LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁT TRÍ
Tác giả: Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 12

Chương 4: NGHIỆP UẨN

Phẩm 4: BÀN VỀ BIỂU, VÔ BIỂU

Tụng nêu chung:

Biểu, vô biểu chung riêng

Bốn tánh, ba đời thành

Giới nghiệp quả thị phi

Hữu lậu cùng với học.

Thân giới cùng tâm tuệ

Tu, không tu chung riêng

Loại giới ba đời thành

Chương nầy xin nói đủ.

*

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có thành tựu thân biểu không phải là vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện có thân biểu, không được vô biểu ấy, hoặc trước đã có biểu ấy không mất, không được vô biểu ấy.

2. Có thành tựu thân vô biểu không phải là biểu ấy: Nghĩa là Thánh giả trụ trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, không có thân biểu, giả như có thì mất. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, không có thân biểu, giả như có thì mất. Hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân biểu cũng là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu, cũng được vô biểu ấy, hoặc trước đã có biểu ấy không mất, cũng được vô biểu ấy. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện có thân biểu, cũng được vô biểu ấy, hoặc trước đã có biểu ấy không mất, cũng được vô biểu ấy. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, hiện có thân biểu, hoặc trước đã có biểu ấy không mất.

4. Có không phải là thành tựu thân biểu cũng không phải là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là trụ ở nơi bọc trứng, hoặc phàm phu ở trong thai, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không phải luật nghi không phải không luật nghi, không có thân biểu, giả như có thì mất, hoặc phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu thiện, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có thành tựu thân biểu thiện không phải là vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi cùng không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện có thân biểu thiện, không được vô biểu ấy, hoặc trước đã có biểu ấy không mất, không được vô biểu ấy.

2. Có thành tựu thân vô biểu thiện không phải là biểu ấy: Nghĩa là Thánh giả ở trong thai tạng, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, không có thân biểu thiện, giả như có thì mất. Hoặc sinh nơi cõi Sắc không có thân biểu thiện, giả như có thì mất. Hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân biểu thiện cũng thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu thiện, cũng được vô biểu ấy, hoặc trước đã có biểu ấy không mất, cũng được vô biểu ấy. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, hoặc trụ nơi không luật nghi cùng không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện có thân biểu thiện, cũng được vô biểu ấy, hoặc trước đã có biểu ấy không mất, cũng được vô biểu ấy. Hoặc sinh nơi cõi Sắc hiện có thân biểu thiện, hoặc trước đã có biểu ấy không mất.

4. Có không phải là thành tựu thân biểu thiện cũng không phải là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là trụ ở nơi bọc trứng, hoặc phàm phu ở trong thai, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không luật nghi cùng không phải luật nghi không phải không luật nghi, không có thân biểu thiện, giả như có thì mất, hoặc phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu tạo thành thân biểu bất thiện, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Có tạo thành thân biểu bất thiện, người kia thành tựu vô biểu ấy. Có tạo thành thân biểu bất thiện không phải là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi cùng không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện có thân biểu bất thiện, không được vô biểu ấy, hoặc trước đã có biểu ấy không mất, không được vô biểu ấy.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu hữu phú vô ký, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân vô biểu hữu phú vô ký, có thành tựu biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Sắc, hiện có thân biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu vô phú vô ký, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân vô biểu vô phú vô ký, có thành tựu biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc, hiện có thân biểu vô phú vô ký.

*

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu ở quá khứ, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có thành tựu thân biểu ở quá khứ không phải là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không phải luật nghi không phải không luật nghi, trước đã có thân biểu không mất, không được vô biểu ấy.

2. Có thành tựu vô biểu ấy không phải là thành tựu thân biểu ở quá khứ: Nghĩa là Thánh giả ở nơi thai, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, trước không có thân biểu, giả như có thì mất. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, trước không có thân biểu, giả như có thì mất, hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân biểu ở quá khứ cũng là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, trước đã có thân biểu không mất, cũng được vô biểu ấy. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, hoặc trụ nơi không luật nghi, hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải không luật nghi, trước đã có thân biểu không mất, cũng được vô biểu ấy. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, trước đã có thân biểu không mất.

4. Có không phải là thành tựu thân biểu ở quá khứ cũng không phải là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là ở nơi bọc trứng, hoặc phàm phu ở bào thai, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không phải luật nghi không phải không luật nghi, trước không có thân biểu, giả như có thì mất, hoặc A-la-hán và phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu thiện ở quá khứ, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có thành tựu thân biểu thiện ở quá khứ không phải là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi cùng không phải luật nghi không phải không luật nghi, trước đã có thân biểu thiện không mất, không được vô biểu ấy.

2. Có thành tựu vô biểu ấy không phải là thành tựu thân biểu thiện ở quá khứ: Nghĩa là Thánh giả ở nơi bào thai, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, trước không có thân biểu thiện, giả như có thì mất. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, trước không có thân biểu thiện, giả như có thì mất, hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

3. Có thành tựu thân biểu thiện ở quá khứ cũng thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, trước đã có thân biểu thiện không mất, cũng được vô biểu ấy. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, hoặc trụ nơi không luật nghi cùng không phải luật nghi không phải không luật nghi, trước đã có thân biểu thiện không mất, cũng được vô biểu ấy. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, trước đã có thân biểu thiện không mất.

