Cụ già này tuổi cao, sức yếu lại nhiều bệnh, phải nằm liệt giường. Nếu cụ tự dùng sức mình Đề trối dậy thì cuh cũng chẳng sao đứng dậy được, mà có đứng dậy được, thì cụ cũng chẳng bước đi xa được.

Trái lại, nếu có 2 người khỏe mạnh kèm dìu hai bên thì cụ có thể đứng dạy đi được.

Cụ già bệnh này dụ cho Bồ Tát chưa đoạn được 62 tà kiến chấp cùng các phiền não. Cụ già từ trên giường muốn đứng dậy dụ cho Bồ Tát ấy muốn vượt ra khỏi 3 cõi, nhưng chẳng thành tựu được ý nguyện, chẳng thành tựu được Bồ Tát hạnh, chẳng đến được Vô Thượng Bồ Đề.

Trái lại, nếu vị Bồ Tát ấy biết y chỉ nơi Bát Nhã Ba La Mật, thì nhờ lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật, sẽ tận đoạn được các kiết sử, phiền não.

Cụ già được 2 người khỏe mạnh kèm dìu, nên có thể đứng dậy đi được, dụ cho vị Bồ Tát ấy khi đã được lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật hộ trì, có thể thành tựu viên mãn Bồ Tát hạnh… dẫn đến có thể đến được Vô Thượng Bồ Đề.

KINH:

Lúc bấy giờ, Phật tán than ngài Tu Bồ Đề rằng: Lành thay, lành thay! Này Tu Bồ Đề! Ông đã vì chư Bồ Tát mà thưa hỏi Như Lai về các pháp sự như vậy?

Này Tu Bồ Đề! Nếu Thiện Nam, Thiện Nữ nào cầu Phật đạo, mà từ sơ phát tâm đến nay, dụng tâm chấp ngã và chấp ngã sở Đề tu bố thí… dẫn đến Đề tu trí huệ, khi tu bố thí tự nghĩ rằng “tôi là người hành bố thí, tài vật đem ra bố thí là của tôi”… dẫn đến khi tu trí huệ cũng tự nghĩ rằng “tôi là người tu trí huệ, trí huệ là của tôi”, thì phải biết người ấy chỉ tu “ngã thí”… dẫn đến chỉ tu “ngã huệ” mà thôi. Vì sao? Vì tu như vậy có là tư duy, phân biệt, có chấp ngã và ngã sở, nên chẳng được Bát Nhã Ba La Mật hộ trì… dẫn đến chẳng được nhất thiết chủng trí hộ trì. Vì sao? Vì tất cả 6 Ba La Mật, từ Đàn Ba La Mật… dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật đều chẳng có các pháp tướng phân biệt như vậy. Phải xả ly mọi chấp phân biệt, xa lìa chấp có bờ bên này và bờ bên kia (thử ngạn và Bỉ ngạn) thì mới vào được thật tướng của 6 Ba La Mật.

Do người ấy chấp như vậy, nên chẳng có thể đến được nhất thiết chủng trí, mà phải bị lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa. Như vậy là cầu Phật đạo mà chẳng có phương tiện lực.

Thế nào là người cầu Phật đạo chẳng có phương tiện lực?

Này Tu Bồ Đề! Đó là người cầu Phật đạo, mà từ sơ phát tâm cho đến nay vẫn thường dụng tâm chấp ngã và ngã sở, khi hành Đàn Ba La Mật… dẫn đến khi hành Bát Nhã Ba La Mật. Ví như hành bố thí mà thường nghĩ rằng “tôi là người bố thí, tài vật đem ra bố thí là của tôi, và có người nhận sự bố thí của tôi”.

Do nghĩ như vậy, nên sanh cao tâm. Người ấy chẳng biết rằng phải xả ly mọi chấp phân biệt, xa lìa chấp có bờ bên này và bờ bên kia, mới vào được thật tướng của 6 Ba La Mật.

Do chẳng biết như vậy nên người ấy chẳng có được sự hộ trì của Bát Nhã Ba La Mật, khiến chẳng có được phương tiện lực Bát Nhã Ba La Mật vậy.

Này Tu Bồ Đề! Người cầu Phật đạo mà chẳng có phương tiện lực Bát Nhã Ba La Mật, chẳng có thể đến được nhất thiết chủng trí, nên phải bị lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa.

Thế nào là người cầu Phật đạo có phương tiện lực?

Này Tu Bồ Đề! Đó là người cầu Phật đạo mà từ sơ cơ phát tâm cho đến nay, chẳng có dụng tâm chấp ngã và sở ngã, khi hành Đàn Ba La Mật… dẫn đến khi hành Bát Nhã Ba La Mật. Ví như khi hành Đàn Bát Nhã Ba La Mật, người ấy chẳng dấy niệm nghĩ rằng “tôi là người hành bố thí, tài vật đem ra bố thí là của tôi, và có người nhận sự bố thí của tôi”.

Người ấy biết rõ rằng, tất cả 6 Ba La Mật, từ Đàn Ba La Mật… dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật đều chẳng có các tướng phân biệt như vậy, biết rõ phải xả ly mọi tướng phân biệt, xa lìa chấp có bờ bên này và bờ bên kia, thì mới vào được thật tướng của 6 Ba La Mật.

Do biết rõ như vậy, nên người ấy có sự hộ trì của Đàn Ba La Mật… dẫn đến có được phương tiện, lực Bát Nhã Ba La Mật vậy.

Này Tu Bồ Đề! Người cầu Phật đạo có đầy đủ phương tiện, lực Bát Nhã Ba La Mật chẳng bị lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa, nên mau đến được nhất thiết chủng trí… dẫn đến mau được Vô Thượng Bồ Đề.

LUẬN:

Phật ấn chứng lời ngài Tu Bồ Đề, rồi nhân đó dạy cho Bồ Tát phải tu tập các thiện pháp như thế nào để có thể đến được Vô Thượng Bồ Đề.

