LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁT TRÍ
Tác giả: Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 8

Chương 3: TRÍ UẨN

Phẩm 3: BÀN VỀ THA TÂM TRÍ

Tụng nêu chung:

Hai trí, hai giải thoát

Minh trí, ba chứng tịnh

Điên đảo cùng trì tu

Chương nầy xin nói đủ.

*

Hỏi: Thế nào là Tha tâm trí?

Đáp: Nếu trí do tu thành, là quả của tu, nương dựa nơi tu, đã được không mất, có thể nhận biết về tâm tâm sở pháp nối tiếp của người khác, hiện ở nơi cõi Dục, cõi Sắc, hoặc tâm tâm sở pháp vô lậu. Đó gọi là tha tâm trí.

Hỏi: Thế nào là Trí túc trụ tùy niệm?

Đáp: Nếu trí do tu thành, là quả của tu, nương dựa nơi tu, đã được không mất, có thể theo sự nhớ nghĩ, nhận biết về các sự việc của đời trước với vô số thứ tướng trạng và ngôn thuyết. Đó gọi là trí túc trụ tùy niệm.

Hỏi: Các tha tâm trí đều hiện nhận biết tâm tâm sở pháp của người khác chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có tha tâm trí không phải là hiện nhận biết tâm tâm sở pháp của người khác: Nghĩa là tha tâm trí quá khứ, vị lai. 2. Có hiện nhận biết tâm tâm sở pháp của người khác, không phải là tha tâm trí: Nghĩa là như có một người, hoặc xem tướng, hoặc nghe lời nói, hoặc có thể ở xứ sinh như thế đạt được trí, có khả năng nhận biết tâm tâm sở pháp của người khác. 3. Có tha tâm trí cũng là hiện nhận biết tâm tâm sở pháp của người khác: Nghĩa là như trí do tu thành, là quả của tu, nương dựa nơi tu, đã được không mất, có thể hiện nhận biết tâm tâm sở pháp hiện tại nơi cõi Dục, cõi Sắc của người khác, hoặc tâm tâm sở pháp vô lậu. 4. Không phải là tha tâm trí cũng không phải là hiện nhận biết tâm tâm sở pháp của người khác: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Các trí túc trụ tùy niệm đều hiện nhớ biết các sự việc ở đời trước chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có trí túc trụ tùy niệm không phải là hiện nhớ biết các sự việc ở đời trước: Nghĩa là trí túc trụ tùy niệm quá khứ, vị lai. 2. Có sự hiện nhớ biết các sự việc ở đời trước không phải là trí túc trụ tùy niệm: Nghĩa là như có một người, được tự tánh niệm sinh trí, hoặc có thể ở xứ sinh như thế đạt được trí có thể hiện nhớ biết các sự việc ở đời trước. 3. Có trí túc trụ tùy niệm cũng là hiện nhớ biết các sự việc ở đời trước: Nghĩa là như trí do tu thành, là quả của tu, nương dựa nơi tu, đã được không mất, có thể hiện nhớ biết các sự việc của đời trước với vô số thứ tướng trạng và ngôn thuyết. 4. Không phải là trí túc trụ tùy niệm cũng không phải là hiện nhớ biết các sự việc ở đời trước: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Các trí túc trụ tùy niệm đều nhận biết tâm nối tiếp nơi uẩn, xứ, giới quá khứ của người khác chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có trí túc trụ tùy niệm không phải nhận biết tâm nối tiếp nơi uẩn, xứ, giới quá khứ của người khác: Nghĩa là như trí do tu thành, là quả của tu, nương dựa nơi tu, đã được không mất, nhận biết tâm nối tiếp của uẩn, xứ, giới quá khứ nơi đời trước của mình. 2. Có nhận biết tâm nối tiếp nơi uẩn, xứ, giới quá khứ của người khác không phải là trí túc trụ tùy niệm: Nghĩa là như trí do tu thành, là quả của tu, nương dựa nơi tu, đã được không mất, nhận biết tâm nối tiếp nơi uẩn, xứ, giới quá khứ thuộc đời nầy của người khác. 3. Có trí túc trụ tùy niệm cũng là nhận biết tâm nối tiếp nơi uẩn, xứ, giới quá khứ của người khác: Nghĩa là như trí do tu thành, là quả của tu, nương dựa nơi tu, đã được không mất, nhận biết tâm nối tiếp nơi uẩn, xứ, giới quá khứ thuộc đời trước của người khác. 4. Không phải là trí túc trụ tùy niệm cũng không phải nhận biết tâm nối tiếp nơi uẩn, xứ, giới quá khứ của người khác: Nghĩa là như trí do tu thành, là quả của tu, nương dựa nơi tu, đã được không mất, nhận biết tâm nối tiếp nơi uẩn, xứ, giới quá khứ thuộc đời nầy của mình.