4. Có không phải là thành tựu thân biểu thiện ở quá khứ cũng không phải là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là ở nơi bọc trứng, hoặc phàm phu ở nơi bào thai, hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi không luật nghi cùng không phải luật nghi không phải không luật nghi, trước không có thân biểu thiện, giả như có thì mất, hoặc A-la-hán và phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu tạo thành thân biểu bất thiện ở quá khứ, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Các sự tạo thành thân biểu bất thiện ở quá khứ, người kia thành tựu vô biểu ấy. Có tạo thành thân biểu bất thiện ở quá khứ không phải là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi cùng không phải luật nghi không phải không luật nghi, trước đã có thân biểu bất thiện quá khứ không mất, không được vô biểu ấy.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu hữu phú vô ký ở quá khứ, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu hữu phú vô ký ở quá khứ và vô biểu ấy.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu vô phú vô ký ở quá khứ, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu vô phú vô ký ở quá khứ và vô biểu ấy.

*

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu ở vị lai, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu ở vị lai, có thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là Thánh giả ở nơi bào thai, hoặc sinh nơi cõi Dục xong, được tâm thiện của cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu thiện ở vị lai, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu thiện ở vị lai, có thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là Thánh giả ở nơi bào thai, hoặc sinh nơi cõi Dục xong, được tâm thiện của cõi Sắc, hoặc sinh nơi cõi Sắc, hoặc Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu tạo thành thân biểu bất thiện ở vị lai, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Không có tạo thành thân biểu bất thiện ở vị lai và vô biểu ấy.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu hữu phú vô ký ở vị lai, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu hữu phú vô ký ở vị lai và vô biểu ấy.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu vô phú vô ký ở vị lai, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu vô phú vô ký ở vị lai và vô biểu ấy.

*

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu ở hiện tại, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có thành tựu thân biểu ở hiện tại không phải là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu, không được vô biểu ấy, giả như trước đã có thân biểu không mất nhưng không được vô biểu ấy. Hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện có thân biểu, không được vô biểu ấy, giả như trước đã có thân biểu không mất nhưng không được vô biểu ấy. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, hiện có thân biểu.

2. Có thành tựu vô biểu ấy không phải là thành tựu thân biểu ở hiện tại: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, đang ở nơi định, nếu như không ở nơi định, hiện không có thân biểu, trước đã có thân biểu không mất, được vô biểu ấy. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát và không luật nghi, hiện không có thân biểu. Hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện không có thân biểu, trước đã có thân biểu không mất, được vô biểu ấy, hoặc sinh nơi cõi Sắc, đang ở nơi định.

3. Có thành tựu thân biểu ở hiện tại cũng thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu, được vô biểu ấy, hoặc trước đã có thân biểu không mất, được vô biểu ấy. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát và không luật nghi, hiện có thân biểu. Hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện có thân biểu, được vô biểu ấy, hoặc trước đã có thân biểu không mất, được vô biểu ấy.

4. Có không phải là thành tựu thân biểu ở hiện tại cũng không phải là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là ở nơi bọc trứng và trụ trong thai tạng. Hoặc sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, không ở nơi định, hiện không có thân biểu, giả như trước đã có thân biểu không mất nhưng không được vô biểu ấy. Hoặc trụ nơi không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện không có thân biểu, giả như trước đã có thân biểu không mất nhưng không được vô biểu ấy. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, không ở nơi định, hiện không có thân biểu, hoặc sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu thiện ở hiện tại, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có thành tựu thân biểu thiện ở hiện tại không phải là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu thiện, không được vô biểu ấy, giả như trước đã có thân biểu thiện không mất nhưng không được vô biểu ấy. Hoặc trụ nơi không luật nghi cùng không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện có thân biểu thiện, không được vô biểu ấy, giả như trước đã có thân biểu thiện không mất nhưng không được vô biểu ấy, hoặc sinh nơi cõi Sắc, hiện có thân biểu thiện.

2. Có thành tựu vô biểu ấy không phải là thành tựu thân biểu thiện ở hiện tại: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, đang ở nơi định, nếu như không ở nơi định, hiện không có thân biểu thiện, trước đã có thân biểu thiện không mất mà được vô biểu ấy. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, hiện không có thân biểu thiện. Hoặc trụ nơi không luật nghi cùng trụ nơi không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện không có thân biểu thiện, trước đã có thân biểu thiện không mất mà được vô biểu ấy. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, đang ở nơi định.

3. Có thành tựu thân biểu thiện ở hiện tại cũng là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu thiện, cũng được vô biểu ấy, hoặc trước đã có thân biểu thiện không mất, được vô biểu ấy. Hoặc trụ nơi luật nghi biệt giải thoát, hiện có thân biểu thiện. Hoặc trụ nơi không luật nghi cùng trụ nơi không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện có thân biểu thiện, cũng được vô biểu ấy, trước đã có thân biểu thiện không mất, được vô biểu ấy.

