LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁT TRÍ
Tác giả: Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 18

Chương 7: ĐỊNH UẨN

Phẩm 3: BÀN VỀ SỰ GỒM THÂU

Tụng nêu chung:

Gồm thâu được tương ưng

Thành không được xả thoái

Đốn, tiệm, nương định diệt

Chương nầy xin nói đủ.

*

Mười tưởng: Tưởng về vô thường, tưởng về vô thường – khổ, tưởng về vô ngã – khổ, tưởng về sự chết, tưởng về bất tịnh, tưởng về chán ăn, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về đoạn, tưởng về lìa, tưởng về diệt.

Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười biến xứ, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Hỏi: Tưởng về vô thường v.v… gồm thâu bao nhiêu tĩnh lự v.v…?

Đáp: Tưởng về vô thường gồm thâu bốn tĩnh lự, bốn vô sắc, bốn giải thoát.

Như tưởng về vô thường, tưởng về vô thường – khổ, tưởng về vô ngã – khổ, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về lìa, tưởng về diệt cũng như vậy.

Tưởng về bất tịnh gồm thâu giải thoát thứ nhất, thứ hai, cùng tĩnh lự thứ ba, thứ tư.

Như tưởng về bất tịnh, tưởng về chán ăn cũng như vậy.

Tưởng về tất cả thế gian không thể vui gồm thâu tĩnh lự thứ ba, thứ tư.

Hỏi: Tĩnh lự thứ nhất v.v… gồm thâu bao nhiêu tĩnh lự v.v…?

Đáp: Tĩnh lự thứ nhất gồm thâu tĩnh lự thứ nhất, bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất, thứ hai, bốn thắng xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ hai gồm thâu tĩnh lự thứ hai, bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất, thứ hai, bốn thắng xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ ba gồm thâu tĩnh lự thứ ba, ba vô lượng, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ tư gồm thâu tĩnh lự thứ tư, ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Hỏi: Vô lượng Từ v.v… gồm thâu bao nhiêu vô lượng v.v…?

Đáp: Vô lượng Từ gồm thâu thế tục trí của Từ, cho đến Xả gồm thâu thế tục trí của Xả.

Hỏi: Không vô biên xứ v.v… gồm thâu bao nhiêu vô sắc v.v…?

Đáp: Không vô biên xứ gồm thâu Không vô biên xứ và giải thoát, biến xứ, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Thức vô biên xứ gồm thâu Thức vô biên xứ và giải thoát, biến xứ, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Vô sở hữu xứ gồm thâu Vô sở hữu xứ và giải thoát, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ gồm thâu Phi tưởng phi phi tưởng xứ và giải thoát, diệt thọ tưởng giải thoát, thế tục trí.

Hỏi: Giải thoát thứ nhất v.v… gồm thâu bao nhiêu giải thoát v.v…?

Đáp: Giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba gồm thâu thế tục trí của giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

Giải thoát nơi Không vô biên xứ gồm thâu giải thoát nơi Không vô biên xứ và biến xứ, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Giải thoát nơi Thức vô biên xứ gồm thâu giải thoát nơi Thức vô biên xứ và biến xứ, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Giải thoát nơi Vô sở hữu xứ gồm thâu giải thoát nơi Vô sở hữu xứ, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Giải thoát nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ gồm thâu thế tục trí của giải thoát nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Giải thoát diệt tưởng thọ gồm thâu giải thoát diệt tưởng thọ.

Hỏi: Thắng xứ thứ nhất v.v… gồm thâu bao nhiêu thắng xứ v.v…?

Đáp: Thắng xứ thứ nhất gồm thâu thế tục trí của thắng xứ thứ nhất, cho đến thắng xứ thứ tám gồm thâu thế tục trí của thắng xứ thứ tám.

Hỏi: Biến xứ thứ nhất v.v… gồm thâu bao nhiêu biến xứ v.v…?

Đáp: Biến xứ thứ nhất gồm thâu thế tục trí của biến xứ thứ nhất, cho đến biến xứ thứ mười gồm thâu thế tục trí của biến xứ thứ mười.

Hỏi: Pháp trí v.v… gồm thâu bao nhiêu trí v.v…?

Đáp: Pháp trí gồm thâu pháp trí và phần ít của năm trí. Loại trí gồm thâu loại trí và phần ít của năm trí. Tha tâm trí gồm thâu tha tâm trí và phần ít của bốn trí. Thế tục trí gồm thâu thế tục trí và phần ít của một trí. Khổ trí gồm thâu khổ trí và phần ít của hai trí. Tập trí gồm thâu tập trí và phần ít của hai trí. Diệt trí gồm thâu diệt trí và phần ít của ba trí. Đạo trí gồm thâu đạo trí và phần ít của ba trí.

Hỏi: Tam-ma-địa không v.v… gồm thâu bao nhiêu Tam-mađịa v.v…?

Đáp: Không gồm thâu không, vô nguyện gồm thâu vô nguyện, vô tướng gồm thâu vô tướng.

*

Như gồm thâu, có thể đắc cũng như vậy.

*

Hỏi: Tưởng về vô thường v.v… tương ưng với bao nhiêu tĩnh lự v.v…?

Đáp: Tưởng về vô thường tương ưng với bốn tĩnh lự, bốn vô sắc, bốn giải thoát, bốn trí, một Tam-ma-địa.

Như tưởng về vô thường, tưởng về vô thường – khổ, tưởng về vô ngã – khổ, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về lìa, tưởng về diệt cũng như vậy.

Tưởng về bất tịnh tương ưng với hai tĩnh lự sau, thế tục trí của hai giải thoát đầu.

Như tưởng về bất tịnh, tưởng về chán ăn cũng như vậy.

Tưởng về tất cả thế gian không thể vui tương ưng với thế tục trí của hai tĩnh lự sau.

Hỏi: Tĩnh lự thứ nhất v.v… tương ưng với bao nhiêu tĩnh lự v.v…?

Đáp: Tĩnh lự thứ nhất tương ưng với tĩnh lự thứ nhất, bốn vô lượng, hai giải thoát đầu tiên, bốn thắng xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ hai tương ưng với tĩnh lự thứ hai, bốn vô lượng, giải thoát thứ nhất, thứ hai, bốn thắng xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ ba tương ưng với tĩnh lự thứ ba, ba vô lượng, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Tĩnh lự thứ tư tương ưng với tĩnh lự thứ tư, ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước, tám trí, ba Tam-ma-địa.

