LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 29

Kiền độ thứ 8: KIẾN

* Tụng nêu tổng quát:

Ý chỉ, dục, tưởng

Trí thời và kiến Phẩm kệ ở sau.

***

Phẩm 1: BÀN VỀ Ý CHỈ

Bốn ý chỉ (Bốn niệm trụ): Ý chỉ quán thân trên thân, ý chỉ quán thọ, tâm, pháp trên thọ tâm pháp.

Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì tu ý chỉ thọ chăng? Nếu như tu ý chỉ thọ thì tu ý chỉ thân chăng? Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì tu ý chỉ tâm chăng? Nếu như tu ý chỉ tâm thì tu ý chỉ thân chăng? Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì tu ý chỉ pháp chăng? Nếu như tu ý chỉ pháp thì tu ý chỉ thân chăng? Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì tu ý chỉ tâm chăng? Nếu như tu ý chỉ tâm thì tu ý chỉ thọ chăng? Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì tu ý chỉ pháp chăng? Nếu như tu ý chỉ pháp thì tu ý chỉ thọ chăng? Nếu tu ý chỉ quán tâm trên tâm thì tu ý chỉ pháp chăng? Nếu như tu ý chỉ pháp thì tu ý chỉ tâm chăng?

Ý chỉ quán thân trên thân, nên nói là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí chăng? Nên nói là có giác có quán, không giác có quán, không giác không quán chăng? Nên nói là tương ưng với lạc căn, hỷ căn, hộ căn, không, vô tướng, vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc cõi Dục, duyên hệ thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc, duyên không hệ thuộc chăng? Ý chỉ quán thọ trên thọ, ý chỉ quán tâm trên tâm, ý chỉ quán pháp trên pháp cũng như vậy.

Lại như Đức Thế Tôn nói: Khi thọ nhận lạc thọ, nhận biết là thọ lạc thọ. Trí nầy nên nói là pháp trí, nên nói cho đến là đạo trí chăng? Khi thọ nhận khổ thọ, nhận biết là thọ khổ thọ. Khi thọ nhận bất khổ bất lạc thọ, nhận biết là thọ bất khổ bất lạc thọ. Trí nầy nên nói là pháp trí, nên nói cho đến là đạo trí chăng? Thân vui, thân khổ, thân không khổ không vui. Tâm vui, tâm khổ, tâm không khổ không vui. Ăn vui, ăn khổ, ăn không khổ không vui. Vui không ăn, khổ không ăn, không khổ không vui không ăn. Dựa vào lạc tham đắm, dựa vào khổ tham đắm, dựa vào không khổ không lạc tham đắm. Dựa vào lạc xuất yếu, dựa vào khổ xuất yếu, dựa vào không khổ không lạc xuất yếu. Khi thọ nhận thọ, nhận biết không khổ không vui xuất yếu. Trí nầy nên nói là pháp trí, nên nói cho đến là đạo trí chăng?

Lại như Đức Thế Tôn nói: Người kia có tâm dục, nên nhận biết như thật về tâm dục đó. Trí nầy nên nói là pháp trí, nên nói cho đến là đạo trí chăng? Không có tâm dục, có giận dữ – không có giận dữ, có ngu si – không có ngu si, có nhiễm ô – không có nhiễm ô, có tán loạn – không có tán loạn, có lười biếng – không có lười biếng, ít – nhiều, tu – không tu, định – bất định, tâm có giải thoát – tâm không giải thoát, đều nhận biết như thật về các tâm đó. Trí nầy nên nói là pháp trí, nên nói cho đến là đạo trí chăng?

Lại như Đức Thế Tôn nói: Mắt duyên sắc sinh ra kiết bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có kiết bên trong. Kiết bên trong, nên nhận biết như thật về kiết bên trong đó. Thật sự không có kiết bên trong, nên nhận biết như thật là không có kiết bên trong đó. Như kiết bên trong ấy chưa sinh liền sinh, như sinh liền diệt, đã diệt nên không sinh, Tỳkheo kia cũng nhận biết như thật về kiết ấy. Trí nầy nên nói là pháp trí, nên nói cho đến là đạo trí chăng? Nhĩ – thanh, tỷ – hương, thiệt – vị, thân – xúc cũng như vậy.

Ý duyên pháp sinh ra tham dục bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có tham dục bên trong. Có tham dục bên trong, nên nhận biết như thật về tham dục đó. Thật sự không có tham dục bên trong, nên nhận biết như thật là không có tham dục đó. Như tham dục bên trong ấy chưa sinh liền sinh, đã sinh liền diệt, đã diệt nên không sinh, Tỳ-kheo kia cũng nhận biết như thật về tham dục ấy. Trí nầy nên nói là pháp trí, nên nói cho đến là đạo trí chăng? Giận dữ, thùy miên, trạo cử, nghi cũng như vậy.

Sinh giác ý niệm bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có giác ý niệm bên trong. Có giác ý niệm bên trong ấy, nên nhận biết như thật về giác ý niệm bên trong đó. Thật sự không có giác ý niệm bên trong ấy, nên nhận biết như thật là không có giác ý niệm bên trong đó. Như giác ý niệm bên trong ấy chưa sinh liền sinh, đã sinh liền trụ, không quên không thoái, tăng trưởng tư duy rộng khắp, Tỳ-kheo kia cũng nhận biết như thật về giác ý niệm ấy. Trí nầy nên nói là pháp trí, nên nói cho đến là đạo trí chăng? Các giác ý trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, hộ cũng như vậy.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo kia tự quán về dâm, giận, si tăng nhiều”. Đối với Tỳ-kheo kia: Thế nào là dâm, giận, si tăng nhiều? Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo kia tự quán về dâm, giận, si đã giảm”. Đối với Tỳ-kheo kia: Thế nào là dâm, giận, si giảm thiểu?