4. Có không phải là thành tựu thân biểu thiện ở hiện tại cũng không phải là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là ở nơi bọc trứng và trụ trong thai tạng. Hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi, không được luật nghi biệt giải thoát, không ở nơi định, hiện không có thân biểu thiện, giả như trước đã có thân biểu thiện không mất nhưng không được vô biểu ấy. Hoặc trụ nơi không luật nghi cùng không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện không có thân biểu thiện, giả như trước đã có thân biểu thiện không mất nhưng không được vô biểu ấy. Hoặc sinh nơi cõi Sắc, không ở nơi định, hiện không có thân biểu thiện, hoặc sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu tạo thành thân biểu bất thiện ở hiện tại, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tạo thành thân biểu bất thiện ở hiện tại không phải là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi cùng không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện có thân biểu bất thiện, không được vô biểu ấy, giả như trước đã có thân biểu bất thiện không mất nhưng không được vô biểu ấy.

2. Có thành tựu vô biểu ấy không phải là tạo thành thân biểu bất thiện ở hiện tại: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi không luật nghi, hiện không có thân biểu bất thiện. Hoặc trụ nơi luật nghi cùng không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện không có thân biểu bất thiện, trước đã có thân biểu bất thiện không mất, được vô biểu ấy.

3. Có tạo thành thân biểu bất thiện ở hiện tại cũng thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, trụ nơi luật nghi cùng không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện có thân biểu bất thiện, cũng được vô biểu ấy, trước đã có thân biểu bất thiện không mất, được vô biểu ấy. Hoặc trụ nơi không luật nghi, hiện có thân biểu bất thiện.

4. Có không phải là tạo thành thân biểu bất thiện ở hiện tại cũng không phải là thành tựu vô biểu ấy: Nghĩa là ở nơi bọc trứng hoặc trụ trong thai tạng. Hoặc sinh nơi cõi Dục trụ nơi luật nghi cùng không phải luật nghi không phải không luật nghi, hiện không có thân biểu bất thiện, giả như trước đã có thân biểu bất thiện không mất nhưng không được vô biểu ấy, hoặc sinh nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu hữu phú vô ký ở hiện tại, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu hữu phú vô ký ở hiện tại, có thành tựu biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc, hiện có thân biểu hữu phú vô ký.

Hỏi: Nếu thành tựu thân biểu vô phú vô ký ở hiện tại, người kia thành tựu vô biểu ấy chăng?

Đáp: Không có thành tựu thân biểu vô phú vô ký ở hiện tại, có thành tựu biểu ấy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc, hiện có thân biểu vô phú vô ký.

*

Như nói rộng về thân biểu, vô biểu, như thế ngữ biểu, vô biểu nói rộng cũng như vậy.

*

Hỏi: Nếu nghiệp hệ thuộc nơi cõi Dục thì quả của nghiệp ấy hệ thuộc nơi cõi Dục chăng?

Đáp: Các nghiệp hệ thuộc nơi cõi Dục, quả của nghiệp ấy cũng vậy. Có quả của nghiệp hệ thuộc nơi cõi Dục không phải là nghiệp ấy: Nghĩa là do đạo nơi cõi Sắc, tạo sự biến hóa nơi cõi Dục, phát khởi ngữ của cõi Dục.

Hỏi: Nếu nghiệp hệ thuộc nơi cõi Sắc thì quả của nghiệp ấy hệ thuộc nơi cõi Sắc chăng?

Đáp: Các quả của nghiệp hệ thuộc nơi cõi Sắc, nghiệp ấy cũng vậy. Có nghiệp hệ thuộc nơi cõi Sắc không phải là quả của nghiệp ấy: Nghĩa là do đạo nơi cõi Sắc, tạo sự biến hóa nơi cõi Dục, phát khởi ngữ của cõi Dục, và do đạo nơi cõi Sắc, chứng đắc các kiết đoạn trừ.

Hỏi: Nếu nghiệp hệ thuộc nơi cõi Vô sắc thì quả của nghiệp ấy hệ thuộc nơi cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các quả của nghiệp hệ thuộc nơi cõi Vô sắc, nghiệp ấy cũng như vậy. Có nghiệp hệ thuộc nơi cõi Vô sắc không phải là quả của nghiệp ấy: Nghĩa là do đạo nơi cõi Vô sắc chứng đắc các kiết đoạn trừ.

Hỏi: Nếu nghiệp không hệ thuộc thì quả của nghiệp ấy không hệ thuộc chăng?

Đáp: Các nghiệp không hệ thuộc, quả của nghiệp ấy cũng vậy. Có quả của nghiệp không hệ thuộc không phải là nghiệp ấy: Nghĩa là do đạo của cõi Sắc, cõi Vô sắc, chứng đắc các kiết đoạn trừ.