Hỏi: Vô lượng Từ v.v… tương ưng với bao nhiêu vô lượng v.v…?

Đáp: Từ tương ưng với thế tục trí của Từ, cho đến Xả tương ưng với thế tục trí của Xả.

Hỏi: Không vô biên xứ v.v… tương ưng với bao nhiêu vô sắc v.v…?

Đáp: Không vô biên xứ tương ưng với Không vô biên xứ và giải thoát, biến xứ, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Thức vô biên xứ tương ưng với Thức vô biên xứ và giải thoát, biến xứ, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Vô sở hữu xứ tương ưng với Vô sở hữu xứ và giải thoát, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ tương ưng với Phi tưởng phi phi tưởng xứ và tương ưng với thế tục trí của giải thoát.

Hỏi: Giải thoát thứ nhất v.v… tương ưng với bao nhiêu giải thoát v.v…?

Đáp: Giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba tương ưng với thế tục trí của giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

Giải thoát nơi Không vô biên xứ tương ưng với giải thoát nơi Không vô biên xứ và biến xứ, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Giải thoát nơi Thức vô biên xứ tương ưng với giải thoát nơi Thức vô biên xứ và biến xứ, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Giải thoát nơi Vô sở hữu xứ tương ưng với giải thoát nơi Vô sở hữu xứ, sáu trí, ba Tam-ma-địa.

Giải thoát nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ tương ưng với thế tục trí của giải thoát nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Giải thoát diệt tưởng thọ không có tương ưng.

Hỏi: Thắng xứ thứ nhất v.v… tương ưng với bao nhiêu thắng xứ v.v…?

Đáp: Thắng xứ thứ nhất tương ưng với thế tục trí của thắng xứ thứ nhất, cho đến thắng xứ thứ tám tương ưng với thế tục trí của thắng xứ thứ tám.

Hỏi: Biến xứ thứ nhất v.v… tương ưng với bao nhiêu biến xứ v.v…?

Đáp: Biến xứ thứ nhất tương ưng với thế tục trí của biến xứ thứ nhất, cho đến biến xứ thứ mười tương ưng với thế tục trí của biến xứ thứ mười.

Hỏi: Pháp trí v.v… tương ưng với bao nhiêu Tam-ma-địa v.v…?

Đáp: Pháp trí tương ưng với phần ít của ba Tam-ma-địa. Như pháp trí, loại trí cũng như vậy. Tha tâm trí tương ưng với phần ít của một Tam-ma-địa. Như tha tâm trí, tập trí, diệt trí, đạo trí cũng như vậy. Khổ trí tương ưng với phần ít của hai Tam-ma-địa.

*

Hỏi: Nếu thành tựu tĩnh lự thứ nhất v.v…, Thánh giả kia đối với bốn tĩnh lự v.v… có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Nếu thành tựu tĩnh lự thứ nhất, Thánh giả kia đối với bốn tĩnh lự: hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Một: Nghĩa là ái nơi cõi Phạm thế chưa hết. Hai: Nghĩa là ái nơi cõi Phạm thế đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Ba: Nghĩa là ái nơi cõi Cực quang tịnh đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Bốn: Nghĩa là ái nơi cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với bốn vô lượng: hoặc không có, hoặc thành tựu ba, bốn. Không có: Nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc. Ba: Nghĩa là sinh nơi cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả. Bốn: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh.

Đối với bốn vô sắc: hoặc không có, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Không có: Nghĩa là ái sắc chưa hết. Một: Nghĩa là ái sắc đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Hai: Nghĩa là ái nơi Không vô biên xứ đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Ba: Nghĩa là ái nơi Thức vô biên xứ đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Bốn: Nghĩa là ái nơi Vô sở hữu xứ đã hết.

Đối với tám giải thoát: hoặc không có, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Không có: Nghĩa là sinh nơi cõi Biến tịnh, ái nơi cõi Biến tịnh chưa hết. Một: Nghĩa là sinh nơi cõi Biến tịnh, ái nơi cõi Biến tịnh đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Hoặc sinh nơi cõi Quảng quả, ái nơi cõi kia chưa hết. Hoặc sinh nơi Không vô biên xứ, ái nơi cõi kia chưa hết. Hai: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, ái nơi cõi Biến tịnh chưa hết. Hoặc sinh nơi cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả, ái nơi cõi Quảng quả hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Hoặc sinh nơi Không vô biên xứ, ái nơi cõi ấy hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Hoặc sinh nơi Thức vô biên xứ, ái nơi cõi ấy chưa hết. Ba: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, ái nơi cõi Biến tịnh đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Hoặc sinh nơi cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả, ái của Không vô biên xứ hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Hoặc sinh nơi Thức vô biên xứ, ái của Thức vô biên xứ đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Hoặc sinh nơi Vô sở hữu xứ, ái nơi xứ ấy chưa hết. Bốn: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, ái nơi cõi Quảng quả đã hết, ái nơi xứ trên chưa hết. Hoặc sinh nơi cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả, ái của Thức vô biên xứ đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết.

Hoặc sinh nơi Không, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, ái của Vô sở hữu xứ đã hết. Hoặc sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ là không được định diệt tận. Năm: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, ái của Không vô biên xứ đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Hoặc sinh nơi cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả, ái của Vô sở hữu xứ hết, không được định diệt tận. Hoặc sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ là được định diệt tận. Sáu: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, ái của Thức vô biên xứ đã hết, ái nơi xứ trên chưa hết. Hoặc sinh nơi cõi Biến tịnh, cõi Quảng quả là được định diệt tận. Bảy: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, ái của Vô sở hữu xứ đã hết, không được định diệt tận. Tám: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, được định diệt tận.