Phật dạy: Bồ Tát cầu Phật đạo, dù có tín tâm, có nhẫn tâm, có tịnh tâm, có thâm tâm, có nguyện, có giải, có xả, có tinh tấn rồi nhưng nếu chẳng có y chỉ nơi Bát Nhã Ba La Mật, chẳng có được Bát Nhã Ba La Mật hộ trì, thì cũng chẳng sao đến được nhất thiết chủng trí… dẫn đén chẳng được Vô Thượng Bồ Đề.

Vì sao? Vì tu tập thiện pháp mà tâm vẫn còn chấp ngã và ngã sở thì chẳng có được sự hộ trì của Bát Nhã Ba La Mật. Hành giả phải dùng trí Bát Nhã Ba La Mật Đề xả ly mọi sự chấp phân biệt, xa lìa các chấp “thử – bỉ” (bờ bên này và bờ bên kia), mới vào được thật tướng của 6 Ba La Mật, vì tất cả 6 pháp Ba La Mật dều chẳng có các tướng phân biệt vậy.

Phật lại chỉ rõ thế nào là cầu Phật đạo chẳng có phương tiện, lực và thế nào là cầu Phật đạo có phương tiện, lực.

Phật lại dạy tiếp rằng: Bên trong phải quán “ngã không” và bên ngoài phải quán “pháp không”. Chẳng chấp các pháp tướng như vậy là được phương tiện lực của Bát Nhã Ba La Mật.

Nếu đã có Bát Nhã Ba La Mật hộ trì, có được phương tiện, lực Bát Nhã Ba La Mật, thì người cầu Phật đạo mới chẳng bị lạc về Nhị Thừa địa, mau đến được nhất thiết chủng trí, dẫn đến mau được Vô Thượng Bồ Đề.Bồ Tát phải như vậy mà tu tập mới có thể thành tựu viên mãn “Bồ Tát Bồn nguyện” vậy.

***

Phẩm thứ năm mươi hai
Thiện Tri Thức

KINH:

Lúc bấy giờ, ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Hàng tân học Bồ Tát phải học 6 pháp Ba La Mật như thế nào?

Phật dạy: Hàng tân học Bồ Tát muốn học 6 pháp Ba La Mật, trước hết phải than cận cúng dường các bậc thiện tri thức.

Bậc thiện tri thức dạy đệ tử khi tu tập 6 Ba La Mật rằng:

– Phải đem công đức tu tập, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề.

Chẳng nên chấp sắc… dẫn đến thức là Vô Thượng Bồ Đề, chẳng nên chấp Đàn Ba La Mật… dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật là Vô Thượng Bồ Đề, chẳng nên chấp nội không… dẫn đến vô pháp hữu pháp không là Vô Thượng Bồ Đề, chẳng nên chấp 4 niệm xứ… dẫn đến 8 thánh đạo là Vô Thượng Bồ Đề, chẳng nên chấp 4 thiền, 4 vô lượng tâm, 4 vô sắc định, 5 thần thông là Vô Thượng Bồ Đề, chẳng nên chấp 10 Phật lực… dẫn đến chẳng nên chấp nhất thiết chủng trí là Vô Thượng Bồ Đề. Vì sao? Vì chẳng chấp 5 ấm, mà chẳng chấp 6 pháp Ba La Mật, chẳng chấp 18 tướng không, chẳng chấp 37 Phẩm Trợ Đạo, chẳng chấp 4 thiền, chẳng chấp 4 vô lượng tâm, chẳng chấp 4 vô sắc định, chẳng chấp 5 thần thong, chẳng chấp 10 Phật lực… dẫn đến chẳng chấp nhất thiết chủng trí là Vô Thượng Bồ Đề mới chính là Vô Thượng Bồ Đề vậy.

Lại cũng dạy đệ tử khi tu tập 6 Ba La Mật, rằng:-

Chẳng nên tham đắm sắc… dẫn đến thức, chẳng nên tham đắm Đàn Ba La Mật… dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật, chẳng nên tham đắm nội không… dẫn đến vô pháp hữu pháp không, chẳng nên tham đắm 4 niệm xứ… dẫn đến 8 thánh đạo, chẳng nên tham đắm 4 thiền, 4 vô lượng tâm, 4 vô sắc định, 5 thần thông, chẳng nên tham đắm 10 Phật lực… dẫn đến chẳng nên tham đắm nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì tất cả các pháp ấy đều tự tướng không, đều chẳng có thể tham đắm được.

– Chẳng nên tham đắm 4 quả Thanh Văn, chẳng nên tham đắm Bích Chi Phật đạo, chẳng nên tham đắm Bồ Tát vị… dẫn đến chẳng nên tham đắm Vô Thượng Bồ Đề. Vì sao? Vì tất cả các pháp ấy đều tự tánh không, đều chẳng có thể tham đắm được.

LUẬN:

Ngài Tu Bồ Đề hỏi về trường hợp tân học Bồ Tát tu tập 6 pháp Ba La Mật như thế nào? Phật dạy Bồ Tát phải tu tập lâu ngày mới được các pháp sự vi diệu, thế nhưng chẳng nên chấp thủ hay tham đắm bất cứ một pháp nào cả. Vì sao? Vì hết Thảy các pháp đều tự tướng không, tự tánh không, dều là bất khả đắc cả.

Bồ Tát tu tập pháp “không” được xếp thành 2 hạng:

  1. Hạng tiểu Bồ Tát.
  2. Hạng Đại Bồ Tát.

Hạng “tiểu Bồ Tát” chỉ mới được nhu thuận nhẫn, nên phải tu tập pháp không Đề có thêm phàn trí huệ.

Bởi vậy nên Phật từng dạy rằng: Nếu Bồ Tát muốn thể nhập vào pháp tánh không, thì phải tu tập các công đức trong thời gian lâu dài.