Thế nào là thọ nhận khi chết? Ngang với giới hạn nào nên nói là thọ nhận khi chết? Thọ nhận khi chết thuộc về nhập (xứ) nào? Có bao nhiêu thức nhận biết?

Tâm bát Niết-bàn của A-la-hán nên nói là thiện hay vô ký?

Vì sao hai đệ tử bát Niết-bàn trước Đức Phật – Thế Tôn, Đức Phật – Thế Tôn bát Niết-bàn sau?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Nhập Tam muội không dời động, Như Lai bát Niết-bàn”. Như Lai nhập định bát Niết-bàn hay xuất định bát Niết-bàn?

Bốn hữu: Bản thời hữu, tử hữu, trung hữu, sinh hữu. Thế nào là bản thời hữu, tử hữu, trung hữu, sinh hữu?

Các dục hữu, tất cả dục hữu ấy là năm hành chăng? Nếu như là năm hành, tất cả chúng là dục hữu chăng? Các sắc hữu nơi trời Hữu tưởng, tất cả sắc hữu ấy là năm hành chăng? Nếu như là năm hành, tất cả sắc hữu ấy là nơi trời Hữu tưởng chăng? Các sắc hữu nơi trời Vô tưởng, tất cả sắc hữu ấy là hai hành chăng? Nếu như là hai hành, tất cả sắc hữu ấy là nơi trời Vô tưởng chăng? Các hữu của cõi Vô sắc, tất cả hữu đó đều là bốn hành chăng? Nếu như là bốn hành, tất cả chúng đều là hữu của cõi Vô sắc chăng?

Từng có hữu năm hành, bốn hành, ba hành, hai hành, một hành chăng?

Về các nghĩa trên, chương nầy xin diễn nói đầy đủ.

*

Bốn ý chỉ (Bốn niệm trụ): Ý chỉ quán thân trên thân, ý chỉ quán thọ, tâm, pháp, trên thọ tâm pháp.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì tu ý chỉ thọ chăng?

Đáp: Hoặc có tu thân không phải là tu thọ.

Thế nào là tu thân không phải là tu thọ? Là đã được ý chỉ quán thân trên thân hiện ở trước. Đây gọi là tu thân không phải tu thọ.

Thế nào là tu thọ không phải là tu thân? Là đã được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước. Hoặc vốn không được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước, lúc ấy không được tu ý chỉ quán thân trên thân. Hoặc vốn không được tâm, hoặc vốn không được pháp, lúc ấy được tu ý chỉ quán thọ trên thọ, không phải tu thân. Đây gọi là tu thọ không phải là tu thân.

Thế nào là tu thân cũng tu thọ? Là đã không được thân, lúc ấy được tu thọ. Hoặc vốn không được thọ, lúc ấy được tu thân. Hoặc vốn không được tâm, vốn không được pháp, lúc ấy được tu ý chỉ quán thân, thọ trên thân thọ. Đây gọi là tu thân cũng tu thọ.

Thế nào là không phải tu thân cũng không phải tu thọ? Là đã được tâm, đã được pháp. Hoặc vốn không được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước, lúc ấy không được tu ý chỉ quán thân thọ trên thân thọ. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận nơi cõi trời Vô tưởng, không tu ý chỉ quán thân trên thân, không phải thọ. Đây gọi là không phải tu thân cũng không phải tu thọ.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì tu ý chỉ tâm chăng?

Đáp: Hoặc có tu thân không phải là tu tâm.

Thế nào là tu thân không phải là tu tâm? Là đã được ý chỉ quán thân trên thân hiện ở trước. Đây gọi là tu thân không phải là tu tâm.

Thế nào là tu tâm không phải là tu thân? Là đã được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước. Hoặc vốn không được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước, lúc ấy không được tu ý chỉ quán thân trên thân. Hoặc vốn không được thọ, hoặc vốn không được pháp, lúc ấy được tu ý chỉ quán tâm trên tâm, không phải tu thân. Đây gọi là tu tâm không phải là tu thân.

Thế nào là tu thân cũng tu tâm? Là đã không được thân, lúc ấy được tu tâm. Hoặc vốn không được tâm, lúc ấy được tu thân. Hoặc vốn không được thọ, vốn không được pháp, lúc ấy được tu ý chỉ quán thân, tâm trên thân tâm. Đây gọi là tu thân cũng tu tâm.

Thế nào là không phải tu thân cũng không phải tu tâm? Là đã được thọ, đã được pháp. Hoặc vốn không được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước, lúc ấy không được tu ý chỉ quán thân, tâm trên thân tâm. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận nơi cõi trời Vô tưởng, không tu ý chỉ quán thân trên thân, không phải tâm. Đây gọi là không phải tu thân cũng không phải tu tâm.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thân trên thân thì tu ý chỉ pháp chăng?

Đáp: Hoặc có tu thân không phải là tu pháp.

Thế nào là tu thân không phải là tu pháp? Là đã được ý chỉ quán thân trên thân hiện ở trước. Đây gọi là tu thân không phải là tu pháp.

Thế nào là tu pháp không phải là tu thân? Là đã được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước. Hoặc vốn không được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước, lúc ấy không được tu ý chỉ quán thân trên thân. Hoặc vốn không được thọ, hoặc vốn không được tâm, lúc ấy được tu ý chỉ quán pháp trên pháp, không phải tu thân. Đây gọi là tu pháp không phải là tu thân.

Thế nào là tu thân cũng tu pháp? Là đã không được thân, lúc ấy được tu pháp. Hoặc vốn không được pháp, lúc ấy được tu thân. Hoặc vốn không được thọ, vốn không được tâm, lúc ấy được tu ý chỉ quán thân, pháp trên thân pháp. Đây gọi là tu thân cũng tu pháp.

