LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Tác giả: Năm trăm vị Đại A La Hán
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ
QUYỂN 157
Chương 7: ĐỊNH UẨN
Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẮC, phần 1
* Những Hành giả đắc pháp quá khứ thì các vị ấy đắc quá khứ chăng? Các chương như vậy cùng giải thích nghĩa của chương, đã lãnh hội rồi nên phân biệt rộng.
Hỏi: Vì sao tạo ra phần Luận này?
Đáp: Là để ngăn chận Tông chỉ của người khác, làm sáng tỏ nghĩa của mình. Nghĩa là như có lối chấp cho: Quá khứ, vị lai là không có, còn hiện tại là pháp vô vi. Nhằm ngăn chận lối chấp đó và làm rõ quá khứ, vị lai là có, hiện tại không phải là vô vi, nên tạo ra phần Luận này. Vì sao? Vì nếu không có quá khứ, vị lai, tức nên không có hữu tình thành tựu pháp kia cùng không thành tựu, như đầu thứ hai, tay thứ ba, uẩn thứ sáu, xứ thứ mười ba, giới thứ mười chín. Không có sự thành tựu và không thành tựu, nhưng có thành tựu quá khứ, vị lai và không thành tựu nên biết là thật có.
Hoặc lại có lối chấp: Thành tựu là pháp không thật có. Như phái Thí Dụ, họ luận như vầy: Các loài hữu tình không lìa pháp của chúng gọi là thành tựu. Đây là không thật Thể, chỉ là quán đối phân biệt giả lập. Như năm ngón tay hợp lại gọi là nắm tay, lìa tức không phải là nắm tay, nên không thật có. Như vậy, hữu tình không lìa pháp của chúng gọi là thành tựu, lìa tức không thành tựu, nên Thể không thật có.
Hỏi: Phái ấy vì sao lập luận như thế?
Đáp: Là do dựa vào Khế kinh. Như Khế kinh nói: Có Chuyển luân vương thành tựu bảy báu. Nếu thành tựu này là thật có, tức nên thành tựu thân khác và số phi hữu tình. Nghĩa là Luân vương kia nếu thành tựu bánh xe báu, ngọc thần báu: Tức là pháp hư hoại, cũng là pháp trong số hữu tình, cũng là pháp trong số phi hữu tình. Nếu thành tựu voi báu, ngựa báu: Tức là nẻo hư hoại, cũng là nẻo người, cũng là nẻo bàng sinh. Nếu thành tựu nữ báu: Tức là thân hoại, cũng là thân nam, cũng là thân nữ. Nếu thành tựu quan chủ kho tàng báu, binh tướng báu: Tức là nghiệp hư hoại, cũng là vua, cũng là bề tôi. Chớ có lỗi ấy! Nên thành tựu là không thật có.
Nhằm ngăn chận chủ thuyết đó và hiển bày Thể của thành tựu là thật có, nên tạo ra phần Luận này.
Nếu Thể của thành tựu là không thật có thì trái với kinh nói. Như nói: “Hữu học thành tựu tám chi. A-la-hán dứt hết lậu thành tựu mười chi”. Nếu thành tựu là không thật có, thì tâm hữu lậu của Thánh giả kia hiện tiền và khi không tâm thì không thành tựu Thánh đạo nơi ba đời. Thế nào là thành tựu tám chi, mười chi? Do những chi này đều là pháp vô lậu.
Lại, nếu thành tựu là không thật có thì lại trái với kinh khác. Như kinh khác nói: “Bổ-đặc-già-la này thành tựu pháp thiện và pháp bất thiện”. Nếu thành tựu là không thật có, thì khi hữu tình kia khởi pháp thiện tức nên không thành tựu pháp bất thiện. Khi khởi pháp bất thiện tức nên không thành tựu pháp thiện. Khi khởi pháp vô ký tức nên đều không thành tựu.
Lại, nếu thành tựu là không thật có thì lại trái với kinh khác. Như nói: “Nếu Bí-sô thành tựu bảy pháp diệu, thì ở trong hiện pháp trụ nhiều nơi hỷ lạc”. Vị kia nên thành tựu một pháp diệu, hoặc không thành tựu. Nghĩa là nơi bảy pháp diệu tùy vào một hiện tiền. Khi ấy, Bí-sô kia chỉ thành tựu một, do bảy pháp diệu đều lấy tuệ làm tánh, hãy còn không có hai tuệ cùng khởi huống là sẽ có bảy. Nếu khởi pháp khác hiện tiền, khi ấy bảy pháp diệu đều không thành tựu.
Lại, nếu thành tựu là không thật có thì lại trái với kinh khác. Như nói: “Như Lai Ứng Chánh Đẳng Chánh Giác thành tựu mười lực”. Như Lai kia chỉ nên nói thành tựu một lực, hoặc không thành tựu. Nghĩa là nếu tùy khởi một lực hiện tiền, chín thứ còn lại lìa khỏi thân liền không thành tựu, do mười lực đều lấy tuệ làm Thể, không có hai tuệ cùng khởi. Nếu khi khởi pháp khác hiện tiền tức là mười lực đều không thành tựu.
Lại, nếu thành tựu là không thật có tức lại có lỗi khác: “Như phàm phu nên gọi là lìa nhiễm của ba cõi, các A-la-hán nên gọi là phàm phu”. Nghĩa là các phàm phu khởi tâm thiện vô phú vô ký và khi không tâm thì trong thân hiện không có phiền não. Lại, không thành tựu quá khứ, vị lai, há không gọi là lìa nhiễm của ba cõi. Khi các A-la-hán khởi tâm hữu lậu và không tâm hiện không có Thánh đạo. Lại, không thành tựu quá khứ, vị lai, há không phải là phàm phu không có pháp Thánh. Nếu như thế tức là lỗi lớn. Vậy nên thành tựu quyết định là thật có.