*

Hỏi: Nếu nghiệp không hệ thuộc nơi cõi Dục thì quả của nghiệp ấy không hệ thuộc nơi cõi Dục chăng?

Đáp: Các quả của nghiệp không hệ thuộc nơi cõi Dục, nghiệp ấy cũng vậy. Có nghiệp không hệ thuộc nơi cõi Dục không phải là quả của nghiệp ấy: Nghĩa là do đạo nơi cõi Sắc tạo sự biến hóa nơi cõi Dục, phát khởi ngữ của cõi Dục.

Hỏi: Nếu nghiệp không hệ thuộc nơi cõi Sắc thì quả của nghiệp ấy không hệ thuộc nơi cõi Sắc chăng?

Đáp: Các nghiệp không hệ thuộc nơi cõi Sắc, quả của nghiệp ấy cũng vậy. Có quả của nghiệp không hệ thuộc nơi cõi Sắc không phải là nghiệp ấy: Nghĩa là do đạo nơi cõi Sắc tạo sự biến hóa nơi cõi Dục, phát khởi ngữ của cõi Dục cùng do đạo nơi cõi Sắc chứng đắc các kiết đoạn trừ.

Hỏi: Nếu nghiệp không hệ thuộc nơi cõi Vô sắc thì quả của nghiệp ấy không hệ thuộc nơi cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các nghiệp không hệ thuộc nơi cõi Vô sắc, quả của nghiệp ấy cũng vậy. Có quả của nghiệp không hệ thuộc nơi cõi Vô sắc không phải là nghiệp ấy: Nghĩa là do đạo nơi cõi Vô sắc chứng đắc các kiết đoạn trừ.

Hỏi: Nếu nghiệp không phải không hệ thuộc thì quả của nghiệp ấy không phải không hệ thuộc chăng?

Đáp: Các quả của nghiệp không phải không hệ thuộc, nghiệp ấy cũng vậy. Có nghiệp không phải không hệ thuộc không phải là quả của nghiệp ấy: Nghĩa là do đạo của cõi Sắc, cõi Vô sắc chứng đắc các kiết đoạn trừ.

*

Hỏi: Từng có nghiệp hữu lậu có quả hữu lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là quả dị thục, đẳng lưu.

Hỏi: Từng có nghiệp hữu lậu có quả vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là quả ly hệ.

Hỏi: Từng có nghiệp hữu lậu có quả hữu lậu, vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là quả dị thục, đẳng lưu, ly hệ.

*

Hỏi: Từng có nghiệp vô lậu có quả vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là quả đẳng lưu, ly hệ.

Hỏi: Từng có nghiệp vô lậu có quả hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có nghiệp vô lậu có quả vô lậu, hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

*

Hỏi: Từng có nghiệp hữu lậu, vô lậu có quả hữu lậu, vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có nghiệp hữu lậu, vô lậu có quả hữu lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có nghiệp hữu lậu, vô lậu có quả vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

*

Hỏi: Từng có nghiệp học có quả học chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là quả đẳng lưu.

Hỏi: Từng có nghiệp học có quả vô học chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là quả đẳng lưu.

Hỏi: Từng có nghiệp học có quả phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là quả ly hệ.

*

Hỏi: Từng có nghiệp vô học có quả vô học chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là quả đẳng lưu.

Hỏi: Từng có nghiệp vô học có quả học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có nghiệp vô học có quả phi học phi vô học chăng?

Đáp: Không có.

*

Hỏi: Từng có nghiệp phi học phi vô học có quả phi học phi vô học chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là quả dị thục, đẳng lưu, ly hệ.

Hỏi: Từng có nghiệp phi học phi vô học có quả học chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có nghiệp phi học phi vô học có quả vô học chăng?

Đáp: Không có.

*

Như Đức Thế Tôn nói: “Không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ”.

Hỏi: Thế nào là không tu thân?

Đáp: Nếu đối với thân chưa lìa tham dục, vui đắm nơi khát ái. Lại, đạo vô gián có thể dứt hết tham sắc, người kia đối với đạo nầy chưa tu, chưa an.

Hỏi: Thế nào là không tu giới?

Đáp: Nếu đối với giới chưa lìa tham, nói rộng như nơi thân.

Hỏi: Thế nào là không tu tâm?

Đáp: Nếu đối với tâm chưa lìa tham dục, vui đắm nơi khát ái. Lại, đạo vô gián có thể dứt hết tham vô sắc, người kia đối với đạo nầy chưa tu, chưa an.

Hỏi: Thế nào là không tu tuệ?

Đáp: Nếu đối với tuệ chưa lìa tham, nói rộng như nơi tâm.

Hỏi: Nếu không tu thân người kia không tu giới chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như không tu giới người kia không tu thân chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu không tu thân người kia không tu tâm chăng?

Đáp: Có những thứ không tu thân người kia không tu tâm. Có không tu tâm không phải là không tu thân: Nghĩa là đã lìa nhiễm sắc, chưa lìa nhiễm vô sắc.

Hỏi: Nếu không tu thân người kia không tu tuệ chăng?