Thế nào là không phải tu thân cũng không phải tu pháp? Là đã được thọ, đã được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước, lúc ấy không được tu ý chỉ quán thân, pháp trên thân pháp. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận nơi cõi trời Vô tưởng, không tu ý chỉ quán thân trên thân, không phải pháp. Đây gọi là không phải tu thân cũng không phải tu pháp.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì tu ý chỉ tâm chăng?

Đáp: Hoặc có tu thọ không phải là tu tâm.

Thế nào là tu thọ không phải là tu tâm? Là đã được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước. Đây gọi là tu thọ không phải là tu tâm.

Thế nào là tu tâm không phải là tu thọ? Là đã được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước. Đây gọi là tu tâm không phải là tu thọ.

Thế nào là tu thọ cũng tu tâm? Là đã không được thọ, lúc ấy được tu tâm. Hoặc vốn không được tâm, lúc ấy được tu thọ. Hoặc vốn không được thân, vốn không được pháp, lúc ấy được tu ý chỉ quán thọ, tâm trên thọ tâm. Đây gọi là tu thọ cũng tu tâm.

Thế nào là không phải tu thọ cũng không phải tu tâm? Là đã được thân, đã được pháp. Hoặc vốn không được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước, lúc ấy không được tu ý chỉ quán thọ, tâm trên thọ tâm. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận nơi cõi trời Vô tưởng, không tu ý chỉ quán thọ trên thọ, không phải tâm. Đây gọi là không phải tu thọ cũng không phải tu tâm.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán thọ trên thọ thì tu ý chỉ pháp chăng?

Đáp: Hoặc có tu thọ không phải là tu pháp.

Thế nào là tu thọ không phải là tu pháp? Là đã được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước. Đây gọi là tu thọ không phải là tu pháp.

Thế nào là tu pháp không phải là tu thọ? Là đã được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước. Hoặc vốn không được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước, lúc ấy không được tu ý chỉ quán thọ trên thọ. Đây gọi là tu pháp không phải là tu thọ.

Thế nào là tu thọ cũng tu pháp? Là đã không được thọ, lúc ấy được tu pháp. Hoặc vốn không được pháp, lúc ấy được tu thọ. Hoặc vốn không được thân, vốn không được tâm, lúc ấy được tu ý chỉ quán thọ, pháp trên thọ pháp. Đây gọi là tu pháp cũng tu thọ.

Thế nào là không phải tu thọ cũng không phải tu pháp? Là đã được thân, đã được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước, lúc ấy không được tu ý chỉ quán thọ, pháp trên thọ pháp. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận nơi cõi trời Vô tưởng, không tu ý chỉ quán thọ trên thọ, không phải pháp. Đây gọi là không phải tu thọ cũng không phải tu pháp.

Hỏi: Nếu tu ý chỉ quán tâm trên tâm thì tu ý chỉ pháp chăng?

Đáp: Hoặc có tu tâm không phải là tu pháp.

Thế nào là tu tâm không phải là tu pháp? Là đã được ý chỉ quán tâm trên tâm hiện ở trước. Đây gọi là tu tâm không phải là tu pháp.

Thế nào là tu pháp không phải là tu tâm? Là đã được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước. Hoặc vốn không được ý chỉ quán pháp trên pháp hiện ở trước, lúc ấy không được tu ý chỉ quán tâm trên tâm. Đây gọi là tu pháp không phải là tu tâm.

Thế nào là tu tâm cũng tu pháp? Là đã không được tâm, lúc ấy được tu pháp. Hoặc vốn không được pháp, lúc ấy được tu tâm. Hoặc vốn không được thân, vốn không được thọ, lúc ấy được tu ý chỉ quán tâm, pháp trên tâm pháp. Đây gọi là tu tâm cũng tu pháp.

Thế nào là không phải tu tâm cũng không phải tu pháp? Là đã được thân, đã được ý chỉ quán thọ trên thọ hiện ở trước, lúc ấy không được tu ý chỉ quán tâm, pháp trên tâm pháp. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận nơi cõi trời Vô tưởng, không tu ý chỉ quán tâm trên tâm, không phải pháp. Đây gọi là không phải tu tâm, không phải tu pháp.

Hỏi: Ý chỉ quán thân trên thân, nên nói là pháp trí v.v… chăng?

Đáp: Ý chỉ quán thân trên thân, hoặc nên nói là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Hoặc có giác có quán, hoặc không giác có quán, hoặc không giác không quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hộ căn, hoặc tương ưng với không, vô tướng, vô nguyện. Hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Hỏi: Ý chỉ quán thọ trên thọ, nên nói là pháp trí v.v… chăng?

Đáp: Ý chỉ quán thọ trên thọ, hoặc nên nói là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Hoặc có giác có quán, hoặc không giác có quán, hoặc không giác không quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hộ căn, hoặc tương ưng với không, vô tướng, vô nguyện. Hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Ý chỉ quán tâm trên tâm cũng như vậy.

Hỏi: Ý chỉ quán pháp trên pháp, nên nói là pháp trí v.v… chăng?

Đáp: Ý chỉ quán pháp trên pháp, hoặc nên nói là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí. Hoặc có giác có quán, hoặc không giác có quán, hoặc không giác không quán. Hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hộ căn, hoặc tương ưng với không, vô tướng, vô nguyện. Hoặc duyên hệ thuộc cõi Dục, hoặc duyên hệ thuộc cõi Sắc, cõi Vô sắc, hoặc duyên không hệ thuộc.