Đối với tám thắng xứ: hoặc không có, hoặc thành tựu bốn, hoặc tám. Không có: Nghĩa là sinh nơi cõi Biến tịnh, tức ái nơi cõi ấy chưa hết. Hoặc sinh nơi cõi Sắc. Bốn: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, ái nơi cõi Biến tịnh chưa hết. Hoặc sinh nơi cõi Biến tịnh tức ái nơi cõi ấy hết. Hoặc sinh nơi cõi Quảng quả. Tám: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, ái nơi cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với mười biến xứ: hoặc không có ái, hoặc thành tựu một, hai, tám, chín, mười. Không có: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, cõi Biến tịnh, ái nơi cõi Biến tịnh chưa hết, hoặc sinh nơi Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Một: Nghĩa là sinh nơi Không vô biên xứ, tức ái nơi xứ đó chưa hết, hoặc sinh nơi Thức vô biên xứ. Hai: Nghĩa là sinh nơi Không vô biên xứ, tức ái nơi xứ đó đã hết. Tám: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh, cõi Biến tịnh, ái nơi cõi Biến tịnh đã hết, ái nơi xứ trên chưa hết. Hoặc sinh nơi cõi Quảng quả, tức ái nơi cõi đó chưa hết. Chín: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc, ái của cõi Dục, cõi Sắc đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Mười: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc, ái nơi Không vô biên xứ đã hết.

Đối với tám trí: hoặc thành tựu hai, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Hai: Nghĩa là phần vị khổ pháp nhẫn của phàm phu. Bốn: Nghĩa là quả vị khổ pháp trí, khổ loại nhẫn. Năm: Nghĩa là quả vị khổ loại trí, tập pháp nhẫn. Sáu: Nghĩa là quả vị tập pháp trí cho đến diệt pháp nhẫn. Bảy: Nghĩa là quả vị diệt pháp trí cho đến đạo pháp nhẫn. Tám: Nghĩa là các vị từ đạo pháp trí trở lên.

Đối với ba Tam-ma-địa: hoặc không có, hoặc thành tựu hai, hoặc ba. Không có: Nghĩa là các phàm phu. Hai: Nghĩa là các Thánh giả chưa sinh diệt pháp nhẫn. Ba: Nghĩa là diệt pháp nhẫn đã sinh.

Như thành tựu tĩnh lự thứ nhất, cho đến thành tựu tĩnh lự thứ tư, theo chỗ ứng hợp cũng như vậy.

*

Bảy Bổ-đặc-già-la (Hữu tình): Là Tùy tín hành, Tùy pháp hành, Tín thắng giải, Kiến chí, Thân chứng, Tuệ giải thoát, Câu giải thoát.

Hỏi: Tùy tín hành, Tùy pháp hành, Tín giải thoát, Kiến chí, Thân chứng, Tuệ giải thoát, Câu giải thoát: Đối với vị tương ưng v.v… nơi bốn tĩnh lự, bốn vô sắc có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Tùy tín hành: Đối với vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự hoặc không có, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Không có: Nghĩa là ái sắc đã hết. Một: Nghĩa là ái nơi cõi Biến tịnh đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết, cho đến bốn: Nghĩa là ái nơi cõi Phạm thế chưa hết.

Đối với tịnh nơi bốn tĩnh lự hoặc không có, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Không có: Nghĩa là ái dục chưa hết. Một: Nghĩa là ái dục đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết, cho đến bốn: Nghĩa là ái nơi cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với vô lậu nơi bốn tĩnh lự hoặc không có, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Không có: Nghĩa là dựa vào định vị chí, nhập chánh tánh ly sinh. Một: Nghĩa là dựa vào tĩnh lự thứ nhất, hoặc tĩnh lự trung gian, nhập chánh tánh ly sinh, cho đến bốn: Nghĩa là dựa vào tĩnh lự thứ tư, nhập chánh tánh ly sinh.

Đối với vị tương ưng nơi bốn vô sắc hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Một: Nghĩa là ái nơi Vô sở hữu xứ đã hết, ái xứ trên chưa hết, cho đến bốn: Nghĩa là ái của Không vô biên xứ chưa hết.

Đối với tịnh nơi bốn vô sắc hoặc không có, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Không có: Nghĩa là ái sắc chưa hết. Một: Nghĩa là ái sắc đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết, cho đến bốn: Nghĩa là ái của Vô sở hữu xứ đã hết.

Đối với vô lậu nơi ba vô sắc đều không thành tựu.

Như Tùy tín hành, Tùy pháp hành cũng như vậy.

Tín thắng giải: Đối với vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự hoặc không có, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Không có: Nghĩa là ái sắc đã hết. Một: Nghĩa là ái của cõi Biến tịnh đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết, cho đến bốn: Nghĩa là ái của cõi Phạm thế chưa hết.

Đối với tịnh nơi bốn tĩnh lự hoặc không có, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Không có: Nghĩa là ái dục chưa hết, hoặc sinh nơi cõi Vô sắc. Một: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, ái dục đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Hoặc sinh nơi cõi Phạm thế, tức ái nơi cõi ấy chưa hết. Hoặc sinh nơi cõi Cực quang tịnh, tức ái của cõi ấy chưa hết. Hoặc sinh ở cõi Biến tịnh, tức ái nơi cõi ấy chưa hết. Hoặc sinh ở cõi Quảng quả. Hai: Nghĩa là sinh ở cõi Dục, cõi Phạm thế, ái của cõi Phạm thế đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Hoặc sinh ở cõi Cực quang tịnh, tức ái nơi cõi ấy đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Hoặc sinh ở cõi Biến tịnh, tức ái nơi cõi ấy đã hết. Ba: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục. ái của cõi Phạm thế, cõi Cực quang tịnh đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết.

Hoặc sinh ở cõi Cực quang tịnh, ái nơi cõi Biến tịnh hết. Bốn: Nghĩa là sinh ở cõi Dục, cõi Phạm thế, ái của cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với vô lậu nơi bốn tĩnh lự hoặc không có, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Không có: Nghĩa là ái của cõi Dục chưa hết. Một: Nghĩa là ái của cõi Dục đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết, cho đến bốn: Nghĩa là ái của cõi Biến tịnh đã hết.

Đối với vị tương ưng nơi bốn vô sắc hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Một: Nghĩa là ái của Vô sở hữu xứ đã hết, ái của xứ trên chưa hết, cho đến bốn: Nghĩa là ái của Không vô biên xứ chưa hết.