Đáp: Có những thứ không tu thân người kia không tu tuệ. Có không tu tuệ không phải là không tu thân: Nghĩa là đã lìa nhiễm sắc, chưa lìa nhiễm vô sắc.

Hỏi: Nếu không tu giới người kia không tu tâm chăng?

Đáp: Có những thứ không tu giới người kia không tu tâm. Có không tu tâm không phải là không tu giới: Nghĩa là đã lìa nhiễm sắc, chưa lìa nhiễm vô sắc.

Hỏi: Nếu không tu giới người kia không tu tuệ chăng?

Đáp: Có những thứ không tu giới người kia không tu tuệ. Có không tu tuệ không phải là không tu giới: Nghĩa là đã lìa nhiễm sắc, chưa lìa nhiễm vô sắc.

Hỏi: Nếu không tu tâm người kia không tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như không tu tuệ người kia không tu tâm chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Như Đức Thế Tôn nói: “Tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ”.

Hỏi: Thế nào là tu thân?

Đáp: Nếu đối với thân đã lìa tham dục, không vui đắm nơi khát ái. Lại, đạo vô gián có thể dứt hết tham sắc, người kia đối với đạo nầy đã tu, đã an.

Hỏi: Thế nào là tu giới?

Đáp: Nếu đối với giới đã lìa tham, nói rộng như nơi thân.

Hỏi: Thế nào là tu tâm?

Đáp: Nếu đối với tâm đã lìa tham dục, không còn vui đắm nơi khát ái. Lại, đạo vô gián có thể dứt hết tham vô sắc, người kia đối với đạo nầy đã tu, đã an.

Hỏi: Thế nào là tu tuệ?

Đáp: Nếu đối với tuệ đã lìa tham, nói rộng như nơi tâm.

Hỏi: Nếu tu thân người kia tu giới chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như tu giới người kia tu thân chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tu thân người kia tu tâm chăng?

Đáp: Có các thứ tu tâm người kia tu thân. Có tu thân không phải là tu tâm: Nghĩa là đã lìa nhiễm sắc, chưa lìa nhiễm vô sắc.

Hỏi: Nếu tu thân người kia tu tuệ chăng?

Đáp: Có các thứ tu tuệ người kia tu thân. Có tu thân không phải là tu tuệ: Nghĩa là đã lìa nhiễm sắc, chưa lìa nhiễm vô sắc.

Hỏi: Nếu tu giới người kia tu tâm chăng?

Đáp: Có các thứ tu tâm người kia tu giới. Có tu giới không phải là tu tâm: Nghĩa là đã lìa nhiễm sắc, chưa lìa nhiễm vô sắc.

Hỏi: Nếu tu giới người kia tu tuệ chăng?

Đáp: Có các thứ tu tuệ người kia tu giới. Có tu giới không phải là tu tuệ: Nghĩa là đã lìa nhiễm sắc, chưa lìa nhiễm vô sắc.

Hỏi: Nếu tu tâm người kia tu tuệ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như tu tuệ người kia tu tâm chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Nếu thành tựu giới quá khứ, người kia thành tựu giới loại nầy ở hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Có thành tựu giới quá khứ không phải là giới loại nầy ở hiện tại, vị lai: Nghĩa là giới biểu đã diệt không mất, giới loại nầy không hiện ở trước. Có thành tựu giới quá khứ và vị lai, không phải là hiện tại: Nghĩa là giới vô lậu của tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại nầy không hiện ở trước. Có thành tựu giới quá khứ và hiện tại, không phải là vị lai: Nghĩa là giới biểu đã diệt không mất, giới loại nầy hiện ở trước. Có thành tựu giới quá khứ và hiện tại, vị lai: Nghĩa là giới vô lậu của tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại nầy hiện ở trước.

Hỏi: Nếu thành tựu giới vị lai, người kia thành tựu giới loại nầy ở quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Có thành tựu giới vị lai không phải là giới loại nầy ở quá khứ, hiện tại: Nghĩa là A-la-hán sinh nơi cõi Vô sắc. Có thành tựu giới vị lai và quá khứ, không phải là hiện tại: Nghĩa là giới vô lậu của tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại nầy không hiện ở trước. Có thành tựu giới vị lai và hiện tại, không phải là quá khứ: Nghĩa là giới vô lậu đầu tiên hiện ở trước. Có thành tựu giới vị lai và quá khứ, hiện tại: Nghĩa là giới vô lậu của tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại nầy hiện ở trước.

Hỏi: Nếu thành tựu giới hiện tại, người kia thành tựu giới loại nầy ở quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Có thành tựu giới hiện tại không phải là giới loại nầy ở quá khứ, vị lai: Nghĩa là giới biểu đầu tiên hiện ở trước. Có thành tựu giới hiện tại và quá khứ, không phải là vị lai: Nghĩa là giới biểu đã diệt không mất, giới loại nầy hiện ở trước. Có thành tựu giới hiện tại và vị lai, không phải là quá khứ: Nghĩa là giới vô lậu đầu tiên hiện ở trước. Có thành tựu giới hiện tại và quá khứ, vị lai: Nghĩa là giới vô lậu của tĩnh lự đã diệt không mất, giới loại nầy hiện ở trước.