Lại như Đức Thế Tôn nói: Khi thọ nhận lạc thọ, nhận biết là thọ lạc thọ, là do bốn trí: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Khi thọ nhận khổ thọ, nhận biết là thọ khổ thọ, là do một trí: đẳng trí. Khi thọ nhận bất khổ bất lạc thọ, nhận biết là thọ bất khổ bất lạc thọ, là do bốn trí: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Thân vui, thân khổ, thân không khổ không vui, tâm khổ, do một đẳng trí nhận biết. Tâm vui, tâm không khổ không vui, do bốn trí nhận biết: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Ăn vui, ăn khổ, ăn không khổ không vui, khổ không ăn, do một đẳng trí nhận biết. Vui không ăn, không khổ không vui không ăn, do bốn trí nhận biết: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Dựa vào lạc tham đắm, dựa vào khổ tham đắm, dựa vào không khổ không lạc tham đắm, dựa vào khổ xuất yếu, do một đẳng trí nhận biết. Dựa vào lạc xuất yếu, dựa vào không khổ không lạc xuất yếu, do bốn trí nhận biết: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Lại như Đức Thế Tôn nói: Có tâm dục, nên nhận biết như thật là có tâm dục, do một đẳng trí nhận biết. Không có tâm dục do bốn trí nhận biết: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Có giận dữ do một đẳng trí nhận biết. Không có giận dữ do ba trí nhận biết: Pháp trí, đẳng trí, đạo trí.

Có ngu si do một đẳng trí nhận biết. Không có ngu si do bốn trí nhận biết: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Có nhiễm ô do một đẳng trí nhận biết. Không có nhiễm ô do bốn trí nhận biết: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Có tán loạn do một đẳng trí nhận biết. Không có tán loạn do bốn trí nhận biết: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Có lười biếng do một đẳng trí nhận biết. Không có lười biếng do bốn trí nhận biết: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Ít do một đẳng trí nhận biết. Nhiều do bốn trí nhận biết: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Không tu do một đẳng trí nhận biết. Tu do bốn trí nhận biết: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Bất định do một đẳng trí nhận biết. Định do bốn trí nhận biết:

Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Không có giải thoát do một đẳng trí nhận biết. Giải thoát do bốn trí nhận biết: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Lại như Đức Thế Tôn nói: Mắt duyên sắc sinh ra kiết bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có kiết bên trong. Kiết bên trong, nên nhận biết như thật về kiết bên trong ấy do một đẳng trí nhận biết. Thật sự không có kiết bên trong, nên nhận biết như thật về kiết bên trong ấy do bốn trí nhận biết: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Như kiết bên trong ấy chưa sinh liền sinh, Tỳ-kheo kia cũng nhận biết như thật do một đẳng trí nhận biết. Như sinh liền diệt, đã diệt nên không sinh, điều nầy cũng nhận biết như thật do bốn trí nhận biết: pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Nhĩ – thanh, thân – xúc, ý – pháp cũng như vậy.

Tỷ duyên hương sinh ra kiết bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có kiết bên trong. Kiết bên trong, nên nhận biết như thật về kiết bên trong ấy do một đẳng trí nhận biết. Thật sự không có kiết bên trong, nên nhận biết như thật về kiết bên trong ấy do ba trí nhận biết: Pháp trí, đẳng trí, đạo trí. Như kiết bên trong ấy chưa sinh liền sinh, Tỳkheo kia cũng nhận biết như thật do một đẳng trí nhận biết. Như sinh liền diệt, đã diệt nên không sinh, điều nầy cũng nhận biết như thật do ba trí nhận biết: Pháp trí, đẳng trí, đạo trí.

Thiệt – vị đối với tham dục, giận dữ, thùy miên, trạo cử, nghi cũng như vậy.

Sinh giác ý niệm bên trong, Tỳ-kheo kia thật sự có giác ý niệm bên trong. Có giác ý niệm bên trong, nên nhận biết như thật về giác ý niệm bên trong ấy do bốn trí nhận biết: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Thật sự không có giác ý niệm bên trong, nên nhận biết như thật về giác ý niệm bên trong ấy do một đẳng trí nhận biết. Như giác ý niệm ấy chưa sinh liền sinh, đã sinh liền trụ, không quên không thoái, tăng trưởng tư duy rộng khắp, Tỳ-kheo kia cũng nhận biết như thật về chúng do bốn trí nhận biết: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí. Các giác ý trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, hộ cũng như vậy.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo kia tự quán về dâm, giận, si tăng nhiều”. Đối với Tỳ-kheo kia: Thế nào là dâm, giận, si tăng nhiều?

Đáp: Vì có dâm, giận, si trói buộc ở phẩm hạ nên có phẩm trung, có phẩm trung nên có phẩm thượng. Như thế là dâm, giận, si tăng nhiều.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo kia tự quán về dâm, giận, si đã giảm”. Đối với Tỳ-kheo kia: Thế nào là dâm, giận, si giảm thiểu?

Đáp: Vì không có dâm, giận, si trói buộc ở phẩm thượng nên không có phẩm trung, không có phẩm trung nên không có phẩm hạ. Như thế là dâm, giận, si giảm thiểu.

Hỏi: Thế nào là thọ nhận khi chết?

Đáp: Là khi tử huyệt đoạn, hoặc hành mạng diệt.

Hỏi: Ngang với giới hạn nào nên nói là thọ nhận khi chết? Thọ nhận khi chết thuộc về nhập (xứ) nào? Có bao nhiêu thức nhận biết?

Đáp: Ngang với giới hạn tử huyệt đoạn, hành mạng diệt. Thọ nhận khi chết thuộc về một nhập là pháp nhập. Có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức. Hành mạng diệt trước tương ưng với thân thức, sau là ý thức.

Hỏi: Tâm bát Niết-bàn của A-la-hán nên nói là thiện hay vô ký?

Đáp: Nên nói là vô ký.

Hỏi: Vì sao hai đệ tử bát Niết-bàn trước Đức Phật – Thế Tôn, Đức Phật – Thế Tôn bát Niết-bàn sau?