Hỏi: Nếu thành tựu là thật có thì phần kinh do phái Thí Dụ đã dẫn làm sao thông?
Đáp: Kinh kia nói tự tại gọi là thành tựu. Nghĩa là Chuyển luân vương đối với bảy báu của mình gồm thâu, cai quản tự tại, nên giả nói là thành tựu, không phải như thành tựu tám chi học v.v…
Hoặc lại có lối chấp: Thành tựu tuy thật có Thể, nhưng không thành tựu không có Thể thật.
Để ngăn chận lối chấp đó và làm rõ không thành tựu cũng có Thể thật, nên tạo ra phần Luận này.
Nếu không thành tựu không có Thể thật : Tức thành tựu cũng không có Thể thật. Vì quán xét về không thành tựu để nói về thành tựu. Như quán xét về đêm để lập ngày, quán xét về tối để lập sáng, đều thật có Thể. Đây cũng như vậy.
Lại, không thành tựu là đối trị gần của thành tựu, lại cùng trái nhau, như tham – không tham, sân – không sân, si – không si, định – loạn v.v… Nếu không có thật Thể, vì sao cùng trái nhau thành đối trị gần?
Lại, không thành tựu nếu không có Thể tức nên không thiết lập việc đoạn các phiền não. Nghĩa là Thánh đạo khởi đoạn các phiền não, không phải như lấy dao cắt đồ vật, lấy đá mài mòn vật, mà chỉ là đoạn trừ trói buộc để chứng được lìa trói buộc, khiến các phiền não không thành tựu khởi, gọi là đoạn. Thế nên biết là thật có tánh không thành tựu.
Hoặc lại vì muốn đoạn trừ lưới nghi, nên tạo ra phần Luận này. Nghĩa là nơi chương Tạp Uẩn nói: “Pháp quá khứ sinh lão trụ vô thường, nên nói là quá khứ, cho đến nói rộng”. Chớ có sinh nghi: Như tướng cùng với pháp không khác đời, không khác sát-na, thì đắc cùng với pháp cũng như vậy. Như đắc cùng với pháp có khác đời, có khác sát-na, thì tướng cùng với pháp cũng như vậy. Nhằm khiến cho nghi ấy có được quyết định, nên biện minh tướng và pháp nhất định không khác đời, không khác sát-na, nhưng đắc và pháp có đồng có khác. Nghĩa là pháp ba đời, mỗi mỗi thứ đều có đắc của ba đời.
Hỏi: Vì sao tướng và đối tượng của tướng, đời và sát-na quyết định không khác? Còn đắc và đối tượng của đắc hoặc đồng hoặc dị?
Đáp: Tướng và đối tượng của tướng tất đồng một quả, cùng tùy hành không lìa nhau, không có trước sau, đối với pháp đồng tụ không thể từ bỏ. Đắc và đối tượng của đắc không đồng một quả, không nhất định cùng tùy theo, không phải không lìa nhau, hoặc có trước có sau, đối với pháp đồng tụ hoặc có thể từ bỏ, như vỏ của các cây tánh lìa nơi cây. Thế nên, vì để ngăn chặn Tông chỉ của người khác, hiển bày nghĩa của mình, khiến kẻ nghi có được quyết định. Nếu như không ngăn chận Tông chỉ của kẻ khác, làm rõ nghĩa của mình khiến nghi được quyết định, tức chỉ ở trong nghĩa tương ưng của pháp tướng nên hiển bày về chỗ đã biện minh, do đó tạo ra phần Luận này.
Những Hành giả đắc pháp quá khứ thì các vị ấy đắc quá khứ chăng?
Trong đây, nói đắc là muốn làm sáng tỏ điều gì? Nghĩa là đạt được thành tựu. Làm sao nhận biết điều ấy? Như Luận Thi Thiết nói: Thế nào là đắc? Nghĩa là đạt được thành tựu. Thế nào là đạt được? Nghĩa là được thành tựu. Thế nào là thành tựu? Nghĩa là thu đạt được. Thu đạt được thành tựu về tiếng, tuy có khác nhưng nghĩa không khác. Pháp loại của đối tượng đắc có mười một thứ: Cõi dục có bốn là thiện, bất thiện, hữu phú vô ký và vô phú vô ký. Cõi sắc có ba, là trừ bất thiện. Cõi vô sắc cũng như vậy. Cùng pháp vô lậu.
Thiện, bất thiện, vô phú vô ký ở cõi dục, mỗi thứ đều có đủ năm uẩn, hữu phú vô ký chỉ có bốn uẩn. Ba thứ của cõi sắc đều có đủ năm uẩn. Ba thứ ở cõi vô sắc đều chỉ có bốn uẩn. Pháp vô lậu có đủ năm uẩn và trạch diệt, phi trạch diệt, trừ hư không vô vi, vì không phải pháp của đối tượng đắc.
Trong đó: Sắc thiện, bất thiện ở cõi dục, nếu ở quá khứ thì có ba đời đắc, nếu ở vị lai thì chỉ có vị lai đắc, nếu ở hiện tại thì có hai đời đắc, là vị lai và hiện tại. Bốn uẩn thiện, bất thiện, hữu phú vô ký và trong vô phú vô ký là bốn uẩn của phẩm cùng sinh nơi tâm thông quả, đắc ấy là đời xen tạp, sát-na xen tạp. Nghĩa là ở quá khứ, vị lai, hiện tại đều có đủ ba đời đắc. Bốn uẩn vô phú vô ký, tất cả sắc uẩn, dị thục sinh và đường oai nghi, xứ công xảo phần nhiều là bốn uẩn đắc ấy, là đời không xen tạp, sát-na không xen tạp. Nếu ở quá khứ thì đắc cũng là quá khứ. Nếu ở vị lai thì đắc cũng là vị lai. Nếu ở hiện tại thì đắc cũng là hiện tại. Trong bốn uẩn của đường oai nghi khéo thường xuyên hành tập như Đức Phật, Bí-sô Mã Thắng và những hữu tình khác đã khéo hành tập. Và trong bốn uẩn của xứ công xảo khéo thường xuyên hành tập như Đức Phật, Thiên tử Diệu Nghiệp và những hữu tình khác đã khéo hành tập. Các đắc ấy cũng đều là đời xen tạp, sát-na xen tạp. Nghĩa là ở ba đời đều có ba đời đắc.