***

Phẩm 5: BÀN VỀ TỰ NGHIỆP

Tụng nêu chung:

Nghĩa tự nghiệp đời thành

Đối dị thục thành đọa

Trí mưu hại giữ xả

Tâm loạn, buộc, Phật dạy.

Thư, số, toán, in, thi

Xứ công nghiệp thế gian

Thành tựu giới như học

Chương nầy xin nói đủ.

*

Hỏi: Thế nào là tự nghiệp?

Đáp: Nếu nghiệp đã được nay có dị thục và dị thục của nghiệp đã sinh đang thọ.

Hỏi: Do nghĩa gì gọi là tự nghiệp?

Đáp: Là nghĩa đạt được tự quả, tự đẳng lưu, tự dị thục. Lại nữa, nghiệp nầy đã chiêu cảm dị thục, nơi nẻo tự nối tiếp hiện rõ dị thục không phải thứ khác. Nơi nẻo tự tương tục, dưỡng tùy dưỡng, dục tùy dục, hộ tùy hộ, chuyển tùy chuyển, ích tùy ích, nên gọi là tự nghiệp.

Hỏi: Nếu nghiệp là tự nghiệp, nghiệp ấy nên nói là quá khứ, hiện tại, vị lai chăng?

Đáp: Nghiệp ấy nên nói là quá khứ.

Hỏi: Nếu nghiệp là tự nghiệp, nghiệp ấy thành tựu chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có nghiệp là tự nghiệp nghiệp ấy không thành tựu: Nghĩa là nghiệp đã đạt được, nay có dị thục và dị thục của nghiệp đã sinh đang thọ, nghiệp nầy đã mất. 2. Có nghiệp thành tựu nghiệp ấy không phải là tự nghiệp: Nghĩa là nghiệp không phải đã được, nay có dị thục và dị thục của nghiệp, không phải đã sinh đang thọ, nghiệp nầy không mất. 3. Có nghiệp là tự nghiệp nghiệp ấy cũng thành tựu: Nghĩa là nghiệp đã đạt được, nay có dị thục và dị thục của nghiệp đã sinh đang thọ, nghiệp nầy không mất. 4. Có nghiệp không phải là tự nghiệp nghiệp ấy cũng không thành tựu: Nghĩa là nghiệp không phải đã đạt được, nay có dị thục và dị thục của nghiệp, không phải đã sinh đang thọ, nghiệp nầy đã mất.

Không có (phi) cũng có bốn trường hợp trái với trước, nên nói rộng.

Hỏi: Nếu nghiệp là tự nghiệp, nghiệp ấy nhất định sẽ thọ dị thục chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có nghiệp là tự nghiệp nghiệp ấy nhất định sẽ không thọ dị thục: Nghĩa là nghiệp đã được, nay có dị thục và dị thục của nghiệp đã sinh đang thọ, dị thục của nghiệp nầy đến phần vị sau cùng. 2. Có nghiệp nhất định sẽ thọ dị thục nghiệp ấy không phải là tự nghiệp: Nghĩa là nghiệp không phải đã được, nay có dị thục và dị thục của nghiệp không phải đã sinh đang thọ, dị thục của nghiệp nầy chưa thành thục. 3. Có nghiệp là tự nghiệp nghiệp ấy nhất định sẽ thọ dị thục: Nghĩa là nghiệp đã được, nay đã có dị thục và dị thục của nghiệp đã sinh đang thọ, chưa đến phần vị sau cùng. 4. Có nghiệp không phải là tự nghiệp nghiệp ấy nhất định sẽ không thọ dị thục: Nghĩa là nghiệp không phải đã được, nay có dị thục và dị thục của nghiệp không phải đã sinh đang thọ, dị thục của nghiệp nầy đã thành thục.

Không có (Phi) cũng có bốn trường hợp trái với trước, nên nói rộng.

Hỏi: Nếu nghiệp thành tựu, nghiệp ấy nhất định sẽ thọ nhận dị thục chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có nghiệp thành tựu nghiệp ấy nhất định sẽ không thọ nhận dị thục: Nghĩa là dị thục của nghiệp thiện, bất thiện, hữu lậu nơi quá khứ đã thành thục, nghiệp nầy không mất. Hoặc nghiệp vị lai thiện, bất thiện, hữu lậu đã được nhất định không sinh. Hoặc nghiệp vô ký, vô lậu đã thành tựu. 2. Có nghiệp nhất định sẽ thọ nhận dị thục nghiệp ấy không thành tựu: Nghĩa là dị thục của nghiệp quá khứ thiện, bất thiện, hữu lậu chưa thành thục, nghiệp nầy đã mất. Hoặc nghiệp vị lai thiện, bất thiện, hữu lậu chưa được, nhất định sẽ sinh. 3. Có nghiệp thành tựu nghiệp ấy nhất định sẽ thọ nhận dị thục: Nghĩa là dị thục của nghiệp quá khứ thiện, bất thiện, hữu lậu chưa thành thục, nghiệp nầy không mất. Hoặc nghiệp vị lai thiện, bất thiện, hữu lậu đã được cũng nhất định sẽ sinh. Hoặc nghiệp thiện, bất thiện, hữu lậu của hiện tại. 4. Có nghiệp không thành tựu nghiệp ấy nhất định sẽ không thọ nhận dị thục: Nghĩa là dị thục của nghiệp thiện, bất thiện, hữu lậu nơi quá khứ đã thành thục, nghiệp ấy đã mất. Hoặc nghiệp thiện, bất thiện, hữu lậu của vị lai không đạt được, cũng nhất định không sinh. Hoặc nghiệp vô ký, vô lậu không thành tựu.