Ví dụ như, trong pháp Thanh Văn, thì người có tín tâm wuy hướng về Tam Bảo gọi là được Noãn Pháp. Rồi từ nơi tín tâm đó còn phải tu tập thiền định. Mới được gọi là Đảnh Pháp, mới được tâm không, được vô ngại giải thoát. Do vậy mà phàm phu xem các pháp Tiểu thừa là Đại.

Lại nữa, Bồ Tát phải tu tập lâu ngày các công đức của 6 Ba La Mật, Đề được “Bát Nhã Ba La Mật vị”. Do vậy mà phàm phu cũng xem chư vị tân học Bồ Tát là Đại.

Thế nhưng trong Phật pháp, thì hàng tân học Bồ Tát chỉ được gọi là tiểu Bồ Tát mà thôi.

 ****

Nơi đây Phật khuyên các tân học Bồ Tát muốn tu tập Bát Nhã Ba La Mật, thì trước hết phải than cận, cúng dường chư thiện tri thức.

Có được chư thiện tri trức dạy dỗ, thì các hàng tân học Bồ Tát mới thành tựu được bất hoại pháp, nghĩa là hành 6 Ba La Mật, hành hết thảy các thiện pháp, mà chẳng chú chấp, chẳng tham đắm.

Ví như chim Kim Sí Điểu, ngay từ khi còn nhỏ đã phải tập bay từ núi này sang núi khác. Cũng như vậy, hàng tân học Bồ Tát phải tu tập Bát Nhã Ba La Mật trong thời gian lâu dài mới có được thâm trí huệ Bát Nhã Ba La Mật được.

Lại nữa, ví như lửa, dù một đốm lửa nhỏ, có công năng thiêu đốt cả đám rừng. Cũng như vậy, Bát Nhã Ba La Mật có công năng phá sạch hết thảy kiết sử, phiền não.

Bởi nhân duyên vậy, nên Bồ Tát phải thường tu học thâm Bát Nhã Ba La Mật, được nhất thiết chủng trí… dẫn đến được Vô Thượng Bồ Đề.

KINH:

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Chư  đại Bồ Tát thường làm những việc rất khó làm. Đó là ở nơi Pháp tánh không, mà muốn cầu Phật đạo Vô Thượng Bồ Đề, muốn được Vô Thượng Bồ Đề.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Tu Bồ Đề! Ông nên biết rằng:

Vì lân mẫn chúng sanh, mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề Tâm.

Vì muốn an lạc chúng sanh, mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề Tâm.

TVì muốn cứu khổ thê gian, mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

Vì muốn làm chỗ quy y cho thế gian, mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

Vì muốn làm chỗ y cứu cho thế gian, mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

Vì muốn làm con đường “cứu cánh” cho thế gian, mà chư đại Bồ  Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

Vì muốn làm “cồn đảo” cho thế gian, mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

Vì muốn dẫn đạo cho thế gian, mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

Vì muốn làm chỗ “thú hướng” cho thế gian, mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

* Thế nào gọi là “vi lân mẫn chúng sanh, mà phát Vô Thượng Bồ Đề tâm”?

Này Tu Bồ Đề! Đó là vì thương sót chúng sanh, muốn cứu vớt chúng sanh ra khỏi 3 đường ác, dẫn dắt họ đến bờ Niết Bàn vô úy, mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

* Thế nào gọi là “ vì muốn chúng sanh an lạc mà phát Vô Thượng Bồ Đề tâm”?

Này Tu Bồ Đề! Đó là vì muốn cứu chúng sanh ra khỏi các ưu phiền, khổ não, dẫn dắt họ đến nơi an lạc Niết Bàn, mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

Thế nào gọi là “vì muốn cứu khổ thế gian, mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm”?

Này Tu Bồ Đề! Đó là muốn tận đoạn các khổ “sanh- tử” nơi chúng sanh, mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm, đén với chúng sanh Đề thuyết pháp cho họ nghe, khiến họ tinh tấn tu hành 3 thừa đạo, dần dần được giải thoát.

* Thế nào gọi là “muốn làm chỗ quy y cho thế gian, mà chư đại Bồ Tát phất Vô Thượng Bồ Đề tâm”?

Này Tu Bồ Đề! Đó là vì muốn chúng sanh ra khỏi “sanh, già, bênh, chết” cùng ưu bi khổ não, và dạy họ quay về nương tựa nơi pháp Niết Bàn, mà chư đại Bồ tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

* Thế nào là “vì muốn chỗ y cứ cho thế gian mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm”?

Này Tu Bồ Đề! Đó là vì muốn thuyết cho chúng sanh nghe các pháp là vô y xứ (chẳng có chỗ y cứ), mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát thuyết các pháp đều là vô y xứ?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Vì sắc bất tương tục, nên là vô sanh. Vì sắc vô sanh, nên là vô diệt. Vì sắc vô diệt nên là vô y xứ. Vì thọ, tưởng, hành, thức…dẫn đến nhất thiết chủng trí đều là bất tương tục, là vô sanh, là vô diệt, nên đều là vô y xứ.

Thế nào gọi là “vì muốn làm con đường cứu cánh cho thế gian, mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm”?

Này Tu Bồ Đề! Đó là vì muốn thuyết cho chúng sanh nghe sắc rốt ráo như tướng là chẳng phải sắc, thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo như tướng chẳng phải là sắc, thọ, tưởng, hành, thức dẫn đến nhất thiết chủng trí rốt ráo như tướng chẳng phải nhất thiết chủng trí.

Như tướng là rốt ráo, là cứu cánh. Hết thảy các pháp đều là rốt ráo như tướng cả.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu hết thảy các pháp đều rốt ráo như tướng thì Bồ Tát làm sao có thể đến được Vô Thượng Bồ Đề?

