LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁT TRÍ
Tác giả: Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 7

Chương 3: TRÍ UẨN

Phẩm 1: BÀN VỀ CHI HỌC

Tụng nêu chung:

Tám học, mười vô học

Kiến cùng học đạo ba

Tục trí kiến vô lậu

Chương nầy xin nói đủ.

*

Như Đức Thế Tôn nói: “Học kiến tích thành tựu tám chi học”.

Hỏi: Thành tựu tám chi học kia, có bao nhiêu là quá khứ, bao nhiêu là vị lai, bao nhiêu là hiện tại?

Đáp: Nếu dựa nơi định có tầm có tứ, học kiến đầu tiên hiện ở trước, quá khứ không có, vị lai, hiện tại có tám, học kiến kia diệt rồi không mất. Nếu lại dựa nơi định có tầm có tứ, học kiến hiện ở trước, quá khứ, vị lai, hiện tại có tám, học kiến kia diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định không tầm không tứ, học kiến hiện ở trước, quá khứ, vị lai có tám, hiện tại có bảy, học kiến kia diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định vô sắc, học kiến hiện ở trước, quá khứ, vị lai có tám, hiện tại có bốn, học kiến kia diệt rồi không mất. Nếu nhập định diệt, hoặc tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ, vị lai có tám, hiện tại không có, tâm kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa nơi định không tầm không tứ, học kiến đầu tiên hiện ở trước, quá khứ không có, vị lai có tám, hiện tại có bảy, học kiến kia diệt rồi không mất. Nếu lại dựa nơi định không tầm không tứ, học kiến hiện ở trước, quá khứ, hiện tại có bảy, vị lai có tám, học kiến kia diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định vô sắc, học kiến hiện ở trước, quá khứ có bảy, vị lai có tám, hiện tại có bốn, học kiến kia diệt rồi không mất. Nếu nhập định diệt, hoặc tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ có bảy, vị lai có tám, hiện tại không có, tâm kia diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định có tầm có tứ, học kiến hiện ở trước, quá khứ có bảy, vị lai, hiện tại có tám, học kiến kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa nơi định vô sắc, học kiến đầu tiên hiện ở trước, quá khứ không có, vị lai có tám, hiện tại có bốn, học kiến kia diệt rồi không mất. Nếu lại dựa nơi định vô sắc, học kiến hiện ở trước, quá khứ, hiện tại có bốn, vị lai có tám, học kiến kia diệt rồi không mất. Nếu nhập định diệt, hoặc tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ có bốn, vị lai có tám, hiện tại không có, tâm kia diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định có tầm có tứ, học kiến hiện ở trước, quá khứ có bốn, vị lai, hiện tại có tám, học kiến kia diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định không tầm không tứ, học kiến hiện ở trước, quá khứ có bốn, vị lai có tám, hiện tại có bảy, học kiến kia diệt rồi không mất.

*

Như Đức Thế Tôn nói: “A-la-hán lậu tận đã thành tựu mười chi vô học”.

Hỏi: Thành tựu mười chi vô học kia, có bao nhiêu là quá khứ, bao nhiêu là vị lai, bao nhiêu là hiện tại?

Đáp: Nếu dựa nơi định có tầm có tứ, trí vô học đầu tiên hiện ở trước, quá khứ không có, vị lai có mười, hiện tại có chín, trí vô học đó diệt rồi không mất. Nếu lại dựa nơi định có tầm có tứ, trí vô học hiện ở trước, quá khứ, hiện tại có chín, vị lai có mười, trí vô học đó diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định không tầm không tứ, trí vô học hiện ở trước, quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại có tám, trí vô học đó diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định vô sắc, trí vô học hiện ở trước, quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại có năm, trí vô học đó diệt rồi không mất. Nếu nhập định diệt, hoặc tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại không có, tâm đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa nơi định có tầm có tứ, trí kiến vô học đầu tiên hiện ở trước, quá khứ, hiện tại có chín, vị lai có mười, trí kiến vô học đó diệt rồi không mất. Nếu lại dựa nơi định có tầm có tứ, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ, vị lai có mười, hiện tại có chín, trí kiến vô học đó diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định không tầm không tứ, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ, vị lai có mười, hiện tại có tám, trí kiến vô học đó diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định vô sắc, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ, vị lai có mười, hiện tại có năm, trí kiến vô học đó diệt rồi không mất. Nếu nhập định diệt, hoặc tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ, vị lai có mười, hiện tại không có, tâm đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa nơi định không tầm không tứ, trí vô học đầu tiên hiện ở trước, quá khứ không có, vị lai có mười, hiện tại có tám, trí vô học đó diệt rồi không mất. Nếu lại dựa nơi định không tầm không tứ, trí vô học hiện ở trước, quá khứ, hiện tại có tám, vị lai có mười, trí vô học đó diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định vô sắc, trí vô học hiện ở trước, quá khứ có tám, vị lai có mười, hiện tại có năm, trí vô học đó diệt rồi không mất. Nếu nhập định diệt, hoặc tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ có tám, vị lai có mười, hiện tại không có, tâm đó diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định có tầm có tứ, trí vô học hiện ở trước, quá khứ có tám, vị lai có mười, hiện tại có chín, trí vô học đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa nơi định không tầm không tứ, kiến vô học đầu tiên hiện ở trước, quá khứ, hiện tại có tám, vị lai có mười, kiến vô học đó diệt rồi không mất. Nếu lại dựa nơi định không tầm không tứ, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại có tám, trí kiến vô học đó diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định vô sắc, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại có năm, trí kiến vô học đó diệt rồi không mất. Nếu nhập định diệt, hoặc tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại không có, tâm đó diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định có tầm có tứ, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ, hiện tại có chín, vị lai có mười, trí kiến vô học đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa nơi định vô sắc, trí vô học đầu tiên hiện ở trước, quá khứ không có, vị lai có mười, hiện tại có năm, trí vô học đó diệt rồi không mất. Nếu lại dựa nơi định vô sắc, trí vô học hiện ở trước, quá khứ, hiện tại có năm, vị lai có mười, trí vô học đó diệt rồi không mất. Nếu nhập định diệt, hoặc tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ có năm, vị lai có mười, hiện tại không có, tâm đó diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định có tầm có tứ, trí vô học hiện ở trước, quá khứ có năm, vị lai có mười, hiện tại có chín, trí vô học đó diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định không tầm không tứ, trí vô học hiện ở trước, quá khứ có năm, vị lai có mười, hiện tại có tám, trí vô học đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa nơi định vô sắc, kiến vô học đầu tiên hiện ở trước, quá khứ, hiện tại có năm, vị lai có mười, kiến vô học đó diệt rồi không mất. Nếu lại dựa nơi định vô sắc, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ có sáu, vị lai có mười, hiện tại có năm, trí kiến vô học đó diệt rồi không mất. Nếu nhập định diệt, hoặc tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ có sáu, vị lai có mười, hiện tại không có, tâm đó diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định có tầm có tứ, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ có sáu, vị lai có mười, hiện tại có chín, trí, kiến vô học đó diệt rồi không mất. Nếu dựa nơi định không tầm không tứ, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ có sáu, vị lai có mười, hiện tại có tám, trí, kiến vô học đó diệt rồi không mất.