Nơi cõi sắc, năm uẩn thiện, hữu phú vô ký và trong vô phú vô ký là bốn uẩn của phẩm cùng sinh nơi tâm thông quả, đắc ấy là đời xen tạp, sát-na xen tạp. Nghĩa là nơi ba đời đều có ba đời đắc, nên không nhất định. Sắc uẩn thiện như nói về sắc uẩn thiện bất thiện nơi cõi dục. Tất cả sắc uẩn hữu phú vô ký, vô phú vô ký và bốn uẩn của đường oai nghi, dị thục sinh, đắc ấy là đời không xen tạp, sát-na không xen tạp, tùy ở đời kia tức chỉ có đời kia đắc.
Bốn uẩn thiện, hữu phú vô ký ở cõi vô sắc, đắc ấy là đời xen tạp, sát-na xen tạp. Nghĩa là ở ba đời đều có ba đời đắc. Bốn uẩn của dị thục sinh, đắc ấy là đời không xen tạp, sát-na không xen tạp, tùy ở đời kia tức chỉ ở đời kia đắc.
Năm uẩn vô lậu, đắc ấy cũng là đời xen tạp, sát-na xen tạp. Nghĩa là ở ba đời đều có ba đời đắc. Đây là nói chung. Nếu nói riêng thì những thứ chưa từng đắc nơi năm uẩn vô lậu và chưa từng đắc nơi hữu lậu do tu tạo thành, cùng chưa từng đắc do văn, tư tạo thành, những thứ đắc đầu tiên ấy, nếu ở vị lai thì pháp ấy chỉ có vị lai đắc. Nếu ở hiện tại thì pháp ấy tức có hiện tại, vị lai đắc. Nếu ở quá khứ thì pháp ấy tức có ba đời đắc. Pháp trạch diệt, phi trạch diệt tuy không thuộc về ba đời, nhưng có ba đời đắc. Tuy nhiên trạch diệt đắc có hai thứ: Hữu lậu, vô lậu. Trạch diệt hữu lậu đắc là do lìa nhiễm của cõi dục, cho đến lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ nên khởi, là loại đạo thế tục. Nếu chưa lìa nhiễm thì diệt kia chỉ có quá khứ, vị lai đắc.
Nếu đã lìa nhiễm thì diệt kia tức có ba đời đắc. Trạch diệt vô lậu đắc là từ lìa nhiễm của ba cõi do kiến đạo tu đạo đoạn nên khởi, là loại Thánh đạo. Pháp trạch diệt nơi cõi dục do kiến khổ đoạn, nếu khổ pháp trí chưa hiện tiền thì diệt kia chỉ có vị lai đắc, nếu hiện tiền thì diệt kia tức có vị lai, hiện tại đắc. Nếu đã diệt thì diệt kia tức có ba đời đắc. Như vậy cho đến pháp trạch diệt của phẩm thứ chín nơi xứ Hữu đảnh. Nếu tận trí chưa hiện tiền, như lý nên nhận biết. Phi trạch diệt đắc chỉ là hữu lậu. Đắc ban đầu ấy, nếu ở vị lai thì diệt kia chỉ có vị lai đắc. Nếu ở hiện tại thì diệt kia tức có vị lai, hiện tại đắc. Nếu ở quá khứ thì diệt kia tức có ba đời đắc.
Ở đây, hỏi đáp lần đầu là hiển bày pháp của mỗi mỗi đời có ba đời đắc. Hỏi đáp lần hai là hiển bày nơi mỗi mỗi đời đắc, đắc ba đời và pháp lìa đời. Đó gọi là ở xứ này đã tóm lược về Tỳ-bà-sa.
Hỏi: Những Hành giả đắc pháp quá khứ thì các vị ấy đắc quá khứ chăng?
Đáp: Các vị ấy đắc hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.
Đắc pháp quá khứ, quá khứ đắc: Nghĩa là đắc tất cả các uẩn của ba cõi thuộc quá khứ cùng uẩn vô lậu nơi quá khứ đắc hiện có kia.
Đắc pháp quá khứ, vị lai đắc: Nghĩa là đắc năm uẩn thiện, bất thiện nơi cõi dục thuộc quá khứ. Đắc bốn uẩn hữu phú vô ký. Đắc phẩm cùng sinh nơi tâm thông quả trong vô phú vô ký, cùng một phần nơi bốn uẩn của đường oai nghi, xứ công xảo. Đắc năm uẩn thiện của cõi sắc. Đắc bốn uẩn nơi phẩm cùng sinh của tâm thông quả trong hữu phú vô ký và vô phú vô ký. Đắc bốn uẩn thiện hữu phú vô ký nơi cõi vô sắc. Đắc năm uẩn vô lậu. Tức là vị lai đắc hiện có của vị kia.
Đắc pháp quá khứ, hiện tại đắc: Nghĩa là đắc năm uẩn thiện, bất thiện nơi cõi dục thuộc quá khứ, cho đến nói rộng. Như vị lai, thì hiện tại đắc hiện có kia cũng như vậy.
Hỏi: Nếu như đắc quá khứ thì Hành giả kia đắc pháp quá khứ chăng?
Đáp: Các vị ấy đắc pháp hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc vô vi.
Quá khứ đắc, đắc pháp quá khứ: Nghĩa là quá khứ đắc. Đắc tất cả các uẩn của ba cõi thuộc quá khứ cùng uẩn vô lậu.