*

Hỏi: Thế nào là Tâm ái thời giải thoát?

Đáp: Là tận trí của A-la-hán thời giải thoát, hoặc tâm tương ưng với chánh kiến vô học, đạt thắng giải, đã thắng giải, sẽ thắng giải. Đó gọi là tâm ái thời giải thoát.

Hỏi: Thế nào là Tâm bất động giải thoát?

Đáp: Là trí tận, trí vô sinh của A-la-hán nơi pháp bất động, hoặc tâm tương ưng với chánh kiến vô học, đạt thắng giải, đã thắng giải, sẽ thắng giải. Đó gọi là tâm bất động giải thoát.

Hỏi: Các tâm ái thời giải thoát đều tương ưng với tận trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có tâm ái thời giải thoát không phải tương ưng với tận trí: Nghĩa là A-la-hán thời giải thoát có tâm tương ưng với chánh kiến vô học, đạt thắng giải, đã thắng giải, sẽ thắng giải. 2. Có tương ưng với tận trí không phải là tâm ái thời giải thoát: Nghĩa là A-la-hán của pháp bất động có tâm tương ưng với tận trí, đạt thắng giải, đã thắng giải, sẽ thắng giải. 3. Có tâm ái thời giải thoát cũng tương ưng với tận trí: Nghĩa là A-la-hán thời giải thoát có tâm tương ưng với tận trí, đạt thắng giải, đã thắng giải, sẽ thắng giải. 4. Có không phải tâm ái thời giải thoát cũng không phải tương ưng với tận trí: Nghĩa là trí vô sinh của A-la-hán nơi pháp bất động, hoặc tâm tương ưng với chánh kiến vô học, đạt thắng giải, đã thắng giải, sẽ thắng giải.

Hỏi: Các tâm bất động giải thoát đều tương ưng với trí vô sinh chăng?

Đáp: Các pháp tương ưng của trí vô sinh đều là tâm bất động giải thoát. Có tâm bất động giải thoát không phải tương ưng với trí vô sinh: Nghĩa là tận trí của bậc A-la-hán nơi pháp bất động, hoặc tâm tương ưng với chánh kiến vô học, đạt thắng giải, đã thắng giải, sẽ thắng giải.

Hỏi: Do đâu tâm thời giải thoát gọi là ái?

Đáp: Là do A-la-hán thời giải thoát luôn đối với pháp nầy ân cần gìn giữ, như yêu mến của báu luôn cầm chứa, chớ khiến mình gặp duyên thoái mất pháp ấy, như người một mắt tự mình và bạn thân hết sức gìn giữ, chớ khiến gặp phải các duyên như lạnh, nóng, bụi, sương mù, có thể khiến cho một mắt nầy lại bị hoại mất. Pháp của A-la-hán kia cũng như thế, nên gọi là ái.

*

Hỏi: Thế nào là minh học?

Đáp: Là tuệ học (tuệ hữu học).

Hỏi: Thế nào là trí học?

Đáp: Là tám trí học.

Hỏi: Thế nào là minh vô học?

Đáp: Là tuệ vô học.

Hỏi: Thế nào là trí vô học?

Đáp: Là tám trí vô học.

*

Hỏi: Lúc hiện quán đế, đối với đầu tiên nào đạt được chứng tịnh, là Phật, Pháp hay Tăng?

Đáp: Lúc hiện quán về khổ, tập, diệt, đối với Pháp là đầu tiên đạt được chứng tịnh. Lúc hiện quán đạo, đối với Phật, Pháp, Tăng đều là đầu tiên đạt được chứng tịnh.

*

Hỏi: Các người Dự lưu đối với bốn điên đảo, có bao nhiêu thứ đã đoạn, bao nhiêu thứ chưa đoạn? Đáp: Tất cả đã đoạn.

*

Hỏi: Các người Dự lưu đối với ba Tam-ma-địa: không, vô nguyện, vô tướng được thành tựu, có bao nhiêu thứ là quá khứ, vị lai, hiện tại?

Đáp: Tất cả là vị lai, quá khứ nếu đã diệt thì không mất, hiện tại nếu hiện ở trước.

*

Hỏi: Các đạo quá khứ đều đã tu, đã dứt chăng?