Đối với tịnh nơi bốn vô sắc hoặc không có, hoặc thành tựu một, hai, ba bốn. Không có: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc, ái của cõi Sắc chưa hết. Một: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc, ái của cõi Sắc đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Hoặc sinh nơi Không vô biên xứ, tức ái nơi cõi ấy chưa hết. Hoặc sinh nơi Thức vô biên xứ, tức ái nơi cõi ấy chưa hết. Hoặc sinh nơi Vô sở hữu xứ, tức ái nơi cõi ấy chưa hết. Hoặc sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hai: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc, Không vô biên xứ, ái của Không vô biên xứ đã hết, ái nơi xứ trên chưa hết. Hoặc sinh nơi Thức vô biên xứ, tức ái của xứ ấy đã hết, ái nơi xứ trên chưa hết. Hoặc sinh nơi Vô sở hữu xứ, tức ái nơi xứ ấy đã hết. Ba: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc, Không vô biên xứ, ái của Thức vô biên xứ đã hết, ái nơi xứ trên chưa hết. Hoặc sinh nơi Thức vô biên xứ, ái của Vô sở hữu xứ đã hết. Bốn: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc, Không vô biên xứ, ái của Vô sở hữu xứ đã hết.

Đối với vô lậu nơi ba vô sắc hoặc không có, hoặc thành tựu một, hai, ba. Không có: Nghĩa là ái sắc chưa hết. Một: Nghĩa là ái sắc đã hết, ái nơi cõi trên chưa hết. Cho đến ba: Nghĩa là ái của Thức vô biên xứ đã hết.

Như Tín thắng giải, Kiến chí cũng như vậy.

Thân chứng: Đối với vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự đều không thành tựu.

Đối với tịnh nơi bốn tĩnh lự hoặc không có, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Không có: Nghĩa là sinh nơi xứ Phi tưởng phi phi tưởng. Một: Nghĩa là sinh ở cõi Quảng quả. Cho đến bốn: Nghĩa là sinh ở cõi Dục, cõi Phạm thế.

Đối với vô lậu nơi bốn tĩnh lự đều thành tựu.

Đối với vị tương ưng nơi bốn vô sắc thành tựu một, không thành tựu ba.

Đối với tịnh nơi bốn vô sắc hoặc thành tựu một, hoặc thành tựu bốn. Một: Nghĩa là sinh ở cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Bốn: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc.

Đối với vô lậu nơi ba vô sắc đều thành tựu.

Tuệ giải thoát: Đối với vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự đều không thành tựu. Đối với tịnh nơi bốn tĩnh lự hoặc không có, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Không có: Nghĩa là sinh nơi cõi Vô sắc. Một: Nghĩa là sinh ở cõi Quảng quả. Cho đến bốn: Nghĩa là sinh ở cõi Dục, cõi Phạm thế. Đối với vô lậu nơi bốn tĩnh lự đều thành tựu.

Đối với vị tương ưng nơi bốn vô sắc đều không thành tựu. Đối với tịnh nơi bốn vô sắc hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Một: Nghĩa là sinh ở cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Cho đến bốn: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc, Không vô biên xứ. Đối với vô lậu nơi ba vô sắc đều thành tựu.

Câu giải thoát: Đối với vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự đều không thành tựu. Đối với tịnh nơi bốn tĩnh lự hoặc không có, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn. Không có: Nghĩa là sinh ở cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Một: Nghĩa là sinh ở cõi Quảng quả. Cho đến bốn: Nghĩa là sinh ở cõi Dục, cõi Phạm thế. Đối với vô lậu nơi bốn tĩnh lự đều thành tựu.

Đối với vị tương ưng nơi bốn vô sắc đều không thành tựu. Đối với tịnh nơi bốn vô sắc hoặc thành tựu một, hoặc bốn. Một: Nghĩa là sinh ở cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Bốn: Nghĩa là sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc. Đối với vô lậu nơi ba vô sắc đều thành tựu.

*

Hỏi: Từng có thành tựu vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự, không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là ái dục chưa hết.

Hỏi: Từng có thành tựu tịnh nơi bốn tĩnh lự, không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là phàm phu sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, ái sắc đã hết.

Hỏi: Từng có thành tựu vô lậu nơi bốn tĩnh lự, không phải là vị tương ưng, không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Từng có thành tựu tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, ái sắc đã hết.

Hỏi: Từng có thành tựu hai hoặc ba thứ khác chăng?

Đáp: Không có.

*

Hỏi: Từng có không thành tựu vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự, không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, ái sắc đã hết.

Hỏi: Từng có không thành tựu tịnh nơi bốn tĩnh lự, không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có không thành tựu vô lậu nơi bốn tĩnh lự, không phải là vị tương ưng, không phải là tịnh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có không thành tựu vị tương ưng, tịnh nơi bốn tĩnh lự, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là Thánh giả sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Từng có không thành tựu vị tương ưng, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là phàm phu sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế, ái sắc đã hết.

Hỏi: Từng có không thành tựu tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là ái dục chưa hết.

Hỏi: Từng có không thành tựu vị tương ưng, tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là phàm phu sinh nơi cõi Vô sắc.

*

Hỏi: Từng có thành tựu vị tương ưng nơi bốn vô sắc, không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là ái sắc chưa hết.

Từng có thành tựu tịnh, vô lậu nơi bốn vô sắc, không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là A-la-hán sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc và nơi Không vô biên xứ.

Hỏi: Từng có thành tựu khác chăng?

Đáp: Không có.

*

Hỏi: Từng có không thành tựu vị tương ưng nơi bốn vô sắc, không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là A-la-hán sinh nơi cõi Dục, cõi Sắc và Không vô biên xứ.

Hỏi: Từng có không thành tựu tịnh, vô lậu nơi bốn vô sắc, không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là ái sắc chưa hết.

Hỏi: Từng có không thành tựu thứ khác chăng?

Đáp: Không có.

*

Hỏi: Từng có được vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự, không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là ái sắc đã hết, khi khởi triền nơi cõi Dục đã thoái chuyển, hoặc khi mất nơi cõi Vô sắc sinh nơi cõi Dục.