Không có (Phi) cũng có bốn trường hợp trái với trước, nên nói rộng.

*

Nếu người Dự lưu có nghiệp bất thiện, có thể thuận với khổ thọ, dị thục chưa thành thục, dị thục kia đã thành thục nên bị đọa vào nẻo ác.

Hỏi: Do đạo nào ngăn cản không bị đọa?

Đáp: Do hai bộ kiết trói buộc các hữu tình khiến bị đọa vào nẻo ác, nghĩa là kiết do kiến đạo đoạn, tu đạo đoạn.

Các người Dự lưu tuy chưa vĩnh viễn đoạn kiết do tu đạo đoạn, nhưng đã vĩnh viễn đoạn kiết do kiến đạo đoạn, thiếu một tư lương, nên không đọa nơi cõi ác. Như chiếc xe có đủ hai bánh, có thể vận chuyển, chuyên chở, như chim có hai cánh có thể bay nơi hư không, thiếu một thì không thể. Ở đây cũng như vậy.

*

Như Đức Thế Tôn nói: “Đệ tử Thánh của Ta nên tự xét kỹ, ghi nhận đã dứt hết mọi hầm hố hiểm nguy nơi ba nẻo ác địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ”.

Hỏi: Các người Dự lưu vì có hiện trí nên có thể tự xét kỹ, biết rõ về mọi hầm hố nguy hiểm nơi ba nẻo ác địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ để tự ghi nhận chăng?

Đáp: Không thể.

Hỏi: Nếu vậy thì người Dự lưu kia làm sao nhận biết?

Đáp: Tin nơi lời Phật nói. Nghĩa là Đức Thế Tôn nói: “Nếu có các đệ tử Thánh đa văn, có thể tùy thuận quán xét, thấy trong tự thân có bốn chứng tịnh hiện ở trước tức nên tự xét kỹ, ghi nhận là đã dứt hết mọi hầm hố hiểm nguy nơi ba nẻo ác địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ”. Lại, người Dự lưu đã được bốn trí: Nghĩa là trí khổ, tập, diệt, đạo, chưa được tận trí, vô sinh trí.

*

Như Đức Thế Tôn nói: “Do học mưu hại, Na-già-đế quán sau bảy ngày nữa, nhà Kiều-tát-la tất nhiên bị diệt hết”.

Hỏi: Thế nào là học mưu hại?

Đáp: Như có người học chưa lìa nhiễm dục, khi bị người khác gia hại, liền khởi suy nghĩ: “Ta sẽ khiến cho mẹ của kẻ kia suy hoại, mất đứa con yêu quý”. Lại như người học đã lìa nhiễm dục, lúc bị người khác gia hại, từ lìa dục bị thoái chuyển, khởi suy nghĩ: “Ta sẽ khiến cho mẹ của kẻ kia suy hoại, mất đứa con yêu quý”.

Hỏi: Các kẻ học mưu hại tất có quả nên chăng?

Đáp: Điều ấy không quyết định. Nếu các hữu tình tạo tác, tăng trưởng nghiệp có uy lực lớn, dị thục hiện ở trước, tức quả không thành.

*

Hỏi: Thế nào là Bí-sô lưu lại nhiều hành sống lâu?

Đáp: Nghĩa là A-la-hán đã thành tựu thần thông, được tâm tự tại, hoặc đối với chúng Tăng, hoặc ở nơi từng người riêng lẻ, dùng y bát, hoặc dùng các vật dụng quen thuộc với đời sống của một Samôn để bố thí. Thí xong, phát nguyện, tức nhập cảnh giới tận cùng nơi tĩnh lự thứ tư. Từ định khởi, tâm nhớ nghĩ, miệng nói: “Nếu như tôi có thể chiêu cảm nghiệp của dị thục giàu có, nguyện nghiệp ấy chuyển, chiêu cảm quả dị thục sống lâu”. Bấy giờ, A-la-hán kia có thể tạo nên nghiệp của dị thục giàu có, tức chuyển biến có thể chiêu cảm quả dị thục sống lâu.

Hỏi: Thế nào là Bí-sô xả bỏ nhiều hành sống lâu?