Đáp: Các đạo quá khứ đều đã tu, đã dứt. Có đạo đã tu, đã dứt không phải là quá khứ: Nghĩa là đạo vị lai đã tu, đã dứt.

Hỏi: Các đạo vị lai đều chưa tu, đã dứt chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có đạo vị lai không phải là chưa tu, đã dứt: Nghĩa là đạo vị lai đã tu, đã dứt. 2. Có đạo chưa tu, đã dứt, không phải là vị lai: Nghĩa là đạo chưa từng được đầu tiên hiện ở trước. 3. Có đạo vị lai cũng là chưa tu, đã dứt: Nghĩa là đạo vị lai chưa tu đã dứt. 4. Có đạo không phải là vị lai cũng không phải là chưa tu, đã dứt: Nghĩa là đạo quá khứ và đạo từng đạt được, nay đang hiện ở trước.

Hỏi: Các đạo hiện tại đều là đang tu chăng?

Đáp: Các đạo hiện tại đều là đang tu. Có đạo đang tu không phải là hiện tại: Nghĩa là đạo chưa từng được đầu tiên hiện ở trước, chỗ tu nơi vị lai là chủng loại của đạo kia.

***

Phẩm 4: BÀN VỀ TU TRÍ, phần 1

Tụng nêu chung:

Tám trí gồm thành tu

Tướng duyên duyên đoạn chứng

Trí biết tưởng bảy thiện

Chương nầy xin nói đủ.

Gồm có tám trí: Đó là pháp trí, loại trí, tha tâm trí, thế tục trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.

*

Hỏi: Thế nào là pháp trí?

Đáp: Là trí vô lậu hiện có đối với các hành nơi cõi Dục nhận biết: nhân các hành, diệt các hành, đạo có thể đoạn các hành. Lại, đối với pháp trí và cảnh giới của pháp trí, là trí vô lậu hiện có. Đó gọi là pháp trí.

Hỏi: Thế nào là loại trí?

Đáp: Là trí vô lậu hiện có đối với các hành nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc nhận biết: nhân các hành, diệt các hành, đạo có thể đoạn các hành. Lại, đối với loại trí và cảnh giới của loại trí, là trí vô lậu hiện có. Đó gọi là loại trí.

Hỏi: Thế nào là tha tâm trí?

Đáp: Nếu trí là quả của tu, nhận biết tâm tâm sở pháp hiện tại của người khác.

Hỏi: Thế nào là thế tục trí?

Đáp: Là tuệ hữu lậu của ba cõi.

Hỏi: Thế nào là khổ trí?

Đáp: Là trí đối với các hành, tạo chuyển các hành tướng vô thường, khổ, không, vô ngã.

Hỏi: Thế nào là tập trí?

Đáp: Là trí đối với nhân của các hành, tạo chuyển các hành tướng nhân tập sinh duyên.

Hỏi: Thế nào là diệt trí?

Đáp: Là trí đối với các hành diệt, tạo chuyển các hành tướng diệt, tĩnh, diệu, ly.

Hỏi: Thế nào là đạo trí?

Đáp: Là trí đối với đạo đối trị của các hành tạo chuyển các hành tướng đạo, như, hành, xuất.

*

Hỏi: Pháp trí cho đến đạo trí, ở trong tám trí, mỗi mỗi trí gồm thâu bao nhiêu?

Đáp: Pháp trí gồm thâu pháp trí và phần ít của năm trí: Là tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.

Loại trí gồm thâu loại trí và phần ít của năm trí: Là tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.

Tha tâm trí gồm thâu tha tâm trí và phần ít của bốn trí: Là pháp trí, loại trí, đạo trí, thế tục trí.

Thế tục trí gồm thâu thế tục trí và phần ít của tha tâm trí.

Khổ trí gồm thâu khổ trí và phần ít của hai trí: Là pháp trí, loại trí. Tập trí gồm thâu tập trí và phần ít của hai trí: Là pháp trí, loại trí. Diệt trí gồm thâu diệt trí và phần ít của hai trí: Là pháp trí, loại trí.

Đạo trí gồm thâu đạo trí và phần ít của ba trí: Là pháp trí, loại trí, tha tâm trí.