Đáp: Vì hai Tôn giả ấy trong suốt nẻo sinh tử đã tạo hành không đoạn, tiếp nhận báo. Đối với hai vị ấy chớ nên cho là không, không có quả, không có báo. Lại nữa, vì pháp thường của Phật – Thế Tôn là như vậy.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Nhập Tam muội không di động, Như Lai bát Niết-bàn”.

Hỏi: Như Lai nhập định bát Niết-bàn hay xuất định bát Niết-bàn?

Đáp: Như Lai xuất định bát Niết-bàn, không phải nhập định.

Bốn hữu: Đó là Bản thời hữu (Bản hữu), Tử hữu, Trung hữu, Sinh hữu.

Hỏi: Thế nào là Bản thời hữu?

Đáp: Là các hữu trung gian của năm ấm, trừ phần sinh, tử. Đây gọi là Bản thời hữu.

Hỏi: Thế nào là Tử hữu?

Đáp: Là phần tử nơi năm ấm. Đây gọi là Tử hữu.

Hỏi: Thế nào là Trung hữu?

Đáp: Là phần trung gian nơi năm ấm. Đây gọi là Trung hữu.

Hỏi: Thế nào là Sinh hữu?

Đáp: Là phần sinh nơi năm ấm. Đây gọi là Sinh hữu.

Hỏi: Các dục hữu, tất cả dục hữu ấy là năm hành chăng?

Đáp: Hoặc có dục hữu, hữu đó không phải là năm hành.

Thế nào là dục hữu, hữu đó không phải là năm hành? Là chúng sinh nơi cõi Dục không tự trụ tâm, nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Đây gọi là dục hữu, hữu đó không phải là năm hành.

Thế nào là hữu có năm hành, hữu đó không phải là dục hữu? Là trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ tâm, không nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không được các hữu vô tưởng. Đây gọi là hữu có năm hành, hữu đó không phải là dục hữu.

Thế nào là dục hữu, hữu đó là năm hành? Là chúng sinh nơi cõi Dục tự trụ tâm, không nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Đây gọi là dục hữu, hữu đó là năm hành.

Thế nào là không phải dục hữu, hữu đó không phải là năm hành? Là trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc không tự trụ tâm, nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc được các hữu vô tưởng, hoặc là hữu nơi cõi Vô sắc. Đây gọi là không phải dục hữu, hữu đó không phải là năm hành.

Hỏi: Các sắc hữu nơi trời Hữu tưởng, tất cả sắc hữu ấy là năm hành chăng?

Đáp: Hoặc có sắc hữu nơi trời Hữu tưởng, hữu đó không phải là năm hành.

Thế nào là sắc hữu nơi trời Hữu tưởng, hữu đó không phải là năm hành? Là trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc không tự trụ tâm, nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Đây gọi là sắc hữu nơi trời Hữu tưởng, hữu đó không phải là năm hành.

Thế nào là hữu có năm hành, hữu đó không phải là sắc hữu nơi trời Hữu tưởng? Là chúng sinh nơi cõi Dục tự trụ tâm, không nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không được các hữu vô tưởng. Đây gọi là hữu có năm hành, hữu đó không phải là sắc hữu nơi trời Hữu tưởng.

Thế nào là sắc hữu nơi trời Hữu tưởng, hữu đó là năm hành? Là trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ tâm, không nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Đây gọi là sắc hữu nơi trời Hữu tưởng, hữu đó là năm hành.

Thế nào là không phải sắc hữu nơi trời Hữu tưởng, hữu đó không phải là năm hành? Là chúng sinh nơi cõi Dục không tự trụ tâm, nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc được các hữu vô tưởng, hoặc là hữu của cõi Vô sắc. Đây gọi là không phải sắc hữu nơi trời Hữu tưởng, hữu đó không phải là năm hành.

Hỏi: Các sắc hữu nơi trời Vô tưởng, tất cả sắc hữu ấy là hai hành chăng?

Đáp: Hoặc có sắc hữu nơi trời Vô tưởng, hữu đó không phải là hai hành.

Thế nào là sắc hữu nơi trời Vô tưởng, hữu đó không phải là hai hành? Là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không được các hữu vô tưởng. Đây gọi là sắc hữu nơi trời Vô tưởng, hữu đó không phải là hai hành.

Thế nào là hữu có hai hành, hữu đó không phải là sắc hữu nơi trời Vô tưởng? Là chúng sinh nơi cõi Dục không tự trụ tâm, nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Hoặc trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc không tự trụ tâm, nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Đây gọi là hữu có hai hành, hữu đó không phải là sắc hữu nơi trời Vô tưởng.

Thế nào là sắc hữu nơi trời Vô tưởng, hữu đó là hai hành? Là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc được các hữu vô tưởng. Đây gọi là sắc hữu nơi trời Vô tưởng, hữu đó là hai hành.

Thế nào là không phải sắc hữu nơi trời Vô tưởng, hữu đó không phải là hai hành? Là chúng sinh nơi cõi Dục tự trụ tâm, không nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Hoặc trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ tâm, không nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận, hoặc là hữu của cõi Vô sắc. Đây gọi là không phải sắc hữu nơi trời Vô tưởng, hữu đó không phải là hai hành.

Hỏi: Các hữu của cõi Vô sắc, tất cả hữu đó đều là bốn hành chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các hữu có bốn hành, chúng đều là hữu của cõi Vô sắc.

Hỏi: Từng có hữu của cõi Vô sắc, hữu đó không phải là bốn hành chăng?

Đáp: Có. Là chúng sinh nơi cõi Vô sắc không tự trụ tâm.

Hỏi: Từng có hữu năm hành chăng?

Đáp: Có. Là chúng sinh nơi cõi Dục tự trụ tâm, không nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Hoặc là trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc tự trụ tâm, không nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc không được các hữu vô tưởng.

