LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHẨM LOẠI TÚC
Tác giả: Tôn giả Thế Hữu
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ
QUYỂN 6
Phẩm 6: BIỆN VỀ THÂU GIỮ, phần 2
* Nói về chín pháp:
Có chín kiết: 1. Kiết ái. 2. Kiết giận. 3. Kiết kiêu mạn. 4. Kiết vô minh. 5. Kiết kiến. 6. Kiết thủ. 7. Kiết nghi ngờ. 8. Kiết ganh tỵ. 9. Kiết keo kiệt.
Có chín chỗ ở của hữu tình: 1. Hữu tình có sắc, thân khác, tưởng khác, như loài người và một phần của các cõi trời. Đó là chỗ ở thứ nhất của hữu tình. 2. Hữu tình có sắc, thân khác, tưởng một, như nơi cõi trời Phạm chúng vào thời kiếp đầu tiên. Đó là chỗ ở thứ hai của hữu tình. 3. Hữu tình có sắc, thân một, tưởng khác, như nơi cõi trời Cực quang tịnh. Đó là chỗ ở thứ ba của hữu tình. 4. Hữu tình có sắc, thân một, tưởng một, như nơi cõi trời Biến tịnh. Đó là chỗ ở thứ tư của hữu tình. 5. Hữu tình có sắc, không tưởng, không có tưởng khác, như hữu tình nơi cõi trời Vô tưởng. Đó là chỗ ở thứ năm của hữu tình. 6. Hữu tình không sắc, vượt quá tất cả tưởng sắc, diệt hết các tưởng có đối, không còn tư duy về các thứ tưởng, nhập vào không vô biên, trụ đầy đủ nơi xứ không vô biên, như nơi cõi trời Không vô biên xứ. Đó là chỗ ở thứ sáu của hữu tình. 7. Hữu tình không sắc, vượt quá tất cả xứ không vô biên, nhập vào thức vô biên, trụ đầy đủ nơi xứ thức vô biên, như nơi cõi trời Thức vô biên xứ. Đó là chỗ ở thứ bảy của hữu tình. 8. Hữu tình không sắc, vượt quá tất cả xứ thức vô biên, nhập vào vô sở hữu, trụ đầy đủ nơi xứ vô sở hữu, như nơi cõi trời Vô sở hữu xứ. Đó là chỗ ở thứ tám của hữu tình. 9. Hữu tình không sắc, vượt quá tất cả xứ vô xứ hữu, nhập và trụ đầy đủ nơi xứ phi tưởng phi phi tưởng, như nơi cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là chỗ ở thứ chín của hữu tình.
* Nói về mười pháp:
Có mười biến xứ: 1. Có một loại tưởng, tất cả khắp nơi đều là đất, trên dưới các phía đều là không hai, là vô lượng. Đó là biến xứ thứ nhất. 2. Có một loại tưởng, tất cả khắp nơi đều là nước, trên dưới các phía đều là không hai, là vô lượng. Đó là biến xứ thứ hai. 3. Có một loại tưởng, tất cả khắp nơi đều là lửa, trên dưới các phía đều là không hai, là vô lượng. Đó là biến xứ thứ ba. 4. Có một loại tưởng, tất cả khắp nơi đều là gió, trên dưới các phía đều là không hai, là vô lượng. Đó là biến xứ thứ tư. 5. Có một loại tưởng, tất cả khắp nơi đều là màu xanh, trên dưới các phía đều là không hai, là vô lượng. Đó là biến xứ thứ năm. 6. Có một loại tưởng, tất cả khắp nơi đều là màu vàng, trên dưới các phía đều là không hai, là vô lượng. Đó là biến xứ thứ sáu. 7. Có một loại tưởng, tất cả khắp nơi đều là màu đỏ, trên dưới các phía đều là không hai, là vô lượng. Đó là biến xứ thứ bảy. 8. Có một loại tưởng, tất cả khắp nơi đều là màu trắng, trên dưới các phía đều là không hai, là vô lượng. Đó là biến xứ thứ tám. 9. Có một loại tưởng, tất cả khắp nơi đều là khoảng không, trên dưới các phía đều là không hai, là vô lượng. Đó là biến xứ thứ chín. 10. Có một loại tưởng, tất cả khắp nơi đều là một thức, trên dưới các phía đều là không hai, là vô lượng. Đó là biến xứ thứ mười.
Có mười pháp vô học: 1. Chánh kiến vô học. 2. Chánh tư duy vô học. 3. Chánh ngữ vô học. 4. Chánh nghiệp vô học. 5. Chánh mạng vô học. 6. Chánh tinh tấn vô học. 7. Chánh niệm vô học. 8. Chánh định vô học. 9. Chánh thắng giải vô học. 10. Chánh trí vô học.
* Nói về mười một pháp: 1. Sắc hữu lậu. 2. Sắc vô lậu. 3. Thọ hữu lậu. 4. Thọ vô lậu. 5. Tưởng hữu lậu. 6. Tưởng vô lậu. 7. Hành hữu lậu. 8. Hành vô lậu. 9. Thức hữu lậu. 10. Thức vô lậu. 11. Pháp vô vi.
* Nói về mười hai xứ: 1. Nhãn xứ. 2. Sắc xứ. 3. Nhĩ xứ. 4. Thanh xứ. 5. Tỷ xứ. 6. Hương xứ. 7. Thiệt xứ. 8. Vị xứ. 9. Thân xứ. 10. Xúc xứ. 11. Ý xứ. 12. Pháp xứ.
* Nói về mười tám giới: 1. Nhãn giới. 2. Sắc giới. 3. Nhãn thức giới. 4. Nhĩ giới. 5. Thanh giới. 6. Nhĩ thức giới. 7. Tỷ giới. 8. Hương giới. 9. Tỷ thức giới. 10. Thiệt giới. 11. Vị giới. 12. Thiệt thức giới. 13. Thân giới. 14. Xúc giới. 15. Thân thức giới. 16. Ý giới. 17. Pháp giới. 18. Ý thức giới.
* Nói về hai mươi hai căn: 1. Nhãn căn. 2. Nhĩ căn. 3. Tỷ căn. 4. Thiệt căn. 5. Thân căn. 6. Nữ căn. 7. Nam căn. 8. Mạng căn. 9. Ý căn. 10. Lạc căn. 11. Khổ căn. 12. Hỷ căn. 13. Ưu căn. 14. Xả căn. 15. Tín căn. 16. Tinh tấn căn. 17. Niệm căn. 18. Định căn. 19. Tuệ căn. 20. Vị tri đương tri căn. 21. Dĩ tri căn. 22. Cụ tri căn.