*

Hỏi: Nếu pháp trí đã thành tựu, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Nghĩa là khi đạt khổ pháp trí, khổ loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Khi đạt khổ loại trí, tập pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp trí cho đến diệt pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt diệt pháp trí cho đến đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt đạo pháp trí cho đến đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu loại trí đã thành tựu, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc bốn, năm, sáu, bảy, tám. Nghĩa là khi đạt khổ loại trí, tập pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp trí cho đến diệt pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt diệt pháp trí cho đến đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt đạo pháp trí cho đến đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu tha tâm trí đã thành tựu, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc hai, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Nghĩa là phàm phu và Thánh giả, khi đạt khổ pháp trí nhẫn thì thành tựu hai. Khi đạt khổ pháp trí, khổ loại trí nhẫn thì thành tựu bốn. Khi đạt khổ loại trí, tập pháp trí nhẫn thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp trí cho đến diệt pháp trí nhẫn thì thành tựu sáu. Khi đạt diệt pháp trí cho đến đạo pháp trí nhẫn thì thành tựu bảy. Khi đạt đạo pháp trí cho đến đạo loại trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thế tục trí đã thành tựu, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Nghĩa là phàm phu và Thánh giả, khi đạt khổ pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu một, có tha tâm trí thì thành tựu hai. Khi đạt khổ pháp trí, khổ loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Khi đạt khổ loại trí, tập pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp trí cho đến diệt pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt diệt pháp trí cho đến đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt đạo pháp trí cho đến đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu khổ trí đã thành tựu, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Nghĩa là khi đạt khổ pháp trí, khổ loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Khi đạt khổ loại trí, tập pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp trí cho đến diệt pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt diệt pháp trí cho đến đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt đạo pháp trí cho đến đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu tập trí đã thành tựu, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc năm, sáu, bảy, tám. Nghĩa là khi đạt tập pháp trí cho đến diệt pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt diệt pháp trí cho đến đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt đạo pháp trí cho đến đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu diệt trí đã thành tựu, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc sáu, bảy, tám. Nghĩa là khi đạt diệt pháp trí cho đến đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt đạo pháp trí cho đến đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu đạo trí đã thành tựu, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc bảy, tám. Nghĩa là không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

*

Hỏi: Nếu tu pháp trí cũng là tu loại trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu pháp trí không phải tu loại trí: Nghĩa là khi khổ, tập, diệt, đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được pháp trí hiện ở trước.

2. Có tu loại trí không phải tu pháp trí: Nghĩa là khi khổ, tập, diệt loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được loại trí hiện ở trước.

3. Có tu pháp trí cũng là tu loại trí: Nghĩa là khi đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều có thể cùng tu.

4. Không phải tu pháp trí cũng không phải tu loại trí: Nghĩa là A-la-hán học kiến tích lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, hoặc lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều không cùng tu. Tất cả phàm phu với tâm nhiễm ô, tâm vô ký, khi có nhẫn vô lậu nơi định vô tưởng, nơi định diệt tận, nơi trời Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu pháp trí cũng là tu tha tâm trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu pháp trí không phải tu tha tâm trí: Nghĩa là khi khổ, tập, diệt, đạo pháp trí nhập hiện quán, là người chưa lìa nhiễm dục. Khi đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được pháp trí hiện ở trước, không phải là tha tâm trí, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, không tu tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, tu pháp trí không phải tha tâm trí.

2. Có tu tha tâm trí không phải tu pháp trí: Nghĩa là phàm phu lúc đã được, chưa được tha tâm trí hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đã tu tha tâm trí. A-la-hán học kiến tích lúc đã được tha tâm trí hiện ở trước, không phải là pháp trí.

3. Có tu pháp trí cũng là tu tha tâm trí: Nghĩa là đã lìa nhiễm dục, khi đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được pháp trí hiện ở trước, là tha tâm trí, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, tu tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, là có thể cùng tu.

4. Không phải tu pháp trí cũng không phải tu tha tâm trí: Nghĩa là khi khổ, tập, diệt loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là pháp trí, tha tâm trí, lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, không phải là tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều cùng không tu. Tức khi phàm phu không tu tha tâm trí, tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu pháp trí cũng là tu thế tục trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu pháp trí không phải tu thế tục trí: Nghĩa là khi khổ, tập, diệt, đạo pháp trí, đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được pháp trí hiện ở trước, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, lúc không tu thế tục trí.

2. Có tu thế tục trí không phải tu pháp trí: Nghĩa là các phàm phu khi đã được, chưa được thế tục trí hiện ở trước, lúc khổ, tập, diệt loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, không tu pháp trí.

3. Có tu pháp trí cũng là tu thế tục trí: Nghĩa là A-la-hán học kiến tích lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước là tu thế tục trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước là tu pháp trí.