*

Hỏi: Thế nào là kiến?

Đáp: Là năm kiến của nhãn căn, chánh kiến thế tục, kiến học, kiến vô học.

Hỏi: Thế nào là trí?

Đáp: Là năm thức tương ưng với tuệ, trừ nhẫn vô lậu, còn lại là ý thức tương ưng với tuệ.

Hỏi: Thế nào là tuệ?

Đáp: Là sáu thức tương ưng với tuệ.

*

Hỏi: Các kiến là trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có kiến không phải là trí: Nghĩa là nhãn căn và nhẫn vô lậu. 2. Có trí không phải là kiến: Nghĩa là năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí, vô sinh trí, trừ năm kiến cùng chánh kiến thế tục, còn lại là ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu. 3. Có kiến cũng là trí: Nghĩa là năm kiến, chánh kiến thế tục, trừ nhẫn vô lậu và tận trí, vô sinh trí, còn lại là tuệ vô lậu. 4. Có không phải là kiến cũng không phải là trí: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Các kiến là tuệ chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có kiến không phải là tuệ: Nghĩa là nhãn căn. 2. Có tuệ không phải là kiến: Nghĩa là năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí, vô sinh trí, trừ năm kiến và chánh kiến thế tục, còn lại là ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu. 3. Có kiến cũng là tuệ: Nghĩa là trừ tận trí, vô sinh trí, còn lại là tuệ vô lậu và năm kiến, chánh kiến thế tục. 4. Có không phải là kiến cũng không phải là tuệ: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Các trí là tuệ chăng?

Đáp: Các trí đều là tuệ. Có tuệ không phải là trí: Nghĩa là nhẫn vô lậu.

*

Hỏi: Kiến gồm thâu trí hay là trí gồm thâu kiến?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có kiến không gồm thâu trí: Nghĩa là nhãn căn và nhẫn vô lậu. 2. Có trí không gồm thâu kiến: Nghĩa là năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí, vô sinh trí, trừ năm kiến và chánh kiến thế tục, còn lại là ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu. 3. Có kiến cũng gồm thâu trí: Nghĩa là năm kiến, chánh kiến thế tục, trừ nhẫn vô lậu và tận trí, vô sinh trí, còn lại là tuệ vô lậu. 4. Có không phải kiến cũng không gồm thâu trí: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Kiến gồm thâu tuệ hay tuệ gồm thâu kiến?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có kiến không phải tuệ gồm thâu: Nghĩa là nhãn căn. 2. Có tuệ không phải kiến gồm thâu: Nghĩa là năm thức thân tương ưng với tuệ, tận trí, vô sinh trí, trừ năm kiến và chánh kiến thế tục, còn lại là ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu. 3. Có kiến cũng là tuệ gồm thâu: Nghĩa là năm kiến, chánh kiến thế tục, trừ tận trí, vô sinh trí, còn lại là tuệ vô lậu. 4. Có không phải kiến cũng không phải tuệ gồm thâu: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Trí gồm thâu tuệ hay tuệ gồm thâu trí?

Đáp: Tuệ gồm thâu trí, không phải trí gồm thâu tuệ. Những gì không gồm thâu? Nghĩa là nhẫn vô lậu.

*

Hỏi: Thành tựu kiến là thành tựu trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu trí là thành tựu kiến chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Thành tựu kiến là thành tựu tuệ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu tuệ là thành tựu kiến chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Thành tựu trí là thành tựu tuệ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu tuệ là thành tựu trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Các kiến đã đoạn, đã nhận biết khắp là trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như trí đã đoạn, đã nhận biết khắp là kiến kia chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các kiến đã đoạn, đã nhận biết khắp là tuệ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như tuệ đã đoạn, đã nhận biết khắp là kiến kia chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các trí đã đoạn, đã nhận biết khắp là tuệ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Nếu như tuệ đã đoạn, đã nhận biết khắp là trí kia chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Các chánh kiến là giác chi trạch pháp chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có chánh kiến không phải là giác chi trạch pháp: Nghĩa là chánh kiến thế tục. 2. Có giác chi trạch pháp không phải là chánh kiến: Nghĩa là tận trí, vô sinh trí. 3. Có chánh kiến cũng là giác chi trạch pháp: Nghĩa là trừ tận trí, vô sinh trí, còn lại là tuệ vô lậu. 4. Có không phải là chánh kiến cũng không phải là giác chi trạch pháp: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Các chánh trí là giác chi trạch pháp chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có chánh trí không phải là giác chi trạch pháp: Nghĩa là chánh trí thế tục. 2. Có giác chi trạch pháp không phải là chánh trí: Nghĩa là nhẫn vô lậu. 3. Có chánh trí cũng là giác chi trạch pháp: Nghĩa là trừ nhẫn vô lậu, còn lại là tuệ vô lậu. 4. Có không phải là chánh trí cũng không phải là giác chi trạch pháp: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

*

Hỏi: Bảy giác chi, tám đạo chi, khi mỗi mỗi chi hiện ở trước, có bao nhiêu giác chi, bao nhiêu đạo chi hiện ở trước?