* Nói về chín mươi tám tùy miên: Thuộc cõi Dục có ba mươi sáu tùy miên. Thuộc cõi Sắc có ba mươi mốt tùy miên. Thuộc cõi Vô sắc có ba mươi mốt tùy miên. Như đã nói ở trước.
***
2. Giải thích các pháp vừa nêu trên:
* Thế nào là Pháp được nhận biết? Nghĩa là tất cả pháp đều được trí nhận biết tùy theo sự việc. Đây lại là thế nào? Tức là khổ thì trí nhận biết là khổ, tập thì trí nhận biết là tập, diệt thì trí nhận biết là diệt, đạo thì trí nhận biết là đạo. Lại có thế tục trí thiện nhận biết về khổ, tập, diệt, đạo cùng hư không, phi trạch diệt. Thế nên nói tất cả pháp đều được trí nhận biết tùy theo sự việc. Đó gọi là Pháp được nhận biết.
Thế nào là Pháp được nhận thức? Nghĩa là tất cả pháp đều do thức nhận biết tùy theo sự việc. Đây lại là thế nào? Tức là nhãn thức nhận biết về sắc, nhĩ thức nhận biết về tiếng, tỷ thức nhận biết về mùi, thiệt thức nhận biết về vị, thân thức nhận biết về xúc chạm, ý thức nhận biết về các pháp. Mắt, sắc và nhãn thức. Tai, tiếng và nhĩ thức. Mũi, hương và tỷ thức. Lưỡi, vị và thiệt thức. Thân, xúc và thân thức. Ý, pháp và ý thức. Thế nên nói tất cả pháp đều do thức nhận biết tùy theo sự việc. Đó gọi là Pháp được nhận thức.
Thế nào là pháp được thông đạt? Thông đạt tức là tuệ thiện. Ở đây tức xem tất cả pháp là đối tượng được thông đạt tùy theo sự việc. Đây lại là thế nào? Nghĩa là do khổ nhẫn khổ trí thông đạt về khổ. Do tập nhẫn tập trí thông đạt về tập. Do diệt nhẫn diệt trí thông đạt về diệt. Do đạo nhẫn đạo trí thông đạt về đạo. Lại có tuệ hữu lậu thiện thông đạt về khổ, tập, diệt, đạo cùng hư không, phi trạch diệt, nên nói thông đạt là tuệ thiện. Ở đây tức xem tất cả pháp là đối tượng được thông đạt tùy theo sự việc. Đó gọi là Pháp được thông đạt.
Thế nào là Pháp của đối tượng duyên? Nghĩa là tất cả các pháp là đối tượng duyên của tâm, tâm sở pháp, tùy theo sự việc. Đây lại là thế nào? Tức là nhãn thức cùng pháp tương ưng duyên nơi sắc. Nhĩ thức cùng pháp tương ưng duyên nơi tiếng. Tỷ thức cùng pháp tương ưng duyên nơi hương. Thiệt thức cùng pháp tương ưng duyên nơi vị. Thân thức cùng pháp tương ưng duyên nơi xúc. Ý thức cùng pháp tương ưng duyên nơi pháp. Nhãn, sắc, nhãn thức v.v… cho đến ý, pháp, ý thức, nên nói tất cả pháp là đối tượng duyên của tâm, tâm sở pháp, tùy theo sự việc. Đó gọi là Pháp của đối tượng duyên.
Thế nào là Pháp tăng thượng? Nghĩa là tất cả các pháp hữu vi đều cùng tăng thượng cho nhau. Lại có pháp vô vi cùng làm tăng thượng cho pháp hữu vi. Đó gọi là Pháp tăng thượng.
**
* Thế nào là Pháp có sắc? Là mười xứ và phần ít của một xứ.
Thế nào là Pháp không sắc? Là một xứ và phần ít của một xứ.
*
Thế nào là Pháp có thấy? Là một xứ.
Thế nào là Pháp không thấy? Là mười một xứ.
*
Thế nào là Pháp có đối? Là có mười xứ.
Thế nào là Pháp không đối? Là hai xứ.
*
Thế nào là Pháp hữu lậu? Là mười xứ và phần ít của hai xứ.
Thế nào là Pháp vô lậu? Là phần ít của hai xứ.
*
Thế nào là Pháp hữu vi? Là mười một xứ và phần ít của một xứ.
Thế nào là Pháp vô vi? Là phần ít của một xứ.
*
Thế nào là Pháp có tranh cãi? Là mười xứ và phần ít của hai xứ.
Thế nào là Pháp không tranh cãi? Là phần ít của hai xứ.
*
Các pháp: Thế gian – xuất thế gian, gắn với giới – không gắn với giới, có vị tham đắm – không vị tham đắm, nương vào đam mê – nương vào xuất ly cũng như vậy.
*
Thế nào là Pháp tâm? Là một xứ.
Thế nào là Pháp không phải tâm? Là mười một xứ.
*
Thế nào là Pháp tâm sở? Là như pháp cùng tâm tương ưng. Đây lại có nghĩa gì? Nghĩa là thọ uẩn, tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn.
Thế nào là Pháp không phải tâm sở? Là như pháp cùng tâm không tương ưng. Đây lại có nghĩa gì? Nghĩa là sắc, tâm, tâm bất tương ưng hành, vô vi.
*
Thế nào là Pháp tâm tương ưng? Là pháp tâm sở. Đây lại có nghĩa gì? Nghĩa là thọ uẩn, tưởng uẩn tương ưng với hành uẩn.
Thế nào là Pháp tâm không tương ưng? Là pháp không phải tâm sở. Đây lại có nghĩa gì? Nghĩa là sắc, tâm, tâm bất tương ưng hành, vô vi.
*
Thế nào là Pháp tâm cùng có? Là tâm cùng có phần ít của mười một xứ trừ ý xứ.
Thế nào là Pháp không phải tâm cùng có? Là ý xứ và không phải tâm cùng có phần ít của mười một xứ.