4. Không phải tu pháp trí cũng không phải tu thế tục trí: Nghĩa là A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải pháp trí, tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu pháp trí cũng là tu khổ trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu pháp trí không phải tu khổ trí: Nghĩa là khi tập, diệt, đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được pháp trí hiện ở trước, không phải khổ trí.

2. Có tu khổ trí không phải tu pháp trí: Nghĩa là khi khổ loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được khổ trí hiện ở trước, không phải pháp trí.

3. Có tu pháp trí cũng là tu khổ trí: Nghĩa là khi khổ pháp trí cùng đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được khổ pháp trí hiện ở trước, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước và lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều có thể cùng tu.

4. Không phải tu pháp trí cũng không phải tu khổ trí: Nghĩa là khi tập, diệt loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải pháp trí khổ trí lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, hoặc lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, khi không tu pháp trí khổ trí. Tất cả tâm nhiễm ô, tâm vô ký của phàm phu, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu pháp trí cũng là tu tập trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu pháp trí không phải tu tập trí: Nghĩa là khi khổ, diệt, đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được pháp trí hiện ở trước, không phải là tập trí.

2. Có tu tập trí không phải tu pháp trí: Nghĩa là khi tập loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được tập trí hiện ở trước, không phải là pháp trí.

3. Có tu pháp trí cũng là tu tập trí: Nghĩa là khi tập pháp trí, đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được tập pháp trí hiện ở trước, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, chưa được thế tục trí hiện ở trước, tu pháp trí tập trí.

4. Không phải tu pháp trí cũng không phải tu tập trí: Nghĩa là khi khổ, diệt loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là pháp, tập trí, lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều không tu pháp, tập trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của phàm phu, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu pháp trí cũng là tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu pháp trí không phải tu diệt trí: Nghĩa là khi khổ, tập, đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được pháp trí hiện ở trước, không phải là diệt trí.

2. Có tu diệt trí không phải tu pháp trí: Nghĩa là khi diệt loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được diệt trí hiện ở trước, không phải là pháp trí.

3. Có tu pháp trí cũng là tu diệt trí: Nghĩa là khi diệt pháp trí, đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được diệt pháp trí hiện ở trước, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều có thể cùng tu.

4. Không phải tu pháp trí cũng không phải tu diệt trí: Nghĩa là khi khổ, tập loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là pháp diệt trí, lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều cùng không tu. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của phàm phu, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu pháp trí cũng là tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu pháp trí không phải tu đạo trí: Nghĩa là khi khổ, tập, diệt pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được pháp trí hiện ở trước, không phải là đạo trí.

2. Có tu đạo trí không phải tu pháp trí: Nghĩa là A-la-hán học kiến tích lúc đã được đạo trí hiện ở trước, không phải là pháp trí.

3. Có tu pháp trí cũng là tu đạo trí: Nghĩa là khi đạo pháp trí, đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được đạo pháp trí hiện ở trước, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều có thể cùng tu.

4. Không phải tu pháp trí cũng không phải tu đạo trí: Nghĩa là khi khổ, tập, diệt loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là pháp đạo trí, lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều cùng không tu. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của phàm phu, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

*

Hỏi: Nếu tu loại trí cũng là tu tha tâm trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu loại trí không phải tu tha tâm trí: Nghĩa là khi khổ, tập, diệt loại trí nhập hiện quán, là người chưa lìa nhiễm dục, lúc đạt đạo loại trí, là A-la-hán học kiến tích, lúc đã được loại trí hiện ở trước, không phải là tha tâm trí, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, không tu tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, tu loại trí, không phải là tha tâm trí.

2. Có tu tha tâm trí không phải tu loại trí: Nghĩa là phàm phu khi đã được, chưa được tha tâm trí hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, tu tha tâm trí, A-la-hán học kiến tích, lúc đã được tha tâm trí hiện ở trước, không phải là loại trí.

3. Có tu loại trí cũng là tu tha tâm trí : Nghĩa là người đã lìa nhiễm dục, khi đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, lúc đã được loại trí hiện ở trước là tha tâm trí, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, tu tha tâm trí, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều có thể cùng tu.

4. Không phải tu loại trí cũng không phải tu tha tâm trí: Nghĩa là khi khổ, tập, diệt, đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là loại trí, tha tâm trí, khi đã được thế tục trí hiện ở trước, không phải là tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều cùng không tu. Khi phàm phu không tu tha tâm trí, tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu loại trí cũng là tu thế tục trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu loại trí không phải tu thế tục trí: Nghĩa là khi đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, lúc đã được loại trí hiện ở trước, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, không tu thế tục trí.