Hỏi: Từng có được tịnh nơi bốn tĩnh lự, không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Từng có được vô lậu nơi bốn tĩnh lự, không phải là vị tương ưng, không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là dựa vào tĩnh lự thứ tư, nhập chánh tánh ly sinh, hoặc khi được quả A-la-hán.

Hỏi: Từng có được thứ khác chăng?

Đáp: Không có.

*

Hỏi: Từng có xả vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự, không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có xả tịnh nơi bốn tĩnh lự, không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là phàm phu nơi cõi Biến tịnh ái đã hết, khi khởi triền nơi cõi Dục, thoái chuyển, hoặc khi mất ở cõi Dục, cõi Phạm thế, sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Từng có xả tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là Thánh giả khi ái nơi cõi Biến tịnh đã hết, khởi triền nơi cõi Dục và thoái lui.

Hỏi: Từng có xả khác chăng? Đáp: Không có.

*

Hỏi: Từng có được vị tương ưng nơi bốn vô sắc, không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khi A-la-hán khởi triền nơi cõi Dục, cõi Sắc và thoái lui.

Từng có được vô lậu nơi ba vô sắc, không phải là vị tương ưng, không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khi được quả A-la-hán.

Hỏi: Từng có được thứ khác chăng?

Đáp: Không có.

*

Hỏi: Từng có xả vị tương ưng nơi bốn vô sắc, không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có xả tịnh nơi bốn vô sắc, không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khi phàm phu đã dứt hết ái của Vô sở hữu xứ, khởi triền nơi cõi Dục, cõi Sắc và thoái lui.

Hỏi: Từng có xả vô lậu nơi bốn vô sắc, không phải là vị tương ưng, không phải là tịnh chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là bậc tín thắng giải khi luyện căn, dứt hết ái nơi cõi Thức vô biên xứ.

Hỏi: Từng có xả tịnh, vô lậu nơi bốn vô sắc, không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khi Thánh giả đã dứt hết ái của Vô sở hữu xứ, khởi triền nơi cõi Dục, cõi Sắc và thoái lui.

Hỏi: Từng có xả thứ khác chăng?

Đáp: Không có.

*

Từng có thoái lui vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự, không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có thoái lui tịnh nơi bốn tĩnh lự, không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là phàm phu đã dứt hết ái của cõi Biến tịnh, lúc khởi triền nơi cõi Dục và thoái lui.

Hỏi: Từng có thoái lui tịnh, vô lậu nơi bốn tĩnh lự, không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là Thánh giả đã dứt hết ái của cõi Biến tịnh, khi khởi triền nơi cõi Dục và thoái lui.

Hỏi: Từng có thoái lui thứ khác chăng?

Đáp: Không có.

*

Hỏi: Từng có thoái lui vị tương ưng nơi bốn vô sắc, không phải là tịnh, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có thoái lui tịnh nơi bốn vô sắc, không phải là vị tương ưng, không phải là vô lậu chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là phàm phu đã dứt hết ái của Vô sở hữu xứ, lúc khởi triền nơi cõi Dục, cõi Sắc và thoái lui.

Hỏi: Từng có thoái lui tịnh, vô lậu nơi bốn vô sắc, không phải là vị tương ưng chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là Thánh giả đã dứt hết ái của Vô sở hữu xứ, lúc khởi triền nơi cõi Dục, cõi Sắc và thoái lui.

Từng có thoái lui thứ khác không?

Đáp: Không có.

*

Hỏi: Từng có vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự đạt được tức khắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khi ái sắc hết, khởi triền nơi cõi Dục, cõi Phạm thế và thoái lui. Hoặc khi mất nơi cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục, cõi Phạm thế.

Hỏi: Từng có vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự xả bỏ tức khắc chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự đạt được dần dần chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Từng có vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự xả bỏ dần dần chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Từng có tịnh nơi bốn tĩnh lự đạt được tức khắc chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có tịnh nơi bốn tĩnh lự xả bỏ tức khắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khi ái của cõi Biến tịnh đã hết, khởi triền nơi cõi Dục và thoái lui. Hoặc mất ở cõi Dục, cõi Phạm thế, sinh nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Từng có tịnh nơi bốn tĩnh lự đạt được dần dần chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Từng có tịnh nơi bốn tĩnh lự xả bỏ dần dần chăng?

Đáp: Có.

Từng có vô lậu nơi bốn tĩnh lự đạt được tức khắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là dựa vào tĩnh lự thứ tư, nhập chánh tánh ly sinh, hoặc được quả A-la-hán.

Hỏi: Từng có vô lậu nơi bốn tĩnh lự xả bỏ tức khắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là Thánh giả khi ái của cõi Biến tịnh đã hết, khởi triền nơi cõi Dục và thoái lui.

Hỏi: Từng có vô lậu nơi bốn tĩnh lự đạt được dần dần chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Từng có vô lậu nơi bốn tĩnh lự xả bỏ dần dần chăng?

Đáp: Có.

*

Hỏi: Từng có vị tương ưng nơi bốn vô sắc đạt được tức khắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là A-la-hán khi khởi triền nơi cõi Dục, cõi Sắc, và Không vô biên xứ cùng thoái lui.

Hỏi: Từng có vị tương ưng nơi bốn vô sắc xả bỏ tức khắc chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có vị tương ưng nơi bốn vô sắc đạt được dần dần chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Từng có vị tương ưng nơi bốn vô sắc xả bỏ dần dần chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Từng có tịnh nơi bốn vô sắc đạt được tức khắc chăng?

Đáp: Không có.

Từng có tịnh nơi bốn vô sắc xả bỏ tức khắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là ái của Vô sở hữu xứ đã hết, khi khởi triền nơi cõi Dục, cõi Sắc và thoái lui.

Hỏi: Từng có tịnh nơi bốn vô sắc đạt được dần dần chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Từng có tịnh nơi bốn vô sắc xả bỏ dần dần chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Từng có vô lậu nơi ba vô sắc đạt được tức khắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là khi đắc quả A-la-hán.

Hỏi: Từng có vô lậu nơi ba vô sắc xả bỏ tức khắc chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là Thánh giả khi ái của cõi Thức vô biên xứ đã hết, khởi triền nơi cõi Dục, cõi Sắc và thoái lui.