*
Thế nào là Pháp tùy tâm chuyển? Là như pháp và tâm một sinh, một trụ, một diệt. Đây lại có nghĩa gì? Nghĩa là tất cả pháp tâm sở và đạo cùng có định, cùng có giới, hoặc tâm hoặc pháp ấy là sinh, già, trụ, vô thường. Đó gọi là Pháp tùy tâm chuyển.
Thế nào là Pháp không phải tùy tâm chuyển? Là như pháp không cùng tâm một sinh, một trụ, một diệt. Đây lại có nghĩa gì? Nghĩa là trừ tùy tâm chuyển nơi nghiệp thân, ngữ, còn lại là các sắc pháp. Trừ tùy tâm chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là các tâm bất tương ưng hành và tâm vô vi. Đó gọi là Pháp không phải tùy tâm chuyển.
*
Thế nào là Pháp tâm làm nhân? Là trừ tâm vô lậu đầu tiên của Bổ-đặc-già-la đã nhập chánh tánh ly sinh, là các tâm còn lại. Trừ tâm vô lậu đầu tiên của các phàm phu khác nhất định sẽ nhập chánh tánh ly sinh nơi vị lai, là các tâm còn lại và tâm làm nhân cho phần ít của mười một xứ. Đó gọi là Pháp tâm làm nhân.
Thế nào là Pháp không phải tâm làm nhân? Là tâm vô lậu đầu tiên của Bổ-đặc-già-la đã nhập chánh tánh ly sinh, tâm vô lậu đầu tiên của các phàm phu khác nhất định sẽ nhập chánh tánh ly sinh ở đời vị lai cùng tâm làm nhân cho phần ít của mười một xứ. Đó gọi là Pháp không phải tâm làm nhân.
*
Thế nào là Pháp tâm làm đẳng vô gián? Là tâm làm đẳng vô gián. Là tâm, tâm sở pháp, hoặc đã sinh, hoặc đang sinh cùng định vô tưởng, định diệt tận hoặc đã sinh, hoặc đang sinh. Đó gọi là Pháp tâm làm đẳng vô gián.
Thế nào là Pháp không phải tâm làm đẳng vô gián? Là trừ tâm làm đẳng vô gián cho tâm, tâm sở pháp, còn lại là các tâm, tâm sở pháp khác. Trừ tâm làm đẳng vô gián cho tâm bất tương hành, còn lại là các tâm bất tương ưng hành khác và sắc vô vi. Đó gọi là Pháp không phải tâm làm đẳng vô gián.
*
Thế nào là Pháp tâm làm đối tượng duyên? Là như ý thức cùng pháp tương ưng lấy tâm làm đối tượng duyên. Đó gọi là Pháp tâm làm đối tượng duyên.
Thế nào là Pháp không phải tâm làm đối tượng duyên? Là trừ tâm làm đối tượng duyên cho ý thức cùng pháp tương ưng, còn lại là ý thức và pháp tương ưng khác, hoặc năm thức thân cùng pháp tương ưng, hoặc sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là Pháp không phải tâm làm đối tượng duyên.
*
Thế nào là Pháp tâm làm tăng thượng? Là pháp hữu vi lấy tâm làm tăng thượng.
Thế nào là Pháp không phải tâm làm tăng thượng? Là pháp vô vi. *
Thế nào là Pháp quả của tâm? Là tất cả pháp hữu vi và trạch diệt.
Thế nào là Pháp không phải quả của tâm? Là hư không, phi trạch diệt.
*
Thế nào là Pháp dị thục của tâm? Là dị thục của tâm nơi phần ít của mười một xứ, trừ thanh xứ.
Thế nào là Pháp không phải dị thục của tâm? Là thanh xứ và không phải dị thục của tâm nơi phần ít của mười một xứ.
*
Thế nào là Pháp nghiệp? Là các nghiệp thân, ngữ và tư.
Thế nào là Pháp không phải nghiệp? Là trừ các nghiệp thân, ngữ, là các sắc còn lại, trừ tư, là các hành uẩn còn lại và ba uẩn đầy đủ cùng pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp nghiệp tương ưng? Là như pháp cùng tư tương ưng. Đây lại có nghĩa gì? Nghĩa là tất cả tâm, tâm sở pháp trừ tư.
Thế nào là Pháp nghiệp không tương ưng? Là như pháp không tương ưng với tư. Đây lại có nghĩa gì? Nghĩa là sắc và tư, tâm bất tương ưng hành, vô vi.
*
Thế nào là Pháp nghiệp cùng có? Là ý xứ và nghiệp cùng có phần ít của mười một xứ, trừ tư.
Thế nào là Pháp không phải nghiệp cùng có? Là tư và không phải nghiệp cùng có phần ít của mười một xứ, trừ ý xứ.
*
Thế nào là Pháp tùy nghiệp chuyển? Là như pháp cùng tư một sinh, một trụ, một diệt. Đây lại có nghĩa gì? Nghĩa là tất cả các tâm, tâm sở pháp, trừ tư và đạo đều có định, đều có giới, hoặc là tư, hoặc là pháp ấy sinh, già, trụ, thường. Đó gọi là Pháp tùy nghiệp chuyển.
Thế nào là Pháp không phải tùy nghiệp chuyển? Là như pháp cùng tư không một sinh, một trụ, một diệt. Đây lại có nghĩa gì? Nghĩa là trừ nghiệp thân, ngữ tùy nghiệp chuyển, còn lại là các sắc khác, trừ tâm bất tương ưng hành tùy nghiệp chuyển, còn lại là các tâm bất tương ưng hành khác, tư và vô vi. Đó gọi là Pháp không phải tùy nghiệp chuyển.
*
Thế nào là Pháp nghiệp làm nhân? Là trừ tư vô lậu ban đầu của các Bổ-đặc-già-la đã nhập chánh tánh ly sinh, là các tư còn lại, trừ các tư vô lậu ban đầu của các phàm phu khác nhất định sẽ nhập chánh tánh ly sinh ở đời vị lai, còn lại là các tư khác và ý xứ cùng nghiệp làm nhân cho phần ít của mười một xứ. Đó gọi là Pháp nghiệp làm nhân.
Thế nào là Pháp không phải nghiệp làm nhân? Là tư vô lậu đầu tiên của các Bổ-đặc-già-la đã nhập chánh tánh ly sinh và tư vô lậu đầu tiên của các phàm phu khác nhất định sẽ nhập chánh tánh ly sinh ở đời vị lai, cùng không phải nghiệp làm nhân nơi phần ít của mười một xứ, trừ ý xứ. Đó gọi là Pháp không phải nghiệp làm nhân.