Đáp: Nếu dựa vào định vị chí, lúc giác chi niệm hiện ở trước, hữu học có sáu giác chi, tám đạo chi hiện ở trước, vô học có sáu giác chi, chín đạo chi hiện ở trước. Nếu dựa vào tĩnh lự thứ nhất, lúc giác chi niệm hiện ở trước, hữu học có bảy giác chi, tám đạo chi hiện ở trước, vô học có bảy giác chi, chín đạo chi hiện ở trước. Nếu dựa vào tĩnh lự trung gian, lúc giác chi niệm hiện ở trước, hữu học có sáu giác chi, bảy đạo chi hiện ở trước, vô học có sáu giác chi, tám đạo chi hiện ở trước. Dựa vào tĩnh lự thứ ba, thứ tư cũng như vậy. Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, lúc giác chi niệm hiện ở trước, hữu học có bảy giác chi, bảy đạo chi hiện ở trước, vô học có bảy giác chi, tám đạo chi hiện ở trước. Nếu dựa vào định vô sắc, lúc giác chi niệm hiện ở trước, hữu học có sáu giác chi, bốn đạo chi hiện ở trước, vô học có sáu giác chi, năm đạo chi hiện ở trước.

Giác chi trạch pháp, tinh tấn, khinh an, định, xả, đạo chi chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định cũng như vậy.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ nhất, lúc giác chi hỷ hiện ở trước, hữu học có bảy giác chi, tám đạo chi hiện ở trước, vô học có bảy giác chi, chín đạo chi hiện ở trước. Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, lúc giác chi hỷ hiện ở trước, hữu học có bảy giác chi, bảy đạo chi hiện ở trước, vô học có bảy giác chi, tám đạo chi hiện ở trước.

Nếu dựa nơi định vị chí, lúc chánh tư duy hiện ở trước, hữu học có sáu giác chi, tám đạo chi hiện ở trước, vô học có sáu giác chi, chín đạo chi hiện ở trước. Nếu dựa nơi tĩnh lự thứ nhất, lúc chánh tư duy hiện ở trước, hữu học có bảy giác chi, tám đạo chi hiện ở trước, vô học có bảy giác chi, chín đạo chi hiện ở trước.

Nếu dựa vào định vị chí, lúc chánh ngữ hiện ở trước, hữu học có sáu giác chi, tám đạo chi hiện ở trước, vô học có sáu giác chi, chín đạo chi hiện ở trước. Nếu dựa vào tĩnh lự thứ nhất, lúc chánh ngữ hiện ở trước, hữu học có bảy giác chi, tám đạo chi hiện ở trước, vô học có bảy giác chi, chín đạo chi hiện ở trước. Nếu dựa vào tĩnh lữ trung gian, lúc chánh ngữ hiện ở trước, hữu học có sáu giác chi, bảy đạo chi hiện ở trước, vô học có sáu giác chi, tám đạo chi hiện ở trước. Dựa vào tĩnh lự thứ ba, thứ tư cũng như vậy. Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, lúc chánh ngữ hiện ở trước, hữu học có bảy giác chi, bảy đạo chi hiện ở trước, vô học có bảy giác chi, tám đạo chi hiện ở trước.

Chánh nghiệp, chánh mạng cũng như vậy.

*

Các pháp tương ưng với giác chi niệm, pháp ấy tương ưng

với giác chi trạch pháp chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với niệm không tương ưng với trạch pháp: Nghĩa là giác chi trạch pháp. 2. Có pháp tương ưng với trạch pháp không tương ưng với niệm: Nghĩa là giác chi niệm. 3. Có pháp tương ưng với niệm cũng tương ưng với trạch pháp: Nghĩa là hai pháp ấy tương ưng với nhau. 4. Có pháp không tương ưng với niệm cũng không tương ưng với trạch pháp: Nghĩa là tâm, tâm sở pháp còn lại, sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với giác chi trạch pháp, đối với giác chi tinh tấn, khinh an, định, xả, chánh tinh tấn, chánh định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi niệm, pháp ấy tương ưng với giác chi hỷ chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với niệm không tương ưng với hỷ: Nghĩa là giác chi hỷ và hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của giác chi niệm. 2. Có pháp tương ưng với hỷ không tương ưng với niệm: Nghĩa là giác chi hỷ tương ưng với niệm. 3. Có pháp tương ưng với niệm cũng tương ưng với hỷ: Nghĩa là hai pháp ấy tương ưng với nhau. 4. Có pháp không tương ưng với niệm cũng không tương ưng với hỷ: Nghĩa là hỷ không tương ưng với giác chi niệm và tâm, tâm sở pháp còn lại, sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với giác chi hỷ, đối với chánh kiến, chánh tư duy cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi niệm, pháp ấy tương ưng với chánh niệm chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với chánh niệm, pháp ấy tương ưng với giác chi niệm chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi trạch pháp, pháp ấy tương ưng với giác chi tinh tấn chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với trạch pháp không tương ưng với tinh tấn: Nghĩa là giác chi tinh tấn. 2. Có pháp tương ưng với tinh tấn không tương ưng với trạch pháp: Nghĩa là giác chi trạch pháp. 3. Có pháp tương ưng với trạch pháp cũng tương ưng với tinh tấn: Nghĩa là hai pháp ấy tương ưng với nhau. 4. Có pháp không tương ưng với trạch pháp cũng không tương ưng với tinh tấn: Nghĩa là tâm, tâm sở pháp còn lại, sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với giác chi tinh tấn, đối với giác chi khinh an, định, xả, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi trạch pháp, pháp ấy tương ưng với giác chi hỷ chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với trạch pháp không tương ưng với hỷ: Nghĩa là giác chi hỷ và hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của giác chi trạch pháp. 2. Có pháp tương ưng với hỷ không tương ưng với trạch pháp: Nghĩa là giác chi hỷ tương ưng với trạch pháp. 3. Có pháp tương ưng với trạch pháp cũng tương ưng với hỷ: Nghĩa là hai pháp ấy tương ưng với nhau. 4. Có pháp không tương ưng với trạch pháp cũng không tương ưng với hỷ: Nghĩa là hỷ không tương ưng với giác chi trạch pháp, và tâm, tâm sở pháp còn lại, sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với giác chi hỷ, đối với chánh tư duy cũng như vậy.