2. Có tu thế tục trí không phải tu loại trí: Nghĩa là phàm phu khi đã được, chưa được thế tục trí hiện ở trước, A-la-hán học kiến tích, lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, không tu loại trí.

3. Có tu loại trí cũng là tu thế tục trí: Nghĩa là khi khổ, tập, diệt loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, tu thế tục trí, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, tu loại trí.

4. Không phải tu loại trí cũng không phải tu thế tục trí: Nghĩa là khi khổ, tập, diệt, đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là loại trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của phàm phu, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu loại trí cũng là tu khổ trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu loại trí không phải tu khổ trí: Nghĩa là khi tập, diệt loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, lúc đã được loại trí hiện ở trước, không phải là khổ trí.

2. Có tu khổ trí không phải tu loại trí: Nghĩa là khi khổ pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, lúc đã được khổ trí hiện ở trước, không phải là loại trí.

3. Có tu loại trí cũng là tu khổ trí: Nghĩa là khi khổ đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được khổ loại trí hiện ở trước, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều có thể cùng tu.

4. Không phải tu loại trí cũng không phải tu khổ trí: Nghĩa là khi tập, diệt, đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là loại trí khổ trí, khi đã được thế tục trí hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều cùng không tu. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của phàm phu, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu loại trí cũng là tu tập trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu loại trí không phải tu tập trí: Nghĩa là khi khổ, diệt loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được loại trí hiện ở trước, không phải là tập trí.

2. Có tu tập trí không phải tu loại trí: Nghĩa là khi tập pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được tập trí hiện ở trước, không phải là loại trí.

3. Có tu loại trí cũng là tu tập trí: Nghĩa là khi tập, đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được tập loại trí hiện ở trước, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều có thể cùng tu.

4. Không phải tu loại trí cũng không phải tu tập trí: Nghĩa là khi khổ, diệt, đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là loại trí tập trí, khi đã được thế tục trí hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều cùng không tu. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của phàm phu, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu loại trí cũng là tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu loại trí không phải tu diệt trí: Nghĩa là khi khổ, tập loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được loại trí hiện ở trước, không phải là diệt trí.

2. Có tu diệt trí không phải tu loại trí: Nghĩa là khi diệt pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được diệt trí hiện ở trước, không phải là loại trí.

3. Có tu loại trí cũng là tu diệt trí: Nghĩa là khi diệt, đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được diệt loại trí hiện ở trước, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều có thể cùng tu.

4. Không phải tu loại trí cũng không phải tu diệt trí: Nghĩa là khi khổ, tập, đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là loại trí diệt trí, khi đã được thế tục trí hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều cùng không tu. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của phàm phu, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu loại trí cũng là tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu loại trí không phải tu đạo trí: Nghĩa là khi khổ, tập, diệt loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được loại trí hiện ở trước, không phải là đạo trí.

2. Có tu đạo trí không phải tu loại trí: Nghĩa là khi đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, lúc đã được đạo trí hiện ở trước, không phải là loại trí.

3. Có tu loại trí cũng là tu đạo trí: Nghĩa là khi đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, lúc đã được đạo loại trí hiện ở trước, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều có thể cùng tu.

4. Không phải tu loại trí cũng không phải tu đạo trí: Nghĩa là khi khổ, tập, diệt pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là loại trí, đạo trí, lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều cùng không tu. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của phàm phu, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

*

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí cũng là tu thế tục trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu tha tâm trí không phải tu thế tục trí: Nghĩa là người đã lìa nhiễm dục, khi đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được tha tâm trí hiện ở trước, không phải là thế tục trí, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, tu tha tâm trí, không phải là thế tục trí.

2. Có tu thế tục trí không phải tu tha tâm trí: Nghĩa là khi phàm phu không có tha tâm trí, đã được, chưa được thế tục trí hiện ở trước. Phàm phu có tha tâm trí khi đã được thế tục trí hiện ở trước, không phải là tha tâm trí, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, không tu tha tâm trí. Lúc khổ, tập, diệt loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, không phải là tha tâm trí. Lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, không tu tha tâm trí, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, tu thế tục trí, không phải là tha tâm trí.

3. Có tu tha tâm trí cũng là tu thế tục trí: Nghĩa là khi phàm phu đã được, chưa được tha tâm trí hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, tu tha tâm trí. A-la-hán học kiến tích lúc đã được tha tâm trí, thế tục trí hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, tu tha tâm trí, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, đều có thể cùng tu.