*
Thế nào là Pháp nghiệp làm đẳng vô gián? Là như pháp và tâm làm đẳng vô gián.
Thế nào là Pháp không phải nghiệp làm đẳng vô gián? Là như pháp không phải là tâm làm đẳng vô gián.
*
Thế nào là Pháp nghiệp làm sở duyên? Là ba thức thân cùng pháp tương ưng dùng nghiệp làm đối tượng duyên.
Thế nào là Pháp không phải nghiệp làm sở duyên? Là trừ nghiệp làm đối tượng duyên cho ba thức thân và pháp tương ưng, các thứ còn lại tức ba thức thân nầy cùng pháp tương ưng với ba thức thân còn lại và pháp tương ưng, hoặc sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.
*
Thế nào là Pháp nghiệp làm tăng thượng? Là pháp hữu vi dùng nghiệp làm tăng thượng.
Thế nào là Pháp không phải nghiệp làm tăng thượng? Là pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp quả của nghiệp? Là tất cả pháp hữu vi và trạch diệt.
Thế nào là Pháp không phải quả của nghiệp? Là hư không, phi trạch diệt.
*
Thế nào là Pháp dị thục của nghiệp? Là dị thục của nghiệp nơi phần ít của mười một xứ, trừ thanh xứ.
Thế nào là Pháp không phải dị thục của nghiệp? Là thanh xứ và không phải dị thục của nghiệp nơi phần ít của mười một xứ.
*
Thế nào là Pháp có? Là pháp hữu lậu.
Thế nào là Pháp không có? Là pháp vô lậu.
*
Thế nào là Pháp có tương ưng? Là pháp tâm, tâm sở hữu lậu.
Thế nào là Pháp có không tương ưng? Là pháp tâm, tâm sở vô lậu và sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.
*
Thế nào là Pháp có cùng có? Là pháp hữu lậu cùng pháp hữu lậu cùng sinh ra các pháp vô lậu.
Thế nào là Pháp không phải có cùng có? Là trừ các pháp hữu lậu cùng sinh ra các pháp vô lậu, là các pháp vô lậu khác.
*
Thế nào là Pháp tùy có chuyển và pháp có làm nhân? Là pháp hữu lậu.
Thế nào là Pháp không tùy có chuyển và pháp không có làm nhân? Là pháp vô lậu.
*
Thế nào là Pháp có làm đẳng vô gián? Là tâm, tâm sở pháp hữu lậu làm đẳng vô gián, còn lại là các tâm, tâm sở pháp hữu lậu và vô lậu khác hoặc đã sinh hoặc đang sinh, cùng định vô tưởng, định diệt tận hoặc đã sinh hoặc đang sinh. Đó gọi là Pháp có làm đẳng vô gián.
Thế nào là Pháp không phải có làm đẳng vô gián? Là trừ các tâm, tâm sở pháp nơi có làm đẳng vô gián, còn lại là các tâm, tâm sở pháp khác. Trừ có làm đẳng vô gián nơi tâm bất tương ưng hành, còn lại là các tâm bất tương ưng hành cùng sắc, vô vi. Đó gọi là Pháp không phải có làm đẳng vô gián.
*
Thế nào là Pháp có làm sở duyên? Là năm thức thân cùng pháp tương ưng, hoặc ý thức cùng pháp tương ưng dùng có làm đối tượng duyên. Đó gọi là pháp có làm sở duyên.
Thế nào là Pháp không phải có làm sở duyên? Là trừ ý thức cùng pháp tương ưng lấy có làm đối tượng duyên, còn các ý thức và pháp tương ưng khác cùng sắc, vô vi và tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là pháp không phải có làm sở duyên.
*
Thế nào là Pháp có làm tăng thượng? Là pháp hữu vi.
Thế nào là Pháp không phải có làm tăng thượng? Là pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp có quả? Là pháp hữu lậu và đạo thế tục đã chứng khi đoạn dứt kiết.
Thế nào là Pháp không có quả? Là trừ pháp có quả vô lậu, còn lại là các pháp vô lậu khác.
*
Thế nào là Pháp có dị thục? Là có dị thục nơi phần ít của mười một xứ, trừ thanh xứ.
Thế nào là Pháp không có dị thục? Là thanh xứ và các thứ không có dị thục nơi phần ít của mười một xứ.
*
Thế nào là Pháp được nhận biết khắp? Có hai thứ nhận biết khắp: Một là trí nhận biết khắp, hai là do đoạn nhận biết khắp.
Pháp trí nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp: Nghĩa là tất cả các pháp đều là đối tượng cần nhận biết của trí nhận biết khắp.
Pháp không phải trí nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp: Nghĩa là pháp như thế, tìm cầu không thể được, không có pháp, không phải là đối tượng cần nhận biết của trí.
Pháp do đoạn nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp: Nghĩa là pháp nên đoạn trừ. Đây lại là nghĩa gì? Tức là pháp hữu lậu.
Pháp không phải do đoạn nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp: Nghĩa là pháp không nên đoạn trừ. Đây lại là nghĩa gì? Tức là pháp vô lậu.
*
Thế nào là Pháp nên tu? Là các pháp hữu vi thiện.
Thế nào là Pháp không nên tu? Là các pháp bất thiện, vô ký và trạch diệt.
*
Thế nào là Pháp nên chứng? Có hai thứ tác chứng: một là trí tác chứng, hai là đắc tác chứng.
Pháp trí tác chứng nên chứng: Nghĩa là tất cả các pháp đều là đối tượng cần chứng đắc của trí tác chứng.
Pháp không phải trí tác chứng nên chứng: Nghĩa là pháp như thế, tìm cầu không thể được, không có pháp, không phải là đối tượng nên chứng đắc của trí.
Pháp được tác chứng nên chứng: Nghĩa là tất cả các pháp thiện và nương vào định chứng được thiên nhãn, thiên nhĩ vô phú vô ký.
Pháp không phải được tác chứng nên chứng: Nghĩa là trừ việc nương vào định chứng đắc thiên nhãn, thiên nhĩ vô phú vô ký, còn lại là các pháp vô ký và tất cả pháp bất thiện.
*
Thế nào là Pháp nên hành tập? Là các pháp hữu vi thiện.
Thế nào là Pháp không nên hành tập? Là các pháp bất thiện, vô ký và trạch diệt.