Các pháp tương ưng với giác chi trạch pháp, pháp ấy tương ưng với chánh kiến chăng?

Đáp: Các pháp tương ưng với chánh kiến thì cũng tương ưng với giác chi trạch pháp. Có pháp tương ưng với trạch pháp không phải tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là chánh kiến không gồm thâu pháp tương ưng với giác chi trạch pháp.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi tinh tấn, pháp ấy tương ưng với giác chi hỷ chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với tinh tấn không tương ưng với hỷ: Nghĩa là giác chi hỷ và hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của giác chi tinh tấn. 2. Có pháp tương ưng với hỷ không tương ưng với tinh tấn: Nghĩa là giác chi hỷ tương ưng với tinh tấn. 3. Có pháp tương ưng với tinh tấn cũng tương ưng với hỷ: Nghĩa là hai pháp ấy tương ưng với nhau. 4. Có pháp không tương ưng với tinh tấn cũng không tương ưng với hỷ: Nghĩa là hỷ không tương ưng với giác chi tinh tấn và tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với giác chi hỷ, đối với chánh kiến, chánh tư duy cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi tinh tấn, pháp ấy tương ưng với giác chi khinh an chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với tinh tấn không tương ưng với khinh an: Nghĩa là giác chi khinh an. 2. Có pháp tương ưng với khinh an không tương ưng với tinh tấn: Nghĩa là giác chi tinh tấn. 3. Có pháp tương ưng với tinh tấn cũng tương ưng với khinh an: Nghĩa là hai pháp ấy tương ưng với nhau. 4. Có pháp không tương ưng với tinh tấn cũng không tương ưng với khinh an:

Nghĩa là tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với giác chi khinh an, đối với giác chi định, xả, chánh niệm, chánh định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi tinh tấn, pháp ấy tương ưng với chánh tinh tấn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như pháp tương ưng với chánh tinh tấn, pháp ấy tương ưng với giác chi tinh tấn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi hỷ, pháp ấy tương ưng với giác chi khinh an chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với hỷ không tương ưng với khinh an: Nghĩa là hỷ tương ưng với giác chi khinh an. 2. Có pháp tương ưng với khinh an không tương ưng với hỷ: Nghĩa là giác chi hỷ và hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của giác chi khinh an. 3. Có pháp tương ưng với hỷ cũng tương ưng với khinh an: Nghĩa là hai pháp ấy tương ưng với nhau. 4. Có pháp không tương ưng với hỷ cũng không tương ưng với khinh an: Nghĩa là hỷ không tương ưng với giác chi khinh an và tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với giác chi khinh an, đối với giác chi định, xả, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi hỷ, pháp ấy tương ưng với chánh kiến chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với hỷ không tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là giác chi hỷ tương ưng với chánh kiến và chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của giác chi hỷ. 2. Có pháp tương ưng với chánh kiến không tương ưng với hỷ: Nghĩa là chánh kiến tương ưng với giác chi hỷ và giác chi hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của chánh kiến. 3. Có pháp tương ưng với hỷ cũng tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là hai pháp ấy tương ưng với nhau. 4. Có pháp không tương ưng với hỷ cũng không tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là giác chi hỷ không tương ưng với chánh kiến, chánh kiến cũng không tương ưng với giác chi hỷ, và tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với chánh kiến, đối với chánh tư duy cũng như vậy.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi khinh an, pháp ấy tương ưng với giác chi định chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với khinh an không tương ưng với định: Nghĩa là giác chi định. 2. Có pháp tương ưng với định không tương ưng với khinh an: Nghĩa là giác chi khinh an. 3. Có pháp tương ưng với khinh an cũng tương ưng với định: Nghĩa là hai pháp ấy tương ưng với nhau. 4. Có pháp không tương ưng với khinh an cũng không tương ưng với định: Nghĩa là tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với giác chi định, đối với giác chi xả, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi khinh an, pháp ấy tương ưng với chánh kiến chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với khinh an không tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là chánh kiến và chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của giác chi khinh an. 2. Có pháp tương ưng với chánh kiến không tương ưng với khinh an: Nghĩa là chánh kiến tương ưng với giác chi khinh an. 3. Có pháp tương ưng với khinh an cũng tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là hai pháp ấy tương ưng với nhau. 4. Có pháp không tương ưng với khinh an cũng không tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là chánh kiến không tương ưng với giác chi khinh an và tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với chánh kiến, đối với chánh tư duy cũng như vậy.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi định, pháp ấy tương ưng với giác chi xả chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với định không tương ưng với xả: Nghĩa là giác chi xả. 2. Có pháp tương ưng với xả không tương ưng với định: Nghĩa là giác chi định. 3. Có pháp tương ưng với định cũng tương ưng với xả: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng. 4. Có pháp không tương ưng với định cũng không tương ưng với xả: Nghĩa là tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với giác chi xả, đối với chánh tinh tấn, chánh niệm cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi định, pháp ấy tương ưng với chánh kiến chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với định không tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là chánh kiến và chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của giác chi định. 2. Có pháp tương ưng với chánh kiến không tương ưng với định: Nghĩa là chánh kiến tương ưng với giác chi định. 3. Có pháp tương ưng với định cũng tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng. 4. Có pháp không tương ưng với định cũng không tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là chánh kiến không tương ưng với giác chi định và tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với chánh kiến, đối với chánh tư duy cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi định, pháp ấy tương ưng với chánh định chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như pháp tương ưng với chánh định, pháp ấy tương ưng với giác chi định chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi xả, pháp ấy tương ưng với chánh kiến chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với xả không tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là chánh kiến và chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của giác chi xả. 2. Có pháp tương ưng với chánh kiến không tương ưng với xả: Nghĩa là chánh kiến tương ưng với giác chi xả. 3. Có pháp tương ưng với xả cũng tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng. 4. Có pháp không tương ưng với xả cũng không tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là chánh kiến không tương ưng với giác chi xả và tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với chánh kiến, đối với chánh tư duy cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác chi xả, pháp ấy tương ưng với chánh tinh tấn chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với xả không tương ưng với tinh tấn: Nghĩa là chánh tinh tấn. 2. Có pháp tương ưng với chánh tinh tấn không tương ưng với xả: Nghĩa là giác chi xả. 3. Có pháp tương ưng với xả cũng tương ưng với chánh tinh tấn: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng. 4. Có pháp không tương ưng với xả cũng không tương ưng với chánh tinh tấn: Nghĩa là tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với chánh tinh tấn, đối với chánh niệm, chánh định cũng như vậy.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với chánh kiến, pháp ấy tương ưng với chánh tư duy chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với chánh kiến không tương ưng với chánh tư duy: Nghĩa là chánh kiến tương ưng với chánh tư duy và chánh tư duy không tương ưng với pháp tương ưng của chánh kiến. 2. Có pháp tương ưng với chánh tư duy không tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là chánh tư duy tương ưng với chánh kiến và chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của chánh tư duy. 3. Có pháp tương ưng với chánh kiến cũng tương ưng với chánh tư duy: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng. 4. Có pháp không tương ưng với chánh kiến cũng không tương ưng với chánh tư duy: Nghĩa là chánh kiến không tương ưng với chánh tư duy và chánh tư duy không tương ưng với chánh kiến cùng tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp tương ưng với chánh kiến, pháp ấy tương ưng với chánh tinh tấn chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với chánh kiến không tương ưng với chánh tinh tấn: Nghĩa là chánh kiến tương ưng với chánh tinh tấn. 2. Có pháp tương ưng với chánh tinh tấn không tương ưng với chánh kiến: Nghĩa là chánh kiến và chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của chánh tinh tấn. 3. Có pháp tương ưng với chánh kiến, cũng tương ưng với chánh tinh tấn: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng. 4. Có pháp không tương ưng với chánh kiến cũng không tương ưng với chánh tinh tấn: Nghĩa là chánh kiến không tương ưng với chánh tinh tấn và tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với chánh tinh tấn, đối với chánh niệm, chánh định cũng như vậy.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với chánh tư duy, pháp ấy tương ưng với chánh tinh tấn chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với chánh tư duy không tương ưng với chánh tinh tấn: Nghĩa là chánh tư duy tương ưng với chánh tinh tấn. 2. Có pháp tương ưng với chánh tinh tấn không tương ưng với chánh tư duy: Nghĩa là chánh tư duy và chánh tư duy không tương ưng với pháp tương ưng của chánh tinh tấn. 3. Có pháp tương ưng với chánh tư duy cũng tương ưng với chánh tinh tấn: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng. 4. Có pháp không tương ưng với chánh tư duy cũng không tương ưng với chánh tinh tấn: Nghĩa là chánh tư duy không tương ưng với chánh tinh tấn và tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với chánh tinh tấn, đối với chánh niệm, chánh định cũng như vậy.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với chánh tinh tấn, pháp ấy tương ưng với chánh niệm chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với chánh tinh tấn không tương ưng với chánh niệm: Nghĩa là chánh niệm. 2. Có pháp tương ưng với chánh niệm không tương ưng với chánh tinh tấn: Nghĩa là chánh tinh tấn. 3. Có pháp tương ưng với chánh tinh tấn cũng tương ưng với chánh niệm: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng. 4. Có pháp không tương ưng với chánh tinh tấn cũng không tương ưng với chánh niệm: Nghĩa là tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như đối với chánh niệm, đối với chánh định cũng như vậy.

*

Hỏi: Các pháp tương ưng với chánh niệm, pháp ấy tương ưng với chánh định chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có pháp tương ưng với chánh niệm không tương ưng với chánh định: Nghĩa là chánh định. 2. Có pháp tương ưng với chánh định không tương ưng với chánh niệm: Nghĩa là chánh niệm. 3. Có pháp tương ưng với chánh niệm cũng tương ưng với chánh định: Nghĩa là hai pháp cùng tương ưng. 4. Có pháp không tương ưng với chánh niệm cũng không tương ưng với chánh định: Nghĩa là tâm, tâm sở pháp khác, cùng các sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

*

Hỏi: Thế nào là chánh kiến thế tục?

Đáp: Là ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu thiện.

Hỏi: Thế nào là chánh trí thế tục?

Đáp: Là năm thức tương ưng với tuệ thiện và ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu thiện.

Hỏi: Các chánh kiến thế tục là chánh trí thế tục chăng?

Đáp: Các chánh kiến thế tục cũng là chánh trí thế tục. Có chánh trí thế tục không phải là chánh kiến thế tục: Nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Chánh kiến thế tục gồm thâu chánh trí thế tục, hay chánh trí thế tục gồm thâu chánh kiến thế tục?

Đáp: Chánh trí thế tục gồm thâu chánh kiến thế tục, không phải chánh kiến thế tục gồm thâu chánh trí thế tục. Những gì không gồm thâu? Là năm thức tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Thành tựu chánh kiến thế tục là thành tựu chánh trí thế tục chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu chánh trí thế tục là thành tựu chánh kiến thế tục chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Chánh kiến thế tục đã đoạn, đã nhận biết khắp, là chánh trí thế tục chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như chánh trí thế tục đã đoạn, đã nhận biết khắp, là chánh kiến thế tục chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Thế nào là kiến vô lậu?