Đáp: Nghĩa là A-la-hán đã thành tựu thần thông, được tâm tự tại, bố thí như trước, thí xong, phát nguyện, tức nhập cảnh giới tận cùng nơi tĩnh lự thứ tư. Từ định khởi, tâm nghĩ nhớ, miệng nói: “Nếu như tôi có thể chiêu cảm nghiệp của dị thục sống lâu, nguyện nghiệp ấy chuyển chiêu cảm quả dị thục giàu có”. Bấy giờ, A-la-hán kia có thể tạo nên nghiệp của dị thục sống lâu, tức chuyển biến có thể chiêu cảm quả dị thục giàu có.

*

Thế nào là tâm cuồng loạn?

Đáp: Nghĩa là do thế mạnh của bốn duyên bức bách khiến tâm cuồng loạn: 1. Do hàng phi nhân biến hiện hình sắc xấu ác, gặp rồi kinh sợ khiến tâm cuồng loạn. 2. Do hàng phi nhân phẫn nộ, đánh đập, các chi phần nơi thân bị khổ thọ bức bách khiến tâm cuồng loạn. 3. Do các đại chủng mâu thuẫn chống trái khiến tâm cuồng loạn. 4. Do dị thục của nghiệp trước khiến tâm cuồng loạn.

*

Hỏi: Pháp tương ưng của triền nào đều là bất thiện?

Đáp: Là không hổ, không thẹn.

*

Hỏi: Phật giảng dạy như thế nào?

Đáp: Nghĩa là Đức Phật nói năng, luận bàn, xướng đọc, nêu bày về ngữ lộ, ngữ âm, ngữ nghiệp, ngữ biểu. Đó gọi là Phật giảng dạy, giáo hóa.

Hỏi: Đức Phật giảng dạy giáo hóa nên nói là thiện hay là vô ký?

Đáp: Hoặc thiện, hoặc vô ký.

Thế nào là thiện? Nghĩa là tâm thiện của Đức Phật đã phát ra ngữ ngôn cho đến ngữ biểu.

Thế nào là vô ký? Nghĩa là tâm vô ký của Đức Phật đã phát ra ngữ ngôn cho đến ngữ biểu.

Hỏi: Phật giáo hóa gọi là pháp gì?

Đáp: Là danh thân, cú thân, văn thân, sắp bày hàng lớp theo trình tự bố trí an định liên hợp theo thứ lớp.

Hỏi: Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Già tha, Tự thuyết, Nhân duyên, Thí dụ, Bản sự, Bản sinh, Phương quảng, Hy pháp, Luận nghị, gọi là pháp gì?

Đáp: Là Danh thân, Cú thân, Văn thân, sắp bày hàng lớp theo trình tự bố trí an định liên hợp theo thứ lớp.

*

Hỏi: Sách (Thư) gọi là pháp gì?

Đáp: Là thân nghiệp chuyển biến như lý và thân nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Số gọi là pháp gì?

Đáp: Là ý nghiệp chuyển biến như lý và ý nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Toán gọi là pháp gì?

Đáp: Là ngữ nghiệp chuyển biến như lý và ngữ nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện thiện xảo.

Hỏi: In ấn gọi là pháp gì?

Đáp: Là thân nghiệp chuyển biến như lý và thân nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Thi gọi là pháp gì?

Đáp: Là ngữ nghiệp chuyển biến như lý và ngữ nghiệp ấy đã dựa vào các trí phương tiện thiện xảo.

Hỏi: Vô số xứ nghiệp công xảo nơi thế gian gọi là pháp gì?

Đáp: Tuệ là sự tạo tác trước tiên cho xứ nghiệp công xảo nơi thế gian kia và tuệ ấy đã dựa vào các trí phương tiện thiện xảo.

*

Nếu thành tựu giới học, người kia thành tựu giới phi học phi vô học chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có thành tựu giới học không phải là thành tựu giới phi học phi vô học: Nghĩa là người học sinh nơi cõi Vô sắc. 2. Có thành tựu giới phi học phi vô học không phải là thành tựu giới học: Nghĩa là A-la-hán và các phàm phu sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc. 3. Có thành tựu giới học cũng là thành tựu giới phi học phi vô học: Nghĩa là người học sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc. 4. Có không phải là thành tựu giới học cũng không phải là thành tựu giới phi học phi vô học: Nghĩa là A-la-hán và các phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu giới vô học, người kia thành tựu giới phi học phi vô học chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có thành tựu giới vô học không phải là thành tựu giới phi học phi vô học: Nghĩa là A-la-hán sinh nơi cõi Vô sắc. 2. Có thành tựu giới phi học phi vô học không phải là thành tựu giới vô học: Nghĩa là các người học và các phàm phu sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc. 3. Có thành tựu giới vô học cũng là thành tựu giới phi học phi vô học: Nghĩa là A-la-hán sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc. 4. Có không phải là thành tựu giới vô học cũng không phải là thành tựu giới phi học phi vô học: Nghĩa là các người học và các phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

HẾT – QUYỂN 12