*
Thế nào là Pháp có tội? Là pháp bất thiện và pháp hữu phú vô ký.
Thế nào là Pháp không tội? Là pháp thiện và pháp vô phú vô ký.
*
Các pháp đen – trắng, hữu phú – vô phú, thuận thoái – không thuận thoái cũng như vậy.
*
Thế nào là Pháp hữu ký? Là các pháp thiện và bất thiện.
Thế nào là Pháp vô ký? Là các pháp còn lại trừ pháp thiện và bất thiện.
*
Thế nào là Pháp đã sinh? Là các pháp quá khứ, hiện tại.
Thế nào là Pháp không phải đã sinh? Là các pháp vị lai và vô vi.
*
Thế nào là Pháp đang sinh? Là như pháp vị lai hiện tiền đang khởi.
Thế nào là Pháp không phải đang sinh? Là trừ pháp vị lai hiện tiền đang khởi, còn lại là các pháp vị lai khác cùng pháp quá khứ, hiện tại và pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp đã diệt? Là pháp quá khứ.
Thế nào là Pháp không phải đã diệt? Là pháp vị lai, hiện tại và pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp đang diệt? Là như pháp hiện tại hiện tiền đang diệt.
Thế nào là Pháp không phải đang diệt? Là trừ pháp hiện tại hiện tiền đang diệt, còn lại là các pháp hiện tại khác cùng các pháp quá khứ, vị lai và pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp duyên khởi? Là pháp hữu vi.
Thế nào là Pháp không phải duyên khởi? Là pháp vô vi.
*
Các pháp: duyên đã sinh – không phải duyên đã sinh, nhân – không phải nhân, có nhân – không có nhân, nhân đã sinh – không phải nhân đã sinh cũng như vậy.
*
Thế nào là Pháp nhân tương ưng? Là tất cả pháp của tâm, tâm sở.
Thế nào là Pháp nhân không tương ưng? Là sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.
*
Thế nào là Pháp kiết? Là chín kiết.
Thế nào là Pháp không phải kiết? Là các pháp còn lại trừ chín kiết.
*
Thế nào là Pháp thuận kiết? Là tất cả pháp hữu lậu.
Thế nào là Pháp không phải thuận kiết? Là tất cả pháp vô lậu.
*
Thế nào là Pháp thủ? Là bốn thủ.
Thế nào là Pháp không phải thủ? Là các pháp còn lại trừ bốn thủ.
*
Thế nào là Pháp có chấp thọ? Là pháp có chấp thọ phần ít của chín xứ, trừ các xứ thanh, ý và pháp.
Thế nào là Pháp không có chấp thọ? Là các xứ: thanh, ý, pháp và pháp không chấp thọ phần ít của chín xứ.
*
Thế nào là Pháp thuận nơi thủ? Là tất cả pháp hữu lậu.
Thế nào là Pháp không thuận nơi thủ? Là tất cả pháp vô lậu.
*
Thế nào là Pháp phiền não? Là như pháp bị trói buộc.
Thế nào là Pháp không phải phiền não? Là như pháp không bị trói buộc.
*
Thế nào là Pháp nhiễm ô? Là pháp bất thiện và pháp hữu phú vô ký.
Thế nào là Pháp không nhiễm ô? Là pháp thiện và pháp vô phú vô ký.
*
Thế nào là Pháp tạp nhiễm? Là pháp hữu lậu.
Thế nào là Pháp không phải tạp nhiễm? Là pháp vô lậu.
*
Thế nào là Pháp trói buộc? Tức là như pháp là phiền não.
Thế nào là Pháp không phải trói buộc? Tức là như pháp không phải là phiền não.
*
Thế nào là Pháp của đối tượng bị trói buộc? Là các pháp tâm, tâm sở nhiễm ô.
Thế nào là Pháp không phải là đối tượng bị trói buộc? Là các pháp tâm, tâm sở không nhiễm ô cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.
*
Thế nào là Pháp thuận theo trói buộc? Là các pháp hữu lậu.
Thế nào là Pháp không thuận theo trói buộc? Là các pháp vô lậu.
*
Thế nào là Pháp có đối tượng duyên? Là tất cả các pháp tâm, tâm sở.
Thế nào là Pháp không có đối tượng duyên? Là các thứ sắc, vô vi và tâm bất tương ưng hành.
*
Thế nào là Pháp có tầm? Là tầm tương ưng với pháp.
Thế nào là Pháp không tầm? Là tầm không tương ưng với pháp.
*
Thế nào là Pháp có tứ? Là tứ tương ưng với pháp.
Thế nào là Pháp không tứ? Là tứ không tương ưng với pháp.
*
Thế nào là Pháp có hỷ? Là hỷ căn tương ưng với pháp.
Thế nào là Pháp không hỷ? Là hỷ căn không tương ưng với pháp.
*
Thế nào là Pháp có cảnh giác? Là tác ý tương ưng với pháp.
Thế nào là Pháp không cảnh giác? Là tác ý không tương ưng với pháp.
*
Thế nào là Pháp có việc có duyên? Là pháp hữu vi
Thế nào là Pháp không việc không duyên? Là pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp hữu thượng? Là tất cả pháp hữu vi và hư không, phi trạch diệt.
Thế nào là Pháp vô thượng? Là trạch diệt.
*
Thế nào là Pháp xa? Là pháp quá khứ, vị lai.
Thế nào là Pháp gần? Là pháp hiện tại và pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp hữu lượng? Là như quả của pháp cùng dị thục đều là hữu lượng.
Thế nào là Pháp vô lượng? Là như quả của pháp cùng dị thục đều là vô lượng.
*
Thế nào là Pháp kiến? Là nhãn căn, năm kiến nhiễm ô, chánh kiến thế tục, các kiến hữu học và vô học.
Thế nào là Pháp không phải kiến? Là trừ nhãn căn, là các sắc uẩn còn lại, trừ tám kiến khác, là các hành uẩn còn lại và ba uẩn toàn phần cùng pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp kiến xứ? Là pháp hữu lậu.
Thế nào là Pháp không phải kiến xứ? Là pháp vô lậu.
*
Thế nào là Pháp kiến tương ưng? Là tám thứ kiến tương ưng với pháp.
Thế nào là Pháp kiến không tương ưng? Là tám thứ kiến không tương ưng với pháp.