Đáp: Là trừ tận trí, vô sinh trí, còn lại là tuệ vô lậu.

Hỏi: Thế nào là trí vô lậu?

Đáp: Là trừ nhẫn vô lậu, còn lại là tuệ vô lậu.

Các kiến vô lậu là trí vô lậu chăng?

Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có kiến vô lậu không phải

là trí vô lậu: Nghĩa là nhẫn vô lậu. 2. Có trí vô lậu không phải là kiến vô lậu: Nghĩa là tận trí, vô sinh trí. 3. Có kiến vô lậu cũng là trí vô lậu: Nghĩa là trừ nhẫn vô lậu, tận trí, vô sinh trí, còn lại là tuệ vô lậu. 4. Có không phải là kiến vô lậu cũng không phải là trí vô lậu: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Kiến vô lậu gồm thâu trí vô lậu, hay trí vô lậu gồm thâu kiến vô lậu?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có kiến vô lậu không gồm thâu trí vô lậu: Nghĩa là nhẫn vô lậu. 2. Có trí vô lậu không gồm thâu kiến vô lậu: Nghĩa là tận trí, vô sinh trí. 3. Có kiến vô lậu cũng gồm thâu trí vô lậu: Nghĩa là trừ nhẫn vô lậu, tận trí, vô sinh trí, còn lại là tuệ vô lậu. 4. Có không phải kiến vô lậu cũng không phải trí vô lậu gồm thâu: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Thành tựu kiến vô lậu là thành tựu trí vô lậu chăng?

Đáp: Trí vô lậu thành tựu cũng là kiến vô lậu thành tựu. Có kiến vô lậu thành tựu không phải là trí vô lậu thành tựu: Nghĩa là khổ pháp trí nhẫn khi hiện ở trước.

***

Phẩm 2: BÀN VỀ NĂM THỨ

Tụng nêu chung:

Tà chánh kiến trí năm

Tuệ học trái cùng ba

Nhẫn phạm năm ác kiến

Chương nầy xin nói đủ.

Thế nào là tà kiến?

Đáp: Nếu không an lập thì năm kiến đều gọi là tà kiến. Nếu an lập tức chỉ các thứ kiến cho không có thí cho, không có ái lạc, không có cúng tế, không có hành diệu, không có hành ác, không có hành diệu ác, không có dị thục của quả nơi nghiệp. Đó gọi là tà kiến.

Hỏi: Thế nào là tà trí?

Đáp: Là sáu thức tương ưng với tuệ nhiễm ô.

Hỏi: Các tà kiến là tà trí chăng?

Đáp: Các tà kiến là tà trí. Có tà trí không phải là tà kiến: Nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ nhiễm ô và trừ năm kiến, còn lại là ý thức tương ưng với tuệ nhiễm ô.

Hỏi: Tà kiến gồm thâu tà trí hay là tà trí gồm thâu tà kiến?

Đáp: Tà trí gồm thâu tà kiến, không phải tà kiến gồm thâu tà trí. Những gì không gồm thâu? Là năm thức tương ưng với tuệ nhiễm ô và trừ năm kiến, còn lại là ý thức tương ưng với tuệ nhiễm ô.

Hỏi: Có tạo nên tà kiến là tạo nên tà trí chăng?

Đáp: Tạo nên tà kiến cũng là tạo nên tà trí. Có khi tạo nên tà trí không phải là tạo nên tà kiến: Nghĩa là hàng Học kiến tích.

Hỏi: Các tà kiến đã đoạn, đã nhận biết khắp là tà trí chăng?

Đáp: Các tà trí đã đoạn, đã nhận biết khắp cũng là tà kiến. Có tà kiến đã đoạn, đã nhận biết khắp không phải là tà trí: Nghĩa là hàng Học kiến tích.

*

Hỏi: Thế nào là chánh kiến?

Đáp: Là tận trí, vô sinh trí không gồm thâu ý thức tương ưng với tuệ thiện.

Thế nào là chánh trí?

Là năm thức tương ưng với tuệ thiện và nhẫn vô lậu không

gồm thâu ý thức tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Các chánh kiến là chánh trí chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có chánh kiến không phải là chánh trí: Nghĩa là nhẫn vô lậu. 2. Có chánh trí không phải là chánh kiến: Nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ thiện và tận trí, vô sinh trí. 3. Có chánh kiến cũng là chánh trí: Nghĩa là nhẫn vô lậu và tận trí, vô sinh trí không gồm thâu ý thức tương ưng với tuệ thiện. 4. Có không phải là chánh kiến cũng không phải là chánh trí: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Chánh kiến gồm thâu chánh trí hay là chánh trí gồm thâu chánh kiến?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có chánh kiến không phải chánh trí gồm thâu: Nghĩa là nhẫn vô lậu. 2. Có chánh trí không phải chánh kiến gồm thâu: Nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ thiện và tận trí, vô sinh trí. 3. Có chánh kiến cũng gồm thâu chánh trí: Nghĩa là nhẫn vô lậu, tận trí, vô sinh trí không gồm thâu ý thức tương ưng với tuệ thiện. 4. Có không phải là chánh kiến cũng không phải là chánh trí gồm thâu: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Thành tựu chánh kiến là thành tựu chánh trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu chánh trí là thành tựu chánh kiến chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các chánh kiến đã đoạn, đã nhận biết khắp, là chánh trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Nếu chánh trí đã đoạn, đã nhận biết khắp, là chánh kiến chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Các tuệ không chính đáng đều là kiết chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có tuệ không chính đáng không phải là kiết: Nghĩa là trừ hai kiết, còn lại là tuệ nhiễm ô. 2. Có kiết không phải là tuệ không chính đáng: Nghĩa là bảy kiết. 3. Có tuệ không chính đáng cũng là kiết: Nghĩa là hai kiết. 4. Có không phải là tuệ không chính đáng cũng không phải là kiết: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

*

Hỏi: Thế nào là kiến học (kiến hữu học)?