Hỏi: Từng có hữu bốn hành chăng?

Đáp: Có. Là chúng sinh nơi cõi Vô sắc tự trụ tâm nơi các hữu.

Hỏi: Từng có hữu ba hành chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Từng có hữu hai hành chăng?

Đáp: Có. Là chúng sinh nơi cõi Dục không tự trụ tâm, nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Hoặc là trời Hữu tưởng nơi cõi Sắc không tự trụ tâm, nhập các hữu của định vô tưởng, định diệt tận. Hoặc là trời Vô tưởng nơi cõi Sắc được các hữu của vô tưởng thiên.

Hỏi: Từng có hữu một hành chăng?

Đáp: Có. Là chúng sinh nơi cõi Vô sắc không tự trụ tâm nơi các hữu.

***

Phẩm 2: BÀN VỀ DỤC

Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả pháp hệ thuộc cõi Dục nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước chăng? Nếu như pháp hệ thuộc cõi Dục diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước, tất cả pháp kia là bỏ hữu nơi cõi Dục, nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả pháp hệ thuộc cõi Dục nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước chăng? Nếu như pháp hệ thuộc cõi Dục diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước, tất cả pháp kia là bỏ hữu nơi cõi Dục, nhận hữu nơi cõi Sắc chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả pháp hệ thuộc cõi Dục nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước chăng? Nếu như pháp hệ thuộc cõi Dục diệt, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước, tất cả pháp kia là bỏ hữu nơi cõi Dục, nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả pháp hệ thuộc cõi Sắc nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước chăng? Nếu như pháp hệ thuộc cõi Sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước, tất cả pháp kia là bỏ hữu nơi cõi Sắc, nhận hữu nơi cõi Sắc chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả pháp hệ thuộc cõi Sắc nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước chăng? Nếu như pháp hệ thuộc cõi Sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước, tất cả pháp kia là bỏ hữu nơi cõi Sắc, nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả pháp hệ thuộc cõi Sắc nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước chăng? Nếu như pháp hệ thuộc cõi Sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước, tất cả pháp kia là bỏ hữu nơi cõi Sắc, nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả pháp hệ thuộc cõi Vô sắc nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước chăng? Nếu như pháp hệ thuộc cõi Vô sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước, tất cả pháp kia là bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả pháp hệ thuộc cõi Vô sắc nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước chăng? Nếu như pháp hệ thuộc cõi Vô sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước, tất cả pháp kia là bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, nhận hữu nơi cõi Dục chăng? Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả pháp hệ thuộc cõi Vô sắc nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước chăng? Nếu như pháp hệ thuộc cõi Vô sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước, tất cả pháp kia là bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, nhận hữu nơi cõi Sắc chăng?

Vì sao sử nơi cõi Dục không sai khiến đối với pháp nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc? Vì sao sử nơi cõi Sắc không sai khiến đối với pháp nơi cõi Dục, cõi Vô sắc? Vì sao sử nơi cõi Vô sắc không sai khiến đối với pháp nơi cõi Dục, cõi Sắc?

Vì sao sử không biến hành nơi cõi Dục không sai khiến đối với pháp nơi cõi Dục? Vì sao sử không biến hành nơi cõi Sắc không sai khiến đối với pháp nơi cõi Sắc? Vì sao sử không biến hành nơi cõi Vô sắc không sai khiến đối với pháp nơi cõi Vô sắc?

Mười tưởng: Tưởng về vô thường, tưởng về vô thường – khổ, tưởng về vô ngã – khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng quán về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về không dục, tưởng về diệt.

Nếu tu tập tưởng về vô thường, Hành giả kia đã tư duy về tưởng vô thường chăng? Nếu như đã tư duy về tưởng vô thường thì Hành giả kia tu tập tưởng về vô thường chăng? Các tưởng về vô thường – khổ, tưởng về vô ngã – khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng quán về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về không dục, tưởng về diệt cũng như vậy.

Nếu khi khởi giác dục (Tầm dục), Hành giả kia đã tư duy về giác dục chăng? Nếu như đã tư duy về giác dục, Hành giả kia khởi giác dục chăng? Các giác sân, hại cũng như vậy.

Nếu khi khởi giác xuất yếu (Tầm xuất ly), Hành giả kia đã tư duy về giác xuất yếu chăng? Nếu như đã tư duy về giác xuất yếu, Hành giả kia khởi giác xuất yếu chăng? Các giác không sân, không hại cũng như vậy.

Các pháp nhân nơi vô minh, pháp đó duyên nơi vô minh chăng? Nếu như pháp duyên nơi vô minh, pháp đó nhân nơi vô minh chăng? Các pháp nhân nơi minh, pháp đó duyên nơi minh chăng? Nếu như pháp duyên nơi minh, pháp đó nhân nơi minh chăng?

Các pháp nhân nơi vô minh, pháp đó duyên nơi minh chăng? Nếu như pháp duyên nơi minh, pháp đó nhân nơi vô minh chăng? Các pháp nhân nơi minh, pháp đó duyên nơi vô minh chăng? Nếu như pháp duyên nơi vô minh, pháp đó nhân nơi minh chăng?

Các pháp nhân nơi vô minh, pháp đó là bất thiện chăng? Nếu như pháp bất thiện, pháp đó nhân nơi vô minh chăng? Các pháp nhân nơi minh, pháp đó là thiện chăng? Nếu như pháp thiện, pháp đó nhân nơi minh chăng?

Từng có pháp không nhân nơi minh, không nhân nơi vô minh, pháp đó không phải là không có nhân chăng?

Về các nghĩa trên, chương nầy xin diễn nói đầy đủ.

*

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả pháp hệ thuộc cõi Dục nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước chăng?