*
Thế nào là Pháp của pháp dị sinh? Là hữu tình nơi các nẻo địa ngục, bàng sinh, quỷ, người ở châu Bắc-câu-lô, hữu tình nơi cõi trời Vô tưởng, các thứ uẩn, giới, xứ cùng các thứ sinh khởi nghiệp kia. Đó gọi là Pháp của pháp dị sinh.
Thế nào là Pháp không phải pháp của dị sinh? Là các pháp: bốn thông hành, bốn vô ngại giải, bốn quả Sa-môn, trí nguyện không tranh, định biên tế, định diệt đại bi, ba môn không không, vô nguyện vô nguyện, vô tướng vô tướng, tạp tu tĩnh lự, thế tục trí, hiện quán biên, các uẩn, giới, xứ của cõi trời Tịnh cư cùng các thứ sinh khởi nghiệp kia. Đó gọi là Pháp không phải pháp của dị sinh.
*
Thế nào là Pháp cùng với dị sinh? Là cùng có định và cùng có sinh. Đây lại là thế nào? Tức là định như vậy và sinh như vậy thì hàng dị sinh (phàm phu) và bậc Thánh đều cùng có được. Đó gọi là Pháp cùng với dị sinh.
Thế nào là Pháp không cùng với dị sinh? Là các pháp: bốn thông hành, bốn vô ngại giải, bốn quả Sa-môn, trí nguyện không tranh, định biên tế, định diệt đại bi, các môn không không, vô nguyện vô nguyện, vô tướng vô tướng, tạp tu tĩnh lự, thế tục trí, hiện quán biên, các thứ uẩn, giới, xứ của cõi trời Tịnh cư và các thứ sinh ra nghiệp kia. Đó gọi là Pháp không cùng với dị sinh.
*
Thế nào là Pháp định? Là năm nghiệp vô gián và pháp học, pháp vô học.
Thế nào là Pháp không phải định? Là trừ năm nghiệp vô gián, là các thứ hữu lậu còn lại và pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp thuận nhiệt não? Là pháp bất thiện và hữu phú vô ký.
Thế nào là Pháp không phải thuận nhiệt não? Là pháp thiện cùng vô phú vô ký.
*
Thế nào là Pháp căn? Là sáu xứ bên trong và pháp căn thuộc về pháp xứ.
Thế nào là Pháp không phải căn? Là năm xứ bên ngoài và pháp căn không thuộc về pháp xứ.
*
Thế nào là Pháp thuộc về Thánh đế? Là tất cả pháp hữu vi và trạch diệt.
Thế nào là Pháp không phải thuộc về Thánh đế? Là hư không, phi trạch diệt.
*
Thế nào là Pháp cùng có? Là tất cả pháp hữu vi.
Thế nào là Pháp không phải cùng có? Là pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp tương ưng? Là tất cả tâm, tâm sở pháp.
Thế nào là Pháp không tương ưng? Là sắc, vô vi và tâm bất tương ưng hành.
*
Thế nào là Pháp quả? Là tất cả pháp hữu vi và trạch diệt.
Thế nào là Pháp không phải quả? Là hư không, phi trạch diệt.
*
Thế nào là Pháp có quả? Là tất cả pháp hữu vi.
Thế nào là Pháp không có quả? Là pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp dị thục? Là dị thục nơi phần ít của mười một xứ, trừ thanh xứ.
Thế nào là Pháp không phải dị thục? Là thanh xứ và các thứ không phải dị thục nơi phần ít của mười một xứ.
*
Thế nào là Pháp có dị thục? Là các pháp hữu lậu thiện và bất thiện.
Thế nào là Pháp không dị thục? Là các pháp vô lậu vô ký.
*
Thế nào là Pháp nhân duyên? Là tất cả các pháp.
Thế nào là Pháp không phải nhân duyên? Là pháp như thế, tìm cầu không thể được, do tất cả các pháp đều là nhân duyên.
*
Thế nào là Pháp có nhân duyên? Là tất cả pháp hữu vi.
Thế nào là Pháp không nhân duyên? Là pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp lìa? Là giới thiện thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc và Vô sắc do xuất ly, xa lìa sinh ra các định thiện cùng các pháp học, vô học và trạch diệt.
Thế nào là Pháp không phải lìa? Là trừ giới thiện thuộc cõi Dục, là các pháp còn lại thuộc cõi Dục trừ thuộc cõi Sắc, Vô sắc do xuất ly, xa lìa sinh ra định thiện, là các pháp còn lại của cõi Sắc, Vô sắc cùng hư không, phi trạch diệt.
*
Thế nào là Pháp có lìa? Là tất cả pháp hữu vi.
Thế nào là Pháp không lìa? Là pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp tiếp nối? Là như pháp lấy diệt làm đầu, hoặc đã sinh hoặc đang sinh. Đây lại là thế nào? Tức là các pháp quá khứ, hiện tại và pháp vị lai hiện tiền đang khởi. Như thế pháp sau cùng với pháp trước nối tiếp nhau. Đó gọi là pháp nối tiếp.
Thế nào là Pháp không nối tiếp? Là trừ pháp vị lai hiện tiền đang khởi là các pháp vị lai còn lại và pháp vô vi. Đó gọi là pháp không nối tiếp.
*
Thế nào là Pháp có nối tiếp? Là như pháp do pháp diệt làm đầu, đã sinh rồi. Đây lại là thế nào? Tức là trừ năm uẩn lúc mạng chung của bậc A-la-hán ở quá khứ, hiện tại, các pháp quá khứ hiện tại còn lại. Như thế pháp trước pháp sau có tiếp nối nhau. Đó gọi là pháp có tiếp nối.
Thế nào là Pháp không tiếp nối? Là năm uẩn lúc mạng chung của bậc A-la-hán ở quá khứ, hiện tại và các pháp vị lai cùng pháp vô vi.
**
* Thế nào là Pháp thiện? Nghĩa là năm uẩn thiện và trạch diệt.
Thế nào là Pháp bất thiện? Nghĩa là năm uẩn bất thiện.
Thế nào là Pháp vô ký? Nghĩa là năm uẩn vô ký và hư không, phi trạch diệt.
*
Thế nào là Pháp hữu học? Nghĩa là năm uẩn của bậc hữu học.
Thế nào là Pháp vô học? Nghĩa là năm uẩn của bậc vô học.
Thế nào là Pháp phi hữu học phi vô học? Nghĩa là năm uẩn hữu lậu và pháp vô vi.