Đáp: Là tuệ học.

Hỏi: Thế nào là trí học (trí hữu học)?

Đáp: Là tám trí học.

Hỏi: Thế nào là tuệ học (tuệ hữu học)?

Đáp: Là kiến học, trí học, gọi chung là tuệ học.

Hỏi: Các kiến học là trí học chăng?

Đáp: Các trí học cũng là kiến học. Có kiến học không phải là trí học: Nghĩa là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Các kiến học là tuệ học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu là tuệ học thì đó là kiến học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Các trí học là tuệ học chăng?

Các trí học cũng là tuệ học. Có tuệ học không phải là trí

học: Nghĩa là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Kiến học gồm thâu trí học hay trí học gồm thâu kiến học?

Đáp: Kiến học gồm thâu trí học, không phải trí học gồm thâu kiến học. Những gì không gồm thâu? Là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Kiến học gồm thâu tuệ học hay tuệ học gồm thâu kiến học?

Đáp: Lần lượt gồm thâu cùng nhau.

Hỏi: Trí học gồm thâu tuệ học hay tuệ học gồm thâu trí học?

Đáp: Tuệ học gồm thâu trí học, không phải trí học gồm thâu tuệ học. Những gì không gồm thâu? Là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Thành tựu kiến học là thành tựu trí học chăng?

Đáp: Thành tựu trí học cũng là thành tựu kiến học. Có thành tựu kiến học không phải là thành tựu trí học: Nghĩa là khổ pháp trí, nhẫn khi hiện ở trước.

Hỏi: Thành tựu kiến học là thành tựu tuệ học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu tuệ học là thành tựu kiến học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Thành tựu trí học là thành tựu tuệ học chăng?

Đáp: Thành tựu trí học cũng là thành tựu tuệ học. Có thành tựu tuệ học không phải là thành tựu trí học: Nghĩa là khố pháp trí, nhẫn khi hiện ở trước.

*

Thế nào là kiến vô học?

Đáp: Là tận trí, vô sinh trí không gồm thâu tuệ vô học.

Hỏi: Thế nào là trí vô học?

Đáp: Là tám trí vô học.

Hỏi: Thế nào là tuệ vô học?

Đáp: Là kiến vô học, trí vô học, gọi chung là tuệ vô học.

Hỏi: Các kiến vô học là trí vô học chăng?

Đáp: Các kiến vô học cũng là trí vô học. Có trí vô học không phải là kiến vô học: Nghĩa là tận trí, vô sinh trí.

Hỏi: Các kiến vô học là tuệ vô học chăng?

Đáp: Các kiến vô học cũng là tuệ vô học. Có tuệ vô học không phải là kiến vô học: Nghĩa là tận trí, vô sinh trí.

Hỏi: Các trí vô học là tuệ vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu là tuệ vô học thì đó là trí vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Kiến vô học gồm thâu trí vô học hay trí vô học gồm thâu kiến vô học?

Đáp: Trí vô học gồm thâu kiến vô học, không phải kiến vô học gồm thâu trí vô học. Những gì không gồm thâu? Là tận trí, vô sinh trí.

Hỏi: Kiến vô học gồm thâu tuệ vô học hay tuệ vô học gồm thâu kiến vô học?

Đáp: Tuệ vô học gồm thâu kiến vô học, không phải kiến vô học gồm thâu tuệ vô học. Những gì không gồm thâu? Là tận trí, vô sinh trí.

Trí vô học gồm thâu tuệ vô học hay tuệ vô học gồm thâu

trí vô học?

Đáp: Lần lượt gồm thâu lẫn nhau.

Hỏi: Thành tựu kiến vô học là thành tựu trí vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu trí vô học là thành tựu kiến vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Thành tựu kiến vô học là thành tựu tuệ vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu tuệ vô học là thành tựu kiến vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Thành tựu trí vô học là thành tựu tuệ vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu tuệ vô học là thành tựu trí vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Hỏi: Thế nào là kiến phi học phi vô học?

Đáp: Là nhãn căn nơi năm kiến, chánh kiến thế tục.

Hỏi: Thế nào là trí phi học phi vô học?

Đáp: Là năm thức tương ưng với tuệ và ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là tuệ phi học phi vô học?

Đáp: Là năm thức tương ưng với tuệ và ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.

Các kiến phi học phi vô học là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có kiến phi học phi vô học không phải là trí phi học phi vô học: Nghĩa là nhãn căn. 2. Có trí phi học phi vô học không phải là kiến phi học phi vô học: Nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ và trừ năm kiến, chánh kiến thế tục, còn lại là ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu. 3. Có kiến phi học phi vô học cũng là trí phi học phi vô học: Nghĩa là năm kiến, chánh kiến thế tục. 4. Có không phải là kiến phi học phi vô học cũng không phải là trí phi học phi vô học: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có kiến phi học phi vô học không phải là tuệ phi học phi vô học: Nghĩa là nhãn căn. 2. Có tuệ phi học phi vô học không phải là kiến phi học phi vô học: Nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ và trừ năm kiến, chánh kiến thế tục, còn lại là ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu. 3. Có kiến phi học phi vô học cũng là tuệ phi học phi vô học: Nghĩa là năm kiến, chánh kiến thế tục. 4. Có không phải là kiến phi học phi vô học cũng không phải là tuệ phi học phi vô học: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Các trí phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu là tuệ phi học phi vô học thì đó là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học gồm thâu trí phi học phi vô học hay là trí phi học phi vô học gồm thâu kiến phi học phi vô học?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có kiến phi học phi vô học không phải gồm thâu trí phi học phi vô học: Nghĩa là nhãn căn. 2. Có trí phi học phi vô học không phải gồm thâu kiến phi học phi vô học:

Nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ, và trừ năm kiến, chánh kiến thế tục, còn lại là ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu. 3. Có kiến phi học phi vô học cũng gồm thâu trí phi học phi vô học: Nghĩa là năm kiến, chánh kiến thế tục. 4. Có không phải kiến phi học phi vô học cũng không phải gồm thâu trí phi học phi vô học: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học gồm thâu tuệ phi học phi vô học hay là tuệ phi học phi vô học gồm thâu kiến phi học phi vô học?