Quá khứ đắc, đắc pháp vị lai: Nghĩa là quá khứ đắc. Đắc bốn uẩn thiện, bất thiện, hữu phú vô ký của cõi dục thuộc vị lai. Đắc phẩm cùng sinh nơi tâm thông quả trong vô phú vô ký và đắc một phần nơi bốn uẩn của đường oai nghi, xứ công xảo. Đắc năm uẩn thiện của cõi sắc. Đắc bốn uẩn nơi phẩm cùng sinh của tâm thông quả trong hữu phú vô ký và vô phú vô ký. Đắc bốn uẩn thiện hữu phú vô ký của cõi vô sắc. Đắc năm uẩn vô lậu.
Quá khứ đắc, đắc pháp hiện tại: Nghĩa là quá khứ đắc. Đắc thiện nơi cõi dục thuộc hiện tại, cho đến nói rộng như đắc vị lai.
Quá khứ đắc, đắc pháp vô vi: Nghĩa là quá khứ đắc, đắc trạch diệt, phi trạch diệt.
Hỏi: Những Hành giả đắc pháp vị lai thì các vị ấy đắc vị lai chăng?
Đáp: Các vị ấy đắc hoặc vị lai, hoặc quá khứ, hoặc hiện tại.
Đắc pháp vị lai, vị lai đắc: Nghĩa là đắc tất cả các uẩn nơi ba cõi thuộc vị lai cùng uẩn vô lậu. Tức là vị lai đắc hiện có của vị kia.
Đắc pháp vị lai, quá khứ đắc: Nghĩa là đắc bốn uẩn thiện bất thiện hữu phú vô ký nơi cõi dục thuộc vị lai. Đắc phẩm cùng sinh nơi tâm thông quả trong vô phú vô ký cùng một phần nơi bốn uẩn của đường oai nghi, xứ công xảo. Đắc năm uẩn thiện của cõi sắc. Đắc bốn uẩn của phẩm cùng sinh nơi tâm thông quả trong hữu phú vô ký và vô phú vô ký. Đắc bốn uẩn thiện hữu phú vô ký của cõi vô sắc.
Đắc năm uẩn vô lậu. Tức là quá khứ đắc hiện có của vị kia.
Đắc pháp vị lai, hiện tại đắc: Nghĩa là đắc thiện nơi cõi dục thuộc vị lai, cho đến nói rộng như quá khứ. Tức là hiện tại đắc hiện có của vị kia.
Hỏi: Nếu như đắc vị lai thì Hành giả kia đắc pháp vị lai chăng?
Đáp: Các vị ấy đắc pháp hoặc vị lai, hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vô vi.
Vị lai đắc, đắc pháp vị lai: Nghĩa là vị lai đắc. Đắc tất cả các uẩn nơi ba cõi thuộc vị lai cùng uẩn vô lậu.
Vị lai đắc, đắc pháp quá khứ: Nghĩa là vị lai đắc. Đắc năm uẩn thiện, bất thiện nơi cõi dục thuộc quá khứ. Đắc bốn uẩn hữu phú vô ký. Đắc phẩm cùng sinh nơi tâm thông quả trong vô phú vô ký và một phần nơi bốn uẩn của đường oai nghi, xứ công xảo. Đắc năm uẩn thiện nơi cõi sắc. Đắc bốn uẩn nơi phẩm cùng sinh nơi tâm thông quả trong hữu phú vô ký và vô phú vô ký. Đắc bốn uẩn thiện hữu phú vô ký nơi cõi vô sắc. Đắc năm uẩn vô lậu.
Vị lai đắc, đắc pháp hiện tại: Nghĩa là vị lai đắc. Đắc thiện nơi cõi dục thuộc hiện tại, cho đến nói rộng như đắc quá khứ.
Vị lai đắc, đắc vô vi: Nghĩa là vị lai đắc, đắc trạch diệt, phi trạch diệt.
Hỏi: Những Hành giả đắc pháp hiện tại thì các vị ấy đắc hiện tại chăng?
Đáp: Các vị ấy đắc hoặc hiện tại, hoặc quá khứ, hoặc vị lai.
Đắc pháp hiện tại, hiện tại đắc: Nghĩa là đắc tất cả các uẩn trong ba cõi thuộc hiện tại, cùng uẩn vô lậu. Tức là hiện tại đắc hiện có của vị kia.
Đắc pháp hiện tại, quá khứ đắc: Nghĩa là đắc bốn uẩn thiện bất thiện hữu phú vô ký nơi cõi dục thuộc hiện tại. Đắc phẩm cùng sinh nơi tâm thông quả trong vô phú vô ký và một phần nơi bốn uẩn của đường oai nghi, xứ công xảo. Đắc năm uẩn thiện của cõi sắc. Đắc bốn uẩn nơi phẩm cùng sinh của tâm thông quả trong hữu phú vô ký và vô phú vô ký. Đắc bốn uẩn thiện hữu phú vô ký nơi cõi vô sắc. Đắc năm uẩn vô lậu. Tức là quá khứ đắc hiện có của vị kia.
Đắc pháp hiện tại, vị lai đắc: Nghĩa là đắc năm uẩn thiện bất thiện của cõi dục thuộc hiện tại. Đắc bốn uẩn hữu phú vô ký. Phần còn lại như nói về quá khứ đắc. Đó là vị lai đắc hiện có của vị kia.
Hỏi: Nếu như đắc hiện tại thì Hành giả kia đắc pháp hiện tại chăng?
Đáp: Các vị ấy đắc pháp hoặc hiện tại, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc vô vi.
Hiện tại đắc, đắc pháp hiện tại: Nghĩa là hiện tại đắc. Đắc tất cả các uẩn nơi ba cõi thuộc hiện tại cùng uẩn vô lậu.