4. Không phải tu tha tâm trí cũng không phải tu thế tục trí: Nghĩa là khi khổ, tập, diệt, đạo pháp trí nhập hiện quán, là người chưa lìa nhiễm dục, khi đạo loại trí nhập hiện quán, là A-la-hán học kiến tích, lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là tha tâm trí, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, đều cùng không tu. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của phàm phu, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí cũng là tu khổ trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu tha tâm trí không phải tu khổ trí: Nghĩa là phàm phu khi đã được, chưa được tha tâm trí hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, tu tha tâm trí, A-la-hán học kiến tích lúc đã được tha tâm trí hiện ở trước.

2. Có tu khổ trí không phải tu tha tâm trí: Nghĩa là khi khổ, pháp loại trí nhập hiện quán, là người chưa lìa nhiễm dục. Lúc đạo loại trí nhập hiện quán, là A-la-hán học kiến tích, lúc đã được khổ trí hiện ở trước, khi chưa được trí vô lậu hiện ở trước, không tu tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, tu khổ trí, không phải là tha tâm trí.

3. Có tu tha tâm trí cũng là tu khổ trí: Nghĩa là người đã lìa nhiễm dục, khi đạo loại trí nhập hiện quán, là A-la-hán học kiến tích, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, tu tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều có thể cùng tu.

4. Không phải tu tha tâm trí cũng không phải tu khổ trí: Nghĩa là khi tập, diệt, pháp loại trí, đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là tha tâm trí, khổ trí, lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, không phải là tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều không cùng tu. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của phàm phu, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí cũng là tu tập trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu tha tâm trí không phải tu tập trí: Nghĩa là khi phàm phu đã được, chưa được tha tâm trí hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước đã tu tha tâm trí và A-la-hán học kiến tích lúc đã được tha tâm trí hiện ở trước.

2. Có tu tập trí không phải tu tha tâm trí: Nghĩa là khi tập, pháp, loại trí nhập hiện quán, là người chưa lìa nhiễm dục, lúc đạo loại trí nhập hiện quán, là A-la-hán học kiến tích, lúc đã được tập trí hiện ở trước, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, không tu tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, tu tập trí, không phải là tha tâm trí.

3. Có tu tha tâm trí cũng là tu tập trí: Nghĩa là người đã lìa nhiễm dục, khi đạo loại trí nhập hiện quán, là A-la-hán học kiến tích lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, tu tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều có thể cùng tu.

4. Không phải tu tha tâm trí cũng không phải tu tập trí: Nghĩa là khi khổ, diệt pháp loại trí, đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là tha tâm trí, tập trí, khi đã được thế tục trí hiện ở trước, không phải là tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều cùng không tu. Lúc phàm phu không tu tha tâm trí, tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí cũng là tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu tha tâm trí không phải tu diệt trí: Nghĩa là khi phàm phu đã được, chưa được tha tâm trí hiện ở trước, chưa được thế tục trí hiện ở trước, tu tha tâm trí, và A-la-hán học kiến tích lúc đã được tha tâm trí hiện ở trước.

2. Có tu diệt trí không phải tu tha tâm trí: Nghĩa là khi diệt pháp loại trí nhập hiện quán, là người chưa lìa nhiễm dục, khi đạo loại trí nhập hiện quán, là A-la-hán học kiến tích lúc đã được diệt trí hiện ở trước, chưa được trí vô lậu hiện ở trước, khi không tu tha tâm trí, chưa được thế tục trí hiện ở trước, khi tu diệt trí, không phải là tha tâm trí.

3. Có tu tha tâm trí cũng là tu diệt trí: Nghĩa là người đã lìa nhiễm dục, khi đạo loại trí nhập hiện quán, là A-la-hán học kiến tích lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, tu tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều có thể cùng tu.

4. Không phải tu tha tâm trí cũng không phải tu diệt trí: Nghĩa là khi khổ tập pháp loại trí, đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là tha tâm trí, diệt trí, khi đã được thế tục trí hiện ở trước không phải là tha tâm trí, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều cùng không tu. Khi phàm phu không tu tha tâm trí, tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, lúc có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí cũng là tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu tha tâm trí không phải là là đạo trí: Nghĩa là phàm phu khi đã được, chưa được tha tâm trí hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, tu tha tâm trí, và A-la-hán học kiến tích lúc đã được tha tâm trí hiện ở trước, không phải là đạo trí.

2. Có tu đạo trí không phải tu tha tâm trí: Nghĩa là khi đạo pháp trí nhập hiện quán, là người chưa lìa nhiễm dục, lúc đạo loại trí nhập hiện quán, là A-la-hán học kiến tích lúc đã được đạo trí hiện ở trước, không phải là tha tâm trí, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, không tu tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, tu đạo trí, không phải là tha tâm trí.