*
Thế nào là Pháp do kiến đạo đoạn trừ? Nghĩa là như pháp tùy tín, tùy pháp hành, do hiện quán biên nhẫn đoạn trừ. Đây lại là nghĩa gì? Tức là do kiến đạo đoạn trừ tám mươi tám thứ tùy miên và pháp tương ưng với chúng cùng khởi tâm bất tương ưng hành.
Thế nào là Pháp do tu đạo đoạn trừ? Nghĩa là như pháp nơi bậc học kiến tích tu tập đoạn trừ. Đây lại là thế nào? Tức là do tu đạo đoạn trừ mười thứ tùy miên và pháp tương ưng với chúng hoặc cùng khởi các nghiệp thân, ngữ, hoặc cùng khởi tâm bất tương ưng hành, hoặc là các pháp hữu lậu không nhiễm ô.
Thế nào là Pháp không đoạn trừ? Nghĩa là pháp vô lậu.
*
Thế nào là Pháp do kiến đạo đoạn trừ làm nhân? Nghĩa là tất cả pháp nhiễm ô và dị thục của pháp do kiến đạo đoạn trừ.
Thế nào là Pháp do tu đạo đoạn trừ làm nhân? Nghĩa là chỉ riêng cho tất cả pháp do tu đạo đoạn trừ.
Thế nào là Pháp không đoạn trừ làm nhân? Nghĩa là các pháp hữu vi vô lậu.
*
Thế nào là Pháp có thấy có đối? Nghĩa là một xứ.
Thế nào là Pháp không thấy có đối? Nghĩa là chín xứ.
Thế nào là Pháp không thấy không đối? Nghĩa là hai xứ.
*
Thế nào là Pháp dị thục? Nghĩa là dị thục nơi phần ít của mười một xứ, trừ thanh xứ.
Thế nào là Pháp pháp dị thục? Nghĩa là các pháp hữu lậu thiện bất thiện.
Thế nào là Pháp không phải dị thục không phải pháp dị thục? Nghĩa là trừ các pháp dị thục vô ký, là các pháp vô ký còn lại và các pháp vô lậu thiện.
*
Thế nào là Pháp yếu kém? Nghĩa là các pháp bất thiện và hữu phú vô ký.
Thế nào là Pháp trung bình? Nghĩa là các pháp hữu lậu thiện và vô phú vô ký.
Thế nào là Pháp vi diệu? Nghĩa là các pháp hữu vi vô lậu và trạch diệt.
*
Thế nào là Pháp nhỏ? Nghĩa là tin tưởng nhỏ, mong muốn ít, thắng giải nhỏ và các pháp tương ưng, các pháp cùng có, hoặc các sắc pháp nhỏ, ít, vi tế, không nhiều, không rộng. Đó gọi là pháp nhỏ.
Thế nào là Pháp lớn? Nghĩa là tin tưởng lớn, mong muốn nhiều, thắng giải rộng khắp và các pháp tương ưng, các pháp cùng có, hoặc các sắc pháp tuy là nhiều, rộng, nhưng không phải là vô biên, không bến bờ, vô lượng như hư không, phi trạch diệt. Đó gọi là pháp lớn.
Thế nào là Pháp vô lượng? Nghĩa là tin tưởng, mong muốn, thắng giải đều vô lượng, và các pháp tương ưng, các pháp cùng có, hoặc các sắc pháp nhiều, rộng vô biên, không lượng định được như trạch diệt. Đó gọi là pháp vô lượng.
*
Thế nào là Pháp vừa ý? Nghĩa là như pháp khiến ý vui thích.
Thế nào là Pháp không vừa ý? Nghĩa là như pháp khiến ý không vui thích.
Thế nào là Pháp không phải vừa ý không phải không vừa ý? Nghĩa là như pháp thuận với buông xả.
*
Thế nào là Pháp vui cùng hành? Nghĩa là như pháp tương ưng với lạc thọ.
Thế nào là Pháp khổ cùng hành? Nghĩa là như pháp tương ưng với khổ thọ.
Thế nào là Pháp không khổ không lạc cùng hành? Nghĩa là như pháp tương ưng với thọ không khổ không lạc.
*
Thế nào là Pháp cùng sinh? Nghĩa là pháp hữu vi có tướng sinh.
Thế nào là Pháp cùng trụ? Nghĩa là pháp hữu vi có tướng trụ.
Thế nào là Pháp cùng diệt? Nghĩa là pháp hữu vi có tướng diệt.
*
Thế nào là Pháp không phải cùng sinh? Nghĩa là pháp vô vi không có tướng sinh.
Thế nào là Pháp không phải cùng trụ? Nghĩa là pháp vô vi không có tướng trụ.
Thế nào là Pháp không phải cùng diệt? Nghĩa là pháp vô vi không có tướng diệt.
*
Thế nào là Pháp tâm cùng sinh? Nghĩa là tâm cùng sinh phần ít của mười một xứ, trừ ý xứ.
Thế nào là Pháp tâm cùng trụ? Nghĩa là pháp tùy tâm chuyển.
Thế nào là Pháp tâm cùng diệt? Nghĩa là tâm cùng diệt nơi phần ít của mười xứ, trừ ý xứ và thanh xứ.
*
Thế nào là Pháp không phải tâm cùng sinh? Nghĩa là ý xứ và không phải tâm cùng sinh nơi phần ít của mười một xứ.
Thế nào là Pháp không phải tâm cùng trụ? Nghĩa là pháp không phải tùy tâm chuyển.
Thế nào là Pháp không phải tâm cùng diệt? Nghĩa là thanh xứ, ý xứ và không phải tâm cùng diệt nơi phần ít của mười xứ.
*
Thế nào là Giới dục? Nghĩa là dục tham và dục tham tương ưng với thọ, tưởng, hành, thức, hoặc cùng khởi các nghiệp thân, ngữ, hoặc cùng khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là giới dục.
Thế nào là Giới giận? Nghĩa là giận và giận tương ưng với thọ, tưởng, hành, thức, hoặc cùng khởi các nghiệp thân, ngữ, hoặc cùng khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là giới giận.
Thế nào là Giới hại? Nghĩa là hại và hại tương ưng với thọ, tưởng, hành, thức, hoặc cùng khởi các nghiệp thân, ngữ, hoặc cùng khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là giới hại.