Đáp: Đúng thế. Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả pháp hệ thuộc cõi Dục nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước.

Hỏi: Từng có pháp hệ thuộc cõi Dục diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước, tất cả pháp kia không phải là bỏ hữu nơi cõi Dục, nhận hữu nơi cõi Dục chăng?

Đáp: Có. Như chưa mạng chung, pháp hệ thuộc cõi Dục diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả pháp hệ thuộc cõi Dục nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước chăng?

Đáp: Đúng thế. Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả pháp hệ thuộc cõi Dục nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước.

Hỏi: Từng có pháp hệ thuộc cõi Dục diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước, tất cả pháp kia không phải là bỏ hữu nơi cõi Dục, nhận hữu nơi cõi Sắc chăng?

Đáp: Có. Như chưa mạng chung, pháp hệ thuộc cõi Dục diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Dục, nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả pháp hệ thuộc cõi Dục nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu như pháp hệ thuộc cõi Dục diệt, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước, tất cả pháp kia là bỏ hữu nơi cõi Dục, nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả pháp hệ thuộc cõi Sắc nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước chăng?

Đáp: Đúng thế. Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả pháp hệ thuộc cõi Sắc nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước.

Hỏi: Từng có pháp hệ thuộc cõi Sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước, tất cả pháp kia không phải là bỏ hữu nơi cõi Sắc, nhận hữu nơi cõi Sắc chăng?

Đáp: Có. Như chưa mạng chung, pháp hệ thuộc cõi Sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả pháp hệ thuộc cõi Sắc nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Từng có pháp hệ thuộc cõi Sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước, tất cả pháp kia không phải là bỏ hữu nơi cõi Sắc, nhận hữu nơi cõi Dục chăng?

Đáp: Có. Như chưa mạng chung, pháp hệ thuộc cõi Sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Sắc, nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả pháp hệ thuộc cõi Sắc nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Từng có pháp hệ thuộc cõi Sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước, tất cả pháp kia không phải là bỏ hữu nơi cõi Sắc, nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có. Như chưa mạng chung, pháp hệ thuộc cõi Sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, nhận hữu nơi cõi Vô sắc, tất cả pháp hệ thuộc cõi Vô sắc nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Từng có pháp hệ thuộc cõi Vô sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước, tất cả pháp kia không phải là bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, nhận hữu nơi cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Có. Như chưa mạng chung, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc hiện ở trước.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, nhận hữu nơi cõi Dục, tất cả pháp hệ thuộc cõi Vô sắc nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu như pháp hệ thuộc cõi Vô sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Dục hiện ở trước, tất cả pháp kia là bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, nhận hữu nơi cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, nhận hữu nơi cõi Sắc, tất cả pháp hệ thuộc cõi Vô sắc nơi hữu kia diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Từng có pháp hệ thuộc cõi Vô sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước, tất cả pháp kia không phải là bỏ hữu nơi cõi Vô sắc, nhận hữu nơi cõi Sắc chăng?

Đáp: Có. Như chưa mạng chung, pháp hệ thuộc cõi Vô sắc diệt, pháp hệ thuộc cõi Sắc hiện ở trước.

Hỏi: Vì sao sử nơi cõi Dục không sai khiến (không tùy tăng) đối với pháp nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc?

Đáp: Do cõi hợp với sự tạp loạn và không thể thiết lập, vì đã lìa nhiễm dục.

Hỏi: Vì sao sử nơi cõi Sắc không sai khiến đối với pháp nơi cõi Dục, cõi Vô sắc?

Đáp: Do cõi hợp với sự tạp loạn và sử kia không phải là đối tượng duyên nơi cõi nầy.

Hỏi: Vì sao sử nơi cõi Vô sắc không sai khiến đối với pháp nơi cõi Dục, cõi Sắc?

Đáp: Do cõi hợp với sự tạp loạn và sử kia không phải là đối tượng duyên nơi cõi nầy.

Hỏi: Vì sao sử không biến hành nơi cõi Dục không sai khiến đối với pháp nơi cõi Dục?

Đáp: Vì sử đó đã hợp thành biến hành và sử ấy không phải là đối tượng duyên ở đây.

Hỏi: Vì sao sử không biến hành nơi cõi Sắc không sai khiến đối với pháp nơi cõi Sắc?

Đáp: Vì sử đó đã hợp thành biến hành và sử ấy không phải là đối tượng duyên ở đây.

Hỏi: Vì sao sử không biến hành nơi cõi Vô sắc không sai khiến đối với pháp nơi cõi Vô sắc?

Đáp: Vì sử đó đã hợp thành biến hành và sử ấy không phải là đối tượng duyên ở đây.

Mười tưởng: Tưởng về vô thường, tưởng về vô thường – khổ, tưởng về vô ngã – khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng quán về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về không dục, tưởng về diệt.

Hỏi: Nếu tu tập tưởng về vô thường, Hành giả kia đã tư duy về tưởng vô thường chăng?

Đáp: Hoặc có tu tập tưởng về vô thường, Hành giả kia không phải tư duy về tưởng vô thường.

Thế nào là tu tập tưởng về vô thường, Hành giả kia không phải tư duy về tưởng vô thường? Là như duyên nơi pháp khác, tu tập tưởng vô thường. Đây gọi là tu tập tưởng về vô thường, Hành giả kia không phải tư duy về tưởng vô thường.

Thế nào là tư duy về tưởng vô thường, Hành giả kia không phải tu tập tưởng về vô thường? Là như duyên nơi tưởng vô thường tu tập tưởng khác. Đây gọi là tư duy về tưởng vô thường, Hành giả kia không phải tu tập tưởng về vô thường.