Hiện tại đắc, đắc pháp quá khứ: Nghĩa là hiện tại đắc. Đắc năm uẩn thiện, bất thiện nơi cõi dục thuộc quá khứ. Đắc bốn uẩn hữu phú vô ký. Đắc phẩm cùng sinh nơi tâm thông quả trong vô phú vô ký và một phần nơi bốn uẩn của đường oai nghi, xứ công xảo. Đắc năm uẩn thiện nơi cõi sắc. Đắc bốn uẩn nơi phẩm cùng sinh của tâm thông quả trong hữu phú vô ký và vô phú vô ký. Đắc bốn uẩn thiện, hữu phú vô ký nơi cõi vô sắc. Đắc năm uẩn vô lậu.
Hiện tại đắc, đắc pháp vị lai: Nghĩa là hiện tại đắc. Đắc bốn uẩn thiện, bất thiện, hữu phú vô ký nơi cõi dục thuộc vị lai. Phần còn lại như nói về đắc quá khứ.
Hiện tại đắc, đắc vô vi: Nghĩa là hiện tại đắc. Đắc trạch diệt, phi trạch diệt.
Hỏi: Những thứ đắc pháp thiện thì đắc ấy là thiện chăng?
Đáp: Đúng vậy. Do pháp thiện đắc tất là thiện.
Hỏi: Nếu như đắc thiện thì đắc ấy là pháp thiện chăng?
Đáp: Đúng vậy. Do các thiện đắc chỉ là đắc pháp thiện.
Như thiện, thì bất thiện, vô ký hỏi đáp cũng như vậy. Do chủ thể đắc, đối tượng đắc tánh tất đồng.
Hỏi: Các thứ đắc pháp cõi dục thì đắc ấy là cõi dục chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì pháp cõi dục đắc tất là cõi dục.
Hỏi: Nếu như đắc cõi dục thì đắc ấy là pháp cõi dục chăng?
Đáp: Pháp đắc ấy hoặc là cõi dục, hoặc không hệ thuộc. Cõi dục: Là năm uẩn của cõi dục. Không hệ thuộc: Là các phi trạch diệt. Vì Bổ-đặc-già-la sinh nơi cõi dục, đối với pháp thuộc ba cõi và pháp không hệ thuộc được phi trạch diệt, nên đắc ấy đều thuộc cõi dục.
Hỏi: Các thứ đắc pháp cõi sắc thì đắc ấy là cõi sắc chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì pháp cõi sắc đắc tất là cõi sắc.
Hỏi: Nếu như đắc cõi sắc thì đắc ấy là pháp cõi sắc chăng?
Đáp: Pháp đắc ấy hoặc là cõi sắc, hoặc không hệ thuộc. Cõi sắc: Là năm uẩn của cõi sắc. Không hệ thuộc: Là các trạch diệt, phi trạch diệt. Trạch diệt, là trạch diệt nơi năm uẩn của ba tĩnh lự dưới và cõi dục, là loại đạo thế tục, đắc đều thuộc cõi sắc. Do địa dưới, trạch diệt hữu lậu đắc đều thuộc cận phần của địa trên. Phi trạch diệt, là Bổ-đặc-già-la sinh nơi cõi sắc, đối với pháp thuộc ba cõi và pháp không hệ thuộc được phi trạch diệt, nên đắc ấy đều thuộc cõi sắc.
Hỏi: Các thứ đắc pháp cõi vô sắc thì đắc ấy là cõi vô sắc chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì pháp cõi vô sắc đắc tất là cõi vô sắc.
Hỏi: Nếu như đắc cõi vô sắc thì đắc ấy là pháp cõi vô sắc chăng?
Đáp: Pháp đắc ấy hoặc là cõi vô sắc, hoặc không hệ thuộc. Cõi vô sắc: Là bốn uẩn của cõi vô sắc. Không hệ thuộc: Là các trạch diệt, phi trạch diệt. Trạch diệt là năm uẩn thuộc địa của tĩnh lự thứ tư và trạch diệt nơi bốn uẩn thuộc địa của ba vô sắc dưới, là loại đạo thế tục sau, đắc đều thuộc cõi vô sắc, lý do như trước đã nói. Phi trạch diệt là Bổ-đặc-già-la sinh nơi cõi vô sắc, đối với pháp thuộc ba cõi và pháp không hệ thuộc được phi trạch diệt, nên đắc ấy đều thuộc cõi vô sắc.
Hỏi: Các thứ đắc pháp học thì đắc ấy là học chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì pháp học đắc tất là học.
Hỏi: Nếu như đắc học thì đắc ấy là pháp học chăng?
Đáp: Pháp đắc ấy hoặc là học, hoặc là phi học phi vô học. Học: Nghĩa là năm uẩn học. Phi học phi vô học: Nghĩa là các học đắc đã đạt được trạch diệt.
Hỏi: Các thứ đắc pháp vô học thì đắc ấy là vô học chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì pháp vô học đắc tất là vô học.
Hỏi: Nếu như đắc vô học thì đắc ấy là pháp vô học chăng?
Đáp: Pháp đắc ấy hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học. Vô học: Nghĩa là năm uẩn vô học. Phi học phi vô học: Nghĩa là các vô học đắc đã đạt được trạch diệt.
Hỏi: Các thứ pháp đắc phi học phi vô học thì đắc ấy là phi học phi vô học chăng?
Đáp: Đắc ấy hoặc là phi học phi vô học, hoặc là học, hoặc là vô học. Phi học phi vô học: Nghĩa là đắc bốn uẩn, năm uẩn hữu lậu. Đắc tất cả phi trạch diệt. Đắc các trạch diệt là loại đạo thế tục. Học: Nghĩa là đắc các trạch diệt là loại đạo học. Vô học: Nghĩa là đắc các trạch diệt là loại đạo vô học.
Hỏi: Nếu như đắc phi học phi vô học thì đắc ấy là pháp phi học phi vô học chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì các thứ phi học phi vô học đắc chỉ đắc pháp phi học phi vô học.