Lại nữa, trong cứu cánh tướng là chẳng có phân biệt sắc… dẫn đến chẳng có phân biệt nhất thiết chủng trí. Như vậy làm sao Bồ Tát có thể đến được Vô Thượng Bồ Đề?

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Tu Bồ Đề! Trong cứu cánh tướng là chẳng có phân biệt sắc… dẫn đến chẳng có phân biệt Vô Thượng Bồ Đề.

Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát quán các pháp tướng tịch diệt, mà chẳng sanh tâm sợ hãi, là việc rất khó làm. Vì sao? Vì Bồ Tát phải tự niệm “pháp thậm thâm như vậy, ta phải biết rõ như vậy, và ta phải vì thế gian nói như vậy”.

Thế nào gọi là “Vì muốn làm cồn đảo cho thế gian, mà phát Vồ Thượng Bồ Đề tâm”?

Này Tu Bồ Đề! Những vùng đất bị nước bao bọc chung quanh, cắt rời khỏi các vùng đất khác, thì được gọi là cồn đảo.

Cũng như vậy, hết thảy các pháp từ sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí, trước sau đều dứt đoạn.

Này Tu Bồ Đề! Do vì bờ trước và bờ sau đều dứt đoạn nên hết thảy các pháp đều là tịch diệt, là diệu bảo, là không, tà vô sở đắc.

Đại Bồ Tát vì chúng sanh thuyết pháp tịch diệt, vi diệu là chỗ tận đoạn ái nhiễm, rốt ráo ly dục, dẫn vào Vô Dư Niết Bàn vậy.

* Thế nào gọi là “Vì muốn làm dẫn đạo cho thế gian, mà phát Vô Thượng Bồ Đề tâm”?

Này Tu Bồ Đề! Đó là chư đại Bồ Tát vì chúng sanh, mà thuyết giảng sắc… dẫn đến thức là chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng tăng, chẳng giảm, vì chúng sanh mà thuyết giảng 12 nhập, 18 giới, 4 thiền, 4 vô lượng tâm, 4 vô sắc định, 5 thần thông là chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng tăng, chằng giảm, vì chúng sanh mà thuyết giảng 4 niệm xứ…dẫn đến 8 thánh đạo, 10 Phật lực… dẫn đến 18 bất cộng pháp là chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng tăng, chẳng giảm, vì chúng sanh mà thuyết giảng Tu Đà Hoàn…dẫn đến A La Hán, Bích Chi Phật…dẫn đến nhất thiết chủng trí là chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng tăng, chẳng giảm. Như vậy là vì muốn dẫn đạo thế gian, mà chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.

LUẬN:

Ngài Tu Bồ Đề phát tâm hoan hỷ bạch Phật rằng: Có Bồ Tát chưa đoạn sạch phiền não, chưa được đầy đủ đại bi, chưa được bất thối chuyển mà đã biết rõ hết thảy pháp đều là tự tánh không và lại phát Vô Thượng Bồ Đề tâm, như vậy là việc rất khó làm.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Bồ Tát thương xót chúng sanh nên phát Vô Thượng Bồ Đề tâm, dạy dỗ chúng sanh tu tập 3 thừa đạo, dẫn dắt chúng sanh đến Niết Bàn thường lạc.

 -o0o-

Ví như thuốc hay, tuy có vị đắng mà có thể chữa lành bệnh, nếu người bệnh kiện trì uống thuốc ắt sẽ chóng lành. Cũng như vậy, cứu độ và an lập chúng sanh tuy là việc rất khó làm, nhưng Bồ Tát phát đại nguyện viên thành đạo hạnh.

* Chúng sanh do chấp thế lạc là những pháp hữu vi, mà thường chẳng được an ổn, hết vui rồi là liền khổ.

Bồ Tát dạy chúng sanh biết rõ 6 đạo chúng sanh là vô thường, là khổ, chẳng có gì an ổn, phải thoát ly ra khỏi 6 đạo, mới đến được bờ Niết Bàn thường lạc.

Bồ Tát an lạc chúng sanh ở đời này và cả ở đời sau.

* Chúng sanh cứu khổ cho nhau chỉ đem lại sự an ổn  nhất thời. Ví như người bị giặc cướp bức bách, bị ác thú rượt bắt…  Nếu may mắn được người khác đến cứu kịp thời thì sẽ được thoát nạn. Thế nhưng, do nhân duyên còn có phiển não, còn có các ác hạnh, nên người ấy vẫn còn bị ma chướng quấy nhiễu, còn bị những kẻ ác đến gây nạn.

Bồ Tát thuyết pháp cho chúng sanh nghe, khiến họ tinh tấn tu tập 3 thừa đạo, đoạn dứt được các khổ, dần dần được giải thoát.

* Chúng sanh nương tựa vào các pháp thế gian, mà các pháp thế gian chỉ là tạm bợ. Ví như đang đi giữa đường gặp trời mưa to gió lớn, nên phải tạm ẩn trú vào nhà dân ở bên đường qua cơn nguy khó. Bồ Tát dạy chúng sanh quay về nương tựa nơi Phật pháp, dẫn dắt họ đến Niết Bàn.

Chúng sanh bị các phiền, não thường thiêu đốt thân tâm, khiến phải bị trói buộc mãi trong vòng “sanh, già, bệnh, chết”. Chỉ có niệm Phật, tu tập theo lời Phật dạy thì mới vĩnh viễn thoát ra khỏi các khổ vậy.

* Chúng sanh thường y cứ nơi các pháp hữu vi, mà các pháp hữu vi là do nhân duyên sanh, chẳng có tự thể, nên chẳng thể làm chỗ y cứ được. Do vậy mà chúng sanh thường bị các khổ não bức bách.