3. Có tu tha tâm trí cũng là tu đạo trí: Nghĩa là người đã lìa nhiễm dục, khi đạo loại trí nhập hiện quán, là A-la-hán học kiến tích lúc đã được tha tâm trí, đạo trí hiện ở trước, chưa được trí vô lậu hiện ở trước, tu tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều có thể cùng tu.

4. Có cả hai đều cùng không tu: Nghĩa là khi khổ tập diệt pháp loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là tha tâm, đạo trí, khi đã được thế tục trí hiện ở trước, không phải là tha tâm trí, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, đều cùng không tu. Khi phàm phu không tu tha tâm trí, tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, lúc có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

*

Hỏi: Nếu tu thế tục trí cũng là tu khổ trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu thế tục trí không phải tu khổ trí: Nghĩa là phàm phu khi đã được, chưa được thế tục trí hiện ở trước, lúc tập diệt loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, không tu khổ trí.

2. Có tu khổ trí không phải tu thế tục trí: Nghĩa là khi khổ pháp trí, đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được khổ trí hiện ở trước, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, không tu thế tục trí.

3. Có tu thế tục trí cũng là tu khổ trí: Nghĩa là khi khổ loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích chưa được trí vô lậu hiện ở trước khi tu thế tục trí, chưa được thế tục trí hiện ở trước khi tu khổ trí.

4. Không phải tu thế tục trí cũng không phải tu khổ trí: Nghĩa là khi tập diệt đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là khổ trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, lúc có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu thế tục trí cũng là tu tập trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu thế tục trí không phải tu tập trí: Nghĩa là khi phàm phu đã được, chưa được thế tục trí hiện ở trước, khi khổ, diệt, loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, chưa được thế tục trí hiện ở trước, khi không tu tập trí.

2. Có tu tập trí không phải tu thế tục trí: Nghĩa là khi tập pháp trí, đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được tập trí hiện ở trước, khi chưa được trí vô lậu hiện ở trước, không tu thế tục trí.

3. Có tu thế tục trí cũng là tu tập trí: Nghĩa là khi tập loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, chưa được trí vô lậu hiện ở trước, khi tu thế tục trí, chưa được thế tục trí hiện ở trước khi tu tập trí.

4. Không phải tu thế tục trí cũng không phải tu tập trí: Nghĩa là khi khổ diệt đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là tập trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu thế tục trí cũng là tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu thế tục trí không phải tu diệt trí: Nghĩa là khi phàm phu đã được, chưa được thế tục trí hiện ở trước, khi khổ, tập loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, lúc chưa được thế tục trí hiện ở trước, không tu diệt trí.

2. Có tu diệt trí không phải tu thế tục trí: Nghĩa là khi diệt pháp trí, đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được diệt trí hiện ở trước, khi chưa được trí vô lậu hiện ở trước, không tu thế tục trí.

3. Có tu thế tục trí cũng là tu diệt trí: Nghĩa là khi diệt loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, chưa được trí vô lậu hiện ở trước, khi tu thế tục trí, chưa được thế tục trí hiện ở trước lúc tu diệt trí.

4. Không phải tu thế tục trí cũng không phải tu diệt trí: Nghĩa là khi khổ tập đạo pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là diệt trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

Hỏi: Nếu tu thế tục trí cũng là tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp:

1. Có tu thế tục trí không phải tu đạo trí: Nghĩa là khi phàm phu đã được, chưa được thế tục trí hiện ở trước, khi khổ, tập, diệt, loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, lúc đã được thế tục trí hiện ở trước, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, không tu đạo trí.

2. Có tu đạo trí không phải tu thế tục trí: Nghĩa là khi đạo pháp loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được đạo trí hiện ở trước, lúc chưa được trí vô lậu hiện ở trước, không tu thế tục trí.

3. Có tu thế tục trí cũng là tu đạo trí: Nghĩa là A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, tu thế tục trí, khi chưa được thế tục trí hiện ở trước, tu đạo trí.

4. Không phải tu thế tục trí cũng không phải tu đạo trí: Nghĩa là khi khổ tập diệt, pháp trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích lúc đã được trí vô lậu hiện ở trước, không phải là đạo trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, khi có nhẫn vô lậu của định vô tưởng, định diệt tận nơi cõi Vô tưởng.

HẾT – QUYỂN 8