Hỏi: Từng có vô lậu nơi ba vô sắc đạt được dần dần chăng?

Đáp: Có.

Hỏi: Từng có vô lậu nơi ba vô sắc xả bỏ dần dần chăng?

Đáp: Có.

*

Hỏi: Biểu, vô biểu của thân ngữ dựa vào định nào diệt?

Đáp: Biểu của thân ngữ dựa vào thứ nhất hoặc vị chí, vô biểu của thân ngữ dựa vào bốn hoặc vị chí.

Hỏi: Ba hành ác, ba hành diệu, ba căn bất thiện, ba căn thiện, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Dựa vào vị chí.

Hỏi: Bốn phi thánh ngữ, bốn thánh ngữ, bốn sinh, bốn thứ vào thai, bốn thức trụ, dựa vào định nào diệt?

Đáp: Bốn phi thánh ngữ, bốn thánh ngữ, thai, noãn, thấp sinh, bốn thứ vào thai, dựa vào vị chí. Hóa sinh, ba thức trụ sau dựa vào bảy hoặc vị chí. Thức trụ sắc dựa vào bốn hoặc vị chí.

Hỏi: Năm uẩn, năm thủ uẩn, năm thú (nẻo), năm diệu dục, năm Học xứ dựa vào định nào diệt?

Đáp: Sắc uẩn, sắc thủ uẩn dựa vào bốn hoặc vị chí. Bốn uẩn, bốn thủ uẩn, nẻo trời (Thiên thú) dựa vào bảy hoặc vị chí. Bốn nẻo còn lại, năm diệu dục, năm Học xứ dựa vào vị chí.

Hỏi: Sáu nội xứ, sáu ngoại xứ, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu tư thân, sáu ái thân dựa vào định nào diệt?

Đáp: Năm nội xứ, ngoại xứ của sắc, thanh, xúc dựa vào bốn hoặc vị chí. Nội xứ ý, ngoại xứ pháp, ý thức thân và xúc, thọ, tưởng, tư, ái thân tương ưng với ý thức thân kia dựa vào bảy hoặc vị chí. Ngoại xứ hương, vị, tỷ, thiệt thức thân, cùng xúc, thọ, tưởng, tư ái thân tương ưng với ý thức kia dựa vào vị chí. Nhãn, nhĩ, thân thức thân cùng xúc, thọ, tưởng, tư, ái thân tương ưng với thân thức kia dựa vào định thứ nhất hoặc vị chí.

Hỏi: Bảy thức trụ, tám thế pháp, chín hữu tình cư, mười nghiệp đạo dựa vào định nào diệt?

Đáp: Thức trụ thứ nhất, tám thế pháp, hữu tình cư thứ nhất, mười nghiệp đạo dựa vào vị chí. Hữu tình cư thứ hai, thức trụ thứ hai dựa vào định thứ nhất hoặc vị chí. Hữu tình cư thứ ba, thức trụ thứ ba dựa vào hai hoặc vị chí. Hữu tình cư thứ tư và thức trụ thứ tư dựa vào ba hoặc vị chí. Hữu tình cư thứ năm dựa vào bốn hoặc vị chí. Thức trụ thứ năm, hữu tình cư thứ sáu dựa vào năm hoặc vị chí. Thức trụ thứ sáu, hữu tình cư thứ bảy dựa vào sáu hoặc vị chí. Thức trụ thứ bảy, hữu tình cư thứ tám, thứ chín dựa vào bảy hoặc vị chí.

Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc, tám giải thoát, tám

thắng xứ, mười biến xứ dựa vào định nào diệt?

Đáp: Tĩnh lự thứ nhất dựa vào định thứ nhất hoặc vị chí. Tĩnh thứ hai, hỷ vô lượng, hai giải thoát đầu, bốn thắng xứ trước, dựa vào hai hoặc vị chí. Tĩnh lự thứ ba dựa vào ba hoặc vị chí. Tĩnh lự thứ tư, ba vô lượng, tịnh giải thoát, bốn thắng xứ sau, tám biến xứ trước dựa vào bốn hoặc vị chí, Không vô biên xứ cùng biến xứ giải thoát kia dựa vào năm hoặc vị chí. Thức vô biên xứ cùng biến xứ giải thoát kia dựa vào sáu hoặc vị chí. Hai vô sắc sau, ba giải thoát sau dựa vào bảy hoặc vị chí.

Hỏi: Tha tâm trí, thế tục trí dựa vào định nào diệt?

Đáp: Tha tâm trí dựa vào bốn hoặc vị chí. Thế tục trí dựa vào bảy hoặc vị chí.

***

Phẩm 4: BÀN VỀ BẤT HOÀN

Tụng nêu chung:

Bất hoàn, học, vô học

Thuận nghịch trụ tột hai

Bồ-tát ký nguyện trí

Vô tránh, bốn đôi riêng.

Điều phục pháp trụ, đoạn

Pháp, tùy pháp và hành

Pháp luân, chánh pháp, đời

Chương nầy xin nói đủ.

*

Có năm Bất hoàn: Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn, Hữu hành bát Niết-bàn, Vô hành bát Niết-bàn, Thượng lưu vãng sắc cứu cánh.

Hỏi: Là năm gồm thâu tất cả hay là tất cả gồm thâu năm ?

Đáp: Tất cả gồm thâu năm, không phải năm gồm thâu tất cả. Những gì là không gồm thâu? Nghĩa là Hiện pháp bát Niết-bàn và Bất hoàn vãng vô sắc.

Hỏi: Trung bát Niết-bàn, Sinh bát Niết-bàn: Niết-bàn nào là hơn?

Đáp: Nếu trụ cùng đoạn thì Trung bát Niết-bàn là hơn. Nếu Sinh bát Niết-bàn đoạn kiết nhiều thì Niết-bàn ấy là hơn.

Hỏi: Trung bát Niết-bàn cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh: Niết-bàn nào là hơn?

Đáp: Nếu trụ cùng đoạn thì Trung bát Niết-bàn là hơn. Hoặc cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh đoạn kiết nhiều thì Niết-bàn ấy là hơn.

Hỏi: Như thế, Sinh bát Niết-bàn cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh, Hữu hành bát Niết-bàn cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh, Vô hành bát Niết-bàn cho đến Thượng lưu vãng sắc cứu cánh: Niết-bàn nào là hơn?