Bồ Tát dạy cho chúng sanh y chỉ nơi Phật pháp, lại dạy cho chúng sanh rằng “vô y chỉ” pháp, mới thật là chân thật pháp. Vì sao? Vì hết thảy các pháp đều là chân thật pháp. Vì sao? Vì hết thảy các pháp đều là bất tương tục, là vô sanh, là vô diệt nên là vô y xứ vậy.

Hỏi:  Trước đây nói các phấp đều là vô ý chỉ. Như vậy vì sao nói phải y chỉ nơi Phật pháp?

Đáp: Có hai trường hợp “y chỉ”. Đó là:

Nếu y chỉ nơi các pháp hữu vi, thì có ái kiến, có phiền não.

Nếu y chỉ nơi pháp Niết Bàn thanh tịnh, thì diệt trừ được các ái kiến, phiền não. Vì sao? Vì thật tướng pháp là rốt ráo không, rốt ráo bất khả đắc, nên “y chỉ” nơi thật tướng pháp cũng chính là “vô y chỉ” vậy.

* Lại nữa, chúng sanh do nghiệp lực quả báo mà ức tưởng phân biệt ra có 6 tình, chấp có pháp này, pháp nọ, chấp có trước, có sau.

Thế nhưng, khi, đã vào được “Đệ nhất nghĩa đế” rồi, thì sẽ biết rõ hết thảy pháp đều là rốt ráo không, đều là vô sở trú cả.

Bồ Tát dạy chúng sanh như vậy chính là làm cồn đảo cho chúng sanh an trú, khiến họ chẳng còn bị chìm đắm trong dòng nước ái nữa.

* Lại nữa, Bồ Tát là người dẫn đạo chúng sanh, dìu dắt chúng sanh đi trên đường “Bát Chánh”, lại dùng thuyền “Bát Nhã” chở họ đến nơi Niết Bàn an lạc.

KINH:

Phật dạy tiếp:

* Thế nào gọi là “vì muốn làm chỗ thú hướng cho thế gian, mà phát Vô Thượng Bồ Đề tâm”?

Này Tu Bồ Đề! Đó là chư đại Bồ Tát phát Vô Thượng Bồ Đề tâm, vì chúng sanh thuyết giảng sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí đều đến chỗ không, lại vì chúng sanh thuyết giảng sắc… dẫn đến nhất thiết chủng trí đều chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì sắc là tướng không… dẫn đến vì nhât thiết chủng trí là tướng không, mà trong “không tướng”, thì chẳng có chỗ đến, nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ vô tướng, nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong vô tướng thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ vô tác, nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong vô tác thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ vô khởi, vô sở hữu, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong vô khởi… dẫn đến trong bất cấu, bất tịnh, thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ như mộng, như huyễn, như diệm, như hưởng, như ảnh, như hóa, nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong mộng, huyễn… dẫn đến trong hóa thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ vô lượng, vô biên, nên là chẳng đến và cùng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong vô lượng, vô biên thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ bất thủ, bất xả, nên là chẳng đến và cũng chằng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong bất thủ, bất xả thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ bất tăng, bất giảm, nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong bất tăng, bất giảm thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ bất khứ, bất lai, bất nhập, bất xuất, bất hợp, bất tán, bất trước, bất đoạn nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong bất khứ, bất lai… dẫn đến trong bất trước, bất đoạn thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, tri giả, kiến giả nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong ngã, nhơn… dẫn đến trong tri giả, kiến giả, thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ thường, lạc, ngã, tịnh, nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong thường lạc, ngã, tịnh, thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ tham, sân, si, mạn, nghi, kiến, nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chằng đến. Vì sao? Vì trong tham, sâh, si, mạn, nghi, kiến thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ pháp như, pháp tánh, thật tế, bất khả tư nghi tánh, nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong pháp như, pháp tánh, thật tế, bất khả tư nghi tánh, thì đến và chẳng đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ bình đẳng tánh, chỗ bất động tánh nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong bình đẳng tánh và bất động tánh, thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ 5 ấm, 12 nhập, 18 giới nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong 5 ấm, 12 nhập, 18 giới thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến chỗ 6 pháp Ba La Mật, 37 Phẩm Trợ Đạo, 10 Phật lực… dẫn đến nhất thiết chủng trí, nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong 6 pháp Ba La Mật, 37 Phẩm Trợ Đạo, 10 Phật lực… dẫn đến nhất thiết chủng trí, thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Này Tu Bồ Đề! Hết thảy pháp đều đến 4 quả Thanh Văn, Bích Chi Phật đạo, Vô Thượng Bồ Đề, nên là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong 4 quả Thanh Văn, Bích Chi Phật đạo… dẫn đến trong Vô Thượng Bồ Đề, thì đến và chẳng đến đều là bất khả đắc.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Ai là người tín giải được thâm Bát Nhã Ba La Mật này?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Nếu có vị Bồ Tát nào từ trước ổ các cõi Phật, đã tu tập đầy đủ 6 pháp Ba La Mật, đã được các thiện căn thuần thục, đã cúng dường vô lượng chư Phật và chư thiện tri thức, thì phải biết đó là bậc tín giải dược thâm Bát Nhã Ba La Mật này.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Người tín giải được thâm Bát Nhã Ba La Mật này có tánh và tướng như thế nào? Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Đoạn xả “tham, sân, si” là tánh tướng của vị Bồ Tát tín giải được thâm Bát Nhã Ba La Mật này.

LUẬN

Hỏi: Vì sao trong 9 điều nguyện nêu trên đây của Bồ Tát lại đặc biệt nói rộng về điều nguyện “muốn làm chỗ thú hướng cho chúng sanh”?

Đáp: Thú có nghĩa là đến. “Thú hướng” có nghĩa là hướng đến một mục tiêu nào. Đây là hướng đến Niết Bàn an lạc, vô úy. Như vậy là ‘“muốn an lạc chúng sanh” và “muốn làm chỗ thú hướng cho chúng sanh” đồng nghĩa với nhau.