Đáp: Nên tạo ra bốn trường hợp: 1. Có kiến phi học phi vô học không phải gồm thâu tuệ phi học phi vô học: Nghĩa là nhãn căn. 2. Có tuệ phi học phi vô học không phải gồm thâu kiến phi học phi vô học: Nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ, và trừ năm kiến, chánh kiến thế tục, còn lại là ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu. 3. Có kiến phi học phi vô học cũng gồm thâu tuệ phi học phi vô học: Nghĩa là năm kiến, chánh kiến thế tục. 4. Có không phải kiến phi học phi vô học cũng không phải gồm thâu tuệ phi học phi vô học: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trước.

Hỏi: Trí phi học phi vô học gồm thâu tuệ phi học phi vô học hay là tuệ phi học phi vô học gồm thâu trí phi học phi vô học?

Đáp: Lần lượt gồm thâu cùng nhau.

Hỏi: Thành tựu kiến phi học phi vô học là thành tựu trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu trí phi học phi vô học là thành tựu kiến phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Thành tựu kiến phi học phi vô học là thành tựu tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu tuệ phi học phi vô học là thành tựu kiến phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Thành tựu trí phi học phi vô học là thành tựu tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu tuệ phi học phi vô học là thành tựu trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học đã đoạn, đã nhận biết khắp, là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu trí phi học phi vô học đã đoạn, đã nhận biết khắp, là kiến phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học đã đoạn, đã nhận biết khắp, là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tuệ phi học phi vô học đã đoạn, đã nhận biết khắp, là kiến phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các trí phi học phi vô học đã đoạn, đã nhận biết khắp, là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tuệ phi học phi vô học đã đoạn, đã nhận biết khắp, là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

Như Đại Phạm thiên nói như vầy: “Ta là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại. Ta đối với thế gian có thể tạo tác, biến hóa, có thể xuất sinh, là cha của thế gian”.

Như thế đối với năm kiến, thuộc về kiến nào, do kiến đế nào đoạn trừ?

Đáp: Ta là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại: Nghĩa là cho pháp kém là hơn, là thuộc về kiến thủ, do kiến khổ đoạn.

Ta đối với thế gian có thể tạo tác, biến hóa, có thể xuất sinh, là cha của thế gian: Nghĩa là không phải nhân cho là nhân, là thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ đoạn.

Như Phạm Chúng thiên nói như vầy: “Đây là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại. Đây đối với thế gian có thể tạo tác, biến hóa, có thể xuất sinh, là cha của chúng ta”.

Như thế đối với năm kiến, thuộc về kiến nào, do kiến đế nào đoạn trừ?

Đáp: Đây là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại: Nghĩa là cho pháp kém là hơn, là thuộc về kiến thủ, do kiến khổ đoạn.

Đây đối với thế gian có thể tạo tác, biến hóa, có thể xuất sinh, là cha của chúng ta: Nghĩa là không phải nhân chấp là nhân, là thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ đoạn. *

Các kẻ khởi kiến nầy: Ta, tất cả đều nhẫn. Như thế đối với năm kiến, thuộc về kiến nào, do kiến đế nào đoạn trừ?

Đáp: Là thuộc về thường kiến trong biên chấp kiến, do kiến khổ đoạn.

Các kẻ khởi kiến nầy: Ta, tất cả đều không nhẫn. Như vậy đối với năm kiến, thuộc về kiến nào, do kiến đế nào đoạn trừ?

Đáp: Là thuộc về đoạn kiến trong biên chấp kiến, do kiến khổ đoạn.

Các kẻ khởi kiến nầy: Ta, một phần nhẫn, một phần không nhẫn. Như vậy đối với năm kiến, thuộc về kiến nào, do kiến đế nào đoạn trừ?

Đáp: Một phần nhẫn: Là thuộc về thường kiến trong biên chấp kiến. Một phần không nhẫn: Là thuộc về đoạn kiến trong biên chấp kiến, đều do kiến khổ đoạn.

*

Các kẻ khởi kiến nầy: Có A-la-hán bị thiên ma quấy nhiễu, lậu bất tịnh hiện bày. Kiến nầy thuộc về kiến nào trong năm kiến, do kiến đế nào đoạn trừ?

Đáp: Không phải nhân chấp là nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ đoạn.

Các kẻ khởi kiến nầy: Có A-la-hán nơi tự giải thoát, cũng còn có không biết. Kiến nầy thuộc về kiến nào trong năm kiến, do kiến đế nào đoạn trừ?

Đáp: Là nói không đúng về trí kiến vô lậu của các A-la-hán, thuộc về tà kiến, do kiến đạo đoạn.

Các kẻ khởi kiến nầy: Có A-la-hán nơi tự giải thoát, cũng còn có nghi hoặc. Kiến nầy thuộc về kiến nào trong năm kiến, do kiến đế nào đoạn trừ?

Đáp: Là nói không đúng về sự vượt qua nghi hoặc của các A-la-hán, thuộc về tà kiến, do kiến đạo đoạn.

Các kẻ khởi kiến nầy: Có A-la-hán chỉ do người khác hóa độ. Kiến nầy thuộc về kiến nào trong năm kiến, do kiến đế nào đoạn trừ?

Đáp: Là nói không đúng về các A-la-hán không có chướng ngại, chống trái, tuệ nhãn hiện lượng, thân chứng tự tại, thuộc về tà kiến, do kiến đạo đoạn.

*

Các kẻ khởi kiến nầy: Đạo và đạo chi, hoặc cho chỉ là tên gọi. Kiến nầy thuộc về kiến nào trong năm kiến, kiến đế nào đoạn trừ?

Đáp: Không phải nhân chấp là nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ đoạn.

HẾT – QUYỂN 7