*
Thế nào là Giới xuất ly? Nghĩa là xuất ly và xuất ly tương ưng với thọ, tưởng, hành, thức, hoặc cùng khởi các nghiệp thân, ngữ, hoặc cùng khởi tâm bất tương ưng hành và trạch diệt. Đó gọi là giới xuất ly.
Thế nào là Giới không giận? Nghĩa là không giận và không giận tương ưng với thọ, tưởng, hành, thức, hoặc cùng khởi các nghiệp thân, ngữ, hoặc cùng khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là giới không giận.
Thế nào là Giới không hại? Nghĩa là không hại và không hại tương ưng với thọ, tưởng, hành, thức, hoặc cùng khởi các nghiệp thân, ngữ, hoặc cùng khởi tâm bất tương ưng hành. Đó gọi là giới không hại.
*
Thế nào là Dục giới? Nghĩa là pháp tùy tăng của dục tham.
Thế nào là Sắc giới? Nghĩa là pháp tùy tăng của sắc tham.
Thế nào là Vô sắc giới? Nghĩa là pháp tùy tăng của vô sắc tham.
*
Thế nào là Giới sắc? Nghĩa là cõi Dục và cõi Sắc gọi chung là giới sắc.
Thế nào là Giới vô sắc? Nghĩa là bốn cõi Vô sắc.
Thế nào là Giới diệt? Nghĩa là trạch diệt, phi trạch diệt.
Lại nữa, tất cả sắc pháp gọi chung là Giới sắc, trừ trạch diệt phi trạch diệt. Các thứ không phải là sắc pháp còn lại, gọi chung là Giới vô sắc. Trạch diệt, phi trạch diệt gọi chung là Giới diệt.
*
Thế nào là Dục hữu? Nghĩa là như nghiệp thuộc cõi Dục, do thủ làm duyên có thể chiêu cảm các dị thục của nghiệp ấy nơi vị lai. Đó gọi là dục hữu.
Thế nào là Sắc hữu? Nghĩa là như nghiệp thuộc cõi Sắc, do thủ làm duyên có thể chiêu cảm các dị thục của các nghiệp ấy nơi vị lai. Đó gọi là sắc hữu.
Thế nào là Vô sắc hữu? Nghĩa là như nghiệp thuộc cõi Vô sắc, do thủ làm duyên có thể chiêu cảm các dị thục của nghiệp ấy nơi vị lai. Đó gọi là vô sắc hữu.
*
Thế nào là Dục lậu? Nghĩa là trừ vô minh thuộc cõi Dục, các thứ còn lại thuộc cõi Dục như kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não triền. Đó gọi là dục lậu.
Thế nào là Hữu lậu? Nghĩa là trừ vô minh thuộc cõi Sắc và Vô sắc, các thứ còn lại thuộc cõi Sắc, Vô sắc như kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não triền. Đó gọi là hữu lậu.
Thế nào là Vô minh lậu? Nghĩa là sự ngu si, vô trí trong ba cõi.
*
Thế nào là Đời quá khứ? Nghĩa là như các hành đã khởi, đã cùng khởi, đã sinh, đã cùng sinh, đã chuyển, đã hiện chuyển, đã tụ tập, đã xuất hiện, đã từ giã, đã hết, đã diệt, đã lìa, đã biến hoại, là rơi vào quá khứ, rơi vào phần quá khứ, là loại quá khứ, thuộc đời quá khứ. Đó gọi là đời quá khứ.
Thế nào là Đời vị lai? Nghĩa là như các hành chưa khởi, chưa cùng khởi, chưa sinh, chưa cùng sinh, chưa chuyển, chưa cùng hiện chuyển, chưa tụ tập, chưa xuất hiện, chưa hòa hợp, chưa hiện tiền, là rơi vào vị lai, rơi vào phần vị lai, là loại vị lai, thuộc đời vị lai. Đó gọi là đời vị lai.
Thế nào là Đời hiện tại? Nghĩa là như các hành đã khởi, đã cùng khởi, đã sinh, đã cùng sinh, đã chuyển, đã hiện chuyển, đã tụ tập, đã xuất hiện, đang an trụ, chưa biến hoại, đang hòa hợp hiện tiền, rơi vào hiện tại, rơi vào phần hiện tại, là loại hiện tại, do đời hiện tại thâu giữ. Đó gọi là đời hiện tại.
*
Thế nào là Lời nói dựa vào sự việc quá khứ? Nghĩa là các hành thuộc về quá khứ.
Thế nào là Lời nói dựa vào sự việc vị lai? Nghĩa là các hành thuộc về vị lai.
Thế nào là Lời nói dựa vào sự việc hiện tại? Nghĩa là các hành thuộc về hiện tại.
*
Thế nào là Tánh khổ khổ? Nghĩa là nơi cõi Dục do khổ khổ nên khổ.
Thế nào là Tánh hoại khổ? Nghĩa là nơi cõi Sắc do hoại khổ nên khổ.
Thế nào là Tánh hành khổ? Nghĩa là nơi cõi Vô sắc do hành khổ nên khổ.
Lại nữa, các hành không vừa ý do khổ khổ nên khổ. Các hành vừa ý do hoại khổ nên khổ. Các hành không vừa ý không phải không vừa ý do hành khổ nên khổ.
Lại nữa, khổ thọ do khổ khổ nên khổ. Lạc thọ do hoại khổ nên khổ. Thọ không khổ không lạc do hành khổ nên khổ.
*
Thế nào là Pháp có tầm có tứ? Nghĩa là tầm, tứ tương ưng với pháp.
Thế nào là Pháp không tầm chỉ có tứ? Nghĩa là tầm không tương ưng, chỉ có tứ tương ưng với pháp.
Thế nào là Pháp không tầm không tứ? Nghĩa là tầm, tứ đều không tương ưng với pháp.
*
Thế nào là Địa có tầm có tứ? Nghĩa là cõi Dục và trời Phạm thế cùng một phần pháp vô lậu.
Thế nào là Địa không tầm chỉ có tứ? Nghĩa là tu tĩnh lự trung gian được cõi Phạm, Đại Phạm cùng một phần pháp vô lậu.
Thế nào là Địa không tầm không tứ? Nghĩa là tất cả các cõi Cực biến tịnh, Biến tịnh, Quảng quả, tất cả cõi Vô sắc cùng một phần pháp vô lậu.
HẾT – QUYỂN 6