“Được an lạc nơi Niết Bàn” là cứu cánh, và “thú hướng Niết Bàn” là phương tiện. Vì “Thú hướng Niết Bàn là phương tiện nên phải rộng nói.

Đoạn kinh trên đây cho thấy rằng, hướng đến Niêt Bàn là hưóng đến chỗ cứu cánh, chỗ rốt ráo không, tức là vào nơi thật tướng của các pháp vậy. Đến chỗ “không tướng” là chẳng đến và cũng chẳng phải chẳng đến. Vì sao? Vì trong “không” thì “đến” và “chẳng đến” cũng đều là bất khả đắc.

-o0o-

Ví như hư không chỉ có danh, mà chẳng cỏ tướng. Cũng như vậy, hết thảy các pháp tướng đều là hư vọng, chẳng thật có. Vì sao? Vì ở nơi thật tướng, thì hết thảy các pháp đều là rốt ráo không.

Ví như khi mới quen biết một người nào, ta chỉ biết người ấy qua tướng trạng bên ngoài, hoặc qua lời giới thiệu của người khác, phải tiếp xúc lâu ngày mới biết rõ được tâm tánh của người ấy. Cũng như vậy, khi chưa quán chiếu thì thấy mỗi pháp có tướng riêng khác, khi đã có được trí huệ Bát Nhã rồi, đã quán chiếu thâm sâu rồi, thì sẽ thấy rõ các pháp đều là hư vọng, và đều là bình đẳng cả.

Phàm phu qua kính nghiệp báo, điên đảo vọng chấp các pháp có tướng sai khác, mà chẳng có biết rõ rằng thật tướng pháp là như hư không, chẳng có chỗ đến, chẳng có chỗ thủ, chẳng có chỗ chấp, vì đều là hư vọng cả. Ví như người chấp ngã, chấp thân do 5 ấm hòa hợp là thật có mà chẳng biết rằng đó là hư vọng, chẳng thật có. Dẫn đến các chấp về “thường, lạc, ngã, tịnh” của hàng Nhị thừa cũng đều là 4 chấp điên đảo. Đây chỉ là do tương quan đối đãi mà nẩy sanh ra các chấp như vậy. Người tu hành, khi phá được các chấp này thì sẽ có dược 4 thánh hạnh, nhưng cũng biết rõ các thánh hạnh đó cũng đều là bất khả đắc cả.

-o0o-

Pháp Bát Nhã Ba La Mật thậm thâm như vậy, nên theo lời Phật dạy, thì chỉ có những người nào từ trước đã ở các cõi Phật, đã tu tập đầy đủ 6 pháp Ba La Mật, đã được thiện căn thuần thục, đã cúng dường vô lượng chư Phật và chư thiện tri thức, mới có thể tín giải được. Đó là những người đã đoạn xả 3 độc “tham, sân, si” vậy.

Hỏi: Nếu chưa vào được vô sanh pháp nhẫn thì làm sao có thể đoạn được 3 độc?

Đáp: “Đoạn” nói ở đây có thể hiểu theo 2 nghĩa. Đó là:

  1. Đoạn căn bản của 3 độc.
  2. Đoạn hiện hạnh của 3 độc.

Nếu chỉ mới đoạn hiện hạnh phiền não, thì chưa thể vào được thật tướng pháp. Vì sao? Vì do chưa đoạn được căn bản phiền não, nghĩa là chưa đoạn tận gốc các phiền não, nên chưa quán triệt được pháp “không”. Do chưa quán triệt được pháp “không”, nên chưa vào được nơi thật tướng pháp vậy.

***

Phẩm thứ năm mươi ba
Thú Nhất Thiết Trí

(Hướng Về Nhất Thiết Trí)

KINH:

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát tín giải thâm Bát Nhã Ba La Mật này sẽ đến chỗ nào?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát tín giải thâm Bát Nhã Ba La Mật sẽ đến nhất thiết chủng trí.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát hướng đến nhất thiết chủng trí, nhằm làm chỗ nương tựa cho hết thảy chúng sanh tu tập Bát Nhã Ba La Mật.

Bạch Thế Tôn! Tu Bát Nhã Ba La Mật là tu hết thảy các pháp.

Bạch Thế Tôn! Vô sở tu (chẳng chỗ tu) là tu Bát Nhã Ba La Mật, vô thọ tu (chẳng thọ tu) là tu Bát Nhã Ba La Mật, hoại tu là tu Bát Nhã Đa La Mật.

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Do pháp gì hư hoại, mà gọi “hoại tu” là tu Bát Nhã Ba La Mật?

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn!

Vì sắc hư hoại… dẫn đến thức hư hoại nẽn tu Bát Nhã Ba La Mật là “hoại tu”.

Vì 12 nhập hư hoại, 18 giới hư hoại nên tu Bát Nhã Ba La Mật là “hoại tu”.

Vì ngã hư hoại… dẫn đến tri giả hư hoại, kiến giả hư hoại nên tu Bát Nhã Ba La Mật là “hoại tu”.

Vì Đàn Ba La Mật hư hoại… dẫn đến Bát Nhã Ba La Mật hư hoại, nên tu Bát Nhã Ba La Mật là “hoại tu”.

Vì nội không hư hoại… dẫn đến vô pháp hữu pháp không hư hoại, nên tu Bát Nhã Ba La Mật là “hoại tu”.

Vì 4 niềm xứ hư hoại… dẫn đến nhất thiết chủng trí hư hoại, nên tu Bát Nhã Ba La Mật là “hoại tu”.

Phật dạy: Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Tu Bồ Đề! Vì sắc hư hoại… dẫn đến nhất thiết chủng trí hư hoại, nên tu Bát Nhã Ba La Mật là “hoại tu”.

Lại nữa, Bồ Tát bất thối chuyển, ở nơi thâm Bát Nhã Ba La Mật, phải tự nghỉệm biết nhưvậy.