Đáp: Nếu trụ cùng đoạn thì Sinh bát Niết-bàn là hơn. Nếu Hữu hành bát Niết-bàn đoạn kiết nhiều thì Niết-bàn ấy là hơn.

*

Hỏi: Các học, tất cả học ấy vì được điều chưa được mà học chăng? Nếu vì được điều chưa được mà học, tất cả học ấy là học chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có học không phải vì được điều chưa được mà học: Nghĩa là học trụ nơi bản tánh. 2. Có vì được

điều chưa được mà học, học ấy không phải là học: Nghĩa là A-la-hán và phàm phu tiến cầu pháp trên. 3. Có học cũng vì được điều chưa được mà học: Nghĩa là học tiến cầu pháp trên. 4. Có không phải là học cũng không phải vì được điều chưa được mà học: Nghĩa là A-lahán và phàm phu trụ nơi bản tánh.

Hỏi: Các vô học, tất cả vô học ấy không vì được điều chưa được mà học chăng? Nếu không vì được điều chưa được mà học, tất cả vô học đó là vô học chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có vô học không phải không vì được điều chưa được mà học: Nghĩa là A-la-hán tiến cầu pháp trên. 2. Có không vì được điều chưa được mà học, học ấy không phải là vô học: Nghĩa là hàng học và phàm phu trụ nơi bản tánh. 3. Có vô học cũng là không vì được điều chưa được mà học: Nghĩa là A-la-hán trụ nơi bản tánh. 4. Có không phải là vô học cũng không phải không vì được điều chưa được mà học: Nghĩa là hàng học và phàm phu tiến cầu pháp trên.

*

Hỏi: Thế nào là nghĩa của thuận lưu?

Đáp: Là đối với các sinh, các nẻo (thú), các hữu, các chủng loại, các sự sinh tử, làm chi, làm môn, làm sự, làm đạo, làm dấu vết hướng tới, là nghĩa của thuận lưu.

Hỏi: Thế nào là nghĩa của nghịch lưu?

Đáp: Là đối với sự sinh diệt, nẻo diệt, hữu diệt, chủng loại diệt, sinh tử diệt, làm chi, làm môn, làm sự, làm đạo, làm dấu vết hướng tới, là nghĩa của nghịch lưu.

Hỏi: Thế nào là nghĩa của tự trụ?

Đáp: Là không phải đối với các sinh, cho đến các sinh tử, làm chi cho đến làm dấu vết hướng tới. Cũng không phải đối với các sinh diệt cho đến sinh tử diệt, làm chi, cho đến làm dấu vết hướng tới, là nghĩa của tự trụ.

Hỏi: Các A-la-hán, tất cả A-la-hán ấy là tự trụ chăng? Nếu là tự trụ, tất cả tự trụ ấy là A-la-hán chăng?

Đáp: Các A-la-hán, tất cả A-la-hán ấy đều là tự trụ. Có tự trụ không phải là A-la-hán: Nghĩa là Bất hoàn. Như Đức Thế Tôn nói:

Vĩnh đoạn năm phiền não Học mãn pháp không dẫn Được định căn tự tại Người ấy gọi tự trụ.

Hỏi: Các đắc là cấm chế tận cùng, tất cả đắc ấy là dấu vết tận cùng chăng? Nếu đắc là dấu vết tận cùng, tất cả đắc ấy là cấm chế tận cùng chăng?

Đáp: Các đắc là cấm chế tận cùng, tất cả đắc ấy là dấu vết tận cùng. Có đắc là dấu vết tận cùng, không phải là đắc cấm chế tận cùng: Nghĩa là Bất hoàn. Như Đức Thế Tôn nói: Thế nào là Bí-sô đắc dấu vết tận cùng? Nghĩa là đối với năm kiết thuận phần dưới đã nhận biết khắp và vĩnh viễn đoạn dứt.

*

Hỏi: Ngang với gì được gọi là Bồ-tát?

Đáp: Ngang với khả năng tạo tác tướng tăng trưởng.

Hỏi: Dị thục của nghiệp được gì gọi là Bồ-tát?

Đáp: Được tướng nơi dị thục của nghiệp.

*

Như nói: “Từ Thị! Ở đời vị lai ông sẽ được thành Phật, tên là Từ Thị, là bậc Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác”.

Hỏi: Đây là trí gì?

Đáp: Là nhân trí, đạo trí.

Hỏi: Trí nầy đối với gì chuyển?

Đáp: Có đối với tướng nơi dị thục của nghiệp chuyển, do đó gọi là nhân trí. Có đối với căn, lực, giác chi, đạo chi vô lậu đạt được đạo quả Bồ-đề vô thượng chuyển, do đó gọi là đạo trí.

Như nói: “Bí-sô nầy tức ở nơi hiện pháp nên biện minh về Thánh chỉ”.

Hỏi: Đây là trí gì?

Đáp: Là đạo trí.

Hỏi: Trí nầy đối với gì chuyển?

Đáp: Trí nầy đối với giác chi, đạo chi, căn, lực vô lậu, được các lậu vĩnh viễn dứt hết chuyển, do đấy gọi là đạo trí.

*

Hỏi: Thế nào là nguyện trí?

Đáp: Như A-la-hán thành tựu thần thông, được tâm tự tại, tùy theo nghĩa muốn biết, phát chánh nguyện xong, liền nhập nơi cảnh giới tận cùng của tĩnh lự thứ tư. Từ định khởi xong, như nguyện đều nhận biết.

Hỏi: Nguyện trí nên nói là thiện, là vô ký chăng?

Đáp: Hoặc là thiện, hoặc là vô ký.

*

Hỏi: Thế nào là hành vô tránh?

Đáp: Khi tất cả A-la-hán khéo đạt nội tại, bên ngoài không như thế. Nếu khi cũng khéo đạt ngoại tại, gọi là hành vô tránh.

Hỏi: Vô tránh gọi là pháp gì?

Đáp: Khiến cho sự nối tiếp của người khác chuyển biến không có uế tạp.

*

Như nói: “Trong các đệ tử của Ta, Nhân Nho Đồng là thông tuệ thứ nhất, Bà-hí-ca là mẫn tiệp thứ nhất”.