Thế nào là tu tập tưởng về vô thường, Hành giả kia tư duy về tưởng vô thường? Là như duyên nơi tưởng vô thường, tu tập tưởng về vô thường. Đây gọi là tu tập tưởng về vô thường, Hành giả kia tư duy về tưởng vô thường.

Thế nào là không phải tu tập tưởng về vô thường, Hành giả kia không phải tư duy về tưởng vô thường? Là trừ các sự việc nêu trên.

Như tưởng về vô thường, tưởng về vô thường – khổ, tưởng về vô ngã – khổ, tưởng về bất tịnh, tưởng quán về ăn uống, tưởng về tất cả thế gian không thể vui, tưởng về sự chết, tưởng về đoạn, tưởng về không dục, tưởng về diệt cũng như vậy.

Hỏi: Nếu khi khởi giác dục (Tầm dục), Hành giả kia đã tư duy về giác dục chăng?

Đáp: Hoặc có khi khởi giác dục, Hành giả kia không phải đã tư duy về giác dục.

Thế nào là khi khởi giác dục, Hành giả kia không phải đã tư duy về giác dục? Là như duyên nơi pháp khác khởi giác dục. Đây gọi là khi khởi giác dục, Hành giả kia không phải đã tư duy về giác dục.

Thế nào là đã tư duy về giác dục, Hành giả kia không phải khởi giác dục? Là như duyên nơi giác dục khởi giác khác. Đây gọi là đã tư duy về giác dục, Hành giả kia không phải khởi giác dục.

Thế nào là khi khởi giác dục, Hành giả kia đã tư duy về giác dục? Là như duyên nơi giác dục khi khởi giác dục. Đây gọi là khi khởi giác dục, Hành giả kia đã tư duy về giác dục.

Thế nào là không phải khi khởi giác dục, Hành giả kia không phải đã tư duy về giác dục? Là trừ các sự việc nêu trên.

Như giác dục, giác sân, giác hại cũng như vậy.

Hỏi: Nếu khi khởi giác xuất yếu (Tầm xuất ly), Hành giả kia đã tư duy về giác xuất yếu chăng?

Đáp: Hoặc có khi khởi giác xuất yếu, Hành giả kia không phải đã tư duy về giác xuất yếu.

Thế nào là khi khởi giác xuất yếu, Hành giả kia không phải đã tư duy về giác xuất yếu? Là như duyên nơi pháp khác khởi giác xuất yếu. Đây gọi là khi khởi giác xuất yếu, Hành giả kia không phải đã tư duy về giác xuất yếu.

Thế nào là đã tư duy về giác xuất yếu, Hành giả kia không phải khởi giác xuất yếu? Là như duyên nơi giác xuất yếu khởi giác khác. Đây gọi là đã tư duy về giác xuất yếu, Hành giả kia không phải khởi giác xuất yếu.

Thế nào là khi khởi giác xuất yếu, Hành giả kia đã tư duy về giác xuất yếu? Là như duyên nơi giác xuất yếu khi khởi giác xuất yếu. Đây gọi là khi khởi giác xuất yếu, Hành giả kia đã tư duy về giác xuất yếu.

Thế nào là không phải khi khởi giác xuất yếu, Hành giả kia không phải đã tư duy về giác xuất yếu? Là trừ các sự việc nêu trên.

Như giác xuất yếu, giác không sân, giác không hại cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp nhân nơi vô minh, pháp đó duyên nơi vô minh chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các pháp nhân nơi vô minh pháp đó duyên nơi vô minh.

Hỏi: Từng có pháp duyên nơi vô minh, pháp đó không nhân nơi vô minh chăng?

Đáp: Có. Là trừ báo của vô minh, còn lại là các hành không ẩn một vô ký (vô phú vô ký) và các hành thiện.

Hỏi: Các pháp nhân nơi minh, pháp đó duyên nơi minh chăng? Đáp: Đúng vậy. Các pháp nhân nơi minh, pháp đó duyên nơi minh.

Hỏi: Từng có pháp duyên nơi minh, pháp đó không nhân nơi minh chăng?

Đáp: Có. Là minh đầu tiên và các hành hữu lậu.

Hỏi: Các pháp nhân nơi vô minh, pháp đó duyên nơi minh chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các pháp nhân nơi vô minh, pháp đó duyên nơi minh

Hỏi: Từng có pháp duyên nơi minh, pháp đó không nhân nơi vô minh chăng?

Đáp: Có. Là trừ báo của vô minh, còn lại là các hành không ẩn một vô ký (vô phú vô ký) và các hành thiện.

Hỏi: Các pháp nhân nơi minh, pháp đó duyên nơi vô minh chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các pháp nhân nơi minh, pháp đó duyên nơi vô minh.

Hỏi: Từng có pháp duyên nơi vô minh, pháp đó không nhân nơi minh chăng?

Đáp: Có. Là minh đầu tiên và các hành hữu lậu.

Hỏi: Các pháp nhân nơi vô minh, pháp đó là bất thiện chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các pháp bất thiện, pháp đó nhân nơi vô minh.

Hỏi: Từng có pháp nhân nơi vô minh, pháp đó không phải là bất thiện chăng?

Đáp: Có. Là hành nhiễm ô nơi báo của vô minh.

Hỏi: Các pháp nhân nơi minh, pháp đó là thiện chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các pháp nhân nơi minh, pháp đó là thiện Hỏi: Từng có pháp thiện, pháp đó không nhân nơi minh chăng?

Đáp: Có. Là minh đầu tiên và các hành hữu lậu thiện.

Hỏi: Từng có pháp không nhân nơi minh, không nhân nơi vô minh, pháp đó không phải là không có nhân chăng?

Đáp: Có. Là trừ báo của vô minh, còn lại là các hành không ẩn một vô ký (vô phú vô ký), minh đầu tiên hoặc hành hữu lậu thiện.

HẾT – QUYỂN 29