Hỏi: Các thứ đắc pháp do kiến đạo đoạn thì đắc ấy là do kiến đạo đoạn chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì pháp do kiến đạo đoạn đắc tất là do kiến đạo đoạn.
Hỏi: Nếu như đắc do kiến đạo đoạn thì đắc ấy là pháp do kiến đạo đoạn chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì do kiến đạo đoạn đắc chỉ đắc pháp do kiến đạo đoạn.
Hỏi: Các thứ đắc pháp do tu đạo đoạn thì đắc ấy là do tu đạo đoạn chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì pháp do tu đạo đoạn đắc tất là do tu đạo đoạn.
Hỏi: Nếu như đắc do tu đạo đoạn thì đắc ấy là pháp do tu đạo đoạn chăng?
Đáp: Pháp đắc ấy hoặc do tu đạo đoạn, hoặc không đoạn. Do tu đạo đoạn: Nghĩa là đắc năm uẩn do tu đạo đoạn. Không đoạn: Nghĩa là đắc tất cả phi trạch diệt và loại đạo thế tục đã đạt được trạch diệt.
Hỏi: Các thứ đắc pháp không đoạn thì đắc ấy là không đoạn chăng?
Đáp: Đắc ấy hoặc là không đoạn, hoặc là do tu đạo đoạn. Không đoạn: Nghĩa là đắc năm uẩn vô lậu và đắc các trạch diệt loại đạo vô lậu. Do tu đạo đoạn: Nghĩa là đắc tất cả phi trạch diệt và đắc các trạch diệt là loại đạo thế tục.
Hỏi: Nếu như đắc không đoạn thì đắc ấy là pháp không đoạn chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì không đoạn đắc chỉ đắc pháp không đoạn.
Đã theo bản văn biện giải về tướng của các đắc. Lại nên tùy theo nghĩa hiển bày về những phi đắc. Nếu pháp có đắc thì pháp ấy có phi đắc. Nếu pháp không đắc thì pháp ấy không có phi đắc. Thu đạt được, thành tựu, không thu đạt được, không thành tựu, nói cũng như vậy. Do đấy, tất cả pháp của số hữu tình cùng trạch diệt, phi trạch diệt có đắc, phi đắc, có thu đạt được không thu đạt được, có thành tựu không thành tựu. Tất cả pháp của số phi hữu tình và hư không vô vi tức đều không có đắc phi đắc.
Lại, đối với pháp tự nối tiếp nhau, có đắc, có phi đắc v.v… Đối với pháp cùng nối tiếp khác, không có đắc phi đắc. Trong đây, pháp quá khứ vị lai đều có ba đời phi đắc. Pháp hiện tại chỉ có phi đắc của hai đời là quá khứ vị lai. Do pháp có thể thành tựu trong đời hiện tại tất thành tựu. Đắc và phi đắc lại cùng trái nhau, không cùng khởi. Phi đắc của pháp thiện, bất thiện, vô ký đều chỉ là vô ký. Phi đắc của pháp ba cõi đều chung cho cả ba cõi. Phi đắc của pháp học, vô học, phi học phi vô học đều chỉ là phi học phi vô học. Phi đắc của pháp do kiến đạo đoạn, do tu đạo đoạn và không đoạn đều chỉ do tu đạo đoạn. Đó gọi là phi đắc theo chỗ tóm lược nơi Tỳ-bà-sa.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp quá khứ thì chúng là phi đắc quá khứ chăng?
Đáp: Các phi đắc ấy hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, hoặc là hiện tại.
Không đắc pháp quá khứ, quá khứ phi đắc: Nghĩa là năm uẩn vô lậu, thiện, bất thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký thuộc quá khứ. Đó là quá khứ phi đắc hiện có của vị kia. Ở đây, đoạn căn thiện là năm uẩn thiện. Lìa nhiễm cõi dục là năm uẩn bất thiện, là năm uẩn hữu phú vô ký của các A-la-hán. Tất cả hữu tình phần nhiều là năm uẩn vô phú vô ký. Do pháp vô phú vô ký đối với sátna đã qua cùng sát-na chưa đến, phần nhiều không thành tựu, là năm uẩn vô lậu của các loài phàm phu. Đó gọi là tướng chung nơi pháp không đắc.
Không đắc pháp quá khứ, vị lai phi đắc: Nghĩa là năm uẩn vô lậu, thiện, bất thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký thuộc quá khứ. Đó là vị lai phi đắc hiện có của vị kia. Tùy chỗ thích hợp giải thích như trước.
Không đắc pháp quá khứ, hiện tại phi đắc: Nghĩa là năm uẩn vô lậu, thiện, bất thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký thuộc quá khứ. Đó là hiện tại phi đắc hiện có của vị kia. Tùy chỗ thích hợp giải thích như trước.
Hỏi: Nếu như phi đắc quá khứ thì phi đắc ấy là không đắc pháp quá khứ chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc là quá khứ, hoặc là hiện tại, hoặc là vị lai, hoặc là vô vi.
Quá khứ phi đắc, không đắc pháp quá khứ: Nghĩa là quá khứ phi đắc, không đắc năm uẩn thiện cho đến vô lậu thuộc quá khứ. Giải thích như trước.
Quá khứ phi đắc, không đắc pháp vị lai: Nghĩa là quá khứ phi đắc, không đắc năm uẩn thiện cho đến vô lậu thuộc vị lai. Giải thích như trước.
Quá khứ phi đắc, không đắc pháp hiện tại: Nghĩa là quá khứ phi đắc, không đắc năm uẩn thiện cho đến vô lậu thuộc hiện tại. Giải thích như trước.
Quá khứ phi đắc, không đắc vô vi: Nghĩa là quá khứ phi đắc, không đắc pháp trạch diệt, phi trạch diệt. Tức là kẻ còn bị đủ trói buộc, đối với trạch diệt, tất cả hữu tình đối với phi trạch.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp vị lai thì chúng là phi đắc vị lai chăng?