Nếu có vị Bồ Tát nào ở nơi thâm Bát Nhã Ba La Mật mà chẳng trú chấp, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.

Nếu có vị Bồ Tát nào ở nơi Đàn Ba La Mật… dẫn đến ở nơi Thiền Ba La Mật, ở nơi 4 niệm xứ… dẫn đến ở nơi nhất thiết chủng trí, mà chẳng trú chấp, thì phải biết đó là bậc Bồ Tát bất thối chuyển.

LUẬN:

Hỏi: Trước đây nói “đến” và “chẳng đến” ở nơi hết thảy pháp là bất khả đắc, nên là “chẳng đến” cũng “chẳng phải chẳng đến”.

Nay vì sao ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật “Bồ Tát tín giải thâm Bát Nhã Ba La Mật sẽ đến chỗ nào”? Vì sao Phật lại trả lời là “sẽ đến nhất thiết chủng trí”?

Đáp: Hàng ngoại đạo chấp thường, nên cho rằng các pháp theo luật nhân quả đã tương tục truyền nối từ vô thỉ đến nay và cũng sẽ tương tục truyền nối mãi đến các đời sau.

Do vì muốn phá chấp thường đó, mà Phật dạy “chẳng đến” và cũng “chẳng phải chẳng đến”.

Ở nơi đây, ngài Tu Bồ Đề chẳng chấp tâm, chẳng thủ pháp, mà thưa hỏi Phật như trên. Bởi vậy nên Phật cũng dùng tâm vô trú mà đáp lại rằng: Bồ Tát tín giải Bát Nhã Ba La Mật sẽ đến nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì Bát Nhã Ba La Mật là rốt ráo không. Ở nơi rốt ráo không, thì chẳng có gì chướng ngại, nên nhân và quả đồng nhất. Mà đã là chẳng có chướng ngại, thì tức là được giải thoát vậy.

Bởi vậy nên chư Bồ Tát hướng đến nhất thiết chủng trí, nhằm làm chỗ nương tựa cho hết thảy chúng sanh.

Hỏi: Vì sao nói Bồ Tát tín giải thâm Bát Nhã Ba La Mật sẽ là chỗ nương tựa cho hết thảy chúng sanh?

Đáp: Bồ Tát phát đại bi tâm thương xót hết thảy chúng sanh, nên thường tu tập Bát Nhã Ba La Mật,hướng đến nhất thiết chủng trí, dùng lực phương tiện Bát Nhã Ba La Mật cứu độ chúng sanh.

Vì sao? Vì tu Bát Nhã Ba La Mật là tu hết thảy các pháp, biết rõ thật tướng của hết thảy các pháp. Vì tu Bát Nhã Ba La Mật là vô sở tu, tức là chẳng có chỗ tu, là vô thọ tu, tức là chẳng thọ hết thảy các quán, do hết thảy các pháp quán đều lỗi lầm. Vì tu Bát Nhã Ba La Mật là hoại tu, do biết rõ hết thảy các pháp đều là vô thường, là tán hoại, Phật ấn chứng lời trình bày trên đây của ngài Tu Bồ Đề, và dạy thêm rằng: Bồ Tát bất thối chuyển phải tự nghiệm biết như vậỵ.

Lời Phật dạy trên đây có nghĩa là “người tu tập Bát Nhã Ba La Mật phải biết rõ Bát Nhã Ba La Mật cùng hết thảy pháp là rốt ráo không, mà chẳng nên thủ chấp tướng”không” đó.

KINH:

Này Tu Bồ Đề! Khi hành Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát bất thối chuyển chẳng nên tin theo lời người khác, cho đó là thiết yếu, cũng chẳng y theo lời người khác mà hành động.

Bồ Tát bất thối chuyển chẳng bị “tham, sân, si” dẫn dắt, chẳng bao giờ xa rời 6 pháp Ba La Mật.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Khi nghe thuyết thâm Bát Nhã Ba La Mật, Bồ Tát bất thối chuyển chẳng kinh, chẳng hãí, chẳng sợ, mà còn hoan hỷ ưa nghe còn thọ trì, đọc tụng… dẫn đến chánh ức niệm và đúng như pháp tu hành.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật mà chẳng kỉnh, chẳng hãi, chẳng sợ, lại thọ trì, đọc tụng… dẫn đến chánh ức niệm, thì Bồ Tát ấy phải thật hành thâm Bát Nhã Ba La Mật như thế nào?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Tuỳ thuận nhất thiết chủng trí là thật hành thâm Bát Nhã Ba La Mật vậy.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là “tùy thuận nhất thiết chủng trí là thật hành thâm Bát Nhã Ba La Mạt”?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Đó là:

– Dùng “không” để tùy thuận. Như vậy là thật hành thâm Bát Nhã Ba La Mật.

– Dùng “vô tướng”, “vô tác” để tùy thuận. Như vậy là thật hành thâm Bát Nhã Ba La Mật.

– Dùng “vô sở hữu, vô sanh, vô diệt, vô cấu, vô tịnh” để tùy thuận. Như vậy là thật hành thâm Bát Nhã Ba La Mật.

– Dùng “như mộng, như huyễn, như diệm, như hưởng, như ảnh, như hóa” để tùy thuận. Như vậy là thật hành thâm Bát Nhã Ba La Mật.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Theo như lời Phật dạy thì “Bồ Tát dùng không, vô tướng, vô tác… dẫn đến dùng như mộng, như huyễn, như diệm, như hưởng, như ảnh, như hóa để tùy thuận, là thật hành thâm Bát Nhã Ba La Mật”.

Như vậy, Bồ Tát ấy hành những pháp gì? Bồ Tát ấy hành “sắc, thọ, tưởng, hành, thức”… dẫn đến hành nhất thiết chủng trí chăng?

Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật là chẳng hành sắc… dẫn đến chẳng hành nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì chỗ hành xứ của Bồ Tát là pháp vô tác (chẳng phải được làm ra), vô hoại (chẳng thể hoại), vô khứ (chẳng có di), vô lai (chẳng có đến), vô trú (chẳng có trú) ‘nên ỉà chẳng có thể tư duy, trù lượng dược. Đã chẳng thể tư duy trù lượng được, thì chẳng có thể nói hành sắc … dẫn đến chẳng có thể nói hành nhất thiết chủng trí là hành Bát Nhã Ba La Mật được. Vì sao? Vì sắc tức là Bát Nhã Ba La Mật, Bát Nhã Ba La Mật tức là sắc… dẫn đến vì nhất thiết chủng trí tức là Bát Nhã Ba La Mật, Bát Nhã Ba La Mật tức là nhất thiết chủng trí.

Vì sắc như tướng và Bát Nhã Ba La Mật như tướng là nhất như, chẳng phải hai, chẳng phải khác. Vì nhất thiết chủng trí như tướng và Bát Nhã Ba La Mật như tướng là nhất như, chẳng phải hai, chẳng phải khác.

LUÂN:

Bồ Tát bất thối chuyển chẳng tin theo lời người khác lại cũng chẳng y theo lời người khác để làm các sự việc chẳng khởi niệm chấp lời nói đó là thật hay là chẳng phải thật.

Vì sao? Vì ở trong thế gian có hai hạng người mà lời nói chẳng thể tin được. Đó là:

– Hạng người chấp đắm dục lạc, bất tịnh trong giới tại gia.

– Hạng người chấp các tà kiến trong giới xuất gia.

Khi đã liễu đạt được thật tướng pháp rồi, thì dù ma có hiện thân Phật nhằm phá hoại chánh pháp, thì Bồ Tát cũng vẫn chẳng tin theo.Vì sao? Vì đã được vô vi pháp rồi nên tâm Bồ Tát vẫn thường an ổn. Đây chính là trường hợp các, Bồ Tát tuy chưa được Phật đạo, mà đã uốn dẹp được tham dục và các phiền não, nên chẳng còn bị động tâm, lại thường chẳng ly 6 pháp Ba La Mật.

Bởi nhân duyên vậy, nên Bồ Tát nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật mà chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng sợ, trái lại còn hoan hỷ thọ trì, đọc tụng… dẫn đến chánh ức niệm và như pháp tu hành Bát Nhã Ba La Mật nữa.         

Ví như sấm sét làm cho các loài chim nhỏ phải hoảng hốt, run rẩy, trái lại đại bàng, khổng tước thì hân hoan nhảy múa. Cũng như vậy, hàng phàm phu, do độn căn thiểu trí, nên nghe Bát Nhã Ba La Mật sanh tâm sợ hãi, trái lại hàng Bồ Tát bất thối chuyển nghe Bát Nhã Ba La Mật thì rất vui mừng ưa nghe mãi, chằng bao giờ nhàm chán.

Theo lời Phật dạy, thì chỉ có những vị Bồ Tát ở thời quá khứ đã được nghe thâm Bát Nhã Ba La Mật, đã gieo trồng thuần thục các thiện căn, đã có đại trí huệ, đã có đại oai đức, nên nay nghe thuyết thâm Bát Nhã Ba La Mật mới chẳng có sợ hãi.

Lại nữa, Ngài Tu Bồ Đề hỏi về chỗ Bồ Tát dụng pháp tu hành khiến chẳng có sợ hãi, và được Phật giải đáp, tóm tắt như sau:

– Tùy thuận nhất thiết chủng trí là thật hành thâm Bát Nhã Ba La Mật.

–  Tùy thuận nhất thiết chủng trí là tùy thuận rốt ráo không. Vì sao? Vì nhất thiết chủng trí là tịch diệt tướng, pháp tịch diệt tướng là nhất thiết chủng trí.

– Tùy thuận rốt ráo không là dùng “không, vô tướng, vô tác” để tùy thuận, dùng “vô sở hữu; vô sanh, vồ diệt, vô cấu, vô tịnh để tùy thuận, dùng như mộng, như huyễn, như diệm, như hưởng, như ảnh, như hóa” để tùy thuận.

– Tùy thuận như vậy là chẳng hành sắc… dẫn đến chẳng hành nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì nhất thiết chủng trí là vô pháp, là thật pháp, chẳng phải là hữu vi phápBởi vậy nên nói chỗ hành xứ của Bồ Tát là pháp vô tác (chẳng phải được làm ra), vô hoại (chẳng thể hoại), vô khứ (chẳng có đi), vô lai (chẳng có đến).

Như vậy là hết thảy các pháp chẳng phải theo 6 pháp Ba La Mật mà đến, cũng chẳng vào trong Phật pháp, nên là chẳng từ đâu đến và cũng chẳng đi về đâu.

Lại nữa, hữu vi pháp là hư vọng, nên là chẳng có chỗ trú, vô vi pháp chẳng thể ức tưởng phân biệt được, nên là chẳng có chỗ trú.

Do nơi 5 ấm hòa hợp mà khởi ra có 6 đường chúng sanh, khi 5 ấm chẳng còn tương tục nữa, thì cũng chẳng còn có 6 đường chúng sanh nữa. Lúc bấy giờ các tâm hành đều diệt, các ngôn ngữ đều đoạn.

Bởi vậy hên thật hành thâm Bát Nhã Ba La Mật là chẳng hành sắc… dấn đến chẳng hành nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì sắc tức là Bátt Nhã Ba La Mật…dẫn đến nhất thiết chủng trí tức là Bát Nhã Ba La Mật. Vì sắc như tướng… dẫn đến nhất thiết chủng trí như tướng, cùng với Bát Nhã Ba La Mật như tướng là nhất như, chẳng phải hai, chẳng phải khác.