Hỏi: Hai vị nầy khác biệt thế nào?

Đáp: Tôn giả Nhân Nho Đồng: tâm ngay thẳng, tâm không cong vạy, tâm thuần chất tăng thượng. Tôn giả Bà-hí-ca: tâm bình đẳng, tâm thấm nhuần, tâm điều hợp, tâm hòa thuận tăng thượng.

Như nói: “Trong các đệ tử của Ta, Tiểu Lộ là tâm chuyển về thiện, Đại Lộ là tưởng chuyển về thiện”.

Hỏi: Hai vị ấy khác biệt thế nào?

Đáp: Tôn giả Tiểu Lộ phần nhiều trụ nơi tâm, noi theo tâm, quán niệm trụ. Tôn giả Đại Lộ phần nhiều trụ nơi pháp, noi theo pháp, quán niệm trụ.

Như nói: “Trong các đệ tử của Ta, Xá-lợi-tử đủ đại tuệ biện, Chấp Đại Tạng được vô ngại giải”.

Hỏi: Hai vị ấy khác biệt thế nào?

Đáp: Tôn giả Xá-lợi-tử phần nhiều trụ nơi nghĩa vô ngại giải. Tôn giả Chấp Đại Tạng phần nhiều trụ nơi bốn vô ngại giải.

Như nói: “Trong các đệ tử của Ta, Đại Ca-diếp-ba thiểu dục, tri túc, đủ hạnh đầu đà, Bạc-củ-la ít bệnh, kiệm ước, đủ giới hạnh thanh tịnh”.

Hỏi: Hai vị ấy khác biệt thế nào?

Đáp: Tôn giả Đại Ca-diếp-ba khi có được các thức ăn uống, hoặc ngon hoặc dở, luôn ăn theo thứ lớp, không có lựa chọn. Tôn giả Bạc-củ-la khi có được thức ăn uống, hoặc ngon hoặc dở, lựa bỏ thứ ngon ăn thứ dở. Lại nữa, Tôn giả Đại Ca-diếp-ba nhận thức rộng, phước lớn, dễ được y phục, thức ăn uống, ngọa cụ, thuốc thang cùng các vật dụng cần thiết khác, trước không thọ nhận công đức của hạnh Đầu-đà, nhưng vẫn có thể phụng hành. Tôn giả Bạc-củ-la thì kiến văn không rộng, phước không lớn, khó được các thứ y phục, thức ăn uống, ngọa cụ, thuốc thang cùng những vật dụng cần thiết khác, trước đã thọ nhận công đức của hạnh đầu đà, cũng có thể phụng hành. Bí-sô ít kiến thức, thọ nhận công đức của hạnh Đầu-đà, ở trong ấy tùy chuyển, điều nầy không lấy làm khó.

*

Như nói: “Đại Danh học, phần nhiều trụ nơi năm cái, đoạn trừ dần”.

Hỏi: Ở đây, thế nào là học?

Đáp: Là Dự lưu, hoặc Nhất lai.

Hỏi: Thế nào là học phần nhiều trụ nơi năm cái, đoạn trừ dần?

Đáp: Đoạn trừ dần, lìa dần, điều phục dần, dứt bỏ dần.

*

Như nói: “Bí-sô vì pháp xả bỏ nên Tỳ-nại-da xả bỏ, vì Tỳ-nạida xả bỏ nên pháp xả bỏ”.

Hỏi: Thế nào là pháp?

Đáp: Là tám chi Thánh đạo.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-nại-da?

Đáp: Là tham, sân, si diệt.

Hỏi: Thế nào là vì pháp xả bỏ nên Tỳ-nại-da xả bỏ, vì Tỳ-nại-da xả bỏ nên pháp xả bỏ?

Đáp: Nếu đối với tám chi Thánh đạo, lúc không tu tập, Hành giả kia đối với tham, sân, si cần trừ diệt, không thể tác chứng. Hoặc đối với tham sân si cần diệt trừ, lúc không thể tác chứng, nên Hành giả kia đối với tám chi thánh đạo không thể tu tập. Do nhân duyên ấy nên nói như thế.

*

Như nói: “Pháp tùy pháp hành”.

Hỏi: Thế nào là pháp?

Đáp: Là Niết-bàn tịch diệt.

Hỏi: Thế nào là tùy pháp?

Đáp: Là tám chi Thánh đạo.

Hỏi: Thế nào là pháp tùy pháp hành?

Đáp: Nếu ở trong ấy tùy theo nghĩa mà hành.

Lại nữa, biệt giải thoát gọi là pháp. Biệt giải thoát luật nghi gọi là tùy pháp. Nếu ở trong ấy tùy theo nghĩa mà hành, gọi là pháp tùy pháp hành.

Lại nữa, luật nghi thân, luật nghi ngữ, thọ mạng thanh tịnh gọi là pháp, thọ nhận đây gọi là tùy pháp. Nếu ở trong ấy tùy theo nghĩa mà hành gọi là pháp tùy pháp hành.

*

Hỏi: Thế nào là pháp luân?

Đáp: Là tám chi Thánh đạo.

Hỏi: Ngang với đâu nên nói là chuyển pháp luân?

Đáp: Như lúc Tôn giả A Nhã Đa Kiều-trần-na kiến pháp.

*

Hỏi: Thế nào là chánh pháp?

Đáp: Là căn, lực, giác chi, đạo chi vô lậu.

Hỏi: Ngang với đâu nên nói là chánh pháp trụ?

Đáp: Như vào lúc người hành pháp trụ.

Hỏi: Ngang với đâu nên nói là chánh pháp diệt?

Đáp: Như vào lúc người hành pháp diệt.

*

Hỏi: Nếu đầu tiên nhập vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, do được định nầy nên được các tâm, tâm sở pháp vô lậu khác, tâm ấy thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

Hỏi: Nếu đầu tiên nhập, cho đến nhập vô lậu nơi xứ Vô sở hữu, do được vô lậu nầy nên được các tâm, tâm sở pháp vô lậu khác, tâm ấy thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

*

Hỏi: Các thứ sinh thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời vị lai.

Hỏi: Các thứ diệt thuộc về đời nào?

Đáp: Thuộc về đời hiện tại.

HẾT – QUYỂN 18