Đáp: Các phi đắc ấy hoặc là vị lai, hoặc là hiện tại, hoặc là quá khứ.
Không đắc pháp vị lai, vị lai phi đắc: Nghĩa là năm uẩn thiện cho đến vô lậu thuộc vị lai. Đó là vị lai phi đắc hiện có của vị kia. Giải thích như trước.
Không đắc pháp vị lai, quá khứ phi đắc: Nghĩa là năm uẩn thiện cho đến vô lậu thuộc vị lai. Đó là quá khứ phi đắc hiện có của vị kia. Giải thích như trước.
Không đắc pháp vị lai, hiện tại phi đắc: Nghĩa là năm uẩn thiện cho đến vô lậu thuộc vị lai. Đó là hiện tại phi đắc hiện có của vị kia. Giải thích như trước.
Hỏi: Nếu như phi đắc vị lai thì phi đắc ấy là không đắc pháp vị lai chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc là vị lai, hoặc là quá khứ, hoặc là hiện tại, hoặc là vô vi.
Vị lai phi đắc, không đắc pháp vị lai: Nghĩa là vị lai phi đắc, không đắc năm uẩn thiện cho đến vô lậu thuộc vị lai. Giải thích như trước.
Vị lai phi đắc, không đắc pháp quá khứ: Nghĩa là vị lai phi đắc, không đắc năm uẩn thiện cho đến vô lậu thuộc quá khứ. Giải thích như trước.
Vị lai phi đắc, không đắc pháp hiện tại: Nghĩa là vị lai phi đắc, không đắc năm uẩn thiện cho đến vô lậu thuộc hiện tại. Giải thích như trước.
Vị lai phi đắc, không đắc vô vi: Nghĩa là vị lai phi đắc, không đắc trạch diệt, phi trạch diệt. Giải thích như trước.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp hiện tại thì chúng là phi đắc hiện tại chăng?
Đáp: Các phi đắc ấy hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, không phải là hiện tại vì cùng trái nhau.
Không đắc pháp hiện tại, quá khứ phi đắc: Nghĩa là năm uẩn thiện cho đến vô lậu thuộc hiện tại. Đó là quá khứ phi đắc hiện có của vị kia. Giải thích như trước.
Không đắc pháp hiện tại, vị lai phi đắc: Nghĩa là năm uẩn thiện cho đến vô lậu thuộc hiện tại. Đó là vị lai phi đắc hiện có của vị kia. Giải thích như trước.
Hỏi: Nếu như phi đắc hiện tại thì phi đắc ấy là không đắc pháp hiện tại chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, hoặc là vô vi, không phải là hiện tại vì cùng trái nhau.
Hiện tại phi đắc, không đắc pháp quá khứ: Nghĩa là hiện tại phi đắc, không đắc năm uẩn thiện cho đến vô lậu thuộc quá khứ. Theo chỗ thích ứng giải thích như trước.
Hiện tại phi đắc, không đắc pháp vị lai: Nghĩa là hiện tại phi đắc, không đắc năm uẩn thiện cho đến vô lậu thuộc vị lai. Giải thích như trước.
Hiện tại phi đắc, không đắc vô vi: Nghĩa là hiện tại phi đắc, không đắc trạch diệt, phi trạch diệt. Giải thích như trước.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp thiện thì chúng là phi đắc thiện chăng?
Đáp: Không phải vậy. Do phi đắc ấy là vô ký, không phải là tánh thiện.
Hỏi: Nếu như phi đắc vô ký thì phi đắc ấy là không đắc pháp thiện chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Do vô ký phi đắc nên không đắc pháp của ba tánh.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp bất thiện thì chúng là phi đắc bất thiện chăng?
Đáp: Không phải vậy. Do phi đắc ấy là vô ký, không phải là tánh bất thiện.
Hỏi: Nếu như phi đắc vô ký thì phi đắc ấy là không đắc pháp bất thiện chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Do vô ký phi đắc nên không đắc pháp của ba tánh.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp vô ký thì chúng là phi đắc vô ký chăng?
Đáp: Đúng vậy. Do các phi đắc chỉ là vô ký.
Hỏi: Nếu như phi đắc vô ký thì phi đắc ấy là không đắc pháp vô ký chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Do vô ký phi đắc nên không đắc pháp của ba tánh.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp cõi dục thì chúng là phi đắc cõi dục chăng?
Đáp: Các phi đắc ấy hoặc là cõi dục, hoặc là cõi sắc, hoặc là cõi vô sắc.
Không đắc pháp cõi dục, cõi dục phi đắc: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, các uẩn của cõi dục phi đắc.
Không đắc pháp cõi dục, cõi sắc phi đắc: Nghĩa là sinh nơi cõi sắc, các uẩn của cõi dục phi đắc.
Không đắc pháp cõi dục, cõi vô sắc phi đắc: Nghĩa là sinh nơi cõi vô sắc, các uẩn của cõi dục phi đắc.
Hỏi: Nếu như phi đắc cõi dục thì phi đắc ấy là không đắc pháp cõi dục chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc là cõi dục, hoặc là cõi sắc, hoặc là cõi vô sắc, hoặc không hệ thuộc.
Cõi dục phi đắc, không đắc pháp cõi dục: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, không đắc các uẩn của cõi dục.
Cõi dục phi đắc, không đắc pháp cõi sắc: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, không đắc các uẩn của cõi sắc.
Cõi dục phi đắc, không đắc pháp cõi vô sắc: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, không đắc các uẩn của cõi vô sắc.
Cõi dục phi đắc, không đắc pháp không hệ thuộc: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, không đắc các uẩn vô lậu và trạch diệt, phi trạch diệt.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp cõi sắc thì chúng là phi đắc cõi sắc chăng?
Đáp: Các phi đắc ấy hoặc là cõi dục, hoặc là cõi sắc, hoặc là cõi vô sắc.
Không đắc pháp cõi sắc, cõi dục phi đắc: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, các uẩn của cõi sắc phi đắc.
Không đắc pháp cõi sắc, cõi sắc phi đắc: Nghĩa là sinh nơi cõi sắc, các uẩn của cõi sắc phi đắc.
Không đắc pháp cõi sắc, cõi vô sắc phi đắc: Nghĩa là sinh nơi cõi vô sắc, các uẩn của cõi sắc phi đắc.
Hỏi: Nếu như phi đắc cõi sắc thì phi đắc ấy là không đắc pháp cõi sắc chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc là cõi dục, hoặc là cõi sắc, hoặc là cõi vô sắc, hoặc không hệ thuộc.
Cõi sắc phi đắc, không đắc pháp cõi dục: Nghĩa là sinh nơi cõi sắc, không được các uẩn của cõi dục.
Cõi sắc phi đắc, không đắc pháp cõi sắc: Nghĩa là sinh nơi cõi sắc, không được các uẩn của cõi sắc.
Cõi sắc phi đắc, không đắc pháp cõi vô sắc: Nghĩa là sinh nơi cõi sắc, không được các uẩn của cõi vô sắc.
Cõi sắc phi đắc, không đắc pháp không hệ thuộc: Nghĩa là sinh nơi cõi sắc, không được các uẩn vô lậu và trạch diệt, phi trạch diệt.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp cõi vô sắc thì chúng là phi đắc cõi vô sắc chăng?
Đáp: Các phi đắc ấy hoặc là cõi dục, hoặc là cõi sắc, hoặc là cõi vô sắc.
Không đắc pháp cõi vô sắc, cõi dục phi đắc: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, các uẩn của cõi vô sắc phi đắc.
Không đắc pháp cõi vô sắc, cõi sắc phi đắc: Nghĩa là sinh nơi cõi sắc, các uẩn của cõi vô sắc phi đắc.
Không đắc pháp cõi vô sắc, cõi vô sắc phi đắc: Nghĩa là sinh nơi cõi vô sắc, các uẩn của cõi vô sắc phi đắc.
Hỏi: Nếu như phi đắc cõi vô sắc thì phi đắc ấy là không đắc pháp cõi vô sắc chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc là cõi dục, hoặc là cõi sắc, hoặc là cõi vô sắc, hoặc là không hệ thuộc.
Cõi vô sắc phi đắc, không đắc pháp cõi dục: Nghĩa là sinh nơi cõi vô sắc, không đắc các uẩn của cõi dục.
Cõi vô sắc phi đắc, không đắc pháp cõi sắc: Nghĩa là sinh nơi cõi vô sắc, không đắc các uẩn của cõi sắc.
Cõi vô sắc phi đắc, không đắc pháp cõi vô sắc: Nghĩa là sinh nơi cõi vô sắc, không đắc các uẩn của cõi vô sắc.
Cõi vô sắc phi đắc, không đắc pháp không hệ thuộc: Nghĩa là sinh nơi cõi vô sắc, không đắc các uẩn vô lậu và trạch diệt, phi trạch diệt.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp học thì chúng là phi đắc học chăng?
Đáp: Không phải vậy. Do phi đắc ấy là phi học phi vô học, không phải là học.
Hỏi: Nếu như phi đắc phi học phi vô học thì phi đắc ấy là không đắc pháp học chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học. Do phi học phi vô học phi đắc nên không đắc pháp của ba thứ.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp vô học thì chúng là phi đắc vô học chăng?
Đáp: Không phải vậy. Do phi đắc ấy là phi học phi vô học, không phải là vô học.
Hỏi: Nếu như phi đắc phi học phi vô học thì phi đắc ấy là không đắc pháp vô học chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học. Do phi học phi vô học phi đắc nên không đắc pháp của ba thứ.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp phi học phi vô học thì chúng là phi đắc phi học phi vô học chăng?
Đáp: Đúng vậy. Do các phi đắc chỉ là phi học phi vô học.
Hỏi: Nếu như phi đắc phi học phi vô học thì phi đắc ấy là không đắc pháp phi học phi vô học chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học. Do phi học phi vô học phi đắc nên không đắc pháp của ba thứ.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp do kiến đạo đoạn thì chúng là phi đắc do kiến đạo đoạn chăng?
Đáp: Không phải vậy. Vì phi đắc ấy là do tu đạo đoạn, không phải do kiến đạo đoạn.
Hỏi: Nếu như phi đắc do tu đạo đoạn thì phi đắc ấy là không đắc pháp do kiến đạo đoạn chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc do kiến đạo đoạn, hoặc do tu đạo đoạn, hoặc không đoạn. Vì pháp do tu đạo đoạn phi đắc nên không đắc pháp của ba thứ.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp do tu đạo đoạn thì chúng là phi đắc do tu đạo đoạn chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì các phi đắc chỉ là do tu đạo đoạn.
Hỏi: Nếu như phi đắc do tu đạo đoạn thì phi đắc ấy là không đắc pháp do tu đạo đoạn chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc do kiến đạo đoạn, hoặc do tu đạo đoạn, hoặc không đoạn. Vì do tu đạo đoạn phi đắc nên không đắc pháp của ba thứ.
Hỏi: Các thứ không đắc pháp không đoạn thì chúng là phi đắc không đoạn chăng?
Đáp: Không phải vậy. Vì phi đắc ấy là do tu đạo đoạn, không phải là không đoạn.
Hỏi: Nếu như phi đắc do tu đạo đoạn thì phi đắc ấy là không đắc pháp không đoạn chăng?
Đáp: Pháp không đắc ấy hoặc do kiến đạo đoạn, hoặc do tu đạo đoạn, hoặc không đoạn. Vì do tu đạo đoạn phi đắc nên không đắc pháp của ba thứ.
HẾT – QUYỂN 157